1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập môn phương pháp nghiên cứu kinh tế tác động của evfta đến xuất khẩu nông sản việt nam

53 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của EVFTA đến xuất khẩu nông sản Việt Nam
Tác giả Đinh Công Thái Sơn, Nguyễn Thị Thắm, Lê Thị Thảo, Ngô Thanh Thảo, Phạm Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thế Kiên
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu kinh tế
Thể loại Bài tập môn học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 5,93 MB

Nội dung

Năm 2020, xuất khẩu đạt 281 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019, trong đó có phần đóng góp quan trọng của thương mại với các thị trường hiệp định thương mại tự do FTA mới ký kết; 15 FTA đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -

BÀI TẬP MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thế Kiên Nhóm thực hiện: Nhóm IX Lớp: 211_INE_1016 13

Hà Nội – Tháng 10/2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -

BÀI TẬP MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ

TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thế Kiên Nhóm thực hiện: Nhóm IX Lớp: 211_INE_1016 13 Đinh Công Thái Sơn Mã sinh viên: 20050926 Nguyễn Thị Thắm Mã sinh viên: 20050938

Phạm Thị Phương Thảo Mã sinh viên: 20050018

Hà Nội – Tháng 10/2021

Trang 3

MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH M ỤC VIẾ T T T iii

DANH M ỤC BẢ NG vi PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính c p thi t 1ấ ế

2 T ổng quan tài li u nghiên c u 3ệ ứ2.1 Các nghiên cứu nước ngoài v ch 3ề ủ đề2.2 Các nghiên cứu trong nước về chủ đề 42.3 Kho ng tr ng nghiên c u 7ả ố ứ

3 Mục tiêu nghiên c u 7ứ3.1 M c tiêu chung 7ụ3.2 M c tiêu c th 8ụ ụ ể

4 Đối tượng và ph m vi nghiên c u 8ạ ứ4.1 Đối tượng nghiên c u 8ứ4.2 Ph m vi nghiên c u 8ạ ứ

5 Phương pháp nghiên cứu 8

5.1 Phương pháp tiếp cận 85.2 Phương pháp thu thập d li u 9ữ ệ

6 Cấu trúc của nghiên c u 9

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐẾN XUẤT KHẨU NÔNG S N 10

1.1 M t s khái niộ ố ệm liên quan đến hiệp định thương mạ ựi t do (FTA) 10

1.1.1 Khái ni m 10ệ1.1.2 Phân lo i FTA 10ạ1.1.3 Các FTA c a Vi t Nam 12ủ ệ

1.2 Tác động của FTA đố ới v i xu t kh u 13ấ ẩ1.2.1 Tác động tích c c 13ự1.2.3 Thách thức đặt ra cho Viêt Nam 14

1.3 Nh ng y u t quyữ ế ố ết định tác động c a hiủ ệp định thương mạ ựi t do 15

1.3.1 B n ch t c a FTA 15ả ấ ủ1.3.2 S ự tương đồng và m i quan h kinh t , ngo i giao giố ệ ế ạ ữa các nước thành viên trong FTA 16

Trang 4

1.3.3 Quan h ệ thương mạ ợi, l i th so sánh và tính bế ổ sung trong thương mại

của các nước thành viên FTA 17

1.3.4 Chính sách thương mạ ủa các nưới c c trong FTA 18

1.3.5 Y u t giá c và co giãn c a cung, c u, c u nh p kh u 19ế ố ả ủ ầ ầ ậ ẩ 1.4 Khái quát v hiề ệp định thương mạ ựi t do EVFTA 19

1.4.1 Gi i thi u chung v EVFTA 19ớ ệ ề 1.4.2 N i dung chính c a EVFTA 19ộ ủ CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA EVFTA TỚI XUẤT KHẨU 26

NÔNG S ẢN VIỆ T NAM 26

2.1 Nh ng cam kữ ết EU đố ới v i xu t kh u nông s n Vi t Nam 26ấ ẩ ả ệ 2.2 Th c tr ng xu t kh u nông s n Vi t Nam sang EU 27ự ạ ấ ẩ ả ệ 2.2.1 Kim ng ch xu t kh u nông s n Vi t Nam sang EU 27ạ ấ ẩ ả ệ 2.2.2 Xu t kh u nông s n Vi t Nam sang EU theo th ấ ẩ ả ệ ị trường 29

2.2.3 Xu t kh u nông s n Vi t Nam sang EU theo m t hàng 31ấ ẩ ả ệ ặ 2.3 Tác động của EVFTA đến xu t kh u nông s n Vi t Nam sau hiấ ẩ ả ệ ệp định 33

2.3.1 Cơ hội m ra khi kí k t FTA v i EU 33ở ế ớ 2.3.2 Thách thức của Vi t Nam sau khi ký k t EVFTA v i EU 35ệ ế ớ CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THÁCH THỨC ĐẶT RA CHO VIỆT NAM 37

3.1 Giải pháp đố ới Nhà Nưới v c 37

3.1.1 Đố ới v i các rào cản thương mại 37

3.1.2 Đố ới v i các rào c n vả ề lĩnh vực lao động 37

3.2 Giải pháp đố ới v i các hi p h i 38ệ ộ

3.3 Giải pháp đố ới v i doanh nghi p 39

KẾT LU N 41

DANH M C TÀI LI U THAM KH O 1Ụ Ệ Ả

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Giải nghĩa

AANZFTA ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia ASEAN, Úc và New

Zealand

AFTA ASEAN Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do giữa

các quốc gia ASEAN

AHKFTA ASEAN – Hongkong Free Trade

Agreement

Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – H ng KôngồAIFTA

ASEAN–India Free Trade

Agreement Hiệp định thương mại tự do giữa

các quốc gia ASEAN và n Ấ Độ

AJCEP ASEAN–Japan Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia ASEAN và Nh t ậ

Bản

Agreement

Hiệp định thương ại t do gi a m ự ữcác quốc gia ASEAN và Hàn

CPTPP

Comprehensive and Progressive

Agreement for Trans-Pacific

Trang 6

EVFTA EU Viet Nam Free Trade –

Agreement

Hiệp định thương mại tự do Liên

EFTA European Free Trade Assosiation Hiệp h i M u dộ ậ ịch t do châu Âuự

EVIPA EU Viet Nam Investment –

Protection Agreement

Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GATS The General Agreement on Trade

in Services

Hiệp định chung về Thương mại

Dịch vụ

Tariffs and Trade

Hiệp ước chung về thuế quan và

mậu dịch GDP Gross domestic product Tổng s n ph m quả ẩ ốc nội

MFN Most Favoured Nation Treatment Chế độ tối hu qu c ệ ố

TBT Technical Barriers to Trade Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối

với thương mại

agreement

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Vương quốc Anh

Trang 7

VCCI Vietnam Chamber of Commerce

Viet Nam- Eurasian Economic

Union Foreign Trade Agreement Liên minh kinh t Á-Âu ếWTO World trade organization Tổ chức thương mại quốc tế

Trang 8

3 Bảng 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thực phẩm và chế

biến nông sản giữa Việt Nam và EU giai đoạn

2016 2019–

28

4 Bảng 2.2.2 Danh sách một số thị trường nhập khẩu nhóm hàng

thực phẩm và chế biến nông sản của Việt Nam giai

đoạn 2016 – 2020

29

5 Bảng 2.2.3 Kim ngạch Nhập Khẩu một số hàng nông sản của EU

từ Việt Nam (2016 - 2020)

31

Trang 9

chức thương mại quốc tế như ASEAN (Hiệp H i Các Quộ ốc Gia Đông Nam Á), APEC (Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương), WTO (Tổ Chức Thương Mại Thế Giới), cùng v i vi c ký k t các hiớ ệ ế ệp định thương mại t do M t trong s các hi p ự ộ ố ệđịnh được ký kết là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) Đây là một hiệp định rất quan tr ng và có ọ ảnh hưởng r t l n tấ ớ ới con đường mở c a h i nh p c a Vi t ử ộ ậ ủ ệNam trên th gi i, giúp hàng hóa Vi t Nam có th d ế ớ ệ ể ễ dàng hơn trong việc xâm nhập vào

thị trường khó tính này

Hiệp định EVFTA được coi là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, phù hợp xu thế phát triển của thương mại hiện đại Tính chất “mới” của hiệp định này bao gồm mức độ tự do hóa cao cho thương mại và đầu tư cùng các quy tắc thương mại tiên tiến, mang tính cải cách vượt ra ngoài khuôn khổ các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tồn tại một phần tư thế kỷ Bởi vậy, hiệp định này không chỉ mở

ra các cơ hội thương mại tiềm tàng với các nền kinh tế phát triển mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, hoàn thiện môi trường thương mại và đầu

tư của nước ta Đó chính là giá trị quan trọng nhất mà hiệp định này đóng góp vào thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển lâu dài của Việt Nam EVFTA là một hiệp định mang tính toàn diện, là một cam kết mở cửa thị trường mạnh và sâu trong hầu hết các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu tư với chất lượng cao và cân bằng về lợi ích cho các bên Chính vì vậy, chúng ta cần có những nghiên cứu đánh giá tác động của

Trang 10

2

hiệp định để có những góc nhìn đúng về thách thức cũng như cơ hội mà hiệp định này mang lại, đồng thời thực thi hiệu quả những cam kết của hiệp định

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị tác động nặng nề bởi chiến tranh thương mại

và đại dịch Covid 19, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần đưa Việt Nam vào nhóm nhỏ các nền kinh tế thành công trong việc duy trì mức tăng trưởng dương Năm 2020, xuất khẩu đạt 281 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019, trong đó có phần đóng góp quan trọng của thương mại với các thị trường hiệp định thương mại tự do FTA) mới ký kết; (

-15 FTA được thực thi cho phép hàng xuất khẩu của Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi khi tiếp cận thị trường ở trên 50 quốc gia, bao gồm hầu hết các đối tác thương mại lớn nhất, chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đã trở thành một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu của nhiều mặt hàng quan trọng như gạo, cà phê, hạt tiêu và hạt điều Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản, thủy sản Vi t ệNam l n ầ lượt là Trung Qu c, EU, Hoa K , ASEAN, Nh t B n và Hàn Quố ỳ ậ ả ốc EU là th ịtrường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thế gi i, chiếm 14,9% tổng nhập khẩu toàn ớcầu Đây cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam Năm 2019, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt gần 41,3 tỷ USD, chiếm gần 15,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 3,25% so với năm 2018 Bước sang năm 2020, mặc dù bị tác động nặng nề của đại dịch Covid 19, nông lâm thủy sản vẫn cho thấy là thế mạnh -của Việt Nam, làm trụ đỡ cho lĩnh vực xuất khẩu khi vẫn duy trì tăng trưởng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019, ước đạt 30,5 tỷ USD, xuất siêu lên tới 7,2 tỷ USD Dù vậy, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để thúc đẩy đưa nông sản Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Mặc dù, nông sản của Việt Nam đã xuất khẩu đi rất nhiều thị trường như EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Tuy nhiên, theo số liệu điều tra của Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch để cho thấy tỷ trọng nông sản chế biến sâu được xuất khẩu của Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ đạt khoảng 25 – 30% tổng sản lượng nông sản (bằng một nửa so với các nước ASEAN) Nhiều sản phẩm trong số đó đạt tỷ lệ rất thấp như rau, quả, thực phẩm chỉ đạt 10%, cà phê chỉ đạt

4 – 6% Sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa, những quy định liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, lao động và quy trình công nghệ sản xuất, chế biến, Cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, nên các nước thành viên EU sẽ rất chú trọng tới các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại Hiệp

Trang 11

3

định EVFTA hướng tới mức độ xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99,2% số dòng thuế Tuy nhiên, để được hưởng mức ưu đãi này, hàng xuất khẩu sang EU cần thỏa mãn quy tắc xuất xứ, đây có thể là một cản trở đối với hàng xuất khẩu Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN Nếu không đảm bảo được quy tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) chứ không phải là mức thuế suất 0% như trong EVFTA Bên cạnh đó nguy cơ hàng Việt bị “mượn danh” xuất sang EU cũng từng được các chuyên gia kinh tế cảnh báo Điều này gây ra nhiều hệ lụy khiến hàng hóa Việt Nam xuất vào EU có thể bị áp thuế chống bán phá giá cao EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS (hiệp định áp dụng biện pháp kiểm định động thực vật) linh hoạt nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như chè, rau quả… vẫn nhỏ lẻ, tự phát, trong khi ở một số nơi, nông dân chưa được hướng dẫn về sản xuất sạch, an toàn, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu cho nông sản

Nghiên cứu về tác động của EVFTA đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang được tìm hiểu, tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc tận dụng hiệp định này Các nghiên cứ nước ngoài còn rất hạn chế về chủ đề này, chủ yếu là các nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng mô hình SMART Đây được coi là công cụ rất hữu ích để đánh giá tác động của các hiệp định FTA về thương mại song phương giữa các quốc gia hoặc liên minh kinh tế Tuy nhiên, nó không tính đến những bất lợi ảnh hưởng của các hiệp định kinh tế khác, cũng không tập trung vào về các sự kiện kinh tế rất cụ thể trên thị trường hoặc phản ứng của các quốc gia khác trên thị trường quốc tế

Như đã nói ở trên tiềm năng của thị trường EU này còn rất lớn Câu hỏi đặt ra là

“Làm thế nào để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam?” Để giải quyết được vấn

đề này cần phải phân tích các yếu tố có tác động tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam tới các nước Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Tác động của một số Hiệp định thương mại tự do Việt Nam với EU - EVFTA đến tình hình xuất khẩu hàng Nông sản Việt Nam” để nghiên cứu

2 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1 Các nghiên cứu nước ngoài về chủ đề

Trang 12

4

Các nghiên cứu nước ngoài thường s d ng mô hình CGE ử ụ để ước tính tác động kinh t c a tế ủ ự do hóa thương mạ ề ềi v n n kinh t Vi t Nam Fukase và Martin (2001) ế ệnghiên c u ứ ảnh hưởng c a vi c Vi t Nam gia nh p Hiủ ệ ệ ậ ệp định Thương mại T do ựASEAN (AFTA) Heng và Gayathri (2004) ti n hành phân tích k ch b n AFTA và ế ị ảASEAN c ng Nh t B n và Trung Qu c K t qu cho th y l i ích kinh t l n nh t cho ộ ậ ả ố ế ả ấ ợ ế ớ ấViệt Nam do FTA ASEAN-Trung Qu c mang l i do tố ạ ỷ tr ng xu t nh p kh u lọ ấ ậ ẩ ớn Đặc biệt, t ự do hóa thương mại gạo tạo ra m t hi u ng phúc lộ ệ ứ ợi đáng kể do sự gia tăng xuất khẩu gạo và tăng trưởng trong lĩnh v c s n xu t ự ả ấ các ngành, đặc biệt là hàng d t, may và ệcác s n ph m t ả ẩ ừ da là đáng kể

V nghiên cề ứu tác động c a EVFTA có ủ Tomoo Kikuchi và các cộng sự (2017)

đã sử dụng mô hình GTAP để phân tích tác động của các hiệp định thương mại khu vực Mega lên Vi t Nam Nghiên c u ệ ứ đã chỉ ra rằng trong khuôn khổ EVFTA, GDP thực tế của Việt Nam tăng 8,1% (11,0 tỷ USD) Về các tác động theo lĩnh vực EVFTA chủ yếu

mở rộng xuất khẩu của Việt Nam sang EU cho các ngành sản xuất nhẹ, đặc biệt là các sản phẩm da Các lĩnh vực sản xuất khác như phương tiện cơ giới và thiết bị vận tải, và thiết bị điện tử tăng trưởng mạnh mẽ trong giảm giá và xuất khẩu trong khi hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp đều ký hợp đồng

Maryla Maliszewska và các cộng sự (2020) đã sử dụng mô hình vi mô —động lực phân phối thu nhập toàn cầu (GIDD) —được liên kết với mô hình LINKAGE, để đo lường bản chất khác nhau của tác động của thương mại tự do về thỏa thuận thỏa thuận giữa các loại hộ gia đình và người lao động khác nhau, giúp hiểu rõ hơn về tác động của nghèo đói và tác động phân bổ trong nền kinh tế Việt Nam Trong bài nghiên cứu tác giả đã cho thấy tác động kinh tế vĩ mô của EVFTA đối với nền kinh tế Việt Nam đến năm 2030 với các ước tính GDP và cả dòng chảy thương mại đều tăng Việt Nam sẽ thấy tỷ lệ nghèo giảm từ 29% năm 2016 xuống 12,6% đến năm 2030 Nghiên cứu chỉ ra

rằng khi kết hợp với CPTPP thì EVFTA sẽ mang lại lợi ích cao hơn nhiều cho Việt Nam

2.2 Các nghiên cứu trong nước về chủ đề

2.2.1 Các nghiên cứu về các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia Với tình tình hội nhập kinh tế là xu hướng của toàn cầu, Việt Nam đã đàm phán

và ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do với mục tiêu hội nhập quốc tế thực hiện quá trình toàn cầu hóa Cùng với đó, có rất nhiều nghiên cứu đã thực hiện để phân tích,

Trang 13

5

đánh giá tác động của các FTA mang lại, chỉ ra những mặt tích cực cũng như thách thức

mà Việt Nam cần phải vượt qua để có thể phát huy hiệu quả tốt nhất của các hiệp định này

Nguyễn Tiến Dũng (2011) phân tích tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) Phạm Thanh Nga (2012) phân tích tác động Các hiệp định thương mại tự do đối với Việt Nam Nguyễn Văn Hồng (2015) phân tích tác động Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do đối với hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Các tác giả đều đưa ra kết luận rằng các hiệp định tự do thương mại mới đều mang lại các tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam theo nhiều mặt như thương mại, đầu tư, môi trường,

Gần đây hơn các nghiên cứu về EVFTA như Nguyễn Đình Cung và Trần Toàn Thắng (2017) phân tích tác động của EVFTA lên thể chế và điều chỉnh chính sách ở Việt Nam Nghiên cứu cho rằng hiệp định EVFTA là một trong những Hiệp định Thương mại Tự do lớn nhất Việt Nam từng tham gia, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi thể chế chính sách và phát triển nền kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới khi chính thức được thực thi Vũ Thanh Hương (2017) phân tích tác động của EVFTA đối với thương mại hàng hóa Việt Nam và EU Đào Lương Thuý Hiền (2020) đã nêu lên những tác động của hiệp định của hiệp định EVFTA lên hoạt động xuất nhập khẩu Các nghiên cứu phân tích những thay đổi trong thương mại giữa Việt Nam và EU về kim ngạch, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu, từ đó phân nhóm hàng hóa và thị trường để giúp Việt Nam phát triển hàng hóa và thị trường với EU một cách có định hướng hơn trong tương lai

Về một số lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam có các nghiên cứu như Trần Việt Long và Võ Thị Nhàn (2020) phân tích tác động của EVFTA tới xuất khẩu Dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế Trần Văn Tuấn (2020); Đặng Xuân Thanh (2020); Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2020), phân tích tác động EVFTA tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam Những nghiên cứu phân tích dựa trên các mô hình như mô hình trọng lực, mô hình SMART hay dựa trên phân tích về cơ cấu thị trường, mặt hàng đều đưa ra những kết quả tích cực

về tác động của EVFTA

2.1.2 Các nghiên cứu liên quan tới xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam sang EU

Trang 14

6

Hoàng Thị Vân Anh (2017) đã nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu trong điều kiện thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU Nghiên cứu cho rằng EVFTA là cần thiết

và có ý nghĩa đối với thực tiễn phát triển xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam Nghiên cứu đã đưa ra bức tranh tổng quan nghiên cứu thị trường hàng nông sản EU Có thể thấy, là khu vực đứng đầu thế giới về xuất khẩu cũng như nhập khẩu nông sản, thực phẩm, EU chiếm vị trí quan trọng trên thị trường nông sản thế giới Nghiên cứu cũng chỉ ra những mặt những ưu thế của Việt Nam về nguồn cung ứng cũng như những yêu cầu nghiêm ngặt trong quá trình xuất khẩu Thị trường hàng nông sản

EU thời gian tới chịu ảnh hưởng từ các yếu tố chủ yếu là triển vọng tăng trưởng kinh tế, giá năng lượng, xu hướng tăng trưởng dân số và sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng cũng như một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác Để khai thác hiệu quả từ FTA mang lại cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản nói chung và sang thị trường

EU nói riêng, Việt Nam cần thực hiện mạnh mẽ các giải pháp về cải thiện nguồn cung nông sản, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, cải thiện cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản, tăng cường khả năng đáp ứng các quy định của thị trường nhập khẩu EU, đặc biệt

là các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức từ EVFTA

Trần Đức Trọng và cộng sự (2021) phân tích tác động của EVFTA lên dòng chạy thương mại trái cây giữa Việt Nam và EU cho thấy vi c lo i b thu quan làm cho giá ệ ạ ỏ ếtrị xu t kh u c a Viấ ẩ ủ ệt Nam tăng nhanh hơn nhập kh u, tuy nhiên, nh p khẩ ậ ẩu cũng tăng nhanh hơn nhiều lần Nguyễn Tiến Hoàng và Trịnh Thuỳ Ngân (2020) đã phân tích tác động EVFTA đối với việc xuất khẩu Nông sản Việt Nam vào thị trường EU đã kết luận EVFTA có những tác động tích cực về xuất khẩu nông sản sang EU nhờ tổng giá trị tăng trên USD 37,532 triệu Việc tạo ra thương mại chiếm 40,07%, tương đối cao so với chuyển hướng thương mại Ở một số nhóm sản phẩm đặc biệt như cà phê, tinh bột, mỡ động thực vật và dầu, tạo ra thương mại nhiều hơn là chuyển hướng thương mại Các tăng trưởng xuất khẩu sang EU do tạo ra thương mại cho thấy Việt Nam có lợi thế về sản xuất nông nghiệp so với các nước thành viên EU Do đó, bằng cách tập trung vào những mặt hàng có lợi thế, Việt Nam sẽ tạo ra sự gia tăng về xuất khẩu Đoàn Đức Mạnh

và Nguyễn Đức Hiếu (2021) chỉ ra r ng giá tr xu t kh u các s n ph m cá c a Vi t Nam ằ ị ấ ẩ ả ẩ ủ ệtăng cao nhất Nghiên cứu cũng cho thấy rằng động vật giáp xác, động vật thân m m và ề

Trang 15

7

các động vật thủy sinh không xương sống khác là một trong những mặt hàng nông sản xuất kh u các s n ph m c a Vi t Nam có khẩ ả ẩ ủ ệ ả năng tận dụng được nhi u lề ợi th nh t t ế ấ ừEVFTA Các nghiên cứu trên đều s dử ụng mô hình SMART để mô phỏng tác động c a ủviệc cắt gi m thu quan theo cam k t Eả ế ế VFTA đố ới xu t kh u nông s n Vi t Nam i v ấ ẩ ả ệ2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Về các nghiên cứu nước ngoài là các nghiên cứu phân tích tác động của EVFTA cùng với các hiệp định thương mại tự do khác để đưa ra cái nhìn chung về sự thay đổi của nền kinh tế Việt Nam Đối với tài liệu trong nước các nghiên cứu đã được tiến hành

từ phân tích tác động của EVFTA tới toàn nền kinh tế chung tới phân tích riêng về một

số lĩnh vực như dệt may, thủy sản là chủ yếu

Nhìn chung, tác động của EVFTA đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn đang được tìm hiểu, tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc tận dụng hiệp định này Các nghiên cứ nước ngoài còn rất hạn chế về chủ đề này, chủ yếu là các nghiên cứu trong nước Có nhiều nghiên cứu trước thời điểm Việt Nam chính thức ký kết hiệp định EVFTA nên chỉ mang tính dự báo, số liệu cũ không được cập nhật làm hạn chế khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp Bên cạnh đó, một số nghiên cứu sử dụng mô hình SMART Đây được coi là công cụ rất hữu ích để đánh giá tác động của các hiệp định FTA về thương mại song phương giữa các quốc gia hoặc liên minh kinh

tế Tuy nhiên, nó không tính đến những bất lợi ảnh hưởng của các hiệp định kinh tế khác, cũng không tập trung vào về các sự kiện kinh tế rất cụ thể trên thị trường hoặc phản ứng của các quốc gia khác trên thị trường quốc tế

3 Mục tiêu nghiên cứu

cơ hội và thách thức đối với thương mại Việt Nam, từ đó rút ra các hàm ý cho nhà nước

và doanh nghiệp Việt Nam tận dụng lợi ích và vượt qua những thách thức mà EVFTA mang lại

Trang 16

8

3.2 Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện muc tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá tác động của EVFTA đối với tình hình xuất khẩu hàng Nông sản Việt Nam sang các nước EU Bài viết thực hiện các mục tiêu cụ thể:

- Tổng hợp các lý luận liên quan đến Hiệp định thương mại tự do Việt Nam với

EU - EVFTA

- Đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU

- Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam với EU - EVFTA đối với tình hình xuất khẩu hàng Nông sản Việt Nam

- Từ những kết quả thu được, đề tài đề xuất những giải pháp phù hợp để giúp hàng nông sản của Việt Nam tận dụng được các lợi ích khi Việt Nam tham gia EVFTA

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính trong bài là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và

EU, tình trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU và các tác động của hiệp định EVFTA đối với nông sản Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Phạm vi về nội dung

Bài viết phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU Phân tích tác động của cam kết EVFTA đối với cơ cấu thị trường xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam

4.2.2 Phạm vi về không gian

Việt Nam và các nước nằm trong khối EU, đặc biệt tập trung vào các nước có tiềm lực kinh tế mạnh như Anh, Pháp, Đức

4.2.3 Phạm vi về thời gian

Số liệu phục vụ cho phân tích đề tài từ năm 2016 đến 2021

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp tiếp cận

Trang 17

9

Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng trong đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động đến biến động xuất khẩu nông sản Việt Nam Các nhân tố bên ngoài bao gồm tình hình kinh tế thế giới, rào cản thương mại, khoảng cách, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật hay các quốc gia tham gia vào các tổ chức quốc tế Các nhân tố bên trong thể hiện khả năng xuất khẩu hay nhu cầu nhập khẩu của quốc gia gồm

có quy mô kinh tế, nguồn lao động, diện tích quốc gia, chính sách xuât nhập khẩu, 5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Bài viết chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp Bài viết chủ yếu thu thập số liệu trên các trang web: Tổng cục thống kê Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam, Trade Map

để lấy số liệu về xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU

5.3 Phương pháp xử lý d liữ ệu

Bài vi t s dế ử ụng phương pháp phân tích định lượng k t h p v i ế ợ ớ phân tích định tính Bài vi t t ng h p s li u thế ổ ợ ố ệ ống kê được dùng để phân tích các ch tiêu thu , kim ỉ ếngạch thương mại, GDP, Trên cơ sở dữ liệu thu thập được sẽ tiến hành so sánh, kiểm tra gi a các nguữ ồn khác nhau để đảm b o tính chính xác D li u sau khi ki m tra s ả ữ ệ ể ẽđược sắp xếp theo một trình tự khoa h c phù h p v i nội dung nghiên cứu ọ ợ ớ

6 Cấu trúc của nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tham khảo bài nghiên cứu gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệp định thương mại tự do và tác động của hiệp định thương mại tự do đến xuất khẩu hàng nông sản

Chương 2: Tác động của EVFTA tới xuất khẩu nông sản Việt Nam

Chương Một số hàm ý cho Việt Nam3:

Trang 18

10

FTA có thể mang nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ Hiệp đinh Đối tác Kinh tế (Economic Partnership Agreement), Hiệp định thương mại khu vực (Regional Trade Agreement) nhưng đều là các thỏa thuận hướng tới tự do hóa thương mại giữa các Thành viên

Các FTA có thể là song phương (02 thành viên) hoặc đa phương/ khu vực (nhiều hơn 02 Thành viên) Phạm vi thương mại trong FTA được hiểu theo nghĩa rộng, có thể bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh sinh lời, trong đó có thương mại hàng hóa, kinh doanh, đầu tư và các vấn đề khác liên quan trực tiếp tới thương mại (sở hữu trí tuệ, mua sắm công, lao động, môi trường, ) Theo các thỏa thuận, các quốc gia sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do (Nguồn Trung Tâm WTO và Hội nhập – VCCI) 1.1.2 Phân loại FTA

FTA là một loại hiệp định rất đa dạng và có một sự khác biệt riêng ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào đặc điểm nền kinh tế mà đất nước đó đang sở hữu Không có một tiêu chí hoàn toàn thống nhất để phân loại FTA, những nhìn một cách chung nhất, cách phổ biến để phân loại FTA là đánh giá theo tiêu chí như khu vực địa lý, chỉ tiêu số lượng, nội dung, phạm vi cam ết, hay căn cứ vào mứ độ tự do k hóa,

1.1.2.1 Phân loại FTA căn cứ vào số lượng các thành viên tham gia và khu vực địa lý

Trang 19

11

FTA song phương là FTA chỉ bao gồm giữa 2 quốc gia mà không có sự xuất hiện thêm của bất kỳ quốc gia nào nữa Do chỉ có hai thành viên nên quá trình đàm phán và thỏa thuận cũng dễ hơn các loại FTA khác Ví dụ như Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), Việt Nam – Chi Lê (VCFTA)

FTA đa phương là FTA có nhiều quốc gia tham gia ký kết FTA đa phương sẽ có

sự tham gia của hầu hết các nước thành viên WTO Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) và Hiệp định khung chung về thương mại dịch vụ (GATS) của WTO là điển hình cho các FTA đa phương (Vũ Thanh Hương, 2017)

FTA khu vực có sự tham gia từ ba nước Thành viên trở lên, thông thường có vị trí gần nhau nhằm mục đích tận dụng ưu thế của vị trí địa lý để tăng cường trao đổi thương mại cũng như thắt chặt quan hệ láng giềng, nâng cao vị thế của mỗi quốc gia trên trường cuốc tế (Phạm Thị Huyền Trang, 2008; Khor 2005) Ngoài ra còn có FTA liên khu vực là FTA có sự tham gia của các nước nằm ở các khu vực địa lý khác nhau FTA hỗn hợp là FTA được ký kết giữa một liên minh kinh tế quốc tế với một nước, một số nước hoặc một liên minh quốc tế khác (Vũ Thanh Hương, 2017) Ví dụ các FTA giữa ASEAN với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, (còn gọi là ASEAN +) 1.1.2.2 Phân loại FTA căn cứ vào nội dung và phạm vi cam kết

FTA truyền thống là FTA được đàm phán ký kết trong giai đoạn đầu thường có phạm vi hẹp mỗi độ tự do hóa hạn chế Ví dụ ở Việt Nam các FTA hầu hết từ trước

2014, gặp nhiều hạn chế về mặt phạm vi và không có tính tự do bởi các cam kết có trong hiệp định thương mại chỉ nằm gọn trong khuôn khổ về lĩnh vực thương mại liên quan đến hàng hóa Một số còn có thêm cảm kết về tự do trong thương mại dịch vụ hay quy tắc về điều luật sở hữu bản quyền, cạnh tranh nhưng tính ràng buộc không cao (nguồn WTO)

FTA thế hệ mới là các FTA được đàm phán ký kết trong thời gian gần đây có phạm vi rộng mức độ tự do hóa mạnh Ở Việt Nam c c FTA ký kết sau năm 2014, maná g tính tự do hóa cao và phạm vi ảnh hưởng cực kỳ rộng rãi Các cam kết có đặc điểm là thúc đẩy mở cửa cực kỳ mạnh mẽ, tiêu biểu như xóa bỏ gần như hoàn toàn các loại thuế trong nhiều lĩnh vực như thời trang, thực phẩm, công nghiệp nhưng bên cạnh đó các tiêu chuẩn được để ra cũng rất cao và có quy tắc cực kỳ chặt chẽ như an toàn về thực phẩm

Trang 20

12

hay đảm về mặt kỹ thuật công nghệ đối các loại hình liên quan đến điện tử, máy móc (theo WTO)

1.1.3 Các FTA của Việt Nam

Bảng 1.1: Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 05/2021

(Nguồn Trung tâm WTO và Hội nhập)

ST

T

FTAs đã có hiệu lực

2 ACFTA Có hiệu lực từ 2005 ASEAN, Trung Quốc

3 AKFTA Có hiệu lực từ 2007 ASEAN, Hàn Quốc

4 AJCEP Có hiệu lực từ 2008 ASEAN, Nhật Bản

5 VJEPA Có hiệu lực từ 2009 Việt Nam, Nhật Bản

7 AANZFTA Có hiệu lực từ 2010 ASEAN, Úc, New Zealand

8 VCFTA Có hiệu lực từ 2014 Việt Nam, Chi Lê

9 VKFTA Có hiệu lực từ 2015 Việt Nam, Hàn Quốc

10 VN – EAEU FTA Có hiệu lực từ 2016

Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan

Trang 21

13

Có hiệu lực tại Hồng Kông (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ 11/06/2019

ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc)

13 EVFTA Có hiệu lực từ 01/08/2020 Việt Nam, EU (27 thành

viên)

Có hiệu lực tạm thời từ 01/01/2021, có hiệu lực chính thức từ 01/05/2021

Việt Nam, Vương quốc Anh

FTA chưa phê chuẩn, sắp có hiệu lực

ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand FTA đang đàm phán

EFTA FTA

Khởi động đàm phán tháng 5/2012

Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ,

Na uy, Iceland, Liechtenstein)

17 Việt Nam – Israel

FTA

Khởi động đàm phán tháng

1.2 Tác động của FTA đối với xuất khẩu

1.2.1 Tác động tích cực

Tự do hoá thương mại nói chung và các FTA nói riêng đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam Những quy định trong FTA buộc nền kinh tế thành viên, trong đó có Việt Nam, phải tái cấu trúc từ đó mở rộng thị trường và thu hút các loại hàng hoá

Trang 22

14

Theo Tổng cục Thống kê, 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 212,55 tỉ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước Hiện cả nước đã có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD Đặc biệt, trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU tăng liên tục và ổn định, ở mức 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái Tuy dịch bệnh diễn ra dai dẳng nhưng thị trường xuất khẩu ở Việt Nam vẫn giữ mức ổn định Đây cũng là một trong những sự tăng trưởng tích cực nhờ các FTA mang lại mặc dù dịch bệnh kéo dài làm nền kinh tế cả thế giới ảnh hưởng không nhỏ Đối với sản xuất trong nước, việc tham giác các hiệp định FTA sẽ làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào có giá trị thấp hơn, do đó các doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí sản xuất Điều này đã giảm bớt đi việc nhập khẩu và thúc đẩy sản xuất trong nước để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhiều hơn Có thể nói việc tham gia FTA đã tạo ra năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói riêng và cho Việt Nam nói riêng Bên cạnh đó, các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa thông qua việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan và dành cho nhau những ưu đãi về quy tắc xuất xứ trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán không chỉ mở ra những cơ hội đầu tư, kinh doanh mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, mà cho cả các nhà đầu tư nước ngoài đang và sẽ đầu tư kinh doanh tại Việt Nam Với những cam kết đó, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa có xuất xử Việt Nam ngày càng tăng lên, do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đang và sẽ đổ dồn về Việt Nam để tận dụng cơ hội này Chúng ta cũng có thể thấy

rõ là trong những năm qua khối doanh nghiệp FDI đã có sự chuẩn bị kỹ càng trong việc thực thi các FTA mà Việt Nam đã ký kết Đó cũng là một trong những lý do khiến hơn 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua đến từ khối doanh nghiệp FDI 1.2.3 Thách thức đặt ra cho Viêt Nam

Ngoài việc đem lại nhiều tác động tích cực đối với xuất khẩu khi tham gia các FTA thì Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một số thách thức:

Thời gian triển khai và thức thi các cam kết tại các FTA mất rất nhiều thời gian, thường kéo dài 5 10 năm Vì thế với mức mở rộng tự do hoá sâu hơn, các lĩnh vực còn -thiếu của Việt Nam khó có thể đáp ứng yêu cầu đầu tư từ nước ngoài

Áp lực cắt giảm thuế nhập khẩu sâu đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất trong nước

và xuất khẩu Vì thuế nhập khẩu được cắt giảm nên đã gây ra sức cạnh tranh hàng hoá

Trang 23

15

cho doanh nghiệp trong nước Nhiều sản phẩm của Việt Nam chưa được đăng kí theo luật sở hữu trí tuệ quốc tế vì thế có thể gặp nhiều rủi ro như: ăn cắp thương hiệu, cạnh tranh không công bằng trên thị trường trong lẫn ngoài nước

Việt Nam mặc dù đã tận dụng được cơ hội của hội nhập để mở rộng quy mô xuất khẩu, tiếp cận thị trường quốc tế, song tỷ lệ xuất khẩu trên GDP cao cho thấy, nền kinh

tế Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới, điều này tiềm ẩn những nguy

cơ bất ổn khi thị trường thế giới có biến động Các hàng rào kỹ thuật và hệ thống vệ sinh, kiểm dịch thực vật khắt khe sẽ tạo rào cản khiến hàng hóa Việt Nam khó thâm nhập vào thị trường các nước đối tác…

Thị trường nước ngoài vốn là thị trường khó tính, yêu cầu cao nên muốn phát triển lâu dài đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải sáng tạo, đổi mới cách thức nâng cao chất lượng sản xuất, sửa đổi bổ sung hệ thống pháp luật để thực thi tốt những cam kết đặt ra Bên cạnh đó, hiện nay nguồn nhân lực của Việt Nam khá dồi dào nhưng chưa thực sự chất lượng vì chưa có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn hoá yếu dẫn đến hiệu xuất chưa đạt được tối ưu hoá

1.3 Những yếu tố quyết định tác động của hiệp định thương mại tự do

1.3.1 Bản chất của FTA

Trước hết, những tác động của Hiệp định Thương mại Tự do được hình thành từ chính bản chất của chúng Trong đó, bản chất của FTA được thể hiện thông qua oại lFTA, phạm vi, cấp độ và hình thức hội nhập trong FTA và quy mô của FTA

FTA được chia thành nhiều loại khác nhau nhưng cách phổ biến nhất là căn cứ vào số lượng gồm FTA song phương, FTA khu vực, FTA hỗn hợp và FTA đa phương

và trình độ phát triển của các thành gồm FTA Bắc-Nam, FTA Bắc-Bắc và FTA NamNam Việc phân chia FTA có ý nghĩa rất quan trọng vì loại FTA sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình đàm phán, nội dung cũng như việc thực hiện cam kết và tác động của các FTA đó đến việc xuất khẩu của các nước tham gia

-Phạm vi, cấp độ và hình thức hội nhập trong FTA của các FTA thế hệ mới đang dần thay thế các FTA truyền thống bởi các tín hiệu tốt cho thấy tác động sâu, rộng của chúng trong nhiều lĩnh vực, cụ thể có liên quan ở đây là thương mại hàng hóa Các cam kết chủ yếu liên quan đến phạm vi là thuế quan, tiếp cận thị trường, TBTs, SPSs, thuận

Trang 24

16

lợi hoá và phòng vệ thương mại… cấp độ 1,2,3 cùng hình thức Liên minh kinh tế, chính trị, thuế quan, thoả thuận thương mại, khu vực thương mại tự do, thị trường chung có ảnh hưởng rất lớn đến tác động của FTA đến hàng rào thương mại trước và sau khi FTA được thực hiện

Tiếp theo là quy mô của FTA bao gồm các yếu tố thành viên và quy mô của các thành viên tham gia FTA Số lượng thành viên của FTA thể hiện sức ảnh hưởng và tính khai thác kinh tế của hiệp ước Tuy nhiên, số lượng thành viên quá lớn sẽ tạo ra tính mâu thuẫn bởi sự khác biệt về thế mạnh, GDP, đầu tư của các quốc gia khác nhau do

đó việc hài hoà hoá hiệp định sẽ gặp nhiều bất trắc hơn Do vậy, việc đánh giá quy mô của các thành viên tham gia song song với số lượng cũng mang ý nghĩa rất quan trọng, Theo đó, quy mô càng lớn tạo ra thị trường càng lớn, từ đó gia tăng thương mại giữa các quốc gia và giảm chệch hướng thương mại

1.3.2 Sự tương đồng và mối quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa các nước thành viên trong FTA

Sự tương đồng và mối quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa các nước thành viên trong FTA được thể hiện qua sự tương đồng giữa các nước thành viên trước khi hình thành FTA và mối quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa các quốc gia trước khi FTA có hiệu lực.Trong đó sự tương đồng giữa các nước trước khi hình thành FTA gồm nhiều yếu

tố như trình độ phát triển của các quốc gia được thể hiện qua các chỉ tiêu như: GDP/người, nguồn lực sản xuất, cơ cấu kinh tế, và vị trí địa lý Các quốc gia gần gũi

về vị trí địa lý tạo lập FTA với nhau sẽ góp phần giảm thiểu chi phí phát sinh thương mại và thúc đẩy trao đổi thương mại hình thành giữa hai nước Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận mối quan hệ đối lập giữa ảnh hưởng của vị trí địa lý đến thương mại của các quốc gia FTA Bắc Bắc có khả năng gia tăng phúc lợi nhiều hơn so với FTA Bắc - - Nam Bên cạnh đó, FTA Bắc Nam tuy cũng làm gia tăng thương mại đáng kể nhưng đồng - thời cũng có khả năng dẫn tới chệch hướng thương mại bởi chênh lệch thuế quan giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển hoặc giữa các nước đang phát triển với nhau Do vậy, một FTA giữa các nước có vị trí gần nhau và trình độ phát triển tương tự nhau sẽ dễ dàng tạo lập các mối quan hệ và đàm phán FTA hơn so với các nước có FTA chênh lệch về trình độ phát triển và khoảng cách vị trí địa lý xa nhau

Trang 25

17

Mối quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa các quốc gia trước khi hình thành FTA cũng

vô cùng quan trọng trong việc tạo lập mối quan hệ FTA và hiệu quả của FTA lên các nước Mối quan hệ kinh tế và ngoại giao chặt chẽ, hướng tới mục tiêu cùng có lợi sẽ tạo nền tảng thuận lợi để phát triển thương mại lâu dài và gia tăng lợi ích từ FTA 1.3.3 Quan hệ thương mại, lợi thế so sánh và tính bổ sung trong thương mại của các nước thành viên FTA

Việc xuất nhập khẩu có tác động rất lớn từ quan hệ thương mại, lợi thế so sánh và tính bổ sung trong thương mại giữa các quốc gia Quan hệ thương mại giữa các quốc gia trước khi chính thức đàm phán, hình thành và thực hiện theo một FTA càng chặt chẽ thì hiệu quả của FTA đó trong việc gia tăng thương mại càng lớn

Trong đó, quan hệ thương mại của các quốc gia được thể hiện qua kim ngạch, tỷ trọng, tốc độ tăng trưởng thương mại và các chỉ số thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại như Chỉ số cường độ thương mại, Chỉ số thương mại nội ngành, chỉ số thương mại nội khối… Trong các chỉ số trên, chỉ số nội ngành là chỉ số quan trọng thể hiện mức độ và tiềm năng trong tương lai để các quốc gia hội nhập sâu hơn thông qua tính kinh tế của quy mô

Lợi thế so sánh của các nước cũng được khẳng định qua Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu, Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu và Chỉ số định hướng khu vực Lợi thế so sánh của một quốc gia thể hiện tiềm năng của ngành đó trong xuất khẩu Qua việc xác định lợi thế so sánh, các quốc gia có thêm một trong những yếu tố quan trọng trong việc định hướng tập trung sản xuất, qua đó mở rộng thương mại Lợi thế so sánh trong các quốc gia tham gia FTA càng có sự khác biệt thì cơ hội mở rộng liên kết thương mại, xuất nhập khẩu của các quốc gia đó càng lớn, thúc đẩy sự thành công của các FTA Việc xác định cơ cấu lợi thế so sánh của các quốc gia cũng là một điều kiện tiên quyết để xác lập mối quan hệ trong FTA

Tính bổ sung trong thương mại giữa các nước thành viên FTA cũng góp phần quan trọng trong việc xác định sự tác động của FTA đến thương mại của các quốc gia Các quốc gia có cơ cấu thương mại mang tính chất bổ sung lẫn nhau được cho rằng sẽ dễ dàng “ngồi vào bàn đàm phán”, tạo lập các liên kết thương mại Trong khi đó, hai quốc gia tương tự nhau trong cơ cấu thương mại sẽ có nhiều khó khăn hơn trong việc xác lập thương mại trừ khi hai quốc gia có tỉ lệ nội ngành tương đối lớn Tính bổ sung trong

Trang 26

1.3.4 Chính sách thương mại của các nước trong FTA

FTA thế hệ mới mở ra các cánh cửa ưu đãi thuế quan cho các nước thành viên theo các nguyên tắc sau:

Đối xử quốc gia và mở cửa thị trường đối với hàng hóa Theo nguyên tắc đối xử quốc gia, một nhà nước cấp quyền lợi ích đặc biệt hoặc đặc quyền cho công dân của mình, cũng phải cấp những lợi thế đó cho công dân quốc gia khác khi quốc gia khác đó

có ký kết thỏa thuận Theo nguyên tắc đối xử quốc gia, các hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước phải được đối xử bình đẳng

Theo đó các rào cản thuế quan dần dần được gỡ bỏ, mỗi nước sẽ có một biểu thuế quan riêng áp dụng cho từng đối tác hoặc tất cả các đối tác FTAs cam kết dành ưu đãi thuế quan được thực hiện theo 3 hình thức:

+ Cam kết loại bỏ thuế quan ngay khi hiệp định chính thức có hiệu lực: Trường hợp này, thuế quan sẽ là 0% vào thời điểm các FTAs có hiệu lực

+ Cam kết loại bỏ thuế quan theo lộ trình: Thuế quan sẽ được đưa về 0% nhưng không phải ngay khi hiệp định có hiệu lực mà sau một thời gian nhất định

+ Cam kết hạn ngạch thuế quan: Đối với trường hợp này thì thuế quan chỉ giảm hoặc loại bỏ với một số lượng, khối lượng hàng hóa nhất định, ra khỏi mức hạn ngạch thì thuế quan sẽ không được hưởng ưu đãi theo hiệp định Như vậy, hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vào mỗi nước khác trong hiệp định sẽ được hưởng ưu đãi cho từng loại hàng và với những mức ưu đãi khác nhau

Việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ giúp cho hàng hóa xuất nhập khẩu rẻ hơn, người tiêu dùng Việt Nam có cơ hội mua sắm hàng nhập khẩu với giá rẻ hơn Doanh nghiệp sản xuất trong nước tăng cơ hội tìm kiếm thị trường nước ngoài, thúc đẩy sản xuất

Ngày đăng: 23/04/2024, 21:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1  Bảng 1.1  Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng  05/2021 - bài tập môn phương pháp nghiên cứu kinh tế tác động của evfta đến xuất khẩu nông sản việt nam
1 Bảng 1.1 Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 05/2021 (Trang 8)
Bảng 1.1: T ổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 05/2021 (Nguồn Trung tâm WTO và Hội nhập) - bài tập môn phương pháp nghiên cứu kinh tế tác động của evfta đến xuất khẩu nông sản việt nam
Bảng 1.1 T ổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 05/2021 (Nguồn Trung tâm WTO và Hội nhập) (Trang 20)
Bảng 2.1: H n ng ch thu  quan c ạ ạ ế ủa EU đố ớ i v i hàng nông s ản Vi t Nam  ệ - bài tập môn phương pháp nghiên cứu kinh tế tác động của evfta đến xuất khẩu nông sản việt nam
Bảng 2.1 H n ng ch thu quan c ạ ạ ế ủa EU đố ớ i v i hàng nông s ản Vi t Nam ệ (Trang 34)
Bảng 2.2.1: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thực phẩm và chế biến nông sản  giữa Việt Nam và EU giai đoạn 2016 – 2019 - bài tập môn phương pháp nghiên cứu kinh tế tác động của evfta đến xuất khẩu nông sản việt nam
Bảng 2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thực phẩm và chế biến nông sản giữa Việt Nam và EU giai đoạn 2016 – 2019 (Trang 36)
Bảng 2.2.2: Danh sách một số thị trường nhập khẩu nhóm hàng thực phẩm  và chế biến nông sản của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 (đơn vị: nghìn USD) - bài tập môn phương pháp nghiên cứu kinh tế tác động của evfta đến xuất khẩu nông sản việt nam
Bảng 2.2.2 Danh sách một số thị trường nhập khẩu nhóm hàng thực phẩm và chế biến nông sản của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 (đơn vị: nghìn USD) (Trang 37)
Bảng 2.2.3: Kim ngạch Nhập Khẩu một số hàng nông sản của EU từ Việt Nam  giai đoạn 2016 – 2020 (Đơn vị: triệu USD) - bài tập môn phương pháp nghiên cứu kinh tế tác động của evfta đến xuất khẩu nông sản việt nam
Bảng 2.2.3 Kim ngạch Nhập Khẩu một số hàng nông sản của EU từ Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 (Đơn vị: triệu USD) (Trang 39)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w