1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

48 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Lập Quy Hoạch Và Quản Lý Quy Hoạch Đô Thị Tại Quận Tây Hồ, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Dương Thị Thu Trang
Người hướng dẫn PGS.TS. Mẫn Quang Huy
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý đất đai
Thể loại niên luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 4,81 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị về tầm nhìn dài hạn sẽ từngbước kiểm soát và hạn chế việc phát triển theo xu hướng dàn trải, khai thácđất không có định hư

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA ĐỊA LÝ

*****

Dương Thị Thu Trang

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI QUẬN TÂY HỒ, THÀNH

PHỐ HÀ NỘI

KhóaNiên luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy

Ngành Quản lý đất đai(Chương trình đào tạo Chuẩn)

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Mẫn Quang Huy

Trang 2

Hà Nội 2024

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA ĐỊA LÝ

*****

Dương Thị Thu Trang

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY

HOẠCH ĐÔ THỊ

Niên luận Ngành Quản lý đất đai(Chương trình đào tạo Chuẩn)Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Mẫn Quang Huy

Hà Nội 2024

Trang 4

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy

Ngành Quản lý đất đai

(Chương trình đào tạo Chuẩn)

Giảng viên hướng dẫn: Mẫn Quang Huy

Hà Nội 2024

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Đề tài Nnghiên cứu và đề xuất Ggiải pháp nâng cao hiệu quả công táclập quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị tại quận Tây Hồ, Thành phố Hànội là nội dung mà em đã nghiên cứu và niên luận tốt nghiệp satrongu thờigian theo học tại khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Trong quátrình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện niên luận này, em đã nhận được nhiều

sự quan tâm, giúp đỡ từ quý thầy cô và bạn bè Để niên luận thành công nhất,eEm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với:

Khoa Địa lý, Trường Đại học khoa học tự nhiên đã tạo môi trường họctập và rèn luyện rất tốt, cung cấp cho em những kiến thức và kỹ năng bổ íchgiúp em có thể áp dụng và thuận lợi thực hiện niên luận

Giảng viên hướng dẫn PGS.TS Mẫn Quang Huy là người thầy đã tậntâm hướng dẫn, giúp đỡ em em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện

đề tài Thầy đã có những trao đổi và góp ý để em có thể hoàn thành tốt đề tàinghiên cứu này

Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đã tạo cơ hội cho em đượchọc tập và rèn luyện tại trường để có những kiến thức, kinh nghiệm trong thực

tế để có thông tin hữu ích cho niên luận

Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian nghiên cứu cóhạn nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi những sai sót Do đó, một lầnnữa em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để em có điều kiện hoànthiện hơn kiến thức của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Tháng 3 năm 2024

Sinh viên Trang

Trang 6

Dương Thị Thu Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH-HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Nội dung, đối tượng nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

1.1 Định nghĩa

1.1.1 Đô thị

1.1.2 Quy hoạch đô thị

1.1.3 Quản lý quy hoạch đô thị

1.2 Nhiệm vụ của công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị

1.2.1 Nhiệm vụ của công tác quy hoạch đô thị

1.2.2 Nhiệm vụ của công tác quản lý quy hoạch đô thị

1.3 Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này

1.3.1 Mục đích

1.3.2 Ý nghĩa

1.4 Quy trình quy hoạch đô thị

1.4.1 Quy trình lập quy hoạch đô thị

1.4.2 Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị

1.5 Pháp lý và chính sách liên quan

1.5.1.Văn bản pháp luật liên quan

1.5.2 Các nghị định có liên quan

1.5.3 Các thông tư có liên quan

1.6 Kinh nghiệm các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam về quy hoạch đô thị

1.6.1 Kinh nghiệm của Xin-ga-po

1.6.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

1.6.3 Kinh nghiệm quy hoạch Barcelona

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TẠI QUẬN TÂY HỒ

2.1 Tổng quan về quận Tây Hồ

2.1.1 Vị trí địa lý

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

2.1.3 Điều kiện KT-XH và cơ sở hạ tầng

Trang 9

2.2 Thực trạng việc thực hiện công tác quy hoạch

2.2.1 Thực trạng về quy hoạch đô thị Việt Nam

2.2.2 Thực trạng về quy hoạch đô thị quận Tây Hồ

2.3 Thực trạng công tác quản lý quy hoạch đô thị

2.3.1 Thực trạng công tác quản lý quy hoạch đô thị Việt Nam

2.3.2 Thực trạng công tác quản lý quy hoạch đô thị quận Tây Hồ

2.4 Những thành tựu đạt được trong công tác lập và quản lý quy hoạch đô thị

2.5 Những thách thức trong công tác quản lý quy hoạch đô thị

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị về tầm nhìn dài hạn sẽ từngbước kiểm soát và hạn chế việc phát triển theo xu hướng dàn trải, khai thácđất không có định hướng rõ ràng dẫn đến cạn kiệt nguồn lực đất dự trữ pháttriển mà đổi lại không nhận được sự hiệu quả trong quy hoạch tầm nhìn bềnvững

Khi nâng cao hiệu quả trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạchcấu trúc sẽ chỉ ra được các yêu cầu quản lý sự thay đổi về sử dụng đất Trungương và địa phương dựa trên kinh nghiệm và chỉ đạo, quản lý rõ ràng để từngbước tổ chức lập quy hoạch chiến lược cho toàn bộ đô thị và lập quy hoạchcấu trúc cho từng phần khu vực sao cho đạt hiệu quả dài hạn nhất

Mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển đôthị xanh Đồng thời phải nâng cao năng lực lập và thực hiện các quy hoạchcho các đơn vị quy hoạch để các cơ sở này có thể lập các phương án quyhoạch có nội dung khả thi, tầm nhìn dài hạn, đáp ứng nhanh kế hoạch triểnkhai quy hoạch phát triển đô thị

Khi đưa ra được giải pháp tốt về mặt quản lý và lập quy hoạch sẽ tạo ramột nền kinh tế phát triển bền vững, giúp cải thiện đời sống nhân dân, cảithiện môi trường và mọi mặt khác trong xã hội

2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

Đánh giá quy hoạch và quản lý quy hoạch của quận Tây Hồ - Lấy địađiểm quận Tây Hồ thủ đô Hà Nội làm nội làm địa điểm nghiên cứu Đưa ranhững thống kê, số liệu để đánh giá từ đó đưa ra cácnhằm đề xuất các giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và quy hoạch tại quậnTây Hồ nói chung và cả nước nói riêng

, Thành phố Hà Nội

Nội dung, đối tượng nghiên cứu

Trang 11

- Điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ quy hoạch, quy mô dânsố, có liên quan tới và các thông tin liên quan khác trong khu vực nghiêncứu

- Tìm hiểuNghiên cứu đánh giá tình hình quy hoạch và quản lý quyhoạch của quận Tây Hồ trong từng giai đoạn

- Chỉ ra những tiến bộ cần phát huy và những thiếu sót cần cải thiện,thay đổi trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch của quận Tây Hồ

- Đối tượng nghiên cứu: Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

[3.] Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp sau đây được áp dụng trong nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Điều tra, thu thập các tài liệu số liệu

về quy hoạch địa chính, quy hoạch tại Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

- Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin dữ liệu

- Phương pháp so sánh đánh giá và phân tích SWOT

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp luận

[4.] Ý nghĩa đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về "Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch

và quản lý quy hoạch đô thị" mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bối cảnhphát triển đô thị ngày nay Việc phát triển đô thị đang đối mặt với nhiều tháchthức, từ sự tăng trưởng dân số đến vấn đề môi trường và cơ sở hạ tầng Trongbối cảnh này, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị trở thành mộtphần không thể thiếu trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòacủa các khu đô thị

Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của côngtác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị đồng nghĩa với việc tìm kiếmnhững cách tiếp cận mới, hiệu quả hơn để đáp ứng các yêu cầu và mongmuốn của cộng đồng, đồng thời tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và không gian

đô thị Qua việc tìm ra các giải pháp phù hợp, đề tài này không chỉ đóng gópvào việc xây dựng các kế hoạch quy hoạch linh hoạt và phù hợp với tình hình

Trang 12

thực tế mà còn hướng tới mục tiêu tạo ra một môi trường sống tốt đẹp hơncho cư dân, đồng thời giảm thiểu các rủi ro và xung đột có thể phát sinh trongquá trình phát triển đô thị.

Trang 13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 1.1 Các khái niệm cơ bản trong quy hoạch đô thịĐịnh nghĩa

1.1.1 Đô thị

Cho đến nay nước ta đã có trên 750 đô thị (31/12/2010 có 755 đô thị).Đây là những trung tâm phát triển của từng vùng Các đô thị này là động lựcthúc đẩy sự phát triển nhằm phát huy triệt để nguồn lao động, nguồn tàinguyên thiên nhiên phục vụ cho lợi ích cộng đồng

Các đô thị lớn giữ vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, kỹ thuật,đào tạo và là đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng, cả nước và quốc tế.Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các trungtâm vùng, tiểu vùng hoặc khu vực

Hệ thống các đô thị nước ta đã được hình thành từ lâu đời Các địađiểm được chọn để xây dựng đô thị đã hội tụ được các yếu tố thuận lợi về tựnhiên, kinh tế và xã hội Vị trí và khoảng cách giữa các đô thị nhìn chung làtương đối hợp lý Ngày nay chúng ta cần phát triển mở rộng các đô thị cũđồng thời xây dựng thêm các đô thị mới nhằm hoàn thiện mạng lưới đô thịtoàn quốc Mỗi đô thị cần phát huy nguồn lực và đặc thù riêng của mình đểphát triển Chẳng hạn như có đô thị phát triển công nghiệp, có đô thị pháttriển du lịch và có đô thị phát triển thương mại

Khoản 1, điều 3 Luật Quy hoạch đô thị định nghĩa: “Đô thị là nơi tậptrung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vựckinh tế phi nông nghiệp; là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóahoặc chuyên ngành; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của quốcgia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương; bao gồm nội thành, ngoại thànhcủa thành phố, nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn”

Theo quy định trên thì điểm dân cư đô thị phải hội tụ đủ các yếu tố cơbản saumới được gọi là đô thị:

- Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúcđẩy sựphát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định

- Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể thấp hơn)

Trang 14

- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp không dưới 65% trong tổng số laođộng, là nơi sản xuất và dịch vụ hàng hoá phát triển.

- Ở đó có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụdân cư đô thị

- Mật độ dân số được xác định tuỳ theo từng loại đô thị phù hợp với đặcđiểm từng vùng

1.1.2 Quy hoạch đô thị

Theo Khoản 4Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009: “Quy hoạch đô thị làviệc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạtầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sốngthích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quyhoạch đô thị”

1.1.3 Quản lý quy hoạch đô thị

Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị là quá trình tổ chức và điều hànhcác hoạt động liên quan đến lập kế hoạch, quy hoạch và phát triển đô thị đểtạo ra một môi trường sống và làm việc thuận lợi, bền vững và phát triển.Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị không chỉ tập trung vào việc thiết kế cụthể của các khu vực đô thị, mà còn bao gồm các hoạt động như quản lý sửdụng đất, phát triển hạ tầng, bảo tồn môi trường, giảm thiểu rủi ro và thúc đẩyphát triển kinh tế và xã hội trong đô thị

1.2 Nhiệm vụ của công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị 1.2.1 Nhiệm vụ của công tác quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị được xác định như là một trong những động lực chotăng trưởng và phát triển đất nước Vì thế, để tạo được động lực tăng trưởngmới, khai thác có hiệu quả tiềm năng cho phát triển, quy hoạch đô thị cần thểhiện rõ và hoàn thành xuất sắc vai trò của mình; phải coi quy hoạch là mộttrong những nhiệm vụ hàng đầu, là khâu then chốt, có tính chất đột phá trongphát triển kinh tế - xã hội, phát triển đất nước nói chung và phát triển đô thịnói riêng

- Nhiệm vụ cơ bản đầu tiên của quy hoạch là tổ chức môi trường sảnxuất Quy hoạch xây dựng cần phải đảm bảo phân phối hợp lý các khu vực

Trang 15

sản xuất (tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, kho tàng, bến bãi ), tổ chức tốtmạng lưới giao thông vận tải Đối với đô thị, quy hoạch cần giải quyết tốt cácmối quan hệ giữa hoạt động sản xuất với các khu vực chức năng khác của đôthị, đặc biệt với khu ở của dân cư để bảo đảm sự hoạt động bình thường củacác cơ sở sản xuất song phải đảm bảo cho môi trường ít bị ô nhiễm hoặc áchtắc các hoạt động khác trong đô thị.

- Nhiệm vụ cơ bản thứ hai: Tổ chức môi trừờng sống với những mốigiao tiếp thuận lợi Với mỗi người dân đều có các nhu cầu sử dụng các côngtrình đô thị hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hay hàng năm Sự giao lưugiữa khu ở với các khucông trình đô thị phải thuận lợi nhờ quy hoạch xâydựng mạng lưới giao thông đô thị hợp lý, Ngoài ra sự giao lưu giữa các khuchức năng của đô thị với các khu vực lân cận ngoài đô thị cũng thuận lợi

- Nhiệm vụ cơ bản thứ ba là tổ chức nghệ thuật kiến trúc trong xâydựng đô thị Để nâng cao chất lượng sống con người cần môi trường sống cócảnh phù hợp với nhu cầu cảm thụ thẩm mỹ Quy hoạch xây dựng khai tháctriệt để lợi thế về điều kiện tự nhiên trong khu quy hoạch sắpxếp công trình,cây xanh, thảm cỏ, mặt nước, độ cao thấp của địa hình trên mặt đất và cácyếu tố khác tạo ra không gian kiến trúc cảnh quan đẹp có sức cuốn hút conngười gắn kết với thiên nhiên

- Nhiệm vụ thứ tư là quản lý sử dụng đất và không gian: Quy hoạch vàquản lý quy hoạch đô thị cũng phải đảm bảo rằng sử dụng đất và không giantrong đô thị được tối ưu hóa và phát triển một cách bền vững Điều này baogồm việc phân bổ đất cho các mục đích khác nhau như dân cư, công nghiệp,thương mại, công viên và vùng xanh

- Nhiệm vụ thứ năm: Tạo ra một môi trường sống và làm việc tốt nhấtcho cư dân: Cuối cùng, nhiệm vụ chính của quản lý quy hoạch đô thị là tạo ramột môi trường sống và làm việc tốt nhất cho cư dân Điều này bao gồm việcđảm bảo an toàn, tiện nghi, và tiếp cận các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục

và văn hóa

1.2.2 Nhiệm vụ của công tác quản lý quy hoạch đô thị

Công tác quản lý quy hoạch đô thị có một số nhiệm vụ sau:

Trang 16

Thực hiện các kế hoạch quy hoạch đô thị: Công tác quản lý quyhoạch đô thị đảm bảo việc thực hiện các kế hoạch và chính sách quy hoạch

đã được phê duyệt, bao gồm việc xây dựng, phát triển hạ tầng, và sử dụngđất đai theo đúng quy định

Quản lý sử dụng đất đai: Đảm bảo việc sử dụng đất đai trong khuvực đô thị là hiệu quả và bền vững, bao gồm việc kiểm soát sự phát triểnxây dựng, quản lý quy hoạch dự án, và xử lý các tranh chấp liên quan đếnđất đai

Điều chỉnh và cập nhật quy hoạch: Thực hiện việc điều chỉnh và cậpnhật các kế hoạch quy hoạch đô thị để phản ánh các thay đổi trong nhu cầuphát triển và môi trường kinh doanh, cũng như để giải quyết các vấn đềphát sinh trong quá trình thực hiện

Bảo tồn di sản văn hóa và môi trường: Quản lý quy hoạch đô thịcũng đảm bảo bảo tồn và phát triển bền vững của di sản văn hóa và môitrường sống đặc biệt trong khu vực đô thị

Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển: Phát triển các chínhsách và cơ chế để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển kinh tếtrong khu vực đô thị, đồng thời đảm bảo rằng sự phát triển là bền vững vàkhông gây hại đến môi trường và cộng đồng

Quản lý dân số và hạ tầng: Đảm bảo rằng hạ tầng đô thị như hệthống giao thông, cấp nước, cấp điện, và hệ thống thoát nước đáp ứngđược nhu cầu của dân số đô thị đang tăng lên

1.3 Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đô thịnày

1.3.1 Mục đích

- Tối ưu hóa sử dụng không gian: Quy hoạch đô thị giúp phân bổ tàinguyên và không gian một cách hợp lý nhất để đáp ứng nhu cầu phát triển củacộng đồng, đồng thời giảm thiểu lãng phí tài nguyên và không gian

- Phát triển bền vững: Nghiên cứu giải pháp có thể giúp định hình các

kế hoạch phát triển đô thị dựa trên nguyên tắc bền vững, bao gồm việc bảo vệmôi trường, xử lý chất thải, và cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiệu quả

Trang 17

- Tăng cường chất lượng cuộc sống: Bằng cách thiết kế và quản lí quyhoạch đô thị một cách thông minh, có thể tạo ra môi trường sống và làm việcthuận lợi, an toàn, và tiện nghi cho người dân.

- Phát triển kinh tế: Quy hoạch đô thị có thể tạo ra môi trường thuận lợicho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sáng tạo

- Tạo ra các cơ hội việc làm: Bằng cách tạo ra các khu vực côngnghiệp, thương mại và dịch vụ mới, quy hoạch đô thị có thể tạo ra các cơ hộiviệc làm mới và thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương

- Đảm bảo an ninh và an toàn: Quy hoạch đô thị cũng liên quan chặtchẽ đến việc đảm bảo an ninh và an toàn cho cộng đồng, bao gồm việc đặtlịch trình và cơ sở hạ tầng để đối phó với thiên tai và tội phạm

- Tăng cường quản lí và hợp tác: Nghiên cứu giải pháp có thể giúp cảithiện quy trình quản lí và hợp tác giữa các bộ phận chính phủ, các tổ chức phichính phủ và cộng đồng dân cư, từ đó tăng cường hiệu quả của công tác lậpquy hoạch và quản lí đô thị

1.3.2 Ý nghĩa

Quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong phát triển đất nước nói chung

và được xác định như là một trong những động lực cho tăng trưởng Chính vìvậy, để tạo được động lực tăng trưởng mới, khai thác hết tiềm năng cho pháttriển, quy hoạch cần phải dài hơi và đi trước một bước Việt Nam luôn đặt quyhoạch đô thị là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế-

xã hội Việc đưa ra giải pháp cho công tác quy hoạch đô thị và quản lý quyhoạch đô thị là vô cùng quan trọng với mỗi khu vực đô thị Các giải pháp nàykhông chỉ định hình mà còn định hướng cho sự phát triển của các đô thị, tạo

ra một môi trường sống và làm việc tốt nhất cho cư dân Bằng cách tối ưu hóa

sử dụng đất đai, phát triển hạ tầng, và bảo tồn môi trường, các giải pháp quyhoạch đô thị giúp tạo ra không gian đô thị hài hòa, bền vững và an toàn Đồngthời, chúng cũng tạo ra cơ hội đầu tư và phát triển kinh tế, từ đó thúc đẩy sựnghiệp phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng Qua việcbảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa và môi trường, các giải pháp này cũng đảmbảo rằng một phần quan trọng của bản sắc và danh tiếng của mỗi đô thị đượcduy trì và phát triển Tóm lại, việc đưa ra các giải pháp hiệu quả cho công tác

Trang 18

quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch đô thị không chỉ góp phần vào sự pháttriển của thành phố mà còn đảm bảo sự tiến bộ và hạnh phúc của cư dân sốngtrong đó.

1.4 Quy trình quy hoạch đô thị

1.4.1 Quy trình lập quy hoạch đô thị

Theo Điều 16 Luật quy hoạch 2017 Quy trình lập quy hoạch:

1 Quy trình lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gianbiển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia thực hiện theo các bước sauđây:

a) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang

Bộ và địa phương liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình Chínhphủ phê duyệt;

b) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; chủtrì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan nghiêncứu, xây dựng quy hoạch; phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điềukiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xãhội của đất nước, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng

ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch;

c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan lựa chọn tổ chức

tư vấn để xây dựng các nội dung quy hoạch đã được phân công và tổ chứcthẩm định các nội dung này trước khi gửi cơ quan lập quy hoạch;

d) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang

Bộ và địa phương liên quan xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng,liên tỉnh nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch;

đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các Bộ, cơ quan ngang Bộ

và địa phương liên quan xây dựng;

đ) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan điều chỉnh, bổsung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quan lập quyhoạch;

e) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theoquy định tại Điều 19 của Luật này;

Trang 19

g) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiệnquy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;

h) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hộiđồng thẩm định quy hoạch báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyếtđịnh

2 Quy trình lập quy hoạch ngành quốc gia thực hiện theo các bước sauđây:

a) Cơ quan tổ chức lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quanngang Bộ liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt;

b) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; xâydựng quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 19 của Luật này;

c) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiệnquy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;

d) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hộiđồng thẩm định quy hoạch báo cáo Bộ trưởng xem xét trình Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt

3 Quy trình lập quy hoạch vùng thực hiện theo các bước sau đây:

a) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang

Bộ và địa phương liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình Thủtướng Chính phủ phê duyệt;

b) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; chủtrì, phối hợp vái các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan nghiêncứu, xây dựng quy hoạch; phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điềukiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xãhội của vùng, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưutiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch;

c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan lựa chọn tổ chức

tư vấn để xây dựng các nội dung quy hoạch đã được phân công và tổ chứcthẩm định các nội dung này trước khi gửi cơ quan lập quy hoạch;

Trang 20

d) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang

Bộ và địa phương liên quan xem xét, xử lý các vấn đề liên vùng, liên tỉnhnhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch; đề xuấtđiều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địaphương liên quan xây dựng;

đ) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan điều chỉnh, bổsung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quan lập quyhoạch;

e) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theoquy định tại Điều 19 của Luật này;

g) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiệnquy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;

h) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hộiđồng thẩm định quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

4 Quy trình lập quy hoạch tỉnh thực hiện theo các bước sau đây:

a) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chứcliên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, báocáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; chủtrì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyệnnghiên cứu, xây dựng quy hoạch; phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố,điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, cácđịnh hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch;

c) Các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện đề xuấtnội dung đưa vào quy hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách và gửi cơ quan lập quyhoạch;

d) Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chứcliên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành,liên huyện nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy

Trang 21

hoạch; đề xuất Điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các cơ quan, tổchức, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng;

đ) Các cơ quan, tổ chức liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện Điềuchỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quanlập quy hoạch;

e) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theoquy định tại Điều 19 của Luật này;

g) Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiệnquy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;

h) Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hộiđồng thẩm định quy hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

i) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét,thông qua quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

1.4.2 Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị

Theo Điều 7 Luật Quy hoạch đô thị 2009Trình tự lập, thẩm định, phêduyệt quy hoạch đô thị Việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thịphải theo trình tự sau đây:

1 Lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị;

2 Thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị;

3 Lập đồ án quy hoạch đô thị;

4 Thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị

1.5 Pháp lý và chính sách liên quan

1.5.1.Văn bản pháp luật liên quan

Bảng 1.1 Các văn bản pháp luật liên quan

Văn bản quy phạm pháp luật

(Luật)

Ngày hiệu lực

Trang 22

Luật Quy hoạch đô thị 2009 01/01/2010

Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên

quan đến quy hoạch 2018

01/01/2019

1.5.2 Các nghị định có liên quan

Trang 23

Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định

37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý

quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng

dẫn về quy hoạch xây dựng

30/08/2019

Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội

dung về quy hoạch xây dựng

30/06/2015

Nghị định 67/2022/NĐ-CP sửa đổi Điều 4 Nghị định

166/2018/NĐ-CP quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục

lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu

bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng

cảnh

21/09/2022

Nghị định 166/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền,

trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự

án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa,

danh lam thắng cảnh

15/02/2019

Nghị định 05/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 07/01/2022

Trang 24

53/2019/NĐ-CP hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và

điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ

của tuyến sông có đê

Nghị định 53/2019/NĐ-CP hướng dẫn việc lập, thẩm

định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều;

phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

17/062019

1.5.3 Các thông tư có liên quan

Bảng 1.3 Các thông tư có liên quan

Văn bản pháp luật (Thông tư)

Ngày hiệu lực

Thông tư 06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung

Thiết kế đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

27/06/2013

Thông tư 16/2013/TT-BXD sửa đổi Thông tư

06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô

thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

03/12/2013

Thông tư 12/2016/TT-BXD quy định về hồ sơ của

nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy

hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc

thù do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

15/08/2016

Thông tư 20/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định, quản

lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị do

Thông tư 09/2020/TT-BTNMT về ban hành định mức

kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông

liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh do Bộ Tài nguyên và

03/11/2020

Ngày đăng: 14/04/2024, 00:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w