Thực trạng việc dạy bài tập học hóa học ở trường THPT nhằm phát triển năng, lực phát hiện và giái quyét vấn đề cho HS hiện nay : aoe 28 Chwong 2: XAY DUNG VA SU DUNG HE THONG BAL TAP PHA
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRUONG DAI HQC SU’ PHAM
VO KHANH LY
XAY DUNG VA SU DUNG HE THONG BAI TAP
PHAN DAN XUAT HIDRO CACBON DE PHAT TRIEN NANG LUC PHAT HIEN VA GIAI QUYET VAN BE CHO HOC SINH LÚP 12 TRUNG HOC PHO THONG
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa Học
Mã số: 60 1401 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO DINH HUONG UNG DUNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS LÊ VĂN DŨNG
Thira Thiên Huế, năm 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được công bố trong bắt kỳ một công trình nào khác
Huế, tháng 6 năm 2018
“Tác giả luận văn
VO KHANH LY
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt được luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thấy
TS, Lê Văn Dũng, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn
Toi chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Hóa Học, Trường Đại Học
Sư Phạm, Đại học Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập
ất nhiều
Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ giúp t
trong quá trình nghiên cứu viết luận văn mà còn là hành trang qui báu để tôi hoàn thành nhiệm vụ giảng đạy một cách vững chắc và tự tin
"Tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường THCS và THPT Mỹ Hòa Hưng
và Trường THPT Võ Thành Trinh, cùng cô giáo dạy hóa Nguyễn Thị Hồng Lệ và tat cả các em học sinh đã giúp tôi trong quá trình thực hiện điều tra, thực nghiêm sư phạm để hoàn thành được luận văn này
Tôi chân thành cảm ơn tắt cả những người thân trong gia đình đã giúp tôi rất
nghiên cứu hoàn thảnh luận văn tốt hơn
Mặc dù bản thân đã rất cổ gắng, tuy nhiên không tránh khỏi những thiểu sót
Rất mong được sự đóng góp, bô sung của Hội đồng bảo vệ luận văn Tôi trân trọng
Trang 4Lấii cam ẨÖeNresz:2y2566ctg65852300E3602606866008 Si22SS0g30t90002⁄eeppnuii
Lời cảm ơn = Cs cose oe til
HÁN (NO ĐẤ LucsctgioccnohBtitddagadbcguuiGGEni0L4300338d00gã88auaklRi
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu uO
1.2 Đổi mới phương PP dạy và học trên thể giới và trong nước 13
1.2.1 Đồi mới giáo dục của thế giới 13
1.2.2 Đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay [2], [1I], [H4] -.- 13 1.2.3 Đồi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải
1.3 Một số vấn đề chung về năng lực và năng lực giải quyết vấn đề trong hóa học 19
1.3.1 Khái niệm năng lực [4], [14], [29] [30J [31]
Trang 51.3.4 Phát triển năng lực phát hiện vả giải quyết vấn đề trong hóa học cho học sinh
27 1.6 Thực trạng việc dạy bài tập học hóa học ở trường THPT nhằm phát triển năng, lực phát hiện và giái quyét vấn đề cho HS hiện nay : aoe 28
Chwong 2: XAY DUNG VA SU DUNG HE THONG BAL TAP PHAN DAN XUAT
HIDROCACBON NHAM PHAT TRIEN NANG LUC PHAT HIỆN VÀ GIẢI QUYET VAN DE CHO HOC SINH LOP 12 TRUNG HOC PHO THÔNG 36
2.1 Phan tích chương trình phần dẫn xuất hidrocacbon lớp 12 trung học phổ thông 36
2.2 Cơ sở tuyên chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất
hidroeacbon để phát triển năng lực phát hiện và giái quyết vẫn để trong hóa học cho học sinh lớp 12 -s<<2ssczse fev — 2.2.1 Cơ sở của việc tuyển chọn, xây dựng hệ thống bải tập hỏa học s37
Trang 6
2.2.2 Các biện pháp dùng để phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
trong hỏa học cho học sinh khi sử dụng hệ thống bài tập phẩn dẫn xuất hidrocacbon
2.3.4 Amoni axit ~ peptit-—protein _- ¬
2.4 Thiết kế một số giáo án có sử dụng bải tập hóa học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh dùng trong thực nghiệm sư phạm, có
giáo án luyện tập Xây dựng 2 bài kiểm tra 45 phút để thực nghiệm sư phạm (xem
3.6 Tiến trình thực nghiêm sư phạm 7 ._
3.7 Kết quá thực nghiệm sư phạm ati ' sac TÔ 3.7.1 Xứ lí thống kẻ kết quả thực nghiệm sư phạm 17
Trang 73.8 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm
87
87
88
we 89
Trang 8ĐANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIET TAT
Bài tập Hóa học
'Công thức cấu tạo
Công thức phân tử Đổi chứng
Dạy học Dai hoc Dạy học Hỏa học Điều kiện tiêu chuẩn
Giáo dục vả đảo tạo
Giải quyết vấn đề Giáo viên
Hidrocacbon Học sinh
Hệ thống bài tập Nang lực
Nhà xuất bản Nhà xuất bản Đại học sư phạm
Phó giáo sư, Tiến sĩ
Phát hiện và giải quyết vấn đẻ Phương pháp
Phương pháp dạy học
Sách giáo khoa Trung học cơ sở và trung học phổ thông, Thực nghiệm
'Thực nghiệm sư phạm
Tiến sĩ
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIEU
Trang
'Bảng 3.3 Bảng phân phối tần số, tằn suất vả tần suất lũy tích bải kiểm tra lần 1 của
trường THPT Võ Thành Trinh và THCS và THPT Mỹ Hòa Hưng 79
Bang 3.4 Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích bài kiểm tra lần 2 của
trường THPT Võ Thành Trinh vaTHCS va THPT Mỹ Hòa Hưng 80 Bảng 3.5 Bảng phân phối tần số, tằn suất và tần suất lũy tích 2 bài kiểm tra của
trường THPT Võ Thành Trinh và THCS và THPT Mỹ Hỏa Hưng 81 Bảng 3.6 Bang phân loại kết quả học tập của học sinh trường THPT Võ Thành Trinh và
Bảng 3.7 Bảng phân loại kết quả học tập gia họ sinh trông THPT Võ Thành Tính và
THCS vi THPT My Hoa Hưng lần 2 ener ees Bảng 3.8 Bảng phân loại kết quả học tập của học sinh trường THPT Võ Thành Trình và
oll Bảng 3.9 Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng
Trang 10ĐANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 3.2 Đường lũy tích bải kiểm tra số 2 _ — BO)
Ö „81
Hình 3.3 Đường lũy tích tông hợp qua 2 bải kiểm tra §
Hình 3.4 Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh trường THPT Võ Thành Trinh
và THCS và THPT Mỹ Hòa Hưng lần 1 “ mi 82 Hình 3.5 Biểu đồ phân loại kết quả học tập của học sinh trường THPT Võ Thành Trinh
và THCS và THPT Mỹ Hòa Hưng lần 2 83
Hinh 3.6 Biểu đỗ phân loại kết quá học tập của học sinh trường THPT Võ Thành Trinh
và THCS và THPT Mỹ Hòa Hưng 2 Lin 2i6000888.008 84
Trang 11
PHAN I: MO DAU
1 Ly do chon dé tai
“Xu hướng của thế giới ngày nay là hội nhập toàn cẩu trong đó có GD & ĐT nhưng để hội nhập được với thế giới không đơn giản mà đòi hỏi các nước phải có chiến lược và có bước phát triển bức phá mới theo kịp với thế giới, trong đó có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước Lĩnh vực GD & ĐT lại cảng có sự cạnh tranh gay
gắt hơn Xu thế giáo dục hiện nay là giáo dục cho tắt cả mọi người cỏ như câu học
tập, phải tạo một xã hội học tập với sự phát triển mạnh mẽ của phương thức giáo
dục thường xuyên dựa trên sự hội nhập giáo dục quốc tế
'Việt Nam cũng là một trong những quốc gia rất coi trọng sự phát triển của
nên giáo dục, đã và dang cúng cổ xây dựng nền giáo dục thực sự vững mạnh và có chất lượng Vì vậy, mà trong suốt những năm qua Đảng vả nhà nước đã luôn quan tâm và tập trung đầu tư rất nhiều cho nền giáo dục Việt Nam
Đăng và nhà nước ta khẳng định việc đổi mới căn bản, toàn điện GD & ĐT,
phát triển nguồn nhân lực không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra
con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mả cỏn lả “mệnh lệnh” của cuộc sống Đăng xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong
thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giảo dục nước nhà “dạy
người, day chữ, dạy nghề Như vậy, việc đổi mới căn bản và toàn diện GD & ĐT; phat triển nguồn nhân lực là yêu cầu bức thiết Đó vừa là yêu cẩu, vừa là giải pháp giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thách thức của thời cuộc và phát triển bén vững
Đổi mới GD & ĐT cần bắt đầu từ đổi mới quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến
mục tiêu, nội dung, PP Một giải pháp quan trọng của việc đổi mới giáo dục là đổi
mới mạnh mẽ vả đồng bộ mục tiêu, chương trình, nội dung, PP, hình thức GD &
DT theo hướng coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học
Đổi mới phương pháp day và học giúp cho người học hứng thú hơn trong học tập, làm động cơ thúc đẩy khá năng nhận thức, phát triển tư duy độc lập, sảng tạo, phát triển trí nhớ, rèn luyện kỹ năng PH & GQVĐ tốt hơn, giúp học sinh lĩnh
Trang 12hội đầy đủ hệ thống tri thức khoa học cơ bản, có khả năng vận dụng kiến thức, năng động sáng tạo, có năng lực PH & GQVĐ đặt ra trong cuộc sống, bên cạnh đó giúp người thay thêm tiến bộ vả trưởng thành
BTHH là nội dung không thể thiếu trong dạy học hỏa học, sử dụng BT trong
dạy học nhằm giúp học sinh hệ thống được nội dung bài học, hiểu và khắc sâu kiến thức hơn, tiếp nhận kiến thức mới dễ dàng hơn, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực PH & GQVĐ đề tốt hơn
Trước sự đổi mới giáo dục của thế giới nói chung vả nước nhà nói riêng,
cùng với mong muốn HS có thể học tốt bộ môn hóa và đậu vào các trường đại học,
là một GV đang giáng dạy môn hóa ở trường trung học phổ thông phải không ngừng đổi mới về PP dạy học, luôn trao đồi và nâng cao trình độ chuyên môn, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học, nhằm giúp học sinh vượt các kỳ thi, nắm vững
lý thuyết, có kỹ năng PH & GQVĐ trong các dạng BT
Tir nhimng lý do trên nên chúng tôi chọn dé tai:
*XAY DUNG VA SU’ DUNG HE THONG BAI TAP PHAN DAN XUAT HIDROCACBON DE PHAT TRIEN NANG LUC PHAT HIEN VÀ GIẢI
QUYET VAN DE CHO HQC SINH LOP 12 TRUNG HQC PHO THONG?”
2 Mục đích nghiên cứu
~ Hệ thống lý thuyết dùng trong BT phân dẫn xuất HC ở chương trình lớp12
'THPT, khuyến khich HS tự nghiên cứu thêm và sử dụng SGK làm chú đạo
~ Tuyên chọn, xây dựng và phân hóa các BT theo từng dạng, từ thấp đến cao
phần dẫn xuất HC ở chương trình lớp 12 THPT
~ Nghiên cửu những biện pháp giúp học sinh PH & GQVĐ qua phần dẫn
xuất HC hóa 12 nhằm nâng cao hiệu quả đạy học bộ môn hóa học
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Nghiên cứu lý luận chung về PP dạy học hóa học: PP dạy, PP học và các vấn đề liên quan
~ Nghiên cứu thực trạng về PP tổ chức dạy học hóa học hiện nay nói chung
và về phần dẫn xuất HC ở chương trình lớp 12 THPT nói riêng
~ Tuyển chọn, xây dựng HTBT và PP giải của phẩn dẫn xuất HC ở chương
trình lớp 12 THPT
Trang 13~ Nghiên cứu cách sử dụng HTBT hóa học nhằm giúp HS tìm ra vấn đề khó,
vướng mắc mả HS thường gặp trong quá trình giải BT, nhằm nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề khó cho học sinh, giúp học sinh đạt kết quả
cao trong các để kỳ thi
- Thiết kế một số giáo án có sử dụng BTHH phần dẫn xuất HC ở chương trình lớp 12 nhằm nâng cao năng lực PH & GQVĐ cho HS
~ Đánh giá hiệu quả của để tài qua TNSP
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học môn Hóa học ở trường THPT
4.2 Đối tượng nghiên cứu
HTBT vẻ phần dẫn xuất HC ở chương trình lớp 12 THPT, có PP giải phù hợp với khá năng HS và BT giảnh cho HS tự làm nhằm nâng cao năng lực PH &
GQVD cho HS
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu cơ sở lý luận dạy học hỏa học ở trưởng THPT
~ Nghiên cứu cơ sở lý luận về
của HS
mm tra đánh giá bai toán trong quá trình học
~ Nghiên cứu lý luận và PP bồi dưỡng HS tự học, tự nghiên cứu năng lực PH
&GQVP
- Hệ thống hóa lý thuyết, phân dạng BT và PP giải BTHH theo hướng nâng cao năng lực PH & GQVD cho HS
5.2 Cac PP nghién citu thyc tién
~ Các PP: khảo sát, điều tra, phỏng vấn, PP chuyên gia
~ PP TNSP: Tiến hãnh dạy thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của đề tải
5.3 PP thống kê toán học
Sử dụng PP thống kê toán học xứ lý kết quả thực nghiệm
6 Giả thuyết khoa học
Nếu hệ thống được lý thuyết vận dụng vào bải tập, tuyển chọn, xây dựng.
Trang 14được hệ thông bài tập, phân dạng bải toán và phương pháp giải phù hợp với học sinh, sử đụng hợp lý hệ thống bài tập trong quá trình dạy học của giáo viễn và quá
trình tự học của học sinh thì sẽ phát triển năng lực phát hiện vả giải quyết vấn đề
cho học sinh lớp 12 trung học phô thông
~ Đề xuất biện pháp giải phủ hợp cho HS dễ nhớ, dễ tiếp thu nhằm giúp HS:
vận dụng giải quyết vấn để khó khi phát hiện ra trong quá trình giải BT
~ Để xuất biện pháp sử dụng HTBT trong quả trình giảng dạy của GV và
trong quá trình tự rèn luyện của HS có hiệu quả Làm cho HS nắm vững được phương pháp giải toán, nâng cao năng lực PH & GQVĐ, kỹ năng lập luận nhanh,
kỹ năng giải toán tốt để đạt kết quả cao trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia
"
Trang 15PHẢN 2: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN
1,1 Lịch sử vấn để nghiên cứu
Van dé vé BTHH và việc sử dụng BTHH trong dạy học hóa học đã được rất
nhiều tác giả nghiên cứu Ở trong nước có PGS.TS Nguyễn Xuân Trường; PGS.TS
Nguyễn Ngọc Quang, PGS.TS Cao Cự Giác; PGS.TS Lê Xuân Trọng; GS.TS Đào Hau Vinh và nhiều tác giả khác nghiên cứu về BTHH và PP giải BTHH
Đã có một số luận văn nghiên cứu về vấn về sử dụng hệ thông BTHH ở trường THPT như:
1 Nguyễn Cam Thạch (2009), 7hiế: kế bài giảng hóa học vô cơ ở trường
trung học phổ thông (cơ bản) theo hướng dạy học tích cực, Luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TP Hồ Chỉ Minh
2 Lê Thị Kim Thoa (2009), Tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học gắn với thực tiền dùng trong dạy học hỏa học ở trưởng THIPT, Luận văn thạc sĩ
giáo dục, ĐHSP TP Hồ Chí Minh
3 Trương Thị Lâm Thảo (2010), Xây dựng hệ thắng bài tập hỏa học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phẩn Hidrocacbon lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TP Hồ Chí Minh
4 Nguyễn Cửu Phúc (2010), Xây dựng và sử dụng hệ thing bai tập hóa học phần kim loại lớp 12 trung học phổ thông chương trình nâng cao, Luận văn thạc sĩ
giáo dục, ĐHSP TP Hồ Chí Minh
5 Dương Thị Kim Tiên (2010), Thiết kế hệ thông bài toán hóa học nhiều
cách giải nhằm phát triển tư duy và nâng cao hiệu quả dạy học ở trưởng trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP TP Hồ Chi Minh
Ngoài ra cũng có một số luận văn nghiên cửu về vấn về phát triển năng lực giải quyết vấn để cho học sinh ở trường THPT như:
1 Dương Thị Hồng Hạnh (2015), Phát triển năng lực giải quyết vẫn đề cho
học sinh thông qua dạy học chương sự điện l ~ hóa học lớp 11 nâng cao, Luận văn
thạc sĩ giáo dục, ĐH Quốc Gia Hả Nội
12
Trang 162 Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2015), Phát triển năng lực phát hiện và giải quyét vin dé qua dạy học phần hỏa học phí kim 10 trung học phố thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐH Quốc Gia Hà Nội
3 Nguyễn Thị Hồng Liên (2016), Phát triển năng lực giái quyết van dé cho học sinh thông qua dạy học các chủ đẻ tích hợp chương nio - hoa học 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐH Quốc Gia Hà Nội
Nhu vay, việc xây dựng và sử dụng HTBT nhằm phát triển năng lực PH &
'GQVĐ cho HS 12 phần dẫn xuất HC vẫn chưa được quan tâm đúng mức Do đó, việc
boi dưỡng năng lực PH & GQVĐ cho HS 12 qua BT phẩn dẫn xuất HC rất là cần thiết, giúp học sinh học tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong học tập bộ môn hóa học
1.2 Đỗi mới phương PP dạy và học trên thế giới và trong nước
1.2.1, Đỗi mới giáo dục của thế giới
Đổi mới giáo dục là vấn đẻ đang được rất nhiều nước trên thể giới quan tâm
và đưa vào tiến hành cải cách, trong đó cỏ cả những nước phát triển như Phẩn Lan, Anh, Nhật Bản, Mỹ V.v Nền giáo dục phổ thông ở phần Lan được đánh giá là tốt
nhất thế giới, nhưng nước này vẫn không ngừng đổi mới giáo dục Mục tiêu của giáo dục Phần Lan đang chuyển đổi từ “hoc cai gi” sang “hoc thé nao” Trong qua trình này, HS và GV được trao đổi nhiều hơn Từ một chương trình gon nhẹ của cả
nước, hiệu trưởng và GV sẽ biển đổi cho phù hợp, chủ động xây dựng kế hoạch bải
giảng cho mình
'Qua đó ta nhận thấy rằng việc đôi mới giáo dục để phù hợp với thể giới hiện đại là điều rất cần thiết, mục tiêu quan trọng trong việc đổi mới là dạy cho trẻ biết tw học, học là tự chủ, học qua tương tác, học cả đời và giúp cho HS tự nhận biết mình
và tự tn
1.2.2 Đỗi mới giáo dục ở nước ta hiện nay [2], [I1], [14]
Xu hướng đổi mới giáo dục THPT ở nước ta hiện nay là theo định hướng phát triển năng lực Giáo dục phỏ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thảnh công việc
Trang 17chuyên từ PPDH theo lỗi “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải
chuyển qua cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra,
đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vẫn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để có thể tác động
kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt dạy học và giáo dục
1.2.2.1 Phương pháp dạy học tích eye [1], [2], [3], [28]
PPDH học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ
những PP giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhân thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phái là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy
1.2.2.2 Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
a Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Trong PPDH tích cực, người học - đổi tượng của hoạt động "dạy", đồng thời
lả chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ
chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chử không phải thụ động tiếp thu những trì thức đã được GV sắp đặt Được đặt vào những tình
huồng của đời sống thực t, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn để đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ
năng mới, vừa năm được PP "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiểm năng sáng tạo
b Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
PP tích cực xem việc rèn luyện PP học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mã còn là một mục tiêu dạy học Trong xã hội hiện đại đang với sự bùng nỗ thông tin, khoa học, kĩ thuật, công nghệ thì không thể nhỏi
nhét vào đầu óc HS khối lượng kiến thức ngảy cảng nhiều
Trong các PP học thì cốt lõi là PP tự học Nếu rẻn luyện cho người học có
được PP, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con ngưởi, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội Vì
Trang 18vay, ngày nay người ta nhắn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ
lực tao ra sự chuyên biển từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn dé phat triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chí tự học ở nhà sau bài lên lớp ma
tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV
c Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của HS không thể đồng đều
tuyệt đổi thì khi áp dụng PP tích cục buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ,
là khi bài học được thiết kế thành một
tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập,
chuỗi công tác độc lập
Tuy nhién, trong học tập, không phải mọi trì thức, kĩ năng, thái độ đều được
hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân Lớp học là môi trưởng giao tiếp
thay - trò, trò - trỏ, tạo nên mỗi quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ÿ kiến
mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên
một trình độ mới Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm s
lg của
người thẫy giáo
d Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy học, việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận định thực
trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy
Trong phương pháp tích cực, GV phải hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự
đánh giá để tự điều chỉnh cách học GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS được
tham gia đánh giá lẫn nhau Việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kién thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyễn khích trí thông minh, 6c sing tao trong việc giải quyết những tình huồng thực tế
Trên lớp, HS hoạt động là chính, GV có vẻ nhản nhã hơn nhưng trước đỏ,
khi soạn giáo án, GV đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và
học thụ đông mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tic, động viên, cỗ vấn, trong tai trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nỗi của HS GV phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề
Trang 19mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của GV
1.2.2.3 Một số mô hình của phương pháp dạy học tích cực được phát triển ở
trường trung học phổ thông hiện nay [1], [2], [11], [13]
a Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp ( đảm thoại ) là PP trong đó GV đặt ra câu hỏi để HS trả lời, hoặc HS
có thể tranh luận với nhau và với cả GV; qua đó HS lĩnh hội được nội dung bai hoe
Căn cứ vào tỉnh chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại PP vấn đáp:
~ Vấn đáp tái hiện: GV đặt câu hoi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết
và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận Vấn đáp tái hiện không được xem là
PP có giá trị sư phạm Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mỗi liên hệ giữa các
kiến thức vừa mới học
~ Vấn đáp giải thích — minh hoa: Nhằm mục đích lảm sáng tỏ một để tải nào
đó, GV lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để HS dễ hiểu,
để nhớ PP này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ cúa các phương tiện nghe — nhìn
~ Vấn đáp tìm tòi (đàm thoại Øxrixtic): GV dùng một hệ thống câu hỏi được
xếp hợp lý đề hướng HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết GV tổ chức sự
trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định Trong vấn đáp tìm tòi, GV giống như người
tổ chức sự tìm tỏi, còn HS giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới Vì vậy, khi kết thúc cuộc đảm thoại, HS có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành
thêm một bước về trình độ tư duy
b Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thi trường, cạnh tranh gay git thi phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đẻ nảy sinh trong thực tiễn 1à một năng lực đám bảo sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt trong kinh doanh
Vi vậy, tập đượt cho HS biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải
trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và công đồng không chí có ÿ'
\ghĩa ở tầm phương PPDH mả phải được đặt như một mục tiêu GD & ĐT.
Trang 20Cấu trúc một bải học (hoặc một phần bài học) theo PP dat va giải quyết vẫn
để thường như sau:
~ Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức: Tạo tình huống có vấn đề; Phát
hiện, nhận dạng vấn đẻ nảy sinh; Phát hiện vấn để cần giải quyết
- Giải quyết vấn đề đặt ra: Đề xuất cách giải quyết, Lập kế hoạch giải quyết:
Thực hiện kế hoạch giải quyết
~ Kết luận: Thảo luận kết quả và đánh giá; Khăng định hay bác bỏ giả thuyết
đề mới
ết luận; Để
Có thê phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Mức 1: GV đặt vẫn đề, nêu cách giải quyết vấn đề HS thực hiện cách giải
nêu ra; Phát
quyết vấn để theo hướng dẫn của GV GV đánh giá kết quả làm việc của HS
Mite 2: GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn để HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần GV và HS cùng đánh giá Aức 3: GV cung cắp thông tin tạo tình huống có vấn đề HS phát hiện và xác
định vấn để nảy sinh, tự để xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp HS thực hiện cách giải quyết vấn đề GV và HS cing đánh giá
Aức 4: HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoản cảnh của mình hoặc công đồng, lựa chọn vấn để giải quyết HS giải quyết vấn đẻ, tự đánh giá chất
lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc
Trong dạy học theo PP đặt và giải quyết vấn đề, HS vừa nắm được tri thức
mới, vừa nắm được PP lĩnh hội trì thức đỏ, phát triển tư duy tích cực, sing tao, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải
quyết hợp lý các vấn để nảy sinh
©‹ Phương pháp hoạt động nhóm
Lớp học được chia thành từng nhỏm nhỏ Tuỳ mục đích, yêu câu của vấn đề
học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chú định, được duy trì ôn định hay thay đôi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những
nhiệm vụ khác nhau
Trong nhỏm có thể phân công mỗi người một phần việc Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ÿ lại vào một vải người hiểu
7
Trang 21biết và năng động hơn Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vẫn đề nêu ra trong không khi thi đua với các nhóm khác Kết quả làm việc của mỗi nhóm
sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cá lớp Đề trình bày kết quả làm việc
của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nều nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tap
Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành
Làm việc chung cả lớp : Nêu vẫn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức; Tổ chức
các nhóm, giao nhiệm vụ; Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm
Tổng kết trước lớp: Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả; Thảo luận chung;
GV tổng kết, đặt vấn để cho bải tiếp theo, hoặc vấn đẻ tiếp theo trong bài
PP hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhỏm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằng cách nói ra
những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ
để nêu ra, thấy minh cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình học hỏi
lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ GV
Thanh céng của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tỉnh tham gia của mọi thành viên, vì vậy PP này còn gọi là PP củng tham gia Tuy nhiên, PP này bi hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên GV phái biết tổ chức hợp lý và HS đã khá quen với PP này thì mới có kết quả Cần nhớ tầng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của HS phải được phát huy và ÿ nghĩa quan trọng của PP nảy là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động Cần tránh khuynh hưởng hình thức và đề phòng lạm dụng cho rằng
tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH vả hoạt động nhóm cảng nhiễu thì chứng tỏ PPDH cảng đổi mới
d Phương pháp thuyết trình
Đây là PP dạy học truyền thống có tử lâu đời Đặc biệt PP thuyết trình thông báo tái hiện cần hạn chế lại, tăng cường PP thuyết trình giải quyết vấn đẻ Đây là
Trang 22kiểu dạy học bằng cách đặt HS trước những bài toán nhận thức, kích thích HS hứng thú giải bài toán nhận thức
GV đưa HS vào tình huống có vấn đề rồi hướng HS để xuất cách giải quyết
vấn đề đặt ra Thuyết trình kiểu đặt và giải quyết vẫn đề thuần túy do GV trình bảy cũng đã có hiệu quả phát triển tư duy của HS Nếu được xen kẽ vẫn đáp, thảo luận
một cách hợp lý thì hiệu quả sẽ tăng thêm GV có thể đặt một số câu hỏi “có vấn đề” để HS trả lời ngay trên lớp, hoặc có thê trao đổi ngắn trong nhóm từ 2 đến 4 người ngôi cạnh nhau trước GV đưa ra câu trả lời
1.2.3 Doi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực phát hiện và
giải quyết vấn đề trong hóa học
Đổi mới PPDH theo quan điểm phát triển NL không chỉ chú ÿ tích cực hóa HS
về hoạt động trí tuệ mả còn rèn luyện NL giải quyết vấn đề gắng với những tình
huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ, với hoạt động thực hành, thực tiễn, Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV ~ HS theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát NL xã hội Bên cạnh việc học
“Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, thái
độ và hứng thú để hành động một cách phủ hợp và có hiệu quả trong các tình huống
đa dạng của cuộc sing.” (Québec ~Ministere de I'Education, 2004)
Thuật ngữ “năng lực” được sử dụng ở đây tương ứng với thuật ngữ
“compectency” trong tiéng Anh (compentency được hiểu là năng lực hành động hay còn gọi là năng lực thực hiện), theo đỏ năng lực là khá năng huy động tổ hợp các kiến thức kỳ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tín, ý chỉ để thực hiện thành công một loại công việc nào trong một số bồi cảnh nhất định.
Trang 231.3.2 Cấu trúc năng lực [Š], [9]
Để hình thảnh và phát triển NL cần xác định các thành phần và cấu trúc của
chúng Có nhiễu loại NL khác nhau Việc mô tả cấu trúc và các thành phần NL cũng
khác nhau Cấu trúc chung của NL hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 NL thành phân: NL chuyên môn, NL phương pháp, NL xã hội, NL cá thể
(i) NL chuyên môn (Professional competeney): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đảnh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn
(ii) NL phương phap (Methodical competency): La kha nang d6i với những
hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý,
đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức
(ii) NL xã hội (Social competency): La kha ning dat được mục đích trong những tỉnh huống giao tiếp ứng xử xã hội Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp (iv) NL cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới han của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng vả thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc ~ đạo đức và liên quan đến hành động tự chịu trách nhiệm Mô
hình bốn thành phần NL trên phủ hợp với bến try c6t gido duc theo UNESCO:
20
Trang 24
Các thành phần năng lực “Các trụ cột giáo dục của UNESO
Từ cấu trúc của khái niệm NL cho thấy giáo dục định hướng phát triển NL
không chỉ nhằm mục tiêu phát triển NL chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mã cỏn phát triển NL phương pháp, NL xã hội và NI cá thể NhữngNL này không tách rời nhau mà có mỗi quan hệ chặt chẽ NL hành động được hình
thành trên cơ sở có sự kết hợp các NL này
1.3.3 Năng lực giải quyết vấn đề
13.3.1 KI m năng lực giải quyết vấn đề
NL GQVD la té hop céc NL thé hign ở các kĩ năng (thao tác tư duy và hoạt
động) trong hoạt động học tập nhằm giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ của
bài toán
NL GQVĐ là khả năng của một cá nhân hiểu vả giải quyết tình huồng vấn đẻ
khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng Nó bao gồm sự sẵn sảng tham gia vào giải quyết tình huống vấn đề đó - thẻ hiện tiềm năng là công dân tích cực và xây dựng
(Định nghĩa trong đánh giá PISA, 2012)
Giải quyết vấn đẻ: Hoạt động trí tuệ được coi là trình độ phức tạp và cao nhất
về nhận thức, vì cần huy đông tất cả các năng lực trí tuệ của cá nhân Để GQVĐ,
chủ thể phải huy động trí nhớ, tr giác, lý luận, khái niệm hóa, ngôn ngữ, đồng thời
21
Trang 25sử dụng cả cảm xúc, động cơ, niềm tin ở năng lực bản thân và khả năng kiểm soát được tình thế (Theo Nguyén Cảnh Toàn ~ 2012 (Xã hội học tập ~ học tập suốt đổi)
1.3.3.2 Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề
3) Phân tích được tình huỗng trong học tập; phát hiện và nêu được được tình huỗng có vẫn để trong học tập
b) Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đẻ; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề
e) Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhân ra sự phủ hợp hay không
phủ hợp của giải pháp thực hiện
a) Phân tích được tình huông trong học
tập môn hóa học; phát hiện và nêu được
tình huống có vấn để trong học tập môn
b) Xác định được và biết tìm hiểu các
thông tin liên quan vấn để phát hiện
trong các chủ đề hóa học;
b) Thu thập và làm rỡ các thông tin có liên quan đến vấn để phát hiện trong, các chủ dé hóa học;
~ Lập được kế hoạch đề giải quyết vấn
để đặt ra trên cơ sở biết kết hợp các thao tác tư đuy và các phương pháp
phán đoán, tự phân tích, tự giải quyết
giải quyết vấn đẻ; suy ngẫm về cách
Trang 26
hợp của giải pháp thực hiện đỏ thức và tiên trình giải quyết vẫn đề đề Đưa ra kết luận chính xác và ngắn gọn | điều chỉnh và vận dụng trong tỉnh
1.3.3.4 Tiến trình dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
Bước |: Đặt van để GV hoặc HS phát hiện vấn đẻ, nhận dạng vấn đẻ, nêu vấn đề cần giải quyết
Bước 2: Tạo tình huống có vấn đẻ Tỉnh huống cỏ vấn để thường xuất hiện khi:
+ Nay sinh mâu thuẫn giữa điều HS đã biết và điều dang gặp phải
+ Gặp tình huống bế tắc trước nội dung mới
+ Gặp tình huống, xuất phát từ nhu cầu nhận thức tại sao
Bước 3: GQVĐ, GV hoặc HS đễ xuất cách GQVĐ khác nhau (nêu giá thuyết
khác nhau), thực hiện cách giải quyết đã đẻ ra (kiểm tra gia thuyét)
Bước 4: Kết luận vấn đề Phân tích đẻ chọn cách giải quyết đúng (lựa chọn
giả thuyết đúng và loại bỏ giả thuyết sai) Nêu kiến thức hoặc kĩ năng, thái độ thu nhận được từ GQVĐ trên
1.3.4 Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong hóa học cho học
sinh thông qua dạy và học bài tập hóa học
1.3.4.1 Phát triển năng lực cho học sinh trung học phố thông [6]
Khái niệm phát triển NL được hiểu đồng nghĩa với phát triển NI hành động
La kha năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm
Trong việc phát triển những NL cụ thể, mặc dù có nhiều phương pháp khác nhau nhưng vẫn có một nguyên tắc chung như tính mục đích, tính thực tiễn, có sự
kiểm tra đánh giá, tính đa dạng và phức tạp dẫn của các nhiệm vụ, rèn luyện một cách thường xuyên và hệ thống
Nhân tố quan trọng trong việc phát triển NL là ôn tập và ứng dụng một cách
có hệ thống những biện pháp hình thinh NL Tuy nhiên diéu quan trong hơn là lòng mong muốn hoàn thiện NL va tinh theo đuổi mục đích cá nhân
Trong dự thảo đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trình
2
Trang 27Chinh phú đã đề xuất, đối với HS phổ thông Việt Nam cần phát triển một số phẩm chất, NL chung như sau;
a) Những phẩm chất chủ yếu của HS:
~ Yêu đất nước, con người
b) NL chung là NL cơ bản, thiết yếu giúp cá nhân cỏ thê sống, làm việc và
tham gia hiệu quả trong nhiễu hoạt động vào các bồi cảnh khác nhau của đời
xã hội như: NL nhận thức, NL tri tug, NL về ngôn ngữ và tính toán, NL giao tiếp, Các NL này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con
người, quá trình giáo dục vả trải nghiệm trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của
nhiễu loại hình hoạt động khác nhau
Các NL chung của HS THPT đồ là: NL tự học; NLGQVĐ và sáng tao; NL thấm my; NL thé chat; NL giao tiếp; NL hợp tác; NL tính toán; NL công nghệ
thông tin và truyén thong
©) Năng lực đặc thù môn học là những NL được hình thành và phát triển trên cơ sở các NL chung theo hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hinh hoạt động, công việc hoặc tỉnh huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của các lĩnh vực học tập như ngôn ngữ, toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, công nghệ, nghệ thuật, đạo đức - giáo dục công dân, giáo dục thể chất
Do đặc thù môn học “Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa TN” nên nó cũng có những NL đặc thủ sau: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học; NL thực hành thí nghiệm hóa học; NL tính toán hóa học; NL tư duy hóa học; NL GQVD thông qua môn hóa học; NL vận dụng kiến thức hóa học vảo cuộc sống
1.3.4.2 Ý nghĩa của việc hình thành và phát triển NL GQVĐ cho người học
- Đối với HS
+ Sự hình thành và phát triển NL GQVĐ giúp HS hiểu và nắm chắc nội dung
cơ bản của bài học HS có thể mở rộng và nâng cao những kiển thức xã hội của mình
24
Trang 28+ Sự hình thành và phát triển NL GQVĐ giúp HS biết vận dụng những trí thức xã hội vào trong thực tiễn cuộc sống
+ Sự hình thành và phát triển NL GQVĐ giúp HS hình thành kỹ năng giao tiếp, tô chức, khả năng tư duy, tỉnh thần hợp tác, hoà nhập cộng đồng
- Đối với GV
+ Sự hình thành và phát triển NLGQVĐ giúp GV có thể đánh giá một cách
khá chính xác khả năng tiếp thu của HS và trình độ tư duy của họ, tạo điều kiện cho
việc phân loại HS một cách chính xác
+ Sự hình thành và phát triển NL GQVĐ giúp cho GV có điều kiện trực tiếp uốn nắn những kiến thức sai lệch, không chuẩn xác, định hướng kiến thức cẩn thiết cho HS
+ Giúp GV dễ dàng biết được NL nhận xét, đánh giá, khá năng vận dụng lý luân vào thực tiễn xã hội của HS Từ đây định hướng phương pháp giáo dục tư
tưởng học tập cho HS
1.4 Bài tập hóa học
1 Khái niệm bài tập hóa học
“Theo tử điển tiếng Việt, bai tập là
tu cầu của trương trinh cho HS làm để vận dụng những điều đã học và cẩn giải quyết vấn để bằng phương pháp khoa học Theo một số tài liệu lí luận đạy học, bài toán hóa học dé chỉ những bài tập định lượng — đó là những bai tp tính toán - khi HS cần thực hiện những phép tinh nhất định
Theo các nhà Lí luận dạy học Liên Xô (cũ), bải tập bao gồm cá câu hỏi và bai toán, mã trong khi hoàn thành chúng, HS vừa nắm được, vừa hoàn thiện một tri
thức hay một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo
thực nghiệm
1.4.2 Tác dụng bài tập hóa học
BTHH góp phản to lớn trong việc dạy học hóa học tích cực
~ BTHH như nguồn kiến thức, phương tiện điều khiển HS tìm tỏi, phát hiện
kiến thức mới, các kĩ năng cần rẻn luyện
~ Mô phỏng một số tỉnh huống thực của đời sống, đòi hỏi HS phải tìm
25
Trang 29được phương hướng giải quyết, khắc phục những hạn chế và phát huy tính tích của
nó qua đó mà phát triểm năng lực nhận thức, GQVĐ, tư duy sắng tạo
~ Giúp giáo dục đạo đức, tác phong, thái độ làm việc khoa học của HS,
- BTHH được nêu ra như một tình huỗng có van dé, tạo ra mâu thuẫn, chướng ngại nhận thức, kích thích tư duy giúp HS năng động sáng tạo, hình thành
PP học
~ Là công cụ để kiểm tra đánh giá kiển thức, kĩ năng, thái độ và năng lực của học sinh
1.4.3 Phan log ï tập hóa học
BTHH được phân loại dựa trên các cơ sở khác nhau, hiện nay có một cách phân loại cơ bản sau:
~ Dựa vào mức độ kiến thức: Cơ bản và nâng cao
- Dựa vào nội dung chương trình: Bài tập vô cơ và bài tập hữu cơ
~ Dựa vào tính chất bài tap: Bai tập định tính vả bải tập định lượng
~ Dựa vào mục đích dạy học: BT hình thành kĩ năng, BT củng cố, BT nâng cao
- Dựa vào dạng câu trả lời: BT trắc nghiệm khách quan, BT tự luận, BT đóng, BT mỡ
~ Dựa vào kĩ năng PP giải BT: Lập công thức hóa học, tính theo phương trình hóa học
~ Dựa vào mức độ nhận thức của HS: BT biết, hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao
1.4.4 Thực trạng năng lực giải bai tập hóa học của học sinh hiện nay
Qua thăm đò nhiều học sinh cho thấy năng lực giải bài tập của học sinh chia
làm 3 mức độ
Mức độ ít thực hiện: lả HS rất yêu thích giải bài tập, HS sẽ giải hết tắt cả bải tập trong SGK, sách tham khảo, tải trên mạng bằng cách hỏi bạn bè, hỏi thầy cô Mức độ thực hiện không thường xuyên: Là HS chỉ giải bải tập của GV giao cho Mức độ thực hiện thường xuyên: Lả HS không tự giải bài tập và chỉ chép bài giải của bạn khác
26
Trang 30
1.5.1 Khái niệm về kỹ năng [12], [18]
Kỹ năng là một vấn đề phức tạp và được các nhà nghiên cứu bàn luận khá nhiêu
“Theo tác giá Đặng Thành Hưng, kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lí khác của cá nhân (chủ thể của kỹ năng đó) như nhu cầu, tình cảm,
ý chí, tính tích cực cá nhân để đạt được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định
“Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thể giới bộ kỳ năng: Các kỹ năng nhận thức bao gồm kỹ năng sử dụng tư duy lô-gíc, trực giác và tư duy phê phán cũng như tư
duy giải quyết vấn để thông qua các kiến thức đã có Các kỹ năng nảy bao gồm khả
năng đọc, viết và tính toán, và mở rộng đến cá năng lực hiểu được các ý tưởng phức tap, học hỏi từ kinh nghiệm, và phân tích vấn đề sử dụng các quy trình tư duy lô-gic 1.8.2 Rèn luyện kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong quá trình giải bài tập hóa học cho học sinh THPT [14]
Kỹ năng giải quyết vấn để là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học
tập đặc biệt là trong quá trình giải bải tập, trong học tập luôn có những vấn đẻ đòi
hỏi chúng ta phải giải quyết Vì vậy, chúng ta phải tự trang bị cho mình những kiến
thức cân thiết để khi vấn để nảy sinh thì chúng ta có thê vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất
Rèn luyện kỹ năng phát hiện vả giải quyết vấn đề trong quá trình giải bai tap
hóa học cho học sinh THPT như sau:
- Rén luyện kỹ năng phân tích được tinh hudng trong gidi bai tap môn hóa
học Phát hiện và nêu được tỉnh huống có vấn đề trong giải bai hoa hoc
~ Rèn luyện kỹ năng nhận biết và tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề phát hiện trong các bài tập hóa học
~ Rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề đã phát hiện
~ Rèn luyện kỹ năng lập được kế hoạch đề giải quyết một số vẫn đề đơn giản
~ Rèn luyện kỹ năng thực hiện kế hoạch đã đê ra
27
Trang 311.6 Thực trạng dạy bài tập học hóa học ở trường THPT nhằm phát triển
năng lực phát hiện và giải quyêt vấn đề cho HS hiện nay
1.6.1 Đối tượng khảo sắt
Để tìm hiểu thực trạng dạy BTHH cũng như việc tổ chức dạy học theo
phương pháp nhằm phát triển năng lực PH & GQVĐ cho HS ở trường THPT hiện nay tôi đã tiến hảnh khảo sát các GV và HS các lớp 12C1, 12C6 của trường THPT 'Võ Thành Trinh và 12C1,12C3 của trường THCS &THPT Mỹ Hòa Hưng Hình
êu khảo sit dinh cho GV va HS, ngoài ra tôi cũng
thức khảo sát chú yếu là lập pÌ
có trực tiếp trao đối, phỏng vẫn với GV
1.6.2 Mục đích khảo sit
Tim hiểu về phương pháp và cách thức tổ chức hoạt động nhằm phát triển
năng lực PH & GQVD trong dạy học BTHH cho HS lớp 12 của trường THPT 1.6.3 Kết quả khảo sát
1.6.3.1 Kết quả khảo sát đành cho GV
Câu 1: Khi dạy BTHH Thầy (Cô) có quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển năng lực PH & GQV cho HS không?
Trang 32
Câu 3: Cách thức mà Thảy (Cô) tô chức hoạt động nhằm phát triển năng lực
PH & GQVD cho HS là gi?
Câu 6: Thầy (Cô) đánh giá như thể nào về hiệu quả khi tổ chức các hoạt
động nhằm phát triển năng lực PH & GQVD cho HS?
29
Trang 33'Câu 7: Phần dẫn xuất hiđrocacbon hóa I2 là phần khó, sử dụng bài phần dẫn
xuất hiđrocacbon hóa 12 để rèn luyện năng lực PH & GQVĐ cho HS càng khó hơn?
Câu 8: Dạy học theo phương pháp nhằm giúp HS phát triển năng lực PH &
GQVD đối với nội dung giải BTHH sẽ mắt nhiều thời gian
nhiều cách thì sẽ giúp HS đễ hiểu và hứng
kiến cho rằng khi dạy BTHH nên hướng dẫn
'Câu 10: Theo thầy cô, khâu then chốt trong quá trình dạy học PH và GQVĐ
Trang 34
Câu 11: Để giúp HS phân loại và nhận dạng được các dạng BTHH Thay
(Cô) nên tổ chức cho HS học tập theo cách thức dạy học nảo là tối ưu nhất?
'Câu 12: Khi dạy bài BTHH để giúp HS phân biệt từng dang bai tập và hiểu
19 chiing thi Thy (C6) chọn phương pháp dạy học nào là tốt nhất?
1.6.3.2 Kết quả khảo sắt dành cho HS
CA 1: Em có thích các giờ học hoá trên lớp không”
'Câu 2: Em có hứng thú với giờ giải BTHH trên lớp không”
Trang 35'Câu 3: Các công thức giải BTHH rat kho hoe va khó nhớ
'Tông số phiêu Nội dung Số HS chọn THe
123 B Quan trong 9 75,60
Trang 36
Câu 8: Để giúp các em giải BTHH tốt hơn GV sẽ áp dụng phương pháp dạy
Câu 9: Em có thái độ như thế nào khi phát hiện các vấn đẻ trong BTHH của
đề đó là học lí thuyết và làm bai tap GV luôn thay đổi phương pháp day hoc theo
33
Trang 37hướng tích cực đề phủ hợp với hoạt động học tập của HS giúp HS tiếp thu kiến thức
một cách đễ đảng và triệt dé
~ Về phía HS: tuy là GV có sử dụng hệ thống bài tập, phân dạng bài tập
nhằm phát triển năng lực PH & GQVĐ cho HS, nhưng chưa cụ thể Đôi với những
HS thuộc diện khá giỏi thì các em có hứng thú khi được giái BTHH khó tuy nhiên
vẫn cỏn một phần HS còn có thái độ học tập không đúng đắn, các em không chịu
suy nghĩ thì lại không thích học giải BTHH Do đó mà sự tham gia của HS cũng
chưa đạt đến mức độ tuyệt đối HS còn gặp một số khó khăn khi học BTHH do kiến
thức và phân dạng bài tập của nó khả nhiễu và khó nhớ HS còn gặp khó khăn trong việc tìm ra lời giải cho bài toán vi HS chưa thật sự phát hiện ding van dé trong bai tap Qua kết qua khảo sát, trao đổi cùng với GV và HS ở trường THPT Võ Thành
‘Trinh và THCS va THPT My Hoa Hung tôi rút ra được nhận xét rằng GV nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng hệ thống BTHH nhằm giúp HS phát triển năng lực
PH & GQVD va mang lai những hiệu quả đáng kể Một bộ phận HS cũng yêu thích giải BTHH, nâng cao kỹ năng giải BTHH giúp HS phát triển được tư duy, GV luôn
tạo điều kiện để HS học tập tốt Tuy nhiên hình thức tổ chức hoạt động giúp HS PH
& GQVĐ trong BTHH còn chưa phủ hợp, sự tham gia của các em chưa nhiễu, một
ô cách tổ chức còn mang tính hình thức Việc khảo sát chính là cơ sở để chúng tôi
để ra một số biện pháp tích cực nhằm khắc phục những hạn chế này
34
Trang 38“Tiểu kết chương L
“Trong chương này chúng tôi đã nghiên cứu và trình bảy một số vấn đề về cơ
sở lý luận của đề tài, đó là:
~ Phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực PH & GQVD cho học sinh
- Tìm hiểu về năng lực và năng lực GQVĐ trong hóa học
~ Tìm hiểu việc sử dụng BTHH nhằm phát triển năng lực PH & GQVD cho HS
~ Điều tra thực trạng việc sử dụng BTHH nhằm phát triển năng lực PH & GQVD cho HS,
Qua đó chúng tôi nhận thấy, việc sir dung BTHH dé phát triển năng lực PH
& GQVD cho HS chưa được quan tâm và tổ chức một cách có hiệu quá Đứng trước thực trạng trên thì việc xây đựng hệ thông BTHH để phát triển năng lực PH &
GQVD cho HS là cần thiết Từ đó, chúng tôi tiếp tục triển khai nghiên cứu nội dung chính của để tải trong chương 2
35
Trang 39Chương 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THÓNG BÀI TẬP
PHAN DAN XUAT HIDROCACBON NHAM PHAT TRIEN
NANG LUC PHAT HIEN VA GIAI QUYET VAN DE
CHO HQC SINH LOP 12 TRUNG HQC PHO THONG
2.1 Phin tich chong trinh phan dan xuit hidrocachon lép 12 trung hoc phé thong 2.1.1 Về mục tiêu
- Cho HS biết
Cấu tạo, tinh chất của este và lipit, phản ứng xả phỏng hóa
Cấu trúc phân tử của các hợp chất cacbohdrat
Phân loại, danh pháp của amin, amino axit, khái niệm, vai trò, cấu trúc của pepit, protein
- Cho HS hiểu
Phân biệt chất béo, xà phỏng, chat giặt rửa tổng hợp và cách sử dụng
Mỗi quan hệ giữa cấu tạo và tính chất hóa học của các loại cacbohydrat Cau tao phan tir, tinh chat, ứng dụng, điều chế của amin, amino axit
Phần dẫn xuất hidrocacbon lớp 12 được nghiên cứu vào học kỉ 1, chia thành
ba chương: Este ~Lipit, Cacbohiđrat, Amin — Aminoaxit ~ Protein
Trang 40Bai 11 Amin
Bài 12 Amino axit
Bai 13 Peptit va Protein
Bai 14 Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein
Bải 15 Thực hảnh: Một số tính chất của amin, amino axit và protein
2.1.4 Về phương pháp
Kết hợp nhiều phương pháp như phương pháp đàm thoại, phương pháp thuyết trình, phương pháp hoạt động độc lập của học sinh để phủ hợp với từng đối tượng HS có khả năng khác nhau: yếu, kém, trung bình, khá, giỏi
‘Tang cường hệ thống câu hỏi trên lớp, phát huy tính chủ động, tích cực của HS Liên hệ nhiều kiến thức thực tế trong đời sống hoặc sản xuất tạo ra sự say
mê, hứng thú trong bai hoc
2.2 Cơ sở tuyến chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hidrocacbon để phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong hóa
học cho học sinh lớp 12
2.2.1 Cơ sở của việc tuyến chọn, xây dựng hệ thống bài tập hóa học
2.2.1.1 Các bước thực hiện để xây dựng một bài tập hóa học
Xây dựng hệ thống bài tập hóa học ngoài việc sưu tâm những bài tập có sẵn
trong sách giáo khóa, sách bài tập và các tai liệu tham khảo thì người giáo viên nhất thiết phái có kỹ năng xây dựng một số bài tập mới phủ hợp với mục đích nghiên cứu và phủ hợp với HS mình đang giảng dạy
Để biên soạn một bài tập mới cẵn tiễn hành các bước sau:
Bước 1: Xác định mục đích, nội dung của kiền thức cần ra bai tap
- Mục địch : Xây dựng hệ thống bài tập phần dẫn xuất hidrocacbon lớp 12
37