1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Phát Triển Nguồn Nhân Lực Của Tỉnh Quảng Nam

114 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 8,5 MB

Nội dung

Xuất phát từ quan điểm trên, để thực hiện thảnh công các mục tiêu, nhiệm vụ mang tính chiến lược, Đại hội XI của Đảng đã xác định phải đột phá vào ba vấn để, đang được coi là những “điể

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRINH THỊ LIÊN

PHÁT TRIÊN NGUÒN NHÂN LỰC

CỦA TỈNH QUẢNG NAM

Trang 2

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai

công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Trịnh Thị Liên

Trang 3

MO DAU

1 Tỉnh cấp thiết đề tài

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của

3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4, Phuong pháp nghiên cứu

5 Bố cục để tài

6 Tông quan tài liệu nghiên cứu se se

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIES

1.1 QUAN DIEM VE BAN CHAT CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ 8

1.1.1 Các quan điểm trước Mác về bản chất con người =——- 1.1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác ~ Lênin về bản chất con người LÔ

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VẺ PHÁT TRIÊN NGUÒÔN NHÂN LỰC 13

1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực

1.2.3 Vai trò nguồn nhân lực trong quá trình phát tr

1.2.4 Nội dung phát triển nguồn nhân lực .24

13 BÀI HỌC KINH NGHIÊM CỦA MỘT số quốc GIA LVEP PHÁT

TRIÊN NGUÒN NHÂN LỰC VÌ PHÁT TRIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI 32

1.3.1 Kinh nghiệm của Singapo 32 1.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bán 34 1.3.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 36

1.3.4 Một số bài học kinh nghiệm cho việc phát triển nguồn nhân lực ở

Việt Nam nói chung va Quang Nam nói riêng 138 KET LUAN CHUONG 1 40 CHUONG 2 THYC TR

TINH QUANG NAM PHAT TRIEN NGUON NHAN L

Trang 4

THE PHAT TRIEN : —= z 4 2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên va tiểm năng phát triển kinh tế - xã hội

2.2.1 Thực trạng nguồn nhân lực ở Quảng Nam AT

2.22 Một số vấn đề cấp bách đối với sự phát triển nguồn nhân lực ở

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHÂM PHÁT TRIÊN NG'

NHÂN LỰC CỦA TỈNH QUẢNG NAM TRONG XU HƯỚNG HỘI

NHẬP QUỐC TẾ

3.1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÈ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT

TRIÊN NGUÔN NHÂN LỰC CỦA TỈNH QUẢNG NAM .64đ

3.1.1 Quan điểm xem con người là trung tâm của quả trình phát triển 64

3.1.2 Quan điểm xem giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ là quốc

3.1.3 Đẩy mạnh cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa 72 3.1.4 Chăm lo bỗi đưỡng thể hệ trẻ là nhiệm vụ cấp thiết ae2lf6

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YÊU PHÁT TRIÊN NGUÒN NHÂN tực

CỦA QUẢNG NAM = ee — 3.2.1 Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dựa trên lợi thể của tỉnh Quảng Nam 3 ` 1 a

3.2.2 Đầu tư ngân sách để nâng cao sự nghiệp giáo dục — đào tạo 84

3.2.3 Phát triển khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo

chất lượng, hiệu quả sản xuất nâng cao đời sống xã hội `

Trang 5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

Trang 6

theo khu vực kinh tễ qua các thời kỳ

22 [Thong ke din số phân theo giới tính| 48

và phân theo thành thị, nông thôn

23 [Biễn đối cơ cấu dân số, lao động và việc làm của| 49

Quảng Nam

24 Số lao động có việc làm từ 15 tuôi trở lên theo trình 52

độ chuyên môn kỳ thuật và lĩnh vực đảo tạo 2:5 [Lực lượng lao động đang làm việc phân theo ngành |_ 55 kinh tế

Trang 7

1 Tính cấp thiết đề tài

Thế kỷ XXI mở ra bối cảnh mới khi mà quá trình toàn cầu hoá diễn ra ngày cảng sâu rộng, cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển với những bước tiến như vũ bão nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nanô Những thành tựu đó đã trở thành động lực hàng đầu của sự phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, kinh nghiệm của những nước đi sau, muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cần tiếp

thu và phát triển công nghệ tiên tiến của thế giới Muốn vậy, phái phát triển nguồn nhân lực ở tầm quốc gia và ở mỗi địa phương có bản lĩnh chính trị, đạo đức, kiến thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm, công nghệ của những nước đi trước, nhằm ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động thực tiễn phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi quốc gia, địa phương,

cơ quan, doanh nghiệp Thực tế chứng minh, không thẻ đảm bảo các yếu tố

phát triển nếu không có một nguồn nhân lực dủ về số lượng, mạnh vẻ chất

lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và được sử dụng có hiệu quả Điều này

cảng được sáng tỏ khi tiếp cận với những thành tựu của khoa học - công nghệ

hiện đại và kinh tế trí thức Ngày nay vai trò của các lợi thế truyền thông

trong phát triển như: yếu tỗ tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn lao

động rẻ ngày càng giảm bớt Nguồn nhân lực với tri thức và trí tuệ trở

thành nguồn tải sản vô cùng quý giá, là nhân tổ quyết định sự tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia và vùng lãnh thổ Với tất cả những gì nhân loại đã

fing định địa

vị thống trị và có thể tiến xa hơn nữa trong việc làm chủ tự nhiên và xã hội

đạt được chứng tỏ rằng con người cùng với trí tuệ của minh đã kl

Các quốc gia phát triển trên thế giới đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đó là nhờ họ biết phát huy sức mạnh của nguồn nhân lực, có chiến lược phát triển, sử dụng nhân lực một cách hợp lý Việt Nam - một nước đang

Trang 8

thách thức luôn đan xen nhau, tác động đến mọi mặt cuộc sống cúa con người Thách thức lớn nhất để đưa nẻn kinh tế đất nước ra khỏi tình trạng, khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cần thiết để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế là vấn đề phát triển nguồn nhân lực

Xuất phát từ quan điểm trên, để thực hiện thảnh công các mục tiêu,

nhiệm vụ mang tính chiến lược, Đại hội XI của Đảng đã xác định phải đột phá vào ba vấn để, đang được coi là những “điểm nghẽn” cần phải khai thông, Đó là: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết

với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống kết cấu

hạ tầng đồng bộ Trong đó, Đảng ta xác định khâu đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tổ giữ vai trò trung tâm; là khâu quan trọng nhất chỉ phối việc thực hiện các đột phá khác Chỉ có nguồn nhân lực chất lượng cao mới đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước

Quảng Nam là một tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miễn Trung có nhiều lợi thế trên các lĩnh vực Vì vậy, đòi hỏi Quảng Nam

trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực bao gồm những con người có trình độ học vấn

và chuyên môn kỹ thuật cao, có kỹ năng lao động giỏi, có khả năng thích ứng

nhanh, làm chủ công nghệ sản xuất, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có

khả năng vận dụng sáng tạo những tr thức, kỹ năng đã được đảo tạo vào quá

trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả Đó

phải là nguồn nhân lực của một nền văn hóa công nghiệp hiện đại Không chỉ

thế, trong chiến lược phát triển, cần phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng,

Trang 9

trưởng nhanh của một vùng đất còn nhiều khó khăn

Tuy nhiên, thực tế nguồn nhân lực của Quảng Nam hiện nay chưa đáp ứng, được yêu cầu, chưa thực sự lả động lực đẻ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tính Quảng Nam lần thứ XX, nhiệm

kỷ 2010-2015, xác định đột phá nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu là đầu

tư phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao Cho nên việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nguồn nhân

© chat, phat triển

lực đề có những giải pháp nhằm tạo ra một sự chuyển biến

nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 là nhiệm vụ cấp thiết

Với ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển nguôn nhân lực của tỉnh Quảng Nam ” để làm luận văn thạc sĩ triết học

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của để tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu nguồn nhân lực và khảo sát thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Quảng Nam, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển

nguồn nhân lực gắn với sự phát triển tỉnh Quảng Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung vào việc giải quyết các

nhiệm vụ sau đây:

~ Thứ nhất, làm rõ các khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực và nội dung phát triển nguồn nhân lực

~ Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, vấn đề phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Nam.

Trang 10

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

~ Để tài nghiên cứu thực trạng số lượng, chất lượng, cơ cấu và việc sử dụng nguồn nhân lực của tình Quảng Nam, từ đỏ đưa ra một số giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực vì sự phát triển của tỉnh Quảng Nam

~ Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực, phát triển nguồn

nhân lực trong phạm vi tỉnh Quảng Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phép biện chứng duy vật cùng với các nguyên tắc: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử cụ thể và phát triển, nguyên tắc thông nhất giữa lý luận và thực tiễn Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp như: điều tra xã hội học, thống kê, so sánh, mình họa để thực hiện đề tài

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết,

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Vấn để phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước nên đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau:

Thứ nhất: Về lý luận nguồn nhân lực với tư cách là động lực cho phát

triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam, gắn liền với sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa dat nước được phân tích va thể hiện trong các công, trình sau: “Sit dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hỏa, hién dai

hóa ở nước ta” của Trần Kim Hải (Luận án Tin sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1999); “lấn để phát huy và sử dụng đúng đắn vai

Trang 11

học cấp nhà nước KX.07.13 do GS.TS.Lé Hau Ting làm chủ nhiệm);

lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

(Đoàn Văn Khái, luận án tiến sĩ triết học, bảo vệ nãm 2000)

nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá" (Nguyễn Thanh,

“Phat triển nguôn

luận án tiến sĩ triết học, bảo vệ năm 2002); “Vai trò của nhân tố chủ quan

trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay” (Nguyễn

Thị Bích Thuỷ, luận án tiến sĩ triết học, bảo vệ năm 2006) “Lại bàn về phát

triển nhân lực ” (Lê Bách, Tạp chỉ phát triển nhân lực, s6 (2) - 2007); “Van dé

xây dung con người và phát triển nguỗn nhân lực trong sự phát triển kinh tế -

xã hội ở Việt Nam " (TS Hà Văn Ánh, Tạp chí Phát triển nhân lực, số (1) - 2007); “Nguồn lực và động lực cho phát triển phát triển nhanh và bên vững nên kinh tễ Việt Nam giai đoạn 2011-2020” của PGS TS, Ngô Doãn Vịnh chủ biên, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) và các công trình khác

“Trong những công trình nói trên, tiếp cận dưới góc độ Triết học, Kinh tế

học và Xã hội học, các tác giả đã làm rõ: Bản chất của con người trong các quá trình xã hội; nguồn lực con người, phát huy nguồn lực con người như thế nào; các khái niệm “nguồn nhân lực” và “phát triển nguồn nhân lực”; nguồn nhân lực với tư cách vừa là chủ thể vừa là động lực của quá trình công nghiệp

hoá, hiện đại hoá, đồng thời là sản phẩm của quá trình này Các tác giả đều nhất trí rằng, phát triển ở Việt Nam không thể thành công nếu thiếu một nguồn nhân lực đổi đào về số lượng, mạnh vẻ chất lượng với cơ cấu ngảnh nghề hợp lý

Tuy nhiên, các công trình nói trên chi tập trung phân tích kỹ vẻ số lượng

và chất lượng của nguồn nhân lực, mã chưa đi sâu phân tích đến hai phương diện quan trọng khác liên quan trực tiếp đến nguồn nhân lực: 1 - Cơ cấu

nguồn nhân lực (cơ cấu về độ tuổi, về trình độ, phân bố về ngành nghề lãnh

Trang 12

nhân lực của Quảng Nam

Thứ hai, về chiến lược, con đường và giải pháp phát triển nguồn nhân lực được thể hiện trong những công trình tiêu biểu sau: “Giáo dục - đảo tạo với phát triển nhân lực đáp ứng yêu câu đổi mới và hội nhập quốc tế của đắt nước" (Hà Minh, Tạp chí phát triển nhân lực, số (1) - 2007); “Ởfiện đại hóa giáo dục - phát triển nguôn nhân lực, chủ động hội nhập vào nên kinh tế thế

giới" (Vũ Thị Mai Oanh, Tạp chí Phát triển nhân lực, số (1) - 2007): “Đội ngữ khoa học và công nghệ - thực trạng, chính sách và kiến nghị” (GS.VS Nguyễn Duy Quy, Tạp chí Phát triển nhân lực, số (3) - 2007); “Máy suy nghĩ vẻ vấn để trọng dụng nhân tài ở nước ta hiện nay” (TS Phạm Công Nhất, Tạp chí Phát triển nhân lực, số (3) - 2007); “Dao tao, bôi dưỡng và tái bôi dưỡng cán bộ, công chức là một công cụ phát triển nhân lực ” (Nguyễn Thanh Bình, Tạp chí Phát triển nhân lực, số (6) - 2008; “Khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam " của Bộ kế hoạch và đầu tư, trung tâm thông tin và dự báo kinh

tế - xã hội quốc gia, PGS.TS.Nguyễn Văn Phúc, Th.S Mai Thị Thu đồng chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012); “Phát triển nguồn nhân lực đáp

tứng yêu cẩu công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẻ hội nhập quốc tế” tại Hội thảo

khoa học - thực tiễn đăng trên Tạp chí Công sản số (9) 2012) và những công trình khác

Trong các công trình nói trên, các tác giả đều đánh giá cao vai trò của

nguồn nhân lực đối với sự phát triển của đất nước; đồng thời khẳng định vai trò quyết định của giáo dục - đảo tạo đối với sự nghiệp phát triển nguồn nhân

lực Nhiều công trình đã đề xuất các giải pháp kinh tế, chính sách, giáo dục,

văn hoá để phát triển nguồn nhân lực.

Trang 13

và luận án nghiên cứu như: “Chiến lược phát triển nguôn nhân lực đáp ứng

êu câu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010” (Nguyễn Đình Luận, luận án tiến sĩ kinh tế, bảo vệ năm 2005); “Giải pháp phát triển lực lượng lao động ngành công nghiệp của

thành phố Hồ Chí Minh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá" (Đăng

Ngoc Tùng, luận án tiền sĩ kinh tế, bảo vệ năm 2004); “Phát triển nguồn nhân luc ving đồng bằng sông Cứu Long đến năm 2020” (Bùi Thị Thanh, luận án tiền sĩ kinh tế, bảo vệ năm 2005); “Phát triển nguôn nhân lực cho sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Tây Nguyên” (Lê Văn Thanh, luận án tiễn sĩ triết học, bảo vệ nam 2007); “Dau ne phat trién ngudn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn tính Quảng Nam ” (Nguyễn Văn Sỹ, tạp chí cộng sản số (10) 2011 )

hoá, hiện dai hod ở thành phố Đà Nẵng” của TS Dương Anh Hoàng (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012); và các công trình khác Các luận án nói

và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ công

nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các địa phương đỏ

Tuy nhién, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nảo nghiên cứu

về vấn để phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển ở Quảng Nam một

cách toàn diện Vì vậy, luận văn này sẽ kế thừa và vận dụng sáng tạo những thành tựu của các công trình khoa học đã công bố để làm sáng tỏ đặc điểm

phát triển cùng thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Quảng Nam Trên cơ

sở đó, đề xuất một số giải pháp mang tính định hướng đề góp phần thúc đây

sự phát triển nguồn nhân lực ở Quảng Nam.

Trang 14

1.1, QUAN DIEM VE BẢN CHÁT CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỈ

1.1.1 Các quan điểm trước Mác về bản chất con người

Con người luôn là chủ đề trung tâm, muôn thuở của mọi thời đại Từ thời

cỗ đại, các trường phái triết học đã tìm cách lý giải bản chất con người, mỗi quan hệ giữa con người đối với thể giới xung quanh Các trường phái triết học Phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhận thức bản chất con người trên cơ

sở thế giới quan duy tâm thần bí hoặc nhị nguyên luận Kinh Brahman, Upanshad cho rằng: con người bao gồm thể xác và linh hỗn Khi nhận thức được Brahman, người ta sẽ nhận thức được mọi cái còn lại và có thể giải thoát được linh hồn khỏi sự ràng buộc của thể xác và mọi khô não của đời sống trằn tục Linh hồn con người (Atman) chỉ là biểu hiện, là một bộ phận của “tinh thần tối cao” Thể xác chỉ là vỏ bọc của linh hồn, là nơi trú ngụ của linh hồn 'VẺ bản chất, linh hồn con người là đồng nhất với “linh hồn tối cao”, cũng như vạn vật trong vũ trụ chỉ là biểu hiện của Brahman

Không Tử cho rằng: con người là kết quả của âm dương trời đắt tương khắc mà thành Vì vậy con người phải tuân theo ý trời, hợp với đạo trung hỏa

Con người sống hay chết, giàu hay nghèo, thành hay bại đều do “thiên

mệnh” quy định

Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa thê xác và linh hỗn (vật chất và tỉnh thần), hai phần nảy tồn tại độc lập với nhau Đời sống con người trên tran thé chi là ao giác hư vô Vì vậy cuộc đời con người khi còn sống chỉ là “tầm gửi”, tạm bợ Cuộc sống vĩnh hằng là phải hướng tới côi

Niết bản, nơi tỉnh thần con người được giải thoát để trở thành bắt diệt

'Các học thuyết triết học tôn giáo phương Đông đều phản ánh sai lầm về

bản chất con người, hướng con người tới thể giới thần linh

Trang 15

con người trừu tượng, con người không phụ thuộc vào thời đại, giai cap nao

của bất kỳ một giai đoạn lịch sử nhất định

Với Phoiơbắc - nhà triết học cỗ điển Đức cho rằng, con người sản phẩm

tự nhiên, là “cái gương của vũ trụ”, thông qua đó con người nhận thức được chính bản than minh Ban chất con người là tổng thể khả năng, nhu cầu, ham

muốn cũng như năng lực tưởng tượng của mình Những điều kiện bên ngoài

như môi trường, hoàn cảnh tác động lớn đến ý thức và tư duy của con người Qua đó, ta thấy hạt nhân hợp lý trong quan niệm con người của ông là: khẳng

định con người, xã hội loài người là sản phẩm, là một bộ phận của giới tự

nhiên và năng lực của cá nhân con người trong môi trường tự nhiên đó Tuy nhiên, ông đã không nhận ra bản chất xã hội của loài người, không hiểu được vai trò thực tiễn của con người trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới Với Hêghen lấy “tinh thần thể giới” làm cơ sở để giải thích các vấn đề của

tự nhiên - xã hội Theo ông con người cũng như các sự vật xung quanh ta đều

là hiện thân của “tinh than tuyệt đối”, là kết quả của sự tha hóa “tinh thần tuyệt đối” mà có Héghen cho rằng: tư duy và trí tuệ của con người chỉ có thể hình thành và phát triển để đạt được đến “tuyệt đối” trong quá trình nhận thức và cái

tạo thế giới để biến tự nhiên từ cái đối lập với con người trở thành cái của mình

Trang 16

trúc vật lý thuần tuý nghĩa là giống cấu trúc của vật Và tồn tại xã hội chỉ là tôn tại của chính bản thân mỗi cấu trúc riêng biệt đó

1.1.2 Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất con

người

Tiếp thu có chọn lọc hạt nhãn hợp lý trong quan niệm của Hêghen, Phoiøbắc về vấn đề con người và bản chất con người, với thể giới quan và

chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác - LêNin khám phá ra chìa khoá

tạo ra đột phá trong việc nhận thức bản chất con người Các ông xuất phát từ con người hiện thực, con người cải tạo thế giới và thông qua hoạt động vật

chất của con người để xem xét bản chất con người Bản chất con người được các ông đặt trong mỗi quan hệ của cấu trúc gồm ba mặt; tự nhiên, xã hội, con người và các cặp quan hệ con người - tự nhiên, con người - xã hội Đây chính

là một chỉnh thể hợp thành thể giới của con người, mà ở đó con người là trung tâm, vừa là điểm xuất phát, khâu trung gian nhưng cũng là mục đích cuối cùng

Ph.Ăngghen đã chỉ ra bước chuyển biến từ vượn thành người là nhờ ở việc chế tạo ra công cụ lao động Những công cụ này, nối dài bàn tay con người, giúp con người thường xuyên làm biến đổi những điều kiện tồn tại của mình, cải tao chúng cho phù hợp với những yêu cầu cần thay đổi, phát triển của mình, lâm giảu thêm những vật phẩm từ tự nhiên Quá trình cải tạo tự nhiên cũng là quá trình con vượn trở thành con người

Xã hội không thể ra đời sớm hơn con người mà đã xuất hiện cùng với

con người, từ khi con người bắt đầu sử dụng công cụ lao động C.Mác đã đảnh giá rất cao vai trỏ của xã hội, õng nói: xã hội đã sản xuất ra con người

Nhưng xã hội không phải là cái gì trừu tượng, bất biến mà ngược lại, con

người và công cụ lao động (lực lượng sản xuất) là nhân tổ quyết định sự thay thế của các phương thức sản xuất trong một hình thải kinh tế - xã hội nhất

Trang 17

hội được tách ra như một lực lượng đối lập với tự nhiên

Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mỗi

quan hệ xã hội C.Mác đã nêu luận đề nỗi tiếng này trong Luận cương về Phoiơbá lán chất con người không phải là cải gì trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” Theo C.Mác, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện hoàn cảnh của lịch sử - xã hôi Con người luôn cụ thể xác định, sống trong một điều kiện lịch sử - cụ thể nhất định, một thời đại xác định 'Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo

ra những giá trị vật chất và tỉnh thần để tồn tại và phát triển cả về thể lực, tư duy và trí tuệ Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai

cấp, dân tộc, thời dai; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội ) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của minh Đây là cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa con người va động vật, và là điểm khắc phục sự

thiếu sót của các nhà triết học trước Mác khi không thấy bản chất xã hội của con người

Con người là chủ thể va là sản phẩm của lịch sử Không có thể giới tự

nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người Bởi vậy con người

là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên Song điều

quan trọng hơn cả là con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử xã hội C.Mác

Trang 18

đã khẳng định: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản

phẩm của những hoản cảnh và giáo dục Cái học thuyết ấy cho rằng chính

những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng phải

được giáo dục” [23, trll] Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên,

Ph.Ăngghen cũng cho rằng: Thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần dần

của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng Nhưng lịch sử ấy không phải

do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch

sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp

của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ÿ thức bấy nhiêu Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, cải biển giới tự nhiên, đồng thời thie day sự vận đông, phát triển của lich sử xã hội Trong quá trình cai biển giới tự nhiên, con người đã làm ra lịch sử của mình, con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử ấy

Bản chất con người không là cái bẩm sinh, cũng không là cái chỉ sinh ra một lần là xong, mà nó là một quá trình được trải qua hoạt động thực tiễn Đó

là quá trình con người không ngừng hoàn thiện khả năng tồn tại của mình Hơn một trăm năm trước, khi khẳng định tiến trình phát triển của lịch

sử xã hội loài người là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội Mác đã nói đến việc lấy sự phát triển toàn diện của con người làm thước đo chung cho sự phát triển xã hội C.Mác cho rằng: Sự phát triển của lực lượng sản xuất bao gồm con người và công cụ lao động do con người tạo ra tự nỏ đã

nói lên trình độ phát triển của xã hội thông qua chiếm lĩnh vả sử dụng ngày

cảng nhiều tải nguyên tự nhiên với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động sống của con người Đây cũng là xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch

sử Chúng ta biết rằng, sản xuất lả quá trình hoạt động thực tiễn cơ bản của

Trang 19

con người nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình Sản xuất quyết định nhu cầu, nhưng không có nhu cầu thỉ cũng không có sản xuất Nhu cẩu con người

tăng lên không ngừng, đòi hỏi con người phải phát triển sản xuất, nâng cao

năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm nhẹ lao động; đồng thời bộ óc (trí

tuệ) và bản tay con người không ngừng hoàn thiện Sự phát triển của trí tuệ con người đã được thể hiện bằng việc truyền đạt, tiếp thu, lưu trữ những trỉ

thức lý luận vả kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác Sự xuất hiện của

lửa, công cụ thú công, đến công cụ bằng kim loại, cơ khí máy móc, công nghệ

trí tuệ đã và đang diễn ra trong lịch sử là minh chứng cụ thể nhất cho sự

phát triển của lực lượng sản xuất mà đặc biệt là con người

C.Mác đã khẳng định: sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội trước

hết có ý nghĩa là “Sự phát triển phong phú của bản chất con người, coi như một mục đích tự thân”, nghĩa là mục đích cao cả của sự phát triển xã hội là phát triển con người toàn diện, nâng cao năng lực vả phẩm giá con người, giải phóng con người, loại trừ ra khỏi cuộc sống con người mọi sự tha hoá dé con người sống với cuộc sống đích thực của mình Thực tế trong thời đại ngày

nay, chỉ có con người - yếu tổ quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất của xã

hội mới là nhân tố chính, là nguồn lực mang tính quyết định sự thành công hay thất bại Sự phát triển từng bước của xã hôi ngày nay đang tiếp tục khẳng, định ý nghĩa do con người, phục thuộc vào con người và vì con người

1.2 MOT SO VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VẺ PHÁT TRIÊN NGUÒN NHÂN

LỰC

Trong bồi cảnh mới mà thời đại đang mở ra, với những xu hướng phát

triển là toản cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự hình thành nền kinh tế chủ yếu dựa trên nền kinh tế trí thức, hình thái phân công lao động quốc tế mới, vai trỏ của các nguôn lực Để đảm bảo cho quá trình phát triển Ôn định, tăng trưởng.

Trang 20

và bên vững, đỏi hỏi ngoài môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư, có môi

trường chính trị - xã hội ôn định, phải có tông thể các nguồn lực: nguồn lực con người, nguồn vốn, nguồn tải nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ và nguồn lực ngoài nước Trong các nguồn lực kể trên yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình phát triển là nguồn

nhân lực hay còn gọi là nguồn lực con người Thực tiễn, trong sự nghiệp cách

mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến chiến lược phát triển con

người Việt Nam về mọi mặt Từ Đại hội VI, tư duy về các vấn đề phát triển

của Đảng đã có những khâu đột phá quan trọng Cùng với đổi mới về kinh tế,

chính trị, Đảng ta đã nhận thức đúng vẻ vai trò của nhân tổ con người, đặt con người ở vị trí trung tâm trong sự phát triển xã hội Đường lối, chính sách phát triển của Đảng đã khẳng định nguồn lực con người là quý báu nhất, là yêu tố

cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

Thực tiễn va kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy tính đúng đắn

của việc phát huy nguồn nhân lực trong việc phát triên kinh tế - xã hội Một

quốc gia không giàu về tải nguyên thiên nhiên (Nhật Bản) nhưng có thể trở thành một cường quốc kinh tế, phát triển cao về công nghiệp nếu có nguồn nhân lực dỗi dào và chất lượng cao cùng với tỉnh hợp lý hiệu quả trong sử dụng Bên cạnh đó có một số nước đã thành công và trở thành những nước có

nên công nghiệp mới như: Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, Đài Loan Những nước này đã coi phát triển nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu trong mọi quá trình phát triển kinh tế- xã hội, đầu tư cho nguồn lực con người là đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất

Việt Nam là một nước kinh tế chậm phát triển, vì vậy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công hay không tùy thuộc vào việc chúng ta có

phát triển tốt nguồn nhân lực hay không Vậy nguồn nhân lực được hiểu như

thế nào?

Trang 21

mả ở đây bao hảm tổng thẻ những năng lực lao động (thể lực, tri tuệ, ky nang, thải độ, phâm chất đạo đức, tỉnh thần trách nhiệm, ) của những người lao

động đó

‘Theo gido trình kinh tế lao động thì nguồn nhân lực được hiểu là nguồn

lực con người, đây là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác (nguồn lực tài nguyên,

nguồn lực tải chính, công nghệ ) thể hiện ở chỗ trong quá trình vận động,

nguồn nhân lực bị tác động của nhiều yếu tổ như tỷ lệ sinh, tử; việc làm, môi trường, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Chính vì vậy, nguồn nhân lực đã được các nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Nguỗn nhân lực được hiểu như là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và cung cấp nguồn lực con người cho phát triển Mặt khác, nguồn nhân lực còn được hiểu như một yếu tổ tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, là tổng thể những con người

cụ thể tham gia vào quá trình lao động; tức là bao gồm những người có khả năng lao động, là một bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất trong nguồn nhân lực

Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, thì nguồn nhân lực chính là

nguồn lực chủ yếu tạo ra động lực cho sự phát triển Vì vậy, đẻ đảm bảo tốc

độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, thì việc cung ứng đây đủ, kịp thời số lượng, chất lượng là hết sức cần thiết Bất cứ hiện tượng thiếu hụt, dư thừa sức lao động đều là nhân tố gây ra những khó khăn cho sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp

tới tốc độ tăng trưởng kinh tế Ngược lại trình độ của nền kinh tế sẽ quy định quy mé, chất lượng của nguồn nhân lực

“Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nguồn nhân lực là toàn bộ những,

người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động Nguồn nhân lực, theo

Trang 22

nghĩa rộng, là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển Tức lả, nguồn nhân lực bao gồm toàn

bộ dân cư có thể phát trễ

kha năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội,

bình thường, theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là

bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia quá

trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực, tâm lực của họ được huy động vào quá trình lao động

Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: "Nguồn nhân lực cẳn được hiểu là số dân

và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động Nó là tổng thể

nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiêm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó” [19.117]

Theo T.S Dương Anh Hoàng: “Nguồn nhân lực (nguồn lực con người) là tổng hợp những phẩm chất, năng lực và sức mạnh của lực lượng người đang

và sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hôi của đất nước

Đó trước hết là những người lao động có sức khoẻ, trí tuệ, đạo đức, trình độ chuyên môn, tay nghé, kỹ năng, kinh nghiệm, quyết tâm phần đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [20, tr.24]

“Trong thực tế cũng có quan niệm cho rằng: Nếu đánh giá nguồn nhân lực

ở dạng tiềm năng bao gồm: số người trong độ tuổi lao động và ngoài độ tuổi lao động có thể tham gia lao động (khi có nhu cẩu); nếu đánh giá ở dạng thực

tế thì nguồn nhân lực là số người trong độ tuổi lao động theo quy định có khả

năng lao động (có sức khoẻ và được đào tạo nghề) Như vậy, cấu thành của

nguồn nhân lực dạng thực tế là: số người từ 16-60 tuổi đối với nam và từ 16-

55 tuổi đối với nữ, trong đó giới tỉnh hoa, lực lượng phát minh sáng chế (nguồn nhân lực chất lượng cao) làm bộ phận quan trọng nhất.

Trang 23

Phát huy những thành tựu của những nhà khoa học đi trước đồng thời điều tra thực tế việc đảo tạo và sử dụng lực lượng lao động trong những năm qua cũng như những nhận định của các hội thảo khoa học thực tiễn gần đây, chúng ta có thẻ khẳng định rằng: nghiên cứu về nguồn nhân lực cần đánh giá, xem xét ở hai phương diện Đó lả: Số lượng vả chất lượng

Số lượng nguồn nhân lực là: tổng số lực lượng lao động đang và sẵn

sảng tham gia vào quá trình sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội Số lượng lao động được quy định bởi quy mô dân số (số lượng dân, mật độ dân số, tốc độ

tăng dân số) và lực lượng lao động (cơ cấu giới tính, tuổi tác, sự phân bồ lao

động theo ngành nghề, theo vùng, lãnh thổ) Số lượng dân số thường chịu tác động của hai nhóm yếu tô tự nhiên vả xã hội

Một là, nhóm yếu tố tự nhiên, đó là cơ chế sinh học của cơ thể, nhu cầu

và quy luật sinh học của con người Các yếu tố này sẽ tác động đến tỷ lệ sinh

dé va tir vong của dân số, quyết định sự tăng (giảm) dân số và lực lượng lao động một cách tự nhiên

Hai là, nhóm yếu tố xã hội, là vấn đề di dan làm tăng (giảm) dân số và lực lượng lao động trong một không gian và thời gian nhất định Thực tế, trong những năm qua, ở nước ta, do tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng các chính sách thu hút lao động của các thành phố lớn đã tạo nên sự biến đổi lớn giữa dân số, lao động ở nông thôn và thành thị, tính lẻ và các

thành phố lớn Mặt khác, các cơ chế chính sách dân số, vấn để kế hoạch hóa

gia đình, hay phong tục tập quán của một số vùng dân tộc thiểu số ở nước ta

cũng tác động đến số lượng dân số

Chat lượng nguồn nhân lực: Lả tông hợp những phẩm chat vả sức mạnh của người lao động đang vả sẵn sàng thể hiện chúng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội nó bao gồm những yếu tố như: Thê lực, trí lực, đạo đức, kỹ năng và thâm mỹ của người lao động Các yếu tố nảy tác động gắn bó mật

Trang 24

thiết với nhau tạo nên sự phát triển toàn diện của nguồn nhân lực Trong đó, mỗi yếu tố có vị trí, vai trò, tác dụng khác nhau trong việc tạo nên chất lượng

nguồn nhân lực

Theo GS Đặng Hữu xác định thì có 6 nhân tố cấu thành chất lượng nguồn nhân lực bao gồm: 1) Trí lực; 2) Thẻ lực; 3) Hiểu biết xã hội, lỗi sống;

4) Năng lực chuyên môn nghiệp vụ; 5) Trình độ văn hoá, học vấn và 6) khả

năng thích ứng, phát triển (xem Đặng Hữu: Kinh tế tri thức và phát triển giáo

dục đại học trong xã hội hiện đại Kỹ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tẾ" do Tạp chí Cộng Sản và Nhà xuất bán Chính trị quốc gia - Sự thật tổ chức tháng 8-2012)

Theo đó, “trí lực” (trí tuệ) là yếu tổ cơ bản, quan trọng và là tiêu chí chủ yếu thể hiện chất lượng nguồn nhân lực Trí lực là năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo và thích ứng với hoàn cảnh của con người

Cùng với “trí lực” yếu tổ đạo đức, nhân cách là thành phẩn không thể thiểu khi nói đến chất lượng nguồn nhân lực Hồ Chí Minh coi trọng cả đức

và tài và coi đó là hai mặt trong nhân cách của con người phát triển toàn diện Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thi sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải

có đạo đức, không có đạo đức thì di tai giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [28, tr.252-253]

Bên cạnh đó, yếu tố thắm mỹ cũng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn

nhân lực Bởi vi, theo C.Mác và Ph.Ăng ghen thì “Sự phát triển thảm mỹ đúng đắn sẽ có tác động trở lại thúc đây sự phát triển trí tuệ ở trình độ cao hơn, đặc biệt nó có giá trị định hướng cho các hoạt động tri tuệ, cho việc sử

dụng các thành tựu của trí tuệ, của khoa học vào mục đích nhân văn, tiến bộ

xã hội vi cuộc sống hạnh phúc của con người” [24, tr.54].

Trang 25

Khi nói đến chá

xét các yếu tố tác động, ảnh hưởng như: tỷ lệ sinh, yếu tố sức khỏe, yếu tố

it lượng nguồn nhân lực, chúng ta không thể không xem

giáo dục ~ đảo tạo; giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc dân

Vậy bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển chính là việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cả về số lượng và chất lượng

1.2.2 Phát triển nguồn nhân lực

Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử phát triển của các hình thái

kinh tế nối tiếp nhau Loài người chúng ta đã và đang trải qua 5 hình thái kinh

tế Mỗi hình thái kinh tế gắn liền với một phương thức sản xuất và vai trò

quyết định của nhân tố con người Trong nền kinh tế săn bắn và hái lượm, kinh tế nông nghiệp, thủ công hầu như hoàn toản phụ thuộc vào tự nhiên nên

vấn đễ phát triển nguồn nhân lực không đựơc xem là quan trọng Trong nền

kinh tế tri thức, nhất là trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững vẫn đề

phát triển nguồn nhân lực được đặt ra một cách cấp thiết và tất yếu

Từ thập niên 70 của thế kỷ XX với quan niệm mới về vai trỏ và giá trị con người trong phát triển thì khái niệm “phát triển nguồn nhân lực” được hình thành như một khái niệm khoa học Cho đến nay, đã có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nguồn nhân lực Cụ thể: phát triển nguồn nhân lực,

theo quan điểm coi con người là nguồn vốn thì phát triển nguồn vốn nhân lực, tức là phát triển các yếu tố học vắn, kinh nghiệm, sức khỏe

Theo G.S Pham Minh Hạc đã chỉ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực các mặt như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực , làm cho con người trở thành những người lao động có những năng lực và phẩm chất mới và cao, đáp ứng

được những yêu cầu to lớn về cơ bản là tăng giá trị cho con người, trên của sự

nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” [ 19, tr.285]

Phát triển nguồn nhân lực chính là phát triển vì con người Thực tế phát triển không có mục đích tự thân, suy cho củng mục đích cuối cùng cúa mọi

Trang 26

quá trình phát triển (kinh tế, văn hóa, xã hội ) đều là đám bảo cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn, con người ngày cảng phát triển hoàn thiện hon

cả về thể chất, trí lực và tình thần Vì con người lả yếu tố động đóng vai trò quyết định của tất cả các yếu tố khác

‘Theo quan niệm của Liên hiệp quốc: phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đây phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống nguồn nhân lực

Có quan điểm cho rằng: phát triển nguồn nhân lực lả gia tăng giá trị cho

con người, cả giá trị vật chất và tỉnh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghÈ nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn của

sự phát triển kinh tế - xã

Một số tác giả khác lại quan niệm: phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển

kinh tế - xã hội

Nhu vay, phát triển nguồn nhân lực với nội hàm trên đây thực chất là để

cập đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực và khía cạnh xã hội của nguồn nhân lực Trong đó, để phát triển nguồn nhân lực, điều cần thiết là đầu tư cho con người, ngoài việc sử dụng hợp lý nguồn vốn con người và vốn xã hội, còn

phải biết đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội, coi con người là mục tiêu, là động lực của quá trình phát triển

‘Tom lại, phát triển nguồn nhân lực lä sự biến đổi tích cực về số lượng và chất lượng trên các mặt thê lực, trí lực, kỳ năng vả tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đôi tiến bộ về cơ cấu nhân lực phù hợp với trình độ phát triển của quốc gia đó Nói cách khác, phát triển nguồn nhân lực là quá

Trang 27

trình gia tăng về số lượng, nâng cao chất lượng (các yếu tố tác động đến số lượng, chất lượng đã được trình bảy ở trên) tạo ra quy mô vả cơ cấu hợp lý, đồng thời sử dụng phủ hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn nhất định Chính là quá trình thiết lập (đào tạo, bồi dưỡng) và sử dụng năng lực toản diện của con người vì sự phát triển kinh tế, xã hội

1.2.3 Vai trò nguồn nhân lực trong quá trình phát triển

Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng vả xu thế phát triển lấy tri thức làm động lực hiện nay, vai trỏ của nguồn lực con người trong quá

trình phát triển kinh tế - xã hội cảng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Nguôn nhân lực là yêu tố cơ bản thúc đây tăng trưởng kinh tế - xã hội Đảng

và Nhà nước xác định nguồn lực con người Việt Nam là một trong những nguôn lực mạnh và lợi thế nhất Hơn thé nữa, phát triển nguồn nhân lực là yếu

tố đảm bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước Nguồn lực con

người đóng vai trỏ quan trọng nhất, quyết định nhất trong sự phát triển kinh tế

~ xã hội Vì vậy, Đảng ta luôn coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển

'Việc huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực là điều kiện tiên quyết luôn gắn liền với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững Trong

đó, nguồn nhân lực có vai trò quyết định trong sự phát triển chung

“Thực tế đã khẳng định ở bắt cứ thời đại nào, nguồn nhân lực luôn là yếu

tố cầu thảnh quan trọng nhất của lực lượng sản xuất xã hội Nguồn nhân lực,

con người là yếu tổ “động” có khả năng tái sinh trong cấu trúc của lực lượng

sản xuất, Mọi nguồn lực dù có quan trọng đến đâu cũng không thể tự dưng

phát huy tác dụng, nếu như nó không có con người - chủ thể của mọi quá trình

lịch sử Trong bản thảo kinh tế - triết học 1844, C.Mác đã vạch rõ: *Xã hội sản xuất con người với tính cách như thế nào thì nó sản xuất ra xã hội như thể

ấy", Hồ Chí Minh đã đúc kết thảnh luận điểm nỗi tiếng “muốn xây dựng chủ

Trang 28

nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” Nguồn nhân lực được coi là nguồn lực “nội sinh”, chỉ phối quá trình phát triển kinh tế xã hội,

có ưu thể nỗi bật lä không có giới hạn nếu được bồi dưỡng, khai thác hợp lý,

là sự kế tục giữa các thế hệ con người Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, nhất quyết định sức mạnh của quốc gia Nguồn nhân lực chất lượng cao có vai

trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp

hóa, hiện đại hóa và trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong cuộc chạy

dua “ai thắng ai thua”; là điều kiên tắt yếu đưa đắt nước phát triển bền vững

Sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đỏi hỏi ngoải môi trường chính trị ôn định, phải có tông hợp các nguôn lực cần thiết như: Nguồn nhân lực, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vị trí địa lý và

hat chẽ với nhau, nhưng chúng lại có vai trò, vị trí khác nhau trong quá trình phát triển; trong

nguồn lực nước ngoài Các nguồn lực này có quan

đó nguồn nhân lực được xem là nguồn lực cơ bản quyết định nhất Nguồn nhân lực với tri tuệ của họ sẽ vạch ra những hoạch định, chính sách, môi trường kết hợp và sử dụng tổng hợp, phát huy hiệu quả cao nhất của các nguồn lực đó

Các nguồn lực khác là có hạn, đến một lúc sẽ bị khai thác cạn kiệt thậm chí dẫn đến “sự trả thù của tự nhiên” nếu chúng ta không biết khai thác sử dụng hợp lý hay sự hỗ trợ, đầu tư của nước ngoài bao giờ cũng có giới hạn và đặt trong phương thức trao đổi hai bên cùng có lợi Trong khi đó nguồn nhân lực, mà hạt nhân của nó lả trí tuệ lại là nguồn lực vô tận Tính vô tận của trí

tuệ nguồn nhân lực biểu hiện về mặt sinh học (sinh sản) và liên tục tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất trong con người xã hội, nếu được chăm lo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý Thông qua hoạt động thực tiễn, con người từng

bước làm chủ tự nhiên, khám phá ra những tải nguyên thiên nhiên mới và các

sản phẩm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên của mình Chính trí tuệ của

Trang 29

con người đã tạo ra sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - kỹ

thuật và quá trình chuyền sang nền kinh tế trí thức của các nước công nghiệp Nguồn nhân lực với tri thức của mình đang là tải sản quý giá nhất, là nguôn lực quan trọng nhất, quyết định sự phát triển mỗi quốc gia Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã đặt con người vào vị trí trung tâm, quan tâm đặc biệt đến

việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và khai thác sử dụng

hợp lý, hiệu quả cao nhất từ nguồn nhân lực này

Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế cũng chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững phải dựa ít nhất vào ba trụ cột cơ bản là: Áp

dụng công nghệ mới, phát triển hạ tằng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong đó yếu tổ làm động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bên vững chính là nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là con người được đầu tư phat trién, tạo lập được kỹ năng kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tao để trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực” Bởi vì, trong nền kinh tế toàn cẫu đầy biến đông thì ưu thế cạnh tranh sẽ thuộc về các quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và một xã hội ôn định Trình độ của một nền kinh tế phát triển ngày càng cao một mặt đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng những yêu cầu mà nó đặt ra, nhưng mặt khác sự

phát triển kinh tế - xã hội lại mở ra những cơ hội, khả năng, điều kiện

nguồn nhân lực tự phát triển và hoàn thiện

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những thành tựu mà nó đạt

được sẽ tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và phát triển chất lượng nguồn

lực nhân lực, Chẳng hạn môi trưởng sản xuất công nghiệp sé giúp người lao động hình thành văn hóa lao động công nghiệp, tỉnh thần hợp tác, tính kỷ luật,

tác phong lao động khẩn trương, chính xác Ngoài ra, người lao động có cơ hội và điều kiện để rèn luyện vả trưởng thảnh nhiều mặt: có tay nghề, biết

Trang 30

kinh doanh và quản lý tốt; có học vấn cao hơn, biết tư duy khoa học, năng,

động sảng tạo, thích ứng với nền sản xuất lớn hiện đại Nói một cách tổng quát, một nên kinh tế phát triển cao cần dựa trên một nẻn khoa học công nghệ hiện đại, một nền văn hóa tiên tiến, một nền giáo dục phát triển Như vậy, con người không chỉ là chủ thể mà còn là sản phẩm của lịch sử, của hoản cảnh Sự

phát triển kinh tế - xã hội do công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại sẽ tác

động trực tiếp đến việc nâng cao đời sống vật chat, tỉnh thần cho con người

Nang cao chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện để di tắt, đón đầu thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Nếu xem xét dưới góc độ phát triển bền vững bao gồm tăng trưởng kinh

tế, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường, thì phát triển nguồn vốn con người,

có đủ việc làm, tiến tới việc làm có năng suất và được tự do lựa chọn, tức là việc làm mang tính nhân văn, trên cơ sở giải phóng mọi tiềm năng lao động thì mới trở thành nguồn lực, động lực và là yếu tỗ cơ bản nhất của sự phát

triển bên vững

1.2.4 Nội dung phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là toàn bộ quá trình sử dụng những phương

pháp, cách thức tăng lên về số lượng, nâng cao chất lượng và cải biến toàn bộ nguồn nhân lực để nó thích ứng tốt hơn với nhu cầu sử dụng Về thực chất nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực phải đánh giá trên bốn nội dung cơ bản: phát triển nguồn nhân lực vẻ số lượng, phát triển nguồn nhân lực về chất lượng, cơ cấu của nguồn nhân lực và chính sách huy động nâng cao hiệu quả

khai thác, sử dụng nguồn nhân lực

Trang 31

~ Phát triển nguôn nhân lực vẻ số lượng

Số lượng nguồn nhân lực được quy định bởi quy mô dân số (số lượng, mật độ, tốc độ tăng dân số) và lực lượng lao động (cơ cầu tuổi, giới tính, theo

lãnh thổ vả lĩnh vực ngành nghề) với quy mô và cơ cấu hợp lý nhằm bảo dam lực lượng lao động dồi dào với cơ cấu trẻ Đề làm được điều nảy cần chú ý đến các yếu tố quan trọng như: tỷ lệ sinh hợp lý với quy mô và tốc độ phát triển, tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cơ cấu về giới tính và độ tuổi cân đối thích hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy

nhiên, trình độ phát triển nền kinh tế của một quốc gia là nhân tố ảnh hưởng đến mặt số lượng của nguồn nhân lực Khi nền kinh tế phát triển cao, thì đời

sống nhân dân ngày cảng nâng lên, được đảm bảo cả vẻ vật chất và tỉnh than;

nhân thức và hành động của con người trong việc thực hiện các chính sách của Nhà nước trong đó có chính sách dân số cũng được đảm bảo và quy mô dân số, tốc độ tăng dân số sẽ hợp lý

Vi vay, điểu kiên tốt nhất cho phát triển nguồn nhân lực về chất lượng, đòi hỏi quốc gia đó phải có chính sách điều tiết đảm bảo về quy mô, tốc độ tăng dân số hợp lý, lực lượng lao động dồi dào và cơ cầu ngành nghề, lứa tuổi phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội Phát triển số lượng nguồn nhân lực không thể không xem xét đến vấn đề dân

Theo C.Mác, cơ sở để xã hội

tồn tại gồm giới tư nhiên, dân số, hoạt động sản xuất và tái sản xuất Trong đó dân số phải bảo đảm số dân cư nhất định phù hợp với sự phát triển kinh tế -

xã hội và cũng có nghĩa tạo ra số lượng nguồn nhân lực hợp lý Như vậy, dân

số có tác động trực tiếp đến số lương nguồn nhân lực

~ Phát triển nguồn nhân lực vẻ chất lượng: Là phát triền những phẩm chất, năng lực và sức mạnh của con người Cụ thể như: nâng cao trí lực, thể lực, đạo đức hiểu biết xã hội; kỹ năng, thâm mỹ; năng lực chuyên môn,

Trang 32

nghiệp vụ; khả năng thich mg, phat trign Nghia 14 nang cao gid tri nguồn

lực con người, kể cá giá trị tiém nang

Nâng cao thể lực tức là nâng cao sức khoẻ của nguồn nhân lực Sức khoẻ trong hiến chương của tô chức y tế thế giới đã nêu: Sức khoẻ lả một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thé chat, tỉnh thần và xã hội, chứ không phải là không

có bệnh hay thương tật Sức khoẻ lả điều kiện, phương tiện để phát triển trí

tuệ, truyền tải tri thức cho hoạt động thực tiễn; biến thành sức mạnh vật chất

phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, sức khoẻ là yếu tố quan trọng của nguồn

nhân lực, phát triển nguồn nhân lực không thể không phát triển thể lực Các chỉ tiêu cơ bản để phát triển thể lực như: chiễu cao, cân năng, tuổi thọ; các chỉ

tiêu về bệnh tật, cơ sở vật chất và các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ,

Ngoài ra, thể lực còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế,

phân phối thu nhập và chính sách xã hội ở một quốc gia

'Thực tế đã chứng minh, sẽ không có một trí tuệ minh mẫn, dẻo dai, sáng tạo, linh hoạt tồn tại trong một con người yếu về cơ bắp, kém về các khí chất,

ốm yếu và bệnh hoạn mà nó chỉ tồn tại ở một cơ thể cường tráng, mạnh mẽ,

tran trề sinh lực

Về trí tuệ của nguồn nhân lực được thể hiện ở sự sáng tạo, độ nhảy cảm, tính lĩnh hoạt sắc bén, khả năng thích ứng nhanh để học tập lao động, áp dụng

và làm chủ kỹ thuật

chính là nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, khả năng nhận thức hiện thực

, công nghệ tiên tiến hiện đại Nâng cao năng lực trí tuệ

khách quan đề cải tạo thể giới đáp ứng yêu cầu trong cuộc sống của con

người Trí tuệ còn được biểu hiện ở khả năng áp dụng những thành tựu khoa học, ở sự nhạy bén, linh hoạt thích ứng nhanh và làm chủ được kỹ thuật công

nghệ hiện đại, có khả năng hoạch định chính sách, sáng tạo ra cái mới tiến bộ Nâng cao đạo đức của nguồn nhân lực là nâng cao thái độ chính trị của

cá nhân trước tình hình của đất nước Đó là sự phát triển những giá trị đạo.

Trang 33

đức nhân văn gắn với năng lực hoạt động thực tiễn của con người Đó cũng là thái độ chấp hành tuân thủ những đạo đức chuẩn mực chung, những luân thường đạo lý và quy tắc chung của cộng đồng Như Bác Hồ đã từng dạy "đức

'vừa hồng - vừa chuyên” là hai yêu câu hàng đầu của con người Có tải

mà không có đức cũng vô dụng, có đức mà không có tài lảm việc gì cũng khó Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi cơ chế thị trường đang thâm nhập

sâu vào đời sống kinh tế - xã hội, với nhiều mặt trái tác động đến con người thì vấn đề giữ gìn và nâng cao đạo đức, thẩm mỹ, thị hiểu là một yêu cầu cấp

bách Đó còn là sự thể hiện ở sự hiểu biết xã hội và ứng xử trong giao tiếp thể

hiện khả năng thích ứng và phát triển của cá nhân trong những điều kiện phải

“hoa nhập” mà không “hoà tan”, luôn luôn giữ được truyền thống đạo lý của con người Việt Nam

~ Phát triển nguồn nhân lực về cơ cấu trình độ, ngành nghề và vùng miền theo hướng tích cực

“Trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của mỗi quốc gia, vùng lãnh thô đều có yêu cầu phát triển cơ cầu nguồn nhân lực phải phù hợp Đó chính là yêu cầu về cơ cầu trình độ nhân lực, cơ cấu ngành nghề cũng như sự phân bối đồng đều hợp lý Phát triển cơ cấu trình độ nguồn nhân lực nghĩa là phát triển (nâng cao) tỷ lệ lao động đã được đào tao trong lực lượng lao động (tỷ lệ có trình độ sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân

kỹ thuật trong lực lượng lao động)

'Chuyẻn dịch cơ cấu kinh tế vả chuyên dịch cơ cấu nhân lực có mồi liên

hệ tác động tương tác Sự phát triển của cơ cầu ngành kinh tế là một căn cứ để

xác định, định hướng phát triển cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng chuyển

dịch nguồn nhân lực từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có

năng suất lao động cao hơn, cụ thể đó lả sự chuyển dịch từ khu vực nông,

lâm, ngư nghiệp sang công nghiệp va dich vu Ngược lại, sự chuyển dịch

Trang 34

đúng hướng của cơ cấu nguồn nhân lực sẽ thúc đây sự chuyển dịch cơ cấu nền

Theo số liệu điều tra năm 2011, cơ cấu trình độ đào tạo về chuyên môn

kỹ thuật của lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên như sau:

Bang 1.1 Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam

năm 2011

“Trình độ đào tạo Tỷ lệ Ø4)

Không có trình độ/chưa được đào tạo 845

Được day nghé sơ cấp 40

Trung cấp chuyên nghiệp 37

Trang 35

nông nghiệp Để thực hiện được mục tiêu nay doi hoi cơ cấu nền kinh tế cũng,

chuyển dịch theo hướng nảy

tâm đến yếu tố này Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đã

làm cho nguồn nhân lực nước ta có xu hướng di cư vả tập trung quá mức ở các đô thị lớn; lao động có nhiều vùng nông thôn giảm đi cá về số lượng và chất lượng Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên ở khu vực thảnh thị tăng từ 25%

(năm 2005) đến 29% (2011); tỷ lệ này ở nông thôn đã giảm từ 74,5% còn 70.3% (năm 201 1) Điều quan trọng ở đây là so với điểu kiện thực tế ở nước

ta là 70% dân số ở nông thôn, 30% dân số ở thành thị, thì rõ rằng tỷ lệ lao động giữa thành thị và nông thôn đã có sự chênh lệch Không chỉ vậy, biểu hiện chênh lệch giữa thành thị và nông thôn còn thể hiện ở tỷ lệ người lao động được đào tạo Theo kết quả điều tra năm 2009, trong số 8,6 triệu người được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật của cả nước thì có 25% ở thành thị và chỉ có 8% lao động ở nông thôn được đảo tạo

~ Vấn dé khai thác, sử dụng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi nó được sử dụng hợp

ý vì những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và con người Nếu không được

sử dụng nguồn nhân lực vẫn chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng và có thể bị suy

giảm, nhất là về chất lượng Chính vì vậy, việc sử dụng nguồn nhân lực hiệu

quả cần xác định chỉnh xác, phủ hợp với các mục tiêu phát triển là nhân tổ

đầu tiên và chỉ phối quan trọng Nguồn nhân lực còn khác với các nguồn lực khác ở chỗ nếu không được khai thác, sử dụng sẽ tạo ra những bất ôn về xã

hội như: thất nghiệp, nghèo đói, huỷ hoại môi trường sống, các tệ nạn xã

hội thậm chí dẫn đến bắt ôn vẻ chính trị Bởi vì chỉ khi được khai thác và sử dụng mới là phương thức tổn tại của nguồn nhân lực.

Trang 36

Nguồn nhân lực có được sử dụng hiệu quả hay không phục thuộc vào

việc cơ chế, chính sách, phương pháp, nghệ thuật dùng người của mỗi quốc

gia Điều đó có nghĩa không chỉ dừng lại ở việc người nảo việc đó, học ngành

gi lam việc đỏ, mà còn là vấn đề bồi dưỡng, tạo điều kiện để con người phát huy tối đa năng lực sáng tạo và sở trường của mình; tạo môi trưởng thuận lợi

khuyến khích cá nhân sáng tạo cái mới, đưa ra bước đột phá Việc khai thác,

sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Nguồn nhân lực trực tiếp quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế

Hay nói cách khác, việc phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng phải gắn với việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực Ba yếu tố này có mối

quan hệ biên chứng với nhau, sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc phát

triển kinh tế - xã hội

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, cần tập trung giải quyết các vấn đề như: thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng kinh tế một cách ôn định và bền vững; gắn tăng trưởng kinh tế với xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm Ngoài ra, cũng quan tâm đến các nội dung sau

.Một là, chuyên hoá đân số trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động thành lực lượng lao động của đất nước một cách tối tru (giải quyết việc làm, phân công việc làm phủ hợp với năng lực chuyên môn từng người Hai là, khai thác một cách hợp lý khả năng lao động của bộ phận dân cư

khác (đối tượng di cư, nhập cư, người nước ngoài, Việt kiều ) phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế — xã hội

Ba la, phục hồi và khai thác một cách hợp lý năng lực của bộ phân dân

cư mất khả năng lao động hoặc có khả năng lao động hạn chế nhưng vẫn

muốn cống hiến cho sự phái triển chung

Đối với Việt Nam, tại Hội thảo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá vả hội nhập quốc tế, ngày 24/8/2012 ở Hà

Trang 37

Nội, Tạp chí Cộng sản và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật phối hợp

tổ chức, cho rằng nội dung cơ bản phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam cần tập trung vảo bốn vấn đề chú yêu như: 1) Gia tăng về số lượng nhân lực

có trình độ chuyên môn, nghề nghiệp; 2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 3) Chuyên dịch cơ cấu nhân lực theo hướng tiến bộ; 4) Phát huy một số

tố chất tích cực tiêu biểu của nhân lực Việt Nam

Tác giả hoãn toàn thống nhất với ý kiến này Ngoài bốn vấn đề được phân tích ở trên, thì việc phát huy một số tố chất tích cực tiêu biểu của nguồn

nhân lực Việt Nam là rất quan trọng Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, chúng ta không thể không huy động, khích lệ các yếu tổ tỉnh thần dân tộc, khí

thế hào hùng cách mạng trong chiến tranh, trong học tập, trong lao động để

chiến thẳng mọi “giặc đói, giặc dốt, giấc ngoại xâm” đã được hình thành từ bao đời nay Đặc biệt là việc phát huy tỉnh thần tự hào, tự tôn dân tộc; khuyến khích mọi người sáng tạo vi sự phát triển của đất nước Đây là yếu tố tiềm ẩn trong tất cả con người Việt Nam nhưng một khi được khơi dậy nó trở thành sức mạnh vô biên Hỗ Chí Minh đã viết: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nỗi Nhờ lực lượng

ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền

tự do, tự chủ Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta làm cách mạng thành công,

giảnh được độc lập Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta cảng ngày cảng mạnh Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựng muôn nỗi khó khăn thiếu thôn, đói khô, tang tóc, quyết một lòng đánh tan quân giặc

cướp nước” [29, tr.281]

Tom lai, dé phat triển đất nước bắt kỳ quốc gia nảo cũng phải phát triển con người toàn điện có đủ năng lực và phẩm chất, trí lực và thể lực; khả năng

lao động, tính tích cực vẻ chính trị xã hội cũng như về đạo đức tình cảm trong

sáng củng với việc sử dụng hiệu quá nguồn nhân lực đó Vỉ nguồn nhân lực là

Trang 38

xã hội toản diện và bền vững của mỗi quốc gia

1.3 BAL HQC KINH NGHIEM CUA MQT SO QUOC GIA VE PHAT

‘TRIEN NGUON NHAN LUC Vi PHAT TRIEN KINH TE - XA HOL 1.3.1 Kinh nghiệm của Singapo

Singapo - một đất nước nằm ở cực Nam bán đáo Mã Lai với diện tích 712km”, dân số trên 5 triệu người Năm 1965, sau khi giành được độc lập, Singapo vẫn là một đất nước nghèo nàn phải trải qua 45 năm phấn đấu bền bi, Trong đó, Chính phủ Singapo xác định, quốc gia của mình không có gì cả muốn phát triển không còn cách nào khác là việc phát huy nguồn nhân lực và

vị trí địa lý (Singapo là một thương cảng nhiều tàu châu Âu cập bến), trong đó nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt với mục tiêu: Biến Singapo thành một

xã hội có học vẫn cao, giáo dục chính là chìa khoá để nâng cao đời sống và là động lực để phát triển Quan điểm về giáo dục đã được chính phủ ủng hộ trên nhiều phương diện: ưu tiên ngân sách, trường học mở rộng cửa cho tất cả mọi

người có điều kiện học tập, đào tạo toàn diện có kết hợp giữa khoa học kỹ thuật với nền văn hoá truyền thống

Các thông tin và các chính sách thu hút nhân tài đều bài bản, chuyên

nghiệp và minh bạch, ai cũng biết và có quyền tiếp cận Các quan chức từ Thủ

tướng trở xuống đều nhận thức và ủng hộ chính sách thu hút nhân tài nảy, Ngoài ra, Singapo còn có chính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên tải

năng của nhiều nước trong khu vực thông qua các đợt tuyển sinh Sau khi tốt

Trang 39

nghiệp, các sinh viên này phải cam kết ở lại làm việc ít nhất 6 năm Các chính

sách này đầu tiên áp dụng thử nghiệm với sinh viên Trung Quốc, sau này áp

dụng cho nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam Bằng chính sách này, Singapo giải quyết được việc thiếu nhân lực và cỏn thu hút được chất xám từ

bên ngoài

Đáng chú ý trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Singapo mà nước ta có thể quan tâm đó là: Vấn đề biết tạo niềm tin cho người đứng đầu

và cấp dưới rằng người tải, giỏi thực sự được lãnh đạo, trọng dụng và phát

huy; xóa bỏ sự phân biệt về quốc tịch, tôn giáo, đẳng cắp, dân tộc trong việc lựa chọn người tài (tao động lực, khuyến khích mọi thành phẫn cùng cỗ gắng phát huy vì một xã hội trí thức); luôn tìm kiếm nguồn lao động có trình độ, kỹ năng tay nghề bằng các chính sách thu hút nhân tai từ bên ngoài, đặc biệt về làm cho Chính phủ Singapo Từ nguồn nhân tai thu hút được, Singapo thiết lập các uỷ ban khác nhau dé lựa chọn, đánh giá và có kế hoạch bố trí phù hợp với năng lực của từng người Tắt cả họ đều được nhận các chế độ đãi ngộ đặc biệt và dao tạo, bồi đưỡng riêng

Thủ tướng đầu tiên của Singapo, Lý Quang Diệu đã có quan điểm rất rõ ring: “Lãnh đạo giỏi là đầu tàu định hướng cho đất nước phát triển, nên không thể thăng quan tiến chức nhờ quan hệ cửa trước cửa sau hay sẵn sàng

ngã giá đế mua danh bán tước” Ông nói: "Lãnh đạo dốt sẽ ngáng chân những người giỏi, không cho họ ngồi vào những vị trí quan trọng”, (nguồn:

htlpz//dantri com vn/e25/s25-215992/chinh-sach-thu-hut-nhan-tai-cua-

singapore-bai-ban-va-chuyen-nghiep htm)

Ciing nhu mét sé quéc gia khac, Singapo coi gido duc li quéc sach hang

đầu và được họ thực hiện triệt để, nhất là việc cải tiền chương trình giáo dục

Từ năm 197§, Chính phủ Singapo đã ra sắc lệnh, tiếng quốc ngữ là tiếng Anh song hành với tiếng Mã Lai Học sinh tiểu học của Singapo không học quá

Trang 40

nhiều môn mà tập trung vào những môn chủ yếu là ngoại ngữ, nghệ thuật, các môn tự nhiên và nhất là toán Sigapo dám vay tiền đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các trường học tiêu chuẩn quốc tế vả các giảng viên phần lớn là người

nước ngoài, có trình độ

Singapo rất quan tâm đến chính sách tuyển dụng, bỗ nhiệm vả chế độ

tiền lương Ở đây, lương của cán bộ trong bộ máy chính quyền luôn được trả cao từ 10-20% so với khu vực tư nhân Các ngành giáo viên, cảnh sát, an ninh, quân đội thì mức lương còn cao hơn nhiều nên công chức không cần tham nhũng; với bác sĩ, nghệ sĩ, khoa học thì được tự phép để ra mức lương phù hợp với khả năng của bản thân phù hợp với thị trường Ngoài ra, Chính phủ Singapo cũng cương quyết cho nghỉ hưu trước tuổi đối với những người kém năng lực, (sau một thời gian thử thách) Các chính sách này đã làm cho công chức Singapo “không muốn, không thé, không dám” với tham nhũng Ngày nay, Singapo là một trung tâm kinh tế, chính tri, van hoá, giải trí, nghệ thuật, trí thức của khu vực và đang tập trung phấn đầu thành nước công nghiệp phát triển đầu tiên của Châu Á Có được những thành tựu đó (một nền kinh tế năng động, chính trị én định và một xã hội hoà hợp) phải kế đến bài học kinh nghiệm trong việc đảo tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế của đất nước này Vì vậy mà tạp chi Foreign Policy

xếp Singapore là quốc gia toàn cầu hóa nhất trên thể giới Với một chính sách

bài bản và đúng đắn như vậy, Singapore xứng đáng với tên gọi “Trung tâm

thu hút nhân tải” của thế giới

1.3.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Ở châu Á, Nhật Bán là một trong những nước đi đầu trong phát triển

nguồn nhân lực

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, số người không có việc làm ở Nhật lên tới 13,1 triệu người, chiếm 17,5% dân số và 37,4% lượng lao động Nhờ một

Ngày đăng: 20/11/2024, 21:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w