Nghiên cứu này tập trung vào việc làm rõ bản chất và tác động của đòn bẩy kinhdoanh, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Trong đó, sẽ có sự phân
ĐÒN BẨY KINH DOANH VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
PHẦN MỞ ĐẦU
Cụm từ đòn bẩy không còn xa lạ khi ta đã được tiếp xúc từ những năm THPT và trong kinh tế cũng ko ngoại lệ, đòn bẩy đóng vai trò quan trọng Các loại đòn bẩy này giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa nguồn lực, cải thiện khả năng sinh lời và mở rộng quy mô hoạt động nhanh chóng, từ đó xây dựng một vị thế vững chắc trên thị trường Nếu doanh nghiệp không có chiến lược rõ ràng và quản trị rủi ro hiệu quả, đòn bẩy có thể trở thành con dao hai lưỡi, đe dọa đến sự ổn định và an toàn tài chính trong dài hạn.
Nghiên cứu này tập trung vào việc làm rõ bản chất và tác động của đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Trong đó, sẽ có sự phân tích cụ thể về mức độ mà các loại đòn bẩy này ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), cùng với thu nhập trên mỗi cổ phiếu(EPS).
TỔNG QUAN VỀ ĐÒN BẨY
Đòn bẩy là những tác động của chi phí cố định lên lợi nhuận của các cổ đông
Chi phí cố định là chi phí không tăng và giảm cùng với những thay đổi về doanh số bán hàng của công ty dù điều kiện kinh doanh tốt hay xấu Chi phí này có thể là chi phí hoạt động cố định, như chi phí thuê mặt bằng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý doanh nghiệp hay chi phí tài chính cố định, điển hình như chi phí lãi vay, cổ tức cổ phần ưu đãi.
Doanh nghiệp có chi phí cố định càng cao thì có mức độ sử dụng đòn bẩy càng cao Nhìn chung, đòn bẩy phóng đại lợi nhuận và rủi ro khi tỉ lệ đòn bẩy cao thường mang lại lợi nhuận cao hơn nhưng cũng biến động hơn.
Cấu trúc vốn là sự kết hợp giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu được duy trì bởi công ty Công ty phát hành càng nhiều nợ, chi phí trả nợ càng cao, làm tăng đòn bẩy và rủi ro tài chính của công ty, vì các khoản nợ này phải được trả bất kể tình hình bán hàng.
Trong chương 13 phần 1, chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 loại đòn bẩy là đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và tổng đòn bẩy Và chúng ta sẽ phân tích chi tiết hơn ở phần tiếp theo Đây là minh họa tổng quát về 3 loại đòn bẩy đó. Định dạng báo cáo thu nhập chung và các loại đòn bẩy Đòn bẩy hoạt động
Doanh thu bán hàng Đòn bẩy tổng hợp
Trừ: giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp
Trừ: tổng chi phí hoạt động Đòn bẩy tài chính
Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) Trừ: lãi vay
Thu nhập trước thuế (EBT) Trừ: thuế
Thu nhập sau thuế (EAT) Trừ: cổ tức cổ phiếu ưu đãi Lợi nhuận giữ lại cho cổ đông phổ thông Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)
Bảng 1 Định dạng báo cáo thu nhập chung và các loại đòn bẩy
Sơ đồ minh họa cho mối quan hệ giữa đòn bẩy hoạt động, đồn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp
PHÂN TÍCH HỖ TRỢ
Chúng ta sẽ sử dụng Phân tích hòa vốn gọi là phân tích chi phí- sản lượng-lợi nhuận, nhằm xác định mức độ hoạt động cần thiết để trang trải tất cả các chi phí và đánh giá khả năng sinh lợi liên quan đến các mức độ bán hàng khác nhau Trong đó, điểm hòa vốn là tại đó mức doanh thu cần thiết để trang trải chi phí vận hành, tại điểm đó EBIT=0
Từ bảng trên, ta rút ra công thức tính EBIT
EBIT = (P*Q) – FC – (VC*Q) = Q * (P – VC) - FC
Từ công thức trên, ta có thể tính các giá trị tại điểm hòa vốn với EBIT = 0 nên ta có công thưc
1.3.2 Tìm điểm hòa vốn bằng phương pháp đồ thị
Từ đồ thị, chúng ta rút ra kết luận:
+ EBIT > 0 thì doanh nghiệp có doanh thu khi doanh thu > P * Q tại điểm hòa vốn. + EBIT < 0 thì doanh nghiệp lỗ khi doanh thu < P * Q tại điểm hòa vốn.
Nhìn chung, điểm hòa vốn hoạt động của một công ty rất nhạy cảm với một số biến số như chi phí hoạt động cố định (FC), giá bán mỗi đơn vị
(P) và chi phí hoạt động biến đổi trên mỗi đơn vị
Khi sự gia tăng trong chi phí cố định và biến đổi làm tăng điểm hòa vốn hoạt động, trong khi giá bán mỗi đơn vị tăng (P) làm giảm điểm hòa vốn hoạt động
Và tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu phần 3 về đòn bẩy kinh doanh
1.4.1 Tổng quan đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh liên quan đến việc DN sử dụng chi phí hoạt động cố định (khấu hao, thuê ngoài) làm điểm tựa để khuếch đại thu nhập của công ty trước lãi vay và thuế (EBIT) Khi đó, một thay đổi trong doanh thu sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong EBIT Và để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, ta sử dụng chỉ tiêu mức độ đòn bẩy kinh doanh (DOL).
Và để hiểu rõ hơn về những luận điểm trên thì chúng ta cùng phân tích nhũng mục sau Trước tiên là
1.4.2 EBIT và các mức sản lượng khác nhau
Khi một công ty có chi phí hoạt động cố định, đòn bẩy kinh doanh sẽ xuất hiện. Như đã đề cập ở phần tổng quan, sự thay đổi trong doanh thu sẽ phóng đại sự thay đổi của thu nhập trước lãi vay và thuê (EBIT) Và để chứng minh cho nhận định đó, chúng ta phân tích ví dụ sau về đòn bẩy kinh doanh hoạt động theo 2 hướng khác nhau như thế nào Biết P = $10/đơn vị,
FC=$2500, VC=$5/đơn vị Đây là bảng tóm tắt cho sự thay đổi doanh thu và EBIT
Trừ: Chi phí biến đổi 2500 5000 7500
Trừ: Chi phí cố định 2500 2500 2500
Thu nhập trước lãi vay và thuế (EBIT) 0 2500 5000
Bảng 2 : Bảng tóm tắt sự thay đổi EBIT và doanh thu
Qua ví dụ và phân tích trên, ta có thể thấy doanh thu tăng/giảm 50% dẫn đến EBIT tăng/giảm 100% nhiều hơn tỷ lệ thuận Hơn thế nữa, điểm hòa vốn tại QP0, Q>500 thì EBIT > 0 ngược lại Q < 500 thì EBIT < 0.
Tóm lại, một thay đổi trong doanh thu sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong EBIT.
Hình 1 : Minh họa cho ví dụ trên
1.4.3 Mức độ đòn bẩy kinh doanh (DOL)
Như chúng ta đã nhận xét ở phần trên, doanh thu thay đổi dẫn đến EBIT thay đổi nhiều hơn và đó cũng là tác động của đòn bẩy kinh doanh nên để đo đo lương mức tác động đó chúng ta sử dụng chỉ tiêu mức độ đòn bẩy kinh doanh (DOL) Mức độ đòn bẩy hoạt động (DOL) là thước đo thể hiện bởi phần trăm thay đổi của EBIT khi có một phần trăm thay đổi về sản lượng (doanh thu) hay cũng được định nghĩa là tác động số nhân của việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định Công thức được trích như sau:
Công thức cụ thể hơn để tính mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động dựa trên mức sản lượng cơ bản Q:
Ví dụ ở bảng 2 cũng đã sử dụng đòn bầy kinh doanh, áp dụng công thức tính DOL=2 ở cả 2 trường hợp nghĩa là một thay đổi 1% trong doanh thu sẽ dẫn đến một thay đổi tỷ lệ thuận 2% trong EBIT
Vậy nên, rút ra kết luận là DOL lớn hơn 1, thì có đòn bẩy kinh doanh Doanh nghiệp có định phí càng cao trong cấu trúc chi phí thì DOL càng lớn DOL càng lớn thì độ phóng đại của thay đổi doanh thu đối với thay đổi EBIT càng lớn , dẫn đến rủi ro kinh doanh càng cao.
1.4.4 Chi phí cố định và đòn bẩy kinh doanh
Chi phí cố định của công ty càng cao so với chi phí biến đổi thì mức độ đòn bẩy kinh doanh càng lớn, Vậy nên các công ty có thể điều chỉnh tỷ lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi, như thanh toán tiền thuê cố định thay vì phần trăm doanh thu, hoặc trả lương và thưởng cố định thay vì dựa vào hoa hồng và ví dụ cụ thể được em đưa vào tiểu luận của bài thu hoạch
%Thay đổitrong doanhthu Δ EBIT EBIT ΔTR TR
DOL = Q∗( Q∗( P− P−VC) VC )−TFC = TR−TVC TR−TFC = TR−TVC EBIT
Đòn bẩy tài chính là việc doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định ( phổ biến nhất là lãi vay và cổ tức cổ phiếu ưu đãi) nhằm khuếch đại sự thay đổi của thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) lên thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) Đòn bẩy tài chính làm gia tăng mức thu nhập cho cổ đông (EPS tăng) nhưng đồng thời cũng khiến rủi ro tăng thêm
Nếu EBIT của DN sụt giảm sẽ khiến cho thu nhập của cổ đông sụt giảm với tốc độ nhanh hơn
Và để chứng minh và hiểu rõ hơn luận điểm 1, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua ví dụ sau: Cook Foods, một công ty thực phẩm châu Á, kỳ vọng EBIT năm nay là 10.000$. Công ty có 20.000$ trái phiếu với mức lãi suất coupon hàng năm là 10% và 600 cổ phiếu ưu đãi với mức cổ tức hằng năm 4$/CP Công ty cũng có 1.000 CP thường đang lưu hành, Đây là bảng tóm tắt về sự thay đổi EBIT dẫn đến thay đổi EPS
Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)
Thu nhập trước thuê (EBT) 4000 8000 8000 12000
Thu nhập sau thuế (EAT) 2400 4800 4800 7200
Trừ: Cổ tức cổ phiếu ưu đãi 2400 2400 2400 2400
Lợi nhuận có sẵn cho cổ đông thường 0 2400 2400 4800
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 0
Bảng 3 Bảng minh họa đồn bẩy tài chính
Qua ví dụ minh họa trên, ta có thể thấy, EBIT tăng 40% (từ 10.000 đô la đến 14.000 đô la) dẫn đến 100% tăng trong thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) (từ $2,40 đến
$4,80) và tương tự ngược lại Kết luận, ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính là sự gia tăng/giảm EBIT dẫn đến thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) tăng / giảm theo tỷ lệ thuận hơn tỷ lệ, trong khi EBIT của công ty giảm dẫn đến EPS giảm hơn tỷ lệ.
1.5.2 Mức độ đòn bẩy tài chính (DFL). Để đánh giá cụ thể mức độ tác động của đòn bẩy tài chính đến hoạt động kinh doanh, nhà phân tích thường sử công cụ Mức độ đòn bẩy tài chính (DFL), công cụ này cung cấp một thước đo mức độ nhạy cảm của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) trước những biến động của lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT), thể hiện % thay đổi trong EPS do % thay đổi cho sẵn trong EBIT Tính toán nó cũng giống như tính toán mức độ đòn bẩy hoạt động.