1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Vận Dụng Tư Tưởng Đạo Đức Hồ Chí Minh Vào Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Ở Đà Nẵng (Nghiên Cứu Trường Hợp Trường Thcs Trưng Vương Đà Nẵng)

124 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận Dụng Tư Tưởng Đạo Đức Hồ Chí Minh Vào Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Cơ Sở Ở Đà Nẵng (Nghiên Cứu Trường Hợp Trường THCS Trưng Vương Đà Nẵng)
Tác giả Hoàng Thị Bích Phương
Người hướng dẫn TS. Trịnh Sơn Hoan
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Thạc Sĩ Triết Học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 8,58 MB

Nội dung

Không những thế tư tưởng và đạo đức của Người được biểu hiện ra thành văn hoá, thành nghệ thuật ứng xử trong mọi lúc mọi nơi, làm nên nhân cách - phong cách và phương pháp Hồ Chí Minh..

Trang 2

(Nghiên cứu trường hợp trường THCS Trưng Vương, Đà Nẵng)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Mã số: 822.90.01

Người hướng dẫn khoa học: TS TRỊNH SƠN HOAN

Đà Nẵng - Năm 2022

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự

hướng dẫn của TS Trịnh Sơn Hoan, có kế thừa các kết quả nghiên cứu liên

quan đã từng được công bố

Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, tuân thủ theo đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật Các giải pháp thực hiện chưa

từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

'Tác giả luận văn

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của để tài

6 Bồ cục đề tài

7 Tổng quan t

CHUONG 1:KHÁI LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TƯ TƯỞNG

DAO DUC HO CHi MINH

iêu nghiên cứu

1.1.5 Vai trò của đạo đức, Ỷ

1.2 TƯ TƯỜNG ĐẠO ĐỨC HỎ CHÍ MINH

1.2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

1.2.2 Nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:

TIEU KET CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HÒ

CHÍ MINH VÀO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS TRUNG VUONG, THANH PHO DA NANG HIEN NAY 44

2.1 VAI NET VE TRUONG THCS TRƯNG VƯƠNG - DA NANG 44

2.1.1 Về tình hình xây dung ddi ngi

Trang 5

2.2.5 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

2.3 PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THCS

Bảng 2.1 Tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm qua từng năm học

Bảng 2.2 Tỉ lệ học lực và đỗ tốt nghiệp THCS qua các năm của trường THCS Trung Vuong

Bảng 2.3: Tự đánh giá của học sinh về thực hiện tốt những phẩm chất

2.4.2 Mot s6 han cl giáo dục đạo đức cho học sinh THCS Trưng Vương - Đà Nẵng và nguyên nhân của những những hạn chế đó: .69

TIEU KET CHUONG 2 ee 75

CHƯƠNG 3:GIAI PHAP NANG CAO CHAT LUQNG GIAO DUC DAO DUC THEO TU TUONG DAO DUC HO CHI MINH CHO HQC

SINH TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG ĐÀ NẴNG HIỆN NAY .76

Trang 6

16 T1

3.2 NÊU GƯƠNG NGƯỜI TÓT VIỆC TÓT

3.3 ĐÂY MẠNH CÁC HÌNH THỨC HOẠT DONG THUC TIEN, CAC HOẠT ĐỘNG THAM QUAN DÃ NGOẠI VẺ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO

HỌC SINH THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỖ CHÍ MINH 78 3.4 KẾT HOP CHAT CHE GIUA GIA DINH, NHA TRUONG VA XA HOL

DE NANG CAO HIEU QUA GIAO DUC DAO DUC CHO HOC SINH

3.5 TÔ CHỨC THỰC HIỆN NÓI CHUYỆN VE LICH SỬ, PHONG TRÀO

3.6 ĐÔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRONG BO MON GIAO DUC CONG DAN

TIỂU KÉT CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

UYET DI HẠO ĐÈ TÀI LUẬN

GIẦY ĐÈ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC S

KIEM TRA HÌNH THỨC LUẬN VĂN

Trang 8

2a,_ |Tw đính giá của học sinh về thục hiệ tốt những phẩm châ|

đạo đức cho xã hội

Trang 9

Là người Việt Nam, chúng ta thật vinh hạnh có một dân tộc bắt khuất, kiên trung, có nhân dân cần cù, dũng cảm, có một vị lãnh tụ vĩ đại không chỉ

~— Bác Hỗ kính yêu Ngt hiến dâng cá cuộc đời và sự nghiệp cho dân tộc và nhân loại Người

dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thê ở nước

ta, nhờ đó mà cách mạng đã dành được nhiều thắng lợi vẻ vang Trong suốt sự ¡ với dân tộc Việt Nam mà đối với cả thế gi:

nghiệp của mình, Người đã để lại tài sản vô giá cho toàn Đảng, toàn dân ta trở thành tư tưởng và tắm gương đạo đức sáng ngời cho dân tộc Việt Nam và của

cả nhân loại Không những thế tư tưởng và đạo đức của Người được biểu hiện

ra thành văn hoá, thành nghệ thuật ứng xử trong mọi lúc mọi nơi, làm nên

nhân cách - phong cách và phương pháp Hồ Chí Minh Văn hoá đạo đức Hồ

Chí Minh có sức lan toá và sự cảm hoá mạnh mẽ, vượt thời gian và không gian

‘Voi tình yêu thương yêu to lớn và tầm nhìn chiến lược với thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt đánh giá cao vai trò của thế hệ trẻ Tư tưởng

của người về bỗi dưỡng thể hệ trẻ, bồi dưỡng cách mạng cho đời sau vẫn luôn

mang tính thời sự, mang giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Công hoà ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những lời thiết tha trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường (9-1945): “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” Trong thư Gửi thanh niên và nhỉ đồng toàn quốc nhân dịp

“Tết nguyên đán 1946, Người đã đành những lời đẹp nhất để ca ngợi tuổi trẻ

và vai trò của lớp trẻ: *Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ

Trang 10

nhà” Đắt nước thịnh vượng và phát triển hay không hay không là một phần

lớn do các thanh niên

Sau 35 năm đổi mới về phương diện kinh tế, Việt Nam đã gặt hái được nhiều kết quả to lớn, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, cũng đúng vào lúc này, trong xã hội đang dáy lên một nỗi lo lắng sâu sắc về

sự xuống cấp suy thoái về đạo đức, nhân cách, lỗi sống của thế hệ trẻ Điều

đó đã dẫn đến một thực tế là ngày càng xuất hiện những biểu hiện lệch chuẩn

trong giới học đường Học sinh đánh nhau, xử lý theo kiểu “xã hội đen”, thiếu tôn trọng thầy cô giáo, sa đà vào các loại “ma tuý” như game, chat; trang phục không phù hợp; bộc lô tình cảm khác giới

quyết nhau” rất bạo lực và tiêu cực tất cả điều đó đã gây ra những hệ luy

hệ trẻ nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng noi theo, dé nâng cao lý tưởng và nhận thức của các em trong bồi cảnh Việt Nam ngày nay

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đẻ tài “Vận đựng £

tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở

Đà Nẵng (Nghiên cứu trường hợp trường THCS Trưng Vương Đà Nẵng)" làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, ngành Triết hoc.

Trang 11

Mục đích của đề tài là làm rõ tư tưởng Hỗ Chí Minh về đạo đức và vận

dụng tư tưởng đó vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh THCS Trưng

Vuong Da Ning

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đổ đạt được mục đích nêu trên đề tài có ba nhiệm vụ chính:

“Một là, làm rõ cơ sở lý luận về đạo đức

Hai là, làm rõ nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Ba là, nêu và phân tích thực trạng giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí

Minh cho học sinh THCS Trưng Vương Đà Nẵng hiện nay, từ đó để xuất một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng nói trên cho học sinh THCS Trưng Vương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của để tài là vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở Đà Nẵng (Nghiên cứu trường hợp trường THCS Trưng Vương Đà Nẵng)

cứu thực trạng giáo dục đạo đức cho học

sinh THCS Trưng Vương, Đà Nẵng từ năm 2012 đến 2022.

Trang 12

Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa

duy vật lịch sử và quan điểm của Đảng, chính sách nhà nước về văn hoá, tư

tưởng, giáo dục

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến trong khoa học

xã hội như: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp Bên cạnh đó để có kết quả đánh giá thực tiễn, luận văn sử dụng phương pháp thông kê

§ Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ

Chí Minh cho học sinh trường THCS Trưng Vương hiện nay

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng đạo đức của

Người nói riêng đã được rất nhiều tác giả quan tâm đến.

Trang 13

những tư đạo đức Hỗ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại Đồng thời, tác phẩm cũng đã đi phân tích để thấy rõ những đặc trưng bản chất trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đó là nguyên tắc “ở đời và làm người” Ngoài ra, tác giả cũng đã đi phân tích để thấy rõ tính toàn diện, tính thông nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là sự thống nhất giữa tư tưởng giữa tư tưởng và hành động, chính trị và tư tưởng đạo đức, giữa đức và tài

Tác phim “Mai mai học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hỗ Chí

Minh” (2008) của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã khai thác nội dung tư tướng đạo đức Hỗ Chí Minh thông qua ba nội dung chính Thứ nhất là những bài viế

những nội dung tư tưởng đạo đức Hỗ Chí Minh thông qua nhiễu bài viết của

và trích đoạn của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng Thứ hai là

nhiều tác giả khác nhau, ở những khía cạnh khác nhau của đạo đức cách mạng Và cuối cùng là những câu chuyện kể vẻ tắm gương đạo đức của Hồ Chí Minh được sưu tằm từ lời kế của nhiễu người và từ nhiều cuốn sách khác nhau

Tae phim “Day manh hoc tdp và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Mink” (2007) của Ban tư tưởng văn hoá trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã tập trung vào việc nghiên cứu đạo đức là gì, vai trò, những chức năng nói chung của đạo đức và những ảnh hưởng của nó trong đời sống xã

i Tác giả cũng đã đi phân tích thực trạng và nguyên nhân suy thoái về đạo

đức, lỗi sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên

Bài báo “Tính cách mạng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh" của tác

giả Vũ Văn Thuấn (2005), Tạp chí triết học, số 10 đã đi phân tích đẻ thấy rõ những điểm vĩ đại của đạo đức cách mạng, những điểm đối lập giữa đạo đức

cách mạng với nền đạo đức cũ- đạo đức duy tâm và chỉ được nêu lên nhưng

Trang 14

Bai bao “Tir tong HO Chi Minh

(2005) đăng trên Tạp chí triết học, số 1 đã khái quát những nội dung cơ bản tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và khăng định sự cần thiết cúa việc học tập tư

È đạo đức" của tác giả Lê Trọng An

tưởng đạo đức của Người

Bài báo “Đạo đức mới - đạo đức cách mạng từ các cách tiếp cận khác nhau” của tác giả Trịnh Duy Huy (2006), Tạp chí triết học, số 1đã phân tích

và cho thấy đạo đức Tư sản là sự đối lập giữa những giá trị đạo đức đã được

nêu lên và việc thực hiện nó, từ đó khẳng định sự tiến bộ của đạo đức công sản Bài viết cũng đã phân tích đạo đức mới dưới góc độ nhận thức luận, giá trị nhân cách và những chức năng cơ bản của nó

Bên cạnh những tác phẩm nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hỗ Chí Minh, trong những năm qua cũng có nhiều tác giả và nhiễu bài viết nghiên cứu về tình hình đạo đức thanh niên và công tác giáo dục đạo đức đối cho thanh niên 'Việt Nam hiện nay

Tác phẩm “Tự tưởng đạo đức cách mạng Hỗ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay”, Trần Thì Kim Dung (2008) đã dành một phần để khái quát những khái niệm chung về thanh niên Tác phẩm cũng

đã trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên ở những khía cạnh khác

nhau Thứ nhất là, tác giả nhìn nhận và đánh giá về vai trò, vị trí của thanh

niên trong tiến trình lịch sử của dân tộc qua các thời kỳ cách mạng Thứ hai

là, tác giả đã trình bày đường lối, nội dung giáo dục bồi dưỡng thanh niên

thành lớp người kể tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Thứ ba là, tác giã đã nêu những nhiệm vụ công tác thanh niên của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh - với chức năng là cánh tay phải và đội hậu bị của Đảng trong công tác giáo dục và rèn luyện thanh niên

Trang 15

đối với vấn đề thanh niên, sự quan tâm giáo dục toàn diện cho thanh niên, đặc

biệt là giáo dục đạo đức

Ngoài công trinh nghiên cứu tiêu biểu nêu trên, còn có rất nhiều công

trình nghiên cứu khác Những công trình nghiên cứu đó đã đề cập một cách

toàn diện hay những khía cạnh khác nhau về tư tướng đạo đức Hồ Chí Minh

cũng như những khía cạnh khác nhau Nhưng nhìn chung, chưa có tác phẩm

nào tập trung nghiên cứu riêng về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh

“Trung học cơ sở theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Vì vậy, qua luận văn này, tác giá muốn đi sâu tìm hiểu và phân tích để làm rõ một cách hệ thống những luận điểm cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt là

ở lứa tuôi học sinh THCS

Trang 16

ĐỨC HÒ CHÍ MINH

1.1 MOT SO VAN DE VE DAO DUC:

1.1.1 Khái niệm đạo đức

a Các quan niệm khác nhau về đạo đức

Theo quan niệm phương Đông, trong các học thuyết của Nho giáo của

Đạo giáo hay Phật giáo đều lấy đạo đức làm cơ sở ể tự rèn luyện mình trong

việc đối nhân xử thế và, đều khuyên con người làm điều thiện, tránh điều ác Các học thuyết dy dé xuất các chuẩn mực, các quy tắc, những rằng buộc trong các hoạt động sống của con người Thật vậy, khái niệm đạo đức ở phương Đông có nghĩa là đạo làm người, bao gồm rất nhiều chuẩn mực về các mỗi quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, làng xóm, bạn bè, tu thân, dưỡng tâm rèn luyện khí tiết theo những định hướng giá trị nhất định

Những tư tưởng đạo đức đã xuất hiện cách đây hơn 2.600 năm trong triết

học Trung Quốc, Ân Độ và Hi Lạp cỗ đại Khái niệm đạo đức bắt nguồn từ

én quan với lễ thói, lạo đức” có gốc từ

tiếng Latinh là mos (moris) ~ lề thói (moralis nghĩa là có

đạo nghĩa) Còn "luân

tiếng Hi Lạp là erhicos - lẻ thói, tập tục Khi nói đến đạo đức tức là nói đền những lễ thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người

được xem như đồng nghĩa vị

trong giao tiếp với nhau hàng ngày Thời kỳ này, nội dung đạo đức học nổi

tiếng với ba vấn đề: Một là, những phẩm hạnh như dũng cảm, công bằng,

trung thành, chân thưc là gì? Hai là những luật đạo đức là bắt buộc hay

tương đối Ba là mục đích của cuộc sống và hạnh phúc của con người

G phương Đông, từ rất sớm, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại đã xuất hiện, trong đó rõ nét nhất là những quan niệm về đạo và đức Đạo đức là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học

Trang 17

nhìn chung đức tính là biểu hiện của đạo Như vậy, có thể nói đạo đức theo

quan niệm của người Trung Quốc cô đại chính là những nguyên tắc, những

yêu cầu do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo

phương Tây, từ lâu vấn đề đạo đức đã thu hút sự quan tâm của nhiều

nhà tư tưởng Cho đến nay, người ta vẫn coi Xôcrat (469-399 TCN) là người

đầu tiên đặt nên móng cho khoa học Đạo đức học Còn Arixtot (384-322 TCN) đã viết bộ sách 10 cuốn về Đạo đức học, trong đó ông đặc biệt đề cao

đến phẩm hạnh con người Nội dung của phẩm hạnh chính là chỗ biết biết làm việc thiện, định hướng đúng Ông nói: “Chúng ta bàn về đạo đức không phải

để biết đức hạnh là gì mà là để trở thành con người có đức hạnh” Trong lịch

sử Đạo đức học, Êpiquya (341 -271 TCN) là người đầu tiên đưa phạm trù lẽ sóng vào Đạo đức học và là một trong những người có công luận giải về sự tự

do của con người

Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau:

lo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc,

ä hội nhằm điều chính và đánh ạ

bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dự luận xã hội" [63,25]

“Trong định nghĩa trên có mấy điểm cần c†

Một là đạo đức được xem với tư cách là hình thái ý thức xã hội phản ánh

sự tồn tại xã hội, ngoài ra đạo đức phản ánh hiện thực đời sống xã hội Cũng

ết học, chính trị, nghệ thuật và tôn giáo, đạo

ến trúc thượng tầng Trên hết, đạo đức con

Trang 18

người hình thành từ chế độ kinh tế - xã hội Các quan điểm này luôn thay đôi theo điều kiện kinh tế - xã hội qua từng giai đoạn

Hai là đạo đức được hiểu như là một phương thức điều chỉnh hành vi

con người Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi

đó là yêu cầu của xã hội, hay giai cắp, dân tộc thừa nhận Các hành vi cá nhân

cũng đòi hỏi phản tuân thủ những sự ngăn cam, khuyến khích để tìm ra được

chuẩn mực sao cho phù hợp với những đồi hỏi của xã hội Vì vậy, sự điề chỉnh đạo đức trong hành vi con người luôn mang tính tự nguyện, hay nói cách khác, về bản chất, đạo đức là sự tự do lựa chọn của con người

Ba là đạo đức là một hệ thỗng các giá trị tư tưởng, các hiện tượng đạo đức thường được biểu hiện dựa trên hình thức khẳng định, hoặc có thé phi nhận lợi ích chính đáng và không chính đáng nào đó Hay nói cách khác đạo đức bày tỏ sự tần thành hay phản đối trước những thái độ hoặc hành vi ứng xử của con người, giữa con người với công đồng trong một xã hội nhất định Vì vây, đạo đức là một nội dung tập hợp các hệ thống giá trị xã hội: sự hình thành và phát triển hoàn thiện hệ thống giá trị đạo đức không thể tách rời với

sự phát triển hoàn thiện ý thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo dức đổi với mỗi

cá nhân nói riêng và con người nói chung

b Quan niệm của triết học Mác-Lênin về đạo đức

Khác với các cách tiếp cận duy tâm khách quan, duy tâm chủ quan và

duy vật tâm thường đối với các quan hệ đạo đức của đời sống, C Mác và Ph

Ăngghen dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã xây

Trang 19

dựng một học thuyết đạo đức học có tính cách mạng Không tần thành với các

học thuyết về đạo đức của Platôn, của Hêghen, của Kant và cả của Phoiơbắc,

11.136]

Những quan niệm về điều thiện, điều ác không phải nhất thành bắt biến

Các iêu tượng về đạo đức của thời đại có khác nhau Trong xã hội có giai cấp thì đạo đức có tính giai cấp Do vậy, không thể nói đạo đức nhất thành bắt biển, vĩnh cửu như lý thuyết của một số nhà đạo đức học trước kia đễ xuất

xã hội Tuy nhiên, cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, đạo đức có tính

độc lập tương đối Là một bộ phận của kiến trúc thượng ting, dao dite vira phản ánh các quan hệ kinh tế, vừa tác động trở lại các quan hệ kinh tế Các quan hệ đạo đức có thể thúc đây kinh tế phát triển, có thể phá hoại kinh tế

Tính độc lập tương đối của ý thức đạo đức còn ở chỗ, đạo đức, các quan

hệ đạo đức không phản ánh trực tiếp hoặc thay đổi tức thì cùng với các quan

hệ kinh tế Tính độc lập tương đối của các quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức

Trang 20

còn thể hiện ở cơ chế kế thừa của nó Sự vận động lịch sử của các quan hệ đạo đức không xuất phát từ một gia tài trống không Nó phải có truyền thống Thể hệ nạt

hệ sinh ra rồi mắt đi, nhưng các quy tắc đạo đức, các ứng xử đạo đức, các giá

Nếu các quan hệ kinh tế có những biến chuyển mạnh thì quan hệ đạo đức

có thể có tính bền vững hơn Ngược lại, nếu quan hệ kinh tế mới có những nét

đạo đức cũng có thê

ẳng: “Đối với những

căn bản phát triển quan hệ kinh tế cũ thì các lý thuy

bảo lưu theo tiến trình ấy Ph Ăngghen đã từng viết

giai đoạn phát ng nhau hay gắn giống nhau thì những học thuyết về đạo đức tắt phải ít nhiễu trùng hợp với nhau” [5, tr.136] Mệnh lệnh không được ăn trộm có thể tồn tại trong nhiễu hình thái kinh tế - xã hội

“Tính cách mạng của học thuyết đạo đức của C Mác và Ph Angghen là

ở chỗ các ông đã đặt sự vận động của các quan hệ đạo đức trên cơ sở vận động của các phương thức sản xuất và tìm ra tính chất độc lập tương đối của đạo đức Phân tích các quan hệ đạo đức trong các xã hội có áp bức bóc lột giai

cấp khốc liệt, C Mac va Ph Angghen đã nhận thấy rằng, mâu thuẫn giai cấp

đã phản ảnh vào mâu thuẫn đạo đức Và, thái độ đạo đức chân chính nhất là

đầu tranh chống áp bức và bóc lột

Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển các học thuyết đạo đức, C Mác và

Ph, Angghen da dat cơ sở cho việc nghiên cứu toàn diện các quan hệ đạo dức trên cơ sở các phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa đẻ ra các quan hệ đạo đức xã hội chủ nghĩa rất mới so với các quan hệ đạo đức của xã hội tư bản và

tiền tư bản Đó là một quan hệ đạo đức nhân đạo sâu sắc, con người với con người là đồng chí, là anh em Các ông viết rằng “Không có đạo đức nào là

Trang 21

chân chính cả, nêu nói theo ý nghĩa tuyệt đối cuối cùng; nhưng tắt nhiên, thứ

đạo đức hiện nay đang tiêu biểu cho sự lật đổ hiện tại, biểu hiện cho lợi ích

của tương lai, tức là đạo đức vô sản - là thứ đạo đức có một số lượng nhiều nhất những nhân tố hứa hẹn một sự tồn tại lâu dài” [5,tr.136]

Học thuyết về đạo đức của C Mác và Ph Ăngghen dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đã lần đầu tiên

trong lịch sử phát tiễn của khoa học đạo đức đặt cơ sở thật sự khoa học cho

việc lý giải bản chất, nguồn gốc, quy luật vận động của các quan hệ đạo đức trong đời sống xã hội Theo các ông: “Một đạo đức thực sự có tính người,

đứng trên những đối lập giai cấp và trên mọi hồi ức về những đói lập ấy, chỉ

có thể có được ở một trình độ phát triển của xã hội trong đó người ta không

những đã thắng được những đối lập giai cắp mà còn quên được những đổi lập

ấy trong đời sống thực tiễn” [5 tr.137]

1.1.2 Nguồn gốc của đạo đức

a Các quan niệm khác nhau về nguôn gắc của đạo đức

Theo quan niệm của Cơ đốc giáo, toàn thể vũ trụ, trái đất và con người đều do Thiên chúa sáng tạo ra Trong sự sáng tạo kỳ diệu đó, con người là sinh thể duy nhất được một đặc ân: được sáng tạo theo hình ảnh của Thiên Chúa và được Thiên Chứa coi như con

Là sinh thể duy nhất được sáng tạo theo hình ảnh Chúa, con người cũng

là sinh thể duy nhất được Chúa ban cho các năng lực: nhận thức, đạo đức, thấm mỹ, và nói chung, năng lực sáng tạo của Chúa Nhưng, con người ngay

từ đầu đã dùng tự do của bản tính, bất tuân điều Chúa dạy nên đắc tội với đắng sáng tạo Tội tổ tông lưu truyền đời đời khiến con người bị đày đoạ khổ

sở Đắng Cứu Thế (con của Thiên Chúa) giáng thế đẻ cứu rỗi linh hồn con

người bằng chính cái chết của Ngài.

Trang 22

Như vậy, Cơ Đốc giáo cho đạo đức của con người có nguồn gốc từ

Thiên Chúa Thiên Chúa chính là hiện thân của cái thiện và đức hạnh; còn cái

ác và những thói xấu đạo đức khác thì xuất phát từ “tí

người Nói theo ngôn ngữ triết học thì đạo đức con người là biểu hiện và là hình thái khác, hình thái không đẩy đủ cúa đạo đức nơi Thiên Chúa Vì thé,

tỔ tông” của con

con người luôn phải hướng tới cái thiện của Chúa, vừa như là lý tưởng, vừa

như là tiêu chuẩn cuối cùng của sự đánh giá đạo đức Bản chất đạo đức của con người được thể hiện ra qua quan hệ của con người với Chúc và người

khác (tha nhân)

Về thực chất các nhà triết học duy tâm khách quan cũng có cách nhìn

Tuy nhiên, cách nhìn nhận của họ được lý luận hoá bằng những học thuyết triết học Đối

nhận nguỗn gốc và bản chất đạo đức tương tự quan điểm tôn gi

với G.Hephen, nguôn cội và cơ sở của tất cả những hiện tượng tự nhiên và xã hội là một bản nguyên tỉnh thần, lý tính được ông gọi là ý niệm tuyệt đối Trong xã hội có nhiều những hiện tượng khác nhau Ý niệm này tự vận động phát triển và thể hiện ra thành toàn bộ những hiện tượng tự nhiên và xã hội Đây là cơ sở khách quan của quan hệ giữa con người với con người Bậc tiếp theo trong sự phát triển của ý niệm pháp lý là pháp luật chủ quan, được G.Heghen gọi là luân lý Bật phát triển thứ ba được Heghen gọi là đạo đức chính là sự thống nhất giữa pháp luật chủ quan và pháp luật khách quan Như vậy, ở G.Heghen, luân lý với tư cách là phương điện của quan của hành vi đạo đức với tư cách là phương điện chủ quan của hành vi và đạo đức

là từ cách là phương diện khách quan của hành vi đều là biểu hiện của ý niệm pháp lý và ý niệm pháp lý lại là biểu hiện của ý niệm tuyệt đối Theo ông đạo

đức tuy là một hiện tượng xã hội, nhưng vẻ bản chất lại là biểu hiện của ý niệm tuyệt đối, có nguồn gốc từ ý niệm tuyệt đối bởi vì nó biểu hiện các quan

hệ gia đình, xã hội

Trang 23

Những nhà duy tâm chủ quan nhìn nhận đạo đức như là những năng lực

bẩm sinh của con người Nhất quán với hệ thống duy tâm tiên nghiệm của minh, Kant cho ring, lý tính là nguồn gốc sinh ra các nguyên lý, các chuẩn

mực đạo đức Vì vậy theo cách gọi của Kant ý chí đạo đức là năng lực hành động phù hợp với quy luật đạo đức phổ biến, nghĩa là phù hợp với cái gọi là

mệnh lệnh tuyệt đối (categorical imperative) Mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi hoạt động của con người phải sống phù hợp với tự nhiên, tôn trọng mình và người khác Con người hành động theo một pháp chế phô biến chính là con người tuân theo mệnh lệnh tuyệt đối Trên thực tế mệnh lệnh tuyệt đối không

thể trở thành pháp chế phổ biến bời vì trong xã hội có giai cấp đổi kháng thì

các giai cấp khác nhau có quan niệm khác nhau vẻ lý tưởng của một pháp chế

phổ bị

Khác với các nhà duy tâm, những nhà triết học duy vật trước Mác không

iêu nhân nào đó bên

tìm nguồn gốc, bản chất của đạo đức ở những sức mạnh s

ngoài con người và xã hội Với Phoiơbắc, đạo đức chỉ tổn tại ở đâu có mối quan hệ giữa người với người, hay nói như cách nói của ông, ở đâu có mỗi quan hệ giữa "tôi và anh” Nhưng với Phoiơbắc cho rằng nguyên tắc cơ bản của đạo đức là sự thương yêu lẫn nhau giữa mọi người nên ông quy mọi quan

hệ người vào quan hệ đạo đức Từ đó, ông truyền cho một tình yêu phô biển

“han chế mình một cách phổ biến" Đối với

ông, vươn tới một thứ “đạo đức tình yêu như vậy”, con người có thể khắc

tính cách là những ngẫu nhiên đi

h thực của con người

không thấy được tính quy định của các quy định của các quan hệ kinh tế - xã

hội đối với đạo đức Chí vì vậy với Phoiobắc đạo đức cũng chỉ là một năng

Trang 24

lực bẩm sinh, trừu tượng, bắt biến và xét tới cùng cũng chỉ cần một sức mạnh

từ bên ngoài gần vào cho xã hội và con người

Những người theo quan điểm học thuyết Darwin xã hội đã tầm thường hoá quan điểm duy vật khi cho rằng những phẩm chất đạo đức của con người

là đồng chất với bản năng bẩy đàn của động vật Theo họ, những phẩm chất

đạo đức của con người như trách nhiệm, nghĩa vụ, lòng dũng cảm, tính trung

thực chẳng qua chỉ là sự tiếp tục, sự tích luÿ, sự mở rộng những bản năng bẩy đàn từ con vật: những hành vi đạo đức của con người thực chất, chỉ là sự

thực hiện chức năng thích nghỉ với môi trường mà thôi Bởi vậy, tiêu chuẩn

của đạo đức chính là sự tiến hoá báo trùm trên thể giới hữu sinh, trong đó có

con người Tắt cả những gì góp phần vào sự tiến hoá của giới hữu sinh đều là cái thiện, còn những gì cán trở sự tiễn hoá ấy đều là cái ác Cũng theo quan điểm của họ, xã hội chẳng qua chỉ là hình thức cao nhất của sự liên kết tự nhiên giữa các cá thể cùng một chủng loại Và như vậy, quy luật đạo đức không phải là cái gì khác bản năng động vật Quy đạo đức về bản năng tức là gan cho dao dire ban chất sinh học

Như vậy, cho đà có những khác biệt về các cách thức lý giải và lập trường, tắt cả những quan niệm trước Mác và ngoài mácxit đều nhìn nhận đạo đức như một sức mạnh có trước, tổn tại ở bên ngoài các quan hệ xã hội của

rằng đạo đức có nguồn gốc từ lao động Lao động là động lực của sự phát

triển của xã hội loài người Tính quy định sâu xa của lao động đối với sự hình

thành đạo đức biểu hiện trước hết ở vai trò của lao động trong sự hình thành

con người Trong tác phẩm Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biển từ vượn thành người, bằng sự khái quát các tài liệu sinh học, nhân hoc

Trang 25

duong thi, Ph.Angghen da chi ra rang: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loại người, và như thế, đến một mức độ mà trên một

ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người" [5, tr641]

'C.Mác từng chỉ ra rằng lao động là hành động lịch sử đầu tiên của con

người Nhưng lao động với tư cách là lao động thì không bao giờ là một hành

động đơn lẻ, cá biệt Con người tiến hành lao động để thoả mãn các nhu cầu

sống cũng như các lợi ích của mình trong xã hội loài người Con người nhận

ra sự cần thiết cúa sự tương trợ lẫn nhau trong lao động nhờ có tư duy Với sự

nảy sinh khát vọng tương trợ tự nguyện nên sự tương trợ lẫn nhau một khi đã trở thành thói quen, đó chính là hành vi đạo đức đầu tiên của con người Như vậy, đạo đức có nguẫn gốc từ lao động và các hoạt động của con người Nó hiện diện như một phương thức đặc thù của sự điều chỉnh hành vi người Sự điều chỉnh ấy dựa trên cơ sở tự giác tự nguyện và ưu tiên lợi ích của cộng đông, xã hội

Xuất phát từ vai trò của lao động đối với sự hình thành, tổn tại và phát triển con người, C.Mác đi đến quan niệm về tính quy định, xét đến cùng, của phương thức sản xuất, của tồn tại xã hội đối với toàn bộ các lĩnh vực còn lại

trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tỉnh thẫn nói chung Không phải ý thức của

con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý'

thức của họ” [4, tr.15] Luận điểm này chính là chìa khoá để giải thích bản

chất của tắt cả hiện tượng xã hội, trong đó có đạo đức

1.1.3 Bản chất của đạo đức

a Các quan niệm khác nhau về bản chất của đạo đức

Quan niệm mang tính tự nhiên:

Trang 26

Từ chỗ cho đạo đức có nguồn gốc từ bản năng động vật, những người theo quan điểm tự nhiên đi tới khẳng định đạo đức mang bản chất tự nhiên

Chẳng hạn như “hỗ dữ không ăn thịt con”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ

cö" Tiêu biểu cho quan điểm đạo đức mang bản chất tự nhiên là Phoiơbắc Ông đã siêu hình, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên và sinh vật khi xem xét bản chất

con người và đạo đức con người tách khỏi thực tiễn lịch sử xã hội Chính vì

thế đã dẫn tới sai lầm cho rằng đạo đức của con người cũng giống như con vật mang bản chất tộc loài

Quan niệm của chú nghĩa duy tâm chú quan:

Với quan niệm cơ sở của đạo đức là ở trong con người nên những người theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng bản chất đạo đức như là những quy ước chung có tính chất chủ quan của xã hội Các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức tồn tại trong xã hội là do chủ quan con người đặt ra nên nó gắn với tên tuổi của các vĩ nhân, những người sáng lập Theo quan điểm duy tâm chủ quan, đạo đức là một thứ trí tuệ đặc biệt, nó không thể có ở con người bình thường nhất là những người tự do, vị kỉ, đó là một tình cảm nhân từ, một trách nhiệm cao cả, một lương tâm vị tha, một ý chí không khuất phục

Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm khách quan:

Xuất phát từ một lực lượng tính thần siêu tự nhiên gồm "ý ni

niệm tuyệt đối

thực các nhà duy tâm khách quan đã khẳng

định đạo đức mang bản chất của “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”, chứ không

phải là sự phản ánh đời sống hiện thức Platon cho rằng cái thiện là "ý niệm tối cao” — đó là sự thông thái và lòng dũng cảm, là cái mà chí ít người như quý tộc mới có thể hướng tới, còn người lao động thì không thể có đạo đức, vì

họ là “động vật biết nói” Heghen coi đạo đức là một giai đoạn phát triển của

“tỉnh thần khách quan”, khi phát triển đầy đủ sẽ “tha hoá” thành hiện thực đạo đức và Nhà nước Phô là hiện thân hoàn thiện nhất của "ý niệm đạo đức”.

Trang 27

Quan niệm của tôn giáo:

Xuất phát từ quan niệm đồng nhất tôn giáo với đạo đức và đạo đức nảy sinh tir lòng tin tôn giáo, một số học giả cho rằng, nguồn gốc của đạo đức là

từ tôn giáo hay nói một cách khác là tôn giáo sinh ra đạo đức Vì vậy, bản

chất của đạo đức là tôn giáo Từ quan điểm đó đi đến khắng định từ bỏ tôn giáo là từ bỏ đạo đức, và tỉn tưởng thực hiện tất cả những tín điều của tôn giáo

là hành động đúng quy tắc, chuẩn mực của đạo đức Với quan điểm đạo đức

ra đời trước tôn giáo thì đây là quan điểm sai lầm, vì từ góc độ lịch sử, thì đạo

đức ra đời tồn tại cùng với con người và xã hội loài người Mặt khác, đạo đức phản ánh nhu cầu trần thể chứ không phải nhu cầu ở thế giới bên kia của con người

Quan niệm của đạo đức học và xã hội học tư sản:

Các nhà Đạo đức học và xã hội học tư sản xem đạo đức là sản phẩm của

xã hội nhằm kiểm chế lòng ham muốn vị kỉ của con người Trong thuyết "kẻ

có của, người có công” quan điểm trên đã áp dụng để lí giải theo nghĩa hai bên cùng có lợi Từ đó, đi đến kết luận chủ nghĩa cá nhân, đạo đức vị kỉ là bản chất vĩnh viễn của con người trước hết là sống vì "cái tôi”, cho "cái tôi” Đây

Tà sự biện hộ cho chủ nghĩa cá nhân tư sản và sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

b Quan niệm của triết học Mác-Lênin về bản chất của đạo đức

Với quan niệm đạo đức như là một hình thái ý thức xã hội, C Mac đã có

cái nhìn khác hác với tắt cả các nhà thần học và triết học trước đó CÙng với

các hình thái ý thức và trong sự tác động qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác nhau (chính trị pháp luật, tôn giáo, nghệ thuật) đạo đức chịu

sự quy định của tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội

Trang 28

tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh tổn tại xã hội và do

đó, đạo đức có bản chất xã hội Bản chất xã hội của đạo đức biểu hiện ở tính thời đại, tính dân tộc và tinh giai cấp của đạo đức

Tính thời đại của đạo đức:

Như đã chí ra, từ các hoạt động sống của con người nhằm điều chỉnh

một cách tự nguyện và tự giác các quan hệ lợi ích giữa cá nhân và cộng động

đồng, xã hội thì hình thành đạo đức Thông qua các nguyên tắc, các chuẩn mực phản ánh các yêu cầu của xã hội đối với cá nhân Sự điều chinh này được thực hiện Sự phản ánh một trình độ phát triển kinh tế - xã hội nhât định đòi hỏi các yêu cầu của xã hội thể hiện trong các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo

đức Nói cách khác, phải có những đòi hỏi tương ứng về mặt đạo đức đối với con người ở mỗi thời đại kinh tế - xã hội nhất định Do đó, khi cơ sở kinh tẾ của xã hội đã thay đổi thì trước sau những chuẩn mực, những nguyên tắc đạo đức xã hội cũng biển đổi theo Không có những chuẩn mực, những nguyên tắc đạo đức không bao giờ thay đổi

Trong hành trình phát triển của đời sống đạo đức với lịch sử nhân loại đã cho thấy, một mặt, các chuẩn mực đạo đức trở thành nhân tố làm bình ổn sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội , mặt khác, trình độ phát triển của kinh tế -

các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức Nói cách khác, tương ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội, mỗi thời đại lịch sử, là một hình thái đạo đức nhất định đặc trưng cho thời đại đó Tính dân tộc của dao di

Cùng với tính thời đại, tính dân tộc là một trong những biểu hiện bản

chất xã hội của đạo đức Sử học và văn hoá học cung cấp nhiều bằng chứng

xã hội quy định ngược lại trở lại nội dung củ

chứng tỏ rằng, có những chuẩn mực đạo đức, những đức tính và thói xấu ở những dân tộc khác nhau là khác biệt nhau Sự khác biệt ấy có thể được giải thích bởi những nguyên nhân dưới đây

Trang 29

Thứ nhất, đó là những khác biệt trong điều kiện sinh hoạt vật chất, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất khác biệt nhau Chăng hạn khi các quốc gia phương Tây đã ở trình độ văn minh công nghiệp,

đã thiết lập các quan hệ tư bản trên mọi lĩnh vực xã hội thì các quốc gia phương Đông còn ở trong tình trạng tiền tư bản Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi những chuẩn mực và những giá trị đạo đức khác với nền sản xuất nông nghiệp cúa xã hội tiền tư bản Bởi vậy, giữa các quốc gia phương Tây, những đức tính, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức gắn liền và phản ánh những yêu cầu phát triển kinh tế thị trường Tỉnh thần thực tế, tinh

tháo vát năng động, khát vọng làm giàu, chủ nghĩa cá nhân, ý chí tự khẳng định luôn là những chuẩn mực, những định hướng giá trị nỗi trội Trong khi phương Đông nền kinh tế nông nghiệp và những quan hệ phong kiến lại

đòi hỏi những đức tính những chuẩn mực gắn liền với tình trạng trì trệ của kinh tế và xã hôi cùng với những quan hệ đảng cấp dường như bắt di bắt dịch Những chuẩn mực, những yêu cầu đạo đức của Nho giáo như: trung, hiểu, tiết, hạnh, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín chính là sự phản ánh điển hình tình trang đó

Thứ hai, tính dân tộc của đạo đức còn bị quy định bởi sự khác biệt về địa

lý các dân tộc, khí hậu, khu vực, đó cũng chính là những nhân tổ tự nhiên Những chuẩn mực, những quan niệm giá trị, những đánh giá đạo đức khác nhau được hình thành trong quá trình thích ứng với những điều kiện địa lý khác nhau đó, các dân tộc, các tộc người khác nhau hình thành những thói quen, những tập tục, những cách ứng xử khác nhau với tự nhiên, với con

người

Thứ ba, tính đân tộc của đạo đức bị quy định bởi sự khác biệt, tính độc

đáo trong bản sắc văn hoá của các dân tộc Nhân tố này ban đầu cũng phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt vật chất: nhưng sau đó, với tư cách là yếu tố

Trang 30

thuộc kiến trúc thượng tầng, nó có tính độc lập nhất định và tác động một cách độc lập tới đạo đức Chẳng hạn, trong điều kiện của xã hội hiện đại, trình

độ phát triển về mặt sản xuất, khoa học, kỹ thuật của Nhật Bản không khác gì những nước Âu Mỹ tiên tiến Tuy vậy, Nhật Bản vẫn có một truyền thống văn hoá, đạo đức riêng với nhiều điểm khác biệt so với xã hội phương Tây hiện đại Đó là sự tôn trọng những giá trị truyền thống, tỉnh thần võ sĩ đạo, sự đề cao các giá trị cộng đồng

Tính giai cắp của đạo đức:

Cùng với tính thời đại và tính dân tộc tính giai cấp là một trong những

bid

maexit hoặc là không thấy được tính giai cấp của đạo đức, hoặc là cố tình phủ

hiện bản chất xã hội của đạo đức Các nhà triết học trước Mac và ngoài

nhận tính giai cấp của đạo đức Vì thé, ho thường tuyệt đối hoá tính nhân loại phổ biến của đạo đức và tuyên truyền cho những chuẩn mực, những giá trị đạo đức chung chung có thể áp dụng cho mọi thời đại, mọi dân tộc, mọi giai

điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Các nguyên tắc, các chuẩn mực này

được diễn đạt (thể hiện) dười hình thức các phán đoán đánh giá Có những phán đoán đánh giá trực tiếp, chẳng hạn, “xu nịnh là đáng xấu hổ” Có những phán đoán đánh giá gián tiếp, chẳng han “hay bảo vệ của công” hoặc “không được ăn cấp” Trong hai phán đoán này thì hành vi bảo vệ của công và không

được ăn cắp được khăng định là giá trị đạo đức tích cực Như vậy, nhận thức

đạo đức khác với nhận thức khoa học Nếu trong nhận thức khoa học, phán

đoán của con người là phán đoán vẻ sự kiện hoặc phán đoán về đối tượng

Trang 31

thực tại thì trong nhận thức đạo đức, phán đoán là phán đoán về giá trị đạo

đức của sự kiện, đối tượng Tắt nhiên sự đánh giá không thể tồn tại ngoài yếu

tố nội dung của đối tượng Nói cách khác, mục đích của nhận thức đạo đức

không phải là phát hiện quy luật, hướng tới chân lý mà là đánh giá giá trị thiện (hoặc ác) của các hiện tượng các sự kiện xã hội, các hành vi, tư tưởng, tình cảm con người

Quan điểm macxit cho rằng, tiến bộ xã hội tự do của con người là tiêu chí khách quan của nhận thức đạo đức Điều đó có nghĩa rằng, tất cả những gì góp phần vào việc thúc đây tiến bộ xã hội và giải phóng con người đều hiện

diện trước nhận thức đạo đức của nhân loại như là những giá trị thiện đích thực; trong trường hợp ngược lại đó là điều ác Trong điều kiện xã hội phân

chia giai cấp, bao giờ cũng tồn tại một giai cấp tiến bộ đang lên Lợi ích của giai cấp đó phù hợp với xu thế phát triển của xã hội Vì thé, lập trường cúa giai cấp tiến bộ, cách mạng cho phép nhận thức và đánh giá một cách khách quan các hiện tượng đạo đức Giai cấp vô sản hiện đại với tư cách là giai cấp

có sứ mệnh giải phóng nhân loại khỏi mọi sự phân biệt giai cấp, mọi áp bức bóc lột là giai cấp có khả năng nhận chân những quy luật phát triển xã hội và những giá trị xã hội hiện đại Lập trường của nó là điều kiện tắt yếu để nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn các giá trị đạo đức trong điều kiện hiện nay

Nhận thức đạo đức và kết quả của nó, các nguyên tắc, các chuẩn mực

đạo dite chính là cơ sở điều chỉnh hành vi con người

b Chức năng điêu chỉnh hành vỉ

“Theo quan niệm mácxit, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp nhất thúc

đẩy con người hoạt động Nhưng sự thực hiện lợi ích của mỗi con người cụ

thể nhiều khi lại cản trỡ, thậm chí triệt tiêu lợi ích của người khác Vì thế, để

đảm bảo sự ồn định và phát triển của xã hội, những phương thức điều chỉnh

Trang 32

hành vi người nhằm giải quyết một cách hợp lý quan hệ lợi ích giữa cá nhân

và xã hội được hình thành Đạo đức là một trong những phương thức điều

chỉnh hành vi người nhằm đảm bảo sự ôn định và phát triển của xã hội loài

người

Điều chỉnh đạo đức xuất hiện ngay từ thời nguyên thuý với tư cách là sự tiếp tục, sự phát triển và mở rộng tập quán của các thị tộc, bộ lạc Đặc trưng

của sự điều chỉnh đạo đức là ở tính tự giác và tự nguyện Con người (cá nhân)

Tĩnh hội các yêu cầu của xã hội dưới hình thức các nguyên tắc các chuẫn mực

đó thành động cơ, tình cảm và nghĩa vụ đạo đức Do đó, hành vi thực hiện các yêu cầu đạo đức xã hội trở thành hành vi tự do

Điều chỉnh đạo đức được thực hiện thông qua tác động của ý thức đạo

hành vi người Toàn bộ các thành tố của ý thức đạo đức đều tham gia vào quá trình điều chính đạo đức; trong đó, chuẩn mực đạo đức, lý tưởng

đức đôi vị

đạo đức và tình cảm đạo đức có vai trà cực kỳ quan trọng Quá trình điều chính đạo đức tạo ra thực tiễn dao đức

© Chức năng giáo duc

Dao dite là phương diện cốt yếu nhất của nhân cách Người có học vấn nhưng vô đạo đức hoặc có nhiều thói xấu đạo đức, không được coi là người

có nhân cách phát triển Năng lực đạo đức hoặc những phẩm chất đạo đức của con người với tư cách cá nhân không phải tự nhiên mà có được Sự hình thành

và phát triển đạo đức cá nhân bị quy định bởi những điều kiện kinh tế - xã hội

và bởi hệ thống đạo đức của xã hội Sự thể hiện và thực hi

dục của đạo đức chính là tác động của hệ thống đạo đức xã hội tới sự hình thành đạo đức cá nhân

Đạo đức xã hội bao giở cũng tổn tại như một hình thái ý thức xã hội đặc

chức năng giáo

thù, một hệ thống giá trị, chuẩn mực, một phương thức điều chỉnh hành vi Hệ thống ấy không tồn tại biệt lập với các cá nhân, các thành viên của xã hội.

Trang 33

Bản thân đạo đức xã hội cũng có quá trình sinh thành, vận động và biến đổi

gắn liền với hoạt động sống nói chung và hoạt động đạo đức nói riêng của tất

y vậy, đạo đức xã h

như môi trường khách quan, như cái có sẵn đối với mỗi cá nhân cụ thể khi cá

nhân này sinh ra và trưởng thành Chính đạo đức xã hội đã tác động, làm hình

cá các cá nhân, các thành viên của xã

thành và phát triển nhân cách đạo đức của con người

Dưới tác động của đạo đức xã hội sự hình thành và phát triển đạo đức cá nhân được thực hiện thông qua hai con đường, hai phương thức Đó là hoạt

động thực tiễn đạo đức của bản thân họ và nhận thức đạo đức của các cá nhân

Quá trình chuyển đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân không dừng lại ở giai đoạn nhận thức tiếp nhận Con người chỉ thực sự tiếp nhận, lĩnh hội được các kinh nghiệm các giá trị, các chuẩn mực đạo đức xã hội khi biến chúng thành sức mạnh đạo đức cá nhân, từ đó định hướng điều chỉnh hành vi phù hợp với các yêu cầu của xã hội Nghĩa là, trong thực tiễn đạo đức của mình, con người khẳng định sự phát triển ý thức đạo đức cá nhân Sự phù hợp của hành vi được điều chinh bởi ý thức đạo đức với các yêu cầu xã hội, vừa củng cố nhận thức đạo đức, vừa là chỉ báo về sự hình thành, sự phát triển và hoàn thiện nhân cách đạo đức

Như vậy, đạo đức thực hiện chức năng giáo dục (tức là chức năng làm hình thành nhân cách đạo đức) vừa thông qua quá trình giáo dục, tự giáo dục, vừa thông qua thực tiễn hoạt động đạo đức của con người

1.1.5, Vai trò của đạo đức

Thứ nhắt, đạo đức có vai trò quan trọng trong mọi xã hội Đạo đức là cốt lõi của nền văn hoá Đạo đức định hướng cho sự phát triển của mỗi con người

và qua đó cho toàn bộ đời sống tỉnh thần của xã hội Vai trò của đạo đức không thể thiếu trong sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội Đạo đức

đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội từ khi xã

Trang 34

hội loài người có giai cấp, có bắt công, có áp bức, con người chiến đấu cho cái thiện đây lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở thành chất men, thành động lực kích thích, cô

Thứ hai, trong mối quan hệ xã hội đạo đức là động lực của sự phát triển

nhân loại vượt lên trên mọi áp bức, bất công

kinh tế - xã hội Đạo đức thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội và góp phần giữ vững ôn định chính trị - xã hội Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng nhân tó kinh tế là cái chủ yếu quyết định Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái *chủ yếu” này thành cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư duy và hành động đến những lẫm lạc đáng tiếc Đạo đức tác động trở lại kinh tế, có thể thúc đây hoặc kìm hăm sự phát triển kinh tế Bởi đạo đức là một hình thái

ý thức xã hội nên nó có tính độc lập tương đối, do đó nó có thể tác động trở

Nếu như sức mạnh của pháp luật là sự bắt buộc, cưỡng chế, thì sức mạnh

của đạo đức là dư luận xã hội, niễm tin cá nhân, truyền thống Phạm vi điều chỉnh hành vi của đạo đức lớn hơn rất nhiều so với phạm vi điều chỉnh của pháp luật, thậm chí có những hành vi không vi phạm pháp luật nhưng vẫn bị đạo đức lên tiếng

Thứ te, đạo đức thẻ hiện bản sắc dân tộc trong quan hệ quốc tế, là cơ sở

để mở rộng giao lưu các giá trị văn hoá dân tộc, quốc gia với các dân tộc khác

trên thế giới Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy rằng từ phương

Trang 35

Đông đến phương Tây, từ cổ đại đến hiện đại, nhân loại luôn luôn cần đến

đạo đức Chúng ta sẽ không hình dung nỗi một xã hội mà ở đó vắng bóng hay

sự hiện diện của đạo đức Xã hội càng phát triển, càng tiến bộ thì nhân loại càng cần đến đạo đức

1.2 TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HÒ CHÍ MINH

1.2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

4a Giá trị truyền thông dân tộc

Nhìn lại quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam,

khi các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị nước ta, nền đạo đức phong

phương Bắc chủ yếu là đạo đức Nho giáo, bên cạnh đó là đạo đức của Phật giáo ở Án Độ, Phật giáo Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam Sau này, hơn 100 năm với chính sách đô hộ của thực dân Pháp và âm mưu xâm lược của để quốc Mỹ, đạo đức tư bản, trong đó có cả đạo đức của Thiên chúa giáo 6 ạt vào nước ta Điều đó cho thấy, trước Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam, sự du nhập kế tiếp nhau của các nền đạo đức phong kiến, tư bản đã tác động mạnh đến đời sống tỉnh thần của xã hội

Như vậy, đạo đức truyền thống Việt Nam là sự tổng hop, gắn kết các giá trị đạo đức trên thể giới mà hạt nhân là các giá trị đạo đức nội sinh được hình thành trong suốt quá tình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu đài của dân tộc, cái quyết định sự tiếp nhận hay loại bỏ các giá trị đạo đức ngoại

lai, cái quy định bản sắc Việt Nam — chất Việt Nam trong mối tương quan với

các truyền thống đạo đức của các quốc gia dân tộc khác trên thế giới

Chủ tịch Hỗ Chí Minh cho rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có

ít nhiều lòng yêu nước Lòng yêu nước ở người Việt Nam ngày càng phát

triển cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước, trở thành đạo lý làm người, trở

thành hệ tư tưởng, tiêu chuân đạo đức Chủ nghĩa yêu nước chính là sợi chỉ đỏ

xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay Chú

Trang 36

nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi con người Chính từ thực tiễn đó,

Hồ Chí Minh đã đúc kết chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó

là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh than ấy lại sôi nỗi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ,

to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhắn chìm tắt cả lũ bán

nước và cướp nước" [28.tr171]

Tình yêu đất nước của cha ông đã được hun đúc bằng tỉnh thần lao động cẩn cù, sáng tạo trong canh tác nông nghiệp Đây là cách thức duy nhất để có

thê tận dụng được các điều kiện thuận lợi của tự nhiên, nhất là tận dụng yếu tố mùa vụ, cũng là cách thức duy nhất để khắc phục, chống trả với những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt Đó là một giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc ta, một nhân tố cơ bản tạo ra những giá trị đạo đức văn hoá truyền thống khác,

Trong lao động sản xuất, đức tính cẩn cù, sáng tạo, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, gắn với đồng quê, làng xóm tình yêu thương giữa người với người được nảy nớ, thấm dân không biết từ bao giờ và hình thành nên một giá trị sống không thể thiếu của người Việt Tình thương yêu nhau giữa người với

người là giá trị sống của tất cá các quốc gia dân tộc trên thể giới Nhưng ở

Việt Nam, giá trị sống này được hoà quyện với tình yêu quê hương, làng xóm Người Việt không chỉ yêu thương nhau mà còn yêu thương cả nơi đã sinh

thành, bởi nơi ấy đã thắm đượm biết bao mồ hôi, nước mắt của chính mình và của các thể hệ đi trưởng

Các giá trị đạo đức trên hình thành nên một tiêu chuẩn của giá trị đạo

đức rất Việt Nam, đó là tiêu chuẩn uống nước nhớ nguồn Bản chất của tiêu chuẩn này là lòng biết ơn và tôn vinh những người có công với dân, với nước

và với từng con người cụ thể Giá trị đặc biệt của tiêu chuẩn đạo đức này nó

Trang 37

hun đúc, lưu truyền khí thiêng của tỉnh thần dân tộc không khi nào phai mờ trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam Nó góp phần to lớn khẳng định bản sắc dân tộc, duy trì tính dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử

Những tiêu chuẩn đạo đức trên còn được tiếp tục hoàn thiện thêm trong suốt thời kỳ đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc, chống các thế lực ngoại xâm Yêu quê hương đất nước đồng nghĩa với bảo vệ quê hương đất nước Khẳng định chủ quyền dân tộc đồng nghĩa với độc lập dân tộc Sự anh ding, hi sinh, quyết tử cho Tổ quốc trưởng tổn là những tiêu chuẩn đạo đức sâu sắc của người Việt Nam được hình thành và nâng cao trong suốt quá trình

thành

dau tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước Chúng được tổng kế!

chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam như một tiêu chuẩn đạo đức nỗi trội

so với các dân tộc, quốc gia khác trên thể giới

Người Việt Nam giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân,

có lòng thương xópt thông cảm với những người lao động nghèo khó Cho nên

hễ thấy người gặp khó khăn thì thương và sẵn lòng giúp đỡ Lòng nhân ái của người Việt thể hiện rõ trong sự giúp đỡ cưu mang lẫn nhau khi gặp thiên tai địch hoạ, lúc ốm đau cơ nhỡ trong đời thường Sự chia sé tinh thần, tình cảm, miếng cơm manh áo lúc khó khăn được đánh giá cao, thể hiện “một miếng khi

đới bằng một gói khi no”

Người Việt Nam có truyền thống hiếu học, cầu tiến bộ Trong các tẳng lớp xã hội Việt Nam thời phong kiến trước đây, người sĩ phu chiếm vị trí

hàng đầu Họ thường là người học cao, hiểu rộng, có đạo đức thanh cao, Có con học giỏi là một vinh hạnh cho cha mẹ, họ hàng và cá làng xóm Cho nên,

dù nghèo đói đến đâu, cha mẹ cũng có tìm cách cho con cái mình được học

hành Muốn học đề nắm bắt được tri thức thức văn hoá, kinh nghiệm sản xuất chiến đấu của dân tộc và loại người.

Trang 38

Người Việt Nam khiêm tốn, trọng sự tế nhị không thích khoe khoang

Đó là phẩm chất nhún nhường, quan tâm, tôn trọng người khác, không hiếu thắng, tranh giành thắng thua Khiêm tốn, tế nhị vì muốn gây mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người Từ tâm hồn cho đến hành vi và câu nói, y phục diện mạo, bề ngoài, tắt cả đều muốn tôn trọng và hoà đồng với người khác Trong cuộc sống người ta ưa thích sự từ tốn, hiểu hoà, lễ độ và không thích mánh

khoé, khoe khoang

Người Việt Nam có tính lạc quan, yêu đời Mặc dù lao động vất và hay

gặp nguy hiểm, khó khăn, thiểu thốn, nhưng không vì thế mà uỷ mị, sướt

mướt Trái lại họ rất lạc quan, tin tưởng ở tương lai tốt đẹp, có tỉnh thần đổi mới vươn lên không ngừng với tâm hồn trẻ mãi không già Có tính lạc quan, bởi họ luôn có tình thần ty tin, ty cường tự lập

Kiên trì bắt khuất, nhẫn nại, chịu đựng gian khổ vì đại nghĩa, quyết giành thắng lợi cuối cùng Đó là phẩm chất anh hùng trong truyền thống đạo đức nhân văn của dân tộc Phẩm chất của một dân tộc từng trải qua mọi khổ đau với tất cả các cung bậc, nhưng đã vượt qua tắt cả, dé trở thành một dân tộc có hoà bình, thông nhất, độc lập dân chủ và ngắng cao đầu tiễn bước cùng nhân loại Một dân tộc có phẩm chất anh hùng như thế mới có khả năng sản sinh ra

vị anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá kiệt xuất Hỗ Chí Minh Đạo đức truyền thống Việt Nam là cơ sở, đồng thời là một trong những

nguồn gốc tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển tư tưởng

đạo đức Hồ Chí Minh nói

b Tỉnh hoa văn hoá nhân loại

Ngay từ thuở thiểu thời, Hồ Chí Minh đã khao khát sang phương Tây để

lêng và tư tưởng của Người nói chung

tìm hiểu sự thật về “tự do, bình đẳng, bác ái” mà cuộc cách mạng tư sản Pháp

đã nêu ra Qua mấy chục năm hầu như Người sống ở những nước lớn của phương Tây, Hồ Chí Minh đã hiểu rõ đởi sống hiện thực cũng như đời sống

Trang 39

tinh than, tình cảm, tâm lý, đạo đức và lối sống của người phương Tây Trên lĩnh vực đạo đức và lối sống, người phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài của Thiên chúa giáo và nhiều học thuyết tôn giáo, chủ nghĩa khác nhau

Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, trên lĩnh vực đạo đức,

HO Chí Minh nhiều lần để cập đến Đức chúa Giêsu, chủ nghĩa nhân đạo, vấn

để nhân quyền Mặc dù các học thuyết đều có hai mặt trái nhau, nhưng Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tỉnh hoa trong các giáo lý và học thuyết đó để rồi

kế thừa, đổi mới, phát triển trong tư tưởng đạo đức của mình Yếu tổ tích cực của chủ nghĩa nhân đạo phương Tây là vấn để con người Nó có chiều rộng

khắp cả đông tây và chiễu sâu của cá sự phát triển xã hội loài người

Bắt kể đó là nguồn gốc nào thì luá trình hình thành tư tưởng đạo đức Hỗ Chí Minh phản ảnh một phương pháp tư duy mới rất biện chứng về sự tiếp nhận các nguồn giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại Học thuyết Không

Từ có ưu điểm của nó là sự tu dường đạo đức cá nhân Tôn giáo của Giêsu có

ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta Họ đều muốn mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu hạnh phúc cho xã hội Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sống

chung với nhau rit hoàn mỹ như những người bạn thân thiết Tôi cổ gắng làm

người học trò nhỏ của các vị ấy.” [72,tr90] Điều này không những thể hiện rõ

thái độ của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với

giá trị đạo đức truyền thống và

tỉnh hoa đạo đức nhân loại mà còn thể hiện sự bao dung, trân trọng đối với

những di sản văn hoá đạo đức có nguồn gốc và khuynh hướng tư tưởng khác

nhau

Tư tưởng đạo đức Hỏ Chí Minh được hình thành trên cơ sở tiếp thu, phát triển nhiều nguồn tư tưởng đạo đức, nhưng chủ yếu là tư tưởng đạo đức của.

Trang 40

chủ nghĩa Mác Lênin Đối với Người các hệ tư tưởng đạo đức của Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo đã được dân tộc hoá cũng có vị trí hết sức quan trọng

Trong khi xây dựng hệ thống tư tưởng đạo đức, đó chính là đạo đức truyền thống Người đã tiếp nhận những tỉnh hoa của các giá trị đạo đức khác, đồng

thời chuyển hoá nó, đưa vào các phạm trù đạo đức cũ với nội dung hoàn toàn

mới và rất phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam

Toàn bộ tỉnh hoa đạo đức nhân loại được hội tụ trong chủ thể đạo đức

Hỗ Chí Minh đề hình thành một nên tảng đạo đức cơ bản mà hạt nhân của nó

là lòng nhân ái truyền thống, ý thức thương dân vì dân, chú nghĩa nhân văn

mới Chủ nghĩa nhân đạo hay nhân văn cũng là bản chất của nhiều học thuyết triết học, nhiều tôn giáo khác nhau Nhưng đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa nhân văn được xem là bản chất đạo đức cách mạng mang bản chất khác hẳn với các quan niệm nhân văn truyền thống Nó không còn là lòng thương người chung chung, xa lạ theo kiểu thương hại Mà chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh xuất phát từ tình thương yêu con người, tin tưởng ở con người và mang lại hạnh phúc thực sự cho con người; nó vừa thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ, chiến đấu kiên trì không hề nhân nhượng với cái ác, cái xấu, vừa mang đậm truyền thống nhân ái, lòng thương người tha thiết

e Chủ nghĩa Mác ~ Lênin

Thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh được thành từ chủ nghĩa Mác - Lênin Với thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục

tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin ở

tiêu cứu nước và giải phóng đân tộc,

Ngày đăng: 20/11/2024, 21:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w