Lý luận chung
Các khái niệm
- Thất nghiệp trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm hoặc không được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội.
- Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
- Lao động có việc làm là tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Những người không được tính vào lực lượng lao động là những sinh viên, người nghỉ hưu, những cha mẹ ở nhà, những người trong tù, những người không có ý định tìm kiếm việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp so với lực lượng lao động.
Vai trò (Tác động)
- Thất nghiệp (unemployment) tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế- xã hội Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát.
- Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.
Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…
- Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến trật tự xã hội…
Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…;
Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.
Phân loại thất nghiệp
Mất việc: Người lao động không có việc làm do các cơ quan/ doanh nghiệp cho thôi việc vì một lý do nào.
Bỏ việc: Đây là hình thức thôi việc do bản thân người lao động tự ý xin nghỉ việc vì lý do chủ quan (VD: Lương không thỏa đáng, môi trường làm việc không phù hợp,…).
Nhập mới: Là những người mới tham gia vào lực lượng lao động của thị trường nhưng chưa tìm được việc làm (VD: Sinh viên mới ra trường tìm việc làm).
Tái nhập: Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay, hiện muốn đi làm trở lại nhưng chưa tìm được việc làm thích hợp.
Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment): là tình trạng thất nghiệp phát sinh do người lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương tương ứng.
(VD: Sinh viên không đi làm thêm, tập trung vào việc học để có bằng cấp sau đó mới tìm kiếm những công việc có mức lương cao hơn.)
Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment): là tình trạng thất nghiệp mà ở đó người lao động sẵn sàng đi làm với mức lương hiện hành nhưng không tìm được việc.
Phân loại theo nguyên nhân thì thất nghiệp được chia thành 3 loại lớn, đó là thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển
Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment) là mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay cả khi thị trường lao động cân bằng.
Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment) xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động. Nguyên nhân có thể là do người lao động thiếu kỹ năng, hoặc sự khác biệt về địa điểm cư trú.
Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment)là thất nghiệp do người lao động bỏ việc cũ tìm việc mới, có sự thay đổi về địa lý hoặc những người lao động mới gia nhập hay tái gia nhập lực lượng lao động cần có thời gian để tìm việc làm.
Thất nghiệp thời vụ (seasonal unemployment) là tình trạng người lao động không có việc làm trong một khoảng thời gian nhất định trong năm (VD: Nhân viên resort, công viên nước, trượt băng, trượt tuyết thường sẽ thất nghiệp vào mùa đông vì ít ai có nhu cầu đi).
Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): thất nghiệp do tình trạng suy thoái kinh tế, sản lượng xuống thấp hơn mức sản lượng tiềm năng (theo lý thuyết Keynes).
Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển (Classical Unemployment): Theo lý thuyết cổ điển, thất nghiệp xảy ra là do mức lương tối thiểu được quy định cao hơn mức lương do quy luật cung-cầu trên thị trường quy định
- Theo tuổi: Thất nghiệp có xu hướng nhiều nhất ở các nhóm tuổi trẻ nhất, giảm dần cho đến độ tuổi lao động chính. Một số nguyên nhân dẫn đến điều đó là:
Cũng giống như bất kỳ sự chuyển đổi nào, cần phải có một thời gian nhất định để người lao động trẻ thích nghi khi chuyển từ ghế nhà trường sang môi trường làm việc Họ cần một thời gian để tìm hiểu các điều kiện của thị trường lao động, chẳng hạn như có thể có những loại công việc gì, với mức lương bao nhiêu, yêu cầu công việc như thế nào và nó có phù hợp với bản thân hay không? Hơn thế nữa, thanh niên vẫn ở giai đoạn đầu của cuộc đời, phần lớn vẫn có chỗ dựa là cha mẹ và chưa lập gia đình nên trách nhiệm của họ đối với gia đình là không quá cao Họ có thể chấp nhận thất nghiệp tạm thời một thời gian để chờ một công việc có thu nhập cao hoặc có điều kiện làm việc tốt hơn hoặc phù hợp hơn với bản thân. Ở độ tuổi lao động chính, người lao động thường phải có trách nhiệm với gia đình, đòi hỏi phải có một việc làm với thu nhập ổn định Thất nghiệp ở nhóm tuổi này thực sự là thử thách đối với gia đình họ.
Tuổi càng cao, người lao động tích luỹ được càng nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn kỹ thuật được nâng cao, cơ hội tìm kiếm việc làm ngày càng cao.
- Theo giới: Tỷ lệ thất nghiệp của nữ giới thường cao hơn nam giới Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều đó, một trong những nguyên nhân chính là:
Mặc dù trong điều kiện hiện nay, nam nữ bình đẳng nhưng tâm lý chung của các nhà tuyển dụng vẫn thích tuyển nam giới hơn nữ giới Bởi vì trong quá trình công tác, nam thường có điều kiện đi công tác xa, ít phải bận công việc gia đình nhất là con cái hơn nữ.
Nam giới thường có sức khoẻ cũng như điều kiện để nâng cao trình độ hơn nữ giới nên khả năng tìm kiếm việc làm cao hơn.
- Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: Người có trình độ chuyên môn lành nghề càng cao thì thất nghiệp càng ít.
Thực trạng tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022
Khái quát
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thị trường lao động Việt Nam từ 2018-2022 có nhiều biến động, đại dịch Covid-19 bùng nổ ảnh hưởng mạnh mẽ và nghiêm trọng đến thị trường lao động, việc làm ở Việt Nam
Nếu trước đây, dân số trẻ và lực lượng lao động dồi dào là lợi thế của Việt Nam trong vấn đề “thâm dụng lao động” thì từ giai đoạn này, khi chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ, thì chỉ dân số trẻ và lao động dồi dào thôi là chưa đủ, thị trường lao động lúc này đã đòi hỏi những tiêu chuẩn cao hơn, khắt khe hơn về người lao động, đó là phải trình độ kỹ thuật, năng lực chuyên môn mạnh để đưa nền kinh tế phát triển đuổi kịp so với các nước phát triển
Từ 2018-2022, Việt Nam đã phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ lao động giảm mạnh so với trước đây Bức tranh thị trường lao động đang dư thừa, phát triển không đồng đều, mất cân đối nghiêm trọng về cung và cầu, lao động trẻ giảm và thất nghiệp thường xuyên trong độ tuổi từ 15-24, lao động đã qua đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu công việc thực tiễn. Chất lượng việc làm chưa cao
Chính phủ có nhiều biện pháp điều hòa những bất ổn của thị trường lao động nhằm cân đối nền kinh tế, đảm bảo quyền lao động và bảo vệ lao động Tuy nhiên, từ năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ thì những chính sách kiểm soát dịch bệnh của nhà nước, chính phủ đã tác động lớn đến nền kinh tế và làm giảm mạnh một số lượng lớn lao động, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp trên thị trường lao động Việt Nam Tình trạng này chỉ vừa mới bắt đầu hồi phục trong năm 2022 và đến nay vẫn đang nỗ lực để tiếp tục tăng lên.
Thực trạng
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý IV năm 2018 ước tính là 55,7 triệu người, tăng 286,6 nghìn người so với quý trước và tăng 530,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Lao động nam 29,2 triệu người, chiếm 52,3%; lao động nữ 26,5 triệu người, chiếm 47,7% Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 17,9 triệu người, chiếm 32%; khu vực nông thôn là 37,8 triệu người, chiếm 68% Tính chung cả năm 2018, lực lượng lao động từ
15 tuổi trở lên là 55,4 triệu người, tăng 566,2 nghìn người so với năm 2017.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý IV năm 2018 ước tính là 49 triệu người, tăng 289,8 nghìn người so với quý trước và tăng 522,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động nam 26,8 triệu người, chiếm 54,8%; lao động nữ 22,2 triệu người, chiếm 45,2%; lao động khu vực thành thị là 16,5 triệu người, chiếm 33,6%; khu vực nông thôn là 32,5 triệu người, chiếm 66,4% Tính chung cả năm 2018, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 48,7 triệu người, tăng 549,8 nghìn người so với năm trước.
Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc quý IV năm 2018 ước tính 54,6 triệu người, bao gồm 20,6 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 37,7% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 14,6 triệu người, chiếm 26,7%; khu vực dịch vụ 19,4 triệu người, chiếm 35,6% Tính
9 chung cả năm 2018, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 54,3 triệu người, bao gồm 20,7 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 38,1% tổng số (giảm 2,1 điểm phần trăm so với năm trước); khu vực công nghiệp và xây dựng 14,4 triệu người, chiếm 26,6% (tăng 0,8 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ 19,2 triệu người, chiếm 35,3% (tăng 1,3 điểm phần trăm).
Tính chung cả năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước ước tính là 2,0%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,55% Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2018 là 2,19%, trong đó khu vực thành thị là 3,10%; khu vực nông thôn là 1,74% Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2018 ước tính là 7,06%, trong đó khu vực thành thị là 10,56%; khu vực nông thôn là 5,73%.
Trong 9 tháng, tỷ lệ thất nghiệp chung là 1,99% Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước quý III/2019 ước tính là 1,99% (quý
Tính chung 9 tháng năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp chung là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 2,94%; khu vực nông thôn là 1,52% Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý III/2019 là 2,17% (quý I là 2,17%; quý II là 2,16%).
Tính chung 9 tháng năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,16%, trong đó khu vực thành thị là 3,11%; khu vực nông thôn là 1,66%
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 9 tháng năm
2019 ước tính là 6,43%, trong đó khu vực thành thị là 10,63%;khu vực nông thôn là 4,69%.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I/2019 là 1,21%; quý II là 1,38%; quý III ước tính là 1,38%.
Tính chung 9 tháng năm nay, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 1,32%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,73%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 1,63% (tỷ lệ thiếu việc làm của 9 tháng năm
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản quý I/2019 là 54,7%; quý II là 54%; quý III ước tính là 54,4%, trong đó khu vực thành thị là 45,7%; khu vực nông thôn là 61,5%.
Tính chung 9 tháng năm 2019 tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tính là 54,6%, trong đó khu vực thành thị là 46,4%; khu vực nông thôn là 61,6% (9 tháng năm 2018 tương ứng là 56,3%; 48,1%; 63%).
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2019 ước gần 1,1 triệu người, giảm 5,5 nghìn người so với năm 2018 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2019 ước là 2,16%, giảm 0,03 điểm phần trăm so với năm 2018.
Thất nghiệp của lao động thanh niên trong độ tuổi từ 15-24 trong năm 2019 ước khoảng 428,5 nghìn người, chiếm 38,7% tổng số người thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong năm 2019 ước là 6,39%, giảm 0,53 điểm phần trăm so với năm 2018 (trong đó ở khu vực thành thị là 10,24%, giảm 0,22 điểm phần trăm) Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-
24 tuổi cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung do lực lượng này khi tham gia vào thị trường lao động thường có
11 xu hướng tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ năng lực của mình hơn so với các nhóm dân số ở độ tuổi khác Đây là tình hình chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo (NEET) của cả nước năm 2019 ước là 11,2%, tương đương với gần 1,3 triệu thanh niên Tỷ lệ NEET ở khu vực thành thị thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn, ở nữ thanh niên cao hơn 4,2 điểm phần trăm so với nam thanh niên.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi trong năm
2019 ước tính là 1,26% (ở khu vực nông thôn cao hơn 0,9 điểm phần trăm so với khu vực thành thị, tương ứng là 1,57% và 0,67%).
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức của cả nước trong năm 2019 là 54,6%, giảm 1,6 điểm phần trăm so với năm
2018 Riêng tại khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức là 61,7%, cao hơn 15,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức của khu vực thành thị (46,3%). Đa số lao động có việc làm phi chính thức đều chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật Trong số những lao động có việc làm phi chính thức, lao động có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ trọng cao nhất (34,0%), tiếp đến là lao động có trình độ tiểu học (23,5%) và trung học phổ thông (17,4%) Lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên chỉ chiếm 15,2% tổng số lao động có việc làm phi chính thức.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong năm 2020 tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm (2016-2020).P
Nguyên nhân dẫn đến sự biến động của tỷ lệ thất nghiệp
Dịch Covid-19 bùng nổ, để hạn chế tình trạng lây lan của vi rút Chính phủ buộc phải đưa ra quyết sách đóng cửa tạm thời tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh không thiết yếu trên khắp cả nước khiến tất cả nhưng lao động trong các cơ sở này không thể tiếp tục làm việc.P
Các quốc gia tiến hành giãn cách xã hội và phong tỏa nghiêm ngặt trong suốt thời gian này, kể cả Việt Nam, đối với hàng triệu người lao động Việt Nam ở thị trường lao động trong nước và quốc tế , khả năng làm việc là điều không thể.P
Theo Bản tóm tắt nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tỷ lệ tham gia thị trường lao động của phụ nữ Việt Nam ở mức cao đáng kể Tuy nhiên, vào năm 2020, sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động giảm đáng kể Phụ nữ trẻ và lớn tuổi là những đối tượng đặc biệt có nguy cơ rời khỏi thị trường lao động Nguyên nhân chủ yếu là do phụ nữ có mức lương và hiệu quả lao động được đánh giá thấp hơn nam giới, họ dành phần lớn thời gian để làm việc nhà và chăm sóc con cái, số thời gian này gấp đôi so với nam giới nên khi đại dịch Covid-19 xảy ra, tình trạng phụ nữ bị giảm giờ làm dần dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng cao Phụ nữ trẻ tuổi có xác suất ký được hợp đồng lao động dài hạn thấp hơn 20% so với phụ nữ lớn tuổi, mà hầu như mọi phụ nữ trên 55 tuổi đều làm việc phi chính thức vì điều này trùng với tuổi nghỉ hưu theo quy định Khi kim ngạch xuất khẩu giảm cộng với tình trạng đóng cửa nơi làm việc khiến sản lượng kinh tế trong các lĩnh vực việc làm chủ chốt giảm đáng kể, bao gồm cả dịch vụ và nông nghiệp, thì những người ở các nhóm tuổi này có nguy cơ mất việc làm việc hơn.P
Ngoài ra, từ thực trạng thị trường lao động Việt Nam thời gian qua cho thấy một số nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp vẫn còn cao từ trước đó đến năm 2022 (theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài Chính) được xác định là:
- Một là, thiếu định hướng nghề nghiệp Ngay từ trong quá trình đào tạo, học viên, sinh viên thiếu định hướng nghề nghiệp sẽ dẫn đến việc chọn ngành nghề không phù hợp với bản thân Điều này sẽ gây ra tình trạng chán nản, chần chừ không muốn tìm việc vì không biết nên tìm công việc gì là tốt nhất cho mình Theo thống kê, một bộ phận lớn học viên, sinh viên sau khi đã đi gần hết quá trình đào tạo trong trường đại học, chuẩn bị bước vào môi trường lao động nghề nghiệp, vẫn còn thiếu một định hướng đầy đủ và cụ thể cho nghề nghiệp của mình Một bộ phận sinh viên ngay từ khi lựa chọn ngành học và trong quá trình học đã không có một sự định hướng cụ thể và “cũng không được ai khuyên” về các nghề gắn với ngành học của mình.
- Hai là, trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp Việt Nam có nguồn lao động vô cùng dồi dào nhưng chất lượng chưa cao. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đồng thời khoa học công nghệ phát triển thì trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt chưa đạt yêu cầu Có những công việc yêu cầu về trình độ đào tạo cũng như đào tạo chuyên môn cao nhưng phần lớn người lao động không đáp ứng được Nhìn chung, lao động Việt Nam còn yếu về ngoại ngữ, thiếu hiểu biết về luật pháp và văn hóa của quốc gia đến làm việc Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị luôn cao hơn nông thôn
- Ba là, thiên tai, dịch bệnh Thiên tai có thể ảnh hưởng đến một bộ phận lớn trong lực lượng lao động tại những vùng bị thiệt hại, khiến cho họ bị mất việc trong một khoảng thời gian dài; Còn dịch bệnh chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với chúng ta Khi xảy ra dịch bệnh, hầu hết những công việc phải dừng lại Tình hình dịch bệnh kéo dài đã làm nhiều người lao động mất việc làm, thậm chí nhiều DN phải phá sản vì không thể cầm cự.
- Bốn là, máy móc, thiết bị hiện đại thay thế con người Cách mạng công nghiệp lên ngôi, không ít người lao động bị thay thế bởi máy móc hiện đại Khi áp dụng, sử dụng máy móc trí
23 tuệ nhân tạo AI, các DN sẽ không phải quản lý, không phải thưởng thêm, chi trả bảo hiểm… Trên hết, năng suất mà máy móc tạo ra cao hơn con người.
- Năm là, mức lương chưa hấp dẫn Mức lương ở thị trường lao động chưa thực sự hấp dẫn với người lao động Nhiều lao động vẫn loay hoay tìm việc vì mức lương của thị trường không xứng đáng với trình độ của họ.
Hậu quả của việc tỷ lệ thất nghiệp tăng caoPmang lại đối với thị trường
Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ số quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia và có thể có nhiều hậu quả đối với nền kinh tế nói chung và bản thân người lao động nói riêng nếu nó xảy ra biến động tăng hay giảm.P Điển hình như, năm 2018, dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải đóng cửa, sa thải nhân công Tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, đạt mức cao nhất.P
Một số lượng lớn người lao động bị mất việc, không thể tìm được việc làm khiến cuộc sống của họ lâm vào khó khăn vô cùng buộc phải quay về quê kiếm sống làm nhiều nhà trọ bị người thuê hủy trọ hàng loạt phải lao đao; các chủ quán tạp hóa chỉ biết ngồi đuổi ruồi chờ khách đến, có nhiều khách hàng đi mua hàng xin được ghi sổ nợ, doanh thu kiếm được trung bình từ 500k/ngày giảm còn vài chục một ngày không đủ để duy trì cuộc sống hàng ngày; làn sóng rút bảo hiểm xã hội trong công nhân lao động nhanh chóng bùng nổ; hàng loạt các tác động tiêu cực ngập lên hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế.P
Thất nghiệp gia tăng khiến cho đa phần người dân thắt chặt chi tiêu, thay đổi đổi nhu cầu cầu tiêu dùng Điều này khiến cho GDP giảm mạnh, nền kinh tế không thể đạt được hiệu quả và rất dễ gây ra tình trạng suy thoái nền kinh tế Thị trường chứng khoán giảm, đi xuống liên tục, nhà đầu tư chao đảo, khốn khó, một số doanh nghiệp không trụ vững nổi trên thị trường dành phải rút lui khỏi thị trường, thậm chí nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản.P Để điều tiết nền kinh tế, làm giảm tình trạng thất nghiệp, chính phủ buộc phải đưa ra các chính sách giúp nền kinh tế phát triển trong thời kỳ này như tăng cho vay, tăng trợ cấp làm áp lực lên ngân sách nhà nước, làm giảm thuế và lợi ích xã hội giúp nền kinh tế tăng trưởng Bởi thất nghiệp có tỷ lệ nghịch đối với lạm phát (theo mô hình đường cong Phillips) nên nếu thất nghiệp tăng thì lạm phát sẽ giảm Tuy nhiên, trong trường hợp ngược lại, thất nghiệp có thể dẫn đến tình trạng lạm phát tăng cao khi có sự tăng trưởng trong nền kinh tế.P
Như vậy, tổng kết lại có thể rút ra được một số hệ lụy của việc biến động tỷ lệ thất nghiệp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế như sau:P
- Giảm thu nhập cá nhân: Người mất việc sẽ mất nguồn thu nhập Điều này có thể dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống, khả năng duy trì cuộc sống hàng ngày và tạo áp lực tài chính gia đình.
- Giảm tiêu dùng: Người thất nghiệp sẽ thường tiêu dùng ít hơn, vì họ có ít tiền để tiêu và thường tập trung vào tiết kiệm Điều này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế tổng thể vì tiêu dùng là một phần quan trọng của tăng trưởng kinh tế,
25 đặc biệt là đối với những doanh nghiệp trong ngành bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng Doanh số bán hàng có thể giảm, và doanh nghiệp có thể phải cắt giảm chi phí hoặc giảm nhân sự.
- Giảm thuế và lợi ích xã hội: Nhà nước thường phải chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp và các chương trình hỗ trợ xã hội cho người thất nghiệp Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, điều này có thể đặt áp lực lên ngân sách và dẫn đến tăng thuế hoặc giảm lợi ích xã hội.
- Tăng tội phạm: Người thất nghiệp có thể dễ dàng trở thành nạn nhân hoặc thực hiện tội phạm để kiếm tiền khi họ không thể tìm được việc làm Điều này có thể dẫn đến tăng tội phạm và đe dọa an ninh xã hội.
- Mất năng lực lao động: Khi người lao động mất việc trong thời gian dài, họ có thể mất đi kỹ năng và kinh nghiệm. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng lực lao động của quốc gia và làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.
- Tăng mất cơ hội: Người trẻ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi tăng tỷ lệ thất nghiệp, vì họ có ít cơ hội để bắt đầu sự nghiệp và tích lũy kinh nghiệm.
- Tăng căng thẳng xã hội: Tăng tỷ lệ thất nghiệp có thể gây ra căng thẳng xã hội và không hài lòng dân chúng, dẫn đến các biểu tình và xung đột xã hội.
- Giảm tăng trưởng kinh tế: Tăng tỷ lệ thất nghiệp thường đi kèm với giảm tăng trưởng kinh tế Khi có nhiều người thất nghiệp, nền kinh tế sẽ hoạt động dưới tiềm năng và không thể tận dụng tối đa năng lực lao động.
- Giảm sản xuất và sáng tạo: Tăng tỷ lệ thất nghiệp có thể dẫn đến giảm sản xuất và sáng tạo trong nền kinh doanh. Người lao động là một phần quan trọng của quá trình sản xuất và sáng tạo, và khi họ mất việc, năng lực của doanh nghiệp có thể giảm.
- Tăng cạnh tranh trên thị trường lao động: Với nhiều người thất nghiệp, cạnh tranh giữa người lao động trên thị trường lao động tăng lên Điều này có thể dẫn đến áp lực giảm lương và lợi ích cho người lao động, điều này có thể làm giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Giải pháp giảm thất nghiệp ở Việt Nam
Giải pháp trong ngắn hạn
- Tăng cường điều tra, khảo sát, dự báo và đẩy mạnh công tác kế hoạch để thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực sát thực tế, theo từng giai đoạn, ngành nghề, trình độ đào tạo:
Thành lập các ban ngành, phối hợp với các trường đại học để thành lập khảo sát sinh viên về nguyện vọng nghề nghiệp Từ đó có những dự báo sát thực tế góp phần mang lại thông tin nhu cầu việc làm chính xác cho sinh viên.
- Thiết lập cơ chế phối hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào và người học trong việc nắm bắt nhu cầu sử dụng, đặt hàng đào tạo cung ứng cho người sử dụng lao động: Trước mắt áp dụng thí điểm cơ chế này tại các khu công nghiệp, khu kinh tế lớn, sau đó sẽ áp dụng đồng bộ tại các ngành, địa phương trong phạm vi cả nước
- Mở các chương trình đào tạo lại và đào tạo nghề miễn phí Với tình trạng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, Nhà nước nên tổ chức các chương trình đào tạo lại để nâng cao chuyên môn và kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu kinh tế ngày càng phát triển sâu rộng.
Giải pháp đặt ra là Nhà nước kết hợp với các chính quyền địa phương tổ chức các chương trình đào tạo nghề miễn phí cho những đối tượng thất nghiệp chưa được qua đào tạo, những đối tượng lao động yếu thế trên cả nước.
- Miễn giảm thuế thu nhập: Với tình hình kinh tế đang gặp vô vàn khó khăn như hiện nay, chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, Giảm bớt gánh nặng thuế cho các cá nhân và tổ chức.
Giải pháp trong dài hạn
- Người lao động tự nâng cao trình độ lao động và kỹ thuật: Khi có điều kiện và cơ hội, bản thân người lao động nên chủ động học hỏi, tiếp thu và cập nhật những kiến thức mới để nâng cao chuyên môn và tay nghề của mình Đó là cách
29 giúp người lao động tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và thăng tiến trong công việc, đồng thời thu nhập cá nhân cũng sẽ tăng lên.
- Bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động nên tham gia bảo hiểm thất nghiệp để khi họ mất việc làm sẽ có một khoản tiền trang trải cho cuộc sống và có cơ hội tìm một công việc mới. Hơn nữa, bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ người lao động học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm.
- Kích cầu: Cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước nhằm nâng cao tổng cầu trong nền kinh tế, hay như hiện nay chúng ta gọi là phải kích cầu tiêu dùng và cầu đầu tư Trong học thuyết của Keynes, ông đã nhấn mạnh tới các công cụ và chính sách kinh tế mà Nhà nước có thể sử dụng để tác động tới nền kinh tế nhằm nâng cầu, bao gồm các công cụ và chính sách kinh tế như: chính sách khuyến khích đầu tư, công cụ tài chính và chính sách tài khoá, công cụ tiền tệ cũng như chính sách tiền tệ và lãi suất của Chính phủ.
- Tiếp tục xây dựng Đề án giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ở trong và ngoài nước trên cơ sở điều chỉnh lại cơ quan chủ trì, phối hợp theo chức năng quản lý nhà nước của từng cơ quan…
- Đẩy mạnh chuyển đổi số về lao động - việc làm: Trong đó, mục tiêu đáng quan tâm là phát triển thị trường lao động theo hướng linh hoạt, liên thông, kết nối chặt chẽ cung - cầu lao động, bảo đảm hiệu quả cung cầu, sử dụng nguồn lực,dịch chuyển lao động.
Tập trung đào tạo thanh niên có kỹ năng, có bằng cấp để duy trì việc làm ổn định Đồng thời, phát triển thị trường lao động để người lao động nói chung và lao động trẻ nói riêng tìm việc làm bất cứ chỗ nào, bất cứ hình thức nào thông qua sàn lao động điện tử, không gian mạng P
Định hướng trong tương lai
- Hướng nghiệp hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn lao động: Công tác giáo dục và đào tạo cần phải phù hợp với yêu cầu và thực tế phát triển của nền kinh tế, vì thế ngành giáo dục phải không ngừng cải cách chương trình, nội dung cũng như phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp mà đặc biệt quan tâm đến giáo dục ở bậc đại học và dạy nghề cho phù hợp với thực tế.
Không ngừng mở rộng giao lưu quốc tế nhằm học hỏi các kinh nghiệm, nâng cao kiến thức Lao động không chỉ hiểu biết chuyên sâu về một ngành nghề mà còn phải biết các kiến thức tổng hợp khác như: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm P
- Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội:
Chính phủ phải tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ an sinh xã hội cho các đối tượng lao động đang tìm kiếm việc làm, giúp cho họ có một khoản thu nhập để có thể tái hòa nhập thị trường lao động.
- Mở rộng các trung tâm giới thiệu việc làm: Nhà nước tiếp tục mở rộng thêm các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm kết nối cung và cầu lao động Việc này giúp người lao động rút ngắn thời gian tìm việc làm cũng như thời gian tuyển dụng của các doanh nghiệp.