Xuất phát từ quan niệm mới trên, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSN có thu, ngày 25 tháng 4 năm 2006 Chính Phủ đã ban hành
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TAN
ành ; lags kinh'doanh
Trang 2BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HQC DUY TAN
nan -= YQo - === =
PHẠM THỊ TÂM BÌNH
NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TRONG CƠ CHÉ TỰ CHỦ TẠI
LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ ĐỨC TOÀN
Đà Nẵng — 2014
Trang 3LOL CAM ON
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới :
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, trường Đại học Duy Tân đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận van
Phó giáo sư — Tiến sĩ Lê Đức Toàn, người thầy kính mến đã hết lòng
giúp đỡ, dạy bảo , động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tat cả các thây, cô Khoa Sau đại học, Trường Đại học Duy Tân đã
nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ những kiến thức khoa học trong thời gian tôi tham gia học tập tại trường
Các đông nghiệp Phòng Tài chính — Kế toán, Bệnh viện Đà Nẵng đã hỗ
trợ, giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu để tôi có thể hoàn thành được luận
văn
Xin chân thành cảm ơn các thấy cô trong hội đồng cham luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này
Trang 4LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan : luận văn “Nâng cao công tác quản ly tài chính trong cơ
chế tự chủ tại Bệnh viện Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác
Người cam đoan
Phạm Thị Tâm Bình
Trang 5MUC LUC
DANH MUC CAC TU VIET TAT
DANH MUC BANG BIEU
1ý: đ0/chon độ ĐÃ isssveavrbniotogdtitteti806038048383qxö2osssssayesassgzCT
93 MUG 0 TigHTệN GỨIcocsssesssbokiernieibsilGSiLEGE1011040G10x610 551 1053102888561g0836
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
CHƯƠNG 1: CƠ CHÉ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG VÁN ĐÈ CƠ BẢN VÈ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN
1.1 CƠ CHÉ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ
1.1.1 Cơ chế tự chủ tài chính
1.1.2 Tính tất yếu của cơ chế tự chủ tài chính dành cho các bệnh viện 4
1.1.3 Nội dung Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính
1.2 NHUNG VAN DE CO BAN VE QUAN LY TAI CHiINH BENH VIEN
16 1.2.1 Quản lý tài chính bệnh viện -ssesccseeeceee TỔ
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA BỆNH VIEN ĐÀ NẴNG KHI ÁP DỤNG CƠ CHÉ TỰ CHỦ TAI CHIN 29
2.1 KHÁI QUÁT VẺ BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG 29
2.1.1 Cơ cấu tổ chức 2cccsccccsssrssrrrrrrrrtrrrrrreeee 30 2.1.2 Cơ sở vật chất của In 12
2.1.3 Quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của bệnh viện 32
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIEN ĐÀ NẴNG 35
2.2.1 Đặc điểm quản lý tài chính bệnh viện .- 38
2.2.2 Thực trạng việc quản lý nguồn thu của Bệnh viện Đà Nẵng 34036 2.2.3 Thực trạng việc quản lý nguồn chi của Bệnh viện Đà Nẵng 46 2.2.4 Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Bệnh viện Đà Nẵng 50
KẾT LUẬN GHƯƠNG?:c2sszbsaskesosobtbseusgssabsssssaaae 4 CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG diggđgHiagi0siN00888808 sa IS 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG 6Š 3.1.1 Định hướng phát triển chung ngành y tế 68
3.1.2 Định hướng phát triển Bệnh viện Đà Nẵng gi dtö3vianasoaassasacos ĐI 3.1.3 Yêu cầu đổi mới đối với quản lý tài chính bệnh viện : Đổi mới quản lý tài chính bệnh viện bao gồm các nội dung sau : 69
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG 270
70 3.2.2 Giải pháp sử dụng nguồn tài chính của Bệnh viện Da Ning .76
3.2.3 Công tác tự kiểm tra tài chính - 81
3.3 MOT SO KIEN NGHỊ ĐÓI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 82
KẾT LUẬN 84 TAI LIEU THAM KHAO
3.2.1 Giải pháp khai thác nguôn tài chính
Trang 7
DANH MUC CAC CHU VIET TAT
: Khám chữa bệnh
Trang 8DANH MUC CAC BANG
Số hiệu
21 Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn từ năm 30
2.6 Giá trị tài sản góp vôn từ năm 2007-2012 42
2.7 Giá trị tài sản liên doanh liên kết từ năm tại thời điêm 43
Trang 9
DANH MỤC CÁC BIEU DO, SO DO
Số hiệu
hình
Biéu d6 2.1 | % tong chi cho y tê ở Việt Nam so GDP 2002- 37
2010
Trang 10
chất như nông nghiệp, công nghiệp Chính quan điểm sai lầm này đã kéo theo
Sự đầu tư thấp vì xem như đầu tư vào các lĩnh vực này là tiêu tốn nguồn lực của Nhà nước mà không sáng tạo ra giá trị và giá trị sử dụng Các bệnh viện,
cơ sở y tế chỉ đơn thuần là ĐVSN thu đủ, chỉ đủ
Chuyén sang kinh tế thị trường chúng ta đã có những thay đổi căn bản trong nhận thức, quan điểm về ngành y tế Ngành y tế được coi là một ngành
trong hệ thống kinh tế quốc dân và thuộc nhóm ngành dịch vụ phục vụ các
nhu cầu có tính chất phúc lợi xã hội Nói cách khác, ngành y tế có đóng góp vào GDP của đất nước Đầu tư cho y tế không phải là tiêu phí mà là đầu tư cơ bản, đầu tư cho phát triển Theo quan điểm mới, bệnh viện là một đơn vị kinh
tế dịch vụ nhưng khác với các đơn vị kinh doanh dịch vụ bởi hoạt động cung
cấp dịch vụ của bệnh viện không đặt mục tiêu lợi nhuận làm mục tiêu quan trọng nhất Đơn vị kinh tế dịch vụ thông qua các hoạt động dịch vụ của mình
để có thu nhập và tích cực hoạt động không vì doanh lợi
Xuất phát từ quan niệm mới trên, Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các ĐVSN có thu,
ngày 25 tháng 4 năm 2006 Chính Phủ đã ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP
“Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập”
Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ra đời đã tạo điều kiện cho
các DVSN công lập nâng cao tính tự chủ, thực hiện việc kiểm soát chỉ tiêu nội
bộ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người lao động; tạo quyền tự chủ,
chủ động cho đơn vị trong việc quản lý chỉ tiêu tài chính, giảm dần sự can
Trang 11Thực tế trên đòi hỏi quản lý tài chính trong bệnh viện vừa phải dam bao
các mục tiêu tài chính vừa đảm bảo tính hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ
Quản lý tài chính bệnh viện trong cơ chế tự chủ trở thành chìa khoá quyết
định sự thành công hay thất bại trong việc quản lý bệnh viện; quyết định sự tụt hậu cũng như phát triển của bệnh viện
Đề tài “Nâng cao công tác quản lý tài chính trong cơ chế tự chủ tại Bệnh viện Đà Nẵng ” được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra hướng thực
hiện hữu hiệu hoạt động tài chính bệnh viện tại Bệnh viện Đà Nẵng đáp ứng
yêu cầu của thực tiễn này
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý tài chính
bệnh viện và thực tiễn hoạt động tài chính tại Bệnh viện Đà Nẵng nhằm dé
xuất các giải pháp nâng cao công tác quản lý tài chính trong cơ chế tự chủ tại
Bệnh viện Đà Nẵng:
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
* Đánh giá thực trạng tình hình khai thác và sử dụng các nguồn tài
chính tại Bệnh viện Đà Nẵng
* Chỉ ra ưu, nhược điểm, những khó khăn cũng như thuận lợi trong việc quản lý tài chính tại Bệnh viện Đà Nẵng trong cơ chế tự chủ
* Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản
lý tài chính đề đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động của bệnh viện theo hướng vừa đảm bảo mục tiêu tài chính vừa đảm bảo mục tiêu kinh tẾ - xã hội :
Trang 123
tăng vốn chính đáng và chỉ hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản ly tai
chính tại Bệnh viện Đà Nẵng trong cơ chế tài chính mới
4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : đề cập chủ yếu tới việc khai thác và sử dụng
các nguồn tài chính của Bệnh viện Đà Nẵng
Phạm vi nghiên cứu : Tình hình quản lý tài chính tại Bệnh viện Đà
Nẵng trong cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ Thời gian : từ năm 2009 đến 2012
5 Phương pháp nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu tài liệu, quan sát phân tích hoạt động quản lý tài chính theo cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận định tính và định lượng; cách tiếp cận lịch sử, logic để thu thập thông tin Đồng thời luận văn sử dụng kỹ thuật thống kê, tổng hợp, phân tích, sơ đồ, biều đồ, đồ thị, bảng biểu để phân tích xử lý số liệu
Ngoài ra thông qua việc phân tích, xử lý thông tin, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà khoa học kinh tế, các nhà quản lý tài chính trong ngành y tế và kiến thức của bản thân đề đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Đà Nẵng trong cơ chế mới
6 Những đóng góp mới của đề tài
Đề ra các giải pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực gắn
với mục tiêu quản lý tài chính và chiến lược phát triển bệnh viện trong cơ chế mới Đồng thời luận văn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước để tạo môi trường thuận lợi cho Bệnh viện phát triển và làm
tốt công tác quản lý tài chính
Trang 13CHUONG 1
CO CHE TU CHU TÀI CHÍNH VÀ NHỮNG VÁN ĐÈ CƠ
BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BỆNH VIỆN
1.1 CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CUA CAC DON VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ
1.1.1 Cơ chế tự chủ tài chính
Tự chủ là quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động của đơn vị tự chủ
Tự chủ tài chính là quyền tự quyết định mọi hoạt động về việc sử dụng
nguồn tài chính của chủ thể ra sao, các hình thức huy động và phân bé tài chính để đạt mục tiêu đề ra của đơn vị tự chủ [6]
1.1.2 Tính tất yếu của cơ chế tự chủ tài chính dành cho các bệnh viện
1.1.2.1 Đặc thù của thị trường y tế
* Hoạt động y tế vừa có tính dịch vụ, vừa có tính sản xuất công nghiệp
Hoạt động dịch vụ y tế nhằm chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân được tiến hành theo hai khu vue y tế
+ Khu vực phòng bệnh: còn gọi là khu vực y tế dự phòng, các dịch vụ y
tế xuất hiện trong khu vực này nhằm giúp cho người dân có những biện pháp
hạn chế môi trường phát sinh dịch bệnh
+ Khu vực y tế chữa trị hay y tế chuyên sâu: áp dụng khoa học kỹ thuật
y học để can thiệp vào bệnh tật con người, thông qua phương pháp y học hiện
đại hoặc y học cổ truyền để chữa bệnh cho con người
Hoạt động dịch vụ y tế không thể tách rời hoạt động của ngành công
nghiệp y tẾ - ngành trực tiếp sản xuất ra các loại máy móc và thuốc men bao gồm cả tân dược và đông dược Đây là một ngành công nghiệp không thể
thiếu được vì trang thiết bị và thuốc men có một vai trò quan trọng, đôi khi có tính quyết định trong việc bảo vệ và phục hồi sức khoẻ nhân dân.
Trang 14* Hàng hoá, địch vụ y tế là một hàng hoá đặc biệt
Đối với khu vực y tế dự phòng thì dịch vụ y tế dự phòng là hàng hoá
công cộng thuần túy còn dịch vụ y tế chữa trị là hàng hoá cá nhân Dịch vụ y
tế dự phòng là hàng hoá công cộng vì nó mang đặc điểm của hàng hoá công cộng Hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó Hàng hóa công cộng có hai thuộc tính cơ bản là không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng và không có tính loại trừ trong tiêu dùng
Là hàng hóa cá nhân, dịch vụ y tế là một hàng hóa đặc biệt thể hiện qua
mua dịch vụ, hàng hoá yté hoa, dich vu khac
Chủ động toàn
quyén + Mua gì? Không biệt Có biệt
Đặc thù của dịch vụ y tế là người mua dịch vụ không thể dự đoán trước
được khi nào mình bị bệnh, bệnh tật là yếu tố bất ngờ mà không ai mong muốn Người bệnh là người phụ thuộc vào dich vụ y tế bởi họ không thể tự đoán bệnh cho mình, không thể biết được phương pháp nào điều trị là tốt
nhất, không thể biết mình sẽ phải sử dụng loại thuốc nào và loại thuốc nào có giá rẻ nhất mà vẫn chữa được bệnh Tất cả những điều đó phụ thuộc vào bác
sỹ - người có chuyên môn mới có thể phỏng đoán và có phương pháp chữa trị
Do đó người bệnh hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của bác sỹ
Trang 15Va vi vay thi truong y tế là thị trường đặc biệt
* Y tế là một hệ thống gồm nhiều phân hệ
~ Theo mức độ chuyên sâu có hai loại:
+ Dịch vụ y tế đa khoa : Bao gồm nhiều chuyên khoa, đáp ứng mọi nhu
cầu khám chữa các loại bệnh như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện C Da Nẵng, bệnh viện Đà Nẵng =
+ Dịch vụ y tế chuyên khoa : Đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh chuyên
về một chuyên môn sâu nhất định như Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện mắt,
bệnh viện Sản Nhi
~ Theo mức độ can thiệp của y tế có hai loại:
+ Y tế dự phòng : Bao gồm các công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân như tiêm chủng, phòng dịch, để phòng chống các loại bệnh
+ Y tế chữa trị : Chuyên khám và điều trị khi người bệnh đã phát bệnh
~ Theo cấp quản lý có năm loại :
+ Khu vực y tế trung ương : Đây là tuyến cuối cùng trong công tác
khám chữa bệnh, cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh được trang bị là loại hiện đại nhất Tuyến y té Trung ương
đồng thời tập trung các bác sỹ chuyên khoa đầu ngành do đó thường thu hút nhiều người đến khám chữa bệnh
+ Dịch vụ y tế tuyến tỉnh (thành phó) : Tùy thuộc qui mô của từng địa
phương mà dich vụ y tế tuyến tỉnh (thành phd) được trang bị cơ sở vật chất hiện đại và là tuyến điều trị cơ bản đáp ứng nhu cầu cao hơn của người dân khi không thể điều trị ở tuyến huyện (quận)
+ Dịch vụ y tế tuyến huyện (quận) : Khi tuyến cơ sở không đủ khả năng chuẩn đoán và điều trị sẽ được chuyền lên tuyến huyện (quận)
+ Dịch vụ y tế tuyến xã : Là tuyến y tế cơ sở
+ Dịch vụ y tế các ngành : trực thuộc quản lý của các ngành liên quan
Trang 161.1.2.2 Ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính trong việc giải quyết các
thất bại của thị trường Y tế
* Những thất bại của thị trường y tế
- Không tự nguyện trả tiền
Cầu hàng hóa thông thường được xác định bởi khả năng thanh toán
và sẵn lòng thanh toán cho hàng hoá đó của người tiêu dùng Người tiêu
dùng luôn muốn tối đa hóa mức độ thỏa dụng hay lợi ích của họ Song với
hàng hóa sức khỏe không phải cầu lúc nào cũng được xác định như vậy
Trong một số trường hợp, đối với y tế, việc tối đa hóa độ thỏa dụng không tồn tại hoặc không thể tồn tại Ví dụ đối với người ốm, những người từ chối
được điều trị hay không biết là cần thiết phải điều trị thì không thể mưu cầu một kết quả hợp lý Hoặc nhiều khi chỉ phí cho ốm đau vượt ra rất nhiều
khả năng trả tiền của người bệnh Vì vậy thị trường y tế nếu hoạt động dựa trên khả năng thanh toán và sẵn lòng thanh toán thì một bộ phận dân cư sẽ
không nhận được sự chăm sóc sức khoẻ đó như những người nghèo
- Tinh không chắc chắn
Một người tiêu dùng hàng hóa thông thường biết chính xác họ muốn
cái gì, khi nào họ cần nó và họ có thể nhận nó từ nơi đâu Tuy nhiên trong khu
vực sức khoẻ lại không thê như vậy ốm đau là bất ngờ và không trông đợi,
không thể đoán trước được
Người cung cấp không thể dự tính được nhu cầu của nhân dân với loại hàng hóa sức khoẻ như với các hàng hoá khác Ví dụ như khi có những bệnh dịch bùng phát thì nhu cầu của người bệnh tăng đột biến Dịch vụ y tế không thé đáp ứng được hoàn toàn cho tat ca người bệnh
Còn người tiêu dùng do bất ngờ họ không thé có một kế hoạch chỉ tiêu cho những trường hợp bắt buộc phải chỉ
Trang 17Một số trường hợp chỉ phí điều trị cao do phải điều trị lâu và các bước điều trị đắt tiền Vì vậy mà sự can thiệp của Nhà Nước là cần thiết để đảm bảo rằng tất cả các thành viên của xã hội đều được tiêu dùng dịch vụ mà không kể khả năng thanh toán, tình trạng sức khoẻ cũng như tuôi tác
- Thông tin không đối xứng và quyền lực của người cung cấp
Một trong những điều kiện của cạnh tranh hoàn hảo là người tiêu dùng phải có đầy đủ thông tin về chất lượng hàng hoá thương mại trên thị trường
do người tiêu dùng có sự hiểu biết về sản phẩm hoặc do kinh nghiệm Nhưng đôi vó
dịch vụ y tế, người bệnh hầu như không có hiểu biết gì về tính hiệu quả, chất lượng, hay hậu quả của việc điều trị hay không điều trị Còn người cung cấp dịch vụ y tế không có động lực cung cấp thông tin Vấn đề này khiến dịch vụ y tế do bên cung chỉ phối bên cầu
Những vấn đề trên đã tạo ra mối quan hệ không bình thường giữa người cung cấp và người tiêu dùng trong thị trường y tế Mối nguy hiểm hiển nhiên của việc này là ở chỗ người tiêu dùng có thể bị áp đặt phụ thuộc vào giá của dịch vụ y tế, và phương pháp sử dụng đẻ trả cho nó
bệnh nhân sẽ tạo ra cái lợi không chỉ cho người bệnh mà cả những người khác
thông qua việc giảm khả năng nhiễm bệnh của những người tiếp xúc với
người bệnh.
Trang 18- Tính không công bằng
Sự cạnh tranh của thị trường y tế đã dẫn đến tính không công bằng
trong hưởng thụ dịch vụ y tế bởi vì với cơ chế thị trường, hàng hoá và dịch vụ
chất lượng cao thường đi kèm với giá cao và nó sẽ thuộc về những ai có khả năng chỉ trả cao Có nhiều hàng hoá được phân phối qua hệ thống thị trường
và người giàu có thể được hưởng nhiều hơn người nghèo Nhưng sự phân phối bất công bằng trong khu vực sức khoẻ thì cần được hạn chế tối thiểu vì chăm sóc sức khoẻ liên quan đến việc giữ gìn và duy trì sự sống mà các mặt hàng thông thường khác như xe hơi, quần áo, không có nhiệm vụ quan
trọng này
Tom lai: Phân bổ nguồn lực thông qua hệ thống thị trường là rất thành công đối với nhiều loại hàng hóa Song với hàng hóa chăm sóc sức khoẻ - hàng hóa có nhiều đặc điểm khác xa so với các hàng hoá thông thường khác thì dường như thị trường không phát huy được ưu điểm của mình Như vậy để
khắc phục những thất bại thị trường trong khu vực chăm sóc sức khoẻ thì sự
tham gia của Chính phủ vào việc cung cấp dịch vụ y tế là cần thiết
* Sự tham gia của Chính phú vào thị trường y tế
Sự tham gia của Chính phủ vào thị trường y tế vừa có mặt tích cực vừa
có mặt hạn chế
~ Mặt tích cực:
Một số dịch vụ y tế công cộng như vệ sinh môi trường, một số biện
pháp ngăn ngừa dịch bệnh mang đặc điểm của hàng hoá “công cộng” sự can thiệp của Chính phủ trong những trường hợp này đem lại hiệu quả cao
Một số loại dịch vụ y tế có thể do tư nhân cung cấp nhưng người tiêu
dùng có xu hướng mua ít hơn mức tối ưu của xã hội do lợi ích xã hội biên cao hơn lợi ích cá nhân biên.Ví dụ như tiêm chủng và phòng các bệnh lây nhiễm,
đối với loại hình dịch vụ này, sự tham gia của Chính phủ là cần thiết để bảo
Trang 19đảm mức độ tối ưu của các dịch vụ y tế
Đôi khi người tiêu dùng dịch vụ y tế thiếu thông tin hay không có thông tin, nói cách khác là không tổn tại thông tin cân xứng giữa người cung cấp dịch vụ y tế và khách hàng Trong trường hợp này Chính phủ cần phải cung cấp hoặc ít nhất trợ cấp cho những thông tin nhằm tăng tính hiệu quả
- Mặt hạn chế
Nếu Chính phủ trợ cấp toàn bộ thì sẽ nảy sinh vấn đề tối đa hoá lợi ích
sử dụng dịch vụ y tế một cách không hợp lý vì không phải trả tiền Và mọi khách hàng sẽ tìm đến những nơi cung cấp chất lượng dịch vụ y tế cao vì họ
được miễn phí Điều này làm nảy sinh sự mắt cân đối giữa các khu vực cung cấp dịch vụ y tế nơi xảy ra tình trạng quá tải trong việc khám chữa bệnh trong khi đó có nơi lại không có người bệnh tới điều này khiến cho dịch vụ y tế hoạt động kém hiệu quả, và hoàn toàn không khả thi cho ngân sách vì nguồn ngân sách của Chính phủ hạn chế, không thẻ đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa
bệnh của người dân ở mọi lúc, mọi nơi
* Ý nghĩa của cơ chế tự chủ tài chính trong việc giải quyết các thất bại của thị trường Y tế
Từ những đặc điểm đã nêu ở trên thì cần phải có một hệ thống hon hop cung cấp dịch vụ y tế (cả Chính phủ lẫn tư nhân) để đảm bảo tính công bằng
và hiệu quả trong lĩnh vực y tế
Và Nghị định 43/2006/NĐ-CP “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
ĐVSN công lập” là một giải pháp để khắc phục những thất bại thị trường đã nêu trên, trên cơ sở có sự đóng góp của NSNN và sự chỉ trả một phần phí dịch
vụy tế của nhân dân
Sự tự chủ về tài chính của các bệnh viện nhưng có sự tham gia một phần
của nhà nước trong điều phối hoạt động thông qua các văn bản qui phạm pháp
Trang 2011
luật Việc tự chủ không có nghĩa là để thả lỏng hoàn toàn cho bệnh viện hoạt động theo ý muốn chủ quan của cán bộ quản lý bệnh viện Ví dụ như việc thu viện phí vẫn phải thực hiện theo khung giá viện phí nhà nước ban hành Bệnh
viện tuân thủ khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế, có chế độ chính sách riêng với những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, những người thuộc diện chính sách đảm bảo công bằng xã hội
Trong cơ chế tự chủ bệnh viện được linh động trong tổ chức, và hoạt
động để đáp ứng nhu cầu của người bệnh cũng như giải quyết được nhiều khó
khăn của bệnh viện như tiền lương nếu chỉ dựa vào kinh phí của nhà nước sẽ
không đảm bảo đời sống cán bộ công chức, bởi như đã nói nguồn NSNN là có hạn trong khi có rất nhiều khoản chỉ thường xuyên như chỉ cho giáo dục; quốc phòng an ninh; trong chờ vào ngân sách Bệnh viện hoạt động theo cơ chế
tự chủ tài chính và nhân lực vì vậy, bệnh viện phải xác định phát triển theo
hướng cung cấp dịch vụ y tế Điều này đặt ra yêu cầu hàng đầu là vấn đề chất
lượng phục vụ Bệnh nhân là người lựa chọn cho mình dịch vụ y tế tốt nhất dựa trên danh tiếng của bệnh viện, các bác sỹ chuyên khoa có kinh nghiệm
của bệnh viện Muốn thực hiện tự chủ bệnh viện phải thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động y tế thông qua chủ trương xã hội hóa y tế nhờ vậy phần nảo nâng cao ý thức tự chăm sóc sức khoẻ ban đầu của người dân, giảm
nguy cơ mắc bệnh Bên cạnh đó vẫn có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước qua ngân sách được cấp cho bệnh viện
Ngoài ra bệnh viện tự tổ chức, sắp xếp nhân lực phù hợp với đặc thù chuyên môn từng khoa, từng bộ phận để tạo điều kiện làm việc có hiệu quả nhất Mặt khác, bệnh viện có các chính sách đãi ngộ riêng của mình về nhân sự
để khuyến khích cán bộ công chức bệnh viện đẻ tương xứng với công sức làm việc góp phần tăng chất lượng phục cho người bệnh tạo ra ngoại ứng tích cực
Trang 21Việc thực hiện tự chủ đã giúp cho các bệnh viện vừa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, vừa tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên Chất lượng khám chữa bệnh thể hiện ở cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục cho người bệnh, giảm tiêu cực, khắc phục thái độ ban ơn, hách dịch từ lâu đã ăn sâu trong một bộ phận cán bộ bác sỹ
1.1.3 Nội dung Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phú
1.1.3.1 Mục đích cơ chế tự chủ tài chính cho các bệnh viện
Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho DVSN trong viéc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung
cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu từng bước nâng
cao thu nhập cán bộ nhân viên
Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp lịch vụ cho xã
hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động
sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN
Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các bệnh viện, nhưng
vẫn có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước để hoạt động y tế phát triển, bảo đảm cho các đối tượng chính sách — xã hội, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn Đảm bảo công bằng xã hội
1.L3.2 Những quy định chung
* Phạm vi va đối tượng điều chỉnh
+ Nghị định này quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các ĐVSN công
lập do cơ quan nhà nước có thảm quyền quyết định thành lập
Don vị thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải là đơn vị dự
Trang 22toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của luật kế toán
* Nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ
phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với khả năng
chuyên môn và tài chính của đơn vị
+ Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật
+ Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của
mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thấm
quyền
+ Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân
theo quy định của pháp luật
1.1.3.3 Những đổi mới trong Nghị định 43⁄2006NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phú
Một hệ thống các văn bản quy định chế độ tài chính áp dụng cho các DVSN cé thu được ban hành đánh dấu một bước đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính mà gần đây nhất là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 25/04/2006 và Thông tư 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP
Cơ chế quản lý tài chính mới cho phép ĐVSN có thu tự chủ về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính Cụ thẻ là:
Mở rộng quyền cho các ĐI/SN có thu
Thứ nhất, ĐVSN có thu ngoài nguồn kinh phí Nhà nước cấp còn được phép vay vốn của các tô chức tín dụng, được huy động vốn của cán bộ, viên
chức trong đơn vị đê đầu tư mở rong, nang cao chat lượng hoạt động sự nghiệp và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.
Trang 23triển hoạt động sự nghiệp
Thit tw, mot điểm mới nữa trong cơ chế quản lý mới là đơn vị còn được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức
Về các nguôn tài chính
Nguồn thu của đơn vị gồm:
* Nguồn Ngân sách Nhà nước cấp : Nhà nước chỉ cấp kinh phí hoạt
động thường xuyên đối với các đơn vị không tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt
động thường xuyên, các đơn vị tự bảo đảm chỉ phí sẽ không nhận khoản kinh phí này
* Nguôn thu từ hoạt động sự nghiệp : phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật; thu từ hoạt động
dịch vụ; hoạt động sự nghiệp khác và lãi được chia từ các hoạt động liên
doanh, liên kết, lãi tiền gửu ngân hàng Riêng với các khoản thu thu từ hoạt động dịch vụ: thủ trưởng đơn vị quyết định mức thu theo nguyên tắc bảo đảm
bù đắp chỉ phí và có tích luỹ
* Nguồn khác: nguồn vốn vay; nguồn vốn liên doanh liên kết
Những điểm mới trong quy định về sử dụng các nguồn tài chính :
Thứ nhất, về định mức chi quản lý hành chính Theo quy định cũ định
mức chi cho quản lý hành chính (công tác phí, hội nghị phí, điện thoại ) và chi nghiệp vụ thường xuyên phải tuân thủ nghiêm ngặt theo định mức do Nhà
Trang 24nước quy định bất kể tính thực tế cũng như hiệu quả của công việc Điều này
đã không khuyến khích người thực hiện đồng thời cũng gây lãng phí, kém
hiệu quả Theo cơ chế mới, định mức chi này do chính thủ trưởng đơn vi
quyết định căn cứ vào nội dung và hiệu quả công việc Định mức này có thể cao hơn nhưng cũng có thể thấp hơn mức chỉ do Nhà nước quy định
Thứ hai, đôi mới trong việc chỉ trả lương cho người lao động Nhà nước khuyến khích đơn vị tăng thu, tiết kiệm chỉ, thực hiện tinh giản biên chế
tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm
vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NSNN Căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính của đơn vị mà thủ trưởng đơn vị xác định tổng mức chỉ trả thu nhập trong năm của đơn vị
Về trích lập quỹ
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chỉ phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chỉ (nếu có), đơn vị
được sử dụng theo trình tự như sau :
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: dùng để đầu tư, phát triển nâng
cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chỉ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật công nghệ, trợ giúp thêm dao tao, huấn luyện nâng cao tay nghề năng
lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị
Quy khen thưởng: dùng đề thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp
vào hoạt động của đơn vị
Quỹ phúc lợi: dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chỉ
cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp
khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mat sức; chỉ thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tỉnh giản biên chế
Trang 25Qui du phòng ổn định thu nhập : đề đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút
1.2 NHUNG VAN DE CO BAN VE QUAN LY TAI CHiNH BENH
VIEN
1.2.1 Quan ly tai chinh bénh vién
Quản lý tài chính bệnh viện theo nghĩa rộng là sự tác động liên tục có
hướng đích, có tổ chức của các nhà quản lý bệnh viện lên đối tượng và quá
trình hoạt động tài chính của bệnh viện nhằm xác định nguồn thu và các
khoản chỉ, tiến hành thu chỉ theo đúng pháp luật, đúng các nguyên tắc của
Nhà nước về tài chính, đảm bảo kinh phí cho mọi hoạt động của bệnh viện
Ở Việt Nam, quản lý tài chính bệnh viện là một nội dung của chính
sách kinh tế- tài chính y tế do Bộ Y tế chủ trương với trọng tâm là sử dụng các nguồn lực đầu tư cho ngành y tế để cung cấp các dịch vụ y tế một cách hiệu quả và công bằng
Tính hiệu quá chú trọng đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật, phương pháp phân phối nguồn lực, hiệu lực quản lý hành chính và chất lượng dịch vụ
y tẾ cung cấp cho nhân dân
Tính công bằng đòi hỏi cung cấp dịch vụ y tế bằng nhau cho những
người có mức độ bệnh tật như nhau, thoả mãn nhu cầu khám chữa bệnh của
mọi người khi ốm đau theo một mặt bằng chỉ phí nhất định không mà không đòi hỏi khả năng chỉ trả của người bệnh là điều kiện tiên quyết
Do vậy, quản lý tài chính trong bệnh viện là việc quản lý toàn bộ các
nguồn vốn, tài sản, vật tư của bệnh viện để phục vụ nhiệm vụ khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyén [14, trang 102]
* Nội dung quản lý tài chính trong bệnh viện của Việt Nam gồm
+ Sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn được coi là NSNN cấp như viện phí, bảo hiểm y tế, viện trợ theo đúng quy định
Trang 261/
của Nhà nước
+ Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chỉ có hiệu quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm
+ Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng về khám, chữa
bệnh cho các đối tượng ưu đãi xã hội và người nghẻo
+ Từng bước tiến tới hạch toán chỉ phí và giá thành khám chữa bệnh
+ Thực hiện thu viện phí theo đúng danh mục kỹ thuật và mức giá được duyệt theo Thông tư 03/2006/TTLT-BYT-TC-LĐTBXH được cụ thê bằng
các quyết định của UBND TP Đà Nẵng
+ Xây dựng Quy chế chỉ tiêu nội bộ, quy định chế độ, tiêu chuẩn và các
định mức chỉ tiêu về văn phòng phẩm, điện thắp sáng, sử dụng nước sinh hoạt, chỉ phí xăng xe, vật tư chuyên môn, y cụ dụng cụ; xây dựng quy chế quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, thiết bị y tế phù hợp với đặc thù của Bệnh viện để tăng cường công tác quản lý trong nội bộ
+ Lập kế hoạch đầu tư mua sắm mới, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa
trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh
* Mục tiêu của quản lý tài chính trong bệnh viện : Hiệu quả thực hiện
của tài chính kế toán là mục tiêu quan trọng của quản lý tài chính bệnh viện
Các yếu tố của mục tiêu này bao gồm:
+ Duy trì cán cân thu chỉ: đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc của quản lý tài chính bệnh viện và cũng là tiêu chuẩn cho sự thành công trong cơ chế quản lý mới — tiền tới hạch toán chỉ phí
+ Bệnh viện phải cải thiện chất lượng thông qua một số chỉ tiêu chuyên môn như: tỉ lệ tử vong,
+ Nhân viên hài lòng với bệnh viện: đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, cải thiện phương tiện làm việc, xây dựng văn hóa Bệnh viện
+ Bệnh viện phát triển cơ sở vật chất, phát triển các chuyên khoa
Trang 272 Chât lượng Š Công băng y
BAN GIAM ĐÓC BỆNH VIỆN
1.Can can thu chi
Như vậy, quản lý tài chính bệnh viện phải đáp ứng cùng lúc bốn đối
tác: Bệnh nhân, nhân viên trong bệnh viện, Ban Giám đốc bệnh viện và Nhà
nước Đó là:
+ Với bệnh nhân: chất lượng chăm sóc và công bằng y tế
+ Với nhân viên: được hài lòng do đời sống được cải thiện
+ Yêu cầu của Ban giám đốc: hoàn thành trách nhiệm thực hiện cán cân thu chi
+ Y tế Nhà nước : phát triển bệnh viện
Nhìn chung trong điều kiện kinh tế nước ta như hiện nay, mục tiêu của quản lý tài chính bệnh viện phải cùng lúc đạt được năm mục tiêu trên Tuy
nhiên ở một số vùng sâu, vùng xa, gặp nhiều khó khăn thì phải sắp xếp thứ tự của ưu tiên nào cần phần đấu trước
1.2.2 Nội dung quan ly tài chính bệnh viện [5]
Quy trình quản lý tài chính trong bệnh viện ở Việt Nam gồm 4 bước:
Bước I : Lập dự toán thu chỉ các nguồn kinh phí của bệnh viện : là
thông qua các nghiệp vụ tài chính để cụ thể hoá định hướng phát triển, kế
Trang 28hoạch hoạt động ngắn hạn của bệnh viện, trên cơ sở tăng nguồn thu hợp pháp
và vững chắc, đảm bảo được hoạt động thường xuyên của bệnh viện, đồng
thời từng bước củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất của bệnh viện, tập trung
đầu tư đúng mục tiêu ưu tiên nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa lãng phí
và tiêu cực, từng bước tính công bằng trong sử dụng các nguồn đầu tư cho
bệnh viện
Các nguồn tài chính của bệnh viện
NSNN cấp Nguồn NSNN cấp cho bệnh viện ở đây được định nghĩa là
khoản chi cho bệnh viện từ NSNN cấp cho sự nghiệp y tế, cân đối từ nguồn thu thuế Bao gồm các khoản chỉ đầu tư, chỉ vận hành hệ thống
Nguồn NSNN cấp là một trong hai nguồn tài chính ưu việt nhất cho
Bệnh viện Ở Việt Nam, hàng năm các bệnh viện công nhận được một khoản
kinh phí được cấp từ ngân sách của Chính phủ căn cứ theo định mức tính cho
một đầu giường bệnh/năm nhân với số giường bệnh kế hoạch của bệnh viện
Nguôn thu viện phí và bảo hiểm y tế
Theo quy định của Bộ Tài chính, nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý
và sử dụng để đảm bảo chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân Tuy nhiên cho đến nay ở nước ta, các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệ thống y tế Nhà nước chỉ được phép thu một phần viện phí Một phần viện phí là một phần trong tổng chỉ phí cho việc khám chữa bệnh Một phần viện phí chỉ tính tiền
thuốc, dịch truyền, máu, hoá chất, xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu hao
thiết yếu vào dịch vụ khám chữa bệnh; không tính khấu hao tài sản cố định,
chi phí hành chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất và trang thiết bị lớn
Hiện nay, giá viện phí do Chính quyền cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) của từng địa phương quy định dựa trên một khung giá tối đa- tối
Trang 29thiểu đã được Bộ Y tế và Bộ Tài chính phê duyệt Đối với người bệnh ngoại
trú, biểu giá thu viện phí được tính theo lần khám bệnh và các dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh trực tiếp sử dụng Đối với người bệnh nội trú, biểu giá
thu một phần viện phí được tính theo ngày giường nội trú của từng chuyên
khoa theo phân hạng bệnh viện và các khoản chi phí thực tế sử dụng trực tiếp
cho người bệnh Đối với khám chữa bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính trên cơ sở mức đầu tư của bệnh viện và cũng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đối với người có thẻ Bảo hiểm y tế thì cơ quan bảo hiểm thanh
toán viện phí của bệnh nhân cho bệnh viện
Hiện nay, với chủ trương xã hội hoá các hoạt động chăm sóc sức khoẻ
của Đảng và Nhà nước, các loại hình bệnh viện và cơ sở y tế bán công ngoài công lập ra đời với cơ chế tải chính chủ yếu dựa vào nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế
Nguôn viện trợ và các nguôn thu khác
Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác cũng được Chính phủ Việt Nam
quy định là một phần ngân sách của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và
sử dụng Tuy nhiên bệnh viện thường phải chỉ tiêu theo định hướng những nội
dung đã định từ phía nhà tài trợ
Các nội dung chỉ
Nhóm I: Chi cho con nguoi
Bao gồm các khoản chỉ về lương, phụ cấp lương (được tính theo chế độ hiện hành, kế cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành chính sự nghiệp) và các khoản phải nộp theo lương : bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Nhóm này tương đối ồn định, chiếm khoảng 20% tổng kinh phi
Nhóm II: Chỉ quản lý hành chính
Bao gồm các khoản chỉ: tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, khánh tiết, xăng xe Nhóm này mang tính gián tiếp nhằm
Trang 30“1
duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của bệnh viện Do vậy, các khoản chi này đòi hỏi phải chỉ đúng, chi du, kip thoi va cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu
quả Tỷ lệ nhóm chỉ này nên nằm trong khoảng từ 10-15% tổng kinh phí
Trước đây nhóm chỉ này bị khống chế bởi quy định của Nhà nước với định mức chỉ nhìn chung rất hạn hẹp và bất hợp lý Tuy nhiên, trong cơ chế
mới đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chỉ tiêu nội bộ căn cứ trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện
hành của Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của bệnh viện, đồng thời tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi nguồn tài chính của mình
Cùng với việc chủ động đưa ra định mức chi, đơn vị cần xây dựng
chính sách tiết kiệm và quản lý chặt chẽ các khoản chỉ tiêu Quản lý tốt nhóm này sẽ tạo điều kiện tiết kiệm, tăng thêm kinh phí cho các nhóm khác
Nhóm IHI: Chỉ nghiệp vụ chuyên môn
Bao gồm chỉ mua hàng hoá, vật tư dùng cho công tác điều trị và khám bệnh; trang thiết bị kỹ thuật; sách, tài liệu chuyên môn y té Nhom này phụ
thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện Có thể nói đây
là nhóm quan trọng, chiếm 50% tổng số kinh phí và đòi hỏi nhiều công sức về quản lý Đây là nhóm thiết yếu nhất, thực hiện theo yêu cầu thực tế nên Nhà nước ít khống chế việc sử dụng kinh phí nhóm này Nhóm chỉ nghiệp vụ
chuyên môn có liên hệ chặt chẽ với chất lượng săn sóc bệnh nhân và mục tiêu phát triên bệnh viện
Van dé đặt ra trong việc quản lý nhóm chỉ này là do những quy định không quá khắt khe đòi hỏi các nhà quản lý phải biết sử dụng đúng mức và thích hợp, tránh làm mắt cân đối thu chỉ đặc biệt là thuốc nhưng vẫn giữ dược chất lượng điều trị và nhất là tiết kiệm được kinh phí, tránh lãng phí: chỉ thuốc không quá 50% nhóm chi chuyên môn
Trang 31Nhom IV: Chi mua sam, sta chita tai san cé định
Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định dùng cho hoạt động chuyên môn cũng như quản lý nên thường phát sinh
nhu cầu kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho
những tài sản cố định đã xuống cấp Có thể nói đây là nhóm chỉ mà các bệnh
viện đều quan tâm vì nhóm này có thể làm thay đổi bộ mặt của bệnh viện và
thay đổi công nghệ chăm sóc bệnh nhân theo hướng phát triển từng giai đoạn
Tỷ lệ chi nhóm này nên ở mức trên 20% với bốn mục tiêu chính
* Về sửa chữa : nhìn chung các bệnh viện của Việt Nam đều xuống cấp
và đòi hỏi phải sửa chữa, nâng cấp, mở rộng đặc biệt là trong tình trạng quá tải bệnh nhân như hiện nay Vấn đề đặt ra là phải sửa chữa đúng mức, đầy đủ, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh; đòi hỏi phát huy năng lực quản lý trong nhóm chỉ này nhằm bảo toàn trị giá vốn trong sửa chữa để có kết quả tốt trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn bỏ ra
* Về việc mua sắm tài sản cố định
Bao gồm tiện nghi làm việc và trang thiết bị phục vụ chuyên môn Do tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị cho khám chữa bệnh
trong bệnh viện càng hiện đại, sử dụng kỹ thuật ngày càng cao Nhưng hầu hết các trang thiết bị này được sản xuất ở nước ngoài, giá cả tương đối cao
Vấn đề đặt ra là việc mua sắm phải tính đến giá cả hiệu quả Việc mua sắm
phải tuân thủ theo các quy định của Nhà nước đồng thời bệnh viện phải có chiến lược quản lý và sử dụng công nghệ để đạt hiệu quả
Bưuóc 2 : Thực hiện dự toán : là khâu quan trọng trong quá trình quản
lý tài chính bệnh viện Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề quan trọng đẻ
thực hiện các chỉ tiêu phát triển bệnh viện Tổ chức thực hiện dự toán là nhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị Do đó đây là
một nội dung được đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính của
Trang 32bệnh viện Việc thực hiện dự toán diễn ra trong một niên độ ngân sách (ở
nước ta là một năm từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm)
Căn cứ thực hiện dự toán
+ Dự toán thu chỉ (kế hoạch) của bệnh viện đã được cấp có thâm quyền
phê duyệt Đây là căn cứ mang tính chất quyết định nhất trong chấp hành dự
toán của bệnh viện Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, cùng với việc tăng
cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, một hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý tài chính ngày càng được hoàn thiện Việc chấp hành dự toán thu chỉ ngày càng được luật hoá, tạo điều kiện cho
đơn vị chủ động thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình
+ Khả năng nguồn tài chính có thẻ đáp ứng nhu cầu hoạt động của bệnh
viện
+ Chính sách, chế độ chỉ tiêu và quản lý tài chính hiện hành của Nhà
nước
Bước 3 : Quyết toán
Công tác quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinh phí Đây là quá trình phản ánh đầy đủ các khoản chỉ và báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung và các khoản chỉ tiêu Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết toán có thẻ đánh giá hiệu quả
phục vụ của chính bệnh viện, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồng thời
rút ra ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để làm cơ sở cho việc quản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cơ sở cho việc lập kế
hoạch của năm sau
Bước 4 : Thanh tra, kiểm tra, đánh giá
'Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ cũng đúng như dự kiến Do vậy, đòi hỏi phải có sự thanh tra,kiểm tra thường xuyên để phát hiện sai sót, uốn nắn và đưa công tác quản lý tài chính đi vào nền nếp Việc kiểm tra giúp
Trang 33đơn vị nắm được tình hình quản lý tài chính nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư
Tuy nhiên các tiêu chí đánh giá hiện nay chưa thống nhất và còn nhiều
tranh luận và càng khó khăn do tính đặc thù của mình, hoạt động kinh tế của
bệnh viện gắn bó hữu cơ với mục tiêu “công bằng trong cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân” Hiện nay người ta thường dùng ba nội dung để đánh giá hiệu
quả hoạt động tài chính của bệnh viện Đó là:
+ Chất lượng chuyên môn: liên quan đến cơ cấu tổ chức, phương pháp tiến hành hoạt độngvà tình trạng bệnh nhân khi xuắt viện
+ Hạch toán chỉ phí bệnh viện: liên quan đến chỉ phí kế toán và chỉ phí kinh tế
+ Mức độ tiếp cận các dịch vụ bệnh viện của nhân dân trên địa bàn
1.2.3 Những nhân tố cơ bản tác động đến quản lý tài chính bệnh viện
* Môi trường bên ngoài
Các yếu tố môi trường bên ngoài vừa tạo ra những ảnh hưởng tích cực vừa có thể gây ra những thách thức đối với quản lý tài chính bệnh viện công Các yếu tố môi trường sau đây cần được xem xét:
~ Chính sách, pháp luật của Nhà Nước
Việt Nam đang dần hội nhập sâu hơn vào nên kinh tế khu vực và trên
thế giới, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà Nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đối với y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện hợp
tác quốc tế, thu hút nguồn viện trợ nước ngoài cũng như tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật
Chính sách xã hội hóa cho phép các bệnh viện công đa dạng hóa việc khai thác các nguồn tài chính phục vụ cho công tác khám chữa bệnh Sự cạnh tranh giữa các bệnh viện công lập và dân lập cũng như giữa các bệnh viện
Trang 34công lập với nhau đòi hỏi các bệnh viện phải nâng cao chất lượng hoạt động
khám chữa bệnh và hoàn thiện quản lý tài chính theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển
Chính sách viện phí và bảo hiểm y tế là hai chính sách tài chính y tế có tác động rõ rệt nhất đến quản lý tài chính bệnh viện công Viện phí cũng là một chính sách tăng cường sự tham gia đóng góp của cộng đồng nhất là các đối tượng có khả năng chỉ trả từ đó có thêm nguồn ngân sách đẻ tăng cường
khám chữa bệnh cho người nghèo Do đó, đê đơn vị y tế hoạt động có một
cách có hiệu quả thì cần phải kết hợp hài hòa giữa hai chính sách này trên quan điểm hướng tới mục tiêu công bằng đối với những người thụ hưởng dịch
vụ đó
~ Trình độ phát triển kinh tế xã hội
Từ khi đổi mới đến nay, nước ta đã đạt được những thành tựu quan
trọng : Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trong 5 năm qua (2006
— 2010) đạt 7% Mặc dù trong bối cảnh khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá Kinh
tế phát triển và ồn định là điều kiện tăng đầu tư cho y tế và tăng cường sức khoẻ cho nhân dân Theo quy luật chung, khi điều kiện kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ đầu tư cho y tế cũng càng tăng lên Tính chung NSNN dành cho y tế hiện nay khoảng 7% tổng chỉ NSNN/năm, nếu tính cả Trái phiếu Chính phủ
thì đạt khoảng 7,55%
- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực y tê
Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển rất mạnh mẽ trong lĩnh vực y
tế phục vụ tốt cho công tác chuẩn đoán và điều trị đã mở ra cơ hội hiện đại hóa, phát triển bệnh viện về cả số lượng và chất lượng Do đó đặt ra những
Trang 35nhu cầu cấp thiết trong quản lý bệnh viện nói chung và quản lý tài chính bệnh
viện nói riêng là làm thế nào để bệnh viện có thể duy trì được hoạt động, nâng cao chất lượng bệnh viện mà vẫn dựa trên nguyên tác đảm bảo tính công
bằng, hiệu quả và phát triển
* Môi trường bên trong
~ Nhân tỐ con người
Con người là nhân tố trung tâm trong hoạt động của một tổ chức Đặc biệt do đặc thù của bệnh viện là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho chăm sóc
sức khoẻ con người thì yếu tố con người lại càng quan trọng Nó đòi hỏi con người phải vừa có Tâm vừa có Tài Trong yếu tố con người ở đây cần nhấn mạnh đến cán bộ quản lý Người làm quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nói chung cũng như quản
lý tài chính nói riêng
Một bệnh viện có cán bộ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, có kinh nghiệm, hiểu biết sẽ đưa ra được những biện pháp quản lý
phù hợp, xử lý thông tin kịp thời và chính xác làm cho công tác kế toán tài chính ngày càng có kết quả tốt Và một đội ngũ cán bộ kế toán tài chính có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm, năng động sáng tạo là điều kiện tiền đề để công tác quản lý tài chính đi vào nền nép, tuân thủ các chế độ quy định của Nhà nước về tài chính góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính bệnh viện
~ Mô hình tổ chức và hiệu quả hoạt động của bệnh viện
Ngày nay do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng Người dân ngày càng có điều kiện quan tâm đến sức khoẻ, bệnh tật của mình hơn Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao và càng đa dạng của nhân dân cũng như để cạnh
tranh với các hình thức cung cấp dịch vụ y tế khác đòi hỏi các bệnh viện phải
Trang 36đầu tư các phương tiện hiện đại, kỹ thuật mới, thuốc mới cũng như đầu tư
nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ Điều này đặt hoạt động quản lý tài
chính bệnh viện trước những thử thách mới Do vậy, việc xác định mô hình tổ
chức phù hợp, nâng cao chất lượng hoạt động sẽ tạo cơ sở cho việc quản lý tài chính bệnh viện được tốt
- Mối quan hệ giữa bệnh viện với khách hàng
Trước hết là mối quan hệ giữa bệnh viện với bệnh nhân Trước đây,
mối quan hệ này là mối quan hệ của người phục vụ với người được phục vụ
theo sự phân công có tô chức của bộ máy Nhà nước Mối quan hệ giữa thay thuốc và bệnh nhân không có quan hệ kinh tế, tiền bạc Trong cơ chế, mối quan hệ giữa bệnh viện và bệnh nhân là mối quan hệ giữa người cung cấp
dịch vụ và người trả giá cho các dịch vụ đó Do vậy, quan hệ tốt với bệnh nhân sẽ tạo được uy tín cho bệnh viện đồng thời cũng giúp cho việc đưa ra chính sách, chiến lược, kế hoạch tác nghiệp và xu hướng phát triển hoạt động bệnh viện trong tương lai
Cùng với việc xây dựng uy tín trong hoạt động khám chữa bệnh của mình, bệnh viện có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế thông qua
các dự án viện trợ không hoàn lại Hoặc liên doanh, liên kết, mở rộng hợp tác
đầu tư trong và ngoài nước
Ngoài ra các yếu tố khác như quy mô bệnh viện, vị trí địa lý, hệ thống thông tin cũng có ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính bệnh viện
Trang 37KET LUAN CHUONG 1
Hưởng ứng chủ trương xã hội hóa y tế, Nghị định 43/2006/ ND — CP ra đời quy định quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trong việc tô chức, sắp xếp bộ máy hoạt động, sử dụng nguồn lao động và nguồn lực tài
chính để phát huy mọi khả năng của đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao
Hiện nay bệnh viện đang hoạt động trong một môi trường Kinh tế —
xã hội và môi trường chính sách, pháp lý đang thay đổi Vì thế, còn nhiều vấn đề về quản lý tài chính trong bệnh viện cần cải cách, đổi mới cho phù
hợp với mỗi giai đoạn phát triển của xã hội
Mỗi chính sách ban hành sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khám chữa bệnh Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng chính sách cần phải
được cân nhắc để không làm ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của
nhân dân
Trang 38CHUONG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG KHI ÁP DỤNG CƠ CHÉ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
2.1 KHÁI QUÁT VÈ BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
Bệnh viện Đà Nẵng được thành lập từ trước năm 1945, với tên ban đầu
là Hôspital de Danang Cơ sở đặt tại đường Hùng Vương (nay là Trường Cao Dang Y té TW2) thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng và một phần của Khu
Dược
Bệnh viện lần lượt được mang tên Hôspital Indigène de Danang, Bệnh
viện Đà Nẵng, Trung tâm Y tế toàn khoa Đà Nẵng
Năm 1965, bệnh viện được chuyền về vị trí hiện nay Từ năm 1970, được sự giúp đỡ của tổ chức Malteser, Trung tâm Y tế toàn khoa Đà Nẵng đã phát triển số giường bệnh lên đến 1.000 giường (bao gồm 200 giường của
tế thành phố Đà Nẵng Tháng 01 năm 2003, Bệnh viện Đà Nẵng chính thức
được nâng hạng trở thành bệnh viện Hạng I
Thang 04/2012 thực hiện chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng, hai khoa Sản, Nhi đã chính thức tách khỏi bệnh viện và thành lập Bệnh viện Phụ sản —
Nhi Đà Nẵng
Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp y tế, là tuyến điều trị bệnh nhân cao của
Trang 39thanh phé Đà Nẵng, thu dung điều trị tất cả bệnh nhân trong tỉnh và một số bệnh nhân của các tỉnh lân cận, được Bộ Y tế giao nhiệm vụ: khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, công tác tuyến và chăm sóc sức
khỏe ban đầu, phòng bệnh, hợp tác quốc tế và quản lý kinh tế
Bảng 2.1 Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn từ năm
Trang 40PHÓ GIÁM ĐÓC PHÓ GIÁM ĐÓC PHÓ GIÁM ĐÓC
Phòng Tô || Phòng Kẻ |[ Phòng Tài |ÏPhông Hanh Phòng Phông Phòng Phòng
chức cán || hoạch tổng || chính — Kế || chnh~ Chiđao || Vậtw- || Điều |} Cong nghe
bô hợp toán Quản trị tuyến TIB dường || Thôngtm
sang Lam sang
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bệnh viện Đà Nẵng
2.1.2 Cơ sở vật chất của bệnh viện
Nhằm xây dựng Bệnh viện Đà Nẵng trở thành bệnh viện tuyến cuối của khu vực miền Trung và Tây Nguyên, bệnh viện đã tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức như : Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ, Tỏ chức Trái tim vì trái tìm Đức Quốc, Medical Danang foundation để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới bệnh viện với tông vốn đầu tư 11.208.429 USD; khai thác nguồn vốn vay
như ODA Ý, ODA Hàn Quốc, ODA Nhật để mua sắm trang thiết bị mang
tính tập trung chuyên sâu cao với tông vốn dau tu là 18.150.000 USD, trong
đó khối lượng đầu tư chủ yếu là hai khối kỹ thuật và điều trị nội trú Sau khi các dự án đầu tư trang thiết bị kết thúc, Bệnh viện Đà Nẵng sẽ trở thành một bệnh viện đầu ngành của thành phố Đà Nẵng với hệ thống trang thiết bị hiện
đại đáp ứng nhu cầu khám, điều trị bệnh nhân trong các năm trước mắt và lâu
dài Từng bước cải thiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tăng