1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh Tế Vĩ Mô Tỷ Lệ Thất Nghiệp Trong Giai Đoạn 2018-2022.Pdf

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Học phần: 231ECOo2A28KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI:

TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN 2018-2022

Giảng viên : Đặng Thị Thúy Duyên

Sinh viên : Nguyễn Quỳnh Ngô Tuyết 24A4051545

Phạm Hải Ninh-25A4011054 Nguyễn Phương Nga-21A4050292 Trần Thị Quỳnh Trang-24A4022799 Ngô Lý Quang Hưng-25A4030889 Vũ Thị Lâm Anh-22A4070001 Nguyễn Đức Thắng-25A4031973

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ VĨ MÔCHỦ ĐỀ: TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN 2018-2022

NHÓM 4

Giảng viên: Đặng Thị Thúy Duyên Lớp học phần: 231ECOo2A28

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2023

2

Trang 3

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ VĨ MÔCHỦ ĐỀ: TỶ LỆ THẤT NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN 2018-2022

Giảng viên: Đặng Thị Thúy Duyên Lớp học phần: 231ECOo2A28

Danh sách nhóm:

1Nguyễn Quỳnh Ngô Tuyết Lan

24A4051545

3

Trang 4

- Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

- Lao động có việc làm là tất cả những người từ đủ 15 tuổitrở lên, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.

- Những người không được tính vào lực lượng lao động là những sinh viên, người nghỉ hưu, những cha mẹ ở nhà, những người trong tù, những người không có ý định tìm kiếm việc làm.

- Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp so với lực lượng lao động.

2 Đặc điểm:

4

Trang 5

- Theo tuổi: Thất nghiệp có xu hướng nhiều nhất ở các nhóm tuổi trẻ nhất, giảm dần cho đến độ tuổi lao động chính Một số nguyên nhân dẫn đến điều đó là:

Cũng giống như bất kỳ sự chuyển đổi nào, cần phải có một thời gian nhất định để người lao động trẻ thích nghi khi chuyển từ ghế nhà trường sang môi trường làm việc Họ cần một thời gian để tìm hiểu các điều kiện của thị trường lao động, chẳng hạn như có thể có những loại công việc gì, với mức lương bao nhiêu, yêu cầu công việc như thế nào và nó cóphù hợp với bản thân hay không? Hơn thế nữa, thanh niên vẫn ở giai đoạn đầu của cuộc đời, phần lớn vẫn có chỗ dựa là cha mẹ và chưa lập gia đình nên trách nhiệm của họ đối với gia đình là không quá cao Họ có thể chấp nhận thất nghiệp tạm thời một thời gian để chờ một công việc có thu nhập cao hoặc có điều kiện làm việc tốt hơn hoặc phù hợp hơn với bản thân.

Ở độ tuổi lao động chính, người lao động thường phải có trách nhiệm với gia đình, đòi hỏi phải có một việc làm với thu nhập ổn định Thất nghiệp ở nhóm tuổi này thực sự là thử thách đối với gia đình họ.

Tuổi càng cao, người lao động tích luỹ được càng nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn kỹ thuật được nâng cao, cơhội tìm kiếm việc làm ngày càng cao.

- Theo giới: Tỷ lệ thất nghiệp của nữ giới thường cao hơn nam giới Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến điều đó, một trong những nguyên nhân chính là:

Mặc dù trong điều kiện hiện nay, nam nữ bình đẳng nhưng tâm lý chung của các nhà tuyển dụng vẫn thích tuyển

5

Trang 6

nam giới hơn nữ giới Bởi vì trong quá trình công tác, nam thường có điều kiện đi công tác xa, ít phải bận công việc gia đình nhất là con cái hơn nữ.

Nam giới thường có sức khoẻ cũng như điều kiện để nâng cao trình độ hơn nữ giới nên khả năng tìm kiếm việc làm cao hơn.

- Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: Người có trình độ chuyên môn lành nghề càng cao thì thất nghiệp càng ít.

Nguyên nhân:

Do nhu cầu lao động chất lượng cao ngày càng nhiều trong khi cung ứng lao động này lại ít nên người có trình độ chuyên môn lành nghề càng cao thì khả năng tìm việc càng dễ dàng hơn.

Hơn nữa người có trình độ chuyên môn kỹ thuật và học vấn càng cao thì càng có khả nhận nhiều loại công việc hơn.

- Theo khu vực: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ởthành thị luôn cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn.

Người ta nói rằng, nếu thất nghiệp là vấn đề của khu vực thành thị thì thiếu việc làm vấn đề của khu vực nông thôn Tạisao thất nghiệp là vấn đề của thành thị, điều này sẽ được lý giải trong phần sau: Nguyên nhân thất nghiệp ở khu vực thành thị Còn ở khu vực nông thôn, mức sống chủ yếu là thấp, hơn nữa họ thường không có một nguồn thu nhập nào khác nếu họ không làm việc Vì vậy họ dễ chấp nhận bất kì công việc gì và duy trì thời gian không làm việc là ngắn nhất Tuy nhiên, do khối lượng công việc ít, lại chủ yếu mang tính thời vụ nên tuy không thất nghiệp nhưng thiếu việc làm là rất nhiều.

6

Trang 7

- Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động.

Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn thu nhập Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại để chuyển đổi nghề nghiệp, trở lại thị trường lao động; con cái họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chán nản với cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…

- Thất nghiệp (unemployment) ảnh hưởng đến trật tự xã hội…

Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện tượng lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát

7

Trang 8

sinh nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị.

4 Phân loại thất nghiệp:- Phân loại theo lí do:

Mất việc: Người lao động không có việc làm do các cơ quan/ doanh nghiệp cho thôi việc vì một lý do nào.

Bỏ việc: Đây là hình thức thôi việc do bản thân người lao động tự ý xin nghỉ việc vì lý do chủ quan (VD: Lương không thỏa đáng, môi trường làm việc không phù hợp,…).

Nhập mới: Là những người mới tham gia vào lực lượng lao động của thị trường nhưng chưa tìm được việc làm (VD: Sinh viên mới ra trường tìm việc làm).

Tái nhập: Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay, hiện muốn đi làm trở lại nhưng chưa tìm được việc làm thích hợp.

- Phân loại theo tính chất:

Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment): là tình trạng thất nghiệp phát sinh do người lao động không chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương tương ứng.

(VD: Sinh viên không đi làm thêm, tập trung vào việc học để có bằng cấp sau đó mới tìm kiếm những công việc có mức lương cao hơn.)

Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary

unemployment): là tình trạng thất nghiệp mà ở đó người lao

8

Trang 9

động sẵn sàng đi làm với mức lương hiện hành nhưng không tìm được việc.

- Phân loại theo nguyên nhân:

Phân loại theo nguyên nhân thì thất nghiệp được chia thành 3 loại lớn, đó là thất nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển

Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment) là mức thấtnghiệp bình thường mà nền kinh trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay cả khi thị trường lao động cân bằng.

Thất nghiệp cơ cấu (structural unemployment) xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu lao động Nguyên nhân có thể là do người lao động thiếu kỹ năng, hoặc sự khác biệt về địa điểm cư trú.

Thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment)là thất nghiệp do người lao động bỏ việc cũ tìm việc mới, có sự thay đổi về địa lý hoặc những người lao động mới gia nhập hay tái gia nhập lực lượng lao động cần có thời gian để tìm việc làm.

Thất nghiệp thời vụ (seasonal unemployment) là tình trạng người lao động không có việc làm trong một khoảng thời gian nhất định trong năm (VD: Nhân viên resort, công viên nước, trượt băng, trượt tuyết thường sẽ thất nghiệp vào mùa đông vì ít ai có nhu cầu đi).

Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): thất nghiệp do tình trạng suy thoái kinh tế, sản lượng xuống thấp hơn mức sản lượng tiềm năng (theo lý thuyết Keynes).

Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển (Classical

Unemployment): Theo lý thuyết cổ điển, thất nghiệp xảy ra là

9

Trang 10

do mức lương tối thiểu được quy định cao hơn mức lương do quy luật cung-cầu trên thị trường quy định.

II Thực trạng tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022

1 Khái quát: 2 Thực trạng:

- Giai đoạn 2018 - 2019:+ Năm 2018:

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý IV năm 2018 ước tính là 55,7 triệu người, tăng 286,6 nghìn ngườiso với quý trước và tăng 530,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Lao động nam 29,2 triệu người, chiếm 52,3%; lao động nữ 26,5 triệu người, chiếm 47,7% Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khu vực thành thị là 17,9 triệu người, chiếm 32%; khu vực nông thôn là 37,8 triệu người, chiếm 68% Tính chung cả năm 2018, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 55,4 triệu người, tăng 566,2 nghìn người so với năm 2017.

Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý IV năm 2018 ước tính là 49 triệu người, tăng 289,8 nghìn người so với quý trước và tăng 522,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động nam 26,8 triệu người, chiếm 54,8%; lao động nữ 22,2 triệu người, chiếm 45,2%; lao động khu vực thành thị là 16,5 triệu người, chiếm 33,6%; khu vực nông thônlà 32,5 triệu người, chiếm 66,4% Tính chung cả năm 2018, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 48,7 triệu người, tăng 549,8 nghìn người so với năm trước.

10

Trang 11

Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc quý IV năm 2018 ước tính 54,6 triệu người, bao gồm 20,6 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 37,7% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 14,6 triệu người, chiếm 26,7%; khu vực dịch vụ 19,4 triệu người, chiếm 35,6% Tính chung cả năm 2018, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 54,3 triệu người, bao gồm 20,7 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 38,1% tổng số (giảm 2,1 điểm phần trăm so với năm trước); khu vực công nghiệp và xây dựng 14,4 triệu người, chiếm 26,6% (tăng0,8 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ 19,2 triệu người, chiếm 35,3% (tăng 1,3 điểm phần trăm).

Tính chung cả năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước ước tính là 2,0%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,55% Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2018 là 2,19%, trong đó khu vực thành thị là 3,10%; khu vực nông thôn là 1,74% Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2018 ước tính là 7,06%, trong đó khu vực thành thị là 10,56%; khu vực nông thôn là 5,73%.

+ Năm 2019:

Trong 9 tháng, tỷ lệ thất nghiệp chung là 1,99% Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước quý III/2019 ước tính là 1,99% (quýI là 2,00%; quý II là 1,98%).

Tính chung 9 tháng năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp chung là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 2,94%; khu vực nông thôn là 1,52% Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý III/2019 là 2,17% (quý I là 2,17%; quý II là 2,16%).

11

Trang 12

Tính chung 9 tháng năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,16%, trong đó khu vực thành thị là 3,11%; khu vực nông thôn là 1,66%

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 9 tháng năm 2019 ước tính là 6,43%, trong đó khu vực thành thị là 10,63%; khu vực nông thôn là 4,69%.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I/2019là 1,21%; quý II là 1,38%; quý III ước tính là 1,38%.

Tính chung 9 tháng năm nay, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 1,32%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,73%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 1,63% (tỷ lệ thiếu việc làm của 9 tháng năm 2018 tương ứng là 1,47%; 0,70%; 1,85%).

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản quý I/2019 là 54,7%; quý II là 54%; quý III ước tính là 54,4%, trong đó khu vực thành thị là 45,7%; khuvực nông thôn là 61,5%.

Tính chung 9 tháng năm 2019 tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tính là 54,6%, trong đó khu vực thành thị là 46,4%; khu vực nông thôn là 61,6% (9 tháng năm 2018 tương ứng là 56,3%; 48,1%;63%).

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2019 ước gần 1,1 triệu người, giảm 5,5 nghìn người so với năm 2018 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2019 ước là 2,16%, giảm 0,03 điểm phần trăm so với năm 2018.

Thất nghiệp của lao động thanh niên trong độ tuổi từ 24 trong năm 2019 ước khoảng 428,5 nghìn người, chiếm

15-12

Trang 13

38,7% tổng số người thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong năm 2019 ước là 6,39%, giảm 0,53 điểm phần trăm so với năm 2018 (trong đó ở khu vực thành thị là 10,24%, giảm 0,22 điểm phần trăm) Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15- 24 tuổi cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung do lực lượng này khi tham gia vào thị trường laođộng thường có xu hướng tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ năng lực của mình hơn so với các nhóm dân số ở độ tuổi khác Đây là tình hình chung của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tỷlệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập hoặc đào tạo (NEET) của cả nước năm 2019 ước là 11,2%, tương đương với gần 1,3 triệu thanh niên Tỷ lệ NEET ởkhu vực thành thị thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với khu vựcnông thôn, ở nữ thanh niên cao hơn 4,2 điểm phần trăm so với nam thanh niên.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi trong năm 2019 ước tính là 1,26% (ở khu vực nông thôn cao hơn 0,9 điểm phần trăm so với khu vực thành thị, tương ứng là 1,57% và 0,67%).

Tỷlệ lao động có việc làm phi chính thức của cả nước trong năm 2019 là 54,6%, giảm 1,6 điểm phần trăm so với năm 2018 Riêng tại khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động có việclàm phi chính thức là 61,7%, cao hơn 15,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức của khu vực thành thị (46,3%).

Đa số lao động có việc làm phi chính thức đều chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật Trong số những lao động có việc làm phi chính thức, lao động có trình độ trung học cơ sở

13

Trang 14

chiếm tỷ trọng cao nhất (34,0%), tiếp đến là lao động có trìnhđộ tiểu học (23,5%) và trung học phổ thông (17,4%) Lao động đã qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên chỉ chiếm 15,2% tổng số lao động có việc làm phi chính thức.

- Giai đoạn 2019 - giữa 2021:+ Năm 2020:

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong năm 2020 tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng 5 năm (2016-2020).ƒ

Kể từ quý I năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2020 là 2,22%, tăng 0,07 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,05 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôncao gấp 2,6 lần so với khu vực thành thị (tương ứng là 2,52% và 0,97%) Tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-24 là 7,01%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở thành thị là 9,91%.

14

Trang 15

Ở quý II, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,73% tăng 0,51 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,57 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi từ 15-24 là 6,98%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở thành thị là 11,09% Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 4,46%, tăng 1,28 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,36 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; đây là quý có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi quý II năm 2020 của nhómlao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lêngiảm so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi quý II năm 2020 của nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp (sơ cấp) hoặc không có trình độ chuyên môn kỹ thuật đều tăng sovới quý trước và so với cùng kỳ năm trước Điều này cho thấy khi nền kinh tế gặp cú sốc, lao động có trình độ thấp hoặc không có trình độ gặp nhiều khó khăn hơn về cơ hội việc làm so với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung và bậc cao.

15

Trang 16

Quý III năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm nhẹ Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III năm 2020là 2,50%, giảm 0,23 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,33 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 15-24 là 7,24%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở khu vực thành thị là 11,29% Đáng lưu ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh khá cao, tương ứng là 9,25% và 10,47%.

Quý IV: tỷ lệ thất nghiệp có giảm so với quý trước, tuy nhiên vẫn là tỷ lệ cao nhất so với cùng kỳ trong 10 năm trở lạiđây Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020là 2,37%, giảm 0,13 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,33 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-24 là 7,1%.

Trong cả năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,48%, cao hơn 0,31 điểm so với năm trước Tỷ lệ thấtnghiệp ở độ tuổi 15-24 là 7,1%, trong đó tỷ lệ thanh niên thất

16

Trang 17

nghiệp ở thành thị là 10,63% Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động ở Việt Nam trong năm 2020, tuy nhiên nhờ có sự ứng biến linh hoạt chính sách vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, nên tỷ lệ thất nghiệp trong cuối năm 2020 đã có sự khởi sắc Tuy vậy, sự ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn khiến cho tỷ lệ thất nghiệp cao hơn năm trước và tình hình lao động xấu đi.

+ Đầu năm 2021:

Trong năm 2020, sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 đã làm thị trường lao động suy giảm mạnh trong quý II, số laođộng có việc làm giảm từ 50,1 triệu người trong quý I xuống còn 48,1 triệu người, giảm gần 2 triệu người Cũng trong năm này ở hai quý tiếp theo, do sự kiểm soát dịch tốt cùng việc thực hiện nới lỏng cách ly xã hội và những chính sách hỗ trợ ảnh hưởng của Chính phủ, thị trường lao động có có sự phục hồi trở lại, lao động có việc làm tăng lên đạt mức 50,9 triệu người, gần đạt được mức trước khi xảy ra dịch Covid-19 là 51,0 triệu người Tuy nhiên, đến quý I năm 2021, sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid với những diễn biến phức tạp ngay trong dịp Tết nguyên đán, đã làm giảm đà phục hồi của thị trường lao động đã đạt được trước đó Lao động có việc làm giảm còn 49,9 triệu người, giảm 1,8% so với quý trước và giảm 0,36% so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là 2,42%, giảm 0,21 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,08 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

17

Trang 18

Ở quý II, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,62%, tăng 0,2 điểm soƒ với quý trước và giảm 0,23 điểm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 15-24 là 7,47%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở khu vực thành thị là 9,57%.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của sự bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 3 và thứ 4 nên thị trường lao độngvẫn chưa có dấu hiệu khả quan với số người có việc làm giảm so với quý trước, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng so với quý trước Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng so với cùng kỳ năm trước.ƒ Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,52%, giảm 0,07 điểm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 15-24 là 7,54%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở thành thị là 9,97%.

18

Ngày đăng: 21/06/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN