1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Quan Niệm Lễ Của Khổng Tử Với Việc Giáo Dục Đạo Đức Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Tỉnh Bình Định Hiện Nay

110 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan niệm “Lễ” của Khổng Tử với việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bình Định hiện nay
Tác giả Lê Xuân Cảm
Người hướng dẫn TS. Trần Hùng Lưu
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 7,24 MB

Nội dung

Người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của Nho giáo là Khổng Tử với một hệ thống quan điểm về bản thể uận và đặc biệt là quan điểm về nhân sinh thể hiện trong quan niệm về chính t

Trang 1

QUAN NIỆM “LE” CỦA KHÔNG TỬ VỚI VIỆC

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHÓ THÔNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

u, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Lê Xuân Cảm

Trang 4

MỤC LỤC

1 Tính cấp thiết của đề tải

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứa

5 Bố cục dé tai

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1 QUAN NIEM “LE” CUA KHONG TỬ

1.1 Cơ sở hình thành quan niệm “Lễ" của Khổng Từ

1.1.1 Hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại với việc hình

1.12 Cuộc đời và sự nghiệp của Không Từ "5 eed

1.2 Nội dung cơ bản quan niệm “Lễ” của Không Tử sete 13

1.2.2 Nội dung quan niệm "Lễ” của Không Tử sess 3 oes 1.2.3 Vai trò quan niệm “Lễ” của Không Từ

1.2.4 Mối quan hệ giữa quan niệm “LỄ với Nhân, Nghĩa, Pháp, Nhạc, Hòa 25

1.3 Đánh giá giá trị và hạn chế trong quan niệm “Lễ của Khổng Từ 35

Trang 5

2.2 Nhận thức và thực trạng đạo đức của học sinh THPT trên địa bản tỉnh Bình

2.2.1 Đặc điểm chung về tình hình học sinh THPT trên dia ban tỉnh Bình Định

2.2.2 Nhận thức của học sinh THPT tỉnh Bình Định hiện nay về những hành vỉ

CHUONG 3 VAN DUNG QUAN NIEM “LE” CUA KHONG TỬ VÀO

VIEC GIAO DUC DAO DUC CHO HQC SINH THPT TREN DIA BAN

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh

THPT tinh Binh Dinh hiện nay ae - cau `.)

3.2.1 Dũng Lễ dé tu dường đạo đức, giúp học sinh xây dựng, hoàn thiện và phát

„72

„T75 3.2.3 Dùng Lễ để tiết chế cảm xúc, hình thành mồi quan hệ ứng xử tốt đẹp 78

triển nhân cách

3.2.2 Dùng Lễ để góp phần xây dựng trật tự kỷ cương học đường

3.2.4 Xây dựng môi trường giáo dục toàn diện : 81 3.2.5 Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội 84 3.3 Một số kiến nghị —— 85

Trang 6

3.3.2 Đối với gia đình ee 87

3.3.4 Déi với xã hội

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG

Trang 9

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tư tướng Nho giáo mặc dù có nhiều điểm hạn chế nhưng nó vẫn tồn tại và

phát triển cho đến ngày nay chứng tỏ nó vẫn còn nhiều những giá trị tốt đẹp, phù hợp mà chúng ta cần phải nghiên cứu, học hỏi Người đầu tiên đặt nền móng cho

sự phát triển của Nho giáo là Khổng Tử với một hệ thống quan điểm về bản thể uận và đặc biệt là quan điểm về nhân sinh thể hiện trong quan niệm về chính trị

xã hội và luân lý đạo đức Quan niệm “LỄ* của Không Tử là một trong những nội dung quan trọng trong quan niệm về chính trị xã hội và luân lý đạo đức Quan niệm về “Lễ” của Không Tử chứa đựng nhiều yếu tố tích cực, tiến bộ vì,

nếu xã hội có Lễ thì xã hội mới ôn định và phát triển, Lễ là tiêu chuẩn để đánh giá mối quan hệ đối xử giữa người với người, Lễ trở thảnh những quy phạm bắt buộc để điều chỉnh hành vi của con người Lễ không chỉ là lễ giáo đơn thuần, mà

là điển chương, là pháp luật, nếp sống mang ý nghĩa đạo đức và văn hóa rộng

lớn trong xã hội

Chính vì Lễ của Không Tử chứa đựng những giá tr tư tưởng tốt đẹp nên

khi du nhập vào nước ta đã được các triéu đình phong kiến Việt Nam chủ động

tiếp nhận để thuận lợi cho việc tổ chức và quản lý xã hội, đặc biệt là học tập rất

nhiều ở cách tổ chức triều đình, xây dựng hệ thống pháp luật, hệ thống giáo dục

va thi cir dé tuyển chọn người tài giỏi góp công sức vào việc xây dựng và phát triển đất nước Do đó, có thể nói tư tưởng của Khổng Tử nói chung, quan niệm

*Lễ* nói riêng của ông chiếm một vị trí quan trọng việc góp phẩn hình thành

nhân cách, lối sống con người Việt Nam thời kỳ phong kiến

tước ta đã đạt được

những thành tựu to lớn trong tit ca các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có

Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập qui

giáo dục Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới giáo dục và đào tạo, coi “phát

Trang 10

triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục

Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế" [20, tr 130, 131] Đồng thời nhắn mạnh tới việc giáo dục toàn diện con người Việt Nam trong thời kỳ mới cần phải có cả “dire” và “tai” nhằm đáp ứng yêu cẩu cho sự nghiệp phát triển đất nước: “Tập trung nâng cao chất

lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo,

kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp” [20, tr 131] Thực tế, trong những năm qua, giáo dục và đào tạo ở nước ta đã tạo một môi trường giáo dục toàn diện tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội kiến thức, phát triển tài năng đồng thời hoàn

thiện nhân cách, phẩm chất đạo đức Tuy nhiên, môi trường giáo dục học đường hiện nay đang bị xâm hại nghiêm trọng, đặc biệt là vấn để đạo đức học sinh nói chung vả học sinh bậc THPT nói riêng Một bộ phận học sinh THPT có biểu hiện hanh vi suy nghĩ lệch lạc và suy thoái về mặt đạo đức

Thực tế từ việc giảng dạy bậc THPT tại tỉnh Bình Định, tôi nhận thấy quan niệm “Lễ” của Không Tử cho đến nay vẫn có giá trị trong việc giáo dục

đạo đức cho học sinh nói chung cũng như học sinh bậc THPT tại Bình Định nói

riêng nhằm khôi phục những giá trị chuân mực về nhân cách, đạo đức cho học

sinh, đặc biệt là một bộ phận học sinh THPT tỉnh Bình Định lệch chuẩn như hiện nay Đó là lý do tôi chọn làm luận văn cao học với đề tài: “Quan niệm “LỄ” của Khỗng Tử với việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tỉnh Bình Định hiện

nay”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

+ Muc dich nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ quan niệm “Lễ của Không Từ, đánh giá những giá trị tích cực và hạn chế trong quan niệm “Lễ” của Không Tử, đồng thời vận dụng

Trang 11

những giá trị trong quan niệm *

một số kiến nghị nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh bậc THPT tại tỉnh Bình

Định hiện nay

của Không Từ để đưa ra những giải pháp và

~ Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Lâm rõ quan niệm “LỄ của Khổng Tử

+ Phân tích tinh hình giáo dục va thực hiện “LỄ của học sinh THPT tỉnh Bình Định hiện nay

+ Vận dụng quan niệm “Lễ” của Khổng Tử vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tinh Bình Định hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cửa: Luận văn tập trung nghiên cứu quan niệm “Lễ” của Không Tử để từ đó rút ra ý nghĩa quan niệm “LỄ” đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT tỉnh Bình Định hiện nay

Phạm vi nghiên cứu: Tự tưởng của Không Tử bàn đến nhiều vẫn đề khác

nhau về thể giới, con người, chính trị - xã hội, giáo dục nhưng ở đây luận văn

chỉ đề cập đến tư tưởng trong quan niệm “Lễ” của Khổng Từ và vận dụng những giá trị ích cực của nó vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh bậc THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dựa trên các tác phẩm, công trình nghiên cứu về

Không Tử và quan niệm “Lễ” của Không Tứ, các công trình nghiên cứu về đạo

đức học sinh hiện nay, đồng thời dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục đạo đức, phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội

nhập quốc tế.

Trang 12

Để đạt được những kết quả tốt, trong dé tai này tôi đã dùng phương pháp

luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp lịch sử vả logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp kế thừa, nghiên cứu các tư liệu, tải liệu và kết quả của các công trình khoa học

5 Bồ cục dé tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tải liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương, 9 tiết

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Tư tưởng của Khổng Tử nói chung và quan niệm “LỄ` của Khổng Tử nói

riêng có ảnh hưởng sâu rộng không những ở Trung Quốc mà còn truyền bá sang nhiễu nước trên thế giới trong đó có Việt Nam Chính vì điểu này cũng đã xuất

hiện nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm Các công trình nghiên cứu về tư

tưởng của Không Tử và quan niệm “LỄ” của ông có thê kể đến: “Lịch sử văn

mình Trung Hoa” của nhà sử học Will Durant, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

(dịch giả Nguyễn Hiến Lê), xuất bản năm 2004 Tác phẩm “Tir Tie” bao gom

trọn bộ bốn tập, Nxb Thuận Hóa (dịch giả Đoàn Trung Còn), xuất bản năm

2013 “Lịch sử triết học phương Đông" của GS Nguyễn Đăng Thục, Nxb từ điển Bách khoa, Hà Nội, xuất bản năm 2006 *Nñ giáo Trưng Quốc” của tác giả Nguyễn Tôn Nhan, Nxb Văn hóa thông tin, năm 2005 Tác phẩm “Khéng Tic" của tác giá Nguyễn Hiến Lẻ, Nxb Văn hóa, xuất bản năm 1995 Tác phẩm “Añø giáo xưa và nay” của tác giả Vũ Khiêu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản

năm 1990 nhìn chung các công trình này đã trình bày và phân tích một cách

sâu sắc tư tưởng của Khổng Tử cũng như quan niệm “LỄ” của ông

Các công trình nghiên cứu về đạo đức, nhân cách, lối sống con người Việt

Nam như: Tác phẩm “Đạo đức xữ hội ở nước ta hiện nay vẫn đề và gi

Trang 13

của tác giả Nguyễn Duy Quý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm

2006 Tác phẩm *liẩn đẻ con người và giáo dục con người nhìn từ góc độ triết

học xã hội" của tác giả Nguyễn Thanh, xuất bản năm 2007 do Nxb Tổng hợp,

Tp Hồ Chí Minh phát hành Tác phẩm “Chuẩn mực đạo đức con người Liệt Nam hiện nay” do Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên), Nxb Quân đội nhân dân, xuất bản năm 2008 nhìn chung các công trình nghiên cứu này đã nêu lên vẫn để đạo

đức con người Việt Nam đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm góp phần xây dựng chuẩn mực đạo đức, nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

và hội nhập quốc tế

Các công trình nghiên cứu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống của học

sinh, sinh viên nước ta như: Công trình “Điều tra quốc gia vẻ vị thành niên và

thanh niên Việt Nam” cong bỗ ngày 26 tháng § năm 2005 Tác phim “Tur sướng

Hỗ Chỉ Minh vẻ giáo dục” do TS Lê Văn Yên (chủ biên), xuất bản vào năm

2006, Nxb Lao động, Hả Nội phát hành Luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn

Thị Lan Minh với đề tài *Phạm trù lễ của Không Tử và ý: nghĩa của nó đối với

việc giáo dục đạo đức cho học sinh Việt Nam hiện nay” bào vệ năm 2012 tại Đại

học quốc gia Hà Nội

Các công trình nghiên cứu nói trên đã đi sâu phân tích tư tưởng triết học cũng như quan niệm “Lễ" của Không Từ Thông qua đỏ nêu lên thực trạng đạo đức học sinh cũng như đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm giáo dục đạo đức học sinh hiện nay

Để có cách nhìn toàn diện về quan niệm “LỄ” của Không Tử và van dung vào việc giáo dục đạo đức học sinh THPT trên địa bản tỉnh Bình Định, luận văn

đã kế thừa và vận dụng sáng tạo các công trình nghiên cứu khoa học có giá trị vừa nêu ở trên để đánh giá thực trạng đạo đức học sinh bậc THPT tại Bình Định,

Trang 14

đồng thời đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm nâng cao đạo đức

học sinh THPT tỉnh Bình Định trong thời gian tới

6

Trang 15

CHƯƠNG 1 QUAN NIEM “LE” CUA KHONG TU

1.1 Cơ sở hình thành quan niệm “LỄ của Khổng Tử

1.1.1 Hoàn cảnh kinh tế - chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại với việc

hình thành quan niệm “LỄ” của Khỗng Tử

Các sử gia Trung Quốc dựa trên bộ Xuân Thu của Không Từ chia thời Đông Chu ra thành hai thời kỳ: Xuân Thu (722 ~ 479 TCN) và Chiến Quốc (479

~221 TCN) Tuy nhiên, theo dich giá Nguyễn Hiến

hop li, vì những năm 722 và 481 không đánh dấu một chuyển biến lớn lao nào trong lich sử cả” [33, tr 27] Cho nên một số học giả đã phân chia thời Đông Chu thành hai thời kỳ: Thời Xuân Thu (770 — 403 TCN), có nghĩa là từ đời Chu

Bình vương tới cuối đời Chu Uy Liệt vương; thời kỳ Chiến Quốc (403 - 221 CN) từ đời Chu Ân vương đến khi Tần diệt Tề và thống nhất Trung Quốc

Trong nông nghiệp phát triển mạnh, thể hiện thông qua phương pháp canh

ấu sắt để chế tạo ra các công cụ bằng sắt như lưỡi

cây, lưỡi cuốc, dùng trâu, bỏ để kéo cày Đông thời còn biết bón phân, tưới nước,

tác rất tiến bộ, người ta biết

chia mùa vụ thành hai mùa dẫn đến năng suất lao động tăng cao, sản phẩm nông nghiệp ngày cảng nhiều Với sự ra đời của đồ sắt và những cải tiến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến những thay đổi trong quan hệ sản xuất Việc phân chia ruộng đất công theo định kỳ không còn căn cứ vào đất tốt hay xấu như trước nữa mà công xã giao đắt công cho từng gia đình nông nô cày cấy trong thời gian lâu dài, do đó nông dân có thể tự quyết định đến việc sản xuất

dẫn đến năng suất lao động tăng cao Mặt khác, một số người bình dân có công

7

Trang 16

trong chiến trận mà có quyển lực dựa vào đó để chiếm ruộng đất công thành

ruộng tư, một số khác là thương buôn giàu có đã dành tiền để mua ruộng đất;

những người nghẻo khổ đã tập hợp lại với nhau để tiến hành khai thác đất dai và trở thành chủ sở hữu về ruộng đất Xuất phát từ tỉnh hình trên, một mặt, đã làm

cho chế độ “tinh điển” dẫn tan rã, chế độ tư hữu mộng đất từng bước được hình thành và được nhà nước thừa nhận Mặt khác, đã hình thành trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ một giai cấp mới - giai cấp địa chủ Giai cấp này vừa giàu có

về kinh tế, vừa đòi hỏi về quyền lực chính trị

Phương thức thu thuế trong nông nghiệp thời kỳ này cũng có sự thay đổi Trước đây, theo chế độ “tỉnh điền”, ruộng đất của công xã được chia đều cho nông nô, nông nô phải nộp một phần sản lượng nông phẩm thu hoạch được cho công xã để nộp lên triều đình Khi chế độ tư hữu ruộng đất phát triển, số lượng

sở hữu ruộng đất của nông dân không bằng nhau, nhà nước đã bãi bỏ hình thúc thu thuế eũ mả thi hành chế độ thu thuế mới, đánh thuế vào từng mẫu ruộng (gọi

lả thuế sơ mẫu)

Củng với sự phát triển nông nghiệp thì thủ công nghiệp cũng phát triển theo Trong thời kỳ này phải kế đến các ngành nghề thủ công như: nghề luyện sắt, nghề rèn, nghề đúc, nghề mộc, nghề làm đồ gồm vào cuối thời Xuân Thu,

nước Ngô có lò luyện sắt với hơn 3000 thợ Nước Tan thu mua sit dé đúc đỉnh hình Trong sách Chu lễ có viết về sự phát triển của các ngành thủ công nghiệp như: thợ mộc chiếm bảy phản, thợ kim khí chiếm sáu phản, thợ thuộc da chiếm nam phan, tho nhuộm chiếm năm phản, thợ nẻ chiếm hai phan

Với sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp cũng tạo điều kiện cho thương nghiệp ngày càng phát triển Hoạt động giao lưu buôn bán diỄn ra sôi đông, sằm uất hơn trước Do yêu cầu của việc trao đổi, mua bán hàng hóa nên

tiễn tệ đã xuất hiện Hoạt động thương nghiệp phát triển dẫn đến sự ra đời của

8

Trang 17

tầng lớp thương nhân giàu có như Huyền Cao nước Trịnh, Đoan Mộc Tứ (Tử Cổng) tẳng lớp này thường kết giao với các bậc chư hằu, công khanh đại phu

để tìm cách giảnh quyền lực với tầng lớp quý tộc cũ, gây nhiều ảnh hướng đến

tình hình chính trị lúc bấy giờ Tuy nhiên, do tình hình xã hội rối ren, lãnh thổ chia cắt do bị nạn chư hầu cát cứ gây nên Phương tiện giao thông thô sơ, đường

sé di lai khó khăn Do đó, chỉ có những người có mỗi quan hệ giao kết với quan lại, đầu óc sáng suốt, suy nghĩ thấu đáo thì công việc kinh doanh mới đem lại cho họ sự giàu có, đồng thời, trong quan niệm của người Trung Quốc luôn xem thường, khinh rẻ nghề buôn bản với tư duy “trọng nông, ức thương” hay * nông ban, thương mạt”, Chính vì vậy, nghề buôn bán ở Trung Quốc thời kỳ này chưa thực sự phát triển mạnh nhưng sự hình thành của thương nghiệp, đặc biệt là sự

nổi lên của một bộ phận thương nhân giảu có đã tạo ra trong cơ cấu giai cắp xã

hội một tầng lớp mới, đó là tiền thân của một bộ phận giai cấp địa chủ sau nảy

Lê chính trị - xã hội: Theo quy luật chung của sự phát triển lich sử xã hội trong một thời kỳ nhất định, sự biến đổi về mặt kinh tế trong thời kỳ Xuân Thu ở Trung Quốc sẽ kéo theo sự biến đổi về mặt chính trị trong thoi ky nay

Nếu như trong thời Tây Chu, chế độ tông pháp vừa có ý nghĩa về mặt kinh

tế, vừa có ý nghĩa về mặt chính trị, ràng buộc huyết thông, có tác dụng tích cực làm cho nhà Chu giữ được sự hưng thịnh trong một thời gian dài thì đến thời Xuan Thu, chế độ tông pháp nhà Chu không còn được tôn trọng, mối quan hệ về kinh tế, chính trị, quân sự giữa Thiên tử với chư hầu các nước trở nên lỏng lẻo, huyết thống ngày cảng xa, trật tự lễ nghĩa nhà Chu không còn được duy trì như trước Từ khi nhà Chu lên ngôi Thiên tử, thực hiện chế độ theo lối phong kiến, chia Trung Quốc thời bấy giờ tới hơn 70 nước, đồng thời nhà Chu phong cho

những người công thần và các con cháu làm chư hầu Những nước chư hầu này đều có quyền tự chủ, quyền tự quyết nhưng hàng năm phải cống nạp cho Thiên

9

Trang 18

tử nhà Chu, khi nhà Chu có việc quan trọng như chỉnh phạt ở đâu thì các nước

chư hầu phải sẵn sàng tuân theo mệnh lệnh Thiên từ nhà Chu đem quân đi tòng

chỉnh

Khi nhà Chu cỏn còn hưng thịnh thì trật tự giữa họ với các nước chư hầu

vẫn còn được phân minh, nhưng đến khi nhà Chu suy yếu phải đời đô về phía đông ở đất Lạc Ap thì mệnh lệnh của Thiên tử không còn ai theo Lúc bấy giờ, các nước chư hầu phân ra đến hơn 160 nước lớn nhỏ Chiến tranh giữa các nước chư hầu diễn ra liên miên nhằm tranh giành đất đai, của cải, quyền lực dé chứng

tö quyền thế của mình “Chư hầu ai mạnh thì làm bá cả thiên hạ, như nước Tẻ,

nước Tống, nước Sở, nước Ngô, nước Việt, v rồi nước nọ kiêm tính nước

kia, Thiên tử cũng không có đủ uy quyền mà ngăn cắm được Thời đại ấy sử Tàu

sọi là Xuân thu thời đại” [31, tr 46, 47]

Dưới thời Xuân Thu, xã hội lúc nào cũng rơi vào tình trạng hết sức hỗn độn Nông dân trong thời kỳ này lâm vào tình cảnh khốn củng do phải đóng thuế nặng, phải làm quân quật các công việc do địa chủ, quan lại yêu cầu, đôi khi phải

bỏ mùa màng đang thu hoạch để xây đồn, đảo hào, chớ lương thực quân nhu, xây

dựng cung điện cho quý tộc

Hậu quá của những cuộc tranh giành, thôn tinh, chính phạt lẫn nhau của ting lop quỷ tộc đã dẫn tới sự diệt vong của các nước chư hầu lớn nhỏ Điển hình là nước Tắn, năm 403 (TCN) có ba đòng họ lớn là Hàn, Ngụy, Triều đã nỗi lên phế bỏ vua Tắn, dựng lên ba nước là Hàn, Ngụy, Triều Đạo đức xã hội thời Xuân Thu lúc này ngày càng bị suy đổi, các tệ nạn xã hội ngày cảng gia tăng, mâu thuẫn giai cắp xã hội trở nên sâu sắc, kể cả mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với nhân dân, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với nhau làm cho xã hội ngày cảng thêm rồi loạn Trật tự lễ nghĩa nhà Chu bị phá hoại, đặc biệt là những nghỉ

lễ chặt chẽ, tôn nghiêm trước đây đã từng góp phần bảo vệ và làm hưng thịnh

10

Trang 19

chế độ tông pháp nhà Chu thì đến nay cũng bị xem thường Hậu quả tắt yếu là

một vài nơi đã nỗi lên các cuộc khởi nghĩa nông dân và nô lệ đã đây mâu thuẫn

xã hội thời Xuân Thu lên đến đỉnh cao, đưa chế độ chiếm hữu nô lệ Trung Quốc

đi nhanh đến sự suy tàn

Ngoài ra, nén van hóa thời ky nay cũng phát triển Thời Xuân Thu suốt

thời gian dài 240 năm, một mặt đó là thời kỳ rất rối loạn nhưng mặt khác nền văn

hóa quý tộc thời kỳ này phát triển đến một đỉnh cao chưa từng có Đó là những nghỉ thức, nghỉ lễ mang tính tôn nghiêm thứ bậc giữa Thiên tử, quan lại và nhân dân Hình thức ghi chép đã có sự thay đổi lớn từ việc viết chữ lên mai rùa và xương thú được thay bằng việc viết chữ lên thẻ tre, việc ghi chép lên thẻ tre vừa

dễ khắc, vừa dễ xếp đặt (khoét lễ lên thẻ, dùng dây da xỏ thành từng bó - từng quyền) sau này, họ cỏn biết dùng cây nhọn nhúng vào sơn viết lên thẻ tre hoặc lụa nhanh hơn rất nhiễu “Nhờ vậy nhà Chu và chư hẳu nảo cũng có sử quan chép sử của triều đình vả tương truyền trước Không Tử đã có những Kinh 7/¡,

Thư, Lễ, Nhạc, Dịch." [33, tr 33],

Có thể nói, đây là thời kỳ mà các giá trị đạo đức bị đảo lộn căn bản: cái cũ

chưa mắt hẳn, cái mới vừa xuất hiện chưa được khẳng định Trong thời đại lich

sử đầy biến động của thời Xuân Thu đã đặt ra cho các nhà tư tướng những dấu hỏi lớn về mặt triết học, chỉnh trị, luân lý đạo đức, pháp luật, quân sự đòi hỏi các nhà tư tưởng phải nghiên cứu để đưa ra những câu trả lời, những giải pháp

giải quyết những vấn để thực tiễn xã hội lúc bẩy giờ Chính vì vậy, trong thời kỳ này xuất hiện rất nhiều học thuyết của các nhà tư tưởng nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội, trong đó có học thuyết của Khổng

nhân, nghĩa, lễ, trí để dạy người, lấy cương thường mà hạn chế nhân dục

để xây dựng con người có đạo lý đúng đắn, đưa ra đường lối trị nước và xây dựng xã hội lý tưởng

Trang 20

1.1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Khỗng Tử:

Không Từ là người sảng lập ra học thuyết Nho, ông là nhà tư tưởng vĩ đại

của Trung Quốc cổ đại Không Từ sinh ra tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước

Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) Tỏ tiên ông là người nước Tống, tên là Không Phòng Thúc Phòng Thúc sinh được Bá Hạ, Bá Hạ sinh

ra Thúc Lương Ngột Thúc Lương Ngột làm quan võ, lấy người vợ trước sinh được 9 người con gái, vì muốn có con trai để nối dõi tông đường, ông lấy tiếp người vợ hai sinh được một người con trai là Mạnh Bì nhưng bị tật qué chan, Đến lúc giả, ông mới lấy bà Nhan Thị và sinh được Khổng Tử Khổng Tử sinh vào tháng Mười năm Canh Tuất, tức là năm thứ hai mươi mốt đời Chu Linh

Vuong (551 TCN) Khi sinh ra đình đầu lõm xuống nên đặt tên là Khâu, tự là Trọng Ni, mang họ Khổng

Dòng họ ông lâu đời nhất Trung Hoa, tổ tiên ông là hoàng để, khi Khổng

Tử ra đời thì cha ông đã 70 tuổi, đến 3 tuổi thì Khổng Tử mồ côi cha Lúc 19 tuổi ông lập gia đình và năm sau đó có con đặt tên là Không Lý, tự Bá Ngư, đến năm 23 tuổi thì ông ly dị và sống như vậy đến cuối đời Ông mắt ngày 18 thang 2

năm 479 TCN, hưởng thọ 73 tuổi, thi hải của ông được an táng ở phía bắc kinh thành của nước Lỗ, trên bở sông Tứ Sau khi Khổng Tử mắt, các học trỏ lập đền thờ ngay tại nhà ông, để tang ông ba năm Ngày nay, mộ của ông nằm ở huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông, xung quanh là cây cdi xanh tươi như rừng, người đời sau gọi là Không Lâm

Ngay từ thuở nhỏ, Không Tử đã có cá tỉnh rất đặc biệt, coi trọng lễ nghĩa

và hiểu học Ông là người rắt thông minh, học rông, kiến văn nhiều, biết thấu lẽ huyền diệu của tạo hóa Vua nước Lỗ nghe tiếng tăm của ông nên dùng ông làm

quan Tư Khấu Do vua nước Lỗ đam mê vũ nhạc, trễ nãi việc triều chỉnh, ông tìm mọi cách đề can ngăn nhưng không được nên chăng bao lâu ông xin từ chức

t2

Trang 21

'Từ đó, ông đi chu du các nước chư hầu như: Tẻ, Vệ, Sở, Tống Ông mang đạo lý của mình đi giúp đời nhưng đi đến nước nảo vua nước ấy cũng không biết tin dùng Năm 68 tuổi, Không Tử về lại nước Lỗ mở trường đạy học và soạn sách

Ông đã đào tạo rất nhiều thế hệ học trỏ, theo thống kê, Khổng Tử có khoảng 3000 học trò nhờ công lao dạy dỗ của ông mả thành tải, có địa vị quan trọng trong xã hội lúc bấy giờ, vào bậc cao hiển được 72 người (thất thập nhị hiển), trong đó Nhan Hồi và Tăng Sâm là giỏi hơn cả Do đó, Không Tử được tôn vinh là Vạn Thể Sư Biểu ( người thầy tiêu biểu của muôn đời),

1.2 Nội dung cơ bản quan niệm “LỄ” của Khổng Tử

1.2.1 Khái niệm “LỄ” của Khẳng Tử:

Quan niệm “LỄ” là một trong những phạm trủ đạo đức có ý nghĩa phổ biến trong đời sống tinh thần của người dân Trung Quốc LỄ được xem lả một trong

những đức tính cơ bản nhất của con người Tuy vậy, bộ Kinh Lễ lại ra đời muộn nhất so với tất cả các kinh điển của Nho gia Thời gian ra đời của bộ Kinh Lễ

này cho đến nay vẫn là là một câu hỏi chưa có lời giải đáp Tuy vậy có thể khẳng định Lễ xuất hiện vào đầu thời kỳ nhà Hạ (khoảng năm 2205 - 1766 TCN), sau

đó, Lễ trở nên hưng thịnh nhất vào thời kỳ đầu nhà Chu (khoảng thế kỷ XI TCN) Thời gian Kinh Lễ được ghi chép thành sách rất dài, có thể từ thời Chiến

Quốc đến giữa thời kỳ Tay Han,

Quan niệm "LẺ" thời kỳ Trung Quốc cổ đại có những ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ nhất định

Từ thượng cố, người Trung Hoa cũng giống như những giống người khác

Trang 22

vào kinh tịch cổ, nghỉ thức tế lễ là do Chu Công chế tác, quan niệm “Lễ" được xuất hiện lần đầu tiên trong thiên Lạc cáo (Kinh Thư) viết đều có ý nghĩa là cúng

tế Tuy nhiên, việc cúng tế ở thời kỷ nảy không còn tính chất thuần túy tôn giáo

nữa Chu Công chế định Lễ với mục đích là để duy trì trật tự giai cấp trong xã hội “tông pháp” của Tây Chu Do đó, quan niệm “Lễ” từ đây mang nhiều ý nghĩa

chính trị nhằm duy trì trật tự xã hội Điều này thể hiện qua một số việc làm của

Chu Công cho rằng: “chỉ có thiên tử mới được dùng vũ “bát dat”, chư hầu chỉ được dùng vũ “lục đật”, đại phu chỉ được dùng vũ “tứ đật” hoặc ông chế định

rằng chỉ vua Lỗ mới được làm tế “lữ” ở núi Thái Sơn (trên đất Lỗ), đại phu

không được làm tế ở đó; thì sự quy định đó là quy định một trật tự xã hội, nó là

một pháp điền” [33, tr 173, 174]; việc quy định các tước công, hẳu, bá tử, nam, quy định số đất đai họ được phong tăng, số binh linh mả họ có được, cũng là để phân biệt tôn tỉ trật tự trong xã hội, thuộc về pháp điển và cũng gọi là Lễ, ai không tuân theo những quy định đó thì sẽ bị khinh thưởng, không biết Lễ Ngoài

ra, ở thời Chu Công, việc chôn cất người chết cũng có những quy định nghiêm ngặt: thiên từ, vua chư hầu thi tang lễ phái ra sao, bậc đại phu thì quan, quách

dùng bao nhiêu, thường dân thì dày bao nhiêu đó cũng là quan niệm Lễ

Như vậy, tới đời Chu Công, quan niệm “Lễ" đã có hai nghĩa: nghĩa cũ là

tế lễ, có tính chất tôn giáo; nghĩa mới là pháp điển phong kiến do Chu Công chế định, có tinh cách chính trị, ding dé duy trì trật tự kỷ cương trong xã hội Sau dùng rộng ra ý nghĩa của Lễ nói đến cả phong tục tập quán Qua đời Đông Chu, nhất là từ Không Tử, quan niệm “LỄ có một nội dung mới, nội dung luân lý, chỉ

sự kỷ luật về tinh thần: người có Lễ là người biết tự chủ, khắc kỷ

Không Tử từ thời thanh niên rất nỗi tiếng về học giỏi, thông minh, đặc biệt 1à có niềm đam mê nghiên cứu về Lễ, khi đến kinh đô nhà Chu, đem những hiểu

biết của mình về Lễ để hỏi Lão Tử, hỏi nhạc ở Trành Hoằng, sau quá trình thông

4

Trang 23

hiểu về Lễ, ông đem kiến thức thu được của mình truyền lại cho các học trò

“Thông qua các câu nói của ông, đặc biệt là đối với học trò thẻ hiện trong Luận

Ngữ và Lễ Ký, chúng ta có thể hiểu quan niệm “Lễ” như sau:

Thứ nhất, Lễ là một phương cách biểu tả hòa khí

Hữu Tử, một đồ đệ của Khổng Tử nói

"Lễ chỉ dụng, hòa vì quý Tiên vương chỉ đạo, tư vi mỹ; tiểu đại do chỉ Hữu sở bất hành Tri héa nhỉ hòa, bắt dĩ lễ tiết chỉ, diệc bất khả hành giã" [12, Luận ngữ, Hoe nhi, tr 10] Điều này có nghĩa là: Trong việc giữ lễ, có niém hoa khi là quý

trọng Đạo của những vị vua xưa rất tốt ở chỗ đó, từ những việc lớn cho chí

Đây là cơ sở giúp tễ gia, trị q

những việc nhỏ, các ngài dùng niềm hòa khí mà phổ cập vào LỄ Nhưng có việc

này chẳng nên làm: biết rằng hòa là quý, rồi trong mỗi việc, cứ dùng lấy hòa, chớ chăng dùng Lễ mà kiềm chế, như vậy là phóng đãng xi xóa quá Đó là việc

không nên làm

Thứ hai, Lễ biểu hiện chính nền đạo đức

'Theo Khổng Tử, căn bản của Lễ không có chỉ khác hơn là chính nền đạo đức Đạo nhân, đạo nghĩa, dao tin (tức chân thành) là những đức tính căn bản

của Lễ Không Tử viết: "Nhơn nhỉ bất nhân, như lễ hà? Nhơn nhỉ bắt nhân, như nhạc hà?” [12, Luận ngữ, Bát đật, tr 32] Một người thiếu Lễ, không thể là người

quan tử Trung, hiểu thực ra chỉ là những quy tắc tắt yếu xây đựng trên nhân, nghĩa, và tín, trong khi Lễ là một phương thể biểu hiện những đức tính trên Khi ông Lâm Phỏng hỏi về gốc Lễ, Không Tử trả lời rằng: “Đại tai vẫn! Lễ dữ kỳ xa giã, ninh kiệm; tang, dữ kỳ di giã, ninh thích” [12, Luận ngữ, Bát dat, tr 32] Có nghĩa là: Trong những dịp vui sướng, may mắn, người ta hay bày cuộc lễ với

mọi sự xa xi, ngỡ rằng có vẻ sang trọng mới gọi là lễ Nhưng gốc lễ ở tại nơi vừa

phải, chớ xa xi cũng chớ bỏn sẻn Trong lúc tống táng, người ta hay làm cho lớn

Trang 24

đám để lấy thể diện, ngỡ rằng đó là đúng lễ Nhưng trong dịp này, gốc lễ ở tại

cho có lễ, rồi những khi cúng

` cũng phải giữ đủ lễ phép nghiêm trang

Thứ tư, quan niệm nghĩa là nguyên tắc trật tự trong xã hội

Điều này có nghĩa là trong các mối quan hệ xã hội, các bên cần phải ứng

xử với nhau cho đúng mực, như cha mẹ thì phải hiển từ nhân ái để đối xử với con cái, dạy con cái những điều hay, lẽ phải, khi con cái sai lầm thì phải giúp con cái sửa sai, phải dùng tình thương để nuôi dạy con cái; con cái thì phải biết kính

trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, không được cãi lại lời ông bả, cha mẹ; anh chị

em trong gia đình thì phải hiểu thuận với nhau, em thì kinh anh, anh thì phải biết

; bạn bè với nhau thì cần phải có sự

tôn trong, đặc biệt dé giữ được mỗi quan hệ bạn bè bền vững thì cân có thải độ trung thực, trung thành với nhau; là than dan thì phải kính vua, không được làm

yêu thương, chăm sóc, che chở cho em mìi

trái ý vua đặt ra, một lòng một da tôn thờ vua cho dù vua có làm điều gì không đúng đồng thời vua cũng phải biết yêu thương dân chúng, lấy lòng nhân ái mà đổi xử với nhân dân của mình dé dan tôn kính Khổng Tử cho rằng, vua là người

đặt ra Lễ nhưng đồng thời cũng phải biết tuân theo LỄ Đây cũng là cách cai trị

đất nước hiệu quả nhất: “Năng dĩ lễ nhượng vi quốc hỗ, hà hữu ? Bắt năng dĩ lễ

16

Trang 25

nhượng vi quốc, như lễ hả” [12, Luận ngữ, Lỷ Nhân, tr S6] Điều này có nghĩa là: Nhà cầm quyền nếu biết dùng lễ nhượng trong cuộc cai trị dat nước, thì cai trị

khó gì ? Còn như chẳng biết dùng lễ, nhượng trong cuộc cai trị đất nude, thi lam

sao mã có lễ được ? Lễ đạo và khiêm nhượng đã chẳng biết mà giữ, nói chỉ đến

việc trị nước Tự người bề trên không có lễ phép, thi người bể dưới là sao theo lễ phép Do vậy, việc tị nước làm sao được nếu người bề trên không tuân theo khuôn phép

Quan niệm “Lễ” của Không Tử sau này được các nhà nho như Mạnh Từ

và Tuân Từ tiếp tục chuyên tâm nghiên cứu và đưa ra những ý nghĩa khác nhau Tuy vay, quan niệm “LỄ” dù có thể hiểu theo khía cạnh nảo, theo từng thời kỳ

Lễ ở đây có tính chất tôn giáo, mô tả hoạt động tế tự của nó cũng như các

nghỉ thức tiết lễ khác Nhiều chương trong sách “L ky” đã thảo luận về kiểu đáng lễ phục, mô tả đồ tế, nghỉ thức tang lễ Quan niệm về Lễ ngoài việc bản đến vẫn đề nghỉ thức sùng bái tôn giáo, còn vô hình chung bàn đến cả các vũ điệu nông thôn, săn bắn, yến ẩm vả các vấn đề xã giao thông thường khác

Không Từ cho rằng, những nghỉ thức do đời trước quy định cần phải được tôn trọng một cách đây đủ Trong tác phẩm /uán Ngữ, Không Tử phê phán những hảnh vi vi phạm Lễ Ông nói đến trường hợp của đại quan nước Lỗ tên là Quý Khương cho múa điệu Bát dật (điệu múa có 8 hàng vũ công) ở sân đình của

mình là trái với Lễ nhà Chu Bởi vì, theo quy định Thiên tử mới được múa Bát

0

Trang 26

dat, Chư hầu chỉ được múa Lục dật (điệu múa có 6 hàng vũ công), còn quan đại

phu chỉ được múa Tứ đật (điệu múa có 4 hàng vũ công) Ba nhà quý tộc quan đại phu nước Lỗ là Mạnh Tôn, Quý Tôn và Thúc Tôn đã cho tụng thơ Ung ở nơi miếu đường của mình là trái với Lễ nhà Chu, theo Lễ nhà Chu thì Thiên từ mới làm được việc đó

Theo Không Từ, Lễ cần phải tiết kiệm chứ không phải xa hoa, trong tang

18 thì phải thể hiện sự đau buồn chứ không phải là sự phô trương vẺ hình thứ

Ông Lâm Phỏng, người nước Lỗ hỏi về gốc Lễ, Khổng Từ nói rằng: “Ngươi biết tìm gốc mà bỏ ngọn Ý nghĩa câu hỏi ấy lớn thay! Trong cuộc lễ vui, nếu xa hoa thì thái quá, thì kiệm ước còn hơn Trong việc tang khó, nếu lòe loẹt thái quá, thì lòng đau xót còn hơn” [12, Luận ngữ, Bát đật, tr 33] Có nghĩa là: Trong những

dịp vui sướng, may mắn, người ta hay bảy cuộc lễ với mọi sự xa xi, ngỡ rằng mọi sự sang trọng mới gọi là lễ Nhưng gốc lễ ở tại nơi vừa phải, chớ xa xỉ cũng chớ bỏn xén Trong lúc tống táng, người ta nay làm cho lớn đảm để lấy thể diện, ngỡ rằng đó là đúng lễ Nhưng trong địp này, gốc lễ ở tại nơi đau thương

Ngoài ra, Không Tử còn cho rằng, trong việc tế lễ, điều quan trọng lả phải

tôn nghiêm: “Tế như tại; Tế thần như thần tại” [I2, Luận ngữ, Bát dật, tr 38], có

nghĩa là, việc cúng tổ tiên thì phải thật cung kính, dường như có tổ tiên ở hiện tại

thì việc cúng tế mới đúng với kiểu cách, ý nghĩa trang nghiêm của nó

Thứ hai, Lễ là đường lối trị nước và luật lệ quốc gia

Khổng Từ cho rằng, trong xã hội tồn tại có thứ bậc, do đó phải phân định

rõ ràng trật tự xã hội trên đưới cho phân minh Sự phân biệt trật tự, thứ bậc trong

xã hội là cơ sở để cho mọi người ý thức được vị trí, vai trỏ của mình trong các mỗi quan hệ xã hội, đồng thời, đây là cơ sở để nhà cầm quyển đễ dàng quản lý

xã hội theo ý muốn của mình

Trang 27

Trong xã hội tồn tại các mối quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, bạn

bè, ngoài ra còn có người thân kẻ sơ, có việc phải việc trái Cho nên, theo Không

Tử, phải có Lễ để phân định cho rõ rằng những trật tự ấy, chỉ có Lễ mới làm cho con người giữ đúng chuẩn mực của mình trong các mối quan hệ xã hội ấy:

“người giữ lễ là người có thể xác định được thân hay sơ, giái quyết được hiểm nghỉ, phân biệt được đồng và dị, rỡ rằng được đúng và sai” (56, tr 37] Như vậy,

Lễ chủ yếu là để phân định trật tự, khiến cho vạn vật xáo trộn, mỗi vật đều thực hiện đúng vai trỏ, vị trí của mình, nếu không có Lễ thì “kẻ tiếu nhân nghèo quá thì thúc ước bắt chước, khi giàu thì lại kiêu ngạo Thúc ước quá thì (dễ) sinh ra trộm cấp, kiêu ngạo quá thì (để) xảy ra làm loan” [56, tr 241]

Muốn cho xã hội thoát khỏi loạn lạc, trở nên phổn vinh, thịnh trị nên thánh

nhân đã đạt ra Lễ “Lễ là vì cái tình người mà áp dụng tiết chế phòng ngừa cho

thánh nhân tiết chế quá sự giàu quỷ, khiến cho dân gi

không đủ kiêu ngạo, nghẻo nhưng không đến nỗi quá tiết kiệm thắt buộc, quý

có thể phân biệt được nghĩa vua - tôi, trên dưới cho hợp đạo lý Ông cho rằng:

“không có lễ thì không có tiết độ ý nghĩa dé thờ trời đất thần linh, không có lễ thi

không phân biệt đâu là tỉnh trai gái, cha con, anh em, hoặc những người giao tinh

xa gần, hôn nhân Bậc quân tử vì thế mà phải tôn kính Lễ, sau đó mới ding tai năng của mình dạy dỗ trăm họ để đừng bo mắt tiết 18° [56, tr, 221], Như vậy, Lễ dùng để phân biệt tôn , trật tự, phép tác để tổ chức mối quan hệ luân lý trong gia đình, xã hội, thâm chí “LỄ” còn được xem là chuẩn mực đạo đức chung của con người

Thứ ba, Lễ là chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội

Trang 28

Trong quá trình phát triển của lịch sử, quan niệm *Lễ” đã có sự biến đổi,

nhưng dù có biến đổi đến đâu đi nữa thì Lễ cũng mang trong mình nó những giá

trị đạo đức nhất định Khổng Tử coi Lễ như là bản tỉnh khiến cho con người khác với con vật, Lễ luôn gắn liễn với cuộc sống của mọi con người, giai cấp thống trị sử dụng Lễ như một công cụ đắc lực để thống trị xã hội lúc bấy giờ Không Tử cho rằng, nhà vua phải dựa vào phép tic dé xem xét đạo đức, đạo đức

là cơ sở để đánh giá công lao thần dân, đồng thời dùng đạo đức để quản lý xã

hội

Khổng Từ cho rằng, công dụng căn bản của Lễ không có gì khác hơn chính là nền đạo đức Đạo nhân, đạo nghĩa, dao tin là những đức tính căn bản

của Lễ Một người thiếu Lễ thì không thể nào trở thành người quân tử được Bởi

vi, Lễ là việc làm cần thiết của mỗi con người trong các mối quan hệ xã hội, nếu con người không có Lễ thì không thể nảo tồn tại trong xã hội được vì xã hội coi thường danh dự của những người đó Do vậy, trung, hiếu, thực ra chỉ là những quy tắc tất yếu xây dựng trên nhân, nghĩa và tin, trong khi Lễ là một phương thức biểu hiện những đức tính trên

Lễ còn được biêu hiện ở những nghỉ thức khi cúng tế, khi thụ tang Khổng

'Từ cho rằng, những nghỉ thức này không phải từ trên trời rơi xuống, cũng không

phải từ dưới đắt chui lên, con người muốn nắm được Lễ đó thì phải học tập Ông,

còn nhắn mạnh tới nghỉ thức cũng như thái độ của con người khi đã hiểu Lễ thì

có thể làm được tắt cả các việc trong xã hội Như vậy, Lễ là quy tắc mà con người bắt buộc phải theo trong xã hội lúc bẩy giờ Khổng Tử cho rằng, những người khi đã hiểu Lễ rồi thì sẽ có một cuộc sống toàn diện, có nghĩa là lối sống

đó đòi hỏi mọi người phải theo để có thể bảo tổn sự sống và xã hội con người

Ngoài ra, Không Tử còn chủ trương lấy Lễ làm nên tảng cho tắt cả các nền

đạo đức, Lễ mang tính chất như một thước đo lường, cái thước xuất phát từ nội

20

Trang 29

tâm nhưng có thể đo lường được con người dựa vào hình thức bên ngoài Cho nên, nếu nhân là cái bản chất của đạo đức thì nghĩa là cái thước đo, là cái mức,

cái hình mã chỉ theo đó ta mới cảm nhận ra được nhân Ông cho rằng: “Phi lễ phi

thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”, nghĩa là, “sic chỉ không hạp lễ thì mình đừng ngó, tiếng chỉ chẳng hạp lễ thì mình đừng nghe, lời chỉ ching hap lễ thi mình đừng nói, việc chỉ chẳng hạp lễ thì mình đừng làm” [12, Luận ngữ, Nhan Uyên, tr 180] Lễ chỉ là những hình thức, nghỉ thức nhưng nếu nghỉ thức đó áp dụng sai, hay cho những người không xứng đáng thì một nghi lễ

như vậy mắt hết cả ý nghĩa của nó, và nó không thể phát huy được tỉnh thân của

Lễ Người hiểu Lễ trở thành người có đạo đức cho nên Lễ luôn phải đi đôi với

nghĩa, nhân phải có nghĩa, và ngay cả đạo cũng cần phải có nghĩa mới có thể

thực hiện được

Như vậy, Lễ là chuẩn mực đạo đức trước hết phải thé hiện trong gia đình,

đặc biệt là cha mẹ đã sinh ra mình, tiếp theo đó là chuẩn mực đạo đức thể hiện

trong cách ứng xử của những người có chức quyền, bạn bẻ trong xã hội

Thứ tư, Lễ là công cụ tiết chế hành vỉ của con người

Không Tử rất coi trọng tình cảm của con người Vì thể, ông cho rằng, các

thánh nhân phải dạy cho con người những đạo lý tốt đẹp nhất dé cho con người hình thành những tỉnh cảm tốt đẹp với nhau

Dựa trên quan điểm bản tính của con người vốn đặc trưng là thiện, Không

‘Tir cho ring, con người sinh ra thích sự an tĩnh, nhưng trong quả trình tồn tại con người bị môi trường xung quanh làm cho động Con người khi mới sinh ra giống như một tờ giấy không có vết tích của sự yêu và ghét, thế nhưng sau đó môi trường sống bắt đầu vẽ lên tờ giấy kia sự yêu và ghét Quá trình đó làm cho yêu

và ghét hình thành trong mỗi con người Về bản chất, yêu và ghét không có tiết

độ bên trong nhưng bên ngoài thì chịu sự tác động của môi trường sống làm cho

21

Trang 30

mê muội dẫn đến không làm chủ được bản thân mình Nếu như con người lim

chủ được bản thân không để cho sự mê muội làm chủ bản thân thì còn biết phân

biệt phải trái Ngược lại, nếu chỉ làm theo sự ham muốn của bản thân thì thiên lý

ất bị tiêu diệt Trong sách Kinh Lễ, thiên Nhạc ký nói rằng: “Nhân sinh nhỉ ĩnh, thiên chỉ tinh đã Cam ư vật nhi động, tính chỉ dục đã Vật chi tri tri, nhiên hậu hiểu ố hình yên Hiểu ổ vô tiết ư nội, trí dụ w ngoại, bắt năng phản cung thiên lý

(49, tr 171] Điều này có nghĩa là, người ta sinh ra vốn tĩnh, đó là tính trời, cái tính ấy cảm xúc với ngoại vật mà động, tính động thì thành ra tỉnh Tình

thì tổn tai trong mỗi con người, nhưng nếu không có cái gì để tiết chế thì sẽ làm cho mắt cái thiên tính đó đi

Theo Không Tử, tình cảm của con người khó nắm bắt được, do vậy phải

hướng tình cảm của con người tới những giá trị đạo đức cao cả, tốt đẹp nhất

Trên quan điểm đó, chúng ta có thể hiểu con người thưởng tình hễ có thừa thì xa

xi, khi thiếu thốn thì dè sẻn, nếu không ngăn cấm hành vi thì dẫn tới dâm đăng

Cái tinh của con người không bộc lộ ra bên ngoải mà nó được ẩn khuất bên trong

nên rất khó nắm bắt Chỉ có thể dùng Lễ mới có thể ngăn cắm được sự ân khuất

bên trong đó vì “cái đại dục của người ta là ở việc ăn uống trai gái, bao giờ cũng

có Cho nên dục 6, 14 cái mối lớn của tâm vậy, người ta dấu kin cái tâm, không

biểu hiện ra ngoài Nếu muốn tóm lại làm một để biết cho cùng mả bỏ lễ thì lấy

gì mà biết được” [31, tr 144] Không Tử cho rằng, các triều đại đã qua sở đĩ trị được thiên hạ, là vì họ hiểu được tính tỉnh của con người cho nên mới đặt ra các quy cũ phép tắc bao hàm Lễ và nghĩa dé phân biệt cái lợi và hại là cho dân biết kinh

Theo Không Từ, việc sử dụng Lễ để giáo hóa con người có tác dụng rất tích cực, đem lại thành quả tốt đẹp Sự giáo hóa của Lễ giống như phép màu

nhiệm, ngăn cắm những suy nghĩ lệch lạc ngay lúc chưa hình thành ra kiến

2

Trang 31

người ta ngày cảng đến gần với điều thiện, tránh xa tội lỗi mả tự mình không

biết, Như vậy, Lễ là cắm sự loạn sinh ra: "Người giàu sang biết lễ thì không dâm

tả, không kiêu căng; người bẳn tiện biết lễ thì không nản chí, không lam bay

Người làm vua làm chúa có biết lễ thì mới trị nước yên dân [31, tr 145]

Không Tử chủ trương dùng Lễ đễ giáo hóa tính tình của con người với mục đích là tạo thành một không khi lễ nghĩa, khiến cho xã hội có chung một quan niệm đạo đức, tập quán để làm việc thiện, việc đúng đắn Mục đích cuối cùng là đưa xã hội từ vô đạo trở về với có đạo để xây dựng một xã hội tiến bộ hơn

Không Từ cho rằng, bản tính con người vốn không thiện không ác, con

người trở nên bắt thiện là do không có Lễ Chính vi thế, phải lấy Lễ để điều

khiển hành vi của con người ta có chuẩn mực đạo đức trong các mỗi quan hệ

giữa người với người Điều đặc biệt là ông nhắn mạnh đến vai trò của người quân tử phải biết làm cho sáng cái Lễ, phải biết cung kính tuân theo tiết độ của

Lễ để mọi người học tập và làm theo

1.2.3 Vai trò quan niệm “LỄ" của Không Tử:

Thứ nhất, quan niệm “Lễ" của Khổng Tử đóng vai trỏ quan trọng trong việc đưa Nhân, Nghĩa vào cuộc sống hảng ngày, đưa Nhân, Nghĩa trở thành quy

tắc, đi

duy trì trật tự kỷ cương trong xã hội

vào tâm lý của con người, giáo dục con người tự nguyện tuân theo để

Lễ được xem là chuẩn mực đạo đức của con người Những tính tốt như cung kính, đũng cảm, cần thận, ngay thẳng mà không tuân theo Lễ thì đều là những hành vi xấu Không Tử cho rằng: “cung nhỉ vô lễ, tắc lao; thận nhỉ vô lễ, tắc tÿ; dũng nhỉ vô lễ, tắc loạn; trực nhỉ vô lễ, tắc giảo” [12, Luận ngữ, Thái Bá,

tr 120,] Điều này có nghĩa là: Cung kính quá lễ thành ra lao nhọc thân hình; cân

than quá lễ thành ra nhát gan; dũng cảm quá lễ thành ra loạn nghịch; ngay thăng

2

Trang 32

quá lễ thành ra gắt gỏng, cấp bách Hoặc là, “phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ

vật ngôn, phi lễ vật động” [12, Luận ngữ, Nhan Uyên, tr 180] Nghĩa là, sắc chỉ

chẳng hạp lễ thì mình đừng ngó, tiếng chỉ chẳng hạp lễ thì minh đừng nghe, lời

chỉ chẳng hạp lễ thì mình đừng nói, việc chỉ chẳng hạp lễ thì mình đừng làm

Lễ là toàn bộ những quy tắc ứng xử, mang tỉnh nghỉ thức và nội dung văn hóa yêu cầu mọi người phải luôn tuân theo Lễ đòi hỏi mọi thành viên trong xã hội từ vua quan đến hạng thứ dân, ai cũng phải xác định đúng vị thể của mình trong xã hội, gọi đúng chức danh, làm đúng phận sự của mình Lễ được diễn ra

từ việc tế lễ thần thánh, thờ cúng tổ tiên, đến mọi quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh em, bạn bè, đến những nghỉ thức trong ma chay, cưới xin, cúng

gid, tết, đến cung cách đi đứng, chảo hỏi, ăn uống, trang phục tất cả đều phải

có Lễ, phải tuân theo Lễ

Thứ hai, Lễ tạo ra tình cảm thiện mỹ

Trong không khí lễ nghi, với những trang phục nghiêm túc, con người không thể không vươn tới hoặc trở về với tính thiện, nghĩ tới điều nhân Lễ tiết chế con người sống có đức độ, đó là, những cái thường tỉnh ở con người nếu có thừa thì thường hay xa xi, nếu thiếu thôn thì lại dè xẻn, nếu ngăn cắm thì hoang dâm, không tiết độ thì tổn thất, buông thả lòng dục Vì vậy, trong ăn uống thì

phải có hạn, y phục thì phải có tiết chế, nhà cửa đúng kiểu cách là đề phòng nguyên nhân gây nên loạn Lễ giúp con người giữ đúng đạo phải trái, trật tự trên dưới: "Đạo đức nhân nghĩa không có lễ không thảnh, dậy bảo sửa đổi phong tục không lễ không đủ, xử việc phân tranh kiện tụng không lễ không không quyết, vua tôi trên dưới, cha con, anh em không lễ không định, học tập nhờ thay không

lễ không thân thiết, xếp đặt triều chính, điều hành quân lính, ở chốn công đường không lễ không nghiêm Bởi thế người quân tử (người có lễ) dung mạo phải

ung dung, trong lòng phải kính cẩn, giữ gìn phép tắc, xử thế nhường nhịn để làm

4

Trang 33

sáng rõ lễ" [ 16, tr 184, 185] Lễ còn dạy cho con người biết rõ thân sơ, quyết sự

hiểm nghĩ, làm sáng rõ phải trái, trên dưới có thứ bậc rõ rằng, lãm cho con người

có lòng khoan dung, độ lượng, nhân ái

Không Từ là người đề cao Lễ nên ông yêu cầu mọi người, từ vua quan đến thường đân đều phải nghiêm khắc với chính bản thân minh trong lời nói lẫn việc làm, kể cả việc nhỏ nhất trong sinh hoạt hàng ngày Không Tử không những kêu gọi mọi người thực hiện theo Lễ mà bản thân ông cũng là người luôn tuân thủ chấp hành theo Lễ,

Như vậy, Lễ của Khổng Tử là đạo lý, là phép tắt, là hành vi chính trị, qua

đó giúp con người duy trì, phân rõ tôn trật tự trong gia đình, ngoài xã hội, quốc

gia Lễ có ý nghĩa giúp cho con người phòng ngửa trước những điều xấu xảy ra,

hướng con người làm những điều thiện, điều hay, lẽ phải cho xã hội Người có

Lễ là người biết tự chủ, kiểm chế bản thân trước điều xấu, hòa đồng đúng mực với mọi người Người không học Lễ sẽ không biết lập thân, không có được

khuôn phép trong gia đình và ngoài xã hội Ngoài ra, quan niệm *Lễ" của Khổng

Từ còn huy động dư luận xã hội phê phán những người không tuân theo Lễ,

nghĩa là không biết liêm sĩ, làm điều xấu, không tuân theo tôn tỉ trật tự thứ bậc

Nếu con người vi phạm Lễ thì sẽ cắn rứt lương tâm, do đó nó có tác dụng tích cực đến con người, yêu cầu con người phải luôn ngay thẳng, trung thực, làm điều đúng cho xã hội

1.2.4 Mối quan hệ giữa quan niệm “LỄ” với Nhân, Nghĩa, Pháp, Nhạc, Hoa

Thứ nhất, mỗi quan hệ giữa Lễ với Nhân

Chữ Nhân bao gồm hai chữ nhan va nhị hợp lại thành một chữ, nghĩa là

nói về lòng yêu thương con người Theo Luận Ngữ thì Nhân có ý nghĩa rắt phức

Trang 34

tạp, nhưng xét lại cho cùng về mặt phương diện chính trị thì Nhân có thể được

hiểu:

- Khi Phản Trì hỏi về đức Nhân, Không Tử đáp: “Ái nhơn” (Nhân là

thương người) [12, Luận ngữ, Nhan Uyên, tr 192]

- Khi Nhan Uyên hỏi Khổng Tử về đức Nhân, Khổng Từ trả lời rằng

“Khắc kỷ, phục lễ vi nhân Nhứt nhựt khắc kỷ, phục lễ, thiên ha qui nhân yên Vỉ nhân đo kỷ, nhỉ do nhơn hỗ tai ?” [12, Luận ngữ, Nhan Uyên, tr 180] Điều này

có nghĩa là, làm nhân là khắc kỷ, phục lễ, tức là chế thắng lòng tư dục, vọng

niệm của mình mà theo lễ tiết Ngảy nào mà mình khắc kỷ, phục lễ ngày đó mọi

người trong thiên hạ tự nhiên cảm hóa mà theo về đức Nhân Vậy làm Nhân do nơi mình, chớ há do ai sao?

- Khi học trò tên lả Trọng Cung hỏi về đức Nhân, Không Tử đáp rằng:

“Xudt mén như kiến đại tân; sử dân, hư thừa đại tế; kỹ sở bất dục, vật thỉ ư nhơn Tại bang võ oán, tại gia vô oán” (Khi ra khỏi nhả, mình phải giữ cho trang nghiêm kính cẩn dường như sắp gặp khách quí; khi sai dân làm việc công, mình

sốt sắng thận trọng dường như thừa hành một cuộc cúng tế lớn Trong nước ai chẳng oán mình; ở nhà, ai chẳng ghét mình Đó la hạnh của người nhân) [12,

Luận ngữ, Nhan Uyên, tr 180],

~ Khi Từ Trương hỏi đức Không Tử về cách làm Nhân, Khổng Tử cho rằng: “Năng hành ngũ giả ư thiên hạ, vi nhân hÿ cung, khoan, tín, mẫn, huệ Cung tắc bất vũ, Khoan tắc đắc chúng; tín tắc nhơn nhậm yên; mẫn tắc hữu công; huệ tắc tie di sử nhơn” [12, Luận ngữ, Dương Hóa, tr 272] Điều này có nghĩa là: Không Từ đáp với học trỏ rằng, người nhân là người có thể làm cho

năm điểu đức hạnh phổ cập trong thiên hạ đồng thời giải thích năm điều đó là

Tự mình nghiêm trang tề chỉnh, có lòng rộng lượng, có đức tín thật, mau mắn siêng năng, thi ân bố đức Nếu mình có lòng rộng lượng, thì mình thu phục lòng

26

Trang 35

người Nếu mình có đức tín thật, thì người ta tin cậy mình Nếu mình mau mắn

siêng năng, thì làm được công việc hữu ích Nếu minh thi ân bố đức, thì mình sai

khiến người được

- Khi Từ Công hỏi vẻ người Nhân: *Như hữu bác thí ư dân, nhỉ năng tế chúng, hà như Khả vị nhân hồ ? Khổng Tử trả lời: "Hà sự ư nhân ? Tat gia thánh hồ Nghiêu, Thuấn kỳ do bệnh chư! Phù, nhân giả, kỷ dục lập nhỉ lập nhơn; kỷ dục đạt nhỉ đạt nhơn; năng cận thủ thí, khả vị nhân chỉ phương gia di” [12, Luân ngữ, Ung Dã, tr 96] Có nghĩa là, Từ Cống hỏi Không Từ rằng, ví như

có người thì ân bố đức cho khắp cả dân gian, lại hay cứu thể cho đại chúng, thì nên nghĩ cho người ấy như thế nào ? Có nên gọi là người nhân chăng ? Khổng

Từ trả lời rằng, Sao chỉ gọi là người nhân thôi ? Phải gọi họ là thánh mới xứng 'Vua Nghiêu, vua Thuấn cũng khó mà làm xong những việc ấy Người Nhân hễ

muốn tự lập lẫy thân mình thì cũng lo mà thành lập cho người; hễ muốn làm cho

lễ xử với mình như thé nao thi cũng xử với người xung quanh minh như thế ấy Đó là những phương

pháp phải thì hành dé trớ thành người đức Nhân

Nhân biểu hiện trong tất cả các mối quan hệ xã hội, từ chỗ con cái yêu

thương cha mẹ (hiếu), em hòa thuận với anh chị (để), bề tôi “trung” với vua, vua

mình thông đạt thì cũng lo làm cho người được thông đại

yêu thương bề tôi, cha mẹ yêu thương con cái (từ) Trong đó, hiểu đễ là gốc, bởi

vi, nếu môt người mà không biết yêu quỷ cha mẹ, anh chị em của mình thì không thể có lòng yêu quý người khác, nếu có cũng chỉ là giá dối, vị kỹ mà thôi

Nhân và Lễ có mối quan hệ với nhau, không tách rời nhau, phụ thuộc lẫn nhau, có cái nảy thì phải có cái kia và ngược lại Người có Nhân không thể không theo về với Lễ và người đã theo đúng Lễ là người có Nhân Trong mối quan hệ này, Khổng Tử cho đức Nhân là gốc của Lễ và Nhạc Ông viết “Nhơn

nhí bắt nhân như lễ hà? Nhơn nhỉ bất nhân như nhạc hà?” [12, Luận ngữ, Bát

27

Trang 36

Dật, 32] Có nghĩa là, người ta mà chẳng có lỏng Nhân, làm sao mà thi hành lễ tiết Con người chẳng có lòng Nhân làm sao mà thi hành âm nhạc Điều này thể hiện Lễ gốc ở kinh, người bất Nhân chẳng có niềm cung kính, đâu có thể hành lễ

cho nghiêm trang Nhạc chủ ở hỏa, người bắt Nhân chẳng có niềm hỏa khí thì đâu có thể nào trỗi nhạc cho tỉnh vi được Do đó người không có đức Nhân thì

Lễ là vô nghĩa vả nhạc cũng chăng đề làm gi

Lễ là hình thức biểu hiện cúa Nhân Con người sẽ không đạt được Nhân nếu như nghe, nhìn, nói, làm trái Lễ Khi Nhan Uyên hỏi Không Tử về điều mục của người đức nhân, Khổng Tử trả lời rằng: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động” (sắc chỉ chẳng hạp lễ thì mình đừng ngó, tiếng chỉ

chăng hạp lễ thì mình đừng nghe, lời chỉ chăng hạp lễ thì mình đừng làm Bốn

điều ấy là điều mục của đức nhân đó) [12, Luận ngữ, Nhan Uyên, tr 180]

Theo Không Từ, Lễ không phải là một nội dung hoàn toàn độc lập mà là

một biểu hiện đạo đức luôn gắn liền với Nhân Trong mối quan hệ giữa Nhân và

Lễ thì Nhân là gốc, là nội dung, còn Lễ là biểu hiện của Nhân Nếu không có Nhân mà dùng Lễ thì Lễ chỉ là hình thức sáo rỗng mà thôi, bởi vì Khổng Tử quan niệm rằng, trong các Lễ, việc xa xỉ chẳng bằng tiết kiệm, trong tang lễ, đầy

đủ tang lễ chẳng bằng việc thương xót người đã mắt Như vậy, ở đây, Không Tử khẳng định trong việc thực hành Lễ thì không gì bằng tắm lòng đức Nhân của con người

Khổng Từ cho rằng, người không có lòng Nhân thì Lễ chỉ la hình thức mà thôi Nhà cằm quyền nếu không có đức Nhân mà cảng trọng Lễ thì cảng thủ cựu, cảng trở nên độc tài Pháp điển mà không lập theo tình Nhân thì dễ hóa ra tàn khốc Do đó, Lễ là để giữ sự tôn tỉ, phân biệt trên dưới, giai cấp Nhân là tình

người, nếu không có tỉnh người thì làm sao mà hòa hợp nhau được, người này.

Trang 37

người khác, giai cấp này với giai cắp khác chỉ coi nhau như kẻ thù, người trên ức hiếp người dưới, người bề dưới chống đối người bề trên

Nhu vậy, để đạt được Nhân thì con người cần phải có Lễ, Lễ là hình thức

biểu hiện của Nhân, con người sẽ không đạt được Nhân nếu như: xem, nghe, nói, lam điều trái Lễ Do đó, Nhân và Lễ là hai mặt của một vấn đẻ, Nhân là chuẩn để quy định Lễ, Lễ là phương tiện để thực hiện Nhân Nhân và Lễ là hạt nhân trong

tư tưởng đạo đức của Không Tử, từ Nhân và Lễ có thể dich ra cả một hệ thống các khái niệm đạo đức như trung, hiểu, nghĩa, tín

Thứ hai, mỗi quan hệ giữa Lễ với Nghĩa

Trong học thuyết của mình, Khổng Từ ít bàn luận đến Nghĩa nhưng ông luôn hành động theo Nghĩa Theo Khổng Tử, Nghĩa là lẽ phải, là điều hay, điều đúng, hợp đạo lý mà con người phải làm, không hẻ mưu tính đến lợi ích cá nhân Việc nên làm mà không làm là bất Nghĩa, còn việc không nên làm mà làm cũng

là bất Nghĩa Theo ông, bậc quân tử làm việc cho đời, không có việc gì mà người

ấy cố ý làm, không có việc gì người ấy cố ý bỏ, hễ hợp nghĩa thi làm, nếu không làm theo điều Nghĩa thì không đáng mặt là đắng quân tử: "Phi kỳ qui nhỉ tế chí, siễm giả Kiến nghĩa bất vi, vo dong gia” (thấy việc đáng làm để giúp người, thé

mà không chịu ra tay, người như vậy là nhát gan, không đáng mặt quân tử) [12, Luận ngữ, Vi chỉnh, tr 28] hay "quân tử chỉ ư thiên hạ giã, vô thích giã, vô mịch giã, nghĩa chỉ đữ tỷ” (bậc quân tử làm việc cho đời, không có việc gi mà người

gì người cỗ ý bỏ, hỄ hợp nghĩa thì làm) [12, Luận ngữ,

được, thân không có Lợi không yên Cái Nghĩa nuôi sống người ta lớn hơn cái

29

Trang 38

Lợi Cho nên, thấy cái Lợi phải nghĩ đến điều Nghĩa, khơng nên vì Lợi mà làm mắt Nghĩa

Khổng Tử luơn đặt Nghĩa đối lập với Lợi, ơng cho rằng: “Quân tử dụ ư nghĩa; tiểu nhơn dụ ư lợi” (Bậc quân tử tỉnh tường về việc nghĩa, kẻ tiểu nhơn rảnh rẽ về việc lợi” [12, Luận ngữ, Lý nhân, tr 58] Theo Khơng Từ, đã là người quân tử thì khơng bao giờ thấy điều Lợi mà bỏ việc Nghĩa Nếu làm việc phi Nghĩa mà được giàu sang thì đành chịu nghèo khổ cịn hơn: “Phạn sơ tự, khúc quảng nhỉ chẩm chỉ, lạc diệc tại kỳ trung hỹ Bắt nghĩa nhỉ phú thả quí, ư ngã

như phù vân” (Ăn cơm thơ, uỗng nước lã, co cánh tay mà gối đầu, ở trong cảnh

đơn bạc như vậy, nhà đạo đức cũng lẫy làm vui Ché do nơi những cuộc hành vi

bất nghĩa mà trở nên giàu cĩ và sang trọng, thi ta coi cảnh ấy như mây nổi) [12,

Luận ngữ, Thuật nhỉ, tr 106]

Khơng Tử cịn cho rằng, bậc quân tử nên dung hịa Nhân Nghĩa và tải lợi

Nếu mình chỉ biết lợi cho mình, cho nhà mình, cứ lo vơ vét của cải của dân về

cho mình thì dân sẽ ốn hận mình và cĩ thé hai mình: “Phỏng ư lợi nhi hành, đa

ốn” (Kẻ nào nương theo lợi mà thí hành, ất cĩ nhiều người ốn thủ) [12, Luận

ngữ, Lý nhân, tr 54]

Theo Khổng Từ, giữa Lễ và Nghĩa cĩ mối quan hệ mật thiết với nhau

Điều này thể hiện rõ trong hình ảnh bậc quân tử: "Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ

hành chỉ, tốn dĩ xuất chỉ, tín đĩ thành chỉ Quân tử tạ" (Người quân tử làm việc chỉ cũng lấy nghĩa làm gốc Người noi theo tiết lễ mà thi hành, người phát biểu cơng việc mình bằng đức khiêm tốn và người thành tựu nhờ lịng tín thật Làm một việc mà cĩ đủ đức tánh: Nghĩa, lễ, tốn tín như vậy, thật là quân tir thay!) (12, Luận ngữ, Vệ Linh Cơng, tr 246]

Như vậy, cĩ thể nhận thấy, Nghĩa là căn cứ để hình thành Lễ, cịn Lễ là

tiêu chuẩn để xác định hành vi đĩ cĩ Nghĩa hay khơng

30

Trang 39

Thứ ba, môi quan hệ giữa Lễ với Pháp

Việc cai trị xã hội cần phải có một quy tắc, phương pháp, quy định nhất

định để mọi người trong xã hội tuân theo Trong thời kỳ xã hội phong kiến Trung Quốc có hai nhà tư tưởng đối lập nhau về cách cai quản xã hội đó là tư tưởng Đức trị của Nho gia (tiêu biểu là Khổng Từ), tư tưởng dùng Pháp trị để cai trị xã hội của Pháp gia (tiêu biểu là Hàn Phi Tử)

Tư tưởng Đức trị của Nho gia ra đời thời Xuân Thu do Không Tử khởi xướng dùng để duy trì trật tự xã hội, nêu ra năm tư tưởng đạo đức cơ bản của người quân tử: Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín, trong đó ông đặc biệt nhắn mạnh Nhân và Lễ, giúp cho con người biết ý thức được bản thân, tuân theo các quy tắc, phong tục do xã hội đặt ra Không Tử cho rằng, Đức trị muốn đạt được hiệu quả

cao thì phải đi đôi với Lễ trị, ông nhắn mạnh vai trò của Lễ trị như sau: *Thị cố,

lễ giả quân chỉ đại bính đã Sở dĩ biệt hiểm minh vi, bân quỷ thần, khảo chế độ, biệt nhân nghĩa; sở di tri chính an quân dã" (23, tr 274], có nghĩa là: Lễ là công

cụ trị nước của quân vương, dùng để phán đoán thị phi, quan sát sáng tối, kính

phụng quỷ thần, khảo sát chế độ, đảm bảo luân thường; dùng để thúc đây chính

sự, củng cố chính quyền

Ngược lại với tư tưởng Đức trị của Không Tử, tư tưởng Pháp trị được khởi xứng từ Quản Trọng, Thận Đảo, Thân Bắt Hại, Thương Hưởng và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử Theo Hàn Phi Tử, muốn cai trị dat nước thi cằn đến ba yếu

tố cơ bản:

~ Pháp: Là hiển lệnh chép ở công đường để bẩy tôi theo đó làm việc, công khai rõ rằng ở chỗ trăm họ, để họ biết mà tuân theo, phải xử lý nghiêm mình những người vi phạm quy định đã để ra, với tỉnh thả

nhượng với người mình yêu thương, đồng thời, không khắc nghiệt với người mình ghét

xử lý: Không khoan

31

Trang 40

~ Thế: Mọi người trong nước phải tuân theo pháp lệnh của nhà vua, kể cả

lời nói và tư tưởng Ở đây thuyết Pháp trị sử dụng nội dung “chính danh” của Nho giáo, theo đó, vua phải làm tròn phận sự của mình, các quan lại, dân chúng tùy theo danh phận của mình mà lảm tròn công việc của mình Trong đó chỉ có vua mới là người có thể cai trị thiên hạ

~ Thuật: Là phương pháp điều hành Thuật bao gồm ba nội dung: bổ nhiệm, kiểm tra và thưởng phạt

Pháp cùng với Lễ là cơ sở dé xây dựng trật tự kỹ cương xã hội Nếu như Không Tử chủ trương quản lý xã hội bằng đạo đức thì Hàn Phi chủ trương quản

hệ với nhau Pháp luật phong kiến là pháp luật thể hiện tit cả các quan

điểm đạo đức, lễ nghỉ được thể chế hóa vào trong pháp luật, là những đặc trưng quan trọng của pháp luật phong kiến Trung Quốc Pháp luật Trung Quốc có sự kết hợp giữa đức và pháp, giữa lễ và hình Xét đến cùng, Pháp trị cũng chỉ là một

hình thức của Đức trị mà thôi Bởi vì muốn thi hành được chủ trương của Pháp

gia đưa ra, xã hội cũng cần có một đắng minh quân, một nhà vua sáng suốt, am

hiểu nguyên tắc Pháp trị và chịu khép mình theo nguyên tắc LỄ nghĩa của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ

Tóm lại, trong suốt thời ki phong kiến Trung Quốc, hai quan điểm cai trị

xã hội là Đức trị và Pháp trị đã cùng tổn tai với nhau, tương hỗ nhau Tuy nhiên,

ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì mức độ ánh hưởng của hai học thuyết này

có khác nhau, Nhìn chung thì thuyết Đức trị của Nho giáo (đại điện là Không Từ) giữ vị trí thượng tôn, thuyết Pháp trị của Pháp gia (đại diện là Hàn Phi Từ)

32

Ngày đăng: 20/11/2024, 21:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w