1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan Điểm của triết học mác lênin về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và Ý thức xã hội và sự vận dụng của Đảng ta trong việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến Đậm Đà bản sắc dân tộc

32 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội và sự vận dụng của Đảng ta trong việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Tác giả Chu Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Phương, Tô Lan Phương, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Hồng Quân, Lô Thị Xuân Quỳnh, Đoàn Quốc Thành, Đặng Thị Bích Thảo, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Đức Thắng
Người hướng dẫn PGS.TS Đặng Minh Tiến
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất, chúng tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TIẾNG ANH



BÀI THẢO LUẬNQuan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội và sự vận dụng của Đảng ta trong việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến

Trang 2

STT Họ và Tên Nội dung

công việc

Trang 3

PHẦN I QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ TỒN TẠI XÃ

HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI 3

1 Khái ni m tồồn t i xã h i và các yếếu tồế c b n c a tồồn t i xã h i ệ ạ ộ ơ ả ủ ạ ộ 3

2 Khái ni m, kếết cấếu, tnh giai cấếp và các hình thái ý th c xã h i ệ ứ ộ 4

3 Mồếi quan h gi a tồồn t i xã h i và ý th c xã h i ệ ữ ạ ộ ứ ộ 14

4 Ý nghĩa ph ươ ng pháp lu n: ậ 18

PHẦN II THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI CỦA ĐẢNG TA VÀO XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC 19

1 Th c tr ng v n d ng mồếi quan h gi a tồồn t i xã h i và ý th c xã h i c a Đ ng C ng s n Vi t Nam vào ự ạ ậ ụ ệ ữ ạ ộ ứ ộ ủ ả ộ ả ệ xấy d ng nếồn văn hoá tến tếến đ m đà b n săếc dấn t c n ự ậ ả ộ ở ướ c ta hi n nay ệ 19

2 M t sồế gi i pháp nấng cao h n n a quá trình v n d ng mồếi quan h gi a tồồn t i xã h i và ý th c xã h i ộ ả ơ ữ ậ ụ ệ ữ ạ ộ ứ ộ vào xấy d ng nếồn văn hoá tến tếến đ m đà b n săếc dấn t c n ự ậ ả ộ ở ướ c ta hi n nay ệ 28

Phần III: KẾT LUẬN 29

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, nhóm 9 chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Thương Mại đã đưa bộ môn Triết học Mác – Lênin vào chương trình giảng dạy Đặc

biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn PGS.TS Đặng Minh Tiến đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học

tập Trong thời gian tham dự lớp học của Thầy, chúng em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, làm việc sau này của chúng em

Bộ môn Triết học Mác – Lênin là môn học vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao, cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học này của em vẫn còn nhiều hạn chế Do đó,

Trang 4

bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những sai sót Kính mong Thầy xem xét và góp ýgiúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan bài thảo luận môn triết học với đề tài “Quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội và sự vận dụng của Đảng ta trong việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” là công trình nghiên cứu của tập thể nhóm 8, cũng như của mỗi thành viên

trong nhóm Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong bài thảo luận đã được nêu

rõ trong phần tài liệu tham khảo Các thông tin số liệu, kết quả trình bài trong bài thảo luận là hoàn toàn trung thực, nếu sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vàchịu mọi kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Đại diện nhóm 8

NỘI DUNG LÍ THUYẾT

PHẦẦN I QUAN ĐI M C A TRIẾẾT H C MÁC – LẾNIN VẾẦ TỒẦN T I XÃ H I VÀ Ý TH C XÃ H I Ể Ủ Ọ Ạ Ộ Ứ Ộ

1 Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội

1.1 Khái niệm tồn tại xã hội

- Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Tồn tại xã hội của con người là thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ánh Trong cácquan hệ xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và quan hệ giữa con người với con người là những quan hệ cơ bản nhất

Trang 5

Ví dụ: Thời tiền sử của thời đại Việt Nam tính từ khi con người xuất hiện

trên lãnh thổ Việt Nam cho tới khoảng thế kỉ I trước công nguyên Thời tiền sử các bộlạc săn bắt, hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ, công cụ còn rất thô sơ nhưng

đã có bước tiến lớn trong kĩ thuật chế tác nhằm phục vụ đời sống Thời kì này con người nhận biết và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ …Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thuận lợi cộng với sự đa dạng phong phú của các loài động thực vật phương Nam nên nguồn tài nguyên rất phong phú

1.2 Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội

- Một là, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên - hoàn cảnh địa lý, các điều kiện khí hậu, đất đai,sông hồ, tạo nên đặc điểm riêng của không gian sinh tồn của cộng đồng xã hội.Ví dụ: Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi (thích hợp để trồng các cây công nghiệp lâu năm) và đất phù sa ở đồng bằng (thích hợp trồng các cây lương thực, cây ăn quả, )

- Hai là, các yếu tố dân cư, bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư, mô hình tổ chức dân cư,

Ví dụ: Cùng chung mục đích lí tưởng như Đảng cộng sản Việt Nam, cùng giai cấp như Hội nông dân Việt Nam, cùng độ tuổi như Đoàn thanh niên Cộng sản HồChí Minh, cùng giới tính như Hội liên hiệp Phụ Nữ, cùng chung sở thích như hội những người yêu thể thao, hội những người thích văn học, Họ liên kết nhau lại, tìm tiếng nói chung trong hình thức tổ chức xã hội nhằm đáp ứngnhu cầu và bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình

- Ba là, phương thức sản xuất ra của cải vật chất của xã hội đó

Ví dụ:

+ Người thợ may quần áo để phục vụ nhu cầu may mặc

+ Người nông dân đi cày ruộng, sản xuất lúa gạo để đáp ứng, phục vụ nhu cầu về lương thực Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất, chúng tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội Bởi vì trình độ của phươngthức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động của con người đến môi trường tự nhiên và quy mô phát triển dân số như thế ấy

Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản là phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất Trong Lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” C.Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết

định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định

Trang 6

ý thức của họ” Với khẳng định này C.Mác đã khắc phục triệt để chủ nghĩa duy tâm, xây dựng quan điểm duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội Tương tự như vậy, trước đó trong Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đi đến kết luận rằng, toàn

bộ gốc rễ của sự phát triển xã hội loài người, kể cả ý thức của con người, đều nằm trong và bị quy định bởi sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, nghĩa là

“không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”, “do

đó ngay từ đầu, ý thức đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy chừng nào con

người còn tồn tại” Đây chính là điểm cốt lõi của nguyên lý tồn tại xã hội quyết định

ý thức xã hội.

2 Khái niệm, kết cấu, tính giai cấp và các hình thái ý thức xã hội

2.1 Khái niệm

- Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những quan điểm,

tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống… nảy sinh từ tồn tại xã hội vàphản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định

Ví dụ: Trong thời kỳ chiến tranh bị thực dân Pháp xâm lược và bị áp bức bóc lột thì ý thức xã hội xuất hiện như nhân dân ta đều có chung một lòng yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm, đứng lên chống lại sự áp bức bóc lột và đã giành được chiến thắng Ta cần thấy rõ sự khác nhau tương đối giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân

2.2 Kết cấu của ý thức xã hội.

a) Theo trình độ phản ánh gồm: Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận.

- Ý thức xã hội thông thường hay ý thức thường ngày là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong các hoạt động trực tiếp hằng ngày nhưng chưa được hệ thống hóa, chưa được tổng hợp và khái quát hóa thành lý luận

Ví dụ: Khi nhắc đến thời tiết có ngay một câu nói quen thuộc có thể dự đoán

được thời tiết chính là “chuồn chuồn bay thấp thì mưa bay cao thì nắng bay vừa thì râm” câu nói này bắt nguồn từ quá trình lao động hằng ngày mà người lao động đã

đúc kết ra để dự báo thời tiết sắp xảy ra khi mà chưa có các thiết bị máy móc để dự báo một cách chính xác như bây giờ

- Ý thức lý luận hay ý thức khoa học là những tư tưởng, những quan điểm được tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa thành các học thuyết xã hội dưới dạng các khái niệm, các phạm trù, các quy luật

Trang 7

Ví dụ: Gần gũi nhất với chúng ta chính là môn Triết mà chúng ta đang nghiên cứu đây chính là ý thức lý luận nó được thể hiện bằng những hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật.

- Ý thức xã hội thông thường thuộc về mặt tinh thần của đời sống xã hội, nó phản ánhmột cách sinh động và trực tiếp các mặt khác nhau cuộc sống hằng ngày của con người Ý thức xã hội thông thường tuy ở trình độ thấp hơn ý thức lý luận nhưng lại phong phú hơn ý thức lý luận Chính những tri thức kinh nghiệm phong phú của ý thức thông thường là chất liệu, cơ sở và tiền đề quan trọng cho sự hình thành những ýthức lý luận

- Ý thức lý luận hay là ý thức khoa học có khả năng phản ánh hiện thực khách quan một cách sâu sắc, chính xác, bao quát và vạch ra được những mối liên hệ khách quan,bản chất, tất yếu mang tính quy luật của các sự vật và các quá trình xã hội Đồng thời,

ý thức khoa học có khả năng phản ánh vượt trước hiện thực

b) Theo trình độ và phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội gồm: Tâm lý xã hội

và hệ tư tưởng

- Tâm lý xã hội là bộ phận ý thức xã hội thông thường thể hiện trong ý thức cá nhân,

nó bao gồm những tâm tư tình cảm, những tập tục truyền thống, những thói quen, tập quán… của xã hội phản ánh trực tiếp những điều kiện sinh hoạt hàng ngày của xã hội, đây là bộ phận có tính bền vững vàbảo thủ cao

Ví dụ: Tâm lý con người Việt Nam luôn có tình cảm yêu thương con người, giàu lòng

vị tha, tinh thần đoàn kế, hay ưa thích con trai hơn con gái

*Đặc điểm:

- Hạn chế:

+ Phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sinh hoạt hàng ngày của con người + Đây là sự phản ánh có tính tự phát, chỉ ghi lại những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội

+ Không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội của con người

+ Còn mang tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận, trí tuệ thì vẫn đan xen với tình cảm

Trang 8

- Tích cực: Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tâm lý xã hội trong

sự phát triển của ý thức xã hội ta có thể sớm nắm bắt dư luận xã hội, tâm lý và nhu cầu xã hội

- Hệ tư tưởng là bộ phận của ý thức lý luận, nó bao gồm những quan điểm, tư tưởng chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo…,đã được hệ thống hóa thành chỉnh thể học thuyết để phản ánh những lợi ích cơ bản và địa vị của một giai cấp nhất định

Ví dụ: Việt Nam có hệ thống tư tưởng lớn và chi phối dân tộc Việt trong nhiều thế kỉ, nhất là tư tưởng Phật giáo nhà Lý -Trần là giai đoạn cực thịnh của hệ tư tưởng Phật giáo biểu hiện là nhiều chùa tháp có quy mô lớn, kiến trúc độc đáo được xây dựng chùa Phật tích, hệ thống chùa Yên Tử

*Đặc điểm:

- Được hình thành khi con người nhận thức sâu sắc về sự vật, hiện tượng

- Có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội

- Được hình thành bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và truyền bá trong xã hội

- Hệ tư tưởng là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội

- Chúng là kết quả của sự khái quát hóa những kinh nghiệm xã hội để hình thành những quan điểm, tư tưởng

c) Mối quan hệ giữa tâm lý xã hội và hệ tư tưởng

- Tâm lý xã hội có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở cho sự hình thành, truyền

bá, sự tiếp thu của con người đối với một hệ tư tưởng nhất định

- Trái lại, hệ tư tưởng, lý luận xã hội làm gia tăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý xã hội Hệ

tư tưởng khoa học thúc đẩy tâm lý xã hội phát triển theo chiều hướng đúng đắn, có lợi cho xã hội

- Tuy nhiên, hệ tư tưởng không ra đời trực tiếp từ tâm lý xã hội cũng không phải là sựbiểu hiện trực tiếp của tâm lý xã hội Ví dụ: Người sinh ra trong gia đình công nhân

sẽ tiếp thu tư tưởng của chủ nghĩa Mác thuận lợi còn người sinh ra trong tầng lớp tư sản sẽ tiếp thu khó khăn hơn Ngược lại người thuộc thành phần giai cấp công nhân nếu được giáo dục hệ tư tưởng của chủ nghĩa mác sẽ tự hào về giai cấp của mình và người thuộc giai cấp tư sản sẽ thấy tội lỗi

Trang 9

→ Như vậy, hệ tư tưởng liên hệ với tâm lý xã hội, chịu sự tác động của tâm lý xã hội,nhưng nó không đơn giản là sự “cô đặc” của tâm lý xã hội

2.3 Tính giai cấp của ý thức xã hội:

- Trong xã hội có giai cấp, do các giai cấp có những điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau, những lợi ích khác nhau, do địa vị xã hội mỗi giai cấp quy định nên ý thức xã hội của các giai cấp có nội dung và hình thức phát triển khác nhau hoặc đối lập nhau

Ví dụ: Người sinh ra trong gia đình giàu có sẽ có hệ tư tưởng và thói quen sống khác với những người sinh ra trong một gia đình thuần nông, nghèo khó đơn giản là ở thói quen sống và cách chitiêu của họ

- Tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện ở tâm lý xã hội lẫn ở hệ tư tưởng xã hội -

Về mặt tâm lý xã hội, mỗi giai cấp đều có tình cảm, tâm trạng, thói quen riêng, có thiện cảm hay ác cảm riêng

- Ở trình độ hệ tư tưởng thì tính giai cấp của ý thức xã hội biểu hiện sâu sắc hơn nhiều Trong xã hội có đối kháng giai cấp bao giờ cũng có những tư tưởng hoặc hệ tư tưởng đối lập nhau: Tư tưởng của giai cấp bóc lột và bị bóc lột, của giai cấp thống trị

và bị trị Khi đó hệ tư tưởng thống trị trong xã hội là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị

- Tuy nhiên, ý thức của các giai cấp trong xã hội cũng có sự tác động qua lại với nhau Không chỉgiai cấp bị trị chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp thống trị mà giai cấp thống trị cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng của giai cấp bị trị

- Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội không chỉ mang dấu ấn những điều kiện sinhhoạt vật chất của giai cấp, mà còn phản ánh những điều kiện sinh hoạt chung của dân tộc, chẳng hạn như những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên được hình thành trong quá trình phát triển lâu dài của dân tộc

=> Vì vậy, trong ý thức xã hội, ngoài tâm lý và hệ tư tưởng xã hội của giai cấp, còn bao gồm tâm lý dân tộc, tình cảm, ước muốn, tập quán, thói quen, tính cách… của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo thành truyền thống dân tộc

2.4 Các hình thái ý thức xã hội

2.4.1 Ý thức chính trị

a Nguồn gốc, bản chất:

Trang 10

-Hình thái ý thức chính trị là hình thái ý thức chỉ xuất hiện và tồn tại trong các xã hội

có giai cấp và nhà nước

-Trong ý thức chính trị có hệ tư tưởng chính trị Hệ tư tưởng chính trị: là một hệ thống các quan điểm chính trị của một giai cấp nhất định được diễn tả dưới dạng các học thuyết chính trị - xã hội Hệ tư tưởng chính trị được cụ thể hóa trong đường lối, cương lĩnh của chính đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước

-Nguồn gốc của hệ tư tưởng chính trị phản ánh tập trung kinh tế, phản ánh lợi ích củamột giai cấp nhất định trong đó lợi ích kinh tế là trước nhất

- Hệ tư tưởng đó thuộc giai cấp nào và vai trò lịch sử của giai cấp đó

- Mức độ thâm nhập của hệ tư tưởng chính trị đó vào quần chúng nhân dân

- Ngày nay, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản Việt Nam là chủ nghĩa MacLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đây là hệ thống các quan điểm mang tính cách mạng khoa học một khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân sẽ trở thành sức mạnh vật chất to lớn làm động lực cải biến xã hội cũ và xây dựng xã hội mới

2.4.2 Ý thức pháp quyền

a Nguồn gốc bản chất:

-Ý thức pháp quyền là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất

và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội, cùng với nhận thức và tình cảm của con người trong việc thực thi luật pháp của Nhà nước Cũng như ý thức chính trị, ý thức pháp quyền ra đời cùng với nhà nước Giữa hai hình thái này có sự gần nhau về cả nội dung và hình thức

- Nguồn gốc: ý thức pháp quyền xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh quan hệ xã hội theo

ý chí của giai cấp cầm quyền

b Đặc điểm:

Trang 11

- Ý thức pháp quyền phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế của xã hội, trước hết là các quan hệ sản xuất được thể hiện trong hệ thống pháp luật.

- Ý thức pháp quyền cũng như ý thức chính trị thể hiện tính giai cấp rõ rệt Mỗi giai cấp khác nhau có một quan điểm của mình về pháp luật

- Ý thức pháp quyền quan hệ chặt chẽ với ý thức chính trị ý thức pháp quyền củagiai cấp thống trị do hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định

- Ý thức pháp quyền được thể chế hóa qua pháp luật

c Vai trò:

- Ý thức pháp quyền của giai cấp thống trị vó vai trò chỉ đạo quá trình xây dựng luật pháp, bảo vệ luật pháp ban hành, cũng như chỉ đạo quá trình tổ chức thực hiện pháp luật

2.4.3 Ý thức đạo đức

a Nguồn gốc, bản chất:

- Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm

lý chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội

- Hình thái ý thức đạo đức là một trong những hình thái ý thức ra đời từ rất sớm tronglịch sử, ngay từ xã hội nguyên thuỷ

- Sự ý thức về lương tâm, danh dự và lòng tự trọng… phản ánh khả năng tự chủ của con người là sức mạnh đặc biệt của đạo đức, là nét cơ bản quy định gương mặt đạo đức của con người, cũng là biểu hiện bản chất xã hội của con người Với ý nghĩa đó,

sự phát triển ý thức đạo đức là nhân tố biểu hiện tiến bộ xã hội

- Trong ý thức đạo đức, yếu tố tình cảm đạo đức là yếu tố đặc biệt quan trọng, nếu thiếu nó thì những khái niệm, phạm trù đạo đức và mọi tri thức đạo đức thu nhận được bằng con đường lý tính không thể chuyển hóa thành hành vi đạo đức.Trong tiếntrình phát triển của xã hội đã hình thành những giá trị đạo đức mang tính toàn nhân loại, tồn tại trong mọi xã hội và ở các hệ thống đạo đức khác nhau

Đó là những quy tắc đơn giản nhằm điều chỉnh hành vi của con người, cần thiết cho việc giữ gìn trật tự xã hội chung và sinh hoạt thường ngày của mọi người Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp thì nội dung chủ yếu của đạo đức phản

Trang 12

ánh quan hệ giai cấp, nó có tính giai cấp Trong các phạm trù đạo đức luôn luôn phản ánh địa vị và lợi ích của giai cấp Mỗi giai cấp trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội đều có những quan niệm đạo đức riêng của mình.

- Giai cấp tiêu biểu cho xu thế phát triển đi lên của xã hội thì đại diện cho một nền đạo đức tiến bộ, còn các giai cấp phản động thì đại diện cho một nền đạo đức suy

thoái Ph.Ăngghen viết: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ Và vì cho tới nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp, cho nên đạo đức cũng luôn luôn là đạo đức của giai cấp: hoặc là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị, hoặc là, khi giai cấp bị trị đã trở nên khá mạnh thì nó tiêu biểu cho sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và tiêu biểu cho lợi ích tương lai của những người bị áp bức”.

b Đặc điểm:

- Ý thức đạo đức tồn tại mãi trong xã hội loài người

- Ý thức đạo đức có tính giai cấp trong xã hội có giai cấp

c Vai trò:

- Đạo đức điều chỉnh hành vi con người trên cơ sở tự nguyện, tự giác vì nội hàm của nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức bao giờ cũng đề ra một tiêu chuẩn để hướng hành động, đồng thời nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức bao hàm giá trị của lời khuyên conngười hướng đến cái thiện

- Sự tác động trở lại của ý thức đạo đức đối với xã hội thông qua sức mạnh của lươngtâm

Trang 13

- Ý thức thẩm mỹ: có nguồn gốc từ hiện thực của xã hội Nó phản ánh hiện thực vào

ý thức con người trong quan hệ với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp Trong các hình thức hoạt động thưởng thức và sáng tạo cái đẹp thì nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ

b Đặc điểm:

- Phản ánh hiện thực một cách gián tiếp bằng hình tượng nghệ thuật (không phải lúc nào nghệ thuật cũng phản ánh trực tiếp tồn tại xã hội)

- Tồn tại mãi với xã hội loài người

- Trong xã hội có giai cấp nghệ thuật có tính giai cấp

c Vai trò:

- Giáo dục thẩm mỹ, giáo dục nhận thức

- Nghệ thuật chân chính gắn bó với đời sống hiện thực của nhân dân; là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ xã hội thông qua việc đáp ứng những nhu cầu thẩm mỹ của con người

- Nghệ thuật là phương tiện nhận thức hiện thực, giáo dục tư tưởng, tình cảm, nâng cao trình độ thẩm mỹ của con người

2.4.5 Ý thức tôn giáo

a Nguồn gốc, bản chất:

- Nguồn gốc của tôn giáo:

+ Tôn giáo xuất hiện từ thời nguyên thủy do sự bất lực của con người trước sức mạnhcủa tự nhiên và xã hội Do những hạn chế về nhận thức của con người trước sức mạnh bên ngoài con người chi phối cuộc sống hằng ngày của họ (thiên tai, chiến tranh tàn khốc những cảnh phân hóa giàu nghèo, kẻ thống trị người bị trị, những may rủi trong làm ăn ) Khi chưa hiểu được bản chất của những sức mạnh đó và chừng nào con người còn bất lực trước những sức mạnh đó thì con người thường tìm đến với sức mạnh siêu tự nhiên, đến với niềm tin tôn giáo, tin vào sự giúp sức của đấng tối cao với tài năng và đức độ tuyệt mỹ Lênin viết: “Sự sợ hãi đã tạo ra thần linh”- Tôn giáo thể hiện nguyện vọng của quần chúng bị áp bức muốn thoát khỏi mọi bất công đi đến một xã hội tốt đẹp, công bằng Niềm tin tôn giáo mang lại cho họ một niềm an ủi tinh thần, một niềm hạnh phúc "hư ảo", một sự bù đắp về tinh thần cho những gì thiếu thốn trong đời thường

Trang 14

- Bản chất của ý thức tôn giáo:

+ Sự phản ánh một cách hư ảo vào đầu óc con người sức mạnh ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ.Ý thức tôn giáo với tính cách là hình thái ý thức xã hội bao gồm tâm lý tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo

+ Tâm lý tôn giáo là toàn bộ những biểu tượng, tình cảm, tâm trạng thói quen của quần chúng về tín ngưỡng tôn giáo Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ thống giáo lý do các giáo sĩ, các nhà thần học tạo ra và truyền bá trong xã hội

b Đặc điểm

- Tôn giáo có tính lịch sử - xã hội; tính duy tâm - thần bí

c Ảnh hưởng của tôn giáo

- Ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thực hiện chức năng chủ yếu của mình là chức năng đền bù – hư ảo trong một xã hội cần đến sự đền bù – hư ảo Chức năng đó làm cho tôn giáo có một đời sống lâu dài, một vị trí đặc biệt trong xã hội

- Chức năng đền bù – hư ảo nói lên khả năng của tôn giáo có thể bù đắp, bổ sung mộtcách hư ảo cái hiện thực mà trong đó con người còn bất lực trước những sức mạnh tự nhiên và những điều kiện khách quan của đời sống xã hội Những mâu thuẫn của đời sống hiện thực, những bất lực thực tiễn của con người được giải quyết một cách hư

ảo trong ý thức họ.Vì vậy, tôn giáo luôn được các giai cấp thống trị sử dụng như một công cụ áp bức tinh thần, một phương tiện củng cố địa vị thống trị của họ.Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng điều kiện tiên quyết để khắc phục tôn giáo như một hình thái ýthức có tính chất tiêu cực là phải xoá bỏ nguồn gốc xã hội của nó, nghĩa là phải tiến hành một cuộc cách mạng xã hội triệt để nhằm cải tạo cả tồn tại xã hội lẫn ý thức xã hội

2.4.6 Ý thức khoa học

a Nguồn gốc, bản chất:

- Ý thức khoa học vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một hiện tượng xã hội đặc biệt Xem xét khoa học như một hình thái ý thức xã hội không thể tách rời xem xét nó như một hiện tượng xã hội

- Ý thức khoa học phản ánh mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy Nguồn gốc sâu xa của sự hình thành khoa học từ nhu cầu phát triển sản xuất Do vậy, khoa học phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất và thực tiễn

Trang 15

b Đặc điểm:

- Hình thức biểu hiện chủ yếu của tri thức khoa học là phạm trù, định luật, quy luật

- Được phân chia thành nhiều ngành: dựa trên đối tượng của khoa học đó (Khoa học

tự nhiên- kĩ thuật, khoa học xã hội, triết học), dựa trên vai trò tác dụng của tri thức khoa học (khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng), dựa trên sự giáp ranh về đối tượng (các môn khoa học liên ngành)

c Vai trò của khoa học:

- Tri thức khoa học thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác, hình thành các khoa học tương ứng với từng hình thái ý thức đó

- Ví dụ: Ý thức chính trị và chính trị học, ý thức đạo đức và đạo đức học, ý thức nghệthuật và nghệ thuật học, ý thức tôn giáo và tôn giáo học Nhờ tri thức khoa học, con người không ngừng vươn tới cái mới “sáng tạo ra một thế giới mới” vàngày càng làmchủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân mình.Nguồn gốc sâu xa của sự hìnhthành khoa học là do nhu cầu phát triển sản xuất

- Cùng với sự phát triển của sản xuất và thực tiễn xã hội, khoa học cũng không ngừngphát triển Trong quá trình đó, vai trò của khoa học trong đời sống xã hội ngày càng tăng lên Ngày nay, trong sự tự động hóa sản xuất, tri thức khoa học được kết tinh trong mọi nhân tố của lực lượng sản xuất – trong đối tượng lao động, kỹ thuật, quá trình công nghệ và cả trong những hình thức tổ chức tương ứng của sản xuất; người lao động không còn là nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu

là vận dụng tri thức khoa học để điều khiển quá trình sản xuất; khoa học cho phép hoàn thiện các phương pháp sản xuất, hoàn thiện việc quản lý kinh tế

- Hơn nữa khoa học còn trở thành một ngành hoạt động sản xuất với quy mô ngày càng lớn, bao hàm hàng loạt các viện, phòng thí nghiệm, trạm, trại, xí nghiệp với số cán bộ khoa học ngày càng tăng, vốn đầu tư ngày càng lớn, hiệu quả đầu tư ngày càng cao Do những biến đổi căn bản về vai trò của khoa học đối với sản xuất mà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

Trang 16

Khi đánh giá mối liên hệ của tinh thần với triết học, Hegel khẳng định rằng:

“xét từ góc độ tinh thần của chúng ta có thể gọi triết học là cái cần thiết nhất.”

Đặc biệt, với C.Mác “vì mọi triết học chân chính đều là tinh hoa về mặt tinh thần của thời đại mình (T.G nhấn mạnh), nên nhất định sẽ có thời kỳ mà triết học, không chỉ về bên trong, theo nội dung của nó, mà cả về bên ngoài, theo sựbiểu hiện của nó, sẽ tiếp xúc và tác động qua lại tới thế giới hiện thực của thời đại của mình

 Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học nói chung và nhất là triết học duy vật biện chứng nói riêng có sứ mệnh trở thành thế giới quan, mà cơ sở hạt nhân của thế giới quan chính là tri thức

 Thế giới quan triết học bao hàm trong nó cả nhân sinh quan

 Triết học duy vật biện chứng có vai trò to lớn để nhận thức đúng đắn ý nghĩa

và vai trò của các hình thái ý thức xã hội khác; để xác định đúng đắn vị trí của những hình thái ấy trong cuộc sống của xã hội và để nhận thức tính quy luật cùng những đặc điểm và sự phát triển của chúng

3 Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

3.1 Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội.

- Tồn tại xã hội là cái thứ nhất, ý thức xã hội là cái thứ hai Tồn tại xã hội nào thì có ýthức xã hội ấy Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm và xu hướng biến đổi, phát triển của ý thức xã hội Ý thức xã hội phản ánh cái logic khách quan của tồn tại xã hội

- Tồn tại xã hội thay đổi là điều kiện quyết định để ý thức xã hội thay đổi Khi tồn tại

xã hội, nhất là phương thức sản xuất, thay đổi thì những từ tưởng, quan điểm về chính trị, pháp luật và triết học sớm hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định

- Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội không giản đơn, trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian Không phải bất kỳ tư tưởng, quan niệm, lý luận, hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi xét cho đến cùng mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh, bằng cách này hay cách khác, trong các tư tưởng ấy Như vậy, sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội phải được xem xét một cách biện chứng

3.2 Tính độc lập tương đối ý thức xã hội.

● Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội

Ngày đăng: 20/11/2024, 18:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w