1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trên Cơ Sở Nhận Thức Về Tác Động Của Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Đến Sự Phát Triền Của Việt Nam, Hãy Phân Tích Vai Trò Có Thể Có Của Bản Thân Đối Với Quá Trình Này.pdf

44 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG

-BÀI THẢO LUẬN

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI: TRÊN CƠ SỞ NHẬN THỨC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾQUỐC TẾ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỀN CỦA VIỆT NAM, HÃY PHÂN TÍCH VAI TRÒ

CÓ THỂ CÓ CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH NÀY

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5

Trang 3

Trường Đại học Thương Mại

Phân công nhiệm vụ làm nội dung bài tiểu luận, powerpoint, thuyết trình III Nội dung cuộc họp

Thời gian:14 giờ ngày 20/9/2023

Địa điểm: Thư viện Trường Đại học Thương Mại

Nhiệm vụ làm nội dung tiểu luận được phân công cho 9 bạn:

1 Nguyễn Trung Trực: Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế, liên hệ bản thân

2 Nguyễn Hồng Nhung: Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam; liên hệ bản thân

3 Nguyễn Thảo Nguyên: Nhận thức về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại; Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp; liên hệ bản thân

4 Lê Thị Ngọc Trâm: Tích cực tham gia vào các liên kết quốc tế,thực hiện cam kết của Việt Nam trong liên kết kinh tế quốc tế và khu vực; liên hệ bản thân 5 Triệu Lê Vân: Hòan thiện thể chế kinh tế và luật pháp; Nâng cao năng lực cạnh

tranh; liên hệ bản thân

6 Lê Thị Thanh Thúy: Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ; lời mở đầu kết thúc; liên hệ bản thân

Trang 4

7 Trương Mạnh Quang: Thách thức và cơ hội của sinh viên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;liên hệ bản thân

8 Nguyễn Minh Tú Quyên:liên hệ bản thân 9 Trịnh Hiếu Ngân: liên hệ bản thân

Nhiệm vụ rà soát nội dung, chỉnh sửa tiểu luận được phân công cho 2 bạn: 1 Trịnh Hiếu Ngân

2 Nguyễn Minh Tú Quyên

Nhiệm vụ thiết kế powerpoint và thuyết trình được phân công cho 2 bạn: 1 Trịnh Hiếu Ngân

2 Nguyễn Minh Tú Quyên IV Đánh giá

Các thành viên tham gia đầy đủ buổi họp, đến đúng giờ và tích cực trong việc tìm hiểu nội dung.

Trưởng nhóm Trịnh Hiếu Ngân

Trang 5

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Đánh giá Điểm 1 Trịnh Hiếu Ngân

2 Nguyễn Thảo Nguyên 3 Nguyễn Hồng Nhung 4 Trương Mạnh Quang 5 Nguyễn Minh Tú Quyên 6 Lê Thị Thanh Thúy 7 Lê Thị Ngọc Trâm 8 Nguyễn Trung Trực 9 Triệu Lê Vân

Trang 6

PHẦN 1: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 10

1.1 Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 10

1.1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế 10

1.1.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 10

1.2.Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam 11

1.2.1.Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế 11

1.2.2.Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế 13

1.3.Phương hướng nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam 14

1.3.1.Nhận thức về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế mang lại 14

1.3.2.Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp 15

1.3.3.Tích cực tham gia vào các liên kết quốc tế, thực hiện cam kết của Việt Nam trong liên kết kinh tế quốc tế và khu vực 16

1.3.4.Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp 17

1.3.5.Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế 18

1.3.6.Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam 19

PHẦN 2: VAI TRÒ CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 23

2.1.Thách thức của sinh viên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 23

2.2.Cơ hội của sinh viên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 24

2.3 Vai trò của sinh viên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 24

2.4.Liên hệ vai trò bản thân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của các thành viên trong nhóm 26

2.4.1.Logistics (Triệu Lê Vân) 26

2.4.2.Chuyên viên kế toán, kiểm toán (Nguyễn Minh Tú Quyên) 26

2.4.3.Chuyên viên phân tích tài chính (Lê Thị Thanh Thúy) 28

2.4.4.IT - Công nghệ thông tin (Trịnh Hiếu Ngân) 30

2.4.5.Ngôn ngữ Anh (Nguyễn Thị Hồng Nhung) 34

Trang 7

2.4.6.Giao dịch viên Ngân hàng Thương Mại (Nguyễn Thảo Nguyên) 35

2.4.7.Chuyên viên đầu tư tài chính (Lê Thị Ngọc Trâm) 36

2.4.8.Kinh doanh logistics (Trương Mạnh Quang) 38

2.4.9.Giáo dục tiểu học (Nguyễn Trung Trực) 39

KẾT LUẬN 43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác.

Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và quốc tế Đây chính là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.

Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc các lĩnh vực của đời sống xã hội và xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất Quá trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức độ cao đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia và được quốc tế hoá ngày một sâu sắc Sự quốc tế hoá như vậy thông qua việc hợp tác ngày càng sâu giữa các quốc gia ở tầm song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu.

Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước, vi sự phồn vinh của dân tộc mình Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng.

Nhìn tổng thể thì hội nhập quốc tế có ba cấp độ chính là: Hội nhập toàn cầu, khu vực và song phương Các phương thức hội nhập này được triển khai trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Cho đến nay, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực chính gồm: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế.

Muốn thực hiện thắng lợi những mục tiêu mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh quốc tế hiện nay, ngoài sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương đường lối chiến lược đúng và sách lược khôn ngoan, còn phải có những con người có đủ khả năng để tổ chức thực hiện có kết quả những chủ trương đường lối chính sách đó trong thực tiễn Thế hệ thanh niên được coi là lực lượng xung kích, đi đầu thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế Nghị quyết trung ương VII (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế cũng nhằm mục đích tạo điều kiện giúp thế hệ thanh niên xứng đáng là lực lượng xung kích đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Do đó nhóm em đã quyết định chọn đề tài:” trên cơ sở nhận thức về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triền của việt nam, hãy phân tích vai trò có thể có của bản thân

Trang 9

đối với quá trình này” để phân tích tầm quan trọng của sinh viên đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Trang 10

PHẦN 1: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM1.1 Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia, vùng lãnh thổ liên kết với nhau, xóa bỏ các rào cản kinh tế, nhằm tạo lập một thị trường chung, mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế trong một khu vực.

Sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế

Sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện ở những khía cạnh sau: - Tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia khai thác được các nguồn lực bên ngoài, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức mạnh tổng hợp của quốc gia.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia tiếp cận được công nghệ mới, khoa học tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các quốc gia tăng cường trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Thúc đẩy hòa bình, hợp tác, phát triển

Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần tăng cường hiểu biết, gắn kết giữa các quốc gia, dân tộc, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu thành công.

Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.

Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế; nền kinh tế có năng lực xuất thực là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công.

Trang 11

Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực.

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: - Thỏa thuận thương mại ưu đã (PTA)

- Khu vực mậu dịch tự do (FTA) - Liên minh thuế quan(CU)

- Thị trường chung ( hay thị trường duy nhất) - Liên minh kinh tế - tiền tệ

Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ

1.2.Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tể Việt Nam với nền kinh tế thế giới Do đó, một mặt, quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực đối với quá trình phát triển của Việt Nam, mặt khác cũng đồng thời đưa đến nhiều thách thức đòi hỏi phải vượt qua mới có thể thu được những lợi ích to lớn từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới đem lại.

1.2.1.Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Dựa trên cơ sở các hiệp định đã được các bên thực hiện việc kí kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, xã hội hay một số các chương trình cụ thể khác được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để nhằm mục đích có thể khai thác tối ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn; từ đó cũng sẽ tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu Tác động tích cực của hội nhập quốc tế là góp phần quan trọng tạo nên sự ổn định tương đối để nhằm mục đích giúp các quốc gia cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương.

Trang 12

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng Cụ thể là:

Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo diều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao dộng quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp trong nước; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đồi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội đổ cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều horn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thé giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển hợp lý, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước.

Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trinh độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quôc gia Nhờ đây mạnh hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế.

Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng.

Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo diều kiện để tiếp thu nhũng giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới đề làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Trang 23

PHẦN 2: VAI TRÒ CỦA BẢN THÂN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINHTẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Sinh viên trong giai đoạn và thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội

2.1.Thách thức của sinh viên trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc bạn sẽ cạnh tranh với sinh viên và chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới Điều này đặt ra áp lực lớn để nâng cao trình độ và kỹ năng của mình.

Để cạnh tranh và thành công trong môi trường quốc tế, bạn cần nắm vững kiến thức đa dạng bao gồm kiến thức chuyên ngành, ngoại ngữ, và hiểu biết về văn hóa và kinh doanh quốc tế.

Học phí và chi phí sinh hoạt có thể tăng lên khi bạn học tại các trường đại học quốc tế hoặc du học Sinh viên cần xem xét cách quản lý tài chính cá nhân một cách khôn ngoan Thích nghi với môi trường mới và hiểu biết về văn hóa địa phương, cùng việc nắm vững ngoại ngữ là điều quan trọng để tương tác và học tập hiệu quả.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, sinh viên đối diện với nhiều thách thức quan trọng, những khó khăn và rào cản mà họ cần phải vượt qua để thích nghi và thành công

Sinh viên phải đối mặt với áp lực học tập cao, đặc biệt là trong các chương trình học có tính cạnh tranh cao Họ cần phải duy trì hiệu suất học tập cao và tham gia vào các dự án nghiên cứu để cạnh tranh trong môi trường quốc tế.

Tiếng Anh thường là ngôn ngữ chính được sử dụng trong kinh doanh quốc tế Điều này đặt ra thách thức đối với sinh viên Việt Nam, cần phải nắm vững tiếng Anh hoặc ít nhất là có khả năng giao tiếp trong tiếng này để tham gia vào thế giới kinh doanh quốc tế Sinh viên cần phải tìm kiếm cơ hội thực tập và việc làm quốc tế để tích luỹ kinh nghiệm thực tế và xây dựng mạng lưới quốc tế Tuy nhiên, việc này đôi khi khá khó khăn do sự cạnh tranh cao và các quy định về visa.

Khi làm việc hoặc học tập ở nước ngoài hoặc với người ngoại quốc, sinh viên phải thích nghi với văn hóa và phong cách làm việc khác biệt Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng thích nghi vượt trội.

Quá trình học tập và làm việc quốc tế thường đi kèm với chi phí cao, bao gồm học phí, sinh hoạt và chi phí du lịch Điều này có thể là một rào cản đối với sinh viên có tài chính hạn hẹp.

Ngày đăng: 09/04/2024, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w