1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp Công nghệ may: Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm may tại nhà máy may Phù Mỹ- Công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm may tại nhà máy may Phù Mỹ- Công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Võ Hoài Quy, Lê Hoàng Anh Thư
Người hướng dẫn Th.S Mai Quỳnh Trang
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ may
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 11,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI (18)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (18)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (19)
    • 1.3 Đối tượng nghiên cứu (19)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (19)
    • 1.5 Nội dung nghiên cứu (19)
    • 1.6 Phương pháp nghiên cứu (20)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (21)
    • 2.1 Tổng quan về Nhà máy may Phù Mỹ - Công ty CP Vinatex Đà Nẵng (21)
      • 2.1.1 Giới thiệu về Nhà máy (21)
      • 2.1.2 Lịch sử hình thành Nhà máy (22)
      • 2.1.3 Quá trình phát triển của Nhà máy (24)
      • 2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy (27)
      • 2.1.5 Vốn kinh doanh và nguồn lực chủ yếu của Nhà máy (28)
      • 2.1.6 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của Nhà máy (29)
      • 2.1.7 Mặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm (31)
      • 2.1.8 Qui trình sản xuất của Nhà máy (34)
      • 2.1.9 Sơ đồ phân xưởng (37)
    • 2.2 Những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm tại (37)
      • 2.2.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của chất lượng sản phẩm trong (37)
      • 2.2.2 Đặc điểm và hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm (42)
      • 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm may mặc (45)
      • 2.2.4 Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm (49)
  • CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY MAY PHÙ MỸ - CÔNG TY CP VINATEX ĐÀ NẴNG (51)
    • 3.1 Khảo sát thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Nhà máy may Phù Mỹ - Công ty CP Vinatex Đà Nẵng (0)
      • 3.1.1 Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của Nhà máy (51)
      • 3.1.2 Quy định kiểm hàng của Nhà máy (58)
      • 3.1.3 Nội dung của các công tác kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy (60)
      • 3.1.4 Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm may của Nhà máy (70)
    • 3.2 Phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm may mặc tại Nhà máy may Phù Mỹ (73)
      • 3.2.1 Biên bản về một số vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm thông (73)
      • 3.2.2 Tình hình chất lượng sản phẩm may mặc tại Nhà máy (78)
      • 3.2.3 Đánh giá chung về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy May Phù Mỹ (0)
      • 3.2.4 Sự cần thiết của các công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy May Phù Mỹ (0)
    • 3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại Nhà máy may Phù Mỹ (86)
      • 3.3.1 Tăng cường kiểm tra thông số sản phẩm theo từng công đoạn để giảm thiểu sai sót tại Nhà máy May Phù Mỹ (86)
      • 3.3.2 Đào tạo, nâng cao tay nghề của công nhân và cán bộ quản lí chất lượng sản phẩm của Nhà máy (87)
      • 3.3.3 Đầu tư nâng cao kỹ thuật và trang thiết bị (88)
    • 3.4 Thực nghiệm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc Nhà máy (89)
      • 3.4.1 Chọn đối tượng thực nghiệm (89)
      • 3.4.2 Tiến hành thực hiện (92)
      • 3.4.3 Kết quả thực nghiệm (101)
    • 3.5 Đánh giá hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm may mặc Nhà máy may Phù Mỹ (0)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ (106)
    • 4.1 Kết luận (106)
    • 4.2 Kiến nghị (107)

Nội dung

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH S K L 0 1 3 5 0 9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ MAY KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY TẠI NHÀ MÁ

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp Sản phẩm có chất lượng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và thu được lợi nhuận cao hơn Công tác quản lý chất lượng sản phẩm là quá trình đảm bảo cho sản phẩm được sản xuất, cung cấp và sử dụng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng Công tác này bao gồm các hoạt động như:

‒ Xác định các yêu cầu chất lượng của sản phẩm

‒ Đảm bảo rằng các yêu cầu chất lượng được đáp ứng

‒ Cải thiện chất lượng sản phẩm

Công tác quản lý chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng đặc biệt đối với các công ty may, bởi các lý do sau:

‒ Ngành dệt may là ngành sản xuất hàng tiêu dùng, đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao Sản phẩm may mặc tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng, do đó cần đảm bảo về chất lượng, tính thẩm mỹ, độ bền,

‒ Ngành dệt may có tính cạnh tranh cao Các doanh nghiệp dệt may cần nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường

‒ Ngành dệt may có quy trình sản xuất phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều bộ phận, phòng ban Công tác quản lý chất lượng sản phẩm giúp đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi, giảm thiểu sai sót và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra

Vì những lý do trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm may tại Nhà máy may Phù Mỹ - Công ty CP Vinatex Đà Nẵng” để nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm may tại Nhà máy may Phù Mỹ, với mong muốn góp phần giúp nhà máy nâng cao chất lượng sản phẩm may, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và phát triển bền vững.

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:

- Tìm hiểu về Nhà máy may Phù Mỹ, thuộc Công ty CP Vinatex Đà Nẵng

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm may mặc

- Nghiên cứu các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm may mặc

- Khảo sát thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm may mặc tại Nhà máy may Phù Mỹ

- Phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm may mặc tại Nhà máy may Phù Mỹ

- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc Nhà máy may Phù Mỹ

- Thực nghiệm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc Nhà máy may Phù Mỹ.

Đối tượng nghiên cứu

- Công tác quản lý chất lượng sản phẩm may tại doanh nghiệp

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm may.

Phạm vi nghiên cứu

- Công tác quản lý chất lượng sản phẩm may tại Nhà máy may Phù Mỹ - Công ty CP Vinatex Đà Nẵng (Đường Quang Trung, thôn Trà Quang Nam, Thị trấn Phù Mỹ, Huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định), xưởng may I

- Thời gian thực hiện: Từ 12/2023 đến 06/2024

Nội dung nghiên cứu

- Chương 1: Tổng quan về đề tài

- Chương 2: Cơ sở lý luận

- Chương 3: Công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại nhà máy may Phù Mỹ - Công ty CP Vinatex Đà Nẵng

- Chương 4: Kết luận và kiến nghị.

Phương pháp nghiên cứu

ĐATN được thực hiện bởi các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu giáo trình, tài liệu, qui định về công tác quản lý chất lượng sản phẩm

- Phương pháp khảo sát: Khảo sát thực tế công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp làm cơ sở thực hiện nội dung đề tài

- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm 1 giải pháp đã đề xuất tại nhà máy.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan về Nhà máy may Phù Mỹ - Công ty CP Vinatex Đà Nẵng

2.1.1 Giới thiệu về Nhà máy

Hình 2.1 Bên ngoài Nhà máy May Phù Mỹ

- Tên doanh nghiệp: NHÀ MÁY MAY PHÙ MỸ

- Trụ sở: Quốc lộ 1A – Thị Trấn Phù Mỹ - Huyện Phù Mỹ -Tỉnh Bình Định

- Email: Mayphumy@vinatexdn.com.vn

- TK giao dịch: 112115 Tại ngân hàng AGRIBANK

- Giám đốc: Lê Quang Lương

- Nhà máy May Phù Mỹ là khối nhà máy trực thuộc công ty Cổ Phần VINATEX Đà Nẵng

Hình 2.2 Logo công ty Cổ Phần VINATEX Đà Nẵng

2.1.2 Lịch sử hình thành Nhà máy

Nhà Máy May Phù Mỹ là đơn vị thuộc công ty cổ phần VINATEX Đà Nẵng, gọi tắt là VINATEX Đà Nẵng.VINATEX Đà Nẵng là đơn vị thành viên của công ty dệt may Việt Nam được thành lập vào ngày 01/07/1992, với một xưởng thêu tự động, một xưởng may gồm: 350 công nhân và một cửa hàng cung ứng thiết bị phụ tùng ngành may Ngoài việc kinh doanh thương mại hoạt động may thêu gia công cho khách trong nước và ngoài nước, đơn vị còn cho đơn vị cá nhân khác gia công giúp cho việc giải quyết một phần lao động bị thất nghiệp trong xã hội

Trên đà phát triển mạnh mẽ và củng cố vị thế tại khu vực miền Trung, đến đầu năm

2002 theo quyết định số 299/QĐ/TTCP ngày 28/01/2002 của công ty dệt may Việt Nam sáp nhập chi nhánh dệt may Việt Nam tại Đà Nẵng với công ty dệt may Thanh Sơn và lấy tên gọi là công ty cổ phần VINATEX Đà Nẵng cho đến nay Sau khi nhận lời của Hội đồng Chủ tịch UBNN tỉnh Bình Định, một đoàn cán bộ cấp cao của tổng công ty dệt may Việt Nam do đồng chí Mai Hoàn Ân tổng Giám đốc công ty lúc bấy giờ dẫn đầu đến Thành phố Quy Nhơn để thăm và làm việc với UBNN tỉnh Bình Định theo chủ trương đẩy mạnh liên doanh, liên kết với địa phương trong cả nước để phát triển ngành công nghiệp dệt may do đồng chí Bùi Xuân Khu thứ trưởng bộ công nghiệp kết luận tại Hội nghị toàn quốc diễn ra tại Hà Nội ngày 06/03/2003 Một kết luận đã được thỏa thuận giữa UBNN tỉnh và tổng công ty dệt may Việt Nam trong chương trình nghị sự ghi lại trong phiên bản ngày 12/05/2003 là tổng công ty dệt may Việt Nam sẽ nhận đầu tư xây dựng một nhà máy tại một trong ba địa điểm sau: huyện An Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Mỹ và tổng công ty giao cho VINATEX Đà Nẵng trực tiếp làm chủ đầu tư Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế VINATEX Đà Nẵng chọn và xin phép đầu tư tại huyện Phù Mỹ Nhà Máy May Phù Mỹ chính thức đi vào hoạt động vào tháng 05/2005

Hình 2.3 Một số hình ảnh hoạt động trong nhà máy

2.1.3 Quá trình phát triển của Nhà máy

Trải qua những năm khó khăn ban đầu, hiện nay Nhà Máy đã có 14 dây chuyền may và 1100 công nhân với tổng số thiết bị là 436 thiết bị chuyên sản xuất các mặt hàng chủ yếu như: áo sơ mi, áo jacket, đồ thể thao Cùng với sự mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực cũng như thế giới, Nhà máy may Phù Mỹ đã không ngừng hoàn thiện, thay đổi máy móc, thiết bị, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm

Hoạt động trong cơ chế thị trường với sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước cũng như sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, Nhà máy đang ngày một phát triển và lớn mạnh không ngừng thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1 Chỉ tiêu liên quan đến sự phát triển của Nhà máy ĐVT:VND

STT Chi tiêu Năm 2022 Năm 2023 Chênh lệch

2 Chi phí quản lý DN 0 0 0

Trong đầu năm nay, Nhà máy May Phù Mỹ được coi là doanh nghiệp có số lao động đông nhất trên địa bàn huyện Phù Mỹ, Bình Định Sau thời gian nghỉ tết Nguyên Đán 2024, Nhà máy May Phù Mỹ (Chi nhánh Công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng) đã cùng nhau bắt tay vào hoạt động sản xuất đầu năm một cách sôi nổi và năng lượng Trong năm 2023 vừa qua, tuy hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy còn gặp nhiều khó khăn nhưng tính đến cuối năm thì Nhà máy vẫn đạt mức doanh thu là 7.000.000 USD và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước số tiền 13 tỷ đồng Dựa vào đó, Nhà máy vẫn đảm bảo duy trì các mức lương, thưởng chuyên cần và thưởng Tết cho công nhân viên tháng lương 13 Vào ngày mùng 7 Tết (âm lịch), ngày đầu tiên Nhà máy hoạt động trở lại, cán bộ, công nhân hứng khởi khi được ban lãnh đạo chúc Tết, tặng lì xì may mắn trong dịp đầu năm mới, tạo nên tinh thần thi đua lao động thật năng suất tại các chuyền, xưởng với tinh thần phấn khởi, hy vọng một năm mới có thể gặt hái được nhiều thành công

Hình 2.4 Dây chuyền công đoạn Cắt tại Nhà máy dịp đầu năm

Vào quý I đầu năm 2024, Nhà máy May Phù Mỹ đã tập trung sản xuất các mặt hàng chủ yếu chính là đồ bảo hộ lao động và các loại hàng đồ thể thao Các thị trường xuất khẩu hiện tại của Nhà máy chủ yếu sang các nước như: Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc Hiện nay nhà máy có 18 chuyền may phục vụ cho sản xuất và trong số đó có hơn 75% công nhân, lao động may có tay nghề cao Vào năm 2024, mặc dù được dự báo là tình hình sản xuất, kinh doanh của Nhà máy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng với kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất hàng may mặc thì Nhà máy May Phù Mỹ đã nỗ lực hết mình trong công cuộc tìm kiếm thị trường, ký kết được nhiều đơn hàng xuất khẩu lớn sang nhiều nước đến hết tháng 6/2024

Theo Ông An là giám đốc Nhà máy May Phù Mỹ cho biết rằng: Với tình hình đơn hàng kí kết khả quan trong thời gian tới, Nhà máy đã dự kiến sẽ tiếp tục cải tạo và mở rộng hệ thống nhà xưởng Với dự kiến này ban lãnh đạo cho biết là Nhà máy sẽ mở rộng thêm 5 chuyền sản xuất và tăng số lượng công nhân tuyển thêm trong năm nay là 250 người Về mặt hàng, nhà máy dự kiến phát triển thêm nhiều dòng hàng khác nhau như: Đồ bảo hộ Dệt kim để mở rộng thị trường xuất khẩu với mục tiêu đạt được tổng doanh thu 8.000.000 USD trong năm 2024 Để đạt được mục tiêu và kế hoạch mà Nhà máy đã đề ra, Nhà máy May Phù Mỹ chú trọng các nâng cao các giải pháp tạo ra môi trường sản xuất xanh, sạch, đẹp đảm bảo nghiêm ngặt các quy định về phòng chống cháy nổ Đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng các công nghệ tự động hóa, hiện đại hóa trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của Nhà máy, đồng thời tạo thêm việc làm cho nhiều lao động phổ thông trên địa bàn huyện Phù Mỹ, Bình Định

Với mục tiêu kế hoạch của Nhà máy, các giải pháp trong sản xuất kinh doanh đã vạch rõ vấn đề cần cải thiện, cùng với khí thế sản xuất phấn khởi đầu năm mới, Nhà máy May Phù Mỹ quyết tâm trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tăng trưởng doanh thu trong năm 2024

Bảng 2.2 Số liệu đánh giá năng xuất năm 2022-2023 của Nhà Máy

Tháng DOANH THU / THÁNG NĂNG SUẤT/ NGƯỜI /THÁNG

Hình 2.5 Biều đồ thể hiện năng xuất năm 2022-2023 của Nhà máy

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy a) Chức năng:

Ngoài việc khai thác và sử dụng lao động tại chỗ, góp phần mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh mặt hàng may mặc xuất khẩu của Nhà máy và của tỉnh nhà, Nhà máy còn đào tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng tích lũy kế cho đơn vị nói riêng và nền kinh tế nói chung b) Nhiệm vụ:

- Nhà Máy may Phù Mỹ có nhiệm vụ tổ chức SXKD đúng ngành nghề đăng ký, theo quy chế hoạt động của Nhà Máy trả nợ đúng hạn, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật

- Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ hạch toán, kế toán thống kê, thực hiện đúng chế độ báo cáo và chịu sự quản lý của các cơ quan ban ngành

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về các mặt hoạt động như: bảo hộ an toàn giao thông, vệ sinh công nghiệp, môi trường, an toàn thiên tai, an ninh trật tự trong Nhà máy, ở địa phương có chế độ chính sách đối với người sử dụng lao động như: BHXH, BHYT

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng năm NĂNG SUẤT/ NGƯỜI /THÁNG (USD)

Năm 2022 587 526 536 597 595 642 668 676 699 711 683 691 634 NĂNG SUẤT/ NGƯỜI /THÁNG (USD)

2.1.5 Vốn kinh doanh và nguồn lực chủ yếu của Nhà máy a) Vốn kinh doanh: Đây cũng là một nhân tố quan trọng nó quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi

DN Nếu DN có nguồn vốn kinh doanh lớn, nó sẽ là cơ sở để mở rộng hoạt động SXKD của mình Vốn góp cho DN mở rộng được cơ cấu mặt hàng, thị trường và đảm bảo sự cạnh tranh cao, có thể có ưu thế lâu dài trên thị trường

Bảng 2.3 Cấu trúc nguồn vốn của Nhà máy ĐVT: VNĐ

Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0

Nguồn: Phòng kế toán b) Nguồn lực chủ yếu của Nhà máy

- Lao động: Hiện nay, nhà máy có khoảng 1100 công nhân Nhà máy áp dụng thời gian làm việc theo giờ hành chính cho các công nhân

Bảng 2.4 Tình hình giá trị tài sản cố định của Nhà máy ĐVT: VND

Nguyên giá TCSD hữu hình 24 168 359 054 26 988 044 854

Hao mòn TSCD hữu hình 12 615 124 188 15 014 212 622

2.1.6 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị của Nhà máy a) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

- Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý phụ trách chung cho toàn Nhà máy, chịu trách nhiệm trước công ty và Nhà nước về hoạt động SXKD của Nhà máy

- Phó Giám đốc: Chịu sự chỉ đạo của Giám đốc, chịu trách nhiệm tham mưu chung cho Giám đốc về hoạt động SXKD

Những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm tại

2.2.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp a) Khái niệm chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm là một khái niệm rất rộng và phức tạp Nó phản ánh tổng hợp các nội dung liên quan đến kinh tế, kỹ thuật và xã hội Do đó, có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm, nó xuất phát từ những góc độ khác nhau nhằm giải quyết và thực hiện một số mục đích nhất định

Quan niệm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó Theo quan niệm này có một số khái niệm về sản phẩm như sau: Theo quan niệm của Liên Xô (cũ) thì : “Chất lượng là tập hợp những tính chất của sản phẩm chế định tính thích hợp của sản phẩm để thoả mãn những nhu cầu xác định phù hợp với công dụng của nó” Ngoài ra, con có một định nghĩa khác về chất lượng sản phẩm: “Chất lượng là một hệ thống đặc trưng nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm đó hoặc giá trị sử dụng của nó”

Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã được xác định trước

Quan niệm về chất lượng sản phẩm theo hướng thị trường đưa ra những khái niệm về chất lượng sản phẩm xuất phát và gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cơ bản của thị trường như: nhu cầu, cạnh tranh, giá cả Trong nhóm quan niệm này lại có những cách tiếp cận khác nhau:

- Xuất phát từ người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm được định nghĩa là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng

- Xuất phát từ mặt giá trị, chất lượng được hiểu là đại lượng đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm với chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó

- Xuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm thì chất lượng cung cấp những thuộc tính mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với các sản phẩm cùng loại trên thị trường

Những quan niệm về chất lượng sản phẩm theo hướng thị trường được đa số các nhà nghiên cứu và các doanh nhân tán đồng vì nó phản ánh đúng nhu cầu đích thực của người tiêu dùng, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, củng cố được thị trường và giữ được thành công lâu dài

Ngày nay, người ta thường nói đến chất lượng tổng hợp bao gồm chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm trong mỗi quan hệ, tạo ra sự liên kết chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao hàng và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực

Theo tiêu chuẩn ISO 9000 chất lượng sản phẩm được định nghĩa là: “Mức độ thoả mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”

Ta thấy rằng chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính kỹ thuật, kinh tế và thẩm mỹ nên có thể đứng trên nhiều góc độ khác nhau để xem xét Do đó để thuận lợi cho việc quản lý chất lượng sản phẩm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp có thể phân loại chất lượng sản phẩm thành các loại sau:

- Chất lượng thị trường: chất lượng thoả mãn nhu cầu mong đợi của khách hàng

- Chất lượng thành phẩm: chất lượng đảm bảo thảo mãn nhu cầu của một hoặc một số tầng lớp người nhất định

- Chất lượng phù hợp: Chất lượng đảm bảo theo đúng thiết kế hay tiêu chuẩn hóa quy định (còn gọi là chất lượng sản xuất)

Theo Ths Trần Thanh Hương, giảng viên trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật HCM

Khoa Thời Trang & Du Lịch cho biết: “Chất lượng sản phẩm hiểu một cách khái quát nhất là toàn bộ những tính năng của sản phẩm tạo nên sự hữu dụng của nó, được đặc trưng bằng những thông số kỹ thuật, những chỉ tiêu kinh tế có thể đo lường và tính toán được, nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định phù hợp với công dụng của sản phẩm” Ngoài ra, cô còn cho biết “Chất lượng sản phẩm được hình thành trong qúa trình sản xuất và được khẳng định, đánh giá đầy đủ trong quá trình sử dụng Vì vậy, khi nghiên cứu chất lượng sản phẩm cần phân biệt tính năng sản xuất, tính năng sử dụng của sản phẩm và mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau Tính năng sản xuất của sản phẩm là bao gồm toàn bộ những tính năng của sản phẩm hình thành trong quá trình thiết kế và được đảm bảo trong quá trình sản xuất Nó được gọi là chất lượng tiềm tàng của sản phẩm Tính năng sử dụng chỉ thể hiện ở những tính năng của sản phẩm có liên quan đến người sử dụng nhất định, tức là những tính năng nhằm thỏa mãn những nhu cầu xã hội cụ thể và được gọi là chất lượng thực tế của sản phẩm” b) Phân loại chất lượng sản phẩm:

Có nhiều cách để phân loại chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp, dưới đây là một số cách phổ biến:

Dựa trên quy định hiện có:

- Chất lượng chuẩn: Là mức độ chất lượng được xác định trước khi thực hiện sản xuất, dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế hoặc do doanh nghiệp tự quy định

- Chất lượng cho phép: Là mức độ chất lượng thấp nhất mà sản phẩm được phép có để được chấp nhận trong thị trường Mức chất lượng này thường được quy định bởi các cơ quan quản lý nhà nước hoặc do doanh nghiệp tự đặt ra

- Chất lượng thực tế: Là mức độ chất lượng thực tế của sản phẩm được đánh giá sau khi sản xuất, dựa trên kết quả kiểm tra, đo lường

Dựa trên mục tiêu cần đạt được:

- Chất lượng thiết kế: Là giá trị chất lượng của sản phẩm được hình thành từ quá trình nghiên cứu thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh

- Chất lượng tuân thủ thiết kế: Là mức độ chất lượng sản phẩm đạt được so với các tiêu chí thiết kế đã đề ra

Dựa trên giá trị hướng tới:

- Chất lượng tuyệt hảo: Là mức độ chất lượng tốt nhất có thể đạt được với trình độ khoa học - kỹ thuật tại thời điểm đó

- Chất lượng tối ưu: Là mức độ chất lượng mà sản phẩm có thể đạt được khi bị chi phối bởi yếu tố chất lượng và mức giá mà khách hàng chấp nhận

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể phân loại chất lượng sản phẩm dựa trên các tiêu chí khác như:

- Phân loại theo loại sản phẩm: Sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp, sản phẩm dịch vụ,

- Phân loại theo thị trường mục tiêu: Thị trường cao cấp, thị trường tầm trung, thị trường bình dân,

- Phân loại theo vòng đời sản phẩm: Giai đoạn giới thiệu, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn trưởng thành, giai đoạn suy thoái

Việc phân loại chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định được vị trí của sản phẩm trên thị trường, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Lưu ý: Việc phân loại chất lượng sản phẩm cần phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và sản phẩm Doanh nghiệp cần thường xuyên đánh giá và cập nhật hệ thống phân loại chất lượng sản phẩm để đảm bảo phù hợp với thị trường và nhu cầu của khách hàng c) Vai trò của chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công và phát triển của doanh nghiệp:

CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY MAY PHÙ MỸ - CÔNG TY CP VINATEX ĐÀ NẴNG

Phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm may mặc tại Nhà máy may Phù Mỹ

Biên bản đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân

Biên bản đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân

Biên bản đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân

Hình 3.8 Một số biên bản đào tạo và hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân

Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu chuyền

Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu chuyền

Hình 3.9 Một số biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu chuyền

3.2.2 Tình hình chất lượng sản phẩm may mặc tại Nhà máy a) Tình hình chất lượng bán thành phẩm ở xưởng cắt:

Phân xưởng cắt là nơi tiến hành cắt bán thành phẩm theo định mức và kế hoạch cắt cụ thể bằng biểu cắt bán thành phẩm do phòng kỹ thuật chuyển cho kho phát nguyên phụ liệu theo định mức Công việc cắt bán thành phẩm gồm các bước sau:

- Nhận nguyên phụ liệu từ kho về theo biểu cắt bán thành phẩm, kiểm tra lại khổ vài và ký hiệu

- Tiến hành trải vải theo chiều dài được quy định trong bản giác mẫu và biểu cắt bán thành phẩm

- Xoa phần lên bản giác để in xuống bản vài, sau đó dùng mẫu bia vẽ lại cho chính xác rồi dùng máy động cắt thành từng màng và đưa lên máy cắt tĩnh để pha thành các chi tiết bán thành phẩm

- Bán thành phẩm được đưa xuống bản thợ phụ để đánh số thứ tự để tránh nhầm lẫn khi may

- Sau khi đánh số, bán thành phẩm được đóng gói và nhập kho bán thành phẩm, sau đó cấp phát lên phân xưởng may theo kế hoạch

- Công đoạn cắt bán thành phẩm rất quan trọng bởi vì sản phẩm may có đẹp hay không một phần cũng là do chất lượng của khẩu cắt bán thành phẩm Quản lý tốt được được khâu này sẽ tạo tiền đề tốt cho công đoạn may hoàn thiện sản phẩm đạt năng suất và chất lượng cao hơn Mặt khác, ở khâu này cần phải chú ý đến tính kế hoạch và tính đồng bộ Bởi một sản phẩm may có nhiều chủng loại nguyên phụ liệu như vải chính, vải lót, vải phối do vậy khi cắt phải đồng bộ cả chính, phụ và lót để phân xưởng may tiến hành sản xuất được trôi chảy

Hình 3.10 Công nhân làm việc ở phân xưởng cắt Để đánh giá công việc của phân xưởng cắt ta hãy xem bảng tổng kết tình hình chất lượng bản thành phẩm trong hai năm qua:

Bảng 3.1 Tình hình chất lượng bán thành phẩm tại Nhà máy

Nguồn: Bộ phận kế hoạch

Do đặc điểm của công việc cắt ở phân xưởng là nếu bán thành phẩm bị cắt hỏng ở cỡ to thì có thể sửa chữa cắt lại theo cỡ nhỏ hơn, nếu trong trường hợp lỗi cắt quá nặng hoặc không thể chuyển được sang cỡ nhỏ hơn thì mới cho vào loại phế phẩm Số phế phẩm này sẽ được chuyển đổi ra mét để yêu cầu quản đốc phân xưởng lập biên bản hỏng sau đó trình bày với phó giám đốc phụ trách phân xưởng để yêu cầu thủ kho cung cấp vải mới thay thế

Nhìn vào bảng tổng kết ta thấy tỷ lệ bản thành phẩm hỏng phải sửa chữa cũng như tỷ lệ phế phẩm là chấp nhận được và ngày càng thể hiện được sự cải thiện Tuy nhiên, về chất lượng bán thành phẩm cắt để phục vụ tốt cho công đoạn may thì vẫn cần phải được nâng cao hơn nữa vì các bán thành phẩm vẫn chưa được cắt chính xác tuyệt đối mà thường cắt quá rộng hoặc quá hẹp so với paton (mẫu) Các bán thành phẩm này tuy không bị coi là phế phẩm nhưng đã gây không ít khó khăn cho phân xưởng may thậm chí còn làm giảm chất lượng thành phẩm may

Số lượng vải cắt theo qui định đối với từng loại vải đã được ghi rõ theo như hướng dẫn tác nghiệp của phòng kỹ thuật Thông thường đối với loại vải khó cắt thì một máy cắt có thể cắt 30-40 lớp vải, còn vài dễ cắt thì được 80-100 lớp vải, các lô vải thường dài 20m với khổ rộng 1,5m Tuy nhiên, do nhu cầu của tiến độ công việc cần gấp cũng như thói quen làm ẩu của một số công nhân đã không tuân thủ về số lượng cắt, đã cho cắt với quá nhiều lớp vải dẫn đến bán thành phẩm cắt bị xô lệch, nhăn dúm, đường cắt không đảm bảo đúng Số lượng công nhân cắt các năm gần đây thường vào khoảng trên

100 người với bậc thợ trung bình 2,8 Phân xưởng cắt luôn có quản đốc là người có kinh nghiệm, có bậc thợ từ bậc 4 trở lên b) Tình hình chất lượng bán thành phẩm ở xưởng may:

- Hiện nay, trang thiết bị máy móc phục vụ công đoạn may đang dần được hiện đại hoá với nhiều loại máy tiên tiến Công việc chính của phân xưởng may bao gồm phó quản đốc phân xưởng đi lĩnh hàng bán thành phẩm theo tiến độ kế hoạch, phụ trách kỹ thuật của phân xưởng đi lấy mẫu paton và quy trình may ở phòng kỹ thuật, sau đó về kiểm tra khớp lại paton lần nữa và phát mẫu cho công nhân may Người công nhân may lấy dấu và kiểm tra bán thành phẩm theo mẫu này rồi dựa vào mẫu và quy trình may để hoàn thiện sản phẩm Trong quá trình sản xuất, thường thì một phân xưởng chia làm 3 tổ với mỗi tổ là một dây chuyền sản xuất bao gồm khoảng 60 máy may và những may chuyên dùng khác với số công nhân khoảng trên 75 người

- Người phụ trách dây chuyền là tổ trưởng tổ quản lý sản xuất chịu trách nhiệm phân chuyển, bố trí lao động sao cho phù hợp với từng mã hàng Do vậy, người tổ trưởng có kinh nghiệm quản lý, có tay nghề chuyên môn cao, có nhiệt tình công tác thì sẽ quản lý tốt dây chuyền sản xuất đạt năng suất cao Khi sản phẩm may xong sẽ được làm vệ sinh công nghiệp và được kiểm tra chất lượng của tổ kiểm tra dây chuyền Mỗi sản phẩm lại được kiểm tra lần nữa bởi bộ phận KCS của công ty Có nhiều mã hàng còn có cả người đại diện khách hàng kiểm tra trực tiếp tại phân xưởng Những sản phẩm đạt chất lượng sẽ được chuyển sang khâu nhồi bông và trang trí sản phẩm c) Tình hình chất lượng sản phẩm chung của nhà máy:

Nhà máy may Phù Mỹ - Công ty CP Vinatex Đà Nẵng sản xuất nhiều sản phẩm khá đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức mẫu mã Công ty đã nhận thức được chất lượng là vấn đề sống còn, là công cụ cạnh tranh hữu hiệu của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Hiện nay tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều được đảm bảo về chất lượng, được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuất xưởng, bên cạnh đó công ty cũng không đưa ra bán các sản phẩm thứ cấp hay sản phẩm kém chất lượng Với đặc điểm sản phẩm là mặt hàng may do đó sau quá trình sản xuất mà bị hỏng như: lỗi chỉ, lỗi đường may đều phải huỷ bỏ hoặc sửa chữa hoàn chỉnh lại tuy nhiên hầu hết chỉ có một số bán thành phẩm hỏng mới có thể sửa chữa lại được Công ty luôn cố gắng giảm tối đa tỷ lệ sản phẩm hỏng để giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm

Bảng 3.2 Bảng chất lượng thực tế của công ty

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2022 Năm 2023

Số sản phẩm sản xuất Sản phẩm 5.355.634 6.233.354

Số sản phẩm sai hỏng Sản phẩm 20.343 16.254

Nguồn: Bộ phận kế hoạch

Từ bảng trên ta thấy tỷ lệ sai hỏng về sản phẩm đã giảm dần theo các năm nhờ việc kiểm soát chặt chẽ nguyên vật liệu đầu vào nên công ty hầu như không gặp nhiều trục trặc về chất lượng do khâu chuẩn bị nguyên vật liệu Hơn nữa, nhờ sự cố gắng nỗ lực và sự quản trị đúng đắn của cán bộ công nhân viên trong công ty mà tỷ lệ phế phẩm của công ty tương đối nhỏ và ngày càng được hạn chế

Trong những năm gần đây, công ty đã đầu tư một lượng máy móc thiết bị khá hiện đại, các dây chuyền vẫn còn pha trộn giữa thủ công và máy móc nhưng cũng góp phần đáng kể cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Mỗi dây chuyền sản xuất, ngoài những công nhân của phân xưởng được bố trí thêm kỹ sư phụ trách về kỹ thuật nhằm đảm bảo cho dây chuyền hoạt động liên tục và khắc phục những sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Cán bộ KCS còn thường xuyên theo sát quá trình sản xuất để nắm bắt tình hình chất lượng, kịp thời ngăn ngừa sản phẩm kém chất lượng xuất xưởng và đến tay người tiêu dùng Tuy nhiên vấn đề chất lượng của công ty vẫn còn nhiều tồn tại Mặc dù sản phẩm hỏng đã giảm đi rất nhiều nhưng kết quả vẫn chưa phải là tối ưu chẳng hạn như: tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu còn cao do công ty vẫn còn duy trì một số lượng máy móc thiết bị đã cũ gây nên hiện tượng lỗi đường may trong quá trình sản xuất Hơn nữa, về vấn đề công nhân sản xuất trực tiếp thì trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp trong sản xuất của họ chưa cao nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra Để hiểu cụ thể hơn tình hình chất lượng sản phẩm của công ty ta sẽ đi xem xét tình hình chất lượng ở từng phân xưởng

3.2.3 Đánh giá chung về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy May Phù Mỹ

Sau quá trình tìm hiểu về quy trình cũng như là chất lượng sản phẩm của Nhà máy May Phù Mỹ Chúng tôi rút ra một số ý kiến như sau:

- Chất lượng sản phẩm là một thước đo quan trọng về giá trị của sản phẩm Về chất lượng sản phẩm tại nhà máy, được nhận thấy độ chỉnh chu về hình dạng, kiểu dáng, chất lượng đường may của sản phẩm Tuy nhiên về tỷ lệ phế phẩm vẫn còn đáng phải cân nhắc

- Có sự liên kết chặt chẽ và nhịp nhàng trong các khâu sản xuất

- Có sự kiểm tra kỹ lưỡng về quá trình nhập và đưa nguyên phụ liệu vào quá trình sản xuất

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại Nhà máy may Phù Mỹ

3.3.1 Tăng cường kiểm tra thông số sản phẩm theo từng công đoạn để giảm thiểu sai sót tại Nhà máy May Phù Mỹ

Nhà máy nên áp dụng kiểm tra thông số trong các công đoạn, thành phẩm may để cho ra thành phẩm chính xác nhất Có thể giúp Nhà máy: a) Đảm bảo chất lượng sản phẩm:

- Kiểm tra thông số giúp đảm bảo sản phẩm may đạt đúng kích thước, kiểu dáng, màu sắc và các yêu cầu kỹ thuật khác theo quy định

- Việc kiểm tra kỹ lưỡng giúp phát hiện và loại bỏ những sản phẩm lỗi, đảm bảo chất lượng đồng đều cho toàn bộ lô hàng b) Tăng cường sự hài lòng của khách hàng:

- Khách hàng sẽ hài lòng khi nhận được sản phẩm may chất lượng tốt, đáp ứng đúng yêu cầu của họ

- Việc kiểm tra kỹ lưỡng giúp giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm lỗi, tránh gây thất vọng cho khách hàng và ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu c) Nâng cao hiệu quả sản xuất:

- Việc kiểm tra thông số giúp phát hiện sớm các sai sót trong quá trình sản xuất, từ đó có thể kịp thời điều chỉnh và sửa chữa để tránh lãng phí nguyên vật liệu và thời gian

- Kiểm tra kỹ lưỡng cũng giúp nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất d) Tăng cường uy tín thương hiệu:

- Doanh nghiệp chú trọng kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ tạo dựng được uy tín với khách hàng

- Uy tín thương hiệu tốt giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường e) Tuân thủ các quy định về chất lượng

- Nhiều quốc gia có quy định về chất lượng sản phẩm may mặc, doanh nghiệp phải tuân thủ để xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường này

- Việc kiểm tra thông số giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng các quy định về chất lượng, tránh bị phạt hoặc thu hồi sản phẩm

3.3.2 Đào tạo, nâng cao tay nghề của công nhân và cán bộ quản lí chất lượng sản phẩm của Nhà máy

Việc đào tạo nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp may là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp may mặc Đào tạo có thể giúp cán bộ công nhân viên nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết, từ đó tăng cường hiệu suất làm việc và chất lượng sản phẩm Dưới đây là một số lợi ích của việc đào tạo nâng cao tay nghề trong doanh nghiệp may:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Đào tạo giúp cán bộ công nhân viên hiểu rõ quy trình sản xuất và áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để tạo ra sản phẩm chất lượng cao Điều này có thể tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường

- Tăng hiệu suất làm việc: Khi cán bộ công nhân viên được đào tạo tốt, họ có thể làm việc hiệu quả hơn, giảm thiểu lỗi và lãng phí Điều này có thể dẫn đến tăng năng suất sản xuất và giảm chi phí

- Gia tăng kiến thức và kỹ năng: Đào tạo giúp cán bộ công nhân viên nắm bắt những kiến thức và kỹ năng mới nhất trong ngành công nghiệp may Họ có thể học các phương pháp làm việc tiên tiến, quy trình công nghệ mới, sử dụng các công cụ và máy móc hiện đại, từ đó cải thiện khả năng làm việc của mình

- Động viên và giữ chân nhân viên: Việc đầu tư vào đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên cho thấy sự quan tâm và tôn trọng từ phía doanh nghiệp Điều này có thể tạo động lực cho nhân viên, giúp họ cảm thấy được định vị và phát triển trong công việc Đồng thời, việc có chính sách đào tạo tốt cũng có thể giữ chân nhân viên tài năng trong doanh nghiệp

- Đáp ứng xu hướng công nghiệp 4.0: Ngành công nghiệp may mặc đang chuyển mình theo hướng công nghiệp 4.0 với sự áp dụng của công nghệ thông tin và tự động hóa Đào tạo nâng cao tay nghề giúp cán bộ công nhân viên thích ứng với những thay đổi này và sử dụng hiệu quả các công cụ và công nghệ mới

Qua đó, việc đầu tư vào đào tạo nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp may mang lại nhiều lợi ích về chất lượng sản phẩm, hiệu suất làm việc và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

3.3.3 Đầu tư nâng cao kỹ thuật và trang thiết bị Để sản xuất được tối ưu nhất có thể thì việc đầu tư đổi mới các trang thiết bị hiện đại cho doanh nghiệp là rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích quan trọng Dưới đây là một số lý do chính vì sao việc đầu tư đổi mới các trang thiết bị hiện đại là cần thiết:

- Nâng cao hiệu suất và năng suất: Các trang thiết bị hiện đại thường có tính năng và công nghệ tiên tiến hơn, giúp cải thiện hiệu suất và năng suất làm việc Chúng có thể thực hiện các tác vụ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn, từ đó giảm thời gian sản xuất và tăng năng suất lao động

- Cải thiện chất lượng sản phẩm: Các trang thiết bị hiện đại thường đi kèm với các tính năng cải tiến và kiểm soát chất lượng cao hơn Điều này giúp giảm lỗi sản xuất, tăng tính nhất quán và đồng nhất của sản phẩm, đảm bảo chất lượng cao và tăng cường sự tin tưởng của khách hàng

Thực nghiệm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc Nhà máy

3.4.1 Chọn đối tượng thực nghiệm

Sau khi tìm hiểu các quy trình sản xuất cũng như quy trình quản lý chất lượng sản phẩm của Nhà máy May Phù Mỹ, chúng tôi nhận thấy về phía Nhà máy rất chú trọng vào việc kiểm tra thông số sản phẩm Tuy nhiên chỉ chú trọng kiểm tra sau khi sản phẩm được hoàn thiện, nên tỷ lệ hàng phải đi tái chế về thông số còn cao Chúng tôi quyết định đề xuất phương pháp thực nghiệm “Tăng cường kiểm tra thông số sản phẩm theo từng công đoạn để giảm thiểu sai sót tại Nhà máy May Phù Mỹ”

Dựa vào điều kiện thực tế và một số tài liệu cơ sở mà chúng tôi được phía Nhà máy May Phù Mỹ cung cấp Chúng tôi quyết định tiến hành thực nghiệm vào tháng 1/2024 (trước khi thực nghiệm) và tháng 3/2024 (sau khi thực nghiệm) Bởi vì, theo như so sánh thì trong tháng 1 và tháng 4 thì nhà máy sản xuất số lượng hàng tương đương nhau cùng với trang thiết bị và người lao động không có gì thay đổi Trong hai tháng cũng không có nhiều vấn đề phát sinh ngoài ý muốn a) Nội dung thực nghiệm:

Tập trung vào nghiên cứu phương pháp áp dụng điểm mới quy trình kiểm tra thông số làm nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc tại Nhà máy May Phù Mỹ Căn cứ vào tình hình thực tế, với nguồn lực và cơ sở hiện có Để đảm bảo tính khách quan, tính đại diện và tính giá trị của kết quả Nhóm chúng tôi tiến hành quá trình thực nghiệm cụ thể sau đây

Bước 1 Chuẩn bị các tài liệu, báo cáo liên quan để phục vụ cho quá trình thực nghiệm Bước 2 Người tham gia lựa chọn các mục tiêu để thực hiện

Bước 3 Người tham gia viết lại các thông tin xảy ra trong quá trình thực nghiệm Bước 4 Công tác kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn hiện của thực nghiệm b) Mục đích thực nghiệm:

Từ việc đề ra phương pháp nâng cao chất lượng sản phẩm may tại Nhà máy May Phù Mỹ, ta có thể tiến hành đặt ra một số biện pháp xem xét có thể cải thiện chất lượng sản phẩm hay không Đánh giá các tiêu chí đặt ra có phù hợp với phía Nhà máy hay không Cần đưa ra những hướng đi phù hợp để tránh mất thêm thời gian của đôi bên c) Đối tượng thực nghiệm:

- Đối tượng thực nghiệm: nhu cầu tăng chất lượng sản phẩm của Nhà máy May Phù Mỹ

- Đối tượng khảo sát: cán bộ công nhân viên của Nhà máy May Phù Mỹ d) Thời gian:

- Tiến hành kiểm tra trước khi thực nghiệm: 1/2024

- Tiến hành kiểm tra sau thực nghiệm: 3/2024 e) Địa điểm thực nghiệm: Nhà máy May Phù Mỹ (xưởng may 1) f) Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm:

Từ nội dung thực nghiệm, ta có thể đánh giá theo hai tiêu chí: Nhu cầu gia tăng chất lượng sản phẩm của Nhà máy và hiệu quả của thực nghiệm đối với chất lượng sản phẩm may của Nhà máy

- Nhu cầu gia tăng chất lượng sản phẩm may của Nhà máy:

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

Dưới 10% Từ 10% - 30% Từ 30% - 50% Từ 50% - 70% Từ 70% - 100% Rất ít hoặc gần như không có nhu cầu

Nhu cầu rất ít Nhu cầu trung bình

Nhu cầu khá cao Nhu cầu rất cao

- Hiệu quả của thực nghiệm đối với chất lượng sản phẩm may của Nhà máy:

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

Dưới 10% Từ 10% - 30% Từ 30% - 50% Từ 50% - 70% Từ 70% -

Không hiệu quả Hiệu quả thấp Hiệu quả trung bình Hiệu quả cao Hiệu quả rất cao

Thông qua việc đánh giá các tiêu chí này, ta có thể thu được kết quả về tình trạng sản phẩm của Nhà máy và hiện trạng quy trình thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm của sinh viên và hiệu quả của thực nghiệm đối với Nhà máy May Phù Mỹ g) Lập kế hoạch:

- Bước 1: Các bước thực hiện

STT Nội dung công việc Thời gian thực hiện Người thực hiện

Triển khai nội dung, kế hoặch đến cả nhóm nghiên cứu

Chuẩn bị tư liệu, thiết bị phục vụ quá trình nghiên cứu

Liên hệ với địa điểm, thống nhất địa điểm tiến hành thực nghiệm

4 Lấy thông tin, hình ảnh hiện trạng 26/2/2024 - 3/3/2024 Hoài Quy

5 Đánh giá, chọn lọc thông tin 26/2/2024 - 3/3/2024 Anh Thư

6 Phân tích, tiến hành thực nghiệm 4/3/2024 - 31/3/2024 Nhóm nghiên cứu

7 Xử lý kết quả, viết báo cáo 1/4/2024 - 7/4/2024 Nhóm nghiên cứu

‒ Bước 2: Tiến hành thực nghiệm

+ Phân công: Đến các địa điểm tiến hành, thu thập các thông tin trong quá trình thực nghiệm

+ Yêu cầu: Thực hiện đúng như kế hoạch Đảm bảo tính khách quan, trung thực trong khi tiến hành khảo sát Mỗi người tham gia chỉ được chọn một loại hình và hoàn thành đầy đủ phiếu khảo sát Hoàn thành đúng chỉ tiêu đã đặt ra Kịp thời phát hiện, kiểm soát và điều chỉnh các tác động của quá trình thực nghiệm như đã chỉ ra bên trên Tuân thủ các nội dung, tiêu chí đã đề ra

- Bước 3: Xử lý kết quả thực nghiệm

+ Đánh giá nhu cầu gia tăng chất lượng sản phẩm tại Nhà máy của sinh viên tham gia khảo sát

+ Đánh giá mức độ hiệu quả khi áp dụng thực nghiệm

+ So sánh kết quả trước khi thực nghiệm và sau khi thực nghiệm

+ Đưa ra phương hướng và kết luận

+ Dự kiến kết quả thực nghiệm

Sau khi xử lý số liệu và chỉ ra nguyên nhân như trên, ta có thể đưa ra một số giải pháp như sau:

+ Nghiên cứu kỹ hơn về biện pháp

+ Phát triển và lên kế hoạch thực hiện biện pháp

+ Tăng cường công tác tư tưởng và đào tạo cán bộ công nhân viên tại Nhà máy h) Viết báo cáo:

Sau khi hoàn tất xử lý số liệu, ta cần tổng hợp lại và viết báo cáo để làm tư liệu cho đề tài nghiên cứu “Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm may tại Nhà máy may Phù Mỹ - Công ty CP Vinatex Đà Nẵng”

3.4.2 Tiến hành thực hiện a) Trước khi thực nghiệm:

Thu thập đầy đủ thông tin từ các bộ phận liên quan đến nội dung thực nghiệm, chúng tôi tiến hành chọn lọc thông tin và cho ra một số kết quả tại xưởng may I của Nhà máy May Phù Mỹ sau đây:

Bảng 3.3 Thống kê năng suất lao động tháng 1/2024 tại xưởng may I

BẢNG TÍNH NĂNG XUẤT BÌNH QUÂN XM1

Tổ may Loại hàng Sản Lượng Lao động thực tế (người)

Năng suất bình quân / 26 ngày (pcs)

16596 37 638 Áo kiểu Tạp dề Áo phẩu thuật GL

Blouson Áo 1 lớp Áo phẩu thuật

CB SCB, mũ CV Men shirt

Ss Blouson Jacket Jacket sát nách

Nguồn: Nhà máy may Phù Mỹ

Bảng 3.4 Thống kê số lượng hàng phế phẩm tháng 1/2024 tại Xưởng may I

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG HÀNG PHẾ PHẨM

Tổ Số lượng phế phẩm Có thể tái chế Không thể tái chế

Nguồn: Nhà máy may Phù Mỹ

- Có thể thấy tổng sản lượng hàng tháng 1/2024 tại xưởng may I là 206211 (pcs)

Số lượng hàng phế phẩm là 9449 (pcs) Vậy tỉ lệ phế phẩm của tháng 1/2024 tại xưởng may I là 4.6% Được thực hiện tái chế phế phẩm trong 3,5 ngày làm việc

- Theo điều tra tại Nhà máy, việc áp dụng quy trình kiểm tra thông số sản phẩm may còn khá sơ sài Phía Nhà máy cho biết, khi may xong hoàn chỉnh chỉ kiểm tra lại thông số khi sản phẩm lên bộ phận KCS Nên kết quả đưa ra số lượng hàng phế phẩm cao Trong đó, tỷ lệ hàng phế phẩm vì không đúng thông số cũng chiếm tỷ lệ lớn và có thể không tái chế được Gây mất nhiều thời gian tái chế và chi phí cho Nhà máy Cũng như đã có một số phản ánh từ phía khách hàng Gây mất niềm tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm tại Nhà máy b) Sau khi thực nghiệm:

Sau khi đề xuất phương pháp “Tăng cường kiểm tra thông số sản phẩm theo từng công đoạn để giảm thiểu sai sót tại Nhà máy May Phù Mỹ” Nhận được sự đồng ý của ban lãnh đạo Nhà máy Chúng tôi tiến hành thực hiện các nội dung sau đây vào quy trình sản xuất tháng 3/2024 tại xưởng may I:

- Kiểm tra lại thông số rập một lần nữa trước khi đưa lên bàn cắt để tránh sự sai sót

- Khi phát bán thành phẩm lên chuyền cần phân kỹ và kiểm tra số size bán thành phẩm một lần nữa

- Trong các công đoạn may, cần xem xét kỹ các mã số được in trên bán thành phẩm có khớp hay không rồi mới tiến hành may Sau khi may xong công đoạn đó hoặc sau các công đoạn vắt sổ, cần kiểm tra lại thông số bán thành phẩm vừa hoàn thành Tránh các trường hợp như: May lệch đường may hoạch xén lố vải khiến sản phẩm may ra không được đều, dẫn đến không đúng thông số mà khách hàng yêu cầu

- Tại bộ phận KCS cần đo lại kỹ các thông số sản phẩm một lần nữa Không được kiểm qua loa

- Training cho các kỹ thuật tổ may, công nhân và các bộ phận giám sát về những nội dung mới

- Các nhân viên QC tại nhà máy cần kiểm tra thường xuyên tại các tổ may để đảm bảo các công nhân thực hiện đúng theo yêu cầu Nếu có sai phạm cần được xử lý ngay

Và sau đây là một số kết quả nhận được khi tiến hành các nội dung thực nghiệm được nêu trên:

Bảng 3.5 Thống kê năng suất lao động tháng 3/2024 tại xưởng may I

NĂNG XUẤT NHÀ MÁY THÁNG 3

Tổ may Loại hàng Sản Lượng Lao động thực tế (người)

Năng suất bình quân / 26 ngày (pcs)

Nguồn: Nhà máy may Phù Mỹ

Bảng 3.6 Thống kê số lượng hàng phế phẩm tháng 1/2024 tại Xưởng may I

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG HÀNG PHẾ PHẨM

Tổ Số lượng phế phẩm Có thể tái chế Không thể tái chế

Nguồn: Nhà máy may Phù Mỹ

- Có thể thấy tổng sản lượng hàng tháng 3/2024 tại xưởng may I là 219334 (pcs)

Số lượng hàng phế phẩm là 4861 (pcs) Vậy tỉ lệ phế phẩm của tháng 3/2024 tại xưởng may I là 2.2% Được thực hiện tái chế trong 1.5 ngày làm việc

Đánh giá hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm may mặc Nhà máy may Phù Mỹ

Kết luận Hiện trạng chất lượng sản phẩm: Dựa trên khảo sát mẫu sản phẩm và phân tích chất lượng, đã xác định được một số vấn đề hiện tại trong chất lượng sản phẩm tại Nhà máy May Phù Mỹ Các vấn đề này bao gồm độ bền không đồng đều, sai số kích thước, và sự không đồng nhất về màu sắc

Nguyên nhân gây ra các vấn đề chất lượng: Phân tích và phỏng vấn nhân viên đã cho thấy rằng các nguyên nhân chính gây ra các vấn đề chất lượng bao gồm sự thiếu hiểu biết và kỹ năng của nhân viên, quy trình kiểm soát chất lượng không đầy đủ và không được thực hiện đúng quy định, cũng như sự thiếu đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị hiện đại

Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm: Dựa trên những nguyên nhân được xác định, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Nhà máy May Phù Mỹ Các giải pháp bao gồm đầu tư vào công nghệ và trang thiết bị hiện đại, đào tạo và nâng cao năng lực nhân viên, cũng như cải tiến quy trình kiểm soát chất lượng

Bằng việc thực hiện những giải pháp này, Nhà máy May Phù Mỹ có thể cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đòi hỏi từ thị trường Điều này sẽ mang lại lợi ích về mặt cạnh tranh, tăng cường sự tin tưởng của khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của công ty

Tuy nhiên, để thành công trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, yêu cầu sự cam kết từ Ban quản lý và toàn bộ nhân viên Nhà máy May Phù Mỹ Sự đồng lòng và cùng nhau thực hiện các giải pháp đề xuất sẽ đảm bảo rằng công ty tiến bộ và đạt được thành công trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong quá trình hoàn thành đề tài khoá luận này, nhóm chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô Mai Quỳnh Trang và các cô chú, anh chị trong Nhà máy may Phù Mỹ Mặc dù chúng em có nhiều cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết thực tế còn hạn chế nên khoá luận không thể không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo cũng như sự thông cảm của các thầy cô, các cô chú, các anh chị trong Nhà máy may Phù Mỹ để khoá luận tốt nghiệp của chúng em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Ngày đăng: 18/11/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN