1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kinh tế phát triển nguyên nhân và diễn biên cuộc khủng hoảng nợ argentina năm 2001 và bài học cho việt nam

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

2003, tình hình chính trị dần ổn định, Chính phủ bắt đầu có thể giảiquyết các vấn đề lớn của xã hội: thất nghiệp, lạm phát, ổn định tài chính, tham nhũng,...Từ một trong những quốc gia đ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KINH TẾ

BÀI TẬP LỚNKINH TẾ PHÁT TRIỂN

NGUYÊN NHÂN VÀ DIỄN BIÊN CUỘCKHỦNG HOẢNG NỢ ARGENTINA

An Như HưngHÀ NỘI – 03/2023

Trang 2

TÊN MÔN HỌC: KINH TẾ PHÁT TRIỂNLớp: K24CLC-NHA

Tên đề tài: NGUYÊN NHÂN VÀ DIỄN BIÊN CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ ARGENTINA NĂM 2001 VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Danh sách thành viên nhóm:

Võ Lam MyHoàng Minh NgọcNguyễn Thuỳ GiangPhạm Thị Khánh HuyềnPhạm Ngọc Khuê

Địa chỉ liên hệ của trưởng nhóm:Võ Lam My

Số điện thoại: 0852889876Email: lammyy1808@gmail.com

STT Họ và tênMã sinh viên Mức độ

đóng góp Ký tênĐiểm kiểm tra 2

4Phạm Thị Khánh Huyền 24A4013097 20%

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Bài tiểu luận “Nguyên nhân và hậu quả của khủng hoảng nợ Argentina năm2001 và bài học cho Việt Nam” đem lại một cái nhìn tổng quát về khủng hoảng nợ củaArgentina năm 2001, đồng thời làm tác động của khủng hoảng nợ này đến Argentinavà qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Với đối tượng nghiên cứu lànguyên nhân và hậu quả của khủng hoảng nợ, bài viết lý giải nhân tố gây ra khủnghoảng và hậu quả của cơn khủng hoảng này khiến cho một quốc gia lớn mạnh nhưArgentina cũng phải sụp đổ

Với mục tiêu trên, bài viết sử dụng những lý luận thực tiễn và những số liệulịch sử để phân tích tổng quát nhất về quá trình và kết quả của khủng hoảng nợ Trongquá trình phân tích, phương pháp thực tiễn được sử dụng với mục đích làm rõ vấn đềmột cách trực tiếp nhất.

Bài tiểu luận gồm 4 chương: Chương 1 khái quát về những lý luận chung vềkhủng nợ Chương 2 phân tích nguyên nhân và diễn biến của cuộc khủng hoảng nợArgentina năm 2001 Đến chương 3, hậu quả của cuộc khủng hoảng này sẽ được làmrõ Cuối cùng là ở chương 4, những bài học dành cho Việt Nam sẽ được đề cập.

Trang 4

2.3.1 Nguyên nhân khách quan 10

2.3.2 Nguyên nhân chủ quan 11

CHƯƠNG 3 13

HẬU QUẢ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ ARGENTINA 13

3.1 Hậu quả vĩ mô 13

3.2 Hậu quả về mức sống của người dân 14

CHƯƠNG 4 16

BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 16

4.1 Kiểm soát thâm hụt ngân sách 16

4.2 Sử dụng hiệu quả vốn vay 16

Trang 5

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Định nghĩa khủng hoảng nợ

Đầu tiên, để có cái nhìn tổng quát, chúng ta cần hiểu một số định nghĩa cơ bản:

Khủng hoảng là một thay đổi tiêu cực, một tình huống khó khăn, tiêu cực hoặc bất ổn địnhtrong một quá trình.

Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việcđáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình Khủng hoảng tài chính được biểu hiệnthông qua việc: Thứ nhất, các Ngân hàng Thương mại không thể hoàn trả các khoản gửi ngânhàng của khách hàng Thứ hai, cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp không thể trả các khoản vayvà lãi của mình Thứ ba, Chính phủ từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định.

Khủng hoảng nợ là việc một cá nhân, tổ chức không có khả năng thanh toán các khoản nợđến hạn của mình Khủng hoảng nợ là khủng hoảng tài chính xuất hiện hai yếu tố số 1 và 2.Trên thế giới có rất nhiều quốc gia đã từng lâm vào khủng hoảng nợ, ví như Chính phủ Hy Lạpthời hiện đại đã vỡ nợ 5 lần 1826, 1843, 1860, 1894, 1932; hay nước Nga năm 1918 và 1998.

Qua những định nghĩa và dấu hiệu trên, có thể thấy Argentina là một điển hình cho sự xuấthiện khủng hoảng nợ.

Trang 6

Argentina phát triển mạnh mẽ vào những năm đầu thập niên 90 và trở thành một trong nhữngquốc gia dẫn đầu thế giới Tuy vậy, những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, nền kinh tếArgentina bị biến đổi, suy thoái 2001, đất nước rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện.Các Tổng thống liên tục lên chức rồi lần lượt từ chức, lập kỉ lục khi trong vòng 2 tuần mà đã có4 đời Tổng thống từ chức 2003, tình hình chính trị dần ổn định, Chính phủ bắt đầu có thể giảiquyết các vấn đề lớn của xã hội: thất nghiệp, lạm phát, ổn định tài chính, tham nhũng,

Từ một trong những quốc gia đầu thế giới, giờ đây Argentina đang lâm vào khủng hoảng vớinền kinh tế trì trệ, lạm phát lên tới 3 chữ số, tỷ lệ nghèo đói vượt quá 43% (2022) Nhưng khiquốc gia Nam Mỹ này vô địch World Cup, người dân đã hy vọng vào một tương lai kinh tế-chính trị mới sẽ có thể phát triển trong tương lai.

2 Diễn biến và nguyên nhân khủng hoảng nợ Argentina 20012.2 Diễn biến

2 .2 1 Trước khủng hoảng

Trong những năm 1990, Argentina được ca ngợi như một hiện tượng kinh tế "Giai đoạn pháttriển thần kì của Argentina" thường được đề cập đến giai đoạn từ đầu thập niên 90 đến cuốinhững năm 90, khi Argentina trải qua một thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và được coilà một trong những kỳ tích kinh tế của châu Mỹ Latinh Trong giai đoạn này, Argentina đã thựchiện một loạt những biện pháp kinh tế để mở cửa và tăng cường tích cực hóa nền kinh tế, trongđó có việc từ bỏ chính sách bảo hộ thương mại và mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ từ

Trang 7

các nước khác; tiến hành chính sách kiểm soát lạm phát và ổn định giá cả, trong đó có việc ápdụng một chính sách tiền tệ tập trung và kiểm soát chặt chẽ việc in tiền; tăng cường đầu tư vàocác ngành công nghiệp chủ chốt như ngành sản xuất ô tô, điện tử và vận chuyển hàng hóa.; tổchức lại hệ thống tài chính, tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng và tạo điều kiệnthuận lợi cho việc vay vốn và đầu tư; đẩy mạnh cải cách cơ quan nhà nước, giảm bớt sự canthiệp của chính phủ trong hoạt động kinh tế và tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm của cáccơ quan chính phủ Những biện pháp kinh tế này đã giúp Argentina tăng trưởng mạnh mẽ, thuhút được nhiều đầu tư từ nước ngoài và nâng cao đời sống của người dân Trong giai đoạn từ1990 đến 1998, tăng trưởng GDP của Argentina trung bình đạt 5,4% mỗi năm, trong đó có năm1991 đạt tăng trưởng GDP cao nhất với mức 9.13% Đây được coi là "thập kỷ vàng" của nềnkinh tế Argentina.

Nguồn: World Development Indicator Liên tục trong 10 năm của thập niên 1990, Argentina đã thực hiện các chương trình tái cấutrúc nền kinh tế rất mạnh mẽ, nổi bật nhất là chương trình tư hữu hóa hàng loạt xí nghiệp quốcdoanh Cũng giống như các nền kinh tế đang chuyển đổi hiện nay, việc tư hữu hóa ào ạt, nhất làviệc bán chúng cho các ông chủ nước ngoài, bước đầu đã đem lại một lượng dự trữ ngoại tệ khálớn cho quốc gia này Một trong những chìa khóa để đạt được sự phát triển này là chương trìnhcải cách kinh tế được triển khai bởi chính phủ của tổng thống Carlos Menem (1991) Từ năm1991, Argentina đã thực hiện chính sách này để ổn định giá đồng Peso và giảm lạm phát Chínhsách này cho phép người dân Argentina đổi Peso sang đô la Mỹ với tỷ lệ cố định 1:1 Điều nàyđã tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài và giúp tăngtrưởng kinh tế Tổng thống Menem đã áp dụng chính sách giảm thuế để tạo điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp và tăng sức mua của người dân Chính sách của Chính phủ đã giúp lạm

Trang 8

phát giảm đáng kể, ổn định giá được đảm bảo và giá trị tiền tệ được bảo tồn Những thành tựuđó khiến Argentina được khen ngợi như là một điển hình của sự thần kỳ mới và là một trongnhững “học trò xuất sắc” được IMF thừa nhận.

Từ năm 1999, Argentina đã phải đối mặt với một vấn đề lớn về mất cân đối trong chi tiêungân sách Thực tế là, nước này đã bị lãng phí ngân sách quá nhiều vào các chính sách xã hội vàquá ít vào các chính sách kinh tế Điều này đã dẫn đến tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêmtrọng, giảm giá trị của đồng peso Argentina và tăng lãi suất Sự mất cân đối ngân sách củaArgentina trong năm 1999 đã gây ra nhiều vấn đề cho nền kinh tế của đất nước này Từ đó, cảnước đi vào giai đoạn suy thoái.

2.2.2 Trong khủng hoảng

Giai đoạn khủng hoảng nợ của Argentina từ năm 1999 đến năm 2002 là một thời kỳ đầy biếnđộng với nhiều sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế và xã hội của quốc gia này Chínhtừ sự tăng trưởng ngoạn mục của nền kinh tế mà chính phủ Argentina đã tận dụng uy tín củaquốc gia để liên tục vay nợ nước ngoài Cứ như thế các khoản nợ nước ngoài âm thầm tăng lêndần, bắt đầu là ngưỡng an toàn từ tỉ lệ nợ dưới 50% GDP (35% trong năm 1995 cho đến gần65% năm 2001).

Từ những năm 1999, nền kinh tế Argentina đã bắt đầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng do vấnđề thiếu hụt về ngân sách Đồng peso của Argentina đã suy giảm giá trị một cách nhanh chóng,dẫn đến sự gia tăng của nợ nước ngoài và lạm phát.

Năm 2000, Argentina thông báo kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF.Năm 2001, những bất ổn đạt đến mức cao trào.Hệ thống ngân hàng Argentina sụp đổ vào vàotháng 12/2001, nhấn chìm một trong những trung tâm kinh tế năng động và thành công nhất tạikhu vực Nam Mỹ Gần như chỉ sau một đêm, đất nước này rơi vào cảnh đói nghèo, tình cảnhsau đó hết sức hỗn độn Argentina đã bị cô lập khỏi thị trường tài chính quốc tế và chính phủ đãphải tuyên bố vỡ nợ trị giá 132 tỷ USD, trở thành nước đầu tiên ở châu Mỹ La-tinh phá sảntrong thế kỷ 21 Khủng hoảng tài chính này dẫn đến tình trạng mất việc làm, giảm thu nhập củangười dân, lạm phát cao và sự bất ổn chính trị Tại thời điểm đó, chính phủ của Argentina đã bịphá sản và đồng peso của nước này đã bị đóng băng, dẫn đến sự rối loạn xã hội và tình trạng bạolực trên toàn quốc Và cũng vào thời điểm cuối năm 2001, IMF tuyên bố ngừng hỗ trợ cho

Trang 9

Argentina với lý nó Argentina không đáp ứng được các đòi hỏi tài chính Argentina tuyên bốphá sản ngay sau đó.

Nguồn: International Monetary Fund

Cuộc khủng hoảng này đã gây ra nhiều cuộc biểu tình và nổi dậy của người dân Argentina,đòi hỏi chính phủ phải đưa ra giải pháp khẩn cấp để giải quyết tình trạng kinh tế khó khăn và nợnước nặng nề Trong bối cảnh đó, cướp bóc và bạo loạn nổ ra khắp nơi, nhiều người Argentinatrở nên điên loạn và đổ xô xuống đường ở các thành phố Các cuộc biểu tình diễn ra gay gắt, baogồm cả việc phá hoại tài sản, thường xuyên xảy ra tại các ngân hàng, công ty tư nhân nướcngoài, đặc biệt là các công ty lớn.

Trong năm 2002, Argentina đã phải đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để thươnglượng một khoản vay 39,7 tỷ USD để giải quyết tình trạng nợ nước Tuy nhiên, điều này đã gâyra sự phản đối của nhiều người dân Argentina, cho rằng việc vay tiền từ IMF sẽ làm cho tìnhtrạng nợ nước của nước này càng trầm trọng hơn Cuộc biểu tình bạo lực diễn ra vào ngày 20-21/12/2002 làm cho một vài người thiệt mạng, hàng chục người bị thương đồng thời đánh dấusự sụp đổ hoàn toàn của chính phủ.

Sự bất ổn về chính trị cùng với các sai lầm của Chính phủ trong phản ứng với khủng hoảngđã khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn trong năm 2002: thị trường chứng khoán sụp đổ,đồng Peso tiếp tục mất giá mạnh, lạm phát leo thang, thất nghiệp bùng nổ, tăng trưởng kinh tếsụt giảm nhanh chóng.

2.3 Nguyên nhân

2.3.1 Nguyên nhân khách quan

Trang 10

2.3.1.1 Khủng hoảng tài chính tại Thái Lan và khu vực Đông Á 1997

Vào những năm 85-95 của thế kỉ XX, nền kinh tế ở các quốc gia đang phát triển đặc biệt là ởChâu Á được ghi nhận với mức độ tăng trưởng mạnh mẽ lên đến 9% Trong bối cảnh đó, TháiLan và một số quốc gia khác ở Đông Nam Á đã thực hiện một kế hoạch không tưởng, đó làđồng thời định giá đồng tiền của quốc gia mình vào đồng Dollar Mỹ và cho phép tự do lưuchuyển vốn

Tại thị trường châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, các nhà đầu tư lại cố gắng tìm cách thay đổi danhmục tài sản bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài Chính vì vậy họ cần tìm một thị trườngnước ngoài vừa có nhu cầu vay vốn vừa có lãi suất cao để thuận lợi di chuyển Chính trong lúcnày, Châu Á lại có chính sách tự do lưu chuyển vốn với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất ở cácquốc gia phát triển Do đó, một lượng lớn nguồn vốn đã chảy ồ ạt vào thị trường Châu Á.

Tuy nhiên, đến năm 1997, thị trường bất động sản ở Thái Lan vỡ dẫn đến thể chế tài chính bịphá sản Các nhà đầu tư không tin vào việc chính phủ quốc gia này có thể giữ được tỉ giá hốiđoái cố định do đó họ đồng loạt rút vốn đầu tư

Hậu quả từ việc đồng loạt rút vốn đầu tư đó là các quốc gia mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trườngchứng khoán, giá tài sản bị giảm mạnh ở Châu Á Tạo thành một cuộc khủng hoảng tài chính ởChâu Á và lan dần ra các quốc gia đang phát triển trên thế giới.

2.3.1.2 Sự sụp đổ của đồng real Brazil 1999

Sau dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á năm 1997 chưa tan, năm 1998thế giới ghi nhận tình hình tài chính đầy biến động khi giá dầu giảm mạnh, tiền tệ ở một số cácquốc gia rơi tự do, khu vực Mỹ Latinh chìm trong khủng hoảng và Nga thì vỡ nợ Trước bốicảnh đó, chính phủ quốc gia Brazil đã phải tuyên bố phá giá đồng real 29%, chính điều này đãtrực tiếp ảnh hưởng đến Argentina Các quốc gia khác hay các nhà đầu tư sẽ nhận ra rằng họ sẽcó thể mua được nhiều hơn khi ở Brazil thay vì Argentina trong cùng khu vực Do đó mà mặthàng xuất khẩu và nguồn tiền đầu tư vào Argentina đã bị giảm mạnh

2.3.2 Nguyên nhân chủ quan2.3.2.1 Hệ thống chính trị bất ổn

Một trong những nguyên nhân thường được nhắc đến trong việc lí giải tại sao Argentina lạigiàu có vào thế kỉ XIX đó là có nền chính trị ổn định Tuy nhiên đã có vấn đề nảy sinh trong hệ

Trang 11

thống chính trị từ năm này qua năm khác, bắt đầu từ năm 1999 khi chiếc ghế của tổng thốngđược chuyển cho Fernando De La Rua Trong quá trình vận động tranh cử, ông đã từng nói sẽlấy tiền từ những kẻ tham nhũng để phân phát cho nhân dân, nhưng chính vì thành tích đó ôngđã phải nhận sự chống đối ngầm từ phía đồng minh Cuối cùng chủ tịch thượng viện CarlosAlvarez và chủ tịch phong trào Frepaso đã đột ngột từ chức, để lại một mình Fernando De LaRua đối mặt với các cuộc khủng hoảng của Argentina

2.3.2.2 Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô sai lầm

Bắt đầu từ năm 1991, tổng thống Carlos Menem đã gắn kết đồng peso của Argentina vớiđồng dollar Mỹ bằng cách vay mượn dollar Mỹ với số lượng lớn và bán doanh nghiệp nhà nướccho tổ chức tư nhân, điều này đã giúp Argentina giảm bớt lạm phát và duy trì mức tăng trưởngổn định Tuy nhiên đến 1997, do việc bơm đồng Dollar vào quốc gia một cách không kiểm soátđã làm gia tăng các khoản nợ nước ngoài và khiến đất nước rơi vào tình trạng suy thoái nghiêmtrọng.

Đến năm 1999, dưới thời của tổng thống Fernando De La Rua, do đồng peso nội tệ đangđược định giá quá cao, làm giảm khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu, De La Rua đã từbỏ neo tỷ giá đồng nội tệ Điều này đã khiến cho các nhà đầu tư đồng loạt rút vốn, tạo thành cáckhoản nợ phải trả.

Bên cạnh đó, do chính sách tư nhân hóa các công ty nhà nước Các công ty nhà nước chủ yếuđược tư nhân hóa đều thuộc lĩnh vực dịch vụ thiết yếu như điện, nước, Việc tư nhân hóa đãkhiến cho giá của các loại dịch vụ này được đẩy lên cao Nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm,khiến cho các doanh nghiệp phá sản, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao Trong khi đó chính phủ lại khôngthể tự chủ trong nguồn thu – chi do ngân sách chỉ đến từ việc thu thuế của người dân.

2.3.2.3 Nhược điểm từ hệ thống chuẩn tiền tệ của Argentina

Thứ nhất, chính phủ không thể tự do trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ do lãi suất củađồng nội tệ phải bằng lãi suất đồng ngoại tệ Do đó, không thể có việc tăng lãi suất để kìm hãmlạm phát hay giảm lãi suất để kích thích đầu tư.

Thứ hai, Ngân hàng Trung Ương không thể là người cho vay cuối cùng do hệ thống chuẩntiền tệ quy định không thể phát hành tiền khi không có nguồn ngoại tệ thay thế Do đó khi có sự

Trang 12

kiện xảy ra khiến các nhà đầu tư đồng loạt rút vốn, các ngân hàng không thể chi trả được toànbộ khoản tiền gốc và lãi cho khách hàng từ đó dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, hệ thống chuẩn tiền tệ có những chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong nước,kinh doanh quốc tế vay nợ bằng ngoại tệ trong khi đó lại không có bất kì một biện pháp phòngngừa rủi ro, điều này dẫn đến việc vay nợ quá mức.

Thứ tư, việc không thể in thêm tiền cũng như nguồn vốn dự trữ ngày càng ít, đã đẩyArgentina vào tình trạng phải vay nợ nước ngoài để bù đắp cho tình trạng thâm hụt ngân sách.Chính vì vậy đã làm cho số tiền nợ nước ngoài của Argentina ngày càng tăng cao.

2.3.2.4 Lợi dụng uy tín quốc gia để vay nợ quá mức

Một nguyên nhân khác dẫn đến cuộc khủng hoảng vào năm 2001 đó là chính phủ Argentinađã lợi dụng uy tín quốc gia để liên tục vay nợ nước ngoài Các khoản nợ theo đà tăng dần từmức tương đương 35% GDP vào năm 1995 sau đó leo thang đến 65% vào năm 2001 Trong khimức an toàn đối với các quốc gia đang phát triển mà WB đưa ra là nợ nước ngoài dưới 40%.Chính vì sự vay nợ một cách ồ ạt đã khiến cho khoản nợ tăng cao, chính phủ không có khả năngthanh toán, không thể đối phó với những rủi ro trong thâm hụt ngân sách Đẩy Argentina vàotình trạng khủng hoảng không có hồi kết

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:06

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w