1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ nguyên nhân kết quả và vận dụng vào vấn đề thất nghiệp ở việt nam hiện nay

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ nguyên nhân - kết quả và vận dụng vào vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Bùi Diệu Linh
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Hữu
Trường học Học viện Ngoại giao Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Trong số đó, một trong số những vấn đề nổi cộm nhất không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới – đó là vấn đề thất nghiệp của người lao động hiện nay.. Trên thực tế, trong hoạt động nhận

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn: TRIẾT HỌC

Chủ đề:

QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ VÀ VẬN DỤNG VÀO VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giảng viên hướng dẫn : TS Đào Thị Hữu Sinh viên thực hiện : Bùi Diệu Linh

Trang 2

Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2022

2

Trang 3

2 Tính chất của mối liên hệ nhân quả 4

3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả 4

4 Ý nghĩa phương pháp luận 5

II Thực trạng vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay 5

III Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay 6

1 Do ảnh hưởng, tác động của đại dịch Covid-19 6

2 Do trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp 7

3 Do thiếu định hướng nghề nghiệp 8

IV Kết quả của vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay 8

1 Đối với bản thân người lao động 8

2 Đối với xã hội 9

V Giải pháp cho vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay 9

1 Có chính sách hỗ trợ người lao động mất việc do đại dịch 9

2 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động 10

3 Hướng nghiệp ngay từ sớm và có hiệu quả 11

KẾT LUẬN 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp và kéo dài như hiện nay, nhiều mặt xã hội và lĩnh vực đã bị ảnh hưởng, gây ra nhiều hệ lụy và tổn thất lớn cho con người trên nhiều phương diện Trong số đó, một trong số những vấn đề nổi cộm nhất không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới – đó là vấn đề thất nghiệp của người lao động hiện nay Thất nghiệp vốn vẫn luôn là một câu hỏi khó cần được giải quyết trong mọi thời kỳ, đặc biệt, đứng trước sự chững lại của nền kinh tế hiện tại, nó lại càng trở nên nghiêm trọng khi tỷ lệ người thất nghiệp tại Việt Nam tăng lên một cách nhanh chóng Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động mà còn ảnh hưởng lớn đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia.

Vậy vấn đề này bắt nguồn từ đâu và cần được giải quyết như thế nào? Trên thực tế, trong hoạt động nhận thức thực tiễn, muốn hiểu được một sự vật hiện tượng nào đó, ta cần phải bắt đầu từ việc đi tìm những nguyên nhân xuất hiện sự vật hiện tượng đó; từ những nguyên nhân đó, ta mới có thể phân loại và tìm ra hướng giải quyết hợp lý và đúng đắn Do vậy bài tiểu luận này em xin được lựa

chọn đề tài “Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ nguyên nhân –kết quả và vận dụng vào vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay” Theo đó,

bài tiểu luận nhằm mục đích trình bày về nội dung, mối liên hệ của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả; qua đó vận dụng vào vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay để nêu lên thực trạng; sau đó lý giải nguyên nhân của hiện trạng này; đồng thời từ đó đưa ra một số biện pháp có thể thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến việc làm của người lao động ở Việt Nam.

Em hy vọng rằng, nội dung tiểu luận sẽ cho mọi người cái nhìn bao quát cũng như thấu hiểu được thực trạng vấn đề của lực lượng lao động Việt Nam trong thời điểm hiện nay – bất cập nào còn đang tồn tại và nguyên nhân đến từ đâu Quan trọng nhất là những biện pháp em đưa ra có thể phần nào giúp nước ta ngăn chặn và khắc phục tình trạng thất nghiệp đang tăng cao.

Trang 5

NỘI DUNG

I NỘI DUNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ1 Khái niệm

“Nguyên nhân là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định Kết quả là phạm trù triết học dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính chất nguyên nhân gây nên.” (Giáo trình Triết học Mác – Lênin, 2021, tr.216)

2 Tính chất của mối liên hệ nhân quả

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, phổ biến và tất yếu:

- Khách quan: Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người, không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không

- Phổ biến: Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra, trong đó có cả những nguyên nhân con người chưa nhận thức được.

- Tất yếu: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện, hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.

3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Thứ nhất, nguyên nhân sinh ra kết quả một cách tất yếu Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, được sản sinh ra trước kết quả Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân sinh ra nó đã xuất hiện và bắt đầu tác động Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều hiện tượng đã chứng minh rằng, không phải cái gì có trước cũng là nguyên nhân của cái có sau Ngoài ra, nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi nó cần phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau: một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.

Trang 6

Thứ hai, kết quả tác động trở lại nguyên nhân sinh ra nó Nguyên nhân tác dộng lên hiện tượng khác thụ động và sinh ra kết quả; nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại đối với nguyên nhân.

Thứ ba, nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau Trong một số quan hệ và điều kiện nhất định, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau Tức là một sự vật, hiện tượng ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại Vì vậy, muốn biết đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả, chúng ta phải đặt nó trong mối quan hệ xác định.

4 Ý nghĩa phương pháp luận

Thứ nhất, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và do nguyên nhân quyết định Do đó, con người muốn nhận thức được sự vật, hiện tượng nào đó thì nhất thiết phải khám phá ra nguyên nhân xuất hiện; muốn lọai bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó không cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó Thứ hai, vì ở thời điểm hoặc trong mối quan hệ nào đó, nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn thì cần nghiên cứu, xác định nguyên nhân để đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng nguyên nhân với việc hình thành kết quả.

Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra, vì vậy không vội kết luận về nguyên nhân nào đã sinh ra nó mà cần xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra quan hệ nhân quả, từ đó lựa chọn phương pháp thích hợp nhất chứ không rập khuôn theo phương pháp cũ.

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khái niệm “thất nghiệp” được hiểu là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành.

Trang 7

Trong những năm gần đây, giữa bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh một số thành tựu trên nhiều lĩnh vực về mặt kinh tế, chính trị, xã hội…mà nước ta đạt được, vẫn còn tồn tại những vấn đề cần được quan tâm và giải quyết – một trong số đó là vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay Đặc biệt, đứng trước diễn biến phức tạp và kéo dài của đại dịch Covid-19 thì thất nghiệp càng trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, xuất hiện và ảnh hưởng các quốc gia từ những nước nghèo đói đến những nước đã và đang phát triển Đối với Việt Nam, trên thực tế ta vẫn là nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp Tuy nhiên, khi xét trên tình hình thời gian gần đây, tình hình lao động thiếu việc làm trong năm 2021 gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2020: số người có việc làm giảm, tỉ lệ thất nghiệp tăng nhiều so với những năm trước.

Cụ thể, trong năm 2021, theo thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý IV năm 2021 của Tổng cục thống kê, ước tính có hơn 1.4 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp, tăng hơn 200.000 người so với năm trước; lao động trong các ngành liên tục giảm, đặc biệt là khu vực dịch vụ giảm 808.000 người so với năm trước Cũng trong năm 2021, “số lao động có việc làm chính thức và phi chính thức đều giảm Số lao động có việc làm phi chính thức là 19,8 triệu người, giảm 628.000 người, mức giảm này cao hơn so với mức giảm ở lao động có việc làm chính thức; số lao động có việc làm chính thức 15,4 triệu người, giảm 469.800 người so với năm 2020.” (Hồng Quyên, 2022, Thời báo Tài chính Việt Nam)

Nghiêm trọng hơn, trên thế giới và ở Việt Nam, nhiều sinh viên tốt nghiệp không có cơ hội được sử dụng những tấm bằng Đại học, phải đứng nhìn cánh cửa thị trường lao động đóng sập lại trước mắt, con đường sự nghiệp đi vào ngõ cụt Trước những thách thức của bối cảnh hiện tại, thanh niên Việt Nam trong độ tuổi lao động từ 15 - 24 tuổi cũng phải chứng kiến tỉ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng Trong 9 tháng đầu năm 2021, con số này theo thống kê là 7.85%

III NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAMHIỆN NAY

Trang 8

1 Do ảnh hưởng, tác động của đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã xuất hiện từ tháng 1 năm 2020 và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động và việc làm tại Việt Nam Đặc biệt, đợt dịch lần thứ tư bùng phát vào cuối tháng 4 năm 2021 đã lấy đi công ăn việc làm của không chỉ những người lao động tự do trong khu vực phi chính thức, mà còn của những lao động khu vực chính thức như: giáo viên, công nhân viên chức, lái xe… Tình hình dịch bệnh căng thẳng kéo dài đòi hỏi các biện pháp giãn cách, cách ly khoanh vùng dập dịch đã khiến cho thị trường lao động rơi vào trạng thái biến động Nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh không còn khả năng chống đỡ cũng như trả lương cho người lao động nên bắt buộc phải cắt giảm lao động Do đó tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng mạnh.

Covid-19 cũng là nguyên nhân khiến nhiều sinh viên ra trường giữa đại dịch khó tìm kiếm cơ hội việc làm Bên cạnh việc phải cạnh tranh với những sinh viên mới tốt nghiệp khác, nhiều lao động trẻ cũng phải cạnh tranh với những lao động cũ đang trải qua hậu quả mà Covid-19 đem lại Ngoài ra, ảnh hưởng từ các quy định giãn cách và đóng cửa đã khiến nhiều ngành dịch vụ điêu đứng, điều đó lại càng khiến nhiều sinh viên tốt nghiệp từ những ngành này hay có nguyện vọng gia nhập những thị trường đó hoang mang trước lựa chọn con đường sự nghiệp Sự sụt giảm số lượng về nhân công mà những ngành này yêu cầu đã tạo ra áp lực lớn, từ đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở lực lượng lao động trẻ.

2 Do trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp

Trong bối cảnh toàn cầu hóa cùng với nền kinh tế phát triển, tất cả các quốc gia đều chú trọng vào việc đào tạo chất lượng nguồn lao động, coi đây là công cụ quan trọng, yếu tố quyết định năng suất, chất lượng trong quá trình cạnh tranh với các quốc gia khác Việt Nam là một nước có lợi thế về số lượng người trong lực lượng lao động tương đối dồi dào cũng như có nguồn lao động trẻ Tuy nhiên, khi xét đến trình độ chuyên môn kỹ thuật, một bộ phận lớn người lao động Việt Nam lại chưa đáp ứng được yêu cầu từ những công việc yêu cầu về trình độ đào tạo cũng như chuyên môn cao, do vậy không thỏa mãn được thị

Trang 9

trường lao động và hội nhập Nhìn chung lao động Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế về ngoại ngữ, chưa có nhiều hiểu biết về luật pháp và văn hóa của các quốc gia đến làm việc Đây là những yêu cầu tương đối cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, đòi hỏi người lao động không chỉ cần nâng cao tay nghề mà còn cần được đào tạo về trình độ học vấn Nhiều lao động hiện nay chưa đáp ứng được những điều kiện này nhưng vẫn tìm kiếm cơ hội ở các thành phố lớn – nơi yêu cầu phải có chất lượng đào tạo cao; do vậy dẫn đến tình trạng tăng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị.

3 Do thiếu định hướng nghề nghiệp

Một nguyên nhân phổ biến đã và vẫn đang tồn tại trong xã hội gây ra hệ lụy lớn với sự lựa chọn con đường, ngành nghề của nhiều sinh viên mới ra trường đến từ việc thiếu định hướng nghề nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường Ở Việt Nam, nhiều bậc phụ huynh vẫn còn tư tưởng, mong muốn con cái theo những ngành “an toàn”, được coi là có địa vị trong xã hội như bác sĩ, luật sư, công an…; và con cái lại có tâm lý thụ động, đồng thời cũng không được định hướng từ trước nên không xác định được thế mạnh và ước mơ của bản thân Việc một bộ phận lớn sinh viên lựa chọn ngành học hiện tại đa phần xuất phát từ cha mẹ chọn ngành gì thì học ngành đó Bên cạnh đó, những thông tin trên mạng xã hội giới thiệu về xu hướng thị trường, những ngành “hot” lương cao đã khiến nhiều bạn trẻ sẵn sàng chạy theo những ngành nghề này để theo kịp bạn bè, chứ không vì đúng đam mê hay sở trường Xu hướng này đã tạo ra sự quá tải số lượng sinh viên ở một số ngành học, thị trường lao động sau đó cũng không đáp ứng được tất cả; do đó dẫn đến một lượng lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp đi làm trái ngành, một bộ phận khác không được đào tạo đủ và đạt yêu cầu với các ngành nghề thì sẽ khó kiếm việc làm, thậm chí là thất nghiệp.

IV KẾT QUẢ CỦA VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY1 Đối với bản thân người lao động

Trang 10

Đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của vấn đề này chính là bản thân những cá nhân phải đối mặt với hoàn cảnh mất việc làm Tình trạng thất nghiệp đã tác động sâu sắc đến đời sống của người lao động, thể hiện rõ nhất ở việc mức thu nhập sụt giảm so với những năm trước Nhiều lao động có việc làm bị mất việc, thậm chí phải tạm rời khỏi thị trường lao động, đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập chính, thêm vào đó là khả năng rất ít có thể tìm được nguồn thu nhập mới, công việc mới Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình họ sẽ khó khăn Thất nghiệp có thể gây ra những kết quả không đáng có khi người lao động bị đẩy đến bờ vực bởi nhu cầu cấp thiết về kinh tế.

2 Đối với xã hội

Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đồng nghĩa với nền kinh tế đang suy thoái do một bộ phận lớn lực lượng lao động – nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, không được huy động vào hoạt động sản xuất.

Thất nghiệp gia tăng cũng làm cho trật tự xã hội mất ổn định; dấy lên các cuộc bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền sống…; nhiều nhân công không thể quay trở lại thị trường lao động nên đi vào con đường sai lầm, gây ra các hiện tượng xã hội tiêu cực như trộm cắp, cờ bạc,… Theo đó, sự ủng hộ của người lao động đối với Nhà nước, Chính phủ cũng suy giảm, dẫn đến những biến động về chính trị.

V GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY1 Có chính sách hỗ trợ người lao động mất việc do đại dịch

Dịch bệnh lan rộng và kéo dài đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực và nặng nề đến người lao động, đặc biệt là những lao động từ các tỉnh nông thôn lên thành phố làm ăn Nhiều doanh nghiệp cũng chịu tổn thất lớn, thậm chí phải đóng cửa Do vậy, để giảm thiểu tối đa sự hao hụt nhân công, thị trường, Chính phủ Nhà nước cần có những động thái giúp đỡ và hỗ trợ giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp và người lao động – một trong số đó là miễn giảm thuế thu nhập Theo báo cáo, đến đầu năm 2021, một số hướng dẫn về miễn thuế, giảm thuế thu

Trang 11

nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 đã được ban hành Tuy nhiên, không chỉ có những doanh nghiệp này bị tổn thất do đại dịch nên Chính phủ cần xem xét và kịp thời đưa ra hỗ trợ cho lao động thuộc những lĩnh vực khác.

Thêm vào đó, để giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, chính quyền địa phương cùng các cấp cần tạo điều kiện và cơ hội để lao động tìm được việc làm mới bằng cách tổ chức các trung tâm giới thiệu việc làm nhằm kết nối cung và cầu lao động…, không để người lao động bị gián đoạn về việc làm cũng như không làm mất thời gian tuyển dụng của các doanh nghiệp có nhu cầu.

2 Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động

Giáo dục, đào tạo cả về chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng xã hội chính là nền tảng, là cơ sở để có được những lao động có tay nghề cao, vì vậy đào tạo luôn cần phải đổi mới nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày một cao của công việc Điều này đòi hỏi Nhà nước cần tổ chức các chương trình đào tạo lại để nâng cao chuyên môn và kỹ thuật Ngoài ra, do thực trạng nước ta vẫn còn nhiều lao động không qua đào tạo bài bản bởi không có điều kiện kinh tế hoặc không được tiếp cận với giáo dục, Nhà nước cùng các chính quyền địa phương càng cần chú trọng đến các đối tượng này, xem xét và mở ra các lớp dạy nghề miễn phí cho những lao động thất nghiệp trên cả nước.

Bên cạnh đó, không chỉ phụ thuộc vào hỗ trợ từ Nhà nước, chính quyền, bản thân người lao động nếu có được điều kiện và cơ hội thì nên chủ động học hỏi, tiếp thu kiến thức từ ngoại ngữ, các kỹ năng mềm trong xã hội đến những tri thức sâu rộng hơn về chuyên môn việc làm, chăm chỉ nâng cao tay nghề Trong tình hình xã hội hội nhập như hiện nay, đó là con đường tốt nhất giúp người lao động tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và thăng tiến trong công việc, đồng thời cải thiện thu nhập cá nhân Đây là phương thức, giải pháp hiệu quả để lao động tự trau dồi kỹ năng của bản thân, từ đó đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường lao động hiện tại.

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w