Tuy nhiên, sự phát triểnmạnh mẽ, đa dạng và phức tạp của nền kinh tế thị trường đi cùng với những biến độngđã đặt ra nhiều thách thức như: sự lựa chọn, đào thải lao động của thị trường d
Trang 1NGÀNH : NGÂN HÀNG -
-BÀI TẬP LỚN Môn học : KINH TẾ VĨ MÔ
Mã Học Phần :
Tên Đề Tài : VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 2020 – 2023
Giảng viên hướng dẫn :
Nhóm thực hiện : nhóm 5 – gồm các sinh viên thực hiện :
Hà Nội, tháng 10 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC :
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I Khái niệm liên quan đến thất nghiệp
II Phân loại thất nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
I Sơ lược về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam
1 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam những năm gần đây 5
2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2023 7
II Tác động của thất nghiệp
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
I Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp
II Giải pháp giảm tình trạng thất nghiệp 13
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3Tình trạng thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội đầy khó khăn mà hầu hết các nước trên thế giới đang phải đối mặt Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, thất nghiệp được biểu lộ một cách rõ nét nhất, nó là hệ quả tất yếu của việc phát triển công nghiệp Vậy nên việc giảm thiểu nạn thất nghiệp và hỗ trợ người tham gia lao động trong trường hợp bị thất nghiệp là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của từng quốc gia nói riêng và tổ chức kinh tế toàn cầu nói chung Việt Nam ta hiện nay đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa Trong những năm qua, nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển đặc biệt là sự phát triển của các thành phần kinh tế trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phức tạp của nền kinh tế thị trường đi cùng với những biến động
đã đặt ra nhiều thách thức như: sự lựa chọn, đào thải lao động của thị trường dẫn đến nạn mất việc làm và thất nghiệp của người lao động từ đó dẫn đến gia tăng tỉ lệ thất nghiệp Vậy nên hôm nay việc lựa chọn đề tài thất nghiệp của nhóm em với mong muốn nhằm tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng thất nghiệp của Việt Nam hiện nay đồng thời đưa ra những nguyên nhân và giải pháp đề góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy sự tham gia lao động của người lao động, tăng cường và hoàn thiện quản lí nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp nhằm bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh ở Việt Nam
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I Khái niệm liên quan đến thất nghiệp
- Thất nghiệp là tình trạng người đang trong độ tuổi lao động, có đủ khả năng lao
động nhưng chưa có việc làm và đang mong muốn tìm kiếm việc làm
- Người trong độ tuổi lao động là người đã đến độ tuổi quy định tại luật Lao động
có nghĩa vụ, quyền lợi lao động và tìm kiếm việc làm
- Lao động có việc làm là người làm một việc gì đó mà tạo ra thu nhập Họ có thể
đang làm cho các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, tự kinh doanh nhưng trong đó không bao gồm những người lao động với mục đích “tự sản tự tiêu”
- Lực lượng lao động là tổng số người đang có việc làm và thất nghiệp nhưng
đang tìm kiếm việc làm
(Lực lượng lao động = Có việc làm + Thất nghiệp)
- Tỷ lệ thất nghiệp là tỉ lệ phần trăm số người thất nghiệp trong lực lượng lao
động
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: Là tỉ lệ phần trăm của lực lượng lao động so
với dân số trưởng thành
II Phân loại thất nghiệp
1 Phân loại theo lý do:
- Mất việc: Người lao động bị buộc thôi việc vì 1 lí do nào đó
- Bỏ việc: Người lao động từ bỏ công việc xuất phát từ lí do chủ quan
- Nhập mới: Những người mới tham gia vào thị trường lao động nhưng chưa tìm được việc làm
- Tái nhập: Những người mới quay trở lại thị trường lao động sau 1 thời gian
không tham gia lao động tuy nhiên chưa tìm được việc làm
2 Phân loại theo tính chất
- Thất nghiệp tự nguyện: là tình trạng phát sinh do người lao động không chấp nhận những công việc với mức lương chưa thỏa đáng hoặc xuất phát từ lí do cá nhân (chuyển nơi ở, sinh con, )
- Thất nghiệp không tự nguyện: là tình trạng mà người lao động sẵn sàng đi làm với mức lương tương ứng nhưng không tìm được việc do nền kinh tế bị suy thoái, cung lao động lớn hơn so với nhu cầu tuyển dụng trong thị trường lao động,
Trang 53 Phân loại theo nguyên nhân
- Thất nghiệp tự nhiên là mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế phải trải qua, luôn tồn tại và sẽ luôn tồn tại trong dài hạn:
+ Thất nghiệp cơ cấu phát sinh khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động
+ Thất nghiệp tạm thời là tình trạng phát sinh do nhu cầu và điều kiện của người lao động (sở thích, năng lực, )
+ Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: Thất nghiệp xảy ra theo 3 nguyên nhân chủ yếu: mức lương tối thiểu, hoạt động công đoàn và tiền lương hiệu quả
- Thất nghiệp thời vụ là tình trạng người lao động không có việc làm trong một khoảng thời gian nhất định trong năm (VD: hướng dẫn viên du lịch, lao động làm việc trong trang trại hoa quả chỉ bán theo mùa, )
- Thất nghiệp chu kỳ là hậu quả trực tiếp do tình trạng suy thoái kinh tế, xảy ra khi tổng mức cầu về lao động thấp hơn tổng mức cung
4 Phân loại theo hình thức
- Thất nghiệp theo giới tính
- Thất nghiệp theo độ tuổi
- Thất nghiệp theo thành phố, vùng miền
- Thất nghiệp thoe lĩnh vực ngành nghề
- Thất nghiệp theo chủng tộc
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
I Sơ lược về tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam
1 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam những năm gần đây
Đại dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường lao động và việc làm trong các ngành và tại các tỉnh thành phố Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất xảy ra vào quý II năm 2020 khi
tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng xuất hiện buộc nhà nước phải áp dụng các quy định về giãn cách xã hội khiến 1 bộ phận người lao động mất việc, đời sống trở nên khó khăn Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người trong độ tuổi lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch
Covid-19, trong đó bao gồm những người bị mất việc làm, người phải nghỉ giãn việc/nghỉ việc luân phiên, bị giảm giờ làm hay giảm thu nhập Trong các khu vực kinh tế thì khu vực dịch vụ là chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 68,9% số lao động trong khu vực này bị ảnh hưởng Ngoài ra trong các khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng phải chịu ảnh hưởng liên tiếp chiếm tới 66,4% và 27% số lao động
Hình 1: Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý, giai
đoạn 2020-2022
Tiếp theo đó, dịch Covid-19 bùng phát ở một số địa phương vào những ngày giáp Tết đã tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động, việc làm của cả nước và ảnh hưởng đến đà khôi phục việc làm trong năm 2021.Theo Tổng cục Thống kê, số
Trang 7người thất nghiệp trong độ tuổi lao động lên đến gần 1,1 triệu người, giảm 137.000 người so với quý trước và tăng 12.100 người so với cùng kỳ năm trước Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 1 năm 2021 là 2,42%, tăng 0,08 điểm % so với cùng
kỳ năm trước
Năm 2021, cả nước có gần 1,5 triệu lao động thất nghiệp tử 15 tuổi trở lên Trong
đó, 51,6% lao động thất nghiệp cư trú ở khu vực thành thị (tương đương 768,2 nghìn người) Lao động thất nghiệp nam (53,9%) chiếm số đông hơn so với nữ (46,1%) Nhóm tuổi 20-24 chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số người thất nghiệp ở cả khu vực thành thị và nông thôn ( hơn 20%)
Hình 2: Tỉ lệ thất nghiệp ở các độ tuổi, thành thị, nông thôn năm 2022
Trang 8Đến với năm 2022 thì tỉ lệ thất nghiệp đã có dấu hiệu giảm Theo như Tổng cục Thống kê ghi nhận, trong năm 2022 tổng số người thất nghiệp đang trong độ tuổi lao động là 1,07 triệu người, giảm 359.200 người so với năm 2021 Từ đó ta có thể thấy, tỉ
lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2022 là 2,32% => đã giảm 0,88% so với năm trước
Bên cạnh đó, số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy lực lượng lao động từ
15 tuổi trở lên trong năm 2022 đạt tới 51,7 triệu người => đã tăng 1,1 triệu người so với năm trước
Trong đó, lực lượng lao động đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên trong năm
2022 được ước tính là 13,5 triệu người (chiếm 26,2%) => tăng 0,1% so với năm trước
Và số lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong năm 2022 là 50,6 triệu người => tăng 1,5 triệu người so với năm 2021
Theo đó, số lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 18,6 triệu người và ở khu vực nông thôn là 31,9 triệu người
Cũng theo Tổng cục Thống kê, số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi lao động năm 2022 khoảng 991.500 người => đã có dấu hiệu giảm và giảm 454.500 người so với năm trước Từ đó ta có thể suy ra, tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2022 là 2,21% => giảm 0,89 điểm % so với năm trước
Và tính theo khu vực, tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị là 1,7%, thấp hơn khu vực nông thôn là 2,51%
Còn nếu chia theo khu vực kinh tế thì nông nghiệp là khu vực có tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất chiếm khoảng 4,03% số lao động, tiếp đến là khu vực dịch vụ với 1,79%,
và cuối cùng là khu vực công nghiệp và xây dựng với 1,79%
2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2023
7
Hình 3: Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động các quý năm 2021-2023
(Nguồn: GSO)
Trang 9
Tình hình thị trường lao động và việc làm vào quý I năm 2023 khá ổn định Cụ thể, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động vào quý I năm 2023 là khoảng 1,05 triệu người => đã giảm 34,6 nghìn người so với quý trước và giảm 65,1 nghìn người so với cùng kỳ của năm trước
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 tuổi vào quý I năm 2023 là 7,61% => giảm 0,09 điểm % so với quý trước và giảm 0,32 điểm % so với cùng kỳ năm trước Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,46%, cao hơn 2,81 điểm % so với khu vực nông thôn
So với quý trước, thất nghiệp quý II năm 2023 có dấu hiệu tăng cả về số lượng và
tỷ lệ Chính vì vậy, thị trường lao động Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khan và thách thức
Trong quý II năm 2023, cả nước có hơn 1,4 triệu thanh niên từ 15-24 tuổi không
có việc làm và không tham gia vào học tập, đào tạo (chiếm 11,3% tổng số thanh niên)
=> đã giảm 96,6 nghìn người so với quý trước và giảm 40,4 nghìn người so với cùng
kỳ năm trước
Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông thôn (12,6%) cao hơn so với khu vực thành thị (9,2%) và ở nữ thanh niên (12,8%) cao hơn so với nam thanh niên (9,8%) So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này giảm cả ở khu vực thành thị, nông thôn và đối với nữ (tương ứng giảm 0,1; 0,7 và 0,9 điểm phần trăm), tuy nhiên không thay đổi đối với nam
Tiếp đến, so với quý trước, tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia vào học tập, đào tạo ở hầu hết các vùng kinh tế -xã hội đều giảm, trừ Tây Nguyên Bên cạnh đó, tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quý II năm 2023 là 8,6%, cao hơn 2,1 lần so với thành phố Hà Nội, so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng 0,9 điểm phần trăm, trong khi đó ở Hà Nội thì lại giảm 2,5 điểm %
Lao động có việc làm trong quý III/2023 đã tăng 523,6 nghìn người so với cùng
kỳ năm trước Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2023, lao động có việc làm tăng 776 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; còn tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,28% => giảm 0,07 điểm phần trăm
Số lao động bị mất việc trong quý III/2023 là 118,4 nghìn người => đã giảm 99,4 nghìn người so với quý trước Trong đó, tập trung chủ yếu là ở Bình Dương với 33,6
Trang 10nghìn người và ở Thành phố Hồ Chí Minh với 34,6 nghìn người do ở các địa phương này có nhiều lao động nằm trong ngành dệt may và da giày
Trong quý III năm 2023, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là hai vùng
có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cao nhất cả nước, tương ứng là 2,87% và 3,08%
Theo báo cáo nhanh từ các địa phương, số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước trong quý III năm nay là khoảng 54,2 nghìn người, đã có dấu hiệu giảm và giảm đến 187,3 nghìn người so với quý trước, trong đó chủ yếu là lao động ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 66,3%), tập trung ở ngành da giày (31,9%) và dệt may (30,9%)
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi trong 9 tháng đầu năm 2023 là 7,63%, giảm 0,23 điểm % so với cùng kỳ năm trước Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,8%, tăng 0,15 điểm %; còn khu vực nông thôn là 6,51%, giảm 0,4 điểm % Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm 2023, tỉ lệ thất nghiệp ở Việt Nam đã giảm
II Tác động của thất nghiệp
1 Tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao đồng nghĩa với việc lực lượng lao động xã hội chưa được huy động tối đa vào hoạt động sản xuất và vận hành => Gây lãng phí lực lượng lao động xã hội - yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế - xã hội Thất nghiệp gia tăng cũng có nghĩa là nền kinh tế đang suy thoái - suy thoái vì tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn so với mức tiềm năng và đồng thời là do thiếu vốn đầu
tư (vì vốn ngân sách bị thu hẹp do mất nguồn thu từ thuế và vì nhu cầu hỗ trợ người lao động thất nghiệp)
Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cũng chính là nguyên nhân đưa nền kinh tế đến “bờ vực” của sự “lạm phát” và khủng hoảng kinh tế trầm trọng
Mối quan hệ nghịch lý ba chiều giữa tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường Trong đó, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giảm thì thất nghiệp và lạm phát sẽ tăng Ngược lại, khi tốc độ tăng trưởng (GDP) tăng thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm và khiến tỷ lệ lạm phát giảm Mối quan hệ này cần được xem xét khi tác động đến các yếu tố góp phần kích thích phát triển xã hội
Trang 112 Ảnh hưởng đến thu nhập, tài nguyên và đời sống của người lao động.
Người lao động thất nghiệp sẽ dẫn đến mất nguồn thu nhập Hệ quả là cuộc sống của người lao động và gia đình họ sẽ gặp nhiều khó khăn Điều này ảnh hưởng đến khả năng đào tạo lại bản thân để chuyển đổi nghề nghiệp và quay trở lại thị trường lao động của chính họ, con cái thì gặp khó khăn trong việc đến trường, sức khỏe của gia đình sa sút do thiếu nguồn lực kinh tế cho đào tạo, chăm sóc y tế Nói tóm lại có thể nói rằng, thất nghiệp “làm suy yếu” người lao động, “ đẩy”
họ đến bờ vực của sự khốn cùng và nghèo đói dẫn đến những sự chán nản trong cuộc sống và xã hội để rồi khiến họ mắc phải sai lầm đáng tiếc
Sản lượng thấp => thu nhập giảm => đời sống khó khăn
3 Ảnh hưởng đến trật tự xã hội
Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, trật tự xã hội ngày càng mất ổn định; các cuộc đình công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống ngày càng gia tăng; người lao động mất việc làm dần trở nên chán nản và rơi vào những tệ nạn xã hội tiêu cực như trộm cắp, cờ bạc, lạm dụng ma túy và mại dâm
VD: Theo số liệu thống kê của Mỹ thì cứ mỗi điểm tăng lên về tỉ lệ thất nghiệp thì:
- Có thêm 920 vụ tự tử
- Có thêm 650 vụ giết người
- Có thêm 4000 người gặp các vấn đề về thần kinh
- Các nhà tù nhận thêm 3300 tù nhân
- Có thêm 37000 người chết
- Gia tăng bạo lực gia đình