Tình hình thị trường thanh long hiện nayTại hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam diễn ra ngày 29/9, theoông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông th
KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG THANH LONG VIỆT NAM
Tình hình thị trường thanh long hiện nay
Tại hội nghị phát triển thanh long bền vững ở Việt Nam diễn ra ngày 29/9, theo ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thanh long là một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, với diện tích khoảng 55.000 ha và sản lượng khoảng 1,3 triệu tấn/năm.
Khu vực trọng điểm của nước ta là ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An Ba tỉnh này đã có tổng diện tích trồng lên đến 82% sản lượng của nước ta Đây là những khu vực đi đầu trong nghiên cứu và phát triển phương pháp trồng hiệu quả hàng đầu, đóng góp sản lượng 96% Ngoài ra, bản đồ trồng thanh long còn phân bố rải rác ở một số tỉnh thành khác phía Nam như Vĩnh Long, Trà Vinh, Tây Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu và một số tỉnh phía Bắc Chính nhờ vào nguồn cung ứng lớn và bền vững như hiện tại của thanh long đã góp phần tăng thêm giá trị kinh tế và phát triển dịch vụ logistic của nước ta.
Tại hội nghị, bà Trần Thanh Bình - Trưởng phòng Xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản - Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết: hiện nay, 80 - 85% sản lượng thanh long hàng năm phục vụ xuất khẩu, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc với tỷ trọng chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thanh long Do đó, bất kỳ biến động nào ở thị trường Trung Quốc sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam Trong khi đó, những thị trường khác chỉ đóng vai trò góp phần vào những tác động này.
Vấn đề xuất khẩu thanh long
Thanh long Việt Nam hiện đã xuất khẩu tới hơn 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, thanh long Việt cũng xâm nhập các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn, New Zealand, Australia Trước đây, thanh long của Việt Nam từng giữ thế độc tôn trên thị trường quốc tế khi chiếm 80-90% lượng giao dịch.
Tuy nhiên, thống kê của Tổng cục hải quan cho thấy từ năm 2019 đến nay, kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam liên tục giảm mạnh Đặc biệt, trong năm
2021 và 2022, thanh long đã rớt khỏi top những mặt hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt hơn 633 triệu USD, giảm gần 39% so với năm 2021 và giảm trên 49% so với mức đỉnh năm 2019 Riêng tháng
8, xuất khẩu thanh long đạt 40,6 triệu USD, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái và
2 giảm 34% so với tháng 7 Lũy kế 8 tháng, xuất khẩu thanh long đạt 442 triệu USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ 2022 Cả hai sản phẩm thanh long ruột trắng và đỏ đều sụt giảm mạnh ở thị trường Trung Quốc 8 tháng, xuất khẩu thanh long ruột đỏ sang Trung Quốc giảm tới 36,5%, sang Mỹ giảm 39% Theo dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc, khối lượng nhập khẩu thanh long (Việt Nam chiếm 99,9%) trong nửa đầu năm nay đạt 206.000 tấn với giá trị 1,37 tỷ nhân dân tệ (187 triệu USD), giảm lần lượt 50,4% và 42,9% so với cùng kỳ năm ngoái Đây là mức thấp nhất trong gần một thập kỷ
Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu thanh long (Nguồn: tự làm theo số liệu của cục xuất nhập khẩu)
Bởi vậy mà trong suốt hai năm 2021-2022, nông dân trồng thanh long phải gánh lỗ và nợ liên tiếp khi nhiều đợt thanh long rớt giá chỉ còn 500 – 2000 đồng một kilogam Mặc dù có vài thời điểm khá đặc biệt như trái vụ, số lượng thanh long ít do chưa vào mùa, dịp lễ cuối năm, nguồn hang khan hiếm khiến giá được đẩy lên cao, nhưng chỉ vài lần được giá ít ỏi đó khó mà có thể bù lại lỗ của người sản xuất sau thời gian dài thanh long phá giá như vậy.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẦU
Thu nhập
Thu nhập của người mua liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội và nó thể hiện số tiền mà người tiêu dùng có sẵn để mua các mặt hàng Khi thu nhập của một người hoặc một nhóm người tăng lên, thì lượng cầu cũng tăng theo Ngoài ra, giá của hàng hoá cơ bản có khả năng thay đổi thu nhập thực tế hoặc thu nhập thực tế của người mua Bởi vậy bọn em sẽ sử dụng chỉ số GNI bình quân đầu người của một nước (giá trị thu nhập cuối cùng của một quốc gia trong một năm chia cho dân số của quốc gia đó) và CPI (chỉ số thống kê được sử dụng để đo lường sự biến đổi của giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng) cũng như lạm phát để đánh giá thu nhập thực tế của người tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu thanh long lớn của nước ta Đầu tiên về thu nhập: 2.1.1 Trung Quốc
Hình 2:GNI bình quân đầu người của Trung Quốc
(Nguồn tự làm từ số liệu của Macrotrends)
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy mặc dù dưới sự ảnh hưởng nặng nề của Covid và là nền kinh tế lớn cuối cùng mở cửa trở lại sau đại dịch, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc vẫn giữ được chỉ số tăng trưởng dương Tuy nhiên, các nhà phân tích đã cảnh báo rằng bản chất của sự phục hồi đang thể hiện một “bước lùi về thời gian” khi nền kinh tế nước này một lần nữa phụ thuộc vào công nghiệp nặng, các dự án cơ sở hạ tầng, đầu tư và xuất khẩu “low-end” - hàng rẻ tiền Tuy nhiên, người dân nước
4 này phải ở nhà trong thời gian dài hơn do đại dịch, còn doanh nghiệp đóng cửa dẫn tới tình trạng thất nghiệp nhiều hơn và tác động sâu sắc tới tài chính của các hộ gia đình, khiến họ chi tiêu ít hơn.
2.1.2 Một vài thị trường tiêu biểu khác
Sự bùng phát của dịch COVID-19 đã gây ra sự suy giảm thu nhập của các thị trường lớn vào năm 2020 Tuy nhiên, kể từ năm 2021, họ đã phục hồi nhờ thích ứng với đại dịch Trái ngược với xu hướng chung, thu nhập của Nhật Bản đã giảm vào năm 2022 do cán cân thương mại bất lợi Nhật Bản ghi nhận sự gia tăng 60,7% về giá nhập khẩu trong khi giá xuất khẩu chỉ tăng 27,7% Nguyên nhân chính bao gồm sự phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19, cú sốc về nguồn cung từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và sự mất giá của đồng yên do chênh lệch chính sách tiền tệ giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Hình 4: Chỉ số giá tiêu dùng các quốc gia
Về sự thay đổi giá của các hàng hóa cơ bản thì như biểu đồ trên, ta có thể thấy các thị trường lớn khác ngoài Trung Quốc ví dụ như Mỹ mặc dù 2021 đã bắt đầu phục hồi kinh tế nhưng đi theo đó chính là nhu cầu tiêu dùng tăng cao mà sau năm kinh tế đóng băng nguồn cung tạm thời chưa thể đáp ứng được thì giá cả hàng hóa dịch vụ đã tăng cao, khiến cho lạm phát Mỹ tăng cao nhất so với 39 năm đổ lại Không dừng ở đó, năm 2022 – khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra đã gây ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng và giá dầu thô, khí đốt tăng cao, khiến khiến lạm phát ở nhiều nước tăng cao Đặc biệt là ở Mỹ, thu nhập của người dân tăng nhanh nhất trong gần 40 năm qua, nhưng vẫn không theo kịp tốc độ tăng của giá cả, khiến thu nhập thực tế giảm Trong khi Mỹ và các nước phương Tây khác chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan tới nguồn cung do thiếu lao động và gián đoạn chuỗi cung ứng thì với “công xưởng của thế giới”, các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng ít hơn nên trái ngược với thế giới, Trung Quốc vẫn luôn giữ được lạm phát ở mức thấp, thậm chí năm 2023 còn đối mặt với rủi ro giảm phát Như vậy ta có thể nói là thu nhập thực tế các thị trường lớn của ta trừ Trung Quốc giai đoạn 2020-2022 nhìn chung là giảm
Khi thu nhập tăng thì cầu đối với hàng hóa thông thường cũng tăng theo và ngược lại Xét về mặt hàng thanh long thì trên thế giới, loại quả này được mệnh danh
6 là "siêu trái cây" bởi những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe con người và được bán với giá cao nên có thể coi đây là loại hàng hóa thông thường ở các thị trường xuất khẩu của nước ta Bởi vậy dẫu nhu cầu thanh long của các thị trường lớn khác giảm, góp phần làm giảm sản lượng xuất khẩu ta trong giai đoạn này, đặc biệt là năm 2022 nhưng nhu cầu ở Trung Quốc vẫn tăng nên nhìn chung năm 2020-2021 giảm khá nhẹ và tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc lúc này cũng chiếm tới hơn 90% Nhưng tới năm 2023, Trung Quốc có dấu hiệu giảm phát do nhu cầu nhân dân giảm xuống đã góp phần khiến sản lượng xuất khẩu sang đây của ta giảm.
Thị hiếu
Trên thế giới, loại quả này được mệnh danh là "siêu trái cây" bởi những lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe con người Quả thanh long có hàm lượng nước cao và là nguồn cung cấp sắt, magiê, vitamin B, phốt pho, protein, canxi, chất xơ tốt Hạt thanh long rất bổ dưỡng, vì chúng có nhiều chất béo không bão hòa như axit béo omega-3 và omega-6, đã được chứng minh làm giảm nguy cơ rối loạn tim mạch Thanh long ít calo, giàu chất xơ, chứa một lượng vitamin và khoáng chất tốt Đồng thời giúp chống lại các bệnh lý mãn tính, chiến đấu với các tế bào ung thư, cải thiện hệ tiêu hóa, kiểm soát bệnh tiểu đường, chống lại mối nguy từ gốc tự do, điều hòa cholesterol tốt cho tim…nhờ đó, thanh long đã trở thành một trong 10 chủng loại cây ăn quả đứng đầu danh mục cây ăn quả xuất khẩu và sản lượng xuất khẩu thanh long của nước ta lớn nhất thế giới
Châu Á cho đến nay vẫn là thị trường thanh long lớn nhất và dễ tiêu thụ nhất của Việt Nam, đặc biệt là trong cộng đồng người Hoa Truyền thuyết Trung Quốc cổ đại tin rằng thanh long được tạo ra từ hàng ngàn năm trước bởi một con rồng trong một trận chiến Con rồng được cho là đã thổi một luồng lửa chứa trái cây, do đó, họ tin vào sự may mắn do tên rồng, hình dạng và màu sắc của quả rồng mang lại Nhu cầu thanh long ở Indonesia, Singapore, Thái Lan và Philippines đang tăng lên trong những năm gần đây Một số quốc gia châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc… cũng ngày càng quan tâm đến thanh long do những lợi ích sức khỏe của loại quả này.
Loại trái cây này đặc biệt được yêu thích tại thị trường tỷ dân Trung Quốc 90% thanh long nhập khẩu của Trung Quốc là thanh long Việt Nam Trung Quốc cũng có khu vực trồng thanh long quy mô lớn, nhưng sản phẩm của Trung Quốc không ngọt và mát bằng thanh long Việt Nam do thanh long của nước ta được trồng vùng nhiệt đới,nắng nhiều, thổ nhưỡng thích hợp.Ngoài ra, sản lượng thanh long nội địa của TrungQuốc chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ thanh long dùng để ăn, còn hàng nhập khẩu từ Việt Nam đa số dùng vào việc trưng bày, thờ cúng… Điều này được minh chứng rất rõ khi nhu cầu và giá bán thanh long thường tăng lên rất cao vào dịp cuối năm, trước Tết Nguyên đán và hầu hết đều được yêu cầu sử dụng thuốc để vuốt tai cho đẹp Vì vậy, thanh long Việt Nam rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc, nhất là thanh long ruột đỏ vì người dân nước này thích màu đỏ.
Thị trường thanh long Việt Nam không chỉ được ưa chuộng trong nước mà còn nhận được đánh giá cao tại nhiều quốc gia khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ Thanh long Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về ngoại hình, hương vị và giá trị dinh dưỡng, vượt trội hơn so với các loại thanh long được sản xuất ở các quốc gia này.
Thanh long Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường quốc tế là do hương vị độc đáo và chất lượng tuyệt hảo Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu, một dấu hiệu cho thấy sự ưa chuộng của người tiêu dùng Nhờ vậy, thanh long Việt Nam đã trở thành một mặt hàng uy tín và có vị thế vững chắc trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, Việt Nam cần có những bước chuẩn bị bài bản hơn để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu về kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm,truy xuất nguồn gốc bảo vệ môi trường… Ngoài đạt các chứng nhận organic,GLOBAL G.A.P thì người tiêu dùng châu Âu đặc biệt có thiện cảm với các sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý (GI) minh bạch, rõ ràng GI với người tiêu dùng châu Âu không đơn thuần là sản phẩm mà còn có ý nghĩa bảo vệ văn hóa truyền thống, gắn sản phẩm với văn hóa của một vùng đất, góp phần thúc đẩy du lịch Đây là một tấm vé thông hành quan trọng cho các sản phẩm nông sản nếu muốn chinh phục thị trường châu uÂ
Giá hàng hóa thay thế
Trên thị trường hiện nay, thanh long đang phải cạnh tranh giá cả với nhiều loại quả chính vụ cả trong và ngoài nước khác nhau như táo, cam, xoài, Người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn trong việc chọn sản phẩm Ngoài ra thanh long của ta ở các thị trường xuất khẩu còn phải cạnh tranh giá cả với thanh long đến từ các nước khác và nội địa
Hình 5: Giá hoa quả Trung quốc 2022(Nguồn: Tổng hợp)Phía trên là biểu đồ giá các loại hoa quả của thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta vào năm 2022 Ở năm này, mặc dù giá hoa quả Trung Quốc tăng cao do nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, nhân công, logistic tăng thì thanh long của ta vẫn có giá khá cao ở thị trường này, chưa kể việc thanh long nội địa Trung Quốc rẻ hơn ta 2 tệ.Tuy vậy thanh long ta giá vẫn khá rẻ so với nhiều loại hoa quả khác ở Trung Quốc như nho, kiwi… nên vẫn có khả năng cạnh tranh được.
Hình 6: Giá hoa quả Mỹ 2022 (Nguồn tổng hợp) Trên đây là biểu đồ giá các loại hoa quả tươi tại Mỹ, có thể thấy giá thanh long Việt tại Mỹ là rất cao so với các loại hoa quả nội địa khác Giá thanh long Việt tại Mỹ lên tới 8 USD/kg, trong khi đó anh đào chỉ có 6 USD/kg, nho 2 USD/kg, Đồng thời thanh long vàng Ecuador chỉ với giá 5 USD/kg, chiếm lĩnh thị trường thanh long tại Mỹ Giá thanh long Việt phải chịu nhiều chi phí về logistics, thuế, bảo quản, từ đó, giá thành bị đẩy lên cao, rất khó giành thị phần tại thị trường Mỹ.
Hình 7: Giá hoa quả Ấn Độ 2022 (Nguồn tổng hợp) Ở thị trường Ấn Độ, từ biểu đồ trên ta có thể thấy giá hoa quả nội địa ở Ấn Độ rất thấp (3 cột bên trái biểu đồ - giá hoa quả nội địa) do thu nhập đầu người của Ấn Độ rất thấp (thu nhập đầu người nước ta gấp rưỡi họ) Nhưng thanh long ta vẫn được người tiêu dùng Ấn Độ dễ dàng chấp nhận vì: Một là họ chưa trồng được nhiều thanh long, trái thanh long Việt Nam chiếm gần 90% thị phần tại đây Hai là vì thanh long là loại trái cây nhập khẩu rẻ nhất ở thị trường Ấn Độ (do đi bằng đường biển) Ta có thể thấy điều thứ 2 ở 3 cột bên phải của biểu đồ, biểu diễn giá các loại trái cây ưa chuộng của Ấn Độ được nhập từ các nước khác.
Số lượng người mua
Hiện nay, thị trường xuất khẩu thanh long chính của Việt Nam vẫn là Trung Quốc, chiếm khoảng 90% sản lượng Hệ quả của việc “bỏ tất cả trứng vào một giỏ” đã rõ khi Trung Quốc siết chặt điều kiện xuất, nhập khẩu do dịch Covid-19, rồi tiếp theo là ra thông báo ngừng nhập khẩu đến cuối tháng 1/2022 đã đẩy thanh long vào tình trạng không biết xuất bán đi đâu, trong khi hầu hết các địa phương đều hạn chế về cơ sở hạ tầng bảo quản sản phẩm; thiếu hoặc thậm chí không có cơ sở chế biến sâu để giải quyết lượng lớn thanh long tươi
Diện tích trồng thanh long tại Trung Quốc đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, vượt mốc 1 triệu mẫu (gần 67.000 ha) vào năm 2021 Các tỉnh có diện tích trồng nhiều nhất là Quảng Tây và Quảng Đông, chiếm khoảng 70% tổng diện tích của cả nước Với khí hậu nóng ẩm, nắng quanh năm, tỉnh Hải Nam có điều kiện thuận lợi nhất để canh tác trái cây trái vụ, với diện tích thanh long đạt 110.800 mẫu vào năm 2022.
Tháng 2 năm 2023, Trung Quốc vượt Việt Nam với sản lượng thanh long đạt 1,6 triệu tấn, dẫn đầu thế giới Sản lượng này gần như đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước khoảng 2 triệu tấn/năm.
Ngoài Trung Quốc, các nước Nam Mỹ như Peru, Mexico, nhất là Ecuador đã trồng nhiều thanh long Họ áp dụng công nghệ thắp đèn để thanh long cho thu hoạch quanh năm Từ 2019 đến nay, khi Mexico canh tác được giống này đã chiếm thị phần tại Mỹ, Canada khiến Việt Nam không xuất được trái thanh long trắng qua đây (ngoại trừ một số ít loại ruột đỏ do quốc gia trên chưa canh tác được). Ở Nhật Bản, mặc dù nhu cầu lớn nhưng họ lại có những yêu cầu cao về quy chuẩn, tiêu chuẩn nên doanh nghiệp xuất khẩu trái cây của Việt Nam cần tìm hiểu kỹ Ấn Độ hiện nay cũng là một thị trường tiềm năng Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, hiện nay nước này nhập khẩu 95% nhu cầu về thanh long, từ các nước nhưThái Lan, Malaysia, Sri Lanka nhưng chủ yếu vẫn nhập từ VN (chiếm 80% sản lượng thanh long nhập khẩu) Năm 2019-2020, sản lượng thanh long của VN xuất sang thị trường Ấn Độ tăng gần gấp đôi, hơn 11.750 tấn, kim ngạch đạt 9,86 triệu USD Tuy nhiên, vụ mùa 2020-2021 kim ngạch xuất khẩu thanh long của VN vào Ấn Độ giảm khoảng 25% Tại hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ thanh long do Bộ NN-PTNT tổ chức vào ngày 6.1, Tham tán thương mại Việt Nam tại Ấn Độ Bùi Trung Thướng khẳng định: "Ấn Độ là nước với 1,4 tỉ dân, là một thị trường đầy tiềm năng cho trái cây VN nói chung và trái thanh long nói riêng".
Kỳ vọng
Thu nhập cuối năm nay của Mỹ, EU tăng nhẹ do lạm phát có xu hướng hạ nhiệt. Hơn nữa, Trung Quốc có động thái hạ lãi suất mở ra hy vọng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất sẽ cải thiện tích cực hơn trong thời gian tới Bởi vậy nếu cố định các yếu tố còn lại thì cung có thể sẽ tăng nhẹ.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG
Giá yếu tố đầu vào
Trồng thanh long đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu để thiết lập và duy trì hoạt động trồng trọt Một số chi phí điển hình liên quan đến việc trồng thanh long bao gồm vật tư trồng, phân bón, thuốc trừ sâu, hệ thống tưới tiêu và nhân công.
-Giá cây giống thanh long: Giá cây giống thanh long khá ổn định không có sự biến đổi nhiều dao động trong khoảng vài chục nghìn/ 1 cây giống đối với giống thanh long trắng hoặc đỏ Tuy nhiên có một số loại giống thanh long như thanh long vỏ vàng có giá cây giống dao động từ 70.000-150.000 tùy nhà cung cấp.
-Giá phân bón, thuốc: giá các loại phân bón biến động, trong đó, mức tăng cao nhất là NPK, U-rê Không chỉ phân bón, giá thuốc BVTV cũng tăng từ 50-80% so với các vụ trước Đây là những mặt hàng đầu vào mang tính thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp Theo các chủ đại lý vật tư nông nghiệp, do ảnh hưởng của thị trường thế giới, giá nguyên liệu đầu vào bị đẩy lên và giá cước vận chuyển tăng theo chi phí xăng dầu nên liên tục từ năm 2020 đến năm 2022, giá phân bón tăng mạnh Có thời điểm một bao phân Urê trọng lượng 50kg tới tay nông dân có giá gần 1 triệu đồng Theo chủ một số đại lý phân bón trên địa bàn tỉnh Hải Dương, hiện nay phân Urê có giá từ 500.000-550.000 đồng/bao 50kg tùy loại Mức giá này dù đã hạ nhiều so với năm ngoái, tuy nhiên nếu so với thời kỳ giá phân bón ổn định thì vẫn tăng khoảng 150.000- 170.000 đồng/bao.
Tương tự, phân lân có giá khoảng 240.000-250.000 đồng/bao 50 kg, tăng 100.000-110.000 đồng/ bao so với năm 2019, kali có giá từ 650.000-880.000 đồng/ bao tùy loại, tăng từ 220.000-230.000 đồng/bao.
Giá thuốc trừ cỏ trung bình của nhiều nhà sản xuất ở mức 22.000-25.000 đồng/ lọ 100ml, thuốc trừ sâu ở mức 18.000-20.000 đồng/gói từ 3-5 g, tăng từ 10-20% so với cùng kỳ năm ngoái
Tuy nhiên thời gian gần đây, giá phân bón đã giảm mạnh So với cùng kỳ năm trước, hiện giá phân bón đã giảm 30% - 50% tùy loại Đây là mức thấp nhất trong vòng 02 năm trở lại đây Theo ghi nhận, hiện giá phân bón Urê Cà Mau, Phú Mỹ dao động khoảng 520.000 - 550.000 đồng/bao 50kg; DAP Hồng Hà có giá khoảng 1,05 - 1,1 triệu đồng/bao 50kg; Kali khoảng 670.000 - 700.000 đồng/bao 50kg; NPK 16-16-8 khoảng 730.000 - 800.000 đồng/bao 50kg…
-Chi phí trồng mới: Chi phí đầu tư trồng thanh long khá cao, trung bình để trồng mới 1ha thanh long phải đầu tư 30-40 triệu đồng.
Từ năm 2021, giá thành sản xuất kinh doanh điện tăng cao, dẫn đến giá điện bình quân tăng 1,94% lên 1.855,57 đồng/kWh vào năm 2021 Đến năm 2022, giá điện tiếp tục tăng lên 1.882,73 đồng/kWh, cao hơn 1,46% so với năm 2021 Tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp hơn giá thành sản xuất kinh doanh điện thực tế đã vượt quá 2.000 đồng/kWh.
Do đó để vận hành hệ thống tưới nước hay đèn để thắp sáng cho thanh long vào mùa đông để kích thích cây ra hoa cho quả đẹp, và đúng vụ Những người nông dân cần bỏ ra thêm một khoản tiền lớn để chi phí cho khoản phí này.
Do giá các yếu tố đầu vào để trồng thanh long tăng cao nên cung thanh long giảm, các vườn thanh long bị bỏ hoang cũng khó mà trồng lại được do chi phí đầu tư cao.
Công nghệ sản xuất
Xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, vì thế việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào trong sản xuất là vô cùng cần thiết Vì vậy, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất có ý nghĩa hết sức quan trọng khi nông dân và nhà sản xuất trên thế giới liên tục gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát giá cả và cây trồng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu Việc áp dụng công nghệ vào trồng thanh long ở Việt Nam cũng đã được thí điểm ở nhiều vùng và đem lại năng suất khá cao Theo Viện Cây ăn quả miền Nam khuyến cáo, nếu nông dân mạnh dạn áp dụng những mô hình công nghệ vào trong sản xuất thì khả năng sẽ cho năng suất cao hơn từ 2 - 3 lần so với trồng thông thường Có thể kể đến những công nghệ đang được áp dụng 1 cách hiệu quả trong quá trình sản xuất thanh long để tăng năng suất, giảm chi phí như:
- Kỹ thuật chong đèn: Thanh long là cây đêm ngắn, cần có ngày dài để phân hóa mầm hoa Trong điều kiện vụ hè (từ tháng 4 đến tháng 9), thời gian chiếu sáng trong ngày là dài (hay thời gian đêm ngắn) thích hợp cho thanh long ra hoa Nhưng từ tháng
9 đến tháng 3 năm sau, thời gian chiếu sáng trong ngày ở nước ta ngắn (hay thời gian đêm dài) nên cây không ra hoa được Muốn thanh long ra hoa cần sử dụng ánh sáng đèn thắp vào ban đêm sẽ có tác dụng phá đêm dài thành đêm ngắn Kỹ thuật này sử dụng những bóng đèn huỳnh quang hoặc đèn led ánh sáng đỏ có phổ ánh sáng tập trung ở vùng đỏ phù hợp với phổ hấp thụ của phytochrome – chất điều khiển sự ra hoa của cây, phù hợp kích thích ra hoa cây thanh long trái vụ, qua đó làm giảm điện năng tiêu thụ, nâng cao hiệu quả điều khiển ra hoa trái vụ Chính nhờ kỹ thuật này mà nước ta có thể thu hoạch thanh long quanh năm, giúp năng suất thanh long nước ta đạt bình quân khoảng 30 tấn /ha/năm
Thanh long, cây trồng ăn quả giá trị kinh tế, sinh trưởng tốt tại Việt Nam thuộc họ xương rồng, có nhu cầu dinh dưỡng nước cao Kỹ thuật tưới nước nhỏ giọt chính là phương pháp đáp ứng nhu cầu nước hiệu quả, giúp cây hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng, cho năng suất và chất lượng quả cao.
Kỹ thuật tưới nhỏ giọt quấn gốc cho cây thanh long là phương pháp sử dụng một dây nhỏ giọt kết hợp với ống tưới nhỏ giọt PE mềm cuốn quanh gốc thanh long, giúp kiểm soát tối ưu lượng nước tưới Kỹ thuật này được áp dụng rộng rãi tại các vườn trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận, mang lại hiệu quả cao trong việc tăng năng suất và chất lượng quả, đồng thời tiết kiệm chi phí chăm sóc.
Tổng lượng nước tưới cho cây hằng năm giảm xuống gần 50%, chỉ còn 2762m3/ha/năm.
So với phương pháp tưới tiêu truyền thống, hệ thống tưới nhỏ giọt cho thanh long giúp tiết kiệm khoảng 80% công tưới.
Tưới nhỏ giọt giúp tạo độ ẩm xung quanh gốc thanh long tốt, ngăn chặn được sự phát triển của cỏ dại và các loại sâu bệnh từ đất.
Năng suất cây trồng tăng lên đáng kể, khoảng 20 – 30% so với phương pháp tưới truyền thống
Về mặt chất lượng, có hai tiêu chuẩn thường được sử dụng để đánh giá thanh long xuất khẩu nước ta là VietGAP và GlobalGAP, trong đó: VietGAP hay còn gọi là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt Nam - một tiêu chuẩn được ban hành bởi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dành cho các sản phẩm nông nghiệp thuộc nhóm thủy sản, chăn nuôi và trồng trọt; GlobalGAP (tiền thân là EUREPGAP) - một tiêu chuẩn toàn cầu được xây dựng trên tiêu chí áp dụng tự nguyện dành cho các nông sản thuộc nhóm thủy sản, chăn nuôi và trồng trọt Ở đây, bọn em sẽ đánh giá mức độ áp dụng công nghệ vào trong sản xuất thanh long của ba vùng trồng thanh long nhiều nhất cả nước qua tỷ lệ đạt hai tiêu chuẩn trên:
- Tiền Giang toàn tỉnh hiện có gần 7.500ha nhận VietGAP đạt gần 2.000ha và thanh long đạt chứng nhận GlobalGAP đạt 110ha
- Bình Thuận có có 12,4 nghìn hecta được cấp giấy chứng nhận VietGAP, 560 ha được cấp Giấy chứng nhận GlobalGAP diện tích trồng thanh long của toàn tỉnh là 33.750 ha.
Tính đến nay, diện tích trồng thanh long trên toàn tỉnh Long An đã vượt hơn 12.000 ha, nhưng diện tích ứng dụng công nghệ cao mới chỉ đạt hơn 3.000 ha Trong đó, riêng huyện Châu Thành đã chiếm đến hơn 9.100 ha thanh long, tuy nhiên diện tích ứng dụng công nghệ cao cũng chỉ đạt mức khiêm tốn.
Như vậy thì tổng diện tích đạt chuẩn VietGAP trên cả nước chỉ đạt khoảng 30% và đạt chuẩn quốc tế GlobalGAP chỉ có 1,7% trong khi các tiêu chuẩn xuất khẩu tới các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU ngày càng nâng cao Thậm chí một số thị trường lớn như EU còn không biết VietGAP là gì, đòi hỏi phải đạt chuẩn GlobalGAP. Một số lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, EU đã bị cảnh báo về kiểm dịch thực vật hay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Hiện, EU áp dụng lấy mẫu thanh long với tỷ lệ 20% lô hàng để kiểm tra dư lượng hóa chất Mới đây, Anh cũng yêu cầu lấy mẫu tới 50% lô hàng, khiến việc xuất khẩu đến các thị trường này tiếp tục lao dốc.
Thêm vào đó, công nghệ chế biến, bảo quản của Việt Nam cũng còn hạn chế, chủ yếu xuất khẩu trái thanh long tươi, khó xuất khẩu đi các thị trường xa Quả thanh long dễ hư hại, sau khi thu hoạch cần được bảo quản đúng cách để đảm bảo chất lượng nhưng công nghệ bảo quản thanh long tươi của Việt Nam còn hạn chế, chưa được 60 ngày nên khó xuất khẩu bằng tàu biển đi xa mà phải chở bằng máy bay, cước phí cao nên rất khó tiêu thụ số lượng nhiều.
Về công nghệ truy xuất mã số vùng trồng còn gặp nhiều khó khăn khi mà giá thanh long giảm nhiều nông dân bất mãn, không chăm chỉ chép lại nhật ký trồng và nhiều khó khăn khác như sử dụng sai mã vùng trồng…
Có thể thấy, mặc dù công nghệ kỹ thuật đã được áp dụng và những dấu hiệu khả quan mà công nghệ đem lại trong quá trình sản xuất đã được thể hiện rõ Tuy nhiên có thể thấy diện tích trồng thanh long đạt tiêu chuẩn cao của các vựa thanh long lớn của cả nước mới chỉ chiếm hơn 30% diện tích trồng của toàn tỉnh Việc sử dụng công nghệ trong việc trồng thanh long của nước ta còn hạn chế, vẫn còn tập trung ở quy mô nhỏ do chi phí đầu tư quá cao.
Số lượng người sản xuất
Trái ngược với sự phát triển mạnh mẽ về diện tích trồng thanh long ở Trung Quốc, diện tích trồng thanh long ở nước ta giảm từ 65000 ha năm 2021 xuống còn
55000 ha từ năm 2022 tới nay do thanh long nhiều lần mất giá khiến nông dân bỏ hoang vườn trồng, khi cầu thanh long lên cao lại không đủ vốn để tái sản xuất do chi phí đầu tư khá cao như đã nêu ở trên, giá cả cũng bấp bênh Điều này dẫn tới sản lượng thanh long nước ta năm 2022 giảm tới 110000 tấn so với năm 2021.
Hiện nay, cây thanh long được trồng nhiều nhất ở các tỉnh như: Bình Thuận chiếm 50.73% diện tích cả nước, tiếp đến là Tiền Giang 16.42%, Long An là 15.15%. Tính trên phạm vi ba tỉnh: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, cơ cấu giống thanh long giống vỏ đỏ ruột trắng khoảng 55%, giống vỏ đỏ ruột đỏ khoảng 40%, giống khác chiếm 5% Trong khi đó, giá thị trường các loại thanh long lại giảm dần theo thứ tự sau thanh long vỏ vàng (nhập giống từ Ecuador), thanh long ruột đỏ và cuối cùng là
16 thanh long ruột trắng, bởi vậy có thể thấy cơ cấu giống của nước ta đang ngược lại so với độ hiệu quả kinh tế của chúng.
Chính sách của chính phủ
Chính sách định hướng chung: Tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 4085/QĐ- BNN-TT ngày 27/10/2022 phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm
- Ổn định diện tích thanh long khoảng 60 - 65 ngàn ha, sản lượng 1,3 - 1,5 triệu tấn Các vùng sản xuất thanh long tập trung gồm: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang.
- Xây dựng cơ cấu giống thanh long ruột trắng, ruột đỏ, thanh long vỏ vàng phù hợp nhu cầu thị trường.
- Bố trí diện tích thanh long rải vụ thu hoạch khoảng 60% diện tích, thanh long chính vụ 40% diện tích.
Áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến, an toàn, như phương pháp trồng thanh long theo dàn chữ T, kỹ thuật tưới nước tiết kiệm và sử dụng đèn chuyên dụng kích thích ra hoa cho cây Ngoài ra, thực hiện đốn tỉa và xử lý cành đốn hợp lý để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Từng bước hình thành các vùng sản xuất thanh long theo thị trường xuất khẩu có chứng nhận hoặc cấp mã số vùng trồng Tổ chức liên kết giữa vùng sản xuất tập trung với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thanh long.
Thông tư 107/2021/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất giống trong Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021
- 2030: Thông tư nêu rõ, đối với giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản chủ lực quốc gia (trong đó có thanh long), ngân sách trung ương đảm bảo tối đa 100% kinh phí thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống do Bộ NN&PTNT, các
Bộ, ngành liên quan sẽ quản lí và thực hiện theo định mức kinh tế - kĩ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, bao gồm: Nhập giống mới chưa có trong nước, chăm sóc cây đầu dòng, vườn cây giống và vườn giống để cung cấp nguồn vật liệu nhân giống; nhập khẩu công nghệ sản xuất giống theo giá trị bản quyền được chuyển nhượng, bao gồm chi phí thuê chuyên gia nước ngoài để tư vấn kĩ thuật, chuyển giao công nghệ và các chi phí liên quan khác (nếu có).
Chính sách thuế: Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu 2022, thanh long xuất khẩu có mã HS Code là 08109092.
- Thuế xuất khẩu: Căn cứ theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013, tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu trái thanh long phải ghi mức thuế xuất khẩu là 0%.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Theo quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013, thanh long xuất khẩu không phải chịu thuế VAT.
Như vậy theo quy định hiện hành của Việt Nam, thanh long xuất khẩu không phải chịu thuế VAT và được hưởng mức thuế xuất khẩu là 0% Các đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu thanh long chỉ cần nộp lệ phí hải quan theo quy định Và bên cạnh đó thực hiện các yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu Lệ phí hải quan cần phải đóng khi xuất khẩu thanh long được quy định tại Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010
Ngoài ra thanh long cũng được hưởng các chính sách chung của nông nghiệp như:
- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản,
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp
- Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ, trong đó quy định cụ thể chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Không chỉ vậy, thanh long còn được hưởng những ưu đãi về thuế ở các thị trường xuất khẩu nhờ các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Thương mại tự do ViệtNam - EU đã xóa bỏ 85,6% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Việt Nam, tương đương70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Kỳ vọng
Giá thanh long tiếp tục bấp bênh không chỉ làm nông dân lo ngại về rủi ro ngay lúc trồng, mà còn gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập và kế hoạch kinh doanh của họ Bởi vậy họ có thể đánh giá lại quyết định trồng thêm thanh long trong tương lai, có thể khiến họ giảm diện tích trồng thanh long hoặc đổi sang loại cây khác có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Giá yếu tố đầu vào cụ thể là phân bón tăng do Argus dự báo giá ure thế giới sẽ tăng trong nửa cuối năm 2023 VDSC nhận định, giá ure nội địa biến động khá tương quan với giá ure thế giới, do đó giá ure trong nước có thể tăng 12% so với đầu năm.Còn đối với giá NPK, kể từ đầu năm, do tốc độ giảm giá NPK ít hơn so với ure, nên giá NPK sẽ đi ngang trong nửa cuối năm Mà theo nông dân chia sẻ, các vườn cây ăn trái khác thường 1 năm chỉ có 1 vụ thu hoạch, việc chăm bón phân, thuốc chỉ vài lần/năm Trong khi đó, cây thanh long cần đầu tư hằng tuần, hằng tháng nên chi phí rất lớn Càng khó khăn hơn, nếu để vườn cây không chăm bón, cây thanh long rất dễ bị suy, dịch bệnh lây lan Bởi vậy ta có thể dự đoán là chi phí đầu tư trồng thanh long sẽ tăng cao mà giá lại tiếp tục bấp bênh nên nông dân có thể sẽ nản mà bỏ trồng thanh long, dẫn tới cung hiện tại có thể giảm.
DỰ ĐOÁN CUNG CẦU TƯƠNG LAI
- Tiêu chuẩn nhập khẩu quốc tế càng ngày càng khắt khe có thể khiến tăng chi phí sản xuất bởi để đáp ứng các tiêu chuẩn cao, các nhà sản xuất hoa quả cần đầu tư nhiều hơn vào quá trình canh tác, chăm sóc cây trồng, và quy trình chế biến để đảm bảo tuân thủ đầy đủ Từ đó có thể tăng giá thành của thanh long.
Cung ứng thanh long của thế giới dự kiến tăng mạnh do sự gia nhập của các nhà cung cấp mới Ấn Độ đã chủ động mở rộng diện tích canh tác từ 3.000 ha lên mục tiêu 50.000 ha trong vòng 5 năm tới, cho thấy tham vọng trở thành một nguồn cung cấp thanh long lớn Sự gia tăng sản lượng này sẽ gia tăng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, ảnh hưởng đến giá cả và cân bằng cung cầu trong tương lai.
- Trung Quốc đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào trồng trọt, trong tương lai có thể bắt kịp hương vị và hình thức của thanh long Việt Nam cũng như tăng nhanh năng suất, sản lượng.
Bởi vậy, nếu sản lượng Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục tăng cao có thể xảy ra tình trạng nhập khẩu ngược vào nước ta do giá rẻ hơn, làm giảm mạnh cầu thanh long ta
GIẢI PHÁP
Với tình trạng cạnh tranh ngày càng mạnh do thế giới tăng diện tích thanh long và các tiêu chuẩn xuất khẩu ngày càng khắt khe của các thị trường lớn thì ta cần phải tập trung vào chất lượng hơn là sản lượng Quan trọng nhất là phải khẩn trương nâng tầm sản phẩm để đa dạng hóa thị trường, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc Để làm được điều đó, nhóm chúng em đề ra những giải pháp sau:
- Các hộ đang trồng manh mún, nhỏ lẻ, tự phát nên chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế hơn.
- Các vùng trồng tập trung tập trung áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến, bảo đảm năng suất, nâng cao mẫu mã, chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc:
Tiền Giang, Bình Thuận và Long An cần tiếp tục duy trì diện tích sản xuất tập trung để thuận lợi áp dụng các biện pháp canh tác đạt chuẩn thực hành sản xuất tốt (GAP) GAP bao gồm các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo sản xuất ra nông sản chất lượng, an toàn và bền vững.
Tổ chức liên kết giữa vùng sản xuất tập trung với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thanh long, nâng cấp được mối liên kết trong chuỗi giá trị từ nhà sản xuất, chế biến đến hệ thống logistics phục vụ xuất khẩu
Trong liên kết sản xuất, vai trò của hợp tác xã, hộ nông dân, doanh nghiệp cần được xác định cụ và có tính cam kết để đảm bảo cho ra sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng tốt nhất.
Phổ biến và hướng dẫn doanh nghiệp và nông dân phương thức sản xuất, đóng gói, chế biến để đáp ứng tiêu chuẩn của từng nước, từng khu vực nhập khẩu
Đẩy mạnh đăng ký mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc để tạo điều kiện cho xuất khẩu chính ngạch và giảm thời gian thông quan hàng hóa;
- Cần giữ vững xuất khẩu tại các thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới, trong đó chủ động tìm hiểu, đáp ứng tốt các yêu cầu, thị hiếu từng thị trường, từ đó lấy nó làm trọng tâm để điều chỉnh sản xuất phù hợp
Người sản xuất trực tiếp và các bên tham gia vào chuỗi ngành hàng thanh long phải chuyển sang tư duy sản xuất hướng đến thị trường và thiết lập các vùng sản xuất chuyên biệt phù hợp với nhu cầu ở các thị trường chính
Các đơn vị liên quan cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với địa phương để hỗ trợ tiêu thụ nông sản nội địa Song song đó, cần tập trung tìm kiếm giải pháp tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc, nhằm hạn chế tình trạng ùn tắc.
Tiếp tục phối hợp Sở Công thương nắm bắt, cập nhật kịp thời thông tin về cơ chế, chính sách, hoạt động buôn bán biên mậu tại các cửa khẩu với Trung Quốc để cung cấp cho các doanh nghiệp có phương án sản xuất hiệu quả
Tổ chức nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu thụ thanh long trong từng thời điểm của thị trường thế giới để có thể tổ chức sản xuất rải vụ, tránh được cung vượt cầu, làm giá giảm.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, có hợp đồng mua bán rõ ràng, giảm rủi ro trong khâu giao thương
Tận dụng tốt các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp, thị trường theo nhiều kênh khác nhau
- Thay vì trồng ồ ạt như trước, cần tăng hàng trái vụ, thời điểm mà các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc không thể thực hiện Mùa đông của Trung Quốc kéo dài rất khó trồng thanh long Do đó, nông dân Việt Nam nên tăng trồng thanh long cho thu hoạch vào đầu năm và cuối năm vì thời điểm này hàng từ nước bạn rất ít, thậm chí khó cho trái.
Nên khuyến khích trồng thanh long ruột đỏ vì loại trái cây này đang trở thành xu hướng được ưa chuộng trên thị trường quốc tế Trong khi các quốc gia khác gặp khó khăn trong việc trồng trọt, thì Việt Nam có lợi thế sở hữu điều kiện khí hậu và kinh nghiệm chăm sóc phù hợp cho thanh long ruột đỏ.