1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên Đề báo cáo quản lý chuỗi cung Ứng chuỗi cunh Ứng của dell và lợi Ích khi Áp dụng lean manufacturing (sản xuất tinh gọn) vào chuỗi cung Ứng

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyên Đề Báo Cáo Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Chuỗi Cung Ứng Của Dell Và Lợi Ích Khi Áp Dụng Lean Manufacturing (Sản Xuất Tinh Gọn) Vào Chuỗi Cung Ứng
Tác giả Võ Đinh Bằng, Dương Thiên Tứ, Trương Thúy Hà Vy, Phạm Văn Khiêm, Thạch Thị Đa
Người hướng dẫn Nguyễn Đoan Trinh
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 435,57 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƯỜNG BÁCH KHOA CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CHUỖI CUNH ỨNG CỦA DELL VÀ LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING SẢN XUẤT TIN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRƯỜNG BÁCH KHOA



CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

CHUỖI CUNH ỨNG CỦA DELL VÀ LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG LEAN MANUFACTURING (SẢN XUẤT TINH GỌN) VÀO CHUỖI CUNG ỨNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

3 Trương Thúy Hà Vy B2304358

Trang 2

Tháng 11/2024

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Đoan Trinh.Trong suốt quá trình học và nghiên cứu học phần Quản lý chuỗi cung ứng, nhómchúng em đã nhận được sự hướng dẫn tận tâm và sự hỗ trợ quý báu từ cô Nhờnhững kiến thức và kinh nghiệm cô chia sẻ, nhóm đã có thể hoàn thành bài báo cáo

về đề tài: Công ty Dell Inc

Dù đã cố gắng hết sức, nhưng vì giới hạn về kiến thức và kinh nghiệm, bài báo cáocủa chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót Chúng em rất mong nhận được những góp ý

từ cô để có thể cải thiện và nâng cao chất lượng bài làm

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

Trang 5

MỤC LỤC

CHƯƠNG I 6

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 6

1.1 Lý do chọn đề tài 6

1.2 Đối tượng nghiên cứu 6

1.3 Mục đích nghiên cứu 6

1.4 Phương pháp nghiên cứu 7

CHƯƠNG II 8

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 8

2.1 Giới thiệu tổng quan về Dell 8

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 8

2.1.2 Thị trường của Dell 9

2.2 Chuỗi cung ứng của Dell 11

CHƯƠNG III 14

LEAN MANUFACTURING VÀ LỢI ÍCH CỦA LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL 14

3.1 Ứng dụng Lean Manufacturing vào chuỗi cung ứng của Dell 14

3.1.1 Khái niệm: 14

3.1.2 Ứng dụng Lean Manufacturing: 14

3.2 Lợi ích khi áp dụng Lean Manufacturing vào chuỗi cung ứng của dell16 3.2.1 Giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa chi phí 16

3.2.2 Cải thiện chất lượng sản phẩm và hiệu quả vận hành 18

3.2.3 Tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường 18

3.3 Đánh giá hiệu quả của Lean manufacturing trong chuỗi cung ứng của Dell 19

3.3.1 Ưu điểm 19

3.3.2 Nhược điểm 20

3.3.3 Những hiệu quả đạt được khi thực hiện Lean Manufacturing trong chuỗi cung ứng của Dell 20

3.3.4 Đánh giá hiệu quả của Lean Manufacturing so với các phương pháp khác 21

3.3.5 Giải pháp để cải thiện và tối ưu hóa Lean Manufacturing trong chuỗi cung ứng 22

CHƯƠNG IV 23

KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 23

4.1 Kết luận 23

4.2 Kiến nghị 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Trụ sở chính của Dell 8

Hình 2.1.2(1): Ảnh minh hoạ 1 sản phẩm của Dell 9

Hình 2.1.2(2): Cuộc họp trong 1 doanh nghiệp ở Dell 10

Hình 2.2(1): Ảnh sơ đồ chuỗi cung ứng của Dell 11

Hình 2.2(2): Chu trình của mô hình kinh doanh trực tiếp 12

Hình 3.1.1: Lean Manufacturing 14

Hình 3.1.2(1): Just-in-Time 14

Hình 3.1.2(2): ERP 14

Hình 3.1.2(3): Cải tiến liên tục 15

Hình 3.2.1(1): Bản đồ luồng giá trị 17

Hình 3.2.1(2): Hệ thống tồn kho của Dell 17

Trang 8

sự lãng phí Nhưng những mô hình này chưa được tối ưu vì có trường hợp khi giảmđược chi phí sản xuất thì lại làm giảm chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến danhtiếng của công ty Vì vậy các doanh nghiệp luôn tìm kiếm các giải pháp có thể vừacắt giảm chi phí, vừa rút ngắn thời gian sản xuất mà không làm ảnh hưởng đến chấtlượng sản phẩm.

Từ đó sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) ra đời và trở thành lựa chọnhàng đầu nhờ khả năng giảm thiểu hầu hết các lãng phí và nâng cao hiệu quả trongquy trình sản xuất Mô hình này giúp doanh nghiệp loại bỏ các hoạt động không tạo

ra giá trị, giảm chi phí, tối ưu hóa lao động và giảm tồn kho Không chỉ dừng lại ởviệc tối ưu hóa nguồn lực, sản xuất tinh gọn còn giúp doanh nghiệp dễ dàng thíchnghi với biến động của thị trường, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu thay đổi của kháchhàng Đặc biệt, với triết lý cải tiến liên tục (Kaizen), sản xuất tinh gọn còn khuyếnkhích sự tham gia chủ động của nhân viên trong việc cải thiện quy trình và nâng caochất lượng sản phẩm Chính những yếu tố này làm cho sản xuất tinh gọn trở thànhchiến lược phát triển bền vững mà các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn

Do đó nên Nhóm 3 học phần Quản lý chuỗi cung ứng đã quyết định nghiêncứu đề tài “Chuỗi cung ứng của Dell và lợi ích khi áp dụng Lean Manufacturing(sản xuất tinh gọn) vào chuỗi cung ứng.”

1.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: “Chuỗi cung ứng của Dell và lợi ích khi áp dụngLean Manufacturing (sản xuất tinh gọn) vào chuỗi cung ứng.”

1.3 Mục đích nghiên cứu

Là phân tích chuỗi cung ứng của Dell trong bối cảnh áp dụng sản xuất tinhgọn (Lean Manufacturing) Nghiên cứu nhằm hiểu rõ cách thức hoạt động và cácyếu tố cấu thành chuỗi cung ứng của Dell, đồng thời khám phá các nguyên tắc sản

Trang 9

xuất tinh gọn mà công ty áp dụng để tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu lãng phí vànâng cao hiệu quả hoạt động Từ đó, nghiên cứu sẽ cung cấp những kiến thức giá trịcho các doanh nghiệp khác về việc áp dụng mô hình chuỗi cung ứng tinh gọn, giúp

họ cải thiện năng lực cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu trong đề tài này là:

- Phân tích số liệu: Dựa trên các số liệu mà công ty cung cấp

- Nghiên cứu chuyên sâu: Hiểu cách công ty áp dụng Lean Manufacturing

- So sánh: So sánh công ty Dell với các công ty khác và đánh giá điểm mạnh,yếu của Dell

Trang 10

CHƯƠNG II

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

2.1 Giới thiệu tổng quan về Dell

Dell Inc là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, đượcthành lập vào năm 1984 bởi Michael Dell Công ty nổi bật với mô hình kinh doanhtrực tiếp cho phép khách hàng tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu của họ Điều nàykhông chỉ giúp Dell tạo ra sự kết nối chặt chẽ với người tiêu dùng mà còn tối ưuhóa quy trình sản xuất và phân phối

Trụ sở chính của Dell Technologies tọa lạc tại: Round Rock, Texas, Hoa Kỳ,đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành các hoạt động toàn cầu của công ty,bao gồm nghiên cứu và phát triển, sản xuất và quản lý dịch vụ khách hàng

Hình 2.1: Trụ sở chính của Dell.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Dell Computer Corp được Michael Dell thành lập năm 1984

- Năm 1993, Dell trở thành một trong 5 nhà sản xuất máy tính hàng đầu thếgiới

- Năm 1995, Dell đã chiếm 3% thị phần máy tính cá nhân trên toàn thế giới

và phát triển lên mạnh cho đến ngày nay

- Năm 1996, Dell ra mắt website thương mại điện tử cung cấp cho người tiêudùng khả năng đặt hàng trực tuyến

Trang 11

- Những những năm đầu tiên của thế kỉ 21, Dell liên tục phát triển nhiều loạisản phẩm và đồng thời mua lại Perot Systems, gia tăng sự hiện diện trong lĩnh vựcdịch vụ công nghệ thông tin.

- Năm 2013, trở thành công ty tư nhân sau khi Michael Dell cùng với các nhàđầu tư khác mua lại công ty với giá 24,4 tỷ USD Sau đó mua lại EMC, trở thànhcông ty công nghệ hàng đầu về lưu trữ và điện toán đám mây

- Trong năm 2020, Dell đứng thứ hai trên thế giới về thương hiệu laptop chỉsau Asus

2.1.2 Thị trường của Dell

- Quy mô thị trường: Dell là một trong những công ty công nghệ lớn nhất

thế giới, với sự hiện diện toàn cầu và nhiều phân khúc sản phẩm Các sản phẩmchính của Dell bao gồm: máy tính xách tay, Pocket PC, máy tính bàn, màn hìnhmáy tính, chip xử lý

Hình 2.1.2(1): Ảnh minh hoạ 1 sản phẩm của Dell.

+ Giải pháp IT doanh nghiệp: Các sản phẩm phần mềm và dịch vụ IT nhưgiải pháp đám mây, bảo mật mạng và quản lý hạ tầng

+ Thiết bị di động: Máy tính xách tay và tablet, nhắm đến người tiêu dùng vàdoanh nghiệp

- Đối tượng khách hàng:

+ Người tiêu dùng cá nhân: Từ sinh viên đến người dùng gia đình

+ Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cung cấp các giải pháp công nghệ theo nhu cầu

Trang 12

+ Doanh nghiệp lớn: Các giải pháp tích hợp cho quy mô lớn bao gồm cả dịch

vụ hỗ trợ và bảo trì

+ Cơ quan Chính phủ và Giáo dục: Cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các

cơ quan nhà nước và tổ chức giáo dục

- Xu hướng thị trường:

+ Chuyển đổi số: Sự tăng trưởng trong nhu cầu về giải pháp công nghệ thôngtin và dịch vụ đám mây

+ Làm việc từ xa: Sự gia tăng nhu cầu về thiết bị công nghệ cho làm việc từ

xa sau đại dịch COVID-19

+ Tăng cường bảo mật: Nhu cầu ngày càng cao về bảo mật thông tin và dữliệu

- Chiến lược tham gia thị trường:

+ Mô hình bán hàng trực tiếp: Dell nổi bật với mô hình bán hàng trực tiếpcho phép khách hàng tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu

+ Đổi mới và phát triển sản phẩm: Liên tục cải tiến sản phẩm và công nghệ

để đáp ứng nhu cầu thị trường

+ Hợp tác và đối tác: Thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp, đối táccông nghệ và các tổ chức để mở rộng thị trường

- Cạnh tranh:

+ Đối thủ chính: HP, Lenovo, Asus, Acer

+ Chiến lược cạnh tranh: Tập trung vào chất lượng sản phẩm và dịch vụkhách hàng; đổi mới công nghệ thường xuyên với các sản phẩm mới và cung cấpdịch vụ hậu mãi và hỗ trợ kỹ thuật tốt

- Văn hóa Doanh nghiệp:

Hình 2.1.2(2): Cuộc họp trong 1 doanh nghiệp ở Dell.

+ Khuyến khích sự đổi mới: Văn hóa doanh nghiệp thúc đẩy nhân viên đềxuất ý tưởng mới và cải tiến quy trình làm việc

Trang 13

+ Cam kết với khách hàng: Tập trung vào sự hài lòng của khách hàng và cảitiến liên tục trong dịch vụ

- Tài chính:

+ Doanh thu: Năm 2021, doanh thu đạt khoảng 94 tỷ USD

+ Lợi nhuận: Lợi nhuận ròng tăng trưởng nhờ vào doanh số bán hàng trựctuyến và dịch vụ

2.2 Chuỗi cung ứng của Dell

- Sơ đồ chuỗi cung ứng của Dell:

Hình 2.2(1): Ảnh sơ đồ chuỗi cung ứng của Dell.

- Giải thích: Chuỗi cung ứng của Dell được biết đến với mô hình

“Build-to-Order” (BTO), cho phép sản phẩm chỉ được sản xuất khi có đơn đặt hàng từ kháchhàng Mô hình này giúp giảm thiểu hàng tồn kho và đảm bảo rằng sản phẩm đượcsản xuất theo đúng yêu cầu của khách hàng

- Các bước thực hiện :

+ Khách hàng: Có thể truy cập trang web của Dell để tùy chỉnh sản phẩmtheo nhu cầu Hệ thống trực tuyến rất thân thiện với người dùng, khách hàng tự lựachọn được cấu hình phần cứng, màu sắc và các tính năng bổ sung

+ Nhà cung cấp: Dell duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp linhkiện, đảm bảo rằng linh kiện cần thiết luôn có sẵn và được giao đúng thời gian.Công ty cung cấp số liệu thực cho nhà cung cấp về tình trạng nhu cầu hiện tại, giúp

họ điều chỉnh sản xuất phù hợp Trong giai đoạn này, các đơn đặt hàng có thể đượcthực hiện theo các quy trình BTS, BTP, BTO và CTO

+ Nhà sản xuất: Sau khi tiếp nhận đơn hàng, Dell sẽ bắt đầu quy trình lắpráp Thời gian lắp ráp rất ngắn thường chỉ từ 2 đến 72 giờ nên Dell có thể đáp ứngnhanh chóng nhu cầu của khách hàng

Trang 14

+ Giao hàng: Sản phẩm hoàn thiện sẽ được giao trực tiếp đến tay khách hàng

mà không cần qua các nhà bán lẻ, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian Hệ thống theodõi đơn hàng cũng tạo điều kiện cho khách hàng biết được tình trạng đơn hàng củahọ

Hình 2.2(2): Chu trình của mô hình kinh doanh trực tiếp.

- Lợi ích của việc áp dụng mô hình BTO: Phân phối trực tiếp sản phẩm

đến tay khách hàng giúp tạo mối quan hệ trực tiếp giữa công ty với khách hàng ,đồng thời khách hàng có thể tự tay theo dõi đơn hàng một cách thuận tiện, nhanhchóng và dễ dàng đặt câu hỏi nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình giao hàng

- Quản lý rủi ro: Dell đã thiết lập loạt các rủi ro trong quá trình hoạt động

của mình, bao gồm:

+ Rủi ro gián đoạn cung cấp:

• Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với nhiều nhà cung cấp để đảm bảo không

bị phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất

• Duy trì tồn kho an toàn cho các linh kiện quan trọng

• Đầu tư vào công nghệ dự báo để giảm thiểu rủi ro do biến động nhu cầu

- Ngoài ra, Dell còn áp dụng một số công nghệ cho hoạt động chuỗi cung ứng của mình gồm có:

+ Hệ thống quản lý kho hàng (WMS): Theo dõi và quản lý hàng tồn kho mộtcách hiệu quả từ nhận hàng đến giao hàng

Trang 15

+ Hệ thống quản lý vận chuyển (TMS): Tối ưu hóa lộ trình giao hàng, giảmchi phí vận chuyển và thời gian giao hàng.

+ Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning): Tích hợp thông tin từ các

bộ phận khác nhau (bán hàng, sản xuất, tài chính) giúp quản lý quy trình sản xuất vàđơn hàng hiệu quả hơn

+ Công nghệ thông tin và phân tích dữ liệu: Sử dụng phân tích dữ liệu lớn đểtối ưu hóa quy trình sản xuất và cải thiện trải nghiệm khách hàng

+ Công nghệ tự động hóa: Áp dụng robot và tự động hóa trong quy trình lắpráp để tăng tốc độ sản xuất và giảm sai sót

Trang 16

CHƯƠNG III

LEAN MANUFACTURING VÀ LỢI ÍCH CỦA LEAN MANUFACTURING

TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL

3.1 Ứng dụng Lean Manufacturing vào chuỗi cung ứng của Dell

3.1.1 Khái niệm:

- Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn) là một

phương pháp quản lý tập trung vào việc tối ưu hóa quy

trình sản xuất và loại bỏ lãng phí

- Một số điểm chính của sản xuất tinh gọn gồm:

tư duy hướng về giá trị khách hàng, tinh gọn quy trình,

sự hoàn thiện và cải tiến liên tục, quản lý dựa trên dữ

liệu và thực tế

- Dell đã áp dụng nhiều nguyên tắc của Lean Manufacturing để cải thiện

chuỗi cung ứng của mình và việc áp dụng các nguyên tắc này, Lean Manufacturing

giúp các doanh nghiệp như Dell tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, cải

thiện chất lượng và đáp ứng nhu cầu khách hàng hiệu quả hơn

3.1.2 Ứng dụng Lean Manufacturing:

- Giảm thiểu hàng tồn kho:

+ Dell áp dụng chiến lược “Just-in-Time” (JIT), nghĩa là

hàng hóa chỉ được sản xuất khi cần thiết, không chỉ giúp giảm chi

phí lưu kho mà còn giảm thiểu rủi ro về hàng tồn kho không bán

được

+ Ví dụ: Khi một khách hàng đặt hàng một máy tính xách

tay tùy chỉnh, linh kiện sẽ được cung cấp ngay lập tức từ nhà cung cấp để lắp ráp,

thay vì dự trữ hàng tồn kho

- Tối ưu hóa quy trình sản xuất:

+ Dell sử dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource

Planning) để tự động hóa và tối ưu hóa quy trình sản xuất Hệ

thống cho phép theo dõi tình trạng đơn hàng, quản lý linh kiện

và lên kế hoạch sản xuất hiệu quả hơn

+ Ví dụ: ERP cung cấp thông tin tình trạng hàng tồn kho

lập tức, giảm thời gian chờ đợi, tối ưu hóa quy trình sản xuất

- Tăng cường mối quan hệ với nhà cung cấp:

Hình 3.1.2(2): ERP Hình 3.1.1: Lean Manufacturing.

Hình 3.1.2(1): Just-in-Time.

Trang 17

+ Dell thiết lập các hệ thống thông tin kết nối với nhà cung cấp để thông tin

được trao đổi nhanh chóng và chính xác Thời gian chờ đợi giảm và tăng cường khả

năng phản ứng với nhu cầu thị trường

+ Ví dụ: Dell và các nhà cung cấp sử dụng phân tích dữ liệu để theo dõi xu

hướng tiêu thụ và dự đoán nhu cầu trong tương lai Sự phối hợp này giúp cả hai bên

có thể lên kế hoạch sản xuất hiệu quả hơn, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt hoặc thừa

hàng

- Cải tiến liên tục:

+ Dell khuyến khích văn hóa cải tiến liên tục trong nội

bộ Nhân viên được khuyến khích đưa ra ý tưởng và giải

pháp để tối ưu hóa quy trình làm việc từ đó nâng cao hiệu

suất công việc

+ Ví dụ: Một nhóm kỹ sư đã phát triển một quy trình

mới trong lắp ráp, giúp giảm thời gian lắp ráp một sản phẩm

từ 4 giờ xuống còn 2 giờ

- Đánh giá hiệu quả:

+ Giảm chi phí: Sau khi áp dụng Lean Manufacturing, Dell đã giảm chi phí

sản xuất lên tới 20% trong vòng 5 năm

+ Tăng hiệu quả: Thời gian hoàn thành đơn hàng đã giảm từ trung bình 5

ngày xuống còn 2-3 ngày, cải thiện sự hài lòng của khách hàng

+ Chỉ số chất lượng: Tỷ lệ sản phẩm lỗi giảm từ 2% xuống còn 0.5%, cho

thấy chất lượng sản phẩm được cải thiện rõ rệt

- Thách thức:

+ Đào tạo nhân viên: Đảm bảo tất cả nhân viên hiểu và thực hành các nguyên

tắc Lean Manufacturing là một nhiệm vụ khó khăn

+ Chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp: Việc chuyển đổi từ văn hóa làm việc

truyền thống sang văn hóa Lean yêu cầu sự thay đổi tư duy

+ Quản lý chuỗi cung ứng phức tạp: Quản lý nhiều nhà cung cấp và đảm bảo

họ tuân thủ các nguyên tắc Lean có thể gặp khó khăn

+ Khó khăn trong việc đo lường hiệu quả: Đánh giá hiệu quả của việc áp

dụng Lean Manufacturing có thể phức tạp vì cần phải xác định các chỉ số đo lường

cụ thể và liên tục theo dõi

+ Thách thức về chi phí đầu tư: Đầu tư vào công nghệ và đào tạo để triển

khai Lean Manufacturing có thể tốn kém, đặc biệt trong giai đoạn đầu

Hình 3.1.2(3): Cải tiến liên tục.

Ngày đăng: 04/12/2024, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w