Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, vấn đề giải phỏng con người khỏi sự áp bức bất công, bảo đảm cho phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới là vấn đề được Hồ Chí Min
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NANG
NGUYÊN THỊ HUYỆN
TU TUONG HO CHi MINH VE GIAI PHONG
PHU NU VA VIỆC THỰC HIEN BINH DANG GIỚI
O THANH PHO DA NANG HIEN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỌI VÀ NHÂN VĂN
2015 | PDF | 110 Pages
buihuuhanh@gmail.com
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYÊN THỊ HUYỆN
PHỤ NỮ VÀ VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẢNG GIỚI
Ở THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS LÊ VĂN ĐÍNH
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các cơ quan cho phép sử dụng và chưa từng được công bồ trong bắt kỳ
công trình nào khác
Học viên
Nguyễn Thị Huyền
Trang 42 Mục tiêu nghiên cứu 2 2112121011111 de §
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu :222-22ssssse 5
1.1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng Hỗ Chí Minh vẻ giải phóng phụ nữ 12
12 NỘI DUNG VỀ BÌNH ĐĂNG GIỚI TRONG TƯ TƯỞNG GIẢI
PHÓNG PHỤ NỮ CỦA HÔ CHÍ MINH 2-2: Tổ 1.2.1 Quan niệm của Hỗ Chí Minh về giải phóng phụ nữ _.- 1.2.2 Tư tưởng Hỗ Chí Minh về bình đẳng giới 24
Trang 52.1.2 Đặc điểm tình hình phụ nữ thành phố Da Nẵng 36 2.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN BÌNH ĐĂNG GIỚI Ở THÀNH PHO
2.2.1 Khai quát về bình đẳng giới ở Việt Nam a „41 2.2.2 Bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng — 51
3.2 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG + HO CHi MINH VE GIAI PHONG PHU
NU TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIEN BINH DANG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
Trang 6Hội đồng nhân dân Liên hiệp Phụ nữ
Liên hiệp quốc
Ủy ban nhân dân
,, viên chức, lao động,
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
21 GDP Da Nang giải đoạn 1997 — 2011 (Tỷ đồng) 33
22 [Ty lệnữ tham gia cấp uý các cấp (5) 35
23 _ | Ty lệnữ tham gia đại biểu HĐND 36
34, | Cân bộ công chức nữ tham gia Tan Gao, quan Wy tr „7
cấp quận, huyện trở lên
Số lượng cán bộ, công chức nữ tham gia lãnh đạo,
a5, _ | din ý được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo |
trong các cơ quan hành chính nhà nước, từ cắp quan,
huyện trở lên
2.6 | Đánh giá vẽ tiêm năng lãnh đạo 6
Trang 8
DANH MỤC CÁC BIÊU ĐÒ
2.1 [Cơcẫu GDP theo ngành của Đà Nẵng (%) 34
33 “Thu nhập bình quân đầu người của người dân Đà Nẵng 45
so với cả nước từ 1997 ~ 2012
2-3 | Tÿ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp (%) 4 2.4 | Tý lệ nữ tham gia Hội đông nhân dân các cập (%) 4
Trang 9
MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
“Trong xã hội truyền thống, Nho giáo đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của người Việt Nam, nhất là tư tưởng trọng nam khinh nữ Để thực sự giải phóng phụ nữ, cần có sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong xã hội dé thay đổi tư tưởng thành kiến đối với phụ nữ Cuộc cách mạng giải phóng phụ
nữ trước hết là cuộc cách mạng về tư tưởng, nhận thức, đấu tranh chống lại các quan niệm lạc hậu vẻ vai trò của phụ nữ trong xã hội
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, vấn đề giải phỏng con người khỏi sự áp bức bất công, bảo đảm cho phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới là vấn đề được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm Khi nói đến vai trỏ, vị trí vả đóng góp của nam giới vả phụ nữ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định nam giới và
phụ nữ đều có vai trỏ, vi trí quan trọng, có nhiều đóng góp to lớn góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Chú tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Non sóng gắm vỏe Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ" [39, tr.432] “Muốn có nhiều sức lao động để sản xuất thì phải giải phóng sức lao động phụ nữ” 40, tr249]
“Theo quan điểm của Hỗ Chí Minh, phụ nữ Việt Nam cần phải được bình đẳng với nam giới trong tất cả các quan hệ xã hôi Sự nghiệp đầu tranh
để giải phóng phụ nữ Việt Nam gắn liễn với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa Phụ nữ Việt Nam chỉ thực sự được giải phóng, được bình đăng, tự do, ấm no, hạnh phúc sau khi tiền hành thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Người khẳng định: “Đàn bà con gái cũng nằm trong nhân dân Nếu cả
Trang 10dân tộc được tự do, đương nhiên họ cũng được tự do Ngược lại nếu dân tộc côn trong cảnh nô lệ thì họ và con cải họ cũng sẽ sống trong cánh nô lệ đỏ lã7,tr44]
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về bình đẳng giới đã được Đảng, Nhà nước
ta vận dụng một cách toàn diện vào công cuộc đổi mới đất nước Ngay từ năm
thôi
1930, Chánh cương vẫn tắt của Đảng ta đã nêu rõ: về phương diện xã hội thì thực hiện *nam, nữ bình quyền” Luận cương chính trị của Đảng cũng ghỉ: một trong mười nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam lúc này là “nzm,
nữ bình quyền” [36] Gần 8S năm qua, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hay trong những năm tháng khó khăn của thời kỳ bao cấp, Đảng ta luôn quan tâm ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, để ra đường lối, chủ trương, lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động phụ nữ, chăm lo bồi dưỡng, đảo tạo, cat nhắc, đề bạt nhiều thế hệ cán
bộ, lãnh đạo nữ Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ nữ ngảy cảng tăng về số lượng,
và chất lượng, có phẩm chất đạo đức, không ngừng nâng cao năng lực, trình
độ, bản lĩnh vững vàng, phối hợp cùng với lực lượng nam giới gop phan thúc đây phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng tiếp tục ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết lãnh đạo công tác phụ nữ, thúc đầy bình đẳng giới, vi sự tiến bộ của phụ
nữ Bộ Chính trị đã ban hảnh Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 về đổi mới va tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới; Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/04/2007 vẻ công tác phụ nữ thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm
vụ và giải pháp cụ thể Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW ngày
16/5/1994 về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tỉnh hình mới Trong
các Văn kiện, Nghị quyết, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm nhằm phát huy vai trò của phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ, đồng thời thúc đẩy bình ding
Trang 11giới trong gia đình và xã hội
Ở Việt Nam hiện nay, phụ nữ chiếm 50,8% dân số và 48% lực lượng lao động xã hội Phụ nữ nước ta trước đây đã có những đóng góp hết sức to lớn vào công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giảnh và giữ gìn độc lập, xây dựng Tổ quốc Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, phụ nữ Việt Nam vẫn luôn sát cánh cùng nam giới phần đấu vì mục tiêu "Đán giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" và có những đông góp đáng kể trong các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, Ôn định xã hội cũng như những cống hiến xuất sắc trong việc chăm lo xây dựng gia đình, nuôi dưỡng các thế hệ công dân tương lai của đất nước Không những vậy, nhiễu phụ nữ còn mang lại những vinh quang lớn cho đất nước trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, thé thao; vị thé va vai trò của người phụ nữ ngày cảng, được nâng cao
Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay, tư tưởng trọng nam khinh nữ và những quan niệm, phong tục tập quán lạc hậu gắn với tư tưởng đó chưa phải
đã bị xóa bỏ Định kiến vẻ giới còn tồn tai dai ding trong nhận thức chung của xã hội do ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và tập tục phong kiễn lạc hậu từ lâu đời Khoảng cách vẻ sự bắt bình đẳng giữa nam và nữ vẫn còn tồn tại khá lớn, nhiễu chị em vẫn bị đối xử bất công so với nam giới Vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá cao
Bên cạnh đó, một bộ phận chị em vẫn còn tư tưởng tự tỉ, an phận thủ thường
Điều này do nhiều nguyên nhân khách quan vả chủ quan
Thực hiện bình đẳng giới và thúc đây bình đẳng giới trên các lĩnh vực
sẽ đóng góp một phần hết sức quan trọng trong quả trình phát triển và hội nhập của Việt Nam nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng Phụ nữ Đà
Nẵng, với số lượng ngảy càng đông đảo, chất lượng ngày cảng cao đã trở.
Trang 12thành lực lượng quan trọng, quyết định tới sự phát triển kinh tế xã hội hiện tại
và tương lai của thành phố
Trong những năm qua, việc thực hiện bình đẳng giới ở thảnh pho Da Ning đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyển và xã hội về bình đẳng giới ngày càng được nâng lên Công tác lồng ghép giới vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị ngày cảng được đây mạnh Công tác cán bộ nữ ngây cảng được quan tâm để phấn đấu đến năm
2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp đạt từ 25% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đạt 35-40%, các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ
từ 30% trở lên, có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ:
“Tuy nhiên, thực chất việc thực hiện bình đẳng giới, thúc đây bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội đặc biệt là lĩnh vực chính trị để tương xứng với vai trò, vị trí của phụ nữ trong, thời gian qua ở thành phố Đà Nẵng vẫn chưa đạt được so với mục tiêu đề ra, thâm chí có khi còn có xu hướng giảm tỷ lệ lãnh đạo, đại biểu Hội đồng nhân dân nữ, đặc biệt là vị trí lãnh đạo quan trọng trong hệ thống chính quyền và Đảng Từ thực tế trên, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thực
hiện bình đẳng giới nhằm tìm ra những hạn chế, từ đó đề xuất những giải
pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện bình đăng giới, tạo điều kiện để phụ nữ
có cơ hội phát triển, khẳng định vai trò, vị thể của mình trong xã hội, đáp ứng, được yêu cầu của thời ky công nghiệp hỏa, hiện đại hóa đất nước là việc làm tất cần thiết,
“Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, bản thân chọn đề tài “7 rổng Hồ
Chí Minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng hiện nay” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
“Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh vẻ giải phóng phụ nữ, luận văn phân tích thực trạng thực hiện bình đẳng giới ở thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả việc thực hiện bình đăng giới ở Đà Nẵng hiện nay,
2.2 Nhiệm vụ
Đề thực hiện mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
~ Thứ nhất, phân tích tư tưởng cơ bản của Hỗ Chí Minh về giải phóng phụ
3 Đối tượng và phạm vĩ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tập trung vào đối tượng phụ nữ là cán bô, công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp thành phố ở thành phố Đà Nẵng
3.2 Phạm vĩ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng
phụ nữ và vận dụng tư tưởng đó vào việc thực hiện bình đăng giới ở thành
phố Đà Nẵng hiện nay
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm tư tưởng Hồ Chỉ Minh về
Trang 14phụ nữ và giải phóng phụ nữ
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng các phương pháp
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
'Vắn đề bình đẳng giới là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thể giới trong những thập kỷ qua, là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp, nhiều giới và nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới Trong
đó, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý là một trong những chỉ tiêu quan trong
để đánh giá và đo lường về sự tiền bộ xã hội và bình đăng giới Việt Nam đã
có những nỗ lực to lớn trong việc thúc đẩy bình đẳng giới nói chung và sự
tham gia của cán bộ nữ vào công tác lãnh đạo, quản lý ở các cấp nói riêng Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã quy định các biện pháp cụ thể để thúc đây bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị (Điều 5)
+ Từ góc độ lãnh đạo của Đảng, chỉ tính từ thời kỳ đổi mới đến nay, đã
có nhiễu Chỉ thị, Nghị quyết về công tác cán bộ nữ được ban hành như Chỉ thị
số 44-CT/TW (năm 1984) [2]; Chi thị số 37-CT/TW (năm 1994) về một số
Trang 15vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới [3]; Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước (Nghị quyết nảy đã xác định các chỉ tiêu cụ thẻ: Đến năm
2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ Đại biểu Quốc hội vả Hội đồng nhân dân các cắp từ 35% đến 40%; các cơ quan, đơn vị
có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ) [9] Gần đây, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động giai đoạn đến 2020 nhằm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết số S7/NQ-CP ngày 1/12/2009) [6]; Kết luận của Ban Bí thư về tiếp tục đây mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X “LẺ công tác
?y mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" (Kết luận
nữ ở nước ta hiện nay, qua đó nâng cao vai trò trách nhiệm của cá nhân, trách nhiệm của Nhà nước trong việc thực thi vấn để này [57]
Đề tải nghiên cứu Đánh giả chỉnh sách bình đẳng giới dựa trên bằng chứng (2013) của TS Võ Thị Mai, đã phân tích những vấn đề lý luận và cách
u chính sách về bình đẳng giới, đánh giá thực trạng thực
hiện chính sách về bình đăng giới; đồng thời đưa ra các giải pháp tăng cường
chinh sách về bình đẳng giới đẻ thực hiện bình đẳng giới tốt hơn nữa trong thời
tiếp cân nghiên
kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay [33]
Bài viết Bình đẳng nam nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ ở nước ta (2005) của tác giả Võ Thị Hồng Loan, Đặng Ánh Tuyết, đã phân tích,
Trang 16đánh giá nguyên nhân dẫn đến bắt bình đăng nam nữ, trong đỏ nguyên nhân căn bản nhất đó là kinh tế và đề ra các giải pháp nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đẻ bình đẳng giới [29]
Tác giá Nguyễn Thị Thanh Hòa với bài viết Thực hiện bình đẳng giới
để phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia xảy dựng, phát triển đắt nước (2011)
đã đánh giá những thành tựu đạt được vẻ bình đẳng giới và tiền bộ của phụ nữ trong thời gian qua, đồng thời đưa ra những giải pháp kiến nghị với Đăng, 'Nhà nước tăng cường sự lãnh đạo đẻ thực hiện hiệu quả công tác phụ nữ [19] Với bài viết Bình đẳng giới và công tác phụ nữ ở Uiệt Nam hiện nay
lề cập đến những thành tích và đóng góp của phụ nữ trên các lĩnh vực, những hạn chế trong công tác phụ nữ và đề
(2013) của tác giá Nguyễn Kim Quý,
ra những giải pháp cụ thể thực hiện hiệu quả vấn dé bình đẳng giới và công tác phụ nữ [51]
Đề cập đến các yếu tố tác động đến sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý, luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Bích Tuyền với đề tài “Swe tham gia của phụ nữ trong lành đạo, quản lý ở tính Đẳng Tháp hiện nay” (2014) đã chỉ
ra được 3 yếu tổ cản trở phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý Đó là việc thực thi chính sách về bình đẳng giới còn hạn chế, vẫn còn định kiến khat khe đối với phụ nữ và bản thân nữ cán bộ vẫn còn chưa tự tin khi tham gia lãnh đạo, quán
lý Trên cơ sở phân tích các yếu tổ cản trở, tác giả đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm làm hạn chế những yếu tố cản trở sự tham gia của phụ nữ
trong lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Đồng Tháp [61]
Đối với thành phố Da Nẵng, từ trước đến nay, thành phố cũng đã có một số để tài nghiên cửu về vai trò của phụ nữ trong lao động, việc làm, chăm
sóc sức khoẻ sinh sản, gia đình như: “Aột số giải pháp ngăn chặn tinh trang bạo lực gia đình đối với người phụ nữ ở thành phố Đà Nẵng (2008)"; “Binh
hướng nghề nghiệp cho phụ nữ trong độ tuổi từ 18- 3Š ở vùng đi dời giải
Trang 17tỏa "(2010), ngoài ra từ năm 2012 -2013, Hội LHPN thành phố cũng đã tiến hành "Khảo sắt thực trạng Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục - đảo tao
+ Các bải viết, công trình nghiên cứu trên đã có những liên quan nhất định đến đề tài luận văn, nhưng đều chưa nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở
lý luận cũng như thực tiễn để để ra các giải pháp khả thi thực hiện bình đẳng giới nhằm tạo điều kiện và thúc đây phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý ở thành phố Đà Nẵng
Đề tài “Tư tưởng Hỗ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và việc thực hiện
Đà Nẵng hiện nay
Trang 1810
CHƯƠNG 1
BÌNH ĐĂNG GIỚI - MỘT BỘ PHẬN HỢP THÀNH TRONG
TƯ TƯỞNG CỦA HÒ CHÍ MINH VE GIAI PHONG PHY NU’
1.1 TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ - CƠ
Giải phóng phụ nữ phải toàn diện, đồng bộ và triệt đẻ Giái phóng phụ
nữ không chỉ là giải phóng thân thế, giải phóng tư duy, mà giải phóng cho họ cái gọi là quyền bình đăng Họ có quyền tham gia vào các hoạt động xã hội, phải tạo điều kiện để họ tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội thì mới đảm bảo quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ
Do vậy, giải phóng phụ nữ trước hết phải xóa bỏ ách áp bức dân tộc, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, đem lại hạnh phúc, tự do, dân chú cho con người; làm cho người phụ nữ phát huy được đẩy đủ phẩm giá con người của mình
“Theo chủ nghĩa Mác, trình độ giải phóng phụ nữ là một tiêu chỉ phản ánh trình độ giải phóng xã hội nói chung Muốn thực sự giải phóng phụ nữ thì phái xóa bỏ nguyên nhân kinh tế đẻ ra mọi hình thức áp bức, bóc lột Một mặt, sự kết hôn không còn bị lợi ích tư hữu chỉ phối; gia đình được xây dựng trên cơ sở bình đẳng giữa nam vả nữ về quyền và trách nhiệm Mặt khác, xã
Trang 19c Dinh kién giới, phân biệt đối xử về giới
~ Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ
~ Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
d Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
~ Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
~ Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới
~ Biện pháp thúc đây bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới
~ Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử
Trang 2012
e Mục tiêu bình đẳng giới
Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam vả nữ trong phát triển kinh tế - xã hội vả phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Chí Minh là một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm về đường lối cách mạng và sự chuẩn mực vẻ tính cách Việt Nam trong thời đại mới: giải phóng, dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ nhiều nguồn gốc, trong đó có truyền thống văn hóa phương Đông và văn hóa Việt Nam Những tư tưởng của Người mang tính nhân đạo cao cả, không chỉ phủ hợp với dân tộc Việt Nam mà còn phù hợp với nhân loại tiền bộ Một trong những tư tưởng đó là tư tưởng về giải phóng phụ nữ và bình đẳng nam - nữ
Là một nước nông nghiệp lạc hậu, chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Nho giáo, Hồ Chí Minh thấu hiểu nỗi khổ của người phụ nữ dưới chế
độ cũ bị rằng buộc khắt khe với bao tập tục lạc hậu làm cho người phụ nữ cực khé va dét nat tối tăm, đặc biệt là phụ nữ không duge hoc Tam ly “trong nam khinh nữ” của Nho giáo đã cột chat người phụ nữ vào gia đình Hiểu và thông cảm sâu sắc với người phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Dưới chế độ phong kiển thực dân phụ nữ bị áp bức tàn tệ Ngoài xã hội phụ nữ bị xem.
Trang 21khinh như nô lệ, trong gia đình họ bị kìm hầm bởi xiêng xích tam tong Vi vay cẩn giải phỏng phụ nữ thoát khói xiằng xích trỏi buộc họ,
Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nước ta là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nhân dân ta chịu một cô hai tròng áp bức, mang trong mình nỗi đau của dân tộc mắt nước Người đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân Người đã đi qua khắp năm châu, bón bề Người có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu đời sống phụ nữ khắp nơi, chứng kiến sự phân biệt đối xử với phụ nữ diễn ra ở nhiều quốc gia trên thể giới, Người so sánh đời sống khổ cực của phụ nữ nhiều nước thuộc địa nghẻo, lạc hậu ở phương Đông với phụ nữ các nước phương Tây Người cảng hiểu sâu sắc hơn những căn nguyên gây nên tình trạng đau khổ, bắt bình đẳng mà phụ nữ phải chịu
Từ tìm hiểu cuộc sống phụ nữ khắp năm châu Chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Không chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược của thực dân Trong các bài viết đăng trên báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, Người cùng khổ Hỗ Chi Minh đã trình bay vé tinh cảnh phụ nữ trên thể giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Người đã dành nguyên một chương (Chương XI) để
mô tả về “Mỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ" Người đã nêu sự thật về việc xâm phạm thô bạo các quyển cơ bản của con người, về những áp bức, bóc lột, bắt công, lầm than, tủi nhục ma người phụ nữ Việt Nam phải gánh chịu Người nhận định:
“Dưới chế độ thực dân phong kiển, nhân dân ta bị áp bức và bóc lội, thì phụ nữ ta bị áp bức và bóc lột nặng nẻ hơn” |1, tr.256] *Trong xã hội và gia đình, người phụ nữ bị hạ thấp tột bậc và không được hưởng một chút quyền lợi gỉ " [31, tr.448]
Hỗ Chí Minh không những mô tả, mả còn phê phán các chính sách phản động của thực dân Pháp và phong kiến tay sai đối với phụ nữ Việt Nam
Trang 22đã nghiên cứu tìm ra con đường giải phóng phụ nữ Việt Nam
Hỗ Chí Minh không chỉ dừng lại ở sự tố cáo tội ác của chế độ thực dân
~ phong kiến đối với người phụ nữ mà còn động viên, tổ chức cho người phụ
nữ tham gia công cuộc giải phỏng dân tộc, cứu nước Trong tác phẩm
“Đường Kách mệnh" được tập hợp từ những bài giảng tại các lớp huấn luyện cán bộ cách mạng Việt Nam tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc), giữa những năm 20 (thế kỷ XX), Người viết
“Ông C.Mác nói rằng: “4i biết lịch sử thì biết rằng, muốn sửa sang xã hội không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nỗi Xem tư tưởng và việc làm của đàn bà con gai thi biết xã hội tiến bộ như thể nào?” Ông Lê-nin nói: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết việc nước, như thể cách mệnh mới gọi là thành công” [36, tr228]
Chế độ thực dân đã xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ cực kỳ vô liêm sỉ Để cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, Hồ Chí Minh cho rằng: chỉ có con đường duy nhất là làm cách mạng vô sản Cuộc cách mạng này muốn giảnh thắng lợi phải có phụ nữ tham gia, cách mạng mới thành công Mang trong mình chủ nghĩa yêu nước chân chỉnh, ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, đề rồi khi tiếp xúc với chủ nghĩa Mác - Lênin, Người gắn giảnh độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đấu tranh cho tự do,
Trang 23hạnh phúc của con người, Người luôn xác định, để giải phóng con người Việt Nam nói chung và phụ nữ nói riêng, trước tiên phải tiến hành cách mạng giải
phóng dân tộc, lật đỗ chế độ thuộc địa nửa phong kiến và thiết lập chế độ dân
chủ nhân dân Sau đó, là tiến hảnh cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Sự nghiệp đấu tranh để giải phóng phụ nữ Việt Nam gắn liễn với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa Phụ nữ Việt Nam chỉ thực sự được giải phóng, được bình đẳng, tự do,
ấm no, hạnh phúc sau khi tiến hành thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Người khẳng định:
“Dan ba con gái căng nằm trong nhân đân Nếu cả dân tộc được tự do, đương nhiên họ cũng được tự do Ngược lại nễu dân tộc còn trong cảnh
"B1,
nô lệ thì họ và con cái họ cũng sẽ sống trong cảnh nỗ lệ đó thôi
tr443]
Sự nghiệp giải phóng dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ
có ý nghĩa thực sự khi giải phóng được phụ nữ, Hồ Chỉ Minh chỉ rõ:
“Nói phụ nữ là nói phân nứa xã hội, nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người Nêu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chú nghĩa xã hội chỉ một nữa ” [38, tr.249),
12 NỘI DUNG VẺ BÌNH ĐẢNG GIỚI TRONG TƯ TƯỞNG GIẢI
PHONG PHỤ NỮ CỦA HỖ CHÍ MINH
1.2.1 Quan niệm của Hỗ Chí Minh về giải phóng phụ nữ
“Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, nồi bật và bao trùm
lên tắt cả là tính nhân văn của nhà văn hóa kiệt xuất Hỗ Chí Minh Suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng, trong hoàn cảnh bị tủ đây hay khi là lãnh tụ tối cao của cách mạng, Người cảm nhận sâu sắc thân phận của người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thỏi trong xã hội, nhất là trong xã hội còn chịu ảnh hưởng tàn
dư của chế độ phong kiến và đô hộ, áp bức của chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Trang 2416
Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo Hồ Chỉ Minh là cuộc cách mạng giải phóng
con người, do đó nêu không giải phóng phụ nữ thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội Va chỉ có chú nghĩa xã hội mới thật sự đem lại lợi ích cho con người, trong đó phụ nữ được chăm lo, được giải phóng Đó cũng là công việc quan trọng trong công cuộc kiến thiết nước nhà, tiến lên xây dựng chú nghĩa xã hội
Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh vẻ giải phóng phụ nữ là huy động phụ nữ tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo ra nhiễu cơ hội cho phụ nữ vươn lên, thật sự bình đẳng với nam giới Trong tư tưởng Hỗ Chí Minh về giải phóng phụ nữ, nồi bật 3 nội dung lớn:
a Giải phóng về chính trị
Giải phóng phụ nữ trước hết là giải phóng về chính trị Giải phóng phụ
nữ là một bộ phận của giải phóng dân tộc Bởi vì nước mắt, nhà tan, phụ nữ là người bị đọa đày đau khổ nhất Nước có độc lập thì dân mới có tự do Dân tộc được giải phóng thì phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trong việc ứng
cử và bầu cử vào các cơ quan dân cử, hệ thống chính trị theo Hiển pháp, pháp luật Chỉ có đấu tranh giải phóng dân tộc đi tới giải phóng xã hội, giải phóng, con người và gắn chặt chẽ cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ với sự nghiệp giải phỏng dân tộc thì người phụ nữ mới cỏ tự đo, bình đẳng và hạnh phúc Trong xã hội cũ phụ nữ là người đau khổ nhất, bị áp bức nhiều nhất, do
đó dễ nhạy cảm, với cách mạng phụ nữ lại là lực lượng to lớn trong nhân dân Không có phụ nữ tham gia thì không một cuộc vận động cách mạng nào có thế thành công Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc nhất,
triệt để nhất, toàn diện nhất trong lịch sử loài người, cảng không thể giảnh
được thắng lợi nếu không có sự tham gia tích cực của phụ nữ.
Trang 2517
Sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải gắn liền với sự nghiệp giải phóng, dân tộc, giái phóng giai cấp Dân tộc không được giải phỏng, giai cắp không được giải phóng thì phụ nữ không thể được giải phóng Song, phụ nữ không được giải phóng, không được tham gia làm chủ xã hội thì dân tộc cũng như giai cấp chưa thực sự được giải phóng Không thẻ quan niệm một xã hội văn mình, tiên tiến mà ở đó người phụ nữ còn bị lệ thuộc, không được tự do Trình độ phụ nữ làm chủ trong xã hội là thước đo trình độ phát triển tiến bộ của xã hội, bởi vì phụ nữ là người chịu đựng nhiều nhất tất cả những gì là bất công của xã hội Đúng như Hồ Chú tịch đã nói: “Nếu không giải phóng phụ
nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội một nửa” Nhưng cũng chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hôi mới tạo ra được mọi điều kiện cần thiết về kinh tế và xã hội, về vật chất và tỉnh thần để giải phóng phụ nữ một cách triệt để, thực hiện bình đẳng toàn diện giữa nam và nữ, làm cho người phụ nữ có địa vị xã hội xứng đáng, phát huy được hết mọi tải năng, sức lực cổng hiến cho xã hội, đổng thời có cuộc sống gia đình hạnh phúc Chính vi vậy mà hơn ai hết, phụ nữ là người thiết tha với cách mạng, thiết tha với chủ nghĩa xã hội
Là một bộ phận hữu cơ của phong trào cách mạng, sự nghiệp giải phóng phụ nữ chỉ có thé di lién từng bước với những thắng lợi chung của cách mạng Thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng Tám, chiến thẳng vĩ đại của hai cuộc kháng chiến anh hùng chống đế quốc xâm lược, thành công to lớn của cải cách ruộng đất, của cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội là những bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam đồng thời là những bước nhảy vọt trong đời sống phụ nữ, làm thay đổi căn bản địa vị của người phụ nữ trong xã hội Theo Người, muốn giải phóng phụ nữ một cách triệt để thì phải bảng các hình thức thích hợp đảo tạo và bồi dưỡng họ trở thành những cán bộ giỏi đú sức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Các cấp uỷ
Trang 2618
đảng, cơ quan, đơn vị phải quan tâm chăm lo công tác phụ nữ, đảo tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, vì sự nghiệp giải phỏng phụ nữ Tại Đại hội đại biểu Phụ nữ toản quốc lần thứ III, Chú tịch Hồ Chí Minh đã nói:
*Tất cả phụ nữ phải hãng hải nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ
đất nước, tức là phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất và thực hành tiết
kiệm để xây dựng nước nhà, xây dựng CNXH Muốn làm tròn nhiệm vụ
vẻ vang đó, phụ nữ ta phải xoá bó cái tâm lý tự tỉ và ỷ lại; phải có ÿ chỉ
tự cường, tự lập Phụ nữ phải nhận rõ địa vị người làm chủ và nhiệm
vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng CNXIHT"
40, tr294-296]
Hiến pháp và nhiều đạo luật khác của Nhà nước ta đã ghi rõ quyền bình đẳng về mọi mặt của phụ nữ trong xã hội xác nhận quyên lợi của phụ nữ trong tất cá các lĩnh vực hoạt động xã hội cũng như trong hôn nhân và gia đình Đảng, Nhà nước và các đoàn thể Phụ nữ, Công đoàn, Thanh niên coi trọng việc bồi dưỡng trình độ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật cho phụ nữ, giúp chỉ em giảm bớt gánh nặng gia đình, nâng cao không ngừng vai trò phụ nữ, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong lao đông sản xuất cũng như: trong công tác quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước Lực lượng và khả năng của phụ nữ được Đảng ta, Nhà nước ta động viên, bồi dưỡng và phát huy, đã trở thành một nguồn sức mạnh to lớn và vô cùng quan trọng đề thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ cách mạng Những thành tích vả tiến bộ của phong trào phụ
nữ trong những năm qua đánh dấu một thành công lớn của Đảng ta trong công tác vận động quần chúng, vả cũng là thành tích nổi bật của Hội liên hiệp phụ
nữ Việt Nam
b Giải phóng về xã hội
Vấn đề phụ nữ và bình đẳng nam - nữ được Chủ tịch Hỗ Chí Minh
Trang 2719
quan tâm từ rất sớm Ngay từ năm 1923 khi bàn về vấn đề phụ nữ Hồ Chí Minh cho ring: Van dé phụ nữ thực chất là đảm bảo và thực hiện quyên bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội cho phụ nữ
'Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chú tịch Hồ Chỉ
Minh đã đề ra chủ trương “nam - nữ bình quyễn” và coi đó là một trong mười
nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng Việt Nam Khi tuyên truyền đường lỗi, chính sách của Mặt trận Việt Minh thời kỳ tiền khởi nghĩa, Chú tịch Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định quyền bình ding cia phy nit: Dain ba cing được tự doi Bắt phân nam nữ - phải cho bình đẳng
Phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong việc tham gia công việc xã hội Đồng thời bình đẳng trong hôn nhân với chế độ một vợ một chồng Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ đạo xây dựng Hiển pháp và Luật Hôn nhân gia đình Người nhiều lần bảy tỏ chính kiến trước công luận là phải tiêu diệt tư tưởng phong kiến và đầu
óc gia trưởng, tư tưởng tư sản, trọng nam khinh nữ Đồng thời phụ nữ phải tự giải phóng, tự vươn lên lảm tốt vai trò người phụ nữ trong chế độ mới, chú trọng thiên chức của người phụ nữ trong gia đình Người chỉ rõ: Công bằng cho phụ nữ là sự phân công một cách hợp lý công việc đến từng người, từ) theo khả năng, hoàn cánh cá nhân và sức khoẻ Sự bình đẳng phải được thể
hiện trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
Chủ tịch Hỗ Chí Minh luôn luôn coi lực lượng phụ nữ là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng, một trong những nhân tố quan trọng bảo đảm mọi thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân Người không chỉ nêu lên vai trỏ, vị trí của người phụ
nữ đối với xã hội mà còn là người đi tiên phong trong phong trảo đấu tranh đòi quyền bình đẳng nam nữ Người chỉ rõ: Công tác phụ nữ trong xây dựng CNXH, một trong những nội dung quan trọng là phải đấu tranh giành quyền
Trang 2820
bình đẳng cho phụ nữ Đảng và Chính phủ ta luôn luôn chú ý nâng cao địa vị của phụ nữ Hiến pháp định rõ nam nữ bình đẳng và Luật Hôn nhân gia đình, v.v đều nhằm mục đích ấy Người nhắc nhở các cấp, các ngành phải kính trọng phụ nữ, quan tâm đến đời sống vật chất cũng như tỉnh thần của nữ giới
“Trong tư tưởng Hỗ Chí Minh, giải phóng phụ nữ là vẫn đề cơ bản nhất trong các vấn đề của phụ nữ và quyền bình đẳng giữa nam và nữ là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đẻ này Cá về hai mặt pháp lý và đạo đức, quyền bình đẳng của phụ nữ là một nội dung quan trọng của quyền con người Trong tư tưởng của Người: sự bắt bình đẳng nam nữ không đơn thuần
là bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu, mà chủ yếu là do chế độ kinh tế - xã hội
yêu cầu: Phụ nữ phải
Í gắng học tập văn hóa, chỉnh trị và nghề nghiệp, nếu
không học thì không tiến bộ, có quyết tâm thì nhất định học được, bởi vì khi
có trình độ học vấn, phụ nữ sẽ vươn lên trong công tác, người ta sẽ thấy phụ
nữ có năng lực thực sự
Hơn thế nữa Người luôn quan tâm nhắc nhở các cấp, các ngành: Phải hết lòng giúp đỡ phụ nữ đề chị em tiến bộ vể mọi mặt Việc phát triển phong trảo phụ nữ gắn liền với việc cắt nhắc cán bộ nữ vào các cơ quan, các cấp nhất
Trang 2921
là các cơ quan cấp cao, các ngành thắch hợp với phụ nữ Khi lảm lãnh đạo, phụ nữ ắt mắc tệ tham ô lăng phi, không chè chén, ắt hồng hách, mệnh lệnh như cán bộ nam Trong quan niệm của Người, kắnh trọng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, đảm bảo quyền lợi của phụ nữ là bản chất của chế
độ ta, trong đó, vị trắ xã hội của phụ nữ được Người đặc biệt quan tâm Người phê phán một bộ phận nhân dân chưa hiểu đúng sự nghiệp giải phóng phụ nữ Giải phỏng phụ nữ, theo Người không chắ là Ộđôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quẻt nhà, nấu cơm, rửa bátỢ, *mà phải có sự phân công, sắp xếp lại lao động của toàn xã hội, để phụ nữ tham gia vào các công việc, ngành nghẺ như nam giới" [39] Cũng từ hệ thông pháp luật của Nhà nước cách mạng mà đấu tranh với những ảnh hưởng còn lại từ thời phong kiến, đồng thời lại phải chỗng tư tưởng tự tắ, Ữ lại của chị em phụ nữ
ỘTheo Chủ tịch Hồ Chắ Minh:
nhận và hoàn thành tốt những công việc lớn của đất nước, của cách mạngỢ
Ổing nhue nam giớ
phụ nữ có thể đảm
Người luôn quan tâm đến vị trắ của phụ nữ trong các tổ chức của hệ thống chắnh trị, mong muốn ngày càng có nhiều chị em tham gia các công tác xã hội, trong các cấp uỷ Đảng, cũng như trong các tố chức quần chúng Người nói: ỘNếu cản bộ lãnh đạo là nữ mà ắ, đây cũng là một thiểu sót của ĐảngỢ Chủ tịch Hồ Chắ Minh chỉ ra nguyên nhân của tình trạng phụ nữ ắt được tham gia lãnh đạo, quản lý là do: Aiiễu người còn đánh giá không
đúng khả năng của phụ nữ hay thành kiến, hẹp hỏi Như vậy là rất sai Bác mong rằng các đông chắ hãy thật sự sửa chữa bệnh thành kiến, hẹp hỏi đối với phụ nữ
ằ Giải phóng tâm lý con người
Giải phóng tâm lý tự ti, đầu óc phụ thuộc bởi thân phận người phụ nữ
trong chế độ cũ, phát huy phẩm chất truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong điều kiện xã hội mới, thật sự giải phóng tư tưởng, giải phóng năng
Trang 30lực của phân nữa xã hội để người phụ nữ vươn lên làm chủ bản thân, gia đình, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội
“Phụ nữ phải nâng cao tình thân làm chú, cỗ gắng học tập và phẩn đấu; phải xóa bỏ tư tưởng bảo thú, tự tỉ: phải phát triển chỉ khí tự cường, tự lập” va các cấp uỷ Đảng và Chính quyền: “Phái có phương pháp đào tạo và giúp đỡ để nâng cao hơn nữa địa vị của phụ nữ” Người khẳng định:
*Dưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, người phụ nữ dũng cảm
có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ mà người đàn ông dũng cảm có thể
làm, dù nhiệm vụ ấy đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị lực như việc lái
các con tàu vĩ trụ Phương Đông” [41, tr.97]
Trong cuộc đời hoạt đông cách mạng của mình, Người không chỉ quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ mà còn nhìn thấy sức mạnh to lớn của
họ đối với cách mạng và Người cũng là người tiếp thêm sức mạnh cho chị em vùng đây đấu tranh, giành độc lập dân tộc Người nêu ra nhiễu tắm gương
chiến đấu hy sinh của phụ nữ vì Tổ quốc như Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
từ buổi bình minh của lịch sử và kêu gọi chị em: N#ư buổi ấy là buổi phong
kiến mà đàn bà, con gái còn biết cách mệnh Huống chỉ bây giờ hai chữ
quyên " đã rằm rằm khắp thẻ giới, chị em ta lại gặp cảnh nước suy vi, nỡ lòng
nào ngôi yên được! Chị em ơi! Mau mau đoàn kết lại! Từ ngày dân Việt Nam
tranh được chính quyền, phụ nữ đều ra sức gánh vác công việc Nào giúp đỡ
chiến sĩ, tăng gia sản xuất Nào chống nạn mù chữ, tham gia tuyển cứ, Tuần
lÈ vàng, Đời sống mới việc gì phụ nữ cũng hăng hái.
Trang 31
Người không chỉ là người đầu tiên để cập đến vấn đề giải phóng phụ
nữ, khẳng định vai trỏ, vị trí của họ đối với gia đình và xã hội, đấu tranh đòi quyền bình đăng cho họ mả còn là luôn động viên, khuyên bảo, nhắc nhở chị
em phải tự cố gắng học tập, sáng tạo vươn lên để khẳng định mình chứ không phải chờ Đảng, Chinh phú đề ra các chủ trương, chính sách Người kêu gọi: Chị em phụ nữ nông thôn thi đua góp sức hoàn thành tốt cải cách ruộng dat va lập những tổ đổi công tốt Chị em công nhân và công chức thi đua lảm tròn nhiệm vụ của mình Chị em trí thức thi đua góp phần vào việc phát triển văn hoá Nữ thanh niên tuỳ theo cương vi cia minh, thi dua học và hành, xung phong trong mọi công việc Đồng thời, Người cũng chỉ rõ một thực trạng: Cấp trên có cất nhắc cán bộ phụ nữ nhưng chưa mạnh dạn, tức là còn phần nào chưa coi trọng trí tuệ, tài năng của phụ nữ Vậy phụ nữ phải làm sao cho
quân chúng, và ra sức giúp đỡ chị em giải quyết những thắc mắc khó khăn Đối với các đoàn thể phải có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục pháp luật để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Đối với chính bản thân người phụ nữ, phải tự
đấu tranh vì quyền lợi của mình, không có tư tưởng trông chờ, ÿ lại Người
khuyên chị em phụ nữ cố gắng học tập văn hóa, chính trị, nghề nghiệp Nếu không học thì không tiến bộ Trong công tác vả cuộc sống hàng ngảy, Hồ Chỉ
Minh rất coi trọng đảo tạo đội ngũ cán bộ vả quan tâm, chăm sóc đến cuộc sống của người phụ nữ
Trong Di chúc, Người biểu dương tinh thần chiến đấu, hy sinh và căn
Trang 3224
đặn toàn dân phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ:
*Trong sự nghiệp chẳng Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất Đảng và Chính phú cân phải có kế hoạch thiết thực đề bồi dưỡng, cắt nhắc và giúp đỡ để ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ” {42, tr.504]
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, vấn đề giải phóng con người khỏi sự áp bức bắt công, bảo đảm cho phụ nữ được quyền bình đẳng với nam giới là vấn đẻ được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm
Khi nói đến vai trò, vị trí và đóng góp của nam giới và phụ nữ trong lich sir din tộc Việt Nam, Hỗ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định nam giới và phụ nữ đều có vai trò, vị trí quan trọng; nam giới và nữ giới đều có sự đóng, góp quan trọng trong việc duy trì, xây dựng đời sống gia đình, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Non sông gắm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức thêu dệt mà thêm tốt đẹp ruc rd” [39, tr.432] “Muốn có nhủ
động đẻ sản xuất thỉ phải giải phỏng sức lao động phụ nữ” [38, tr.249] Trong tác phâm Đường Kách mệnh, Bác cũng viết: “4i đã biết lịch sứ
thì biểt rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào, thi
“Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đầu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng nước nhà Hồ Chí
Trang 3325
Minh khẳng định từ xa xưa nam giới và nữ giới đều có những đại biểu xuất
sắc tham gia đấu tranh chống ngoại xâm
Nam giới có “ông Lý Thưởng Kiệt, ông Trần Hưng Đạo, ông Nguyễn Huệ “Phụ nữ thì có Bà Trưng, Bà Triệu ra tay khôi phục giang san
Hỗ Chí Minh xác định rõ nhiệm vụ của cách mạng không chỉ giành lại độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho nông dân nghèo, các sản nghiệp lớn cho công nhân, các quyển dân chủ tự do cho nhân dân, mà còn nhằm thực hiện “sam nữ bình quyển” [38, tr1]
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ công hòa ra đời, với cương vị là Chủ tịch nước đồng thời cũng là người đứng đầu Chính phủ, dù bận rộn với nhiều công việc của quốc gia dân tộc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian quan tâm đến việc ban hành văn
bản pháp luật quy định những vấn đề liên quan đến sự nghiệp giải phóng phụ
nữ, tạo điều kiện, cơ hội cho phụ nữ được thực sự bình đẳng với nam giới
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Trong lời kêu gọi chống thất học
(tháng 10/1945), Người chỉ rõ:
“Moi người Liệt Nam phải hiểu biết quyên lợi của mình, bồn phận của mình, phải có kiến thức mới có thẻ tham gia vào công cuộc xây dựng
nước nhà Phụ nữ lại càng cân phải học, đã lâu chị em bị kim ham
Đây là lúc các chị em phải có gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình
Trang 34là phần tử trong nước, cỏ quyền bằu và ứng cử" [21, tr.21] Trong
“Tuyên ngôn Độc lập, Người đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “7á:
cả mọi người sinh ra có quyên bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyển không ai có thể xâm phạm được; trong những quyên ây, cỏ quyên được sống, quyên tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [43, tr.699] Trong Sắc lệnh số 14 ngày 18 tháng 9 năm 1945 đã công nhận quyển bình đẳng của người phụ nữ: *7ất cá công dân Liệt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyển tuyển cứ và ứng cử " Bản Hiễn pháp của nước 'Việt Nam dân chủ cộng hỏa năm 1946 cũng đã tuyên bố với thế giới:
*Đân tộc Việt Nam có đủ mọi quyền tự do, phụ nữ Liệt Nam đã được đứng ngang hàng với nam giới đễ được hướng chung mọi quyển tự do của một công dân Năm 1959, khi Luật Hôn nhân và gia đình lần đầu tiên được Quốc hội thông qua, Người khẳng định: “Luát Hồn nhân
và gia đình có quan hệ mật thiết đến mọi người dân trong nước, đến cả nòi giống Việt Nam ta Đạo luật ấy làm cho gái trai thật sự bình đẳng, gia đình thật sự hạnh phúc” [21, tr21]
Công cuộc giải phóng phụ nữ phải tiến hành một cách toàn diện, không chỉ giải quyết cho phụ nữ những quyên lợi về mặt vật chất trước mắt, mà còn tạo cho họ một tương lai phát triển lâu dài, bền vững Tương lai phát triển của phụ nữ gắn liền với mục tiêu xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ, nhân dân
ấm no, hạnh phúc và mọi người được đối xử công bằng Việc bảo dam quyền bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ liên quan tới các chính sách cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hỏa — xã hội Muốn thực hiện quyền bình đăng nam nữ thì cá nam giới vả phụ nữ đều cần ý thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của
cá nhân, khả năng đóng góp của mình đối với gia đình và xã hội
“Trong gia đình, quan hệ vợ - chồng phải xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, trẻ em gái và phụ nữ được tôn trọng, chống bạo hành gia đình, chống
Trang 3527
coi thường và phân biệt đối xử với phụ nữ Người chồng có trách nhiệm giúp
đỡ người vợ hoàn thảnh vai trỏ là người vợ, người mẹ Tuy nhiên, Chủ tịch
Hồ Chí Minh cũng chí rõ: từ một nước thuộc địa nửa phong kiến tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, con đường đầu tranh để thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam là một quá trình khó khăn lâu dải “Đó /ä một cuộc cách mạng to và khó Lì trọng nam khinh gái là một thói quen mắy nghìn năm để lại Vì nỏ ăn sâu trong đầu óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tang lop xã hột" [39, tr433]
Để thực sự giải phóng phụ nữ, cần có sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong xã hội để thay đổi tư tưởng thành kiến đối với phụ nữ Cuộc cách mạng giải phóng phụ nữ trước hết là cuộc cách mạng vẻ tư tưởng, nhận thức, đấu tranh chống lại các thói quen lâu đời Cần phải có sự thay đổi về nhận thức của toàn xã hội để có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan, đúng đắn đối với vai trò, vị trí của phụ nữ và nam giới “Phái cách mạng từng người, từng gia đình đến toàn đân” (39, tr.433], sau đó, phải thực hiện những hành động, giải pháp đồng bộ, toàn diện “về chính trị, kinh tế, văn hóa và pháp luật”, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ trong thực tiễn
Vấn đề giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ không chỉ là việc phân công lao động một cách giản đơn trong gia đình mà còn phải gắn liền với sự sắp xếp, phân công lao động trong toàn xã hội Nhà nước cần tô chức những nhà giữ trẻ, vận động nam giới tham gia công việc gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ vừa hoàn thành vai trò của người mẹ, người vợ vừa thực hiện tốt các nhiệm vụ xã hội Ngoài ra, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, hỗ trợ cho phụ nữ học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để tham gia vào hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Riêng đối với hoạt động quan lý, lãnh đạo nhà nước, Người nói rõ: * Từ trước đến nay, phụ nữ ta có nhiều đồng góp cho cách mạng Đáng và Chỉnh
Trang 3628
phú rất hoan nghênh sẵn sàng cắt nhắc và giao cho phụ nữ những trách
nhiệm quan trọng” [21, tr.38] Trước lúc ra đi về cõi vĩnh hằng, vị lãnh tụ của dân tộc đã để lại cho chúng ta bản Di chúc quý giá, trong đó có một phần dành riêng cho phụ nữ, trong đó Người ân cần căn dặn:
* Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bôi dưỡng, cắt nhắc và giúp đỡ đẻ ngày thêm nhiễu phụ nữ phụ trách mọi công việc kế
cả các công việc lãnh đạo " |42, tr.504]
Sở dĩ lãnh tụ Hỗ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc cắt nhắc, giao cho phụ nữ phụ trách những công việc quan trọng trong đó có công việc lãnh đạo, quản lý nhà nước là bởi vì khi phụ nữ được tham gia vào bộ máy Nhà nước với vị trí, vai trò là người lãnh đạo, họ có thể trực tiếp tham gia vào quá trình bản bạc, ra quyết định, hoạch định chính sách và định hướng cho sự phat triển của đất nước hoặc của địa phương trên tắt cả các lĩnh vực của đời sông chính trị, kinh tế, văn hóa — xã hội liên quan trực tiếp đến bản thân mình Đây
là điều kiên đặc biệt quan trọng để người phụ nữ được bảo đảm quyền làm chủ bản thân, làm chủ xã hội và thể hiện quyền bình đăng với nam giới ở mức
độ cao nhất và đầy đủ nhất,
Về bản thân phụ nữ, Người căn dặn:
“Ban than phụ nữ phải cô gắng vươn lên Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyên bình đẳng thật sự cho phụ nữ” [42, tr.504]
Phụ nữ phải tự đấu tranh để giải phóng mình Muốn tự giải phóng và khẳng định vị trí, vai trỏ của mình đối với xã hội, phụ nữ phải đoàn kết, phải hiểu biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình, có khả năng và tỉnh thần lảm chủ,
có đức, có tải Phụ nữ cũng cần phải nỗ lực học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, phải nêu cao tỉnh thần làm
chủ, cố gắng học tập và phần đấu; “phải xóa bỏ tư tưởng bảo thú, tự tỉ: phải
phát triển chỉ khí tự cường, tự lập" [40, tr.294].
Trang 37luôn quan tâm đến số lượng, tỷ lệ đại biểu nữ và ân cần mời chị em lên hàng
ghế đầu, động viên chị em phát biểu ý kiến Thấy cán bộ nữ trưởng thành, Người đã động viên, khuyến khích kịp thời Ở địa phương nảo, ngành nào chưa quan tâm chú ý đến chị em phụ nữ, có tư tưởng hẹp hỏi, không đánh giá đúng khả năng của phụ nữ, Người phê phán: Cán bộ nữ ít như vậy là một thiếu sót Các đồng chí phụ trách lớp học chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng cán bộ nữ Đây cũng là thiểu sót chung ở trong Đảng Nhiễu người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến hep hoi, nue vậy là rắt sai Nói chuyên với Tỉnh ủy Thanh Hóa, Người hỏi: Trong tỉnh ủy có bao nhiêu úy viên gái? Tại sao không có đông chỉ nào đi đây cả? Gái làm nhiều nhưng khi đi gặp Trung ương lại không có ai là gải! Điều đó chứng tỏ các đẳng chí còn trọng trai khinh gái, cần tích cực sửa chữa
Đồng thời, Người cũng chỉ rõ các cấp ủy Đảng và Chính quyển phải có phương pháp đào tạo, giúp đỡ để nâng cao hơn nữa địa vị của phụ nữ Người nói:
“Nhiệm vụ chỉnh của phụ nữ ta ngày nay là: thất chặt mỗi đoàn kết giữa các tằng lớp phụ nữ trong nước, giữa phụ nữ Việt Nam và phụ nữ các nước bạn thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm, hãng hải tham: gia phong trào chồng tham ö, lang phí và quan liêu Hăng hải tham gia chính quyền [39, tr 432]
Trang 3830
TIEU KET CHUONG 1
Cha tich Hỗ Chí Minh là người đã quan tâm đến vấn để giải phóng phụ
nữ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Người luôn đánh giá cao vai trò, khá năng của phụ nữ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; Người ý thức sâu sắc về tim quan trong cua vige giải phóng phụ nữ đối với sự nghiệp giữ nước và xây dựng đất nước
Giải phóng phụ nữ là một sự nghiệp cách mạng to lớn, với nhiều nội dung Trước hết phải nhận thức sâu sắc, đúng đắn rằng phụ nữ chưa được giải phóng thì nhân loại chưa được giải phóng, chưa thể nói đến chủ nghĩa xã hội Bởi vì phụ nữ chiếm một nửa nhân loại và là lực lượng lao động quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thúc đây sự tiến bộ của xã hội Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người Nếu không giải phóng phụ nữ thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội
Hỗ Chí Minh không chỉ nêu lên vai trò, vị trí của người phụ nữ đối với
xã hội mà còn là người đi tiên phong trong phong trảo đấu tranh đỏi quyền bình đẳng nam nữ Để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải thật sự giải phóng phụ nữ vả tôn trọng quyền lợi của phụ nữ Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội,
phụ nữ phải được giải phóng khỏi sự áp bức, bắt công, đảm bảo cho phụ nữ
được quyền bình đẳng với nam giới trong gia đình và trong đời sống chính trị
~ xã hội, để phụ nữ vươn lên đóng góp sức mình xây dựng chủ nghĩa xã hội Những quan điểm của Chủ tịch Hỗ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và thực hiện binh đẳng nam - nữ là những căn cứ quan trọng, khoa học đề Đảng
và Nhà nước ta đưa ra những chủ trương, chính sách phù hợp, phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng, tiến tới thực hiện thắng lợi mục tiêu đân giàu, nước mạnh, dân chú, công bằng, văn minh.
Trang 39Thành phố Đà Nẵng được tách ra từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng va tro
thành thành phố trực thuộc trung ương vào ngày 01/01/1997 và đến năm 2003, thành phố chính thức trở thành đô thị loại I cấp quốc gia Đà Nẵng ở trung độ của cả nước, với diện tích 1.285,43 km”; phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế -
Cổ đô của Việt Nam — Di sản văn hod thể giới, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam (địa phương có 2 di sản văn hóa thế giới: Phố cỗ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn), phía Đông giáp biển Đông
a Về đặc điểm dân cư
Thành phố Đà Nẵng có 6 quận với 45 phường và 2 huyện có 11 xã với 992.849 nhân khẩu cư trú (có 760.565 nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên) trong đó ở thành thị có 866.634 nhân khẩu, ở nông thôn có 126.215 nhân khẩu Mật độ
dân số Đà Nẵng là 772 người/km, là một trong những dia ban có số lượng
dân tương đối đông so với các địa phương khác Ngoài ra, hàng năm, trung bình thành phố đón khoảng 2.500.000 lượt du khách, trong đó có khoảng 430.000 khách nước ngoài đến Đả Nẵng tham quan, du lịch hoạt động thương mại, học tập [45]
Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Đà Nẵng là đầu mối giao thông quan trọng nói liền hai miền Bắc và Nam Quốc lộ 14B nối cảng Tiên Sa với các tính Tây Nguyên và hệ thống đường xuyên Á qua Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan, Myanma Là cửa ngõ quan trọng ra biển Đông của các tỉnh Tây
Trang 4032
Nguyên và các nước thuộc vùng Tiểu vùng sông Mê Kông nằm trong Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) Thành phố có cảng biển lớn nhất miền Trung, có bờ biển dải gần 100 km với nhiễu bãi tắm đẹp; cùng với nhiều danh thắng nổi tiếng như Ngũ Hành Sơn, Bà Nà đã trở thành điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách tới đây Với vị trí địa lý, tự nhiên và giao thông hết sức thuận lợi của Đà Nẵng là một lợi thế quan trong tạo điều kiện cho thành phố phát triển nhanh chóng và bền vững, với cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không; đồng thời, phát huy nội lực để phát triển kinh tế và thực hiện tốt các chính sách xã hội và bảo vệ môi trường
b Về kinh tễ - xã hội
Sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương tử ngày 01/01/1997, thành phố loại I vào năm 2003, và đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về việc “Xáy đựng và phát triề
thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Đà Nẵng từ 1997 - 2011 đạt 11,17%, nhất là giai đoạn 2001 - 2010 đạt gần 11,96%/năm Đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người của năm 201 1 đạt 23,62 triệu/người (tăng hơn 5 lần
so với năm 1997 là 4,69 triệu/người) Kết cấu hạ tằng thành phố được xây
dựng đồng bộ theo hướng hiện đại; tiến trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ
cao; công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tằng, chỉnh trang đô thị với chủ
trương khai thác quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tẳng, với phương châm
° đã tạo nên một hiện tượng mới "biện tượng Đà Nẵng” - là một trong những địa phương trong cả nước làm tốt công
“Nhà nước và nhân dân cùng lài
tác giải tỏa đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng với tốc độ nhanh vảo hạng nhất
nhì của cả nước
“Tăng trưởng kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu, không chi dé sớm đưa
Da Nẵng trở thành một thành phố hiện đại, phát triển; mã còn làm tiền để để