Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình quân tối thiểu thông thường OLS, tiến hành phân tích dữ liệu bảng, được tổng hợp từ Worldbank từ năm 2010 đến 2022 tại cá
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận
1.1 Khái quát chung về thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế
Theo ủy ban của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), thương mại quốc tế đề cập đến các hoạt động kinh doanh diễn ra trên thị trường toàn cầu Khái niệm này bao gồm việc mua bán hàng hóa hữu hình cùng với các dịch vụ như bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ thông tin và vận tải.
Thương mại quốc tế giữa các quốc gia được thúc đẩy bởi sự khác biệt về tài nguyên tự nhiên, nguồn nhân lực và kỹ năng sản xuất Điều này đòi hỏi cần phải thực hiện thương mại quốc tế để phân chia, phối hợp và sử dụng hiệu quả các yếu tố này.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường được đo bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm hoặc GDP bình quân đầu người Ngoài GDP, một số quốc gia còn sử dụng các chỉ số khác để đánh giá tăng trưởng kinh tế như tổng sản phẩm quốc gia (GNP), tổng thu nhập quốc gia (GNI), sản phẩm quốc gia ròng (NNP) và thu nhập quốc gia ròng (NNI), tất cả đều được tính toán theo tiêu chí bình quân đầu người trong một năm.
Theo Adam Smith, tăng trưởng kinh tế được định nghĩa là sự gia tăng sản lượng bình quân đầu người hoặc sự tăng trưởng của sản phẩm lao động, dẫn đến việc gia tăng thu nhập ròng trong xã hội.
1.2 Một số lý thuyết về thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế
1.2.1 Một số lý thuyết về thương mại quốc tế
Các khái niệm như ưu thế tuyệt đối, ưu thế so sánh, nguồn nhân lực và quy mô kinh tế không chỉ phản ánh sự phát triển của lý thuyết thương mại mà còn thể hiện sức mạnh quyết định của các mô hình thương mại trong suốt hơn hai thế kỷ qua.
Chủ nghĩa trọng thương coi thương mại là một trò chơi có tổng bằng 0, với tổng số cải (vàng) trên thế giới không thay đổi Xuất khẩu được xem là phương thức làm tăng của cải cho quốc gia, khi đưa vàng về nước, trong khi nhập khẩu lại làm giảm của cải của quốc gia đó.
Lợi thế tuyệt đối, theo Adam Smith trong tác phẩm "Của cải của các dân tộc" (1776), là lý thuyết cơ bản cho quan hệ thương mại giữa các quốc gia Lợi thế này đạt được thông qua việc các quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi sản phẩm với chi phí thấp hơn so với các nước khác Khi mỗi quốc gia tập trung vào sản xuất những mặt hàng mà họ có lợi thế, tất cả các quốc gia sẽ cùng hưởng lợi từ thương mại quốc tế.
Lợi thế so sánh của David Ricardo cho thấy rằng, dù một quốc gia có lợi thế tuyệt đối hoặc kém hơn so với quốc gia khác trong sản xuất mọi sản phẩm, họ vẫn có thể hưởng lợi từ phân công lao động và thương mại quốc tế Mỗi quốc gia đều sở hữu lợi thế so sánh trong việc sản xuất một số sản phẩm nhất định Bằng cách chuyên môn hóa trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh, tổng sản lượng toàn cầu sẽ gia tăng, mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia tham gia thương mại.
Mô hình Heckscher - Ohlin: Lý thuyết Heckscher – Ohlin (Heckscher, 1919; Ohlin,
Mô hình thương mại quốc tế ban đầu được xây dựng trên giả thuyết giao thương giữa hai quốc gia, hai sản phẩm và hai yếu tố sản xuất cơ bản Samuelson đã mở rộng mô hình Heckscher – Ohlin bằng cách bổ sung yếu tố thuế và kỹ năng Leontief đã thực hiện những nghiên cứu đột phá để kiểm tra tính phù hợp giữa cấu trúc thương mại thực tế và lý thuyết, dẫn đến ba tiến bộ quan trọng: nhận diện mối quan hệ giữa cấu trúc thương mại và yếu tố sản xuất, so sánh cấu trúc yếu tố trong sản xuất với sự phong phú thực tế của yếu tố, và nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong cấu trúc thương mại Nghiên cứu của Trefler cho thấy sự không tương xứng giữa lý thuyết Heckscher-Ohlin và dữ liệu thực tế, nhưng khi xem xét sự khác biệt công nghệ giữa các quốc gia, lý thuyết có thể phản ánh chính xác hơn thực tế Điều này đã dẫn đến một dòng nghiên cứu phong phú về mối quan hệ giữa công nghệ và thương mại Grossman và Helpman đã chỉ ra rằng sản xuất không chỉ khác nhau về tổ hợp yếu tố mà còn về công nghệ sử dụng, đặt ra câu hỏi về loại hàng hóa nào sử dụng công nghệ cao hay thấp Tuy nhiên, phương pháp hiện tại vẫn chưa đủ để khai thác dữ liệu thống kê chi tiết về hàng hóa.
1.2.2 Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
Y đại diện cho quy mô nền kinh tế, trong khi y là tốc độ tăng trưởng Khi quy mô kinh tế được đo bằng GDP hoặc GNP danh nghĩa, tốc độ tăng trưởng sẽ là GDP hoặc GNP danh nghĩa Ngược lại, nếu quy mô kinh tế được tính bằng GDP hoặc GNP thực tế, tốc độ tăng trưởng sẽ là GDP hoặc GNP thực tế Thông thường, tăng trưởng kinh tế thường được đánh giá qua các chỉ tiêu thực tế thay vì các chỉ tiêu danh nghĩa.
Lý thuyết Cổ điển, được khởi xướng bởi Smith (1776), xây dựng mô hình tăng trưởng dựa vào cung của nền kinh tế với hàm sản xuất Y = f(L, K, T), trong đó L là lao động, K là máy móc thiết bị và T là đất đai Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng trong mô hình này bao gồm gia tăng dân số, đầu tư và sử dụng đất đai trong sản xuất Các nhà kinh tế Cổ điển cho rằng lợi nhuận của nhà sản xuất giảm không phải do năng suất cận biên suy giảm mà do cạnh tranh lao động dẫn đến tăng lương Mặc dù lý thuyết này không xác định rõ mối liên hệ giữa lạm phát, thuế và lợi nhuận, nhưng ngầm hiểu rằng lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tăng trưởng: chi phí lương cao làm giảm lợi nhuận và sản lượng.
Lý thuyết Keynes, được phát triển bởi John Maynard Keynes vào năm 1936, giới thiệu mô hình đường tổng cung và đường tổng cầu (AD - AS) nhằm kết nối lạm phát với tăng trưởng kinh tế Theo lý thuyết này, trong ngắn hạn, đường tổng cung có hệ số góc dương và nhỏ hơn 90 độ, do đó, khi có sự thay đổi trong cầu, nó sẽ ảnh hưởng đến lạm phát và sản lượng.
Sản lượng, thường được hiểu là GDP, trong lý thuyết Keynes được điều chỉnh qua hai giai đoạn ngắn hạn Giai đoạn đầu chứng kiến sự gia tăng đồng thời của lạm phát và sản lượng, trong khi giai đoạn tiếp theo lạm phát vẫn tiếp tục tăng nhưng sản lượng không chỉ không tăng mà còn có thể giảm.
Theo mô hình kinh tế, trong ngắn hạn có sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, nhưng khi sản lượng giảm xuống dưới mức tiềm năng, lạm phát sẽ giảm Trong dài hạn, đường Tổng cung (AS) là đường thẳng đứng với hệ số góc bằng 90 độ, điều này cho thấy những thay đổi bên Cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả và gây ra lạm phát.
Bên cạnh đó, một số mô hình về tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu cũng đóng vai trò quan trọng
Mô hình Harrod – Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với tiết kiệm và đầu tư, dựa trên hai giả định chính: lao động đầy đủ việc làm và sản xuất tỷ lệ với khối lượng máy móc Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế đến từ việc gia tăng lượng vốn (yếu tố K) trong sản xuất Khi một nền kinh tế chuyển từ trạng thái tăng trưởng cân bằng sang không cân bằng, nó sẽ ngày càng trở nên mất ổn định Mô hình này chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào mức độ tiết kiệm và năng suất đầu tư, cụ thể là tỷ lệ sản lượng vốn.
Tổng quan nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu liên quan
Tăng trưởng kinh tế là một yếu tố vĩ mô quan trọng, thu hút sự chú ý của chính quyền, học giả và các nhóm nghiên cứu Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố như tỉ lệ lao động, độ mở cửa thương mại và lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Mỗi nghiên cứu thường sử dụng mô hình chứa nhiều biến để phân tích tác động đồng thời của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
2.1.1 Các nghiên cứu trong nước Đa số các nghiên cứu của Việt Nam không tập trung vào thương mại quốc tế mà thể hiện các tác động riêng của từng yếu tố có liên quan đến thương mại quốc tế đến tăng trưởng kinh tế Nguyễn Thị Thu Thủy (2023) đã ứng dụng mô hình ARDL để phân tích tác động của cơ cấu xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam và kết quả cho thấy tương quan thuận chiều giữa biến này và tăng trưởng Nguyễn Thị Diễm Thu (2021) cũng sử dụng mô hình ARDL, sử dụng bốn chỉ số đại diện cho độ mở thương mại, bao gồm ba chỉ số dựa trên thương mại và chỉ số độ mở thương mại Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy độ mở thương mại có tác động tích cực đáng kể đến tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn bất kể đại diện độ mở thương mại được sử dụng
Nguyễn Thị Mỹ Linh (2019) đã nghiên cứu sâu về biến thương mại quốc tế và tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, thông qua việc so sánh tình hình kinh tế trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
2.1.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Arshed, N., Naushahi, M.M và Ibrahim-Saeed, M.I (2022) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế Hussain & Saaed (2014) đã phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Ả Rập Saudi trong giai đoạn 1990-2011, cho thấy tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa nhập khẩu, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Mặc dù các nghiên cứu đã tập trung vào các biến liên quan đến thương mại quốc tế, nhưng vẫn thiếu sự tổng hợp các yếu tố thương mại quốc tế và phân tích tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế.
Cũng có nghiên cứu đã tổng hợp được các yếu tố về thương mại quốc tế, Peng Sun
(2010) nghiên cứu trường hợp tại Trung Quốc, Gwaindepi Caleb và cộng sự (2014) tập trung số liệu tại Zimbabwe
Hendrik Van den Berg và Joshua J Lewer (2015) đã khám phá lý thuyết thương mại quốc tế, kết hợp các nghiên cứu hiện tại và ít được biết đến, với sự cân nhắc giữa lý thuyết và thực nghiệm Nghiên cứu này không chỉ phục vụ như một giáo trình cho sinh viên mà còn xem xét tác động của thương mại và công nghệ, từ thời Adam Smith đến nay, đối với việc tích lũy và cải thiện chất lượng các yếu tố sản xuất.
Qua việc khảo sát các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm nhận thấy đề tài ảnh hưởng của thương mại quốc tế đến tăng trưởng kinh tế không còn mới mẻ Hầu hết các nghiên cứu hiện nay tập trung phân tích riêng lẻ tác động của các yếu tố liên quan đến thương mại quốc tế đối với sự phát triển kinh tế.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia khác nhau, nhưng chưa làm rõ tác động cụ thể Khu vực Đông Nam Á (ASEAN) với tiềm năng kinh tế lớn vẫn thiếu nghiên cứu phân tích tác động của thương mại quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên Do đó, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài này, sử dụng các biến đã được quan sát trong các nghiên cứu trước và bổ sung thêm biến mới để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu.
Bối cảnh nghiên cứu
3.1 Thực trạng thương mại tại các quốc gia thành viên ASEAN
Các quốc gia trong ASEAN là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của chính ASEAN, đóng góp 22,9% vào tổng kim ngạch xuất khẩu nội địa của khu vực trong năm vừa qua.
2022, tiếp theo là Trung Quốc (14,8%), Hoa Kỳ (14,8%), 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (9,0%) và Nhật Bản (6,8%)
Bảng 1 Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của ASEAN năm 2022
Mã HS Tên ngành hàng sa % tổng xuất khẩu
85 Máy móc, thiết bị và linh kiện điện 28.4%
27 Nhiên liệu khoáng và dầu khoáng 11.8%
84 Lò phản ứng hạt nhân, lò hơi, máy móc, dụng cụ cơ khí và linh kiện
15 Chất béo và dầu động vật hoặc thực vật 3.3%
87 Xe hơi và linh kiện ô tô 2.8%
39 Nhựa và sản phẩm từ nhựa 2.7%
71 Ngọc trai hoặc ngọc nuôi, đá quý hoặc bán quý, kim loại quý hoặc bán quý
40 Cao su và sản phẩm từ cao su 2.2%
Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê của ASEAN
Trong năm 2022, Trung Quốc đã trở thành nguồn cung lớn nhất cho ASEAN, chiếm 22,9% tổng lượng nhập khẩu của khu vực này Các nguồn cung khác bao gồm các nước trong ASEAN với 21,6%, Nhật Bản với 7,2%, Hoa Kỳ với 6,9% và 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu với 6,3%.
Bảng 2 Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của ASEAN năm 2022
Mã HS Tên ngành hàng
Tỷ lệ chiếm % của tổng xuất khẩu hàng hóa % tổng nhập khẩu
85 Máy móc, thiết bị và linh kiện điện 28.4%
27 Nhiên liệu và dầu mỏ khoáng 11.8%
84 Thiết bị và phụ tùng của lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc và dụng cụ cơ khí
39 Nhựa và các sản phẩm nhựa 3.3%
71 Ngọc trai hoặc ngọc trai nuôi, đá quý hoặc bán quý, kim loại quý hoặc bán quý
87 Xe hơi và phụ tùng ô tô 2.6%
29 Sản phẩm hóa học hữu cơ 2.5%
38 Sản phẩm hóa học khác 2.2%
Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê của ASEAN
Hình 1 Tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu
Nguồn: Niên giám Thống kê ASEAN
Ngành du lịch đã luôn đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ của ASEAN trước đại dịch COVID-19 Sau khi các biện pháp hạn chế biên giới được nới lỏng, vào năm 2022, ngành du lịch đã dần phục hồi và đứng thứ ba trong cả xuất khẩu và nhập khẩu dịch vụ Đồng thời, các dịch vụ thương mại khác và vận tải vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong lĩnh vực dịch vụ thương mại của ASEAN.
3.2 Thực trạng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia thành viên ASEAN 3.2.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia thành viên ASEAN
Từ năm 2013 đến 2022, ASEAN ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng GDP nội địa trung bình hàng năm là 4,2% Với tổng dân số khoảng 672 triệu người, GDP của khu vực này vào năm 2022 ước đạt 3,6 nghìn tỷ USD, biến ASEAN thành nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á và thứ năm toàn cầu, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức Tuy nhiên, sự chênh lệch thu nhập giữa các quốc gia thành viên là rõ rệt, với GDP bình quân đầu người năm 2022 dao động từ 1.130 USD (Myanmar) đến 82.795 USD (Singapore), trung bình đạt 5.395 USD Ngành dịch vụ là trụ cột kinh tế chính của ASEAN, đóng góp 50,5% GDP, tiếp theo là ngành công nghiệp (29,8%) và nông nghiệp (16,4%).
Hình 2 Tốc độ tăng GDP của các quốc gia ASEAN giai đoạn 2000 – 2020
Nguồn: Tổng cục Thống kê
3.2.2 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia thành viên ASEAN Để thúc đẩy sự hòa nhập kinh tế khu vực hơn nữa, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 Thị trường đơn nhất này nhằm mục đích làm cho việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và người lao động trở nên thuận lợi hơn trong khu vực "Bản Kế hoạch Phát triển AEC 2025" (AEC Blueprint 2025) đã đề ra các biện pháp chiến lược về phát triển kinh tế của AEC từ năm 2016 đến năm
Đến năm 2025, ASEAN đặt ra 5 mục tiêu chiến lược quan trọng: (1) Tăng cường sự tích hợp và đoàn kết kinh tế; (2) Phát triển thành một khu vực cạnh tranh, sáng tạo và sôi động; (3) Thúc đẩy kết nối và hợp tác đa lĩnh vực; (4) Xây dựng ASEAN thành một khu vực mạnh mẽ, linh hoạt, thân thiện và chú trọng vào con người; (5) Đưa ASEAN ra thế giới.
Bình Dương đã tham gia ký kết Thỏa thuận Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), kết nối khoảng 30% dân số thế giới và tạo thành nhóm thương mại lớn nhất toàn cầu Thỏa thuận này không chỉ có lợi cho các doanh nghiệp lớn mà còn mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm hơn 90% số lượng doanh nghiệp tại 15 nền kinh tế tham gia RCEP mở ra cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn, với 30% doanh thu và thương mại toàn cầu, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhanh chóng và mở rộng ra thị trường châu Á Điều này có thể thay đổi cục diện cạnh tranh, hỗ trợ xuất khẩu và phát triển sản phẩm tốt hơn cho các doanh nghiệp này.
Trong năm chủ tịch ASEAN 2023, Indonesia tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, với quyết tâm biến Đông Nam Á thành trung tâm tăng trưởng của khu vực và toàn cầu Bộ trưởng Retno Marsudi cho biết, mặc dù đối mặt với nguy cơ suy thoái toàn cầu, nền kinh tế Đông Nam Á vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng vượt mức trung bình toàn cầu.
Giả thuyết nghiên cứu
H1: Độ mở cửa thương mại có tác động thuận chiều lên tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN
Nghiên cứu của Keho (2017) chỉ ra rằng sự mở cửa thương mại có tác động tích cực mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế tại Côte d'Ivoire trong giai đoạn 1965-2014 Sự bổ sung giữa mở cửa thương mại và hình thành vốn góp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia này.
Nghiên cứu của Vamvakidis (2002) và Wang & Wong (2009) chỉ ra mối quan hệ tiêu cực giữa sự mở cửa thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế Vamvakidis đã thực hiện phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu tăng trưởng của các quốc gia từ năm 1920 đến 1990, cho thấy rằng mối tương quan tích cực giữa độ mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế chỉ là hiện tượng hiếm gặp.
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN, tạo ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập Đồng thời, nhập khẩu cũng góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, cung cấp nguyên liệu và công nghệ cần thiết cho sản xuất trong khu vực Sự tương tác giữa xuất khẩu và nhập khẩu không chỉ giúp các quốc gia ASEAN nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững trong nền kinh tế toàn cầu.
Nhiều nghiên cứu trước đây khẳng định rằng tăng trưởng xuất khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu của Huang và Li (2006) cho thấy từ năm 1970 đến 2000, kích thước thị trường địa phương và mức độ mở cửa xuất khẩu ở một số tỉnh thành Trung Quốc đã ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Tương tự, Kalaitzi (2013) đã phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập trong giai đoạn 1980 - 2010, và kết quả cho thấy xuất khẩu cũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong khu vực này.
Yuhong và các cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng nhập khẩu có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc, trong khi xuất khẩu không có ảnh hưởng đáng kể Ngược lại, nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Trang (2021) về dữ liệu Việt Nam từ 2009-2020 cho thấy xuất khẩu có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
H3: Lao động có tác động thuận chiều lên tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN
Nghiên cứu của Suna Korkmaz và Oya Korkmaz (2017) cho thấy mối quan hệ giữa năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia OECD trong giai đoạn 2008-2014 Đinh Phi Hổ và Từ Đức Hoàng (2016) cũng đã chỉ ra tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam, thông qua 104 quan sát và sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng Kết quả cho thấy, nếu các yếu tố khác không đổi, sự thay đổi 1% của vốn con người sẽ dẫn đến sự thay đổi tương ứng trong GDP.
Nguyễn Thị Thu Hà (2016) khẳng định rằng lao động đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam cho thấy tác động của lao động có mối quan hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên, những vấn đề tồn đọng trong cơ cấu lao động đang ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển này.
H4: Lạm phát có tác động ngược chiều lên tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng lạm phát có tác động tiêu cực và phi tuyến tính đối với tăng trưởng, đặc biệt khi vượt qua một ngưỡng nhất định (Sarel 1996; Bruno và Easterly 1998; Gillman và Kejak 2005).
Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Ngô Nữ Diệu Khuê (2015), dựa trên mô hình của Faria (2001) và Mallik và Chowdhury (2001), mối quan hệ phi tuyến tính giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế đã được phân tích bằng phương pháp tự hồi quy Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 17 nước đang phát triển trong giai đoạn 2000-2012 Kết quả cho thấy tồn tại một ngưỡng lạm phát, khi vượt qua ngưỡng này, lạm phát sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Nghiên cứu của Adaramola và Dada (2020) tại Nigeria cho thấy lạm phát có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế dài hạn Cụ thể, lạm phát làm giảm sức mua của tiền, từ đó không khuyến khích đầu tư và có thể làm giảm triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế.
H5: Tích lũy tài sản có tác động thuận chiều lên tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN
Nghiên cứu của Chebli Mongi (2023) trên 48 quốc gia có thu nhập trung bình cho thấy GFC có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, với quan hệ nhân quả hai chiều: đầu tư vào tài sản cố định và cải thiện đất đai thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời sự phát triển này cũng làm tăng GCF Tương tự, Kong, Yusheng và cộng sự (2020) chỉ ra rằng biến tích lũy tài sản (GCF) có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG
Phương pháp nghiên cứu
1.1 Phương pháp xây dựng mô hình
Nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích hồi quy để xây dựng mô hình và phân tích các yếu tố thương mại quốc tế ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của ASEAN trong giai đoạn 2010 - 2022 Phương pháp này giúp đạt được ước lượng chính xác nhất về mối quan hệ giữa các biến số.
Mô hình nghiên cứu này sử dụng thu nhập bình quân đầu người (GDPPC) làm biến phụ thuộc, trong khi năm biến độc lập bao gồm lực lượng lao động (Labour), tỷ lệ lạm phát (IF), độ mở thương mại (TO), tổng xuất nhập khẩu (Trade) và tích lũy tài sản (GFC).
1.2 Phương pháp thu thập số liệu
Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp quan sát kết hợp với cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó Qua việc tổng hợp, so sánh và phân tích các giả thuyết cùng kết quả từ các mô hình đã được đề xuất, nhóm đã xác định và lựa chọn những nhân tố phù hợp cho mô hình nghiên cứu.
Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn thông tin uy tín nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác cho nghiên cứu Dữ liệu này tập trung vào các yếu tố thương mại quốc tế ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia ASEAN trong giai đoạn 2010-2022 Số liệu được lấy từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund).
1.3 Phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu
Bài nghiên cứu là sự kết hợp của nhiều phương pháp phân tích dữ liệu mà nổi bật là:
Phương pháp hồi quy tuyến tính được nhóm nghiên cứu áp dụng để xây dựng mô hình và ước lượng các hệ số hồi quy thông qua phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) Việc ước lượng các tham số của mô hình hồi quy mẫu được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Stata.
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả với sự hỗ trợ của Stata để phân tích và mô tả dữ liệu trong mô hình Các công cụ thống kê được áp dụng bao gồm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất, giúp cung cấp cái nhìn tổng quan về dữ liệu.
Để đảm bảo phân tích dữ liệu một cách chính xác, nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu tổng hợp từ Excel cùng với các kiến thức về xác suất thống kê, thương mại quốc tế và kinh tế vĩ mô.
Xây dựng mô hình lý thuyết
2.1 Xây dựng dạng mô hình
Dựa trên các học thuyết và kết quả nghiên cứu trước đây, nhóm đã phát triển một mô hình lý thuyết để nghiên cứu các yếu tố thương mại quốc tế ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế quốc gia Qua việc quan sát và phân tích, nhóm xác định rằng lực lượng lao động, tỷ lệ lạm phát, độ mở thương mại, tổng xuất nhập khẩu và tích lũy tài sản đều có tác động đến thu nhập bình quân đầu người (GDPPC).
Ta xây dựng mô hình lý thuyết như sau:
(GDPPC) = 𝑓(Labour, IF, TO, Trade, GFC)
Từ mô hình lý thuyết ta được mô hình hồi quy tổng thể (PRF) : ln 𝐺𝐷𝑃𝑃𝐶 𝑖𝑗 = 𝛽 0 + 𝛽 1 𝐿𝑎𝑏𝑜𝑢𝑟 𝑖𝑗 + 𝛽 2 ln 𝐼𝐹 𝑖𝑗 + 𝛽 3 𝑇𝑂 𝑖𝑗 +𝛽 4 ln𝑇𝑟𝑎𝑑𝑒 𝑖𝑗+ 𝛽 5 ln 𝐺𝐹𝐶 𝑖𝑗 + 𝑢 𝑖𝑗
Và mô hình hồi quy mẫu (PRM): ln 𝐺𝐷𝐷𝑃𝑃𝐶 𝑖𝑗 = 𝛽̂ 0 + 𝛽̂ 1 𝐿𝑎𝑏𝑜𝑢𝑟 𝑖𝑗 + 𝛽̂ 2 ln 𝐼𝐹 𝑖𝑗 + 𝛽̂ 3 𝑇𝑂 𝑖𝑗 + 𝛽̂ 4 ln 𝑇𝑟𝑎𝑑𝑒 𝑖𝑗
𝑖 : là thứ tự quốc gia trong mẫu dữ liệu nghiên cứu
𝑗 : là năm nghiên cứu trong mẫu dữ liệu nghiên cứu
2.2 Giải thich các biến của mô hình
Bảng 3 Giải thích biến của mô hình
Tên biến Ký hiệu Đơn vị
Mô tả Nguồn dữ liệu
Thu nhập bình quân đầu người
GDPPC USD Thể hiện tăng trưởng kinh tế, được đo bằng GDP (tổng sản phẩm quốc nội)/ bình quân đầu người
Labour Người Những người cung cấp lao động để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ trong một thời gian nhất định
IF % Thể hiện tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế
International Monetary Fund Độ mở thương mại
TO % Thể hiện động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trade USD Thể hiện tổng lượng hàng hóa được mua và bán hàng hóa giữa các quốc gia, các doanh nghiệp
GFC % Thể hiện khoản tiền đầu tư vào các tài sản có giá trị lớn nhằm phục vụ cho mục đích khởi nghiệp và tiến hành kinh doanh
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
2.3 Kỳ vọng dấu của các biến độc lập
Dựa trên lý thuyết và quan sát từ các nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu kỳ vọng rằng các biến độc lập sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Bảng 4 Kỳ vọng về dấu cho mô hình
Giả thuyết cho kỳ vọng của hệ số
𝛽 1 + Lực lượng lao động tăng, GDP bình quân đầu người trung bình tăng
Tỷ lệ lạm phát (IF) 𝛽 2 có mối quan hệ nghịch với GDP bình quân đầu người, nghĩa là khi tỷ lệ lạm phát tăng, GDP bình quân đầu người trung bình sẽ giảm Ngược lại, độ mở thương mại (TO) 𝛽 3 có ảnh hưởng tích cực đến GDP bình quân đầu người; khi độ mở thương mại tăng, GDP bình quân đầu người trung bình cũng sẽ tăng.
𝛽 4 + Tổng xuất nhập khẩu tăng, GDP bình quân đầu người trung bình tăng
Tích lũy tài sản (GFC) 𝛽 5 + Tích lũy tài sản tăng, GDP bình quân đầu người trung bình tăng.
Mô tả số liệu
3.1 Mô tả thống kê số liệu
Bảng 5 Mô tả biến trong mô hình
Giá trị trung bình (Mean)
Sai số chuẩn (Std Dev.)
Giá trị nhỏ nhất (Min)
Giá trị lớn nhất (Max)
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Từ bảng trên ta nhận thấy:
Từ năm 2010 đến năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của 10 quốc gia đạt trung bình 12.761,52 tỷ USD, với giá trị cao nhất là 82.807,63 tỷ USD và giá trị thấp nhất khoảng 782,70 tỷ USD Độ lệch chuẩn trong thu nhập này là 19.342,89, cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa các quốc gia.
Lực lượng lao động trung bình đạt 31,82 triệu người, với mức thấp nhất khoảng 0,20 triệu người và cao nhất lên tới 138,10 triệu người, cùng độ lệch chuẩn là 37,03 triệu người.
Giá trị trung bình của tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn 2010 đến 2022 đạt khoảng 3,30%, với mức thấp nhất là 1,26% và cao nhất là 22,96% Độ lệch chuẩn của tỷ lệ lạm phát trong khoảng thời gian này là 3,23%.
• Độ mở thương mại từ năm 2010 đến năm 2022 nhỏ nhất từ 0,2492992% đến cao nhất 3,790987% với giá trị trung bình khoảng 1,247676% cùng độ lệch chuẩn là 0,8598818
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2022, tổng giá trị xuất nhập khẩu trung bình đạt khoảng 330.247 tỷ USD, với độ lệch chuẩn là 352.208,4 Giá trị này dao động từ mức thấp nhất khoảng 4.580,946 tỷ USD đến cao nhất là khoảng 1.572.436 tỷ USD.
• Tích lũy tài sản nhỏ nhất 15,97177% đến cao nhất 40,8914% với trung bình vào khoảng 26,57753% và độ lệch chuẩn 5,165735 từ năm 2010 đến 2022
3.2 Sự tương quan giữa các biến trong mô hình với nhau
Bảng 6 Sự tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Khi phân tích tương quan, chúng ta có cái nhìn tổng quát về mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc dựa trên dữ liệu thống kê, thay vì chỉ dựa vào giả định lý thuyết kinh tế đã được kiểm chứng.
Tương quan thuận chiều xảy ra khi biến phụ thuộc và biến độc lập cùng tăng hoặc cùng giảm Ngược lại, tương quan nghịch chiều xuất hiện khi biến phụ thuộc giảm trong khi biến độc lập tăng, và ngược lại Cụ thể, trong mối quan hệ giữa lnGDPPC, Labour, lnIF, TO, lnTrade, và lnGFC, các biến này có thể thể hiện các tương quan khác nhau, với lnGDPPC có giá trị bằng 1.0000.
Mối tương quan giữa thu nhập bình quân đầu người (lnGDPPC) và lực lượng lao động là -0,2847, cho thấy mức độ tương quan này tương đối thấp Hệ số âm cho thấy rằng khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên, lực lượng lao động có xu hướng giảm, và ngược lại.
• r (lnGDPPC, lnIF) = - 0,4667: Mức độ tương quan giữa 2 biến này tương đối cao
Hệ số âm cho thấy thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều
Mối tương quan giữa thu nhập bình quân đầu người (lnGDPPC) và độ mở thương mại (TO) được xác định với hệ số r là 0,5839, cho thấy mức độ tương quan cao giữa hai biến này Hệ số dương cho thấy rằng khi thu nhập bình quân đầu người tăng, độ mở thương mại cũng có xu hướng tăng theo.
Mối tương quan giữa thu nhập bình quân đầu người (lnGDPPC) và tổng giá trị xuất nhập khẩu (lnTrade) được xác định với hệ số r là 0,3904, cho thấy sự tác động cùng chiều giữa hai biến này Hệ số dương này chỉ ra rằng khi thu nhập bình quân đầu người tăng, tổng giá trị xuất nhập khẩu cũng có xu hướng tăng theo.
Mối tương quan giữa thu nhập bình quân đầu người (lnGDPPC) và tích lũy tài sản (lnGFC) có hệ số r là 0,132, cho thấy mức độ tương quan giữa hai biến này tương đối thấp Hệ số dương cho thấy rằng khi thu nhập bình quân đầu người tăng, tích lũy tài sản cũng có xu hướng tăng theo.
Sự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình với nhau
Từ ma trận hệ số tương quan, chúng ta có thể nhận thấy mối quan hệ tác động giữa các biến độc lập trong mô hình Mối tương quan cao nhất là giữa lực lượng lao động và tích lũy tài sản với hệ số r(Labour, lnGFC) = 0,4021, trong khi mối tương quan thấp nhất là giữa lực lượng lao động và độ mở thương mại với hệ số r(Labour, TO) = -0,5131.
ƯỚC LƯỢNG, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ
Kết quả ước lượng ban đầu
1.1.1 Kết quả ước lượng OLS
Nhóm đã sử dụng phần mềm STATA để thực hiện mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS) và tiến hành phân tích dữ liệu, từ đó thu được các kết quả chi tiết.
Dùng lệnh: Reg lnGDPPC Labour lnIF TO lnTrade lnGFC
Bảng 7 Ước lượng mô hình OLS của biến phụ thuộc lnGDPPC
Tên biến Hệ số hồi quy Sai số chuẩn Giá trị t quan sát P -value
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
1.1.2 Mô hình hồi quy mẫu
Mô hình hồi quy tổng thể
Từ kết quả trên, nhóm thu được mô hình hồi quy mẫu ước lượng như sau:
- Hệ số xác định hiệu chỉnh 𝑹 𝟐 = 𝟎 𝟔𝟏𝟑𝟎
1.1.4 Ý nghĩa hệ số hồi quy ước lượng
Trong điều kiện không có sự tác động của các yếu tố trong phương trình, GDP bình quân đầu người trung bình được xác định là -6.885616.
• 𝑩̂ 𝟏 = −𝟎 𝟎𝟏𝟎𝟎𝟓𝟏𝟗 => Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi Lực lượng lao động tăng 1 đơn vị (triệu người) thì GDP bình quân đầu người trung bình giảm
𝟏𝟎𝟎 × 𝟎 𝟎𝟏𝟎𝟎𝟓𝟏𝟗% (xét theo dạng mô hình Log-Lin) Điều này trái với kỳ vọng ban đầu của nhóm nghiên cứu
Khi lạm phát tăng 1%, GDP bình quân đầu người trung bình sẽ giảm 0.4810702% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, theo mô hình Log-Log Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của nhóm nghiên cứu.
• 𝑩̂ 𝟑 = 𝟎 𝟒𝟎𝟒𝟒𝟓𝟔𝟐 => Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi Độ mở thương mại tăng 1 đơn vị (%) thì GDP bình quân đầu người trung bình tăng
𝟏𝟎𝟎 × 𝟎 𝟒𝟎𝟒𝟒𝟓𝟔𝟐% (xét theo dạng mô hình Log-Lin) Điều này đúng với kỳ vọng ban đầu của nhóm nghiên cứu
Trong mô hình Log-Log, khi tổng xuất nhập khẩu tăng 1%, GDP bình quân đầu người trung bình sẽ tăng 0.338007%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của nhóm nghiên cứu.
Khi tích lũy tài sản tăng 1%, GDP bình quân đầu người trung bình tăng 2.15066% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, theo mô hình Log-Log Kết quả này phù hợp với kỳ vọng ban đầu của nhóm nghiên cứu.
1.2 Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình
Các giả thiết trong nghiên cứu được kiểm định với mức ý nghĩa 𝛼=5%
1.2.1 Kiểm định bỏ sót biến Ramsey RESET
Ta có cặp giả thuyết sau: {𝐻 0 : Mô hình không bỏ sót biến
𝐻 1 : Mô hình bỏ sót biến Chạy kiểm định Ramsey RESET trên phần mềm Stata, với lệnh Ovtest Ta thu được kết quả như sau:
Nhận thấy: p-value = 0.0808 > 𝛼=5% => Không đủ cơ sở để bác bỏ 𝐻 0
Kết luận: Như vậy, với mức ý nghĩa 5%, mô hình không bỏ sót biến quan trọng
1.2.2 Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu
Ta có cặp giả thuyết sau: {𝐻 0 : Phân phối của nhiễu chuẩn
𝐻 1 : Phân phối của nhiễu không chuẩn
Chạy kiểm định Skewnew/Kurtosis trên phần mềm Stata, với câu lệnh: Predict e, res và Sktest e Ta thu được kết quả kiểm định như sau:
Bảng 8 Kết quả kiểm định Skewnew/Kurtosis
Biến Số quan sát Pr(Skewness) Pr(Kurtosis) Adj chi2(2) Prob>chi2 e 100 0.1761 0.2218 3.41 0.1813
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Từ bảng trên, ta thấy Prob>chi2 = 0.1813 > 𝛼=5% nên không đủ cơ sở để bác bỏ 𝐻 0
Kết luận: Như vậy, tại mức ý nghĩa 5%, phân phối của nhiễu chuẩn
1.2.3 Kiểm định đa cộng tuyến
Dùng nhân tử phóng đại phương sai: VIF = 1
VIF>10: Mô hình tồn tại đa cộng tuyến
VIFchi2] = 0.0005 < 𝛼=5% nên 𝐻 0 bị bác bỏ
Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, kiểm định White cho ta kết quả mô hình có phương sai sai số thay đổi
1.2.5 Kiểm định tự tương quan Đầu tiên, ta dùng lệnh Xtset id year để cố định dạng dữ liệu bảng
Thiết lập cặp giả thuyết: {𝐻 0 : Mô hình không có hiện tượng tự tương quan
𝐻 1 : Mô hình có hiện tượng tự tương quan
Ta dùng kiểm định Wooldridge để kiểm tra sự tự tương quan của mô hình Trên stata, nhập lệnh:
- Reg lnGDPPC Labour lnIF TO lnTrade lnGFC
- Xtserial lnGDPPC Labour lnIF TO lnTrade lnGFC
Ta thu được kết quả như sau:
Ta thấy Prob > F = 0.0004 < 5% => Bác bỏ 𝐻 0
Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, mô hình mắc tự tương quan bậc 1.
Khắc phục khuyết tật mô hình
Để khắc phục khuyết tật tự tương quan và phương sai sai số thay đổi trong mô hình, nhóm chúng tôi đã quyết định áp dụng phương pháp Newey-West nhằm điều chỉnh sai số ước lượng.
Khi mô hình gặp hiện tượng phương sai sai số thay đổi, ước lượng OLS cho các hệ số vẫn giữ tính chất tuyến tính không chệch, nhưng phương sai của các hệ số sẽ bị chệch Dù các hệ số hồi quy ước lượng được tính toán như bình thường và giá trị của chúng không thay đổi, sai số cần được điều chỉnh để phản ánh cả hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan Việc ước lượng sự hiện diện của hiện tượng phương sai thay đổi (heteroskedasticity) và tự tương quan (autocorrelation) là rất quan trọng trong phân tích hồi quy.
Tại Stata, ta nhập lệnh: newey lnGDPPC Labour lnIF TO lnTrade lnGFC, lag(3) force
Sau khi điều chỉnh sai số, ta thu được kết quả sai số mới (hệ số beta và các yếu tố khác không đổi) như bảng dưới đây:
Bảng 11 Kết quả khắc phục khuyết tật
Tên biến Hệ số hồi quy ước lượng
Sai số chuẩn Newey West
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Kiểm định giả thuyết
Chúng tôi tiến hành kiểm định dựa trên mô hình hồi quy mới, sau khi đã khắc phục các khuyết tật của mô hình trước đó Các giả thiết trong nghiên cứu được kiểm định với mức ý nghĩa 𝛼 = 5%.
3.1 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số hồi quy
Thiết lập cặp giả thuyết: {𝐻 0 : 𝐵 𝑗 = 0 (ℎệ 𝑠ố ℎồ𝑖 𝑞𝑢𝑦 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑐ó ý 𝑛𝑔ℎĩ𝑎 𝑡ℎố𝑛𝑔 𝑘ê)
Sử dụng phương pháp p-value:
P-value > 𝛼 = 5% => Không đủ cơ sở để bác bỏ 𝐻 0
Bảng 12 Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi quy
Tên biến P-value Kết quả
Có ý nghĩa thống kê lnIF 0.002 0.002