1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mốiquan Hệ Giữa Tồn Tại Xã Hội Và Ý Thức Xã Hội.vận Dụng Vào Quá Trình Phát Triển Kt-Xh Ở Nước Ta.pdf

16 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Duy Vật Biện Chứng Về Mối Quan Hệ Giữa Tồn Tại Xã Hội Và Ý Thức Xã Hội. Vận Dụng Vào Quá Trình Phát Triển KT-XH Ở Nước Ta
Tác giả Lê Quang Duy
Người hướng dẫn Th.S Đào Thị Trang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Lí Luận Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 175,7 KB

Nội dung

Đặc điểm của tâm lý xã hội là phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sống của xã hội và phản ánh có tính tự phát, do vậy thường ghi lại những mặt bề ngoài không có khả năng vạch ra đầy đủ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

-*** -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI.

VẬN DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

KT-XH Ở NƯỚC TA.

Họ và tên sinh viên: Lê Quang Duy

Mã sinh viên: 2114410037 Lớp tín chỉ: TRI114.8

Số thứ tự: 16 Khóa: 60 Người hướng dẫn: Th.S Đào Thị Trang

Hà Nội, tháng 3 năm 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

-*** -TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ MỐI QUAN

HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI.

VẬN DỤNG VÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KT-XH Ở NƯỚC TA

Họ và tên sinh viên: Lê Quang Duy

Mã sinh viên: 2114410037 Lớp tín chỉ: TRI114.8

Số thứ tự: 16 Khóa: 60 Người hướng dẫn: Th.S Đào Thị Trang

Trang 3

Mục lục:

Mục lục: 3

Lời mở đầu: 4

I Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội, các yếu tố cấu thành 5

1 Tồn tại xã hội 5

1.1 Khái niệm 5

1.2 Yếu tố cấu thành 5

2 Ý thức xã hội 5

2.1 Khái niệm 5

2.2 Kết cấu của ý thức xã hội 6

II Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 8

1 Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội 8

2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 9

2.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội 9

2.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội 10

2.3 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình 10

2.4 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng 11

III Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng vào quá trình phát triển KT-XH ở nước ta 13

1 Ý nghĩa phương pháp luận 13

2 Vận dụng vào quá trình phát triển KT-XH ở Việt Nam 13

Kết luận 15

Tài liệu tham khảo 16

Trang 4

Lời mở đầu:

tạo ra thế và lực mới cả bên trong và bên ngoài để chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới Nhiều tiền đề cần thiết cho sự phát triển mang đặc trưng của dân tộc đã được tạo ra, để giới thiệu và quảng bá cho các dân tộc khác trên thế giới, do đó mối quan hệ của nước ta với các nước khác trên thế giới được mở rộng hơn bao giờ hết Khả năng giữ vững độc lập tự chủ và hội nhập với cộng đồng thế giới tăng thêm Cùng với sự phát triển nhanh của cách mạng khoa học và công nghệ với trình độ ngày càng cao thì sự phát triển

về nhận thức cũng làm cho nước ta không bị tụt hậu so vơí thế giới bên ngoài, đồng thời giúp ta có cơ hội phát triển hơn Tuy nhiên không thể phủ nhận tụt hậu của các nước chậm phát triển so với các nước phát triển, mà nguyên nhân sâu xa của nó chính là ý thức xã hội của dân tộc đó Điều đó dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn với kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thử thách to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của chúng ta quá thấp, lại đi lên trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt

Trước tình hình đó cùng với xu thế phát triển của thời đại Đảng và Nhà nước ta cần liên tục tiến hành và đẩy mạnh công cuộc đổi mới và toàn diện đất nước, trong đó đổi mới

xã hội chính trị đóng vai trò then chốt và chủ đạo mang tính cấp bách bởi đất nước phát triển thì cần phải có một nền chính trị và xã hội ổn định thì công cuộc đó mới có khả năng thành công Nhưng để đổi mới xã hội thì việc quan trọng là phải nâng cao tầng nhận thức của người dân Chính vì vậy tìm hiểu mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội sẽ cho phép ta vận dụng vào thực tiễn của xã hội đất nước ta để cho công cuộc đổi mới của đất nước ta thành công.

Trang 5

I Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội,

các yếu tố cấu thành

1 Tồn tại xã hội

1.1 Khái niệm

Tồn tại xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội

Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố, trong đó có các yếu tố chính là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân cư, trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất.

1.2 Yếu tố cấu thành

 Điều kiện địa lý: đó là những điều kiện đất đai, khí hậu, sông ngòi, biển, động thực vật, nguyên liệu, khoáng sản… Điều kiện địa lý là điều kiện thường xuyên và tất yếu của

sự tồn tại và phát triển của xã hội

 Điều kiện dân số: đó là số lượng dân cư, sự tăng về mật độ dân cư, là điều kiện đối với đời sống xã hội tùy nơi, ảnh hưởng đến thuận lợi và khó khăn đối với đời sống sản xuất

 Phương thức sản xuất: là cách thức mà con người dùng để làm ra của cải vật chất cho mình trong giai đoạn lịch sử nhất định, theo cách đó con người có những quan hệ với nhau trong trong sản xuất Phương thức đóng vai trò quyết định trong đời sống xã hội Sự thay đổi của phương thức sản xuất làm đời sống phát triển Lịch sử xã hội loài người là lịch sử của các phương thức sản xuất thay thế kế tiếp nhau.

2 Ý thức xã hội

2.1 Khái niệm

Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các mặt, các bộ phận khác nhau của lĩnh vực tinh thần xã hội như quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống

Trang 6

của cộng đồng xã hội; mà những bộ phận này nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.

2.2 Kết cấu của ý thức xã hội

Ý thức xã hội gồm những hiện tượng tinh thần, những bộ phận, những hình thái khác nhau phản ánh tồn tại xã hội bằng phương thức khác nhau Chúng ta có thể phân ý thức xã hội thành các dạng sau đây:

 Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận

Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá

Ý thức xã hội thông thường, thường phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc sống hàng ngày của con người, thường chi phối cuộc sống đó Ý thức thông thường tuy là trình độ thấp nhưng có vai trò quan trọng ở chỗ, nhờ nó mà tri thức kinh nghiệm được hình thành, đây là tiền đề quan trọng để hình thành các lý thuyết khoa học

Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hoá, khái quát hoá thành học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật Ý thức

lý luận (lý luận khoa học) có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất của các sự vật và hiện tượng

 Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội

Tâm lý xã hội là bộ phận của ý thức xã hội bao gồm tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán của con người, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn bộ xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó Đặc điểm của tâm lý xã hội là phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sống của xã hội và phản ánh có tính tự phát, do vậy thường ghi lại những mặt bề ngoài không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội

Tuy nhiên, tâm lý xã hội có vai trò nhất định trong đời sống xã hội, biểu hiện ở chỗ, nếu nắm bắt được trạng thái tâm lý của nhân dân thì sẽ tìm ra được các biện pháp để giáo dục nhân dân tham gia tích cực, tự giác vào cuộc đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp

Trang 7

Hệ tư tưởng là bộ phận của ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội một cách gián tiếp,

tự giác, khái quát hoá thành những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học, nghệ thuật, tôn giáo) Đặc điểm của hệ tư tưởng có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội do vậy có khả năng phản ánh sâu sắc những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội

Hệ tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khoa học, và tới toàn bộ xã hội, biểu hiện ở chỗ, hệ tư tưởng là cơ sở lý luận để định hướng sự phát triển của khoa học và các hoạt động cải tạo xã hội

 Tính giai cấp của ý thức xã hội:

Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp có điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau, có những lợi ích khác nhau; do đó ý thức xã hội Về mặt tâm lý xã hội mỗi giai cấp đều có tình cảm, tâm trạng, thói quen riêng, có thiện cảm hay ác cảm đối với tập đoàn xã hội này hay tập đoàn xã hội khác Ở hệ tư tưởng thì tính giai cấp biểu hiện sâu sắc hơn nhiều Trong xã hội có giai cấp đối kháng bao giờ cũng có sự đối lập nhau giữa tư tưởng của giai cấp bóc lột, thống trị và tư tưởng của giai cấp bị trị, bị bóc lột Các giai cấp bị trị do bị áp bức về vật chất nên không tránh khỏi bị áp bức về tinh thần, không tránh khỏi chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng thống trị Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của tư tưởng giai cấp thống trị đối với xã hội tuỳ vào trình độ phát triển ý thức cách mạng của giai cấp bị trị Không những giai cấp bị trị chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp thống trị, mà trái lại giai cấp thống trị cũng chịu ảnh hưởng của giai cấp bị trị Ý thức cá nhân trong xã hội có sự phân chia giai cấp, về bản chất là biểu hiện mức độ này hay mức độ khác ý thức giai cấp Nhưng mỗi cá nhân lại có hoàn cảnh giáo dục, trường đời mà họ phải qua rất khác nhau, làm cho ý thức của mỗi người vừa biểu hiện ý thức giai cấp vừa mang đặc điểm cá nhân Điều đó tạo thành thế giới tinh thần của cá nhân này khác với thế giới tinh thần của cá nhân khác trong cùng giai cấp Tuy nhiên, quá nhấn mạnh những điều kiện sinh hoạt của

cá nhân, thổi phồng mặt cá nhân trong ý thức con người sẽ dẫn đến hiểu sai bản chất của

ý thức cá nhân Vì vậy, khi đánh giá các hiện tượng ý thức xã hội có giai cấp phải nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa ý thức giai cấp và ý thức cá nhân

Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội không chỉ mang dấu ấn của những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp mà còn phản ánh những điều kiện sinh hoạt chung của dân tộc, được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác tạo thành truyền thống dân tộc.

Trang 8

II Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và

ý thức xã hội

1 Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức

xã hội

Công lao to lớn của C.Mác và Ph.Ăngghen là phát triển chủ nghĩa duy vật đến đỉnh cao, xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử và lần đầu tiên giải quyết một cách khoa học vấn đề sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội Các ông đã chứng minh rằng, đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, rằng không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất Sự biến đổi của một thời đại nào đó cũng sẽ không thể giải thích được nếu chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại

ấy C.Mác viết: " không thể nhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy Trái lại, phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội

Những luận điểm trên đây đã bác bỏ quan niệm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm muốn đi tìm nguồn gốc của ý thức tư tưởng trong bản thân ý thức tư tưởng, xem tinh thần,

tư tưởng là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết định sự phát triển xã hội và trình bày lịch sử các hình thái ý thức xã hội tách rời cơ sở kinh tế - xã hội Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội Quan điểm duy vật lịch sử về nguồn gốc của ý thức xã hội không phải dừng lại ở chỗ xác định sự phụ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại

xã hội, mà còn chỉ ra rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách giản đơn trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian Không phải bất cứ tư tưởng, quan niệm, lý luận hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi nào xét đến cùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy

Trang 9

Như vậy, triết học Mác-Lênin đòi hỏi phải có thái độ biện chứng khi xem xét sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội

2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, và ý thức

xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức xã hội như một yếu tố thụ động, trái lại còn nhấn mạnh tác dụng tích cực của ý thức xã hội đối với đời sống kinh tế - xã hội, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong mối quan hệ với tồn tại xã hội Tính độc lập tương đối đó biểu hiện ở những điểm sau đây:

2.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội

Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi, thậm chí đã mất rất lâu, nhưng

ý thức xã hội do xã hội đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng Tính độc lập tương đối này biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội (trong truyền thống, tập quán, thói quen, v.v.) V.I.Lênin cho rằng, sức mạnh của tập quán được tạo ra qua nhiều thế kỷ là sức mạnh ghê gớm nhất Nhiều hiện tượng ý thức có nguồn gốc sâu xa trong xã hội cũ vẫn tồn tại trong xã hội mới như lối sống ăn bám, lười lao động, tệ tham nhũng, v.v ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội là do những nguyên nhân sau đây:

- Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người, thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội

- Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến

bộ Những ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng Vì vậy, trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh

Trang 10

chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì xoá bỏ những tàn dư ý thức cũ, đồng thời ra sức phát huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp

2.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội, triết học mácxít đồng thời thừa nhận rằng, trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra

Khi nói tư tưởng tiên tiến có thể đi trước tồn tại xã hội, dự kiến được quá trình khách quan của sự phát triển xã hội thì không có nghĩa nói rằng trong trường hợp này ý thức xã hội không còn bị tồn tại xã hội quyết định nữa Tư tưởng khoa học tiên tiến không thoát ly tồn tại xã hội, mà phản ánh chính xác, sâu sắc tồn tại xã hội

2.3 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình

Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ

sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước Do ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển, nên không thể giải thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có, không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó Lịch

sử phát triển của tư tưởng cho thấy những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của triết học, văn học, nghệ thuật, v.v.nhiều khi không phù hợp hoàn toàn với những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của kinh tế Tính chất kế thừa trong sự phát triển của tư tưởng là một trong những nguyên nhân nói rõ vì sao một nước có trình độ phát triển tương đối kém về kinh tế nhưng tư tưởng lại ở trình độ phát triển cao Thí dụ, nước Pháp thế kỷ XVIII có nền kinh tế phát triển kém nước Anh, nhưng tư tưởng thì lại tiên tiến hơn nước Anh; so với Anh, Pháp thì nước Đức ở nửa đầu thế kỷ XIX lạc hậu về kinh tế, nhưng đã đứng ở trình độ cao hơn về triết học

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w