Từ những kì Đại hội đầu tiên , Đảng ta đãxác định công nghiệp hóa hiện đại hóa là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt ,phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Khoa Kế hoạch và Phát triển
BÀI TẬP LỚN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Đề tài số 2:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh
Cách mạng công nghiệp 4.0
Họ và tên Trần Thọ Tuyên
Lớp A Kinh tế phát triển
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA , HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 4
1 Công nghiệp hóa , hiện đại hóa 4
2 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 4
PHẦN 2 CÔNG NGHIỆP HÓA , HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ( 4.0 ) 5
I Thực trạng nền kinh tế và nội dung công nghiệp hóa , hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 5
1.Quy mô kinh tế Việt Nam 5
2.Nội dung công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 6
II Thời cơ và thách thức đặt ra cho quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa của Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 7
1.Thời cơ 7
2.Thách thức 8
PHẦN 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 9
1 Nhóm giải pháp về chủ trương, chính sách……… 10
2 Nhóm giải pháp về xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao……… 12
3 Nhóm giải pháp về khoa học, công nghệ……… 12
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nhiều thập niên qua, công nghiệp hóa , hiện đại hóa là xu hướng phát triển chung của nhiều nước trên thế giới Đối với Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới, việc thực hiện các chủ trương, đường lối về công nghiệp hóa hiện đại hóa đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển, đưa đất nước thoát nghèo và lạc hậu, nâng cao mức sống của người dân Từ những kì Đại hội đầu tiên , Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa hiện đại hóa là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt , phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại , hình thành những mũi nhọn phát triển kinh tế theo trình độ tiên tiến của khoa học và công nghệ thế giới
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển rất mạnh
mẽ, tạo cơ hội phát triển cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam Đối với nước ta, nếu tận dụng được tốt, hiệu quả những thành tựu của cuộc cách mạng này có thể đi tắt, đón đầu, đẩy mạnh và rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo ra không ít thách thức đòi hỏi những nhà lãnh đạo, nhà quản lý cần có những chính sách quyết định đúng đắn nếu không thì sẽ khiến nước ta tụt hậu càng
xa hơn nếu không tạn dụng tốt cơ hội này Thực tế này đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải pháp phù hợp để nước ta có thể nhanh chóng trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Chính vì vậy mà em đã lựa chọn đề tài “Công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” để nghiên cứu
Trang 4PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA , HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CUỘC CÁCH MẠNG 4.0
1 Công nghiệp hóa , hiện đại hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
2 Cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp: là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội
Cách mạng công nghiệp 4.0 được xây dựng dựa trên cuộc cách mạng số, gắn với sự bùng nổ của Internet vạn vật (Internet of Things – IoT) Trong cuộc cách mạng này, hàng loạt phát minh đã được ra đời, ví dụ như trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), xe không người lái, thực tế ảo (Virtual Reality -VR),… đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế và xã hội
Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra cơ hội phát triển cũng như thách thức cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam có thể tận dụng được những thành tựu khoa học – công nghệ mới, có thể “đi tắt, đón đầu”; đồng thời cũng có thể sẽ làm tụt hậu ngày càng
xa hơn nếu không tận dụng được cơ hội này
Trang 5PHẦN 2 CÔNG NGHIỆP HÓA , HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ( 4.0 )
I Thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
1 Quy mô kinh tế Việt Nam
Theo Báo cáo Dự báo Kinh tế Toàn cầu mới nhất của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Oxford Economics được công bố vào tháng 6/2022, Việt Nam được dự báo là quốc gia có triển vọng tăng trưởng cao trong khu vực, ở mức trên 6,5% trong năm 2022 Đồng thời, Việt Nam là nước có dự báo tăng trưởng cao nhất trong khối ASEAN-6 vào năm 2023, đạt 8,3% Theo đó, quy
mô GDP của Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 391,92 tỷ USD , thuộc top 40 quốc gia có quy mô GDP lớn nhất thế giới
Từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, quy mô nhỏ bé, với GDP chỉ 14
tỷ USD và GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 250 USD trong những năm đầu đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo, chuyển sang thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể Chất lượng tăng trưởng được cải thiện; Hiệu quả đầu tư và năng suất lao động được nâng lên rõ rệt Tăng trưởng kinh tế giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, mở rộng tín dụng; từng bước dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định; bảo đảm vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung cho lĩnh vực sản xuất, nhất là các ngành ưu tiên
Về triển vọng hậu Covid-19, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô và đang trong xu hướng phục hồi theo hình chữ V, với tốc độ GDP năm 2021 sẽ tăng từ hơn 6,0% đến hơn 11,2% ; đặc biệt, Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá có triển vọng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới Nếu duy trì được đà tăng trưởng như 3 thập niên qua thì đến năm 2045 kỷ niệm mốc lịch sử 100 năm Việt Nam độc lập (1945 -2045), quy mô GDP của Việt Nam ước sẽ đạt khoảng 2.500 tỷ USD, còn thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 18 nghìn USD
Trang 6Về tổng thể, thế và lực của nước ta mặc dù đã mạnh hơn trước, nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhiều nút thắt vẫn chưa được khơi thông; nguy cơ tụt hậu, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn rất lớn, nhất là một số nhóm yếu tố, nhóm dễ bị tổn thương trước các biến động kinh tế Vấn đề nhân khẩu học, già hóa dân số với tốc độ nhanh chóng tạo áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội của nước ta…
Đặc biệt, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến bất thường, kinh tế nước ta có độ mở lớn và chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường; những căng thẳng địa chính trị, sự gia tăng bảo hộ thương mại và các rủi ro tài chính…Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra cơ hội lớn cho các nước đang phát triển có thể đuổi kịp nướ c giàu nhưng cũng đi kèm theo nhiều thách thức bị
bỏ lại hoặc lệ thuộc lớn hơn vào nước giàu
Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều sâu, hoàn thiện mô hình tăng trưởng đồng bộ trên cả phương diện kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội và kinh tế - sinh thái, thúc đẩy phát triển trên nền tảng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học -công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế
Định hướng tầm nhìn và khát vọng phát triển cho cho Việt Nam dựa trên nguyên tắc lấy thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, phản ánh quy luật phát triển ở Việt Nam và khai thác có hiệu quả những thành tựu phát triển của thế giới, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiến bộ của nhân loại về phát triển toàn diện con người, vì con người, lấy con người làm trung tâm, do con người và giải phóng con người, phù hợp với triết lý phát triển của dân tộc Việt Nam và với bản chất nhân văn cao đẹp của chủ nghĩa xã hội
2,Nội dung công nghiệp hóa , hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
Đối với Việt Nam, từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đó là một quá trình kinh tế, kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh
a, Công nghiệp hóa trong sự phát triển của lực lượng sản xuất
Trang 7Công nghiệp hóa trong sự phát triển của lực lượng sản xuất được biểu hiện ở chỗ cơ khí hóa nền sản xuất xã hội bằng cách chuyển nền kinh tế từ chỗ dựa trên kĩ thuật thủ công sang dựa trên kĩ thuật cơ khí, chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp
Cùng với đó, tiến hành áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành của nền kinh tế quốc dân Thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại gắn với “hiện đại hóa”, gắn với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, gắn với bước chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp
Ngoài ra, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện bằng cách gắn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức
b, Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại
Cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu kinh tế, vùng kinh
tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó, cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất Nội dung này được thực hiện thông qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Theo đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả và bất hợp lí sang một cơ cấu kinh tế hợp kí, hiện đại, hiệu quả Mục tiêu của sự chuyển dịch này là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại
Đi cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tri thức là tiền đề chi phối xu hướng dịch chuyển cơ cấu lao động trong từng thời kì ở nước ta
Ngoài các nội dung nêu trên, nội dung quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam còn bao gồm:
- Củng cố, tăng cường vai trò lãnh đạo trong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa;
- Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại và đạt hiệu quả cao
II Thời cơ và thách thức đặt ra cho quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa của Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0
Trang 81 Thời cơ
Cơ hội hợp tác, giao lưu, nhất là trong tìm kiếm, tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, tạo nguồn lực phát triển kinh tế Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có cơ hội kế thừa, tiếp thu, sử dụng những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, nhất là những thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Đây rõ ràng là lợi thế của những nước đi sau Toàn cầu hóa làm cho thị trường thế giới ngày nay càng rộng lớn về quy mô, hoàn thiện về cơ chế hoạt động Chúng ta có điều kiện để học hỏi, tiếp thu, trao đổi, nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý, nguồn vốn của thế giới, đặc biệt là những tri thức để phát triển nền kinh tế số, tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu Qua đó, chúng ta có cơ hội mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, tham gia quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế
Những thành tựu đạt được qua hơn 30 năm đổi mới đã tạo nên điều kiện nền tảng và vận hội quan trọng cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu to lớn Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, trung bình 6-7%/năm Quy mô, trình độ công nghệ của nền kinh tế, của kết cấu hạ tầng đều tăng lên, cơ cấu kinh tế dịch chuyển tích cực Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế Việt Nam đã thu hút được những nguồn vốn lớn từ trong và ngoài nước, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới Các ngành kinh tế của đất nước, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều phát triển cả về quy mô và trình độ khoa học - công nghệ Việt Nam vẫn đang trong thời
kỳ “dân số vàng”, có nền giáo dục phát triển từ nhiều năm qua, đã phổ cập trung học cơ sở, đang hướng tới phổ cập trung học phổ thông; có đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học đông đảo, được đào tạo từ nhiều nguồn, trong đó có những nhà khoa học, chuyên gia có trình độ cao ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài
2 Thách thức
Thách thức đầu tiên là việc làm, các cuộc cách mạng công nghiệp lần trước đây chứng kiến lao động từ thủ công sang máy móc, dây chuyền rồi tự động hóa, giảm lực lượng lao động trong sản xuất sang lao động sang lĩnh vực dịch vụ Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này, trí tuệ nhân tạo (AI), IoT và Big Data
đã làm thay nhiều công việc trong lĩnh vực dịch vụ Trong khi lao động Việt Nam chưa thích nghi xong với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai và ba, thì hiện nay phải đối diện với tác động cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – với những yêu cầu lao động về kỹ năng và trình độ khác hẳn các cuộc cách mạng trước Theo
Trang 9đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong 10 năm tới 7.5 triệu lao động Việt Nam sẽ bị mất việc do công nghệ tự động hóa trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Trong thời gian tới, Việt Nam cần thay đổi chiến lược giáo dục đào tạo phù hợp với cuộc CMCN 4.0
Khó khăn thách thức thứ hai là sử dụng công nghệ trong việc tăng năng suất lao động Năng suất lao động Việt Nam năm 2016 chỉ bằng 7% của Singapore, 17,6% của Malaysia, 36,5% của Thái Lan, 42,3% của Indonesia và 56,7% của Philippines Nguyên nhân quan trọng nhất của tình trạng trên là “máy móc và quy trình công nghệ lạc hậu Đa số các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu 2-3 thế
hệ so với mức trung bình của thế giới, có đến 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nước ngoài thuộc thế hệ 1960, 75% thiết bị đã hết khấu hao, 50% thiết bị là đồ tân trang” Trình độ công nghệ lạc hậu sẽ là rào cản cho Việt Nam tăng tốc độ nâng cao năng suất lao động với các nước trong khu vực ASEAN, trình
độ phát triển không những không rút ngắn được mà có nguy cơ tụt hậu xa hơn
PHẦN 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0
1. Nhóm giải pháp về chủ trương, chính sách
Xây dựng mô hình CNH, HĐH theo hướng hiện đại Trong đó, cần hoàn chỉnh khung tiêu chí nước công nghiệp hiện đại Đó là hệ các tiêu chí về tăng trưởng kinh
tế vĩ mô, các tiêu chí phản ánh về sự phát triển xã hội, các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập quốc tế
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo môi trường pháp
lý lành mạnh, thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo, phát huy vai trò của khoa học, công nghệ khuyến khích phát triển năng lực trí tuệ con người
Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, công nghệ mới, tập trung phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp tự động, các ngành công nghiệp mũi nhọn với sự huy động các nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế Đồng thời, cắt giảm các dự án đầu tư lớn nhưng hiệu quả thấp; phát triển các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ dựa nhiều vào tri thức, chấm dứt bán tài nguyên thô; nhập công nghệ thay cho nhập sản phẩm chế biến - FDI phải đi kèm chuyển giao khoa học, công nghệ; tăng mạnh vốn đầu tư vào giáo dục - đào tạo Thực hiện sự chuyển hướng chiến lược từ sự phát triển dựa vào tài nguyên sang phát triển dựa vào tri
Trang 10thức, năng lực trí tuệ của con người, gia tăng nhanh hàm lượng tri thức trong GDP, giảm mạnh tiêu hao nguyên liệu, năng lượng
Thiết lập hệ thống đổi mới sáng tạo trong toàn bộ nền kinh tế, tạo sự liên kết hữu cơ khoa học, đào tạo với sản xuất - kinh doanh, nhằm đẩy nhanh quá trình đổi mới sáng tạo
Cải cách hành chính gắn với tin học hóa, đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện
tử để bộ máy nhà nước hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả hơn,
2. Nhóm giải pháp về xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao
Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải gắn kết với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa , phát triển kinh tế thị trường Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011- 2020) khẳng định:
“Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh dài hạn, bảo đảm kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững Thực hiện các chương trình,
đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức”.Tiến hành cải cách giáo dục một cách triệt để, bắt đầu từ những vấn đề căn bản về triết lý và mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam Đây là yếu tố quyết định nhất thúc đẩy Việt Nam đi nhanh vào KTTT
Cần có chính sách khuyến khích sáng tạo, cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển của trình độ kinh tế-xã hội, hiệu quả của các hoạt động khoa học - công nghệ, mối liên hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp Xây dựng và phát huy đội ngũ trí thức và công nhân trí thức, đó là lực lượng tiên phong và chủ lực để phát triển nền KTTT
Mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ với nước ngoài; tuyển chọn đưa đi đào tạo ở các nước tiên tiến cán bộ khoa học - kỹ thuật thuộc các lĩnh vực ưu tiên chiến lược
Thiết lập hệ thống học tập suốt đời, nhanh chóng hình thành xã hội học tập (đây là một trong những đặc trưng cơ bản của nền KTTT)
3. Nhóm giải pháp về khoa học, công nghệ
Để đạt tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại, giá trị do tri thức tạo ra chiếm khoảng 40% GDP, công nhân tri thức chiếm khoảng 30% lực lượng