1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hãy bổ sung và cập nhận dữ liệu về công ty dell và các doanh nghiệp thành viên quan trọng trong chuôi cung ứng của dell

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TÌNH HUỐNG DELL
Tác giả Lê Vũ Minh Anh, Bùi Hoàng Anh, Chử Ngọc Anh, Hạ Quế Anh, Hoàng Tuấn Anh, Lê Thị Quỳnh Anh, Nghiêm Trọng Việt Anh, Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Thị Vân Anh
Người hướng dẫn TS. Đoàn Ngọc Ninh
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Báo cáo thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIVIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH BÁO CÁO THẢO LUẬN ĐỀ TÀI:TÌNH HUỐNG DELL a Hãy bổ sung và cập nhận dữ liệu về công ty Dell và các doanh nghiệp thà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THẢO LUẬN

ĐỀ TÀI:TÌNH HUỐNG DELL

a) Hãy bổ sung và cập nhận dữ liệu về công ty Dell và các doanh nghiệp thành viên quan trọng trong chuôi cung ứng của Dell ?b) Phân tích vai trò của nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng Dell?

Trình bày giải pháp phát triển quan hệ nhà cung cấp bền vững của Dell?

c) Phân tích đặc điểm công tác mua và quản trị nguồn cung của Dell và liên hệ với các doanh nghiệp máy tính Việt Nam?

Nhóm thực hiện: 01Mã lớp học phần: 232_BLOG3041_03Giảng viên hướng dẫn: TS Đoàn Ngọc Ninh

Hà Nội – Năm 2024

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Lê Thị Quỳnh AnhNội dung 2.1 - 2.2.1Nghiêm Trọng Việt AnhNội dung 2.2

Nguyễn Việt AnhNội dung 1.2 – 1.3

Nguyễn Thị Vân AnhNội dung khác

MỤC LỤC

Trang 3

MỞ ĐẦUNỘI DUNG

1.1 Quan hệ nhà cung cấp

1.1.1 Khái quát về quan hệ kinh doanh và quan hệ nhà cung cấp1.1.2 Phân loại nhà cung cấp và các loại hình quan hệ nhà cung cấp1.1.3 Tương quan quyền lực giữa người mua và nhà cung cấp

1.2 Đánh giá và phát triển quan hệ nhà cung cấp

1.2.1 Đánh giá nhà cung cấp1.2.2 Cải thiện và phát triển quan hệ nhà cung cấp

1.3 Mục tiêu, vai trò của công tác mua và quản trị nguồn cung

1.3.1 Mục tiêu1.3.2 Vai trò

2.1 Giới thiệu công ty Dell

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển2.1.2 Thành tựu đạt được

2.2 Chuỗi cung ứng của Dell

2.2.1 Những thành viên quan trọng trong chuỗi cung ứng của Dell2.2.2 Vai trò của những nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của Dell2.2.3 Đánh giá quan hệ các nhà cung cấp của Dell

2.2.4 Một số giải pháp phát triển quan hệ nhà cung cấp bền vững

2.3 Đặc điểm công tác mua và quản trị nguồn cung của Dell

2.3.1 Đặc điểm công tác mua và quản trị nguồn cung của Dell2.3.2 Đánh giá những ưu, nhược điểm của đặc điểm công tác mua2.3.3 Đề xuất giải pháp cho công tác thu mua và quản trị nguồn cung của Dell2.3.4 Liên hệ

KẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

MỞ ĐẦU

Mua hàng (Purchasing) hay Thu mua (Procurement) là bộ phận cốt lõi và thiết yếuđối với mọi Doanh nghiệp Khi bộ phận này được xây dựng và quản lý hiệu quả, Doanhnghiệp sẽ đạt được nhiều lợi ích thiết thực như: Tiết kiệm chi phí, ổn định chất lượngnguồn hàng hoá, hạn chế việc đứt gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo hoạt động kinh doanhphát triển Chính vì lý do đó mà việc làm thế nào để quản trị tốt nhất hoạt động cungứng trong doanh nghiệp được coi là nhiệm vụ cốt lõi và vô cùng quan trọng Để hiểuhơn vai trò của bộ phận thiết yếu này, nhóm thảo luận xin được phân tích tìnhhuống của doanh nghiệp Dell, một trong những doanh nghiệp có hoạt động quản trịnguồn cung vô cùng thành công, nhờ đó, đạt được vị trí lớn mạnh trong chuỗi cung ứngcác thiết bị máy tính toàn cầu Bài thảo luận sẽ cung cấp các dữ liệu về công ty Dell,thông tin về các thành viên quan trọng trong chuỗi cung ứng của Dell Đặc biệt, nhómthảo luận tập chung và các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của Dell, và cách Dellxây dựng mối quan hệ hiệu quả với nhà cung cấp, đảm bảo nguồn cung ứng hiệu quả.Qua bài thảo luận, nhóm nghiên cứu mong muốn mang đến một cái nhìn bao quátnhất về hoạt động mua và quản trị nguồn cung của Dell, từ đó tìm ra một số giải phápgiúp quản trị tốt hơn hoạt động này trong các doanh nghiệp

Trang 5

NỘI DUNG

1.1 Quan hệ nhà cung cấp1.1.1 Khái quát về quan hệ kinh doanh và quan hệ nhà cung cấp

❖Khái niệm mối quan hệTrong cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội không thể nào thiếu các mốiquan hệ đa dạng và nhiều chiều Ở đây, mối quan hệ (relationship) có thể định nghĩa là kếtnối nảy sinh với các lợi ích qua lại khi các cá nhân và các tổ chức tương tác với nhau tronghoạt động cụ thể

Dù xuất phát trong bối cảnh nào và bản chất ra sao, thì nhìn chung, tất cả các mối quanhệ đều mang lại những ưu và nhược điểm khác nhau và tùy thuộc vào cách nhìn nhận củamỗi người, mỗi tổ chức mà có thể coi đó là mối quan hệ tốt hoặc xấu, tích cực hay độc hại.Có thể có các mối quan hệ đồng thuận nhưng cũng không hiếm các trường hợp xảy ra xungđột

Người ta có thể điều chỉnh để xây dựng và phát triển các mối quan hệ phù hợp hơn,nhưng cũng có lúc muốn rút lui hoặc để nó lụi tàn

❖Sự đa dạng trong quan hệ KDDoanh nghiệp trong chuỗi cung ứng có rất nhiều mối quan hệ đa dạng Để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, DN phải xây dựng và phát triển các mối quan hệ với các khách hàng của mình Để có được vật liệu/dịch vụ làm nguồn lực đầu vào cho sản xuất-kinh doanh, DNcần tìm kiếm và xác định được các nhà cung cấp phù hợp và tương ứng với các mức độ quan hệ khác nhau DN cũng cần phải gìn giữ các mối quan hệ tích cực và hài hòa với chínhquyền sở tại, với cộng đồng, cổ đông và giới truyền thông

Giữa một loạt các mối quan hệ đa dạng và đa chiều đó, việc xây dựng được mạng lướiquan hệ với các nhà cung cấp tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho DN để gia tăng giá trị, đổi mới,tiết kiệm và an toàn, thậm chí là có tiềm năng giúp phát triển thương hiệu và cải thiện lợithế cạnh tranh Bí mật là xác định 47 những NCC tốt đó là ai và tìm ra cách xây dựng vàphát triển quan hệ với họ như thế nào để tiềm năng đó trở thành hiện thực, khi mà khôngphải tất cả các nhà cung cấp đều giống nhau

❖Khái niệm nhà cung cấpNhà cung cấp, có thể hiểu đơn giản, là tổ chức hoặc cá nhân, có khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào cần thiết cho các hoạt động của DN (người mua) dù là hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay thương mại/dịch vụ, thì luôn cần mua nhiều yếu tố đầu vào đa dạng từnhiều nhà cung cấp khác nhau

Các NCC cần đảm bảo cung ứng đầy đủ và chính xác cho DN bên mua, từ vật liệu trựctiếp đến vật tư gián tiếp, từ máy móc thiết bị cho đến các loại dịch vụ chính và dịch vụ hỗ trợ, với chất lượng đúng với các yêu cầu/tiêu chuẩn kỹ thuật, với số lượng đầy đủ, tương ứng với mức giá hợp lý, cùng lịch giao hàng ổn định, chính xác, kèm với độ tin cậy cao và sự điều chỉnh linh hoạt khi cần thiết

❖Quan hệ đan xen với NCCĐây là mối quan hệ đa dạng, đan xen, giữa quan hệ kinh tế mang tính chất trao đổi tiền–hàng với mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân trong DN, và cao hơn là quan hệ có tính tổ chức giữa 2 hoặc nhiều doanh nghiệp với nhau

Khi các thành viên trong chuỗi cung ứng cùng hợp tác với nhau, DN với NCC có cùngmục tiêu chung – đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường thì sẽ cùng nhau xây dựng các mối quan hệ phù hợp, từ đó có thể nâng cao giá trị cho tất cả thành viên trong chuỗi

❖Các bậc quan hệ

Trang 6

Cụ thể, các mối quan hệ đa dạng với nhiều NCC khác nhau có thể chia làm 3 bậc: Mua sắm (bậc tác nghiệp)

 Thu mua (bậc chiến thuật) Quản trị cung ứng (bậc chiến lược)Các bậc quan hệ với NCC khác nhau ở mức độ cam kết của các bên cùng cách thức chia sẻ thông tin và công nghệ, kèm với các trợ giúp và dịch vụ bổ sung, dẫn đến hiệu quả hợp tác giữa các bên cũng khác nhau Đặc điểm của các bậc quan hệ này đã được mô tả kỹ lưỡng ở ngay chương đầu của học phần này

❖Quản trị quan hệ NCCKhông phải tất cả các nhà cung cấp đều giống nhau; mặc dù nhiều NCC mong muốn có mối quan hệ thân thiết hơn với DN bên mua, nhưng chỉ một số ít thực sự đảm bảo được cam kết đem lại giá trị gia tăng cho cả 2 bên Thuật ngữ quản trị quan hệ nhà cung cấp (Supplier Relationship Management=SRM) bao hàm các quyết định thể hiện mức độ can thiệp vào các mối quan hệ nào cần thiết của DN bên mua với các nhà cung cấp, xét dưới gócđộ quan điểm bao quát, dài hạn và năng động

Cụ thể hơn, quản trị quan hệ NCC được định nghĩa là cách tiếp cận hệ thống để đánh giá các NCC đầu vào cho DN, xác định đóng góp của NCC vào thành công của DN và phát triển chiến lược để tối đa hóa giá trị và cơ hội từ họ, cân đối với mục tiêu chung của CCU Để quản trị quan hệ NCC thành công, DN cần lưu ý cân đối cả 3 yếu tố, là 3 cạnh của 1 tamgiác đều, đó là: Con người; Quy trình; Công nghệ

❖Vai trò của quản trị quan hệ NCCVới mục tiêu là tạo ra và duy trì mối quan hệ gắn bó, đáng tin cậy, cho phép chia sẻ lợiích chung, kèm với mong muốn các bên cùng học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau, đầu tư cho công tác quản trị quan hệ NCC có thể đóng góp vai trò như sau:

 Tìm kiếm NCC tốt Chủ động xây dựng và phát triển các mối quan hệ phù hợp Chia sẻ lợi ích chung với NCC

 Thúc đẩy cải tiến chất lượng, năng suất Hạn chế rủi ro

 Chi phí hợp lý, giá trị cao nhấtTừ đó giúp DN và các thành viên trong chuỗi cung ứng cùng gia tăng lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường

I.1.2 Phân loại nhà cung cấp và các loại hình quan hệ nhà cung cấp

Doanh nghiệp thường mua vật liệu/dịch vụ/thiết bị từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trong chuỗi cung ứng Để có thể quản lý tốt mạng lưới các nhà cung cấp đa dạng, doanh nghiệp thường sắp xếp và phân loại nhà cung cấp theo nhiều tiêu thức khác nhau:

 Theo quyền sở hữu: Nhà cung cấp nội bộ và nhà cung cấp bên ngoài Theo vị trí địa lý: Nhà cung cấp nội địa và nhà cung cấp quốc tế Theo thời điểm cung ứng: Nhà cung cấp hiện tại và nhà cung cấp tiềm năng Theo mức độ và loại hình quan hệ: bình thường, được ưa thích, quan trọng, chiến

lượcCác nhà cung cấp rất khác nhau ở Chi phí – Chất lượng; Công nghệ – chủng loại; Quy mô; Độ tin cậy; Tính linh hoạt và Mức độ rủi ro và đóng góp giá trị giă tăng cho doanh nghiệp và toàn bộ CCU ở mức độ khác nhau

❖Phân loại NCC theo loại hình quan hệTheo loại hình quan hệ, từ đơn giản đến phức tạp, từ lỏng lẻo đến gắn kết, chúng ta có4 nhóm nhà cung cấp với các mức độ như sau:

Trang 7

Quan hệ với nhà cung cấpbình thường

Quan hệ ngắn hạn, giaodịch với quy mô nhỏ,không thường xuyên

Quan hệ tác nghiệp, nhà cung cấp thường chỉ làm theo các điều khoản hợp đồng, không có hoặc có rất ít tương tác, ngoài việc traođổi về các yêu cầu đã được ký kết trong hợp đồng cungứng

Quan hệ với nhà cung cấpđược ưa thích Nhà cung cấp được ủyquyền hoặc được lựa chọn

ưu tiên so với các nhà cungcấp khác

Quan hệ tác nghiệp giữa 2 bên, chủ yếu tương tácqua việc truyền đạt yêu cầukỹ thuật trong hợp đồng, nhưng ở mức độ cao hơn, có điều chỉnh khi cần thiết, có kiểm soát kỹ hơn trước mua và có thể mua tập trung với đơn hàng lớn hơn

Quan hệ với nhà cung cấpquan trọng

Nhà cung cấp có năng lực đáp ứng công việc mà doanh nghiệp không làm được, do đó việc chuyển đổi sang nhà cung cấp là không dễ dàng

Mối quan hệ chiến thuật, việc lựa chọn chính xác nhà cung cấp có thể ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Quá trình làm việc giữa hai bên có thể có sự tham gia của nhân sự kỹ thuật và thiết kế của doanh nghiệp bên mua với nhân sự của nhà cung cấp Việc duy trì và phát triển tốt quan hệ với nhà cung cấp nhóm này giúp giảm thiểu rủi ro và đem lại lợi ích chocả đôi bên

Quan hệ với nhà cung cấpchiến lược Doanh nghiệp bên mua cùng làm việc liên tục với

nhà cung cấp chiến lược, đôi bên cùng chia sẻ hệ thống thông tin, cùng nhau lập kế hoạch đến triển khai các hoạt động tác nghiệp

Mối quan hệ chiến lược dàihạn, cộng tác gần gũi,đồng bộ, và phụ thuộc lẫn nhau, cùng nhau hiện thực hóa mục tiêu phát triển sản phẩm mới và gia tăng giá trị

❖Phân loại NCC trong quan hệ thuê ngoàiTrường hợp thuê ngoài trong chuỗi cung ứng, khi nhà cung cấp chịu trách nhiệm cho 1hoặc vài nhiệm vụ/chức năng mà trước kia doanh nghiệp tự làm, các mối quan hệ cũng có

Trang 8

thể phân loại theo 3 hoặc 4 mức độ khác nhau Ở đâu, số lượng mức độ quan hệ không quantrọng, mà chúng ta tập trung chủ yếu vào bản 49 chất của mối quan hệ đó Ví dụ, có thể phân biệt các mối quan hệ trong thuê ngoài hoạt động trong chuỗi cung ứng như sau:

 Quan hệ giao dịch (tác nghiệp): Nhà cung cấp thực hiện 1 gói công việc riêng biệt, không

liên quan tới quá trình sản xuất - kinh doanh (Bếp ăn; Trồng cây; Xử lý rác thải sinh hoạt ) Quan hệ hợp tác (chiến thuật): Nhà cung cấp thực hiện dịch vụ chuyên môn, có liên

quan tớiquá trình sản xuất - kinh doanh (Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp; Trung tâmDVKH; Thiết kế và vận hành hệ thống thông tin…)

 Quan hệ đồng bộ (chiến lược): Nhà cung cấp thực hiện dịch vụ chuyên môn cao, liênquan nhiều tới quá trình sản xuất - kinh doanh (Gia công; Lắp ráp; Đóng gói;

Logistics )❖Quang phổ quan hệ

Có thể dùng từ “quang phổ” (spectrum) để mô tả một dải tất cả các mối quan hệ đadạng giữa DN người mua và nhà cung cấp, trong đó 1 đầu bên trái chỉ mối quan hệ cộng táctheo giao dịch và đầu bên phải thể hiện mối quan hệ cộng tác đồng bộ

Quang phổ hệ giữa Doanh nghiệp (người mua) và Nhà cung cấp ( người bán):

Trang 9

Đặc điểmCộng tác giao dịchCộng tác đồng bộ

Số lượng nhà cung cấp Nhiều Một hoặc vài nhà cung

cấp

Chất lượng Kiểm tra khi nhận hàng Thiết kế trong hệ thống

Đóng góp vào sản phẩm mới

Trang 10

Lợi thế cạnh tranhThấpCao

Trong những năm 1990 của thế kỷ 20 trở lại đây, quan hệ giữa doanh nghiệp người muavà nhà cung cấp tập trung nhiều hơn vào việc cộng tác vì lợi ích chung Giảm bớt các mốiquan hệ mang tính giao dịch Phần nhiều dừng ở mối quan hệ có tính chiến thuật Các mục tiêumua và cung ứng có thể bao gồm tiêu chuẩn hóa và hợp nhất khối lượng hàng hóa tiêu chuẩn,chẳng hạn như đối với vật tư gián tiếp (MRO) và hình thành các hợp đồng dài hạn với mộtnguồn duy nhất Với một vài nhà cung cấp quan trọng và đặc biệt, doanh nghiệp bên mua cóthể xây dựng liên minh chiến lược, phát triển mối quan hệ đồng bộ cho các chương trìnhchung liên quan đến chất lượng, chi phí và cải tiến liên tục quy trình vận hành Các mục tiêuđược đo lường và so sánh với kết quả về lợi thế cạnh tranh của cả người mua và nhà cung cấpvào sự tự tin từ các nhà cung cấp cũng như của các thành viên khác trong chuỗi, cần có sự rõràng và mạch lạc về các mối quan hệ quan trọng đối với doanh nghiệp, cần xây dựng được mốiquan hệ cộng tác bậc cao với nhà cung cấp tốt để cùng nhau tạo khác biệt, kèm với tương tácgần gũi và tin cậy với các đối tác có đóng góp lớn và cụ thể cho doanh nghiệp Sau đây là quátrình bao gồm 3 nội dung lớn và có thể thực hiện theo trật tự xác định: Đánh giá – Khích lệ –Cải thiện và phát triển quan hệ nhà cung cấp

1.1.3 Tương quan quyền lực giữa người mua và nhà cung cấp

Quyền lực là khả năng của cá nhân hay tổ chức gây tác động đến thái độ và hành vi củacá nhân/tổ chức khác, buộc họ phải phục tùng ý chí của mình

Quyền lực có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:Theo chủ thể, có Quyền lực cá nhân (nhà vua, tổng thống, thủ tướng); Quyền lực tổ chức(đảng chính trị, chính phủ, đoàn thể);

Quyền lực cộng đồng (giai cấp, dân tộc, nhân loại).Theo hình thức, có Quyền lực pháp lý; Quyền lực áp đặt; Quyền lực khen thưởng; Quyềnlực chuyên môn; Quyền lực tham chiếu

Ma trận quyền lực giữa người mua và nhà cung cấpQuyền mặc cả (Bargaining power) thể hiện năng lực kiểm soát và tác động đến thái độvà hành vi của người khác, tạo ra lợi thế hoặc sự phụ thuộc trong giao dịch và tình huống mua bán

Quyền mặc cả/quyền thương lượng được thể hiện rõ nét và trực quan trong ma trận quyền lực (Cox model power matrix), trong đó trục tung cho biết sức mạnh của mua (từ thấp đến cao) và trục hoành thể hiện sức mạnh của nhà cung cấp (từ thấp đến cao) Theo matrận này, tương quan quyền mặc cả giữa người mua và Nhà cung

cấp có thể: Cân bằng giữa 2 bên mua và bán (độc lập tương đối với nhau). Có thể nghiêng về phía người mua (người mua thống trị). Cũng có thể nghiêng về phía người bán (người bán thống trị). Chi phí chuyển đổi và chi phí tìm kiếm phương án thay thế

Trang 11

Tương quan quyền lực giữa người mua và Nhà cung cấp - Dịch chuyển của bên mua

Lộ trình 1: Tăng tỷ trọng mua; Tăng số Nhà cung cấp; Đảm bảo minh bạch.1 Lộ trình 2: Gắn bó đối tác tốt, chia sẻ công nghệ; Cùng sáng tạo sản phẩm/ dịch vụ

Trang 12

2 Lộ trình 3: Tìm sp thay thế; Tiêu chuẩn hóa vật liệu; Hạ điều kiện lựa chọn Nhà cung cấp; Giảm chi phí tìm kiếm.

3 Lộ trình 4: Tăng số Nhà cung cấp; Thay Nhà cung cấp; Giảm kiểm soát của Nhà cung cấp đối với nguồn lực, tài sản khác

4 Lộ trình 5: Gia tăng sự phụ thuộc của Nhà cung cấp với doanh nghiệp Tiêu chuẩn hóa vật liệu

5 Lộ trình 6: Gia tăng sự phụ thuộc của Nhà cung cấp với doanh nghiệp Tăng tỷ trọng mua

Nhà cung cấp cũng không muốn bị quá phụ thuộc vào DN bên mua và cũng sẽ nỗ lực dịch chuyển để đạt được vị thế thuận lợi hơn trên thị trường cung ứng

1.2 Đánh giá và phát triển quan hệ nhà cung cấp

1.2.1 Đánh giá nhà cung cấp

Phương pháp đánh giá: bao gồm cả không chính thức đến chính thức, chủ quan và khách quan Sử dụng phương pháp nào và phối hợp cách thức đánh giá ra sao là tùy thuộc vào mỗi DN và cân nhắc phù hợp với từng nhóm NCC với mức độ quan hệ khác nhau, quantrọng là phải nhất quán với các tiêu chí được thiết lập khi lựa chọn nhà cung cấp

 Nhà cung cấp tạm thời, tính chất giao dịch ngắn hạn: Đánh giá và kiểm tra chất lượng vật liệu/hàng hóa/dịch vụ vào thời điểm giao nhận và chuyển giao quyền sở hữu

Trang 13

 Đối tác thường xuyên: Ngoài việc kiểm định khi nhận hàng, doanh nghiệp thường có các buổi sát hạch định kỳ, xác định sự phù hợp với định hướng của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai

 Đối tác quan trọng: Với các Nhà cung cấp trong nhóm này thì có thể miễn kiểm lúcgiao nhận, bởi chất lượng vật liệu/hàng hóa đã được đánh giá ngay từ đầu nguồn, tại nhà máy và phân xưởng của Nhà cung cấp, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và điều kiện cung ứng và được chứng nhận đạt chuẩn quốc gia hoặc chuẩn quốc tế

 Đối tác chiến lược: Đây là nhóm Nhà cung cấp đặc biệt và quan trọng nhất, cung cấpnhững vật tư thiết yếu nhất và có giá trị cao trong tổng chi phí sản xuất - kinh doanh Các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp:

 Chất lượng hàng hóa/ dịch vụ: phải luôn đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng đề ra, không có hoặc rất ít sản phẩm lỗi, hỏng

 Giao hàng: đúng tiến độ, đúng vị trí theo lịch trình đã cam kết  Chi phí: giá cả và tổng chi phí phù hợp sẽ thúc đẩy việc hợp tác lâu dài, cùng nhiềuphương thức thanh toán khác nhau sẽ giúp thuận lợi hơn trong việc giao dịch

 Mức dự trữ: đảm bảo mức dự trữ đầy đủ tại kho của Nhà cung cấp để có thể linh hoạt đáp ứng doanh nghiệp nếu phát sinh đơn hàng mới

 Đổi mới: về công nghệ và quy trình, theo kịp những tiến bộ về khoa học-kỹ thuật  Uy tín của nhà cung cấp: được coi như điều kiện cần khi đánh giá một nhà cung cấp có tốt hay không, đồng thời là sự đảm bảo nhất định về độ tin cậy cung ứng

Bên cạnh những tiêu chí cơ bản và mang tính chất quyết định nêu trên, DN có thể đưa ra các tiêu chí bổ sung trong quá trình đánh giá Nhà cung cấp và có thể chia làm 2 nhóm:

 Khía cạnh kinh tế (Tuân thủ yêu cầu; Đơn hàng hoàn hảo; Giảm chi phí; Ý tưởng mới; Vật liệu mới)

 Khía cạnh xã hội (Làm việc nhóm; Chia sẻ nguồn lực; Ứng dụng CNTT; Mức độ rủi ro; Trách nhiệm xã hội)

1.2.2 Cải thiện và phát triển quan hệ nhà cung cấp

Việc cải thiện và phát triển quan hệ Nhà cung cấp được tiến hành theo các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào tầm quan trọng của Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp và loại hình cộng tác giữa đôi bên:

Trang 14

 Nhà cung cấp tạm thời: Doanh nghiệp không đầu tư thời gian và công sức để thay đổi và cải thiện Nhà cung cấp ở bậc này, mà chỉ đơn giản là lựa chọn Nhà cung cấp đạt chuẩn để đặt hàng

 Nhà cung cấp thường xuyên: Doanh nghiệp sẽ cùng làm việc với Nhà cung cấp để đạt được những thay đổi và cải thiện nhỏ, đáp ứng tốt hơn về sản phẩm và quy trình cung ứng

 Đối tác quan trọng: Hai bên cùng đầu tư để cải thiện nhiều hơn, điều chỉnh mạnh mẽ hơn, hoàn thiện hơn không chỉ về sản phẩm và quy trình, mà có thể cùng nâng cấp hệ thống thông tin, xác lập cơ chế tiếp nhận và xử lý đơn hàng tự động v.v

 Đối tác chiến lược: Với các nhà cung cấp đặc biệt này, 2 bên sẽ cùng nhau đột phá và tiến bộ vì mục tiêu chung, có thể cùng nhau đầu tư vào công nghệ mới cho dù có xác suất rủi ro nhất định, cùng nhau thiết kế và thử nghiệm sản phẩm/dịch vụ mới…

Nhà cung cấp đạt yêu cầu (tạm thời): Tận dụng bối cảnh cạnh tranh để đấu thầu và đám phán chiến thuật, cố gắng đạt mức giá và dịch vụ tốt nhất từ nhóm NCC này

 Nhà cung cấp tốt (đối tác thường xuyên): Là những Nhà cung cấp được chọn lọc, đảm bảo chất lượng, chi phí, dịch vụ giao hàng một cách ổn định và nhất quán

 Nhà cung cấp được ưa thích (đối tác quan trọng): Hai bên cùng nhau hoạch định vàsắp xếp thứ tự ưu tiên cho các quy trình tác nghiệp, có thể chia sẻ nhân sự và làm việc chung theo nhóm với mục tiêu cụ thể

 Nhà cung cấp đặc biệt (đối tác chiến lược): Là nhà cung cấp duy nhất cho 1 loại vậtliệu/dịch vụ xác định, 2 bên có thể cùng nhau hoạch định chiến lược, thậm chí cùng nhau thành lập liên doanh

Trang 15

Cải thiện và phát triển quan hệ NCC - khích lệ:  Khích lệ Nhà cung cấp ở khía cạnh vật chất: Nâng hạn ngạch mua; Ký hợp đồng dài hạn; Đẩy mạnh việc miễn kiểm sp; Đưa Nhà cung cấp vào kế hoạch đào tạo và cải thiện.

 Khích lệ Nhà cung cấp ở khía cạnh tinh thần: Danh hiệu “Nhà cung cấp tốt nhất của năm”; Biểu dương tại hội nghị Nhà cung cấp; Ghi nhận nỗ lực cống hiến của Nhà cung

cấp đối với lợi thế cạnh tranh của toàn bộ chuỗi cung ứng Cải thiện và phát triển quan hệ NCC – các yếu tố cần lưu ý:

 Giao tiếp (Communication): Tăng cường thông tin và phản hồi, tích cực bàn bạc vàliên lạc qua lại với NCC dựa trên sự thẳng thắn, trung thực và kịp thời là cách rút ngắn khoảng cách giữa DN và đối tác

 Cam kết (Commitment): Cam kết thực hiện dự án cải thiện NCC Khi cả 2 bên camkết cống hiến hết mình cho việc hợp tác và cải thiện mối quan hệ ngày càng gắn bó và bền vững hơn thì DN sẽ không chỉ an tâm bởi đã có người san sẻ trách nhiệm công việc mà còn tránh những bất đồng có thể xảy ra

 Thỏa hiệp (Compromise): Điều chỉnh và thay đổi linh hoạt vì lợi ích chung, chủ động và thích ứng để hài hòa quyền lợi giữa đôi bên dựa trên sự thấu hiểu và tương trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh

Trang 16

1.3 Mục tiêu, vai trò của công tác mua và quản trị nguồn cung 1.3.1 Mục tiêu Mục tiêu chiến lược:

 Chất lượng dịch vụ phù hợp: Đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất liên tục, ổn định  Tổng chi phí sở hữu thấp: Tối ưu hóa tổng chi phí vật liệu, thiết bị và các chi phí khác

 gia tăng tổng giá trị: Thỏa mãn nhu cầu khách hàng và thích nghi với biến động thị trường

 Phát triển quan hệ nhà cung cấp: Xây dựng duy trì phát triển mối quan hệ, giảm rủi ro tiếp cận công nghệ Mục tiêu chiến thuật:

 Đúng chất lượng: Chất lượng đảm bảo ổn định đúng yêu cầu  Đúng số lượng: Không thiếu hàng, không ứ đọng, không quá tải  Đúng thời gian: Kịp thời, đúng hạn, rút ngắn chu kì mua

 Đúng giá: Mức giá hợp lí với doanh nghiệp và với nhà cung cấp  Đúng nhà cung cấp: Lựa chọn nhà cung cấp đạt yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ

1.3.2 Vai trò

 Vai trò truyền thống:

1 Được coi là hoạt động dịch vụ cho sản xuất, tác nghiệp tập trung vào công việc giấy tờ hóa đơn hành chính như xử lý đơn đặt hàng, hợp đồng, thanh toán và báo cáo Giúp theo dõi và quản lí thông tin liên quan đến mua hàng một cách hiệu quả

2 Quản lí chất lượng: kiểm soát chất lượng đầu vào, đảm bảo rằng các hàng hóa và dịch vụ được cung cấp đáp ứng yêu cầu chất lượng đã được đặt ra

3 Thúc đẩy chia sẻ thông tin và giao vật liệu: đảm bảo thông tin liên quanđến kế hoạch sản xuất, lượng tồn kho và các yêu cầu khác được chia sẻ một cách hiệu quả giữa các bên giúp tăng sự đồng thuận và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lậpkế hoạch cũng như điều phối hoạt động

4 Thử nghiệm thị trường qua chào hàng cạnh tranh: giúp xác định được các nhà cung cấp có khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ với chất lượng tốt và giá cả hợp lí nhất

5 Thương lượng giá cả: cho phép các doanh nghiệp đàm phán và đạt được giá cả tốt hơn so với giá ban đầu Giúp tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

 Vai trò mới

Trang 17

1 Hoạch định cắt giảm chi phí: xem xét các khoản chi phí liên quan đến mua sắm và quản lí nguồn cung, giúp hiểu rõ các khoản chi phí này và xác định đượcnhững chi phí có thể giảm thiểu

2 Đánh giá nhà cung cấp và hoàn thiện: đánh giá dựa trên chất lượng và hiệu suất nhà cung cấp mang lại từ đó đưa ra những quyết định lựa chọn nhà cung cấp đúng đắn

3 Phát triển nhà cung cấp: thiết lập các cơ chế liên lạc, giao tiếp và hợp tác để tạo ra một môi trường làm việc tốt và tăng cường sự tin tưởng, cam kết giữa hai bên

4 Phát triển vật liệu mới: xem xét tính năng kỹ thuật, khả năng sử dụng giúp đưa ra quyết định về việc áp dụng vật liệu mới trong quá trình sản xuất

5 Hành chính và thương lượng: xử lí các thủ tục hành chính liên quan đến mua hàng và quản lí nguồn cung cấp Bên cạnh đó giúp hỗ trợ đàm phán và thương lượng về giá cả, điều khoản hợp đồng, giải quyết tranh chấp

II.TÌNH HUỐNG DELL

II.1.Giới thiệu công ty Dell2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Dell là thương hiệu của công ty Dell Incorporated (Dell Inc), là một công ty đa quốcgia của Mỹ chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực phát triển và thương mại hóa công nghệ máy tính.Hiện nay, công ty có trụ sở đặt tại Round Rock, Texas, Hoa Kỳ Các dòng sản phẩm chínhcủa Dell phải kể đến là máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy chủ, netbook, thiết bị ngoạivi, máy in, tivi, máy quét, thiết bị lưu trữ, điện thoại thông minh Dell là một trong nhữngthương hiệu lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại Ở Việt Nam, đây cũng là một trongnhững thương hiệu được người dùng săn đón nhất nhờ vào chất lượng và độ bền đã đượckiểm chứng trong quá trình hình thành và phát triển Lịch sử hình thành và phát triển củaDell nhìn chung được chia thành 3 giai đoạn:

* Giai đoạn hình thành và phát triển vượt bậc:

Khi là sinh viên năm nhất trường Đại học Tổng hợp Texas, Michael Saul Dell đã kiếmtiền bằng cách tự lắp ráp và bán ra những máy tính có cấu hình tương tự máy tính của IBM(gã khổng lồ về thiết bị máy tính lúc này) với giá rẻ hơn rất nhiều, công việc này khiến ôngnhận ra việc mà chính mình yêu thích nên ông đã bỏ đại học và thành lập Dell vào năm1984 với số vốn vỏn vẹn 1000USD

Máy tính do Dell lắp ráp dựa theo từng yêu cầu khác nhau của từng khách hàng nênDell có thể bán cho khách hàng với giá thấp hơn nhiều so với các công ty khác Lúc nàyDell nhanh chóng trở thành nhà phân phối lớn nhất về máy tính cá nhân thông qua đườngbưu điện Năm 1985, doanh số của Dell là 6 triệu USD và đẩy lên 40 triệu USD vào năm1986 Dell nhận ra công ty đang phát triển và phình ra với tốc độ chóng mặt nên cần có cáccộng sự với kinh nghiệm quản lý các công ty và tập đoàn lớn Điều này khiến Dell chiêu mộ

Trang 18

hàng loạt nhân sự từ các đối thủ cạnh tranh Vào năm 1987, Dell bắt đầu xây dựng các nhàmáy sản xuất của riêng mình và bắt đầu xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng trên toànnước Mỹ và bắt đầu cung cấp các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng tận nhàcho các sản phẩm của chính mình Cũng vào năm 1987, Dell đã mở văn phòng đầu tiên củamình tại Anh, mở đầu cho công cuộc chinh phục thế giới Vào cuối năm 1987 phần lớn cácchuyên viên marketing mà Dell lôi kéo được từ Tandy đã bị buộc phải thôi việc hoặc tự rútlui vì những bất đồng quan điểm trong kinh doanh Dell nhanh chóng cải tổ lại và nâng cấphệ thống dịch vụ hỗ trợ khách hàng của mình vào cuối năm 1988 Bên cạnh đó nhà sản xuấtnày cho ra đời 3 model PC mới của mình, mở thêm văn phòng tại Canada và bắt đầu cungcấp dịch vụ cho thuê máy tính.

Những năm cuối thế kỷ 20 đầu của thế kỷ 21 được xem là khoảng thời gian “trongmơ” của Dell với những bước nhảy vọt cả về công nghệ, doanh thu và thị phần trong ngành.Bên cạnh đó, Dell còn phát triển thêm sang mảng game khi mua lại thương hiệu Alienware.Giữa đỉnh cao đó, Michael Dell bất ngờ từ chức CEO và nhường lại quyền quản lý choKevin Rollins vào năm 2004, đánh dấu thời kỳ đi xuống của Dell

* Giai đoạn suy thoái:

Một năm sau khi Michael Dell từ chức, lợi nhuận và doanh thu của Dell vẫn tiếp tụctăng nhưng tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng của công ty lại giảm đáng kể Nguyênnhân của sự tăng trưởng chậm này bắt nguồn từ sự bão hòa của thị trường máy tính, lợi thếvề giá bán và chất lượng của Dell đã không còn trước sự nổi lên của Acer và HP khi cáchãng này bắt kịp được Dell nhờ vào việc cải tiến công nghệ sản xuất

Lúc này doanh thu của Dell phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất máy tính thay vì nghiêncứu và thâm nhập vào các mảng kinh doanh khác ngoài PC như lưu trữ, dịch vụ và máy chủtrong khi thị trường PC dần bão hòa buộc Dell phải giảm giá thành sản phẩm Bên cạnh đóDell có mức chi tiêu tương đối thấp cho hoạt động nghiên cứu (R&D) so với các đối thủnhư IBM, HP và Apple Hạn chế lớn nhất của Dell ngay cả trong giai đoạn phát triển vượtbậc của mình là dịch vụ khách hàng

Việc phát triển quá nhanh vào thời điểm ban đầu vượt quá cơ sở hạ tầng của hãng cóthể đáp ứng đã ảnh hưởng không nhỏ đến khách hàng và khiến người dùng quay lưng lạivới Dell ngày một nhiều hơn Trong thời gian này, Dell nhận hàng loạt sự chỉ trích củangười dùng về chất lượng sản phẩm Tháng 8/2006, hãng đã phải thu hồi hàng loạt pin máytính do sự cố một chiếc laptop của hãng bốc cháy Năm 2006 cũng là năm đầu tiên đánh dấumức tăng trưởng chậm hơn so với toàn bộ ngành công nghiệp PC của nhà sản xuất này Tớiquý 4/2006, Dell bị tước mất danh hiệu nhà sản xuất PC lớn nhất thế giới vào tay đối thủHP

Khủng hoảng nói tiếp khủng hoảng, điều này khiến ban lãnh đạo công ty phải đưa rahàng loạt các biện pháp nhằm thay đổi tình hình Tháng 1/2007, Rollins từ chức CEO saunhững thất bại nặng nề mà công ty phải gánh chịu, người thay thế ông lúc này chính làMichael Saul Dell

* Giai đoạn trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ:

Trang 19

Ngay sau khi quay lại vị trí CEO, Michael Saul Dell đã đưa ra hàng loạt các chínhsách nhằm vực dậy công ty Năm 2013, Michael Dell quyết định mua lại toàn bộ cổ phiếucủa Dell trên thị trường để biến Dell thành công ty tư nhân Giá trị của thương vụ đó rơi vàokhoảng 24,4 tỷ USD Vào năm 2015, ông đưa ra quyết định mạo hiểm nhất cũng như thànhcông nhất trong đời là mua lại EMC với giá 67 tỷ USD Cuộc sáp nhập kinh điển này củaDell khiến giới công nghệ toàn cầu ngả mũ và đã cứu công ty khỏi cuộc thoái trào máy tínhPC.

Michael Saul Dell ngỏ ý mua lại công ty vào năm 2008 nhưng gặp thất bại do cuộckhủng hoảng tài chính toàn cầu Năm 2015, ông và Egon Durban, đồng sáng lập quỹ SilverLake, thường xuyên gặp gỡ các giám đốc điều hành EMC trên toàn thế giới để thuyết phụchọ nhượng lại EMC Vào thời điểm đó, dưới sự giúp đỡ của Jamie Dimon, tỷ phú kiêmCEO ngân hàng lớn nhất nước Mỹ JPMorgan Chase, thương vụ chuyển nhượng khổng lồ trịgiá 67 tỷ USD đã được thực hiện

Sau thương vụ, Dell nhanh chóng hưởng thành quả khi giá trị Vmware tăng vọt lên 50tỷ USD và trở thành “cây hái tiền” cho gã khổng lồ Mỹ Sau khi hoàn tất việc sáp nhập,Dell đã được tổ chức lại với một công ty mẹ mới là Dell Technologies; các doanh nghiệpcho người tiêu dùng và máy trạm của Dell được gọi nội bộ là Nhóm Giải pháp Khách hàngDell, và là một trong ba đơn vị kinh doanh chính của công ty cùng với Dell EMC vàVmware

Hiện nay tập đoàn Dell vẫn nằm dưới quyền của nhà Dell dù đã nhiều lần lên sàn.Michael Dell cũng là một trong những nhà sáng lập hiếm hoi vẫn đang điều hành tập đoàncủa mình

Các sản phẩm của Dell bao gồm: Máy tính xách tay

 Pocket PC Máy tính bàn Màn hình máy tính Chip xử lý

II.1.2 Thành tựu đạt được

Sau gần 40 năm hoạt động, thương hiệu Dell đã gặt hái được nhiều thành tựu rực rỡtrong từng bước đường phát triển của mình Tiên phong là công ty máy tính hàng đầu trongviệc thiết kế các sản phẩm thân thiện với môi trường và giảm thiểu tối đa tác hại tới môisinh, Dell luôn hướng tới việc phát triển công nghệ song hành với việc tạo ra một tác độngxã hội tích cực, đảm bảo cho một cuộc sống tiện nghi và liên tục đổi mới cho con người

Trang 20

* Các giải thưởng về công nghệ:

- Nhà cung cấp bán hàng trực tiếp tốt nhất năm 2017 - Tại hội chợ CES 2018 – Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng thế giới Dell vinh dựđược nhận 87 giải thưởng

- Giải vàng cho giải pháp an ninh thông tin của ISPG - Dell luôn dẫn đầu với những sản phẩm được thiết kế với tính năng độc đáo nêncũng đã ra đời nhiều mẫu sản phẩm tạo tiếng vang lớn và đạt nhiều giải lớn/ nhỏ trongngành công nghiệp máy tính

* Giải thưởng về phát triển bền vững:

- Dell được vinh danh trong danh sách “Thay đổi thế giới” (2017) của tạp chíFortune

- CES (Triển lãm điện tử tiêu dùng) 2018: Dell nhận giải thưởng sáng tạo cho giảipháp môi trường

- Đến nay Dell đã tái chế hàng trăm tỷ tấn sản phẩm - Quan điểm phát triển bền vững luôn được Dell theo đuổi, mọi sản phẩm của hãngđều mang tính năng có thể tái chế và thân thiện với môi trường

* Đóng góp cho xã hội:

Dell không đóng góp quỹ công ty cho các ứng cử viên chính trị, quốc gia hoặc các ủy ban chính trị khác Dell đã thành lập một quỹ riêng và khuyến khích nhân viên của mình tích cực tham gia vào quỹ này Mỗi năm tổng số tiền từ thiện của Dell lên tới chục triệu đô la và nhân viên của Dell tham gia hoạt động tình nguyện hơn 3 triệu giờ

* Bảng xếp hạng các thương hiệu laptop trong 2020 Dell xếp hạng số 2 chỉ sau ASUS

Trang 21

2.2 Chuỗi cung ứng của Dell2.2.1 Những thành viên quan trọng trong chuỗi cung ứng Dell

Mỗi thành phần trong chuỗi cung ứng đều có những vai trò của họ Việc tổ chức và quản lý tốt các thành phần này sẽ đem lại những giá trị to lớn cho doanh nghiệp, Dell là mộtví dụ điển hình cho sự thành công đó:

Hình 2.1: Sơ đồ chuỗi cung ứng của Dell

Các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng của Dell bao gồm: Nhà cung cấp, nhà lắp ráp và cuối cùng là khách hàng Trong bài thảo luận, mô hình chuỗi cung ứng của Dell mà nhóm phân tích là bán hàng trực tiếp cho khách hàng CTO (Configuration to Order – Khách hàng được yêu cầu cấu hình máy) hay MTO (Make to Order – Sản xuất theo đơn đặt hàng) Đây là mô hình đã tạo nên sự thành công cho Dell, với mô hình này Dell đã bỏ qua các nhà phân phối và các nhà bán lẻ

* Nhà cung cấp:

Dell đã xây dựng được mối quan hệ rất tốt và bền vững với các nhà cung cấp của mình Việc thiết lập mối quan hệ gần gũi với đối tác cung cấp này cho phép Dell đạt lợi nhuận tối đa mà không cần phải đáp ứng đầu tư hàng tỷ đồng để tự mình thực hiện các hoạt động sản xuất

Dell yêu cầu các nhà cung cấp thiết lập hệ thống hàng hóa gần các cơ sở lắp đặt của hãng Việc này cho phép công ty liên kết với các nhà kho chứa hàng thời gian thực để có thểvận chuyển con số chính xác các bộ phận được yêu cầu trong thời gian ngắn Dell xây dựng một sự giao tiếp liên tục với các nhà sản xuất linh kiện

Một số nhà cung cấp linh kiện, phần mềm chính của Dell gồm có:Intel:

Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thành lập năm 1968 tại Santa Clara, California,Hoa Kỳ Intel sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, các mạng và các thiết bị máy tính khác Ban đầu, Intel là nhà sản xuất bộ nhớ SRAM và DRAM Đây là công ty tiên phong, tạo nền móng cho các nhà sản xuất chip bộ nhớ sau

Ngày đăng: 23/09/2024, 10:06

w