phương pháp khác nhau, trong đó giải bải tập được đánh giá lä một PPDH có hiệu quả, nhất lả trong việc rẻn luyện kỳ năng vận dụng kiến thử kiến thức một cách sinh động, phong phú và đặ
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRUONG DAI HQC SU’ PHAM
PHAM ANH TUAN
XAY DUNG VA SU DUNG HE THONG BAI TAP
NHAM PHAT TRIEN NANG LUC TU HOC CHO HOC SINH THONG QUA DAY HOC PHAN PHI KIM LOP 10
TRUNG HOC PHO THONG Chuyén nganh: 1
\ và Phương pháp đạy học bộ môn Hóa học
Mã số: 60 14 01 11
ual
LUAN VAN THAC Si KHOA HQC GIAO DUC
THEO DINH HUONG UNG DUNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
NGUYÊN XUÂN TRƯỜNG
Thừa Thiên Huế, năm 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, được các đồng tác giá
cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bắt kỳ công trình nghiên cứu
nào khác,
Huế, tháng 6 năm 2018
Tác giá luận văn
Phạm Anh Tuấn
Trang 3kim lớp 10 Trung học phỗ thông” đã được hoàn thành
Với tắm lỏng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS Nguyễn Xuân Trường đã dành thời gian hướng dẫn, đọc bản thảo,
bổ sung, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và hướng dẫn tôi nhiệt tình trong suốt thời
gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Ban chủ nhiệm khoa Hóa học, các thẳy cô giáo trong tổ bộ môn Lý luận và PPDH bộ môn Hóa học, trường Đại học Sư phạm Huế
Ban giám hiệu, các thẫy cô giáo và các em học sinh trường THPT Lương Văn Củ, trường PT Thực hành Sư phạm về sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thảnh luận văn nay
Cuỗi cùng tôi chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp da
luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Thừa Thiên Huế, 25 tháng S năm 2018
Tác giả
Phạm Anh Tuấn
iii
Trang 4MUC LUC
Lời cam đoan
.4 Khách thê và đối tượng nghiên cứu
§ Giá thuyết khoa học
6 Nhiệm vụ của để tải
7 Phương pháp nghiên cứu
§ Dự kiến đóng góp của để tài
1.2.1, Nhu edu đổi mới phương pháp dạy học 2-22 T2 1.2.2 Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học - 3
Trang 51.4.1 Khái niệm bài tập hóa học : - cone
1.4.3 Phân loại bài tập hóa học on 25
1.4.4 Hoạt động của học sinh trong quá trình tìm kiểm lời giải cho bài tập hóa học27
1.4.5 Xu hướng phát triển của bài tập hóa học sai ¬)
1.5 Tình hình sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học hiện nay ở trường Trung
2.2.4 Đảm bảo tính hệ thống của các dạng bài tập 36 2.2.5 Đảm bảo tính vừa sức = =-= 36
2.2 6 Phù hợp với điều kiện thực tế su su cà 36
2.2.7 Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tự học 7 36
2.2.8 Đảm bảo tính mục tiêu, bám sát nội dung day học 37
2.3 Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim hỗ trợ tự học cho ho hoe sinh
2.3.1 Các dạng bài tập và hướng dẫn giải tổng quát phần phi kim 39
3.3.2 Các dang bài tập và hướng dẫn giải cụ thé cho từng chuong phan phi kim47
3.4 Sử dụng hệ thống bải tập hỗ trợ học sinh tự học phẫn phi kim 6
2.4.1 Sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học trên lớp 66
Trang 62.4.2 Thiết kế một số giáo án có sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự
3.3.1 Trao đổi với giáo viên về việc hướng dẫn học sinh sử dụng hệ thing bai tap và phương pháp tiến hành thực nghiệm mi — 3.3.2 Khảo sắt kết quả thực nghiệm sư phạm về mặt định tính và định — 79
3.5.1 Kết quả bai kiểm tra của học sinh pai 8
Trang 7DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT TRONG LUAN VAN
Đối chứng / Thực nghiệm
Dung dịch Dạy học Hóa học Giáo viên
Sách giáo khoa Tiêu chuẩn Việt Nam
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Trang BANG Bang 3.1: Két qua (tần số) các bài kiểm tra 81
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả (tần số) các bải a m+) 'Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất lũy tích qua các bài kiểm tra 2
Báng 3.4: Phân loại kết quá học tập của HS qua các bài 84 Bang 3.5: Gid trị các tham số đặc trưng của bài kiểm tra =.-
Bảng 3.6 Nhận xét của giáo viên về HTBT oes 86 Bảng 3.7 Thông kê số lượng phiểu nhận xét của học sinh 8Ð 'Bảng 3.8 Nhận xét của học sinh về hệ thống bài tập 89 HÌNH Hình 1.1 Chu trình học ba thời =— iON Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bải kiểm tra số L 83
Hình 3.2: Đồ thị biểu điển đường lũy tích bài kiểm tra số 2 83
Hình 3.3: Dé thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 3 `
Hình 3.4: Đề thị phân loại kết quả học tập của HS (Bài KT số 1) 84
Hình 3.5: Đỗ thị phân loại kết quá học tập của HS (Bài KT số 2) 84
Hình 3.6: Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (Bài KT số 3) 85
Trang 9MO DAU
1 Ly do chon dé tai
“Thế kỉ XXI với sự bùng nô của khoa học và công nghệ, lượng kiến thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng Việc tiếp thu kiến thức của học sinh (HS) nếu chỉ
dựa vào các tiết học trên lớp là chưa đủ Do vậy, phải day cho HS cách học để có
thể giúp họ trở thành những người có khả năng tự học suốt đời
Trong dạy học hóa học (DHHH), việc nâng cao chất lượng dạy học và phát
triển nhận thức, bồi đường năng lực tự học cho HS có thẻ bằng nhiều biện pháp và
phương pháp khác nhau, trong đó giải bải tập được đánh giá lä một PPDH có hiệu
quả, nhất lả trong việc rẻn luyện kỳ năng vận dụng kiến thử
kiến thức một cách sinh động, phong phú và đặc biệt kích thích HS hứng thú tự học
đảo sâu và mở rộng
Bai tập hoá học (BTHH) còn được coi là phương tiện cơ bản để dạy học và vận
dụng kiến thức hoá học đẻ giải quyết các nhiệm vụ học tập, các vấn đề thực tiễn cỏ liên quan đến hoá học
Giải BTHH là lúc HS hoạt động tự lực để củng cố và trau dỗi kiến thức
hỏa học của mình BTHH cung cấp cho HS cả kiến thức, cả con đường đề giảnh lấy kiến thức, cả niềm vui sướng của sự phát hiện ra kiến thức Do vậy, BTHH
vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp rèn luyện năng lực tự
học hiệu nghiệm cho HS, đồng thời là thước đo đánh giá sự nắm vững kiến thức
và kĩ năng của HS
BTHH có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong DHHH Thông qua BTHH tư
duy HS được đặc biệt chú trọng tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang chủ
đông, tích cực, sáng tạo từ đó nâng cao chất lượng học tập của HS Khi bồi dưỡng
năng lực tự học cho HS ta không thể sử dụng những bài tập thông thường như khi
giảng dạy trên lớp mà cần phải có hệ thống bải tập (HTBT) chất lượng, phân cấp, đa
dang và hứng thú rên luyện kĩ năng giải, rên luyện phương pháp tự học để phát triển
tư duy Học không chỉ để biết mà học còn đề sáng tạo, hoc lay cách học, học để tra
cứu kiển thức của nhân loại và phát minh ra kiến thức mới
Lớp 10 lả lớp đầu cấp Trung học phổ thông (THPT) là bước ngoặt khi
Trang 10chuyển từ Trung học cơ sở (THCS) lên THPT với lượng kiển thức nhiều, yêu cầu
về nhiệm vụ học tập cao mà thời lượng trên lớp lại không đổi Nếu HS không tự học thêm ở nhà thì sẽ gặp nhiễu khó khăn trong học tập Đặc biệt môn Hóa học 10 cơ
ban phan phi kim có nhiều mới lạ về kiến thức và đa dạng về bải tập do đó ngoài việc tiếp thu kiến thức trên lớp thì về nhà HS tự vận dụng kiến thức để làm bài tập
“Thông qua đó, HS có thể hiểu rõ, sâu hơn về bài học
Để góp phần đổi mới phương pháp tự học cho HS thì nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên (GV) là hết sức khó khăn Người GV phải có năng lực hướng dẫn HS tự
học, biết thu thập và xử lý thông tin để tự biến đổi mình Qua thực tế dạy học cho thấy trình độ tiếp cận những kiến thức mới của HS còn hạn chế, khả năng tự học
của HS chưa tốt và GV chưa có phương pháp hợp lý HTBT phục vụ cho việc tự
học, tự mở rộng kiến thức cho HS tuy đa dạng nhưng chưa có hệ thống, chưa sát với
nội dung chương trình
Xuất phát từ những nhu cầu và thực trạng trên chúng tôi chọn đề tải *Xây
2 Lịch sử vấn để nghiên cứu
Đã có một số luận văn thạc sĩ khoa học, bước đầu nghiên cứu về HTBT và
vấn đề hỗ trợ HS tự học, tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng HTBT hóa học phần phi kim hóa học 10 ở các trường THPT nhằm hỗ trợ HS tự học vẫn chưa được quan tâm
đúng mức Do đó, xây dựng và sử dụng HTBT hỗ trợ việc tự học cho HS phần chương Nhỏm Halogen, Oxi ~ Luu Huỳnh lớp 10 là cần thiết
3 Mục đích ng!
Xây dựng và sử dụng HTBT Nhóm Halogen, Oxi - Lưu huỳnh với mục địch giúp cho HS có tài liệu dé có thể tự học vả tự đánh giá trình độ của mình đồng thời
cứu
giúp GV có cơ sở hướng dẫn HS tự học để tiết kiệm thời gian trên lớp mà vẫn khai
Trang 11thác được hết các khía cạnh lý thuyết và các đạng bài toán hoá học ở lớp 10
Ngoài ra, thực hiện để tài này là cơ hội tốt giúp người viết bồi dưỡng thêm
kiến thức để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và rèn
luyện năng lực tự học cho HS
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
~ Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT
4.2 Đối tượng nghiên cứu
HTBT phần phí kim ở trường THPT phục vụ cho việc bồi dưỡng năng lực tự học của HS
§ Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được HTBT phần phi kim đạt chất lượng tốt và được sử dụng
hiệu quả thì sẽ phát triển được năng lực tự học cho HS,
~ Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về phương pháp tự học
- Đánh giá thực trạng việc hướng dẫn tự học cho HS trong quá trình DHHH
ở một số trường THPT hiện nay
~ Nghiên cứu nội dung chương trình hoá học vả tuyển chọn, xây dựng HTBT chương Nhóm HHalogen, Oxi ~ La huỳnh: nhằm phát triển năng lực tự học cho HS
~ Để xuất một số giải pháp sử dụng HTBT phát triển năng lực tự học cho HS
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá hiệu qua và tinh kha
thi của HTBT đã dé xuất
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu để xây dựng phin co
sở lý luận của đề tải
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra thực trạng việc tự học và trình độ của HS lớp 10 trường THPT
~ Tham khảo, suu tim va tuyén chon bai tập trong sách giáo khoa (SGK),
sách tham khảo và để kiểm tra, dé thi của HS lớp 10.
Trang 12~ Thông qua TNSP đánh giá chất lượng HTBT biên soạn từ đó đưa ra HTBT
chất lượng phủ hợp để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS
7.3 Phương pháp thống kê toán học: Đẻ xử lý kết quả TNSP
8 Dự kiến đóng góp của đề tài
8.1 Tuyển chọn và xây dựng được HTBT chuong Nhém Halogen, Oxi ~ Lưu
*uỳnh lớp 10 hướng dẫn tự học phù hợp với quá trình nhận thức đa cấp độ của HS
từ thấp đến cao
8.2 Phương hướng sir dung bai tap nhằm rên luyện tư duy hóa học, phát triển năng lực tự học cho HS
9 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phân mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương l: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Tuyển chọn - xây dựng và sử dụng hệ thống bải tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim lớp 10 trường
“Trung học phỏ thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 131.1.1 Quan điểm và tư tưởng về tự học trên thế giới
'Vấn để tự học đã được nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử giáo dục ở trên
thể giới Nó vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm cho các nhà nghiên cứu giáo dục hiện
tại và tương lai bởi vì tự học có vai trò rất quan trọng, quyết định mọi sự thành công trong học tập, lả điều kiện đảm bảo cho hiệu quả, chất lượng của mọi quá trình giáo
dục, đảo tạo
'T Makiguchi, nhà sư phạm nỗi tiếng người Nhật Bản, trong những năm 30
của thể ký XX đã cho rằng "Mục đích của giáo dục là hướng dẫn quá trình học tập
và đặt trách nhiệm học tập vào tay mỗi HS Giáo dục xét như là một quá trình hướng dẫn HS tự học"
“Tu học như thế nào” của Rubakin, dịch giả là Nguyễn Đình Côi, xuất bản
1982 đã giúp bạn đọc biết tự học tập, nâng cao kiến thức toàn diện của mình
Gần đây, khá nhiều cuốn sách cũng đề cập đến vẫn đẻ tự học
Cuốn “Phương pháp dạy và học hiệu quả” ~ Cark Rogers ~ mét nha giáo dục học, nhà tâm lý học người Mỹ do Cao Dinh Quat dịch đã giải đáp cho HS câu hỏi học
cái gì và học như thể nào? Câu hỏi day cái gì và dạy như thế nảo cũng được giải đáp
“Hiễu biết là sức mạnh của thành công” do Klas Mellander chủ biên, các tác
giả đã đề cập đến bí ẩn của việc học, trong đó nhắn mạnh vai trò của tự học, hướng
dẫn S bước cần thực hiện để giúp chủng ta dễ dảng hơn trong quá trình học hỏi 1.1.2 Quan điểm và tư tưởng về tự học trong lịch sứ giáo dục Việt Nam
Ở nước ta, tự học đã có từ thời phong kiến Truyễn thống tự học là một bộ
phân trong truyền thông hiểu học của nhân dân ta Chủ tịch Hỗ Chí Minh - lãnh tụ
kiệt xuất của cách mạng Việt Nam - cả cuộc đời Người là tắm gương lớn vẻ tư học Người từng nỏi “còn sống thì còn học” vả “về cách học phải lấy tự học làm cốt”
10
Trang 14Sau đó, truyền thống tự học vẫn tiếp tục phát huy nhưng vẫn là khả năng tự học tự
phát vì hồi đó chưa có chủ trương, chính sách chăm lo việc tự học, thầy giáo cũng không có trách nhiệm khơi dây và phát triển năng lực tự học của HS Nhưng thực
tiễn chứng minh rằng khả năng tư học tiểm tàng là rất dồi dảo và nội lực cỗ gắng tìm học, tự học là nội lực quyết định đối với sự nghiệp giáo dục
GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn là một tắm gương sáng về tự học ở nước ta
Từ một GV trung học (1947), chỉ bằng con đường tự học, tự nghiên cứu ông đã trở
thành nhà toán học nổi tiếng Không chỉ nghiên cứu khoa học cơ bản, ông còn có nhiều công trình, bải viết về khoa học giáo dục, về vấn để tự học Ông cho rằng
“học bao giờ cũng gắn liền với tự học, tự rẻn luyện, coi trọng việc tự học, nêu cao
những tắm gương tự học thành tải”
“Trong những năm gần đây cũng đã xuất hiện một số bài viết về tự học
« Trần Anh Tuấn có bài viết: “Vấn để tự học của học sinh từ góc độ đánh giá chất lượng kỹ năng nghề nghiệp” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục số
5 năm 1996,
© PGS.TSKH Thai Duy Tuyên và Trần Thị Trúc có bài viết: “Tổ chức dạy
học trên lớp để giúp sinh viên tự học” đăng trên Tạp chí Giáo dục số 123 năm 2005
* PGS.TS Nguyễn Văn Bản có bài viết: “Dạy phương pháp học cho học sinh” đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục số 50 năm 2009
© Sau đó, năm 2009, NXB tổng hợp Tp.HCM xuất bản cuốn “Tự học thế nào
cho tốt” đã rút ra những kính nghiệm, những nguyên tắc, những quy luật giúp người hoc
thấy được các bước đi rõ ràng để tiến nhanh đến đích, biết cách giải quyết nhiễu loại khó
khăn trong quá trình tự học Hai cuốn sách này đã thực sự là tài liệu bổ ích giúp cho việc đổi mới phương pháp day và học ở Việt Nam, đặc biệt là quá trình dạy tự học,
Tuy vậy, các cuốn sách hầu như mới chỉ dừng lại ở phần lý thuyết chung
nhất cho mọi môn học mà chưa đi vào các biện pháp cụ thể đối với từng môn học
"
Trang 151.1.3 Quan điểm và tư trởng về tự học đấi với nhà hóa học
Hóa học là một môn học có những đặc trưng riêng nên đòi hỏi người học phải có tư duy thích hợp, đó là năng lực quan sát, phân tích các hiện tượng tự nhiên, năng lực khái quát, tổng hợp thành quy luật và phải có phong cách học tập độc lập sắng tạo
Theo PGS.TS Lê Văn Năm, học không chỉ là quá trình ghi nhận, thu thập thông tin Hoc là hiểu, ghỉ nhớ, liên hệ và vận dụng Nhờ liên hệ và van dung HS sẽ
hiểu bài sâu sắc hơn, nhớ bài lâu hơn Trong thực tế một người có thể học theo
nhiều kiểu khác nhau nhưng dưới hình thức nào thì tự học cũng là cốt lõi của quá
trình học Tự học đóng một vai trỏ quan trọng trong quá trình tiếp thu tri thức và hoàn thiện nhân cách của con người
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Trường, để việc học đáp ứng 4 trụ cột mà
Unesco dé ra: Hoe dé hoc cach hoe, hoc dé lam, hoc dé sing tao va hoc dé chung sống với người khác thì người học phải tuân theo công thức 4H: Học - Hỏi - Hiểu -
Hành và học 6 mọi: Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi người, học trong mọi hoàn
cảnh, học bằng mọi cách, học qua mọi nội dung theo như tính thần GS.TSKH
Nguyễn Cảnh Toản đã nêu trong cuốn “học vả dạy cách học” "Sáu mọi" quan hệ
chặt chẽ với nhau, cái này tận dụng cái kia và là tiền đề cho cái kia Nói đến cái này thi trong đó lại thấp thoáng cái kia nên để có cảm tưởng “trùng lặp” nhưng nếu chỉ bớt đi một cái thì lại thấy thiếu Mới nghe tưởng chừng như cách học “sáu mọi” rất
căng thắng, rất nhồi nhét Thực tế, nó rất nhẹ nhàng giống như cách học trong câu:
“đi một ngày đảng, học một sàng khôn” Người học chỉ cần có ý thức “học” và phái
kiên trì, bền bi Vì vậy, luyện dần cách học “sáu mọi” cảng sớm cảng tốt vả đù muộn vẫn hơn không
1.2 Dai mới phương pháp dạy học
1.2.1 Như cầu đỗi mới phương pháp dạy học
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng
động của các nên kinh tế, quá trình hội nhập và toàn câu hóa đang làm cho việc rút
ngắn khoảng cách vẻ trình độ phát triển giữa các nước trở nên thực tiễn hơn và
nhanh chóng hơn Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển
12
Trang 16kinh tế - xã
triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu
i Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát
trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thin tréch nhiệm và năng lực cúa các thể hệ
hiện nay và mai sau Vì vậy, các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải
đối mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp
hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước
“Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yếu tố: mục tiêu, chương trình đảo tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, PPDH
PPDH là khâu rắt quan trọng bởi lẽ PPDH có hợp lý thì hiệu quả của việc day học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sing tao của người học Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới PPDH
Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VI) đã xác định: “Phải khuyến
khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giảo dục hiện đại để bồi dưỡng cho
HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết van đi
1.2.2 Các xu hướng đôi mới phương pháp dạy học
‘Theo tai liệu số [4] chúng tôi thấy một số xu hướng đối mới PPDH trên thế
giới và ở nước ta hiện nay là
1 Phát huy tỉnh tích cực, tự lực, chú đông, sắng tạo của người học Chuyển trọng tâm hoạt động từ GV sang HS, Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang sáng tao, tim tồi, khám phá
2 Cá thể hóa việc day học
3 Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học
4 Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống Chuyển từ lối học nặng về tiếp nhận kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức
$ Cải tiến việc kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học
6 Phục vụ ngày cảng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời
7 Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày cảng cao (theo sự phát triển của HS, theo cắp học, bậc học)
13
Trang 17“Trong 7 xu hướng đổi mới trên thì
học của HS đang là những xu hướng đổi mới quan trọng về PPDH hiện nay
1.3 Năng lực tự học
1.3.1 Khái niệm tự học
Một số nhà nghiên cứu nỗi tiếng định nghĩa về tự học như sau
- Tự học là khả năng tự lo cho việc học của chính mình (Henri Holec)
~ Tự học là tình huống trong đỏ người học hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi
Tiển sĩ [õ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng
được hình thành bởi những thao tác, cứ chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học
trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học Tự học phản ảnh rõ nhất nhu cầu
bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học,
phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả
nhất định trong hoàn cánh nhất định với nằng độ học tập nhất định”
Từ quan điểm vẻ tự học nêu trên, chúng tôi đi đến định nghĩa về tự học như
sau: Tự học là quả trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh
trí thức ở một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình
nhằm đạt được mục đích nhắt định
Đối với HS, tự học còn thê hiện bằng cách tự làm các bải tập chuyên môn,
các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao
Các mặt biểu hiện của năng lực tự học ở HS nói chung gồm có:
~ Năng lực nhận biết, tìm tỏi, phát hiện vấn đề
~ Năng lực giải quyết vấn đề
~ Năng lực xác định những kết luận đúng (kiến thức, cách thức, con đường, giải pháp, biện pháp ) từ quá trình giải quyết vấn dé
14
Trang 18~ Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn (hoặc vào nhận thức kiến thức mới)
~ Năng lực đánh giá và tự đánh giá
'Như vậy năng lực tự học có thể được mô tả thông qua các điểm chính sau đây:
Xác định nhiệm vụ học tập có tính đến kết quả học tập trước đây và định hưởng phấn đấu tiếp; mục tiêu học được đặt ra chỉ tiết, cụ thê, đặc biệt tập trung
nâng cao hơn nữa những khía cạnh còn yếu kém
Đánh giá và điều chinh được kế hoạch học tập; và hình thành cách học tập riêng của bản thân; tìm được nguồn tài liệu phủ hợp với các mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; thành thạo sử dụng thư viện, chọn lọc các tài liệu va làm thư mục phủ hợp với từng chủ để học tập của các bài tập khác nhau; ghi chép thông tin đọc
được bằng các hình thức phủ hợp, thuân lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng khi cẩn thiết,
tự đặt được vẫn dé hoc tap
“Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình
học tập; suy ngẫm cách học của minh, đúc kết kinh nghiệm để có thể chia sé, vận
dụng vào các tình huỗng khác; trên cơ sở các thông tin phản hỏi biết vạch kế hoạch điều chỉnh cách học để nâng cao chất lượng học tập
1.3.2 Các hình thức của tự học
“Theo tải liệu [18] chúng tôi thấy tự học có 3 hình thức:
~ Tự học không có hưởng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó
15
Trang 19~ Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác
~ Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết
trong ngày, trong tuân, được thây hưởng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học
‘Theo tài liệu của Khoa y sinh học - Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, hoạt
động tự học diễn ra dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau:
Hình thức 1: Cá nhân tự mày mỏ theo sở thích và hứng thú độc lập không
có sách và sự hướng dẫn của GV
Hình thức này gọi là tự nghiên cứu của các nhà khoa học Kết quá của quá
trình nghiên cứu đi đến sự sáng tạo và phát minh ra các trỉ thức khoa học mới, đây
la thé hiện đỉnh cao của hoạt động tự học Dạng tự học này phải được dựa trên nền tảng một niễm khao khát, say mê khám phá tri thức mới và đồng thời phải có một vốn tri thức vừa rộng, vừa sâu Tới trình độ tự học này, người học không thầy,
không sách mà chỉ cọ sát với thực tiễn vẫn có thể tổ chức có hiệu quả hoạt động
của mình
Hình thức 2: Tự học có sách nhưng không có GV bên cạnh
hinh thức tự học nảy có thể diễn ra ở hai mức:
“Thứ nhất, tự học theo sách mà không có sự hướng dẫn của thầy:
“Trường hợp này người học tự học để hiểu, đẻ thắm các kiến thức trong sách qua đó sẽ phát triển về tư duy, tự học hoàn toàn với sách lả cái đích mả mọi người
phải đạt đến để xây dựng một xã hội học tập suốt đời
“Thứ hai, tự học có thẩy ở xa hướng dẫn:
Mặc dù thầy ở xa nhưng vẫn có các mối quan hệ trao đồi thông tin giữa thầy
và trò bằng các phương tiện trao đổi thông tin thô sơ hay hiện đại dưới dạng phản
ánh và giải đáp các thắc mắc, làm bài, kiểm tra, đánh giá
Hình thức 3: Tự học có sách, có thầy giáp mặt một số tiết trong ngày, sau đó
sinh viên về nhà tự học dưới sự hướng dẫn giản tiếp của GV
“Trong quá trình học tập trên lớp, người thay có vai trò là nhân tổ hỗ trợ, chất
xúc tác thúc đây và tạo điều kiện đề trò tự chiếm lĩnh trí thức Trỏ với vai trò là chủ thể của quả trình nhận thức: tự giác, tích cực, say mê, sáng tạo tham gia vào quá
16
Trang 20trình học tập Mỗi quan hệ giữa thầy và trò chính là mỗi quan hệ giữa Nội lực và
Ngoại lực, Ngoại lực đù quan trọng đến mắy cũng chỉ là chất xúc tác thúc đẩy Nội lực phát triển
“Trong quá trình tự học ở nhà, tuy ngưởi học không giáp mặt với thầy, nhưng dưới sự hướng dẫn gián tiếp của thầy, người học phải phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động tự sắp xếp kế hoạch huy động mọi trí tuệ và kỹ năng của bản than dé hoàn thành những yêu cầu do GV để ra Tự học của người học theo hình thức này
liên quan trực tiếp với yêu câu của GV, được GV định hướng về nội dung, phương
pháp tự học để người học thực hiện Như vậy ở hình thức tự học thứ ba này quá trình tự học của sinh viên có liên quan chặt chẽ với quá trình đạy học, chịu sự tác
động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tổ chức và quản lý quá trình dạy học của
GV và quá trình tự học của sinh viên
“Theo tải liệu số [2S], GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toản cho rằng, khi đã có hệ thống SGK thì việc tự học có thể diễn ra theo 3 cách sau:
~ Có SGK rồi người học tự đọc lấy mà hiểu, mà thắm các kiến thức trong sách, qua việc hiểu mà tự rút ra kinh nghiệm vẻ tư duy, tự phê bình về tỉnh cách (như thiếu
kiên trí, thiếu tư tưởng tiến công, dễ thỏa mãn, .) Đỏ là tự học ở mức cao
~ Có SGK và có thêm những ông thầy ở xa hướng dẫn tự học bằng tải liệu
hoặc các phương tiện thông tin viễn thông khác Hướng dẫn tự học chủ yếu là hưởng dẫn tư duy trong việc chiếm lĩnh kiến thức, hướng dẫn tự phê bình về tính
cách trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức Đó là tự học có hưởng dẫn
~ Có sách và có thầy giáp mặt một số tiết trong ngày, trong tuần Bằng những
hình thức thông tin trực tiếp không qua máy móc hoặc ít nhiều có sự hỗ trợ của máy
móc đặt ngay tại lớp Thầy làm việc hướng dẫn như ở trường hợp 2 Đó là học giáp
mặt trên lớp và về nhả tự học có hướng dẫn
Khách quan mà xét thì thuận lợi đối với người học tăng dẫn lên từ cách 1 đến
cách 3 Nhưng sự vật rất biện chứng, khó khăn và thuận lợi có thể chuyển hóa lẫn
nhau Theo cách 1 thì người học gặp rất nhiễu khó khăn, nhiễu khi gặp chỗ không
hiểu không biết hỏi ai, phái hing túng loay hoay mắt nhiều th giờ Nhưng những
lúng túng, những loay hoay đó thật đáng quý xét vẻ phương diện chúng đôi hỏi
17
Trang 21người học phải phát huy nội lực cao và do đó nội lực phát triển mạnh Cách thứ 3 có
nhiều thuận lợi nhất nhưng thuận lợi đó có thể biến thành khó khăn nếu thầy không
cánh giác với việc làm thay trò (những việc mà trò tự làm được) và trỏ không cảnh giác với việc ý lại vào thấy (gặp khó khăn 1 chút là hỏi thẫy ngay)
“Theo hitp://4webdayhoc.net, tự học có các hình thức sau:
~ Tự học hoàn toàn (không có GV): thông qua tải liệu, qua tìm hiểu thực tế,
học kinh nghiệm của người khác HS gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiến
thức, HS khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tự
học của mình Từ đó HS đễ chán nản vả không tiếp tục tự học
~ Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập: thí dụ như học bài hay làm bài tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) lả công việc thường xuyên của HS
phố thông Để giúp HS cỏ thê tự học ở nhà, GV cần tăng cường kiểm tra, đánh giá
kết quả học bài, làm bài tập ở nhà của họ
~ Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa): HS được nghe GV
giảng giải minh họa, nhưng không được tiếp xúc với GV, không được hỏi han,
không nhận được sự giúp đỡ khi gặp khỏ khăn Với hình thức tự học nảy, HS cũng
không đánh giá được kết quả học tập của mình
~ Tự học qua tài liệu hướng dẫn: Trong tải liệu trình bảy cả nội dung, cách xây dựng kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chí dẫn cách tra cứu, bỗ sung, làm lại cho đến khi đạt được (thí dụ học theo các phân mềm
trên máy tính) Song nếu chỉ dùng tải liệu tự học HS cũng có thể gặp khó khăn và
không biết hỏi ai
~ Tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn chặt chế của
GV ở lớp: Với hình thức này cũng đem lại kết quả nhất định Song nếu HS vẫn sử
dụng SGK hóa học như hiện nay thi họ cũng gặp khó khăn khi tiến hành tự học vỉ
thiểu sự hướng dẫn về phương pháp học
~ Tự học theo tài liệu hướng dẫn và có sự giúp đỡ trực tiếp một phần của GV gọi tắt là “tự học có hướng dẫn
Ngoài ra, theo quan điểm của Nguyễn Văn Khải, Phan Thị Xuyến thì việc
hướng dẫn người học làm việc với SGK để hình thành năng lực tự học có 3 giai đoạn cơ bản sau
Trang 22~ Hướng dẫn HS làm việc với SGK vả trả lời câu hỏi ở nhà trước khi học bài
- Hướng dẫn HS làm việc với SGK trong giờ học trên lớp
~ Làm việc với SGK sau giờ học
“Từ những quan điểm về các hình thức tự học nêu trên, chúng tôi di đến phân loại các hình thức tự học như sau: tự học hoàn toàn (không có thẳy hướng dẫn), tự
học có hướng dẫn thì chia thành 2 dạng:
~ Có hưởng dẫn nhưng không giáp mặt: Cô GV ở xa hướng dẫn người học
bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác
~ Có hưởng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang (Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học đại cương, Tập 1 NXB GD, Hà Nội) thì việc tự học có thể diễn ra theo 2 cách sau:
* Tự học không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV
~ Tự học hoàn toàn (không có GV): thông qua tải liệu, qua tìm hiểu thực tế,
học kinh nghiệm của người khác HS gặp nhiễu khó khăn đo có nhiều lỗ hông kiến thức, HS khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tự
học của mình Từ đó HS dễ chán nản vả không tiếp tục tự hoc
~ Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập: thí dụ như học bai hay lâm bài tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việc thường xuyên của HS phổ
thông Để giúp HS có thể tự học ở nhả, GV cần tăng cường kiểm tra, đánh giá kết
quá học bài, làm bài tập ở nhà của họ
~ Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa): HS được nghe GV giáng
giải mình họa, nhưng không được tiếp xúc với GV, không được hỏi han, không nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn Với hình thức tự học này, HS cũng không
đánh giá được kết quả học tập của mình
~ Tự học qua tải liệu hướng dẫn: Trong tải liệu trình bày cả nội dung, cách
xây dựng kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phẩn, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn cách tra cứu, bỗ sung, làm lại cho đến khi đạt được (thí dụ học theo các phân mềm
trên máy tính) Song nếu chỉ dùng tài liệu tự học HS cũng có thể gặp khó khăn và
không biết hỏi ai
19
Trang 23- Tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hưởng dẫn chặt chẽ của GV
ở lớp: Với hình thức này cũng đem lại kết quả nhất định Song nếu HS vẫn sử dụng
SGK Hóa học như hiện nay thì họ cũng gặp khó khăn khi tiến hành tự học vì thiếu
Cần hiểu mối quan hệ giữa dạy và tự học là quan hệ giữa tác động bên
ngoài và hoạt động bên trong, Tác động dạy của GV là bên ngoài hỗ trợ cho HS
tự phát trién, chỉ có tự học của HS mới là nhân tố quyết định sự phát triển của
bản thân HS Hình thức tự học có hướng dẫn là hướng dẫn để HS tự học Trong
tự học có hướng dẫn, HS nhận được sự hướng dẫn từ hai nguồn: tử tài liệu hướng dẫn và trực tiếp từ GV
Nguén hướng dẫn qua tài liệu: Tài liệu SGK Hóa học thường chỉ trình bày
kiến thức mả không có những chỉ dẫn về phương pháp hoạt động để dẫn đến kiến
thức, để hình thành kĩ năng, Bởi vậy HS rất bị động Để khắc phục tỉnh trang đó
tải liệu hướng dẫn tự học ngoài việc trình bày nội dung kiến thức, còn hướng dẫn
cả cách thức hoạt động để phát hiện vấn để, thu thập thông tin, xử lí thông tin,
rút ra kết luận, kiểm tra và đánh giá kết quả
Nguồn hướng dẫn trực tiếp của GU qua các giờ lên lớp: Rèn luyện kĩ năng
tự học cho HS là một quá trình lâu đài phức tạp và luôn luôn được củng cố, nâng
cao và bỗ sung thêm, bởi vậy tốt nhất là nên dành thời gian tiếp xúc giữa GV và HS
ở trên lớp để thực hiện công việc đó
Hoạt động tự học của HS có nhiều khâu, nhiều bước, được tiến hành thông
qua các hoạt động học tập của chính bản thân họ Đây là quá trình tự giác, tích cực,
tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hành đông của chỉnh mình hướng tới những mục đích nhất định Vì vậy, quá trình tổ chức dạy học phái làm cho hoạt
động học của HS chuyển từ trạng thải bị động sang chủ động HS biết tự sắp xếp,
20
Trang 24bố trí các công việc sẽ tiễn hành trong thời gian tự học, biết huy động các diéu kién,
phương tiện cần thiết để hoàn thành từng công việc, biết tự kiểm tra, tự đánh giá kết
quả hoạt động tự học của chính mình
Như vậy khái niệm tự học ở đây được hiểu là hoạt động tự lực của HS đề chiếm
Tĩnh tr thức khoa học đã được qui định thành kiến thức học tập trong chương trình và
SGK với sự hướng đẫn trực tiếp hoặc giản tiếp của GV thông qua các phương tiện học
tập như tải liệu tự học có hướng dẫn, tả liệu tra cứu, giáo án điện tử,
HS không dùng SGK phổ thông mà sử dụng tải liệu viết riêng cho họ tự học
u tu học có hướng dẫn cung cấp cho HS nội dung kiến thức và phương pháp
học nội dung kiến thức đó
1.3.3 Chu trình tự học
Nghiên cứu tài liệu [22], [23] chúng tôi thấy rằng:
‘Theo Nguyén Ky “Chu trinh hoc 1a chu trinh chi thé tìm hiểu, xử lý, giải
quyết vấn đẻ hay vật cản của một tình huống học với sự hợp tác của tae nhdn va sw
hỗ trợ của mới trường sư phạm”
Cũng theo tác giá, chu trình học diễn biến theo ba zhời: Tự nghiên cứu (1),
‘Ty thể hiện, hợp tác với bạn và thầy (II), Tự kiểm tra, tự điều chinh (1H)
eatin et Ava ohigd DY atid) xgq /
Hinh 1.1 Chu trink hge ba thời
“Thời (D): Tự nghiền cứu
“Trước một tình huỗng học, chủ thể bất đầu thấy có nhu cầu hay hứng thú tìm
hiểu, nhận biết vẫn đẻ của tình huống học: Đây là vấn để gì? Có ý nghĩa ra sao? Có thể giải quyết theo hướng nào? Từ chỗ nhận biết vắn đẻ, chủ thể tiến hành ri nhậm thông tin có liên quan đến vẫn đề đó, xứ jÿ thông tin, xây dựng các giải pháp, thứ
21
Trang 25nghiệm giải pháp, kết quả, đưa ra kết luận và giải quyết vấn đề Chủ thê ghi lại kết
quả “tự nghiền cứa/” của thờï () thành sản phẩm học cá nhân ban đầu
Tắt nhiên sản phẩm đó có thể mang tính chủ quan, phiến diện, thiếu khoa
học Bằng con đường nào để làm cho sản phẩm ban đầu trở thành khách quan,
khoa học thật sự? Đó là con đường người học tự thể hiện mình để hợp tác với
các ban va thay trong công đồng lớp học Tự thẻ hiện, hợp tác với bạn, đó là
thời (II) của chu trình học
“Thời (II): Tự thể hiện, hợp rác
Qua thời (1), chủ thể đã tự thể
huống, bằng sắm vai, bằng văn bản của sản phẩm học ban đầu Giờ đây, can tiếp tục
tự thể hiện để hợp tác với các bạn và thầy bằng cách tự zrinh bảy và bảo vệ sản phẩm học của mình, hỏi bạn và thây về những gì đã tự hỏi mả không tự trả lời được, tỏ rõ
bạn và thấy
ên mình bằng cách tự đặt mình vào tỉnh
thái độ của minh trước chú kiến của bạn; tham gia /ranh luận Tranh luận có trọng tài,
có kết luận của thẩy Tranh luận và kết luận của thầy sẽ cho phép chủ thẻ bổ sung sản
phẩm ban đầu của mình thành một sản phẩm khách quan hơn, có tính hợp tác, xã hội,
nhất là thông qua việc “tự kiểm tra, tự điều chỉnh” ở thời (HI) dưới đây
“Thời (Ill): Tự kiểm tra, tự diéu chỉnh
“Tháo luận ở cộng đồng lớp và kết luận của thẫy đã cung cấp thông tin phản
hội về sản phẩm học ban đầu của chủ thé, lẫy đó làm cơ sở cho ngưởi học so sánh, đối chiếu, tự kiểm tra lại sản phẩm học, tự đánh giá, tự phê bình và cuối cùng đồng
hợp, chốt lại vẫn để rồi tự sửa sai, điểu chỉnh, hoàn chỉnh thành sản phẩm khoa học,
và tự rút kinh nghiệm về cách học, cách tư duy, cách giải quyết vấn đề của minh,
sẵn sảng bước vào một tình huồng học mới
“Chu trình học ba thời *Tự nghỉ
~ Tự kiểm tra, tự điều chỉnh” — thực cl
cứu ~ Tự thê hiện, hợp tác với bạn và thầy
ũng chỉnh là con đường “Nhận biết, phát
hiện vấn đẻ, định hướng giải quyết và giải quyết vấn đề” của việc nghiên cứu khoa
học ~ con đường xoắn ơristic kiểu học trò ở tầm vóc và trình độ của người học, dẫn dất người học đến trí thức khoa học, đến chân lý mới (chỉ mới đối với người học) và chỉ có thể diễn ra dưới sự hướng dẫn cúa thây
Chu trink học ba thời không cô nghĩa tuyệt đỗi là có “ba bước”, “ba giai đoạn”,
Trang 26có ranh giới rach ròi, máy móc, tách rời nhau, mà có thẻ đan xen, hoà nhập lẫn nhau và
có thể biến động theo hoàn cảnh người học Ngay trong lúc đang tham gia thảo luận
(thời II), chủ thể có thê động não, suy nghĩ (tự nghiên cứu ~ thời I), hoặc tự kiểm tra, tur
phê bình về sản phâm học của mình (thời III) Thời chỉ có nghĩa là vào lúc đó, nối bật lên vai trò của cá nhân người học, của lớp hay của thây Thời nào cũng có vai trỏ và
hoạt động cúa trỏ và thầy, song ở thời (1), nỗi lên vai trỏ lao động cá nhân (học cá nhân) của người học với kết quả là sản phẩm học ban đầu Thời (ID) là vai trò của lao
động hợp tác (học hợp tác) với thây và bạn ở lớp học, tạo ra sản phẩm học mang tinh
hợp tác ~ xã hội Ở thời (I1), nỗi lên vai trò lao động cá nhân (học cá nhân) ở trình độ cao hơn thời I: ty kiém tra, tự phê bình, tự sửa sái, tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm,
Diéu cốt yếu là cả ba thời đều diễn ra trên cái nền chung là hành động học,
tự học, tự nghiên cứu, tự giác, tích cực, chú động và sáng tạo của chủ thé, dưới sự hướng dẫn hợp lý của nhà giáo
1.3.4 Vai trò của tự học
Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quỹ thời gian ít ói ở nhà trường Nó giúp khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mả tuổi học đường thì có hạn
“Tự học là giúp tạo ra trí thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn Có phương pháp tự học tốt
sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn Khi HS biết cách tự học, HS sẽ “có ý thức và
xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tải liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đảo tạo
thành quá trình tự đảo tạo”
Tu hoc cia HS THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu câu đôi mới giáo
duc va dio tao, nang cao chất lượng đảo tạo tại các trường phô thông Đổi mới
PPDH theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
tự học
chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện
đông, sing tạo của người học trong việc lĩnh hội trì thức khoa học Vi va
pháp sư phạm đúng đắn cân được phát huy ở các trường phô thông
2
Trang 271.4 Bài tập hóa học
1.4.1 Khái niệm bài tập hóa học
Thực tiễn ở trường phổ thông, bài tập giữ vai trò rất quan trọng trong việc
thực hiện mục tiêu đào tạo Bài tập vừa là mục đích, vừa là nội dung, vừa là PPDH
hiệu quả Bài tập cung cấp cho HS cá kiến thức, con đường giành lấy kiến thức và
cả niềm vui sướng của sự phát hiện - tìm ra đáp số - một trạng thái hưng phân - hứng thú nhận thức - một yếu tố tâm lý góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao tính hiệu quả của hoạt động thực tiễn của con người, điều này đặc biệt được chú ý trong nhà
trường của các nước phát triển
Vay BTHH là gi? Nên hiểu khái niệm này như thể nảo cho trọn vẹn, đặc biệt
là GV nên sử dụng BTHH như thể nào để đạt hiệu quả trí - đức dục cao nhất?
“Theo Từ điễn tiếng Việt, bài tập là yêu cầu cúa chương trình cho HS làm đê vận dụng những điều đã học và cần giải quyết van dé bằng phương pháp khoa học Một số tài
liệu lý luận dạy học "thưởng dùng bài toán hoá học” để chỉ những bài tập định lượng - đó
là những bài tập có tính toán - khi HS cẩn thực hiện những phép tính nhất định
“Theo các nhà lý luận day học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cá câu hỏi và bài toán, mà trong khi hoàn thánh chúng, HS vừa nắm được, vừa hoàn thiện một trí thức hay một kỹ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả lời viết hoặc kém theo thực nghiệm Ở nước ta, SGK hoặc sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập” được dùng
theo quan điểm này
“Thông thường trong SGK và tải liệu lý luân day học bộ môn, người ta hiểu bài tập là nhưng bài luyện tập được lựa chọn một cách phủ hợp với mục đích chủ yếu là nghiên cứu các hiện tượng hoá học, hình thành khái niệm, phát triển tư duy hoá học
và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức của HS vào thực tiễn
1.4.2 Tác dụng của bài tập hóa học
Việc dạy học không thể thiếu bải tập, sử dụng bải tập là một biện pháp hết
Trang 28thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn Chỉ khi vận dụng được kiến thức vào việc giải bải tập HS mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc
Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất Khi ôn tập, HS sẽ
không tập trung nếu chỉ yêu cẩu HS nhắc lại kiến thức thực tế cho thấy HS chỉ thích
giải bải tập trong giờ Ôn tập
Rèn luyện các kỹ năng hóa học như cân bằng phương trình phản ứng (PTPU), tinh toán theo công thức hóa học va phương trình hóa học Nếu là bài tập thực nghiệm (TN) sẽ rèn các kỹ năng thực hành góp phần vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho HS
Ren luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động sản
xuất vả bảo vệ môi trường
Rèn luyện kỳ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy
có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc)
1.4.3 Phân loại bài tập hóa học
Dựa vào nội dung và hình thức thể hiện có thể phân loại BTHH thành 3 loại:
~ Giải thích, chứng minh, viết PTHH
~ Nhận biết, phân biệt chất
~ Tỉnh chế, tách chất ra khỏi hỗn hợp
25
Trang 29- Điều chế chất
Đặc biệt trong bai tập định tính có rất nhiễu bài tập thực tiễn giúp HS giải
quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học
Bai tập định lượng (bài tập hóa học)
Là loại bài tập cần dùng các kỹ năng toán học kết hợp với các kỳ năng hóa
học để giái Căn cứ vào nội dung có các dạng bải tập định lượng khác nhau
Bài tập TNKO
La loai bai tập hay câu hỏi có kèm theo câu trả lời sẵn và yêu cầu HS suy nghĩ rồi dùng 1 kí hiệu đơn giản đã quy ước để trả lời
+ Ưu điểm nỗi bật của TNKQ:
Trong thời gian ngắn có thẻ kiểm tra được nhiều nội dung kiển thức, tránh
được tình trạng học tủ, học lệch
Việc chấm điểm là khách quan, không phụ thuộc vào người chấm nên độ tin
cây cao hơn các phương pháp kiểm tra đánh giá khác
Rèn luyện cho HS khả năng nhận biết, khai thác, xử lỉ thông tin va khả năng
tư duy phán đoán nhanh
Giúp người học tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình một cách khách quan
+ Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, bài tập TNKQ vẫn còn có những nhược điểm
đáng kế như:
Ít góp phần phát triển ngôn ngữ hóa học
Không thể dùng để kiểm tra kỹ năng thực hành hóa học
Giáo viên chỉ biết kết quả, suy nghĩ của HS mà không biết quá trình suy nghĩ
sự nhiệt tình, hứng thú của HS đối với nội dung được kiểm tra
“Trên thực tế, sự phân loại trên chỉ là tương đối Có những bài vừa có nội dung thuộc bài tập định tính, vừa có nội dung thuộc bài tập định lượng, hoặc trong một bài có thể có phần TNKQ cùng với giải thích, viết PTPƯ
26
Trang 30
144, Hoat déng cia hoc sinh trong qué trinh tìm kiểm:
1.4.4.1 Các giai đoạn của quả trình giải bài tập hỏa học
‘cho bài tập hóa học
Bao gồm 4 giai đoạn cơ bản như sau
a) Nghiên cứu đầu bài
+ Đọc kỹ đầu bài
+ Phân tỉch các điều kiện và yêu câu cúa đề bài (nên tóm tắt dưới dạng sơ đồ cho dé sir dung)
+ Chuyển các giả thiết đã cho về các giả thiết cơ ban
+ Viết các phương trình hỏa học có thể xảy ra
b) Xây dựng tiến trình luận gi
Xây dựng tiến trình luận giải thực chất là đi tìm con đường đi từ cái cần tìm đến cái đã cho Bằng cách xét một vài các bài toán phụ liên quan Tính logic của bài toán có chặt chẽ hay không là ở giai đoạn này Nếu GV biết rèn luyện cho HS tự xây
dựng cho minh một tiến trình luận giải tốt, tức là GV đã dạy cho HS bằng bai tap
“Thông qua đó HS không chỉ nắm vững kiến thức, biết cách giái mà còn có được một cách thức suy luận, lập luận để giải bất kỳ một bải tập nào khác Điều này được thông
qua một số dạng câu hỏi như sau (GV gợi ÿ sau đó tập dần cho HS tự đặt câu hỏi)
©) Thực hiện tiến trình giải
“Thực hiện tiền trình giải thực chất là trình bay lời giải một cách tường mình
từ giả thiết đến cái cần tìm Với các bài tập định lượng, phân lớn là đặt ấn số, dựa vào mối tương quan giữa các ân số để lập phương trình, giải phương trình hay hệ phương trình và biện luận kết quả (nếu cần)
4) Đánh giá việc giải
Bing cách khảo sát lời giải, kiểm tra lại toàn bộ quá trình giải Có thế đi đến
kết quả bằng cách khác không? tối ưu hơn không? tính đặc biệt của bải toán là gì?,
“Trên thực tế ngay cả với những HS giỏi, sau khi tìm ra cách gi
và trình bảy lập luận
của mình một cách sang sia, cũng xem như việc giải đã kết thúc Như vậy chúng ta
đã bỏ mắt một giai đoạn quan trọng và rất bé ich cho việc học hỏi Việc nhìn lại cách
giải, khảo sát, phân tích kết quả và con đường đã đi, HS có thể củng cố kiến thức và phát triển khả năng giải bai tập của mình Người GV phải hiểu và làm cho HS hiểu:
27
Trang 31không có một bài tập nảo hoàn toàn kết thúc, bao giờ cũng còn lại một cái gi dé suy
nghĩ Nếu có đầy đủ kiên nhẫn và chịu khó suy nghĩ thì có thể hoàn thiện cách giải và trong mọi trường hợp, bao giờ cũng hiểu được cách giải sâu sắc hơn
1.4.4.2 Méi quan hệ giữa ném vững kiến thức và giải bài tập hóa học
~ Theo Lý luận dạy học (tài liệu số [18]), kiến thức được hiểu là kết quả quá
trình nhận thức bao gồm “một tập hợp nhiều mặt về chất lượng và số lượng của các
biểu tượng và khái niệm lĩnh hội được, giữ lại trong tri nhớ vả được tái tạo lại khi
có những đồi hỏi tương ứng”
~ Những kiến thức được nắm một cách tự giác, sâu sắc do cỏ tích luỹ thêm kỹ
năng, kỹ xảo sẽ trở thành công cụ tư đuy của học sinh
~ Theo M.A Danilép: “Ky ning la khả năng của con người biết sử dụng có mục dich và sáng tạo những kiến thức và kỳ xảo của mình trong quá trình hoạt động
lý thuyết cũng như thực tiễn” Nếu như kỳ năng đòi hỏi ở mức độ nhiều, ít sự tự
kiểm tra, sự tự giác, tỉ mi thì kỹ xảo là hành động đã được tự động hoá, trong đó sự
tự kiểm tra, tự giác xây ra chớp nhoáng và các thao tác được thực hiện rất nhanh, như một tổng thể, dễ đảng và nhanh chóng
~ Sự nắm vững kiến thức có thê được phân biệt ở 3 mức độ: Biết, hiểu và vận
dụng được
+ Biết một kiến thức nào đó nghĩa là nhận ra nó, phân biệt nó với các kiến thức khác, kể lại một nội hàm của nó một cách chính xác Đây là mức độ tối thiếu
mà HS cẩn đạt được trong giờ học tập
+ Hiểu một kiến thức là gắn kiến thức ấy vào một kiến thức đã biết đưa được
nó vào trong hệ thống kinh nghiệm của bản thân Nói cách khác, hiểu một kiến thức
lả nêu đúng ngoại hàm và nội diên của nó, xác lập được những quan hệ giữa nó và
hệ thống kiến thức và vận dụng được trực tiếp kiến thức ấy vào những tình huỗng
quen thuộc dẫn đến có khả năng vận dụng nó một cách linh hoạt và sáng tạo
+ Vận dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ thực tiển, tức là phải tìm được kiến thức thích hợp trong vốn kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụ
mới Thông qua vận dụng kiến thức đã được nằm vững một cách thực sự, sâu sắc
hơn càng làm cho quả trình nắm vững kiến thức một cách tự giác, sáng tạo, làm cho
28
Trang 32mỗi quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn cảng sâu sắc, gần gũi Mặt khác, trong khi vận dụng kiến thức, các thao tác tư duy được trau đồi, một số kỹ năng kỹ xảo được
hình thành và cũng cố, hứng thú học tập của HS được nâng cao
~ Đề đảm bảo cho HS nắm vững được kiến thức hoá học một cách chắc chắn cần phải hình thành cho họ kỹ năng, kỹ xảo vận dụng kiến thức thông qua nhiều hình
thức tập luyện khác nhau Trong đó, việc giải bải tập một cách có hệ thống từ đễ đến khó là một hình thức rèn luyện phổ biến được tiền hành nhiều nhất Theo nghĩa rộng,
quá trình học tập là quá trình liên tiếp giải các bài tập Vì vậy, kiến thức sẽ được năm vững hoàn toàn nếu như họ tự lực, tích cực vận dụng linh hoạt, dùng kiến thức ấy để
giải quyết các bài toán khác nhau Ở đây, chúng ta thấy rõ quan hệ biện chứng giữa
nấm vững và vận dụng kiến thức trong quả trình nhận thức của HS:
thức của HS được cúng cố, khắc sâu, chính xác hóa, mở rộng và nâng cao thêm Vì
vậy BTHH vừa là nội dung, vừa là phương tiện dạy học có hiệu quả giúp GV truyền
tải kiến thức đến HS và ngược lại, HS cũng thu nhận kiến thức một cách chủ động,
tích cực, sáng tạo thông qua hoạt động giải bài tập
Xu hướng phát triển của BTHH hiện nay:
Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích gắn với kiến thức hỏa học, không
quá năng về tính toán mà tập trung rèn luyện và phát triển năng lực nhận thức, tư
duy cho HS BTHH cần chú trọng rèn luyện thao tác, kỹ năng TN hóa học
BTHH cần chú trọng đến việc mở rộng kiến thức hóa học có liên quan đến thực tiền và các ứng dụng của hóa học trong đời sống, để giúp HS thấy được kiến
thức hóa học mang tính thiết thực với cuộc sông con người Trong bài tập cẩn khai thác yếu tố ảnh hưởng của hóa học đến môi trưởng, kinh tế xã hội, đởi sông sản
xuất và các hiện tượng tự nhiên để làm cho nội dung bài trở nên hip dẫn, nâng cao hứng thú học tập của bộ môn
29
Trang 33Chuyển hóa một số dạng BTHH tự luận sang dạng TNKQ để rèn luyện khả
năng suy luận, tư duy tính toán nhanh cho HS
Như vậy việc sử dụng BTHH trong DHHH sẽ được thực hiện
Ding bai tập hình thành khái niệm mới Xây dựng các dạng bai tập hình
thành khái niệm (xây dựng trong phiếu học tập)
Dùng bài tập rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức: dùng bải tập giúp HS
giải quyết vấn đề học tập, vẫn đề thực tiễn
Dùng bài tập để phát triển tư duy sáng tạo: xây dựng các bài tập khó bồi
đưỡng HS giỏi đòi hỏi có sự tu duy sáng tạo nhằm bồi dưỡng HS giỏi
1.5 Tinh hình sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học hiện nay ở trường Trung học phố thông
1.5.1 Mục đích điều tra
~ Nắm được hình thức sử dụng HTBT, phương pháp giảng dạy các tiết học
có sử dụng bải tập như tiết luyện tập, tiết tự chọn mà GV thưởng sử dụng trong DIIHH ở trường THPT
- Nắm được cách GV hướng dẫn HS giải bài tập trên lớp, các dạng bai tap
mả GV đã sử dụng trong các tiết bài tập cũng như việc hướng dẫn HS tự học
1.5.2, Đối tượng, phương pháp điều tra
~ Đổi tượng điều tra: Việc day va học các tiết có sử dụng bài tập ở các trường
PT Thực hành Sư phạm và THPT Lương Văn Củ (An Giang)
~ Phương pháp điều tra: Phát phiếu điều tra cho các GV dạy môn Hóa học ở
các trường nói trên
+ Những ý kiến của GV về việc sử dụng HTBT ở trường THPT nhằm hỗ trợ
HS tu học
+ Các PPDH được GV sử dụng khi day các tiết có sử dụng bai tap
1.5.3 Kết quả điều tra
'Qua phân tích kết quả khảo sát ban đầu (phiều khảo sát được trình bày ở phụ
lục 1 của luận văn) về việc sử dụng HTBT hỗ trợ HS tự học, chúng tôi nhận thấy:
Đa số GV đều cho rằng việc sử dụng HTBT là rất quan trọng trong việc dạy vả học hóa học Tuy nhiên, BTHH trong SGK vả sách bải tập (SBT) vẫn chưa đầy đủ các
30
Trang 34dạng và bao quát kiến thức của chương trình, vì vậy việc xây dựng HTBT hóa học cho
HS nói chung vả HTBT hóa học hỗ trợ HS tự học nói riêng là hết sức cẩn thiết
Có 67% GV không tự biên soạn HTBT mà chủ yếu sử dụng các bải tập trong SGK, SBT hoặc từ internet (không biên soạn lại) 33% GV tự biên soan HTBT thi
số GV sắp xếp các bài tập theo từng nội dung kiến thức của chương hoặc phân dạng
bài tập là khá ít đặc biệt bài tập sau mỗi bài học để hỗ trợ HS tự học ở nhà và làm rõ 1í thuyết là hầu như không được chú ý biên soạn cho phủ hợp với đối tượng HS
'Về mục đích của việc sử dụng bài tập thì có 73% GV sử dụng với mục đích đảm bảo kiến thức cơ bản cho HS, 12% GV sử dụng với mục đích bảo đảm việc điểm số trong kiểm tra cho HS, còn việc sử dụng bài tập để hướng dẫn HS tự rút ra quy luật giải toán cho một số đạng bai cụ thể, khuyến khích HS nhin nhận một vẫn
để hay một bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau hoặc giúp HS vượt qua chướng
ngại nhận thức thông qua việc phát hiện và giải quyết vấn để mả nội dung bài tập đề
ra thì GV vẫn chưa được quan tâm đúng mức
Về việc hướng dần HS giải bài tập tại lớp thì có 58% GV áp dụng phương pháp truyền thống là GV hướng dẫn bài tập mẫu, sau đó yêu cầu HS làm bài tương
tự trên bảng hoặc gọi HS lên bảng giải bải tập và thừa nhận bài giải của HS, số GV
cho HS thảo luận theo nhóm rồi yêu cầu thành viên trong nhóm thuyết trình là 27%
và việc GV gợi ý để HS tự xây dựng tiến trình luận giải cho timg dang bai tập cụ thể hoặc GV để HS tự độc lập suy nghĩ cách giải bài tập là khá ít
Bên cạnh đó, GV thưởng dạy một tiết học có sử dụng HTBT như tiết luyện tập,
ôn tập, tự chọn khi giống như một tiết sửa bài tập thông thường chú yếu GV cho HS
c bài tập trong SGK và làm thêm một vải bài tập nâng cao trong SBT hoặc
chỉ hệ thống hóa kiến thức đã học ở những bài trước theo kiểu kiểm tra bài cũ
Qua số liêu trên, cũng như qua trỏ chuyện với một số HS, chúng tôi nhận
thấy HS chưa được hướng dẫn các phương pháp tự học thông qua HTBT như: GV chưa hướng dẫn HS cách thức xây dựng tiến trình luận giái, các em chưa được khuyến khich hoặc hướng dẫn nhìn nhận một bài tập dưới nhiễu góc độ khác nhau,
đôi khi GV áp đặt phương pháp giải toán va đặc biệt là các em không được hướng
Trang 35chúng tôi nhận thấy công việc biên soạn và sử dụng HTBT theo hướng hỗ trợ HS tự
học chưa thực sự được GV quan tâm đúng mức Phần lớn GV cho rằng do áp lực điểm số ở nhà trường, việc thi cử, chương trình học năng nẻ, thời gian không cho
phép, điểu kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên việc sử dụng bài tập của GV' hiện nay giống như một cách để kiểm tra việc tiếp thu kiến thức lí thuyết, giúp HS
giải một số bài tập cơ bản nhằm đáp ứng cho việc kiểm tra, đánh giá, thi cử như
“Trong chương này chúng tôi đã trình bày những vấn dé co bản về cơ sở lý
luận vả thực tiễn của đề tải
~ Quan điểm và tư tưởng về tự học trên thế giới, trong lịch sử giáo dục Việt Nam và đối với nhà hóa học
~ Đổi mới PPDH: Nhu câu đổi mới phương pháp dạy và học, các xu hướng
đổi mới phương pháp dạy và học
~ Tự học: Khái niệm, các hình thức tự học, chu trình tự học của HS, vai trò
của tự học
- BTHH: khai niệm, phân loại, tác dụng BTHH, hoạt động của HS trong quá
trình tìm kiểm lời giải cho BTHH, xu hướng phát triển cúa BTHH
Kết quả điều tra thực trạng thực trạng việc sử dụng HTBT hóa học hỗ trợ việc tự
học cho HS trong quá trình dạy học ở trường THPT cho thấy cản có HTBT hỗ trợ HS tự
học để khắc phục những khó khăn mà các em gặp phái trong quả trình giải BTHH Qua đó, chúng tôi nhận thay xây dựng và sử dụng HTBT hỗ trợ HS tự học là
một xu hướng đổi mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH môn Hóa học hiện nay
32
Trang 36CHƯƠNG 2 TUYẾN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
HỆ THỐNG BÀI TẬP HỖ TRỢ VIỆC TỰ HOC
CHO HQC SINH PHAN PHI KIM LOP 10
2.1, Phan tich chuong trinh héa hoc 10 THPT co ban phan phi kim,
2.1.1 Mục tiêu chương trình phan phi kim
Chương trình phân phi kim lớp 10 ban cơ bản gồm có 2 chương như sau:
- Chương 5: Nhóm Halogen
~ Chương 6; Oxi ~ Lưu huỳnh
Mục tiêu cụ thể của mỗi chương như sau:
“Theo tài liệu [5] chúng tôi thấy mục tiêu phân phi kim ~ Hóa học 10 cơ bản:
+ Nguyên nhân của sự giống nhau của các phi kim trong củng một nhóm,
quy luật biến déi tinh chat don chat va hgp chat trong nhóm
+ Nguyên tắc chung của phương pháp điều chế các phi kim vả hợp chất
Trang 37giải thích tinh chất của chúng
- Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm nghiên cứu về phi
~ Hứng thú và say mê học tập, phương pháp tư duy và nghiên cứu hỏa học
- Thai độ đúng đắn với các nguyên nhân gây 6 nhiễm môi trưởng, ý thức bảo
vệ môi trưởng không khí, đất, nước
~ Ý thức vận dụng kiến thức học được vào cuộc sống
3.1.2 Nội dung kiến thức và phân phối chương trình các bài phân phi kim
Tiết 47: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo
“Tiết 48, 49: Flo ~ Brom - lot
“Tiết 50, 51: Luyén tap
“Tiết 52: Thực hành số 3
Tiết 53: Kiểm tra viết
Chương 6: Oxi~ Lưu huỳnh
Tiết 54: Oxi - Ozon Luyện tập
Tiết 55: Lưu huỳnh
“Tiết 56: Thực hành số 4
‘Tiét $7, 58: Hidrosunfua Lưu huỳnh đioxit Lưu huỳnh trioxit
Tiết S9, 60: Axit sunfuric Muối sunfat
34
Trang 38Tiét 61, 62: Luyén tap Oxi - Lưu huỳnh
‘Tiét 63: Thye hanh s6 5 (Lay diém kiém tra 15 phat)
Tiết 64: Kiém tra viết
2.2 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập
SGK Hóa học được coi là một trong những nguồn cung cấp tri thức cơ bản
cho HS vả là phương tiện để GV tổ chức các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất
lượng kiến thức, rèn luyện khả năng tự học, tự lĩnh hội kién thức cho HS SGK Hóa học ở nước ta hiện nay là tài liệu được văn bản hóa có chứa đựng mục tiêu, nội
dung và PPDH, nhưng tắt nhiên là nặng về nội dung bài học Với mong muốn hỗ trợ HS tự học nhằm nâng cao kết quả học tập, khi xây dựng HTBT chúng tôi đặc
biệt chú ý các nguyên tắc sau:
2.2.1 Đầm bảo tính khoa học
Đảm bảo tính khoa học là nguyên tắc chủ yếu của việc lựa chọn nội dung
Theo nguyễn tắc nảy, bảo đảm tinh co ban la phai dua vao HTBT hóa học những
kiến thức cơ bản về hoá học Bảo đám tinh hign đại tức là phải đưa trình độ của
môn học đến gắn trình độ của khoa học, đưa vào HTBT hóa học những quan điểm
cơ bản của kiến thức hoá học (về thành phần, về cấu tạo các hợp chất hoá học, về
các quá trình hoá học, ), đảm bảo tính đúng đắn và tính hiện đại của các sự kiện được lựa chọn
Điễu kiện quan trọng đề thực hiện nguyên tắc nảy lả tính hệ thống của kiến
thức, thiết lập mỗi liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng; dùng phương pháp khái quát hoá để diễn đạt kiến thức; tập trung vảo kiến thức trọng tam,
2.2.2 Diim bảo tinh logic
“Tính logic được hiểu một cách đơn gián chính li hợp li Hop li trong cả việc
chọn nội dung kiến thức phủ hợp với đối tượng sử dụng HTBT (ở đây lả những HS
học chương trình cơ bản) và hợp lí trong việc trình bảy các kiến thức đó HTBT
phải được trình bày tinh gon, để hiểu, cấu trúc rõ ràng
2.2.3 Đảm bảo tinh day đủ, đa dang
~ Thông qua HTBT, HS tái hiện hầu hết các kiến thức cần nhớ
~ Đầy đủ các dạng bải tập thưởng gặp
35
Trang 392.24 Đảm bảo tỉnh hệ thẳng của các dang bai tập
Sắp xếp các dạng bải tập một cách có quy củ và có sự liên tục để người sử
dụng thấy được chúng là những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau
2.3.5 Đảm báo tính vừa sức
‘Tinh vừa sức cần hiểu theo 2 khía cạnh
(1) Vừa sức về độ khó: Bài tập cao hơn khả năng của HS một chút là rất tốt Nếu để thì HS dễ ÿ lại, còn nếu khó quá thì HS lại bỏ giữa chừng GV cần chú ý
đưa những bài tập có thể hệ thống và củng cố lý thuyết kèm theo phương hướng
giải quyết để HS không nan chi (hướng dẫn cách giải cho timg dang bai tap, sau đó
8)
(2) Vừa sức về số lượng: Nếu nhiều bài tập quá thì HS không giải hết, ngán
cho bài tập tương tự có kèm theo đáp s
ngắm, chán nản và gây ảnh hưởng đến các môn học khác Nếu ít quá thì không phủ kin chương trình và không đủ để hỗ trợ HS tự học
3.2.6 Phù hợp với điều kiện thực té
Chúng tôi đang để cập đến điểu kiện học tập của trường, địa phương cũng
như điều kiện của bản thân mỗi HS sử dụng HTBT Đối với địa bàn TN thì điều
kiện kinh tế còn khỏ khăn nên số lượng HS cỏ máy vi tính và số lượng HS sứ dụng
máy vi tinh có nỗi mạng intemet chưa nhiều Vì thế GV photo HTBT hỗ trợ tự học
và phát cho HS sử dụng là phủ hợp nhất
3.2.7 Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tự học
Để HS tự học một cách thuận lợi, HS cần được hướng dẫn học tập cụ thể và
có thông tin phản hồi (đáp án các câu hỏi trắc nghiệm và bải tập giúp HS tự kiểm tra kết quả tự học) Vậy HTBT hỗ trợ tự học cần phải:
~ Có phân dạng bài tập và hướng dẫn cách giải từng dạng
~ Có bài giải mẫu
~ Có các bài tập tương tự để HS tự giải
~ Có đáp số cho bài tập tương tự
~ Sắp xếp các bài tập từ dễ đến khó
~ Có câu hỏi nhỏ (có thé là câu hỏi trắc nghiệm) kiểm tra kiến thức cơ bản kèm theo đáp án
36
Trang 40
~ Có các câu hỏi tổng hợp để kiểm tra kiến thức sau khi HS học xong một số bài học, chương nào đó
Việc tự học thuận lợi giúp HS tiếp thu kiến thức cần năm và say mê học tập
hơn, kết quả học tập nâng cao
Theo ông Nguyễn Hải Châu - Phó Vụ trướng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ
Giáo dục và Đảo tạo: Về mặt nội dung, có thê xem hướng dẫn dạy học theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng mà Bộ Giáo duc va Dao tạo đã ban hành là tài liệu giúp HS ôn tập, chuẩn bị cho các kỳ thí Đề thỉ tốt nghiệp, thì đầu cấp, hay thì tuyển sinh dai học đều
phải đảm bảo nguyên tắc “căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng”, nhưng củng một nôi
dung, tủy mục tiêu của mỗi kỷ thi sẽ có cách hỏi khác nhau, kể cả trong một đề thí
cũng có những câu hỏi để kiểm tra các mức độ: thông hiểu, vận dụng, sing tao Chúng tôi đã vào căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Hoá học lớp 10 chương trình cơ bản của Bộ Giáo dục và Đảo tạo để xây dựng HTBT 2.2.8 Déim bảo tính mục tiêu, bám sát nội dung dạy học
Khi thiết kế các hoạt động học tập cho HS, GV cân cụ thể hoá bằng các bải tập
hướng vào mục tiêu bải học Tiến trình tổ chức cho HS từng bước giải quyết được
các bài tập đó cũng đồng thời là quá trình thực hiện các mục tiêu dạy học đã đề ra 3.2.9 Chú trọng kiến thức trọng tâm
HTBT cẩn xoáy vào kiến thức trọng tâm giúp cho mọi đối tượng HS (kể cả trung bình và yếu) đều nằm được những kiến thức cơ bản cần nắm, kết quả học tập
được nâng cao Kết quả học tâp được nâng cao chính là động lực thôi thúc các HS chưa chăm, chưa học tốt cố gắng hơn nữa để học tốt hơn
2.3.10 Gây hứng thú cho người học
~ BTHH gắn liền với các kiến thức khoa học về hoá học hoặc các môn học
khác, gắn với thực tiễn sản xuất hoặc đời sống,
- HTBT chứa đựng các bài tập có thể giải theo nhiễu cách, trong đó cách
giải ngắn gọn nhưng đòi hỏi HS phải thông minh hoặc có sự suy luận cần thiết
mới giải được
Ngoài 10 nguyên tắc trên ta còn cân phải chủ ý các nguyên tắc sau:
~ HTBT thiết kế giúp HS tiếp thu được kiến thức mới, mở rộng kiến thức đã
học, phát huy được tính tích cực chủ động của người học
37