1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận kinh tế chính trị trên cơ sở nhận thức về công nghiệp hóa, hiện Đại hóa Ở việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư,

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trên cơ sở nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hãy phân tích vai trò có thể có của bản thân đối với quá trình trình này
Tác giả Nhóm 4
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing
Thể loại Bài Thảo Luận
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa - Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao đông thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao

Trang 1

Trường Đại Học Thương Mại

Khoa Marketing

Bài Thảo Luận Kinh Tế Chính Trị Nhóm 4:

1

Trang 2

Đề Tài Thảo Luận: Trên cơ sở nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hãy phân tích vai trò có thể có của bản thân đối với quá trình trình này.

I Cơ sở lý luận

1   Khái niệm

1.1 Cách mạng công nghiệp

a Khái niệm

- Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về

kĩ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao đông xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng ới trong kĩ thuật- công nghệ đồ vào đời sống xã hội

b   Từng giai đoạn phát triển của cách mạng công nghiệp

-    Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất từ nước Anh, bắt đầu từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX

-    Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào cuối thế

kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

-    Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ khoảng những năm đầu thập niên 60 thế kỉ XX đến cuối thế kỉ XX

-    Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

1.2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

a Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa

- Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa trên lao đông thủ công là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

- Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vu và quản lí kinh tế- xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử

2

Trang 3

dụng một cách phổ biến dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

b Các mô hình công nghiệp hóa tiêu biểu trên thế giới

-    Mô hình công nghiệp hóa cổ điển

-    Mô hình công nghiệp hóa kiểu Liên Xô( cũ)

-    Mô hình công nghiệp hóa của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới( NICs)

Một số thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

-    Ngân hàng số tại Việt Nam: hình thức ngân hàng số hóa mọi hoạt động ngân hàng truyền thống, bao gồm Internet Banking và Mobile Banking Khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch trên website và ứng dụng di động của ngân hàng Sử dụng ngân hàng số mang lại sự tiện lợi tối đa, thiết bị sử dụng đa dạng: máy tính, laptop, điện thoại có kết nối Internet. Hiện nay tại Việt Nam các ngân hàng lớn như Agribank, Techcombank, Vietcomback, BIDV, VPBank

và các ngân hàng lớn khác cũng đang tăng cường đẩy mạnh việc thanh toán và sử dụng các dịch vụ tài chính trên các ứng dụng E-Banking Không chỉ vậy còn là sự xuất hiện của các ví điện tử như VNPAY, ZaloPay, Momo, Viettel Money Khi thanh toán các giao dịch số, khách hàng sẽ có một số lợi ích như: Tiết kiệm chi phí, Bảo mật dữ liệu an toàn, Tiết kiệm thời gian và công sức,… và một số lợi ích cho xã hội như: giảm chi phí vận hành, Tăng hiệu suất, chất lượng dịch vụ, giảm thiểu khối lượng công việc cho nguồn lao động, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

-    Công nghệ bán dẫn: Hiện chỉ có ba công ty trên thế giới – Intel, Samsung và TSMC – có khả năng sản xuất hàng loạt chip đủ mạnh và nhỏ phục vụ cho các công nghệ di động tiên tiến Với các bộ phận bóng bán dẫn đạt đến quy mô nguyên tử, các kỹ sư phải ngày càng sáng tạo để đảm bảo tiến độ, làm sao để chip được sản xuất nhanh nhất, hoạt động hiệu quả nhất. Bán dẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hầu hết các thiết bị điện tử mà chúng ta sử dụng hàng ngày Từ chiếc điện thoại thông minh nhỏ gọn cho đến những siêu máy tính mạnh mẽ, tất cả đều chứa bên trong vô số linh kiện bán dẫn Chúng được sử dụng để tạo ra các transistor, điốt và mạch tích hợp, những thành phần cơ bản cấu thành nên bộ não của các thiết bị này Nhờ bán dẫn, chúng ta có thể thực hiện các phép tính phức tạp, lưu trữ dữ liệu khổng lồ và kết nối với thế giới xung quanh một cách nhanh chóng

-    Trong công nghệ sản xuất nông sản:

3

Trang 4

+ Gạo vàng giàu vitamin A: Gạo vàng (Golden rice) là thực phẩm cây trồng chuyển gen (GM) được xếp đầu bảng - là sản phẩm chống đói, tăng cường sức khỏe tốt nhất cho con người, đặc biệt là cung cấp vitamin A rất cần cho cơ thể trẻ nhỏ, hạn chế nguy cơ gây mù lòa Giống lúa vàng ra đời năm 1999 bằng cách được cài xen hai gen đảm nhận chức năng đóng mở, tạo ra giống lúa màu vàng, hạt giàu hàm lượng beta- carotene (tiền vitamin A) và màu sắc vàng của gạo chính là thể hiện mức độ giàu vitamin A

-    Lúa chịu hạn và lụt: Loại gạo này có khả năng giúp con người khắc phục nạn đói do thiếu lương thực là loại lúa GM chịu được hạn hán, lũ lụt, có tên là SNORKEL1 và

SNORKEL2 Đây là những giống lúa mới do các nhà khoa học Nhật Bản tạo ra, để tạo ra giống lúa này , các nhà khoa học đã tìm ra cặp gen có tên là SNORKEL giúp cho cây lúa phát triển nhanh khi sống trong môi trường nước nhiều, giúp lá phát triển tốt trên mặt nước Mỗi khi nước dâng cao, lúa lại tích lũy hormone ethylene Hormone này sẽ kích hoạt các gen SNORKEL làm cho thân lúa phát triển nhanh

và cứng cáp hơn

2 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện đại hóa ở Việt Nam

a) Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

2.1.1 Đặc điểm chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:

Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là con đường cần thiết để Việt Nam phát triển nhanh chóng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và tạo ra nền kinh tế mạnh mẽ Việt Nam cần công nghiệp hóa để chuyển từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ và công nghệ cao Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi Công nghiệp hóa và hiện đại hóa giúp Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế toàn cầu, đáp ứng các yêu cầu của thị trường quốc tế Công nghiệp hóa và hiện đại hóa giúp thay đổi cơ cấu kinh tế

từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ, sử dụng công nghệ tiên tiến, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất

Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao, kỹ năng chuyên môn, và khả năng tiếp thu công nghệ mới Điều này tạo ra cơ hội việc làm tốt hơn, đồng thời đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải phát triển phù hợp Công nghiệp hóa và hiện đại hóa gắn liền với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kỹ thuật hiện đại Điều này đòi hỏi đầu tư mạnh mẽ vào tri thức, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, đồng thời khuyến khích đổi mới sáng tạo

Mặc dù công nghiệp hóa giúp tăng trưởng kinh tế, nhưng nó cũng phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Việt Nam cần áp dụng các công nghệ sạch, hiệu quả năng lượng để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường đổi mới xã hội chủ nghĩa Ví dụ về phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản tại Việt Nam, nhiều tập đoàn lớn như Vinamilk, TH True Milk đã đầu tư vào công nghệ chế biến sữa hiện đại, tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, xuất khẩu sang nhiều quốc gia Việc này không chỉ thúc đẩy ngành nông nghiệp trong nước phát triển, mà còn tạo ra

4

Trang 5

giá trị gia tăng từ các sản phẩm thô của nông dân Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho nông dân và tăng cường sự can thiệp của nhà nước thông qua các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp

2.1.2 Lý do khách quan ảnh hưởng đến tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ở Việt Nam:

Quy luật phát triển kinh tế - xã hội là một lý do khách quan không thể không nhắc đến.Từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, theo quy luật phát triển, các quốc gia đều phải trải qua quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp và hiện đại Đây là xu hướng phát triển tất yếu của mọi quốc gia, trong đó Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Chỉ có công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể nâng cao năng suất lao động thông qua việc áp dụng các tiến

bộ khoa học công nghệ và cải tiến sản xuất

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang phổ biến trên toàn cầu.Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải công nghiệp hóa để cạnh tranh trên thị trường quốc tế Nếu không công nghiệp hóa, nền kinh tế sẽ không đủ sức cạnh tranh, tụt hậu

và phụ thuộc vào các quốc gia khác Việc gia nhập WTO và các hiệp định thương mại

tự do (FTA) đặt ra yêu cầu Việt Nam phải phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và quy trình sản xuất quốc tế

Nguồn lực trong nước dồi dào và nhu cầu phát triển mạnh mẽ của kinh tế đã góp phần làm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại ở Việt Nam Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ và năng động Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả nguồn lao động này, cần phát triển các ngành công nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Nền kinh tế nông nghiệp truyền thống không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh mới Do đó, chuyển dịch sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ là tất yếu

Thế giới đang bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 5.0, với những đột phá

về công nghệ như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, và Internet vạn vật Việt Nam cần đẩy mạnh công nghiệp hóa để không bị tụt hậu trong cuộc đua công nghệ toàn cầu Công nghiệp hóa giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức ngày càng được tăng cường, củng cố; đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Đồng thời còn giúp củng cố tiềm lực cho an ninh, quốc phòng, tạo điều kiện vật chất và tinh thần để xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa

b) Nội dung công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam

- Tạo lập những điều kiện có thể thực hiện chuyển đổi từ

nền sản xuất- xã hội lạc hậu sang nền sản xuất- xã hội tiến bộ

- Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đồi từ nền sản xuất- xã hội lạc hậu sang nền xã hội hiện đại

5

Trang 6

Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới và hiện đại

Đối với những nước còn kém phát triển, trình độ kỹ thuật công nghệ của sản xuất còn lạc hậu Nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện cơ khí hóa nhằm thay thế lao động thủ công Tuy nhiên trong những ngành nghề lĩnh vực khi có điều kiện và khả năng cho phép thì có thể ứng dụng ngay những thành tựu của khoa học kĩ thuật để rút gọn khoảng cách với các nước phát triển

Để phát triển lực lượng sản xuất, từng bước xây dựng nền kinh tế có tính độc lập, tự chủ cao, quá trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi:

Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất ( sản xuất máy cái), vì đây là ngành có vị trí quan trọng quyết định cho sự phát triển của ngành khác

Phải ứng dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ mới, hiện đại vào tất cả các ngành, các vùng các lĩnh vực của nền kinh tế Tuy nhiên cần phải có sự lựa chọn cho phù hợp với khả năng, trình độ điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn, không nóng vội cũng như không trì hoãn cản trở việc ứng dụng khoa học công nghệ mới hiện đại trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa

Phải phát triển các ngành công nghiệp bao gồm: Công nghiệp nhẹ công nghiệp hàng tiêu dùng công nghiệp thực phẩm theo hướng hiện đại dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học công nghệ mới Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động xây dựng nền công nghiệp xanh sạch từng bước nâng cao đời sống người dân gắn với xây dựng nông thôn mới Ứng dụng khoa học công nghệ mới hiện đại đòi hỏi phải được Tiến hành đồng

bộ cân đối ở tất cả các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế thì mới đem lại hiệu quả cao

• Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ ở nước ta hiện nay phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức

Nền kinh tế tri thức:

Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD) đưa ra năm 1995 :nền kinh

tế tri thức là nền kinh tế trong đó có sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống

Ví dụ 1: Muốn lập trình được trí tuệ nhân tạo thì phải biết các ngôn ngữ lập

trình như Python, SQL…đòi hỏi nhiều chất xám, thời gian hơn các công cụ văn phòng như Word, Excel, PowerPoint

Ví dụ 2: Sự cải tiến liên tục của các chương trình phần mềm máy tính, hệ thống

mạng kếtnối như hệ thống điều hành taxi của Grab, Uber, mạng xã hội Facebook, Google,Youtube…

Ví dụ 3: Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ của các công ty khởi nghiệp công

nghệ Ví dụ, Tiki, Sendo, và MoMo đã trở thành những ứng dụng nổi bật trong lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán điện tử, tạo ra giá trị gia tăng cao nhờ vào công nghệ và tri thức

Đặc điểm nền kinh tế tri thức:

6

Trang 7

Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp , là vốn quý nhất , là nguồn lực quan trọng hàng đầu , quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế

Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có những biến đổi sâu sắc , nhanh chóng , trong đó các ngành kinh tế dựa vào tri thức , dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ ngày càng tăng và chiếm đa số

Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rai trong mọi lĩnh vực và thiết lập được các mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước , nối với hầu hết các tổ chức , các gia đình, thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế

Ví dụ: Nền tảng học trực tuyến như MOOC (Massive Open Online Courses) đã

trở nên phổ biến, giúp hàng triệu người tiếp cận tri thức mới từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới Nhiều sinh viên Việt Nam đã tham gia các khóa học trực tuyến

từ Coursera, edX

Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá ; sự sáng tạo , đổi mới , học tập trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người và phát triển con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội

Ví dụ: Các chương trình đào tạo kỹ năng số và STEM (Khoa học, Công nghệ,

Kỹ thuật, Toán học) đã được triển khai rộng rãi ở các trường học và trung tâm dạy nghề Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia” đang được thúc đẩy nhằm nâng cao khả năng số cho lực lượng lao động theo quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"

Mọi hoạt động đều có liên quan đến vấn đề toàn cầu hoá kinh tế , có tác động tích cực hoặc tiêu cực sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia

và trên toàn thế giới

Những đặc điểm trên đòi hỏi trong quá trình công nghiệp hóa ,hiện đại hóa ở nước ta , nhất thiết phải tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới; công nghiệp hoá , hiện đại hoá phải gắn với kinh tế tri thức, phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh

tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với trí thức mới nhất của nhân loại ; kết hợp quá trình phát triển tuần tư với đi tắt đón đầu ; từng bước phát triển kinh tế tri thức , để vừa phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững vừa rút ngắn được khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới

Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh

tế Cơ cấu kinh tế cũng chính là tổng thể cơ cấu các ngành, cơ cấu các vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế

Trong hệ thống các cơ cấu kinh tế, thì cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ) giữ vị trí quan trọng nhất, vì nó phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế và kết quả của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Chuyển dịch

cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả chính là quá trình tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phải gắn liền với sự phát triển của phân công lao động trong và ngoài nước, từng bước hình thành các ngành, các vùng chuyên môn hoá sản xuất, để khai thác thế mạnh, nâng cao năng suất lao động, đồng thời phát huy nguồn lực của các ngành, các vùng và các

7

Trang 8

thành phần kinh tế Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội

- Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại vào các ngành, các vùng và các lĩnh vực của nền kinh tế - Phù hợp xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

Hệ thống cơ cấu kinh tế tồn tại trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất, không tách rời, vì vậy nó đều chịu sự chi phối và tác động của một thể chế, cơ chế và chính sách chung Việc chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng và thành phần kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực khác của nền kinh

tế như công nghệ thông tin, năng lượng, viễn thông, giao thông vận tải Đồng thời, phải được đặt trong chiến lược phát triển tổng thể của nền kinh tế, có tính đến các mối quan hệ trong và ngoài nước; quan hệ giữa trung ương với địa phương, quan hệ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng; quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng

VD: Vinpearl là thương hiệu dịch vụ du lịch - nghỉ dưỡng - giải trí lớn nhất Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế tọa lạc tại những danh thắng du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam Để làm được điều này, doanh nghiệp phải thuê những cố vấn nước ngoài, những người có kinh nghiệm để xây dựng nên một không gian sang trọng, tinh tế và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, Vinpearl luôn biết cách cố gắng nâng tầm dịch vụ để mang trải nghiệm chuẩn quốc tế tới khách hàng

Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân ở nước ta là nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì vậy phải cùng cô và tăng cường hoàn thiện quan hệ sản xuất Trong đó thực hiện thường xuyên nhiệm vụ hoàn thiện quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản lý, phân bổ nguồn lực theo hướng tạo động cho phát triển, giải phóng sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân

VD: Công ty Schannel về mảng truyền thông công nghệ, luôn được chú ý bởi đãi ngộ tốt với nhân viên, luôn tạo môi trường làm việc lành mạnh để người lao động được tự

do sáng tạp, từ đó năng suất lao động và thành quả nhận về cũng tốt hơn

Để thích ứng với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam cần thực hiện những nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng đổi mới, sáng tạo

Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả Đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai Cải thiện khung pháp lý cho đổi mới sáng tạo Tăng nguồn vốn con người cho đổi mới sáng tạo Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp Thúc đẩy liên kết đổi mới sáng tạo Phát huy vai trò của các trường đại học, viện, trung tâm

8

Trang 9

nghiên cứu có chất lượng cao ở trong nước, đồng thời kết nối với mạng lưới tri thức toàn cầu

Thứ hai, nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Huy động ở mức cao nhất các nguồn lực của Nhà nước, của toàn dân và nguồn lực quốc tế phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp, đặc biệt là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống

Để thích ứng với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tối ưu hóa mô hình kinh doanh với việc xây dựng dây chuyền sản xuất hướng tới tự động hóa ngày càng cao, tin học hóa quản

lý, triển khai những kỹ năng mới cho tổ chức và cá nhân, xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, đảm bảo an ninh mạng

Thứ ba, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó cần thực hiện các nhiệm vụ: + Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông, chuẩn bị nền tảng kinh tế số

Cần huy động các nguồn lực khác nhau bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp, người dân

và nước ngoài để phát triển nhanh chóng hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin Coi phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là khâu đột phá trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam

Tập trung phát triển tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin, truyền thông Phát triển hạ tầng kết nối số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận thông tin và nội dung số

Việt Nam cần triển khai các giải pháp để phát triển ngành công nghệ thông tin thích ứng với Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như: cảm biến - bộ cảm biến, hệ thống điều khiển các ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng, thu thập thông tin, dữ liệu để hình thành hệ thống dữ liệu lớn làm cơ sở cho việc phân tích và xử lý dữ liệu

để đưa ra những quyết định đúng đắn, có hiệu quả nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

+ Thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội

Chuyển đổi số nền kinh tế trên cơ sở nền tảng số hóa

đối với phát triển các lĩnh vực quan trọng như: phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp hóa chất, điện tử, công nghiệp vật liệu, công nghiệp hàng tiêu dùng Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông, lâm, ngư nghiệp nhằm nâng cao giá trị hàng xuất khẩu

Phát triển có chọn lọc một số ngành, lĩnh vực công nghiệp hiện đại và có khả năng tạo tác động lan tỏa trong nền kinh tế Tiếp tục xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học - công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm

Xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế để tạo điều kiện, cơ sở cho việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới Thực hiện số hóa quản trị quốc gia và địa phương

9

Trang 10

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp - để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nhằm khai thác và phát huy tiềm năng, hiệu quả của các ngành này Thông qua phát triển nông, lâm, ngư nghiệp để đảm bảo vững chắc

an ninh lương thực cho xã hội; đồng thời cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến góp phần gia tăng giá trị hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới

Ngoài ra, để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất; thực hiện

cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, số hóa; phát triển công, thương nghiệp và dịch

vụ phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn; từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn

+ Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao

Để thích ứng được với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam phải do con người quyết định Do

đó, phát triển nhân lực là nội dung đặc biệt quan trọng

Nhằm đáp ứng được những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên

cơ sở đổi mới, nâng cao trình độ đào tạo, sử dụng nhân lực, nhân tài với các giải pháp

cơ bản như: (1) Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ lĩnh vực giáo dục - đào tạo theo hướng coi trọng chất lượng, hiệu quả và coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học (2) Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực (3) Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, trực tiếp nhất là đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo; cọi giáo dục là nền tảng và là phương thức tạo ra nguồn lực phát triển (4) Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo phải thay đổi cơ bản phương thức hoạt động, nâng cao cơ sở, trang thiết bị nghiên cứu, gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo với doanh nghiệp theo cơ chế hợp tác cùng có lợi, đưa nhanh các tiến bộ khoa học vào sản xuất

và kinh doanh

Coi trọng chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với người tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, là điều kiện tiên quyết để phát triển đất nước trong thời đại khoa học - công nghệ mới

Việc từng làm liên quan đến tiếp thị số:

Viết content: tạo ra nội dung chất lượng cao (bài viết, video, infographic) để thu hút

và giữ chân khách hàng Đồng thời, lên ý tưởng, viết bài, chỉnh sửa nội dung

Lợi ích cho khách hàng và xã hội:

 Khách hàng:

Giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin về sản phẩm/dịch vụ của công ty Cung cấp những nội dung hữu ích, giải đáp những thắc mắc của khách hàng Tạo ra những trải nghiệm mua sắm trực tuyến thú vị và tiện lợi

 Xã hội:

Góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp số tại Việt Nam

Tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực marketing online

Truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ quan tâm đến lĩnh vực này

10

Ngày đăng: 20/11/2024, 18:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w