1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kinh tế học môi trường đề tài ô nhiễm môi trường nước ở việt nam

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa, sự gia tăng về quy mô,dân số của con người cũng như nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, tài nguyên,...đã góp phần làmnghiêm trọng hóa tìn

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: KINH TẾ HỌC MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Hoài Thu

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3ST

1 Trần Thị Thanh Diễm (Nhóm trưởng) 23A4070036

3 Nguyễn Thị Thùy Dương 23A40700484 Dương Lê Minh Đức 23A40700555 Trịnh Việt Đức 23A40700576 Trương Thị Hương Giang 23A40700587 Hoàng Thị Ánh Nhật 23A40702178 Vũ Thị Thanh Thảo 23A40701759 Đàm Thị Thanh Thủy 23A407018010 Lê Thu Thủy 23A407018211 Nguyễn Hồng Tuyết 23A4070204

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC 6

1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước 6

1.2 Phân loại ô nhiễm 6

1.2.1 Ô nhiễm tự nhiên 6

1.2.2 Ô nhiễm nhân tạo 6

1.3 Tầm quan trọng của nước 7

1.3.1 Tầm quan trọng của nước đối với con người và xã hội 7

1.3.2 Tầm quan trọng của nước đối với con người 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆT NAM 9

2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường nước 9

2.2 Nguyên nhân ô nhiễm 12

2.2.1 Nguyên nhân chủ quan 12

2.2.2 Nguyên nhân khách quan 13

2.3 Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước 13

CHƯƠNG III: NHỮNG CÁCH KHẮC PHỤC, CHÍNH SÁCH MÀ VIỆT NAM ĐÃTRIỂN KHAI 16

CHƯƠNG IV: NHỮNG ĐỀ XUẤT, BIỆN PHÁP MỚI ĐỂ ĐỐI MẶT VỚI THỰCTRẠNG Ô NHIỄM NÀY 20

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa, sự gia tăng về quy mô,dân số của con người cũng như nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, tài nguyên, đã góp phần làmnghiêm trọng hóa tình trạng ô nhiễm, thực tế này được hiểu là sự thay đổi không mongmuốn về các đặc tính vật lý, hóa học hoặc sinh học của không khí, đất đai và nước Do đó,việc kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ tình trạng môi trường đóng vai trò vô cùngquan trọng trong việc xác định mức độ gây ô nhiễm của một vật chất khi thải ra môitrường, và nghiên cứu các mối liên kết để phát hiện kịp thời các điểm bất thường trong hệsinh thái.

Bên cạnh những yếu tố khách quan, do con người tạo ra, ô nhiễm môi trường còn cóthể được tạo ra từ chính những tác nhân tự nhiên như: động đất, sóng thần, lũ lụt, bão, núilửa, Những tác nhân tự nhiên như núi lửa phun trào (sinh ra Cl, S, CH4, ) cháy rừng(sinh ra CO2), cũng góp phần khiến tính chất không khí bị biến đổi Bên cạnh đó, gió cònthổi khói bụi từ những vùng ô nhiễm sang các vùng khác, khiên tình hình ô nhiễm khôngkhí lan rộng ở nhiều khu vực Từ đó cho thấy, mọi sinh vật sống, hiện tượng, các yếu tốtrong môi trường sống đều có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường, tácđộng đó có thể tích cực hoặc tiêu cực tùy theo từng khía cạnh khác nhau.

Một trong những vấn đề môi trường đang được sự quan tâm đặc biệt đó chính là ônhiễm nguồn nước Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đángbáo động ở Việt Nam và trên toàn thế giới Trong khi nguồn nước sạch dùng trong sinhhoạt của con người ngày càng cạn kiệt, vấn đề ô nhiễm môi trường nước đang xảy ra ởkhắp nơi từ nông thôn đến thành thị và khắp các châu lục trên thế giới.

Vì vậy, để nâng cao nhận thức của mọi người về mức độ nghiêm trọng của ô nhiễmnguồn nước đối với cuộc sống con người và tính cấp bách để đưa ra những giải pháp, hànhđộng bảo vệ nguồn nước cũng như môi trường xung quanh, nhóm đã lựa chọn chủ đềnghiên cứu cho bài tập lớn môn Kinh tế môi trường là ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam với

Trang 5

Nội dung nghiên cứu

Đề tài gồm có 3 chương, lần lượt đề cập tới các vấn đề cần nghiên cứu, với nội dungđi từ lý thuyết khái niệm, phân loại ô nhiễm nước tới thực trạng ô nhiễm nước tại Việt Namcũng như những biện pháp, chính sách mà Việt Nam đã triển khai, và cuối cùng là đề xuấtnhững biện pháp để đối mặt, cải thiện tình trạng ô nhiễm này.

Trang 6

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNGNƯỚC

1.1.Khái niệm ô nhiễm môi trường nước

Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch,mạch nước ngầm, biển… chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sứckhỏe của con người và động thực vật Những chất độc hại này đến từ tự nhiên và đặc biệtlà từ công nghiệp, sinh hoạt là những tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường nước nhưhiện nay.

1.2.Phân loại ô nhiễm

Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và cácvùng ven biển, vùng biển khép kín Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơquá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được Kết quảlàm cho hàm lượng oxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục củanước, gây suy thoái thủy vực.

1.2.1 Ô nhiễm tự nhiên

Do các hiện tượng thời tiết (mưa, lũ lụt, gió bão, ) hoặc do các sản phẩm hoạt độngsống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vậtphân hủy thành chất hữu cơ Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nướcngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn Lụt lội có thể làm nướcmất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiềuchất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tácnhân độc hại ở các khu phế thải Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụtcó thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa,xói mòn, bão, lụt, ) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải lànguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

1.2.2 Ô nhiễm nhân tạoTừ sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt (Sewage): là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh củacon người Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy

Trang 7

sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vitrùng Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất cótrong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau Nhìn chung mức sống càngcao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.

Từ các chất thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuấtcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải Ví dụ: nước thải của các xí nghiệpchế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệpthuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfide, Người ta thường sửdụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ônhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị.oxy hóa học Ngoài các nguồn gây ônhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiễm nước khác như từ y tế hay từ cáchoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…

1.3.Tầm quan trọng của nước

1.3.1 Tầm quan trọng của nước đối với con người và xã hội

Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển Chúng điều hoà các yếu tố khíhậu, đất đai và sinh vật Nước còn giúp đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con ngườitrong sinh hoạt hằng ngày Như tưới tiêu cho nông nghiệp, hỗ trợ sản xuất công nghiệp,khai thác và sản xuất điện năng, tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, kì vĩ giúp khaithác dịch vụ du lịch của mọi miền đất nước.

1.3.2 Tầm quan trọng của nước đối với con ngườiTrong đời sống

Nước là một phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi con người Từ những hoạtđộng cá nhân như tắm rửa, gội đầu, đánh răng,… Cho đến quá trình sơ chế và đun nấu thựcphẩm để ăn uống Sẽ thật khó có thể tưởng tượng được nếu trong quá trình nấu ăn khôngcó sự xuất hiện của nước phải không nào? Ngoài ra, các hoạt động đời sống như rửa bát,lau nhà, giặt giũ,… Nước cũng chính là thành phần không thể không có.

Trong sức khỏe

Duy trì sự sống

Nước là tài nguyên quý giá, rất cần thiết cho hoạt động sống của con người Nướcchiếm tới 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55-60% cơ thể nam giới trưởng thành, và 50% cơthể nữ giới trưởng thành Nước rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể Bởi nóliên quan tới tất cả quá trình hoạt động và sinh hoạt Ví dụ như các hoạt động tiêu hoá, hấpthụ lương thực thực phẩm Bởi nước có khả năng cung cấp chất khoáng, đồng thời vậnchuyển các chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, giữa các cơ quan với nhau,… Theo

Trang 8

8đó, nuôi sống mọi hoạt động trong cơ thể.

Điều hòa thân nhiệt

Khi bổ sung nước vào cơ thể, chúng có tác dụng điều hòa thân nhiệt cân bằng ởngưỡng 37 độ C Chắc hẳn ai cũng biết rằng, kể cả khi thời tiết nóng hay lạnh thì thân nhiệtcủa chúng ta cũng sẽ tự động điều chỉnh Và nước chính là yếu tố quan trọng nhất để duytrì điều đó.

Sức khỏe não bộ

Cũng theo một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Họ đã chỉ ra rằng có tới 80%thành phần mô trong não người được cấu tạo bởi nước Việc thường xuyên thiếu nướcuống sẽ làm giảm sút tinh thần Khả năng tập chung cũng sẽ kém đi Và đôi khi còn lànguyên nhân gây nên tình trạng mất trí nhớ.

Thanh lọc, giải độc

Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ thanh lọc và giải phóng những độc tố xâm nhập vàocơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp một cách hiệu quả Uống đủ nước làm cho hệ thốngbài tiết được hoạt động thường xuyên, bài thải những độc tố trong cơ thể, có thể ngăn ngừasự tồn đọng lâu dài của những độc tố gây bệnh ung thư: uống nước nhiều hằng ngày giúplàm loãng và gia tăng lượng nước tiểu bài tiết cũng như góp phần thúc đẩy sự lưu thôngtoàn cơ thể, từ đó có thể ngăn ngừa hình thành của các loại sỏi: đường tiết niệu, bàngquang, niệu quản…

Giảm cân

Nước cũng là một biện pháp giảm cân rất hữu hiệu và đơn giản, nhất là uống một lynước đầy khi cảm thấy đói hoặc trước mỗi bữa ăn Cảm giác đầy dạ dày do nước (khôngca-lo, không chất béo) sẽ ngăn cản được sự thèm ăn và quan trọng nhất nước kích động quátrình chuyển hóa, đốt cháy nhanh lượng calo vừa hấp thu qua thực phẩm Nếu mỗi ngàybạn uống đều đặn sáu ly nước thì một năm có thể giảm hai kg trọng lượng cơ thể.

Trang 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở VIỆTNAM

2.1.Thực trạng ô nhiễm môi trường nước

Theo số liệu thống kê ô nhiễm môi trường nước của UNEP, 60% nguồn nước trêncác dòng sông của 3 châu lục Á-Phi-Âu bị ô nhiễm Theo Unicef 5 quốc gia có nguồn nướcbị ô nhiễm nặng nhất là: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam.

Theo báo cáo mới nhất của viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, ở Việt Namcó khoảng 17 triệu người dân chưa tiếp cận được nước sạch Họ thường phải sử dụng cácnguồn nước từ nước mưa, nước giếng khoan, và nước máy lọc chưa đảm bảo an toàn.

Tại Hà Nội có hơn 1.000 mét khối rác thải và gần 400.000 mét khối nước thải thải ramôi trường mỗi ngày, nhưng chỉ có khoảng 10% rác thải được xử lý Hầu hết nước thải củathủ đô đều được thải ra các sông ngòi, kênh rạch như: Sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đà,hồ Linh Đàm,…

Tại cụm khu công nghiệp Thanh Lương Hồ Chí Minh, ước tính mỗi ngày có khoảng5.000 m3 nước thải từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm… Tại các khu vực kênh rạchquanh các quận 8, 11, 6, đang bị ô nhiễm nặng

Ở vùng nông thôn việc xử lý chất thải vẫn còn chưa được chú trọng, do người dânkhông biết nhiều về sự nghiêm trọng và cách xử lý nước thải đúng đắn Rác thải môitrường, xác thực vật hay nước thải sinh hoạt đều được xả thẳng ra môi trường khiến chúngngấm vào mạch nước ngầm hay rửa trôi ra ao, hồ, sông suối, làm tình trạng ô nhiễm ngàycàng nặng Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học cũng gây ảnh hưởng đến mạchnước ngầm không kém.

Theo WHO ở Việt Nam có khoảng 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do sửdụng nguồn nước không đảm bảo, vệ sinh kém và có khoảng 44% trẻ bị nhiễm giun sán.

Theo thống kê của Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn mỗi năm có đến9000 người chết do ô nhiễm nguồn nước, và phát hiện hơn 100.000 trường hợp ung thưmỗi năm mà nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước không đảm bảo Khoảng 21%dân số đang sử dụng nước bị nhiễm Asen Ở một số nơi, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến ônhiễm nguồn nước như tiêu chảy, viêm da, bệnh về mắt do nước bị nhiễm khuẩn Ecoliđang có xu hướng gia tăng, có thể lây lan thành dịch

Ô nhiễm càng gia tăng, thì thực trạng ô nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn Ở Việt

Trang 10

Nam có mạng lưới sông ngòi kênh rạch trải khắp các tỉnh thành Bản đồ minh họa dưới đâydiễn tả mạng lưới sông ngòi ở Việt Nam Để phân tích được cụ thể hơn về thực trạng ônhiễm nguồn nước, chúng em xin lấy ví dụ về sông Tô Lịch( con sông đại diện cho vùngĐồng bằng sông Hồng, chảy trong nội thành thành phố Hà Nội nên dễ quan sát, theo dõi),sông Đồng Nai( con sông dài nhất Việt Nam, nằm ở khu vực Đông Nam Bộ và lưu vựcsông chảy qua 6 tỉnh thành phía Nam) và kênh Tàu Hủ( con kênh có lịch sử lâu đời nhất,chảy qua nội đô thành phố Hồ Chí Minh – là một trong những thành phố lớn và đông dânnhất ở Việt Nam) Đây được coi là dòng sông, con kênh tiêu biểu có mức ô nhiễm đángcảnh báo ở các thành phố trọng điểm, chúng ta có thể dễ dàng tìm hiểu và quan sát.

a.Sông Tô Lịch

Trong nhiều năm qua Việt Nam đã đưa ra những quyết sách quan trọng về việc quy hoạch, khai thác bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông.

Trang 11

Tuy nhiên, trước áp lực về phát triển kinh tế- xã hội lên môi trường, nhiều dòng sông lớnđang dần chết mòn, chờ ngày được hồi sinh Sông Tô Lịch của Hà Nội cũng là một nạnnhân trong số đó “Núi Tản - Sông Tô” từ một biểu tượng của kinh thành Thăng Long xưanhưng đến nay dưới áp lực của đô thị hóa đã trở thành nỗi ám ảnh của thủ đô Từ nhữngnăm 1990 cho đến năm 1998 sông Tô Lịch đã bắt đầu có hiện tượng ô nhiễm Và đặc biệttừ 1998 đến nay tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn Sông Tô Lịch cótổng diện tích là 77,5 km2, chiều dài sông khoảng 15 km, chảy qua 6 quận, huyện của HàNội và là 1 trong 4 con sông nội đô đảm nhận chức năng thoát nước chính của thành phố.Ước tính mỗi ngày sông Tô Lịch phải hứng chịu hơn 150 nghìn mét khối nước thải côngnghiệp và sinh hoạt từ hơn 300 cống xả thải lớn nhỏ, trong đó có một phần ba là nước thảicông nghiệp chưa qua xử lý Ngoài ra, tình trạng họp chợ cũng rất phổ biến, thường xảy radọc hai bên sông Các tiểu thương và người dân thường “xả” mọi thứ xuống dòng sông, từtúi ni lông đến chai nhựa, khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng Các chất thải,rác bị đổ xuống dòng sông đã tích tụ qua hàng ngàn năm khiến dòng sông bốc mùi hôi thối,ô nhiễm nặng nề Sông Tô Lịch bị ô nhiễm nghiêm trọng đã ảnh hưởng lớn tới mạch nướcngầm tại Hà Nội, nguồn nước sinh hoạt chiếm 80-85% là nước ngầm, chỉ một phần nhỏ lànước lấy từ Nhà máy nước sông Đà Trong nhiều năm qua chính quyền thành phố Hà Nộiđã thực hiện một số biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm như: vào năm 2014, sở Tài nguyênvà Môi trường Hà Nội đã đề xuất sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước bề mặt theotừng đoạn hoặc theo từng cống xả chính, hoặc xử lý trực tiếp tại nguồn nước thải của cáchộ gia đình, đồng thời, tiến hành nạo vét thường xuyên Cuối năm 2018, Công ty Thoátnước Hà Nội đề ra phương án dùng nước sông Hồng để thau rửa nước sông Tô Lịch Đếnnăm 2019, thành phố áp dụng công nghệ xử lý nước thải Nano-Bioreactor Nhật Bản lắp đặthai bên bờ sông, gom nước thải và xử lý Và gần đây nhất là đề án cải tạo sông Tô Lịchthành công viên lịch sử văn hóa tâm linh và các thiết chế văn hóa hệ thống hầm ngầm kếthợp với cao tốc ngầm Dù thành phố liên tục thực hiện cải tạo bằng nhiều biện pháp khácnhau để làm sạch dòng sông Nhưng cho đến nay, dòng sông Tô Lịch vẫn còn bị ô nhiễmnặng nề.

b.Sông Đồng Nai

Hiện tại, 94% nguồn nước thô cung cấp cho các nhà máy nước ở Thành phố Hồ ChíMinh để phục vụ sản xuất và sinh hoạt đến từ nước mặt của lưu vực sông Sài Gòn-ĐồngNai Tuy nhiên, chất lượng nguồn cung cấp nước này đang bị suy giảm do ảnh hưởng củaquá trình đô thị hóa Theo Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), Thành phố Hồ ChíMinh nằm cuối lưu vực sông Sài Gòn-Đồng Nai Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do tác độngcủa phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương phía trên lưu vực sông rất nghiêm trọng vàkhó kiểm soát

Trên thực tế, nguồn nước của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai đang phải gánh mộtlượng lớn nước thải từ các khu dân cư, khu đô thị, các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp,

Trang 12

Hậu quả là thời gian gần đây, mức độ ô nhiễm nguồn nước sông Sài Gòn ngày cànggia tăng, vào mùa khô thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn mặn, còn về mùa mưa hàmlượng mangan và amoniac rất cao Tình trạng ô nhiễm sông Sài Gòn-Đồng Nai đã ảnhhưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước của 2.000km kênh, rạch chảy qua nội đôThành phố Hồ Chí Minh Nguyên nhân chủ yếu do nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý,nước mưa chảy tràn mang theo rác thải và đặc biệt là việc người dân lấn chiếm, xả rác bừabãi xuống kênh, rạch Ghi nhận thực tế cho thấy, ở rạch Văn Thánh (quận Bình Thạnh),nước luôn có màu đen ngòm do rác thải, nước thải của người dân sống gần đó đổ trực tiếpra kênh này Kênh 19-5 nối dài 3 quận Tân Bình-Tân Phú-Bình Tân bị ô nhiễm nhiều nămnay, khi lượng lớn nước thải từ các nhà máy, nhà dân trên địa bàn đổ thẳng ra Tình trạngtương tự cũng xảy ra tại kênh Phạm Văn Bạch (quận Tân Bình), chủ yếu là rác thải của cáchộ kinh doanh dịch vụ rửa xe, sản xuất kim loại, nhà hàng ăn uống dọc theo kênh Sở Tàinguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thành phố đã chỉnh trang các khudân cư xuống cấp, di dời dân cư sống ven sông và các nhà máy, cơ sở sản xuất không đảmbảo vệ sinh môi trường để giảm áp lực về rác thải cho hệ thống sông, kênh, rạch Ngànhmôi trường thành phố còn thường xuyên vớt rác, lục bình, nạo vét bùn, nạo vét các sông,rạch bị ô nhiễm; xử lý các vi phạm lấn chiếm lòng sông, kênh, rạch… Tuy nhiên mỗi ngàycó hơn 3 triệu m3 nước thải sinh hoạt đô thị thải ra, lượng nước thải được thu gom và xử lýtập trung chỉ chiếm khoảng 13% Ý thức bảo vệ môi trường của người dân tại nhiều địaphương còn kém, tình trạng lấn chiếm, xả rác xuống sông, kênh, rạch vẫn diễn ra thườngxuyên.

c.Kênh Tàu Hủ

Theo ghi nhận của báo Tuổi trẻ vào đầu năm 2022, Dòng kênh Tàu Hủ bao năm vẫnđen vì nhiều người bỏ rác bừa bãi trên đường, vứt thẳng xuống kênh Nhiều bãi rác tự phát,rác chất đống bên đường, chất đầy gốc cây, tràn xuống kênh rạch, bốc mùi hôi thối Vàomùa mưa và mùa triều cường, nếu không xử lý rác kịp thời, nước rỉ từ những bãi rác sẽchảy xuống ao, kênh rạch, lâu ngày gây ô nhiễm Chính quyền địa phương đã nhiều lầnphối hợp với công ty môi trường đô thị thu gom rác trên đại lộ Nguyễn Văn Linh Tuynhiên, chỉ vài ngày sau khi dọn dẹp, người dân vẫn thản nhiên chuyển rác và vứt xuốngđường Thỉnh thoảng có nhóm thanh niên đến bãi đất trống tổ chức ăn nhậu, hát hò màkhông dọn dẹp Những người bán dạo nông sản cũng vô tư vứt rác xuống hai bên đường.

Ngày đăng: 21/06/2024, 16:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w