- Vốn chủ sở hữu càng nhiều thì việc phân chia vốn sẽ nhiều làm phân tán quyềnsở hữu của công ty.1.2 Nợ phải trả: Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA KẾ TOÁN
-
-BÁO CÁO NHÓM MÔN HỌC: TÀI CHÍNH CÔNG TY
CHỦ ĐỀ:
TRONG KINH DOANH NÊN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NÀO, VÌ SAO? BIỂU HIỆN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (FL TRONG KINH DOANH
LÀ GÌ, CHO VÍ DỤ? FL CÓ TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO TRONG KINH DOANH VÀ VÌ SAO CÓ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐÓ? ĐIỂM CÂN BẰNG EBIT LÀ
GÌ? Ý NGHĨA THỰC TẾ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU FL?
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Hoà Nhân
Lớp học phần : FIN3004_47K06.5
Thành viên nhóm : Nguyễn Thị Khánh Linh (Nhóm trưởng)
Dương Thị Hòa
Lê Khánh Hồng Nguyễn Minh Phương Phạm Thị Thanh Lam Nguyễn Thị Lệ Trinh
Đà Nẵng, ngày 28 tháng 09 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
1 TRONG KINH DOANH NÊN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NÀO ? 4
1.1 Vốn chủ sở hữu: 4
1.1.1 Ưu điểm: 4
1.1.2 Nhược điểm: 5
1.2 Nợ phải trả: 5
1.2.1 Ưu điểm: 6
1.2.2 Nhược điểm: 6
1.3 Trong kinh doanh nên sử dụng nguồn vốn nào? 7
2 BIỂU HIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (FL): 7
2.1 Biểu hiện của việc sử dụng FL trong kinh doanh là gì, cho ví dụ: 7
2.1.1 Biểu hiện của việc sử dụng đòn bẩy tài chính: 7
2.1.2 Ví dụ về biểu hiện của việc sử dụng đòn bẩy tài chính: 8
2.2 FL có tác động như thế nào trong kinh doanh, vì sao có những tác động đó? 8 2.2.1 Tác động của FL trong kinh doanh: 8
3 ĐIỂM CÂN BẰNG EBIT LÀ GÌ ? 10
3.1 Điểm cân bằng EBIT là gì? 10
3.2 Vai trò của EBIT: 11
3.3 Ý nghĩa của điểm cân bằng EBIT trong phân tích tài chính: 11
4 Ý NGHĨA THỰC TẾ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU FL? 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc quản lý nguồn vốn và tài chính là một phần quan trọng không thể thiếu, quyết định sự thành công và sự bền vững của mọi doanh nghiệp Điều này trở nên đặc biệt quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và sự biến đổi nhanh chóng của thị trường, khi mà việc đảm bảo có sự quản lý
và sử dụng nguồn vốn một cách thông minh và có chiến lược trở thành yếu tố không thể tách rời
Những thách thức trong môi trường kinh doanh ngày nay không giới hạn ở việc cạnh tranh về sản phẩm và dịch vụ, mà còn liên quan đến cách doanh nghiệp quản lý và
sử dụng tài chính của mình, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển của doanh nghiệp Chính vì thế đây là vấn đề mà bất kì doanh nghiệp nào trên thị trường cũng quan tâm
Với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Hòa Nhân, nhóm chúng em đã tiến hành nghiên
cứu vấn đề “ Trong kinh doanh nên sử dụng nguồn vốn nào, vì sao? Biểu hiện của việc
sử dụng đòn bẩy tài chính (FL) trong kinh doanh là gì, cho ví dụ? FL có tác động như thế nào trong kinh doanh và vì sao có những tác động đó? Điểm cân bằng EBIT là gì? Ý nghĩa thực tế của việc nghiên cứu FL?”
Mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng nhưng do điều kiện thời gian cũng như năng lực còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiên cứu Nhóm chúng em rất mong nhận được sự phản hồi, góp ý quý báu từ thầy và các bạn để đạt được một bài nghiên cứu hoàn thiện và tiếp tục khám phá sâu hơn về những khía cạnh quan trọng trong quản lý tài chính của doanh nghiệp Trân trọng cảm ơn!
Trang 41 TRONG KINH DOANH NÊN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NÀO ?
Vốn kinh doanh là điều kiện tiền đề cho doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp Một doanh nghiệp muốn vận hành được doanh nghiệp của mình thì trước tiên phải có được một số vốn nhất định Số vốn này biểu thị cho số tài sản mà doanh nghiệp hiện có Trong vấn đề thảo luận này, sẽ giới thiệu 2 hình thức huy động vốn phổ biến cũng như các lưu ý quan trọng liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn
Vốn là giá trị của tất cả tài sản hữu hình, vô hình mà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận trong tương lai
Nguồn vốn theo tính chất sở hữu bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
1.1 Vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu doanh nghiệp cùng nhau đóng góp mà không phải cam kết thanh toán Hình thành do sự góp vốn ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh, nhất là các khoản bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ
1.1.1 Ưu điểm:
- Vốn chủ sở hữu phải tăng khi công ty cần tiền để có thể cân bằng với nợ và giữ cho công ty ở trong tình trạng tài chính lành mạnh
- Khi điều hành doanh nghiệp, với lượng vốn chủ sở hữu cao sẽ giảm bớt áp lực khi sử dụng nợ do đó công ty không cần trả lãi vay, không cam kết hoàn trả vốn góp, giảm hệ số nợ
- Khi rủi ro thua lỗ trong ngắn hạn công ty có thể tiếp tục kinh doanh mà không chịu áp lực từ chủ nợ Công ty có thể chờ đợi thời cơ dài hơn để tiếp tục sinh lợi trong tương lai
- Vốn chủ sở hữu có thể tạo ra giá trị cho doanh nghiệp thông qua việc tăng giá trị
cổ phiếu khi doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng Điều này có thể thu hút đầu
tư từ các nhà đầu tư khác
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 51.1.2 Nhược điểm:
- Một trong những điểm không thuận lợi của vốn chủ sở hữu là giá thành - giá phải trả để được sử dụng vốn (hay chi phí) của chủ sở hữu cao hơn chi phí của
nợ Bởi vì không có người đầu tư nào bỏ tiền đầu tư vào công ty phải gánh chịu những rủi ro về hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ Việc này cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn chủ sở hữu càng cao hơn
- Một đặc điểm nữa là khi vốn chủ sở hữu càng cao, số lượng chủ sở hữu càng nhiều thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư, sự quản lý và giám sát của họ lên các nhà điều hành công ty càng lớn
- Vốn chủ sở hữu càng nhiều thì việc phân chia vốn sẽ nhiều làm phân tán quyền
sở hữu của công ty
1.2 Nợ phải trả:
Nợ phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm các khoản vay ngân hàng, các khoản nợ phải trả người bán - tín dụng thương mại (loại tín dụng hình thành do việc mua bán chịu hàng hóa), thuế phải nộp cho Nhà nước, các khoản phải trả cho công nhân viên như các khoản nợ lương cho người lao động
Theo kì hạn, nợ phải trả của doanh nghiệp được phân thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Thời hạn nợ Thời hạn nợ dưới 1 năm hoặc
trong 1 năm chu kỳ sản xuất
kinh doanh bình thường
Thời hạn nợ trên 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường
Ý nghĩa Cung cấp thông tin về tình hình
tài chính hiện tại của doanh
nghiệp
Cung cấp thông tin về tình hình tài chính trong tương lai, sự phát triển lâu dài của công ty
Trang 6Mức độ
thanh khoản
Mức độ thanh khoản cao, trong
thời gian ngắn
Mức độ thanh khoản thấp hơn nợ ngắn hạn
Mối quan hệ
với tài sản
Tài sản lưu động cần phải đủ để
bù đắp tổng giá trị các khoản nợ
ngắn hạn
Tổng giá trị tài sản dài hạn phải đủ
để bù đắp các khoản nợ dài hạn
1.2.1 Ưu điểm:
- Lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế trong khi đó cổ tức hay các hình thức huy động vốn khác bị đánh thuế, vì vậy đây là một hình thức
“lá chắn thuế” cho doanh nghiệp
- Chi phí sử dụng vốn từ nợ phải trả thấp hơn ví dụ như lãi suất ngân hàng, lãi suất trái phiếu thấp hơn so với lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư
- Giúp cho các nhà quản lý thận trọng hơn khi đầu tư do áp lực trả nợ
- Sử dụng nợ phải trả sẽ không bị phân tán quyền sở hữu như vốn chủ sở hữu
- Tận dụng được tác dụng của đòn bẩy tài chính
1.2.2 Nhược điểm:
- Tỷ lệ nợ cao sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản Công ty có tỷ lệ nợ cao thường bỏ qua
cơ hội đầu tư, có khuynh hướng giảm bớt những chi phí như chi phí nghiên cứu
và phát triển, chi phí xây dựng thương hiệu, làm giảm giá trị của doanh nghiệp
- Hệ số nợ cao còn dẫn đến những nguy cơ mất khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp
- Tạo ra sự mâu thuẫn giữa các chủ nợ và nhà đầu tư khi công ty sắp phải ngừng hoạt động để trả nợ Các nhà đầu tư “ khôn ngoan” sẽ tìm cách đầu tư dưới mức Tức là họ sẽ tập trung đầu tư vào những dự án, rủi ro cao nhưng có thể đem lại tiền mặt để có thể chia dưới dạng cổ tức ngay lúc này Trong khi đó những chủ
nợ lại muốn công ty đầu tư vào những dự án ít rủi ro và tạo được giá trị cao trong tương lai và mâu thuẫn vì thế phát sinh
Trang 71.3 Trong kinh doanh nên sử dụng nguồn vốn nào?
Theo quan điểm nhóm thì việc sử dụng nguồn vốn nào phù hợp cho doanh nghiệp phải dựa trên tình hình tài chính hiện tại và kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong tương lai Nguồn vốn chủ sở hữu giúp giảm bớt áp lực tài chính và mang lại quyền lực quản lý cho chủ sở hữu, nhưng đòi hỏi chi phí cao hơn Trong khi đó, nợ phải trả có thể giúp tăng cường vốn và sự phát triển cho doanh nghiệp, nhưng lại gây áp lực tài chính và nhiều rủi ro
Một công ty không thể hoạt động chỉ dựa trên vốn chủ sở hữu hoặc nợ, vì vốn chủ
sở hữu là cần thiết để hoạt động như xương sống tài chính của công ty trong khi tài chính
nợ là điều cần thiết để có được nguồn vốn bổ sung cho sự tăng trưởng và mở rộng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cần phải kết hợp 2 loại nguồn vốn này để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất Một công ty phải đảm bảo rằng họ có
đủ vốn cổ phần để bù đắp tổn thất những rủi ro và phải có nguồn vốn nợ để phát triển doanh nghiệp
2 BIỂU HIỆN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH (FL):
Đòn bẩy tài chính là một công cụ phổ biến trong nhiều lĩnh vực giúp các nhà đầu tư nâng cao doanh thu cũng như lợi nhuận trong tương lai gấp nhiều lần Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mang lại, phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người
áp dụng nó Vì thế, chúng ta sẽ tìm hiểu về thuật ngữ đòn bẩy tài chính là gì, những biểu hiện, những tác động của nó trong kinh doanh cũng như những lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính qua những phân tích dưới đây
2.1 Biểu hiện của việc sử dụng FL trong kinh doanh là gì, cho ví dụ:
2.1.1 Biểu hiện của việc sử dụng đòn bẩy tài chính:
Đòn bẩy tài chính (tiếng Anh là Financial Leverage - viết tắt là FL) - là một khái niệm trong tài chính doanh nghiệp liên quan đến việc sử dụng vốn nợ (nợ vay) tức là sử dụng các nguồn vốn có chi phí cố định nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS) của công ty
Trang 8Đòn bẩy tài chính xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng tiền vay để đầu tư hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh với hy vọng rằng lợi nhuận sinh ra từ hoạt động này sẽ lớn hơn chi phí nợ và lãi suất phải trả ban đầu
Công ty có hệ số nợ càng cao thể hiện công ty có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và ngược lại
Những biểu hiện của việc sử dụng đòn bẩy tài chính:
- Vay từ các ngân hàng hoặc công ty tài chính để đầu tư và trả lãi theo kỳ hạn
- Phát hành trái phiếu sẽ giúp công ty huy động được số tiền lớn để đầu tư hoặc bổ sung vốn, giúp các nhà đầu tư tạo ra các khoản đầu tư ổn định và được đảm bảo cũng là một đòn bẩy tài chính
2.1.2 Ví dụ về biểu hiện của việc sử dụng đòn bẩy tài chính:
Công ty XYZ đã mượn một lượng lớn tiền từ các nguồn vốn ngoại bên ngoài, bao gồm các ngân hàng và nhà đầu tư địa ốc để tài trợ cho việc mua đất và xây dựng các dự
án bất động sản Tỷ lệ nợ vay/giá trị thị trường của họ tăng lên đáng kể, cho thấy họ đã sử dụng đòn bẩy tài chính mạnh mẽ
2.2 FL có tác động như thế nào trong kinh doanh, vì sao có những tác động đó? 2.2.1 Tác động của FL trong kinh doanh:
Để sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, doanh nghiệp cần hiểu rõ về tác động của
nó Dưới đây là tác động của đòn bẩy tài chính trong kinh doanh:
a Tác động tích cực:
Bù đắp sự thiếu hụt vốn trong hoạt động kinh doanh, mặt khác hy vọng gia tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Khi doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính tức
là đang sử dụng khoản nợ để tăng thêm vốn Và khi sử dụng vốn vay doanh nghiệp phải trả lãi tiền vay - khoản chi phí tài chính cố định, nếu doanh nghiệp tạo ra được khoản lợi nhuận trước thuế và lãi vay từ vốn vay lớn thì sau khi trả lãi tiền vay và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại là thuộc chủ sở hữu doanh nghiệp
Lợi ích lá chắn thuế: Khoản lãi vay sẽ được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp giúp lợi nhuận tăng lên
Trang 9Tăng giá trị cổ phiếu: việc sử dụng đòn bẩy tài chính dẫn đến tăng lợi nhuận và lợi ích cho cổ đông từ đó giá trị cổ phiếu có thể tăng lên Điều này có thể thu hút nhà đầu tư
và tạo ra lợi nhuận từ việc nắm giữ cổ phiếu
Nâng cao tư duy quản lý tài chính: Sử dụng đòn bẩy tài chính đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý tài chính một cách chặt chẽ hơn, thúc đẩy sự tập trung và tinh thần cẩn trọng trong việc quản lý nguồn lực tài chính
Sử dụng đòn bẩy tài chính chính là giải pháp cho độ biến động thấp: Khi thị trường
có ít biến động sẽ làm cho các nhà giao dịch cảm thấy khó khăn hơn Nhưng nếu như áp dụng tốt các giao dịch đòn bẩy, nhà giao dịch có thể tạo ra được lợi nhuận tốt hơn trong khoảng thời gian nặng nề này
b Tác động tiêu cực, rủi ro:
Tăng rủi ro tài chính: Khi doanh nghiệp sử dụng không có hiệu quả vốn vay, nếu số lợi nhuận trước thuế và lãi vay được tạo ra từ sử dụng vốn vay nhỏ hơn số lãi tiền vay phải trả thì nó làm giảm sút nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và nếu doanh nghiệp bị thua lỗ thì càng bị lỗ nặng nề hơn
Giảm khả năng thanh toán: Khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay quá nhiều, nghĩa là tăng khoản nợ phải trả và nếu doanh nghiệp không tạo đủ dòng tiền trả nợ kéo dài lâm vào tình trạng phá sản
Giảm giá trị cổ phiếu: Sử dụng đòn bẩy tài chính có thể dẫn đến giảm giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp nếu các nhà đầu tư không tin tưởng vào kế hoạch đầu tư hoặc lợi nhuận của doanh nghiệp không đạt được mức kỳ vọng
Mức độ tác động của đòn bẩy tài chính là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (hay EPS) phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay được xác định theo công thức sau:
Độ bẩy tài chính (DFL) =
Khi doanh nghiệp đã sử dụng nợ vay cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng đòn bẩy tài chính và lãi vay là một khoản chi phí tài chính cố định, khi đó một sự thay đổi nhỏ
Trang 10của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cũng gây ra tác động làm thay đổi với một tỷ
lệ lớn hơn về tỷ suất LN vốn chủ sở hữu (hay thu nhập trên một cổ phần EPS đối với công ty cổ phần) Như vậy, đối với doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính thì tỷ suất LN vốn chủ sở hữu nhạy cảm cao hơn trước sự biến động của LN trước thuế và lãi vay Công thức: Độ bẩy tài chính (DFL)
Trong đó: EBIT : lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Q : số lượng sản phẩm
P : giá bán
V : chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm
F : chi phí cố định
I : lãi vay phải trả
3 ĐIỂM CÂN BẰNG EBIT LÀ GÌ ?
3.1 Điểm cân bằng EBIT là gì?
Chỉ số EBIT là một chỉ tiêu tài chính cực kì hữu ích khi bạn muốn đánh giá được doanh nghiệp mình đầu tư kinh doanh như thế nào Vì EBIT nhìn cụ thể vào thu nhập mà doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động cốt lõi của mình
Là lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT- Earning Before Interest and Taxes) mà nếu đạt được sẽ đưa lại thu nhập trên một cổ phần EPS là như nhau dù khác nhau về nguồn tài trợ (cách thức huy động vốn từ vay hay phát hành cổ phiếu, ) Cụ thể:
ROE (không nợ) = ROE (có nợ)
EPS (không nợ) = EPS (có nợ)