1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ở các nước nghiên cứu thực nghiệm giai đoạn 2012 2022 ở các quốc gia thuộc nhóm g7 và nhóm các quốc gia đang phát triển

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong bài nghiên cứu này sẽ đánh giáảnh hưởng của nợ công đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia phát triểnthông qua dữ liệu từ các quốc gia thuộc nhóm G7 Group Of Seven – là di

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐẠI HỌC UEHKHOA TÀI CHÍNH



BỘ MÔN: KINH TẾ LƯỢNG TÀI CHÍNH

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾNTĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC – NGHIÊN CỨUTHỰC NGHIỆM GIAI ĐOẠN 2012 – 2022 Ở CÁC QUỐC GIATHUỘC NHÓM G7 VÀ NHÓM CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT

Trang 2

Mục lục

GIỚI THIỆU: 2 PHẦN A: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 4

II LƯỢCKHẢO CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƯỚC ĐÂY:6III BẢNGTỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY:8PHẦN B: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

1.1 PHÁTTRIỂN GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: 10

1.4 PHƯƠNGPHÁP KINH TẾ LƯỢNG : 15

2.2 MATRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CÓ MỨC Ý NGHĨA HOẶC P -VALUE NHẬN XÉT

2.6 KIỂMĐỊNH CÁC VI PHẠM GIẢ ĐỊNH HỒI QUY CHO MÔ HÌNH : 16

2.7 THỰCHIỆN HỒI QUY ĐỂ XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐÃ KIỂM ĐỊNH L Ý DO

2.9 THẢOLUẬN DIỄN GIẢI KẾT QUẢ THEO MÔ HÌNH LỰA CHỌN CUỐI CÙNG, ()

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

Giới thiệu:

Xuất phát từ mục tiêu tăng trưởng kinh tế nên hầu hết các quốc gia đang phát triểnđều có mức chi tiêu công cao hơn và thu ít hơn Khi đối mặt với thặng dư ngânsách, các chính phủ có thể hạn chế bằng cách tăng thuế, in thêm tiền, vay nợ trongvà ngoài quốc gia hay sử dụng thặng dư ngân sách trước đó Tuy nhiên, cho đếnngày nay, hình thức tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách vay nợ ở khu vực công làhình thức rất được chính phủ các quốc gia “ưu ái” sử dụng dù cho những rủi rokinh tế - xã hội mà nó mang lại Đặc biệt, trong thời kỳ hội nhập, khi mà các thoảthuận bãi bỏ các hạn chế đối với đầu tư và vay nợ ngoài nước đang ngày càng đượcmở rộng, tình trạng này dẫn đến các chỉ số nợ trong những năm gần đây đang ngàycàng gia tăng

Trung tâm sự tập trung của các nhà hoạch định chính sách xoay quanh về vấn đềtổng nợ công Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế vẫn có nhiều kết quảkhác nhau dù cho nợ công tăng hay giảm Trong bài nghiên cứu này sẽ đánh giáảnh hưởng của nợ công đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia phát triểnthông qua dữ liệu từ các quốc gia thuộc nhóm G7 (Group Of Seven) – là diễn đàncủa 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới bao gồm các quốc gia:Anh, Pháp, Nhật Bản, Italy, Mỹ, Đức, Canada và nhóm quốc gia đang phát triểngồm các quốc gia: Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Thái Lan, Brazil, Trung Quốc,Colombia (phân loại được dựa trên dữ liệu của Tổ chức tiền tệ Quốc tế - IMF).

Trang 4

PHẦN A: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊNCỨU TRƯỚC ĐÂY

I.Các lý thuyết liên quan:1 Khái niệm nợ công:

Nợ công hay còn được gọi là nợ chính phủ hay nợ quốc gia, nợ công là tổng cáckhoản vay của Nhà nước từ trung ương đến địa phương Việc đi vay nhằm mụcđích tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên có thể nói rằng nợ chính phủcũng chính là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó Thôngthường, quy mô nợ sẽ được so sánh bằng bao nhiêu phần trăm tổng sản phẩm quốcnội (GDP).

1.1 Phân loại nợ công:

Nợ công thường được phân thành: Nợ trong nước (người cho vay trong nước là chủnợ của Chính phủ) và nợ nước ngoài (người cho vay ngoài nước là chủ nợ củaChính phủ) Hình thức đi vay của Chính phủ được thực hiện thông qua việc pháthành trái phiếu bằng nội tệ hay trái phiếu bằng ngoại tệ So với trái phiếu được pháthành bằng nội tệ thì trái phiếu được phát hành bằng ngoại tệ sẽ có rủi ro tín dụngcao hơn vì Chính phủ có thể không đủ ngoại tệ để thanh toán, ngoài ra rủi ro về tỷgiá hối đoái cũng có thể xảy ra

Bên cạnh hình thức đi vay bằng cách phát hành trái phiếu thì Chính phủ có thể vaytiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại hay các thể chế tài chính quốc tệ (Quỹtiền tệ quốc tế IMF,…).

Trang 5

1.2 Vai trò của nợ công:

Đối với các quốc gia đang phát triển, khi nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thìviệc vay được khoản tiền để duy trì và phát triển kinh tế là một điều rất cần thiếtkhi nợ công có tác dụng làm gia tăng nguồn lực cho nhà nước, giúp quốc gia cóđiều kiện tăng cường nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng và tăng khả năng đầu tưcủa Nhà nước Ngoài ra, khi một quốc gia tiến hành huy động nợ công sẽ góp phầntận dụng được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi ấyđể chi tiêu công và phát triển đất nước.

2 Tăng trưởng kinh tế:

2.1Khái niệm tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế được đo bằng sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)hay tổng sản lượng quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định Ngoài ra, tăngtrưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạora theo thời gian.

2.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế:

Có rất nhiều cách để đo lường tăng trưởng kinh tế nhưng trong bài nghiên cứu nàysẽ tập trung vào cách đo lường độ thay đổi GDP thực tế, có công thức như sau:

Trang 6

3 Lạm phát:

K.Marx cho rằng: "Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông,vượt qua nhu cầu của lưu thông hàng hóa, dẫn tới sự mất giá của đồng tiền và phânphối lại thu nhập quốc dân." Hay M Friedman, đại diện của trường phái tiền tệhiện đại, cho rằng: “Lạm phát là một điều kiện trong đó có sự dư cầu nói chung tứclà lượng tiền trong nền kinh tế quá nhiều để theo đuổi một khối lượng hàng hoá cóhạn” Ngoài ra, nhà kinh tế Eckstein có cách tiếp cận khác về lạm phát: “Lạm phátcơ bản xuất hiện trên quỹ đạo tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế với điều kiện làquỹ đạo này không bị ảnh hưởng của các cú sốc và các thị trường (hàng hoá, tiềntệ, lao động) ở trạng thái cân bằng dài hạn”( Eckstein, Otto (1981) Core Inflation.Prentice Hall Inc, Englewood Cliffs, New Jersey, trang 8)

Ta có thể đưa ra một khái niệm đủ rộng về lạm phát như sau: “Lạm phát là hiệntượng tiền tệ khi mà lượng tiền phát hành nhiều hơn lượng tiền cần thiết trong lưuthông làm cho giá cả tăng nhanh, liên tục và kéo dài dẫn đến tiền tệ mất giá so vớihàng hóa, ngoại tệ và vàng Lạm phát thể hiện mức độ nghiêm trọng khác nhau”.

4 Chi tiêu dùng của chính phủ:

Chi tiêu tiêu dùng của chính phủ được tính từ nhiều hạng mục với nhiều chức năng

khác nhau như chi tiêu cho đầu tư, chi tiêu cung cấp hàng hoá và dịch vụ phi thịtrường,… ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘

Tác động của chi tiêu tiêu dùng Chính phủ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế gồm 3nhận định chính: ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘’ ‘’

Thứ 1, chi tiêu chính phủ có tác động tích cực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằngcách thực thi pháp luật và cung cấp hàng hoá, dịch vụ công Tạo môi trường kinhtế - xã hội ổn định Thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế  ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘

Trang 7

Thứ 2, chi tiêu chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Nhữngngười ủng hộ quan điểm này cho rằng chi tiêu chính phủ sẽ chèn lấn đầu tư tư nhân Chiếm chỗ hoạt động của khu vực tư nhân Biến dạng phân bổ nguồn lực  Tăng thuế đánh vào tiết kiệm Giảm động cơ tiết kiệm Tạo ít nguồn vốn hơn cho đầu tư Kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Thứ 3, tác động của chi tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào kíchcỡ của chi tiêu chính phủ Nghĩa là khi kích cỡ chi tiêu của chính phủ còn nhỏ Tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, và ngược lại.

II.Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây:

1 Alejandro và Ileana (2017) với nghiên cứu “The impact of government debton economic growth: An overview for Latin America” được thực nghiệmtrên 16 nền kinh tế Mỹ Latin, sử dụng mô hình TwoStage Least Squares (2-SLS) chỉ ra khi nợ công ở ngưỡng từ 64% đến 71% thì nợ công có tác độngthúc đẩy tăng trưởng kinh tế

2 Eisner, R (1992) với nghiên cứu “Deficits: which, how much, and so what?”đã chỉ ra rằng nếu duy trì tỷ lệ nợ công/GDP ở mức sao cho nợ không tăngnhanh hơn mức tăng GDP thì sẽ có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế.

‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘’ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘’ ‘ ‘ ‘ ‘

3 Võ Hữu Phước và Nguyễn Quyết trong nghiên cứu “Impact of Public Debtand Inflation on Vietnam's Economic Growth: Quantitative Study Using theARDL Model” với phương pháp ARDL(Auto Regressive Distributed Lag) -phân tích giai đoạn 1986 – 2013 ở Việt Nam, cho thấy nợ công tác động tíchcực đến tăng trưởng kinh tế.

Trang 8

4 Checherita-Westphal và Rother (2010) với nghiên cứu “Debt and Growth –New Evidence For The Euro Area” đã chỉ ra rằng tuỳ vào quy mô nợcông/GDP thì sẽ có những tác động khác nhau ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘

5 Stephen G Cecchetti, M S Mohanty và Fabrizio Zampolli (2011) trongnghiên cứu “The real effect of debt” với dữ liệu từ 18 quốc gia OECD (1980– 2010), nghiên cứu ủng hộ quan điểm rằng nợ chính phủ/GDP là 90% đốivới nợ doanh nghiệp và 85% đối với nợ hộ gia đình thì nợ sẽ trở thành lựccản đối với tăng trưởng kinh tế

III Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây:

Tên nghiên cứuTác giảMô hình/phươngpháp

Các biến được sửdụng

The impact ofgovernment debt oneconomic growth: An

overview for LatinAmerica

Alejandro vàIleana (2017)

TwoStage LeastSquares (2-SLS)

Nợ công, Tỷ lệlạm phát, Tốc độtăng trưởng GDP

The Impact ofGovernment Debt on

Economic Growth

Hoàng KhắcLịch, DươngCẩm Tú(24/3/2018).Ảnh hưởng của

nợ công tớităng trưởngkinh tế Tạp chí

Khoa học

FEM (FixedEffects Model)

Nợ công, Tốc độtăng trưởng GDP,Tổng chi tiêu tiêudùng của chínhphủ, Tốc độ giatăng chi tiêu tiêudùng hằng năm,Hệ thống chính trị,

Năng suất yếu tố

Trang 9

ĐHQGHN:Kinh tế vàKinh doanh,Tập 34, Số 1(2018), 32-41.

tổng hợp, Tỷ lệđầu tư công, Tỷ lệlạm phát, Tổng giátrị xuất nhập khẩu,Tỷ lệ thất nghiệp

trên tổng lựclượng lao động,Thời điểm quansát qua các nămImpact of Public

Debt and Inflation onVietnam's EconomicGrowth: Quantitative

Study Using theARDL Model

‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘ ‘

Võ Hữu Phước,Nguyễn Quyết

(2016) Ảnhhưởng của nợcông và lạmphát đến tăngtrưởng kinh tếViệt Nam:nghiên cứuđịnh lượngbằng mô hìnhARDL Tạp chí

Nghiên cứuKinh tế số 2(453), 3-11.

ARDL (AutoRegressiveDistributed Lag)

Tăng trưởng kinhtế (LGDP), Nợcông (LDEBT),Lạm phát (CPI)

Trang 10

PHẦN B: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1.Phương pháp nghiên cứu:

1.1 Phát triển giả thuyết nghiên cứu:

Mặc dù có rất nhiều ý kiến trái chiều trong việc xác định mối quan hệ giữa quy mônợ công đối với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, các ý kiến đều được phát biểu dựatrên ba quan niệm cơ bản sau:

Đầu tiên, Nợ công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:

Nhà kinh tế học người Anh - John Maynard Keynes đưa ra nhận định rằng nếu nợcông được duy trì ở một ngưỡng hợp lý sẽ giúp kích thích tăng trưởng Bằng cáchvay nợ, nhà nước có thể huy động được nguồn tài chính nhàn rỗi trong dân cư vàtận dụng “sự nhàn rỗi” đó vào chi tiêu công, phát triển đất nước

Để củng cố quan điểm trên, một số nhận định và các nghiên cứu đã thực hiện như:- Nghiên cứu về tác động của nợ Chính phủ đối với tổng sản phẩm quốc nội

được thực hiện dựa trên 16 nền kinh tế Mỹ Latin do Alejandro và Ileana thựchiện vào năm 2017

- Trong nghiên cứu của Saifuddin vào năm 2016 đã chỉ ra rằng nợ công có tácđộng tích cực gián tiếp đến tăng trưởng thông qua ảnh hưởng tích cực của nóđối với đầu tư.

- Năm 1992, nghiên cứu của Eisner chỉ ra rằng nếu tỷ lệ nợ công/GDP ở mứcsao cho nợ không tăng nhanh hơn mức tăng GDP thì sẽ có tác động tích cựclên tăng trưởng kinh tế.

- Các nghiên cứu khác của một số tác giả như: Võ Hữu Phước và NguyễnQuyết (2016) hay Nguyễn Xuân Trường (2019) cũng cho thầy sự tác độngtích cực của nợ công đến tăng trưởng kinh tế.

Thứ 2, Nợ công kìm hãm tăng trưởng kinh tế:

Trang 11

Trái với quan điểm trên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng nợ công có tác động tiêucực đến tăng trưởng kinh tế Nếu chỉ số nợ công và thâm hụt càng cao thì tốc độtăng trưởng kinh tế sẽ bị giảm Theo như nhận định của những nhà kinh tế học theotrường phái Ricardo (1970) và Robert (1980) thì khi sử dụng nợ chính phủ nhằm đểbù đắp vào cắt giảm thuế sẽ không kích thích chi tiêu trong ngắn hạn, lý do là vì nókhông làm tăng thu nhập thường xuyên của các cá nhân mà chỉ làm dịch chuyểnthuế từ hiện tại sang tương lai, đồng thời, những chính sách cắt giảm thuế được tàitrợ bằng nợ vay sẽ không gây ra các tác động thực sự đối với nền kinh tế Hànhđộng chấp nhận thâm hụt giảm thu trong thời kỳ suy thoái và tăng thu trong giaiđoạn hưng thịnh hay vay nợ cũng là một cách để “lưu thông thuế” với mục đíchlàm giảm thiểu những tác động tiêu cực của thuế đối với quy trình kinh doanh Khiđó, mức thuế được cắt giảm sẽ được các khoản nợ của chính phủ bù đắp vào Các khoản tiết kiệm của tư nhân tăng lên vì người dân chuẩn bị cho tình huốngmức thuế tăng cao trong tương lai.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Siew-Peng và Yan-Lin Ng thực hiện vào năm 2015– Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế ở Malaysia giai đoạn từ năm 1991đến 2013 - chỉ ra rằng trong dài hạn nợ công có tác động tiêu cực đến tăng trưởngkinh tế ở Malaysia và song song với việc chỉ số nợ công tăng thì tăng trưởng GDPgiảm Hoàng Khắc Lịch và Dương Cẩm Tú thực hiện vào năm 2018 đã đưa ra bằngchứng rằng nếu quy mô nợ công cùng với một số yếu tố như thất nghiệp và lạmphát được mở rộng thì chi tiêu cho tiêu dùng của chính phủ sẽ gây ra tác động tiêucực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Trong nghiên cứu này đã nói rằng khi nợ tănglên 1% sẽ khiên tốc độ tăng trưởng giảm 0,032% đối với các nước có thu nhập cao,giảm 0,00805% đối với các nước đang phát triển (với mẫu hỗn hợp các quan sát là0,000567%).

Trang 12

Cuối cùng, Nợ công tác động tích cực lẫn tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinhtế của một quốc gia:

Theo quan điểm của hai nhà kinh tế học Elmendorf và Mankiw vào năm 1999, khichỉ số nợ công tăng lên với mục đích nhằm bù đắp cho thâm hụt ngân sách thì trongngắn hạn, nợ công sẽ giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế Ngược lại, trong dàihạn, do tác động của hiệu ứng lấn át về vốn nên nợ công có thể kìm hãm tốc độtăng trưởng kinh tế

Một thực tế có thể dễ dàng thấy rằng, các quốc gia mới nổi hoặc kém phát triểnthường sử dụng nguồn tài chính từ nợ công để tăng tốc độ tăng trưởng kinh tếnhưng khi về lâu dài, các nước đó có xu hướng tích luỹ các khoản nợ mà nền kinhtế nước này không đủ khả năng chi trả (hay nói các khác là không đủ tạo ra nguồnlực để trả nợ) Chính phủ có hai lựa chọn là tăng thuế hoặc in thêm tiền Điều này sẽ dẫn đến lạm phát.

Bên cạnh đó, vào năm 2014, Teles và Musolini đã thực hiện nghiên cứu về mốiquan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế thông qua đề xuất mô hình liên quanđến các thể hệ và tăng trưởng nội sinh Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, giữa nợcông và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tích cực khi chi tiêu công có hiệu quảvào các mục tiêu của quốc gia và ngược lại Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiêncứu này là chưa rõ ràng trong việc đưa ra ngưỡng nợ công (mức nợ công như thếnào là cao, như thế nào là thấp).

 Ta có thể thấy nhiều sự mâu thuẫn giữa các quan niệm nêu trên, mỗi quan niệmđều có lý lẽ bảo vệ riêng, sự khác nhau về phương pháp, thời gian nghiên cứu,…nên vì vậy khi nhắc về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế thì vẫnchưa có một kết luận chung

Nợ công về cơ bản được bắt nguồn từ thâm hụt ngân sách và mục tiêu tìm kiếmnguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, phần lớn các quốc gia, kế hoạch thu- chi hằng năm có tác động đến thâm hụt ngân sách Một nhận định có thể đưa ra

Trang 13

rằng một phần nợ công và thâm hụt ngân sách có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố cóthể khống chế với mục tiêu là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

1.2 Mô hình nghiên cứu:

a Khái quát mô hình:b Cách đo lường các biến số:

1.3 Dữ liệu nghiên cứu:

Ký hiệuGiải thíchNguồn dữ liệu

GR Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩmnội địa (%)

World Bank

EXP Tổng chi tiêu tiêu dùng Chính phủ(%GDP)

TradingEconomics, WorldBank

EXP_GR Tốc độ gia tăng chi tiêu dùng củaChính phủ hằng năm (%/năm)

Tính toán dựa trên nguồndữ liệu từ World Bank,TradingEconomicsDEBT_GR Tốc độ gia tăng nợ hằng năm

Tính toán dựa trên nguồndữ liệu từ World Bank,TradingEconomicsDEBT Tổng quy mô nợ công của chính

phủ (%GDP)

TradingEconnomics

Trang 14

Mô tả:

Số liệu được thu thập theo năm bắt đầu từ năm 2012 đến 2022 của các nước trongnhóm G7 (gồm Nhật Bản, Anh Quốc, Mỹ, Đức, Italy, Pháp, Canada) và nhóm nướcđang phát triển (dựa trên định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF) Nguồn dữ liệuđược thu thập chủ yếu từ World Bank và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF,TradingEconomics.

Bộ dữ liệu nghiên cứu bao gồm:

*Biến phụ thuộc

- GR là biến phụ thuộc dùng để đo lường tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩmnội địa (GDP) Được sử dụng trong các bài nghiên cứu của Checherita vàRother (2010), Hoàng Khắc Lịch và Dương Cẩm Tú (2018),…

*Biến độc lập:

- DEBT – quy mô nợ công so với tỷ trọng GDP (đơn vị tính: %GDP) BiếnDEBT được dùng để đánh giá ảnh hưởng của quy mô nợ công của chính phủđến tốc độ tăng trưởng kinh tế Được sử dụng trong các nghiên cứu củaHansen và Caner (2004), Hoàng Khắc Lịch và Dương Cẩm Tú (2018),Reinhart và các cộng sự (2012),…

- EXP - tổng chi tiêu tiêu dùng chính phủ so (đơn vị tính: %GDP) Chi tiêu

của chính phủ sẽ bao gồm các chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và chi tiêu dànhcho hoạt động an ninh, quốc phòng (Theo định nghĩa của World Bank) Mộtsố nghiên cứu như của Asimakopoulos và Karaavias (2015),… và các nghiên

Trang 15

cứu trong nước như nghiên cứu của Hoàng Khắc Lịch và Dương Cẩm Tú(2018) đã dùng biến EXP để đánh giá tác động của chi tiêu tiêu dùng củachính phủ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- EXP_GR là biến dùng để đo lường tốc độ tăng trưởng chi tiêu Trong mộtvài nghiên cứu sử dụng biến EXP_GR để thấy được sự thay đổi tốc độ tăngtrưởng kinh tế dưới tác động của sự thay đổi chính sách tài khoá.

*Biến kiểm soát:

- INF - tỷ lệ lạm phát (Đơn vị tính: %/năm) dùng để đánh giá tác động của lạm

phát đến tốc độ tăng trưởng kinh tế

*Biến tương tác:

Biến tương tác của bài nghiên cứu sẽ bằng giá trị của biến giả System nhânvới biến DEBT dùng để đo lường sự ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinhtế.

*Biến giả:

- System là biến giả biểu thị cho hệ thống chính trị Sở dĩ, biến này được đưavào mô hình nghiên cứu bởi vì chế độ chính trị sẽ quyết định chiến lượt pháttriển kinh tế của một quốc gia Cruz và cộng sự trong cuốn Database ofPolitical Institutions (2016) đã đưa ra ba hệ thống chính trị gồm: Cộng hoàđại nghị, Cộng hoà tổng thống, Cộng hoà lưỡng thể.

Trong mô hình, biến System được biển diễn bằng cách:

Presidential = 1 nếu là chế độ chính trị là cộng hoà tổng thống, Presidential =0 nếu là chế độ khác.

Trang 16

Parliamentary = 1 nếu quốc gia có chế độ chính trị là cộng hoà đại nghị vàParliamentary = 0 nếu là chế độ khác

1.4 Phương pháp kinh tế lượng:

Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố trongnền kinh tế, một mô hình thực nghiệm khó có thể bao hàm được tất cả, nếu có quánhiều biến sẽ dẫn đến một số kết quả sai lệch do các hạn chế về mối quan hệ tươngquan giữa các biến Ở bài nghiên cứu này sẽ đưa ra giả thuyết thực hiện, kế thừanhững nghiên cứu trước đây và tổng hợp các biến đại diện đo lường Mô hình đượcxác định như sau:

GR¿ = ^B0 + ^B1expGR¿ + ^B2expDEBT¿ +^B3exp¿ +^B4DEBTGR¿ +^B5DEBT¿ +^B6INF¿ + ^B9System¿

+ ε¿

2.Kết quả và thảo luận:

2.1 Thống kê mô tả dữ liệu:

2.2 Ma trận hệ số tương quan có mức ý nghĩa hoặc p-value Nhận xét vềvấn đề đa cộng tuyến:

Ngày đăng: 10/08/2024, 16:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w