1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho sinh viên khoa mầm non

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Cao đẳng sư phạm Nghệ An
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 838 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giáo dục đào tạo được coi là một trong những mũi nhọn chiến lược trên con đường đó. Nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đào tạo, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Đặc biệt, Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện…”. Một trong những điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là nâng cao NL cho đội ngũ GV, trong đó có tăng cường rèn luyện NL xây dựng KH bài dạy. Đó là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của các nhà trường, đặc biệt là các trường sư phạm - nơi đào tạo đội ngũ GV tương lai. Trường CĐSP NA với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV các cấp Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, nhà trường đã tổ chức hiều hoạt động thiết thực nhằm từng bước nâng cao tay nghề cho SV, trang bị cho SV hệ thống tri thức cơ sở, tri thức chuyên môn… đồng thời tổ chức các hoạt động rèn luyện hệ thống NL sư phạm một cách thường xuyên, liên tục. Những NL đó được thể hiện trong tất cả các bước, các khâu của quá trình dạy học từ khâu thiết kế đến tổ chức và kiểm tra đánh giá. Trong đó, NL xây dựng KH BH là một trong những NL quan trọng, vì đó là một công việc thường xuyên của người GV trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp của mình. KH BH là kết tinh của tất cả các hoạt động chuẩn bị cho việc tổ chức các hoạt động dạy học. KH BH hiện đại phản ánh logic nội dung BH bằng logic các hoạt động của GV tổ chức cho học sinh để họ tìm tòi nội dung BH một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Thông qua nội dung, cách tổ chức hoạt động, phương pháp thể hiện, cách kiểm tra, đánh giá trong KH BH phản ánh khá đầy đủ nhận thức của SV về mức độ lĩnh hội các kiến thức về chuyên môn cũng như nghiệp vụ. Đánh giá SV qua KH BH của họ, kết hợp việc đánh giá các kỹ năng dạy học khác, là một trong những cơ sở quan trọng giúp GV xem xét cách tổ chức các hoạt động dạy học bộ môn, trên cơ sở đó có những điều chỉnh hợp lý, nâng cao hiệu quả giảng dạy các môn học. Xây dựng KH BH tốt sẽ giúp GV chủ động được thời gian cũng như tiến trình lên lớp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy kỹ năng xây dựng KH BH của SV khoa MN trường CĐSP NA còn bộc lộ nhiều hạn chế. Một số SV chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc thiết kế bài giảng, chưa biết hoặc chưa thể hiện được nội dung cần tích hợp, chưa biết xác định chính xác mục tiêu của bài học, chưa biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với nội dung bài học, chủ điểm, lứa tuổi, sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế bài giảng còn nhiều hạn chế, chưa có ý thức luyện tập để hình thành cho bản thân kỹ năng xây dựng KH BH ... Cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học là một nội dung trong chương trình giáo dục MN nhằm chuẩn bị điều kiện cho trẻ vào lớp 1. Nội dung này được thể hiện trong học phần “Phương pháp cho trẻ làm quen với toán”. Trong quá trình dạy học phần này chúng tôi nhận thấy có nhiều SV vẫn còn lúng túng trong việc thiết kế BH để hướng dẫn trẻ làm quen với biểu tượng toán học . Trước thực trạng đó, việc xây dựng những biện pháp để nâng cao NL xây dựng KH BH hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho SV khoa MN trường CĐSP NA là việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho sinh viên khoa Mầm non, trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An”.

Trang 1

M C L CỤC LỤC ỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước 7

1.1 Ở nước ngoài 7

1.2 Ở Việt Nam 8

2 Tính cấp thiết của đề tài 9

3 Mục tiêu của đề tài 11

4 Nội dung nghiên cứu 11

5 Đối tượng, khách thể nghiên cứu 11

6 Phạm vi nghiên cứu 11

7 Giả thuyết khoa học 12

8 Phương pháp nghiên cứu 12

8.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 12

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 12

8.3 Phương pháp thống kê toán học 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13

1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 13

1.1.1 Năng lực 13

1.1.2 Kế hoạch bài học 14

1.1.3 Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học 15

1.2 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi về các biểu tượng Toán 15

1.2.1 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi về số lượng, phép đếm 15

1.2.2 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi về hình dạng 16

1.2.3 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi về định hướng trong không gian 17

1.2.4 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi về kích thước 18

1.2.5 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi về thời gian 18

1.3 Một số vấn đề cơ bản về năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học thông qua dạy học học phần “Phương pháp cho trẻ làm quen với Toán” 19

1.3.1 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học 19

1.3.2 Nội dung rèn luyện năng lưc xây dựng kế hoạch bài học 20

Trang 2

1.3.2.1 Căn cứ xác định nội dung cho sinh viên sư phạm nâng cao năng lực xây

dựng kế hoạch bài học 20

1.3.2.2 Nội dung nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với biểu tượng Toán cho sinh viên khoa Mầm non trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An 22

1.3.3 Hình thức tổ chức rèn luyện nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học 25

1.3.3.1 Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học thông qua tổ chức hoạt động dạy học 25

1.3.3.2 Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học thông qua hoạt động thực tế, thực tập sư phạm 26

1.3.3.3 Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học thông qua hội thi NVSP hàng năm 26

1.3.3.4 Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học thông qua hoạt động tự rèn luyện của sinh viên 27

1.3.4 Quy trình rèn luyện năng lực xây dựng kế hoạch bài học 28

1.3.5 Các yêu cầu cơ bản khi rèn luyện nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học 29

Kết luận chương 1 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN LUYỆN NL XÂY DỰNG KH BH HƯỚNG DẪN TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC CHO SV KHOA MN TRƯỜNG CĐSP NA 32

2.1 Khái quát nội dung chương trình các biểu tượng Toán học 32

2.1.1 Nội dung hình thành biểu tượng về số lượng phép đếm của trẻ 5 - 6 tuổi 32

2.1.2 Nội dung hình thành biểu tượng về số kích thước của trẻ 5 - 6 tuổi 32

2.1.3 Nội dung hình thành biểu tượng về hình dạng của trẻ 5 - 6 tuổi 32

2.1.4 Nội dung hình thành biểu tượng về định hướng trong không gian của trẻ 5 -6 tuổi 33

2.1.5 Nội dung hình thành biểu tượng về thời gian của trẻ 5 - 6 tuổi 33

2.2 Khái quát quá trình khảo sát thực trạng 33

2.2.1 Mục tiêu khảo sát 33

2.2.2 Nội dung khảo sát 33

Trang 3

2.2.3 Đối tượng khảo sát 33

2.2.4 Phương pháp kháo sát 33

2.2.5 Cách thức xử lý số liệu khảo sát 34

2.3 Đánh giá của một số GV trường CĐSP NA về việc rèn luyện NL xây dựng KH BH hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho SV khoa MN trường CĐSP NA 34

2.4 Kết quả điều tra SV khoa MN về việc rèn luyện NL xây dựng KH BH hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho SV khoa MN trường CĐSP NA 36

2.4.1 Nhận thức của SV về việc rèn luyện NL xây dựng KH BH thông qua dạy học các biểu tượng về Toán 36

2.4.1.1 Nhận thức của SV về khái niệm NL xây dựng KH BH 36

2.4.1.2 Nhận thức của SV về mức độ cần thiết của việc rèn luyện NL xây dựng KH BH thông qua dạy học các biểu tượng về toán 37

2.4.1.3 Nhận thức của SV về vai trò của việc rèn luyện NL xây dựng KH BH đối với sinh viên sư phạm 38

2.4.1.4 Nhận thức của SV về nội dung rèn luyện NL xây dựng KH BH thông qua dạy học các biểu tượng về toán 39

2.4.1.5 Nhận thức của SV về hình thức rèn luyện NL xây dựng KH BH thông qua dạy học các biểu tượng về toán 41

2.4.2 Thực trạng mức độ rèn luyện NL xây dựng KH BH hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học của SV khoa MN trường CĐSP NA 42

2.4.2.1 Thực trạng mức độ thực hiện nội dung rèn luyện NL xây dựng KH BH thông qua dạy học các biểu tượng về toán 42

2.4.2.2 Thực trạng mức độ thực hiện các hình thức rèn luyện NL xây dựng KH BH thông qua dạy học các biểu tượng về toán 44

2.4.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện NL xây dựng KH BH thông qua dạy học các biểu tượng về toán 47

2.4.3 Đánh giá nguyên nhân thực trạng 50

Kết luận chương 2 52

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC 53

Trang 4

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC HƯỚNG DẪN TRẺ MẪU GIÁO 53

5 - 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC CHO SV 53

KHOA MẦM NON TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN 53

3.1 Nguyên tắc chỉ đạo xây dựng các biện pháp nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho SV khoa mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An 53

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 53

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 53

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 53

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả 54

3.2 Biện pháp nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho SV khoa mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An 54

3.2.1 Bồi dưỡng năng lực xác định mục tiêu bài học 54

3.2.1.1 Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp 54

3.2.1.2 Nội dung biện pháp 55

3.2.1.3 Cách thực hiện biệp pháp 55

3.2.2 Bồi dưỡng năng lực lựa chọn phương pháp phù hợp với từng bài học 57

3.2.2.1 Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp 57

3.2.2.2 Nội dung biện pháp 58

3.2.2.3 Cách thực hiện biệp pháp 58

3.2.3 Bồi dưỡng năng lực chuẩn bị thiết bị đồ dùng dạy học phù hợp với từng chủ đề 62

3.2.2.1 Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp 62

3.2.2.2 Nội dung biện pháp 63

3.2.2.3 Cách thực hiện biện pháp 63

+ Lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan 65

3.2.4 Bồi dưỡng năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng 67

3.2.4.1 Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp 67

3.2.4.2 Nội dung biện pháp 67

3.2.4.3 Cách thực hiện biện pháp 67

3.3 Thực nghiệm sư phạm 70

Trang 5

3.3.1 Khái quát về thực nghiệm 70

3.3.1.1 Mục đích thực nghiệm 70

3.3.1.2 Nội dung thực nghiệm 70

3.3.1.3 Đối tượng thực nghiệm 70

3.3.1.4 Thời gian thực nghiệm 71

3.3.1.5 Tiêu chí đánh giá thực nghiệm 71

3.3.1.6 Xử lý kết quả thực nghiệm 71

3.3.2 Phân tích kết quả thực nghiệm 72

3.3.2.1 Phân tích kết quả trước thực nghiệm 72

3.3.2.2 Phân tích kết quả sau thực nghiệm 74

Kết luận chương 3 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

Kết luận 79

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước

1.1 Ở nước ngoài

Khái niệm NL đầu tiên được nhà ngôn ngữ học người Mỹ N.Chomsky sử dụng

để chỉ NL ngôn ngữ của một thành viên trong một cộng đồng ngôn ngữ nào đó Sau đócác nhà lý luận dạy học sử dụng rộng rãi Trong lý luận dạy học nói chung, khái niệm

“NL” có nhiều định nghĩa khác nhau Tuy nhiên, những định nghĩa này có những đặcđiểm chung, đó là “sự kết hợp của nhiều kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp vớimột tình huống nào đó”

Cộng hòa Ghana là một quốc gia tại Tây Phi cũng có những nghiên cứu về pháttriển NL cho SV Theo các tác giả Boahin, Peter Hofman, WH Adriaan, một sốchương trình đào tạo theo NL ở Ghana đã được công nhận và đảm bảo chất lượng.Trong bài viết, các tác giả đã đề cập đến việc tìm hiểu nhận thức của SV và GV về đàotạo theo NL và kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình đào tạonày trong các trường cao đẳng ở Ghana Kết quả là, một vài chương trình đào tạo theotiếp cận NL được áp dụng đã nâng cao chất lượng đào tạo, chứng minh được đây làmột hướng tiếp cận được quan tâm và nhân rộng

Vào những năm 50 của thế kỷ XX, trong công trình nghiên cứu “Hình thành các

NL sư phạm”, N.V.Cudominna đã xác định được các NL sư phạm cần có của mộtngười GV, mối quan hệ giữa NL chuyên môn và NL nghiệp vụ, giữa năng khiếu sưphạm và việc bồi dưỡng năng khiếu sư phạm thành NL sư phạm

Ở các nước như Canada, Oxtraylia, Hoa Kỳ,… người ta dựa trên cơ sở các thànhtựu của tâm lý học hành vi và tâm lý học chức năng để tổ chức hình thành và phát triển

NL xây dựng KH BH cho SV

Tại trường Đại học Standfort (Hoa Kỳ), trong báo cáo: “Khoa học và nghệ thuậtđào tạo các thầy giáo”, nhóm Phidenta Kapkar đã trình bày năm nhóm kỹ năng củangười GV đứng lớp có thể được xem như tương ứng năm bước lên lớp Năm 1983,Viện hàn lâm khoa học Quốc gia Mỹ đã có một báo cáo đề cập đến yêu cầu thay đổicủa giáo dục đào tạo trong đó nhấn mạnh “chương trình đào tạo dựa trên NL hơn làdựa trên thời gian”

Trang 7

Như vậy có thể khẳng định rằng đã từ lâu các nhà sư phạm đã đề cao vai trò NLxây dựng KH BH của người thầy giáo trong quá trình dạy học Bởi đây là một nhân tốquan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học và NL xây dựng KH BH mà người

GV có được chính là một yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả của giờ học cũngnhư đem lại sự thành công trong dạy học của chính người GV đó

1.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam có thể kể đến công trình nghiên cứu đầu tiên vào năm 1975 của LêVăn Hồng “Một số vấn đề về NL xây dựng KH BH của người GV xã hội chủ nghĩa”.Trong công trình này, tác giả đã nêu tương đối cụ thể các NL sư phạm cần có củangười GV

Năm 1982, Cục đào tạo - Bồi dưỡng của GV của Bộ giáo dục đã ban hành tài liệu

“Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho SV các trường sư phạm” Đây là tàiliệu hướng dẫn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có tính chất chỉ đạo nhằm đưa dần việcrèn luyện nghiệp vụ sư phạm thành một bộ phận quan trọng trong chương trình, KHđào tạo của GV

Đề cập đến nội dung nâng cao NL xây dựng KH BH cho SV sư phạm có thể kểđến nghiên cứu của Phạm Viết Vượng “Hình thành kỹ năng giảng dạy và xây dựng

KH BH cho SV Đại học sư phạm thông qua thâm nhập thực tế các trường phổ thông”.Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra các khái niệm về kỹ năng, phân loại các loại

kỹ năng Tác giả cũng đã nghiên cứu quy trình nâng cao NL xây dựng KH BH cho SVtrong môi trường thực tế ở các trường thông qua đợt thực tập sư phạm

Cuốn sách “Dạy học hiện đại và nâng cao NL xây dựng KH BH cho GV” củaTiến sỹ Vũ Xuân Hùng do nhà xuất bản Lao động - xã hội xuất bản đã mô tả đào tạotheo NL thực hiện gắn với việc làm đang trở thành xu thế phổ biến trên thế giới vàcũng là một trong những hình thức dạy học hiện đại trong giáo dục nghề nghiệp Tại Đại học Vinh năm 2003, TS Nguyễn Thị Hường (chủ nhiệm đề tài) đã đi sâunghiên cứu về “Nội dung và phương pháp rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho SV ngànhgiáo dục MN trường Đại học Sư phạm” Đề tài đã xác định được các NL cần có củangười GV MN và đề ra nội dung rèn luyện cụ thể cho SV đại học MN trong suốt quátrình học tập

Trong cuốn “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” do tác giả NguyễnXuân Bắc (chủ biên) đã đề cập đến thực hành kỹ năng sư phạm bao gồm các nội dung:

Trang 8

Khảo sát khả năng sư phạm, tập luyện các kỹ năng dạy học cơ bản, kỹ năng giaotiếp,

Theo tác giả Hà Nguyễn Kim Giang: “Cùng với việc nắm chắc lý luận, quá trìnhthực hành thường xuyên, kiến tập, thực tập sư phạm trong suốt khóa học sẽ hình thành

ở SV NL xây dựng KH BH giúp họ vững vàng bước vào nghề dạy học” Điều đó chothấy tác giả đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tổ chức nâng cao NL cho SVchuyên ngành giáo dục MN trong quá trình đào tạo tại trường sư phạm

Tác giả Trịnh Minh Loan khẳng định: Trong quá trình đào tạo GVMN ở trường

sư phạm, SV không chỉ được trang bị kiến thức lý luận cơ bản về khoa học giáo dục vàkhoa học GDMN mà còn được thực hành kỹ năng nghiệp vụ sư phạm Chất lượng củaquá trình đào tạo GDMN phụ thuộc không nhỏ vào kết quả của việc thực hành rènluyện nghiệp vụ sư phạm cho SV

Như vậy, các tác giả đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò của NL xây dựng KH BH vớingười thầy giáo và khẳng định NL xây dựng KH BH được hình thành và củng cố tronghoạt động thực tiễn của người thầy giáo Điều đó cho thấy các tác giả đã nhấn mạnhđến tầm quan trọng của việc rèn luyện NL xây dựng KH BH cho SV chuyên ngành

MN trong quá trình đào tạo tại trường sư phạm Từ đó chỉ ra mục đích chung trongviệc thực hiện chương trình như giúp SV hiểu biết sâu sắc về quá trình học tập, pháttriển của trẻ và các quan điểm nghiên cứu về GDMN Tuy nhiên, chưa có tácgiả nào nghiên cứu về vấn đề nâng cao NL xây dựng KH BH hướng dẫn trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho SV khoa Mầm non, trườngCao đẳng Sư phạm Nghệ An

2 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, từng bước đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa, giáo dục đào tạo được coi là một trong những mũi nhọn chiến lượctrên con đường đó Nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đào tạo, Đảng

và Nhà nước ta thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể,các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo Đặc biệt, Nghị quyết số 29 -NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn

diện giáo dục đào tạo đã xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện…” Một

Trang 9

trong những điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là nâng cao NL chođội ngũ GV, trong đó có tăng cường rèn luyện NL xây dựng KH bài dạy Đó là nhiệm

vụ trọng tâm, hàng đầu của các nhà trường, đặc biệt là các trường sư phạm - nơi đàotạo đội ngũ GV tương lai

Trường CĐSP NA với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV các cấp Mầmnon, Tiểu học, Trung học cơ sở, nhà trường đã tổ chức hiều hoạt động thiết thựcnhằm từng bước nâng cao tay nghề cho SV, trang bị cho SV hệ thống tri thức cơ sở,tri thức chuyên môn… đồng thời tổ chức các hoạt động rèn luyện hệ thống NL sưphạm một cách thường xuyên, liên tục Những NL đó được thể hiện trong tất cả cácbước, các khâu của quá trình dạy học từ khâu thiết kế đến tổ chức và kiểm tra đánhgiá Trong đó, NL xây dựng KH BH là một trong những NL quan trọng, vì đó là mộtcông việc thường xuyên của người GV trong quá trình thực hiện hoạt động nghềnghiệp của mình KH BH là kết tinh của tất cả các hoạt động chuẩn bị cho việc tổchức các hoạt động dạy học KH BH hiện đại phản ánh logic nội dung BH bằng logiccác hoạt động của GV tổ chức cho học sinh để họ tìm tòi nội dung BH một cách tíchcực, chủ động và sáng tạo Thông qua nội dung, cách tổ chức hoạt động, phươngpháp thể hiện, cách kiểm tra, đánh giá trong KH BH phản ánh khá đầy đủ nhận thứccủa SV về mức độ lĩnh hội các kiến thức về chuyên môn cũng như nghiệp vụ Đánhgiá SV qua KH BH của họ, kết hợp việc đánh giá các kỹ năng dạy học khác, là mộttrong những cơ sở quan trọng giúp GV xem xét cách tổ chức các hoạt động dạy học

bộ môn, trên cơ sở đó có những điều chỉnh hợp lý, nâng cao hiệu quả giảng dạy cácmôn học Xây dựng KH BH tốt sẽ giúp GV chủ động được thời gian cũng như tiếntrình lên lớp

Tuy nhiên, thực tế cho thấy kỹ năng xây dựng KH BH của SV khoa MN trườngCĐSP NA còn bộc lộ nhiều hạn chế Một số SV chưa thấy rõ tầm quan trọng của việcthiết kế bài giảng, chưa biết hoặc chưa thể hiện được nội dung cần tích hợp, chưa biếtxác định chính xác mục tiêu của bài học, chưa biết lựa chọn các phương pháp phù hợpvới nội dung bài học, chủ điểm, lứa tuổi, sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế bàigiảng còn nhiều hạn chế, chưa có ý thức luyện tập để hình thành cho bản thân kỹ năngxây dựng KH BH

Cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học là một nội dung trongchương trình giáo dục MN nhằm chuẩn bị điều kiện cho trẻ vào lớp 1 Nội dung này

Trang 10

được thể hiện trong học phần “Phương pháp cho trẻ làm quen với toán” Trong quátrình dạy học phần này chúng tôi nhận thấy có nhiều SV vẫn còn lúng túng trong việcthiết kế BH để hướng dẫn trẻ làm quen với biểu tượng toán học

Trước thực trạng đó, việc xây dựng những biện pháp để nâng cao NL xây dựng KH BH hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho SV khoa MN trường CĐSP NA là việc làm rất cần thiết Xuất phát từ những

lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học

hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho sinh viên khoa Mầm non, trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An”

3 Mục tiêu của đề tài

Điều tra thực trạng rèn luyện NL xây dựng KH BH cho SV khoa MN trườngCĐSP Nghệ An, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nâng cao NL xây dựng KH BH

hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học thông qua dạy học

học phần “Phương pháp cho trẻ làm quen với Toán”

4 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về NL xây dựng KH BH

- Nghiên cứu thực trạng rèn luyện NL xây dựng KH BH hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5

- 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán cho SV khoa MN trường CĐSP Nghệ An

- Nghiên cứu nguyên nhân thực trạng rèn luyện NL xây dựng KH BH hướng dẫntrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán cho SV khoa MN trường CĐSPNghệ An

- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao NL xây dựng KH BH hướng dẫn trẻ mẫugiáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán cho SV khoa MN trường CĐSP Nghệ An

5 Đối tượng, khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nâng cao NL xây dựng KH BHhướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán cho SV khoa MNtrường CĐSP Nghệ An

- Khách thể nghiên cứu: NL xây dựng KH BH hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổilàm quen với biểu tượng toán của SV khoa MN trường CĐSP NA

6 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu NL xây dựng KH BH hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quenvới biểu tượng toán của SV K40 khoa MN trường CĐSP NA, năm học 2019 - 2020

Trang 11

- Khảo sát 06 cán bộ GV giảng dạy bộ môn Toán trường CĐSP NA

- Khảo sát 90 SV K40 khoa MN trường CĐSP NA

7 Giả thuyết khoa học

NL xây dựng KH BH hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượngtoán là một trong những NL sư phạm quan trọng đối với SV khoa MN Thực tế nhiều

SV còn yếu và thiếu NL này Nếu thực hiện theo các giải pháp trong đề tài thì sẽ nângcao được NL xây dựng KH BH cho SV, góp phần khẳng định chất lượng, hiệu quả đàotạo của khoa MN trường CĐSP NA

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Thu thập tài liệu để nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thốnghóa những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lýluận, định hướng cho nghiên cứu thực tiễn

- Nghiên cứu lịch sử vấn đề, tìm hiểu, khai thác các công trình nghiên cứu về rènluyện NL xây dựng KH BH cho SV trong và ngoài trường để làm cơ sở tiếp tục chocác hoạt động nghiên cứu

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát trực tiếp các tiết học, tiết thực hành

thuộc học phần “Phương pháp cho trẻ làm quen với Toán”, xem xét đánh giá hiệu quảcủa việc xây dựng KH BH của SV khoa MN trường CĐSP NA

- Phương pháp đàm thoại: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiến hànhđàm thoại với một số GV đã và đang giảng dạy bộ môn Toán tại khoa MN và SV nămthứ 2 khoa MN trường CĐSP NA về những vấn đề có liên quan NL xây dựng KH BH

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các KH BH của SV,các đồ dùng dạy học, các giờ tập dạy của SV

8.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng thống kê toán học để xử lí những số liệu, thông tin thu thập được đểđánh giá kết quả thực trạng

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.1.1 Năng lực

Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một loại hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao Các năng lực hình thành

trên cơ sở của cá nhân đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phảihoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do trải nghiệm, do tập luyện mà có Năng lựccủa một người phối hợp trong mọi hoạt động là nhờ khả năng tự điều khiển, tự quản

lý, tự điều chỉnh ở mỗi cá nhân được hình thành trong quá trình sống và giáo dục củamỗi người Năng lực còn được hiểu theo một cách khác, năng lực là thuộc tính tâmsinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu kiến thức, kĩ năng và kỹ xảo tối thiểu,

là cái mà con người đó có thể dùng khi hoạt động

Khái niệm năng lực có nguồn gốc từ tiếng Latinh “competentia” Ngày nay kháiniệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau

Theo Barnett: “Năng lực là một tập các kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp vớihoạt động thực tiễn” Chú trọng hơn đến thực hành của năng lực , Rogiers cho rằng:

“Năng lực là biết sử dụng các kiến thức và kĩ năng trong một tình huống có nghĩa”.Howard Gardner khẳng định: “Năng lực phải được thể hiện thông qua hoạt động cókết quả và có thể đánh giá hoặc đo được”

Quan điểm của F.E.Weinert cho rằng: “Năng lực là những kĩ năng, kỹ xảo sẵn cócủa cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ

xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm vàhiệu quả trong những tình huống linh hoạt

Theo Bernd Meier: “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quảcác hành động giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống thay đổi thuộccác lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kỹ xảo vàkinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động

Ở Việt Nam, vấn đề năng lực cũng được nhiều tác giả đề cập điển hình như tác giảPhạm Minh Hạc: “Năng lực là tổ hợp, đặc điểm tâm lý của con người” Tổ hợp, đặc điểmnày vận hành theo một mục đích nhất định, tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy

Trang 13

Tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Công Uẩn: “Năng lực là tổng hợp nhữngthuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt độngnhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy”.Tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng: “Năng lực là tổ hợp những hành động vậtchất và tinh thần tương ứng với dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cánhân được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực tế của hoạtđộng”.

Dưới góc độ giáo dục học, có thể xem năng lực là kết quả của quá trình giáo dục,rèn luyện của các nhân, thể hiện ở những kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp để cánhân có thể tham gia hiệu quả vào một lĩnh vực hoạt động nhất định Ở góc độ này,người có năng lực ở lĩnh vực nào thì nhất định phải có tri thức, kĩ năng, kỹ xảo tronglĩnh vực ấy, có thái độ tích cực để vận dụng tri thức, kĩ năng, thái độ vào các hoạtđộng.Vậy năng lực dưới góc độ giáo dục được thực hiện ở kết quả hoạt động của cánhân, khả năng vận dụng tri thức, kĩ năng để tham gia có hiệu quả trong một lĩnh vựchoạt động nhất định

Từ những phân tích trên, trong khuôn khổ đề tài này, khái niệm về năng lực đượchiểu: “Năng lực là sự thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động giải quyếtcác nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp,

xã hội hay cá nhân là sự tổ hợp tri thức, kĩ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự

Một kế hoạch bài giảng hiệu quả cần giải quyết và tích hợp ba thành phần chínhsau đây:

- Các mục tiêu học tập

- Các hoạt động học tập

Trang 14

- Cách thức đánh giá để kiểm tra sự hiểu biết của sinh viên.

Một kế hoạch bài học cung cấp cho bạn một phác thảo chung về mục tiêu giảngdạy, mục tiêu học tập và phương tiện để hoàn thành những mục tiêu này và không chỉdừng lại ở những lợi ích này.Một bài giảng hiệu quả không phải là bài giảng mà mọithứ diễn ra đúng như kế hoạch mà là nơi cả sinh viên và giảng viên học hỏi lẫn nhau.1.1.3 Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học

Nâng cao là quá trình thay đổi chuyển hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phứctạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện…của một đối tượng nào đó theo những quy luậtkhách quan trong môi trường và điều kiện nhất định, qua đó tạo ra những thuộc tính,đặc điểm mới tương ứng với từng giai đoạn phát triển của đối tượng đó

Nâng cao năng lực là quá trình thay đổi, chuyển hóa theo hướng hình thành, tăngcường và nâng cao hệ thống năng lực cần có của cá nhân vào hoạt động một cách hiệuquả làm cho quá trình đó đạt được mục tiêu đã đề ra

Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học là quá trình thay đổi, chuyển hóa

đi lên của năng lực dạy học theo hướng hình thành, tăng cường và nâng cao hệ thốngnăng lực dạy học của người giáo viên vào hoạt động giảng dạy một cách hiệu quả làmcho quá trình dạy học đạt được mục tiêu dạy học

Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực sinh viên đòi hỏi phải tổ chứchoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho sinh viên, mà các hoạt động ấy phải được

tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường , đặc biệt quan tâm đến hoạtđộng thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn

Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học liên quan đến bình diện mục tiêucủa dạy học: mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành.Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằmhình thành và phát triển năng lực cho người học.Phát triển năng lực dạy học cho sinhviên định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ giải quyết vấn đề, tình huống cụthể trong dạy học

1.2 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi về các biểu tượng Toán

1.2.1 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi về số lượng, phép đếm

Trẻ 5-6 tuổi có khả năng phân tích chính xác các đối tượng trong nhóm,các nhómnhỏ trong nhóm lớn.Trẻ khái quát được một nhóm lớn gồm nhiều nhóm nhỏ và ngượclại nhiều nhóm nhỏ có thể gộp lại với nhau theo một dấu hiệu chung nào đó để tạo

Trang 15

thành một nhóm lớn.Khi đánh giá độ lớn của các tập hợp, trẻ mẫu giáo lớn ít bị ảnhhưởng của các yếu tố như: màu sắc, kích thước, vị trí sắp đặt các phần tử của tập hợp.Hoạt động đếm của trẻ mẫu giáo lớn đã phát triển lên một bước mới, trẻ rất cóhứng thú đếm và phần lớn trẻ nắm được trình tự của các con số từ 1-10, thậm chí cònnhiều số hơn nữa.Trẻ biết thiết lập tương ứng 1:1 trong quá trình đếm, mỗi từ số ứng vớimột đối tượng của nhóm mà trẻ đếm Trẻ không chỉ nắm được kết quả của phép đếm màcòn bắt đầu hiểu con số là chỉ số cho số lượng phần tử của tập hợp, nó không phụ thuộcvào những đặc điểm, tính chất cũng như cách sắp đặt của chúng trong không gian.Trẻ 5-6 tuổi bắt đầu nắm trình tự các số trong dãy số tự nhiên, trẻ hiểu tại sao số

2 rồi mới đến số 3, hay số 3 rồi mới đến số 4…Điều đó cho thấy, trẻ bắt đầu nắm đượcmối quan hệ thuận nghịch giữa các số liền kề của dãy số tự nhiên, trên cơ sở đó dầndần trẻ hiểu quy luật thành lập dãy số tự nhiên n+1,n-1

Kĩ năng đếm của trẻ ngày càng thuần thục, trẻ không chỉ đếm đúng số lượng cácnhóm vật mà còn đếm đúng cả số lượng các âm thanh và các động tác, qua đó trẻ hiểusâu sắc hơn vai trò của số kết quả Mặt khác, trẻ không chỉ đếm từng vật riêng lẻ màcòn đếm từng nhóm vật, như: trẻ đếm được số đôi dép, đôi đũa, số loại hình trong rổ,

số loại hoa trong lọ Điều đó cho thấy trẻ hiểu sâu sắc hơn khái niệm- đơn vị của phépđếm: có thể đếm từng vật nhưng cũng có thể đếm từng nhóm vật

Dưới tác động của dạy học, trẻ lớn không chỉ biết đếm xuôi mà còn biết đếmngược trong phạm vi 10 Trẻ hiểu rằng, mỗi con số không chỉ được diễn đạt bằng lờinói mà còn có thể viết Trẻ nhận biết được các số từ 1-10, trẻ biết sử dụng chúng đểbiểu thi số lượng các nhóm đối tượng cũng như nhận ra số lượng của nhóm qua con sốbiểu thị nó Việc cho trẻ làm quen với các con số có tác dụng phát triển tư duy trừutượng của trẻ, phát triển khả năng trừu tượng số lượng bởi những vật cụ thể, khả năngthao tác với các kí hiệu- các con số

1.2.2 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi về hình dạng

Trí tuệ của trẻ 5-6 tuổi ngày càng phát triển, vì vậy óc suy luận của trẻ phát triểntheo, nên trẻ phân biệt các hình hình học và hình dạng vật càng nhanh và chính xác.Nhiều trẻ đã có khả năng tạo ra sự thay đổi hình dạng, khả năng tạo hình mới từ nhữnghình đã biết, ví dụ: trẻ biết ghép 2 hình tam giác với nhau để tạo ra một hình tam giác

to hơn, ghép 2 hình vuông để tạo thành một hình chữ nhật

Trang 16

Do biểu tượng về hình dạng của trẻ đã phong phú, tư duy phát triển nên trẻ 5 - 6tuổi đã thực hiện được nhiệm vụ lựa chọn vật hay các hình hình học theo lời hướngdẫn, yêu cầu của giáo viên.

Ví dụ: Cô nói tên hình và yêu cầu trẻ lấy những vật có hình dạng tương tự hình

1.2.3 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi về định hướng trong khônggian

Khái niệm “định hướng không gian” bao gồm cả sự đánh giá khoảng cách, kíchthước, hình dạng, vị trí tương đối của chúng so với vật chuẩn Sự định hướng trongkhông gian được hiểu theo nghĩa hẹp là sự xác định: vị trí của chủ thể Trẻ liên hệ cáchướng không gian với các phần, bộ phận cụ thể của cơ thể mình, như: phía trên là phía

có đầu, phía dưới là phía có chân, phía sau là phía có lưng, phía bên phải là phía cótay phải,….Như vậy, sự định hướng trên cơ thể trẻ là cơ sở để trẻ nhận biết các hướngkhông gian khác nhau

Trong từng cặp phương hướng, ban đầu trẻ lĩnh hội một hướng trong cặp, như:phái trên, phái trước, phía phải và dựa vào đó mà trẻ nắm được hướng đối lập như:phía dưới, phía sau, phía trái Những biểu tượng về hướng mà trẻ thu được sau lại cótác dụng củng cố và làm sâu sắc hơn những kiến thức về hướng mà trẻ nắm được từtrước.Vì vậy, trong quá trình dạy học cần dạy trẻ nhận biết đồng thời các hướng trongtừng cặp phương hướng

Trẻ càng lớn thì vùng không gian mà trẻ định hướng càng mở rộng dần ra xa theocác trục cơ thể trẻ Tuy nhiên, ban đầu trẻ đầu trẻ chỉ coi những vật nằm trực tiếpvàtiếp giáp với các trục chính diện, thẳng đứng, nằm ngang của cơ thể trẻ mới là nhữngvật nằm ở phía trước, phía sau, phía trên… của trẻ Sau đó, biểu tượng về các vùng

Trang 17

không gian ở trẻ ngày càng mở rộng ra xa trẻ, các vùng không gian dường như tiến lạigần nhau và tiếp giáp với nhau Vì vậy, ở trẻ bắt đầu hình thành biểu tượng về mộtkhông gian thống nhất mà trẻ tri giác theo các hướng chính Khi đó trẻ đã xác địnhđược vị trí của các vật đặt cách xa trẻ hay nằm ở các điểm trung gian giữa hai vùng.1.2.4 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi về kích thước

Kích thước của nhiều vật được đặc trưng bởi ba chiều đo: chiều dài, chiều rộng,chiều cao hay bề dày của vật.Để nắm được kích thước của vật cần phải có sự phân tíchcác chiều đo kích thước khác nhau của vật và thiết lập mối quan hệ kích thước giữachúng.Nhờ sự giúp đỡ của người lớn mà trẻ 5 - 6 tuổi đã thực hiện được nhiệm vụphân tích chiều dài, chiều rộng, chiều cao của vật

Khả năng so sánh kích thước của trẻ bằng các biện pháp như: xếp chồng, xếpcạnh càng phát triển, các thao tác so sánh càng thuần thục, nhờ vậy mà trẻ phân biệtmối quan hệ kích thước giữa các vật càng chính xác.Dưới tác động dạy học, trẻ bắt đầubiết sắp xếp 3 vật thành một dãy theo kích thước tăng hay giảm dần

Trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng nhận biết và so sánh kích thước mà khảnăng ước lượng bằng mắt về kích thước các vật của trẻ ngày càng phát triển Khả năngnày rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của trẻ bởi trẻ phải thường xuyên so sánhbằng mắt kích thước của nhiều vật có ở xung quanh.Vì vậy, việc dạy trẻ các biện phápước lượng kích thước bằng mắt đóng một vai trò quan trọng và đồng thời trở thành đốitượng dạy học cho trẻ

Do trẻ 5 - 6 tuổi đã phân biệt được các chiều đo kích thước của vật, trẻ đã có biểutượng về số lượng, đã nắm được kĩ năng đếm, vì vậy trẻ bắt đầu có khả năng sử dụngthước đo ước lệ để xác định kích thước của vật Vì vậy, trong quá trình dạy trẻ, giáoviên cần chú ý dạy trẻ phép đo lường nhằm giúp trẻ xác định kích thước của vật ngàycàng chính xác hơn

1.2.5 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi về thời gian

Trẻ cũng bắt đầu có biểu tượng về các ngày trong tuần, nhưng biểu tượng vềchúng không đồng đều Trẻ nhận biết rõ các ngày như: thứ bảy, chủ nhật, thứ hai, thứsáu vì nó tạo cho trẻ những ấn tượng, cảm xúc.Đa số trẻ vẫn chưa nắm được số lượngcác ngày trong tuần, trẻ dựa vào trình tự các con số trong dãy số tự nhiên để gọi têncác ngày trong tuần và trình tự diễn ra chúng

Trang 18

Trẻ 5 - 6 tuổi bắt đầu có biểu tượng về các mùa trong năm Tuy nhiên, trẻ nhậnbiết tốt hai mùa: mùa hè và mùa đông do sự tương phản về các dấu hiệu của chúng(nóng- lạnh, trời sáng- trời âm u, mặc áo mỏng- mặc áo dày ), nhiều trẻ nhầm lẫn haimùa xuân và thu với nhau Đa số trẻ chưa nắm được số lượng và trình tự các mùatrong năm.

Như vậy, trẻ 5 - 6 tuổi có biểu tượng về các chuẩn đo thời gian như: ngày, tuần,

lễ, mùa,…, bởi những biểu tượng về chúng được hình thành dần trong quá trình củacác hoạt động khác nhau Tuy nhiên, những biểu tượng của trẻ về phút lại rất mờ nhạt

và trừu tượng Biểu tượng về những khoảng thời gian dài hơn nữa và về thời gian xaxưa của trẻ lại càng mờ nhạt

1.3 Một số vấn đề cơ bản về năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻmẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học thông qua dạy học học phần

“Phương pháp cho trẻ làm quen với Toán”

1.3.1 Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học

Mục đích của trường sư phạm là đào tạo sinh viên trở thành giáo viên cho xã hội

Để trở thành giáo viên, trong quá trình học tập và rèn luyện, sinh viên phải học tập để

có hệ thống tri thức cần thiết, phải rèn luyện để có kĩ năng sư phạm và những phẩmchất cần thiết

Trong giai đoạn hiện nay giáo dục và đào tạo có chủ trương tăng cường phát triểnnăng lực cho sinh viên Nhà trường sư phạm cần đi trước, đón đầu, đào tạo sinh viên

sư phạm có đủ năng lực để tổ chức thành công dạy học Rèn luyện năng lực xây dựng

kế hoạch bài học cho sinh viên có một ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học tập, pháttriển nhân cách giáo viên vì: Kĩ năng xây dựng kế hoạch bài học là một trong những kĩnăng quan trọng của chuẩn nghề nghiệp Muốn tổ chức thành công dạy học đòi hỏingười giáo viên phải có khả năng thiết kế các bài giảng có tích hợp các nội dung theocác mức độ khác nhau Việc hình thành và rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học cho sinhviên cũng là một trong những mục tiêu cơ bản của quá trình đào tạo giáo viên

Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học giúp sinh viên xác định được mụcđích, mục tiêu của bài học, xác lập được mối quan hệ giữa những yêu cầu kiến thứccủa chương trình với trình độ và quy luật nhận thức của học sinh Nâng cao năng lựcxây dựng kế hoạch bài học giúp sinh viên có thể định hướng được hoạt động giảngdạy của mình Bởi có năng lực xây dựng kế hoạch bài học sẽ giúp sinh viên tổ chức

Trang 19

hoạt động dạy học một cách chủ động, khoa học Giúp sinh viên có thể phân phối thờigian cho mỗi hoạt động hợp lí, xác định được những kiến thức trọng tâm, cơ bản, biếtcách chuyển ý hợp lí giữa các nội dung, xác định được các phương pháp, phương tiện,hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học có vai trò quan trọng trong quátrình hình thành năng lực nghề nghiệp cho sinh viên, giúp sinh viên biết phân tích tàiliệu học tập, xác định được cấu trúc chương trình, nội dung bài học, thể hiện được mụctiêu bài học, các việc cần chuẩn bị trước khi lên lớp, các hoạt động dạy học chủ yếu,thời gian dành cho các hoạt động trong quá trình thiết kế bài giảng Đồng thời các hoạtđộng trong thiết kế thể hiện rõ sự tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học, biết

sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực phù hợp với các đối tượng trẻ khác nhau.Bên cạnh đó, năng lực xây dựng kế hoạch bài học còn giúp sinh viên vạch ra được cácbước cần thực hiện trong một giờ dạy, dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong giờhọc phù hợp với nội dung và phương pháp của bài học, phát huy tính sáng tạo của họcsinh Giúp sinh viên có năng lực thiết kế bài giảng tốt, từ đó có tâm lí tự tin khi đứngtrước trẻ vì khi chuẩn bị tốt nội dung bài giảng, chủ động, tự tin giảng bài, xử lí cáctình huống một cách sáng tạo, tạo ra không khí học tập sôi nổi, thoải mái cho ngườihọc, khi đó trẻ thích học, tích cực học tập Mặt khác đó chính là động lực thúc đẩygiáo viên ngày càng yêu nghề dạy học và từ đó họ càng nỗ lực phấn đấu rèn luyện.Trên cơ sở các kĩ năng thiết kế bài học đã có sẽ tạo cơ sở để hình thành các kĩ năngdạy học khác Có thể nói, nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học đối với sinhviên sư phạm là vô cùng quan trọng, góp phần hoàn thiện nhiệm vụ đào tạo người giáoviên của trường sư phạm Thông qua đó sẽ giúp sinh viên sư phạm thực sự thấy mìnhtrở thành người giáo viên như thế nào

1.3.2 Nội dung rèn luyện năng lưc xây dựng kế hoạch bài học

1.3.2.1 Căn cứ xác định nội dung cho sinh viên sư phạm nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học

* Thực tiễn đổi mới giáo dục phổ thông

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã nêu rõ: “…thực hiện đổi mớichương trình SGK từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh”.Chương trình hướng tới mục tiêu phát triển năng lực không chỉ dựa vào tính hệ thống,logic của khoa học tương ứng khi xác định nội dung học tập mà còn gắn với các tình

Trang 20

huống thực tiễn, chú ý đến khả năng học tập và nhu cầu, phong cách học của mỗi cánhân học sinh Các yêu cầu này đòi hỏi chương trình cần được phát triển theo địnhhướng tích hợp nhằm tạo điều kiện cho người học liên tục huy động kiến thức, kĩ năngthuộc nhiều lĩnh vực môn học và hoạt động giáo dục khác nhau để thực hiện các nhiệm

vụ học tập Qua đó, các năng lực chung cơ bản cũng như năng lực chuyên biệt củangười học được phát triển

Quán triệt định hướng trên, các nhà trường sư phạm cần tăng cường tổ chức vàrèn luyện năng lực dạy học và giáo dục học sinh theo hướng tích hợp cho sinh viên sưphạm Bởi sinh viên sư phạm tương lai sẽ trở thành thầy, cô giáo Để có thể thích nghi

và phát triển, đáp ứng được thực tiễn đổi mới của giáo dục phổ thông thì yêu cầu đặt ravới sinh viên là phải hình thành và rèn luyện hệ thống kĩ năng dạy học Trong đó có kĩnăng thiết kế bài giảng

Để thiết kế bài giảng đáp ứng được yêu cầu đổi mới như trên sinh viên cần hìnhthành và rèn luyện từng thao tác cụ thể, từ việc phân tích nội dung, chương trình đếnxác định mục tiêu, thiết kế các hoạt động và lựa chọn các phương pháp, hình thức tổchức dạy học tích hợp… Đây chính là một căn cứ để xác định nội dung nâng cao nănglực xây dựng kế hoạch bài học

* Hệ thống kĩ năng dạy học

Dạy học là một hoạt động chuyên biệt của người giáo viên Không có kĩ năngdạy học người giáo viên không đảm nhiệm được chức năng cơ bản của mình Trong tổchức dạy học người giáo viên cần hình thành và rèn luyện một hệ thống kĩ năng dạyhọc Hệ thống kĩ năng dạy học là tổ hợp các kĩ năng, giúp giáo viên dạy học có hiệuquả nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học đã đề ra Hệ thống kĩ năng dạy họcbao gồm các nhóm KN:

- KN thiết kế bài giảng (soạn bài, chuẩn bị bài giảng)

- KN lên lớp tổ chức thực hiện bài giảng

- KN kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của học sinh

Dạy học theo hướng nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học là một trongnhững nhiệm vụ cơ bản của người giáo viên để đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáodục hiện nay Để tiến hành có hiệu quả hoạt động dạy học, giáo viên phải nắm vữngnội dung kiến thức và có đủ những kĩ năng dạy học cần thiết vì vậy trong nhà trường

sư phạm cần phải hình thành cho sinh viên những kĩ năng nêu trên Để hình thành cho

Trang 21

sinh viên những kĩ năng dạy học đó ngoài việc giáo viên tổ chức các hoạt động rènluyện kĩ năng cho sinh viên thì sinh viên phải tích cực chủ động hưởng ứng và tự tổchức rèn luyện kĩ năng của chính bản thân mình là một vấn đề rất quan trọng và giữvai trò quyết định trực tiếp

1.3.2.2 Nội dung nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với biểu tượng Toán cho sinh viên khoa Mầm non trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An.

Xuất phát từ những căn cứ phân tích nêu trên, nội dung nâng cao năng lực xâydựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với biểu tượng Toáncho sinh viên khoa Mầm non trường Cao đẳng sư phạm Nghệ An chính là rèn luyệncác kĩ năng thành phần của kĩ năng thiết kế bài giảng Cụ thể như sau:

(1) Kĩ năng phân tích kế hoạch nội dung, chương trình các môn học

Với bài dạy thông thường giáo viên cần căn cứ vào kế hoạch, chương trình dạy học mà xác định mục tiêu và thiết kế bài giảng Mục đích của việc phân tích

kế hoạch nội dung, chương trình các môn học để lựa chọn được chủ đề, nội dung vàmức độ tích hợp Để xác định chủ đề, nội dung và mức độ tích hợp cần:

- Rà soát các môn học qua khung chương trình hiện có; các chuẩn kiến thức, kĩnăng; chuẩn năng lực để tìm ra các nội dung dạy học gần nhất, có liên quan chặt chẽvới nhau trong các môn học hiện hành

- Tìm ra những nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địaphương, đất nước để xây dựng chủ đề/bài học gắn với thực tiễn, có tính phổ biến, gắnvới vốn kinh nghiệm của học sinh và phù hợp với trình độ nhận thức của họ

- Tham khảo nhiều nguồn tài liệu qua đó có thể tìm thêm được nguồn thông tintham khảo cũng như cơ sở khoa học của bài học/chủ đề

Khi lựa chọn bài học/chủ đề giáo viên cần trả lời các câu hỏi sau:

+ Tại sao phải tích hợp?

+ Tích hợp nội dung nào cho hợp lý? Các nội dung cụ thể đó là gì? Thuộc cácmôn học, bài học nào trong chương trình?

+ Lôgic và mạch phát triển các nội dung đó như thế nào?

+ Thời lượng dự kiến cho bài học là bao nhiêu? Từ đó xác định và đặt tên chochủ đề/bài học Tên chủ đề/bài học làm sao phải phản ánh được, phủ được nội dungchủ đề/bài học và hấp dẫn học sinh

Trang 22

(2) Kĩ năng xác định mục tiêu của bài học

Để xác định mục tiêu dạy học, cần rà soát xem kiến thức cần dạy, kĩ năng cầnrèn luyện thông qua chủ đề ở từng môn là những kiến thức, kĩ năng nào Đồng thờicăn cứ vào cấu trúc các năng lực chung và năng lực chuyên biệt để xác định các nănglực của học sinh (đặc biệt là các năng lực xuyên môn) có thể được hình thành và pháttriển thông qua chủ đề Việc xác định mục tiêu đôi khi diễn ra đồng thời với việc xácđịnh các nội dung, các hoạt động học tập của chủ đề Giáo viên cần mô tả các mụctiêu dạy học một cách rõ ràng, cụ thể :

- Việc đạt được các mục tiêu trong phạm vi khoảng thời gian xác định, có thể vàkiểm tra được

- Mức độ gia tăng về kiến thức, kĩ năng cụ thể, đo và đánh giá được sự tiến bộcủa học sinh

Mục tiêu bài học/chủ đề tích hợp sẽ quyết định xem bài học/chủ đề đó tích hợpkiến thức, kĩ năng của môn nào Nếu trong mục tiêu chỉ có những kiến thức học sinh

đã được học, những kĩ năng đã thành thục của môn học nào đó thì không thể coi có sựtích hợp của môn này vào trong chủ đề

(3) Kĩ năng thiết kế các hoạt động dạy học

Việc lựa chọn hoạt động của giáo viên và học sinh đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt

để người học thông qua hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và thái độ Hoạtđộng dạy và học phải hướng vào mục tiêu giúp học sinh hình thành và phát huynăng lực để học sinh nêu cao trách nhiệm trong quá trình học Học sinh phải họccách tìm kiếm thông tin, bộc lộ năng lực trong quá trình tham gia vào các hoạt độngdạy học

Trong quá trình thiết kế bài giảng, giáo viên chia hoạt động theo các vấn đề cầngiải quyết hoặc theo cấu trúc nội dung của bài học/chủ đề Mỗi nội dung nhỏ hoặc mộtvấn đề cần giải quyết của bài học/chủ đề có thể được xây dựng thành một hoặc vàihoạt động dạy học khác nhau Tương ứng với mỗi hoạt động, giáo viên cần thực hiệncác công việc sau:

- Đặt tên hoạt động

- Xác định mục tiêu của hoạt động

- Xây dựng các bước tiến hành hoạt động

Trang 23

(4) Kĩ năng lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học

sử dụng trong bài học

Trong dạy học cần chú trọng dạy học qua tình huống, học bằng các hoạt động,học qua các trải nghiệm, học dự án… Một số phương pháp giải quyết vấn đề, phươngpháp kiến tạo, phương pháp dự án, phương pháp sử dụng thiết bị và phương tiện dạyhọc, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông cần được thực hiện trong tất cả cácmôn học và thực hiện một cách linh hoạt

Các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh cần được vận dụnglinh hoạt, tạo điều kiện cho học sinh được khám phá, điều tra, tìm tòi, đánh giá, thuthập và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, được làm việc độc lập và hợp tác với nhóm.Dạy học có hiệu quả là dạy học dựa trên khám phá, tìm tòi (thí nghiệm, thảoluận, kiểm tra khám phá, đi thực tế, nghiên cứu dự án…) Vận dụng phương pháp này

sẽ phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, đồng thời rèn kĩnăng hợp tác, kĩ năng giao tiếp và các kĩ năng khám phá khoa học (quan sát, đo đạc,

dự đoán, đưa ra giả thuyết, đưa ra kết luận) Đồng thời tăng cường các hoạt động thực

tế và các giờ học trong phòng thí nghiệm

Khi thiết kế bài giảng, giáo viên phải có khả năng lựa chọn các phương pháp, hìnhthức tổ chức dạy học phù hợp với bài học / chủ đề tích hợp như đã phân tích ở trên

(5) Kĩ năng phân phối thời gian cho từng công việc, từng phần bài giảng

Đối với mỗi bài học khác nhau với các mức độ tích hợp không giống nhau sẽ tiếnhành theo các bước, các nội dung khác nhau Mỗi bài học đều có đặc trưng riêng, khithiết kế bài giảng, sinh viên cần có sự phân chia thời gian cụ thể cho từng khâu, từngbước Đặc biệt chú trọng thời gian cho từng nội dung theo mục tiêu của bài học tíchhợp Việc dự kiến trước sự phân bố thời gian cho các nội dung, chủ đề tích hợp giúpgiáo viên sẽ điều chỉnh hoạt động giảng dạy trên lớp, tránh tình trạng hết giờ nhưngchưa hết bài, hết bài nhưng trống thời gian

(6) Kĩ năng dự kiến tình huống sư phạm trong dạy học

Trong quá trình dạy học có thể có rất nhiều tình huống nảy sinh mà giáo viênkhông biết trước được Nếu không giải quyết kịp thời, hiệu quả các tình huống xảy ra,bài giảng có thể bị gián đoạn, nội dung bài học không đảm bảo, nhiều vấn đề có thểxảy ra Khi thiết kế bài giảng, sinh viên cần lưu ý với nội dung bài học, phương pháp

Trang 24

dạy học sử dụng có thể có những tình huống nào xảy ra, mức độ của các tình huống vàcách xử lí nếu tình huống đó xảy ra.

(7) Kĩ năng trình bày bài dạy (giáo án)

Ngoài các thông tin chung thông thường giáo án được trình bày theo theo cấutrúc sau:

1 Mục tiêu bài học

2 Thời lượng dự kiến

3 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

4 Các hoạt động dạy học cơ bản

- Hoạt động 1: …

- Hoạt động 2: …

5 Tổng kết và hướng dẫn học tập

(8) Kĩ năng rút kinh nghiệm sau khi thiết kế bài giảng

Rút kinh nghiệm sau khi thiết kế bài giảng là công việc quan trọng của sinh viên,giúp sinh viên đánh gia được những kết quả đã đạt được, những thuận lợi và khó khăntrong quá trình thiết kế bài giảng Từ đó, đề xuất các biện pháp để nâng cao năng lựcthiết kế bài giảng cho bản thân

1.3.3 Hình thức tổ chức rèn luyện nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bàihọc

Rèn luyện nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học là một quá trình tổ chức

sư phạm dưới vai trò chủ đạo của giảng viên để sinh viên tham gia vào các hoạt độngnhằm hình thành, củng cố và phát triển các kĩ năng thiết kế bài giảng

Để quá trình này thành công, đòi hỏi nhà sư phạm cần tổ chức đa dạng, phongphú các hình thức tổ chức rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng cho sinh viên sư phạm.Trong đề tài này, chúng tôi đề cập đến một số hình thức tổ chức sau đây:

1.3.3.1 Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học thông qua tổ chức hoạt động dạy học.

Dạy học là con đường cơ bản nhất để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục Thôngqua việc dạy học các học phần đặc biệt dạy học một số học phần có ưu thế trong nângcao năng lực xây dựng kế hoạch bài học như học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạmthường xuyên, học phần phương pháp giảng dạy các bộ môn sẽ cung cấp cho sinh viênmột số kiến thức cơ bản về dạy học, về rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng như khái

Trang 25

niệm, vai trò, những yêu cầu sư phạm đối với việc rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng.Những kiến thức này là kim chỉ nam soi đường cho quá trình rèn luyện kĩ năng thiết kếbài giảng theo hướng nâng cao năng lực cho sinh viên Mặt khác, đặc trưng của cáchọc phần này là học phần mang tính chất thực hành Do vậy, ngoài giờ học lý thuyếttrên lớp sinh viên còn được giảng viên tổ chức các giờ học thực hành để rèn luyện kĩnăng dạy học nói chung, rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tíchhợp nói riêng với đa dạng các phương pháp như thảo luận nhóm, tập dạy….đồng thờisinh viên sẽ được tham gia trực tiếp thực hành các kĩ năng thiết kế bài giảng theo cácyêu cầu và nhiệm vụ của giảng viên

1.3.3.2 Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học thông qua hoạt động thực tế, thực tập sư phạm

Thực tế, thực tập sư phạm là một trong những khâu thiết yếu trong trương trìnhđào tạo nghề cho sinh viên sư phạm Trong chương trình đào tạo của các trườngCĐSP, sinh viên được tham gia vào 2 đợt thực tập sư phạm Đây là dịp sinh viên đượctrải nghiệm trực tiếp trong môi trường thực tiễn phổ thông, được nhúng mình vào hoạtđộng giảng dạy và giáo dục học sinh Sinh viên một lần nữa được ôn tập, củng cốnhững kĩ năng thiết kế bài giảng đã được học tập và rèn luyện trong trường CĐSP Vìvậy, tổ chức cho sinh viên tham gia thực tế, thực tập sư phạm là một trong những hìnhthức cơ bản để rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng cho sinh viên sư phạm

1.3.3.3 Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học thông qua hội thi NVSP hàng năm

Hội thi NVSP là một sân chơi bổ ích thu hút đông đảo sinh viên tham gia Quaquá trình tham gia vào hội thi, sinh viên được thể hiện khả năng của mình để rèn luyệntay nghề cho bản thân Một trong những nội dung của hội thi đó là hiểu biết, thi giảng,thi xử lý tình huống Các nội dung thi đó liên quan trực tiếp đến rèn luyện kĩ năng thiết

kế bài giảng cho sinh viên Sinh viên cần cập nhật kịp thời những thông tin đổi mớicủa giáo dục phổ thông, nắm bắt được định hướng dạy học trong giai đoạn hiện nay

Từ đó ý thức được nhiệm vụ nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học rèn cho bảnthân Đồng thời qua nội dung phần thi giảng, thi xử lý tình huống cũng đặt ra thử tháchđối với sinh viên, đòi hỏi các em phải thể hiện được các năng lực của mình từ khâuthiết kế bài giảng đến tổ chức thực hiện và xử lý các tình huống Thông qua hội thi,sinh viên có cơ hội học hỏi lẫn nhau, tự đánh giá và điều chỉnh bản thân để phát huy

Trang 26

năng lực thiết kế bài giảng nói riêng và các năng lực sư phạm nói chung Để thànhcông trong hội thi, sinh viên cần một quá trình chuẩn bị, tập luyện lâu dài, thườngxuyên thông qua sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo Chính vì vậy, tổ chức hội thiNVSP cũng là một hình thức tổ chức nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học cóhiệu quả

1.3.3.4 Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học thông qua hoạt động

tự rèn luyện của sinh viên

Hoạt động học tập và rèn luyện là hoạt động chủ đạo của sinh viên sư phạm Để cóthể hình thành và phát triển những kĩ năng nghề nghiệp nói chung, kĩ năng thiết kế bàigiảng nói riêng, sinh viên sư phạm cần có năng lực tự học, tự rèn luyện Tự rèn luyện làkhả năng tự tìm tòi, tự nghiên cứu, tự tổ chức các phương pháp, tự lựa chọn phươngtiện, môi trường rèn luyện để hình thành và phát triển năng lực bản thân Tự rèn luyện làquá trình trong đó mỗi người tự suy nghĩ, tự sử dụng các năng lực và phẩm chất của cánhân, tự khai thác những điều kiện vật chất để hoạt động có hiệu quả hơn

Để hình thành được một kĩ năng nghề nghiệp nào đó, đòi hỏi sinh viên phải có sự

cố gắng, nỗ lực, đồng thời phải củng cố thường xuyên liên tục Để hình thành kĩ năngthiết kế bài giảng cũng đòi hỏi phải được củng cố thường xuyên và liên tục Chính vìvậy, sinh viên cần phải phát huy ý thức tự rèn luyện của bản thân Do đó, tổ chức nângcao năng lực xây dựng kế hoạch bài học thông qua hoạt động tự rèn luyện của SV làmột hình thức tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt

Trong quá trình tổ chức các hình thức nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bàihọc có sự tham gia của hai nhân tố trung tâm: Giảng viên và sinh viên với những vaitrò và vị trí chuyên biệt song lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Giảng viên đóngvai trò chủ đạo, là người lựa chọn, thiết kế, tổ chức và kiểm tra đánh giá hoạt động củasinh viên trong quá trình tham gia vào các hình thức hoạt động Muốn vậy, giảng viêncần lựa chọn các hình thức đa dạng sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí sinhviên nói chung đồng thời phù hợp với từng đối tượng sinh viên nói riêng trên cơ sởtính đến điều kiện thực tiễn của nhà trường Sinh viên vừa là khách thể vừa là chủ thểtham gia vào quá trình rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng Với tư cách là khách thể,sinh viên nhận các tác động sư phạm của giảng viên, thực hiện các yêu cầu khi giáoviên tổ chức các hình thức hoạt động để rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng Với tưcách là chủ thể của quá trình rèn luyện, sinh viên cần tự tổ chức, tự điều khiển, tự kiểm

Trang 27

tra quá trình rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng của bản thân đáp ứng các yêu cầu củaquá trình rèn luyện Trong quá trình này, sinh viên cần phát huy tính tích cực, chủđộng và khả năng sáng tạo của bản thân Như vậy có thể thấy có nhiều các hình thức tổchức rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng cho sinh viên sư phạm Việc lựa chọn, thiết

kế, tổ chức các hình thức hoạt động phải vừa thể hiện được năng lực của giảng viênđồng thời phát huy được năng lực của sinh viên

1.3.4 Quy trình rèn luyện năng lực xây dựng kế hoạch bài học

Quá trình hình thành kĩ năng ở mỗi cá nhân diễn ra từ thấp đến cao, từ đơn giảnđến phức tạp, theo nhiều giai đoạn khác nhau - XI Kixegof ở góc độ nhà sư phạmđứng ra tổ chức quá trình rèn luyện kĩ năng cho sinh viên thì phân chia thành 5 giaiđoạn hướng dẫn hình thành kĩ năng

+ Giai đoạn 1: SV được giới thiệu về hoạt động được diễn ra như thế nào?

+ Giai đoạn 2: Diễn đạt lại những quy tắc đã lĩnh hội hoặc tái hiện lại nhữnghiểu biết mà dựa vào đó sẽ hình thành kĩ năng, kĩ xảo

+ Giai đoạn 3: Trình bày mẫu hành động

+ Giai đoạn 4: SV vận dụng các hiểu biết vào hoạt động thực tiễn

+ Giai đoạn 5: SV luyện tập với các bài tập độc lập, có hệ thống Đa số các đề tàinghiên cứu ở Việt Nam đều dựa trên lí luận của XI Kixegof để xây dựng các bước hayquy trình rèn luyện KN cho người học - Theo GeoFfrey Petty, để hướng dẫn học sinhhình thành một kĩ năng mới cần được tiến hành theo các bước tuần tự, phù hợp vớingười học và ông đã đưa ra mô hình “EDUCARE?” về các bước để dạy KN đó là: E(Explanation) – giải thích, D (Doing – detail) – làm chi tiết, U (Use)- sử dụng, C(Check and correct) – kiểm tra 34 và hiệu chỉnh, A (Aide – mémoire) – ghi nhớ, R(Review – reuse) – Ôn lại và sử dụng lại, E (Evaluation) – Đánh giá, ? Thắc mắc Môhình “EDUCARE?” của GeoFfrey Petty hiện được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nướctrong huấn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh Từ các quan điểm trên cho thấy mặc

dù các tác giả đã chia quá trình hình thành kĩ năng thành các giai đoạn, các bước khácnhau nhưng không mâu thuẫn với nhau Từ đó chúng ta xác dịnh quy trình rèn luyện kĩnăng thiết kế bài giảng cho sinh viên cần được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: SV được hướng dẫn để nhận thức đầy đủ về mục đích, điều kiện về cáccách thức tiến hành các thao tác cụ thể trong kĩ năng thiết kế bài giảng

Trang 28

- Bước 2: SV được quan sát một mẫu thực tế để phân tích, so sánh, đối chiếunhững điều đã nhận thức được ở bước 1 và cần tạo ra được sản phẩm như thế nào.

- Bước 3: SV được hướng dẫn thực hành ở mức độ đơn giản với những điều kiệngiống hoặc gần giống với mẫu để ghi nhớ và nhận thấy rõ ý nghĩa của sự vận dụng trithức về thiết kế bài giảng vào hình thành từng kĩ năng thành phần trong kĩ năng thiết

kế bài giảng

- Bước 4: Giáo viên cần kiểm tra kịp thời để điều chỉnh những sai lầm hoặc củng

cố những điều chưa vững chắc trong quá trình sinh viên thực hiện các bước trên

- Bước 5: Sinh viên được hướng dẫn luyện tập nâng cao trong những điều kiệnkhác nhau hoặc luyện tập phối hợp các kĩ năng thành phần trong cùng nhóm kĩ năng

để củng cố tính vững chắc của kĩ năng đã được rèn luyện

- Bước 6: Giáo viên và sinh viên cùng đánh giá để ghi nhận kết quả đạt được của

kĩ năng và xây dựng kế hoạch tiếp tục rèn luyện và phát triển kĩ năng như thế nào.Quy trình rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng trên chính là một trong những cơ sởkhoa học để xây dựng các bước hướng dẫn rèn luyện từng kĩ năng thành phần trong kĩnăng thiết kế bài giảng cho SV trường CĐSP Nghệ An

1.3.5 Các yêu cầu cơ bản khi rèn luyện nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bàihọc

Quá trình nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học cho SV sư phạm chỉ đạtđược hiệu quả nếu thực hiện được các yêu cầu sau:

- Xác định mục tiêu rèn luyện nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học chosinh viên phù hợp với yêu cầu đào tạo và thực tiễn giáo dục phổ thông

- Xây dựng nội dung trình nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học phù hợpvới mục tiêu đào tạo hệ CĐSP Chương trình cần bám sát và phù hợp với chương trìnhdạy học ở phổ thông, phù hợp với trình độ đào tạo Cao đẳng và phương thức đào tạotín chỉ hiện nay

- Hướng dẫn sinh viên nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học, từng kĩnăng thành phần trong hệ thống kĩ năng thiết kế bài giảng theo một quy trình khoa họcvới việc sử dụng đa dạng các phương pháp và hình thức tổ chức Trật tự các bướctrong quy trình sẽ được giảng viên điều chỉnh sao cho phù hợp với từng trình độ củatừng đối tượng SV và điều kiện học tập cụ thể

Trang 29

- Chú trọng nâng cao ý thức và năng lực tự học, tự rèn luyện của SV trên cơ sở

có hướng dẫn, chỉ đạo của GV giàu kinh nghiệm Phát huy tính tích cực, chủ động vàsáng tạo của SV trong quá trình RL

- Từng công đoạn trong quá trình nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài họccủa SV đều đòi hỏi tạo ra các sản phẩm cụ thể, SV có thể so sánh với các sản phẩmcủa SV khác hay nhóm khác để rút kinh nghiệm Đồng thời khuyến khích SVchia sẻcác sản phẩm với các cá nhân khác để hiệu quả RL được nâng cao

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính khách quan, đánh giá đúng theo địnhhướng mục tiêu đào tạo đề ra Sử dụng các kênh đánh giá từ tập thể và cá nhân SV đểviệc đánh giá được toàn diện Chú trọng việc đánh giá trong suốt quá trình nâng caonăng lực chứ không chỉ tập trung vào đánh giá kết quả cuối cùng như đối với các nộidung học tập khác Những yêu cầu trên là căn cứ để giảng viên xác định những hoạtđộng cụ thể để nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học cho sinh viên sư phạm

Trang 30

Kết luận chương 1

Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học là một quan điểm sư phạm, ở đóngười học cần huy động mọi nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp – cóvấn đề nhằm phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân Nâng cao năng lực xâydựng kế hoạch bài học cho sinh viên CĐSP là quá trình thay đổi, chuyển hóa đi lêncủa năng lực dạy học theo hướng hình thành, tăng cường và nâng cao hệ thống nănglực dạy học của người giáo viên tương lai vào hoạt động giảng dạy một cách hiệu quảlàm cho quá trình dạy học đạt được mục tiêu dạy học Muốn tổ chức thành công tiếtdạy cần hình thành và rèn luyện một hệ thống các kĩ năng dạy học trong đó không thểkhông kể đến kĩ năng thiết kế bài giảng Nội dung nâng cao năng lực xây dựng kếhoạch bài học chính là RL cho sinh viên các KN thành phần trong KN thiết kế bàigiảng theo hướng dạy học như: KN phân tích nội dung, chương trình các môn học; KNxác định mục tiêu bài học tích hợp, KN thiết kế hoạt động dạy học; KN lựa chọnphương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích hợp, KN phân phối thời gian cho từnghoạt động… Hình thức tổ chức nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học rấtphong phú, đa dạng Các hình thức ấy không chỉ tổ chức trong nhà trường CĐSP màcòn tổ chức gắn liền với thực tiễn trường mầm non Quá trình nâng cao năng lực xâydựng kế hoạch bài học của sinh viên chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều yếu tốkhách quan và chủ quan Trong đó, các yếu tố chủ quan là các yếu tố ảnh hưởng quyếtđịnh đến kết quả kĩ năng thiết kế bài giảng của sinh viên

Trang 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN LUYỆN NL XÂY DỰNG

KH BH HƯỚNG DẪN TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC CHO SV KHOA MN TRƯỜNG CĐSP NA

2.1 Khái quát nội dung chương trình các biểu tượng Toán học

2.1.1 Nội dung hình thành biểu tượng về số lượng phép đếm của trẻ 5 - 6 tuổi

+ Cho trẻ luyện tập cách so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi

+ Dạy trẻ gộp 2 nhóm đối tượng lại và đếm chúng

+ Dạy trẻ nhận biết các con số trong phạm vi 10, dạy trẻ nắm được mối quan hệgiữa các số liền kề thuộc dãy số tự nhiên, nhận biết các con số chỉ số lượng và con sốthứ tự trong phạm vi 10

2.1.2 Nội dung hình thành biểu tượng về số kích thước của trẻ 5 - 6 tuổi

+ Củng cố và phát triển kĩ năng so sánh kích thước của các đối tượng bằng cácbiện pháp: xếp chồng, xếp cạnh, và ước lượng kích thước bằng mắt

+ Củng cố, phát triển kĩ năng sắp xếp các vật theo trình tự kích thước tăng dầnhoặc giảm dần và phản ánh mối quan hệ đó bằng lời

+ Dạy trẻ phép đo lường và sử dụng phép đo để đo độ dài của từng đối tượng vànhận biết mối quan hệ đó bằng lời

2.1.3 Nội dung hình thành biểu tượng về hình dạng của trẻ 5 - 6 tuổi

+ Dạy trẻ biện pháp kháo sát các hình khối, như: khối cầu, khối vuông, khốitrụ, khối chữ nhật nhằm giúp trẻ nắm được những dấu hiệu đặc trưng của các hìnhkhối như: cấu tạo bề mặt bao quanh khối, số lượng các mặt, các góc, hình dạng củamặt khối

+ Dạy trẻ phân biệt khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật nhằm giúptrẻ thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng

+ Luyện tập cho trẻ xác định hình dạng của những vật xung quanh trên cơ sở sosánh hình dạng của chúng với các hình học đã biết

Trang 32

2.1.4 Nội dung hình thành biểu tượng về định hướng trong không gian của trẻ 5 - 6 tuổi

+ Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trong không gian khi trẻ lấy bản thânmình và người khác làm chuẩn

+ Dạy trẻ xác định các hướng: phía phải – phía trái của bạn khác

+ Dạy trẻ xác định vị trí của vật này so với vật khác

+ Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trên mặt phẳng và định hướng khi dichuyển

2.1.5 Nội dung hình thành biểu tượng về thời gian của trẻ 5 - 6 tuổi

+ Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần, phân biệt hôm qua, hôm nay,ngày mai

+ Hình thành cho trẻ biểu tượng về hôm qua, hôm nay, ngày mai

2.2 Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.2.1 Mục tiêu khảo sát

Đánh giá việc rèn luyện NL xây dựng KH BH hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

làm quen với biểu tượng toán học cho SV khoa MN trường CĐSP NA, từ đó làm cơ sở

đề xuất các giải pháp nâng cao NL xây dựng KH BH

2.2.2 Nội dung khảo sát

- Khảo sát nhận thức của GV và SV về xây dựng KH BH

- Khảo sát các NL, nội dung, quy trình thực hiện xây dựng KH BH hướng dẫn trẻ

mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học

2.2.3 Đối tượng khảo sát

- 06 GV toán trường CĐSP NA

- 90 SV năm thứ 2 khoa MN trường CĐSP NA

Trang 33

2.2.5 Cách thức xử lý số liệu khảo sát

- Tùy thuộc vào nội dung cần khảo sát mà chúng tôi xử lý kết quả bằng cách tính

tỉ lệ % hoặc tính điểm (quy đổi điểm tương ứng với mức độ: Thường xuyên: 3 điểm,thỉnh thoảng: 2 điểm, không bao giờ: 1 điểm)

- Cách xử lý tính điểm: sau khi quy đổi điểm ứng với các mức độ tương ứng,chúng tôi tính điểm trung bình của từng nội dung, sau đó tính điểm trung bình chungcác nội dung Cách tính điểm trung bình thực hiện theo công thức sau:

k

i i i=1

X K X=

N

Trong đó: X là điểm trung bình (1<X< 5); Xi là điểm ở mức độ i

Ki là số người đánh giá ở mức độ i; N là số người tham gia đánh giá

Đánh giá kết quả lựa chọn từng nội dung theo điểm trung bình như sau:

Trung bình(Sơ bộ, cơbản)

Khá(Khá thành thục, khá ổnđịnh, khá linh hoạt)

Cao(Thành thục, ổnđịnh, linh hoạt)

2.3 Đánh giá của một số GV trường CĐSP NA về việc rèn luyện NL xây dựng

KH BH hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho SV

khoa MN trường CĐSP NA

Để tìm hiểu đánh giá của GV về việc rèn luyện NL xây dựng KH BH hướng dẫn

trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học của SV khoa MN trường

CĐSP NA, chúng tôi đã tiến hành đàm thoại với 06 GV Toán đã và đang giảng dạy tạikhoa Mầm non, trường CĐSP NA Các GV đều có những chia sẻ đồng nhất, khách quan

về vấn đề này Cụ thể, các GV đã chỉ ra thực trạng nhiều SV chưa tập trung, lo lắng cho

Trang 34

việc học, chưa thực sự chủ động trong việc rèn nghề Bên cạnh đó, GV cũng thấy được sựsay mê, hứng thú của một số SV khi tham gia các hoạt động sư phạm.

Các GV đều nhận thấy SV còn thiếu và yếu về các NL sư phạm nói chung, NLxây dựng KH BH hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán

học nói riêng Nhiều em khi GV yêu cầu soạn giáo án thì thường sao chép, chưa chủ

động tự học, tự nghiên cứu Vì vậy, khi làm việc độc lập, đa số SV còn lúng túng,chưa thể hiện được các NL sư phạm, đặc biệt là NL xây dựng KH BH Nhiều SVchưa xác định được phần mục tiêu, yêu cầu của bài học cũng như chưa biết lựa chọn

và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Đa số SV chưa thành thạo các kĩnăng cơ bản trên máy tính nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng KH

Tóm lại, việc rèn luyện NL xây dựng KH BH hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

làm quen với biểu tượng toán học cho SV khoa MN trường CĐSP NA là nhiệm vụ

quan trọng, góp phần nâng cao NL sư phạm nói riêng cũng như chất lượng đào tạocủa nhà trường nói chung Tuy nhiên, việc rèn luyện chưa diễn ra thường xuyên, cácbiện pháp chưa được áp dụng triệt để và đồng bộ Đây là cơ sở để chúng tôi xây dựngcác biện pháp rèn luyện NL sư phạm nói chung, NL xây dựng KH BH hướng dẫn trẻ

Trang 35

mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học nói riêng cho SV khoa MN

2.4.1.1 Nhận thức của SV về khái niệm NL xây dựng KH BH

Điều tra về nội dung này chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1: “Theo bạn, NL xâydựng KH BH là gì?” Kết quả thống kê được theo số liệu sau:

Bảng 2.1: Nhận thức của SV về khái niệm NL xây dựng KH BH

lượng

Tỷ lệ

%

Thứ bậc

1 Là khả năng vận dụng tri thức đã học vào quá trình

2 Là quá trình soạn giáo án trước khi lên lớp 24 26,7 2

3 Là khả năng trình bày tài liệu và lập luận theo suy nghĩ

4

Là khả năng vận dụng tri thức khoa học cơ bản và

khoa học nghiệp vụ vào quá trình chế biến tài liệu dạy

thành một nội dung thống nhất, giúp trẻ biết cách huy

động các kiến thức, kĩ năng tổng hợp của nhiều lĩnh

vực khác nhau nhằm giải quyết có hiệu quả các nhiệm

vụ học tập đề ra, qua đó giúp trẻ hình thành những

kiến thức, kĩ năng mới, phát triển NL cần thiết

Trang 36

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều SV nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm NL xây dựng

KH BH (47,8%) Đặc biệt trong số đó vẫn có 10% SV suy nghĩ khá chủ quan khi lựachọn phương án thứ 3 (NL xây dựng KH BH là khả năng trình bày tài liệu và lập luậntheo suy nghĩ của mình) Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình rèn luyện

NL xây dựng KH BH của các em

2.4.1.2 Nhận thức của SV về mức độ cần thiết của việc rèn luyện NL xây dựng KH BH thông qua dạy học các biểu tượng về toán

Điều tra về vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, kết quả khảo sát qua xử

lý thể hiện như sau:

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy phần lớn SV nhận thức được rằng việc rèn luyện NLxây dựng KH BH thông qua dạy học các biểu tượng về toán cho SV là “Rất cần thiết”chiếm 56,7% và “Cần thiết” chiếm 36,7% Điều đó chứng tỏ rằng đa số SV đã có nhậnthức đúng, hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện NL xây dựng KH BH Bêncạnh đó vẫn có số ít SV lựa chọn “Bình thường”: 5,5% và “Ít cần thiết”: 1,1% Sở dĩ có

sự đối lập này là do khi thực hiện điều tra, các SV không chú ý nên lựa chọn ngẫu nhiêncác phương án; hoặc vẫn còn tư tưởng “cờ đến tay ai người đó phất”, ra trường tự khắcbiết dạy Thậm chí có em còn có suy nghĩ ra trường làm nghề khác nên không coi trọngviệc rèn luyện NL này

56.7%

36.7%

5.5%

1.1%

Trang 37

2.4.1.3 Nhận thức của SV về vai trò của việc rèn luyện NL xây dựng KH BH đối với sinh viên sư phạm

Chúng tôi tiếp tục sử dụng câu hỏi số 3 để SV lựa chọn các ý kiến về vai trò của

NL xây dựng KH BH đối với SV sư phạm và có ý kiến mở để SV bày tỏ quan điểmriêng của cá nhân Kết quả như sau:

Bảng 2.2 Nhận thức của SV về vai trò của việc rèn luyện NL

xây dựng KH BH đối với sinh viên sư phạm

1 Hình thành cho SV khả năng định hướng bài giảng

2

Giúp SV xác định đúng mục tiêu của BH, xác định

đúng phương pháp, phương tiện dạy học, thời gian

dành cho từng phần trong nội dung dạy học

3

Giúp SV xây dựng KH BH tốt từ đó có tâm lí tự tin

khi đứng trước trẻ, chủ động trong quá trình lên lớp

để tổ chức quá trình dạy học phát huy được tính sáng

tạo của trẻ

4

Tạo tiền đề để hình thành các NL dạy học, giúp SV

có hiểu biết sâu rộng, toàn diện về các vấn đề, thích

ứng tốt trước những đổi mới của giáo dục và đào tạo

- Số còn lại là 20, chiếm 22,2% SV lựa chọn các phương án trả lời khác nhau Số

SV này chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của NL xây dựng KH BH đối với SV sưphạm, họ cho rằng thiết kế bài giảng tốt chỉ giúp giáo viên tự tin lên lớp mà thôi cònchưa thấy rõ những vai trò quan trọng khác

Trang 38

2.4.1.4 Nhận thức của SV về nội dung rèn luyện NL xây dựng KH BH thông qua dạy học các biểu tượng về toán

Để tìm hiểu nhận thức của SV về nội dung rèn luyện NL xây dựng KH BH thôngqua dạy học các biểu tượng về toán, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 Kết quả được thểhiện ở bảng sau:

Bảng 2.3 Nhận thức của sinh viên về nội dung rèn luyện NL

xây dựng KH BH thông qua dạy học các biểu tượng về toán

lượng Tỷ lệ (%)

Thứ bậc

1 NL phân tích KH nội dung, chương trình

7

5 NL chuẩn bị, lựa chọn đồ dùng, phương

4

7 NL dự kiến tình huống có thể xảy ra và

Dựa vào bảng số liệu trên chúng tôi thấy:

- Xếp vị trí thứ nhất là NL thiết kế các hoạt động dạy học với 100% SV lựa chọn.Đây là một nội dung rèn luyện NL xây dựng KH BH vô cùng quan trọng Trong quátrình đàm thoại với SV, chúng tôi có hỏi “Theo em, thiết kế các hoạt động dạy học cótác dụng như thế nào trong quá trình giảng dạy?” Chúng tôi nhận được nhiều câu trả lờikhác nhau từ phía SV, nhưng chủ yếu các em cho rằng nếu thiết kế hoàn chỉnh các hoạtđộng dạy học sẽ giúp người dạy chủ động, tự tin khi giảng bài Từ đó rèn luyện đượccác NL dạy học khác, chủ động chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng cho bản thân

- Xếp vị trí thứ 2 là NL xác định mục tiêu BH: có 78 sinh viên (chiếm 86,7%) đãnhận thức được rằng đây là nội dung rèn luyện NL xây dựng KH BH Tuy nhiên trongquá trình đàm thoại với SV chúng tôi nhận thấy rằng SV mới chỉ biết đây là một trongnhững nội dung rèn luyện NL xây dựng KH BH nhưng chưa hiểu được đặc trưng của

NL xác định mục tiêu trong dạy học

Trang 39

- NL phân phối thời gian và NL chuẩn bị, lựa chọn đồ dùng, phương tiện dạy họcđược SV nhận thức với vị trí thứ 3 và thứ 4.

- NL sử dụng công nghệ thông tin khi xây dựng KH BH: có 53 SV (chiếm58,9%) xếp vị trí thứ 5, cho rằng đó là nội dung rèn luyện NL xây dựng KH BH Một

số SV còn khẳng định đó không phải là nội dung rèn luyện NL xây dựng KH BH Khiđược hỏi thì số SV này cho rằng việc sử dụng công nghệ thông tin khi xây dựng KH

BH là tuỳ thuộc vào mỗi giáo viên, khi xây dựng KH BH không phải ai cũng xác địnhchính xác được mình sẽ sử dụng công nghệ thông tin hay không, mà còn tùy thuộc vàothực tế của buổi lên lớp, tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp Đó là

sự hạn chế trong nhận thức ở số SV này

- NL lựa chọn phương pháp dạy học xếp vị trí thứ 6 với 53 SV lựa chọn, chiếm tỉ

lệ 58,9% Như vậy, hơn nửa số SV được khảo sát có nhận thức đúng về sự cần thiếtcủa việc rèn luyện NL lựa chọn phương pháp dạy học Nhưng còn khá nhiều SVkhông quan tâm, chú trọng rèn luyện NL này

- NL phân tích KH nội dung, chương trình các môn học: chỉ có 31 SV chiếm

34,4 % (xếp vị trí thứ 7) cho rằng đây là nội dung rèn luyện NL xây dựng KH BH,trong khi đó đây lại là một trong những NL đặc trưng không thể thiếu SV cho rằnggiáo viên chỉ cần căn cứ vào KH, chương trình mà xây dưng KH BH, không cần phảiphân tích nữa Cách hiểu này chỉ phù hợp với các bài giảng thông thường Điều nàyphản ánh sự nhận thức còn chủ quan, xa rời với thực tiễn Chính sự nhận thức nhưvậy đã làm cho SV đánh giá thấp vai trò của NL này trong hệ thống các nội dung cầnrèn luyện

- NL trình bày giáo án được xếp vị trí thứ 8 với 27 SV lựa chọn, chiếm tỷ lệ 30%.Nhiều SV cho rằng trình bày giáo án đã có mẫu quy định nên không chú trọng rènluyện NL này

- NL dự kiến tình huống có thể xảy ra và cách xử lý: chỉ có 25 SV (chiếm 27,8%)xếp vị trí cuối cùng trong hệ thống các NL được khảo sát Như vậy số lượng SV nhậnthức được NL này còn rất hạn chế Khi được hỏi, SV lí giải rằng, tình huống dạy họcchỉ diễn ra khi lên lớp thôi, còn xây dựng KH BH thì chỉ cần xác định đầy đủ mụctiêu, hoạt động, phương pháp dạy học theo quy trình các bước lên lớp

Từ kết quả phân tích trên cho thấy sự nhận thức của SV về nội dung rèn luyện

NL xây dựng KH BH còn chưa toàn diện, vẫn còn một số nội dung SV chưa nhận thứcđầy đủ

Ngày đăng: 19/10/2024, 06:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Nhận thức của SV về khái niệm NL xây dựng KH BH - Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho sinh viên khoa mầm non
Bảng 2.1 Nhận thức của SV về khái niệm NL xây dựng KH BH (Trang 35)
Bảng 2.2. Nhận thức của SV về vai trò của việc rèn luyện NL - Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho sinh viên khoa mầm non
Bảng 2.2. Nhận thức của SV về vai trò của việc rèn luyện NL (Trang 37)
Bảng 2.3. Nhận thức của sinh viên về nội dung rèn luyện NL - Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho sinh viên khoa mầm non
Bảng 2.3. Nhận thức của sinh viên về nội dung rèn luyện NL (Trang 38)
Bảng 2.4. Mức độ thực hiện NL xây dựng KH BH thông qua dạy học - Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho sinh viên khoa mầm non
Bảng 2.4. Mức độ thực hiện NL xây dựng KH BH thông qua dạy học (Trang 42)
Bảng 3.1: Phân phối tần số điểm bài thực hành lần 1, - Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho sinh viên khoa mầm non
Bảng 3.1 Phân phối tần số điểm bài thực hành lần 1, (Trang 71)
Bảng 3.2: Phân phối tần số điểm bài thực hành lần 1, - Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho sinh viên khoa mầm non
Bảng 3.2 Phân phối tần số điểm bài thực hành lần 1, (Trang 72)
Bảng 3.3: Phân phối tần số điểm bài thực hành lần 2,  học phần &#34;Phương pháp cho trẻ làm quen với Toán&#34; của nhóm TN và nhóm ĐC. - Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho sinh viên khoa mầm non
Bảng 3.3 Phân phối tần số điểm bài thực hành lần 2, học phần &#34;Phương pháp cho trẻ làm quen với Toán&#34; của nhóm TN và nhóm ĐC (Trang 73)
Bảng 3.4: Các tham số đặc trưng kết quả kiểm tra sau thực nghiệm - Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5   6 tuổi làm quen với biểu tượng toán học cho sinh viên khoa mầm non
Bảng 3.4 Các tham số đặc trưng kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w