1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Các Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Báo Cáo Tài Chính Tại Đơn Vị Sự Nghiệp Y Tế Việt Nam Theo Định Hướng Chuẩn Mực Kế Toán Công Quốc Tế Ipsas 1

145 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại đơn vị sự nghiệp y tế Việt Nam theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 1
Tác giả Trần Thủy Lan Anh
Người hướng dẫn TS. Phan Mỹ Hạnh
Trường học Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 3,56 MB

Nội dung

TÓM TẮT Luận văn nghiên cứu về việc lập và trình bày hệ thống BCTC của đơn vị HCSN nói chung và đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng tại Việt Nam, tìm hiểu một số nội dung của hệ thông báo c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

TRẢN THÚY LAN ANH

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THÓNG BAO CÁO TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

Y TE VIET NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN MUC KE TOAN CONG QUOC TE IPSAS 1

LUAN VAN THAC Si

Chuyén nganh: Kế toán

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS PHAN MỸ HẠNH

(C4

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM ngày tháng năm

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ ho, tên, học hàm học vì của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

4 | Pers 13 Nauyor Minky ta Uy vién

5 |T5 Bưởng T¿ Mai HA Tran Ủy viên, Thư ký

Trang 3

TP HCM ngày:J tháng tÊ năm 204¢

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: TRÀN THỦY LANANH Giớitính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 21/07/1984 Nơisinh: TPHCM

Chuyên ngành: KÉ TOÁN MSHV: 1241850001

I- Tên đề tài: Các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại đơn vị sự nghiệp y tế

Việt Nam theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 1

II- Nhiệm vu và nội dung:

-_ Nghiên cứu hệ thống báo cáo tải chính của đơn vị sự nghiệp y tế Việt Nam và chuẩn

mực kế toán công quốc tế IPSAS 1

- _ Phân tích và đánh giá thực trạng báo cáo tài chính của đơn vị sự nghiệp y tễ

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tải chính đơn vị sự nghiệp y tế Việt

Nam theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 1

IH- Ngày giao nhiệm vụ: 01/07/2013

TV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 29/06/2014

V- Cán bộ hướng dẫn: TS PHAN MỸ HẠNH

wos ts Phan Ned Nouyen

“Yat

an Ay Hanh

Trang 4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat ky công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn

Trang 5

LỜI CÁM ƠN

Tác giả bày tỏ tình cảm của mình đối với những cá nhân, tập thể và những ai liên

quan đã hướng dẫn giúp đỡ, cộng tác và tài trợ kinh phí cho quá trình thực hiện

Luan van.

Trang 6

TÓM TẮT

Luận văn nghiên cứu về việc lập và trình bày hệ thống BCTC của đơn vị HCSN nói

chung và đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng tại Việt Nam, tìm hiểu một số nội dung của

hệ thông báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS và sự vận dụng IPSAS tại một số quốc gia trên thế giới như Pháp, Ấn Độ, Úc

Bên cạnh đó, người viết phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống BCTC của đơn vị

sự nghiệp y tế (điển hình là Trung tâm pháp y) từ đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống BCTC tại các đơn vị sự nghiệp y tế Tác giả cũng đưa ra một vài kiến nghị với Bộ tài chính trong việc hướng dẫn thi hành Luật kế toán, Chế độ

kế toán HCSN, xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia nhằm nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh tế đầu tư đa quốc gia

Trang 7

ABSTRACT

This dissertation had been researched on some contents of financial statement (FS)

in accordance with accounting standards IPSAS and its manipulation in other countries such as France India Autralia In order that, the preparation and

presentation of the healthcare public sector services’ financial statement system in Vietnam have been learnt as well

Besides the writer analyzed the current status of the healthcare services” financial statement system (typically Forensic Center) and proposed solutions for improving this system The writer also gave recommendations to the Ministry of Finance guiding the implementation of the Law on Accounting, Accounting System ANB construction accounting standards of the country in order to improve the quality of information in the financial statements in accordance integration with international trends mect the requirements of economic activity multinational investment

Trang 8

Từ viết tắt Nghĩa tiếng nước ngoài Nghĩa tiếng Việt

GASAB Government Accounting Standards Hội đồng Giám sát Chuan mực

Advisory Board kê toán Nhà nước

IAASB The International Auditing and | Hội đồng chuân mực Bảo hiểm

Assurance Standards Board và Kiểm toán quốc tế IAESB The International Accounting | Hội đồng chuân mực giáo dục

Education Standards Board kế toán quốc tế

IAS The International Accounting | Các chuân mực kế toán quốc tế

Standards

IESBA The International Ethics Standards | Hội đông chuân mực đạo đức

Board for Accountants kế toán quốc tế IFAC The International Federation of| Liên đoàn kế toán quốc tế

Accountants IFRSs The International Financial | Chuẩn mực báo cáo tài chính

IGAS Indian Government Accounting Chuẩn mực kế toán công Ấn độ

Standards

IGERS Indian Government Financial Chuẩn mực báo cáo tài chính

Reporting Standards Công Án độ IMF International Monetary Fund Quy tiền tệ quốc tế

Trang 9

IPSASB The International Public Sector

Accounting Standards Board

Hội đông chuân mực kê toán

công quốc tế

NATO North Atlantic Treaty Organization

Tô chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

OECD Organisation for Economic Co-

operation and Development

Tô chức hợp tác kinh tê và phát

triển

VAS Vietnam Accounting Standard Chuẩn mực kế toán Việt Nam

Trang 10

DANH MUC 32 CHUANMUC KE TOAN CONG QUOC TE

:_ Báo cáo lưu chuyển tiên tệ

Thặng dư và thâm hụt thuần — Sai sót cơ bản và sự thay đổi các chỉnh

` sách kê toán

:_ Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hỗi đoái

: Chi phi di vay

: Bao cao tai chinh hop nhất — kế toán về các đơn vị bị kiểm soát

:_ Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết

: Lập báo cáo tài chính về lợi ích trong công ty liên doanh

:_ Doanh thu từ nghiệp vụ trao đôi

IPSAS20 :

IPSAS 21 -

Trình bày các bên liên quan Giảm giá trị của các tài sản không tạo luồng tiên : Trinh bày thông tin tài chính về lĩnh vực chính quyền trung ương

IPSAS 23 :

IPSAS 24 :

Thu nhập từ các nghiệp vụ phi trao đôi (thuế và chuyển nhượng) Trình bày thông tin về ngân sách trên Báo cáo tài chính

:_ Lợi ích người lao động

IPSAS 26 : Giảm giá trị của các tài sản tạo tiên

Trang 11

DANH MUC CAC SO DO, BIEU DO

Hình 2.1: Sơ đề mô hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán ở đơn

vị hành chánh sự nghiệp Việt Nam

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp y tế Trung Tâm Pháp Y

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Trung Tâm Pháp Y

Hình 3.3 : Sơ đồ hình thức kế toán tại Trung Tâm Pháp Y

Hình 3.4 : Biểu đồ chức vụ của các đối tượng khảo sát

Hình 3.5 : Biểu đồ khảo sát ý kiến về cơ sở kế toán.

Trang 12

02009.) 0029 0n 1 0919) 9 1 ii TÓM TẤTT 25222222 sovssseessssseceessssesessssiee soosmeseceesiees coneessosnuescessnnmeeneesenessaneeteeys iii ABSTRACT 25-c 222201 H122 22 re TH Hư tư iv DANH MUC CAC TU VIET TAT vicseccssses csssssssssessssneecsneeeceneeecernies on cessnmiessneisennisese sttasaases v DANH MỤC 32 CHUÄNMỰC KÉ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ IPSAS vii DANH MUC CAC SG BO, BIBU BO .ccccccccsssssssssessssseeseeeecsesesnneesnetesanessssessniness viii

0:009) c2 1ẽ 1

€)/9089:0120007057 1

V1 DA VAN GS: 6 1

1,2 Tính cấp thiết của đề tải: cành ceeseeeeesnnmessssnusesesasaneesssessee 1

1.3 Mục tiêu, nội dung va phương pháp nghiên cứu .- - c nen nhe 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ‹ nh HHỈ He 4

1.5 Các nghiên cửu trong và ngoài nưỚc . cccc cirhhirreern re 4

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO ĐƠN VỊ

S806.) ai .)H 8 2.1 Tổng quan về kế toán đơn vị sự nghiệp Việt Nam: 8

2 1.1.Khái niệm đơn vị hành chánh sự nghiệp (sự nghiệp y 3 8 2.1.2.Phân loại đơn vị hành chánh sự nghiệp (sự nghiệp y tẾ) .cc.ee 8 2.1.3.Kế toán đơn vị hành chánh sự nghiệp in Hee re non 11

2.2 Khái niệm - Tiêu chuân chung của Báo cáo tai Chin co 16

23 Bao Cao Tai Chính của đơn vị hành chánh sự nghiệp Việt Nam và chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS

2.3.1 Báo cáo tài chính của đơn vị hành chánh sự nghiệp Việt Nam 16

Trang 13

chánh sự nghiỆp che Hư ưu Hddtrrrrrriiiioiire 16

2.3.1.2 Yêu cầu của BCTC ăn eHder re 18 2.3.1.3 Mục đích BCTC cà HH HH tren tren 119

2.3.1.4 D6i trong sit dung BCTC ceecceeccsssescseesiseee ssseeesseceneesneernenanenss connie 19

2.3.1.5 Yêu cầu về việc lập và trình bảy BCTC se 21 2.3.16 Trách nhiệm lập BCTC cu HHrrr Hư re 21

2.3.1.7 Kỳ hạn lập và thời hạn nộp BCTC .ecseererrrrrree 22

2.3.1.8 Cầu trúc BCTC của đơn vị HCSN ì nỉ 23

2.3 2 Chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS & Chuẩn mực IPSAS 1 26

2.3.2.1 Giới thiệu IPSAS HH HH HH rrrrrrie 26

2.3.2.2 Chuẩn mực kế toán công IPSAS l àceeieiriierrrrrrrrrrie 28

2 4 So sánh hệ thông BCTC đơn vị HCSN Việt Nan với hệ thông BCTC theo chuẩn mực

kế toán công quốc tế IPSAS nh sesssaseeeccssnseesenneessnsaneneesaneneses 37

2.5 Hệ thống BCTC tại 1 số quốc gia va bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 39

2 6 Kết luận

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG BẢO CÁO TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y

TE - DIEN HINH LA TRUNG TAM PHAP Y TPHCM 47

3.1 Giới thiệu về đơn vị sự nghiệp y A18) 00 47

3.2 Khảo sát hệ thống BCTC đơn v sự nghiệp y tế Việt Nam oo 65

3.2.1 Phạm vi khảo sát và đối tượng kháo sát coi nhe 65

3.2.2 Phương pháp khảo sát .à.c nành HHHHeHH Hree 65

3.2.3 Nội dung khảo sát cà nh HH me nhe 66

3.2.4 Kết quả khảo sát - nhe Hư e Hư họ 66

3.2.5 Đánh giá thực trang việc lập và trình bày BCTC của đơn vị sự nghiệp y té 69

Trang 14

NGHIỆP Y TẾ VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẢN MỤC KÉ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ IPSAS 1 ò He nhe 70

4.1 Mục tiêu Ă2 chen HH He hd thư tr HH th ghi Hit 70

4.2 Định hướng - -ccc+ccccteehhrthrrhrrrrrditrrrtdriiidrreodire 70

4.3 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTC hiện hành tại đơn vị sự nghiệp y tỄ 72

4.3.1 Giải pháp ngắn hạn con HH nưtHrrrrrirrdrrriiiierirriin 74

4.3.2 Giải pháp đài hạn -c Hhhherrhrrereerrdrdrrrdrirreirrimrrdnrtrie 78

4.4 Kiến nghị con HHHư tr HH Hư ta tro He HH 81

4.5 KOt adn ChUONg 4 cesssecccccccssssssssseesee cosevenmtesseseseneeseenss saeeeeceengennanmcersessannnrerssies 83

TAI LIEU THAM KHAO

PHU LUC

Trang 15

GIỚI THIỆU

1.1 Dat van dé:

Hiện nay trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, hệ thống kế toán của Việt Nam đã có sự cải tiến và điều chỉnh dé phù hợp với các chuẩn mức kế toán quốc tế Trong giai đoạn 2001 - 2005, Bộ Tài chính đã xây dựng và ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động về

kế toán

Nhìn chung, các chuẩn mực VAS đáp ứng tốt cho công tác kế toán tại các đoanh nghiệp, còn trong lĩnh vực kế toán thuộc khu vực công như kế toán ngân sách nhà nước, kế toán các cơ quan đơn vị hành chánh sự nghiệp thì hiện chưa có chuẩn mực riêng Hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) của các đơn vị hành chánh sự nghiệp nói chung và đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng hiện vẫn còn nhiều hạn chế,

chưa phù hợp với chuẩn mực đang áp dụng tại các quốc gia trong khu vực và trên

thé giới Hiện trong lĩnh vực công, nhiều quốc gia đã đưa vào sử dụng hệ thống

chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) từ năm 2005 Trong khi tại Việt Nam,

việc nghiên cứu và áp đụng IPSAS còn khá mới mẻ Trung tâm Pháp Y Tp.HCM là một trong những đơn vị điển hình đang nghiên cứu và thực hiện việc áp dụng hệ

thống IPSAS này Từ đó, tác giả tiến hành nghiên cứu để nhằm hoàn thiện việc áp

dụng hệ thông BCTC theo IPSAS | tai don vi su nghiệp nói chung và đơn vị sự

nghiệp y tế nói riêng Việc hoàn thiện hệ thống BCTC của đơn vị theo định hướng

quốc tế cũng là một phan trong mục tiêu phát triển của Trung tâm đúng theo khuôn khổ pháp lý trong nước và nhằm đạt chuân quốc tế

1.2 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong xu thế phát triển, cũng như các đơn vị sự nghiệp y tế khác, Trung Tâm Pháp Y đang ngày càng hội nhập và tiếp cận với hệ thống kĩ thuật y khoa tiên tiến trên thé giới (Đức, Smgapore, Áo ) Do vậy yêu cầu cao về sự hoàn thiện trong moi mặt của các tổ chức hoạt động chuyên môn và trong công tác kệ toán của các

Trang 16

đơn vị sự nghiệp y tế nói chung và của Trung Tâm nói riêng trở thành điều cấp

bách

Mục tiêu của Trung tâm đang hướng đến không chỉ đơn thuần là những hoạt động mang tính chất hành chánh sự nghiệp, mà chính là tính chuyên nghiệp trong các hoạt động chuyên môn và quản lý, trong đó bao gồm công tác kế toán về

BCTC Do đó việc nghiên cứu về chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 1 dé đưa

ra những giải pháp hoàn thiện về BCTC tại đơn vị sự nghiệp y tế là cần thiết, có ý nghĩa trong thực tiễn

Từ đó, tác giả lựa chọn nghiên cứu để tài : *CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

HỆ THÓNG BCTC TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ VIỆT NAM THEO ĐỊNH

HUGNG CHUAN MUC KE TOAN CONG QUOC TE IPSAS 1”

1.3 Mục tiêu, nội dung va phương pháp nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu của đề tài:

Nghiên cứu hê thông BCTC của đơn vị sự nghiệp y tế Việt Nam

Nghiên cứu BCTC trong hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS |

và thực tiễn áp đụng tại một số nước Từ đó, tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm

về điều kiện áp dụng IPSAS cho các đơn vị sự nghiệp y tế tại Việt Nam

Phân tích & đánh giá thực trạng BCTC của đơn vị sự nghiệp y tế Việt Nam

Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống BCTC tại đơn vị sự nghiệp y tế (SNYT) theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 1

1.3.2 Nội dung nghiên cứu:

Nội dung 1: Cơ sở lý luận về BCTC của đơn vị sự nghiệp y tế:

Nghiên cứu mục tiêu, đặc điểm hệ thống BCTC của đơn vị sự nghiệp y tế

(SNYT) so sánh nội dung BCTC của đơn vị sự nghiệp y tế của Việt Nam với nội dung BCTC của khu vực quốc tế công để thấy được tính đặc thù của BCTC khu vực

công Việt Nam, từ đó rút ra được những tiêu chuẩn cần thiết của một BCTC đơn vị

SNYT Việt Nam

Trang 17

Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển, nội dung của hệ thống chuẩn mực

kế toán công quốc tế IPSAS và chuẩn mực IPSAS 1 (Trình bày về BCTC khu vực công); Tìm hiểu về sự vận dụng IPSAS tại một số quốc gia (Mỹ, Pháp ); Từ đó rút kinh nghiệm về đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nội dung, điều kiện áp dụng IPSAS 1

tại khu vực công Việt Nam nói chung và tại những đơn vị hoạt động SNY TT

Nội dung 3:

Phân tích và đánh giá thực trạng BCTC tại đơn vị sự nghiệp y tế, qua đó nhận

định các ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân cần khắc phục Trên cơ sở đối chiếu với

BCTC theo chuẩn mực IPSAS 1, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp phù hợp với điều

kiện thực tế để hoàn thiện hơn hệ thống BCTC theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 1 cho các đơn vị sự nghiệp y tế tại VN

1.3.3 Phương pháp nghiên cứu:

Người viết kết hợp phương pháp định tính và định lượng để giải quyết vẫn đề liên quan đến BCTC:

và định tính: thông qua các tài liệu nghiên cứu, bài viết học thuật, giáo trình

chuyên ngành trong và ngoài nước, người viết đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích để tìm hiểu những đặc điểm nỗi bật của hệ thống chuẩn mực kế toán

công quốc tế IPSAS và đặc biệt là IPSAS 1, bên cạnh đó người viết cũng sử dụng phương pháp so sánh, đốt chiếu việc áp dụng IPSAS 1 của một số quốc gia (Mỹ,

Pháp, Thái ) với nhau, từ đó liên hệ với việc vận dụng hệ thống này tại Việt Nam, điển hình là Trung tâm pháp y

Về định lượng: Sử dụng bảng câu hỏi được xây dựng theo thang đo định đanh

để khảo sát ý kiến về tình hình lập và trình bày BCTC của đơn vị sự nghiệp y tế trên địa bàn thành phố nhằm đánh giá thực trạng hệ thống BCTC, trên cơ sở đó đề xuất

các giải pháp thích hợp dé hoàn thiện BCTC tại đơn vị sự nghiệp y tế

Trang 18

Đối tượng nghiên cứu của để tải tập trung vào hệ thống BCTC các đơn vị sự nghiệp y tế Việt Nam (đơn vị dự toán cp III)

Phạm vi nghiên cứu: không gian trên địa bàn thành phố, thời gian trong năm

2014

1.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước:

Chuẩn mực kế toán dành cho khu vực công là vấn để đang được nhiều các chuyên gia, nhà nghiên cứu trên thế giới tiến hành tìm hiểu, phân tích và thảo luận Có khá

nhiều bài viết, bài báo nghiên cứu khoa học trên các tạp chí quốc té, các để tài, luận

án được thực hiện trong lĩnh vực kế toán công có liên quan đến để tài của người viết, xin lựa chọn một số bài viết sau đây:

1.5.1 Các nghiên cứu nước ngoài đã công bố:

*Vê bài báo khoa học:

James L Chan (2005), “7P%4S và việc cải cách kế toán Chính phủ ở các quốc gia phát triển ”, Giáo sư về ngành kế toán tại ĐH Illinois Chicago: Bài

báo để cập đến việc cải cách kế toán Chính Phủ và việc thực hiện IPSAS tai

các nước đang phát triển Bài viết nhấn mạnh về quá trình vận dụng IPSAS

để thực hiện cải cách kế toán của Chính phủ các nước đang phát triển đạt hiệu quả hơn

Johan Christiaens, Brecht Reyniers, Caroline Rollé (2010), “Tác động của 1PSAS về cải cách hệ thông thông tin tài chính của chính phú” , Tạp chi

khoa học hành chánh quốc té (IRAS) số 76, trang 537 - 554

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia đã có một cuộc khảo sát xem xét

chính phủ khối châu Âu áp dụng IPSAS kế toán đồn tích như thế nào và giải

thích việc áp dụng đó với các cấp độ khác nhau ra sao Nghiên cứu cho thấy

sự đa đạng trong quá trình áp dụng [PSAS và kế toán đồn tích Một số chính phủ vẫn sử dụng cơ sở kế toán tiền mặt, chỉ một số Ít nước áp dụng IPSAS

Trang 19

việc lập báo cáo tài chính ” Tạp chí Văn Hóa Hành chính số 11, trang 227-

238

Bài báo phân tích về việc chuẩn hóa quốc tế việc lập và trình bày BCTC

trong lĩnh vực kế toán công Bài viết đánh giá quy trình chuẩn hóa và thực hiện lựa chọn các khuôn mẫu lý thuyết để trình bày báo cáo sao cho phù hợp

với tiêu chuẩn thế giới

-_ Hội đồng Giảm sát Chuẩn mực kế toán Nhà Nước Ấn độ (GASAB) 2008-

“Phân tích kế toán nhà nước với chuẩn mực kế toán công quốc tế”

Đây là bài nghiên cứu của Ban thư ký Hội đồng Giám sát Chuẩn mực kế toán Nhà Nước Án độ Bài viết phân tích và so sánh chuẩn mực kế toán công

quốc tế IPSAS cơ sở tiền mặt với hệ thống kế toán công đang sử dụng ở Ấn

độ, xác định những thuận lợi, khó khăn cụ thê đẻ tiến tới chuyên đổi sang

chuẩn mực chung của quốc tế là IPSAS

* Vệ đề tài nghiên cứu khoa học:

-_ Pawan Adhikari, Frode Mellemvik (2010), “l ?ệc áp dụng IPSAS tại bay quốc gia ơ Nam 4”, Sách Nghiên cứu kế toán trong nền kinh tế mới Tập 10 Tập doan Emerald xuất bản trang 169 — 199

Bài viết nghiên cứu và so sánh việc áp dụng IPSAS tại các quốc gia thuộc khu vực Nam Á Đa số các quốc gia này dự định sẽ áp dụng IPSAS cơ sở tiền mặt trước khi chuyển sang IPSAS trên cơ sở kế toán dồn tích Tuy

nhiên, các quốc gia đang nỗ lực cải cách xây dựng hệ thống báo cáo tài chính dựa theo chuân mực kế toán công quốc tế sao cho phù hợp với điều kiện kinh

tế của họ chứ không áp đụng hoàn toàn IPSAS

- Tyrone M Carlin (2003) - Macquarie Graduate School of Management “Ké toán dồn tích và Báo cáo tài chính trong khu vực công ”:

Để tài nghiên cứu này tập trung về việc đánh giá các ý kiến trước đề xung quanh vấn đề áp dụng kế toán dén tích trong báo cáo tài chính khu vực công, đồng thời đưa ra quan điểm về những tác động, ảnh hưởng của van dé nay

Trang 20

chỉnh đạt hiệu quả

1.5.2 Các nghiên cứu trong nước:

* Về bài báo khoa học:

- PGSTS Đào Xuân Tiên (2009), “Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế

và quan điểm xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam“ — Tạp chí kiểm toán số 5, trang 10-12

Bài viết để cập đến chuẩn mực kế toán công quốc tế, từ đó đưa ra các quan điểm, các nguyên tắc cơ ban dé xây dựng chuẩn mực kế toán công tại Việt

Nam

- Mai Thị Hoàng Minh (2008), “Cần thiết ban hành chuẩn mực kế toán công”, Tap chí kế toán ngày 02/07/2008, trang 15

Trong đó, tác giả nhận định trong xu thế hội nhập, các quốc gia phải lập báo

cáo tài chính hợp nhất trong lĩnh vực công theo khuôn mẫu thống nhất của

chuẩn mực kế toán công quốc tế để có thể so sánh trên phạm vị toàn cầu theo một tiêu chí chung Bai viết đưa ra những đặc điểm hệ thống kế toán công theo chuẩn mực quốc tế và hệ thống kế toán công Việt Nam, những yêu cầu của nền kinh tế để có thể kết luận rằng việc ban hành chuẩn mực kế toán cho khu vực công tại Việt Nam là hết sức cần thiết

- Ths Dao Thi Bich Hanh (2009), “Chuẩn mực kế toán nhà nước của Cộng hoa Pháp và những kinh nghiệm áp dụng khi xây dựng chuẩn mưc kế toán

công ở Việt Nam ' — Tạp chí kiểm toán 1 số 5, 44-48

Bài báo nghiên cứu về hệ thống chuẩn mực kế toán công của Pháp, từ đó rút

ra những đánh giá, kinh nghiệm khi áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế

IPSAS vào khu vực công ở Việt Nam

- —TS§ Hà Thị Ngọc Hà (2008) - “Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp &

chuẩn mực kế toán công quốc tế: Khoảng cách và những việc can lam” -

Tạp chí kế toán 2008.

Trang 21

với chuân mực kế toán quốc tế, đưa ra những điều kiện thuận lợi và khó khăn khi áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào khu vực công Việt Nam

* Về để tài nghiên cứu khoa học:

- Bộ Tài chính (Tháng 4/2007), “Hội thảo định hướng và lộ trình áp dụng

chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam ”, Hà nội

Hội thảo do Bộ tài chính tổ chức đã nêu ra những việc đã thực hiện được về

hệ thống kế toán nhà nước Việt Nam, và những việc chưa thực hiện được với những khó khăn khi Việt Nam dự định chuyển đổi áp dụng chuân mực kế toán công quốc tế trong thời gian tới Việc tổ chức buổi hội thảo được xem như là bước đẫu, bước cải tiến mới trong quá trình cải cách kế toán công Việt Nam khi thực hiện xây dựng chuẩn mưc kế toán công Việt Nam dựa trên chuẩn mực kế toán công quốc té IPSAS

Có thể nói, với những nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, các công trình chỉ tập trung đề cập đến vấn đề về chuẩn mực kế toán công quốc tế, việc vận dụng nó tại một số quốc gia, và một phần về kế toán nhà nước, báo cáo tài chính trong khu vực công Ngoài ra, một số tác giả cũng phân tích, đưa ra những quan điêm về công cuộc cải cách kế toán khu vực công, đặc biệt các tác giả của một số bài báo đăng tải trên các tạp chí có uy tín trong nước có ý kiến rằng cần thiết phải

áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế vào Việt Nam Tuy nhiên, hiện vẫn chưa

có nghiên cứu về hệ thống báo cáo tài chính trong các đơn vị hành chánh sự nghiệp

mà đặc biệt là sự nghiệp y tế theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế.

Trang 22

CO SO LY LUAN VE BAO CAO TAI CHINH AP DUNG CHO

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ

2.1 Tổng quan về kế toán đơn vị sự nghiệp Việt Nam:

2.1.1 Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN):

“Đơn vị hành chính sự nghiệp là đơn vị do cơ quan Nhà nước có thâm quyền

quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản

lý nhà nước về một hoạt động nào đó (các cơ quan chính quyền, cơ quan quản lý

Nhà nước trong các ngành, lĩnh vực như giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thé thao, sự

nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, trạm, trại); hoạt động bằng nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ hay cấp một phần và các nguồn khác đâm bảo chỉ phi hoạt động thường xuyên theo nguyên tác không bởi hoàn trực tiếp”

2.1.2 Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp:

> Căn cứ vào chức năng hoạt động, đơn vị HCSN bao gồm:

- Các đơn vị hành chính thuần túy: đó là các cơ quan công quyền trong bộ máy

hành chính nhà nước (các đơn vị quản lý hành chính nhà nước)

- Các đơn vị sự nghiệp: sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế,

sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp nghiên cứu khoa học,

- Các tổ chức đoàn thể, xã hội, nghề nghiệp, tô chức quần chúng

> Căn cứ vào việc phân cấp quản lý tài chính, đơn vị bành chính sự nghiệp được

tổ chức theo hệ thống đọc tương ứng với từng cấp ngân sách nhằm phù hợp với công tác chấp hành ngân sách cấp đó Cụ thể đơn vị HCSN chia thành ba cấp:

- Đơn vị đự toán cấp I: là cơ quan chủ quản các ngành hành chính sự nghiệp trực thuộc TW và địa phương như các Bộ, tổng cục, Sớ, ban, Đơn vị dự toán cấp I

trực tiếp quan hệ với cơ quan tài chính để nhận và thanh quyết toán nguồn kinh phí

cấp phát

Trang 23

trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp I Đơn vị dự

toán cấp II quản lý phần vốn ngân sách do đơn vị cấp I phân phối bao gồm phần

kinh phí của bản thân đơn vị và phần kinh phí của các đơn vị cấp III trực thuộc

Dinh ky đơn vi pha: tng hợp chỉ tiêu kinh phí ở đơn vị và của đơn vị dự toán cấp

II báo cáo lên đơn vị dự toán cấp I và cơ quan tài chính cùng cấp

Đơn vị dự toán cấp III; Trực thuộc đơn vị dự toán cấp II Chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát vốn của đơn vị dự toán cấp Il, 1a don vi cuối cùng thực hiện đư toán Đơn vị dự toán cấp HI trực tiếp sử dụng kinh phí của

ngân sách, chấp hành các chính sách về chi tiêu, về hạch toán, tổng hợp chi tiêu

kinh phí báo cáo lên đơn vị cấp II và cơ quan tài chính cùng cấp theo định kỳ

Đơn vị dự toán có thể chỉ có một cấp hoặc hai cấp Ở các đơn vị chỉ có một cấp thì cấp này phải làm nhiệm vụ của cấp I và cấp II Ở các đơn vị được tổ chức

thành hai cấp thì đơn vị dự toán cấp trên làm nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp 1 đơn vị đự toán cấp dưới làm nhiệm vụ của đơn vị cấp Ill

> Căn cứ vào mức tự đảm bảo chỉ phí hoat động, đơn vị sự nghiệp được phần loại như sau:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chỉ phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chỉ phí hoạt động)

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chỉ phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự

nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động)

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ (gọi tắt là đơn vị

sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chỉ phí hoạt động)

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên, được én định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp

Trang 24

Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều

chỉnh phân loại lại cho phù hợp

Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp:

Mức tự bảo đảm chi phí Tổng số nguồn thu sự nghiệp

hoạt động thường xuyên = -+ =~ -==re~r=r-=r—~ x 100 %

của đơn vị (%) Téng sé chi hoạt động thường xuyên

Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chỉ hoạt động thường xuyên tính theo

dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định

Căn cứ vào mức tự bảo đảm chỉ phí hoạt động thường xuyên, đơn vị sự nghiệp

duoc phan loại như sau:

Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chỉ phí hoạt động, gồm:

- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chỉ phí hoat động thường xuyên xác định theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%

- Đơn vi sự nghiệp đã tự bảo đảm chỉ phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từ

nguồn ngân sách nhà nước do cơ quan có thấm quyền của Nhà nước đặt hàng

Đơn vị sự nghiệp tự bảo đâm một phần chỉ phí hoạt động: Là đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chỉ phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức

trên, từ trên 10% đến dưới 100%

Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chỉ phí hoạt động, gầm:

- Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác

định theo công thức trên, từ 10% trở xuống

- Đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu

Như vậy, đơn vị HCSN tất đa đạng, phạm vi rộng, hoạt động chủ yếu được thực hiện thông qua nguồn kinh phí của nhà nước cấp phát Đặc điểm nổi bật của

đơn vị HCSN là không phải là đơn vị hạch toán kinh tế, chức năng chủ yếu không

phải là sản xuất kinh doanh mà hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước

Trang 25

2.1.3 Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp:

2.1.3.1 Hoạt động tài chính của đơn vị HCSN

Đơn vị HCSN hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước Ngoài ra, tùy

theo từng loại hình và đặc thù của từng đơn vị mà ở các đơn vị này có tổ chức thêm

các hoạt động khác nhằm tạo nguồn thu cho đơn vị Do vậy, hoạt động tài chính của

đơn vị HCSN gồm hai mặt sau:

- Theo dõi, quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp đẻ thực hiện chức năng,

nhiệm vụ được giao

- Tự huy động vốn và tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động sẵn có của

đơn vị dé tổ chức sản xuất kinh doanh địch vụ

2.1.3.2 Đặc điểm của kế toán HCSN:

Dựa vào tính chất, đặc điểm hoạt động của các đơn vị HCSN rất đa dạng, phức

tạp, phạm vi rộng và chủ yếu chí cho hoạt động của các đơn vị này được trang trải thông qua nguồn kinh phí cấp phát của Nhà nước Xuất phát từ đặc điểm nguồn

kinh phí bảo đảm sự hoạt động theo chức năng của các đơn vị HCSN và yêu cầu

tăng cường quản lý kinh tế tài chính của bản thân đơn vị, cơ quan chủ quản mà chế

độ kế toán đơn vị HCSN có những đặc điểm riêng

Các khoản chị tiêu cho đơn vị HCSN chủ yếu là chỉ cho tiêu dùng, vì vậy kế toán phải đảm bảo chấp hành chế độ quản lý tài chính thật nghiêm ngặt Kế toán

phải căn cứ vào các tiêu chuẩn định mức đẻ thực hiện các khoản chỉ tiêu nói chung

và chị tiêu tiền mặt nói riêng Ngoài ra, thông qua công tác kế toán để kiểm tra, giảm sát các khoản chi tiêu và tiến hành phân tích các khoản chi sao cho đảm bảo

nhiệm vụ trọng tâm cua don vi Cuối cùng, đề xuất những ý kiến, kiến nghị để tăng

cường hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cấp và nguồn kinh phí khác, tăng cường khai thác nguồn kinh phí khác để đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của đơn vị,

2.1.3.3 Nhiệm vụ của kế toán hành chính sự nghiệp:

Kế toán HCSN là công việc tổ chức hệ thông thông tin bằng số liệu để quán lý

và kiểm soát nguồn kinh phí, theo dõi tình hình sử dụng các loại vật liệu, tài sản

Trang 26

công, tình hình chấp hanh dự toán thu, chỉ để phù hợp với các tiêu chuẩn, định mức

của nhà nước quy định

Kế toán hành chính sự nghiệp có nhiệm vụ:

- Thu thập, phản ánh, xử lý và tông hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, theo đối tỉnh hình sử dụng kinh phí, sử dụng các khoản thu phát sinh ở don vi

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình thu, chỉ, sử dụng các loại vat tu, tai

sản công ở đơn vị, tình hình thu nộp ngân sách,

- Lập và nộp báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên theo qui định

2.1.3.4 Tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp:

Tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN một cách khoa học và hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đố: với chất lượng của công tác kế toán mà còn là nhân tế quan trọng thực hiện tốt quản lý kinh phí và bảo vệ tài sản, tiền vốn của đơn

vị, thực hiện tốt vai trò của kế toán là công cụ quản lý tài chính trong đơn vị

Tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN cần đáp ứng nhu cầu sau

- Phù hợp với chế độ kế toán hiện hành

- Phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị

- Phù hợp với khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có

- Đảm bảo thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ và yêu cầu của công tác kế toán

và tiết kiệm được chỉ phí hạch toán

- Công việc tô chức kế toán ở đơn vị HCSN thuộc trách nhiệm của phụ trách

kế toán đơn vị (trưởng phòng tài chính kế toán hoặc kế toán trưởng)

2.1.3.5 Hình thức tô chức kế toán:

Lựa chọn các hình thức tổ chức công tác kế toán có liên quan mật thiết đến việc thiết kế bộ máy kế toán ở đơn vị Trưởng phòng kế toán phải căn cứ vào qui

mô, đặc điểm hoạt động của đơn vị và khả năng, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán

hiện có để lựa chợn hình thức tô chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của đơn

vị Tùy đặc điểm hoạt động của mỗi đơn vị để có thể chọn một trong ba hình thức tổ

chức công tác kế toán như: tập trung, phân tán, vừa tập trung vừa phân tán

Trang 27

>_ Hình thức tổ chức công tắc kẾ toán tập trung:

Theo hình thức nảy, cả đơn vị chỉ lập một phòng kế toán duy nhất để thực hiện

toàn bộ công việc kế toán của đơn vị Ở các bộ phận kinh đoanh, dịch vụ, không

có tổ chức kế toán riêng, chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dan, kiểm tra hạch toán ban đầu về các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh, chuyển chứng từ hạch toán ban đầu về phòng kế toán theo định kỳ để phòng kế toán kiểm

tra, ghi chép số kế toán

- Ưu điểm: tập trung được thông tin phục vụ cho lãnh đạo nghiệp vụ, thuận

tiện cho việc phân công và chuyên môn hóa công tác kế toán, thuận tiện cho việc cơ giới hóa công tác kế toán, giảm nhẹ biên chế bộ máy kế toán của đơn vị

- Nhược điểm: hạn chế việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với mọi hoat động của đơn vi; không cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho lãnh đạo và

quan lý ở từng đơn vị, bộ phận phụ thuộc

> Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tản:

Theo hình thức này, ở đơn vị có phòng kế toán trung tâm, các đơn vị phụ

thuộc, các bộ phận đều có tổ chức kế toán riêng (viện nghiên cứu có trạm, trại thí

nghiệm, cơ quan hành chính có tổ chức bộ phận kinh doanh dịch vụ )

Tổ chức kế toán ở các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc là đơn vị kế toán phụ

thuộc chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công việc kế toán ở bộ phận mình, kế cả phần kế toán tổng hợp và kế toán chỉ tiết, định kỳ phải lập các báo cáo tài chính gửi

về phòng kế toán trung tâm

Phòng kế toán trung tâm chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các phần hành

công việc kế toán phát sinh tại đơn vị, hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ở bộ

phận phụ thuộc, thu nhận, kiểm tra các báo cáo kế toán của bộ phận phụ thuộc gửi

lên và tổng hợp số liệu của đơn vị, bộ phận phụ thuộc cùng với báo cáo của đơn vị chính để lập báo cáo kế toán toàn đơn vị

- Ưu điểm: tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với

hoạt động sản xuất sự nghiệp, kinh doanh dịch vu, ở từng đơn vị, bộ phận phụ

Trang 28

thuộc, cung cấp thông tim kịp thời phục vụ cho lãnh đạo và quản lý ở từng đơn vị,

bộ phận phù hợp với việc mớ rộng phân cấp quản lý cho từng đơn vị,

- Nhược điểm: không cung cấp thông tin kinh tế kịp thời cho lãnh đạo nghiệp

vụ, biên chế bộ máy kế toán chung toàn đơn vị nhiều hơn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung

> Hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán: là hình

thức kết hợp của 2 hình thức trên Theo hình thức này, công tác kế toán được tiến

hành ở phòng kế toán trung tâm, các phòng kế toán của các bộ phận đơn vị phụ

thuộc hoạt động phân tán và các nhân viên kinh tế ở các bộ phân phụ thuộc hoạt

đông tập trung Phòng kế toán trung tâm thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động kinh tế có tính chất chung và hoạt động kinh tế ở các bộ phân phụ thuộc hoạt động

tâp trung, đồng thời tổng hợp số liệu từ các phòng kế toán đơn vị phụ thuộc hoạt

động phân tán Trên cơ sở đó, phòng kế toán trung tâm tổng hợp lập báo cáo cung cấp thông tin về toàn bộ công tác kế toán của đơn vị

Dưới đây là sơ đồ minh họa mô hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa

phân tán ở đơn vị HCSN

Trang 29

Kế toán trưởng (hoặc phụ

trách tài chính kê toán)

Kế toán:

- Chi HD

- Chi D.A

~ Chỉ SXKD

Ké Phu trach toán kế toán tong đơn vị cấp

hợp dưới

Trang 30

2.2 Khái niệm — Tiêu chuẫn chung của Báo cáo tài chính:

Báo cáo tải chính là báo cáo tổng hợp cung cấp thông tin hữu ích về tình hình tài

chính, các hoạt động và các luồng tiền của đơn vị giúp cho các đốt tượng có nhu cầu

sử dung thong tin đưa ra các quyết định tài chính thích hợp

Một Báo cáo tài chính có chất lượng phải đạt được các tiêu chí như sau:

- Phải phản ánh toàn diện tình hình tài sân, nguồn vốn, nợ phải trả, tình hình

và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong một kỳ kế toán Trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý

kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của đơn vị

- Phải thống nhất về nội dung, trình tự và phương pháp lập theo quy định của nhà nước, từ đó người sử dụng có thể so sánh, đánh giá hoạt động sản suất kinh

doanh của đơn vị qua các thời kỳ, hoặc giữa các đơn vị với nhau Ngoài ra, báo cáo

tài chính phải đảm bảo tuân thủ các khái niệm, nguyên tắc và chuẩn mực kế toán

được thửa nhận và ban hành, như vậy hệ thống báo cáo tài chính mới thực sự hữu

ích, mới đảm bảo đáp ứng được yêu câu của các đối tượng sử dụng đếra các quyết định phù hợp

- Tinh minh bạch: Việc công khai thông tm trong báo cáo tài chính phải đảm bảo tính minh bạch, từ đó có thể giúp cho người sử dụng thông tin đánh giá tốt hơn trong các quyết định phân bổ nguồn lực, tài chính

-_ Số liệu phân ánh trong báo cáo tài chính phải rõ rang, đủ độ tin cậy và dé hiểu, đâm bảo thuận tiện cho những người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính

phát đạt được mục đích của họ

- Có thể so sánh được : BCTC đạt tiêu chuẩn khi thông tin tài chính có thể

so sánh giữa năm nay với năm trước hoặc giữa các đơn vị khác nhau Việc thuyết minh là cần thiết dé dam bao thông tin có thể so sánh được

2.3 Báo Cáo Tài Chính của đơn vị hành chánh sự nghiệp Việt Nam và chuẩn

mực kế toán công quốc tế IPSAS 1:

2.3.1 Báo Cáo Tài Chính của đơn vị hành chánh sự nghiệp Việt Nam:

Trang 31

2.3.1.1 Chế độ kế toán quy định về việc lập và trình bày BCTC của đơn vị

hành chánh sự nghiện:

Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 30/3/2006, thay thế Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 999- TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung kèm theo Quyết dinh sé 999-

TC/QĐ/CĐKT

Chế độ kế toán mới quy định 4 phần về chứng từ, tài khoản, số kế toán và hệ

thống BCTC Trong đó, hệ thống báo cáo tài chính gồm 3 phần :

- _ Phần 1: Quy định chung về BCTC

- Phần 2: Danh mục và mẫu các báo cáo tài chính

- _ Phần 3: Nôi dung và phương pháp lập báo cáo tài chính

Ngày 15/11/2010 Bộ tài chính ban hành Thông tư số 185/2010/TT-BTC

hướng dẫn sửa đổi bô sung Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC Nội dung sửa đổi bao

gồm chứng từ kế toán, số kế toán, báo cáo tài chính cho phù hợp với Mục lục NSNN mới

Về chứng từ và hệ thông tài khoản : sửa đỗi và bỗ sung nội dung một số chứng

từ, tài khoản, phương pháp kế toán chẳng hạn như tài sản có định được bổ sung quy định về xác định nguyên giá, hướng dẫn kế toán việc trích, nộp bảo hiểm thất nghiệp, kế toán sản phẩm, hàng hóa tiêu đùng nội bộ Ngoài ra Thông tư còn bổ

sung cách hướng dan hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà chưa được Quyết định 19 hướng dẫn hoặc có hướng dẫn nhưng chưa thật sự đầy đủ như : kế

toán hoạt động in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ theo 2 loại ấn chi cấp và bán;

kế toán chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên; kế toán trả lương và các khoản

thu nhập khác qua tài khoan cá nhân; kế toán chi phi quan lý chung

Về báo cáo tài chính: Thông tư 185 thay đổi và bỗ sung một số bảng báo cáo

như : “Bảng đối chiếu đự toán kinh phí ngân sách cấp tại KBNN” thay bang “Bang đối chiếu đự toán kinh phí ngân sách cấp theo hình thức rút dy toán tạ KBNN”; bổ sung “Bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi” Bên cạnh đó, thông tư còn bổ sung

Trang 32

một số chỉ tiêu để đáp ứng yêu cầu quản lý về các khoản nộp NSNN trong “Thuyết

minh báo cáo tài chính” (Mẫu B06-H), như sau:

- Phần V “Tình hình sử dụng dự toán”, phần VI “Nguồn phí, lệ phí của

NSNN đơn vị đã thu và được dé lai trang trai chi phi”, phan VII “Tinh hinh tiếp

nhận kinh phí” gềm các chỉ tiêu (cột) “Loại, Khoản” sửa thành chỉ tiêu (cột) '*Mã

ngành kinh tế”

- Phần IV “Tình hình thực hiện nộp ngân sách và nộp cấp trên”: Bồ sung cột

1 “Số phải nộp năm trước chuyển sang”; Cột 1 '“Số phải nộp” sửa thành Cột 2 “Số

phải nộp năm nay”; Cột 2 “Số đã nộp” sửa thành Cột 3 “Số đã nộp năm nay”; Cột 3

“Số còn phải nộp” sửa thành Cột 4 “Số còn phải nộp năm nay”

Trong các bảng báo cáo, chỉ tiêu (cột) Loại, Khoản sửa thành “Mã ngành

kinh tế”, các chỉ tiêu (cột) Nhóm mục chi, Mục, Tiểu mục sửa thành “Mã nội dung

kinh tể”

2.3.1.2 Yêu cầu của một báo cáo tài chính:

- Báo cáo tài chính phải được lập đúng theo mẫu biểu, phải thể hiện đầy đủ

các chỉ tiêu mà nhà nước quy định, đáp ứng nhu cầu quản lý ngân sách của chính phu

- Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu

dự toán năm tài chính và Mục lục ngân sách nhà nước, đảm bảo có thể so sánh được

giữa số thực biện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau Trường hợp lập báo cáo tài chính có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong

dự toán hoặc khác với báo cáo tài chính kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính

- Báo cáo phải đảm bảo tính thống nhất về nội dung, trình tự, phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu để người sử dụng có thể phân tích, kiểm tra,

đánh giá tình hình hoạt động của đơn vị qua từng thời kỳ

Trang 33

- Số liệu trên báo cáo tài chính phải rõ ràng, đủ độ tin cậy và đễ hiểu, phản

ánh trung thực thông tin tài chính cần phải trình bày đảm bảo thuận tiện cho người

sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính

- Báo cao tai chính phải được lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ tới từng nơi nhận báo cáo

2.3.1.3 Mục đích của BCTC (theo Quyết định số 19/2006/0Đ-BTC):

Như đã đề cập ở phẩn trên, đặc trưng cơ bản của đơn vị hành chánh sự nghiệp nói

chung (đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng) là các đơn vị hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nguồn kinh phí để hoạt động được cấp từ ngân sách của nhà nước, do đó việc quản lý chỉ tiêu phải đúng mục đích, đúng dự toán đã được phê duyệt theo từng nguồn kinh phí Cho nên việc lập báo cáo tài chính áp dụng cho các đơn vị HCSN

nói chung, đơn vị SNYT nói riêng chủ yếu là giúp cho Nhà nước kiểm tra, kiểm

soát các khoản thu chỉ, quản lý tài sản, đánh giá tình hình hoạt động tại mỗi đơn vị,

đồng thời là báo cáo để tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách nhằm phục vụ cho việc điêu hành ngân sách của Nhà nước

2.3.1.4 Đỗi tượng áp dụng và sử dụng BCTC :

- Đối tượng áp dụng chế độ BCTC : các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chánh

sự nghiệp

- Đối tượng sử dụng thông tin BCTC của đơn vị HCSN có thể phân thành 3 nhóm :

nhóm đối tượng thuộc nội bộ đơn vị, cơ quan nhà nước có thẩm quyên, nhóm đối tượng khác

- Nhóm đối tượng thuộc nội bộ đơn vị là những nhà quản lý, người điều hành các hoạt động trong đơn vị theo các chính sách và quy định pháp lý, chịu trách nhiệm tiếp nhận, phân bồ sử dụng nguồn lực do nhà nước ủy thác theo đự toán được duyệt Thông tin trên BCTC của đơn vị giúp họ phân tích, đánh giá, dự bao tinh

hình hoạt động của đơn vị, từ đó đưa ra các quyết định quản lý, điều hành thích hợp

cho đơn vi

- Nhóm đối tượng thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

Trang 34

e Cơ quan quản lý cấp trên: có quan hệ chặt chẽ với đơn vị cấp đưới trong việc giám sát, kiểm tra công tác kế toán và quyết toán NSNN Cơ quan này nhận dự toán của đơn vị cấp đưới trực thuộc hàng năm, phân

bổ và giao dự toán cho các đơn vị cấp đưới, chịu trách nhiệm kiểm tra,

xét duyệt BCTC của đơn vị cấp dưới và tông hợp BCTC của đơn vị cấp

dướt trực thuộc Do đó BCTC của đơn vị phải cung cấp cho cơ quan

quản lý cấp trên đề họ thực hiện nhiệm vụ quản lý theo quy định nhà

nước

e_ Cơ quan tài chính: là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quản lý việc sử dụng Ngân sách, tổng hợp các báo cáo thu chỉ ngân sách, báo

cáo tài chính của các đơn vị trên địa bàn, từ đó lập báo cáo Tổng Quyết

toán ngân sách hàng năm, bên cạnh đó cơ quan tải chính còn quản lý nguồn kinh phi ủy quyên, quỹ dự trữ tài chính và các khoản vay, viện trơ cho địa phương Chính vì vậy báo cáo tài chính là cơ sở dữ liệu để

cơ quan này thực thi nhiệm vụ, chức năng kiểm tra, quản lý tài chính và

ngân sách nhà nước

e Kho Bac Nhà Nước: có chức năng quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính

nhà nước, thực hiện huy động vốn cho NSNN, tổ chức thực hiện đồng

thời kiểm soát thu chỉ NSNN theo quy định pháp luật Bên cạnh đó,

Kho bạc thực hiện thống kê, lập chế độ BCTC theo quy định nhà nước

Do đó, BCTC của đơn vị thuộc hệ thống KBNN quan ly (don vi co quan hệ NSNN) là báo cáo phải được cung cấp cho Kho bạc dé Kho

bạc thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình

e Cơ quan thanh tra, kiểm toán Nhà Nước: là những cơ quan có chức

năng xác nhận tính đúng dan, hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán,

báo cáo quyết toán của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị kế toán nhà nước Cho nên việc cung cấp Báo cáo tài chính cho cơ quan này là điều tất yếu

Trang 35

- Nhóm đối tượng khác : gồm các nha đầu tư, chủ nợ, nhà tài trợ Ngoài

nguồn lực do ngân sách cắp và nguồn huy động trực tiếp từ dân chúng, đơn vị nhà

nước còn tiếp nhận nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn đầu tư từ các tô chức nước ngoài

Chính vì vậy, thông tin trên BCTC là cần thiết nhất đối với nhóm đốt tượng này để

đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về năng lực quản lý, việc sử dụng nguồn lực của đơn vị

nhận tài trợ, đầu tư có được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích hay không, đồng

thời thông tin trên BCTC có thể thuyết phục các nhà tài trợ, các nhà đầu tư đưa ra

quyết định tài trợ, đầu tư

2.3.1.5 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính:

Theo Quyết Định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 quy định việc lập báo cáo tài chính phải bảo đảm trung thực về số liệu, phản ánh đúng tình hình tài sản, thu,

chỉ và sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị Báo cáo phải trình bày đúng nội dụng, mẫu biêu quy định và số liệu phải nhất quán giữa các kỳ kế toán Cuối cùng, báo cáo phải có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan, pha cd dấu xác nhận của đơn

vị để đâm bảo tính pháp lý của báo cáo

2.3.1.6 Trách nhiệm việc lập và trình bày BCTC:

- Trong hệ thống những đơn vị dự toán các cấp (1, II, HD, các đơn vị cấp dưới phải

có trách nhiệm lập, trình bảy BCTC và nộp theo quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chì ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn Đơn VỊ cấp trên có

trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt, tổng hợp các BCTC của đơn vị cấp đưới và của bản thân đơn vị đề nộp cho cơ quan Tài chính

- Đối với các cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nước, Thuế: có trách nhiệm phối hợp

kiểm tra số liệu về kế hoạch kinh phí, việc sử dụng kinh phí được duyệt, được cấp

và quyết toán; quản lý và sử dụng tài sản, cũng như các hoạt động khác liên quan đến tình hình thu chỉ ngân sách nhà nước, gắn liền với hoạt động chuyên môn của đơn vi

HUTECH LIBRARY

4L 6AAI

Trang 36

2.3.1.7 Kỳ hạn lập và thời hạn nộp BCTC (QD sé 19/2006/QD-BTC):

> Ky han lập BCTC:

- Báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp được lập theo quý, và

- Trong trường hợp đơn vị bị chia, tách, sáp nhập, chấm đứt hoạt động, đơn vị

phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt

hoạt động

Về thời hạn nộp báo cáo tài chính

> Thời hạn nộp BCTC:

- Theo quỷ :

- Thời hạn nộp đối với đơn vỊ trực thuộc (nếu có) do đơn vi cấp III quy đmh;

- Đối với đơn vị cấp III thời hạn nộp chậm nhất là 10 ngày, tương tự đơn vị cấp

II - 20 ngày, và đơn vị kế toán cap I - 25 ngày sau ngày kết thúc quý

- Theo năm: Báo cáo tài chính năm nộp chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kế thúc

năm

2.3.1.8 Cầu trúc BCTC của đơn vị HCSN Việt Nam:

Theo OD số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính, hệ thống BCTC của đơn vị cấp I, cấp II có sự khác biệt với báo cáo của đơn vị cấp cơ sở

Trong đó, đơn vị cấp LH lập 3 báo cáo chính, còn đơn vị cấp cơ sở lập 6 biểu chính

và 5 biểu phụ Dưới đây là danh mục báo cáo tải chính theo từng đơn vị:

Trang 37

- Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác

của đơn vị (Mẫu số B04/CT-H)

- Bảng cân đối tài khoản (Mẫu B01-H)

- Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí

đã sử dụng (Mẫu B02-H)

- Bảng báo cáo chì tiết kinh phí hoạt động (Mẫu F02-1H)

- Bảng báo cáo chỉ tiết kinh phí dự án (Mẫu F02-2H)

- Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách cấp theo hình

thức rút dự toán tạ KBNN (Mẫu F02-3aH) - Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng

kimh phí ngân sách tai KBNN (Mẫu F02-3bH)

- Bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi (Mẫu F02-3cH)

- Bảng báo cáo thu chỉ hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu B03-H)

- Bảng báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ (Mẫu B04-H)

- Bảng báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán

năm trước chuyên sang (Mẫu B05-H)

- Bang thuyét minh báo cáo tải chính (Mẫu B06-H)

* Khải quát nội dung các bảng báo cáo:

“Bang cân đối tài khoản” - là một bảng cân đối số phát sinh (tương tự với

doanh nghiệp), phản ánh các tài khoản, số liệu đã và đang sử dụng tại đơn vị Dựa

trên bảng cân đối tài khoản, người đọc có thê biết được những biến động tăng giảm

trong năm về các hoạt động kinh tế phát sinh tại đơn vị

Trang 38

“Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng” (Mẫu

B02-H) : phản ánh tổng quát tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí hiện có tại đơn vị bao gồm nguồn thu và chỉ từ ngân sách cấp, nguồn thu và chỉ tại đơn vị

thông qua các tiểu mục của Mục lục Ngân sách

“Báo cáo chỉ tiết kinh phí hoạt động” : là phụ biểu bắt buộc của báo cáo B02-

H, phản ánh chi tiết kinh phí hoạt động đã sử đụng đề nghị quyết toán theo từng nội

dung, mã ngành kinh tế của mục lục Ngân sách và theo từng loại kinh phí, nguồn kinh phí

“Báo cáo chỉ tiết kinh phí dự án “ : là phụ biểu bắt buộc của báo cáo B02-H

đối với các đơn vị thực hiện dự án để phản ánh chỉ tiết kinh phí dự án đề nghị quyết

toán theo từng dự án

“Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách cấp theo hình thức rút dự toán tại

KBNN” : được lập nhằm xác nhận tình hình dự toán được giao theo hình thức rút

dự toán, dự toán đã rút và dự toán còn lại tại kho bạc giữa đơn vị sử dụng ngân sách với Kho bạc nơi giao dịch

“Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN”: nhằm xác nhận tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách giữa đơn vị sử dụng ngân sách với KBNN nơi giao dịch

“Bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi”: được lập nhằm xác nhận số dư tài khoản tiền gửi đơn vị mở tại KBNN nơi giao dịch

“Bảng báo cáo thu chỉ hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh”

là bảng BCTC tổng hợp phản ánh tông quát các khoản thu, chỉ, trích nộp NSNN của

hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh đoanh trong một kỳ kế toán tại đơn

vi

“Báo cáo tình hình tăng giảm Tài sản cố định”: là BCTC tổng hợp, phản ánh

tổng quát số hiện có và tình hình tăng, giảm từng loại TSCĐ tại đơn vị

“Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang”: phản ánh tinh hình sử đụng số kinh phí hoạt động ngân sách cấp đã đưa vào quyết

toán từ năm trước nhưng chưa sử dụng chuyên sang năm nay sử dụng hoặc thanh lý

Trang 39

“Thuyết minh Báo cáo tài chính” : là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của đơn vị HCSN được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của đơn vị, tình hình chấp hành các kỷ luật tài chính

về thu chì Ngân sách nhà nước trong kỳ báo cáo mà các BCTC khác không thể trình

bày rõ ràng và chỉ tiết được

Nội dung của Thuyết minh BCTC khái quát biên chế lao động, quỹ lương, tình

hình thực hiện nhiệm vụ cơ bản thường xuyên của don vi, tình hình kinh phí chưa

quyết toán, tình hình nợ, tình hình sử dung các quỹ và phân tích đánh giá nguyên nhân biến động phát sinh không bình thường trong hoạt động của đơn vị, nêu ra

kiến nghị xử lý với cơ quan cấp trên Ngoài ra, đơn vị có thể thuyết minh thêm chỉ tiết về sử dụng kinh phí, các loại tài khoản, quản ly và sử dụng tải sản Nhà nước theo yêu câu của cơ quan cấp trên,

Có thể nói, trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến đáng

kê trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thông pháp luật về kế toán, kiểm toán nói riêng Trong đó, đã đưa ra các quy định pháp lí để đảm bảo việc quản lý chỉ tiêu trong lĩnh vực công hiệu quả hơn và tạo đựng một môi trường thuận lợi hơn cho các hoạt động trong lĩnh vực công Tuy nhiên, các thông tin tài chính,

kế toán hiện hành trong lĩnh vực này cho thấy chưa có sự nhất quán giữa các hệ thống kế toán hiện nay Hệ thông BCTC trong khu vực công nói chung, đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng của Việt Nam xét trên bình diện tổng thẻ thì vẫn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh tế theo xu thé toàn cầu hóa, đầu tư đa quốc gia như thống nhất theo khuôn khô pháp lý quốc tế, phù hợp các nguyên tắc và thông lệ quốc tế Trong khi đó, chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 1 lại đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên

Trang 40

2.3.2 Chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS & Chuan mực IPSAS 1:

2.3.2.1 Giới thiệu chung về IPSAS :

Chuẩn mực kế toán công quốc tế ( IPSAS) được ban hành vào năm 2005 bởi

Hội đồng chuẩn mực kế toán công quốc tế ( IPSASB) IPSASB là hội đồng độc lập,

tiền thân là Ủy Ban Khu vực công (Public Sector Committee - PSC) thuộc Liên

đoàn Kế toán quốc tế (IEAC) IPSASB gồm 18 thành viên (các nước khác nhau trên

thế giới), trong đó 15 thành viên là thành viên chính của IEAC được đề cử, 3 thành viên còn lại là bất kỳ tổ chức, cá nhân trong khu vực công

IPSASB thành lập các ủy ban chỉ đạo, ban cé van, thu thập các yếu tố đầu vào

từ các nhóm tư vấn và xem xét sử dụng các tuyên bố được phát hành bởi các tổ chức như: Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế trong lĩnh vực công, tổ chức thiết lập chuẩn mực kế toán quốc gia, tổ chức kế toán chuyên nghiệp và các tổ chức khác quan tâm đến báo cáo tà: chính lĩnh vực công trên nguyên tắc các tuyên bố đó có

thê thực thì phù hợp với các đơn vị công

Việc phát triển và xây dựng các chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS nhằm sử dụng cho các mục đích như sau:

- Chất lượng và tính so sánh được đốt với thông tin tài chính: Khi áp dụng

IPSAS sẽ nâng cao chất lượng và có thể so sánh số liệu trên báo cáo giữa các kỳ kế

toán khác nhau, đặc biệt là giữa các quốc gia khác nhan, các tổ chức khác nhau trên thế giới

- Tính thống nhất : việc lập và trình bày BCTC giữa các đơn vị công nội bộ cũng như trên thế giới phải có tính thống nhất để từ đó, đối tượng sử dụng đưa ra

những nhận định phù hợp hơn, chính xác hơn trong hoạt động tài chính

- Tính minh bạch - Việc công khai thông tin trong báo cáo tài chính giữa

chính phủ các nước, các đơn vị trong khu vực công phải đảm bảo tinh minh bạch, từ

đó có thể giúp cho người sử dụng thông tin đánh giá tốt hơn trong các quyết định phân bổ nguồn lực, tài chính,

- Trách nhiệm giải trình : chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS quy định rõ

ràng về trách nhiệm giải trình báo cáo tài chính Do đó việc nâng cao trách nhiệm

Ngày đăng: 20/11/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN