Tuy nhiên, nếu người mua yêu cầu, chịu rủi ro và chi phí, thì người bán phải cung cấp chongười mua bất kỳ thông tin cần thiết nào, kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để tổchức vận
TÌM HIỂU ĐIỀU KIỆN FAS VÀ FOB
Điều kiện FAS
FAS (Free Alongside ship) – Giao hàng dọc mạn tàu Trong Incoterms, điều kiện này có nghĩa người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn con tàu do người mua chỉ định (ví dụ đặt trên bến cảng hoặc xà lan) tại cảng giao hàng đã được chỉ định Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu, và người mua chịu mọi chi phí và rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa từ thời điểm đó. Điều khoản FAS yêu cầu người mua phải làm thủ tục hàng hóa để xuất khẩu Nó không nên được sử dụng khi người mua không thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp các thủ tục xuất khẩu.
Thuật ngữ này (FAS) chỉ có thể được sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa.
1.1.1 Quyền hạn và nghĩa vụ của người bán theo FAS trong Incoterms 2020
1.1.1.1 Nghĩa vụ của người bán trong điều kiện FAS incoterms 2020
Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và bất kỳ bằng chứng phù hợp nào mà hợp đồng có thể yêu cầu Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử như thỏa thuận hoặc nếu không có thỏa thuận thì theo tập quán
Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa dọc mạn con tàu do người mua chỉ định tại điểm xếp hàng, nếu có, do người mua chỉ định, tại cảng giao hàng chỉ định hoặc có sẵn hàng đã giao như thế.
Người bán phải giao hàng vào ngày hoặc trong thời hạn thỏa thuận do người mua thông báo theo mục B10; hoặc nếu người mua không thông báo như thế thì ngày giao hàng sẽ là ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng như thỏa thuận và theo tập quán tại cảng.
Nếu người mua không chỉ rõ điểm xếp hàng cụ thể, thì người bán có thể chọn một điểm thuộc cảng giao hàng chỉ định phù hợp nhất với mục đích của mình
Người bán chịu mọi rủi ro mất mát hay hư hỏng hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3.
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng vận tải.
Tuy nhiên, nếu người mua yêu cầu, chịu rủi ro và chi phí, thì người bán phải cung cấp cho người mua bất kỳ thông tin cần thiết nào, kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để tổ chức vận tải hàng hóa Nếu có thỏa thuận, theo đó, người mua chịu rủi ro và chi phí, thì người bán phải ký kết hợp đồng vận tải theo các điều khoản thông thường.
Người bán phải tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến an ninh trong vận tải cho đến khi hàng hóa đã được giao
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm Tuy nhiên, nếu người mua yêu cầu, chịu rủi ro và chi phí, thì người bán phải cung cấp những thông tin cần thiết cho người mua để mua bảo hiểm.
A6 Chứng từ giao hàng/vận tải
Bằng chi phí của mình, người bán phải cung cấp cho người mua bằng chứng thông thường về việc hàng hóa đã được giao theo mục A2.
Trừ khi bằng chứng này là chứng từ vận tải, nếu người mua yêu cầu, chịu rủi ro và chi phí, thì người bán phải hỗ trợ | người mua lấy chứng từ vận tải A7
Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu a) Thông quan xuất khẩu
Nếu có quy định, người bán phải thực hiện và trả mọi chi phí liên quan đến thông quan xuất khẩu được quy định bởi nước xuất khẩu, như:
- kiểm tra an ninh hàng hóa xuất khẩu;
- kiểm định hàng hóa xuất khẩu; và
- bất kỳ quy định pháp lý nào. b) Hỗ trợ thông quan nhập khẩu
Nếu có quy định, khi người mua yêu cầu, chịu rủi ro và chi phí, thì người bán phải hỗ trợ người mua lấy bất kỳ chứng từ và hoặc thông tin liên quan đến việc thông quan tất cả các lần quá cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả thông tin an ninh và kiểm định hàng hóa xuất khẩu, cần thiết bởi bất kỳ nước quá cảnh nào hay nước nhập khẩu.
A8 Kiểm tra/đóng gói/ký mã hiệu
Người bán phải trả chi phí cho các hoạt động kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, cẩn, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo mục A2.
Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó, trừ khi thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi đi không cần đóng gói Người bán phải đóng gói và ghi ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã thỏa thuận riêng về cách đóng gói và ghi ký mã hiệu
Người bán phải trả: a) toàn bộ chi phí liên quan đến hàng hóa cho đến khi chúng được giao theo mục A2, trừ những khoản do người mua trả theo mục B9; b) chi phí cung cấp bằng chứng thông thưởng theo mục A6 rằng hàng hóa đã được giao; c) nếu có quy định, thuế, thuế quan và các chi phí khác liên quan đến thông quan xuất khẩu theo mục A7(a); và d) cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc hỗ trợ lấy chứng từ và thông tin theo mục B7(a)
Người bán phải thông báo đầy đủ cho người mua rằng hàng hóa đã được giao theo mục A2 hoặc tàu chuyên chở đã không nhận hàng vào thời gian quy định.
1.1.1.2.Nghĩa vụ của người mua điều kiện FAS incoterms 2020
Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng chứng từ giấy hoặc ở dạng điện tử như thỏa thuận hoặc nếu không có thỏa thuận thì theo tập quán.
Người mua phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục A2.
Người mua phải chịu mọi rủi ro mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ thời điểm hàng được giao theo mục A2 Nếu: a) người mua không thông báo theo mục B10; hoặc b) con tàu do người mua chỉ định đến không đúng hạn để người bán giao hàng theo mục A2, hoặc không thể nhận hàng, hoặc dừng việc nhận hàng trước thời gian được thông báo theo mục B10; thì người mua phải chịu tất cả rủi ro mất mát hay hư hỏng hàng hóa:
(i) từ ngày thỏa thuận, hoặc nếu không có ngày này,
(ii) từ ngày người mua chọn theo mục B10, hoặc nếu không có ngày như vậy được thông báo,
Điều kiện FOB
Hình 1 3 Điều kiện FOB Điều kiện FOB là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Free On Board”, nghĩa là miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi còn gọi là ”Giao lên tàu” Nó là một thuật ngữ trong thương mại quốc tế, được thể hiện trong Incoterm Tương tự với FAS nhưng bên bán cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Điều kiện FOB có nghĩa là giao hàng lên tàu trong xuất nhập khẩu hàng hóa trên biển.
Việc chuyển giao được diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tại cảng xếp hàng.
Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ “FOB New York” hay
“FOB HCM” Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng. Điều kiện giao hàng FOB là điều kiện sử dụng khá thường xuyên FOB nên dùng trong vận chuyển đường thủy Khuyến cáo nếu vận chuyển đường biển bằng Container thì nên dùng điều kiện FCA FOB được dùng nhiều nên đã trở thành thói quen và tập quán thương mại ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.
1.2.1 Quyền hạn và nghĩa vụ của người mua và người bán theo FOB trong
Hình 1 4 Quyền hạn và nghĩa vụ của người mua và người bán theo FOB
1.2.1.1 Quyền hạn và nghĩa vụ của người bán theo FOB trong Incoterms 2020
A1 Nghĩa vụ chung của người bán
Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và bất kì bằng chứng phù hợp mà có thể được đề cập đến trong hợp đồng.
Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng chứng từ giây truyền thống hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận hoặc tập quản quy định.
Người bán phải giao hàng bằng cách đặt hàng hóa lên con tàu do người mua chỉ định tại địa điểm xếp hàng, nếu có, do người mua chỉ định tại cảng xếp hàng chỉ định hoặc mua hàng hóa đã được giao như vậy Trong cả hai trường hợp, người bán phải giao hàng vào ngày hoặc trong thời hạn đã thỏa thuận theo cách thức thông thường tại cảng.
Nếu người mua không chỉ rõ địa điểm xếp hàng cụ thể, người bán có thể lựa chọn 1 địa điểm phù hợp nhất tại cảng xếp hàng chỉ định Nếu các bên thỏa thuận giao hàng trong một khoảng thời gian cụ thể, người mua có quyền lựa chọn ngày giao hàng trong khoảng thời gian đó.
Người bán chịu mọi rủi ro về tổn thất hay mất mát đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng được để cập ở mục B3.
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng vận tải.
Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu, với rủi ro và chi phí do người mua chịu, phải giúp đỡ người mua để lấy bất kỳ thông tin hay chứng từ cần thiết nào, kể cả thông tin an ninh mà người mua cần đề xuất khẩu hay tổ chức vận tải hàng hóa đến điểm đích.
Người bán có thể đồng ý giúp người mua hoặc không đồng ý, nhưng nếu đồng ý phải giúp người mua ký kết hợp đồng vận tải dựa trên những điều khoản thông thường phù hợp với loại hàng đó, mọi rủi ro và chi phí sẽ do người mua chịu.
Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro chi phí, những thông tin người mua cần để mua bảo hiểm.
A6 Chứng từ giao hàng/vận tải
Người bán, bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho người mua những bằng chứng thông thường về việc hàng hóa đã được giao theo như mục A2.
Trừ khi bằng chứng này là chứng từ vận tái, người bán phải giúp đỡ người mua nếu người mua yêu cầu, với rủi ro và chi phí đo người mua chịu, lấy chứng từ vận tải cho người mua.
A7 Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu a) Về thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định ở nước xuất khẩu như là:
- Kiểm tra an ninh với hàng hóa khi xuất khẩu;
- Giám định hàng hóa khi xuất khẩu; và
- Bất kỳ quy định pháp lý nào. b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu
Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu câu, rủi ro và chi phí do người mua chịu để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh và việc giám định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh qua hoặc nước nhập khẩu.
A8 Kiểm tra – Đóng gói, bao bì – Ký mã hiệu
Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy định ở mục A2.
Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó trừ khi thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi đi không cần đóng gói Người bán phải đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết.
Người bán phải trả: a) Toàn bộ mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người mua trả theo mục B9; b) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng hàng hóa đã được giao; c) Nếu cần, thông quan hải quan, nộp thuế xuất khẩu và bất kỳ chi phí nào khác có liên quan đến việc xuất khẩu theo như mục A7(a); và d) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết theo mục B7(a).
A10 Thông báo cho người mua
So sánh sự khác nhau của điều kiện FAS trong Incoterms 2000/2010 và 2010/2020.19 1 So sánh sự khác nhau của điều kiện FAS trong Incoterms 2000/2010
1.3.1 So sánh sự khác nhau của điều kiện FAS trong Incoterms 2000/2010
Trách nhiệm thông quan xuất khẩu
Người mua chịu trách nhiệm làm thủ tục và chi phí thông quan xuất khẩu.
Người bán chịu trách nhiệm làm thủ tục và chi phí thông quan xuất khẩu, giảm gánh nặng cho người mua.
Không bắt buộc; trách nhiệm bảo hiểm thuộc về người mua từ khi hàng đặt dọc mạn tàu.
Không bắt buộc; người mua tự chịu trách nhiệm bảo hiểm từ khi hàng đặt cạnh tàu tại cảng đi.
Trách nhiệm xuất hóa đơn và chứng từ
Người bán chuẩn bị hóa đơn và các chứng từ liên quan đến giao hàng đến cảng, nhưng không phải làm thủ tục thông quan.
Người bán chuẩn bị hóa đơn, chứng từ và thực hiện thủ tục thông quan xuất khẩu.
Các chi phí liên quan đến xuất khẩu
Người mua chịu phí thông quan và các loại thuế, phí xuất khẩu.
Người bán chịu chi phí thông quan và các loại thuế, phí liên quan đến xuất khẩu.
Phương thức vận chuyển áp dụng
Chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa, do vị trí dọc mạn tàu khó áp dụng cho vận tải khác.
Giữ nguyên quy định nhưng làm rõ hơn để tránh hiểu lầm khi dùng cho các phương thức vận tải không phù hợp.
Bảng 1 1 So sánh sự khác nhau của điều kiện FAS trong Incoterms 2000/2010
Sự khác biệt lớn nhất và quan trọng nhất giữa FAS trong Incoterms 2000 và 2010 nằm ở trách nhiệm thông quan xuất khẩu Incoterms 2010 chuyển trách nhiệm này từ người mua sang người bán, giúp người mua tiết kiệm thời gian và chi phí liên quan đến quá trình thông quan xuất khẩu, và làm cho quy trình thương mại quốc tế trở nên hiệu quả hơn.
1.3.2 So sánh sự khác nhau của điều kiện FAS trong Incoterms 2010/2020
Phương thức vận tải Vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa Quy tắc không đổi Địa điểm chuyển giao chi phí
Người bán chịu toàn bộ chi phí từ lúc hàng xuất kho cho tới khi hàng được đặt dọc mạn tàu
Quy tắc không đổi Địa điểm chuyển giao rủi ro
Khi hàng hóa đã được đặt dọc mạn tàu Quy tắc không đổi
Việc bốc hàng Người mua chịu trách nhiệm Quy tắc không đổi
Không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng.
Thủ tục hải quan Yêu cầu người bán phải làm thủ tục hải quan (nếu có)
Bảng 1 2 So sánh sự khác nhau của điều kiện FAS trong Incoterms 2010/2020
MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG FAS VÀ FOB TRONG INCOTERMS 2020
Các điểm cần lưu ý khi sử dụng điều kiện FAS trong Incoterms 2020
Để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các bên khi sử dụng điều kiện FAS trong hoạt động xuất nhập khẩu, cần lưu ý các điều sau:
- Điều kiện FAS chỉ áp dụng cho hoạt động giao hàng đường biển và thủy nội địa, không sử dụng cho giao hàng qua đường hàng không và đường bộ;
- FAS thường được sử dụng cho hàng rời và hàng quá khổ không thể đóng vào container Cũng có thể sử dụng cho hàng chất lỏng;
- Người bán và người mua cần đàm phán chi tiết về địa điểm xếp hàng và thời gian giao hàng, vì thời gian xe hàng của người bán bị hạn chế trong cảng Việc thống nhất cụ thể hai yếu tố này giúp hoạt động giao hàng hoàn thành nhanh chóng;
- Theo điều kiện FAS, người bán chỉ chịu trách nhiệm chịu rủi ro đến khi hàng hóa được chuyển ra cảng biển lớn, dù hãng tàu yêu cầu giao hàng ở cảng nội địa hay cảng biển lớn.
- Nắm rõ mọi chi phí mà hai bên phải chịu trách nhiệm đối với bên mua và bên bán.
- Hoàn thành mọi thủ tục cần có của các bên để có thể thuận lợi thực hiện quy trình xuất nhập khẩu.
Một số lưu ý khi sử dụng điều kiện FOB trong Incoterms 2020
Điều khoản FOB chỉ áp dụng cho các phương thức giao hàng bằng đường biển và đường thủy nội địa Dù hãng tàu có yêu cầu người bán giao hàng hay giao Container ở ICD hay cảng biển lớn thì chỉ khi hàng nằm trên tàu, người bán mới hết trách nhiệm chịu mọi rủi ro
Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển hàng quốc tế, người bán và người mua cần lưu ý một số điều sau:
Cần nêu rõ cảng xếp trong hợp đồng mua bán.
Người bán cần đảm bảo rằng hàng hóa được đóng gói và dán nhãn đúng cách để vận chuyển bằng đường biển.
Người mua cần mua bảo hiểm hàng hóa để phòng trừ rủi ro mất mát hoặc hư hỏng.
Cả hai bên nên thỏa thuận về ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc kiểm tra hàng hóa trước khi xếp lên boong tàu.
FOB là một điều khoản phổ biến hiện nay và nó đang ngày càng được cải tiến nhằm phù hợp hơn với mục đích hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Theo đó, việc hiểu rõFOB là gì sẽ giúp người mua lẫn người bán có thể thực hiện giao dịch hiệu quả một cách hiệu quả và tránh các rủi ro không mong muốn sau này.
Giải quyết tình huống tranh chấp về thời gian tàu đến theo điều kiện FOB
Trách nhiệm của người bán và người mua
3.1.1 Trách nhiệm của người bán
Theo điều kiện FOB, người bán phải giao hàng lên tàu Trong trường hợp này, vì tàu không đến cảng Quy Nhơn, người bán chưa thực hiện việc giao hàng lên tàu, do đó chưa hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng FOB.
Người bán phải chịu trách nhiệm cho hàng hóa cho đến khi được đặt lên tàu tại cảng xuất hàng Tuy nhiên, việc tàu vận chuyển gặp sự cố không phải do lỗi của người bán, những việc không đồng ý cho người mua tìm tàu khác có thể tạo ra tranh chấp pháp lý Nếu trong hợp đồng có quy định rõ về điều khoản cụ thể về việc tàu gặp sự cố thì nguyên tắc chung là hai bên cùng nhau hợp tác để giải quyết tình huống.
3.1.2 Trách nhiệm của người mua
Con tàu do người mua chỉ định theo người mua không đến đúng hạn đề nhận hàng, hoặc không thể nhận hàng hoặc dừng việc xếp hàng trước thời gian được thông báo Với điều kiện hàng hóa được xác định là hàng hóa của hợp đồng, thì người mua phải chịu mọi rủi ro mất mát hoặc thiệt hại về hàng hóa kế từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giaohàng.
Người mua phải thuê tàu và đảm bảo tàu đến cảng để nhận hàng Do sự cố tàu của người mua, người bán không thể thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Xét tình huống
Trong tình huống tranh chấp này, hợp đồng xuất khẩu giữa công ty Việt Nam và công ty ĐàiLoan được ký theo điều kiện FOB (Free on Board), nghĩa là người bán chỉ cần giao hàng lên tàu do người mua thuê tại cảng xuất phát (ở đây là cảng Quy Nhơn) Sau khi hàng đã được giao lên tàu, mọi chi phí và rủi ro sẽ chuyển sang phía người mua.
3.2.2 Phân tích trách nhiệm theo điều kiện FOB
Theo điều kiện FOB, trách nhiệm của người bán là giao hàng lên tàu mà người mua cung cấp tại cảng Quy Nhơn Khi tàu không đến cảng Quy Nhơn do sự cố, người bán vẫn giữ hàng ở cảng và thông báo cho người mua Theo quy định, người bán đã hoàn thành nghĩa vụ khi hàng hóa đã sẵn sàng giao tại cảng.
3.2.2.2 Sự cố tàu và trách nhiệm người mua
Việc tàu gặp sự cố là yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của người bán Trách nhiệm thuê tàu và đảm bảo tàu đến cảng đúng thời gian là của người mua Việc tàu không đến do vấn đề kỹ thuật không thuộc trách nhiệm của người bán.
3.2.2.3 Yêu cầu thanh toán và trách nhiệm lưu kho
Do người bán đã thông báo cho người mua về tình hình và hàng hóa đã sẵn sàng tại cảng Quy Nhơn vào đúng ngày giao hàng, nên theo hợp đồng, người mua cần thanh toán cho người bán Chi phí lưu kho tại cảng sau đó có thể được xem xét theo thỏa thuận bổ sung.
Người bán có quyền yêu cầu thanh toán: Người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng FOB khi hàng hóa sẵn sàng tại cảng Quy Nhơn Người mua không thể trì hoãn thanh toán vì lý do tàu không đến do sự cố.
Trách nhiệm tìm tàu thay thế thuộc về người mua: Vì người mua thuê tàu, nên người mua phải chịu trách nhiệm trong việc tìm tàu khác hoặc xử lý sự cố mà không ảnh hưởng đến trách nhiệm thanh toán.
3.2.2.5 Phán quyết của toà án:
Xác nhận rằng người bán đã hoàn thành nghĩa vụ của mình theo hợp đồng và Incoterms
2020 Người mua phải thanh toán tiền hàng cho người bán Có thể yêu cầu người mua bồi thường chi phí lưu kho và các chi phí phát sinh khác nếu có Trong trường hợp này, người bán có lợi thế pháp lý và có khả năng thắng kiện.