Trong hệ thống này, mỗi công đoạn của quy trình chỉ sản xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định, đúng bằng số lượng mà công đoạn quy trình tiếp theo cần đến.. Nói cách khác, JIT chính là
HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH THEO MÔ HÌNH QUẢN LÝ “JUST IN TIME” 2 Định nghĩa
JIT là hình thức quản lý dựa trên sự cải tiến không ngừng và giảm thiểu tối đa sự lãng phí trong tất cả bộ phận của công ty Mục đích JIT là chỉ sản xuất những mặt hàng cần thiết tại một thời điểm nhất định, đúng với câu nói: “ Đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng bơi vào đúng thời điểm ” Trong sản xuất hay dịch vụ, mỗi công đoạn sẽ chỉ sản xuất ra đúng số lượng hàng mà công đoạn sản xuất tiếp theo cần tới Và những quy trình không tạo ra được giá trị gia tăng đều loại bỏ Điều này cũng hoàn toàn đúng với quy trình cuối trong sản xuất – chỉ sản xuất đúng với những gì khách hàng yêu cầu Nói cách khác, JIT chính là một hệ thống sản xuất mà trong đó các nguồn nguyên liệu, hàng hóa, vật phẩm trong quá trình sản xuất và vận hành được lên kế hoạch chi tiết cho từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt, từ đó có thể đảm bảo không có hàng hóa hay vật liệu nào bị rơi vào thời gian chết, không có công nhân hoặc máy móc nào phải chờ đợi để vận hành Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và giúp doanh nghiệp có đủ khả năng để cạnh tranh với các đối thủ khác về giá cả, chất lượng, độ tin cậy, và sự linh hoạt
Just in time (JIT) là một bộ nguyên tắc, các công cụ, kỹ thuật cho phép một công ty sản xuất và phân phối sản phẩm theo từng lô nhỏ trong thời gian ngắn và đáp ứng được nhu cầu cụ thể của khách hàng Nói một cách đơn giản thì JIT chính là giao đúng sản phẩm, đúng thời gian và đúng số lượng Và thế mạnh của JIT cho phép nó đáp ứng được việc vận chuyển hàng ngày theo yêu cầu của khách hàng, đây chính là những gì mà Toyota nhắm tới khi chuyển đổi phương pháp sản xuất
Phương pháp JIT là phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để cung cấp cho khách hàng cái họ cần vào đúng thời điểm và đúng số lượng Có thể nói bổ sung nguyên vật liệu theo yêu cầu của khách hàng chính là nguyên tắc chủ đạo trong JIT (Jeffrey K Liker) Ngoài ra, JIT còn thỏa mãn yêu cầu chi phí thấp của doanh nghiệp, và mức dự
3 trữ tồn kho của phương pháp này có xu hướng giảm đến không Hệ thống này còn bao trùm cả chức năng mua, quản trị dự trữ và quản trị sản xuất, thể hiện rõ như sau:
Sản xuất và cung cấp các thành phần cuối cùng đúng thời điểm và được đem bán đúng nơi, đúng thời điểm tại thị trường đó Ở mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất, các chi tiết hoặc cụm chi tiết đều phải cung cấp đến vị trí cần thiết, đúng lúc cần có:
1 Các cụm phụ tùng chi tiết : đúng lúc chúng được lắp ráp thành những sản phẩm hoàn chỉnh
2 Các chi tiết riêng lẻ : đúng thời điểm lắp ráp chúng thành các cụm phụ tùng chi tiết
3 Vật liệu thô : đúng thời điểm chế tạo chi tiết
Có thể thấy JIT có khá nhiều định nghĩa, nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung một đặc điểm: Just in time (vừa đúng lúc) - đây như là một triết lý trong sản xuất dựa trên việc tránh sự lãng phí trong sản xuất và giữ lượng tồn kho ở mức tối thiểu Phương pháp này cũng giúp làm tăng lợi nhuận và tái đầu tư dựa vào triết lý trên, giúp giảm thiểu sự biến đổi, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thời gian chết, phân phối và chi phí trong sản xuất
1.2 Các yếu tố chính của hệ thống JIT
Bản chất chất của JIT là một dòng sản phẩm liên tục đi qua các công đoạn với lượng tồn kho tối thiểu Chỉ xuất hiện khi cần đến nguyên vật liệu, tránh tình trạng người chờ việc, việc chờ người Một hệ thống JIT lý tưởng chính là một hệ thống không có kho và không có hàng tồn kho Mục đích cơ bản của JIT chính là cân bằng hệ thống và JIT đề ra ba mục tiêu chính: loại bỏ sự gián đoạn, loại bỏ sự lãng phí và làm cho hệ thống trở nên linh hoạt hơn
Hệ thống JIT bao gồm 7 yếu tố chính sau đây:
Tồn kho thấp : Một trong những dấu hiệu để nhận biết hệ thống này chính là lượng tồn kho thấp Lượng tồn kho thấp nghĩa là bao gồm các chi tiết, nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dở dang và thành phẩm chưa được tiêu thụ phải luôn ở mức tối
4 thiểu nhất trong kho Lượng tồn kho thấp mang lại hai lợi ích quan trọng: Thứ nhất có thể tiết kiệm được không gian và chi phí do không phải ứ đọng vốn trong các sản phẩm còn tồn đọng trong kho Thứ hai chính là tồn kho luôn là nguồn lực dự trữ để khắc phục những mất cân đối trong quá trình sản xuất, nếu có quá nhiều tồn kho sẽ dẫn đến việc ỷ lại, không cố gắng cân bằng lại hệ thống làm cho chi phi tăng cao Vì vậy phương pháp JIT giúp giảm chi phí lưu trữ và khuyến khích quy trình sản xuất và đặt hàng hiệu quả
Kích thước lô hàng nhỏ : Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thước lô hàng nhỏ trong cả quá trình sản xuất lẫn phân phối từ nhà cung cấp Điều này tạo ra cho JIT một số lợi ích như sau:
Với lô hàng kích thước nhỏ, sản lượng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn so với lô hàng có kích thước lớn, giúp giảm chi phí lưu kho, tiết kiệm diện tích nhà kho Ít bị cản trở tại nơi làm việc
Dễ kiểm tra chất lượng lô hàng, khi phát hiện sai sót thì chi phí sửa lại lô hàng cũng thấp hơn so với lô hàng kích thước lớn
Bố trí mặt bằng hợp lý : Hệ thống JIT thường bố trí mặt bằng dựa trên nhu cầu của sản phẩm Các thiết bị sẽ được sắp xếp để dễ điều khiển các dòng sản phẩm giống nhau, có nhu cầu lắp ráp hay xử lý giống nhau Và để tránh việc di chuyển các chi tiết lớn trong khu vực sản xuất thì người ta thường đưa những lô chi tiết nhỏ từ trung tâm làm việc này sang trung tâm làm việc khác, như vậy thời gian chờ đợi và lượng sản phẩm dở dang sẽ được giảm đi đáng kể Chi phí cho việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như không gian cho đầu ra cũng giảm Từ đó diện tích nhà máy sẽ có xu hướng thu hẹp lại không gây bất lợi cho quá trình sản xuất, máy móc có thể sắp xếp gần nhau hơn và sự giao tiếp giữa công nhân cũng được nâng cao
Sửa chữa và bảo trì định kỳ : Do hệ thống JIT có lượng tồn kho ít nên khi thiết bị bị hư hỏng sẽ gây ra nhiều rắc rối Vì vậy để tránh tình trạng ấy, doanh nghiệp luôn định ra một thời gian sửa chữa định kỳ, trong đó nhấn mạnh việc duy trì thiết bị trong điều kiện hoạt động tốt nhất và thay thế các cụm chi tiết có dấu hiệu hỏng trước khi sự cố xảy ra Mặc dù có bảo kỳ định kỳ, nhưng thiết bị cũng hay hư hỏng Vì thế luôn cần phải chuẩn bị cho tất cả tình huống và phải có khả năng sửa chữa các thiết bị Để làm
5 được điều đó, doanh nghiệp phải có những chi tiết dự phòng và phải luôn duy trì lực lượng sửa chữa nhỏ hoặc huấn luyện công nhân tự mình sửa chữa khi có hư hỏng đột xuất xảy ra
Sử dụng công nhân đa năng : Trong hệ thống cũ, công nhân thường được đào tạo trong phạm vị hẹp, còn đối với hệ thống JIT, công nhân sẽ được đào tạo trở nên toàn năng, từ việc điều khiển quy trình sản xuất, vận hành máy móc đến việc sửa chữa bảo trì Trong hệ thống JIT, công nhân không được chuyên môn hóa mà là được huấn luyện để thực hiện nhiều thao tác, do vậy có thể giúp những công nhân không theo kịp tiến độ Ngoài ra công nhân không chỉ có trách nhiệm trong việc kiểm tra chất lượng công việc mà còn kiểm tra chất lượng công việc của những công nhân ở khâu trước Tuy nhiên, phương pháp này cũng có hạn chế, chính là mất nhiều thời gian và chi phí đào tạo những công nhân toàn năng để đáp ứng yêu cầu cầu của hệ thống sản xuất
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DELL
2.1 Tổng quan về công ty Dell
Dell Technologies Inc hay Dell Inc là một công ty công nghệ có trụ sở tại Hoa
Kỳ, thuộc sở hữu của Dell Technologies Công ty phát triển, bán, sửa chữa và hỗ trợ các sản phẩm công nghệ như máy tính cá nhân, máy chủ, thiết bị lưu trữ dữ liệu, phần mềm và các thiết bị ngoại vi Dell nổi tiếng với mô hình quản lý chuỗi cung ứng và thương mại điện tử, bán trực tiếp cho khách hàng và tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu
Hình 5 Trụ sở của Dell tại Hoa Kỳ
Dell Technologies Inc được thành lập từ năm 1984 với tên gọi PC’s Limited và sau này được đổi tên bởi chính nhà sáng lập ra tập đoàn: Ông Michael Saul Dell
Hình 6 Người sáng lập Dell – ông Michael Saul Dell
Kể từ khi mua lại Perot Systems vào năm 2009, Dell đã mở rộng sang dịch vụ công nghệ thông tin và hiện cung cấp nhiều giải pháp cho khách hàng doanh nghiệp Dell là công ty niêm yết công khai (Nasdaq: DELL) và là thành phần của chỉ số NASDAQ-100 và S&P 500 Năm 2021, Dell đứng thứ 31 trong danh sách Fortune 500 và là nhà cung cấp máy tính cá nhân lớn thứ ba
Năm 2015, Dell mua lại EMC Corporation, tạo thành các phân nhánh của Dell Technologies, với Dell EMC chuyên cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu, bảo mật và điện toán đám mây
Sứ mệnh của Dell: là thúc đẩy sự tiến bộ của con người thông qua công nghệ Công ty đặt mục tiêu cung cấp cho khách hàng các giải pháp công nghệ tiên tiến có thể giúp họ đạt được các mục tiêu và mục tiêu của mình
Tầm nhìn của Dell: là trở thành một công ty tầm cỡ thế giới cung cấp các giải pháp và dịch vụ tập trung vào khách hàng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của con người
2.2 Những lĩnh vực hoạt động và sản phẩm của Dell
Dell Technologies hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, cung cấp nhiều loại sản phẩm và giải pháp công nghệ cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Trong lĩnh vực máy tính cá nhân và thiết bị ngoại vi, Dell nổi tiếng với các dòng sản phẩm như Dell XPS, Alienware, Latitude, cùng các phụ kiện công nghệ như màn hình, bàn phím, chuột Ngoài ra, công ty còn cung cấp các dịch vụ và giải pháp CNTT, bao gồm máy chủ, lưu trữ dữ liệu, bảo mật và hạ tầng công nghệ cho doanh nghiệp
Hơn nữa, Dell đặc biệt chú trọng đến điện toán đám mây và quản lý dữ liệu, cung cấp các giải pháp về dịch vụ đám mây, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp doanh nghiệp tối ưu hóa dữ liệu và nâng cao quy trình hoạt động Với các giải pháp toàn diện và cam kết phát triển bền vững, Dell Technologies đã trở thành đối tác tin cậy của nhiều tổ chức trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ
Công ty nổi tiếng với cách quản lý chuỗi cung ứng và thương mại điện tử của mình Điều này bao gồm việc Dell bán trực tiếp cho khách hàng và cung cấp các sản phẩm máy tính mà khách hàng mong muốn Đến năm 2009, Dell là một nhà cung cấp phần cứng thuần túy cho đến khi mua lại Perot Systems Kể từ đó, Dell đã mở rộng vào thị trường dịch vụ công nghệ thông tin Công ty đã mở rộng các hệ thống lưu trữ và mạng Hiện nay, Dell không chỉ cung cấp máy tính mà còn cung cấp một loạt công nghệ cho khách hàng doanh nghiệp:
Laptop Dell: Dell là thương hiệu nổi tiếng với các dòng laptop chất lượng cao, bền bỉ và giá cả phải chăng, như Vostro, XPS, Gaming G-series, Inspiron, và Latitude Các dòng máy này phù hợp với nhiều đối tượng người dùng, từ học sinh, sinh viên đến người đi làm Laptop Dell có thời lượng pin từ 3-4 tiếng (cơ bản) và lên đến 7-9 tiếng đối với dòng cao cấp Cấu hình máy mạnh mẽ đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau
Pocket PC Dell: Pocket PC là một thiết bị nhỏ gọn, thay thế cho máy tính thông thường Dell đã ra mắt nhiều dòng Pocket PC như Dell Axim X30 và Pocket PC X50v, được ưa chuộng nhờ thiết kế thời trang, cấu hình mạnh và giá thành hợp lý hơn so với các sản phẩm khác cùng cấu hình
Máy tính bàn Dell: Máy tính để bàn của Dell mang lại trải nghiệm tuyệt vời với thiết kế tinh xảo, bền bỉ và hiệu suất mạnh mẽ Các linh kiện như CPU và RAM đều sử dụng chất liệu cao cấp, không gây ồn ào trong quá trình vận hành, đem lại sự hài lòng cho người dùng
Hình 9 Máy tính bàn Dell
Màn hình máy tính Dell: Màn hình máy tính của Dell được đánh giá cao về độ bền, chất lượng hình ảnh sắc nét và màu sắc sống động Dù sử dụng trong thời gian dài, mắt người dùng vẫn không bị mỏi Thiết kế màn hình sang trọng và phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau
Chip xử lý Dell: được phát triển với công nghệ hiện đại, bảo mật cao và tối ưu chi phí, đáp ứng tốt mọi nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao của người dùng
Hình 10 Chip xử lý Dell
2.3 Các mốc lịch sử phát triển của công ty Dell
Michael Dell thành lập công ty PC's Limited tại ký túc xá Đại học Texas, Austin, lúc này ông chỉ tập trung vào tính bền bỉ, cấu hình với mục tiêu cung cấp máy tính cá nhân cho khách hàng trực tiếp
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG JIT TẠI DELL
3.1 Quy trình áp dụng JIT vào DELL
Just-in-Time (JIT) là một chiến lược quản lý sản xuất nhằm giảm thiểu thời gian tồn kho và tăng hiệu quả sản xuất DELL - một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng chiến lược Just-in-Time (JIT) , đã áp dụng JIT rất hiệu quả trong chuỗi cung ứng của mình, giúp hãng giảm thiểu chi phí, tối ưu hóa quy trình và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng Dưới đây là quy trình áp dụng JIT tại DELL:
Tồn kho thấp: Dell hoạt động theo mô hình tồn kho thấp tương thích với JIT Công ty chỉ giữ lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu, chủ yếu là linh kiện cần thiết cho quá trình sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng Điều này giúp Dell tiết kiệm chi phí lưu kho và tránh việc sản phẩm lỗi thời, đặc biệt trong ngành công nghệ có tốc độ thay đổi nhanh chóng
Thực tế, Dell áp dụng hệ thống sản xuất theo đơn đặt hàng (build-to-order), chỉ mua linh kiện khi có nhu cầu từ khách hàng, không tích trữ lượng hàng tồn kho lớn Nhờ vậy, Dell giữ lượng tồn kho tối thiểu, tránh tình trạng ứ đọng vốn trong kho
Cụ thể : Khi khách hàng đặt mua một máy tính, Dell mới tiến hành thu mua các bộ phận như ổ cứng, RAM từ nhà cung cấp Điều này giúp Dell giảm thiểu chi phí lưu kho, đồng thời hạn chế các linh kiện lỗi thời
Kích thước lô hàng nhỏ: Dell sử dụng hệ thống sản xuất theo đơn đặt hàng (build-to- order), cho phép sản xuất từng lô hàng nhỏ dựa trên nhu cầu cụ thể của từng khách hàng Điều này giúp giảm bớt lượng sản phẩm dở dang và tồn kho, đồng thời tối ưu hóa quá trình kiểm soát chất lượng và tiết kiệm chi phí
Thay vì nhập một lượng lớn linh kiện, Dell đặt hàng theo kích thước nhỏ từ các nhà cung cấp, tương ứng với từng đơn hàng của khách hàng
Cụ thể : Khi Dell sản xuất máy tính theo đơn đặt hàng, họ chỉ đặt mua đúng số lượng chip xử lý từ Intel hoặc AMD theo yêu cầu cụ thể của đơn hàng Điều này
24 giúp hạn chế lượng sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất, giảm chi phí lưu kho và tăng tốc độ sản xuất
Bố trí mặt bằng hợp lý: Dell thiết kế mặt bằng nhà máy và dây chuyền sản xuất tối ưu nhằm giảm thiểu thời gian chờ đợi và chi phí vận chuyển nội bộ Các bộ phận lắp ráp được sắp xếp để đảm bảo dòng sản phẩm luân chuyển liên tục giữa các công đoạn, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất
Cụ thể : Dây chuyền lắp ráp của Dell được sắp xếp sao cho các bộ phận được chuyển từ một công đoạn sang công đoạn khác một cách liền mạch Ví dụ, khi một máy tính được lắp ráp xong, nó sẽ ngay lập tức được chuyển đến bộ phận kiểm tra chất lượng mà không cần phải lưu trữ tạm thời
Sửa chữa và bảo trì định kỳ: Dell áp dụng chiến lược bảo trì phòng ngừa để đảm bảo các thiết bị luôn hoạt động ổn định Điều này rất quan trọng trong hệ thống JIT, nơi lượng tồn kho thấp không cho phép lỗi thiết bị ảnh hưởng đến quy trình sản xuất Họ duy trì kế hoạch bảo trì định kỳ để đảm bảo thiết bị không bị hỏng hóc bất ngờ
Thực tế, Dell thực hiện bảo trì định kỳ cho tất cả các thiết bị để đảm bảo không có sự gián đoạn trong quá trình sản xuất Điều này rất quan trọng vì Dell không giữ lượng tồn kho dư thừa để dự phòng
Cụ thể : Hệ thống kiểm tra chất lượng máy tính của Dell được bảo trì định kỳ để đảm bảo rằng không có sự cố nào làm gián đoạn quá trình sản xuất Nếu có bất kỳ dấu hiệu hỏng hóc nào trên dây chuyền lắp ráp, Dell sẽ tiến hành thay thế trước khi hệ thống ngừng hoạt động
Sử dụng công nhân đa năng: Công nhân của Dell được đào tạo để thực hiện nhiều công đoạn khác nhau trong dây chuyền sản xuất, giúp nâng cao tính linh hoạt của hệ thống JIT Điều này giúp công ty tối ưu hóa nhân sự, đặc biệt trong những tình huống sản xuất có biến động
Cụ thể : Trong quá trình lắp ráp máy tính, nếu một công nhân ở bộ phận lắp ráp gặp vấn đề, một công nhân từ bộ phận kiểm tra chất lượng có thể hỗ trợ tạm thời mà không làm gián đoạn quy trình sản xuất Điều này giúp Dell duy trì hiệu quả sản xuất và giảm thời gian chờ đợi
Sử dụng hệ thống kéo (Pull System): Dell vận hành theo cơ chế kéo, nơi sản xuất chỉ bắt đầu khi có đơn đặt hàng Chuỗi cung ứng của Dell được đồng bộ với mô hình này, đảm bảo các linh kiện và nguyên vật liệu được cung cấp kịp thời theo nhu cầu sản xuất, giúp giảm thiểu lượng hàng tồn kho giữa các công đoạn
Dell sản xuất sản phẩm dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng, nghĩa là khi có đơn hàng từ khách, quá trình sản xuất mới được kích hoạt