Do đó, việc giáo dục cho học sinh ý thức thực hiện pháp luật là điều vô cùng quan trong mang tính chất sống còn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, mà trong đó giáo dục ý thức chấp
Trang 1
DINH TH] LAN ANH
Ý THUC PHAP LUAT VA GIAO DUC Y THUC CHAP HANH LUAT
AN TOAN GIAO THONG DUONG BO CHO HQC SINH TRUNG HOC
PHO THONG O THANH PHO DA NANG
Trang 2
ĐINH THỊ LAN ANH
Ý THÚ
ANTO, > PHAP LUAT VA GIAO DUC Ý THỨC CHÁP HÀNH
GIAO THONG DUONG BQ CHO HQC SINH TRUNG PHO THONG O THANH PHO DA NANG
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
'Tác giả luận văn
Định Thị Lan Anh
Trang 4
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4, Phuong pháp nghiên cứu
5 Tông quan đề tải nghiên cứu:
6 Bố cục để tài nghiên cứu:
NQI DUNG
CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN CHUNG VE PHAP LUAT,
Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUAT
1.1 Ý THỨC PHÁP LUẬT ~ HÌNH THÁI QUAN TRỌNG CỦA Ý THỨ
12 VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHÁP LUẬT TRONG ĐỜI SÓNG XÃ HỘI
18 1.2.1 Ý thức pháp luật với sự tồn tại và phát triển của xã hội 18 1.2.2 Ý thức pháp luật với sự hình thành nhân cách con người 20
1.3 NHUNG NHAN THUC CÓ BAN VE GIAO DUC PHAP LUAT VA GIÁO DỤC Ý THỨC CÔNG DÂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHO
1.3.2 Khái niệm ý thức công dân và nội dung giáo dục ý thức công dân 26
Trang 5CUA HQC SINH THPT 6 THANH PHO DA NANG HIEN NAY 33
2.1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT NÓI CHUNG VA LUAT GIAO THONG DUGNG BO NOI RIENG TREN PHAM VI CA NUGC
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 33
22 TINH HINH TRAT TU AN TOAN GIAO THONG DUONG BO 6 THÀNH PHO DA NANG NÓI CHUNG VÀ TRONG HỌC SINH
2.2.1 Tình hình thực hiện pháp luật An toàn giao thông đường bộ trên toàn thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây 40, 2.2.2 Tình hình chấp hành pháp luật An toàn giao thông đường bộ của học sinh trung học phổ thông ở Thành phố Đả Nẵng 42 2.3 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN VI PHẠM PHÁP LUAT GIAO THONG ĐƯỜNG BỘ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHÓ THÔNG
Ở THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY i 44 2.3.1 Thực trạng ý thức thực hiện pháp luật giao thông đường bộ ở Thành phố Đà Nẵng hiện nay ssc ssi er) 2.3.2 Nguyên nhân vi phạm Luật giao thông đường bộ của xã hội nói chung và trong học sinh trung học phổ thông ở Thành phố Đà Nẵng 47 2.3.3 Gidi pháp kiểm chế tai nạn giao thông đường bộ và giảm ùn tắc giao
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC THYC HIEN PHAP LUAT GIAO THONG DUONG BO
Trang 63.1 MỘT SO VAN DE VE GIÁO DỤC Ý THỨC TUAN THU PHÁP LUẬT
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TRUNG HOC PHO THONG 6 THANH PHO DA NANG 61
3.1.1 Sự cần thiết phải giáo dục ý thức chấp hảnh luật an toàn giao thông
đường bộ cho học sinh trung học phổ thông 61 3.1.2 Thực trạng giáo dục ý thức thực hiện pháp luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông 62
3.2 MỤC TIÊU, NGUYEN TAC VA PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC Ý THUC THUC HIEN PHAP LUAT GIAO THONG DUONG BO CHO HOC SINH TRƯNG HỌC PHÔ THÔNG 68 3.2.1 Mục tiêu giáo dục ý thức thực hiện pháp luật GTĐB cho học sinh trung học phổ thông seo 68 3.2.2 Nguyên tắc và phương pháp giáo dục pháp luật an toản giao thông FASCIA GusncesELAE01,2430.036.433EG0EG20G0 0000003610 _—
3.2.3.Một số phương pháp giáo dục pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông 70 3.3 DINH HUONG NOI DUNG CHUONG TRINH LONG GHEP GIAO DUC PHAP LUAT GIAO THONG DUONG BO CO HIEU QUA TRONG MON GIAO DUC CONG DAN 6 NHA TRUONG TRUNG
3.3.1 Vị trí và mục tiêu môn giáo dục công dân trong chương trình trung
Trang 73.4.4 Các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng 88 3.4.5 Tổ chuyên môn Giáo dục công dan trên địa bàn thành phổ 89 KÉT LUẬN CHƯƠNG 3
KÉT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8
GDCD : Giáo dục công dân
TrCN : Trước công nguyên
XHCN _ :Xãhội chủnghĩa
ATGT : An toàn giao thông
ATGTĐB _ : An toàn giao thông đường bộ
Nxb : Nhà xuất bản
THPT : Trung học phổ thông.
Trang 9Trong đời sống xã hội pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng, đó là phương tiện không thể thiếu để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội, Pháp luật vừa là phương tiện để Nhả nước quan lí xã hội, vừa là phương tiện
để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân Do đó, việc giáo dục cho học sinh ý thức thực hiện pháp luật là điều vô cùng quan
trong mang tính chất sống còn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, mà
trong đó giáo dục ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông đường bộ
cho học sinh chính là một phần của việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với
bản thân, gia đình và xã hội Hiểu pháp luật, sống vả làm việc theo pháp luật,
từ những vụ tai nạn giao thông để lại là một trong những vấn đẻ đau xót nhất của xã hội, trở thành vấn đề báo động không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên toàn cầu Bởi lẻ, mỗi lần lưu thông trên đường chúng ta không khỏi rùng mình khi phải chứng kiển tân mắt những vụ tai nạn thương tâm xảy ra, xem tin tức trên các kênh thông tin giao thông không khỏi giật mình vì con số thương vong từ các vụ tai nạn giao thông đường bộ quá lớn Trong số đó, có người có thể là cha mẹ của học sinh, là học sinh, là đồng nghiệp, là con người trong xã hội mà bản thân họ là nạn nhân của sự cầu thá, thiểu ý thức của những người tham gia giao thông
Trong số người tham gia giao thông hằng ngày phải kể đến đối tượng khá đông và gây ra nhiều tai nạn nhất đó chính là thanh niên, học sinh, do đó
Trang 10
nạn giao thông gây ra Và đặc biệt, hưởng ứng tích cực năm “ăn óa, văn mình đỗ thị thành phổ"
Tai nạn giao thông lä một trong những nguyên nhân gây tử vong hãng,
đầu cho người, bên cạnh đó những thiệt hại không lỗ về kinh tế, bao gồm: chỉ
phí mai táng người chết, chỉ phí y tế cho những người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông, vẻ hạ tầng, chỉ phí khắc phục, điều tra vụ tai nạn
giao thông đó cùng với thiệt hại do hao phí lao động của chính người bị tai nạn và của cả những người chăm sóc người đó Mặt khác, tai nan giao thong còn gây nên những tác động tâm li cả trước mắt cũng như vẻ lâu dài đối với mọi người, nó để lại những di chứng về tâm lí hết sức năng nÈ cho người bị tai nạn, người thân của người đó và nếu như trong một địa phương, một quốc gia xây ra tai nạn giao thông quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng bất an cho cư dân ở đó Trước tình hình tai nạn giao thông xảy ra theo chiều hướng ngày cảng phức tạp, chính phủ đã ban hành Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiểm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông Nghị quyết có hiệu lực thì hành từ ngày 15-7-2007 Nghị quyết đã đưa ra 7 giải pháp cơ bản nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông Trong đó, nhắn mạnh, đây mạnh giáo dục tuyên truyền pháp luật, kiên quyết cường chế thỉ hành pháp luật và nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát và
thanh tra giao thông Trong đó cũng quy định từ niên học 2008 — 2009 bắt
đầu thực hiện chương trình giảng dạy trật tự an toản giao thông mới ở tất cả các cấp học Từ ngày 01- 9-2007 xử lí nghiêm khắc tắt cả học sinh chưa đủ
tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy
Lúc sinh thời Bác Hỗ thường nói:“Một năm bắt đầu từ mùa xuân, đời người bắt đầu từ tuổi trẻ”, đúng vậy, chỉ có thanh niên học sinh hiện nay là
Trang 11niên học sinh chủ nhân tương lai cúa đất nước Vì vậy, chúng tôi cho rằng việc giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh Trung học phê thông là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay Bản thân tôi là giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân đã nhiều năm, cũng đã đau biết bao nỗi đau khi mà tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của một đồng nghiệp, của những học sinh thân yêu mà họ chủ yếu là những nạn nhân của sự câu thả, thiểu ý thức khi tham gia giao thông Trong quá trình giảng dạy bộ môn GDCD ở nhà trường trung học pi
chính khóa nhưng tôi cũng đã cố gắng hết mình trong khả năng có thể giáo
thông mặc dù không phải là nội dung
dục lồng ghép để cung cấp kiến thức hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, văn hóa giao thông cần có nhằm nâng cao trình độ văn hóa giao thông cho học sinh của mình góp phần hướng ứng “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ toàn cầu giai đoạn 2011 ~ 2020” Chính từ yêu câu bức thiết
đó, bản thân tôi chọn chủ đề “Ý “hức pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành Luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông
ở Thành phố Đà Nẵng” làm nội dung nghiên cứu của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1, Mục đích:
“Trên cơ sở nghiên cứu và làm rõ ý thức pháp luật và vai trò của ý thức pháp luật đối với đời sống xã hội, từ đó, vận dụng vào việc giáo dục ý thức pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông ở Thành phố Đả Nẵng, góp phần xây dựng đời sống văn hỏa - văn minh đô thị của
‘Thanh phd
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đổ thực hiện được mục đích nói trên, đề tải tập trung vào những vấn đề sau:
Trang 12- Lam rõ thực trạng vì phạm pháp luật và ý thức chấp hảnh Luật giao thông đường bộ ở Thành phố Đà Nẵng nói riêng vả trên phạm vi cả nước trong thời gian qua
~ Đề xuất những biện pháp nhằm tăng cường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông ở Thành phố Đà Nẵng hướng đến xây dựng ý thức văn hóa giao thông cộng
đồng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Vi thoi gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, nên bản thân tôi chỉ di sâu nghiên cứu lý luận vẻ ÿ thức pháp luật và vai trò của ý thức pháp luật trong đời sông xã hội Trên cơ sở đó, nghiên cứu và lim rõ thực trang vi phạm pháp luật an toàn giao thông đường bộ của học sinh trung học phổ thông ở Thành phố Đà Nẵng, đồng thời đề xuất những biện pháp giáo dục ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông đường bộ trong học sinh một cách có hiệu quả, xây dựng văn hóa giao thông học đường ~ góp phần xây dựng văn hóa giao thông Thành phố,
4 Phương pháp nghiên cứu:
Đề hoàn thành để tải luận văn này sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp duy vật lịch sử Đồng thời kết hợp một số phương pháp khác như: phương pháp logic, phân tích, quy nạp, diễn dịch, tổng hợp, nhận xét rút ra kết luận Phương pháp trực quan, điều tra, khảo sát
và liên hệ thực tiển làm sáng tỏ đẻ tài nghiên cứu
5 Tổng quan đề tài nghiên cứu:
Ý thức pháp luật là một trong những hình thái quan trọng của ý thức xã hội, bởi nó là nhân tố không thể thiếu trong đời sống pháp luật cúa xã hội ở tắt
Trang 13thống pháp luật đồng thời quyết định hiệu quả của việc thực hiện pháp luật, góp phần đưa pháp luật vào đời sống — hình thành thói quen văn hóa pháp lý trong cộng đồng Chính vi vậy, mà ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật là vấn đề được xã hội quan tâm nghiên cứu và tăng cường giáo dục
- Trước tiên, phải kể đến các sách giáo khoa, giáo trình, sách chuyên khảo về ý thức pháp luật Trong đó, ý thức pháp luật được xem xét là một trong những hình thái quan trọng của ÿ thức xã hội, ÿ thức pháp luật ra đời gắn liền với sự ra đời của Nhà nước Trong chuyên khảo “Ý zhức pháp luật” của PGS.TS.Nguyễn Minh Đoan, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia — sự thật,
Hà Nội, 2011 đã làm rõ khái niệm, đặc điềm, chức năng và các cấp độ biểu hiện của ý thức pháp luật, cũng đã phản ánh thực trạng ý thức pháp luật của Việt Nam và để xuất các giải pháp nâng cao ý thức pháp luật nói chung ở
nước ta hiện nay
-_ Bên cạnh đó PGS.TS.Nguyễn Minh Đoan, với cuốn “Hiệu qué cia pháp luật những vấn đẻ lý luận và thực triển”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012 đã làm rõ hơn nữa vấn để lý luận về hiệu quả của pháp luật,
là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học pháp lý, đặc biệt trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Bởi pháp luật chỉ phát huy hiệu quả khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, có ý thức, được áp dụng một cách đúng đắn, chính xác góp phần thực
hiện thắng lợi mục tiêu và Đảng đã đề ra
- Th.s Đảo Thu Hiễn với bải “Vai trỏ của ÿ thức pháp luật trong doi sống xã hội ” đăng trên tạp chí khoa học kỷ thuật thủy lợi và môi trường số 43 tháng 12/2013, đã phân tích một số vấn đẻ lý luận vẻ ý thức pháp luật, làm rõ
vai trò của ý thức pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư
Trang 14
~ Luận án Tiến sỹ triết học của Nguyễn Thúy Vân “Logie khách quan của quá trình hình thành và phát triển ÿ thức pháp luật ở Việt Nam” (Hà Nội, 2000), da làm sáng tỏ vai trò của logic khách quan trong quá trình hình thành
và phát triển ý thức pháp luật ở Việt Nam
- TS.Nguyễn Đình Đặng Lục với “Giáo dục pháp luật trong nhà trường " (Nxb Giáo dục, Hà Nội,2004) Tác giả đã đi sâu phân tích và luận giải một cách khoa học những vấn đề chính yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả và công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường hiện nay
Những công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận về ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật một cách sâu sắc và toàn diện Tuy nhiên, chưa có công trình nào để cập cụ thể đến vẫn để giáo dục ý thức pháp luật an toàn giao thông đường bộ cho học sinh trung học phổ thông
ở Thành phố Đà Nẵng Dù vậy, những công trình trên là cơ sở định hướng, tư liệu tham khảo hết sức quan trọng để bản thân tôi thực hiện thành công đề tài nghiên cứu của mình
6 Bố cục đề tài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đâu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương, 12 tiết.
Trang 15MOT SO VAN DE LY LUAN CHUNG VE PHAP LUAT, Y THUC PHAP LUAT VA GIAO DUC Ý THỨC PHÁP LUẬT
1.1 Ý THUC PHAP LUAT — HINH THAI QUAN TRONG CUA
có thể thấy rằng nhiều nhà tư tưởng, học giả đã đưa ra những định nghĩa khác
nhau về pháp luật, cụ thể như: Cicero(106 ~ 43tr.CN) vừa là triết gia, vừa là luật gia thời La Mã Cỏ đại khẳng định pháp luật là “sự phân biệt giữa những,
thứ công bằng và bất công” Theo quan điểm của Cicero luật và công lý là
đồng nhất và pháp luật được coi là hiện thân của công lý St Augustine — là triết gia thần học La Mã cho rằng “chỉ có luật công bằng mới là luật, còn luật bất công không phải là luật” Đối với Thomas Aquinas (1225 — 1275), triết gia thần học người Ý thì cho rằng: “Pháp luật không phải là gì khác hơn là một mệnh lệnh của lý trí vì mục tiêu tốt đẹp của cộng đồng”, có nghĩa là những gì bắt hợp lý trong pháp luật sẽ không nên được xem là pháp luật John Locke (1632-1704), triết gia người Anh, cha đẻ của chủ nghĩa tự do cỏ điển nói rằng “Pháp luật không là gì khác hơn chỉnh là các giới hạn đối với cá nhân
thông minh và tự do trong việc theo đuổi lợi ich hợp lý của mình, và đặt ra
Trang 16đường phân ranh giới tự do giữa người với người, đường ranh giới mà nếu vượt qua nó thi tự do của người này sẽ xâm phạm tới tự do của người khác và
hệ quả là con người sẽ không còn tự do Cũng theo John Locke “myc dich tối hậu của pháp luật là để tạo lập, bảo vệ và mở rộng tự do cá nhân của con người chứ không phải là để xóa bỏ hoặc hạn chế tự do cá nhân và sẽ không
có tự do nếu không có sự hiện diện của pháp luật” Đối với Karl Marx(1818 ~ 1883), thì pháp luật của xã hội tư sản chăng qua chí là “ÿ chí của các giai cấp
tư sản được nâng lên thành pháp luật áp dụng chung cho tắt cả mọi người ~ thứ ý chí mà nội dung chủ yếu của nó do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư sản quyết định”[13, Nguồn Internet]
Ở phương Đông, điển hình triết học Trung Quốc cỗ đại, với tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử, ông đã dựa vào thuyết tính ác của Tuân Tử để khẳng định tính đúng đẫn của chủ trương pháp trị Hàn Phi cho rằng, mặc dù có những bậc hiển nhân nhưng nhìn chung con người có bản tính ích kỷ, thích tìm điều lợi và tránh điều hại Vì thế, người ta luôn chỉ lò mưu lợi cho bản than minh Do đó, phải căn cứ vào tâm lý “tránh hại và cẩu lợi” của con người
để đặt ra pháp luật, trọng thưởng, nghiêm phạt để duy trì trật tự xã hội[1, tr.65
— tr66] Hàn Phi cho rằng là người đầu tiên phải coi trọng ba yếu tổ “Pháp — thế - thuật”, lả ba yếu tố thống nhất không thẻ tách rời trong đường lỗi trị nước bằng pháp luật Theo Hàn Phi "Pháp là pháp luật và pháp luật phải được công bố cho mọi người biết để tuân theo Pháp luật phái thay đổi phù hợp với tỉnh hình cụ thể "không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng với thời đại” (Hàn Phi Tử, Ngũ đó) “Phép trị dân không có định khi dùng pháp luật đề trị
mả thôi” “Pháp luật mà biến chuyển được theo với thời đại thì thiên hạ sẽ trị Thời thế thay đổi mà phép trị dân không thay đổi thì loạn” [1.tr 66].
Trang 17một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan nhưng đã bị lăng kính chủ quan của người nhìn nhận làm cho nó khác đi Trong ngôn ngữ hiện đại ngày nay, quan niệm pháp luật đều mang tính chất chính trị của nó, pháp luật được hiểu là:“Một tập hợp các quy tắc để điều chỉnh hành vi của con người được áp dụng chung cho tất cả các thành viên trong một cộng đồng hoặc một xã hội xác định, có nguồn gốc tử chính quyền chính đáng vả được thực thi bởi các cơ quan của chính quyền nảy thông qua việc áp dụng các chế tải phat cho các chủ thể có hành vi vi phạm” Hay nói cách khác
tắc xứ sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp nằm
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, có tính chất bắt buộc chung đồi với toàn xã hội nhằm điều chính các quan hệ xã hội trong quá trình xây dựng,
và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN
b Ý thức pháp luật:
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về ý thức pháp luật, bởi nó được
khác nhau, như: Triết học, luật học hay xã hội học pháp luật Tử góc độ triết học, ý thức pháp luật
nghiên cứu dưới nhiều gỏc độ và những cách tiếp cậi
được hiểu là một trong những hình thái của ý thức xã hội (ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức thẫm mỹ, ý thức tôn giáo, ý thức xã
Trang 18hội) Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, ra đời từ thực tiễn đời sống xã hội và phản ánh tồn tại xã hội Ý thức xã hội xuất hiện cùng với sự ra đời của nhả nước, phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế - xã hội, mà trước hết, là những quan hệ sản xuất được thể hiện trong các luật lệ nhà nước Y thức pháp luật xuất hiện cùng với sự xuất hiện của pháp luật, nó là sản phẩm của quá trình phát triển xã hội, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các hệ tư tưởng, quan điểm, quan niệm trong xã hội.“Ý thức pháp luật là tổng thể những học
thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm pháp lý tổn tại trong xã hội, thể hiện
mỗi quan hệ của con người đối với pháp luật, đối với quá trình điều chính pháp luật, sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong xử sự của
cá nhân, cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhả nước, các
tỗ chức xã hội”{2, tr 373, 374] Quan niệm này đã làm rõ được chủ thể
pháp luật, trình độ hiểu biết đối với pháp luật và thái độ, sự đánh giá, điều
thức
chỉnh hành vi của con người theo pháp luật
Bởi lẽ, ý thức pháp luật là bộ phân của ý thức xã hội, là sự phản ánh tốn tại xã hội từ góc độ pháp luật, thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật và thái độ đối với pháp luật của các giai cấp, các tằng lớp nhân dân trong xã hội có giai cấp Theo đó, ý thức pháp luật và pháp luật là những bộ phận của kiến trúc thượng tầng, chịu sự quy định và bị chỉ phối bởi các yếu tố trong cơ sở hạ tầng mà quan trọng nhất là các điều kiện kinh tế Vì thế, những nội dung của
ý thức pháp luật và những quy định của pháp luật xét đến cùng, chính là sự
phan ánh đời sống hiện thực khách quan, phản ảnh sự vận động, biến đổi va
phát triển của đời sống mà trong đó ý thức pháp luật thể hiện ra Với tư cách
lä một bộ phận của ý thức xã hội, ý thức pháp luật xuất hiện, nảy sinh trên nền tảng tồn tại xã hội nhất định Vì thế, tôn tại xã hội vả ý thức pháp luật có mồi quan hệ biện chứng với nhau, cụ thê:
Trang 19‘Tén tai x4 hoi quyét dinh ¥ thite phap luat va ¥ thire phap luat chi I sur phản ảnh tồn tại xã hội Ý thức pháp luật phản ảnh tồn tại xã hội từ góc độ pháp luật, thẻ hiện trình độ hiều biết pháp luật và thái độ đối với pháp luật của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có giai cấp Do đó, những nội
dung của ý thức pháp luật và các quy định của pháp luật, xét đến cùng, chính
là sự phản ánh đời sống hiện thực khách quan, phản ánh sự vận động, biển đổi
và phát triển của đời sóng mà trong đó ý thức pháp luật được thể hiện bằng các hành vi cụ thể C.Mác đã khẳng định :“Nhà lập pháp phải coi mình như nhà khoa học tự nhiên Ông ta không làm ra pháp luật, ông ta không phát mình ra chúng mà chỉ nêu chúng lên; ông ta biểu hiện những quy luật nội tại của những mối quan hệ tỉnh thần thành những đạo luật thành văn có ý thức Chúng ta sẽ phải chê trách nhà lập pháp và vô cùng tủy tiện, nếu như ông ta thay thé ban chat của sự việc bằng những điều bia đặt của mình”[8; tr 232] Như vậy, trong mồi quan hệ với tồn tại xã hội, ý thức pháp luật là cái bị quy định Mọi sự vận động, biển đổi và phát triển của ý thức pháp luật đều có căn nguyên từ những thay đồi, vận động và phát triển của đời sống xã hội Và, mặc dù là cái én định hơn so với sự biến động của đời sống xã hội, nhưng cuỗi cùng đủ sớm hay muộn, ý thức pháp luật cũng phải thay đổi theo sự biến đổi của xã hội C.Mác nói: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của các cuộc cải cách xã hội tách biệt với pháp luật Một khi pháp luật bị đặt
ra ngoài các quá trình biến đổi xã hội, hoặc bị hạ thấp hay phớt lờ thì tắt yếu các cái cách ấy hoặc là mang tính nữa vời, thậm chí chết yêu, hoặc là gây nên
những đáo lộn nghiêm trọng đối với đời sông xã hội, xô đấy xã hội vào những
nguy cơ khủng hoảng” [10; tr 254]
'Tuy nhiên, ý thức pháp luật cũng có tính độc lập tương đối của nó, biểu
hiện như sau;
Trang 20Thứ nhất, ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với tôn tại xã hội Bởi mỗi kiểu nhả nước và pháp luật tương ứng với một kiểu phương thức sản xuất
đã không còn, nhưng ý thức pháp luật của nó vẫn cỏ thể tồn tại lâu dai trong
tổn tại xã hội mới Hay nói cách khác, tồn tại xã hội cũ mắt đi nhưng ý thức
xã hội nói chung trong đó có ý thức pháp luật do nó sinh ra vẫn còn tổn tại dai dang trong mot thoi gian dài Ví dụ như, những biểu hiện của tư tướng, tâm lý pháp luật phong kiến nhưng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta hiện nay vẫn tôn tại các quan niệm “phép vua thua lệ làng”, sự thờ ơ phú nhận đối với pháp luật nên vẫn duy trì quan niệm “Một người làm quan cả họ được nhờ”, “Con vua thì lại làm vua ” Chính những quan niệm như thể đã kìm hãm sự phát triển của xã hội, làm cho ÿ thức của một bộ phận dân cư không theo kịp sự phát triển của tồn tại xã hội
Thứ hai, do tính mục đích của sự phản ánh đối với hiện thực khách quan, nên trong ý thức pháp luật có thể tồn tại cả những quan niệm, quan điểm pháp luật vượt lên trước sự phát triển tồn tại xã hội, có tính chất định hướng cho sự phát triển xã hội Đây là bộ phân ý thức pháp luật có tính tiên phong, là mằm mồng, định hướng cho sự hình thành ý thức pháp luật trong tương lai Đặc biệt là tư tưởng pháp luật khoa học, có thể vượt lên sự phát
triển của tổn tại xã hội
ế thừa các
'Thứ ba, ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội trên cơ sở
yếu tố nhất định của ý thức pháp luật thời đại trước đó Nếu kế thừa những yếu tố tiến bộ tạo điều kiện cho việc xây dựng, hoản thiện hệ thống pháp luật
có hiệu quả và ngược lại, sẽ cản trở những yếu tố tích cực trong xã hội
“Thứ tư, ý thức pháp luật tác động trở lại tồn tại xã hội và tác động qua
lại với các hình thái ý thức xã hội khác như: ý thức chính trị, ý thức đạo đức,
ý thức tôn giáo và các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng pháp lý như: Nhà
Trang 21nước, pháp luật Sự tác động có thể tích cực và có thé tiêu cực tùy vào từng, hiện tượng, vấn đề cụ thể và từng giai đoạn lịch sử nhất định
1.1.2 Các loại ý thức pháp luật và cấp độ biểu hiện của ý thức pháp luật
a Các loại ý thức pháp luật
Trong đời sống xã hội, mỗi người một trình độ nhận thức, cách nhận định vấn đề, quan điểm sống, lập trường, lý tưởng vả mục đích phần đầu khác nhau, làm cho xã hội phức tạp, đa dạng và ý thức của mỗi người hoàn toàn khác nhau Tùy vào cấp độ, giới hạn nhận thức và các căn cứ khoa học có 3 loại ý thức pháp luật, cụ thể:
Một
ở mức độ cần thiết cho cuộc sống thường nhật của các tổ chức và cá nhân Đa
thức pháp luật thông thường: phản ánh mỗi liên hệ bên ngoài
số người dân đều có ý thức pháp luật phổ thông, đó là những tr thức pháp luật thông thường, phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người Chẳng hạn như: Khi lưu thông trên đường thì họ biết là phải đi về phía tay phải, di đúng làn đường quy định, phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hoặc ngồi trên xe máy Trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật, thì họ biết các quyền và nghĩa vụ của bản thân, như được làm gì, phải làm gì và không được làm gì Những kiến thức pháp luật phổ thông đỏ thường không có tính 6n định vì khi người ta nhận thức vấn đẻ tốt thì có hảnh động tốt và ngược lại nhận thức hạn chế hoặc không có hiểu biết về pháp luật thì thường có những hành vĩ vi phạm các quy định của pháp luật Điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội
Hai là, ý thức pháp luật lý luận: phản ảnh sâu sắc, đầy đủ mối liên hệ bén trong, ban chat, vai trò, cơ chế điều chỉnh của pháp luật Đây là ý thức pháp luật của các chuyên gia pháp lý, các nhà khoa học, những người có thâm quyền ban hành vả áp dụng pháp luật Vì vậy mà có tính khoa học và ôn định
Trang 22rit cao, nó là những quan điểm lý luận cơ bản về nhận thức bản chất, vai trò
giá trị xã hội của pháp luật phù hợp với tri thức chung của xã hội Ví dụ như:
qua thực tiễn các vụ tai nạn giao thông đường bộ thưởng gây ra hậu quá là chấn thương sọ não dẫn đến chết người hoặc làm tê liệt toàn thân mà y học
gọi là sống đời sống thực vật (sống mả như chết) Chính vi điều đỏ, để đảm
bảo an toàn tính mạng cho con người, pháp luật quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi hoặc điều khiển xe gắn máy
Ba là, ý thức pháp luật nghề nghiệp: là ý thức có tính chuyên biệt rất sâu theo từng lĩnh vực nghề nghiệp đặc biệt là của những người làm nghề luật Đây là bộ phận ý thức pháp luật sử dụng pháp luật như là phương tiện hành nghề
Can cứ vào chủ thể pháp luật có 3 loại ý thức pháp luật, cụ thé:
~_Ý thức pháp luật cá nhân: đó là các quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm lý, thái độ của từng con người cụ thể đối với pháp luật và chịu sự tác động của hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và khả năng của từng người
~_Ý thức pháp luật nhóm: gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm của một nhóm xã hội nhất định về pháp luật
~_Ý thức pháp luật xã hội: là ý thức pháp luật của một bộ phận cầm quyền trong xã hội, đại diện cho cả xã hội, chứa đựng các tư tưởng, quan điểm pháp lý về vấn đề cơ bản nhất của pháp luật và thường được thể hiện trong nội dung pháp luật của đất nước [22; tr 32- tr 34]
b Các cấp độ biễu hiện của ý thức pháp luật:
Ý thức pháp luật lä cơ sở hình thành văn hóa pháp lý của chủ thê pháp
luật, tạo cho chủ thẻ có khả năng vả kỹ năng sứ dụng cơ chế điều chính pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân mình, cho Nhà nước và cho xã hội, nhằm xử sự đúng đắn vả phủ hợp trong các mối quan hệ Do đó, ý
Trang 23thức pháp luật được tạo nên bởi hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật, cụ
thể:
“Thứ nhất, Tư tưởng pháp luật là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm và học thuyết về pháp luật còn được gọi là nhận thức pháp lý, bao gồm các tri thức của con người về pháp luật, các hiện tượng liên quan đến pháp luật và quá trình điều chỉnh pháp luật được khái quát hóa thành lý luận, học thuyết
về nhà nước và pháp luật Tư tưởng pháp luật là kết quả cúa sự phân ánh một cách tự giác, có mục đích, có tính tô chức cao của các hoạt động tư duy lý luận Chính vì vậy, mà tư tưởng pháp luật là bộ phận chủ yếu của ý thức pháp luật, được hình thành một cách tự giác, phản ánh tồn tại xã hội một cách sâu sắc, khách quan mang tính hệ thông và khoa học có tác dụng soi sáng, định hướng cho tâm lý pháp luật Những chủ thể có tri thức pháp luật cao sẽ có khả năng nhận thức pháp luật chính xác và có ý thức tuân thủ tốt các quy định của pháp luật Ví dụ như: khi lưu thông trên đường theo quy định của luật giao thông đường bộ Việt Nam đi về bên tay phải, đi đúng làn đường quy định, tuân thủ tín hiệu giao thông sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho bản thân mình, với những người xung quanh và toàn xã hội Bởi hạt nhân của tư tưởng pháp luật là những trỉ thức pháp luật (sự nhận thức, hiểu biết khoa học và nắm bắt các quy định pháp luật) được biểu hiện thông qua hành vi, hành động của
con người trong cuộc sống Trong đời sống xã hội, trí thức pháp luật giữ vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt đối với mỗi cá nhân, đó là yếu tố tạo thành nhân cách, năng lực và trình độ hiểu biết, đối với xã hội có tác dụng phát huy
sức mạnh và năng lực sáng tạo của mỗi thành viên, đối với quốc gia là động
lực thúc đây tiến bộ xã hội
Ở Việt Nam, các tư tưởng pháp luật là sự kế thừa và kết hợp hai hoa của nhiều quan niệm, quan điểm pháp luật khác nhau Bao gồm các quan niệm, quan điểm pháp luật dựa trên nền tảng của chú nghĩa Mác - Lênin và tư
Trang 24tưởng Hồ Chi Minh được củng có và phát triển, các quan điểm pháp luật tiền
bộ của các đối tác trong quan hệ song phương, đa phương và với quốc tế lẫn
các quan niệm quan điểm vẫn còn tổn tại làm cho tư tưởng pháp luật Việt
Nam thêm phong phú, đa dạng Vì vậy, trong quá trình củng cố, phát triển các
tư tưởng pháp luật của đất nước cẩn phải: *Tiếp tục đổi mới tư duy, tăng, cường tông kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, kịp thời làm sáng tỏ hơn những vấn để bức xúc về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về Đảng cam quyền và công tác xây dựng Đảng: về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; vẻ tổ chức và hoạt động của Mặt trận va các đoàn thể nhân dân "[18; tr 58, 59]
Phan đấu xây dựng và phát triển các quan niệm, quan điểm pháp luật ở Việt Nam trở thành một hệ tư tưởng pháp luật tiên tiến, phủ hợp nhất với điều kiện phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập xu thế quốc tế hóa toàn cầu, nhằm: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đâm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế”[18; tr 59]
“Thứ hai, tâm lý pháp luật là sự phản ánh những tâm trạng, cảm xúc, thái
độ, tình cám đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý cụ thể khác Tâm lý pháp luật bị chỉ phối bởi hệ tư tưởng pháp luật, nó phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm và trình độ nhận thức lý luận của cá nhân Nhưng đồng thời cũng là tiền để thúc đây quá trình hình thảnh và phát triển các quan điểm, tư tưởng pháp luật phù hợp Tâm lý pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp của chủ thể và góp phần nâng cao phẩm giá, nhân cách con người, từ đó hình thành trách nhiệm của mỗi người với bản thân, với gia đình và với quê hương đất nước Bởi tâm lý pháp luật chứa đựng trong nó những rung động về tâm hỗn của con người, điều chính hành vi bằng niềm
Trang 25tin, sự hiểu biết, sự trân trọng hay thủ hẳn, định kiến, ác cảm đối với pháp
luật, quá trình điều chinh pháp luật do ảnh hưởng của những giao tiếp trong đời sống thực tiễn xã hội
Ở nước ta trong thời gian qua, chưa quan tâm đúng mức vai trò quan trọng của tâm lý pháp luật, chúng ta chủ yếu tập trung vào xây dựng hệ tư tưởng pháp luật mà chưa thật sự chú ý tới việc củng có, định hướng đề hình thành thái độ, tinh cảm pháp luật đúng đắn trong đời sống xã hội Do đỏ, mà tâm lý pháp luật ở nước ta diễn biến khá phức tạp, biểu hiện một bộ phận không nhỏ dân cư chưa có thói quen sống và làm việc theo pháp luật, thậm chí xem nhẹ hay coi pháp luật chỉ là sự trói buộc hành vi của con người và tìm mọi cách để trốn tranh, không tuân thủ các quy định của pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là vi phạm các quy định của pháp luật giao thông đường bộ biểu hiện: trên những đoạn đường, tuyến đường không có Cảnh sát giao thông cắm chốt thì chúng ta dễ dàng thấy tân mắt thấy những hành vi vi phạm Luật ATGT như không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hay ngồi trên xe máy, vượt đèn đỏ, điều khiển xe máy chưa đủ tuổi theo luật định chủ yếu là học sinh, đi ngược chiều, không đi đúng làn đường quy định, chor quá số người quy định, vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện
t cả những hành vĩ đó nhằm thõa mãn trạng thái tâm lý “không ai làm được gì mình” hoặc “dé thể
thoại hay mang tai phôn khi điểu khiển xe máy
hiện mình trước mọi người” [22, tr 67]
Vi vậy, việc thay đổi những tỉnh cảm, thái độ pháp lý không phù hợp nhằm tạo dựng, củng cô tâm lý pháp luật đúng đắn là việc làm hết sức khó khăn ở nước ta hiện nay Bởi tính chất bẻn vững của tâm lý trong ÿ thức của mỗi con người Muốn lảm được điều đó, phải kiên trì, không ngừng nẵng cao
ý thức pháp luật, điều chỉnh hành vi của con người theo đúng quy định của pháp luật
Trang 2612 VAI TRÒ CỦA Ý THỨC PHAP LUAT TRONG DOI SONG
XÃ HỘI
1.2.1 Ý thức pháp luật với sự tồn tại và phát triển của xã hội
Ý thức pháp luật ra đời từ những điều kiện xã hội nhất định, phản ánh nhu cầu điều chinh cũng như quá trình điều chinh bằng pháp luật đối với các
quan hệ xã hội Vì vậy, ý thức xã hội nói chung và ý thức pháp luật nói riêng
có vai trò to lớn đối với quá trình vận động và phá triển của xã hội Trong đời sống pháp lý, ý thức pháp luật giúp chú thể thực hiện đúng các quy định pháp luật, tránh được các hành động thiếu suy nghĩ, đi ngược với lợi ích chung của
xã hội Đổi với mỗi cá nhân cụ thể, ý thức pháp luật là nhân tổ quan trọng góp phan tạo thành nhân cách, phẩm giá, năng lực và trình độ của con người Đối với tập thể, ý thức pháp luật tạo nên sự đoàn kết, gắn bó trong quan hệ giữa người với người Đối với quốc gia, ý thức pháp luật của nhân dân trở thành động lực thúc đây tiến bộ xã hội, biểu hiện:
“Thứ nhất, ý thức pháp luật trong đời sống kinh tế: Ý thức pháp luật góp phan thie day đời sống kinh tế phát triển Bởi ý thức pháp luật là tiền đề trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhà nước Đồng thời pháp luật là công cụ pháp lý kinh tế của đất nước thông qua việc thé chế hóa các chính sách, kế hoạch phát triển thành hệ thống quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế đạt hiệu quả Vi vay, ý thức pháp luật được nâng cao sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật để điều chinh phủ
hợp với các quan hệ kinh tế Do đó, nhà nước với tư cách là người trực tiếp
sáng tạo pháp luật, trước hết phải nhận thức được những đòi hỏi khách quan của đời sống kinh tế - xã hội Thực tiễn, những yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển của kinh tế để phản ánh kịp thời vào hệ thống pháp luật Nhờ hệ thống pháp luật, các chủ thể kinh tế được đảm bảo quyền tự do và lợi ích hợp pháp, đồng thời họ cũng xác định được nghĩa vụ và quyền hạn của mình trong.
Trang 27mọi mặt của đời sống Chăng hạn, khi lưu thông trên đường mà tắt cả mọi người đều ý thức được rằng, việc tuân thủ theo đúng các quy định Luật giao thông đường bộ là không chỉ đảm bảo an toàn cho tỉnh mạng của bản thân mình mà còn đảm bảo an toàn tính mạng cho người khác và toàn xã hội, góp
phần giảm thiểu thương vong do tai nạn giao thông gây ra Và tất cả những
điều nói trên cần phải có ý thức tự giác, tích cực tuân thủ pháp luật của các chủ thể khi tham gia giao thong góp phần xây dựng văn hóa giao thông
Thứ hai, ý thức pháp luật trong đời sông chính trị: Giữ vị trí quan trọng là bộ phận ý thức xã hội chủ đạo trong hệ thống ý thức xã hội Ý thức pháp luật giúp con người có khá năng nhận thức, đánh giá về đời sống pháp luật với các vấn đề như tình trạng pháp chế, công tác tổ chức áp dụng và thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của cá nhân, sự công bằng trong việc áp dụng pháp luật đối với các cơ quan tổ chức xã hội
Ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của cán bộ công chức có ảnh hưởng rất lớn đến bộ phận dân cư , chỉ cần một hành vi rắt nhỏ để mưu cầu lợi ích cá nhân của cán bộ công chức sẽ làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào chế đô, vào nhà nước Vì vậy, những hành vi tiêu cực trong lĩnh vực giao thông đường bộ như: nạn mãi lộ, bảo kê, quen biết đặc biệt phê phán, lên
án kịch liệt, xử lý theo đúng quy định của pháp luật và ngược lại, nếu đội ngũ cán bộ công chức có ý thức cao, có thái độ tôn trọng pháp luật và có hành vi tích cực chấp hành pháp luật thì sẽ tác động rất tốt đến đời sống góp phần duy trì trật tự, kỷ cương xã hội
Thứ ba, ý thức pháp luật trong đời sống văn hóa — tư tưởng: Ý thức pháp luật luôn có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hình thái ý thức xã hội khác Những quan điểm tư tưởng pháp luật tiến bộ, khoa học góp phần cùng có, phát huy nhân tổ tích cực ở các hình thái ý thức xã hội khác, đồng thời khắc.
Trang 28
phục những quan niệm không phù hợp, ảnh hưởng xấu đến lợi ích của các giai
cấp, đến đời sống của cộng đồng vả tiến bộ xã hội Ý thức pháp luật quyết
định hiệu quả việc thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống Ý thức pháp luật là cơ sở văn hóa của con người khi con người có ý thức tôn trong nhau thông qua việc nghiêm chỉnh chấp hành, tuân thủ pháp luật
Ý thức pháp luật được xem là điều kiện quan trọng, tiền để tư tưởng trực tiếp cho việc xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Ý thức pháp luật cao là điều kiện để việc biên soạn, ban hành pháp luật được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi Nếu có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tỉnh hình kinh tế - xã hội, xác định đúng những quan hệ xã hội cơ bản cần có
sự điều chinh của pháp luật, có quy trình và kỹ thuật lập pháp khoa học, phù hợp thì hệ thống pháp luật của đất nước sẽ được hoàn thiện
Tom lai, ¥ thức pháp luật có vai trỏ to lớn trong đời sống Song, để phát huy tối đa các vai trò đó của ý thức pháp luật, chúng ta cẩn phải nâng cao ý thức pháp luật của mọi ting lop dân cư Đặc biệt trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyển Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
1.2.2 Ý thức pháp luật với sự hình thành nhân cách con người Chúng ta biết rằng, nhân cách là những phẩm chất mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân được biểu hiện ra bên ngoài thông qua những hành vi cụ thể của chủ thể Bởi con người luôn luôn tự chủ và ý thức được hành động của minh, và mỗi một hành vi của con người khi tham gia vào đời sống thực tiễn đều thể hiện quy mô và năng lực tư duy của mình Qúa trình hình thành và phát triển nhân cách là một quá trình lâu dài, đầy biến động phức tạp của con người Nhân cách chính là thước đo của quá trinh nhận thức của con người khi hỏa nhập vào cuộc sống cộng đồng Trong quả trình đó, ý thức pháp luật
có tác dụng điều chỉnh hành vi con người thông qua yếu tố tư tưởng, tâm lý Bởi hành vi pháp lý của con người bao giờ cũng cần đến tư duy nhận thức và
Trang 29xây dựng pháp luật Sức mạnh điều chỉnh ý thức pháp luật là sức mạnh tiềm
ẩn trong trong nội tâm con người Đó là sức mạnh của lý trí, tình cảm có trong con người Thực tế, người có ÿ thức pháp luật đúng đắn, tiến bộ cũng sẽ là người có hành vi chuẩn mực trong cuộc sông, ngược lại người có ý thức pháp luật hạn chế thì thường có những hành vi nông cạn, vi phạm đến các quy định của pháp luật, gây mắt trật tự xã hội
Như vậy, ý thức pháp luật là một trong những nhân tố giúp chủ thể tự điều chinh hành vi của mình sao cho phủ hợp với các quy định pháp luật Bởi hành vi của chủ thể vừa là hệ quả, vừa là thước đo đối với ý thức pháp luật
Và các giá trị mà ý thức pháp luật đem lại trong hoạt động thực hiện pháp luật
là biển tính bắt buộc của pháp luật thành tính tự giác, tự nguyện thực hiện pháp luật của mọi người Một xã hội én định, có kỷ cương phải là một xã hội
mà trong đó có những con người với những nhân cách hoàn thiện, ý thức pháp luật cao và mọi tẳng lớp dân cư đều ý thức được rằng, tự do và lợi ích chính đáng của mình được đảm bảo bằng sự tôn trọng tự do và lợi ích chính đáng của người khác Tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật nhằm tăng cường sự hiểu biết pháp luật, tạo năng lực đánh giá đúng đắn các hành vi trong xã hội Thực tế, nhiều người dân chưa có nhận thức đúng và đầy
đủ về pháp luật, họ chỉ thực sự quan tâm đến khi lợi ich của bản than bị xâm phạm hoặc bản thân họ đã có hành vi vi phạm pháp luật và muôn sử dụng chính nó để lảm giảm nhẹ tội cho mình Một bộ phận nhân dân vì kém hiểu biết nên vi phạm pháp luật, họ thường có tâm lý thờ ơ, lãnh đạm thậm chí coi thường pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật đặc biệt vi phạm các quy định Luật giao thông đường bộ, ví dụ như: Mặc dủ biết rằng vượt đèn đỏ
là vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính và nó cũng rất nguy hiểm cho tính mạng của bản thân và những người dang tham gia giao thong nhưng họ cứ vô tư vi phạm nhiều lúc còn cho rằng đó là hành vi thể hiện bản lĩnh hơn người Rồi
Trang 30những hành vi vừa điều khiển phương tiện giao thong vừa nghe điện thoại, vừa nghe nhạc, vừa hút thuốc lả đĩ là những hảnh vi kém văn hĩa ảnh
hưởng đến nếp sống văn hĩa, văn minh đơ thị hiện nay
14 NHỮNG Nị THỨC CĨ BẢN VE GIAO DUC PHAP
LUẬT VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC CƠNG DÂN TRONG NHÀ TRUONG
ngừng tiến lên Lúc đầu, những tri thức về giáo dục được hình thành trong lĩnh vực Triết học, được xem là một bộ phận của Triết học, với những quan niệm của các nhà triết học trong lịch sử, như: Socrate (469 - 399 trước CN),
cĩ quan niệm “Hãy nhận thức chính mình”, đồng thời ng dé cao vai trị của trí thức đối với hành vĩ đạo đức, ơng nĩi “Đức hạnh là trí thức” và một người
cĩ nhận thức đúng đắn thì khơng thể làm điều ác được Theo Socrates “Biét điều thiện thì sẽ làm điều thiện”[I; tr 97]; Platon(427 ~ 348 trước CN) trong tác phẩm “Nhà nước cổng hỏa ” ơng cho rằng nhà cai trị xã hội phải được dio tạo từ bé, được tuyển chọn theo năng lực từ đẳng cắp nhà triết học, như vậy ơng cũng đã cọ trọng giáo duc; Aristote (348 - 322 trước CN) là người đầu tiên đã xây dựng học thuyết về hình thức căn bản của tư duy: đĩ là các khái niệm, phạm trù, quy luật Ơng là người đặt nền tảng cho tam đoạn luận - hình thức suy luận trong đĩ cỏ ba phán đốn gồm hai tiền để và một kết luận Ở phương Đơng, tư tưởng giáo dục của Khơng Tử đã cĩ những đĩng gĩp quy báu vào kho tàng lý luận giáo dục của dân tộc Trung Hoa nĩi riêng và kho
Trang 31tang giáo dục của nhân loại nói chung Những tư tưởng giáo dục trong giai đoạn này đã được xuất hiện và tập trung đậm nét trong các quan điểm triết học [S3; tr 17—tr 18]
Đến thời Văn hóa Phục hưng, những người có công lớn trong việc làm phong phú những tư tưởng giáo dục như nhà văn Pháp Rabơie (1494-1555), nhà hoạt động chính trị và nhà tư tưởng Anh Thomas Mor(1478 ~ 1535), nhà triết học Italia Kampanella(1S62 ~ 1659) Mặc dù phát triển mạnh vả sớm như vậy, nhưng phải đến thế kỷ XVII với tác phẩm “Vẻ giá trị và sự gia tăng của khoa học” của nhà triết học người Anh - Becơn vào năm 1623 và đến những
công trình nghiên cứu đồ sô về giáo dục, về xã hội, về triết học của Cômenki(1592 ~ 1670) thi giáo dục học mới được tách ra thành khoa học độc lập Những tư tưởng lớn về lý luận dạy học của Cômenki được trình bay trong
tác phẩm nỗi tiếng “1ý luận dạy học vĩ đại” viết năm 1632 Bằng quan điểm giáo dục mới mẻ, khoa học, cuốn sách này đã ra đời cùng với sự ra đời và phát triển của một ngành khoa học mới, đó là “Giáo đục học ”.|S3; tr 18] Nhu vay, trong lich sử, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, đơn giản, nhưng khi hoạt động của con người có ý thức, mục đích thì giáo dục trở thành hoạt động được tổ chức đặc biệt chỉ có ở xã hội loài người Giáo dục
cũng là một hình thái ý thức xã hội, là sự truyền đạt và tiếp thu kinh nghiệm
lich sử của các thế hệ Giáo dục có mối quan hệ biện chứng với các hình thái
ý thức xã hội khác và với ha ting cơ sở, vì vậy mà giáo dục có vị trí đặc biệt
quan trọng trong đời sống con người Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”{37; tr 103] và trong toàn bộ di sản
tư tưởng giáo dục của Bác, vấn để cơ bản nhất, nỗi bật nhất lả vấn đề xây
dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục Người từng nói:“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”{37; tr 111] vả*Vi lợi ích mười năm thì phải
Trang 32trồng cây, vi lợi ích trăm năm thì phải trồng người”[37; tr 44] Sự vận động phát triển khách quan của đất nước tắt yếu đòi hỏi nền giáo dục phải đem lại một chất lượng mới cho từng con người, cho cả dân tộc Người nói
tư tưởng, kim chỉ nam cho ngành Giáo dục ~ Đảo tạo nước nhà Trung thành với tư tưởng Hỗ Chí Minh, Nghị quyết Trung ương II (Khóa VIII) và nghị quyết Đại hội IX viết: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục và đảo tạo là
sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và toàn dân, mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời Đó là quan điểm mang tính hiện đại và sâu sắc[37; tr 130]
b Giáo dục pháp luật:
Sống trong công đồng xã hội, con người sinh ra và lớn lên phải tiếp nhận và xử lý các mỗi quan hệ thông qua sự tác động đa chiều (từ nhiều phía) với nhỉ
dụng nhiều loại quy phạm, trong đó các quy phạm pháp luật có vai trò đặc
ấp độ khác nhau Để xử lý các mỗi quan hệ đó, con người phải sử
biệt quan trọng trong điều chính hành vi của con người Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, pháp luật được coi là phương tiện hữu hiệu để mọi công đân thực hiện quyền làm chủ của mình và là phương tiên để nhân dân tham gia váo lao động, quản lý của nhà nước mà trong Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chí rõ: *Tăng cường pháp chế, xây dựng nhà nước pháp quyển Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức”.[16; tr 45]
Trang 33Giáo dục pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa Bởi, giáo dục pháp luật là sự tác động một cách
có tổ chức theo một hệ thông và có mục đích rõ rệt lên mỗi thành viên của xã hội, nhằm hình thành một cách bền vững ý thức pháp luật vả những thói quen tích cực trong mọi hảnh vi xử thể của con người trong cuộc sống cộng đồng
Mục tiêu cơ bản của giáo dục pháp luật, đó là sự hình thành ở mỗi
thành viên xã hội ý thức pháp luật Do vậy, trong giai đoạn hiện nay, giáo dục pháp luật cho mọi cá nhân trong xã hội, đặc biệt với người chưa thành niên là một tất yếu khách quan Bởi hành vi của con người là hoạt động có ý thức Vì vậy, phải xây dựng thói quen chấp hành pháp luật và mọi quy tắc của cuộc
sống xã hội cho thế hệ trẻ Trang bị những kiến thức pháp luật cần thiết, giúp
họ hiểu đầy đủ, chính xác và khoa học về pháp luật Bởi thể hệ trẻ là bộ phận
ý chí,
năng động nhất của xã hội, họ là lực lượng có năng lực trí tuệ dỗi dào,
cảm xúc cuộc sống mãnh liệt, nhưng ở một số ít lại thường hay bồng bột, thiểu chin chắn, dễ ngã theo luồng thông tin không chính xác hoặc đi ngược lại quy định chung của xã hội [39; tr 62, tr 63] Vì vậy, lúc này pháp luật trở thành tác nhân điều hòa, định hướng cho nhận thức của thé hệ trẻ, và là thước
do dé họ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với quy định chung của
xã hội
Thực tế, hiệu quá của giáo dục pháp luật đối với lứa tuổi học sinh chỉ
có kết quả khi quá trình giáo dục được tiến hành lồng ghép giữa giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị Bởi sự giác ngộ vẻ chính trị, ý thức chính trị
là cơ sở, nền tảng để công dân tương lai ý thức tự giác tuân thủ pháp luật Giáo dục pháp luật là quá trình làm cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp
luật nắm vững vả tham gia vào quá trình thực hiện các mục tiêu chính trị thông qua việc tuân thủ các quy định của pháp luật, là quá trình tác động
nhằm biến sự giác ngộ chính trị thành ý thức tuân thủ pháp luật của chú thể.
Trang 341.3.2 Khái niệm ý thức công dân và nội dung giáo dục ý thức công dân
a Ý thức công dân là gì?
Nhìn từ góc độ Triết học, ngay từ thời kỳ Hi Lạp Cô đại, khái niệm
“Công dân” được hiễu là người đàn ông tự do, là thành viên của một chế độ chính trị và có đủ phẩm chất mả chính thể đó yêu cầu Trong thời kỳ Trung
cổ, lại được dùng để chỉ những người dân sống trong các pháo đài ở các thành thị, những người hoạt động sản xuất thủ công và buôn bán phường hội Nhà Triết học Socrates cho rằng: “Hoạt động chính trị không phải là công việc của mọi công dân, ma chi là công việc của các nhà triết học”, Arixtôt coi đức hạnh của công dân là công bằng và tình bạn Đến thế kỷ XVII trong học thuyết của mình nhà Triết học chính trị người Anh - Locke cho rằng, về bản tính tự nhiên thì các công dân của nhà nước đều tự do và bình đẳng và cẩn phải tạo ra các khuôn khổ pháp lý để đảm bảo sự thực thi pháp luật, cũng như đảm bảo cho việc các quyết định chính trị không đi ngược lại hệ thống pháp luật, chống lại nền dân chủ Chính nhờ các khuôn khổ ấy mà công dân biết được chính phủ hạn chế lợi ích của xã hội đến mức nào Đối với Rousseau thi quan niệm, phẩm chất của công dân là kết quả của khế ước xã hội và đặc biệt trong khái niệm công dân Rousseau đã làm rõ mỗi liên hệ nội tại giữa quyền của các công dân và việc họ tham gia vào một công đồng chính trị nhất định với tư cách lả thành viên tự do và bình đẳng Ông đã nhắn mạnh đến vai trò của văn hóa chính trị đối với sự phát triển ý thức công dân Nhà Triết học người Đức - Immanuel Kant định nghĩa: "Công dân là thành viên của một
cộng đồng liên kết với nhau thảnh xã hội”, theo Kant đặc điểm cơ bản của
công dân là sự tự do, bình đẳng giữa tuân thủ chuẩn tắc pháp lý do một cộng
đồng xác lập và sự tự chủ của chính họ trong các công việc pháp lý, ông cho
rẳng có hai loại công dân đó là “công dân tích cực ” và “công dân thự động ”
và mỗi công dân đều có khả năng chuyên từ trạng thái “thự động ” sang trạng
Trang 35thành viên của nhà nước[78; Nguồn Internet] Đến C.Mác tiến hành nghiên cứu nội dung ý thức công dân từ những mâu thuẫn của “xã hội công dân” với
tư cách là xã hội có giai cấp đối kháng, C.Mác và E.Ăngghen đã phê phán manh mé cach hiéu “xd Agi cong dan” theo quan diém ci Trong Hé te tong Đức các ông viết: *Xã hội công dân bao trùm toàn bộ sự giao tiếp vật chất của các cá nhân trong một giai đoạn phát triển nhất định của lực lượng sản xuất
Nó bao trủm toàn bộ đời sống thương nghiệp và công nghiệp trong giai đoạn
đó và do đó, vượt ra ngoài phạm vi quốc gia và dân tộc, mặc dù, về đối ngoại
nó vẫn phải hiện ra như là một dân tộc và về đổi nội nó vẫn phải tự tổ chức thành một nhà nước Thuật ngữ “xã hội công dân” xuất hiện trong thé ky XVIII khi những quan hệ sở hữu thoát khỏi thể cộng đồng cổ đại và trung
cổ [9: tr 52]
Ngày nay, cùng với quá trình toàn cẩu hóa, vấn đề đặt ra là xu hướng
nào sẽ nổi trội hơn trong tương lai, đó là xu hướng “công dân thể giới”, “công, dan toàn câu” hay “công dân quốc gia — đân tộc”, rồi các vấn đề như trách nhiệm chính trị công dân, mối quan hệ giữa công dân với môi trường kinh tế -
xã hội, vấn để về bản sắc văn hóa cúa công dân Đã rất nhiều học giả phương Tây đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ đe dọa phá hủy đạo đức công dân bởi tiền bạc, sự tiêu dùng, sủng bái hàng hóa, bởi lỗi sống hưởng thụ đang gia tăng cùng với sự phát triển của hợp tác kinh tế và toàn cầu hóa [7§; Nguồn Internet] Đó là lối sống thụ động, thích hưởng thụ , sự thờ ơ với những người xung quanh và với bản thân mình trước những biến động của xã hội
Ở nước ta trong thời kỳ đổi mới và hội nhập hiện nay, Đảng và Nhà
nước ta chủ trương đây mạnh việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vi đân Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định cụ thể trong.
Trang 36Hiến pháp và pháp luật, được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
“Nhà nước tôn trọng và bảo đám các quyền con người, quyền công dân, chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người Quyền
và nghĩa vụ công dân do Hiển pháp và pháp luật quy định Quyển công dân không tách rời nghĩa vụ công dân "18; tr 59]
Như vậy, ý thức công dân là một phạm trù tỉnh thằn, nói lên trình độ nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người dân đối với nhả nước và được thể hiện bằng nhận thức và hành vi cụ thé trong cuộc sống của mỗi người Ý thức công dân là một sản phẩm tỉnh thần, được hình thành nhờ có giáo dục và sự từng trải của từng cá nhân trong hoạt động thực tiễn lâu dải, đó chính lả một phẩm chất quan trọng của nhân cách [53; tr 153]
lung giáo dục ý thức công dân
Đó là giáo dục ý thức chính trị, ý thức pháp luật và ỷ thức đạo đức Bởi
vì, cả ý thức chính trị, ý thức pháp luật và ý thức đạo đức là hình thái của ý thức xã hội Trong đó, ý thức chính trị là ý thức về quyền lợi giai cấp, về sự tồn vong và giàu mạnh của đất nước, về vai trò của đất nước trong quan hệ với các quốc gia trên thế giới Ý thức pháp luật là hệ thống quan niệm về
quyền lợi, nghĩa vụ của công dân trong xã hội, trên cơ sở của những quy tắc
đã được xã hội thừa nhận, thể hiện tính hợp pháp hay không hợp pháp của các
hành vi cá nhân Ý thức pháp luật lả sản phâm của giáo dục và sự tự nhận
thức của cá nhân về pháp luật và nó được thể hiện bằng hành vi của mỗi công dân trong việc chấp hành luật pháp nhà nước Còn ý thức đạo đức là ý thức
của cá nhân về mục đích cuộc sống và mối quan hệ của cá nhãn trong xã hội
Ý thức đạo đức được biểu hiện chính trong cuộc sống của con người ở cả ba
mặt: nhận thức, tình cảm và hành vi dao dite
Trang 37thành ở học sinh những thái độ, quan điểm, lý tưởng, mục đích sống phủ hợp với yêu cầu phát triển của đất nước Những học sinh tốt sẽ là những công dân gương mẫu trong tương lai, còn lả hạt nhân góp phần thúc đây sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Chúng ta biết rằng một quốc gia hùng mạnh là quốc gia có nền giáo dục phát triển và ý thức của người dân được nâng cao
và rất tốt trong việc thực hiện các quy định cúa pháp luật, thực hiện hành vỉ
phủ hợp với các chuẩn mực đạo đức tiền bộ, có lý tưởng sống rõ rằng, có chí
khí, lý tưởng và động lực phần đầu vì mục tiêu chung của toàn xã hội và đất nước
1.3.3 Con đường giáo dục ý thức pháp luật và giáo dục ý thức công dân
trong nhà trường phố thông,
Giáo dục ÿ thức pháp luật, giáo dục ý thức công dân trong nhà trường phổ thông là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể và toàn diện nhằm vào đối tượng là học sinh để các em trở thành người công dân có ích cho xã hội Vì thé, hoạt động giáo dục cẩn phải được tiền hành một cách có kế hoạch, mục đích với những phương thức và con đường cụ thé:
Thứ nhất, giáo dục thông qua việc day học các môn trong nhà trường phỏ thông Bởi, việc dạy — học các môn trong nhà trường phổ thông, bao gồm môn: Lý luận chính trị, các môn khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn một mặt giúp học sinh hình thành quan điểm, niễm tin và định hướng cho bản thân trong cuộc sống hay còn gọi là thế giới quan và nhân sinh quan Mặt khác cung cấp những kiến thức vẻ lịch sử và địa ly giúp học sinh hiểu
được nguồn gốc vả sự phát triển của dân tộc, xây dựng lòng yêu đối với quê
hương, dất nước, giáo dục học sinh ý thức sống và tuân thủ theo đúng các quy
định của pháp luật
Trang 38Thứ hai, giáo dục thông qua hoạt động lao động và các hoạt động xã hội Bởi, việc tích cực tham gia lao động xây dựng cho học sinh biết quý trọng sức khỏe, biết quý trọng các gid tri lao động của bản thân, của người thân trong gia đình, của bạn bè và của nhiều người khác trong xã hội những, hoạt động lao động và xã hội sẽ giúp học sinh tự nhận thức về bản thân mình
và những người xung quanh, nhận thức được cuộc sống thật giá trị khi ta biết trân trọng nó Khi gặp khó khăn biết dùng lý trí và nghị lực để vượt qua, tránh được cách nhìn nhận thiển cận về cuộc sống mà hãy tin tưởng vào sự cô gắng của bản thân Đồng thời, qua lao động hình thành học sinh thói quen sống có
kỷ luật, ý thức chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nước, đặc biệt là Luật giao thông đường bộ
Thứ ba, giáo dục bằng tuyên truyền, nâng cao trình độ nhận thức các van dé dé hành động Chúng ta biết rằng, dé giải quyết vấn để an toàn giao thông Quốc gia thì giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường là công tác đang được toàn ngành giáo dục coi trong, qua đó sớm hình thành cho học sinh có ý thức hơn khi tham gia giao thông xây dựng văn hóa giao thông Vì vậy, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật giao thông đường bộ được thực hiện một cách tích cực, bằng nhiều phương pháp và phương tiện khác nhau, như thông qua kênh thông tin — xã hội, mạng Intemet, panô, tờ rơi, bảng hiệu, băng rồn, điễu hành, mitstinh, tưởng niệm và đặc biệt là tỉch hợp, lồng ghép phủ hợp với đặc thù của từng môn học Chẳng hạn như, khi đến trước công trường đọc các câu khâu hiệu “Đội mũ bảo hiểm cho con trọn tình cha mẹ”; “Không điều khiển
xe máy khi chưa đủ tuôi luật định và chưa cỏ giấy phép lái xe”; “Xây dung văn hóa giao thông trường học” sẽ hình thành ý thức chấp hảnh các quy
định luật giao thông đường bộ
Trang 39Thir tur, gido duc théng qua tổ chức các cuộc thỉ và hoạt động đoàn thể
"Thông qua các cuộc thi được tô chức ở trường, thành phó, tính, trên các kênh thông tin cấp địa phương hoặc Quốc gia sẽ thu hút được đông đảo thanh niên học sinh tham gia, qua đó, các em tự tìm hiểu để nâng cao kiến thức hiểu biết
về pháp luật an toàn giao thông đường bộ, điều chinh hành vi của bản thân đúng theo quy định luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông Các hình thức thì mang lại hiệu quả cao như: xây dựng phòng tranh( trưng bày những hình ảnh về tai nạn giao thông), thi vẻ tranh về an toàn giao thông, thì hùng biện, thi viết tìm hiểu Luật giao thông đường bộ với nhiều chủ đề phong phú của văn hóa giao thông Từ đó, kiến thức hiểu biết về Luật giao thông đường bộ của học sinh sẽ được nâng cao, có ÿ thức khi tham gia giao thông
Trang 40KET LUAN CHUONG 1
Từ những trình bày trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng ý thức pháp
luật có vai trỏ rất quan trọng trong đời sống xã hội Việc nâng cao ý thức pháp luật và đặc biệt là ý thức thực hiện Luật giao thông đường bộ với thế hệ trẻ - thanh niên học sinh trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam là cực kỳ quan trọng Bởi nếu ý thức pháp luật thấp thì khó có thể xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống pháp luật khoa học, phủ hợp, đồng thời với ý thức pháp luật thấp thì các chủ thể cũng khó có thể nhận thức, thực hiện và áp dụng pháp luật chính xác, có hiệu quả pháp luật được Và ngược lại, một khi thái đô nhận thức pháp luật nói chung
và Luật giao thông đường bộ nói riêng thì ý thức tuân thú pháp luật trong đời sống của nhân dân được nâng cao, góp phần xây dựng văn hóa pháp lý trong toàn xã hội Vì vậy, nâng cao ý thức pháp luật ở nước ta hiện nay là việc phải làm hết sức cần thiết nhằm hình thành thái đô, tỉnh cảm, cảm xúc pháp lý phù hợp, đúng đắn, có thói quen và ý thức sống, làm việc, học tập, lao động theo Hiển pháp và pháp luật Xây dựng và hình thành nếp sống văn hóa, văn minh
đô thị, nâng cao hơn nữa sự thân thiện của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế