1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Nguyên Lý Về Sự Phát Triển Với Việc Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Gia Lai Hiện Nay

109 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên lý về sự phát triển với việc phát triển nguồn nhân lực ở Gia Lai hiện nay
Tác giả Nguyễn Toàn
Người hướng dẫn TS. Trần Viết Quân
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 8,05 MB

Nội dung

duy vật phản ánh đặc trưng phổ quát nhất của thể giới, mọi sự vật, hiện tượng trong thé giới khách quan đều có sự vận động và phát triển, sự vận động phát triển ấy là không ngừng, có khi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYEN TOAN

NGUYEN LY VE SU PHAT TRIEN

VOI VIEC PHAT TRIEN NGUON NHAN LUC

O GIA LAI HIEN NAY

LUAN VAN THAC SI KHOA HQC XA HOI VA NHAN VAN

2014 | PDF | 109 Pages

buihuuhanh@gmail.com

Da Nẵng ~ Năm 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYÊN TOÀN

NGUYÊN LÝ VÈ SỰ PHÁT TRIEN

VOI VIỆC PHÁT TRIÊN NGUÒN NHÂN LỰC

ỞGIA LAI HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học

MA s6: 60.22.80

LUAN VAN THAC Si KHOA HQC XA HOI VA NHAN VAN

Người hướng dẫn khoa học: TS TRÀN VIẾT QUÂN

Đà Nẵng ~ Năm 2014

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bổ trong bat ky công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Toàn

Trang 4

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN LÝ PHÁT TRIENS

1.1, MOT SO QUAN DIEM VE SU PHAT TRIEN TRONG LICH SU

12 QUAN ĐIÊM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ SỰ PHÁT

1.2.1 Khái niệm phát triển

1

1.2.3 Tính chất của sự phát tri

CHƯƠNG 2 NGUÒN NHÂN LỰC VÀ THỰC TRẠNG NGUÒN NHÂN LỰC Ở GIA LAI HIỆN NAY 38 2.1 NGUÔN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIÊN NGUÒN NHÂN

LUC TREN CO SO QUAN TRIET QUAN ĐIÊM PHÁT TRIÊN 38

2.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 38 2.1.2 Phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở quán triệt quan điểm phát triển43

THỰC TRẠNG NGUÔN NHÂN LỰC Ở GIA LAI HIỆN NAY 51

Trang 5

NHÂN LỰC Ở GIA LAI HIỆN NA' 7 3.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH GIẢI PHAP

3.1.1 Một số quan điểm của Đăng và Nhà nước nhằm phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 201 1 - 2020 „67 3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Gia Lai đến năm 2020 72 3.2 MỘT SÓ GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ NHẦM PHÁT TRIÊN NGUÒN NHÂN LỰC Ở GIA LAI HIỆN NAY „T7

3.2.2 Một số kiến nghị

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 6

: Phát triển nguồn nhân lực

: Ủy ban nhân dân

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nguyên lý phát triển là một trong hai nguyên lý chung nhất, phổ biển nhất của phép biện chứng duy vật Nguyên lý phát triển của phép biện chứng duy vật phản ánh đặc trưng phổ quát nhất của thể giới, mọi sự vật, hiện tượng trong thé giới khách quan đều có sự vận động và phát triển, sự vận động phát triển ấy là không ngừng, có khi nhanh, khi chậm, khi tuẫn tự, có khi nhảy vọt,

có lúc có những bước thụt lùi, nhưng nếu nhìn ở cả một quá trình thì tất cả

đều là phát triển Nguyên lý về sự phát triển cung cấp cho con người phương pháp luận đề nhận thức và cải tạo thế giới, nó trở thành nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của con người Quán triệt quan điểm phát triển vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người là yêu cầu cần thiết và đúng đắn, đặc biệt là trong công tác phát triển nguồn nhân lực

Nguồn lực con người là nội dung cốt lõi của sự phát triển xã

Dang ta

đã rất quan tâm xây dựng chiến lược con người, tùy từng thời điểm lịch sử khác nhau Đảng ta đưa ra những chính sách cụ thể khác nhau, nhưng nhất quán ở mục đích hạnh phúc của nhân dân là cao nhất; coi việc nâng cao dân tri bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là

nhân tổ quyết định thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chủ tịch Hỗ Chí Minh đã từng khăng định: Cách mạng là sự nghiệp của quân chúng nhân dân Không có bức thành nào vững bằng bức thành nhân dân Không có sức mạnh nào bằng sức mạnh nhân dân Dân là gốc của nước Người còn chỉ rõ: Dân là mọi người dân Việt Nam, đều là con Rằng

cháu Tiên, không phân biệt già trẻ, trai gái, giàu nghèo trong đó công -

nông chiếm tuyệt đại đa số Đó là nguỗn lực làm nên lịch sử của chính

mình Và vô luận việc gì đều do con người làm ra, từ nhỏ đến to, từ gan

đến xa đều như thể cả Trên cơ sở quan điểm phát triển, Đảng ta cũng đã

Trang 8

chủ thể phát triển” [15, tr 76] Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng Đắt nước ôn định, kinh tế tăng trưởng, nhân dân

tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, uy tín của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế Trong đó trình độ dân trí, trình độ chuyên môn kỹ thuật được

tăng lên, nguồn nhân lực được xây dựng và phát huy tốt nhất Tuy nhiên trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay thì thực trạng nguồn nhân lực của chúng ta chưa được xây dựng và phát triển tối đa, vẫn còn nhiều hạn chế so với khu vực và trên thế giới Vì vậy, việc khắc phục hạn chế, yếu kém về mặt nguồn nhân lực sẽ tạo điều kiện

đưa đất nước vượt qua khó khăn tạo đà phát triển, tiến tới xây dựng cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn cho nhân dân

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa của cả nước hiện nay, tỉnh Gia Lai cũng đã để ra những định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước Gia Lai là một tỉnh nằm trên địa bàn chiến lược ở khu vực bắc Tây Nguyên Việt Nam, là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời đa dạng về thành phẩn đân cư và nền văn hóa mang bản sắc độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu

số Gia Lai nói riêng và Tây nguyên nói chung là vùng đất có vị trí chiến lược

an ninh - quốc phòng, giàu tiểm năng vẻ kinh tế Khai thác tiểm năng, cũng

như thể mạnh của Gia Lai để đưa đồng bào các dân tộc trong tỉnh thoát khỏi

nghèo nàn lạc hậu đồng thời phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần, từng bước xây dựng cuộc sống văn minh, đảm bảo an ninh quốc phòng và góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước, là

nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta, trong đó trực tiếp là Đảng bộ và nhân dân các dân tộc của tỉnh Gia Lai.

Trang 9

định chính trị ở Gia Lai, sớm đưa Gia Lai vượt qua thách thức và khó khăn,

đồng thời góp phân phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, cần phát triển con người, đặc biệt là xây dựng nguồn nhân lực của tỉnh có chất lượng, năng động, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức, năng lực, phương pháp, phong cách công tác tốt

“Xuất phát từ yêu cầu phát triển đất nước thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay Đẳng thời dựa trên yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Gia Lai hiện nay, học

viên xác định vấn đê: “Nguyên lý về sự phát triển với việc phát triển nguồn nhân lực ở Gia Lai hiện nay”, làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học

2 Mục tiêu nghiên cứu

Từ nội dung nguyên lý vẻ sự phát triển trong triết học Mác - Lênin, trên

cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực ở Gia Lai, để tài xây dựng một số

giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế -

xã hội ở Gia Lai hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi ng

~ Đối tượng nghiên cửu: Luận văn lẫy nguyên lý về sự phát triển trong triết học Mác ~ Lênin, nguồn nhân lực ở Gia Lai hiện nay làm đổi tượng nghiên cứu

n cứu

tự phát triển trong triết học Mác —

Lênin, công tác phát triển nguồn nhân lực ở Gia Lai đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và

~ Phạm vi nghiên cứu: Nguyên lý v

chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lôgíc - lịch sử, phương pháp phân

tích và tông hợp, tông kết thực tiễn, v.v Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu

Trang 10

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đẻ tài gồm

có 3 chương và 6 tiết

6 Tông quan tài liệu nghiên cứu

Xung quanh vấn đề nguyên lý về sự phát triển với việc phát triển nguồn nhân lực đã có khá nhiễu công trình, đề tài nghiên cứu đẻ cập đến ở những góc

độ những hướng tiếp cận khác nhau, trong đó nỗi bật có các công trình sau:

- PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa, Những chuyên đề Triết học (dùng cho cao

2007 Cuén sách là kết quả

học và nghiên cứu sinh), Nxb Khoa học xã

tổng hợp của những công trình nghiên cứu và giảng dạy trong nhiều năm của

tác giả, trong đó có nhiều chuyên để đặc biệt là chuyên dé: Học thuyết về mỗi

liên hệ phổ biến và vễ sự phát triển: Những quy luật cơ bản của sự phát triỂn:

Học thuyết về con người và phát triển nguồn nhân lực Cuốn sách là tài liệu quan trọng cho học viên xác định vấn dé về sự phát triển, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực

~ GS TS, Nguyễn Cúc, "Phát triển nguồn nhân lực: Cần sự gắn kết trong chiến lược quy hoạch và chính sách”, rạp chứ Triết học, số 9, 2012 Tác giả đã nêu lên vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và những bắt cập trong chính sách đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta và

dé ra một số định hướng để điều chỉnh cơ cấu đào tạo phù hợp với yêu cầu

thực tiễn của đất nước

- Lương Đình Hị

chí Triết học, số 1, 2011 Bài viết đề cao tư đuy phát triển và cho rằng mỗi

"Tư duy phát triển và sự phát triển của đất nước” rạp

thời đại khác nhau cần có một tư duy phù hợp ứng với thời đại đó Đồng thời bài viết cũng cho rằng chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố

cơ bản quyết định sự phát triển của quốc gia

Trang 11

khác, họ cũng đã đề cập đến vai trò của nguồn lực con người và việc phát triển nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta; đề cập đến vấn

để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; hoặc những luận văn viết về nguyên

lý phát triển và vận dụng vào việc phát triển nguồn nhân lực ở những địa phương cụ thể, ở những đối tượng cụ thể Tiêu biểu như các bài viết, công

trình nghiên cứu sau đây:

- PGS.TS Võ Xuân Tiến, "Một số vấn để về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 5, (2010)

~ Nguyễn Thành Trung, “Vai trò của con người và vấn để phát huy nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay”, Tạp chí

phát triển của phép biện chứng duy vật

và vận dụng vào sự nghiệp phát triển nguôn nhân lực trẻ ở Thừa Thiên Hué

hiện nay - Luận văn thạc sỹ, (2005)

- Nguyễn Thị Mỹ Lang, Nguyên lý về sự phát triển với việc nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ cán bộ giảng dạy các trưởng đại học, cao đẳng tỉnh Quảng Nam - Luận văn thạc sỹ, (2005)

~ Nguyễn Thị Hoài Thu, Phát huy nguồn lực con người ở tỉnh KonTum hiện nay - Luận văn thạc sỹ, (2010)

'Bên cạnh những tác phẩm nghiên cứu và để cập đến nguyên lý phát triển

và phát triển nguồn nhân lực, thì còn có nhiều tài liệu về Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng, chẳng hạn như một số tài liệu sau đây:

Trang 12

1996 Cuốn sách đã

ngưỡng, hôn nhân và về lễ hội Đây là những tài liệu quý giúp chúng tôi hiểu

được những nét đặc trưng về phong tục các dân tộc Tây Nguyên nó chung và

các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nị

- GS Nguyễn Tắn Đắc, Văn hoá xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, 2005 Từ việc mô tả một cách gần như đầy đủ các mặt, phân

tích sâu sắc xã hội truyền thống Tây Nguyên (trong đó có Gia Lai) từ: thê chất con người Tây Nguyên, đời sống vật chất, phương thứ

sản xuất, tô chi

hội, đời sống văn hoá, phong tục tập quán, những hệ thống công cụ sản xuất

và tư duy Tác giả đưa ra 6 hằng số giá trị của văn hoá Tây Nguyên, 4 vấn đề đặt ra đối với Tây Nguyên, và 8 vấn đề cần làm trước tiên đối với Tây Nguyên

để đưa Tây Nguyên hòa nhập và phát triển Những số liệu, cứ liệu đưa ra của tác giả là phong phú và có sức thuyết phục

Trang 13

2004”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 10/2006 Tác giả khẳng định, sự kiện bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên năm 2001 và 2004 là do một số nguyên nhân

sau: Trước hết là do lực lượng phản động được chính quyền Mỹ nuôi dưỡng,

sử dụng nhằm chống phá cách mạng nước ta; rhứ hai, nguyên nhân từ việc

khai thác, phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên không thật sự phù hợp với phương thức, điều kiện sinh sống và canh tác của đồng bào dân tộc bản địa;

thứ ba, nguyên nhân từ sự chủ quan, mắt cảnh giác từ phía chúng ta trong đó nguy hại nhất là buông lỏng “trận địa lòng dân” Tác giả rút ra 5 bài học kinh

nghiệm từ việc xử lý các điểm nóng ở Tây Nguyên

- Truong Minh Duc, Mét sé van đẻ lý luận và thực tiễn về dân tộc và

Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005 Cuốn sách chủ yếu đề cập đến vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên

~ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai, “Lịch sử Đảng bộ tính Giá Lai (1945 ~ 2005)”, Nxb CTQG, Hà Nội, (2009) Cuỗn sách có kết cấu gồm 3

phần 12 chương và kết luận Cuốn sách đã phân tích và đánh giá các sự kiện quan hệ dân 0

lịch sử bảo đảm tính khách quan toàn diện, nội dung của nó đạt được tính dang va tinh khoa học Đặc biệt là trong phần thứ nhất (trang 21 đến trang 70) của cuốn sách đã xác định vị trí địa lí, những biến đổi địa giới và địa danh hành chính qua các thời kỳ lịch sử: đã phân tích điều kiện tự nhiên, tiém năng tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái; điều kiện xã hội, dân tộc và cơ,

cấu giai cấp; nêu lên truyền thống lịch sử lâu đời và văn hóa phong phú đặc

sắc của tính Gia Lai Cuốn sách là cơ sở để học viên khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến công tác phát triển nguồn nhân lực ở Gia Lai trong thời gian qua

~ Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai, Dia chi Gia Lai, Nxb Văn hóa dân tộc,

Hà Nội, (1999); Tỉnh úy Gia Lai, Báo cáo Kiếm điểm nữa nhiệm kỳ thực hiện

Trang 14

nhân dân tỉnh Gia Lai, Quyết định số 755/QĐ-UBND, *'Phê duyệt

nghệ cho lao động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh Gia Lai" (2010): Uỷ ban

nhân dân tỉnh Gia Lai, Quyết định 877/QĐ-UBND Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020, (2011); Uỷ ban nhân dân tỉnh

Gia Lai, Kế hoạch Đào tạo nguôn nhân lực của tỉnh Gia Lai từ năm 2013 đến

Trang 15

LY LUAN CHUNG VE NGUYEN LY PHAT TRIEN

1.1 MOT SO QUAN DIEM VE SU’ PHAT TRIEN TRONG LICH SU" TRIẾT HỌC

Trong lịch sử văn mình nhân loại, loài người đã xây dựng nên nhiễu

Tính đúng đắn, mức độ hoàn chỉnh

quan điểm, nhiều lý thuyết về phát

của các quan điểm và các lý thuyết đó phụ thuộc vào trình độ nhận thức và lý tưởng xã hội của con người, nhất là phụ thuộc vào thực tiễn phát triển của xã hội loài người Tuy nhiên cho đến trước khi triết học Mác ra đời, các nhà triết học, các trường phái triết học khác nhau đã nhìn nhận và nghiên cứu vẻ sự phát triển còn chưa đầy đủ, hoặc diễn đạt nó theo quan điểm duy tâm

Triết học phương Đông cổ đại có tính đa dạng, phong phú và sâu sắc mà tiêu biểu là triết học Trung Quốc cỗ đại và Án Độ cổ đại Thời cổ đại cả triết học Trung Quốc và Ấn độ đều đề cập đến sự vận động và phát triển

Triết học Án Độ Cổ đại với nhiều trường phái khác nhau đã đề cập đến

sự vân động của các sự vật hiện tượng, sự thay đổi của vạn vật qua thời gian

và không gian Nhưng do hạn chế về mặt nhận thức của thời đại cho nên họ chỉ có thể, lí giải sự phát triển mang tính duy tâm thần bí Họ cho rằng, thể giới vật chất là bao la, vô cùng, vô tân, không ngừng biến đổi, vận động từ

dạng này sang dạng khác, nó tồn tại vĩnh hằng, không mắt đi Ở Ân Độ Cô đại

có nhiều hệ thống tôn giáo tổn tại và các hệ thống triết học thường gắn liền

với tôn giáo chẳng hạn như:

Phdi Samkhya, day là một trong những trường phái triết học lớn của Ấn

Độ cỗ đại Theo họ, thế giới này là bắt biến, nhưng luôn luôn vận động biến chứ không phải bất

của vật chất đầu tiên vị

n đứng yên Phái Sàmkhya cho rằng có sự tôn tại

ật chất là vĩnh hằng nhưng không đứng yên, biến

Trang 16

đi không ngừng từ dạng này sang dạng khác" [65, tr 126], theo quan niệm

của trường phái này thì thế giới được cấu tạo bởi sự biến đổi của các yếu tố:

Sattva (là trí tuệ, trí năng với thuộc tính nhẹ, sáng, tươi vui), Rajas (là năng lượng với những thuộc tính động, kích thích), Tamas (là khối lượng, quán tính

với những thuộc tính nặng, khó khăn) Chính sự tác động giữa các yếu tố nói trên đã phá vỡ sự cân bằng vốn có của thể giới vật chất và tạo nên sự biến đối,

phát triển

Phái Jaina, phái này cũng đã diễn tả được sự biến đổi không ngừng của thế giới từ dạng này sang dạng khác chứ không đứng yên “Họ cho rằng tồn

tại bao giờ cũng “có thế" ở dạng nào đó” [65, tr 133] Đề giải thích cho mọi

sự tồn tại trên thể giới phái Jaina đưa ra khái niệm “tổn tại đầu tiên" Chính cái “tổn tại đầu tiên" đã sản sinh ra muôn vật và đề duy trì thể giới đa dạng nó cần tôn tại một cách bắt biển, vô thủy, vô chung

Phái Lokàyata, “Lokàyata là triết học duy vật triệt để nhất trong các trường phái triết học Ấn Độ cỗ” [65, tr 141] Phái này khẳng định thể giới sự vật hiện tượng có nguồn gốc từ vật chất và luôn luôn vận động biển đổi, thể

giới này có nguồn gốc từ bốn yếu tổ vật chất là dit, nước, lửa, không khí, mỗi

yếu tố đều tồn tại trong sự vận động và tác động lẫn nhau chính từ đó cấu thành nên vạn vật, là cơ sở tạo nên sự biển đổi đa dạng phong phú của thể giới vat chất

Sâu sắc hơn hết, Triết học Phár giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên cũng

như nhân sinh bằng quy luật "Nhân - qu này “nhân” và

“quả” không bao giờ bị gián đoạn, hỗn loạn, nhân nào thì quả ấy, Họ quan

„ Theo quy luậ

niệm bản chất của sự tổn tại là một dòng chuyên biến liên tục (vô thường) Sự vật, hiện tượng luôn luôn biến đôi theo một chu trình của luật nhân - quả, kết

quả của quá trình trước có thể là nguyên nhân của quá trình sau và cứ tiếp diễn như vậy Tắt cả các sự vật hiện tượng trong vũ trụ (vạn pháp) luôn biến

Trang 17

đổi không ngừng theo quy trình: sinh - trụ - di - diệt, thành - trụ - hoại - khong

và đều tuân theo luật nhân - quả, theo triết lý “nhân duyên khởi” Triết lý Phật

giáo cho rằng, “Bản chất của sự tổn tại của thể giới là một dòng biến chuyển

liên tục" [65, tr 135] Dòng biến chuyển ấy là vô thủy, vô chung, vô cùng, vô

tận, không có khởi đầu không có kết thúc Với triết lý “nhân duyên khởi”, Phật giáo coi vạn vật trong vũ trụ đều có nguyên nhân tự thân không do một đắng thần linh nào tạo ra cả Sự đa dạng của tồn tại là do “nhân duyên” tạo

ra Quan niệm về sự phát triển trong triết học Phật giáo đã có nhiễu điểm tiền

bộ song họ bị hạn chế khi thừa nhận sự phát triển đạt tới một giới hạn là cdi

“niết bàn”,

Triết học Trung Quốc Cổ đại cũng có những lý luận hết sức sâu sắc khi

bàn về sự phát triển Họ giái thích sự vật hiện tượng trên lập trường duy tâm

khi được giải thích một cách huyển

chưa đưa ra được nguồn gốc, phương thức khuynh hướng của sự phát triển,

họ mới chỉ ra sự vận động đơn thuần

Ở Trung Quốc Cổ đại có học thuyết Âm - Dương, họ thừa nhận có sự vận động và biến đổi và ho cho rằng sự vận động là không ngừng, sự vat ton

bat

luôn biến đổi Học thuyết Âm - Dương cho rằng, sự vận động và bié

nguồn tir hai thể lực đối lập Âm và Dương, chúng đối lập và thống nhất trong

sự chuyển hóa lẫn nhau, vừa khẳng định vừa phủ định nhau trong suốt quá

trình tổn tại của mình, họ lý giải sự hình thành vạn vật bắt đâu từ yếu tố Thái

cực sinh Lưỡng nghỉ (Âm - Dương), Lưỡng nghỉ sinh Tử tượng (Thái Dương,

Thiếu Âm, Thiếu Dương, Thái Âm), Tứ tượng sinh Bát quái (Càn, Khám, Cấn, Chắn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài), Bát quái sinh ra vạn vật vô cùng vô tận, đó

là một quy trình tắt yếu

Trang 18

Ngoài ra còn có Thuyết Ngũ Hành, thuyết này dựa vào năm yếu tố khởi thủy: Kim, Mộc, Thủy, Hóa, Thổ, năm yếu tố này là tượng trưng cho tính chất, màu sắc và phương hướng, chúng không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trái lại chỉ phối lẫn nhau theo nguyên tắc tương sinh, tương khắc “Họ cho rằng quá trình tương sinh (bồi đắp, nuôi dưỡng) và tương khắc (ước chế) là quá trình sinh diệt, và thực chất của quá trình tổn tại của vật chất là quá trình sinh

~ diệt không thôi đó” [65, tr 53]

Theo Đạo giáo của Lão Từ, ông cho rằng mọi sự vật đều biển hóa sinh

thành từ Đạo” mà ra Lão Tử khẳng định chính sự liên hệ tác động giữa các mặt các khuynh hướng đối lập nhau trong sự vật hiện tượng đã tạo ra sự vận động biến đối không ngừng của vũ trụ Từ tưởng biện chứng của Lão Tử tuy mang những yếu tổ hợp lý nhưng nhìn chung về cơ bản nó vẫn mang tính chất

tự phát ngây thơ dựa trên những kinh nghiệm có tính trực quan cảm tính, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc mô tả biến chuyển của sự vật hiện tượng xảy ra trong tự nhiên cũng như trong xã hội, nó chưa có cơ sở để vạch ra bản chất bên trong của sự biến đổi

Ở phương Tây, ngay từ thời Hy lap Cé dai đã xuất hiện mầm mồng đầu

„ thời kỳ này đã có nhiễu nhà triết

+ học Hêraclit thì

tiên mang tính biện chứng vẻ sự phát triễ

mới tồn tại với tư cách là một học

thuyết, câu nói của Hêraclit: “Chúng ta không thê tắm hai lẫn trên cùng một

dòng sông” đã khẳng định sự vận động là vĩnh viễn, hoặc như: "Mọi vật đều

tổn tại cũng như không tổn tại, vì mọi vật đang trôi qua, mọi vật đều không ngừng biến hóa, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong"(38,tr.34-35] Theo Hêraclit thì vận động của sự vật gắn liền với thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Chính mâu thuẫn tồn tại một cách phổ biến trong sự vật

đã trở thành nguồn gốc phát triển của vạn vật “Vũ trụ là một thể thống nhất,

Trang 19

nhưng trong lòng nó luôn diễn ra các cuộc đấu tranh giữa các sự vật, lực lượng đối lập nhau” [65, tr 158] Như vậy theo Hêraclit thì, đấu tranh chính

là quy luật phát triển của vũ trụ V.I.Lênin đã đánh giá cao vai trò những quan

niệm của Hêraclit và cho rằng những quan niệm đó đã thực hiện một trong những điểm cơ bản của phép biện chứng, mọi cái chỉ xảy ra một lẫn, không

lặp lại mặc dù giữa các sự vật có thể có những kế thừa nhất định

Một trong những nhà triết học duy vật tiêu biểu của triết học Hy Lạp cổ đại đó là Đêmôcrit, ông cho rằng khởi nguyên của các thế giới là nguyên tử Vận động được xem là bản chất cúa nguyên tử, “Moi biến đổi của sự vật thực

sự vật, sự vận động, phát triển không phụ thuộc vào những thế lực thần bí bên ngoài, không có gì sinh ra hay mắt đi một cách ngẫu nhiên mà đều có nguyên nhân của nó Đêmôcit đã tiến đến khẳng định tính quy luật trong sự phát triển

của các sự vật, Tuy nhiên ông vẫn không thoát khỏi các hạn chế khi đã lẫn lộn

vật chất với ý thức, coi ý thức và linh hồn không phải là hiện tượng tỉnh thần

mà là hiện tượng vật chất, đồng nhất linh hồn con người như là tổng thê của nguyên tử Ông cho rằng linh hồn chết cùng thể xác

Trong triết học Hy Lạp cô đại ngoài những tư tưởng mang khuynh

hướng duy vật, thì bên cạnh đó những tư tưởng duy tâm về sự vận động và

phát triển cũng hết sức phong phú Nỗi bật phải kể đến quan niệm về thế giới

ý niệm của Platon và thuyết hình dạng của Aristot.

Trang 20

‘Theo Platon, thi sự vật chỉ là hiện thân của "ý niệm”, thể giới ý niệm là

thế giới bản nguyên tồn tại độc lập với thế giới hiện thực và nó chỉ phối hiện thực Học thuyết ý niệm là vấn đề trung tâm của hệ thống triết học Platon Theo Platon “thế giới ý niệm” là cái khởi đầu, cái có trước tắt cả, sinh

ra tất cả và chỉ phối tắt cả, mọi sự vật hiện tượng trong thể giới mà chúng ta đang sông chẳng qua chỉ là sự mô phỏng lại từ thế giới ý niệm, là bản sao của thế giới ý niệm, thế giới hiện thực chỉ là cái bóng của thế giới ý niệm, cũng chính vì vậy mà tự nhiên và con người phụ thuộc vào quyền lực thần bí Quan niệm duy tâm về thế giới đã chỉ phối quan niệm về xã hội và con người

Quan niệm này của Platon đã phủ nhận sạch trơn sự vận động phát triển của

sự vật, cho rằng bắt cứ sự vật nào cũng chỉ là sự thể hiện đặc thù các ý niệm

chất này không do ai sinh ra, nó tổn tại mãi mãi, nhưng là tồn tại thụ động

Chúng trơ ÿ và mãi mãi tro ÿ nếu như không được kết hợp với một hình thức

để trở thành một sự vật cụ thể Hêghen đã nhận xét quan điểm đó của Aritstot:

**vật chất chỉ là cái nền tảng khô cứng mà trên đó diễn ra các biển đối, và trong những biến đổi ấy vật chất chí là cái chịu đựng” [65, tr 119] Aristot quan niệm

sự tồn tại xuất phát từ bốn nguyên nhân cơ bản là: Hình dạng; vật chất; vận động; mục đích Sự vật nào có đẩy đủ những nguyên nhân trên mới tồn tại được Đồng thời ông chia vận động ra thành bốn loại: biến hóa về bản chất, biến hóa về số lượng, biến hóa vẻ tính chất, biến hóa vẻ vị trí Theo Aristot,

Trang 21

vận động cũng chỉ là một khía cạnh, nguyên nhân của hình đạng, ông không

thừa nhận sự vận động tự thân của vật chất mà mong muốn đi tìm nguyên nhân thực sự của vận động bên ngoài sự vật Đối với ông sự phát triển được hiểu như

là sự chuyển dịch giản đơn trong không gian, ông đã không trình bày được sự

phức tạp, biển hóa của sự phát triển Đó chính là điểm hạn chế của ông, nó thể

hiện sự dao động trong lập trường duy vật và duy tâm của Aristot

Sang thoi Tay du Trung cd, triết học bị trói chặt bởi thần học, giáo hội và nhà thờ họ xem xét thể giới dưới những quan niệm cứng nhắc, không có sự vận động, thế giới hoàn toàn bị chỉ phối bởi những lực lượng siêu nhiên bên ngoài

Thời Cân đại, khi tư duy không còn hướng đến những đối tượng được gợi mở trong kinh thánh đã thoát khỏi những quan niệm giáo điều của thời

Tây âu Trung cổ thay vào đó là sự hướng đến i gi ï tự nhỉ Các tridt gia thời Cận đại quan niệm: “Tắt cả những cái gì cứng nhắc đều bị tan ra, tắt cả cái gì là cố định đều biến thành mây khói và tất cả những gì đặc biệt mà người ta cho là vĩnh cửu thì trở thành nhất thời, và người ta đã chứng minh ring toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và tuần hoàn vĩnh cửu” [38, tr 477] Tuy nhiên với sự phát triển như vũ bão của khoa học cơ giới lúc bấy giờ và nó đã tạo ra một lượng máy móc không lồ, cho nên

đũa thần” và nó tồn tại mạnh mẽ

trong tư tưởng các nhà triết học thời kỳ này Các nhà triết học thời kỳ Cận đại xem xét sự vật một cách hoàn toàn cô lập, tách rời các sự vật khác, nằm cạnh nhau mà không nhìn thấy nhau, sự tồn tại hay tiêu vong cũng không liên quan

phương pháp siêu hình được xem như *c|

gì đến nhau, họ xem xét sự vật trong trạng thái nằm yên bắt động, không vận động biến đổi Những nhà siêu hình cho rằng sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt lượng, một sự trưởng thành đơn giản, không thấy được sự thay đối về mặt chất và nếu có sự thay đối về chất thì quá trình đó cũng

diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không phải là sự chuyển hóa tir sự vật hiện

Trang 22

tượng này thành sự vật hiện tượng khác theo xu hướng xuất hiện cái mới cái tiền

bộ Quan niệm về sự phát triển của Giới tự nhiên của các nhà triết hoc & thé ky

XVII được Ph.Ăngghen nhận xét như sau: “Họ cho rằng Giới tự nhiên sinh ra

như thế nào thì cứ vĩnh viễn như thế không thay đổi” [38, tr 469]

Với phương pháp tư duy siêu hình, các nhà duy vật ở vao thé ky XVI —

XVII đã nhìn thấy sự tự vận động của thế giới, nhưng sự giải thích về sự vận động của các nhà triết học siêu hình này quá gián đơn, họ chỉ thấy được sự vận động bên ngoài của sự vật sự vận động cơ học, họ cũng chưa thấy được mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động, họ không thấy được những mối liên hệ

nội tại của sự vật Sự vận động theo họ chỉ là sự biển đôi cơ học, là sự dịch chuyển trong không gian, ở bề ngoài chứ không thấy nhũng xung đột bên

trong của sự vật, đối với họ vận động không trở thành nền tảng của những biến đối, phát triển của giới tự nhiên, không trở thành phổ biển và tắt yếu V.LLénin danh giá: “G thế kỷ XX (và ngay hồi thé ky XIX) moi người đều đồng ý với “nguyên tắc phát triển”, nhưng sự đồng ý nông cạn, thiểu suy nghĩ, ngẫu nhiên, phixilanh ấy là một loại đồng ý mà người ta ding dé bóp nghẹt và tầm thường hóa chân lý” [37, tr 270]

Triết học Cổ điển Đức, chịu ảnh hưởng từ tiền đề tư tưởng về sự phát triển mang tính biện chứng ở Hy lạp Cô đại Quan niệm về sự phát triển cũng như nguồn gốc của nó được thể hiện đầy đủ hơn trong triết học Cổ điển Đức

Thời kỳ này triết học thế giới ghi nhận những nhà tư tưởng có tẩm vóc thời đại, tuy nhiên đáng kể nhất là những nhà triết học như: Canto, Héghen, Phoiobäc Những tư tưởng triết học của các ông đã khắc phục những quan niệm triết học trước đó bằng những quan niệm rõ ràng hơn về quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng trong tự nhiên

Trang 23

Can:ơ, một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử tư tưởng

phương Tây trước Mác Theo như đánh giá của Hêghen thì Cantơ chính là

iêm xuất phát của triết học Đức hiện đại

Ở thời kỳ tiền phê phán, Cantơ đã đưa những quan niệm hết sức tiến bộ

về nguyên lý phát triển Ông tuyên bổ: “hãy cho tôi vật chat, tôi sẽ xây dựng thế giới từ nó, nghĩa là hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ chỉ cho các anh thấy thế giới đã ra đời từ vật chất như thế nào” [65, tr 379] Theo Cantơ, thế giới này được cầu tạo từ vật chất và luôn luôn vận động, biến đôi, tất cả các sự vật đều nằm trong mỗi liên hệ tương tác lẫn nhau thông qua lực hút và lực đây Thế

giới là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của tự nhiên theo hướng ngày

càng hoàn thiện Ông cho rằng không chỉ mọi sự vật trong thể giới chúng ta

mà cả toàn bộ vũ trụ nói chung đều nằm trong quá trình phát sinh phát triẻ

và diệt vong như một quy luật Theo học thuyết của Cantơ, không chỉ có trái đất mà cả vũ trụ là kết quả của sự tiến hóa lâu dài của chính nó, * mà trái dat

và tất cả hệ thống mặt trời thể hiện ra như là một cái gì đã hình thành trong

thời gian” [12, tr 422] Ngoài giả thuyết về nguồn gốc và sự hình thành vũ trụ

từ những đám tinh van, Canto cdn có giả thuyết khoa học vẻ sự lên xuống của thủy triểu do sức hút của mặt trăng và trái đất Ông cho rằng mỗi thiên thể trong vũ trụ ra đời hay kết thúc chỉ là sự biển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác

Học thuyết về nguồn gốc và hình thành vũ trụ của Cantơ đã đi vào lịch

sử với ý nghĩa cách mạng, vì nó tiến bộ hơn hẳn so với các giả thuyết trước

đây về vũ trụ, chứa đựng nhiều tư tưởng duy vật, đem lại quan niệm mới trong việc xem xét sự phát triển của thế giới Trong tác phẩm *Chống

Duyrinh” Ph.Angghen da danh giá cao hai giá thuyết khoa học này của Cantơ

bởi hai giả thuyết khoa học này đã đem lại một quan điểm biện chứng về sự phát triển về môi liên hệ của các sự vật hiện tượng trong vũ trụ đặc biệt phát

Trang 24

minh thứ nhất đã đem lại quan điểm lịch sử vào địa hạt vạn vật học lý thuyết

Đến thời kỳ phê phán, do chịu ảnh hưởng của chủ nghiã duy tâm nên Cantơ

phú nhận chính những dự đoán thiên tài của mình về nguồn gốc si ân động

và phát triển Cantơ đã có sự dao động giữa thế giới quan duy vật với thế giới quan duy tâm, giữa nhất nguyên và nhị nguyên, giữa kha tri và bat kha wi,

Trước Mác, Héghen là người trình bày sự vận động và phát triển một

cách khúc chiết chặt chẽ nhất Quan điểm phát triển của Hêghen chính là cái nhìn mới trong triết học Ph.Ăngghen đã nhận xét như sau về Hêghen trong tác phẩm “Chống Duyrinh’

*Nền triết học cổ điển Đức đã đạt tới đỉnh cao của nó

trong hệ thống của Hêghen, trong đó lần đầu tiên - Và đây là công lao lớn nhất của ông ~ toàn bộ thể giới tự nhiên, lịch sử và tỉnh thần được trình bày như là một quá trình - nghĩa là được nhân thức trong vận động, biến đổi, biến hóa và phát triển không ngừng và đã cố chứng minh mối liên hệ nội tại của sự vận động

và phát triển ấy Theo quan điểm ấy lịch sử loài người không còn thê hiện ra là một mớ hỗn độn kinh khủng bao gồm những hành

vi bạo lực vô nghĩa và đáng phải kết tội như nhau trước tòa án của lý tính triết học ngày nay đã trưởng thành, và tốt hơn là người ta nên quên chúng đi thật nhanh - mà là một quá trình phát triển của bản thân loài người Và nhiệm vụ của tư duy hiện nay

là phải theo đõi bước

in tuần tự của quá trình ấy qua tất cả

những bước lầm lạc của nó và chứng mỉnh tính quy luật bên

trong của nó qua tất cả những cái ngẫu nhiên bề ngoài Việc Hêghen không giải quyết nhiệm vụ ấy ở đây không quan trọng Công lao lịch sử của Hêghen là đề ra nhiệm vu dy” (32, tr 39-40]

Trang 25

Trong hành trình di tìm bản nguyên của thể giới, Hêghen đã được sự cổ

vũ đầy ấn tượng của học thuyết ý niệm của Platon một triết gia thời Hy Lạp

cổ đại Trong triết học của Hêghen “ý niệm tuyệt đối” là phạm trù xuất phát

và là trung tâm

Xuất phát từ thuyết “ý niệm tuyệt đối” Hêghen coi sự vận động, phát triển không đơn thuần là tăng hay giảm về lượng hay sự dịch chuyển vị trí của vật về không gian, mà phát triển là một quá trình phủ định biện chứng, là quá trình cái mới ra đời thay thể cái cũ trên cơ sở kế thừa những yếu tổ của cái cũ

mà chúng có khả năng thúc đây sự phát triển Theo Hêghen mọi sự vật trong

thể giới chúng ta đều phát triển theo quy luật biện chứng, phát triển là một quy luật tất yếu bên trong của sự vật Trước đây nhiều người hiểu phát triển như là một sự chuyển động cơ học hay sự chuyển dẫn về mặt lượng thì Héghen lai cho rằng phát triển là sự thay đổi dần dần về lượng dẫn tới sự biến đổi nhảy vọt về chất, là sự nảy sinh và giải quyết mâu thuần giữa các mặt đối lập trong lòng mỗi sự vật, là sự phủ định quan không gì có thể cưỡng nỗi Hệ thống triết học của Hêghen được thiết định theo hình thức tam đoạn luận: Chính đề - phản để - hợp đề Tương ứng với ba giai đoạn phát triển ý niệm tuyệt đối: Tình thần chủ quan, tỉnh thần khách quan, tinh thần tuyệt đối Ba giai đoạn này là biểu hiện của quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn các

„ khách thể và chủ thể trong bản thân ý niệm tuyệt đối Đó cũng là biểu hiện của mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên Con người không chỉ là chủ thể mà còn là kết quả của quá trình hoạt động

Hêghen tuy đưa ra những quan điểm biện chứng về sự phát triển nhưng lại đứng trên lập trường duy tâm khách quan nên đã thiếu khoa học trong suy luận Những quan điểm trên của Hêghen mới chỉ dừng ở góc độ biện chứng

của khái niệm chứ chưa nói chính xác biện chứng khách quan của duy vật

Boi Héghen chi coi sự vật hiện tượng chỉ là một dạng tồn tại khác của "ý

Trang 26

niệm tuyệt Sự vật hiện tượng dù có sự chuyển hóa về chất nhưng không phải là sự vận động đi lên, hướng về tương lai, mà là vận động đi xuống

hướng về quá khứ, ngay cả với những trỉ thức, ý thức của con người cũng chỉ

là những gì đã có trước đây trong quá khứ Sự vận động chỉ có trong thế giới

các khái niệm, trong thế giới hiện thực thì đều chết cứng, tất cả đều không phát triển, mà chỉ là sự phản ánh của một thế giới khác, thế giới ý niệm C.Mác đã nhận xét như sau về Hêghen: "tính chất thẳn bí mà phép biện chứng

đã mắc phải trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận đông chung của phép biện chứng ấy Ở Hêghen phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó đẳng sau lớp vo thin bi” [32, tr 209]

LV.Phoiobdc, la nhà triết học duy vật kiệt xuất người Đức Khi chống lại luận điểm duy tâm của Hêghen coi thể giới tự nhiên là “tổn tại khác” của tinh than thì Phoiơbắc đã khẳng định thể giới là vật chất giới tự nhiên không

do ai sáng tạo ra, không phụ thuộc vào bắt cứ hệ thống triết học nào, tự nhiên

là côi nguồn của tư duy Phạm trù con người rất được nhà triết học này quan tâm, ông nói: “Chân lý không phải là chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy

tâm , chân lý là nhân bản học” [12, tr 497] Trong quan niệm của ông thì

con người không ai sáng tạo ra mà theo quy luật tự nhiên, đặc biệt hơn khi

ông cho rằng chính con người sáng tạo ra Thương đề Quan điểm này mặc dù hết sức “ngây thơ" nhưng đã có tác dụng chống lại chủ nghĩa duy tâm thắn bí

Với Phoiobắc thì con người là trừu tượng, phi xã hội mang những thuộc

tinh sinh hoc bam sinh Ông đã rất tiến bộ khi phê phán chủ nghĩa duy tâm nhưng lại hạn chế khi cho rằng cần một tôn giáo *Tình yêu” làm động lực thúc đây cho sự phát triển của xã hội Xuất phát từ trừu tượng phi hiện thực nên Phoiơbắc không hiểu thực chất của sự vận động và phát triển nói chung,

Trang 27

sự phát triển của xã hội và con người nói riêng, không thấy con người tổn tại

thấy con

¡ tự nhiên

gây biến đổi bộ mặt của tự nhiên, làm cho tự nhiên thích ứng với nhu cầu của

trong sự phụ thuộc vào các quan hệ xã hội, và cũng không nhị

người có thể thông qua các công cụ lao động tác động vào thé gi

con người, ông quên đi hoặc không nhận thấy hoạt động thực tiễn của con

người diễn ra trong đời sông xã hội

'Phoiơbắc có đề cập tới sự phát triển của giới tự nhiên, nhưng quan niệm

của ông vẫn mang tính siêu hình vì ông không chú ý đến tính biện chứng của

là những cái khách

giới tự nhiên như mâu thuẫn, lượng - chất phú định

quan vốn có của tự nhiên V.I.Lênin đã đánh giá các quan điểm của Phoiobắc

về thể giới là rõ ràng, nhưng còn nông cạn và chưa sâu

1.2 QUAN DIEM CUA CHU NGHĨA MAC-LENIN VE SU’ PHAT TRIEN

1.2.1 Khái niệm phát triển

Với sự tổng kết kinh nghiệm và trỉ thức khoa học của loài người, với thiên tài sáng tạo của mình, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã xây dựng nên một hệ thống tư tưởng khoa học về sự phát triển thế giới nói chung và của xã hội nói riêng, mở ra hướng lựa chọn mới cho sự phát triển của nhân loại Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng ra đời đã kế thừa, bỗ sung và

phát triển các quan niệm về sự phát triển trong lịch sử triết học trước đó thành

một triết lý phát triển thể hiện rõ bản chất duy vật biện chứng

Chủ nghĩa Mác ~ Lênin nói chung, triết học Mác nói riêng là một học

thuyết về sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Trong học thuyết của

Trang 28

thống, một tập hợp các vật thể khăng khít với nhau việc các vật thẻ ấy đều

có liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau và

sự tác động qua lại với nhau ấy chính là sự vận động” [33, tr 520] Vì vậy theo Ph.Angghen, nhiệm vụ của phép biện chứng là nghiên cứu toàn bộ sự vận

động, sự phát triển của các hiện tượng vật chất và tỉnh thần qua đấy vạch ra bản chất, các quy luật phổ biến của quá trình vận động, phát triển của chúng

Theo C.Mác và Ph.Ãngghen mọi sự vật hiện tượng luôn ở trong quá trình vận động biến đôi, sự vận động biến đổi ấy là vô cùng và diễn ra theo nhiều khuynh hướng, Ph.Ăngghen khẳng định: "Vận động đem ứng dụng vào

vật chất thì có nghĩa là sự biển hóa nói chung” (33, tư 742] Đối với Ph.Ãngghen vận động không phải đơn thuần là sự đổi chỗ hay di động mà còn là sự chuyển hóa, nhảy vọt về chất, là sự náy sinh và phát triển không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy

Khi khẳng định mọi sự vật, hiện tượng đều ở trong quá trình vận đông không ngừng, triết học Mác còn cho rằng quá trình đó còn bao hàm cả sự đứng

im tương đổi, Ph.Ãngghen viết: “Trong vận động của các thiên thể có vận động trong cân bằng và có cân bằng trong vận động (một cách tương đổi) khả năng đứng yên tương đối của các vật thể, khả năng cân bằng tạm thời là những điều

, tr 740]

Là người kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác một cách xuất sắc,

V.LLénin da dé cap va phân tích về sự phát triển một cách rõ rệt hơn hết

“Theo Lênin học thuyết về phép biện chứng là học thuyết toàn diện, phong phú

phát triển V.I.Lênin đã phân tích rõ các khái niệm “vận động" và “phát triển”, ông đưa ra nhiều khái niệm về sự phát triển, trong tác phẩm “Bút ký triết học” V.I.Lênin viết:

Hai quan niệm cơ bản về sự phát triển (sự tiến hóa): Sự phát

kiện chủ yếu của sự phân hóa của vật chất, và do đó của sự sống” [

và sâu sắc nhất về

triển coi như là giảm đi và tăng lên, như là lặp lại, và sự phát triển

Trang 29

coi như là sự thống nhất giữa các mặt đối lập (sự phân đôi của cái thống nhất thành những mặt đối lập bài trừ lẫn nhau giữa các mặt đối lập ấy)

Với quan niệm thứ nhất về sự vận động, sự tự vận động, động lực của nó, động cơ của nó nằm trong bóng tối

„ Với quan

niệm thứ hai, sự lưu ý chủ yếu hướng chính vào sự nhận thức nguồn gốc của “tự” vận động

Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô khan Quan

niệm thứ hai là sinh động Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìa

khóa của “sự tự vận động” của tat thay moi cdi đang tồn tại: chỉ có

cái nhỏ nhất cho đến cái lớn nhất, từ hạt

cát cho đến mặt trời, từ những sinh vật nguyên thủy cho đến con người, đều

Trang 30

với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn, ở khả năng hoàn thiện quá trình trao

đổi vật chất giữa cơ thể với môi trường Trong xã hội sự phát triển biểu hiện

ở năng lực chỉnh phục tự nhiên, cải tạo xã hội để tiến tới mức độ ngày càng

cao trong sự nghiệp giải phóng con người Trong tư duy, sự phát triển biểu hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn, đúng đắn hơn đối

với hiện thực tự nhiên và xã hội

“Trong học thuyết của C Mác và Ph Ängghen khái niệm “phát triển” gắn

liền với khái niệm “vận động”, giữa chúng có sự liên hệ chặt chẽ với nhau,

nhưng không đồng nhất với nhau, không phải mọi sự vận động đều là sự phát

triển Khái niệm “vận động" biểu hiện sự vận động biển đổi nói chung theo

các khuynh hướng khác nhau, trong đó bao hàm cá "sự biến đổi tiến bộ và

Tuy nhiên vẫn để về mối quan hệ giữa vận động và phát triển còn có nhiễu quan điểm khác nhau, trong đó tựu chung lại có hai quan điểm chủ yếu sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của vận động biến đổi nói chung, vì thể không được đồng nhất giữa vận động

và phát triển Quan điểm thứ hai cho rằng, vận động là sự biến đôi nói chung;

phát triển bao hàm trong đó dấu hiệu vận động và còn có dấu hiệu đặc thù bổ

sung, đó là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp

“Trên cơ sở các quan niệm khác nhau về mối quan hệ giữa vận đồng và phát triển, một số nhà triết học cho rằng: “Thứ nñất, phát triển là một sự biến đổi không thuận nghịch 7hứ hai, quá trình phát triển nói chung được đặc trưng bằng khuynh hướng tiến bộ, nói cách khác, tiến bộ là tiêu chuẩn của

Trang 31

phát triển 7hứ ba, sự phát triển có đặc tính là sự chuyển biến từ thấp đến cao" Ngoài ra còn bỗ sung thêm tiêu chuẩn là: Sự phát triển là sự biển đổi từ

đa dạng đến phức tạp, "từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” [17, tr 32-33]

“Trên cơ sở khái quát những biến đối các sự vật, hiện tượng tồn tại trong

hiện thực, và từ những quan niệm về sự phát triển trong lịch sử, chủ nghĩa duy

vật biện chứng khẳng định: Phứt triển là một phạm trù triết hoc ding dé chi quá trình vận động đi lên theo khuynh hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn

Quan điểm biện chứng về sự phát triển thửa nhận tính phức tạp tính

không trực tuyến của bán thân quá trình đó Sự phát triển trong hiện thực và trong tư duy diễn ra bằng con đường quanh co, phức tạp trong đó có thể có bước thụt lùi tương đối Trong quan điểm triết học duy vật biện chứng sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về

chất: sự phát triển diễn ra theo đường xoáy trôn ốc, nghĩa là trong quá trình

phát triển dường như có sự quay trở lại điểm xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn Trên cơ sở đó, triết học Mác - Lênin khái quát sự vận động phát triển từ những phương diện cơ bản và phổ biến nhất, thông qua các quy luật

cơ bản tác động trong tắt cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy Quy luật

chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và

ngược lại cho biết phương thức của sự vận động và sự phát u

nắc thang khác nhau của quá trình đó

Trên quan điểm duy vật biện chứng, các nhà sáng lập của chủ nghĩa

Mác - Lênin đã nhận định về phép biện chứng như là một học thuyết phát triển một cách sâu sắc, Ph.Ăngghen coi phép biện chứng * là phương

Trang 32

iên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và tiêu vong của chúng”{33, tr 38] “ 1a khoa hoc vé sur liên hệ phổ biến"[33, tr 455] Và * là môn khoa học về những quy luật

phố biến nhất của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.[33, tr 455] "là khoa học về những quy luật phổ biến nhất của mọi sự vận động"|33, tr 455] Đối với V.I.Lênin, phép biện chứng

*, là học thuyết của sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất

và không phiến diện” [29, tr 53]

1.2.2 Nguồn gốc của sự phát triển

“Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác ~ Lênin, nguồn gốc tạo nên sự vận

động, phát triển, là sự khác biệt, là những mâu thuẫn bên trong của các sự vật, hiện tượng Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã cho rằng chúng ta phải tìm xung lực vận động và phát triển của sự vật trong chính sự vật đó, trong những mâu thuẫn của bản thân sự vật Nguồn gốc của phát triển không nằm ở đâu khác mà nằm chính ngay trong bản thân của sự vật, hiện tượng Trong bản

thững kích thích nội tại theo hướng phát triển, những kích thích gây ra bởi sự mâu thuẫn, bởi sự xung đột giữa những lực lượng và những xu thế khác nhau đang tác động vào một vật thể nhất định, trong phạm

vi hiện tượng nhất định, hoặc trong nội bộ một xã hội nhất định” [31, tr 112] Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những “mâu thuẫn biện chứng” trong bản thân mình Khi nói

tới những yếu tố cấu thành “mâu thuẫn biện chứng”, là phạm trù dùng dé chi

những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có

khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự

thân sự vật, tự nó gây ra *

nhiên, xã hội và tư duy, chính những mặt như vậy nằm trong sự liên hệ, tác

động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng Khi nghiên cứu bắt kỳ

Trang 33

sự vật hiện tượng nào, chúng ta cũng thấy các sự vật hiện tượng đó được tạo

thành từ nhiều bộ phận, mang nhiều thuộc tính khác nhau Chẳng hạn một

phân tử nước do hai nguyên tử H và một nguyên tử O tạo nên, và “nước” có

nhiều thuộc tính khác nhau, nó có thẻ biến thành chất rắn, có thể thành chất lỏng hoặc chất khí khi nhiệt độ thay đổi Thép do Fe và C liên kết lại theo một

tỷ lệ nhất định giữa các nguyên tử đó tạo ra Chúng ta cũng thấy trong các yếu

tố cầu thành sự vật hay trong số các thuộc tính của sự vật đó không chỉ có sự khác nhau, mà còn có cả những cái đối lập nhau Chẳng hạn trong nguyên tử với tính cách là yếu tô cầu thành phân tử có yếu tố mang điện tích dương có

yếu tố mang điện tích âm; trong cơ thể sinh vật có yếu tổ di truyền có yếu tổ gây biến di, có quá trình đồng hóa, có quá trình dị hóa

Các mặt đối lập của sự vật tổn tại trong sự thống nhất của chúng Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau cúa các mặt đối lập sự tồn tại của mặt này lấy sự tồn tại của các mặt kia làm tiền

đề tôn tại của mình Các mặt đối lập tuy có thuộc tính bài trừ, phú định nhau, nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau, chúng tồn tại đồng thời với nhau Nhu vay, cũng có thể xem xét sự thống nhất của các mặt đối lập là tính không thể tách rời của các mặt đó Giữa các mặt đối lập bao giờ cũng có những nhân

¡ nhau Với ý nghĩa đó,

tủa các mặt đó Do có sự "đồng

lập mà trong sự triển khai của thuẫn, đến một lúc

nào đó, mặt đối lập này có thể chuyển hóa sang mặt đối lập kia khi xét ở một khía cạnh nào đó,

TTổn tại trong một thẻ thông nhất, các mặt đối lập luôn luôn tác động qua lại với nhau, “đấu tranh” với nhau Đầu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác

động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó C

sự thống nhất của các

sự đồng nhất

Mác viết: "Cái cấu thành bản chất của sự vận động biện chứng, chính là sự

Trang 34

cùng nhau tổn tại của hai mặt mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa hai mặt ấy và sự

dung hợp giữa hai mặt ấy thành một phạm trù mới” (35, tr 191] Sự vận

động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ôn định và tính thay đôi Thống nhất và đầu tranh giữa các mặt đối lập quy định tính ôn định

và tính thay đổi của sự vật Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mắt đi của cái

cũ và sự ra đời của cái mới Qúa trình giải quyết mâu thuẫn là một quá trình

mà trong đó những yếu tố không còn phù hợp, đã trở nên lỗi thời, lạc hậu sẽ

bị trừ khử, biến mắt, những yếu tố còn phù hợp sẽ được cải tạo và phát triển

Do vậy, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển

Động lực thúc đây sự vận động, phát triển của chúng là sự đầu tranh giữa

các mặt đối lập Do vậy, sự vận động của các sự vật hiện tượng là sự “tự vận đông” Theo Ph Ängghen người ta sẽ không tầm thấy sự khác biệt, mâu thuẫn nội tại của các sự vật, hiện tượng nếu xét chúng trong trạng thái tĩnh

“Tuy nhiên tình hình sẽ khác hẳn đi nếu xét chúng trong trạnh thái vận động và tác động lẫn nhau Ph.Ãngghen viết:

*Lúc đó, chúng ta sẽ lập tức gặp phải những mâu thuẫn Bản thân sự vận động đã là một mâu thuẫn; ngay như sự di động một cách máy móc và đơn gỉ

chí là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này lại vừa ở nơi

sở đĩ có thể thực hiện được cũng

khác Và sự nảy sinh thường xuyên và việc giải quyết đồng thời mâu thuẫn này ~ đó cũng chính là vận động [33, tr 172-173] Ph.Ängghen không những vạch ra mâu thuẫn tồn tại trong sự di động

đơn giản mà còn vạch rõ những mâu thuẫn nội tại trong các hình thái vận động cao hơn, trong bản thân sự sống hữu cơ, trong tư duy con người Ph.Angghen viet:

Trang 35

*Nếu bản thân sự di động máy móc đơn giản đã chứa đựng

mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của

vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải

chứa đựng mâu thuẫn như vậy rằng sự sống trước hết chính là

ở chỗ mỗi sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng lại vừa là một

cái khác Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong

bản thân các sự vật và các quá trình, một mâu thuẫn thường

xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn chấm dứt thì

sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến Cũng như chúng ta đã thấy rằng trong lĩnh vực tư duy, chúng ta không thể

tránh mâu thuẫn, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con người với sự tổn tại thực tế của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên

ngoài và bị hạn chế trong những năng lực nhận thức, - mâu thuẫn

giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận

Phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề này,

Vi

cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập" [30, tr 379] Theo V.I.Lênin sự thông

nhất giữa các mặt đối lập là tương đối, tạm thời và sự đấu tranh giữa các mặt

đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, do đó, cũng như sự phát triển, sự vận

động là tuyệt đối Nếu không có sự đấu tranh của các mặt đối lập — tức là không có sự xuất hiện, tồn tại, phát triển và giải quyết mâu thuẫn, thì không

nin cũng đi đến luận điểm khoa học, cho rằng: “Sự phát triển là một

Trang 36

Chính sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập của sự vật tạo thành

nguồn gốc của sự vận động và phát triển Sự tác động qua lại, sự đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu những thay đổi của các mặt đang tác động qua lại cũng như của sự vật nói chung, nó là nguồn gốc vận

động và phát triển, là xung lực của sự sống Chẳng hạn, bắt kỳ một sinh vật

nào cũng chỉ có thẻ tổn tại và phát triển được khi có sự tác động qua lại giữa đồng hóa và dị hóa Sự tiến hóa của các giống loài không thể có được, nếu không có sự tác động qua lại giữa di truyền và biến dị Cũng như vậy trong lĩnh vực xã hội đều có sự tồn tại và đấu tranh thường xuyên giữa các mặt đối lập, do vậy, tạo nên sự vận động và phát triển của xã hội, tư tưởng, nhận thức

của con người cũng không thể phát triển nếu không có sự liên hệ thường xuyên với thực tiễn

Nhu vay, theo quan điểm của triết học Mác ~ Lénin coi sự tổn tại của các mâu thuẫn và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong mọi sự vật hiện tượng

là nguồn gốc và động lực tạo nên sự vận động và phát triển của chúng Phép

lên chứng một mặt, vạch rõ nguẫn gốc

c của sự vận động, phát

~ đá là" sự thông nhất và đấu tranh giữa các mặt đổi lập bên trong của

sự vật, hiện tượng Mặt khác triết học Mác ~ Lênin còn vạch rõ phương thức,

t vận động, phát triển ~ sự chuyên hóa từ lượng thành chất và lồng thời chỉ ra khuynh hướng ti

- Tĩnh khách quan của sự phát triển

Thế giới là khách quan nên sự phát triển của sự vật, hiện trong thể giới

Ấy bao giờ cũng mang tính khách quan Phát triển là quá trình tự thân của mọi

sự vật và hiện tượng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân

các sự vật, hiện tượng, là quá trình liên tục nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn

Trang 37

trong sự tồn tại của sự vật, hiện tượng đó Phát triển là một khuynh hướng tắt yếu, một thuộc tính khách quan

Tính khách quan biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát

triển, là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật hiện tượng, là quá trình giải quyết mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng đó Mâu thuẫn tồn tại là khách quan

và sự phát triển cũng là khách quan, chúng tổn tại và không hể phụ thuộc vào

ý muốn chủ quan của con người, không phụ thuộc vào sự chỉ phối hay những tác động làm cho sự vật đi theo hướng mà con người mong muốn Do vậy, phát triển là một quá trình khách quan, độc lập với ý thức con người Phát

triển không phụ thuộc vào ý muốn của con người, không mơ hỗ, thần bi, không phải sự điều khiển chỉ phối bởi lực lượng thần linh Sự vật luôn luôn phát triển theo khuynh hướng chung của thể giới vật chất

Cái mang tính khách quan là toàn bộ các quan hệ độc lập đối với con người và "trên thực tế, đó là cái được mọi người thừa nhận, đó là cái làm đối tượng cho kinh nghiệm phổ biến, cho sự đồng ý phổ biển” [30, tr 619-620], Thế giới mang tính khách quan “nghĩa là một cái gì đó đối lập với khái niệm độc lập nhưng cũng có ý nghĩa là cái gì đó tồn tại tự nó và vì nó” [30, tr.196] Cũng như nguyên lý vẻ sự phát triển được rút ra từ hiện thực và từ những quy luật ấy ta lại vận dụng vào các hiện tượng tự nhiên và xã hội dé tìm ra cơ sở khách quan của sự vật động Quá trình mang tính khách quan ấy, độc lập với

ý thức con người, độc lập với lực lượng siêu nhiên, không mơ hỗ, không than

bí, và dù con người có muốn hay không thì sự phát triển của thế giới vẫn cứ

diễn ra theo các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và của con người Sự vận động đó là vốn có trong sự vật làm cho chính bản thân sự vật luôn luôn

biến đổi, chuyển hóa không ngừng trong tư thế chuyển mình lên một trình độ cao hơn.

Trang 38

Khi nghiên cứu về xã hội, C Mác cho rằng sự phát triển của xã hội là quá trình tự nhiên, khách quan, Mác viết: "Tôi coi sự phát triển của các hình

thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” [36, tr 21] Sự vận

động của xã hội là “bước tiến của tự nhiên và lịch sử của nó", là cái chuyển

biến theo quy luật từ một giai đoạn phát triển này sang một giai đoạn phát

triển khác đều theo quy luật vận động chỉ phối Lịch sử loài người là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, nhưng đó không phải là một quá trình tự phát

ma là quá trình gắn với con người hoạt động có ý thức, tuy con người làm nên lich sử, nhưng con người không thể tùy tiện làm trái với quy luật của tự nhiên,

mà phải căn cứ vào các điều kiện khách quan và chịu sự quy định của tinh tat yếu khách quan ấy

Như vậy qua những gì đã phân tích trên đây có thể một lần nữa khẳng, định rằng, sự phát triển là một tắt yếu khách quan của sự vật là một quá trình liên tục giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động phát triển của sự vật

- Tính phổ biển của sự phát triển

Sự phát triển diễn ra ở mọi lĩnh vực, tự nhiên, xã hội và tư duy, ở bắt cứ

sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan Ngay cả các khái niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong quá trình vận đông và phát triển,

mọi hình thức của tư duy, nhất là các khái niệm và phạm trù mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn luôn vận động

chỉ trên cơ sở củ sự phát 0

và phát triển

Hêghen nói rằng: “Cả thời đại lẫn triết học của nó đều mang trong mình

cùng một sự vận động”, theo đó chúng ta hiểu rằng sự vận động, phát triển là khuynh hướng chung của sự vật, hiện tượng và chúng mang tính phổ biến

Trong tự nhiên, biều hiện của quá trình phát triển trong tự nhiên là những biến đối của cơ thể sinh vật để

Trang 39

trước những thay đổi của môi trường, nâng cao khả năng tự sản sinh để thích ứng và hoàn thiện hơn quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường

“Trong tự nhiên, tắt cả các động, thực vật, từ vô cơ đến hữu cơ, từ thực thể đơn bào, hay đa bào, từ những động vật chưa có hệ thần kinh trung ương đến có đầy đủ, tất cả đều trong trạng thái vận động và phát triển không ngừng Trong

tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” khi phân tích vấn để sự sống, Ph.Ängghen cho rằng, sự sống là một quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên, với những điều kiện thuận lợi tích tụ trong quá trình các chất nguyên sinh sống ban đầu đã hình thành Sự sống xuất hiện cũng là lúc lịch sứ của nó

tận, mọi thử nằm trong “guồng quay của tự nhiên” và dần phát triển, tiến hóa hình thành nên những sản phẩm khác hơn, những sản phẩm tiến bộ theo tiến

trình lịch sử Loài người xuất hiện đã mở ra trang sử đầu tiên của mình

Trang 40

sản xuất, sự phát triển của khoa học công nghệ Sự phát triển của lực lượng sản xuất thể hiện rõ hơn hết sự phát triển của xã hội Lịch sử loài người từ thời sơ khai chúng ta biết, con người sống bằng nghề hái lượm và săn bắt, tự cung tự cấp thì không cẩn trao đổi, nhưng khi có sản xuất thì bắt đầu có trao đổi, sản xuất càng phát triển thì trao đổi ngày càng rộng, và dẫn hình thành sự mua bán và thị trường Trong xã hội phong kiến trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, thị trường bị vây chặt trong địa hạt của từng lãnh chúa Ban đầu là thị trường có giới hạn trong vùng dân cư hạn hẹp, nhưng theo thời gian số lượng con người tăng dẫn và đồng thời với điều đó là phạm vi quy mô, tốc độ

sản xuất hàng hóa cũng tăng theo, do đó càng ngày giới hạn của thị trường càng được mở rộng theo nhu cầu của loài người Bây giờ sản xuất của loài người là rất lớn đã vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra chủ nghĩa tư bản ra đời với lực lượng sản xuất hiện đại đã hình thành nên thị trường dân tộc, với sự chuyển hóa của chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa để quốc bành trướng xâm chiếm thị trường trên diện rộng Sang cuối thế kỉ XX sự phát triển của lực lượng sản xuất, đưa loài người từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp và đang tiễn dần vào ngưỡng cửa xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức, vì vậy đòi hỏi phải có thị trường rộng lớn, thị trường khu vực một số nước không đủ thì phải mở

thể giới với sự phát triển cao của công nghệ điện tử viễn thông, một thế giới

toàn cầu hóa với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ điện tử viễn thông Như vậy,

hiện nay loài người đang

sự phát triển xã hội là xu thé tat yếu, đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người

Với yêu cầu, đòi hỏi khách quan phải phát triển của xã hội, thì sự phát triển của xã hội lên một tầm cao mới, một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa với

sự phát triển ở trình độ cao của LLSX là một tất yếu của xã hội loài người

Ngày đăng: 20/11/2024, 21:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w