Đólà nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đềuđược thông qua thị trường, chịu sự tác động và điều tiết của các quy luật thị trường.Nếu hiểu theo nghĩ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-*** -BÀI TẬP LỚN
Học phần: Kinh tế chính trị Mác – Lênin ĐỀ: Lý luận kinh tế thị trường và vận dụng để phát triển kinh tế thị trường ở
Việt Nam hiện nay
GV hướng dẫn: Tô Đức Hạnh
HÀ NỘI: 10/2023
MỤC LỤC
I Lý luận về kinh tế thị trường 3 1.Khái niệm của kinh tế thị trường 3 1.1 Khái niệm 3
Trang 21.2 Đặc trưng cơ bản 3
2.Ưu thế và khuyết tật của kinh tế thị trường 4
2.1 Ưu thế 4
2.2 Khuyết tật 4
II Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 6
1.Thực trạng 6
2 Đánh giá thực trạng 7
2.1 Những kết quả đạt được 7
2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 9
III Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam 11
Trang 3NỘI DUNG
I Lý luận về kinh tế thị trường
1.Khái niệm của kinh tế thị trường
1.1 Khái niệm
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường Đó
là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động và điều tiết của các quy luật thị trường Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thì thị trường là nơi diễn ra các hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau Nếu mở rộng ra thì có thể coi thị trường là nơi tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định
Sự hình thành nền kinh tế thị trường là khách quan trong lịch sử, từ kinh tế tự nhiên, tự túc, kinh tế hàng hóa, rồi từ kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường Kinh tế thị trường cũng trải qua quá trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ kinh tế thị trường sơ khai đến kinh tế thị trường hiện đại như ngày nay Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại
1.2 Đặc trưng cơ bản
Các chủ thể kinh tế độc lập, bình đẳng và đa dạng dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau Đây là điều tất yếu đối với nền kinh tế thị trường
Việc quyết định phân bổ các nguồn lực xã hội đều phải thông qua thị trường
Giá cả được hình thành trên thị trường theo nguyên tắc của thị trường, cạnh tranh là môi trường và động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển Đối với những nhà sản xuất, động lực phát triển quan trọng nhất để tham gia vào nền kinh
tế thị trường là lợi ích kinh tế Còn đối với chủ thể nhà nước, ngoài lợi ích về kinh
tế, còn cần phải đảm bảo về lợi ích xã hội
Trang 4 Nhà nước là một chủ thể của nền kinh tế, thực hiện chức năng quản lý nhằm khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, vì vậy thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế
2.Ưu thế và khuyết tật của kinh tế thị trường
2.1 Ưu thế
Tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự sáng tạo các chủ thể kinh tế Thông qua vai trò của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do của họ, qua đó, thúc đẩy năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất, làm cho nền kinh tế hoạt động năng động, hiệu quả
Phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng, miền cũng như lợi thế quốc gia Thông qua vai trò gắn kết của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hiệu quả hơn hẳn so với nền kinh tế tự cấp, tự túc hay nền kinh
tế kế hoạch hóa, bởi nền kinh tế thị trường phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng thành viên, từng vùng, miền trong quốc gia, của từng quốc gia trong quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới
Tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội Với sự tác động của quy luật thị trường nên nền kinh tế thị trường luôn tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng, cơ cấu sản xuất giữa khối lượng, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội Do đó, mọi nhu cầu của người tiêu dùng đều được thỏa mãn và đáp ứng đầy đủ, thông qua đó, nền kinh tế thị trường trở thành phương thức để thúc đẩy sự văn minh, tiến bộ của xã hội
2.2 Khuyết tật
Nền kinh tế thị trường gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội Do sự cạnh tranh tự do trong nền kinh tế thị trường tất yếu dẫn đến độc quyền
Trang 5 Nền kinh tế thị trường tăng ô nhiễm,suy thoái môi trường tự nhiên và xã hội, không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, mất cân bằng hệ sinh thái Do mục tiêu kiếm lợi nhuận tối đa của các chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nên ảnh hưởng tiềm ẩn đối với nguồn lực tài nguyên, suy thoái môi trường luôn được tạo ra Cũng vì động cơ lợi nhuận mà các chủ thể sản xuất kinh doanh còn vi phạm cả nguyên tắc đạo đức để chạy theo mục tiêu làm giàu Tự bản thân nền kinh tế thị trường không thể khắc phục được khuyết tật này
Nền kinh tế thị trường tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát Do
sự vận động tự phát của các quy luật kinh tế dẫn đến sự vận động của nền kinh tế thị trường không phải khi nào cũng tạo ra được cân đối, vì vậy luôn tiềm ẩn những rủi ro, khủng hoảng và nền kinh tế thị trường thì không tự khắc phục được những rủi ro tiềm ẩn này
Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa trong
xã hội Bởi lẽ, đó là hiện tượng tất yếu của xã hội Bản thân nền kinh tế thị trường cũng không thể khắc phục được khía cạnh phân hóa có xu hướng sâu sắc, mà phải
có sự bổ sung và điều tiết hóa vai trò của nhà nước
Trang 6II Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
1.Thực trạng
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023 Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52%, đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4%, làm giảm 4,76%; khu vực dịch vụ tăng 6,79%, đóng góp 95,91%
Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,66%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,47%; khu vực dịch vụ chiếm 43,65%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,22% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2022 là 11,57%; 37,08%; 42,06%; 9,29%)
Về sử dụng GDP quý I/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 46,11% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 0,02%, đóng góp 0,14%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 8,33%; nhập khẩu hàng hóa
và dịch vụ giảm 10,52%, chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 53,75%
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2023 theo giá hiện hành ước đạt 583,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn khu vực Nhà nước tăng 11,5% cho thấy sự quyết tâm nỗ lực của Chính phủ, bộ ngành và địa phương trong việc quyết liệt đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư công ngay từ các tháng đầu năm nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 30/3/2023 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 7,8 tỷ USD, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm trước Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm
2023 ước đạt 4,32 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước
Trang 7Tổng thu ngân sách Nhà nước quý I/2023 ước đạt 491,5 nghìn tỷ đồng, bằng 30,3% dự toán năm và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước Tổng chi ngân sách Nhà nước quý I/2023 ước đạt 363,4 nghìn tỷ đồng, bằng 17,5% dự toán năm và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 29,57 tỷ USD, tăng 13,5% so với tháng trước và giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước Tính chung quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 79,17 tỷ USD, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 28,92 tỷ USD, tăng 24,4% so với tháng trước và giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước Tính chung quý I năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 75,1 tỷ USD, giảm 14,7%
so với cùng kỳ năm trước
Tính chung quý I năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4,07 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1,9 tỷ USD)
Trong quý I/2023, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước đạt 5,44 tỷ USD, tăng 238,3% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ ước đạt 5,66 tỷ USD, giảm 4,3% Nhập siêu dịch vụ quý I năm 2023 là 216 triệu USD
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0,23% so với tháng trước So với tháng 12/2022, CPI tháng 3/2023 tăng 0,74% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,35% Tính chung quý I năm 2023, CPI tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 5,01%
2 Đánh giá thực trạng
2.1 Những kết quả đạt được
Sau 35 năm đổi mới nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta ra khỏi nước thu nhập thấp, giữ vững ổn định chính trị - xã hội Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế ngày càng được hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với tình hình mới
Trang 8Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam được duy trì ở mức cao, bình quân tăng
từ 4,45%/năm trong giai đoạn 1986 - 1990 lên 8,19%/năm giai đoạn 1991 - 1995 Trong những giai đoạn sau, tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy có chậm lại, song vẫn ở mức khá trong bối cảnh nền kinh tế liên tục đối diện với không ít khó khăn, thách thức xuất phát từ những yếu tố bên ngoài và bên trong
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1996 - 2000 đạt 6,96%/ năm; giai đoạn 2001 - 2005 đạt 7,33%, giai đoạn 2006 – 2010 đạt 6,32%/năm, giai đoạn
2011 - 2015 là 5,91% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,99% Năm 2021, mặc dù đại dịch COVID-19 ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam nhưng tăng trưởng kinh tế nước ta vẫn đạt mức 2,58%
Năm 2022, với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc hỗ trợ và phục hồi sau đại dịch, kinh tế Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, đạt mức tăng trưởng cao Cụ thể, quý II/2022, tăng trưởng kinh tế đạt 7,72% - mức tăng trưởng cao nhất trong hơn một thập kỷ qua, đưa tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2022 đạt 6,42%
Tăng trưởng GDP được đảm bảo đã tạo điều kiện mở rộng quy mô nền kinh
tế Tính theo giá hiện hành, quy mô GDP năm 2021 của Việt Nam đã đạt hơn 368
tỷ USD, tăng gấp gần 36 lần so với quy mô tương ứng của năm 1991 Chỉ số xếp hạng về quy mô GDP được cải thiện rõ rệt, từ vị trí thứ 76 thế giới năm 1991 đã tăng lên thứ 41 vào năm 2021 (Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN về GDP)
Tháng 6/2022, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, năm 2025, GDP Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 3 trong khu vực (chỉ xếp sau Indonesia và Thái Lan) Tiềm lực kinh tế được tăng cường, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới và khu vực
Trang 9Chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng dần được cải thiện, thể hiện qua sự đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng, ngoài các yếu tố vốn, lao động và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Việt Nam đã chủ động hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới Hiện nay, có 69 nước công nhận Việt Nam có nền KTTT đầy đủ, Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, trong số đó,
12 FTA đã có hiệu lực và đang thực thi Nổi bật là các FTA thế hệ mới: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA); Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương mại tự
do ASEAN+1
2.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém Cụ thể là:
Thứ nhất, quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa diễn ra chậm, nhất là nhận thức về bản chất và nguyên tắc vận hành của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên đã tạo ra sự thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán và những bất cập trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường; do vậy, chưa huy động được tối đa tiềm lực để phát triển kinh tế Mối quan
hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội chưa được xử lý phù hợp, rõ ràng, minh bạch
Thứ hai, tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa bền vững, vẫn ở dưới mức tiềm năng, lực lượng sản xuất chưa được giải phóng triệt để, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh quốc tế chưa cao
Thứ ba, việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển còn dàn trải, lãng phí, chưa công bằng, chưa đem lại hiệu quả cao; vấn đề phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phân dân cư, nhất là nông dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa chậm
Trang 10được cải thiện, ít được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng chung của nền kinh tế Yếu tố vật chất được đề cao, yếu tố tinh thần, đạo đức có lúc, có nơi bị xem nhẹ
Do vậy, đã xuất hiện những biểu hiện của chủ nghĩa vị kỷ, cá nhân, coi trọng đồng tiền, xem thường truyền thống đạo lý, tác động xấu tới đời sống xã hội
Đại hội XIII năm 2021 của Đảng cũng nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ và có hiệu quả mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, hiện đại, hội nhập” “Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực bằng những biện pháp hữu hiệu”
Trang 11III Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam
Tập trung rà soát, sửa đổi những quy định chồng chéo, mâu thuẫn, chưa hợp
lý trong hệ thống luật pháp, các thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp
và người dân, gây phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế, tạo nên những rào cản cản trở sự phát triển đất nước Đồng thời, bổ sung luật pháp, cơ chế, chính sách thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu, quyền tài sản, quyền tự
do kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn, công khai, minh bạch, thông thoáng để thu hút đầu tư, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là việc tạo môi trường thuận lợi cho hình thành, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo doanh nghiệp; hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực, những mô hình sản xuất kinh doanh mới, công nghệ mới, sản phẩm mới trên cơ sở những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi
mô hình tăng trưởng; cơ cấu lại nền kinh tế để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước thực hiện chuyển đổi số cho các ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia xẻ, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới
Hoàn thiện thể chế về huy động, phân bổ các nguồn lực, về quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước để việc phân bổ các nguồn lực của Nhà nước được thực hiện theo cơ chế thị trường, thông qua đấu thầu công khai, minh bạch, có sự tham gia của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
Hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường Thực hiện nhất quán cơ chế giá trị thị trường với các hàng hóa, dịch vụ, kể
cả giá các dịch vụ công cơ bản, thu hẹp giá do nhà nước quyết định Phát triển đồng
bộ, với cơ sở hạ tầng và phương thức giao dịch hiện đại, các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường khoa học - công nghệ, thị