Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc hiệp hội doanh nghiệp thành phố hà nội
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng ấn tượng nhất trên thế giới trong hai thập kỷ qua Sau khi thực hiện công cuộc đổi mới vào cuối thập kỷ 80, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng trung bình mỗi năm gần 6% và giúp đưa hàng triệu người thoát nghèo Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây không ảnh hưởng quá nhiều tới Việt Nam như nhiều quốc gia khác trên thế giới Cộng đồng các nhà tài trợ coi Việt Nam như một trong những câu chuyện thành công về hiệu quả của những nỗ lực hỗ trợ phát triển quốc tế Các nhà đầu tư cũng nhìn nhận Việt Nam như một điểm đến ngày càng hấp dẫn Các doanh nghiệp Việt Nam vì thế có nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức Một trong những thách thức đó là mức độ cạnh tranh tại thị trường trong nước ngày càng khốc liệt nhất là sau khi gia nhập WTO Để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình vì đó là chìa khóa dẫn đến thành công của tất cả các doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là nguồn đáng kể tạo việc làm, sự cạnh tranh, và sự tăng trưởng cho nền kinh tế Theo một số học giả, doanh nghiệp nhỏ và vừa là nguồn lực chính của lợi thế cạnh tranh và phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia đang phát triển (Crossan và Apaydin, 2009; Dess và Picken, 2000; Donner,
2007) Tuy nhiên, DNNVV có đặc điểm là nguồn lực bị giới hạn và thường đối mặt với áp lực cạnh tranh ảnh hưởng tới khả năng sinh tồn của doanh nghiệp
Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thông qua thống kê khảo sát tại các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội doanh nghiệp Hà Nội sẽ đưa ra các khuyến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh giúp DNNVV phát triển bền vững trên thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.
Tình hình nghiên cứu
(1) Nguyễn Trần Sỹ, (2013) Năng lực động-hướng tiếp cận mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số
12 (22) - Tháng 09-10/2013 đã trình bày các nội dung về năng lực động, các thành
9 phần cơ bản của năng lực động và sự cần thiết phải nâng cao năng lực động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường động Tác giả bài báo đã đưa ra mô hình năng lực động gồm có: năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo, năng lực thích nghi, năng lực tiếp thu, năng lực kết nối và năng lực tích hợp trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về năng lực động của doanh nghiệp nhỏ và vừa Bài báo này có hạn chế là chưa đưa ra mô hình nghiên cứu và chưa tiến hành điều tra khảo sát để kiểm định mô hình và phát hiện nguồn năng lực động của các doanh nghiệp vửa và nhỏ ở Việt Nam
(2) Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nghiên cứu năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM, B2007-09-46TĐ, Trường ĐH Kinh tế TPHCM giới thiệu về năng lực động và đề xuất một số hướng nuôi dưỡng và phát triển nguồn năng lực động để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, dựa vào kết quả nghiên cứu về năng lực động doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đồng thời đề xuất về giải pháp xây dựng và nuôi dưỡng năng lực cạnh tranh động cho các doanh nghiệp Việt Nam Bài báo đề xuất bốn yếu tố vô hình tạo nên năng lực động của doanh nghiệp bao gồm: (1) năng lực marketing, (2) năng lực sáng tạo, (3) định hướng kinh doanh, và (4) định hướng học hỏi Qui trình nghiên cứu bao gồm hai bước chính, nghiên cứu sơ bộ với mẫu kích thước n được sử dụng để đánh giá sơ bộ thang đo và nghiên cứu chính thức với mẫu kích thức n23 được sử dụng để kiểm định lại thang đo và mô hình nghiên cứu Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích nhân tố khẳng định CFA được sử dụng để kiểm định lại thang đo và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy hai yếu tố năng lực động─năng lực marketing và định hướng kinh doanh─là hai yếu tố tác động mạnh nhất vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Tiếp theo là năng lực sáng tạo và định hướng học hỏi
(3) Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) và Học viện Năng lực Cạnh tranh Châu Á của Singapore (ACI), (2010), Báo cáo Năng lực cạnh tranh Việt Nam 2009 – 2010 tiêu cung cấp đầu vào cho quá trình ra quyết định và lựa chọn chính sách của các nhà lãnh đạo Việt nam trên ba khía cạnh:
- Một bộ dữ liệu về các kết quả kinh tế, hoạt động của nền kinh tế cũng như các yếu tố nền tảng của NLCT Việt Nam;
- Một khung phân tích nhằm phân tích các số liệu và mối liên hệ tương quan giữa các yếu tố của NLCT;
- Những đề xuất cụ thể về các ưu tiên chính sách và các bước thực hiện chi tiết
(4) World Economic Forum (WEF), (2013–2014) The Global Competitiveness Report Báo cáo năng lực cạnh tranh các quốc gia trình bày năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao, là tăng năng lực sản xuất bằng việc đổi mới, sử dụng các công nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường WEF cũng đưa ra một khung khổ các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh tổng thể của một quốc gia và phân chia các yếu tố này thành 3 nhóm lớn:
Nhóm 1 - Môi trường kinh tế vĩ mô (còn gọi là nhóm độ mở)
Nhóm 2 - Thể chế công (còn gọi là nhóm tài chính)
Nhóm 3 - Công nghệ (còn gọi là nhóm sáng tạo kinh tế, khoa học, công nghệ)
Mỗi nhóm trong ba nhóm trên có trọng số khác nhau đối với các nhóm nước thuộc mức độ phát triển khác nhau Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được tham khảo và tính toán từ kho dữ liệu của Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ chức, hiệp hội quốc tế khác Phần quan trọng còn lại là kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp có quy mô toàn cầu về những tiêu chí khó định lượng hoá bằng mô hình toán học
(5) Attila Chikán, (2008),"National and firm competitiveness: a general research model", Competitiveness Review: An International Business Journal, Vol 18 Iss 1/2 pp 20 – 28 nghiên cứu tổng hợp các mô hình đánh giá về năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia và cấp độ doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ và khoảng cách giữa năng lực cạnh tranh quốc gia với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Hạn chế của nghiên cứu này là mới chỉ đưa ra lý luận về mặt lý thuyết mà chưa có chứng thực bằng khảo sát thực tế
(6) Dilek Cetindamar Hakan Kilitcioglu, (2013),"Measuring the competitiveness of a firm for an award system", Competitiveness Review: An International Business Journal, Vol 23 Iss 1 pp 7 – 22 Bài nghiên cứu chỉ ra sự thiếu sót các mô hình và
11 phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp trong các nghiên cứu hiện có và đề xuất mô hình giúp doanh nghiệp tự đánh giá năng lực cạnh tranh của mình Nghiên cứu được chứng thực tại khảo sát 10 doanh nghiệp và khẳng định khả năng ứng dụng của mô hình đánh giá
(7) Richard Li-Hua, (2007),"Benchmarking China firm competitiveness: a strategic framework", Journal of Technology Management in China, Vol 2 Iss 2 pp 105 – 118 đã tổng hợp các nghiên cứu trước đó về đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: năng lực marketing, chính sách chiến lực và năng lực công nghệ
(8) Diep Thanh Tung (2014), Additional Approaches to Assess the Vietnam Provincial Competitiveness Index (PCI), International Business Research; Vol 7, No 3; 2014 Bài báo bổ sung vào thêm chỉ số đánh giá hiệu quả công nghệ vào phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) PCI bao gồm chín chỉ số cấu thành có tác động qua lại và có tầm ảnh hưởng khác nhau trên PCI Đó là các chỉ số chi phí gia nhập thị trường; đất đai và mặt bằng kinh doanh; tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí về thời gian và việc thực hiện các quy định của Nhà nước; các chi phí không chính thức; thực hiện chính sách của Trung ương; ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh và cuối cùng là các chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân,… Nghiên cứu đề xuất thêm chỉ số hiệu quả công nghệ trở thành chỉ số lâu dài để đánh giá năng lực cạnh tranh.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là đánh giá về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung vào các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội
Mục tiêu nghiên cứu được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu sau :
1 Các yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam là gì ?
2 Khung phân tích, thang đo và bộ chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam là gì ?
3 Thực trạng các yếu tố năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ?
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu thứ cấp: Nghiên cứu các tài liệu có sẵn ở trong và ngoài nước về các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh nhằm đưa ra một khung lý thuyết tương đối đầy đủ về đánh giá năng lực cạnh tranh củacác doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
Phương pháp định tính: hình thức điều tra là thảo luận nhóm, phỏng vấn, quan sát Phương pháp định lượng: sử dụng bảng câu hỏi Kỹ thuật phỏng vấn trực diện được sử dụng để thu thập thông tin từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội
Phương pháp xử lý số liệu: Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS
Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy bội được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu.
Đóng góp của đề tài
- Dự kiến những đóng góp của đề tài
✓ 01 bản báo cáo khoa học
✓ 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành
- Khả năng ứng dụng thực tế của đề tài : Tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế
- Số cử nhân được đào tạo trong khuôn khổ của đề tài: Góp phần đào tạo 01 cử nhân
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH
ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Những điểm hạn chế còn tồn tại
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trước áp lực cạnh tranh gay gắt trong thị trường toàn cầu hóa, các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sống còn và phát triển đều hiểu được tầm quan trọng của khả năng cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh của bản thân doanh nghiệp Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất Dưới đây là một số định nghĩa về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được liệt kê dựa trên việc tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước (Bảng 1.1)
Bảng 0.1: Một số khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Buckley (1988) Khả năng của một doanh nghiệp đối mặt và đánh bại đối thủ trong việc cung cấp một sản phẩm (dịch vụ) một cách bền vững (dài hạn) và có lợi nhuận
Khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi về chất lượng của khách hàng, giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ vào thời gian, địa điểm, với giá cả, hình thức, và số lượng theo yêu cầu của khách hàng
Ramasamy (1995) Khả năng gia tăng thị phần, lợi nhuận và tăng trưởng và khả năng duy trì khả năng cạnh tranh trong một thời gian dài
Garelli (2005) Năng lực hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong việc thiết kế, sản xuất và tiếp thị hàng hóa toàn cầu với một mức giá và chất lượng vượt trội hơn các đối thủ bên trong và ngoài nước
Vũ Trọng Lâm (2006) Khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Trần Sửu (2005) Khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững
Nguyễn Hữu Thắng Khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc
(2008) tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Như vậy, quan điểm trước đây về khả năng cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu đơn giản là khả năng đánh bại được các đối thủ Các nghiên cứu sau đó đã bổ sung thêm nhiều yếu tố để giải thích rõ hơn “sự đánh bại” này như: khả năng cung cấp hàng hóa (dịch vụ) có chất lượng vượt trội, tạo ra lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo ra lợi nhuận, phát triển bền vững… Nói một cách khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được hiểu là ưu thế của sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường phụ thuộc vào công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị… nhằm giúp doanh nghiệp đạt được tăng trưởng về lợi nhuận, thị phần và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp mà còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường cạnh tranh như chủ trương của Chính phủ, luật pháp, chính sách khuyến khích hay hạn chế, cơ chế quản lý điều hành của Nhà nước, thị trường và cơ sở hạ tầng Do đó, để đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần nghiên cứu vấn đề này trong mối tương quan chung với môi trường kinh doanh trong và ngoài nước, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
1.2 Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh
Michael Porter (1980) cho rằng “một doanh nghiệp được gọi là có năng lực cạnh tranh phải là doanh nghiệp có khả năng duy trì và tăng cường liên tục khả năng cạnh tranh của mình” Theo quan điểm này, để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình Cụ thể, điều này được thể hiện theo chiến lược cạnh tranh (Bảng 1.2) và các hoạt động tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Hình 1.1)
Bảng 0.2: Chiến lược cạnh tranh PHẠM VI CẠNH TRANH
Chi phí thấp Sản phẩm/dịch vụ khác biệt
Mục tiêu rộng Chi phí thấp Khác biệt hóa
Mục tiêu hẹp Tập trung vào chi phí Tập trung vào khác biệt hóa
Nguồn: Porter (1980) Chiến lược chi phí thấp
Chiến lược này được hiểu là khi doanh nghiệp đạt được mức chi phí thấp so với các đối thủ khác trong ngành với tiêu chuẩn chất lượng nhất định Khi đó, doanh nghiệp hoặc sẽ bán sản phẩm với mức giá ngang giá cả thị trường để thu được lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, hoặc sẽ bán với giá thấp hơn giá cả thị trường để giành thêm thị phần Trong trường hợp cuộc chiến giá cả diễn ra, doanh nghiệp vẫn có thể duy trì một mức lãi nhất định trong khi các đối thủ cạnh tranh buộc phải chịu lỗ Ngay cả khi không có sự xung đột hay mâu thuẫn về giá cả, ngành này phát triển, mở rộng và giá cả giảm xuống, thì những doanh nghiệp có khả năng giữ mức chi phí sản xuất thấp hơn vẫn có thể thu lợi nhuận trong thời gian dài hơn
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ Đây là chiến lược phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp có được những đặc tính độc đáo và duy nhất, được khách hàng coi trọng và đánh giá cao hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh Giá trị gia tăng nhờ tính độc đáo của sản phẩm cho phép doanh nghiệp có thể đặt ra mức giá cao hơn mà vẫn hấp dẫn được khách hàng
Doanh nghiệp lựa chọn phạm vi cạnh tranh hẹp trong ngành cụ thể là một hoặc một số các phân khúc và điều chỉnh chiến lược của mình để phù hợp với các phân khúc đã chọn Bằng cách tối ưu hóa chiến lược nhằm vào các phân khúc mục tiêu, các doanh nghiệp có thể tập trung vào chi phí nhằm tìm kiếm lợi thế về chi phí trong phân khúc mục tiêu hoặc tập trung vào khác biệt hóa hướng đến sự khác biệt trong phân khúc mục tiêu
Các chiến lược này không phải lúc nào cũng tương thích với nhau Nếu một doanh nghiệp cố gắng hành động để đạt được ưu thế trên mọi lĩnh vực thì kết quả là sẽ
17 không đạt được ưu thế nào Vì vậy, Porter (1980) lập luận rằng để thành công dài hạn, mỗi doanh nghiệp cần phải chọn duy nhất một trong số ba chiến lược nêu trên Nếu theo đuổi cả 3 mục tiêu, thì doanh nghiệp sẽ bị lâm vào tình trạng lúng túng và không giành được bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào
Cũng theo Porter (1980), những doanh nghiệp có thể thành công trong việc áp dụng nhiều chiến lược thường phải thành lập các đơn vị kinh doanh riêng biệt, trong đó mỗi đơn vị theo đuổi một chiến lược Bằng cách tách riêng chiến lược cho các đơn vị khác nhau về chính sách hay thậm chí cả văn hóa, doanh nghiệp có thể giảm bớt rủi ro bị rơi vào trì trệ, không thể phát triển Bên cạnh đó, Porter (1980) cũng đồng thời phát triển mô hình các hoạt động cơ bản tạo ra lợi thế cạnh tranh (Hình 1.1)
Nguồn: Porter (1980) Hiệu quả vượt trội