Nâng cao hiệu quả công tác Đảm bảo an ninh môi trường làng nghề xã phùng xá, huyện thạch thất, thành phố hà nội
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
Hà Nội - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ CẢNH THÌN
Hà Nội – 2022
Trang 3i
CAM KẾT
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác
Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã được
các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng đánh giá luận văn, Hội đồng khoa học Trường Quản trị và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Hoàng Đức Tâm
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB)-ĐHQGHN, đặc biệt là PGS.TS Hoàng Đình Phi người đã cho tôi những kiến thức nền tảng và khoa học về Quản trị an ninh phi truyền thống và PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn người đã nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội đã động viên, bồi dưỡng, đào tạo, giáo dục, rèn luyện học viên trong suốt quá trình học tập
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lớp MNS-08 đã cổ vũ, động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học cao học và làm luận văn tốt nghiệp
Xin kính chúc các Nhà khoa học trong Hội đồng, các quý vị đại biểu, cùng toàn thể các anh chị và các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công
Do đây là chương trình đào tạo liên ngành mới ở nước ta và trên thế giới đòi hỏi những kiến thức rất tổng hợp, bản thân còn có những hạn chế nhất định về kiến thức, thời gian, thông tin vì vậy trong quá trình làm luận văn, khó tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và bổ sung của các thầy cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Hoàng Đức Tâm
Trang 5iii
MỤC LỤC
CAM KẾT i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC ĐỘ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG 9
1.1 Nhận thức chung về an ninh môi trường làng nghề và an ninh phi truyền thống 9
1.1.1 Khái niệm chung về an ninh phi truyền thống 9
1.1.2 Khái niệm An ninh môi trường 10
1.1.3 Những biểu hiện mất an ninh môi trường ở Việt Nam 12
1.2 An ninh môi trường làng nghề 13
1.2.1 Khái quát về làng nghề 13
1.2.2 Đặc điểm của an ninh môi trường làng nghề 14
1.2.3 Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề 16
1.2.4 Tổng quan về An ninh môi trường tại các làng nghề tại Việt Nam 17
1.3 Ảnh hưởng của việc mất An ninh môi trường làng nghề dưới góc độ An ninh phi truyền thống 18
1.4 Quản trị an ninh môi trường làng nghề 20
1.4.1 Khái niệm về quản trị an ninh môi trường 20
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn phương trình Quản trị an ninh phi truyền thống 22
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG AN NINH MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TẠI XÃ PHÙNG XÁ, THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 24
2.1 Khái quát chung về làng nghề cơ kim khí xã Phùng Xá, Thạch Thất, Thành phố Hà Nội 24
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 24
Trang 6iv
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội 25
2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề cơ kim khí Phùng Xá 26
2.2 Thực trạng an ninh môi trường làng nghề Phùng Xá 27
2.2.1 Hiện trạng sản xuất, tái chế của làng nghề cơ kim khí Phùng Xá 27
2.2.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề kim cơ khí xã Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội 31
2.3 Thực trạng điều tra, khảo sát an ninh môi trường 33
2.3.1 Kết quả điều tra, khảo sát thực địa 33
2.3.2 Kết quả điều tra xã hội học 34
2.3.3 Kết quả tham vấn 35
2.3.4 Kết quả xử lý dữ liệu 36
2.4 Đặc điểm đối tượng tham gia khảo sát 37
2.4.1 Đối với hộ sản xuất, tái chế 37
2.4.2 Đối với hộ không sản xuất, tái chế 39
2.5 Đánh giá công tác đảm bảo An ninh môi trường làng nghề tại xã Phùng Xá dưới góc độ an ninh phi truyền thống 41
2.5.1 Đánh giá mức độ an toàn, ổn định và phát triển bền vững môi trường làng nghề 41
2.5.2 Đánh gia chi phí quản trị rủi ro, chi phí mất do khủng hoảng và khắc phục khủng hoảng 48
2.5.3 Đánh giá tổng quát kết quả khảo sát an ninh môi trường làng nghề Phùng Xá 51
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỂU QUẢ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ XÃ PHÙNG XÁ 54
3.1 Cơ sở, căn cứ đề xuất giải pháp 54
3.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị an ninh môi trường làng nghề Phùng Xá 55
3.2.1 Các giải pháp về quy hoạch phát triển làng nghề 55
3.2.2 Giải pháp về Khoa học – Công nghệ 56
3.2.3 Giải pháp về nguồn vốn 60
Trang 7v
3.2.4 Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục 61
KẾT LUẬN 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC
Trang 8vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 BTN&MT Bộ tài nguyên và Môi trường
3 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Trang 9vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê số phiếu phỏng vấn đối với cán bộ, chuyên trách 34
Bảng 2.2 Thống kê số phiếu phỏng vấn khu vực làng nghề xã Phùng Xá 35
Bảng 2.3 Thống kê số phiếu phỏng vấn về công tác đảm bảo an ninh môi trường làng nghề xã Phùng Xá 36
Bảng 2.4 Khảo sát hộ gia đình sản xuất, tái chế 37
Bảng 2.5 Khảo sát hộ gia đình không sản xuất, tái chế 39
Bảng 2.6 Cán bộ quản lý, chuyên trách, cán bộ thôn xóm 40
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp đánh giá an ninh môi trường làng nghề xã Phùng Xá 51
Trang 10viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Vị trí địa lý xã Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội 24
Hình 2.2 Sơ đồ công nghệ gia công kim loại kèm dòng thải 28
Hình 2.3 Sơ đồ công nghệ sản xuất ke, chốt, bản lề kèm dòng thải 29
Hình 2 4 Sơ đồ công nghệ gia công sản xuất đinh kèm dòng thải 30
Hình 2.5 Mức độ an toàn nguồn nước 42
Hình 2.6 Mức độ an toàn không khí 43
Hình 2.7 Cảm nhận về mức độ ô nhiễm tiếng ồn 45
Hình 2.8 Mức độ quan tâm và tham gia của chính quyền địa phương đối với hoạt động sản xuất, tái chế và vấn đề ô nhiễm môi trường địa phương 46
Hình 2.9 Mức độ phổ biến của việc tiếp nhận tin báo về các vụ việc 47
Hình 2.10 Nguồn nước sử dụng 49
Hình 2.11 Cảm nhận chất lượng nguồn nước sinh hoạt nơi sinh sống hiện tại 50
Hình 2.12 Tỉ lệ mắc các bệnh do ảnh hưởng từ môi trường sống 50
Hình 2.13 Các bệnh thường gặp 51
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò hơi 58
Hình 3.2 Sơ đồ xử lý nước thải 59
Trang 111
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Phát triển kinh tế địa phương – làng nghề đang là mối quan tâm của toàn xã hội nhằm tăng mức sống cho dân địa phương, để từ đó dần dần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất, tái chế của các làng nghề
Đối với làng nghề tại Hà Nội, trong những năm qua Hà Nội đã tăng cường công tác bảo tồn và phát triển làng nghề, đến nay đã hỗ trợ được được 56 làng nghề xây dựng thương hiệu trong đó 20 làng nghề được hỗ trợ nhãn hiệu tập thể Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số
có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bao gồm: sản phẩm may mặc; sản phẩm gốm sứ; sản phẩm dệt và thêu ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng; sản phẩm cơ khí; chế biến nông sản thực phẩm (bánh, bún, kẹo, giò chả, bánh chưng, chè, …) Từ những thông tin số liệu thu thập và đánh giá qua các năm của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội Qua khảo sát thực tế đã cho thấy ở những làng nghề nào phát triển được nghề truyền thống thì ở đó người dân ai cũng đủ việc làm, có thu nhập tốt, đời sống ổn định và được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng được phát triển nhanh chóng, xóm làng ngày càng văn minh và tươi đẹp [14]
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và trình UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 12/4/2021 về phát triển ngành nghề nông thôn năm 2021; kế hoạch hỗ trợ xây dựng thương hiệu
và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề năm 2021 Đang tập trung xây dựng chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn thành phố; xây dựng đề cương đề án quy hoạch phát triển làng nghề Hà Nội giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2040; kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; kế hoạch hỗ trợ dự án phát triển ngành nghề nông thôn và kế hoạch hỗ trợ đánh giá tác
Trang 122
động môi trường làng nghề; kế hoạch cơ giới hóa trong nông nghiệp Những năm gần đây, vấn đề này luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cũng như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền vững các làng nghề Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất cũng như quản lý môi trường và thu được hiệu quả đáng kể Song, đối với không ít làng nghề, sản xuất tái chế vẫn đang tăng về quy mô, còn môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng [13]
Đối với làng nghề cơ kim khí xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất – thành phố
Hà Nội nổi tiếng với các sản phẩm cơ khí như cuốc, xẻng, bản lề, cửa cuốn,… tạo ra giá trị kinh tế cao cho địa phương Bên cạnh việc góp phần phát triển kinh tế địa phương, hoạt động nghề cơ kim khí cũng đã gây ô nhiễm môi trường và từng là một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi trường trong thành phố Hà Nội Các giải pháp đã áp dụng cho xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội chưa giúp cải thiện được tình hình do lượng thải ngày càng lớn Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và tìm ra phương hướng quản trị an ninh môi trường hiệu quả hơn qua đó tìm ra được chính sách phát triển làng nghề bền vững vẫn luôn là thách thức đặt ra đối với làng nghề cơ kim khí Phùng Xá, Thạch Thất Chính vì vậy, học viên đã lựa chọn “Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh môi trường làng nghề xã Phùng
Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” để làm nghiên cứu, luận văn đã góp ý được tính cấp thiết về cơ sở lý luận và thực tiễn
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Để có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu, tìm ra yếu tố có thể kế thừa, bổ sung và phát triển Đề tài khoa học sẽ tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo An ninh môi trường làng nghề tại thành phố Hà Nội đã được công bố
2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới về An ninh môi trường
Từ thập niên 1950-1960, một số nước phương Tây bắt đầu quan tâm đến quan hệ giữa vấn đề môi trường với phát triển kinh tế Đến đầu thập niên 1980, họ đưa ra khái niệm “an ninh môi trường” và kể từ đó, vấn đề này ngày càng được nâng lên tầm cao trong an ninh quốc gia
Năm 1972, Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị môi trường con người ở Xtốckhôm (Thụy Điển), tại đây vấn đề an ninh môi trường lần đầu tiên được đưa
Trang 133
vào chương trình nghị sự quốc tế Báo cáo được trình bày ở hội nghị mang tựa đề
“Chỉ có một địa cầu và tuyên ngôn môi trường con người” được thông qua, đã thức tỉnh các nước trong khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần phải chú ý đến bảo vệ môi trường của trái đất [14]
Từ cuối thập niên 1980, vấn đề “an ninh môi trường” được coi là “an ninh phi truyền thống” và là một trong các yếu tố cấu thành nội dung “an ninh tổng hợp” hoặc “an ninh toàn diện” của nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Liên Xô (trước đây) V.V Các chuyên gia Liên Xô còn đưa ra khái niệm “an ninh môi trường sinh thái” trong hệ thống an ninh tổng hợp quốc tế bao gồm giải trừ quân bị, an ninh kinh tế và
an ninh sinh thái Năm 1987, tại Hội nghị bàn về quan hệ giữa giải trừ quân bị và phát triển quốc tế, vấn đề “an ninh môi trường” lần đầu tiên được đưa vào văn kiện chính thức Văn kiện cuối cùng của hội nghị với 150 nước tham dự nhất trí thông qua đã khẳng định, môi trường sống xấu đi là một trong những nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững, giống như nạn nghèo đói, mù chữ, bệnh tật, suy dinh dưỡng
Đến giữa thập niên 1990, khái niệm an ninh môi trường được chính phủ một số nước phương Tây, trước hết là Mỹ chấp nhận Trong Báo cáo chiến lược an ninh của chính quyền Mỹ dưới thời cầm quyền của Tổng thống B.Clinton đã từng nhấn mạnh đến “nguy cơ an ninh phi truyền thống” là “mối đe dọa mới” mà nước
Mỹ đang phải đương đầu
Đối với các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống là giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn Một số quốc gia trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng nghề, điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan Trung Quốc sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì Xí nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng với tốc
độ 20 - 30 % đã giải quyết được 12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn Tại Nhật Bản, với sự thành lập “Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống” là hạt nhân cho sự nghiệp khôi phục và phát triển ngành nghề có tính truyền thống dựa theo “Luật nghề truyền thống” [17]
Các nghiên cứu về làng nghề trên thế giới đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau của làng nghề: môi trường [27], phát triển du lịch làng nghề [26], một số yếu
Trang 144
tố ảnh hưởng, chi phối phát triển làng nghề như kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, thể chế, chính sách, biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa [28]
Nhìn chung, đối với các làng nghề truyền thống, vấn đề ô nhiễm môi trường
là điều không thể tránh Mỗi làng nghề có những điều kiện và thực tế khác nhau do
đó nguồn gây ô nhiễm không giống nhau Các đề tài trên cũng đã chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục khi sảy ra ô nhiễm môi trường làng nghề Áp dụng vào đề tài tác giả đang nghiên cứu sẽ góp phần đánh giá mức độ an ninh môi trường làng nghề Phùng Xá, qua đó tìm ra các giải pháp đảm bảo an ninh môi trường làng nghề
2.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về An ninh môi trường
Tại Việt Nam, hiện nay, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau cho các đối tượng làng nghề khác nhau và đã thu được những đóng góp nhất định
Nguyễn Trần Điện (2016) đã đề cập đến khía cạnh pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông hồng Việt Nam, bao gồm: cơ sở lý luận
về pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề, hiện trạng ô nhiễm làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách hệ thống thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế bất cập, nguyên nhân của những kết quả đạt được cũng như của những hạn chế, bất cập đó và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi về bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nhằm bảo vệ môi trường trong các làng nghề ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng Việt Nam hiện nay
Đề tài nghiên cứu “Làng nghề Việt Nam và môi trường” [18] dựa trên cơ sở
đã nghiên cứu tổng quan về đặc điểm cũng như thực trạng sản xuất, hiện trạng môi trường các làng nghề, tác giả đã đi đến các giải pháp chung nhất cho từng loại hình làng nghề Ở đây cũng đề cập đến việc định hướng xây dựng một số chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững (như các chính sách về hỗ trợ tài chính, chính sách về thị trường, về cơ sở hạ tầng, giáo dục môi trường…) Qua đó đề xuất các giải pháp, nhìn chung tập trung vào hai nhóm giải pháp chính là giải pháp kỹ thuật
và giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các làng nghề [18]
Trang 155
Lê Thanh Hải (2016) đã nghiên cứu phát triển công nghệ và giải pháp quản
lý môi trường, ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long Trong đó, tác giả đã đề xuất và phát triển được mô hình ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm tích hợp theo hướng sinh thái và có chi phí thấp trên cơ
sở quay vòng, khép kín dòng vật chất và năng lượng cũng như tận dụng tối đa lợi thế của hệ sinh thái sẵn có tại các hộ dân trong các làng nghề Mô hình đã được áp dụng thành công ở quy mô hộ gia đình cho 03 nghề điển hình tại 03 làng nghề có qui mô lớn nhất cùng vấn đề môi trường đáng kể nhất trong tổng số gần 500 làng nghề tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long
Liên quan đến khu vực huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội một số nghiên cứu được thực hiện về môi trường làng nghề như sau:
Phạm Thị Thương (2014) “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng đến môi trường của làng nghề cơ kim khí Phùng Xá – Thạch Thất và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp” Nghiên cứu cũng đã phân tích, đánh giá được những ảnh hưởng đến môi trường của làng nghề cơ kim khí Phùng Xá Qua đó đưa ra đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp cho làng nghề cơ kim khí Phùng Xá
Các nghiên cứu trên đã đưa ra được nguyên nhân và giải pháp cho hiện trạng
ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, chỉ khái quát chung và chưa đưa ra được đầy đủ các giải pháp mang tính hiệu quả lâu dài Do đo, tác giả tiếp tục lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình để nghiên cứu chuyên sâu hơn về quy trình, chiến lược, kế hoạch quản trị rui ro môi trường cũng như nghiên cứu và đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường làng nghề Phùng Xá Đặc biệt cần nghiên cứu xâu hơn nữa các chi phí quản trị rủi ro, mất do khủng hoảng và khắc phục khủng hoảng dựa trên phương trình Quản trị an ninh phi truyền thống
3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đảm bảo An ninh môi trường tại làng nghề xã Phùng Xá Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo đảm An ninh môi trường tại làng nghề xã Phùng Xá trong những năm tiếp theo
3.2 Nhiệm vụ
Trang 16- Xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:
Khảo sát thực trạng an ninh môi trường làng nghề cơ kim khí xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Đánh giá An ninh môi trường làng nghề và các vấn đề môi trường tồn tại của làng nghề Phùng Xá
Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh môi trường làng nghề cơ khí cơ khí xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động quản trị an ninh môi trường, quản trị và phát triển bền vững tại làng nghề cơ khí xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu: Trên cơ sở các dữ liệu thông tin
thu được, tác giả sẽ tiến hành phân loại sắp xếp các dữ liệu theo chủ đề; tham khảo tài liệu trực tiếp từ các đơn vị cũng như các tài liệu/số liệu thứ cấp có liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài
Phương pháp thu thập số liệu
- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Dữ liệu và thông tin thứ cấp sử dụng trong bài
viết được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tổng kết của xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất Ngoài ra, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập từ
Trang 177
các báo cáo khoa học, trên các thông tin trang mạng Internet; các bài báo, tạp chí về
ô nhiễm môi trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
- Nghiên cứu tài liệu sơ cấp: Các dữ liệu liên quan đến hoạt động của các hộ
sản xuất kinh doanh, các loại chất thải, vận chuyển, thu gom, ý kiến của đơn vị quản
lý, người dân về ô nhiễm Các dữ liệu được thu thập qua quá trình phỏng vấn trực tiếp tại địa phương
Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra thực địa để đánh giá khách quan
hiện trạng an ninh môi trường tại làng nghề xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội Bảng hỏi được thiết kế các dạng câu hỏi như sau: Câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi hỗn hợp đóng – mở,… Các phiếu khảo sát được thực hiện trong quá trình thực địa (tháng 3/2022) đối với 51 hộ gia đình, trong đó bao gồm 24 hộ gia đình không tham gia hoạt động sản xuất, tái chế, 27 hộ tham gia trực tiếp sản xuất, tái chế (Phụ lục 1, Phụ lục 2) Tác giả cũng đã khảo sát thêm về về công tác đảm bảo
an ninh môi trường làng nghề xã Phùng Xá đối với Cán bộ chuyên trách, Cán bộ quản lý với 16 phiếu (Phụ lục 3)
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Trong quá trình nghiên cứu thực
hiện luận văn, tác giải đã thực hiện nhiều đợt nghiên cứu, khảo sát thực tế tại địa phương, lấy ý kiến trực tiếp từ chính hộ kinh doanh và cán bộ chuyên trách ngành
Phương pháp tham vấn có sự tham gia: tham vấn ý kiến của của lãnh đạo,
cán bộ của xã Phùng Xá nhằm nghiên cứu, đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh môi trường tại địa phương
Phương pháp xử lý dữ liệu: các số liệu, dữ liệu thu thập từ khu vực nghiên
cứu và phiếu phỏng vấn được nhập, mã hóa và xử lý trong Excel Các số liệu được phân tích chủ yếu dựa vào phân tích thống kê, mô tả thông qua các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối, số bình quân để phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường,
7 Bố cục của đề tài
Ngoài phần giới thiệu nghiên cứu, lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục 1, phụ lục 2 và phụ lục 3 luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về An ninh môi trường dưới góc độ An ninh phi truyền thống
Trang 199
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN NINH MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC
ĐỘ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG 1.1 Nhận thức chung về an ninh môi trường làng nghề và an ninh phi truyền thống
1.1.1 Khái niệm chung về an ninh phi truyền thống
Theo tác giả Hoàng Đình Phi, quản trị an ninh phi truyền thống được hiểu là
sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững cá nhân, con người, doanh nghiệp, cộng đồng, quốc gia và cả loài người trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập, biến đổi toàn cầu và biến đổi khí hậu Để có thể đạt được mục tiêu chính trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống đòi hỏi sự tham gia của cả ba chủ thể là: Nhà nước; Con người/Cộng đồng; và Doanh nghiệp cùng với sự vận dụng các công cụ chính như: Sức mạnh & nguồn lực Nhà nước; Sức mạnh, nguồn lực cộng đồng; và sức mạnh nguồn lực của doanh nghiệp [1]
An ninh phi truyền thống khác biệt với an ninh truyền thống ở việc đặt con người làm trọng tâm của các vấn đề như an ninh nhà nước, an ninh cộng đồng (cá nhân) và an ninh doanh nghiệp
Để quản trị an ninh phi truyền thống đối với một chủ thể, chúng ta có thể vận dụng phương trình quản trị an ninh phi truyền thống sau đây:
Phương trình cơ bản của một chủ thể luôn xuyên suốt và đặt nền móng cho các phương trình an ninh phi truyền thống như sau:
Trang 2010
Phương trình an ninh phi truyền thống của chủ thể được sử dụng như một công cụ để hiểu về lĩnh vực an ninh phi truyền thống và được sử dụng để hình dung các công thức khác nhau gắn liền với nhiều ngành nghề khác nhau Từ đó cấu thành các phương trình cụ thể, có khả năng ứng dụng cao với đối tượng phương trình
1.1.2 Khái niệm An ninh môi trường
1.1.2.1 Khái niệm về môi trường
Theo Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2020 (72/2020/QH14): “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”
Thành phần môi trường được tạo thành bởi các yếu tố sau đây: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác Trong đó, không khí, đất, nước, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên là các yếu tố tự nhiên (các yếu
tố này xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người); khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử là yếu tố vật chất nhân tạo (các yếu tố do con người tạo ra, tổn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí của con người) Không khí, đất, nước, khu dân cư là các yếu tố cơ bản duy trì sự sống của con người, còn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh có tác dụng làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú và sinh động
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật
- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình Tuy nhiên sức chứa và khả năng đồng hóa chất thải của môi trường là có giới hạn
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Trang 2111
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, hoạt động sản xuất lương thực và tái tạo môi trường Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng môi trường, không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi
1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến An ninh môi trường
Theo Nguyễn Đình Hòe và Nguyễn Ngọc Sinh (2010) nguyên nhân gây mất
an ninh môi trường bao gồm:
Bản thân hệ môi trường có thể gây mất an ninh một cách tự nhiên Ví dụ một vùng bị thiên tại như lũ lụt, động đất, núi lửa Một hệ môi trường có thể mất an ninh do hoạt động của con người Hoạt động nhân sinh (công nghiệp, khai thác và chế biến tài nguyên, sản xuất tài làng nghề, sinh hoạt…) có thể dẫn đến những biến đổi môi trường Những vấn đề về sa mạc hóa, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu đã từng được thảo luận ở nhiều hội thảo quốc tế và là đối tượng nghiên cứu nhiều năm Tuy nhiên, lại nảy sinh nhu cầu phải phân tích những hiểm họa bắt nguồn từ những suy thoái môi trường xảy ra trường diễn trong mối quan hệ với các điều kiện chính trị và kinh tế - xã hội đang chiếm ưu thế trong một khu vực, nhằm xác định những phương tiện có thể ngăn ngừa tình trạng không ổn định có thể dẫn đến xung đột và
di cư
Mất an ninh môi trường không phải lúc nào cũng đe dọa nơi cứ trú và dẫn đến tình trạng tị nạn Con người vẫn luôn có khả năng thích ứng với hoàn cảnh Nếu tài nguyên trở nên hiếm hoi, họ có thể sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn hoặc sử dụng loại khác thay thế Suy thoái đất có thể ngăn chặn hay giảm bớt nhờ sử dụng kỹ thuật canh tác thích hợp
Bùng nổ dân số và tăng cường tiêu thụ tài nguyên là những yếu tố mấu chốt gây tàn phá môi trường Việc khai thác, chế biến sử dụng tài nguyên không hợp lý cũng như những bất cập trong phân phối tài nguyên có thể dẫn tới xung đột gay gắt,
kể cả trên bình diện quốc gia lẫn quốc tế Gia tăng thiếu hụt tài nguyên nước do khai thác quá mức và do ô nhiễm, sự phân chia không công bằng tài nguyên nước là
Trang 221.1.3 Những biểu hiện mất an ninh môi trường ở Việt Nam
Tình trạng ô nhiễm môi trường sống (hay còn gọi là quá trình tự hủy diệt) do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra gây bức xúc trong dư luận Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế -
xã hội bền vững, đến an ninh môi trường của các thế hệ hiện tại và tương lai
Ô nhiễm môi trường gồm ba loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí
và ô nhiễm nước Hiện nay cả ba loại ô nhiễm này đều vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép tại các khu công nghiệp, làng nghề, đô thị lớn và có chiều hướng ngày càng trầm trọng
- Ô nhiễm các dòng sông (Thị Vải, Đồng Nai, Nhuệ, Đáy, Bưởi…); ô nhiễm biển (fomosa, tràn dầu ở sông Saigon…)
- Ô nhiễm làng nghề
- Ô nhiễm rác thải y tế, rác thải sinh hoạt
- Ô nhiễm công nghiệp
- Ô nhiễm đô thị
- Ô nhiễm khai thác tài nguyên…
Việt Nam là một trong 5 quốc gia ở khu vực châu Á đang phải chịu nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu, nước biển dâng Trong 50 năm qua, thời tiết ở nước ta
có nhiều thay đổi bất thường Nhiệt độ trung bình hàng năm đều tăng
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nông dân, nhất là các hiện tượng khí hậu cực đoan như: nước biển dâng, xâm nhập mặn đang mất đi nhiều diện tích trồng cây lương thực
Sự bất thường của chu kỳ khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút mùa màng mà còn gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác
Trang 231.2 An ninh môi trường làng nghề
1.2.1 Khái quát về làng nghề
Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, có các hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp, kinh doanh độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định về lao động làm nghề cũng như mức thu nhập từ nghề so với tổng số lao động
Làng nghề truyền thống là làng nghề có các hoạt động ngành nghề được hình thành từ lâu đời, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay
Theo nghị định của Chính phủ ban hành: Nghị định 52/2018/NĐ-CP quy định về phát triển ngành nghề nông thôn năm 2018 Để được công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống thì cần phải đáp ứng được những tiêu chí sau:
Hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn như:
- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản;
- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ;
- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn;
- Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ;
- Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh;
- Sản xuất muối;
- Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn
Tiêu chí công nhận nghề truyền thống:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề
Trang 24 Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề nêu trên và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại tiêu chí số 2
Như vậy, các quy định về công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được pháp luật và nhà nước quy định rất rõ Cụ thể Nghị định 52/2018/NĐ-CP quy định về phát triển ngành nghề nông thôn năm 2018 thay thế quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2006
1.2.2 Đặc điểm của an ninh môi trường làng nghề
Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, các con phố
có từ lâu đời gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp, thủ công nghiệp Các làng nghề xuất hiện trong từng làng- xã ở nông thôn sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất - kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen lẫn nhau người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân tham gia trực tiếp vào qua trình tạo ra sản phẩm
Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, công nghệ sản xuất mang tính đơn chiếc Nhiều loại sản phẩm có công nghệ- kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một
số công đoạn trong sản xuất sản phẩm
Đại bộ phận nguyên vật liệu của các làng nghề thường là tại chỗ Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên
Trang 2515
liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương cũng có thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ thêu, thuốc nhuộm song không nhiều
Phần lớn lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo từ đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân Trước kia, do trình độ khoa học và công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công, giản đơn Thời nay, cùng với sự phát triển của khoa học- công nghệ, việc ứng dụng khoa học- công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động thủ công, giản đơn Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong các gia đinh từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng Sau hoà bình lập lại, nhiều cơ
sở quốc doanh và hợp tác xã làm nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho phương thức truyền nghề và dậy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đa dạng và phong phú hơn
Các sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính
mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa mang giá trị thẩm mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong mọi không gian của cá nhân, gia đình, công sở,…Các sản phẩm đều là sự kết giao hài hoà giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật Cùng là đồ gốm sứ, nhưng người
ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh) Từ những con rồng chạm trổ ở các đình chùa, hoa văn trên các trống đồng và các hoạ tiết trên đồ gốm sứ đến những nét chấm phá trên các bức thêu tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề vẫn mang tính địa phương phần lớn, tại chỗ và nhỏ hẹp Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các sản phẩm của làng nghề được bán ra thị trường quốc tế rất nhiều và được người dân các nước
sử dụng rộng rãi Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền
Trang 2616
thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của các địa phương Ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề Cho đến nay, thị trường làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu
Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân
1.2.3 Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), dựa theo các yếu tố về ngành sản xuất, thị trường, nguyên vật liệu và sản phẩm, các làng nghề hiện nay được phân chia thành 8 nhóm chính như sau:
- Làng nghề tái chế phế liệu (37%)
- Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm (24%)
- Làng nghề dệt, nhuộn, thuộc da (5%)
- Làng nghề gia công cơ kim khí (4%)
- Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng (3%)
Giá trị kinh tế: Đối với các nghề truyền thống đã làm ra các sản phẩm hết
sức thiết dụng, độc đáo từ độ vận dụng trong gia đình hàng ngày tới các mặt hàng tinh xảo trong các lễ hội, đình chùa Hàng ngàn thợ giỏi và nghệ nhân đã tạo nên công ăn việc làm trong xã hội và các nghề được truyền lại trong dòng họ, làng xóm hoặc vùng miền, trở thành “Bí quyết” nghề nghiệp qua nhiều đời và được lưu truyền
từ đời này qua đời khác Sản phẩm truyền thống không chỉ đem lại giá trị kinh tế trong nước mà còn đem lại giá trị ngoại tệ khi được xuất khẩu ra nước ngoài
Phát triển du lịch: Giữa du lịch làng nghề và làng nghề truyền thống có mối
quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại với nhau Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề
Trang 2717
truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững Ngược lại các làng nghề truyền thống cũng tạo nên sức hấp dẫn mới lạ thu hút du khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong một mục tiêu phát triển chung
Giá trị văn hóa – xã hội: Đối với sản phẩm của nghề truyền thống đã thể
hiện rõ và bảo tồn được những nét văn hoá, những sắc thái độc đáo của dân tộc Những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện tư duy của người Việt triết lý Á Đông, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc, phong cách sống đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc của sản phẩm [21]
1.2.4 Tổng quan về An ninh môi trường tại các làng nghề tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 6 năm 2018, tính đến tháng 6-2018, cả nước có: 5.411 làng nghề và làng có nghề (trong đó có 1.864 làng nghề truyền thống với 115 nghề truyền thống đã được công nhận), trong đó 60% ở vùng đồng bằng sông Hồng, 23% ở khu vực miền Trung và 17% ở khu vực miền Nam; thu hút khoảng 11 triệu lao động (khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn), trong đó số qua đào tạo có chứng chỉ sơ cấp trở lên chiếm 12,3%
Tuy nhiên, có đến 46% số làng nghề trong diện điều tra có môi trường bị ô nhiễm nặng Đặc biệt, với nước thải, ô nhiễm chất hữu cơ các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá quy chuẩn Việt Nam hàng chục lần
Những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, sản xuất tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố cũng như sự gia tăng nhanh chóng Theo quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Viện nghiên cứu Phát triền Kinh tế - Xã hội Hà Nội thực hiện và các nguồn số liệu khác, hiện nay Hà Nội có tới 1.350 làng nghề và làng có nghề Theo cơ sở dữ liệu từ Cổng thông tin điện tử của Sở Công thương, số làng nghề đã đăng ký và được công nhận đến năm 2016 là 297 làng nghề Hoạt động làng nghề của Hà Nội đã thu hút được được gần 1 triệu lao động tham gia sản xuất, trong đó hơn 700.000 lao động thường xuyên, chiếm 64% trong tổng số lao động cảu làng và chiếm hơn 42% tổng số lao động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên toàn thành phố Số lượng các đơn vị sản xuất kinh doanh trong làng
Trang 2818
nghề có khoảng 168.676 hộ sản xuất, 2063 công ty cổ phần, 4562 công ty TNHH,
1466 doanh nghiệp tư nhân, 164 HTX và 50 hội, hiệp hội Số lao động trong các làng nghề được công nhận là hơn 300.000 người, thu nhập bình quân của 1 lao động làm nghề CN-TTCN trong các làng nghề cao hơn từ 2 – 2,5 lần so với hoạt động sản xuất nông nghiệp (thuần nông) Năm 2015, giá trị sản xuất của khu vực làng nghề đạt trên 7.658 tỷ đồng, chiếm 8,4% giá trị sản xuất công nghiệp toàn Thành phố, trong đó: giá trị sản xuất của 274 làng nghề được công nhận đạt trên 6077 tỷ đồng
1.3 Ảnh hưởng của việc mất An ninh môi trường làng nghề dưới góc độ An ninh phi truyền thống
Nhận thức được tầm quan trọng của an ninh môi trường, Đảng và Nhà nước
đã luôn coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, quan trọng của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội
Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng: “Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do con người, nhất là các dự án phát triển kinh tế gây ra Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị Hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường” [6]
Bảo đảm an ninh môi trường nói chung, về phòng ngừa, ứng phó với khủng hoảng, thảm họa an ninh môi trường nói riêng trong thời kỳ hội nhập quốc tế cần phải có quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu mới, phù hợp, rõ ràng…
- Khủng hoảng, thảm họa an ninh môi trường dưới tác động của biến đổi khí hậu;
- Khủng hoảng và thảm họa ô nhiễm môi trường nước;
- Khủng hoảng và thảm họa môi trường do ô nhiễm không khí;
- Khủng hoảng và thảm họa môi trường do ô nhiễm đất;
- Khủng hoảng và thảm họa môi trường do ô nhiễm rác thải sinh hoạt;
- Khủng hoảng và thảm họa môi trường do ô nhiễm làng nghề;
Trang 2919
- Khủng hoảng và thảm họa môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất;
- Khủng hoảng và thảm họa môi trường trong lĩnh vực y tế và du lịch;
- Khủng hoảng và thảm họa môi trường trong khai thác và sử dụng tài nguyên
- Khủng hoảng và thảm họa môi trường đô thị và nông thôn
Biểu hiện của môi trường bị mất an ninh là: cạn kiệt tài nguyên, thiên tai thường xuyên, thiên nhiên suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô zôn, biến đổi các chu trình sinh – địa, suy giảm đa dạng sinh học… Vì vậy, nếu không giữ được an ninh môi trường thì những thảm họa môi trường sẽ gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, trở thành ngòi nổ cho các bất
ổn xã hội, các cuộc xung đột, chiến tranh và thậm chí hủy diệt loài người
Ở nước ta, bảo đảm an ninh môi trường được coi là một trong những nhiệm
vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội Đảng ta khẳng định: “Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta” [6]
Ngày nay, suy thoái môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu, không chỉ đe dọa an toàn, an ninh cá nhân mỗi con người, mà còn là một trong những nguy cơ lớn đe dọa an ninh quốc gia và sự sống còn của cả xã hội loài người suy thoái và ô nhiễm môi trường và những hiểm họa môi trường có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh An ninh môi trường là một thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống
Mất an ninh môi trường làng nghề gây ảnh hưởng lớn đến con người, môi trường sống và những hệ luỵ đáng ngại như:
Ảnh hưởng đến sinh kế, nghề nghiệp: Ô nhiễm môi trường đất, nước, làm
mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên cằn cỗi không thích hợp cho cây trồng, điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn Hơn nữa sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Trang 3020
Ảnh hưởng về tâm lý: Tác động xấu của môi trường cũng ảnh hưởng đến
tâm lý của con người Các biến chứng tâm lý, bệnh tự kỷ, bệnh võng mạc, sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh nhẹ cân dường như có liên quan đến ô nhiễm không khí lâu dài Cùng với những hệ luỵ sức khoẻ, gánh nặng cho cộng đồng do tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ con người cũng nặng nề hơn
Ảnh hưởng đến an ninh địa phương: Bạo loạn, biểu tình có nguy cơ xảy ra
khi mất an ninh môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư Việc xảy ra tranh cãi, bạo loạn giữa những người làm nghề truyền thống (được xem là tác nhân trực tiếp gây ra mất an ninh môi trường) và những người không làm nghề Từ việc bức xúc do môi trường sống không được đảm bảo sẽ dẫn đến biểu tình và chống đối chính quyền – gây rối trật tự và mất an ninh tại địa phương
Gia tăng bệnh tật: tỉ lệ người mắc các bệnh về tim mạch, não, gan, thận, các
bệnh về da, ung thư,… ngày càng tăng lên do ô nhiễm môi trường làng nghề
Hệ luỵ và gây tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản: Các chất gây ô
nhiễm môi trường có thể gây rối loạn nội tiết tố và can thiệp vào hoạt động của các hormone kiểm soát sự tăng trưởng, phát triển và khả năng sinh sản Các chất hóa học độc hại này làm tác động đến các thụ thể estrogen, androgen và progesterone Điều này dẫn đến các vấn đề bất thường về sinh sản ở người, chẳng hạn như sinh non, sảy thai, dị tật bẩm sinh, số lượng tinh trùng thấp và ung thư tuyến tiền liệt Tác hại của ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh dịch Một số nghiên cứu ở nam giới cho thấy khi tiếp xúc ô nhiễm không khí ở mức độ cao có thể làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng
1.4 Quản trị an ninh môi trường làng nghề
1.4.1 Khái niệm về quản trị an ninh môi trường
"An ninh môi trường là trạng thái mà một hệ thống môi trường có khả năng đảm bảo điều kiện sống an toàn cho con người và sinh vật trong hệ thống đó” [3]
Một hệ thống môi trường bị mất an ninh có thể do các nguyên nhân tự nhiên (thiên tai) hoặc do các hoạt động của con người (khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thải chất độc vào môi trường gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, ) hoặc phối hợp tác động của cả hai nguyên nhân trên
Trang 31Môi trường là một trong ba trụ cột phát triển bền vững Do đó, đòi hỏi tất yếu
là phải quản trị an ninh môi trường bảo đảm an ninh, an toàn về môi trường, phục
Trên cơ sở nghiên cứu về an ninh môi trường, chúng ta có thể đánh gia an ninh môi trường của một chủ thể theo phương trình quản trị an ninh phi truyền thống sau đây:
QUẢN TRỊ AN NINH MÔI TRƯỜNG = (AN TOÀN + ỔN ĐỊNH + PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG) – (CHI PHÍ QUẢN TRỊ RỦI RO + CHI PHÍ MẤT DO KHỦNG HOẢNG + CHI PHÍ KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG)
Trang 3222
S3 - Phát triển bền vững: biện pháp, công cụ bảo vệ và phát triển các giá trị
môi trường (thể chế, chính sách, tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường)
C1 - Chi phí quản trị rủi ro: chi phí quản lý, chi phí quan trắc chất lượng môi
trường, …
C2 - Chi phí mất do khủng hoảng: chi phí mất do ô nhiễm môi trường (sức
khỏe người dân, hoạt động sản xuất, mất đất canh tác, giảm năng suất…)
C3 - Chi phí khắc phục khủng hoảng: chi phí khắc phục hậu quả do ô nhiễm
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn phương trình Quản trị an ninh phi truyền thống
Trong khoa học lý luận hiện nay, phương trình Quản trị an ninh phi truyền thống (gọi tắt là phương trình MNS hay 3S-3C) đang được nghiên cứu, ứng dụng nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau dù trong quản trị doanh nghiệp hay nhà nước nhằm mục đích quản trị có hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho các thể nhân, pháp nhân, trong đó có cả pháp nhân công quyền
Tùy vào mục đích sử dụng trong công tác quản trị an ninh phi truyền thống phương trình: S = 3S-3C cũng có thể được nhà nghiên cứu hay quản trị lựa chọn sử dụng ở dạng rút gọn các yếu tố đơn giản như: S= S1-C1 hay S = (S1+S2) – (C1+C2) Phương trình S = 3S-3C thường được dùng kết hợp với một số phương pháp như phương pháp chuyên gia hay Brainstorming Từ đó thiết kế các bảng biểu, câu hỏi, tổng hợp dữ liệu và đánh giá kết quả công tác quản trị an ninh phi truyền thống của 1 chủ thể trong một khoảng thời gian cụ thể là 1 năm hay 2-3-5 năm đã qua Qua đó tìm ra được nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm Phương trình này cũng được dùng để thiết kế các nghiên cứu, tìm kiếm dữ liệu và dự báo về các rủi ro và khủng hoảng trong một giai đoạn tương lai (5 đến 10 năm tới), góp phần thiết kế các chiến lực ứng phó với các rủi ro và mối đe dọa an ninh phi truyền thống trong một số ngành, lĩnh vực
Từ những hiệu quả mang ý nghĩa thực tiễn của phương trình S = 3S-3C đem lại, tác giả đã tin tưởng lựa chọn và áp dụng vào phân tích đề tài: “nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh môi trường làng nghề xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” Qua đó đánh mức độ an ninh môi trường làng nghề để tìm
Trang 3323
ra phương hướng nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh môi trường làng nghề tại địa phương để áp dụng trong giai đoạn 3-5 năm tiếp theo (2022-2027)
Tiểu kết chương 1 Tại chương 1, tác giả đã khái quát được hệ thống các cơ
sở lý luận liên quan đến ANMT làng nghề Từ những tìm hiểu về nguyên nhân gây
ra mất (suy giảm) an ninh môi trường kết hợp với những hậu quả, tác động có thể có của mất an ninh môi trường tại các làng nghề Cùng với đó tác giả cũng đã nêu rõ được khái niệm về An ninh phi truyền thống từ đó áp dụng phương trình quản trị an ninh môi trường để phân tích để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác an ninh môi trường làng nghề dưới góc độ ANPTT
Trang 34Với địa hình xã Phùng Xá khá bằng phẳng, hầu như không có đồi núi, độ cao tuyệt đối từ 4,7 - 5,6m Địa hình không trũng nên chất ô nhiễm không bị tích tụ ở một chỗ mà bị phát tán Mặt khác về nông nghiệp khá thuận lợi vì mưa nhiều sẽ ít bị ngập úng
Điều kiện khí tượng - thuỷ văn:
Trang 3525
Khí hậu: Đặc điểm nổi bật nhất của khí hậu Hà Nội là sự tương phản giữa mùa đông và mùa hè, cả về tính chất phạm vi và cường độ các trung tâm khí áp, các khối không khí thịnh hành và hệ thống thời tiết kèm theo Khí hậu Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh Khí hậu của xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất được quy định bởi những đặc trưng khí hậu của vùng đồng bằng Bắc Bộ: nhiệt đới gió mùa độ ẩm cao và có mùa đông lạnh
Khí hậu của xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất được quy định bởi những đặc trưng khí hậu của vùng đồng bằng Bắc Bộ: Nhiệt đới gió mùa nóng ẩm có mùa đông lạnh
Chế độ thuỷ văn của xã Phùng Xá chịu ảnh hưởng chính của chế độ thuỷ văn sông Đáy và sông Tích có tác dụng lớn trong việc tiêu nước, góp phần giảm tải
ô nhiễm do hoạt động sản xuất gây ra
Tài nguyên nước mặt khu vực nghiên cứu là một vài ao nhỏ nằm rải rác tại các hộ gia đình trong xã Tài nguyên nước ngầm được phân bố trong các khe nứt Cactơ của hệ trầm tích Triat
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
a Hiện trạng sử dụng đất
Xã Phùng Xá có tổng có diện tích 4,65 km², trong đó đất nông nghiệp có tỷ
lệ lớn 63,4% (khoảng 279 ha); đất chuyên dùng chiếm 19,2% (84,5 ha); đất ở 16% (70,4 ha); đất chưa sử dụng khoảng 1,4% (6,2 ha)
Hiện nay, đất trong xã Phùng Xá hầu như đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tuy nhiên vẫn còn một số hiện tượng khiếu nại liên quan đến sử dụng đất nông niệng tại địa phương [20]
b Dân số và lao động
Dân số năm 2021 là 13.195 người, mật độ dân số đạt 2.837 người/km²
c Cơ cấu kinh tế
Làng nghề hiện nay có khoảng 165 doanh nghiệp, hơn 800 hộ sản xuất cơ khí, thu hút hơn 5.000 lao động trong làng và các địa phương khác tham gia làm nghề Hay làng nghề mộc và may xã Hữu Bằng, đến nay, hai nghề này phát triển đã trở thành nghề sản xuất chính của người dân địa phương, với cơ cấu kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chiếm 99% trong cơ cấu kinh tế toàn xã
Trang 36d Văn hoá
Hội Làng Bùng là một lễ hội dân gian được tổ chức vào ngày 10 tháng 1 âm lịch hàng năm tại làng Bùng Lễ hội nhằm tưởng niệm vị tướng thời Lý, Phùng Thanh Hoà Phần lễ gồm tế lễ, thịt lợn còn phần hội gồm có vật, đu Hội làng Vĩnh Lộc là một lễ hội dân gian được tổ chức vào ngày 4 tháng 1 âm lịch hàng năm tại làng Vĩnh Lộc Lễ hội nhằm tưởng niệm đến ông tổ làm cày bừa Phần lễ gồm tế, dâng hương, lễ mặn còn phần hội là thi làm cày bừa
2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề cơ kim khí Phùng Xá
Xã Phùng Xá nay gồm hai làng cổ là Phùng Thôn và Vĩnh Lộc Làng Phùng, còn
có tên nôm là làng Bùng vốn có tên là trang An Hoa, sau lại có tên là Phùng Gia Trang Làng Bùng từng có nghề dệt chồi (hoặc phát âm sồi), lụa và lượt Khăn lượt,
áo lượt, giấy lọc bột tất phải dùng lượt Bùng Có thể thời xưa, đây là một nghề thủ công thịnh vượng và mang lại sự phát triển cao
Sinh hoạt của phường bừa được duy trì hàng năm, tại đó người ta có tổ chức
lễ hội, ôn lại lịch sử nghề truyền thống của làng Nghề sản xuất cày bừa ở đây ngày càng thịnh, đạt phát triển khắp làng, với thêm nhiều mặt hàng thông dụng như bản
lề, cửa xếp, cửa hoa, sắt cây, ống nước, ke chốt, bản lề … được nhân dân cả nước biết đến và tin dùng
Vào thời kỳ trước những năm 1957-1958, nghề cơ kim khí ở làng không được phát huy buộc người dân Phùng Xá đua nhau đi khắp nơi mở xưởng cơ khí làm ăn xa quê để kiếm sống
Nhiều hộ có vốn lớn đã đầu tư mua các loại máy móc, thiết bị hiện đại về mở xưởng như một cơ sở sản xuất của doanh nghiệp nhà nước Trước yêu cầu của thị trường, ở Phùng Xá đã có tới 40 lò mạ kim loại được trang bị máy móc kỹ thuật công nghệ vào loại tiên tiến
Trang 3727
Nghề cơ khí ở đây đang phát triển với tốc độ chưa từng có, những mặt hàng tưởng như tư nhân không bao giờ làm được thì giờ đây đã sản xuất được và còn phong phú, đa dạng hơn nhiều Các hộ gia đình sản xuất, tái chế lớn đã tập trung vốn mở mang nhà xưởng, mua máy móc phương tiện phục vụ cho sản xuất Nhiều
hộ có vốn lớn, có điều kiện đầu tư hàng tỉ đồng đứng ra nhập cả lô tôn lá, tôn tấm, tôn cuốn từ nước ngoài về cung cấp cho các hộ ở xã
2.2 Thực trạng an ninh môi trường làng nghề Phùng Xá
2.2.1 Hiện trạng sản xuất, tái chế của làng nghề cơ kim khí Phùng Xá
Theo khảo sát thực tế cũng như thu thập số liệu từ các nguồn khác nhau số lao động tại làng nghề cơ kim khí Phùng Xá là 3672 người và được chia làm 2 khu vực: điểm sản xuất tập trung của làng nghề (ĐCN) và các hộ sản xuất phân tán tại các thôn trong xã Phùng Xá Các cơ sở sản xuất cơ kim khí ở Phùng Xá hoạt động quy mô nhỏ mang tính hộ gia đình, nhiều gia đình chỉ tham gia vào một trong vài công đoạn nhất định của quy trình sản xuất
Những năm gần đây, làng nghề Phùng Xá, Thạch Thất sản xuất cán thép, làm ống nước, khung cửa… Việc đầu tư máy móc, trang thiết bị chuyên dùng được đẩy mạnh, các khâu sản xuất được cơ khí hóa cao Hiện tại, làng nghề đã được quy hoạch thành cụm công nghiệp Hiện cả xã có 180 công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và gần 1.000 cơ sở sản xuất – kinh doanh, tạo việc làm cho khoảng 7.000 lao động địa phương và trên 1.000 lao động ở các xã lân cận Riêng cụm công nghiệp làng nghề Phùng Xá rộng hơn 10ha, thu hút hàng trăm doanh nghiệp, hộ sản xuất cơ kim khí, mạ điện… Năm 2017, tổng doanh thu làng nghề đạt trên 1.209 tỉ đồng/năm
và tăng đều theo các năm [25]
Sản phẩm của làng nghề Phùng Xá bao gồm: bản lề, cửa xếp, lưới thép, tôn lợp, dây thép buộc, dây thép gai, cuốc, xẻng, cày bừa, đinh các loại, u xà gồ dùng kết cấu khung nhà thép, u cửa xếp cửa cuốn… Công nghệ sản xuất của các sản phẩm này được thể hiện như sau:
Trang 3828
- Gia công kim loại:
Bụi, rỉ sắt, tiếng ồn
hơi kim loại
hơi kim loại
ra, số các hộ làm nghề này còn lại rất ít
Các công đoạn chính của gia công kim loại như sau:
+ Phân loại: sắt phế liệu sau khi được thu mua sẽ được phân loại theo kích thước Quá trình này hoàn toàn được thực hiện thủ công
+ Gia công sơ bộ: Sau khi phân loại, các phế liệu có kích thước được cắt thành nhỏ hơn Quá trình này thực hiện nhằm hỗ trợ quá trình nấu sau này
+ Nấu: Sắt, thép được nung ở nhiệt độ cao đến nóng chảy bằng điện, sau đó được rót vào khuôn tạo thành những thanh thép
+ Cán, kéo: Sắt sau khi được nung đỏ được đưa vào máy cán, máy kéo tạo thành thép dạng dẹt, tấm
Trang 3929
+ Đột dập: thép dẹt, thép tấm lá, tôn cuộn được đưa vào đột dập và tạo hình thành các bán sản phẩm như bản lề, ke, chốt
+ Tẩy rỉ: các bán thành phẩm được tẩy rỉ bằng H2SO4
+ Làm sạch: sau khi được tẩy rỉ, bán thành phẩm được làm sạch bằng nước + Sau khi làm sạch, bán thành phẩm được tẩy axit bằng NaOH và nhúng thấm HCl trước khi mạ kẽm
+ Mạ kẽm: tương tự như trong dây chuyền sản xuất dây thép Trong quá trình
mạ của các hộ sản xuất ke, chốt, bản lề còn sử dụng thêm NaCN, H2CrO4
Hình 2.3 Sơ đồ công nghệ sản xuất ke, chốt, bản lề kèm dòng thải
Nguồn: UBND xã Phùng Xá
- Quá trình sản xuất đinh, dây thép
Quy trình sản xuất đinh, dây thép gồm các công đoạn sau:
+ Rút dây: thép cuộn được nung nóng đỏ rồi đưa vào máy rút dây tạo thành các loại dây có đường kính khác nhau
Trang 40- Đánh giá về công nghệ tái chế kim loại:
+ Thu gom tốn nhiều công lao động và phân loại hoàn toàn thủ công nên hiệu suất thấp;
+ Không tách riêng các loại phế thải nguy hiểm: như đồ đựng hoá chất, đầu đạn lẫn trong sắt phế liệu;
+ Chỉ phân loại bằng cảm tính và mắt thường nên không loại được tạp chất; + Các thiết bị nấu, cán, kéo đã có bộ điều nhiệt, làm việc bán tự động;
+ Các thiết bị cắt, đột dập yêu cầu lượng nhân công lớn, nguy cơ xảy ra mất an toàn lao động cao;
+ Công đoạn làm sạch nguyên liệu trước khi mạ do những người thợ chưa áp dụng được công nghệ mới nên không khống chế được lượng nước sử dụng, lượng nước thải so với một đơn vị thành phẩm là rất lớn;
+ Các loại sản phẩm tái chế chưa phong phú
Thép cuộn
Dây rút
Dập đinh
Đinh