1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Xã Hội Cho Trẻ 5 - 6 Tuổi Tại Các Trường Mẫu Giáo Huyện Núi Thành Tỉnh Quảng Nam

147 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Kỹ Năng Xã Hội Cho Trẻ 5 - 6 Tuổi Tại Các Trường Mẫu Giáo Huyện Núi Thành Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thuý Vy
Người hướng dẫn TS. Lê Mỹ Dung
Trường học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 11,61 MB

Nội dung

3, Các biện pháp đề xuất ‘Can cứ vào thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỳ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Núi thành, tnh Quảng Nam tắc giả luận v

Trang 1

HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

2022 | PDF | 147 Pages

buihuuhanh@gmail.com

ĐÀ NẴNG - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYÊN THỊ THUÝ VY

QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC KY NANG XA HOI

HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUANG NAM

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Lê Mỹ Dung; các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn nay là trung thực, được trích dẫn đây đủ Các tư liệu được các đồng tác giả cho phép sử dụng chưa

được công bề trong bắt kỷ công trình nào khác,

Hạ và tên tác giả

Set

Nguyễn Thị Thuý Vy

Trang 4

QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC KY NANG XA HOE CHO TRE § ~ 6 TUÔI TẠI CÁC

‘TRUONG MAU GIAO HUYỆN NÚI THÀNH TỈNH QUẢNG NAM

~ Ngành đào tạo: Quản lý giáo dục

~ Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thuỷ Vy

~ Người hướng dẫn khoa học: TS LẺ MỸ DƯNG

~ Cơ sở đảo tạo: Trường Đại học Sư phạm — Đại học Đã Nẵng

1 Tóm tắt

Luận văn đã khái quát tương đối đây đủ và thực tế vẻ tỉnh hình giáo dục kiểm tra, trang việc thực

hiện hoạt động GDKNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mẫm non trên địa bản huyện Núi

‘Thanh, tinh Quang Nam Dặc biệt đối với quản lý hoạt động GDKNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại

các trường mẫu giáo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam,

Với kết quả nghiên cứu của để tải đã hệ thống hóa các vẫn để về lý luận nhằm xây đựng khung lý thuyết cho việc nghiên cửu để tải Đề tài cũng đã xác định được thực trạng quản lý hoạt động giáo dục

kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các tường mẫu giáo, Từ đó xây dựng các biện pháp quản

ắ các biện pháp để xuất nhằm để nâng cao công tắc quản lý

hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành,

tinh Quảng Nam nhằm đáp ứng yêu câu đổi mởi giáo dục hiện nay

3, Các biện pháp đề xuất

‘Can cứ vào thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỳ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Núi thành, tnh Quảng Nam tắc giả luận văn đề xuất 07 biện phap sau:

~ Nâng cao nhận thức của cản bộ quân lý, giáo viên và phụ huynh về tắm quan trọng của quản lý

hoạt động giáo due ky nang xa hi é

~ Bai dưỡng cho giáo viên về nội dung, hình thức vả phương pháp giáo đục kỹ năng xã hội cho tre 5

~6 tuổi

~ Xây dựng mỗi trường cho trẻ hoạt động mội cách tích cực

~ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổi hợp với các bậc cha mẹ trẻ nhằm nãng cao chất lượng

hoạt động giáo đục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 ~ 6 tu

~ Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giả hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ S-6 tuổi

~ Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thồng tin và quản lý sử dụng trang thiết bị giáo dục có

hiệu quả trong hoạt động dục kỹ năng xã hội cho trẻ 3 - 6 tuổi

~ Đẩy mạnh công tác xã hội hoả giáo dục, phát huy các tiềm năng từ xã hỏi hoá giáo dục cho hoạt

động dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi,

3 Từ khóa: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Núi Thành, Quảng

Trang 5

KINDERGARTEN 5-6 YEARS OLD AT KINDERGARTEN SCHOOLS

NUI THANH DISTRICT QUANG NAM PROVINCE : Educational management

~ Full name: Nguyên Thí Thuy Vy

+ Science instructor; Dr, LE MY DUNG

= Tranning institution: The Univesity of Da Nang - Da Nang University of Education and

Science

1

district, Quang Nam province

With the research results of the topic, it has systematized theoretical issues in order to build a theoretical framework for the study of the topic The topic has also identified the current situation of

‘managing social skills education activities for preschool children 5-6 years old at kindergartens From

there, develop management measures, test the urgeney and feasibil

the management of social skills education activities for preschool children 5-6 y

schools Kindergarten in Nui Thanh district, Quang Nam province to meet the current educational

renovation requirements,

2, Proposed measures

Based on the currént situation of managing social skills education activities for preschool children 5-6 years old at kindergartens in Nui Thanh district, Quang Nam province, the author of the thesis proposes 07 measures as follows

= Raise awareness of administrators, teachers and parents about the importance of managing social skills education activities for $-6 years old,

~ To train teachers on the content, form and methods of social skills education for 5-6 year olds,

~ Create an environment for children to be active in a positive way

= Well implement propaganda and coordinate with young parents to improve the quality of social skills education activities for 5-6 years old children

~ Sirengthen the examination and evaluation of social skills education acti

children

~ Invest in facilities, apply information technology and manage and use educational equipment effectively in social si ies for 5-6 years old

= Promote the socialization of education, promote the potentials from the soci

education for social skills education activities for 5-6 years old children

3 Keywords: Managing social skills education activities, 5-6 years old kindergarten children, Nui

‘Thanh, Quang,

TH _ aie > _

ty of proposed measures to improve

ars old in different

Trang 6

MO DAU esscsccsiesstcatnematioasss — 1

1 Lÿ do chọn đề tải

Mục tiêu nghiên cứu

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Giá thuyết khoa học

- Nhiệm vụ nghiên cứu

- Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Câu trúc của đề tài

Chương 1 CO SO LY LUAN VE QUAN LÝ HOẠT “DONG | GIAO DỤC K NANG XÃ HOI CHO TRE 5 - 6 TUÔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO

1.1 Tổng quan vấn đẻ nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài =

E51.QuãL) qfáDý Báo ng quel há ông

1.2.2) Gido dục, giáa đục E văng xã hội, hoại động giáo đục kỹ năng sẽ BOY 6

1.3.2 Nội dung hoạt động của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 56 tuổi tại trưởng mẫu gÌả0::c.:¿cixz2EttixsC-eLcaGiCLddgEiCLdggidcL co H211ig d80L4806 i 1.3.3 Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động của hoạt đông giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo 5 l3 1.3.4 Các điều kiện của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại

13.5 Kiếm tra, đảnh giá kết quả tổ chức hoạt động côn hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo l6 1.4 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 ~ 6 tuổi tại các trường mẫu

1.4.1 \Quin'lf mye fidu của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hdl cho:tré-$+6 tubl

42 Quản lý nội dụng của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho 2-6 buổi ti

1.43 Quan lý phương pháp kình thắc caa hoạt động giáo đục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo 2222.22.22 .trrrrre 19

Trang 7

trường mẫu giáo # 2.20 1.4.5 Quản lý công tác kiếm tra, đảnh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo 2222222222222 ~eC 20

1.5 Các yếu tô ảnh hưởng đến quản lý hoạt đồng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6

2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ nãng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuôi tại các trường mẫu

2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, PHHS về tâm quan trọng của giáo

2.3.2 Thue trang mục tiêu của hoạt động giáo lạc kỹ năng xã â hội cho trẻ 5-6

Trang 8

2.4 Thue trang quan lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các

THỂ se icc6286202600 0/G01660i0000G00tdùCdÖ0tt/80g3 a tSuiinsisuosasssufE

2.4.2 Thực trạng quản lý nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6

kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi a SI

2.5 Danh giá chung vẻ thực trang quan iy hoạt động giáo bu kỹ năng xã hội cho trẻ

2.5.1 Những ưu di 53

252 Những han che 53

2.5.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến quản lý hoạt Lđộng G GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành .:-2sssssscseetersreeree _

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẦN LÝ HOẠT ĐỌNG GIÁO DỤC KỸ NẴNG XÃ HỘI CHO TRE 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO HUYỆN NÚI

THANH, TINH QUANG NAM

3.1 Các nguyên tắc chung đề xuất biện pháp

3.1.1 Nguyên tắc đám bảo tính mục tiêu

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiền

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thì

312 Các biện phấp quân lý hoạt động giáo đục kỹ năng xã hội cho

trường mẫu giáo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam —¬

3.211 Nẵng cao nhận (hứe của cần bộ quản:lý, giáo-viên và phụ huyahk

quan trọng của quản lý hoạt động giáo duc k¥ nang xã hội cho trẻ Š - 6 tuôi

3.2.2 Bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục

kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi " -

3 2 3 Xây dựng mỗi trường cho mẻ hoạt động một cách tieh cue:

3.2.4 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỳ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi cei

Trang 9

3.2.5 Tăng cưởng công tác kiểm tra, dinh gid hoat dng gido duc ky năng xã hội

cho trẻ 5-6 tuổi = 4

3.2.6 Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công ng

trang thiết bị giáo dục có hiệu quả trong hoạt đông giáo dục kỹ năng xã hôi cho trẻ 5-6

tuôi = = esis TO:

hoá giáo dục cho hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tu

3.3 Khảo nghiệm tính cắp thiết và tỉnh khả thi của các biên pháp đề xu

3.3.1 Mục địch khảo nghiệm

3.3.2 Đối tượng khảo nghiệm

3.3.3 Nội dung khảo nghiệm

3.3.4 Tiến trình khảo nghiệm

3.3.5 Kết quả khảo nghiệm

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TAT

Trang 11

DANH MUC CAC BANG

Bang tông hợp mạng lưới trường lớp các trường mầm non, mẫu

21 lo (công lập, ngoài công lập) tir 2018-2020 trén dia ban huyén | 30

Núi thành, tỉnh Quảng Nam

sẽ Băng tông hợp đội ngì CBQLO3 trường Mẫu giáo nim hoe 2019]

3 VE tinh hình đội ngũ GV 03 trường Mẫu giáo năm học 2019 - | „

2020

1 Bảng đánh giá mức độ nhận thức về tâm quan trọng của| ;„

3 Băng đánh giá mức độ và kết quả thực hign muc tiéu hoat ding |,

= GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo ở Núi Thành =

Bảng đánh giá mức đô và kết quả thực hiện nội dung của hoạt

26 động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo ở Núi | 35

Thanh Bang dinh giá mức độ và kết quả thực hiện phương pháp, hình

27 thức của hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tudi tai cde tring miu | 39

giáo ở Núi Thành a9, | Bảng đánh giá mức độ kết quả thực hiện môi trường kỳ a

hội cho trẻ 5-6 tuôi ở các trường mẫu giáo huyện Núi Thành Bảng đảnh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác kiếm tra, 2.9, | đánh giá hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các trưởng mẫu | 43

giáo ở Núi Thành Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện quân lý mục tiêu hoạt 2.10 | động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo ở Núi | — 45

Thành Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện quán lỹ nội dung hoạt

211 | đông GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo ở Núi | 46

Thành Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý 2.12 | phương pháp, hình thức hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở | — 48

các trường mẫu giáo huyện Núi Thành

Bằng đánh giá mức độ và kết quá thực hiện công tác quản lý các

243 kiện tổ chức hoạt đông GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các | 50

trường mẫu giáo huyện Núi Thành

Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quan lý kiếm 2.14 |tra, đánh giá kết quả hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở các | trường mẫu giáo huyện Núi Thanh $1

Trang 12

Các yêu tô ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt đội

cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành

Bang khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý GDKNXH

cho trẻ 5-6 tuôi tại các trường mẫu giáo huyền Nủi Thành

Bang khảo sắt tỉnh khả thi của các biện pháp quan lý giáo dục kỹ

năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành

Trang 13

MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

Chú tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giáo đực mầm non tất sẽ mở đầu cho một

nền giáo dục tất” Giáo dục mam non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đâu tiên giáo dục toàn diện cho trề về thẻ chất, tình cả

đức, thắm mỹ, trí tuệ lä cơ sở để hình thành nên nhân cách con người, lả những

cần thiết cho trẻ bước vào trường tiêu học và các cấp học tiếp theo được tốt

Trong những năm gan day Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến Giáo dục mẫm non (GDMN) đã có nhiêu chương trình, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất

lượng GDMN, Đặc biệt trong Chương trình GDMN năm 2009 đã đưa ra nội dung giáo

dục kỹ năng xã hội (GDKNXH) cho trẻ mẫu giáo Bắt đầu từ nãm hoc 2009 - 2010, tat

cả các cơ sở giáo dục mâm non trong hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện chương

trình GDMN mới, trong đỏ đặc biệt quan tâm tới chương trình GDMN đối với trẻ 5-6

tuôi Theo điều I, Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thú tướng Chính

phủ Phê duyệt Đề ỗ cập giáo dục mẫm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-

2015 nêu: “Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục đối với các lớp mẫm non năm giảm tý lệ trẻ suy dinh dưỡng, phẫn đầu đến năm 2015 có 100% trẻ tại các cơ sở

giáo dục mầm non được học Chương trình giáo dục mắm non mới, chuẩn bị tốt tâm thể cho trẻ vào học lớp 1”

Có thể thấy rằng, hiện nay chúng ta đang sống trong nền kinh tế phát triển và hội nhập cuộc sông của con người đã và đang dần thay đôi, nhiều vấn đề phức tạp liên tục

nảy sinh Bên cạnh những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực gây nguy

hại cho con người, đặc biệt là trẻ em Nêu mỗi người trong đó có cá trẻ em nếu không

cỏ những kiến thức cần thiết đê biết lựa chọn những giá trị sông tích cực, không cỏ

những năng lực để ứng phỏ, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm

tinh thì rất dễ gặp trở ngại, rúi ro trong cuộc sông Do đó, hình thành kĩ năng sống

cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thảnh nhiệm vụ quan trọng Phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là

một nền tảng giúp hình thành nên cách sóng tích cực của trẻ Với những nội dung gầ gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân thế; nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; ứng phó với những tình huồng bất ngờ; ứng xử văn

mình, lịch sự Nhưng thực tế chương trinh giáo dục mầm non chưa có những hoạt

động giáo dục kỹ năng xã hội riểng biệt cho trẻ mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày, bên cạnh đó trong xã hội hiện nay các gia đình thường

chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mả không chú ý đến việc phát triển kỹ năng

xã hội cho trẻ, luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ khiển trẻ ÿ lại, nhút nhát, thiếu tự tin không có khá năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe vả làm việc theo nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế Hơn nữa trong cuộc sóng bận rộn

Trang 14

khiến thời gian cha mẹ dành cho con khá ít, đôi khi những câu chuyện với con chỉ là

ết cách thấu hiểu hết con minh

thoáng qua, hoặc cha mẹ chưa thực sự bị

Mặt khác tình trạng trẻ em vô tư, thở ơ, lạnh cảm, chưa có cách xử lý phủ hợp

với những tình huồng diễn ra hãng ngày như: thưa, gửi, cảm ơn, xin lỗi, thăm hỏi, giúp

đỡ, hay những hành vỉ gây hại với môi trường: vứt rác bùa bãi, hái hoa, bẻ cành, không thích chăm sóc cây cối, con vật xung quanh

Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách lồng ghép giáo dục ký năng

xã hội cho trẻ Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: nội dung cho trẻ hoạt động chưa phong phú, còn mang tính áp đặt, chưa định hướng suy nghĩ cho trẻ và hướng trẻ đến

những suy nghĩ lành mạnh, cùng tháo luận với trẻ về các vắn đề liên quan đến giao

tiếp xã hội cách cư xử với bạn bẻ, với người lớn

Nai Thành là một huyện có tốc độ đô thị hoá nhanh, với nhiều khu công nghiệp

được lập ra Vì vậy, số dân sinh sống và làm việc tại Nủi Thành ngày cảng nhiễu, cho

nên nhu cầu gửi con em tại các cơ sở mẫu giáo ngày cảng tăng lên Tuy nhiên, hiện nay việc các trường mẫu giáo còn gặp nhiều khỏ khăn trong hoạt động phát triển kỹ

năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi liên quan đến từ các yếu tổ khách quan và yếu tố

chủ quan

Nhằm giúp trẻ phát triển các kỳ năng xã hội thông qua các bài học tương tác,

lâm việc nhóm, thuyết trình để trẻ có một số kỹ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm , chia sẻ vả thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt gia

đình, trưởng lớp mầm non, cộng đồng gắn gũi Nên tôi đã chon để tài: “Quản ý hoat động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tối tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam” đề nghiền cứu giúp trẻ có những kỹ năng xã hội tốt hơn Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trang quản lý hoạt động giáo đục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tudi tại các trường mầm non huyện Núi Thanh, tinh Quang Nam và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt đông giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6

tuôi tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam nhằm góp phan nang

cao kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuôi

2 Mục tiêu nghiên cứu

Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã

hội cho trẻ tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành, tỉnh Quang Nam, đề tải đề xuất

ôi cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi và

các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã

chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo

Trang 15

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

4 Giá thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường

mẫu giáo tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam hiện nay đã đạt được một số kết quả

nhất định Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi còn nhiều hạn ché, thiếu linh hoạt và sáng tạo Nếu để xuất và áp dụng

được các biện pháp quản lý phủ hợp như: nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo

viên và phụ huynh về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội

cho trẻ 5-6 tuôi; bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, hình thức vả phương pháp giáo dục kỳ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi; xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động một cách

tích cực; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ nhằm

nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi; tăng cường công tác kiếm tra, đánh giá hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động quân lý giáo dục kỹ năng xã hội cho

trên địa bản huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, Nhiệm vụ nghiên cứu

trẻ tại các trường mẫu gi:

5

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, dé tai phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

S.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỳ năng xã hội cho

trẻ tại các trường mẫu giáo

5.2 Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ tại các trưởng mẫu giáo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

S Để xuất biện pháp quán lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Để tài nghiên cứu các biên pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành, tính Quảng Nam gồm các nội dung sau: quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, các điều kiện giáo dục và kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNXH của trẻ MG 5-6 tuổi

6.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Dé tai tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5

~ 6 tuôi tại các trường mẫu giáo công lập ở vùng thuận lợi của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam:

Trường mẫu giáo Trùng Dương

Trường mẫu giáo Măng Non

Trang 16

Tir nim 2019 đến năm 2021

6.4 Doi tượng khảo sát:

Cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu {ý luận

Phân tích, tổng hợp, so sánh và hệ thỗng hóa tải liệu thông qua nghiên cứu các giáo trình, sách báo, các công trình sản phẩm liên quan

7.1.1 Phương pháp phân tích, tống hợp:

Phương pháp này được sử dụng đẻ phân chia đổi tượng nghiên cứu thành các

phân nhỏ nhằm mục đích nghiên cứu các đặc điểm, tính chất của hoạt động giáo dục

kỹ năng xã hội, quán lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Núi Thành một cách thuận lợi và hiệu quả Trên cơ sở kết quả thu được từ quá

trình nghiên cứu từng phần ấy, chúng tôi rút ra kết luận về bản chất, quy an động

và phát triển khách quan cúa công tác giáo dục kỹ năng xã hội và quản lý giáo dục kỹ: năng xã hội dé tim ra biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 -

6 tuôi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Núi Thành

7.1.2 Phương pháp so sánh:

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thấy được sự giếng nhau và khác nhau về

các đặc điểm, tính chất của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội, công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành Từ đó có cách nhìn nhận đánh giá và tiếp nhận một cách khái quát, toản diện 2.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.3.1 Phương pháp điều tra bằng bang hoi:

Bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng

hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho

trẻ 5 - 6 tuổi Đây là căn cứ thực tiễn cho chúng tôi để xuất giải pháp quản lý hoạt

động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuôi một cách hiệu quả, sát thực tế

7.2.2 Phương pháp quan sát:

Quan sát hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tudi tại các trường mẫu giáo huyện Núi Thành

7.3.3 Phương pháp phỏng vẫn chuyên gia:

Xin ý kiến của các chuyên gia (những người làm công tác quản lý ở trường mẫu giáo và các chuyên gia nghiên cứu quản lý giáo dục có kinh nghiệm) vẻ các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo

Trang 17

Phương pháp thống kê toán học xử lý số liệu thu thập được tử quá trình điều tra,

khảo sát phục vụ cho đề tài (sử dụng phin mém spss)

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần kiến nghị, phụ lục và tải liệu tham kháo, phan nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quán lý hoạt đông giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ

Trang 18

CƠ SỞ LÝ LUAN VE QUAN LY HOAT DONG GIAO DUC KY NANG

XÃ HỘI CHO TRẺ 5~ 6 TUÔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẪU GIÁO

1.1 Tổng quan vấn để nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Vào năm 2000 đã tổ chức diễn đân thế giới tại Senegal với chương trình hảnh

động Dakar da dé ra 6 mục tiêu, trong đó tại Mục tiêu 3 có nêu: "Môi quốc gia phải

đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kỳ năng sống phù hợp”,

tại mục tiểu 6 yêu câu: “Khử đánh giá chất lượng giáo dục cẩn phải đánh giả kƑ năng

ng của người học"[L7, tr.7] Cho nên, học kĩ năng trở thành quyền của người học và lượng giáo dục phải được thẻ hiện cả trong kỹ năng sống của người học Do đó,

dl

giáo dục kỹ năng cho người học trở thành nhiệm vụ quan trọng của giáo dục các nước,

vì thể vấn đề giáo dục kỹ năng cho thể hệ trẻ nói chung, cho trẻ mâm non nói riêng,

được đồng đảo các nước quan tâm Tại Hội nghị thượng đỉnh về trẻ em do Liên Hiệp

Quốc tô chức ở New York tháng 9-1990, cuốn sách “Để con em vững bước vào đời - Pour un bondeparrt dán la vie” tác giả đã làm rõ nguyên tắc đê cứu trẻ em sinh tồn, phải đi đôi với cố gắng làm sao cho cuộc sống ý nghĩa Những người đang có gắng, bảo vệ, giáo dục và giúp các em trưởng thành cần lấy định đề nói trên lảm kim chỉ

nam [17, tr7]

Hiện nay, mặc dù giáo dục kỹ năng sống trong đó cỏ KNXH cho thế hệ trẻ đã được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm và đưa vào chương trình dạy học cho trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau, song nội dung giáo dục KNXH được triển khai ở các nước vừa thể hiện được cái chung, vừa mang những nét riêng của từng quốc gìa dân tộc Những kinh nghiệm GDKNXH trong nhà trường ở các nước cho thấy nó thúc đây

mỗi quan hệ tích cực hơn giữa trẻ mằm non và giáo viên, đem đến hứng thú học tập cho trẻ do trẻ cảm thấy được tham gia vào những vẫn để liên quan đến cuộc sống cúa

bản thân, cũng như đem đến bẫu không khí năng động hơn trong lớp học cũng như trong nhà trường như một số nước điện hình đã thành công trong việc GDKNXH cho

trẻ trong nhà trưởng nhưng vẫn được Tô chức Y tế thế giới hoặc của LNESCO vẫn

công nhận cách giáo dục KNXH ở các nước đem lại thể hê tương lai vững chắc cho

mỗi quốc gia

Do Thái là một trong những dân tộc wu tủ trên thé giới, đã sản sinh ra những danh nhân vĩ đại cho nhân loại Người Do Thái luôn coi trọng sự phát triển tiềm năng,

bồi dưỡng khả năng thiên phủ cho trẻ, họ cho rằng trẻ tử 0-6 tuổi là thời kỳ đại não phát triển nhanh nhất, trẻ tiếp thu kiến thức nhanh nhất, giáo dục sớm chính là giúp trẻ phát triển hết năng lực tiềm ẩn, đặt nền tảng vững chắc cho trẻ sau nả;

Giáo dục mầm non Nhật Bản chủ trọng rèn luyện kỹ năng giao Tré em duoc

giáo dục về đạo đức không chỉ từ gia đình, nhà trường mà còn bởi xã hội Trẻ mẫu

Trang 19

giáo đã được rên luyện thực bảnh đạo đức ngay trong các hoạt động hàng ngày và trở

thành kỹ năng giao tiếp, các quy tắc ứng xử Họ rất quan tâm đến môi trường nuôi dạy

con cái: không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu; tôn trọng trẻ em, luôn nói sự thật; chế độ ãn uống cho con phải cân bằng, không ép con ăn: bữa ăn phải được

diễn ra trên ghế ăn va ban an

Giáo dục Hoa Kỳ rất coi trong tinh thần độc lập, tự lực của cá nhân, vỉ thể, ngay

từ khi trẻ một tuôi rưỡi, họ đã bất đầu dạy cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân Họ

cho rằng, nấm bắt các kỹ năng tự phục vụ cỏ thẻ giúp trẻ tăng cường tính độc lập và

âm gi tự thành công, nó không chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mả còn giúp ích rất nhiều cho chỉnh những người lớn Bắt cử sự chăm sóc nảo từ phia người lớn cũng phải tạo cho trẻ những cơ hội để rèn luyện cho trẻ các kỹ năng nây Đồng thời,

họ cũng đỏi hỏi sự phổi hợp chặt chẽ của gia đỉnh để giúp các kỹ năng mà trẻ được dạy ở lớp được rèn luyện và thực hành ngay tại nhà Theo tác giả Bủi Viết Phú - Lê Quang Sơn: Chỉnh sách giáo dục hiện nay của chính quyền Obama dành sự ưu tiên

không nhỏ cho giáo dục và cần có những cái cách cấp bách, đã đưa “Đầu tư cho các chương trình hành động đối với trẻ ở tuổi mâm non” là vẫn đề ưu tiên hàng đầu và cần chú trọng đặc biệt đến kỹ năng của trẻ

về trò chơi của K.Groos thì trò chơi là một hình thức hoạt động sông mả trong đó các

cơ thể non nớt được hoản thiện Trong quả trình vui chơi, những đưa trẻ lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử cúa loài người

Nhóm tác gid Seving Olger, Abide Guingor Aytar (2014) với bài viết Nghiên cứu

so sánh về các kỹ năng xã hội của trẻ 5 tudi và hành vi của cha mẹ Nghiên cứu nảy nhằm nghiên cứu mỗi quan hệ giữa các kỹ năng xã hội của trẻ 5-6 tuổi và hành vi của

cha mẹ Các lấy mẫu của nghiên cứu bao gồm 70 trẻ em ở độ tuổi 5-6 đang đi học tại

các trường mẫu giáo, cha mẹ vả giáo viên của chúng ở Burdur Dữ liêu được đánh giá

cho 64 trẻ em Để trẻ có được nhân thức, môi trường đầu tiền vả quan trọng nhất chính

là gia đỉnh Với điểm nảy về quan điểm gia đình l mỗi trường xã hội đầu tiên của trẻ

em Khi trẻ đạt được các kỹ năng xã hội, hảnh vi của cha và mẹ mã chúng hiển thị trong quả trình tương tắc với trẻ, có tầm quan trọng lớn [33]

Năm 2019, trên tạp chí RerearchGate, nhóm tác giả do Maryam Malek viét

chính đã viết bài Kỹ năng xã hội ở trẻ em ở nhà và ở trưởng mầm non Nghiên cứu này nhảm điều tra mức độ kỹ năng xã hội ở trẻ em mẫu giáo ở nhả vả ở trưởng mam non

và để kiểm tra mối liên hệ giữa kỹ năng xã hội và nền tảng văn hóa và môi trường Một nghiên cứu cất ngang sử dụng nhiều giai đoạn phương pháp chọn mẫu theo cụm

được thực hiện trên 546 trẻ đang học tại các trung tâm mắm non của một khu đô thị của Iran Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi kỹ năng xã hội và nhân khẩu

Trang 20

học từ phụ huynh và giáo viên Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng các kỹ năng xã hội của trẻ em gái nhiều hơn kỳ năng xã hội của trế em trai ở nhả Hơn nữa, phần lớn

trẻ em có kỹ năng xã hôi ở mức độ trung bình từ cha mẹ và quan điểm của giáo viên

Có một thỏa thuận khiêm tốn giữa phụ huynh và giáo viên trong hầu hét các lĩnh vực

kỹ năng xã hội Hơn nữa, một mỗi liên hệ cỏ ý nghĩa thông kê đã được báo cáo giữa

các lĩnh vực kỹ năng xã hội của trẻ em và thứ hạng sinh của đứa trẻ, tuổi của cha, công việc của cha, tuổi của giáo viên, trình độ học vẫn của giáo viên, giáo viên trải nghỉ:

và lớp hoc mim non vé số lượng trẻ em và loại lớp học Theo đó, rủi ro gặp các vẫn để

về kỹ năng xã hội được báo cáo là tương đối

gia đình và đặc điểm của giáo viên vả trung tâm mắm non đề nâng cao kỹ năng xã

ở trẻ em [22

Từ các nghiên cứu trên ta thấy được việc GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi là vô cùng

cần thiết GDKNXH cho trẻ thông qua các hoạt động trái nghiệm ở trường mẫu giáo là

rat hop ly vi trẻ vừa học vừa chơi, chơi để hình thành các KNXH như nhường nhịn bạn

cùng chơi, biết chờ đến lượt, biết chia sẻ với bạn và ngược lại nhờ có KNXH mà trẻ

tham gia chơi tốt vai chơi của mình hơn

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

“Trong xu thế quốc tế “hợp rác với nhau ", UNESCO chủ trương đầy mạnh phát

triển giáo dục, đề cao “giáo dục trẻ em trước tuôi đến trường phải là một mục tiêu lớn

trong chiến lược giáo dục”, vì vậy GDMN cảng ngày cảng trở thành vấn đề quan tâm lớn của rất nhiều quốc gia

Đối với lịch sử giáo dục Việt Nam, KNXH và vấn đề GDKNXH cho con người

biết đối nhân xử thế đã có mầm móng từ lâu như học ãn, học nói, học gói, học mở, hoc

dăm ba chữ để làm người, học để đối nhân xử thể, học để ứng phó với thiên nhiên với

cuộc sống thường ngày Đỏ là những kỹ nãng đơn giản nhất mang tỉnh chất kinh nghiệm phủ hợp với đời sống lúc bấy giờ

Từ thập kỷ 80 trở lại đây vấn đề rẻn luyện các KNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

được quan tâm nhiều hơn Nghiên cứu các hoạt động nhằm phát triển KNXH của trẻ

Š-6 tuổi đã nhận được sự quan tâm của một số nhả khoa học trong nước đề cập đến

dưới góc độ nghiên cứu tâm lí học vả giáo dục học

Tac gia Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn “Giáo trình giáo dục hành vi văn hỏa cho

trẻ em " (2006) [33.tr.24] đã chỉ ra những hành vi văn hỏa cần giáo dục cho trẻ dưới 6 tuổi Việc giáo dục những hảnh vi văn hỏa này có liên hé ma

cho trẻ trong độ tuỗi mẫu giáo như là: Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với bản

thân; Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với thiên nhiên: Giáo dục hành vi văn hóa

cho trẻ đối với đề dùng đồ chơi; Giáo dục hảnh vi văn hóa cho trẻ đối với người xung

quanh

Hai téc giả Phan Trọng Ngọ và Đình Thị Tứ (2007) trong cuốn sách 7ấm ly

trẻ em lửa tuôi Mầm non cùng đề cập đến vẫn đề: “Các khía cạnh ảnh hưởng của bạn đến sự phát triển của trẻ: vai trò của bạn ngang hàng đối với trẻ, sự tương tác với bạn

lọc

Trang 21

ngang hàng phát triển ở trẻ em các mô hình kỹ năng xã hội cơ bản, phát triển các ứng

xử với bạn và người xung quanh "[25.tr.19]

Cùng quan điểm đó, tác giá Trần Thị Quốc Minh (1998) cũng đã nhận định ảnh hưởng của người lớn trong việc giáo dục trẻ cũng như hình thành nhân cách: "Trẻ tìm

u cuộc sống người lớn qua trò chơi, câu chuyện cô tích, qua đỏ lĩnh hội quy tắc, chuẩn mực đạo đức, phân biệt tốt - xấu”; không chỉ có vai trò của người lớn ma còn đối với bạn củng trang lửa: “trẻ hiểu được ý nghĩa, sự cần thiết phải phải thực hiện các

quy tắc hành vi, rèn luyện các thỏi quen, hành vi đúng đắn trong hoạt động với bạn củng tuổi” [24,tr.37] Điều này cho thấy sự tương tác của bạn bè trong khi tham gia các hoạt động vui chơi sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều trong việc hình thành các KNXH

cân thiết Bởi vì, bạn bẻ vừa là đối tượng đẻ trẻ thê hiện các KNXH vửa là chuẩn đẻ

trẻ so sánh các hành vi của mình

Năm 2009 trong tác phẩm “Giảo dục kÿ năng sống cho trẻ từ Š-6 tuổi”, tắc giả

Lê Bích Ngọc đã đề cập đến việc GDKNXH cho trẻ qua vui chơi, hoạt động giao tiếp với bạn bẻ Tác giả nhận định “Trẻ từ 5 để ế Trẻ có thể hợp

tác, nhận và hoàn thành nhiệm vụ, tôn trọng quy tắc xã hội, giữ gìn đỏ dùng, đồ chơi,

quý trọng đồng tiền Những kỹ năng này thúc đây sự phát triển trí lực, tỉnh thần trách

nhiệm, tính tích cực, lạc quan, dễ thích ứng với xã hội cúa trẻ” [26]

Tác giả Lê Thị Hồng Thuỷ (2014) với luận văn thạc sĩ giáo dục học Thực trang giảo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tdi trong hoại động vui chơi ở một số trưởng mắm non tại thĩ xã Đĩ An, tỉnh Bình Dương Với mục đích nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui

số trưởng mắm non tại thị xã Dĩ An nhằm đề xuất một số biện pháp giáo dục giúp phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Một số quan điểm, đánh

giá của luận văn nảy được tác giả tham khảo tham chiếu trong luận văn nghiên cứu của mình [32.tr.5]

Bài viết “Giáo dục kỹ năng xà hội cho trẻ mẫu giảo 5-6 tuổi” của tắc giả Nguyễn Thi Thu Hanh (2015) [16, tr.96] đã phân tích ÿ nghĩa của việc GDKNXH cho trẻ 5-6

tuôi lä góp phần phát triển nhận thức cho trẻ; góp phần phát triển thải độ và tình cảm

cho trẻ; góp phần phát triển thỏi quen và hành vi cho trẻ Tác giả cũng chỉ ra các knxh cần có cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi như nhóm kỹ năng nhận thức xã hội: nhóm kỹ năng ứng xử và giao tiếp xã hôi; nhóm kỳ năng thích ứn xã hội

Tác giả Nguyễn Thị Hải Yến với bai viết “Giáo dục kỹ năng xã

chơi ở mí

¡ cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm ở trường mâm non” (2017) [35, tr.14] Bải viết đã đi

vàolàm rõ một số khái niệm như kỳ năng xã hội, giáo dục kỳ năng xã hội Tác giá cũng phân tích đặc điểm của GDKNXH qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫm non

và chỉ ra được ý nghĩa của GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi Ngoài ra, bài viết còn đưa ra

nội dung của GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi như là giáo dục hảnh vỉ và quy tắc ứng xử giáo dục hành vi quan tâm đến môi trường Có thể nói, những phân tích của tác giả

Trang 22

Sau nhiều năm nghiên cửu, Bộ Giáo dục và đảo tạo đã xây dựng chương trình khung GDMN năm 2009 và bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, đây là kim chỉ nam cho

giáo viên mầm non trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mâm non

Trong đó, tình cảm và kỹ năng xã hội được tách ra hãn thành một trong năm lĩnh vực

cần phải phát triển cho trẻ

Tóm lại, từ các công trình nghiên cửu kế trên đã chỉ ra quan điểm của các nhà

khoa học đều đề cập về sự cần thiết của việc GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi Nhung hau

như chưa có nghiên thực tiễn nào nghiên cứu về GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở trưởng, mẫu giáo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

1.2 Các khái niệm chính của đề tài

1.3.1 Quản lý, quân lý giáo dục, quản lý nhà trường

1.2.1.1 Quản lý

Quản lý là hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm và là một dạng hoạt động đặc biệt

quan trọng của con người Khi nhận thức về quản lý, các nhà nghiên cứu trong và

ngoài nước có nhiều cách tiếp cận khác nhau Chính từ sự đa dạng vẻ cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về các khái niệm quản lý

Theo Harold Koonts, quán lý là một hoạt động thiết yếu, nhằm đảm bảo sự phối

hợp những nỗ lực cá nhân dé đạt được mục đích của nhóm [1 I, tr.13]-

Theo A.G.Afanaxev: "Quản lý con người có nghĩa là tác động đến anh ta, sao cho hành vi, công việc và hoạt động của anh ta đáp ứng những yêu cầu của xã hội, tập thể, đê những cái đó có lợi cho cả tập thể và cả cá nhân, thúc đây sự tiễn bộ của cả xã hội lẫn cá nhân" [1I, tr 27]

Một định nghĩa giải thích tương đối rõ nét về quản lý được James Stiner và

Stephen Robbins trinh bay như sau: Quản lý là tiền trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo

và kiếm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức sử dụng tất cả các

nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Tuy nhiên có nhiều cách diễn đạt khác nhau về quản lý của các tác giả, song có

thể nhận thấy đều gặp nhau ở một số điểm chung là: Quản lý là bạn biết được điều bạn muốn người khác làm sao cho đem lại hiệu quả nhất và thúc đây sự tiền bộ

Tác giá Đặng Quốc Bảo cho rằng quán lý là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt

chẽ với nhau: quản và lý Đó là hoạt động chăm sóc, giữ gìn (quan) va stra sang, sắp xếp (lý) để cho cộng đông theo sự phân công hợp tác lao động được ôn định và phát triển [§, tr.12]

'Với những tiếp cận và quan niệm trên đây, tuy mỗi cách tiếp cận với mỗi quan 'm nhắn mạnh mặt nảy hay mặt khác nhưng đều có một nội ham chung thống nhất

xác định quán lý là hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằm đạt tới mục tiêu xác định Hay nói một cách khái quát nhất theo tác giá thì quản lý đó là sự tác động có định

hướng, cỏ chủ ý của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một đơn vị, tổ chức

nhằm làm chođơn vị, tố chức vận hành tốt và đạt được những mục địch đã đề ra

Trang 23

Ké hoạch hoá là căn cứ vào thực trạng ban đầu của tô chức vã căn cứ vào nhiệm

vụ được giao mã vạch ra mục tiêu của tổ chức trong từng thời kỉ, từng giai đoạn, từ đó tim ra con đường, biện pháp, cách thức đưa tô chức đạt được mục tiêu đó

Tổ chức là những nội dung, phương thức hoạt động cơ bản trong việc thành lập cấu trúc của tổ chức mà nhờ cấu trúc đó chú thẻ quản lý tác động lên các đối tượng quản lý một cách có hiệu quá thực

Chỉ đạo là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành tổ chức, nhân lực đã có của tô chức (đơn vị) vận hành theo đúng kế hoạch để thực hiện mục

Như vậy, chức năng quản lý là một trong những vấn đề cơ bản của lí luận quản

lý, nó giữ vai trỏ to lớn trong thực tiễn quản lý, thể hiện đầy đủ nội dung hoạt động của chủ thể quán lý đối với khách thẻ quản lý, là cơ sở đảm bảo cho hiệu quả của toản

bộ hệ thông được quản lý

Ở Việt Nam, khái niệm quán lý đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Theo Từ điển Tiếng Việt, quán lý là: “Trồng coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định” Theo tác giả Trần Xuân Bách - Lê Đình Sơn, “Quản jÿ lä sự tác động có tỏ chức, có định hướng, có kế hoạch của chủ thẻ quản (người quản b

lên khách thể quan

chit thé quan Ij) về các mặt chính trị, kinh tế, văn héa,

các luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phương pháp và các bis

cho tổ chức vận hành đạt rởi mục tiêu quản lý” [T, tr.6]

Qua những khái quát ở trên cho chúng ta thấy, quản lý là một loại lao động đặc

pháp cụ thể nhằm làm

biệt, lao động sáng tạo, hoạt động quản lý cũng phát triển không ngửng từ thấp đến

cao, gắn liền với quá trình phát triển, đ lả sự phân công, chuyên môn hỏa quá trình

quan lý Sự phân công chuyên môn hóa lao động quản lý là cơ sở hình thành các chức năng quản lý

Chức năng quản lý là hỉnh thức biểu hiện phương hưởng và giai đoạn tác động có chủ đích củaa chủ thể quan ly lên đối tương và khách thể quản lý nhằm đạt được mục

Như vậy có thể khái quát chung về quản lý: Quản lÿ là quả trành rác động cỏ

Trang 24

quản lý, nhằm giữ cho sự vận hành của tả chức được ôn định và làm cho nó phát triển

tới mục tiêu đã để ra với hiệu quả cao nhất

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Cho đến nay, khái niệm về quản lý giáo dục tồn tại rất nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng cơ bản đều thông nhất với nhau v dung và bản chất

Theo tac giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung

la thực hiện đường lỗi giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trưởng vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đảo tạo đối với ngành giáo dục” [15, tr.12]

Tác giá Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thông những tác đồng có

mục đích, cỏ kế hoạch, hợp quy luật của chủ thê quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo

đường lỗi, nguyên lý của Đảng, thực hiện được các tỉnh chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mã tiêu điểm hội tụ là quá trinh dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ

thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất" [29, tr.12]

Tác giá Đặng Quốc Báo cho rằng: "Quán lý giáo dục theo nghĩa tổng quát !4 hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đây mạnh công tác đảo tạo thể hệ

trẻ theo yêu cầu phát triên của xã hội" [8, tr.13]

'Từ những định nghĩa trên có thẻ nêu khái quát quản lý giáo dục là tập hợp những

tác động hợp quy luật được thể chế hoá bằng pháp luật của chú thẻ quản lý nhằm tác động đến các phân hệ quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục mả kết quả cuối cùng là

chất lượng, hiệu quả đảo tạo thế hệ trẻ Quản lý giáo dục là một hệ thống có mục đích

có kế hoạch hợp qui luật của người làm công tác quản lý tác động lên các đối tượng

quản lý làm cho hệ thống giáo dục vận hành phát triển tiến lên trạng thái mới về chất theo đường lối và nguyên tắc giáo dục, thực hiện được tính chất của nhà trưởng xã hội

chủ nghĩa mà tiêu biểu là hội tụ trong quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng

yêu cầu kinh tế xã hội Trong quản lý giáo dục thì khâu quản lý hoạt động day học là

một công việc then chốt

1.2.1.3 Quản lộ nhà trưởng

Bản chất của quản lý trường học lä quản lý quá trình giáo dục theo nghĩa rộng

Trường học lả một bộ phận của xã hội, là tổ chức gido dục cơ sở của hệ thống Giáo

dục quốc dân Hoạt động dạy vả học lä hoạt động trung tâm của nhả trường, mọi hoạt động phức tạp, đa dạng khác đều hướng vào hoạt đông trung tâm nảy Do vậy, quản lý trường học thực chất là: "Quản lý hoạt động dạy - học, tức lả Lim sao đưa hoạt động

đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dẫn tiến tới mục tiêu giáo dục" Tác

gid Pham Minh Hạc đã đưa ra nội dung khái quát về khái niệm quản lý nhà trường

“Quân lý nhà trưởng là thực hiện đường lỗi giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý

mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh" [8, tr.22]

Quản lý nhà trường là quản lý giáo dục ở quy mô nhà trường, là quá trình tác

iáo dục đề tiền tới

Trang 25

đông có tổ chức, có mục đích của các chủ thể quan ly nhà trưởng tới các đối tượng nhà trưởng quản lý, nhằm thực hiện những mục tiêu của nhà trường Quản ly trường học bao gồm hai loại tác động quán lý: Một là: Tác động của chủ thể quán lý bên trên và bên ngoài nhả trưởng là những tác động giáo dục của các cơ quan quản lý giáo dục cấp

trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, giáo dục học tập của

nhà trưởng Hai là: Tác động của chủ thê quản lý bên trong nhà trưởng lả Hiệu trưởng bao gồm quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học, quản lý cơ sở

vật chất, trang thiết bị trường học, quản lý tải chính trường học, quản lý các mỗi quan

+hé trong nha trường

Trường học là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục và đẻ tiến hành quá trình giáo dục đảo tạo nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội Thực hiện chức

năng đảo tạo nguồn nhãn lực theo yêu câu của xã hội, đào tạo các công dân cho tương, lai Trưởng học với tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính giáo dục vừa

mang tỉnh xã hội, trực tiếp đào tạo thể hệ trẻ, là tế bảo quan trọng của bất ky hé thong

giáo dục nào từ Trung ương đến địa phương Như vậy “Quản lý nhà trường” chỉnh là

bộ phận của “Quản lý giáo dục” Có thể thấy công tác quản lý trường học bao gồm xử

lý các tác động qua lại giữa trường học vả xã hội đồng thời quản lý chính nhả trường

Công tác quản lý nhả trường bao gồm: quán lý giáo viên, quan lý hoc sinh; quan

lý quả trình dạy học vả giáo dục: quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học; quản

lý tài chính trường học; quản lý môi quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng:

Như vậy, quản lý nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động bên trong nhà trường và phối hợp quản lý giữa nhả trường với các lực lượng giáo dục xã hội trong

đó cốt lõi 1a quan ly qua trình dạy học và giáo dục Quản lý nhà trường vừa mang tính Nhà nước vừa mang tính xã hội Cho nên quản lý nhà trường phải biết phối hợp với các lực lượng xã hội để củng thực hiện mục tiêu giáo dục đảo tạo

Tám lại, quản lý nhà trường là những tác động quản lỷ của các cơ quan quản lý

giáo dục cắp trên nhằm hưởng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy học tập

giảo dục của nhà trưởng đạt kết quả tốt nhất Đổi với bậc học mắm non là cơ sở giáo

dục thuộc hệ thông giáo dục quốc đân Đây là khâu đầu tiên của cả quả trình giảo dục

dai Quan ly trường mâm non là tập hợp những tác động

(Hiệu trưởng) đến cán bộ, giảo viên nhằm thực hiện cỏ chất

con người trong xã hội hi

tối ưu của chủ thể quản

lượng mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trưởng, trên cơ sở vận dụng các tiêm lực

hội, nhà trưởng và gia đình Thực chất, công tắc quản lì

tinh than của +

trường mắm non là quản lị quả trình chăm sóc, giảo dục trẻ

1.2.2, Giáo dục, giáo dục kỹ năng xã hội, hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội ớ

trường mẫu giáo

1.2.2.1 Giáo dục

Giáo dục là là hình thức học tập hay một cách tiếp thu kiến thức theo đó kiến

thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang

Trang 26

thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn hoặc cũng có thể thông qua tự học

Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, trí

thức, văn hóa, sức khóc, thâm mỹ vả nghẻ nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức

công dân; cỏ lòng yêu nước, tinh than dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiểm năng, khá năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao

dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tải, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc vả hội nhập quốc tế (Điều 2 Luật Giáo dục 2019) [1]

1.2.2.2 Giáo dục kỹ năng xã hội

Kỹ năng xã hội là tập hợp những kỹ năng về xã hỏi giúp con người nhân thức về

xã hội, có khá năng giao tiếp, biết thiết lập các mồi quan hệ với người khác, biết lắng,

nghe, chia sẻ, quan tâm tới người khác, quan tâm, yêu thương mọi người va sự vật gắn gũi nhằm mục đích phát triển nhân cách con người một cách toàn diện

Theo đó, giáo dục kỹ năng xã hội (GDKNXH) là quá trình tác động có mục đích,

có kế hoạch, là một hoạt động cụ thể nhằm giúp cho người học có nhận thức vẻ xã hội,

có khả năng giao tiếp, biết thiết lập các mối quan hệ với người khác, biết lắng nghe, chia

sẻ, quan tâm tới người khác, quan tâm, yêu thương mọi người và sự vật gần gũi nhằm

mục đích phát triển nhãn cách con người một cách toàn diện Co thé nói, giáo dục tình cảm, GDKNXH sẽ tạo ra nhận thức và hành động tử đó tạo nên toàn diện nhân cách con người, tạo ra động lực hoạt động thúc đây nhân cách phát triên [35, tr.15]

Với trẻ mẫu giáo, GDKNXH là một trong 5 lĩnh vực quan trọng góp phản giúp trẻ phát triển toàn diện vẻ thê chất, ngôn ngữ, nhận thức và thẩm mĩ Bởi vì thông qua quá trình GDKNXH sẽ giúp cho trẻ hình thành những kỹ năng liên quan đến việc sứ dụng ngôn ngữ, khả năng hoà nhập xã hội, biểu hiện thải độ và hành vi ứng xử trong quan hệ tương tác giữa con người với con người hoặc với xã hội

1.2.2.3 Hoạt động giáo dục kỳ năng xã hội ở trưởng mẫu giảo

Hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuôi ở trường mẫu giáo nhằm giúp trẻ biết thực

hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình trường lớp mẫu giáo, trong cộng

đồng Đồng thời hoạt đông GDKNXH giúp cho trẻ cỏ một số kỹ năng như tôn trọng, hợp

tác, thân thiện, quan tâm, chia sé trong mỗi quan hệ của trẻ với những người xung quanh

Việc GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo có thể thực hiện bằng nhiều

cách khác nhau, trong đỏ trải nghiệm (vui chơi các hoạt động thực hảnh, trải nghiệm thực tiễn ) là một phương tiện giáo dục hiệu quả Thông qua các hoạt động trải

nghiệm, trẻ cố thê hiểu được vấn đề và tự rút ra kết luận cho van đề được nêu Những

kiến thức và kỹ năng mà trẻ có được qua trải nghiệm tại trường mẫu giáo là cơ hội giúp trẻ khám phá thế giới, nâng cao nhận thức và khả năng giao tiếp xã hội với giáo viên, bạn bè và thể giới xung quanh

1.2.3 Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo

Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo là

quá trình tác động của người Hiệu trưởng đến toàn bộ quá trình tô chức các hoạt động

Trang 27

GDKNX như: Tác động đến mục tiêu, nội dung chương trình, quá trình nâng cao năng lực cho giáo viên và điều kiện tổ chức hoạt động GDKNXH cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển nhận thức, tinh cảm, giao tiếp ứng xử, chia sẻ với bạn bè, từ đó giúp trẻ phát triển toàn điện và chuẩn bị tốt đẻ trẻ bước vào lớp Một

1.3 Hoạt động giáo dục kỹ năng xã

1.3.1 Mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại

trường mẫu giáo

Ở lứa tuổi mẫu giáo môi trường xã hội của các em thay đổi nhiều, mỡ rộng từ gia đỉnh, trường lớp đến cộng đồng xã hội Vi vay, đỏi hi trẻ phải có những KNXH phủ

cho trẻ mẫu giáo 5 — 6 tuôi

hợp để thích ứng với từng hoàn cánh cụ thê Đặc biệt ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã biết hành động phù hợp với mục tiêu trong HĐVC cũng như các hoạt động khác Trẻ thể

hiện sự kiên trì, bền bi và biết kiểm chế hơn các tuổi trước, Ở tuổi này sự đông viên

khuyến khích của người lớn có ảnh hưởng rất tích cực và giúp trẻ tự tin hơn vào bán

thân mình Trẻ muốn khăng định bản thân, trẻ muốn sống và hành động giống như người lớn Thực tế chúng ta thấy, do đặc trưng tâm lý lửa tuôi trẻ 5-6 tuổi rất thích bắt

chước người lớn, làm những việc giống như người lớn vì vậy đây cũng là một điều kiện thuận lợi giúp giáo dục các KNXH trẻ, các hành vi văn hóa đạo đức phủ hợp

chuẩn mực xã hội

“Theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của Bộ Giáo dục và Đảo tạo, KNXH được xác định ở các chuẩn và chỉ số sau:

Chuẩn 7: Trẻ thể hiện sự nhận thức về bản thân

Nói được một sô thông tin quan trọng về bản thần vả gia đình;

Ứng xử phủ hợp với giới tính của bản thân;

9: Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân;

Chỉ sẽ 30: Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bản thân

Chuẩn 8: Trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân

: Cố gắng thực hiện công việc đến củng;

Chỉ số 32: Thế hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc;

Chỉ số 33: Chủ động lâm một số công việc đơn giản hằng ngảy;

Chỉ số 34: Mạnh dạn nói ý kiến của bản thân

Chuẩn 10: Trẽ có mối quan hệ tích cực với bạn bè và người lớn

: Dễ hỏa đồng với bạn bè trong nhỏm chơi;

Chỉ số 43: Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi:

Chỉ số 44: Thích chia sẽ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gân g

Chỉ số 45: Sẵn sảng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn;

Chỉ số 46: Có nhóm bạn chơi thường xuyên;

Chỉ số 47: Biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động

Chuẩn 11: Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh

Trang 28

: Trao đôi ý kiến của mình với các bạn Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè;

Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn;

Sẵn sảng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác Chuẩn 12: Trẽ có các hành vi thích hợp trong ứng xữ xã hội

Chỉ số S3: Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khá

Chỉ số 54: Có thỏi quen chảo hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người

Chỉ số S7: Có hành vi báo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày

Chuẩn 13: Trẻ thể hiện sự tôn trạng người khác

Chỉ số 58: Nỏi được khả năng vả sở thích của bạn bẻ và người thân;

Chi số 59: Chắp nhận sự khác biệt giữa người khác với minh;

Chỉ số 60: Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn

Tuy sự phân chia có khác nhau nhưng chung quy lại vẫn xoay quanh bồn nội

: Để nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết;

dung: thể hiện bản thân; thể hiện sự tự lực, tự tin; những hành vi vả quy tắc ứng xứ xã hội: quan tâm đến mồi trường

Từ những nội dung trên chúng ta cỏ thể xác định được mục tiêu giáo dục KNXH

cho trẻ gồm cỏ:

~ Thể hiện ý thức bản thân: Trẻ cỏ thể nói được tên, tuổi, giới tính cúa bản thần, tên bố mẹ địa chỉ nhà hoặc số điện thoại Trẻ nói được điều mình thích và không thích, những việc trẻ được làm và không được làm Nỏi được điểm giống vả khác bạn

(về dáng vẻ bề ngoài, giới tính, sở thích và khả năng) Biết được vị trí cúa mỉnh trong

gia đình Biết vâng lời, giúp đỡ người lớn những việc vừa sức [4]

~ Thể hiện sự tự tin, tự lực: Tự làm một số việc đơn giản hàng ngây (vệ sinh cá nhân, trực nhật, .) Trẻ cỗ gắng hoản thảnh công việc được giao [4]-

- Hành vi và quy tắc ứng xứ xã hội: Trẻ thực hiện được một số quy quy định ở lớp gia đình vả nơi công cộng (sau khi chơi biết xếp, cất đỗ chơi không gay én ao noi công công, vâng lởi người lớn, muốn đi chơi phải xin phép) Trẻ biết chảo hỏi, cảm

ơn, xin lỗi lễ phép Chú ý nghe khi cỗ, bạn nói với mình; không ngất lời người khác; biết chờ đến lượt Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chỉa sẻ kinh nghiệm với

bị

Biết tìm cách giải quyết mâu thuần (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác,

nhận nhường nhịn) [4]

1.3.2 Nội dung hoạt động của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6

tuổi tại trường mẫu giáo

Theo Chương trình GDMN của Bộ Giáo Dục và Đảo Tạo năm 2009 thì nội dung

GDKNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi gôm:

Trang 29

lg gần gũi bao gồm

+ Thực hiện một số quy định ớ lớp, gia đỉnh và nơi công cộng (để đỗ dùng, đỏ

chơi đúng chỗ; trật tự khi ăn, khi ngủ: đi bên phải đường)

+ Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ,

+ Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận

+ Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình

+ Quan tam, chia sẻ, giúp đỡ bạn

+ Nhận xét và tỏ thái độ với hành vỉ “đúng”

~ Quan tâm báo vệ môi trường:

+ Tiết kiệm điện, nước

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường,

+ Bảo vệ chăm sóc con vật và cây cối

Kỹ năng hợp tác: thề hiện sự thân thiện, hòa thuận với bạn bẻ; Chia sẻ và giúp đỡ

bạn khi cẩn thiết; Củng bạn hoàn thành một việc đơn gián; tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết

Kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ: Nhận làm một việc trong gia đình phù hợp với trẻ, nỗ lực vượt qua khó khăn để thực hiện công việc, hoản thành công việc

đến củng

năng tuân thủ các quy tắc xã hội: Quy tắc giao thông (đi bộ trên via hẻ, đi bên

phải đường, đi theo tin hiệu giao thông, không chơi dưới lòng đường, tránh xa ao,

hồ, ); Quy tắc nơi công cộng (đi nhẹ, nói khẽ, không làm ồn, không chen lấn, không

„ chờ đợi đến lượt, không bẻ cảnh, bứt lá, hải hoa, không trêu chọc các con vật, ); Quy tắc khi làm khách (trò chuyện lễ phép, thân mật, chơi vui vẻ với bạn, không quậy phá, la to, không tự ý sử dụng, di chuyễn đỗ đạc của chủ nhả )

Kỹ năng giao tiếp lịch s

với người trên, tôn trọng bạn, nhường nhịn em bé bằng cử chỉ đúng mực, câu nói đây

đủ); Kỹ năng bảy tỏ ý kiến: mạnh dạn nói lên ý kiến, đề nghị của mình,

KỸ năng tự phục vụ: tự cời, mặc áo, sử dụng nhà vệ sinh, xếp đồ dùng cá nhân

gon gang

‘Theo Tai liệu bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non

của Bộ Giáo Dục và Đảo Tạo năm học 2013-2014 [5] thì KNXH của trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi chia ra thành ba nội dung chính:

Trang 30

~ Một là, ý thức vẻ bản thân

Thể hiện sở thích, khả năng của bán thân Biết được điểm giống và khác nhau

giữa mình với người khác Bước đầu ý thức được vị trí, trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học Thực hiện các công việc được giao Chủ động độc lập trong một

số hoạt động, Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến

~ Hai là, hành ví và quy tắc từng xử xã hội

Biết được một số quy định ở lớp gia đỉnh và nơi công cộng Lắng nghe ÿ kiến

của người khác, sử dụng cử chỉ, lời nói lễ phép, lịch sự.Tôn trọng, hợp tác, chấp nhận Yéu mén, quan tam, chia sé, giúp đỡ bạn Nhận xét và tỏ thái độ với hành vi “đúng —

sai”, “tốt ~ xấu”

~ Ba là, quan tâm đến môi trường

Tiết kiệm các nguồn vật liệu, nhiên liệu Giữ gìn vệ sinh môi trường Bảo vệ, chăm sóc con vật và cây cối

Theo tác giá Lê Bích Ngọc [25], nội dung GDKNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi

gần:

~ Kỹ năng hợp tác: dé dảng kết bạn, thần ái chơi chung, cùng hoàn thành một

việc đơn giản theo nhỏm, hỗ trợ lẫn nhau, tìm kiểm sự giúp đỡ

~ Kỹ năng nhận và hoàn thành nhiệm vụ: nhân một công việc trong gia đình phù hợp với lứa tuôi; nỗ lực vượt qua khó khăn; hoản thành công việc đến cùng

~ Kỹ năng thực hiệ

cộng; quy tắc trong vườn ci

~ Kỹ năng giữ gin

bừa bãi; để đỗ chơi đúng nơi quy định, gọn gảng, sạch sẽ; tiết kiệm đỏ dùng

~ Kỹ năng quý trọng đồng tiền: biết tiễn lã do lao động cúa bó mẹ lảm ra, tiễn cần thiết cho mọi người; đếm tiền; tiế é

các quy tắc xã hội: quy tắc giao thông; quy tắc nơi công , trai chăn nuôi; quy tắc khi làm khách

lùng, đồ chơi:sử dụng nhẹ nhàng; không quãng ném, vứt

Những nội dung GDKNXH trên đây được ghi nhận làm cơ sở lý luân cho việc khảo sắt thực trạng GDKNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuôi

1.3.3 Hình thức và phương pháp tỗ chức hoạt động của hoạt động giáo dục kỹ

măng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mẫu giáo

a Hình thức giáo dục kỳ năng xã hội cho trẻ 3-6 tuổi

GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi cỏ thể tiến hanh trong tất cả các hoạt đông của trẻ hàng ngày như vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lao động vừa sử

quan, Đây là những hoạt động cỏ nhiều thuận lợi đề giáo dục, rẻn luyện cho các em

„ lễ hội tham

những thao tắc, kỹ năng, thói quen, hành vi tốt Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc dạy những KNS cần thiết với cuộc sống của trẻ

* GDKNXH thông qua hoại động vui chơi

Vui chơi là hoạt động chú đạo, đóng vai trỏ quan trọng trong cuộc sống của trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện Các loại trò chơi được tô chức trong chương trình GDMN có thể sử dụng để GDKNXH cho trẻ là trò chơi dân gian, trỏ chơi vận động, trò chơi đóng vai, trỏ chơi xây dựng-lắp ghép, trò chơi đóng kịch, trò chơi học

Trang 31

tập, trò chơi sử dụng phương tiện công nghệ hiện đại Thông qua trỏ chơi, trẻ được

phát triển các kỹ năng ý thức về bản thân, quan hệ xã hội, giao tiếp, thực hiện công,

việc, ứng phỏ với những thay đổi Giaos viên cần xác định những KNS cân hướng dẫn

trẻ, chọn trỏ chơi phủ hợp với KNXH đó

*GDKNXH thông qua hoạt động học

Hoạt động học là một hoạt động cơ bản trong trường mẫm non Tổ chức hoạt

động học có hiệu quả là góp phân thực hiện tốt nội dung trong chương trình giáo dục

và phát triển trẻ toàn diện Qua các hoạt động này, giáo viên tập cho trẻ kỹ năng trình bay, trao đôi, hợp tác với bạn, làm việc theo nhóm, sáng tao, Vĩ vậy, hoạt động học

là hình thức quan trọng đẻ GDKNXH cho trẻ mắm non

Xuất phát từ đặc điểm nhận thức và hoạt động chủ đạo của trẻ 5-6 tuôi là hoạt động chơi, hoạt động học ở lứa tuôi mầm non được tô chức chú yếu dưới hình thức chơi Việc học của trẻ ở lửa tuổi này được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên với các hoạt động: thể dục; lâm quen với toán; khám

xác hóa các kiến thức, kỹ năng; hình thành hành vi, thải độ và những năng lực cần

thiết để tham gia vào các hoạt động học tập ở giai đoạn sau nay

*GDKNXH thông qua hoạt động lao động

Hoạt động lao động đối với trẻ 5-6 tuổi không nhằm mục đích tạo ra sản phẩm

vật chất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục toản diện cho trẻ Qua đó, rèn

luyện trẻ các kỹ năng lao động tự phục vụ, biết tiết kiệm hứng thú lao động, ý thức

sẵn sảng tham gia lao độn; ăng tổ chức công việc của mình vả công việc chung;

tạo mỗi quan hệ tốt đẹp với các bạn trong quả trình lao động Hoạt động lao động của

trẻ mầm non được tổ chức dưới các hình thức:

~ Lao động tự phục vụ: Giáo viên rèn luyện vả củng cổ thỏi quen tự phục vụ qua

các thởi điểm sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường đồng thời nhắc nhở phụ huynh

luôn tạo điều kiện cho trẻ thực hiện ở nhả một cách độc lập

~ Lao động trực nhật: rẻn luyện ở trẻ kỹ năng tổ chức công việc của minh vả công

việc chung, biết chuẩn bị vả biết thu dọn dụng cụ sau khi làm việc, hình thành tỉnh

thần tự giác, ¥ thức trách nhiệm với công việc và thói quen hoản thảnh công việc của mình

~ Lao động tập thể: giáo dục trẻ biết thỏa thuận, phân công công việc, phối hợp

với nhau để hoàn thành công việc

*GDKNXH thông qua hoạt động trải nghiệm

Đây là hoạt động giúp trẻ hình thành khả năng quan sát thể giới xung quanh, học

tập bằng các hoạt động thực tế Với hình thức nảy, việc học của trẻ sẽ trở lên thủ vị,

Trang 32

một cách tự nhiên thông qua các hoạt động trải nghiệm khia học tại trường mẫu giáo

b Phương pháp thực hiện GDKNXH cho trẻ mẫu giáo

Để GDKNS cho trẻ một cách hiệu quả, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp sau:

* Phương pháp trực quan-mink họa (quan sắt làm mẫu, minh họa):

Phương pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiên (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh), hành động mẫu Thông qua sử dụng các giác quan

kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của

trẻ Để hình thành và có được những KNXH một cách bền vững, trẻ cần được quan

sit, bat chước, tập mẫu, thực hành thường xuyên trong cuộc sống hàng ngảy

* Phương pháp nêu gương-đánh giá

Nêu gương: sử dụng các hình thức khen, động viên phủ hợp, đúng lúc, đúng chỗ

Biểu dương trẻ là chính

Đănh giá: thể hiện thái độ đồng tỉnh hoặc chưa đồng tỉnh của người lớn, của ban

bẻ trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ Từ đỏ đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tỉnh huỗng hoặc hoàn cảnh cụ thể Không sử dụng các hình phạt làm ánh hướng

đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ

* Phương pháp dùng lời (trỏ chuyên, đảm thoại

Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin,

kích thích trẻ suy nghĩ, chia sé ÿ tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhở những hình ảnh

và sự kiện bằng lời nói Giáo viên nên tận dụng các thời điểm trong ngảy để trò chuyện với trẻ về các mỗi quan hệ, các hành vi ứng xử đúng sai của con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh Giải thích để trẻ hiểu vì sao cần phải ứng

xử như vậy Khuyến khich trẻ suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc, ÿ tưởng, thải độ tích cực đối

với con người và môi trưởng xung quanh Khi trò chuyện, giải thích cho trẻ nên dùng

câu đơn giản, ngắn gọn rõ rằng, cụ thể, gắn với kinh nghiệm sông của trẻ

* Phương pháp thực hành, trải nghiệm: phương pháp này giúp trẻ bắt chước, tập thir va tich cực thực hảnh thường xuyên các KNXH, bao gồm: phương pháp thực hành

thao tác với đỗ vật, đồ chơi: phương pháp dùng trỏ chơi: phương pháp nêu tình huống

1.3.4 Các điều kiện của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tai

trường mẫu giáo

Môi trường, điều kiện giáo dục có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ Cả hai môi trưởng, điều kiện bên trong và bên ngoài lớp học đều rất quan trọng đối với việc dạy và học Vì vậy, việc thiết kế môi trường rất quan trọng Đối với nhà giáo

ệc xây dựng môi trưởng giáo dục phủ hợp sẽ là phương tiện dé phát triển phủ hợp

dục,

Trang 33

với từng cá nhân trẻ và từng lứa tuổi Với cha mẹ trẻ va xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc cha mẹ trẽ và sự đồng góp của

cộng đông đề giúp trẻ phát triển Vì vậy nhà trường cần phối hợp với Ban đại diện cha

mẹ học sinh, các tô chức đoàn thê xã hội và cá nhân nhằm tạo mồi quan hệ gắn kết giữa

nhà trường, gia đình vả xã hội để thống nhất quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội; huy động mọi lực lượng của cộng đông chăm lo

sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trảo học tập vả môi trưởng giáo dục lành mạnh,

góp phần xây dựng cơ sở vật chất nhà trường Sự phối hợp đó có thể tiến hành dưới các

hình thức:

* Fới gia đình

~ Họp toàn thê cha mẹ trẻ mâm non của lớp theo định kỷ, đột xuất

~ Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi tuyên truyền kiến thức

'CSGD trẻ cho PHHS thông qua góc tuyên truyền hay trao đổi trực tiếp trong giờ đón,

trả trẻ

~ Mời PHHS tham gia và củng phổi hợp tổ chức các chuyền để, trao đôi tọa đảm

về các vấn đẻ liên quan đến GDKNXH cho trẻ

~ Phối hợp với gia đình thông qua Ban đại diện cha mẹ trẻ mẫm non ở trường

~ Trao đôi qua điện thoại, thư tín với phụ huynh

~ Xây dựng kênh thông tìn thường xuyên giữa gia đình vả nhả trường từ nhiều phía

* Với các đoàn thể và các lực lượng xã hội

~ Nhà trường phối hợp chặt chẽ với Hội Phụ nữ đẻ tạo ra sự hỗ trợ trực tiếp làm

tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức nuôi dạy trẻ trong các bậc cha mẹ và

cộng đồng

- Nhà trường phối hợp với Doan Thanh niên Cộng sản Hỗ Chỉ Minh ở địa

phương để xây dựng chỉ đoàn trường vững mạnh nòng cốt trong mọi hoạt động và ương mẫu thực hiện mục tiêu giáo dục

~ Nhà trường phối hợp với phương trong việc bảo vệ , chăm sóc sức khỏe trẻ và cán bộ, giáo viên, nhân viên nha trường

~ Nhà trường phối hợp với trường Tiêu học trong quan hệ

thế cho trẻ 5-6 tuổi bước vào lớp Một

~ Nhà trường phối hợp với các tô chức, cả nhân khác nhằm giúp nhả trưởng cải

thiện điều kiện CSGD trẻ vả nâng cao hiệu quả giáo dục

i tiếp chuẩn bị tâm

1.3.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động của hoạt động giáo dực kƑ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại trrờng mẫu giáo

Kiểm tra đánh giá được tiến hảnh trong cả quá trình quản lý hoạt động CSGD trẻ nói chung vả công tác GDKNXH nói riêng của nhà trường Kiểm tra thường đi liên với

đánh giá Với từng cá nhân, từng bộ phận đánh giá đẻ họ tư nhận thấy khả năng của

mình, khắc phục những hạn chế đẻ vươn lên hoản thành nhiệm vụ như mục tiêu đã đề

ra Chỉ có thông qua kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì mới có thể thu nhận

Trang 34

được thông tin đây du, chính xác, từ đó Hiệu trường mới có những quyết định chính xác,

kịp thời đảm báo thực hiện kế hoạch vả mục tiêu của nhà trường Những yêu cầu vả nội

dung cụ thể của kiểm tra đánh giá công tác tăng cường GDKNXH cho trẻ bám sát mục

tiêu GDKNXH cho trẻ đã đề ra, bao gồm:

* Kiếm tra, đánh giá công tắc tăng cường GDKNXH ctia GV

Để kiểm tra, đánh giá công tác GDKNXH của GV, Hiệu trưởng phải:

~ Xây dựng được tiêu chỉ đảnh giá

~ Xác định được hình thức kiểm tra: đọc báo cáo, nghe báo cáo, dự giờ hoạt động

sư phạm của GV, kiểm tra hồ sơ GV, việc chuẩn bị phương tiện, đỗ dùng day hoc,

kiểm tra trực tiếp nền nép học sinh, kiểm tra kỹ năng nghiệp vụ GDKNXH; trực tiếp

phỏng vấn đối tượng được kiểm tra; kiểm tra, đánh giá cá nhân trong và ngoài nhà

trưởng từ nhiều kênh thông tin khác nhau

~ Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen, góp ÿ sửa sai kịp thời và có những điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đề ra

* Kiểm tra đánh giá sự phát t

Kiểm tra đánh giá sự phát triên về các KNXH của trẻ mầm non lả khâu cuối cùng

của quá trình GDKNXH cho trẻ, giúp giáo viên thu được những thông tin ngược từ trẻ,

KNXH của trẻ mẫm non

là cơ sở thực tế để giảo viên tự đảnh giá khả năng tô chức hoạt động cúa mình, giúp giáo viên tự điều chỉnh, tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; giúp Hiệu trưởng đánh giá một cách chính xác chất lượng hoạt động GDKNXH cho trẻ của nhà trường, trên cơ sở

đỏ cỏ những chú trương, biện pháp chỉ đạo, uốn nắn kịp thời Đây lả cơ sở để các cấp

quản lý đánh giá kết quả giáo dục toản diện cúa nhà trường

Đánh giá sự phát triển KNXH của trẻ bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày, đánh giá

trẻ cuối chú để và đánh giá cuối độ tuổi Cần phân tích, đối chiếu với mục tiêu tăng cường GDKNXH, kết quả thực tế trên trẻ nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều

chỉnh kế hoạch tăng cường GDKNXH cho trẻ

1.4 Quan lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các

trường mẫu giáo

1.4.1 Quản lý mục tiêu của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi

tại các trường mẫu giáo

Để đạt được mục tiêu của quản lý hoạt động GDKNXH cho trẻ mẫu giáo là làm cho quá trình GDKNXH vận hãnh một cách đồng bộ, hiệu quả nhằm cỏ tác động mạnh

mẽ vả sâu rộng, bền vững đề nâng cao chất lượng CSGD toản diện cho trẻ, đảm bảo

phù hợp với mục tiêu GDKNXH cho trẻ do Bộ GDĐT quy định, vừa đáp ứng mong

ều kiện

cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác ngay từ đâu đã định hướng đúng

trong chuẩn bị nội dung chương trình, lập kế hoạch giảng dạy, giáo dục Do đó, mục

tiểu GDKNXH thông qua chô trẻ cần được trình bảy mooti cách rõ rằng, phô biến một cách công khai, rộng rãi đến tắt cả những đổi tượng liên quan hoạt động GDKNXH

trong nhà trưởng, nhất là đội ngũ CBQL, GV những người trực tiếp thực hiện mục muốn của cha mẹ trẻ, của xã hôi Việc xác định mục tiêu GDKNXH sẽ tạo đi

Trang 35

tiêu Điều đó được thê hiện qua:

~ Nhà trường thực hiện rà soát để liên tục cập nhật các văn bản quản lý mụ

phổ biến, triển khai các văn bản nảy đến với giáo viên và các đối tượng có liên quan

một cách kip thời, đầy đủ và chính xác

~ Xác định nội dung các công tác quản lý mục tiêu hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo

~ Xây dựng kế hoạch quản lý mục tiêu hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại

các trường mẫu giáo

- Kiểm tra, bỗ sung, mua sắm mới trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý

tiêu,

hoạt đông GDKNXH cho trẻ 5-6 tuôi tại các trường mẫu giáo

~ Kiểm tra để nắm bắt tình hình xây dựng, kế hoạch quản lý GDKNXH cho trẻ

Š-6 tuổi tại các trường mẫu giáo

1.4.2 Quản lý nội dung của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho 5-6 tuổi tai

các trường mẫu giáo

~ Quản lý nội dung của hoạt đông GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trưởng mẫu giáo cụ thê đó là quản lý các mặt hoạt động sau:

~ Phổ biến chương trình hoạt động GDKNXH do Bộ, Sở, Phỏng giáo dục quy định

~ Xác định hệ thông KNXH phù hợp với trẻ mẫu giáo

~ Tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch theo chủ đề GDKNXH cho trẻ 5-6 tuôi

~ Tập huần, phổ biến nội dung các KNXH cơ bản cần giáo dục trẻ cho GV

~ Chỉ đạo GV lựa chọn những KNXH đơn giản, gần gũi, thiết thực với cuộc sống

của trẻ, phù hợp với khả năng, kinh nghiệm của trẻ

~ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện nội dung GDKNXH để kịp thời đảnh gia và góp ý điều chỉnh để thực hiện hiệu quả nội dung GDKNXH của GV ở các lớp mẫu giáo

Có thể thấy rằng, trong hoạt động quản lý GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trưởng mẫu giáo, việc quản lý xây dựng kế hoach GDKNXH cho tré 5-6 tuổi là việc làm quan trọng, cần thiết trong công tác quản lý giáo dục của các nhà quản lý vả Ban giám hiệu các trường mẫu giáo Đây là một quá trình xác định những mục tiêu, nội dung, chương trình hành động và các hình thức, biên pháp tô chức, thời gian tiền hảnh, chỉ tiêu

cần đạt để thực hiện được những mục tiêu đó trong tương lai

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục KNXH cho trẻ giúp người quản lý tư

duy một cách có hệ thống đẻ tiên liệu các tỉnh huống có thê xảy ra, phối hợp với các

nguồn lực trong và ngoài nhà trường để tổ chức việc giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuôi

có hiệu quả hơn, tập trung vào các mục tiêu và chính sách của Đảng, Nhả nước và của Ngành giáo dục trong việc giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi, nắm vững các nhiệm vụ

cơ bản của nhà trường trong việc giáo dục KNXH cho trẻ dé phối hợp với các cán bộ giáo viên, nhân viên khác, sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi

Trang 36

trưởng bên ngoài Để việc xây dựng kế hoạch giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi đạt được tốt, người quản lý phải dựa trên tình hình thực tế của học sinh, của đội ngũ giáo viên nhả trường trong năm học, của địa phương mà trường mình đóng đề định ra nội

dung, yêu cầu, biện pháp cho thích hợp Việc nấm tỉnh hình thực tế đội ngũ giáo viên

và trẻ phải bao gồm tỉnh hình mang tỉnh thường xuyên, lâu dài vả phô biến và tình

hình có tính chất thời sự, cá biệt, có thể ảnh hướng ít nhiều đối với tập thể nhà trường

1.4.3 Quản lý phương pháp, hình thức của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội

cho trẻ 5-6 tuôi tại các trường mẫu giáo

Quản lý phương pháp, hình thức của hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các

trường mẫu giáo cụ thê đó

~ Thực hiện kế hoạch tích hợp các nội dung, hoạt đông GDKNXH trong chương trình GDMN

~ Tổ chức phân công giảng dạy cho GV

- Quán lý việc thực hiện kế hoạch, nội dung, các hinh thức, phương pháp:

GDKNXH cho trẻ 5-6 tuôi ở trường mẫu giáo lồng ghép trong chương trình GDMN

~ Kiểm tra hoạt động GDKNXH cho trẻ trên lớp của GV

~ Quán lý công tác bồi dưỡng, tự bồi đưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của GV về lồng ghép GDKNXH vảo trong chương trình GDMN

Cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác, để thực hiện quản lý GDKNXH cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đạt hiệu quả, người hiệu trưởng vừa phải quản lý chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu giáo dục KNXH vừa phải đảm bảo thực hiện các hình thức

GDKNXH theo một số nguy:

Trong giờ dạy, không chỉ đơn thuần là việc truyền thụ kiến thức mả côn rèn cho

trẻ có kĩ năng học tập, các KNXH, giáo dục cho trẻ có những hành vi, cử chỉ, thái độ tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan đúng đán GDKNXH phải là hoạt động sinh

động giúp trẻ 5-6 tuôi được bổ sung, tăng cường thêm những năng lực cần thiết để các

trẻ cỏ thể hoạt động độc lập, chủ động tránh và vượt qua được những khó khăn thử thách trong thực tế cuộc sống

Hiệu trưởng vả giáo viên cần biết phối hợp việc GDKNXH bằng nhiều hình thức

pháp, khác nhau trong việc lồng ghép GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi là việc

lim cấp thiết, cần tiễn hảnh thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi trong các hoạt

động đều có thể thực hiện được

Hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi

Sau:

và các bị

thí, thể dục thể thao, tham quan

du lịch, giao lưu văn hoá: hoạt động bảo vệ môi trường; lao đông và các hoạt động xã hội khác là những hoạt động có điều kiện thuận lợi đề giáo dục, rèn luyện cho trẻ 5-6

tuôi các KNXH trong thực tế và có tác dụng trực tiếp đến việc giáo dục nhân thức, tư

tưởng, thái độ nhận thức của trẻ

Vi vay, người hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch cụ thể, quan tâm tổ chức các

hoạt động này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục KNXH cho trẻ mẫu giáo Ngoài ra để tô chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp người hiệu trưởng cân lưu ÿ

Trang 37

tạo những điều kiện phương tiện cần thiết đẻ trẻ 5-6 tuôi thực hiện tốt các yêu cầu, những thao tác, các kĩ nãng những hành vi nhà trường đề ra đối với bậc học mam non

1.4.4 Quản lý các điều kiện giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tai các

trường mẫu giáo

Để hoạt động GDKNXH dat hi

điều kiện hỗ trợ như CSVC cụ thể đó là:

~ Lớp học luôn thay đổi theo từng chủ để vả phù hợp theo nhu câu của từng lớp

~ Hoạt động giáo dục phong phú, kích thích được sự phát triển của trẻ

~ Nhà trường đáp ứng được cơ sở vật chất và các mối quan hệ liễn nhân cách phủ

hợp trong việc GDKNXH

ôi dung tô chức hoạt động tại các góc thường xuyên đuợc thay đồi, phủ hợp với chương trình hoạt động GDKNXH của trẻ

~ Xây dựng và tổ chức thường xuyên môi trường lớp học sạch sẽ, an toản

„ hoạt động GDKNXH rất cần có CSVC, phương tiện, tài liệu để

hoạt động Ở nhiều đơn vị trường, giáo viên chưa được đảo tạo một cách căn bản về GDKNXH: phương tiện, tải liệu dành cho hoạt động nảy còn khan hiếm; nguồn kinh phí chỉ cho hoạt động này cỏn quá co hẹp Vĩ vậy, đẻ thảo gỡ những vướng mắc trên,

người Hiệu trưởng cần có kế hoạch thường xuyên tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề

nâng cao nhận thức vả ki năng tổ chức hoạt động GDKNXH cho giáo viên Đồng thời, động viên khích lệ tỉnh than va cỏ chế độ thóa đáng, kip théi cho đội ngũ những người lâm công tác GDKNXH Từ đỏ, khơi dậy lỏng nhiệt tỉnh và ý thức trách nhiệm của ho

Có như vậy tính hiệu quá của hoạt động mới cao

1.4.5 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục kỹ năng

xã hội cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo

Nội dung của công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi tại các trưởng mẫu giáo được thể hiện ở những điểm dưới đây:

~ Kiểm tra, đánh giá công tác GDKNXH của GV

~ Tổng kết đánh giá, xếp loại từ đó khen thưởng, phê binh kịp thởi và có những điều chỉnh hợp lý

~ Kiểm tra đánh giá sự phát triển về các KNXH của trẻ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo

~ Kiểm tra đối chiều kết quả đánh giá thực tế so với kế hoạch đề ra

~ Kiểm tra kết quá thực hiện hoạt động giáo dục KNXH của giáo viên vả các lực lượng khác ngoài nhà trường

~ Thăm dò ý kiến của PHHS vả các lực lượng phối hợp giảo dục khác

Như vậy có thẻ thấy, việc kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNXH góp phần đảnh

giá chất lượng giáo dục chung trong nhà trưởng Qua kiểm tra đánh giá người CBQL

Trang 38

nhà trường đánh giá được mức độ thực hiện của đội ngũ giáo viên: mức độ hưởng ứng tham gia của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; quá trình thực hiện trong nhà trường diễn ra có

đảm báo kế hoạch hay không? Như vậy, Ban giám hiệu cần cỏ kế hoạch kiểm tra việc

thực hiện GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi của GVCN, bằng các hình thức như quan sát, dự

giờ, kiểm tra hồ sơ số sách của giáo viên, Để việc đánh giá đạt được mục tiêu đề

Hiệu trưởng cần phải bám sát vào những nội dung đánh giá, các mức đánh giá, sứ dụng các hình thức đánh giá phủ hợp và tuân theo một quy trình đánh giá khoa học Sau mỗi đợt kiếm tra đánh giá, Hiệu trưởng chỉ đạo biểu dương những điển hình trong

công tác GDKNXH, đồng thời động viên, nhắc nhở những cá nhân thực hiện chưa tốt

Qua kiểm tra, đánh giá việc giáo dục KNXH cho trẻ 5-6 tuổi cần cỏ những hình thức đánh giá thi đua, khen thưởng theo nhiều mức đô khác nhau Qua đó, phát hiện những mặt tốt, mặt tích cực đẻ động viên kích thích; hoặc nhìn thấy những sai sót lệch

lạc để có biện pháp uốn nắn, nhắc nhờ điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của

quá trình giáo dục Vì vậy kiểm tra đánh giá là một trong những khâu quan trọng của hoạt động quản lý Nếu như không kiểm tra đánh giá thi các nhà quản lỷ giáo dục

không thê phân tích nguyên nhân cũng như đẻ xuất các biện pháp kịp thời

1.5 Các yếu tố änh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuôi tại các trường mẫu giáo

1.5.1 Yếu tố chủ quan

1.5.1.1 Nhận thức của cán bộ quản l'

Con người là nhân tố quyết định đến sự thành công của GDKNXH và quản lý GDKNXH Nhận thức đầy đủ của CBQL vẻ tắm quan trọng của GDKNXH vả không ngừng tham gia tích cực vào hoạt động GDKNXH là yếu tố quyết định đến sự thành công của GDKNXH Các cấp QLGD, các CBQL bằng các biện pháp quản lý của nhà

trường sẽ giúp cho công tác GDKNXH thực sự có hiệu qua, thu hút sự quan tâm, tham

gia nhiều hơn nữa của PHHS, các tầng lớp xã hội góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả

giáo dục Bản thân ngành giáo dục có vai trò quan trọng trong công tác GDKNXH cho

trẻ 5-6 tuôi CBQL cân luôn ý thức được trách nhiệm quan trọng của nhả trường đối

với sự phát triên của giáo dục Nhận thức, hành động của mỗi thành viên trong trường

có thể tạo ra những giá trị nguồn lực cho nhà trưởng

1.5.2.2 Trình độ năng lực của đội ngủ quản lý

Đổi với CBQL ở mỗi cơ sở giáo dục phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên

môn bằng việc tham gia học tập, bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên các kiến thức mới

trong giáo dục CBQL phải bám sát, quan tâm tới chất lượng giáo dục; đổi mới công

tác quản lý, biết lắng nghe đề thay đổi cho phù hợp với thực tiễn đề tạo được uy tín của nhà trường trong xã hội Đẳng thời, từng bước tăng cường CSVC, thiết bị dạy học;

xây dựng văn hóa nhà trường đảm bào các hoạt động giáo dục trong nhà trường, đáp ứng được trong giảng đạy và GDKNXH co trẻ; từ đó mới nâng cao được chất lượng giáo dục, phát huy được hiệu quả của GDKNXH cho trẻ, đóng góp cho sự phát triển của giáo dục

Trang 39

1.5.2 Yếu tổ khách quan

1.5.2.1 Chương trình, nội dung giảo dục

Chương trình, nội dung giáo dục cho trẻ mẫu giáo của Bộ giáo dục và đảo tạo thường xuyên thay đổi, cập nhật hảng năm Cho nên, đối với mỗi GV dạy mẫu giáo, thời gian giảng dạy hàng ngày đã rất vất vả, việc thường xuyên phải cập nhật nội dung, kiến thức mới đối với GV không phải là đơn giản đặc biệt là đổi với GV ở những ving

sâu, vùng xa và vùng khó khăn Tử thực tế nảy, đòi hỏi mỗi GV cần chủ động khắc

phục những khó khăn chung để có thể cập nhật tốt nhất chương trình, nội dung giáo dục để kịp thời thay đổi, phục vụ cho công tác giảng dạy và GDKNXH cho trẻ

1.5.2.2 Đội ngũ giảo viên

Để đạt được hiệu quả trong quá trình GDKNXH co trẻ 5-6 tuổi ở trường mẫu

giáo, trước hết GV cần biết và nắm vững kiến thức, nội dung các phương pháp trong

GDKNXH cho trẻ

GV là người đại diện nhà trưởng trong việc xây dựng mỗi quan hệ tốt trong sự

phối hợp chặt chẽ giữa nhà trưởng và gia đình Đây là một nhiệm vụ quan trọng của trường mẫu giáo Đông thời, GV cũng giúp nhả trường phát huy được thế mạnh của gia

đình trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo nên sự thông nhất giáo dục trẻ giữa

hai lực lượng giáo dục Để làm được chức năng tuyên truyền cho các bậc cha mẹ các cô giáo cần năm vững mục đích của việc tuyên truyền là giúp cho các bậc cha mẹ hiểu về trẻ, về công tác giáo dục mằm non, biết vận dụng những hiểu biết của mình vào việc

nuôi dưỡng, dạy đỗ con em mình Ngoai những yêu cầu trên cô giáo cần năm đặc điểm tâm lý trẻ, nắm phương pháp giáo dục, phương pháp GDKNXH cho trẻ, đồng thời cô

giáo còn phải xác định đúng mục đích yêu cầu, nôi dung của công tác m

\y Điều đặc

biệt quan trọng để thực hiện thành công hoạt động phát triển GDKNXH cho trẻ đó là

giáo viên phải yêu trẻ và yêu nghề Có như vậy mới đạt kết quả tốt trong thực hiện các hoạt động phát triển KNXH cho trẻ tại cơ sở giáo dục mẫu giáo

1.5.2.3 Dặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo

Độ tuổi 5-6 tuổi (hay gọi là mẫu giáo lớn) là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi mắm non tức là lứa tuổi trước khi bước vào trường phổ thông

Về đặc sinh lỷ nỗi bật giai đoạn nảy là sự hoàn chỉnh vẻ hình thái cũng như

chức năng của hệ thần kinh Đồng thời phát triển với nó là sự phát triển của hệ cơ Hoạt động đi lại đã làm thay đôi một số hoạt động sinh lý của trẻ, để thực hiện các

chức năng vận động phát triển mạnh hơn Chính vì vậy trẻ rất hiểu động, trương lực cơ

gập lớn hơn cơ duỗi Cho nên trẻ không thê ngồi lâu ở một tư thế được Nắm được

những đặc điểm này để xây dựng chương trình nội dung giáo dục phù hợp với sinh lý

trẻ là yêu cầu cân thiết

'Về đặc điềm tâm lý, trẻ có ý thức hơn, sự tập trung chú ý của trẻ đã bên, lâu hơn nhiễu, trẻ có thể tập trung lắng nghe, lĩnh hội môt câu chuyện dài Ở giai đoạn này, khả năng năm bắt nghĩa từ của trẻ gắn liền với sự phát triên nhận thức tư duy của trẻ

Trang 40

tuôi này trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú, để hiểu được nghĩa của từ trẻ có thể tưởng tượng các sự vật thật thông qua tử ngữ mà trẻ ghi nhận được Đây cũng lả giai

đoạn trẻ đã cö ý thức rõ vẻ ý nghĩa, tỉnh cảm cúa mình, trách nhiệm đối với hành vi

của mình thông qua câu chuyện mà trẻ được nghe

'Việc năm bất được sự thay đôi trong đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lả rất cần thiết

trong hoạt động GDKNXH cho trẻ Điều đỏ giúp nhà trường và GVCN có những hình thức, phương pháp dạy học tích cực để giúp trẻ phát huy được khá năng của mình và

nắm được kiến thức tốt nhất

Tiểu kết chương 1 Qua nghiên cứu lý luận, có thể rút ra một số kết luận sau:

Kỹ năng xã hội là cách ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toản, khỏe

mạnh và hiệu quá Giáo dục KNXH có tác dụng nâng cao nhận thức, trang bị thái độ

sống và hành vỉ tích cực, lãnh mạnh cho thể hệ trẻ của chúng ta Vì vậy, GDKNXH là

một hình thức can thiệp sớm, có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa những hành vỉ

lệch lạc của trẻ em ngảy nay, giúp trẻ hoà nhập với xã hội tốt hơn, hạn chế những rủi

:e GDKNXH nên bắt đầu ở tuôi mẫu giáo 5-6 tuổi, bởi vì lứa tuổi này đã hình thành những hãnh vi cả nhân, tỉnh cách và nhân cách Giáo dục ở lứa tuổi nảy sẽ ảnh

hưởng rất lớn đến quả trình hình thành nhân cách cho trẻ cho đến tuôi trưởng thành

GDKNXH giúp trẻ tự lập, tự tin, tích cực, sáng tạo trong cuộc sống GDKNXH cho trẻ

ở lứa tuổi này bao gồm những nội dung đơn giản, phủ hợp với khả năng, kinh nghiệm

và gần gũi thiết thực với cuộc sống của trẻ

“Tăng cường GDKNXH cho trẻ mam non 5-6 tuổi cần được lồng ghép tích hợp

trong các nội dung, các hoạt động CSGD theo chương trình GDMN vả được giáo viên

tổ chức hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức vả phương pháp khác nhau Chất lượng và hiệu quá GDKNXH cho trẻ 5-6 tuổi được quy định bởi nhận thức của CBQL, lao động sư phạm của người giáo viên vả sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình vả nhà trường, các tô chức xã hội Chính vi vậy, công tác quan ly tăng cường GDKNXH giữ

vị trí quan trọng trong công tắc quản lý nhả trường của người Hiệu trưởng

Những cơ sở lý luận trên đây la định hướng giúp chúng tôi nghiên cứu thực trạng

và đề xuất những biện pháp quan lý hoạt động GDKNXH cho trẻ từ 5 — 6 tuổi ở các

trường mẫu giáo huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong các chương tiếp theo của

luận văn này Tuy nhiên muốn đề ra những biện pháp mang tính khả và có hiệu qua đòi hỏi người cán bộ quản lý cần phải nắm vững về mục tiêu của hoạt động này, từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu để lựa chọn phương pháp quản lý thích hợp nhằm thúc đây các hoạt động GDKNXH đi đúng hưởng, góp phân nâng chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường theo Nghị quyết số 29/NQ- TW ngày 01 tháng 11 năm 2013 của Ban Chap hành Trung ương Đảng đã đề ra về "Đôi mới căn bản và toàn diện giáo duc

và đảo tạo",

Ngày đăng: 20/11/2024, 20:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w