1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Các Trường Phổ Thông Tư Thục Trên Địa Bàn Thành Phố Thủ Dầu Một Tỉnh Bình Dương

127 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Các Trường Phổ Thông Tư Thục Trên Địa Bàn Thành Phố Thủ Dầu Một Tỉnh Bình Dương
Tác giả Trương Thị Thanh Tuyền
Người hướng dẫn TS. Lê Mỹ Dung
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm - ĐH Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản Lý Giáo Dục
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 10,16 MB

Nội dung

học sinh Trung học phổ thông, hiệu trưởng trường trung học thực hiện các chức răng quản lý của mình, tác động lên các thành tổ hoạt động dạy học GDKNS của giáo viên và học sinh, nhằm thự

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

'TRƯƠNG THỊ THANH TUYỂN

TRUONG PHO THONG TU THUC TREN DIA BAN

THANH PHO THU DAU MOT TINH BINH DUONG

LUAN VAN THAC SI QUAN LY GIAO DUC

2022 | PDF | 127 Pages buihuuhanh@gmail.com

Da Ning - Nam 2022

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM

'TRƯƠNG THỊ THANH TUYỂN

QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC KY NANG SONG

CHO HQC SINH TRUNG HOC PHO THONG O CAC

THANH PHO THU DAU MOT TINH BINH DUONG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Trang 3

Tôi xim cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quà nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố

trong bất kì công trình nào khác Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình

Tác giả

mm k

Trương Thị Thanh Tuyền

Trang 4

SINH TRUNG HQC PHO THONG 6 CAC TRUUONG PHO THONG TU’ 'THỤC TREN DJA BAN THANH PHO THU DAU MOT TINH BINH DUONG

Ngành: Quản lý giáo dục

'Họ và tên học viên: “Trương Thị Thanh Tuyền

Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Mỹ Dung

Cơ sở đào tạo: "Trường Đại học Sư phạm - ĐH Đà Ning

“Tám tất:

Những kết quả chính

*Quản lý hoạt động giáo dục Rÿ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trưởng Phd thông tư thực trên địa bàn thành phổ Thủ Đầu Một tỉnh Bình Dương”

1 Đề tài khái quát hóa, hệ thống hóa khải niệm quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh Trung học phổ thông, hiệu trưởng trường trung học thực hiện các chức răng quản lý của mình, tác động lên các thành tổ hoạt động dạy học GDKNS của giáo viên và học sinh, nhằm thực hiện

đạt yêu cầu cúc mục tiêu nhiệm vụ trong chương trình GDKNS cấp THPT đặt ra

2 Nghiên cứu đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh THPT ở các

trường phổ thông tư thục trên địa bản thành phố Thủ Dẫu Một tỉnh Bình Dương được đánh giá ở mức

độ trung bình với các nội dung quản lý hoạt động GDKNS đã nêu trên Nguyên nhân thực trạng quản

lý hoạt động GDKNS tại các trường phổ thông tư thục trên địa bản thảnh phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình

Dương như kết quả niêu trên, được xác định lả do chất lượng, năng lực về GDKNS và quản lý GDKNS

của đội ngũ CBQL và giáo viên tại các trường phổ thông tư thục trên địa bản thảnh phố Thủ Dầu Một tinh Binh Dương chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng GDKNS tại các trường phổ

thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dẫu Một tỉnh Bình Dương hiện nay Bên cạnh đó, các yêu

cầu về phương tiện, cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ và kinh phí phục vụ cho hoạt động GDKNS, và quản lý hoạt động GDKNS tại các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương còn khá nhiễu hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động GDKNS tại phổ thông tư thục trên địa bản thành phổ Thủ Dầu Một tỉnh Binh Dương

3 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý hoạt động GDKNS tại các trường phổ thông tư thục trên địa bản thành phố Thủ Đẫu Một tính Bình Dương luận văn đề xuất 5 biện pháp quản

lý hoạt động GDKNS tại các trường phổ thông tr thực trên địa bản thành phố Thủ DẦu Một tỉnh Bình

Dương, Các biện pháp được khảo nghiệm có tính cấp thiết vả kha thi cao,

Ÿ nghĩa khoa học và thực tiễn

Đề tài có ý nghĩa khoa học trong việc bỗ sung kho tảng ly luận về quản lý hoạt động GDKNS tai

các trường phổ thống tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương Đồng thải, đề tài

là cơ sở để hiệu trưởng các nhà trường phổ thồng tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Binh Dương điều chỉnh các hoạt động quản lý của mình đổi với hoạt động GDKNS nhằm góp phần niâng cao hiệu quả giáo dục

Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề

“Trên cơ sở nghiên cứu đề tải này, phát triển ý tưởng nghiên cứu tiếp theo có thể vận dụng cơ sở:

lý luận về quản lý hoạt động GDKNS cấp THPT, có thể vận dụng vào quản lý hoạt động GDKNS ở

cấp THPT nhưng cần xem xét góc độ chủ thể và nội dung GDKNS lả cắp THPT

“Từ khóa: quản lý, giáo dục thể chất, trường THPT, hoạt động giáo dục kỹ năng sống tỉnh Bình

Duong

Trang 6

PRINCIPAL SCHOOLS LONG HO DISTRICT, VINH LONG PROVINCE

Student's name: Truong Thi Thanh Tuyen

Abstract

Main results

1 The topic of generalization, systematizing the concept of management of life skills education activities for high school students, is the high school principal performing his management functions, affecting the components of education teaching activities of teachers and students, in order to meet the requirements of the task objectives in the high school life skills education program,

2 The study analyzed the management of education activities for high school students in private high schools in Thu Dau City, Binh Duong province, which was assessed at an average level with the above-

‘mentioned GDKNS management contents.3 On the basis of theoretical research and the actual situation of the management of physical education activities in primary schools in Long Ho district, the thesis proposes 6 measures to manage physical education activities in primary schools in Long Ho district Measures tested are urgent and highly feasible The reason for the current situation of management of education and education activities in private high schools in Thu Dau City, Binh Duong province as above, is determined to be due to the quality and capacity of education and education management of staff and teachers at private high schools

in Thu Dau City A Binh Duong province has not met the requirements for renovating and improving the

‘quality of education and education in private schools in Thu Dau Dau City in Binh Duong province today In addition, the requirements for vehicles, facilities, equipment, tools and funding for GDKNS activities, and management of GDKNS activities at private high schools in Thu Dau City, Binh Duong province, are still quite limited, not meeting the requirements to improve the quality of education activities in private schools in the area, Thu Dau City A Binh Duong Province

3 On the basis of theoretical and practical research on management of GDKNS activities in private high schools in Thu Dau Dau City, Binh Duong province, the thesis proposes 5 measures to manage education and

st private high schools in Thu Dau Dau City, Binh Duong province And highly feasible Scientific and practical significance

‘The topic has scientific significance in the addition of the theoretical treasures on management of education and education activities in private high schools in Thu Dau City, Binh Duong provinee, At the same time, the topic is the basis for the principals of private high schools in Thu Dau City A Binh Duong province

to adjust the management activities of thu Dau City am dealing with GDKNS activities to contribute to

improving the effectiveness of education

‘The next research direction of the topic

(On the basis of researching this topic, developing the next research idea can apply the theoretical basis

of management of high school-level education activities, which can be applied to the management of GDKNS activities at the high school level but it is necessary to consider the subject perspective and the content of education is high schoo! level

Keywords: management, physical education, high school, life skills education activities, Binh Duong province

Instructor's Confirmation Student

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Khách thể vả đối tượng nghiên cứu

Giả thuyết khoa học

were Phạm ví nghiên cứu cua đê tài

2 Nhiém vu nghiên cứu

7 Phương pháp nghiên cứu

8 Ý nghĩa đồng góp của luận văn : CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẦN LY HOAT DONG GIÁO Ð DỤC K KỸ NANG SONG CHO HQC SINH TRUNG HQC PHO THONG 6 CÁC

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cửu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh Trung học phô thông ở các trường trung học phổ thông tư thục

1.1.1 Ở nước ngoài

1.12 Ở trong nước : =

1.2 Các khái niệm chỉnh của đề tài sccereeeerrrerren

1.2.1 Khái niệm quán lý

1.2.5 Khái niệm quản lý hoạt động giáo duc ky nang séng "- 1.3 Lý luận về hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học 0o phê thông

ở các trường Phỏ thông tư thục tr reerererrrrree seseeeoee T4 1.3.1 Tầm quan trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh h Tượng học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục -14

Trang 8

1.3.4 Phương pháp và hình thức giáo dục ky a năng sống cho học sinh h Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục 218 1.3.5 Điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phố thông ở các trường Phổ thông tư thục 2 1.3.6 Kiém tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh a Tru

học phổ thông ở các trưởng Phổ thông tư thục sae eon 1.4 Quản ly hoạt đồng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ih Trung học pha thông ở các trường Ph thông tư thú€ -.sssoscsoseererreeerrrerrror _- 1.4.1 Quản lý về mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tningh học se ahi, 25 1.4.2 Quản ly về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ

CHUONG 2 THỰC 1 TRANG G QUAN LY HOAT DONG GIÁO DỤC KỸ NANG SÓNG CHO HQC SINH THPT G CAC TRUONG PHO THONG TU’

THUC TREN DIA BAN THANH PHO THU DAU MOT TINH BiNH

DƯƠNG :cciucccciccEbiioBabddgBaEUD48g0DLg80DLg010 018104 g0 giờ 29 3.1 Khải quất quá trình khảo sát 29

Trang 9

2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ

thông ở các trường phỏ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dâu Một tỉnh

trường phô thông tư thục trên địa bàn thành phô Thủ Dầu Một 50

2.4.3 Quản lý phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho

học sinh Trung học phổ thông ở các trưởng phô thông tư thục trên địa bản thảnh

2.4.4 Quản lý về điều kiện phục vụ tô chức hoạt at dong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục 254 2.4.5 Quan ly kiém tra đánh giá hoạt động giáo dục kỳ năng sống choh học sinh

Trang 10

SONG CHO HOC SINH TRUNG HỌC PHÔ THÔNG Ở CÁC TRƯỜNG

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản gì hoạt động, giáo dục KNS cho học sinh Trung học phổ thông ở các trưởng Phổ thông tư thục trên địa bản thành phố Thủ

Dâu Một tỉnh Bình Dương 22222222222222222220222272222Ere sessesererreeorsee-e.-.ÔÔ)

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kỳ năng s

3.1.3 Đảm báo tính toàn diện của quản lý hoạt động gi

học sinh Trung học phổ thông

3.1.4 Đảm bảo tính kế thừa của quản nih hoat ding gi gido duc yt năng sống cho học sinh Trung học phổ thông 61

3.2.1 Nâng cao nhận thức về giáo dục kỳ năng sống cho cán bộ quản lý, giáo

viên, phụ huynh học sinh về hoạt động giáo dục kỹ năng sông cho học sinh 62

3.22 Tô chức các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ, TDTT, các cuộc thi nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh -66 3.2.3 Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

3.2.4 Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động gi:

cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục

Trang 11

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sông cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tư thục

3.3 Khao nghiệm tỉnh cấp thiết và tính khả thì của các biện hệ,

3.3.1 Đối tượng khảo sát seat

3.3.2 Phương pháp tién hanh Khao sat

3.3.3 Muc dich khao sat

Các biện pháp được khảo tonnghiệm

3.3.5 Nội dung khảo sắt 2 ec~ecrcee eee

Ket qua Khảo sit aces caer eae Ha G0 Lá 0HẾ du ng 79

TAT LIBU THAM KHAO 0.00.ccccstcsccsstssectttssecbntstnhntntenbatntenes 87 PHU LUC

QUYET DINH GIAO DE TALLUAN VAN (Ban sao)

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TÁT

5 GDKNS Giáo dục kỹ năng sông

Trang 13

2.1: | Quy ước xử lý thông tín phiêu khao sat 30 a5, | Cơ cầu tô chức quân lý và đội ngủ giáo viên, nhân viên các nhà |_

trường

23: _ | Thành tích nôi bật về học lực của các trường khảo sắt 34 2-4: _ | Kết quả rèn luyện hạnh kiêm của các trường khảo sắt 34 2s | Bing dink gid mie độ nhận thúc về tâm quan trọng cua|

GDKNS

2:6: _ | Báng đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu hoạt động GDKNS 36 2.7: _ | Bảng đánh giả kết quả thực hiện mục tiêu hoạt dong GDKNS 38 2:8: _ | Đánh giá mức độ thực hiện của GV đôi với nội dung GDKNS [40 2.9: | Đánh giá về phương pháp GDKNS 4 2.10: | Đánh giá về hình thức GDKNS 4 2.11: | Đánh giá về điều kiện phục vụ tô chức GDKNS 4 2.12: | Đánh giá việc kiêm tra, đánh giá hiệu quá hoạt động GDKNS 48 2-13: | Mức độ thực hiện quản lý mục tiêu của hoạt động GDKNS 30 2.14: [Mức độ thực hiện công tác quan lý về nội dung GDKNS aT bys, | Thực trang quan lý phương pháp và hình thức hoạt động| ,

Trang 14

1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội vả hội nhập quốc tế

đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng đến quá trình hình

thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Trong giai đoạn hiện nay, học sinh chưa

được trang bị đầy đú kiến thức và kỹ năng cần thiét dé img pho phù hợp với các sự việc đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như các biến động xuất phát tử chính tâm sinh

lý của các em

Van để thanh thiếu niên nói chung vả học sinh THPT nói riêng thiếu kỹ năng sống, thiểu tỉnh tự tin, tự lập và lỗi sông ich kỷ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với xã hội,

gia đình và bản thân đang là những cán trở lớn cho sự phát triển của thanh thiểu niên

khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền lòng Các em thiếu các kỹ năng cần thiết, không biết cách xử lý các tình huống đơn giản trong cuộc sống, Hiện tượng học sinh vi

phạm pháp luật, luật giao thông biểu hiện ngày càng phức tạp: tình trạng bạo lực học đường gia tăng ngày một báo động, các clip học sinh đánh nhau, đặc biệt là nữ học

sinh đánh nhau xuất hiện ngày càng nhiều Nhiều học sinh sống khép kín với thực tại,

bị lôi cuốn vào thể giới ảo của internet, game oline và mạng xã hôi mà đánh mất những

t bạn, cơ hội thể hiện khả năng tiềm ân của bản thân, thu hẹp không gian sống

và phát triển làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện

Nguyên nhân của những biểu hiện trên thì có nhiều nhưng chung quy là do nhận

thức, ý thức và về cơ bản vẫn là do các em thiểu kỹ năng sống Phụ huynh quá bận rộn với công việc, ít có thời gian gẵn gũi con, việc giáo dục kỹ năng sống cho con ít được

quan tâm Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chưa có nội dung giáo dục kỹ

năng sống riêng Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT chủ yêu thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Thực tiễn này khiển các nhà hoạch định chính sách, những người xây dựng chiến

lược giáo dục và các nhà nghiên cứu giáo dục phải đặc biệt quan tâm đến giáo dục kỹ

năng sống cho thể hệ trẻ nói chung, học sinh THPT nói riêng Chiến lược phát triển

giáo dục 2011 - 2020 đã xác định mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông đến năm

2020 là "Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hoá, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học”

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thể hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực

phục vụ xã hội hiện đại, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ, theo

bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất lä cách tiếp cận kỹ năng sống, đó là:

Hoe dé biết, Học dé làm, Học để tự khăng định mình và Học để cùng chung sống Việc rên luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong năm nội dung cơ bản của Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008- 2013 do Bộ Giáo dục và Đảo tạo chỉ đạo Tuy

Trang 15

trong giáo dục phô thông ở Việt Nam chưa thật cụ thé, nhất là việc hưởng dẫn tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các cắp, bậc học còn hạn cl áp dụng và

giáo dục kỹ năng sống của giáo viên côn gặp nhiều khỏ khăn và lúng túng, giáo dục kỹ

năng sống cũng như quản lý giáo dục kỳ năng sông cho học sinh ở các trường còn khá

mới mẻ Mặt khác, đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc quản lý hoạt động dạy và

học của giáo viên và học sinh cũng như quản lý các hoạt động giáo dục khác nhưng nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống và nhất là đối với học sinh THPT cỏn rất it

Trước thực trang hiện nay, trong các trường, THPT nói chung vả phố thông tư

thục nói riêng trên dia ban thành phố Thủ Dầu Một một bộ phận không nhỏ học sinh

có biểu hiện nhận thức lệch lạc và sống xa rời các giá trị đạo đức truyền thông, tỉnh trạng bạo lực học đường có biểu hiện ngày một gia tăng, không ít bộ phận học sinh

sống thiếu văn hoá, thiếu tinh tu tin, t lập, sống ch kỷ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với

bản thân, gia đỉnh, nhà trường và xã hội chỉ biết hưởng thụ, việc được chăm lo từ

người khác mả không thấy được nghĩa vụ phải thương yêu, kính trọng và giúp đỡ cha

me, ông bả, gia đình Học sinh THPT là lứa tuổi muốn nỗi loạn, muốn tập lâm người

lớn, muốn khẳng định mình trong gia đình và ngoài xã hội, muốn thoát khỏi sự kiểm

soát của bố mẹ và thầy cô giáo bởi vì đây là lửa tuôi có nhiều thay đổi mạnh mẽ vẻ thẻ

t, sức khoẻ và tâm lý Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, tính khí thất thường, hành động xốc nôi nên dễ dẫn đến tình trạng phạm pháp, tinh trang nay

dục kỹ năng sống cho hoc sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông ti

thục trên địa bàn thành phỗ Thủ Dẫu Một tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu

của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỳ năng sống

cho học sinh THPT ớ các trưởng phô thông tư thục trên địa bàn thành phố Tha Dau Một Trên cơ sở đó, đẻ xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ớ các trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phổ Thủ Dầu Một

nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vả phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông

tư thục trên địa bàn thành phô Thủ Dầu Một tỉnh Binh Dương

3.2 Đối trựng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ

thông tư thục trên địa bản thành phố Thú Dầu Một tỉnh Bình Dương

Trang 16

Trong những năm qua, hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường THPT nói chung vả học sinh THPT ở các trường phô thông tư thục nói riêng trên địa bàn thành phố Thú Dầu Một tỉnh Bình Dương đã đạt được một số kết

quả nhất định, tuy nhiên vẫn cỏn nhiều hạn chế và bất cập Nếu nghiên cứu xây dựng được hệ thống lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

theo tiếp cân các quản lý hoạt động và phân tích đánh giá được thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện phục vụ tổ chức cũng như kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trưởng phổ

thông tư thục trên địa bản thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hữu hiệu hoạt động nảy một cách cấp thiết vả khả thi, góp phan nang cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT trên địa bản

5 Phạm vi nghiên cứu của để tài

~ Phạm vi về nội dung: Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng

sống cho học sinh THPT ở các trường phô thông tư thục trên địa bản thành phố thủ

Dầu Một tỉnh Bình Dương qua các khía cạnh quản lý: mục tiêu; nội dung phương pháp

và hình thức; các điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động; va cuối cùng là hoạt động kiểm

tra, đánh giá Từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phô thông ở các trường phô thông tư thục giai đoạn sắp tới 2022 -

2025

~ Phạm vi về chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trưởng THPT tư thục

~ Phạm vi về đổi tượng khảo sát: cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phô Hiệu trưởng)

giáo viên (giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn); phụ huynh học sinh

và học sinh THPT ở các trường phố thông tư thục

~ Phạm vi về địa bàn nghiên cửu: Bốn trưởng phổ thông tư thục trên địa bản thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương (Trường Trung - Tiêu học Pétrus Kỷ;

Trường Trung - Tiểu học Việt Anh; Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương; Trường THCS - THPT Ngô Thời Nhiệm Bình Dương)

~ Phạm vi về thời gian nghiên cứu: tháng 10/2021

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

~ Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sông cho học

sinh THPT ở các trường phô thông tư thục

~ Khảo sát thực trạng quản lý hoạt đông giáo dục kỳ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục

~ Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỳ năng sống cho học

sinh THPT ở các trường phê thông tư thục trên địa bản thành phố Thủ Dẫu Một, tỉnh Bình Dương

Trang 17

71 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

~ Dùng các phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết trong nghiên cứu các tải

liệu liên quan đến đề tải đề xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

~ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tiến hảnh sưu tầm, nghiên cửu, phân tích

tổng hợp các kinh nghiệm về quản lý hoạt đông giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

THPT ở các trường phổ thông tư thục qua đỏ tìm ra các hoat động phủ hợp đẻ đẻ xuất

các biện pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trưởng phỏ thông tư thục trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

2⁄2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

~ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: lả phương pháp khảo sát một số lượng

+ Đối tượng: Hiệu trưởng, Phỏ hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn trưởng, học sinh và phụ huynh học sinh

+ Nội dung: Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống và thực trạng

quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trưởng phô thông tr

thục trên địa bản thành phê thủ Dẫu Một tỉnh Bình Dương (gồm câu hỏi đồng vả câu

hỏi mở ở các đôi tượng khảo sả)

Cách tiền hành: Xây dựng 3 phiếu khảo sát gồm:

Phiếu 1: Dành cho cán bộ quản lý, giáo viên (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), cán

bộ đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của 4 trường nghiên cứu

nhằm tìm hiểu vẻ thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và thực

trạng công tác quản lý hoạt động giảo dục KNS cho học sinh THPT ở các trưởng phổ

thông tư thục trên địa bản thành phố thủ Dâu Một tỉnh Bình Duong

Phiểu 2: Dành cho học sinh THPT đang theo học ở 4 trường tư thục trong phạm

vi nghiên cửu Nội dung câu hỏi về nhận thức của HS đổi với việc giáo dục kỳ năng

sống, sự cân thiết về giáo dục kỹ năng sống, về thực tiền hoạt đông giáo dục KNS tại

nhà trường

Phiêu 3: Dành cho phụ huynh học sinh (PHHS) có con đang theo học 4 trường tư

thục trong phạm vi nghiên cứu Nội dung câu hỏi về nhận thức của PHHS đổi với việc

giáo dục kỹ năng sống, sự cần thiết về giáo dục kỳ năng sống, về sự phối hợp giữa nhà

trường và gia đình trong giáo dục KNS

Trang 18

làm sáng tỏ, phong phú thêm kết quả điều tra, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kỹ: năng sống cho học sinh hiện nay

~ Phương pháp nghiên cứu hỗ sơ: Tiến hảnh nghiên cứu các Để án, Quyết định,

Bảo cáo, Phỏng, Sở Giáo dục và Đảo tạo, trường phổ thông tư thục có liên quan

đến công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

~ Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia về các vấn dé đánh giá thực trạng tính cấp thiết vả khả thi của các biện pháp được đề xuất

7.3 Nhóm phương pháp bổ trợ

Sử dụng phương pháp thông kê toán học để xử lý các số các kết quả nghiên

cứu, trên cơ sở đó có nhận định, đánh giá đúng đắn, chỉnh xác các kết quả nghiên cứu

8 Ý nghĩa đóng góp của luận văn

8.1 VỀ mặt lý luận

Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về hoạt đông giáo dục kỹ nãng sông cho học

sinh THPT ở các trưởng phổ thông tư thục trong giai đoạn hiện nay

8.2 VỀ mặt thực

Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường phô thông tư thục trên địa bản tại thành phố Thủ Dầu Một, tính Bình Dương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và

phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh THPT ở các trường phổ thông tư thục trên

địa bản thành phố Tha Dau tỉnh Bình Dương

9 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 3 phần

do chọn để tài, mục đích, khách thể, đổi tượng nghiên cứu,

giá thuyết khoa học, phạm vi đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

* Phần nội dung: Gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sử lý luận cña quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở trường phổ thông tư thục

Chương 2: Thực trạng quân lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở trường phổ thông tư thục trên địa bàn thành phổ Thủ Dầu Một, tinh Binh Dương

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở trường phỏ thông tư thục trên địa bàn thành phổ Thủ Dầu Một, tinh Binh

Trang 19

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẦN LY HOAT DONG GIAO DUC KY NANG SONG CHO HQC SINH TRUNG HOC PHO THONG Ở CÁC TRƯỜNG

PHO THONG TU THUC

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phô thông ở các trường trung học pho thong

tư thục

1.1.1 Ở nước ngoài

Kinh tế xã hội phát triển, xu thế hội nhập quốc tế đã và đang là động lực và mục

tiêu để nền giáo dục của các quốc gia trên thể giới định hướng khơi dậy và phát huy tối

da tiềm năng của người học; đảo tạo những thế hệ năng đông sáng tạo, có những năng

Ngay từ những năm 90 của thế kỷ XX, các tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) như

Quy nhỉ đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của

Liên hợp quốc (UNESCO) và tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chung sức đẻ xây dựng, chương trình giáo dục KNS (kỹ năng sống) cho thanh thiếu niên “Những thử thách mà

trẻ em và thanh niên phái đối mặt là rất nhiều và đòi hỏi cao hơn lả những kỹ năng

đọc, viết, tính toán tốt nhất" (UNICEF) [35]

Nam 1996, UNESCO trong “Chương trình giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức

khoẻ và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiểu niên trong và ngoài trường” đề xuất

bến mục tiêu trụ cột của việc học tập là “Học để biết, học để lảm, học đề chung sống,

học để tự khẳng định mình”

Trong diễn đàn thể giới về giáo dục cho mọi người, họp tại Senegan (2000),

chương trình hành động Dakar đã dé ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 nói rằng: "Mỗi

quốc gia phải đâm bảo cho người học tiếp cận chương trình giảo dục kỹ năng sống của

người học” Như vậy, giáo dục KNS cho người học đang trở thành một nhiệm vụ quan

trọng đối với giáo dục ở các nước [14]

Tháng 2 năm 2003 tại Bali - Inđonexia đã diễn ra hội thảo về GDKNS (giáo dục

kỹ năng sống) trong giáo dục không chính quy với sự tham gia của 15 nước vùng Châu

A Thai Bình Dương [6] Qua báo cáo của các nước cho thấy có nhiều điểm chung nhưng cũng có nhiều nét riêng trong quan niệm vẻ GDKNS của các nước Hội thảo

Bali đã xác định mục tiêu của GDKNS trong giáo dục không chính quy của các nước

Châu A — Thái Bình Dương là nhằm nâng cao tiểm năng của con người để có hành vi thích ứng và tích cực nhằm đáp ứng yêu câu, sự thay đổi, các tình huông của cuộc sống hàng ngày, đẳng thời tạo ra sự thay đổi và nâng cao chất lượng cuộc sống Hội

Trang 20

thành tố:

~ Kỹ năng cơ bản: Đọc, viết, ghi chép, báo cáo

~ Kỹ năng chung: Tư duy phè phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vẫn

~ Kỳ năng cụ thé: Tao thu nhập, tạo bình đẳng giới bảo vệ sức khoẻ

Nhỏm nghiên cửu của trường đại học A&M của Mỹ trên nhóm 4H (1/1991) Nhóm 4H (Heart - Health - Head ~ Hand) thuộc tổ chức 4H, chuyên nghiên cứu và phát triển KNS trên các lứa tuổi Trong đó, nghiên cứu nảy tập trung vào sự phát triển KNS của thành viên Nghiên cứu nảy cho thấy sự tham gia trong chương trình 4H lả khá tích cực liên quan đền phát triển kỹ năng lãnh đạo va kỹ năng tự nhận thức cuộc sống Đồng thời cũng chỉ ra mức độ phát triển kỹ năng lãnh đạo cuộc sống [18]

Nam 2005, Bary L Boyd trong dé tai “Kỹ năng sống cho trẻ" - tác giả cho ring, thiếu niên hiện nay cần được hình thảnh vả phát triển KNS, tác giả cũng nhắn mạnh

đến những kỳ năng cơ bản như: Kỹ năng tự ứng phó, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ

năng tự nhận thức [6]

Có thể nói ở các nước phương Tây, kỳ năng sống từ lâu đã được quan tâm

Thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sóng, cách đổi diện và đương đầu với

những khó khăn và cách vượt qua những khó khăn đỏ cũng như cách tránh những mâu

thuẫn, xung đột, bạo lực Một số nước châu Á cũng đã nghiên cứu và triển khai chương trình dạy kỳ năng sống ở các cấp học, bậc học Mục tiêu chung của giáo dục

KNS được xác định là: "Nhằm nâng cao tiểm năng của con người để có hành vi thích

ứng và tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thay đôi, các tình huồng của cuộc sông hàng ngày, đồng thởi tạo ra sự thay đối và nâng cao chất lượng cuộc sống” Với mục

dich nhăm đến yếu tổ cá nhân của người học, các nước cũng đã đưa ra cách thiết kế

chương trình giáo dục KNS với các hình thức, nội dung và mức độ khác nhau

Mặc dù giáo dục KNS cho học sinh đã được nhiều nước quan tâm, xuất phát từ quan niệm chung về KNS cúa Tổ chức Y tế thị hoặc của UNESCO, nhưng quan

niệm và nội dung giáo dục KNS ở các nước không giống nhau, song nội dung giáo dục KNS được triển khai ở các nước vừa thể hiện được cái chung, vừa mang những nét

riêng của từng quốc gia, dân tộc Đến nay đã có hơn 155 nước trên thể giới quan tâm

đến việc đưa KNS vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa chương trình chính khóa ớ tiểu học và trung học [36]

Hiện nay, giáo dục KNS đã được nhiều quốc gia trên thể giới đưa vào dạy học

sinh trong các trường phổ thông dưới nhiễu hình thức khác nhau Kinh nghiệm giáo

dục KNS trong nhà trường ở các nước cho thấy nó thúc đây mối quan hệ tích cực hơn

giữa học sinh và giáo viên, đem đến những hứng thú học tập cho học sinh do các em

cảm thấy được quan tham gia vào những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân, cũng như đem đến bầu không khí năng động hơn trong lớp học cũng như trong nhà

Trang 21

1.1.2 Ở trong nước

“Trong lịch sứ giáo dục Việt Nam, KNS và vấn để giáo dục kỹ nãng sống cho con

người biết đối nhãn xứ thế đã có mầm mồng từ lâu như học ăn học nói, học gói, học

mở học dăm ba chữ để làm người, học để đổi nhân xử thể, học để ứng phó với thiên

nhiên Đó là những kỹ năng đơn giản nhất, mang tính chất kinh nghiệm phủ hợp với đời sống lúc bấy giờ

“Thuật ngữ *l lg sống” được người Việt Nam bắt đầu biết đến từ chương trình

của ƯNICEF (1996) “Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe và phỏng chống HIV/AIDS cho thanh thiểu niên trong vả ngoải nhà trưởng" do UNICEF phối hợp với Bộ Giáo dục và Đảo tạo củng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện Thông qua quả trình thực hiện chương trình này, nội dung của khái niệm KNS vả giáo dục KNS ngây cảng được

việc xây dựng cuộc sông khỏe vẻ thẻ chất, mạnh vẻ tỉnh thần, hi

cao nhận thức của cha mẹ học sinh về kỹ năng sống đẻ họ chủ động trong việc truyền

thụ kiến thức kỹ năng cho con em mình

Một trong những người có nghiên cứu mang tính hệ thống về KNS và gi:

KNS ở Việt Nam là tác giá Nguyễn Thanh Bình Tác giả và công sự đã triển khai

nghiên cứu tông quan và quá trình nhận thức kỹ nãng sống và đề xuất yêu cầu tiếp cận

kỹ năng sống trong giáo dục và giáo dục kỹ năng sống ở nhà trường phổ thông, đồng thời tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho người học tử trẻ mẫm non đến

tìm hiểu thực trạng, xác định như cầu giáo dục kỹ năng sống, đẻ tài xây dựng chương

trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp [3] Năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục vả đảo tạo đã phát động trong ngành giáo dục

cả nước phong trảo thì đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong

đỏ có nhân mạnh nội dung rèn luyện KNS cho học sinh; tiếp đó là chương trình tậ

huấn giáo dục KNS cho đội ngũ giáo viên cốt cản các tỉnh làm nông cốt triển khai giáo

dục KNS trong các nhà trường [8] Năm học 2001 - 2011, Bộ giáo dục và Đảo tạo đã xuất bản một tài liệu dành cho giáo viên, tích hợp nội dung giáo dục KNS trong các môn học trong hoạt động ngoài giờ lên lớp và được triển khai thực hiện trong các nhà trưởng [10]

Ngoài ra, phải kế đến bộ sách gồm 03 cudn: "Giáo dục kỹ năng sống vả kỹ năng sống” cho các đổi tượng là mẫu giáo, học sinh tiêu học vả học sinh trung học do Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chú biên) đã trình bày những đặc điểm sinh lý của từng lứa tuôi

Trang 22

ánh hưởng đến việc hình thành KNS Đồng thời với từng lửa tuỗi khác nhau, nhóm tác

giả đã thiết kế các nhóm chú để cùng với những hoạt động phủ hợp nhằm hình thành

KNS phi hop [27]

‘Thai gian qua một số luận văn tiễn sĩ va luận văn thạc sĩ chuyên ngảnh quản lý

gio dục cũng đã nghiên cứu về vấn để này Lần án tiến sĩ của Hoang Thay Nga: Quan

lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh tiểu học thành phố Hả Nội - 2016 Các luận văn thạc sĩ Ngô Văn Tuấn: Biện pháp quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Điện lực Miễn trung - 2011: Lữ Thị Kim Hoa: Bi pháp quản lý công tác giáo dục KNS cho học sỉnh trong các trường tiểu học quận Liên Chiểu, thành phố Đả Nẵng - 2012; Lại Thị Ngọc Duyên: biện pháp quản lý gỉ

ky nang sống cho sinh viên trưởng Đại học Đồng Nai - 2015; Thạch Thị Yến Linh:

Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh ở các trường phổ thông dân tốc nội trú tinh Tra Vinh ~ 2016; Nguyễn Thị Thơm: Quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học

sinh ở các trưởng trung học phổ thông thành phố Quy Nhơn tính Bình Định 2016 Nhìn chung các đề tài này đều đã đưa ra được các lỷ luận và các biện pháp cần

thiết, kha thi cho cho tổ chức, quản lý hoạt đông giáo dục KNS cho các đối tượng học sinh, sinh viên [3]

Thực tế cho thấy, những nghiên cứu kỹ năng sống ở Việt Nam mới chỉ được nghiên cứu, tìm hiểu trong thời gian gan đây với số lượng các công trình nghiên cứu

Những nghiên cứu tập trung chủ yếu ở mặt giáo dục KNS thông qua một

số chương trình, biện pháp thực nghiệm tác động Những công trình nghiên cứu về giáo dục KNS trong các nhà trường phố thông chưa nhiều, công tác quản lỷ giáo dục

Như vậy, các công trình, bải viết về KNS và giáo dục KNS đã đề cập những nội

dung cơ bản về KNS, cách thức giáo dục KNS cho học sinh nói chung, song rất it có

công trình nào đi sâu nghiền cứu một cách có hệ thông về quản lý giáo dục KNS, Đặc

biệt nghiên cứu “Quản lý hoạt động giáo dục kỳ năng sống cho học sinh THPT ở các

trường Phổ thông tư thục trên địa bản thành phố Thú Dầu Một tỉnh Bình Dương” hiện

nay chưa có ai nghiên cửu

1.2 Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1 Khái niệm quản lý

Về nội dung, thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu khác nhau, được định nghĩa ở

nhiễu khía cạnh khác nhau do những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau

Theo tác giả Trần Khánh Đức (2010) “Quản lý là hoạt động có ý thức của con

người nhằm định hướng, tô chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một công đồng người để đạt được các mục tiêu đẻ ra một cách

hiệu quá nhất” [15]

“Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004) [12] thi quản lý là

Trang 23

tác động có định hướng có chủ định của chú thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hệ thông đạt đến mục tiêu đã định và làm cho nó vận hành tiễn lên một trạng thái

mới về chất

Theo Nguyễn Ngọc Quang (1989), [29] nhả sư phạm, người góp phản đổi mới lý luận dạy học, đã nêu về khái niệm quản lý trong tập bai giảng “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục” như sau: *Quản lý là sự tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao đông goi chung là khách thể quản lý, nhằm thực hiện các hoạt đông để đạt được mục tiêu dur ki

Trần Kiểm (2002), [21] trong giáo trình *Khoa học quản lý nhả trường phổ thông” dùng cho học viên cao học chuyên ngảnh Giáo dục học đã viết: “Quản lý là

nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều ngưởi, sao cho mục tiêu của từng cá nhãn biến thành

những thành tựu của xã hội”

Từ sự phân tích cách tiếp cận và quan niệm của các học giả đã nêu, có thể khái quát như sau: “Quản by là các tác động có định hưởng, cỏ chủ đích của chủ thể quản

nhằm làm cho tổ chức vận hành và dat duoc muc tiéu dé ra"

am quản lý giáo dục Khái niệm "quản lý giáo dục” được các nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiễu cách khác nhau

‘Theo tac giả Hồ văn Liên (2005), trong tập bài giảng về “Tổ chức và quản lý giáo dục trường học” thì: “Quản lý giáo dục là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thé quản lý giáo dục đến khách thể quản lý trong một tổ chức, làm cho tổ chức đó vận

hành và đạt được mục đích của tô chức”

‘Theo tac giả Phạm Minh Hạc (2012); “Quản lý giảo dục là tổ chức các hoạt động dạy học Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tỉnh chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lỷ được giáo dục, tức là cụ thể

hóa đường lối giáo dục của Đăng và biến đường lối ấy thành hiện thực, đáp ứng như cầu của nhân dân, của đất nước” [23]

Tác giả Trần Kiểm cho Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thông những tác

động tự giác của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể cha mẹ

học sinh và các lực lượng xã hội nhằm thực hiện cỏ chất lượng và hiệu quả mục tiêu

giáo dục của nhà trưởng [22]

Theo M I Kônđacốp: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm cho hệ thống vận hành theo đường lối,

lý trong một tổ ch

nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt

u điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục đến

mục tiêu, tiến lên trạng thái mới về chất” [28]

Quản lý giáo dục có tính xã hội cao, vì vậy cẩn tập trung giải quyết tốt các vẫn đề

xã hội để phục vụ công tác giáo dục Ngoài ra, quản lý giáo dục còn được xem như

quản lý một hệ thống giáo dục gồm tập hợp các cơ sở giáo dục như trường học, các

Trang 24

trung tâm kỹ thuật - hướng nghiệp dạy nghề mà đối tượng quán lý lả đội ngũ GV, HS, CSVC kỹ thuật, các phương tiện, trang thiết bị phục vụ + cho giảng day và học tập

“Từ những quan niệm trên, có thẻ khái quát: ê thông những

tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thẻ quán lì bằng các chức

năng quản lý, thông qua các phương tiện và phương pháp quản lý nhằm thực hiện mục

tiêu giáo dục đề ra ”

1.2.3 Khải niệm kỹ năng sống

Thuật ngữ kỹ năng sống (Life skills) bắt đầy xuất hiện trong một số chương trình

của UNICEF ở nước ta vào những năm 1996: *Chương trình giáo dục kỳ 1g để bảo vệ sức khoẻ vả phỏng chồng HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong

chương trình giáo dục khác nhau cho học sinh trong ngảnh giáo dục ở các bậc học

dành cho mọi lửa tuôi từ mầm non đến người lớn, từ giáo dục chỉnh quy đến giao dục

thưởng xuyên, tử giáo dục trong nhà trường đến giáo dục xã hội và ở gia đỉnh với

nhiều nội dung đa dạng khác nhau

Theo quyén “Life skills - The bridge to Human Capabilities” (Kỳ năng sống - cầu nối tới khả năng con người, 2003) của Tiêu ban giáo dục UNESCO, tổng hợp quan điểm về kỹ năng sống theo các nhóm: [35]

Theo ƯNICEE: *Kỹ năng sống là những hành vi cụ thẻ thể hiện khả năng chuyên đổi kiến thức và thái độ thành hành động thích ứng trong cuộc sống.”

Theo UNESCO, kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột giáo dục tương ứng với việc cần

hình thành các kỹ năng sống như sau: (1) Học để biết -> Hình thành kỹ năng tư duy

phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đẻ (2) Học

để tự khẳng định —> Hình thành kỹ năng tự tin, quản lý cảm xúc, ứng phó với cuộc

sống (3) Học để chung sống với người khác ~> Hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ

năng hợp tác, kỳ năng làm việc nhóm (4) Học để làm -> Hình thành kỹ năng đặt

mục tiêu, kỹ năng chịu trách nhiệm

Tiếp thu và kế thừa các quan điểm của các tổ chức quốc tế, ờ Việt Nam trong các

tài liệu viết về KNS, một số tác giả quan niệm như sau:

Tác giả Nguyễn Thanh Bình (2007) cho rằng: KNS nhằm giúp chủng ta chuyên dịch kiến thức “cái chúng ta biết và thái độ, các giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy,

tin tưởng” thành hảnh động thực tế “làm gì và lâm cách nào” là tích cực nhất và mang

tính chất xây đựng [3]

Tác giả Huỳnh Văn Sơn quan niệm: "Kỳ năng sống chính là những kỹ năng tỉnh

thần hay những kỹ năng tâm lý, kỹ năng tâm lí xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tổn tại

và thích ứng trong cuộc sống Những kỹ năng này giúp cho cá nhân thể hiện được

Trang 25

chính mình cũng như tạo ra nội lực cần thiết để thích nghỉ và phát triển” [32]

Tác giả Nguyễn Quang Liẫn khẳng định: "Kỳ năng sống là một tổ hợp phúc tạp của hệ thống kỹ năng nói lên năng lực sống cúa con người, giúp con người thực hi

công việc và tham gia vào cuộc sông hằng ngày có kết quả, trong những điều kiện xác

định của cuộc sống” [34]

Như vậy có thể tông hợp như sau, “Kỹ năng sống là kÿ năng tự quan ly ban thâm

và kỹ năng xã hội cân thiết đề cả nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc cỏ

hiệu quả Hay, KNS là khá năng làm chú bản thân của mỗi người, khả năng ứng xứ phù hợp với những người khắc, với xã hội, khả năng ứng phỏ tích cực trước các tỉnh

huống của cuộc sóng ”

i: Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, KNS được phân loại một cách

da dang Cu tl

Theo UNESCO, kỹ năng sống được chia thành 2 nhóm: (1) bao gồm các kỹ năng

xã hội: Kỳ năng nhận thức, kỳ năng thể hiện cảm xúc, kỳ năng giao tiếp, .; (2) bao

gồm các kỹ năng chuyên biệt: Nhận thức về giới tính, nhận thức về sức khỏe, nhận

thức các mỗi quan hệ xung quanh

'WHO cho rằng có 3 nhóm kỳ năng: (1) là nhóm kỹ năng nhận thức bao gồm các

kỹ năng, cụ thê: tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quá, tư duy phân

tích, khả năng sáng tạo, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị, ; (2) là các kỹ

năng đương đầu với cảm xúc, gồm các kỳ năng cụ thể: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế sự căng thăng, kiềm chế được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điều

chính , (3) là nhóm kỹ năng xã hội (hay kỹ năng tương tác) với các kỹ năng thành

phân: giao tiếp, quyết đoán, thương thu;

năng nhận thấy thiện cảm của người khác

UNICEF phân loại kỹ năng sống theo các mỗi quan hệ của cá nhân với 3 nhóm KNS: (1) là kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình, gồm các kỹ năng: tự nhận thức và đánh giá bản thân; (2) là kỹ năng tự nhận thức và sống với người khác, gồm

các kỹ năng như: kỹ năng thiết lập quan hệ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, ; (3) là kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả, gồm các kỹ năng: phân

tích vấn đề, nhận thức thực tế, ra quyết định, ứng xử, giải quyết vẫn đ:

Như vậy, kỹ năng sống, mặc dù được nhìn nhận từ

những kỹ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tôn tại và thích ứng trong cuộc sông Những kỹ năng này còn được xem như là một biểu hiện quan trọng của khả năng

tâm lý - xã hội giúp cho cá nhân thê hiện được chính mình cũng như tạo ra những nội

thiết để giải quyết những vẫn để trong cuộc sống và phát triển Các KNS

thường có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, không hoàn toàn tách rời mà đan xen, bố sung cho nhau

1.2.4 Khái niệm giáo dục kỹ năng sống

GDKNS là trang bị cho học sinh những KNS cơ bản, giúp các em vượt qua khó

Trang 26

khăn, thách thức, tận dụng những cơ hội quý giá trong cuộc sống: sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội: hiểu biết sâu sắc hơn về động cơ và trách nhiệm có liên quan tới những sự lựa chọn cúa cá nhân vả xã hội một cách tích cực: trở nên mạnh dạn,

cởi mở và tự tin hơn; biết kiềm chế, giải quyết vấn đề theo hướng tich cực; vững vàng

trước những áp lực tiêu cực của cuộc sống hiện tại [1]

UNICEF, UNESCO cũng quan niệm rằng: GDKNS không phải là một môn học

cụ thể mả nó được tích hợp vảo các lĩnh vực giáo dục bằng nhiều con đường khác

nhau Vi dụ: tích hợp vào môn học: giáo dục đạo đức giáo dục lao động và xã h: Trung Quốc); vào các chủ để trong trong chương trình giảng dạy: sức khỏe tâm thần,

kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp vả hợp tác, kỹ năng xử lý cảm xúc, khuyến

khích lòng tự trọng (ở Mianma) [35]

Tác giả Nguyễn Thanh Bình (2007) cho rằng: “Giáo dục KNS là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh vả thay đổi những hảnh vi, thỏi quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học cỏ cả kiến thức, giá trị,

Như vậy, GDKNS cho học sinh là một quả trình tác động có mục đích của chủ

thể, thông qua các hoạt động giáo dục và tổ chức cuộc sống nhằm hình thành cách sống

tích cực, xây dựng những thỏi quen, hành vi lành mạnh và thay đổi những hảnh vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các kĩ năng thích hợp.Giáo dục KNS ở nhà trường được tiễn hành thông qua 2 con đường cơ bản, đó là: Qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và qua các môn học trong chương trình chính khỏa,

1.3.5 Khái niệm quán lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Theo tác giả Phạm Viết Vượng (2000) thi quản lý GDKNS trong trường THPT

được tiến hành với nhiều nội dung khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn

, gido dục lao động, giáo dục đạo đức, thẳm mỹ, wv [37] Quản lý GDKNS cho học sinh chính là quản lỷ kế hoạch, nội dung chương trình

phương pháp hình thức tô chức, sự phối hợp các lực lượng trong vả ngoài nhà trường

nhằm thực hiện mục tiêu các nhiệm vụ giáo dục rẻn luyện KNS ở học sinh,

Quản lý GDKNS cho học sinh góp phẩn thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của trường THPT Mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay đã chuyển tử chủ yếu trang bị kiến thức sang trang bị năng lực cần cho học sinh, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn Bản chất của GDKNS là hình thành cho học sinh các khả năng: khả năng làm chủ bàn thân, khả năng giao tiếp ứng xử phủ hợp với mục tiêu

giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay

Quản lý GDKNS cho học sinh là quá trình của các nhà giáo dục nhằm cụ thể hóa những kỹ năng cơ bản chuẩn bị hành trang cho học sinh thích ứng với những thách thức của cuộc sống hội nhập, phát triển và tự hoàn thiện bản than,

Giữa nhận thức và hành vi của con người có khoảng cách KNS là cầu nổi giúp

diện đó là: Giáo dục trí

Trang 27

con người biến kiến thức thành thải độ, hảnh vi tích cực lảnh mạnh

Trong cuộc sông hội nhập phát triển, người cỏ KNS phủ hợp sẽ luôn vững vàng, biết ứng xử tích cực và phủ hợp, sẽ thành công hơn và yêu đởi Bên cạnh việc chuân bị hành trang cho cả nhân, quản lý GDKNS cỏn góp phẫn ngăn ngừa các vẫn đề xã hội,

giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội

Từ những phân tích trên, có thể khái quát: Quản hi GDKNS lé mot quả trình rác động cỏ mục đích, cỏ kẻ hoạch, có nội dung chương trình và được thực hiện bởi đội

ngũ những nhà sư phạm nhằm hình thành cách sống tích cực, xây dựng những thỏi

quen, hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thỏi quen tiêu cực trên cơ sở giúp người học cỏ cả kiến thức, giá trị, thải độ và các kĩ năng thích hợp

KNS giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho mỗi con người

nói chung và cho các em nói riêng, vì khoa học giáo dục ngày nay đã khẳng định mỗi

cá nhân muốn tổn tại và phát triên trong mỗi xã hội công nghiệp, hiện đại thì phải học

Học không chỉ đề có kiến thức, học đẻ biết, học đề hành, ma hoc cén dé tu khang định

mình, học để cũng chung sông [5]

(1) Xét ở góc độ xã

Do đặc điểm của xã hội h

hội một cách nhanh chóng, làm nảy sinh những vấn đề mới mả trước đây con người

về kinh tế, văn hóa, xã

chưa từng gặp Đề đi đến thành công, sông một cuộc sông hạnh phúc, gặp ít rủi ro và

thách thức trong xã hội hiện đại ngày nay, con người cần phải trang bị cho mình những

trì thức - kỹ năng cần thiết cho sự sinh tốn và phát triển

Kế hoạch hành động giáo dục cho mọi người được thông qua tại hội nghị Giáo dục thế giới học tại Senegan vào tháng 4 năm 2000 khăng định nhiệm vụ: *Đảm bảo

như cầu học tập của tất cả thể hệ trẻ và người lớn đáp ứng thông qua bình đăng tiếp

cân các chương trình học tập và chương trình KNS thịch hợp” Phát triển KNS là cách giúp cho con người thích nghỉ với những sự thay đối của xã hội; giúp học sinh xác định được giá trị của bản thân trong xã hội và nhận ra được những yêu cầu của xã hội

đối với mỗi cá nhân đề từ đỏ phần đầu, rèn luyện và trưởng thành [14]

những tâm gương tốt; giúp cho học sinh rèn luyện và thực thi các nghĩa vụ và quyển

lợi học tập một cách hiệu quả và kha thi nhất

Mặt khác, việc trang bị KNS bằng các phương pháp tương tác thích hợp, tạo hứng thú cho người học sẽ giúp học sinh cảm nhận được vai trò chủ động của mình

Trang 28

trong quá trình học tập Từ đỏ, các em sẽ cảm nhận được giá trị bản thân và giá trị của

người khác trong cuộc sông cúa chỉnh mình

được coi là một mai nhà chung

Vậy, trang bị KNS cho học sinh l một việc lảm hết sức có ÿ nghĩa và giá trị: KNS giúp cho học sinh biến kiến thức thành hành động cụ thể, những thói quen lành mạnh Ngoài ra, KNS cỏn giúp học sinh biết làm chủ bản thân và làm chủ cuộc sống của chinh mình Bên cạnh đó, KNS góp phần thúc đây sự phát triển cả nhân và xã hội,

ngăn ngừa các vấn đẻ xã hội, bạo lực học đường, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ quyền con

người Học sinh có KNS cao sẽ thực hiện được những hành vi mang tính xã hộ

cực, góp phần xây dựng các môi quan hệ xã hội tốt đẹp xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực vả là điều kiện thiết yếu để đảm bảo quá trình giáo

dục phát triển một cách toàn diện

tích

1.3.2 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phỗ thông ở

các trường Phổ thông tư thực

Mục tiêu của quản lý giáo dục KNS cho học sinh là lâm cho quá trình giáo dục

vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho

học sinh; giúp học sinh hình thành các khá năng tâm lý xã hội; cỏ thái độ đúng đắn,

biết điều chinh hành vi của bản thân, biết ứng phó trước những tình huồng căng thăng trong quá trình giao tiếp; giải quyết tốt các vẫn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm

về hành vi của bản thân, [5]

‘Theo téc giả Nguyễn Thanh Bình, mục tiêu của hoạt động GDKNS cụ thê đổi với

HS THPT như sau

~ Phát triển thê lực: HS có một số KNS và thói quen tự phục vụ liên quan đến sức

khỏe, an toàn, vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường sinh hoạt; biết

cách phỏng tránh một số bệnh thông thưởng; nhận biết những nơi không an toản, nguy

Trang 29

trong giao tiếp, có hành vi ứng xử đúng đắn với bản thân, với mọi người xung quanh; biết chấp nhận sự khác nhau của bản thân, bạn bè và những người xung quanh; bước đầu biết tôn trọng, hỏa nhập, chia sẻ, cộng tác với bạn bè trong nhỏm lớp và những

người gần gũi: có ý thức trách nhiệm vả kiên tr thực hiện công việc được giao đến

củng: thực hiện các quy tắc đơn giản, nếp sống văn minh trong gia đình, trường lớp và

nơi công công; yêu quỷ, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình, bạn bè vả cô

giáo ở lớp: yêu quý các vật nuôi, cây trồng và bước đầu có ÿ thức bảo vệ môi trưởng

Rẻn luyện một số phẩm chất, KNS phủ hợp; biết cách xử lý tỉnh huỗng trong từng hoàn cảnh cụ thé, bày tỏ tỉnh cảm phủ hợp, đúng lúc: tự lập trong các tình huỗng quen thuộc; có một số kỹ năng tự phục vụ hợp tác, có trách nhiệm

1.3.3 Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tre thực

Cũng theo thông báo 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chỉnh trị (khỏa X) nêu

rö những kỹ nãng sống cẩn giáo dục cho học sinh THPT lä những kỹ năng sống chung,

cho mọi người để có thẻ vận dụng trong nhiều tỉnh huống để giải

quyết vấn đề gặp phải [7] Cụ thể phân loại các nhóm KNS như sau:

Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình:

Bao gồm các kỹ năng tự nhận thức, xác định giá trị

trợ, ứng phó với căng thẳng

Khi con người hiểu về chính bản thân mình thì mới có thể có những qu)

những sự lựa chọn đúng đán, phủ hợp với khả năng của bản thân với điều kiện thực tế

và yêu cầu xã hội, do đó mới dám chịu trách nhiệm đồng thời chia sẻ công việc với các

thành viên khác trong nhóm vả đặt mục tiêu với bản thân trong cuộc sống

Kỹ năng xác định mục tiêu là khả năng mỗi người đặt ra những mục tiêu cho bản

thân trong công việc cũng như cuộc sóng, sau đó lập kế hoạch, tận dụng các nguồn lực

để nhằm đạt được mục tiêu đó Khi một người hoàn thành được mục tiêu đặt ra, họ lại

độc, bỉ quan, vả trong nhiều trưởng hợp, giúp có cái nhìn mới và hướng đi mới

Căng thăng: là tình trạng căng thăng về thần kinh, hay sự ức chế về tâm lý Căng

Trang 30

thẳng xuất hiện một cách tự nhiên trong cuộc sống vả chúng ta không thể tránh được Đối với học sinh, nguyên nhân bị căng thẳng cũng cỏ thể là do chương trình học quá

liện với nhiều mỗi quan hệ trong vả ngoài nhà trường vả có thẻ dẫn đến những

hành động tiêu cực Học sinh cần phải có khả nãng nhận biết sự căng thắng trong cuộc

Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác:

Bao gém các kỹ năng giao tiếp, kiên định hợp tác

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng có thế bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức

nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phủ hợp với hoàn cảnh và văn hóa,

đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm

Kỹ năng kiên định là kỹ nãng nhận thức rõ những gỉ mình muốn vả lỷ do dẫn đến

sự mong muốn đó Kỹ năng này có được là nhờ kết hợp tốt với kỳ năng tự nhận thức,

tự trọng và kỹ năng giao tiếp Kỹ năng kiên định cũng giúp cá nhân có cách giải quyết vấn đẻ mâu thuẫn khi gặp phải trong cuộc sống hàng ngày Từ đó các cá nhân biết chia

sẻ trách nhiệm, biết cam kết và củng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm

Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm,

cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm Những biểu hiện của người có ky nang hợp tắc như: Tôn trong mục đích, mục tiêu hoạt động chung của

'Nhóm kỹ năng ra quyết định và giải quyết mâu thuẫn:

Bao gồm các kỹ năng ra quyết định, giải quyết mâu thuẫn

Kỹ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương

án tối ưu để giải quyết các vấn đẻ hoặc tinh hudng gặp phải trong cuộc sống một cách

kịp thời, có hiệu quả đồng thời ý thức được những hậu quả trước khi ra qu;

sự lựa chọn của mình Kỹ năng ra quyết định là một kỹ năng cân thiết cho cuộc sống

Si người vì ta không thể trông chờ, phụ thuộc vào người khác, mặc dủ có thể

tham khảo ý kiến của những người tin cậy trước khi ra quyết định

Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều người về một vấn để nảo đó về quan điểm, chính kiến, lỗi sống, tín ngưỡng, tôn giáo,

văn hóa Mâu thuẫn thưởng có ảnh hưởng tiêu cực tới các mỗi quan hệ Kỳ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được những nguyên nhân xảy ra

mâu thuẫn và giải quyết nó một cách hòa bình Kỹ năng này yêu câu chúng ta phải biết

Trang 31

kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động nóng vội: cằn bình tĩnh trước mọi tỉnh hudng trước khi tìm ra được cách giải quyết

Để phục vụ cho mục đích quản lý với cách phân nhóm như trên sẽ giúp nhà trường căn cứ vào đó để xây dựng kế hoạch giáo dục KNS xen lẫn kế hoạch giáo dục

nhả trường trong từng năm học

1.3.4 Phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sỗng cho học sinh Trung

học phổ thông ở các trường Phỗ thông tư thục

a Phương pháp giáo duc ky nang sing

Phương pháp nêu gương

Nêu gương là phương pháp cơ bản để giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh

và người thầy chính là tắm gương cho học sinh học tập bởi không cỏ phương pháp giảo dục gì tốt hơn bằng phương pháp dùng chỉnh nhân cách của mình dé

nhân cách học sinh Thầy muốn học sinh phải ngoan ngoãn, chăm chỉ, có lối sống lành mạnh, ứng xử tốt với mọi người xung quanh thì chỉnh bản thân thẫy cô phải là những

ido dục

người mẫu mực về hành vi, về lời ăn, tiếng nói mẫu mực lg và cách ứng xử

Đó là những yêu cầu cơ bản đỏi hỏi những người làm công tác giáo dục cần phải luôn luôn rèn luyện, nỗ lực phấn đấu đẻ công tác giáo dục cho học sinh đạt hiệu quả

Phương pháp nêu gương, cỏ thê dùng các tắm gương của học sinh, của chính thầy

có kỹ năng sống chuẩn mực để học sinh học tập và làm theo Bên cạnh đó đó cũng cần chỉ ra những bạn học sinh có kỹ năng, hảnh vi, ngôn ngữ ứng xử không tốt để học sinh

có thể nhận xét, đánh giá từ đó có thê tránh được những hành vì tương tự

“Từ phương pháp nêu gương, học sinh có thể đánh giá được người khác, đánh giá

được bản thân mình, làm theo gương tốt, tránh những gương rút ra những bải

học cho bản thân mình trong việc học tập và rèn luyện kỹ năng sông cho bản thân

Phương pháp thuyết trình

Thuyết trình là phương pháp dạy học trong đó giáo viên dùng lời nói sinh động

gợi cảm thuyết phục để truyền thụ hệ thống kiến thức bộ môn cho học sinh theo một

nhờ đó học sinh tiếp thu bải giảng một cách cỏ ý thức vậy để hiểu

sâu sắc về kỹ năng sông giáo viên cần dùng phương pháp thuyết trình đã giải thích cho học sinh về mục tiêu giáo dục kỹ năng sông các kỹ năng sống những biểu hiện của kỹ

năng sống trong hành vi của con người và xã hội i khi sử dụng phương pháp này gi:

viên cần chủ ý Tạo hứng thủ động cơ nhu câu muốn tìm hiểu cho học sinh thì mục tiêu

bài học mới đạt hiệu quả

Phương pháp động não

Động não là phương pháp giúp cho học sinh trong môt thời gian ngắn nảy sinh

được nhiễu ý tưởng nhiều giả định về một vấn đề nào đó Đây là phương pháp làm cho

học sinh tích cực chủ động sáng tạo khi tham gia vào quá trình giáo dục học sinh có

thể đưa ra ý kiến của mình về một vẫn để nào đó đó mà mình đã có những hiểu biết nhất định qua đó có thê cung cấp được những thông tin cơ bàn thiết thực cho hoạt

Trang 32

động giáo dục

Phương pháp nghiên cứu tình huống

“Tình huồng sử dụng trong giáo dục kỹ năng sóng thưởng lả một câu chuyện hoặc

một tình huỗng có thật được kể lại hoặc thông qua quan sit video nhưng không ở dạng

văn bản và từ tình huồng giáo viên có thê nêu vấn để cho học sinh hình thành những

kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra

Phương pháp trò chơi

Phương pháp trỏ chơi là tổ chức cho học sinh chơi một trỏ chơi nào đó phủ hợp với lửa tuổi học sinh dé thông qua đỏ m tìm hiểu một vấn đề biểu hiện thái độ hảnh vi

một cách vô tư hồn nhiên nhất như “giải õ chữ” ®Đuôi Hình Bất Chữ” bằng trò

chơi hoạt động giảo học tập một cách tự nhiên hứng thủ va cụm tử các trỏ chơi việc giao tiếp giữa giáo viên và học sinh học sinh với học sinh sẽ được nhiều hơn qua các trỏ chơi học sinh được hình thành năng lực quan sát được rẻn luyện kỹ năng nhận xét đánh giá hành vi đây là phương pháp đặc trưng trong rèn luyện kỹ năng sống cho học

Hoạt động nhóm là hoạt đông trong đỏ tắt cả mọi người củng tham gia hoặc trao

ột vấn đề nào đó, tức là giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trao đôi về

đạt được một sự hiểu biết chung nào đó

Trong thảo luận nhóm các thành viên đều được trình bày ý kiến của mình lắng nghe và tôn trọng Việc bảy tỏ ý kiến của minh và lắng nghe những ÿ kiến của các thành viên trong nhóm sẽ giúp học sinh rèn được kỳ năng giải quyết vấn đề kỹ năng hợp tác kỹ năng giải quyết tình huồng Kỹ năng quyết định

Hoạt động nhóm sẽ giúp học sinh có ÿ thức làm việc tập thể học tập tích cực chủ động lĩnh hội những kiến thức cơ bản cho bản thân làm việc nhóm cũng giúp cho học

sinh rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản vả những năng lực cân thiết giúp cho việc phát

triển nhân cách của các em

Trang 33

học sinh có thẻ bảy tỏ những suy nghĩ cúa bản thân về vấn đề nảo nó trực tiếp trước

bạn bẻ, thầy cô Với phương pháp nảy học sinh có thể rên luyện những kỹ năng sông

: kỹ năng thuyết trình, tranh luận, sử dụng ngôn ngữ, cách gìao tiếp, cách sử dụng

và những bài viết truyền thông về giáo dục KNS rất hữu ích với học sinh, bao gồm các

kiến thức, kỳ năng và cách thức rèn luyện một cách tiện lợi, dễ mang theo bên mình,

nội dung đễ đọc, dễ tiếp thu

Hình thức lồng ghép vào chương trình giáo dục chính khóa: qua đó giáo dục

tích hợp thêm nhiều KNS - kiến thức thực tiễn vào quả trình truyền đạt kiến thức, giúp

cho học sinh có thẻ phát triển trên mọi phương d

Hình thức kết hợp tuyên truyền, quán triệt, giáo dục pháp luật: Nhà trường

có thê chủ động tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, lồng ghép vảo các hoạt động ngoại khỏa, giờ sinh hoạt đầu tuần dưới các hình thức chuyên đề phố biến, ký cam kết thực hiện, các cuộc thì tìm hiểu về Luật Giao

thông đường bộ; Luật Bình đăng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình: Luật

Phỏng, chống tham nhũng; Luật Phòng, chống tắc hại của thuốc lá; Luật Phòng, chống

ma túy v.v với các tình huồng thực tế, cụ thể giúp học sinh rèn luyên kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề v.v

Hình thức kết hợp hoạt động văn hóa nghệ thuật: Đây là một loại hình hoạt

động quan trọng, không thể thiểu được trong sinh hoạt tập thể của học sinh Hoạt động

này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui,

độc tấu, nhạc cụ, thi kế chuyện, nhảy, khiêu vũ Các hoạt động này giúp các em phát huy năng khiếu, sở trường, góp phần rẻn luyện cho các em kỹ năng mạnh dạn, tự tin trước đám đông

Hình thức kết hợp hoạt động xã hội, thiện nguyệ

động này bước đầu giúp học sinh nâng cao hiểu biết về môi trường xã hội, về con

người, quê hương, đất nước Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó lại mang một ý

nghĩa vô cùng to lớn, góp phản bồi dưỡng và phát triển về nhân cá

sinh biết đồng cảm, biết chia sẻ yêu thương, biết kết nói cộng đồng

Hình thức kết hợp hoạt động lao động công ích: vệ sinh trường lớp, chăm sóc

ban hoa, cay cảnh, sắp xếp sách thư viện, thiết bị và đồ dùng dạy học, chỉnh trang phòng truyền thống, xây dựng các công trình thanh niên Day là một loại hình đặc

trưng của của hoạt động trải nghiệm trong Chương trình Giáo dục phố thông 2018

Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội góp phân làm cho học sinh hiểu thêm về giá trị lao động, biết trân trọng sức lao động của người

khác, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường xung quanh

Trang 34

Hình thức kết hợp hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Vui chơi, giải

trí vừa là nhu cầu, vừa là quyển lợi thiết yêu cúa học sinh Nó là một loại hoạt động có

ý nghĩa giáo dục to lớn, làm thỏa mãn vẻ tỉnh thần, giảm áp lực, tạo cảm giác sảng khoái cho học sinh sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm

tỉnh tổ chức, kỉ luật nâng cao tỉnh thần trách nhiệm, tỉnh

nhân ái, ý chỉ vươn lên trong công việc vả cuộc sống

Hình thức kết hợp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được nhả trưởng tập

trung vào 6 vấn để lớn gồm: Lê sông của thanh niên trong giai đoạn công nghiệp hóa

ai inh ban, tình yêu, hôn nhân vả gia đình; nhiệm vụ xây dựng và

thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản văn hóa; thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp: những vấn đề cỏ tỉnh nhân loại như:

bệnh tật, đói nghèo, dân số, môi trường, giáo dục vả phát triển, hỏa bỉnh, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được cấu

trúc theo các chủ đề Mỗi chủ đề hoạt động thường gắn với một ngày kỷ niệm hoặc sự

long

kiên lớn trong tháng được nhà trường linh hoạt tô chức vào các giờ chảo cờ đầu tuần,

sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt chủ đề chủ điểm

Hình thức xây dựng các câu lạc bộ năng khiếu, câu lạc bộ kỹ năng: câu lạc

bộ sở thích với những cách thức và nội dung hoạt động khác nhau Tham gia các câu lạc bộ này, các học sinh sẽ trở thành những thành viên tích cực, hòa mình vào một tập

thể có chung sở thích, sở trường nên có thẻ thỏa sức thê hiện thế mạnh của bản thân,

bố trợ đắc lực trong việc giúp học sinh rèn luyện và trau dỗi các KNS, mớ ra cơ hội để học sinh được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, hiều biết của mình về các lĩnh vực quan

tâm, qua đó phát triển các kĩ năng như: Giao tiếp, lắng nghe và biểu đạt ÿ kiến, trình

bay suy nghĩ, ý tưởng, viết bải, quay phim nhiếp ảnh, kỳ năng làm việc nhỏm, kỹ năng lãnh đạo, ra quyết định và giải quyết vẫn đề

Hình thức trải nghiệm, hướng nghiệp và tham quan thực tẾ: giúp học sinh

khám phá bản thân và thể giới xung quanh, phát triển đời sông tâm hén phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống va ứng

xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đổi với quê hương, đất nước,

ÿ thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phân giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thể giới hội nhập; cỏ khả năng thích ứng với các điều kiện sông, học tập và lảm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi

eỏ khả năng tổ chức cuộc sống, công việc và quản lí bản thân; có

thành người công dân có ích

Trang 35

1.3.5 Điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục kƑ năng sẵng cho học

sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục

a Điều kiện con người (đội ngũ thực hiện GDKNS, học sinh)

~ Trình độ nhận thức, phẩm chất, nãng lực quản lý GĐ KNS của cản bộ quản lý

vd gido viễn:

Quản lý GD KNS trong trường THPT cũng chịu sự chỉ phối trực tiếp từ nhận thức

của những người làm CB quản lý, của những nhả hoạt động sư phạm

Nhận thức của CBỌL, giáo viên về tim quan trọng của GD KNS cho học sinh

trong nhà trường pho thông

Năng lực và kỹ năng quản lý tổ chức GD KNS của CBQL giáo viên là một yếu

tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện tô chức GD KNS Kinh nghiệm, hiểu biết

của hiệu trưởng về giáo dục KNS cho học sinh THPT có ảnh hưởng lớn đến công tác này

Phẩm chất, nhân cách của cán bộ, giáo viên tham gia GD KNS:

~ Các phẩm chất tâm lí của Hiệu trưởng (tính cách, phong cách làm việc, giao

tiếp, ứng xử ) của Hiệu trưởng có ánh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng của

GDKNS

~ Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp của CBQL, giáo viên thể hiệ

hệ giữa lực lượng trong và ngoài nhả trường

~ Năng lực tô chức thực hiện của người dưới quyền trực tiếp thực hiện tô chức

xác về vấn để giáo dục KNS cho học sinh Một số bộ phận còn mơ hỗ về nội dung,

hình thức của hoạt động giáo dục KNS Từ chỗ nhận thức chưa đây đủ nên việc đầu tư thời gian, vật chất cũng như các điêu kiện khác của nhà trường cho hoạt động giáo dục KNS còn bị hạn chế, Các cán bộ quản lý chưa thực sự chú ý tới vẫn đẻ này, các giáo viên được thực hiện theo nội dung đã được tập huấn hoặc chỉ thực hiện theo kinh nghiệm, sự nhiệt tình

~ Đặc điểm tâm sinh lý lửa tudi hoe sinh THPT:

Tuôi học sinh THPT là giai đoạn đã trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát

n co thé con chưa vững chắc, các em bắt đầu thời kỳ phát triển về mặt sinh lỷ tương đối thuận lợi Sự phát triển của hệ thần kinh cỏ những thay đổi quan trọng Nhìn chung, ở lửa tuổi các em đã phát triển cân đồ đẹp, đa số các em có thể đạt

khỏe

khả năng phát triển về cơ thẻ như người lớn, đó là yếu tô cơ bản giúp học sinh THPT

có thê tham gia các hoạt động phong phú, đa dạng và phức tạp của chương trình giáo dục THPT

Ở học sinh THPT tính chủ định trong nhận thức được phát triển, tri giác có mục đích đã đạt tới mức cao, quan sát trở nên có mục đích, hệ thống vả toàn diện hơn Khả năng tư duy lí luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo Tư duy chặt chẽ hơn,

Trang 36

có căn cứ và nhất quán, đồng thời tinh phé phan cing phat trién Có thể nói, nhận thức

của học sinh THPT chuyền dẫn từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính

Ý thức học tập thúc đây sự phát triển tính chú đích trong quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân, điều nảy giúp các em có thể tham gia các hoạt động giáo

dục với vai trò là chủ thể của các hoạt động đỏ Sự phát triển ÿ thức là một đặc điểm nỗi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý các em Học sinh THPT có nhu cẩu tìm hiểu và đánh giá những đặc

của mình, quan tâm tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực

lứa tuổi này các em có như cầu khăng định bản thân mình, có đời sống tình cảm rất phong phú điều đó được thể hiện rõ nhất trong tình bạn, một số phẩm chất tốt của tỉnh

ban được hình thành: sự vị tha, tính chân thật, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau Đồng thời

đây cũng là cơ sở cho việc học sinh thích tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Do đó, sự phát triển nhân cách của học sinh THPT là một giai đoạn rất quan

trọng, giai đoạn chuyên đôi từ trẻ em lên người lớn Đây là lứa tuôi đầu thanh niên với

sự phát triển tâm sinh lý đặc thủ khác với tuôi thiếu niên, các em đã đạt tới sự trưởng

thành về thể lực và nhân cách Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT là

kiên

thuận lợi cho việc giáo dục KNS cho các em có hiệu quả Các lực lượng giáo dục dựa

và đặc điểm phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi này để lựa chọn những nội dung, hình thức giáo dục KNS thích hợp để phát huy được tính tích cực chủ động của các em,

đồng thời khắc phục những hạn chế của các em

b Điều kiện vẻ môi trưởng giáo dục

Một trong các yêu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục học sinh

đó là cảnh quan sư phạm- *Trường ra trưởng, lớp ra lớp”, nhà trưởng mang tự nó đã

mang yếu tố giáo dục

Để toát lên ý nghĩa giáo dục của nhà trường đối với học sinh, nha quan ly can khắc phục tất cả điều kiên, hoàn cảnh để tô chức, sắp xếp, tô điểm cảnh quan nha

trưởng

Ngoài khung cảnh về vật chất, hiệu trướng cẩn tạo bẩu không khí giáo dục trong nhà trường, như: nề nếp tốt, vệ sinh đảm bảo Các mối quan hệ phải đảm bảo đúng

mực, hài hòa; giáo viên thương yêu, tôn trọng học sinh, không bạo lực đối với học

i iễu, thiên vị hay thành kiễn với học sinh Bên cạnh đó, học sinh tin yêu, tin twang thay cô giáo, không có thái độ hỗn xược, khám núm sợ sệt thây cô giáo

Trang 37

gây mất văn hỏa học đường Mỗi quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhà trường:

mối quan hệ giữa thầy và thẩy, giữa thầy vả trỏ, giữa học sinh với nhau cũng cần được

xây dựng để góp phần thành công trong công tác GDKNS cho học sinh

Nhà quản lý cũng cần nêu gương các tập thẻ tốt, ủng hộ cái tốt cải tiến bô; phê

phán cải sai, cai lac hau; tạo phong trảo thì đua sôi nổi vả đúng thực chất trong nhả

¡ quan hệ, trong giao tiếp ứng

1.3.6 Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục

Trong quản lý các hoạt động giáo dục của nh trưởng thỉ khâu kiểm tra, đánh giá

là khâu quyết định hiệu quả công việc đề ra Kiểm tra đề đánh giá, điều chính, rút kinh

sau mỗi tuần, mỗi học kì và việc này cần được ghỉ trong kế hoạch

iểm tra, giám sát giáo viên, tỏ chức đoàn thể

cũng cần có những buổi kiểm tra đột xuất đê có được những thông tin phản hồi chân thực nhất, chính xác nhất đê có thể điều chỉnh những hoạt động chưa phủ hợp và bỏ sung những van để còn thiếu trong quá trình tô chức hoạt động Đây là một khâu quan

trọng trong khi thực hiện các kế hoạch giáo dục của nhà trường cũng như hoạt động

giáo dục kỹ năng sông cho học sinh

Dự giờ các tiết GDKNS đề kiểm tra trình độ chuyên môn - nghiệp vụ của GV, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm thông qua dự giờ trên lớp các

lên lớp và các hoạt động GD trong nhà trường; đồng thời đánh giá nội dung chương trình

hoạt động ngoài giờ

Kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt độ ngoại khóa theo sự phân công của Ban Giám hiệu nhà trưởng Xem xét cụ thể việc

thực hiện nhiệm vụ vả kết quả thực hiện của giáo viên, đối chiều với những yêu cầu, tiêu chuẩn những quy định để xem giáo viên đạt hay chưa đạt, làm tốt hay chưa tốt các

nhiệm vụ được giao

Kiểm tra hồ sơ chuyên môn đề đánh giá nền nếp hoạt động thường của GV, việc

thực hiện quy chế chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm

Trên cơ sở kiểm tra, người quản lí đánh giá và điều chỉnh HĐGDKNS cho phù hợp

Trang 38

1.4 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thục

1.4.1 Quản lý về mục tiêu giáo dục kỹ năng sông cho học sinh Trung học phổ

Để đạt được mục tiêu của quản lý hoạt động GDKNS cho học sinh THPT lả làm cho quá trình GDKNS vận hành một cách đồng bộ, hiệu quả nhằm có tác động mạnh

mẽ vả sâu rộng, bên vững để nâng cao chất lượng CSGD toản diện cho học sinh, đảm

bảo phủ hợp với mục tiêu GDKNS cho học sinh do Bộ GDĐT quy định, vừa đáp ứng mong muốn của phụ huynh và của xã hội Vii h mục tiêu GDKNS sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác ngay từ đầu đã định hưởng đúng trong chuẩn bị nội dung chương trình lập kế hoạch giảng dạy, giáo dục Do đó,

mục tiêu GDKNS cho học sinh cần được trình bảy một cách rõ rảng, phô biến một

tất cả những đối tượng liên quan hoạt động GDKNS trong

đó được thê hiện qua:

~ Nhà trường nắm vững vả thực hiện theo các văn bản quy định của Bộ Giáo dục

và Đảo tạo, Sở Giáo dục và Đảo tạo và Phỏng Giáo dục và Đảo tạo về công tác GDKNS Giáo viên có nhận thức đúng đẫn và tích cực tham gia công tác tăng cường GDKNS cho học sinh

~ Tác động mạnh mẽ về tính tích cực của chương trình nội dung, hình thức, phương pháp GDKNS và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt đông GDKNS cho học sinh

~ Tác động sâu rộng và bền vững của hoạt động tăng cường GDKNS được thể

mục tiêu Điều

hiện qua kết quả đạt được ở học sinh về sự phát triển toàn diện, qua sự phối hợp chặt

chẽ giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục khác

1.4.2 Quản lý về nội dung giáo dục kỹ năng sông cho học sinh Trung hoc phd thông ở các trường Phổ thông tre thục

Trong chư trình quản lý nội dung hoạt động, người quản lÿ vừa tổ chức thực hiện

kế hoạch vừa đám bảo rằng quá trình đó đi đủng hướng để đạt tới mục tiêu đã định, đỏ

là nhiệm vụ của việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch

Giảm sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của GV và của chính ngưởi lập kế hoạch, đảm bảo rằng HĐGDKNS cho HS đang được thực hiện đúng kế hoạch đã định hướng tới các mục tiêu xác định trước

Hướng dẫn các thành viên của nhà trường thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của

mình Giải thích, tìm hưởng giải quyết đối với các vẫn để mới nảy sinh trong quá trình

thực hiện kế hoạch

Nhận các thông tin ngược để từng bước đánh giá hiệu quả cúa kế hoạch, có sự

điều chỉnh hợp lí Đưa vấn dé GDKNS vao nội dung đánh giá rút kinh nghiệm giờ dạy

trong các giờ thao giảng

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa tập trung vào van dé GDKNS, các hoạt động

chuyên để có tích hợp GDKNS Nhiệm vụ tô chức các nội dung này thực hiện ít nhất 2

Trang 39

lần trong một học kì và lần lượt giao cho các tổ chuyên môn hướng vào các dịp ki

niệm lớn trong năm học

1.4.3 Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tư thực

* Quản lý phương pháp giảo dục kỹ năng sóng học sinh trung học phổ thông

~ Quản lý chỉ đạo nâng cao nhận thức cho giáo viên vả học sinh về tầm quan

trọng của học tập, rẻn luyện KNS cho HS THPT, chỉ đạo nâng cao năng lực giáo dục KNS cho GVCN lớp, giáo viên dạy học các môn học có tích hợp nội dung GD KNS Chỉ đạo nâng cao năng lực cho cán bộ Đoàn trong tổ chức hoạt đồng giáo dục nhằm

GD KNS cho HS THPT

~ Quản lý chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện giáo dục giả trị sống và

KNS qua dạy học các môn học đặc biệt là các môn học chiếm ưu thế như môn Gi:

dục công dân, môn Văn, môn Sinh và một số môn học khác Hiệu trướng chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tích hợp nội dung GD KNS thông qua các môn học

chiếm ưu thế nhằm nâng cao hiệu quả của môn học

~ Quản lý chỉ đạo GVCN lớp và tổ chức Đoàn thực hiện chương trình, nội dung giáo dục giá tri sống vả KNS cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL, hoạt động xã hội và các hoạt động khác trong trường học và ngoài trường học Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhả trường để GD KNS cho

HS THPT

~ Quản lý chỉ đạo lựa chọn phương pháp và đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục nhằm tăng cường GD KNS cho học sinh

~ Quản lý chỉ đạo xây dựng các mỗi quan hệ thân thiện nhằm tăng cường GD

KNS cho HS THPT Chỉ đạo quan hệ thấy - trò thân thiện, chia sẻ, hợp tác nhằm tăng

kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chia sẻ, công tác cho học sinh Chỉ đạo xây dựng quan hệ

trỏ - trò; trò - nhỏm; trò - tập thể nhằm giáo dục học sinh biết học cách chia sẻ, cách

hợp tác, cách chung sống cùng người khác, biết nhận thức về bản thân trong mỗi quan

hệ với người khác, biết tự khăng định mình trước người khác

~ Quản lý chỉ đạo xây dựng và phát triển môi trường GD KNS cho HS THPT

thông qua thực hiện nội quy trường học, các chuẩn mực giao tiếp ứng xử trong trường học, mối quan hệ phối hop thay - trỏ, trò - trỏ trong trường học và trong quả trình học

* Quản lý hình thức giáo dục kỹ năng sống

~ Hình thức đạy học trên lớp: Hình thức GD KNS trên lớp là hình thức tổ chức day hoe ma thời gian dạy và học được quy định một cách xác định và ở một địa điểm xác định, giao viên chỉ đạo hoạt đông nhận thức có tính chất tập thê theo từng

Tuỳ theo đặc điểm của từng môn học và đặc điểm của học sinh trong lớp học, giáo viên sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học Thực hiện chương trình GD KNS hiện nay được thực hiện lồng ghép

Trang 40

tích hợp vào các môn học như Giảo dục công dân, Sinh học, Ngữ văn với những nội dung được định hướng vào từng từng bải học cụ thể Hình thức GD KNS trên lớp là hình thức cơ bản và chủ yếu trong các trường THPT

Thông qua hệ thông các giờ dạy trên lớp nhằm đạt được mục tiêu cơ bản của hoạt

động GD KNS về trang bị trì thức, rèn luyện các kỹ năng cơ bản vả trang bị những thái

độ cần thiết cho học sinh

~ Tổ chức hoạt động ngoại khoá: Thi diễn văn nghệ: trình diễn tiểu phẩm là một hình thức của phương pháp đỏng kịch, trong đỏ người giảo viên tổ chức hoạt động GD KNS bằng cách xây dựng kịch bản vả thực hiện kịch bản nhằm giúp học sinh hiểu

sâu sắc nội dung học tập vả rẻn luyện Trong khi trinh diễn tiểu phẩm phải có kịch tính

(các xung đột, các mâu thuẫn giữa các nhân vật phải phản ánh được sự đấu tranh trong

từng nhân vật) đề gây hứng thú chú ý và mang tỉnh thuyết phục cao vẻ các nội dung

GDKNS

1.4.4 Quản lộ về điều kiện phục vụ tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho hoc sinh Trung học phổ thông ở các trường Phổ thông tre thực

Nhà trường tích cực bổ sung sách giáo khoa, văn bản quy phạm pháp luật, tai

liêu, kỷ yếu hội nghị về các KNS cho học sinh THPT ở các trường Phố thông tư thục Cán bộ quản lý rà soát, kiểm tra, yêu cầu thư viện bồ sung tải liệu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường Phổ thông tư thục

Chuẩn bị nguồn kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác giáo dục kỹ năng sống

CBQL phối hợp với địa phương, công an, đoàn thê tô chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở các trường Phổ thông tư thục

1.4.5 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng sống cho

hoc sinh ở các trường Phổ thông tư thục

Kiểm tra, đánh giá là công việc quan trọng, cẩn thiết trong quản lý, giúp nha

quản lý biết được tiến độ thực hiện kế hoạch Từ đỏ, họ đưa ra các biện pháp điều

chỉnh kịp thời vả có hướng bỗi dưỡng, sử dụng cán bộ tốt hơn chất lượng

hoạt động GDKNS trong nhà trường Kiểm tra thưởng đi đôi với công tác đánh giá -

đó là những phán đoán, nhận định vẻ kết quả của công vii

Người quản lý giỏi là người biết kiểm tra thường xuyên và có kế hoạch Thông

qua hoạt động kiểm tra, đánh giá, người hiệu trưởng kịp thời phát hiện và chân chỉnh

Trong quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh, kiểm tra và đánh giá không

Ngày đăng: 20/11/2024, 20:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN