Với lực lượng viên chức khối phòng ban, bệnh viện đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật Nhà nước về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình khoa học, bài viết và đề tài nghiên cứu liên quan đến hoạt động bồi dưỡng được công bố, nổi bật như:
- Nguyễn Văn Phong (2017), “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí tổ chức Nhà nước
Tác giả đã đề cập về vai trò của đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức là rất quan trọng, đồng thời nêu lên thực trạng và đề ra một số giải pháp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức [27]
- Nguyễn Tuấn Anh (2019), “Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực Thông qua phân tích đánh giá từ thực trạng, kết quả đạt được cùng những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức Trong đó, luận văn nhấn mạnh rằng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức cần phải có tầm nhìn sâu rộng và kế hoạch lâu dài [1, tr 1-137]
- Nguyễn Mạnh Quân (2022), “Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở thành phố Hà Nội”, Luận án Tiến sĩ Chính sách công Trên cơ sở thực trạng của chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, bài viết đã đưa ra đánh giá và đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ đó hoàn thiện việc thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Thành phố Hà Nội, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn, có năng lực thực thi công vụ [28, tr 1-180]
- Ngô Thành Can (2008) với bài viết: “Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước Qua bài viết tác giả muốn nhấn mạnh rằng đừng nên coi đào tạo, bồi dưỡng là chi phí, mà hãy xem đó là sự đầu tư, sự đầu tư này rất thông minh và có lãi [13]
- Đặng Trường Minh (2016), “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”,
Luận án Tiến sĩ Triết học Đặt ra các vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về khoa học, kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam Công trình nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp giúp quân đội ta nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học, kỹ thuật [24, tr 1-178]
- Lê Văn Dũng (2023) “Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”, Luận án Thạc sĩ Chính sách công Bài viết đã nêu lên thực trạng việc thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Với mục đích nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cần phải thực hiện rất nhiều các giải pháp khác nhau, và một trong những giải pháp thiết thực, hiệu quả đó là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức [21, tr 25-30]
- Phùng Thị Phong Lan (2023) với bài viết: “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong bối cảnh xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý nhà nước Để có được nền công vụ chuyên nghiệp với nguồn nhân lực chất lượng cao, mang tính chuyên nghiệp, năng động và trách nhiệm, đảm bảo xây dựng bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, phục vụ tốt nhân dân là tất cả các quốc gia đều mong muốn Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố cơ bản là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng Bài viết đã đưa ra các giải pháp trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao là đổi mới hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức [23]
- Phùng Thị An Na (2023), “Vai trò của chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay”, Tạp chí
Xây dựng Đảng Cán bộ, công chức, viên chức là đội ngũ hạt nhân của nền công vụ Để có đội ngũ tốt cần đào tạo, bồi dưỡng tốt cho lực lượng cán bộ, công chức, viên chức Bài viết đã đưa ra một số giải pháp về chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng các nhiệm vụ và yêu cầu trong tình hình mới
- Phạm Thị Thùy Hương (2024) “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Quản lý nhà nước Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đã trở thành một trong những yếu tố quyết định và xuyên suốt, góp phần quan trọng vào những thành tựu về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng, trong đó chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng một cách nghiêm túc, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ qua từng giai đoạn Đề ra các giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng công tác lãnh đạo hiệu quả, chỉ đạo toàn diện, và phục vụ người dân [22]
- Nguyễn Cẩm Ngọc (2024) với bài viết: “Đào tạo và sử dụng đội ngũ trí thức tinh hoa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: Thành tựu và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông Bài viết nhấn mạnh lực lượng trí thức Việt Nam là lực lượng đi đầu trong ứng dụng khoa học, công nghệ, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế Do đó, các cơ chế, chính sách, nhất là chính sách thu hút, trọng dụng, tôn vinh, đãi ngộ nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện Để tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tinh hoa ở Việt Nam hiện nay, nhất là đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực then chốt, trọng yếu, bài viết đã đưa ra những vấn đề hạn chế cần chú trọng và đề xuất giải pháp khắc phục [26]
Các đề tài nghiên cứu, bài viết và công trình khoa học đã được thực hiện từ nhiều góc độ khác nhau, nêu ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức, viên chức, cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động bồi dưỡng Tuy nhiên, các đề tài, bài viết và công trình này chưa đi sâu nghiên cứu một cách chuyên biệt về vấn đề bồi dưỡng viên chức ở khu vực khối phòng, ban trong lĩnh vực y tế Đề tài “Bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2030” là đề án đầu tiên đi sâu nghiên cứu chuyên biệt về hoạt động bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban trong lĩnh vực y tế, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng viên chức ở Bệnh viện Ung Bướu Thành phố
Mục tiêu và nhiệm vụ đề án
4.1 Mục tiêu Đề án tốt nghiệp này hướng đến việc góp phần nâng cao chất lượng trong hoạt động bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2030
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về bồi dưỡng viên chức
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng về bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, lộ trình và nguồn lực tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện chủ đề trên học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp thu thập thông tin: Là các văn bản pháp luật, báo cáo, kế hoạch, đề án, luận văn, bài viết có nội dung liên quan đến hoạt động bồi dưỡng làm tài liệu vận dụng và tham khảo
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Trên cơ sở thông tin thu thập được để làm nổi bật thực trạng việc thực hiện bồi dưỡng, qua đó đánh giá các nội dung, hình thức thực hiện việc bồi dưỡng viên chức khối phòng ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
- Phương pháp hồi cứu: Thực hiện hồi cứu về hoạt động bồi dưỡng từ năm 2021 đến năm 2023 tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá tổng quan tình hình thực hiện, qua đó tập trung vào những khó khăn, hạn chế để có thể đề xuất các giải pháp.
Hiệu quả, lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn
Phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban góp phần trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, hỗ trợ người bệnh, giúp bệnh viện phát triển ổn định và bền vững.
Kết cấu đề án
Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, đề án được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bồi dưỡng viên chức
Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Một số giải pháp, lộ trình và nguồn lực thực hiện nâng cao chất lượng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2030.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC
Các khái niệm cơ bản
Bồi dưỡng là hoạt động nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng làm việc Bồi dưỡng giúp cho con người ngày càng nâng cao cả về kiến thức và kỹ năng thông qua việc thực hiện các công tác, buổi huấn luyện để trang bị, cập nhật và rèn luyện nhiều hơn
Viên chức là người được tuyển dụng dựa trên vị trí việc làm và làm việc tại đơn vị do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước Theo quy định của pháp luật, viên chức được ký kết hợp đồng làm việc, được đơn vị sự nghiệp công lập trả lương từ quỹ lương của đơn vị
Khối phòng, ban trong ngành y tế gồm các phòng chức năng như phòng:
Kế hoạch tổng hợp, Tổ chức cán bộ, Tài chính Kế toán, Hành chính quản trị, Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, Quản lý chất lượng, Chỉ đạo tuyến, Vật tư, trang thiết bị y tế, Công tác xã hội… Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản như: Tổ chức việc điều hòa phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong cơ sở y tế, giữa cơ sở y tế với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh chữa bệnh; Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế; Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ nhân lực, hồ sơ bệnh án theo quy định; Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật; Chuẩn bị các phương án phòng chống thiên tai, thảm họa và các trường hợp bất thường khác; Phối hợp với các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu khoa học; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức, người lao động; Quản lý tài chính theo Pháp lệnh của Nhà nước, Điều lệ và quy chế tài chính của Bệnh viện; Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản trị tài chính, đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động khám chữa bệnh, phát triển kỹ thuật mới; Tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh toàn diện; Quản lý, xử lý các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin; Thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng của Bệnh viện; Tổ chức, chỉ đạo công tác về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh trong toàn Bệnh viện; Quản lý toàn bộ công tác vật tư, thiết bị y tế; Cung cấp các dịch vụ về công tác xã hội để hỗ trợ người bệnh và người nhà người bệnh được tiếp cận đầy đủ dịch vụ chăm sóc y tế và tâm lý - xã hội trong quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện; Thực hiện công tác thông tin, truyền thông cho nhân viên tế, người bệnh và người nhà người bệnh…
Viên chức khối phòng, ban làm việc ở các phòng chức năng bao gồm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý và viên chức thừa hành theo các chức danh: Công tác xã hội viên, Nhân viên công tác xã hội, Kế toán viên (hạng III),
Kế toán viên trung cấp (hạng IV), Công nghệ thông tin hạng III, Công nghệ thông tin hạng IV, Kỹ sư (hạng III), Kỹ thuật viên (hạng IV), Chuyên viên, Cán sự, Điều dưỡng hạng III, Điều dưỡng hạng IV, Bác sĩ… Đối với chức danh bác sĩ và điều dưỡng thường là kiêm nhiệm công tác, nhằm hỗ trợ về mặt chuyên môn ngành y tế
Viên chức khối phòng ban làm việc trong ngành y tế là các viên chức có vị trí việc làm thuộc khu vực hành chính, văn phòng, nhân sự, tài chính, quản trị hỗ trợ cho công tác chuyên môn y tế, đầu vào tiếp xúc với người bệnh Bệnh viện là nơi khám và điều trị, bệnh nhân tâm lý mắc bệnh với trạng thái sợ hãi, lo âu, suy sụp… vì thế thái độ, cách ứng xử của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh Bồi dưỡng về quy tắc ứng xử đối với viên chức khối phòng ban là việc làm không thể thiếu và rất cần thiết trong môi trường bệnh viện Ngoài ra bản thân nhân viên y tế cũng chịu nhiều áp lực và ảnh hưởng về tâm lý khi tiếp xúc với người bệnh, họ cũng cần hỗ trợ về mặt tinh thần
Bồi dưỡng viên chức khối phòng ban là quá trình có mục đích nhằm truyền thụ, bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ dưới các hình thức khác nhau nhằm trang bị kiến thức một cách hệ thống nâng cao năng lực chuyên môn, phù hợp với yêu cầu giải quyết có chất lượng công việc được giao Nói cách khác bồi dưỡng viên chức giữ vai trò bổ trợ, tăng cường kiến thức, kỹ năng để viên chức có đủ năng lực đáp ứng hoạt động quản lý, điều hành.
Bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban
Là hoạt động bồi dưỡng viên chức thuộc khối phòng, ban tại bệnh viện bao gồm những chức danh như cán sự, chuyên viên, kỹ thuật viên, công nghệ thông tin, kỹ sư, kế toán viên, công tác xã hội viên… thực hiện các công việc chuyên môn hành chính, hỗ trợ công tác chuyên môn y tế, tham mưu cấp lãnh đạo về định hướng hoạt động chung của bệnh viện, tiếp đón hỗ trợ người bệnh và thân nhân bệnh nhân
Thực hiện bồi dưỡng viên chức dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, căn cứ vào điều kiện, vị trí việc làm, gắn với bố trí quy hoạch, phù hợp với nhu cầu phát triển của đơn vị Thực hiện bồi bưỡng giúp viên chức nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm được giao và quyền hạn, bên cạnh đó hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch viên chức và của từng vị trí chức danh đang được phân công
Bồi dưỡng về kiến thức như: bồi dưỡng Quản trị bệnh viện; bồi dưỡng
Quản lý tài chính, sử dụng tài sản công; chương trình bồi dưỡng phát triển công tác xã hội; nghiệp vụ đấu thầu; công nghệ trí tuệ nhân tạo phục vụ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe; ghi nhận ung thư quần thể, theo loại mặt bệnh, huyết học; khóa bồi dưỡng Bảo mật an toàn thông tin, an ninh mạng lĩnh vực y tế; nghiệp vụ báo chí điện tử và các loại hình truyền thông trên internet; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và giải quyết các chế độ liên quan; bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quản lý tài chính dành cho cán bộ lãnh đạo và quản lý; nâng cao công tác số hóa và quản lý văn bản, hồ sơ điện tử từng bước chuyển đổi số,…
Bồi dưỡng kỹ năng bao gồm các khóa bồi dưỡng về: kỹ năng giao tiếp, quy tắc ứng xử cho viên chức y tế; kỹ năng viết tin, bài trên báo điện tử và các trang tin điện tử, mạng xã hội; kỹ năng xây dựng và thiết kế video; kỹ năng biên tập, quản trị và marketing trên website/trang thông tin điện tử; kỹ năng, nghệ thuật tham mưu cho cấp quản lý, lãnh đạo; kỹ năng lập hồ sơ, chỉnh lý tài liệu và giao nộp vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử tỉnh; kỹ năng tạo động lực và phương pháp làm việc hiệu quả cho các cán bộ văn thư, lưu trữ
Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm như:
- Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội đối với chức danh: Công tác xã hội viên và Nhân viên công tác xã hội
- Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kế toán đối với chức danh:
Kế toán viên (hạng III) và Kế toán viên trung cấp (hạng IV)
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin đối với chức danh: Công nghệ thông tin hạng III và Công nghệ thông tin hạng IV
- Bồi dưỡng chức danh công nghệ đối với chức danh: Kỹ sư (hạng III) và Kỹ thuật viên (hạng IV)
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên đối với chức danh: Chuyên viên
Quy trình bồi dưỡng thường được thực hiện thông qua 04 bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Xác định đối tượng cần bồi dưỡng Việc làm ban đầu là dựa vào kết quả trước đó đã đạt được để xác định đối tượng, nhu cầu, nguồn lực, thời gian bồi dưỡng dựa trên mục tiêu hiện tại
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện việc bồi dưỡng Sau khi thực hiện xong bước 1 sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện việc bồi dưỡng viên chức dựa trên các đề xuất từ các đơn vị liên quan, đồng thời kết hợp với mục tiêu tổng thể của tổ chức Thể hiện rõ nội dung về hình thức bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng, thời gian thực hiện, chương trình dự kiến, kinh phí thực hiện trong kế hoạch
- Bước 3: Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch theo đúng lộ trình đã đề ra Khi kế hoạch hoạt động bồi dưỡng đề ra được phê duyệt thì thực hiện thông báo triển khai đến các bộ phận và các đối tượng liên quan Thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch theo đã đề ra Bên cạnh đó phối hợp, kết hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện, và điều chỉnh cho phù hợp với lộ trình theo quy định khi cần thiết
- Bước 4: Đánh giá lại kết quả đã thực hiện Sau khi thực hiện kế hoạch, tổ chức báo cáo, đánh giá lại kết quả và đề ra giải pháp cho việc thực hiện trong giai đoạn tiếp theo
Quy trình bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại bệnh viện được xây dựng dựng hợp lý, hiệu quả, chặt chẽ và thực hiện công khai, minh bạch Đầu tiên cần xác định đối tượng cần bồi dưỡng là ai, mục tiêu bồi dưỡng nhằm đạt được kết quả như thế nào, thời gian cần có để thực hiện được mục tiêu, nguồn lực cần thiết… Tiếp theo là xây dựng kế hoạch thực hiện việc bồi dưỡng: nội dung bao gồm về hình thức, thời gian, chương trình, kinh phí, điều kiện sinh hoạt, học tập và những nội dung khác liên quan Khi kế hoạch được phê duyệt sẽ triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch theo đúng lộ trình đã đề ra Thông báo kế hoạch đến các đối tượng liên quan Trong quá trình thực hiện tổ chức bồi dưỡng, nếu có vấn đề phát sinh sẽ tổng hợp, trình xin ý kiến cơ quan, đơn vị cấp trên, cấp có thẩm quyền để điều chỉnh cho phù hợp với lộ trình theo đúng quy định Cuối cùng là đánh giá lại kết quả đã thực hiện được và nhằm đề ra giải pháp cho việc thực hiện trong đợt tiếp theo
1.2.4 Hình thức và phương pháp bồi dưỡng
Các hình thức tổ chức bồi dưỡng được áp dụng bao gồm: Bồi dưỡng theo hình thức tập trung, bồi dưỡng theo hình thức bán tập trung và bồi dưỡng theo hình thức từ xa Bồi dưỡng tập trung là hình thức bồi dưỡng theo cách truyền thống, bồi dưỡng được thực hiện trực tiếp tại nơi đào tạo cho toàn bộ quá trình tham gia học tập, nghiên cứu của viên chức Bồi dưỡng từ xa là hình thức học trực tuyến giữa cơ sở đào tạo và học viên, học viên không phải đến trường mà chỉ cần thông qua các tài liệu, hệ thống kết nối online là có thể học được Bồi dưỡng bán tập trung là hình thức kết hợp giữa bồi dưỡng tập trung và bồi dưỡng từ xa
Ngoài ra thực hiện bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; bồi dưỡng theo theo yêu cầu vị trí việc làm
Phương pháp bồi dưỡng bao gồm: truyền thụ kiến thức theo lý thuyết, các cơ sở lý luận, trực tiếp giảng dạy theo phương pháp truyền thống; hơn thế là phương pháp khích lệ, khuyến khích tính tự giác tư duy sáng tạo của học viên trong thực hiện bồi dưỡng nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, thông tin giữa giảng viên và học viên
1.2.5 Đánh giá kết quả Đánh giá kết quả bồi dưỡng nhằm so sánh những kết quả đạt được với mục tiêu đề ra từ trước, cho biết kết quả đã đạt được ở mức độ nào để có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp cần thiết
THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC KHỐI PHÒNG,
Đặc điểm về tổ chức bộ máy và nhân sự
Trung tâm Ung bướu được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định thành lập năm 1985, được hình thành từ sự kết hợp của ba đơn vị gồm Khoa Ung bướu của Bệnh viện Bình Dân, Viện Ung thư Việt Nam và Bệnh viện Ung thư Thành phố Hồ Chí Minh Là bệnh viện loại 2, đặt tại đường
Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh
Trải qua quá trình hình thành phát triển, đến nay bệnh viện có tên là Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện hạng 1 Trụ sở chính đặt tại số 12, Đường 400, Khu phố 3, phường Tân Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra bệnh viện có 03 trụ sở khác, được đặt tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ chung của bệnh viện được Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh giao gồm: Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh chuyên môn về ung bướu; Cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên đại học và đại học, đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn; Nghiên cứu khoa học về y học; Nghiên cứu về dịch tễ học cộng đồng thuộc lĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu; Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật; Hợp tác quốc tế: tiến hành hợp tác với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cùng đội ngũ nhân viên có năng lực đạt kết quả đôi bên cùng có lợi, mang lại hiệu quả cao và bền vững…
Nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của bệnh viện được giao theo sự phân cấp của Sở Y tế, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trước Sở Y tế và trước pháp luật
Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh gồm có 03 khối: khối phòng ban, khối lâm sàng và khối cận lâm sàng
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh
2.1.2 Đánh giá viên chức khối phòng, ban
Số lượng nhân sự khối phòng, ban của bệnh viện có 298 người, trong đó
- Vật tư, thiết bị y tế
- Ngoại đầu cổ, hàm mặt
- Ngoại đầu cổ, tai mũi họng
- Nội tuyến vú, tiêu hóa, gan, niệu
- Xạ trị đầu cổ, tai mũi họng, hàm mặt
- Kiểm soát nhiễm khuẩn ĐẢNG ỦY BAN GIÁM ĐỐC
Hội cựu Chiến binh Đoàn Thanh niên
Chi bộ có 251 viên chức và 47 nhân viên hợp đồng lao động Viên chức chiếm số lượng lớn, là nhân sự biên chế, có yếu tố xác định thời gian làm việc lâu dài tại bệnh viện, vì vậy cần có kế hoạch, lộ trình cử đi bồi dưỡng thích hợp để đảm bảo duy trì lực lượng đáp ứng công tác chuyên môn
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ nhân sự khối phòng ban
Một số đặc điểm cá nhân, như độ tuổi, giới tính cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình bồi dưỡng
Viên chức có giới tính nữ chiếm số lượng lớn so với tổng nhân lực 171/251 người, chiếm tỷ lệ 68,13% trên tổng số viên chức khối phòng ban
Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ viên chức theo giới tính Đặc thù khu vực khối hành chính, đa số các công việc liên quan đến soạn thảo văn bản và là nơi đầu vào tiếp xúc với bệnh nhân, thân nhân Lực lượng
Nam nữ giới chiếm số lượng lớn là ưu điểm trong công tác tiếp đón bệnh nhân, thân nhân, do nữ giới uyển chuyển, ứng xử linh hoạt và chăm chỉ, chịu khó
Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ viên chức theo độ tuổi
Viên chức trẻ tuổi chiếm đa số, độ tuổi từ 24 tuổi đến 40 tuổi chiếm 66% (166/251 người) trên tổng số viên chức khối phòng ban, đây là độ tuổi lợi thế trong việc cập nhật tiếp thu các kiến thức khi được cử đi bồi dưỡng Đội ngũ nhân viên bệnh viện có trình độ chuyên môn cao, trong đó viên chức có trình độ từ đại học trở trên chiếm tỷ lệ rất cao 84,06% (211/251 người), viên chức có trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ thấp 15,93% (40/251 người) trên tổng số viên chức khối phòng, ban
Biểu đồ 2.5 Thống kê viên chức theo trình độ
24 tuổi - 30 tuổi 31 tuổi - 40 tuổi 41 tuổi - 50 tuổi 51 tuổi - 60 tuổi Đơn vị tính: người
Sau đại học Đại học Cao đẳng, trung cấp Đơn vị tính: người
Trình độ chuyên môn cao ở viên chức khối phòng ban là nền tảng trong việc tiếp thu cập nhật, bổ sung các kiến thức hỗ trợ công tác chuyên môn y tế, tham mưu cấp lãnh đạo về định hướng hoạt động chung của bệnh viện, phục vụ tốt nhất cho người bệnh
Viên chức khối phòng ban bao gồm các nhóm chức danh cơ bản như: Chuyên viên, Kế toán viên, Kỹ sư (bao gồm Công nghệ thông tin), Công tác xã hội,… Nhằm đáp ứng hoạt động chuyên môn, công tác tổ chức và công tác lãnh đạo quản lý, viên chức được phân tại các phòng, ban với số lượng theo chức danh nghề nghiệp như sau:
Biểu đồ 2.6 Thống kê viên chức theo chức danh nghề nghiệp
Phần lớn viên chức thuộc khối phòng, ban là chuyên viên thực hiện các công việc hành chính như tổ chức thực hiện công tác cán bộ, quản lý hồ sơ lý lịch, lập kế hoạch và triển khai thực hiện các mặt hoạt động của bệnh viện, tổ chức công tác quản lý các công văn đi và đến của Bệnh viện, tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn hỗ trợ thân nhân bệnh nhân về các thủ tục hành chính, lập hồ sơ, thống kê dữ liệu… Đối với chức danh bác sĩ, điều
Kỹ sư Công tác xã hội
Bác sĩ Điều dưỡng Đơn vị tính: người dưỡng chiếm số ít, đây là lực lượng kiêm nhiệm, hỗ trợ các công tác hành chính liên quan đến chuyên môn y tế
Bảng 2.1 Thống kê nhóm chức danh nghề nghiệp theo phòng, ban
TT Phòng Nhóm chức danh nghề nghiệp
1 Phòng Tổ chức cán bộ Chuyên viên
2 Phòng Hành chính quản trị Chuyên viên, Kỹ sư
3 Phòng Chỉ đạo tuyến Chuyên viên, Kỹ sư, Bác sĩ
4 Phòng Vật tư, thiết bị y tế Chuyên viên, Kỹ sư, Bác sĩ
5 Phòng Kế hoạch tổng hợp Chuyên viên, Bác sĩ, Điều dưỡng
6 Phòng Quản lý chất lượng Chuyên viên, Bác sĩ, Điều dưỡng
7 Phòng Công tác xã hội Công tác xã hội viên, Chuyên viên
8 Phòng Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin
9 Phòng Tài chính - Kế toán Kế toán viên
10 Phòng Điều dưỡng Điều dưỡng
Một đội ngũ viên chức ở khối phòng ban cũng rất quan trọng đó là nhóm công tác xã hội viên, bộ phận đầu tiên tiếp xúc với bệnh nhân, tiếp đón đầu vào của bệnh viện, thực hiện các công việc như chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội còn thực hiện các hoạt động thăm hỏi, nắm bắt thông tin người bệnh để kịp thời chia sẻ, động viên, phối với với các nhà tài trợ, mạnh thường quân tổ chức hỗ trợ cả về vật chất, lẫn tinh thần
Nhóm viên chức cũng không kém phần quan trọng và chiếm số lượng đông là bộ phận kế toán, phụ trách thực hiện thu viện phí, phân tích tình hình tài chính, phân tích kết quả hoạt động của bệnh viện, cân đối kế hoạch thu chi tài chính của bệnh viện, điều hoà các nguồn thu trong bệnh viện Nhóm viên chức này cũng thường ngày tiếp xúc với thân nhân, bệnh nhân
Viên chức nhóm ngành kỹ sư, công nghệ thông tin ở khối phòng ban chịu trách nhiệm thực hiện các công việc về quản lý, vận hành sử dụng máy móc thiết bị, bảo mật, an toàn thông tin mạng, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa, thay thế thiết bị y tế trong bệnh viện, kịp thời cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu hao cho việc vận hành máy móc thiết bị hỗ trợ người bệnh
Thực trạng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
Bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban nhằm xây dựng lực lượng viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ năng, kiến thức, đáp ứng theo tiêu chuẩn vị trí việc làm nhằm cung cấp đủ nguồn lực tại khu vực thực hiện các công tác hành chính nói riêng, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chung của hoạt động bệnh viện trong việc phục vụ cho người bệnh
Việc thực hiện bồi dưỡng viên chức tại bệnh viện có hiệu quả góp phần tiết kiệm thời gian, nguồn lực và đề xuất hỗ trợ kinh phí hợp lý cho hoạt động của bệnh viện
2.2.2 Nội dung bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban
Bệnh viện thực hiện bồi dưỡng theo quy định của pháp luật nói chung và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nói riêng, Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Hằng năm bệnh viện đều tổ chức tập huấn giáo dục pháp luật, tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ… cho tất cả các viên chức khối phòng ban bao gồm tất cả các chức danh:
- Nhân viên làm trong môi trường bệnh viện, thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như các mầm bệnh từ bệnh nhân, tiếng ồn, hóa chất khử khuẩn, bức xạ ion hóa, sóng siêu âm, căng thẳng…
Việc tập huấn an toàn vệ sinh lao động định kỳ hằng năm nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe cho nhân viên, phòng chống các tác hại, bệnh nghề nghiệp đối với nhân viên làm việc trong môi trường bệnh viện
- Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là một nhiệm vụ quan trọng, cần thiết trong công tác bảo đảm an toàn tại bệnh viện, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ không những đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc cho người bệnh, thân nhân người bệnh mà còn bảo vệ chính nhân viên y tế
Bên cạnh đó bệnh viện luôn chú trọng trong việc bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho viên chức, đặc biệt là các đối tượng lãnh đạo, quản lý và nguồn quy hoạch Nhằm chuẩn bị cho lực lượng kế thừa, bệnh viện thường xuyên cử viên chức quy hoạch đi học các lớp: Bồi dưỡng lý luận chính trị, Bồi dưỡng Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, Bồi dưỡng Quản lý bệnh viện, Bồi dưỡng Lãnh đạo, quản lý cấp phòng Ngoài ra, hằng năm bệnh viện cử viên chức tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với nhiệm vụ an ninh quốc phòng, bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới
Bồi dưỡng kiến thức về tâm lý lâm sàng đối với viên chức công tác tại phòng Công tác xã hội, đây là một chuyên ngành mới tại bệnh viện Với sự thay đổi và phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội, khi sự chăm sóc về thể chất ngày một tốt hơn, mọi người lại ngày càng gặp phải nhiều vấn đề về áp lực cuộc sống, tâm thần, tâm lý hơn Tại Bệnh viện Ung Bướu số lượng bệnh nhân đến khám ngày càng tăng, mang trong mình căn bệnh nan y với tinh thần, trạng thái vô cùng lo lắng, bất an… việc bồi dưỡng cho nhân viên y tế về tâm lý lâm sàng là vô cùng cần thiết nhằm chăm sóc sức khỏe tinh thần, giúp ổn định tâm lý cho nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình điều trị bệnh
Bồi dưỡng về quản trị bệnh viện đối với một số chuyên viên: nhằm vận hành tốt nhất nguồn tài nguyên của bệnh viện (như nguồn nhân lực, chính sách, quy chế, cơ sở hạ tầng, nguồn tài chính, chuyên môn y tế, luật khám chữa bệnh, bảo hiểm, trang thiết bị y tế, công nghệ…) giúp cho bệnh viện phát triển ổn định và bền vững; cung cấp thêm sự hiểu biết về triển khai thực hiện chiến lược phát triển, theo dõi đánh giá sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của bệnh viện
Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức công tác cán bộ đối với chuyên viên công tác tại phòng Tổ chức cán bộ Đây là lớp bồi dưỡng quan trọng, qua khóa học viên chức sẽ được nâng cao kỹ năng, kiến thức về nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ (đào tạo bồi dưỡng, điều động luân chuyển, quy hoạch bổ nhiệm, chế độ chính sách, kỷ luật, thi đua khen thưởng,…), nhằm thực hiện cải cách bộ máy, cải cách hành chính, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chung của bệnh viện
Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đấu thầu đối với kế toán viên phòng Tài chính - Kế toán, chuyên viên công tác tại phòng Vật tư, thiết bị y tế và phòng Hành chính quản trị Nhằm trang bị các kiến thức cơ bản về đấu thầu cho các viên chức trực tiếp thực hiện công tác đấu thầu, xây dựng đội ngũ viên chức nắm rõ quy trình tổ chức, thực hiện công tác đấu thầu trong bệnh viện Trong thời gian vừa qua, ngành y tế đã gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về thuốc, thiết bị y tế do công tác đấu thầu Trong đó một phần cũng do nguyên nhân viên chức thực hiện công tác đấu thầu là kiêm nhiệm, lúng túng trong quy trình, thủ tục, số lượng gói thầu lớn nhưng việc tổ chức lựa chọn nhà thầu còn chậm trễ về thời gian Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh của các khoa phòng Bên cạnh đó các quy định của nhà nước cũng liên tục thay đổi, nhiều văn bản pháp lý mới được ban hành Vì thế bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đấu thầu là việc rất quan trọng và cấp thiết
Bồi dưỡng về bảo mật, an toàn thông tin mạng trong lĩnh vực y tế đối với các kỹ sư công tác tại phòng Công nghệ thông tin Trong thời gian vừa qua, tình hình việc tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tăng mạnh và có thể tiếp tục diễn ra phức tạp hơn nữa Các cơ quan cấp trên, các cơ quan quản lý chuyên ngành, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an… đã có nhiều văn bản chỉ đạo về tăng cường đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh mạng Bệnh viện thường xuyên cử đi bồi dưỡng đối với các kỹ sư công nghệ thông tin nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng quan trọng liên quan đến bảo mật, an toàn thông tin và an ninh mạng, ngăn ngừa các mối đe dọa tấn công từ bên ngoài đơn vị và nguy cơ nhiễm độc từ bên trong nội bộ Bên cạnh cạnh đó nâng cao kiến thức về bảo mật thông tin, kiểm tra giám sát, phát hiện mã độc xâm nhập, khi có sự cố rủi ro có biện pháp khắc phục kịp thời, khắc phục và xử lý sự cố triệt để
Bệnh viện luôn đề cao việc thực hiện quy tắc ứng xử của nhân viên, các lớp bồi dưỡng về quy tắc ứng xử được tổ chức định kỳ hằng năm với yêu cầu tất cả các nhân viên trong bệnh viện phải tham dự Đối với viên chức ở bộ phận chăm sóc khách hàng của phòng Công tác xã hội, bộ phận thu ngân của phòng Tài chính - Kế toán, bộ phận hướng dẫn thủ tục hành chính của phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng Hành chính quản trị, bộ phận điều dưỡng của phòng Điều dưỡng, bộ phận khảo sát hài lòng người bệnh liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh và chất lượng phục vụ người bệnh… hằng ngày đều tiếp xúc với bệnh nhân và thân nhân, việc giao tiếp ứng xử, thái độ là rất quan trọng, tạo nên hình ảnh của nhân viên bệnh viện đối với người dân đến khám chữa bệnh Bên cạnh đó việc giao tiếp ứng xử, thái độ vui vẻ, hòa nhã đối với đồng nghiệp cũng tạo nên môi trường làm việc thân thiện, tích cực, mang lại hiệu quả cao trong công việc
Kỹ năng tham mưu cho cấp quản lý, lãnh đạo là kỹ năng cần thiết cho tất cả các viên chức Tại các khối phòng ban, là nơi xây dựng kế hoạch hoạt động chung của bệnh viện, vì vậy đề xuất các phương án tối ưu về nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện giúp cấp trên hoàn thành chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu được nhanh nhất và hiệu quả nhất
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC KHỐI PHÒNG, BAN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP HCM GIAI ĐOẠN 2024 - 2030
Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng viên chức khối phòng,
Từ những nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, xác định các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, học viên xin đề xuất một số giải pháp sau nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng viên chức như sau:
3.1.1 Xác định đối tượng phù hợp
Tập trung phát triển hoạt động bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban Bồi dưỡng phải dựa vào các tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp viên chức, căn cứ vào các tiêu chuẩn của các chức vụ lãnh đạo và quản lý Yêu cầu bồi dưỡng phải phù hợp với vị trí việc làm Việc bồi dưỡng phải phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của bệnh viện Bồi dưỡng phải gắn liền với công tác sử dụng và quản lý viên chức
Ban lãnh đạo bệnh viện cần có tầm nhìn tổng thể, không chỉ tập trung vào chuyên môn y tế mà còn quan tâm đúng mức đối với bộ phận hành chính, nhận thấy được viên chức khối hành chính là một bộ phận thiết yếu trong việc vận hành các hoạt động của bệnh viện Trước nhu cầu của sự đổi mới, đặc biệt là xu hướng tự chủ tại đơn vị sự nghiệp y tế, cần nâng cao năng lực của các nhà quản lý có thể làm tròn “hai vai” - vừa giỏi chuyên môn, vừa vững về quản trị
Bên cạnh chuyên môn đã được rèn giũa và cập nhật định kỳ, người lãnh đạo bệnh viện phải trang bị thêm cho mình những kiến thức, kỹ năng về mặt quản lý, đồng thời đào tạo, xây dựng đội ngũ tham mưu có chuyên môn sâu về các mặt công tác Bồi dưỡng đội ngũ viên chức không chỉ về chuyên môn mà cả những kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý Mặt khác, hiểu được tầm quan trọng của đội ngũ viên chức khối phòng, ban là lực lượng thực hiện các công việc cực kì quan trọng trong việc vận hành hoạt động của cả bệnh viện như nguồn nhân lực, vật tư thiết bị y tế, tài chính, công nghệ thông tin, công tác xã hội Từ khâu đầu vào như tiếp đón, hướng dẫn người bệnh, đến hoạt động điều phối nguồn nhân lực thực hiện các công tác chuyên môn khám chữa bệnh, cân đối các nguồn thu chi trong bệnh viện và cuối cùng là thống kê báo cáo, đánh giá tình hình để hoạch định kế hoạch tiếp tục thực hiện các hoạt động nhằm phát triển bệnh viện
Chọn lọc đối tượng viên chức để cử đi bồi dưỡng phù hợp với nội dung, chương trình bồi dưỡng Công việc của viên chức cùng chức danh, làm cùng một công việc sẽ khác với các viên chức có chức danh khác, và khác viên chức có chức vụ lãnh đạo quản lý Vì là công việc khác nhau nên nhu cầu, mức độ bồi dưỡng cũng sẽ khác nhau Cần chọn lọc một nhóm đối tượng có cùng chức danh, làm cùng một công việc tham dự chung một khóa bồi dưỡng để đạt được hiệu quả tốt nhất
Trên cơ sở công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của bệnh viện, cần phân loại rõ ràng các đối tượng phải bồi dưỡng Mở rộng thực hiện bồi dưỡng bằng cách sử dụng những viên chức đang là lãnh đạo, quản lý hoặc những viên chức giỏi tại bệnh viện, có nghiệp vụ sư phạm, giỏi cả về lý thuyết và thực hành Những viên chức này có bề dày kinh nghiệm lẫn công tác thực tiễn tại đơn vị Đây là đội ngũ có đóng góp quan trọng đối với hình thức bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm
Rà soát, bổ sung và hoàn thiện nhân sự được quy hoạch bảo đảm tầm nhìn lâu dài, là cơ sở cho phát triển đúng định hướng cho viên chức khi tham gia bồi dưỡng
3.1.2 Nâng cao chất lượng nội dung chương trình bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng cần tập trung vào các nội dung cần thiết như bồi dưỡng về kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng và bồi dưỡng theo vị trí việc làm
- Xác định những nội dung liên quan trực tiếp đến công việc, với cương vị, vị trí việc làm của người học, cần có những kiến thức gì để tăng cường sự hiểu biết, hoàn thành nhiệm vụ được giao Ví dụ như chủ trương, đường lối, quản lý hành chính, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về tâm lý quản lý, tin học, ngoại ngữ…
- Trang bị các kỹ năng cần thiết cho viên chức, làm thế nào để thực hiện có hiệu quả các công việc mình phụ trách Ví dụ như kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, viết báo cáo, khai thác, áp dụng các văn bản quản lý, các quy định, chính sách, soạn thảo văn bản, sử dụng các phần mềm phục vụ công việc, hoặc giao tiếp… Có thái độ chuẩn mực trong thực hiện công vụ Ví dụ như chấp hành luật pháp, chế độ, chính sách, quy định, kỷ luật lao động, có tinh thần phối hợp trong công tác… nhằm bảo đảm quá trình thực hiện công vụ được hiệu quả
- Trong quá trình giảng dạy, giảng viên tiếp tục tìm hiểu nhu cầu của người học để điều chỉnh nội dung chương trình bồi dưỡng nhằm đạt được kết quả tốt nhất
Hoàn thiện, thúc đẩy việc xây dựng nội dung bồi dưỡng không chỉ cụ thể, chính xác đến từng đối tượng mà còn mang tính chất dài hạn hoặc định kỳ đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng cho viên chức
3.1.3 Xây dựng quy trình thực hiện hợp lý, khoa học Để đáp ứng yêu cầu phát triển, đáp ứng sự vận động của xã hội, đáp ứng sự phát triển của bệnh viện thì hoạt động bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm cần thực hiện theo một quy trình liên tục Viên chức cần được học tập, bồi dưỡng thường xuyên những kiến thức mới, những kỹ năng làm việc mới, tinh thần, thái độ mới để đáp ứng sự thay đổi, sự vận động liên tục đó
Quy trình đúng, hợp lý thì chất lượng, hiệu quả việc bồi dưỡng được nâng cao, ngược lại quy trình không hợp lý thì chất lượng và hiệu quả không được bảo đảm Một quy trình bồi dưỡng khoa học phải bảo đảm các yếu tố cơ bản như: xác định nhu cầu bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và cuối cùng là đánh giá kết quả Khảo sát rõ nhu cầu của viên chức để xác định những kiến thức, kỹ năng nào cần thiết cho công việc; kiến thức, kỹ năng nào còn thiếu cần cập nhật
Thông qua khảo sát nhu cầu và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực hằng năm để xác định nhu cầu bồi dưỡng của viên chức Từ đó, xem xét, đề cử viên chức tham dự các khóa bồi dưỡng phù hợp với chuyên môn và kỹ năng Xác định rõ việc bồi dưỡng mục đích là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ giúp bổ sung, cập nhật kịp thời những kiến thức mới hỗ trợ viên chức hoàn thành một cách hiệu quả, chất lượng nhất nhiệm vụ được giao Không chỉ vậy, khi được cử đi bồi dưỡng phải báo cáo đầy đủ bằng văn bản lịch học và hoạt động sinh hoạt tại trường, viện trong suốt quá trình học cho khoa phòng quản lý trực tiếp để kịp thời chấm công, báo cáo về phòng Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan như phòng Chỉ đạo tuyến, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Điều dưỡng (rà soát, thống kê để xếp lịch trực chuyên môn, tổng hợp báo cáo công tác đào tạo liên tục, )
Lộ trình thực hiện nâng cao chất lượng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện tạo điều kiện cho viên chức tự chuẩn hóa (học ngoài giờ hành chính) đối với các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dự kiến đến năm 2025, tất cả các chức danh cán sự, kế toán viên trung cấp, kỹ thuật viên (hạng IV) đều hoàn thiện việc chuẩn hóa kiến thức, trình độ đáp ứng theo quy định của vị trí việc làm
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng với mục tiêu đến cuối năm 2025:
- Đối với bồi dưỡng kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy, chữa cháy cần thực hiện cho toàn bộ viên chức Hiện nay việc thực hiện mới đạt được trên 70% số lượng nhân sự Trong giai đoạn này, bệnh viện kết hợp linh hoạt hình thức vừa trực tiếp và trực tuyến để trên 80% nhân viên được bồi dưỡng đối với kiến thức rất quan trọng này
- Trong bối cảnh nhu cầu về khám sức khoẻ, tư vấn tâm lý ngày càng tăng, nhu cầu này không chỉ cần đối với bệnh nhân thân nhân và cần cả cho nhân viên y tế khi phải thường xuyên làm việc trong môi trường đầy áp lực Bệnh viện vừa thành lập Đơn vị Tư vấn Tâm lý lâm sàng và trong thời gian sắp tới sẽ xây dựng kế hoạch thành lập Mạng lưới Tâm lý lâm sàng trong bệnh viện, với đầu mối phụ trách chính là phòng Công tác xã hội Các thành viên của Đơn vị Tư vấn Tâm lý lâm sàng sẽ hoàn thành việc bồi dưỡng kỹ năng tư vấn tâm lý trong giai đoạn này
- Hoàn thiện việc bồi dưỡng chức danh công nghệ thông tin phục vụ cho công tác chuyển đổi chức danh nghề nghiệp từ kỹ sư (đối với các viên chức là kỹ sư công nghệ thông tin) sang chức danh công nghệ thông tin theo quy định mới Hiện nay cơ sở thực hiện bồi dưỡng và cấp chứng chỉ này là Học viện Khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, nằm ở Hà Nội Nên việc cử nhân sự đi đào tạo chưa được thuận lợi Bệnh viện sẽ phối hợp với các đơn vị, bệnh viện thực hiện việc kết nối, tổ chức mời các giảng viên vào TP.HCM để giảng dạy Đề xuất nhằm thống nhất nội dung hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng trong Quy chế chi tiêu nội bộ, tại Hội nghị viên chức, người lao động của bệnh viện về việc tăng kinh phí hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng trong năm tiếp theo Ngoài ra vận động kinh phí từ các nguồn hỗ trợ, viện trợ theo quy định nhằm khuyến khích động viên để viên chức nâng cao ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ đó tạo tiền đề để thực hiện, đáp ứng tốt và hiệu quả nhiệm vụ được giao
Bệnh viện tổ chức, tiến hành rà soát, bổ sung danh sách quy hoạch lãnh đạo quản lý nhiệm kỳ 2020 - 2025, thực hiện quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý nhiệm kỳ 2026 - 2031, đảm bảo tầm nhìn lâu dài tạo tiền đề cử viên chức tham gia các khóa bồi dưỡng Nhằm chuẩn bị tốt cho lực lượng kế thừa, bệnh có kế hoạch phân bố cử trên 50% viên chức được quy hoạch đi học các lớp: Bồi dưỡng lý luận chính trị, Bồi dưỡng Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, Bồi dưỡng Quản lý bệnh viện, Bồi dưỡng Lãnh đạo, quản lý cấp phòng
Tiếp tục xây dựng có trọng tâm kế hoạch hoạt động bồi dưỡng hằng năm dựa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu hoàn thiện trình độ đối với quy hoạch cán bộ
Dự kiến đến cuối năm 2028 hoạt động bồi dưỡng sẽ đạt được:
- Tiếp tục thực hiện lộ trình bồi dưỡng kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy, chữa cháy cho toàn bộ nhân viên Dự kiến đến năm 2028 đạt được trên 90% nhân viên được bồi dưỡng đối với các kiến thức rất quan trọng này
- Tất cả thành viên của Đơn vị Tư vấn tâm lý và hơn 50% thành viên của Mạng lưới Tâm lý lâm sàng hoàn thành chương trình bồi dưỡng kỹ năng tư vấn tâm lý
- Toàn bộ nhân viên có chức danh nghề nghiệp từ kỹ sư (đối với các viên chức là kỹ sư công nghệ thông tin) hoàn thiện khóa bồi dưỡng chức danh công nghệ thông tin và được chuyển đổi sang chức danh nghề nghiệp theo quy định
Dự kiến đến cuối năm 2030 hoạt động bồi dưỡng sẽ đạt được:
- Trên 95% viên chức được bồi dưỡng kiến thức về an toàn vệ sinh lao động và phòng cháy, chữa cháy
- Đối với việc thực hiện bồi dưỡng kỹ năng tư vấn tâm lý đến năm 2023 tất cả các thành viên của Mạng lưới Tâm lý lâm sàng sẽ được chuẩn hóa
- Tất cả các thành viên chức phòng Công nghệ thông tin được học lớp bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số, nhằm nâng cao việc thực hiện chuyển đổi số theo Nghị quyết của Đảng, với mong muốn xây dựng triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại bệnh viện
Hằng năm, bệnh viện thực hiện rà soát bổ quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý nhiệm kỳ 2026 - 2031 để chuẩn bị sẵn nguồn quy hoạch lãnh đạo quản lý kế cận từ đó đề cử viên chức tham gia các khóa bồi dưỡng đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm nhằm thực hiện bổ nhiệm theo đúng quy định.
Nguồn lực
3.3.1 Nhân lực Để thực hiện hiệu quả lộ trình, bệnh viện sẽ thành lập Ban Chỉ đạo nhằm thực hiện sâu sát, chỉ đạo kịp thời việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng Phân công phòng Tổ chức cán bộ là đầu mối phụ trách công tác bồi dưỡng, kết nối với các học viên, trường đại học, cơ sở đào tạo bồi dưỡng nhằm xây dựng chương trình bồi dưỡng phụ hợp với thực tiễn tại bệnh viện
Tăng số lượng nhân sự phụ trách công tác bồi dưỡng tại bệnh viện Hiện nay, viên chức được phân công phụ trách đào tạo bồi dưỡng còn rất ít: 01 chuyên viên thuộc phòng Tổ chức cán bộ và 01 chuyên viên thuộc phòng Chỉ đạo tuyến Trong đó, phòng Tổ chức cán bộ là đầu mối, phụ trách chung, tổng thể, hằng năm xây dựng triển khai thực hiện kế hoạch và báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm và tổng kết cuối năm Phòng Chỉ đạo tuyến phụ trách các mảng về bồi dưỡng nghiệp vụ hỗ trợ chuyên môn y tế, các buổi hội thảo, hội nghị… sau khi thực hiện, định kỳ phòng Chỉ đạo tuyến sẽ báo cáo về cho phòng Tổ chức cán bộ để tổng hợp Vì thế trong giai đoạn sắp tới cần bố trí, bổ sung thêm nhân lực phụ trách, hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng của bệnh viện: 01 chuyên viên phụ trách công tác tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chung; 01 chuyên viên phụ trách công tác tổng hợp, báo cáo; 01 chuyên viên thực hiện việc kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; Bên cạnh đó, phân công nhân viên phòng Điều dưỡng hỗ trợ phụ trách về bồi dưỡng an toàn vệ sinh lao động, phân công nhân viên phòng Hành chính quản trị hỗ trợ phụ trách bồi dưỡng về phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn…
Cử đi bồi dưỡng đối với viên chức phụ trách hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bệnh viện.
Bên cạnh đó tăng cường bổ sung nguồn kinh phí thực hiện hoạt động bồi dưỡng từ nguồn thu sự nghiệp, vận động nguồn tài trợ Nâng cao tiềm lực về tài chính để tạo động lực cho việc bồi dưỡng; nghiên cứu, đầu tư những công nghệ thích hợp phục vụ cho quá trình bồi dưỡng
Căn cứ theo lộ trình phát triển hằng năm trong công tác bồi dưỡng, kinh phí hỗ trợ cũng tăng tương xứng, tăng từ 10% - 15% Tại thời điểm năm 2022 hỗ trợ kinh phí đạt 600 triệu, năm 2023 hỗ trợ kinh phí đạt trên 700 triệu, 6 tháng đầu năm 2024 hỗ trợ kinh phí đã đạt mức 450 triệu, vì thế dự kiến đến năm 2030 sẽ đạt trên 1 tỷ đồng
Tập trung huy động nguồn vốn cho bồi dưỡng viên chức, trong đó ưu tiên nguồn vốn chi cho công tác rà soát đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức của bệnh viện nhằm tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, chi tiết, chính xác nhất Đồng thời đảm bảo ngân sách chi cho bồi dưỡng trên tổng chi ngân sách thường xuyên theo đúng quy định
Xây dựng kế hoạch, lộ trình rõ ràng, hợp lý đối với việc sử dụng ngân sách cho hoạt động bồi dưỡng Đồng thời, các khoa phòng thuộc bệnh viện hằng năm phải chủ động báo cáo nhu cầu bồi dưỡng cũng như dự trù kinh phí bồi dưỡng của khoa phòng mình một cách cụ thể, chi tiết Việc báo cáo và dự trù kinh phí cụ thể sẽ giúp đảm bảo định mức chi tiêu hợp lý và tránh lãng phí
Triển khai nhiều hình thức học tập phù hợp với công tác của từng đối tượng, học trong và ngoài giờ hành chính, học trực tiếp hoặc trực tuyến, mời giảng viên về giảng dạy tại bệnh viện… tạo động lực tham gia cho các viên chức, có hình thức hỗ trợ kinh phí cụ thể
Nâng cấp trang thiết bị nhằm bảo đảm các điều kiện cho việc tổ chức bồi dưỡng Tăng cường, bổ sung các trang thiết bị và xây dựng cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng để đạt được kết quả tối ưu nhất Cần xây dựng, nâng cấp Bệnh viện Ung Bướu không chỉ là nơi khám, chữa bệnh hàng đầu mà còn trở thành một đơn vị chuyên trách hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giống như các Trường, Viện, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng
Trong chương 3, học viên đã trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh, gồm các giải pháp về thể chế, chính sách, giải pháp về tổ chức thực hiện Bên cạnh đó cũng đề xuất lộ trình và nguồn lực thực hiện theo các giai đoạn nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Trong những năm qua, hoạt động bồi dưỡng viên chức luôn được bệnh viện quan tâm, bệnh viện đã xây dựng được cơ bản đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ phục vụ người bệnh, nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, giúp bệnh viện phát triển ổn định và bền vững
Thông qua đề án tốt nghiệp với đề tài: “Bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 - 2030” đã nêu một số nội dung cơ bản về công tác bồi dưỡng tại Bệnh viện Ung Bướu:
- Bệnh viện đã xác định việc bồi dưỡng viên chức là nhiệm vụ quan trọng, được thực hiện liên tục, thường xuyên trong suốt quá trình xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
- Tóm tắt được nội dung bồi dưỡng viên chức, quy trình thực hiện, hình thức và phương pháp thực hiện
- Nêu ra những thực trạng, nguyên nhân hạn chế và đề xuất một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng viên chức khối phòng ban tại bệnh viện
Trước nhu cầu của sự đổi mới, đặc biệt là xu hướng tự chủ tại đơn vị sự nghiệp y tế việc “Bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh” giúp bồi dưỡng một đội ngũ viên chức giỏi về chuyên môn và giỏi về cả những kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý Từ đó, nâng cao tầm quan trọng của đội ngũ viên chức khối phòng ban, tạo tiền đề phát triển thành lực lượng thực hiện các công việc cực kì quan trọng trong việc vận hành hoạt động của cả bệnh viện như nguồn nhân lực, vật tư thiết bị y tế, tài chính…
Kiến nghị
Các bộ ngành có liên quan (Bộ Nội vụ, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư ) trên cơ sở các quy định của pháp luật cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với hoạt động bồi dưỡng các cấp, phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, vị trí việc làm và điều kiện thực tế hiện nay Đồng thời, bổ sung các quy định, chế độ đãi ngộ cho viên chức phụ trách hoạt động đào tạo, bồi dưỡng Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Y tế tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện, làm việc với các trường, viện để mở các lớp về bồi dưỡng chuyên ngành, chuyên môn phù hợp tạo điều kiện cho nhân lực y tế được học tập nâng cao trình độ, kể cả những viên chức không thuộc đối tượng được quy hoạch chức vụ lãnh đạo, quản lý Tập trung bồi dưỡng theo chức danh, vị trí việc làm; cần có các giải pháp đồng bộ, hữu ích trong việc nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng cho nhân lực y tế Đổi mới chương trình học tập phù hợp với công việc, vị trí việc làm của từng đối tượng Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên của Thành phố phù hợp với chuyên môn của từng ngành Không ngừng cải tiến chất lượng và hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng Xây dựng hệ thống, tiêu chí đánh giá, báo cáo hoạt động bồi dưỡng
Trong đề án tốt nghiệp, học viên đã vận dụng kiến thức lý luận được tiếp thu từ tài liệu, nhà trường và qua kinh nghiệm công tác thực tế tại bệnh viện, học viên đã nêu ra thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng viên chức khối phòng, ban tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, đề án tốt nghiệp này khó tránh khỏi những thiếu sót, học viên mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô giảng viên để đề án này được hoàn thiện hơn./
1 Nguyễn Tuấn Anh (2019), Đào tạo, bồi dưỡng công chức tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực, Trường Đại học Lao động - Xã hội, tr 1-137
2 Bệnh viện Ung Bướu (2021), Quyết định số 192/QĐ-BVUB ngày 20 tháng 01 năm 2021 về Ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng viên chức và người lao động của Bệnh viện Ung Bướu
3 Bệnh viện Ung Bướu (2024), Quyết định số 545/QĐ-BVUB ngày 31 tháng 01 năm 2024 về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh Vị trí việc làm giai đoạn 2023-2025
4 Bộ Khoa học và Công nghệ (2022), Thông tư số 14/2022/TT-BKHCN ngày 11 tháng 10 năm 2022 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Thông tư số 01/2020/TT- BKHCN ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
5 Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ (2022), Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV ngày 01 tháng 10 năm 2014 về quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ
6 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2022), Thông tư số 26/2022/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2022 về thông báo quy định mã số, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành công tác xã hội
7 Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức
8 Bộ Nội vụ (2022), Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BNV ngày 16 tháng 8 năm 2022 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
9 Bộ Nội vụ (2023), Thông tư số 03/2023/TT-BNV ngày 30 tháng 4 năm 2023 về hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
10 Bộ Thông tin và Truyền thông (2022), Thông tư số 08/2022/TT- BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 22 về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức chuyên ngành công nghệ thông tin, an toàn thông tin
11 Bộ Y tế (1997), Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng
9 năm 1997 về việc ban hành qui chế bệnh viện
12 Bộ Y tế (2023), Thông tư số 03/2023/TT-BYT ngày 17 tháng 02 năm 2023 về hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập
13 Ngô Thành Can (2008), Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ, Tạp chí Tổ chức Nhà nước Số 5/2008, https://tcnn.vn/news/detail/4700/Nang_cao_hieu_qua_dao_tao_boi_duong_ca n_bo_cong_chucall.html
14 Chính phủ (2010), Luật Viên chức
15 Chính phủ (2017), Nghị định số 101/20217/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
16 Chính phủ (2019), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật viên chức
17 Chính phủ (2020), Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
18 Chính phủ (2021), Nghị định số 89/20217/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
19 Chính phủ (2022), Nghị định số 06/2022/VBHN-BNV ngày 16 tháng 8 năm 2022 về hợp nhất Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021 và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017
20 Chính phủ (2023), Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
21 Lê Văn Dũng (2023), Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, Luận án Thạc sĩ Chính sách công, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 25-30