Một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích lũy có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ TÍCH LŨY TƯ
BẢN
GVHD: TRẦN THỊ DUNG
LỚP: POS 151P
SINH VIÊN:
248 Lê Thị Hoài Thương 28204648663
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 4 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Giới thiệu 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Bản chất của tích lũy tư bản 1
1.2 Phương pháp nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu 2
Phần 2: NỘI DUNG 3
2.1 Tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản 3
2.1.1 Bản chất của tích lũy tư bản 3
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản 4
2.1.3 Hệ quả, tính quy luật chung của tích lũy tư bản 4
2.1.4 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 9
2.2 Liên hệ việc tăng quy mô tích lũy vỗn cho công nghiệp hoá – hiện đại hoá của VIệt Nam hiện nay 12
2.2.1 Thực trạng vốn ở Việt Nam 12
2.2.2 Giải pháp gia tăng quy mô tích lũy tư bản trong thời kỳ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 14
Phần 3: KẾT LUẬN 15
Trang 3Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1 Giới thiệu
1.1.1 Khái niệm
Theo kinh tế chính trị Mác – Lênin, tích lũy tư bản là việc chuyển hóa một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản Hiểu một cách đơn giản hơn thì tích lũy tư bản chính
là sự tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố định và lưu trữ trong kho của chính phủ và
tư nhân
Đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở rộng Muốn vậy, cần phát triển một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm Việc biến giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản Như vậy, thực chất của tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư
Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỷ
lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản Qúa trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa, nhưng sự biến đổi đó không vi phạm quy luật giá trị Động lực thúc đẩy tích lũy tư bản là quy luật giá trị thặng
dư và cạnh tranh
1.1.2 Bản chất của tích lũy tư bản
Dù hình thái xã hội của quá trình sản xuất có như thế nào thì nó cũng phải là một quá trình liên tục, được lặp đi lặp lại và phải không ngừng đổi mới Xã hội không thể dừng tiêu dùng và cũng không thể dừng sản xuất Do đó, mọi quá trình sản xuất của xã hội cũng đồng thời là quá trình tái sản xuất
Quá trình tái sản xuất được chia thành 2 loại, đó là: Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
1.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu quy mô tích luỹ tư bản là một phương pháp phân tích và đánh giá quy mô lớn của tư bản trong một cụm doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp cụ thể Phương pháp này bao gồm việc thu thập dữ liệu về tư bản đầu tư, vốn cố định, số lượng lao động, doanh thu, lợi nhuận, và các chỉ số tài chính khác để đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của tư bản
Các phương pháp nghiên cứu quy mô tích luỹ tư bản có thể bao gồm phân tích dữ liệu thống kê, phân tích đánh giá lợi tức đầu tư (ROI), phân tích đánh giá rủi ro và hiệu quả kinh tế Đồng thời, việc so sánh và phân tích sự phát triển của tư bản trong các doanh nghiệp và ngành công nghiệp khác nhau cũng là một phần quan trọng của phương pháp này
Nhờ vào phương pháp nghiên cứu quy mô tích luỹ tư bản, các nhà nghiên cứu và nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định chiến lược và tài chính hiệu quả để tăng cường hoạt động kinh doanh và sinh lời cho doanh nghiệp của mình
Trang 4Có một số phương pháp phân tích quy mô tích luỹ tư bản, bao gồm:
a) Phân tích bảng cân đối kế toán: Phân tích tài sản, nợ và vốn của doanh nghiệp để hiểu cấu trúc tài chính và hiệu suất tài chính của nó
b) Phân tích tỷ lệ tài chính: Xem xét các tỷ lệ quan trọng như tỷ lệ nợ vay, tỷ lệ lợi nhuận, và tỷ lệ thanh toán để đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp
c) Phân tích dòng tiền: Đánh giá dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và hoạt động tài chính để đánh giá khả năng thanh toán và tạo ra lợi nhuận
d) Phân tích biên lợi nhuận: Xem xét các biên lợi nhuận như biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận thuần để đánh giá hiệu suất về mặt lợi nhuận của doanh nghiệp
e) Phân tích đòn bẩy tài chính: Đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp và tác động của nó đối với rủi ro và hiệu suất tài chính
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu thường bao gồm việc đánh giá hiệu suất tài chính, đánh giá rủi
ro, và dự đoán xu hướng tương lai của các đối tượng này dựa trên thông tin về tài chính và hoạt động kinh doanh
Phạm vi nghiên cứu của quy mô tích luỹ tư bản có thể bao gồm:
1-Phân tích tài chính: Nghiên cứu cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, bao gồm tài sản, nợ và vốn, để hiểu cách quản lý tài chính và tác động lên hiệu suất kinh doanh
2-Đánh giá rủi ro: Phân tích các yếu tố rủi ro tài chính như đòn bẩy tài chính, thanh khoản và khả năng thanh toán để đưa ra đánh giá về mức độ rủi ro của doanh nghiệp 3-Dự đoán xu hướng: Sử dụng thông tin tài chính và hoạt động kinh doanh để dự đoán xu hướng tương lai của doanh nghiệp và thị trường tài chính
4-Phân tích so sánh: So sánh hiệu suất tài chính của một doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh hoặc ngành công nghiệp khác để đánh giá vị thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển
5-Tối ưu hoá tài chính: Đề xuất các phương án tối ưu hóa cấu trúc tài chính và quản
lý vốn để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quy mô tích luỹ tư bản thường áp dụng trong nghiên cứu và phân tích của các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và các thị trường tài chính Đối tượng nghiên cứu có thể là các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, ngân hàng, quỹ đầu tư, cũng như các thị trường tài chính như thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối và thị trường hàng hóa
Đối tượng nghiên cứu của quy mô tích luỹ tư bản bao gồm:
1-Các doanh nghiệp: Phân tích tài chính và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để đánh giá hiệu suất và rủi ro, đồng thời dự đoán xu hướng tương lai
2-Các tổ chức tài chính: Đánh giá tài chính của ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác để đảm bảo sức khỏe tài chính và quản lý rủi ro hiệu quả
3-Nhà đầu tư: Sử dụng thông tin về tài chính và hoạt động kinh doanh để đưa ra quyết định đầu tư thông minh và hiệu quả
Trang 54-Chính phủ và cơ quan quản lý: Sử dụng thông tin tài chính để đánh giá hiệu suất của nền kinh tế và xây dựng chính sách tài chính phù hợp
5-Các nhà nghiên cứu và học giả: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp và thị trường tài chính để đưa ra kiến thức mới và cải thiện phương pháp nghiên cứu
Phần 2: NỘI DUNG
2.1 Tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản
2.1.1 Bản chất của tích lũy tư bản
- Xuất phát từ lợi ích nhà tư bản mong muốn
Tích lũy tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm (tư bản mới) Các giá trị thông qua đầu tư sẽ mang đến các giá trị mới được sinh ra Nếu xét ở thời điểm này, nó được xem là tư bản mới Nhưng khi sử dụng nó để thực hiện đầu tư, nó lại đóng vai trò là tích lũy tư bản Thông thường, các giá trị thặng dư sẽ được sử dụng một phần để tham gia vào các tích lũy mới
Nhà tư bản mong muốn giàu lên với cá nắm giữ lớn hơn cho giá trị thặng dư Cho nên nhu cầu trong đầu tư luôn đuộc thể hiện Trong tính chất sản xuất hay kinh doanh, họ mua giá trị từ hàng hóa sức lao động của công nhân Từ đó tiến hành công việc để tìm kiếm giá trị từ hàng hóa được tạo ra Cũng chính các tính toán đó mà sau khi trừ các chi phí ban đầu, họ vẫn nhận về cho mình những giá trị thặng dư
- Tính liên tục và tái sản xuất
Các lợi ích ổn định có thể được tìm kiếm khi sản xuất hay kinh doanh được tiến hành
ổn định Nhà tư bản với nhu cầu trong tiêu dùng hay tích lũy cũng không dừng lại Do đó
mà tái sản xuất là bản chất của tích lũy tư bản
Tái sản xuất là quá trình sản xuất được lặp đi lặp lại không ngừng Tính chất thực hiện hoạt động bên cạnh các lợi thế và tiềm năng mà nhà tư bản xác định Đồng thời, với tham vọng tìm kiếm lợi ích, nhà tư bản cũng xây dựng chiến lược cho việc mở rộng quy
mô Điều này thể hiện với các đổi mới trong dây chuyền sản xuất, bằng việc thay thế các tư liệu sản xuất phù hợp Các nhân công cũng cần thiết đáp ứng tiêu chí lao động ngày càng cao Nó giúp cho các giá trị trả cho tiền lương được thực hiện hiệu quả Từ đó mà giá trị thặng dư có thể kiếm về cho nhà tư bản là lớn hơn
- Hướng đến tái sản xuất mở rộng
Trang 6Hình thức tiến hành của chủ nghĩa tư bản là tái sản xuất mở rộng Trong tính chất sản xuất quan tâm đến nhiều yếu tố lâu dài và bền vững Đây có thể là các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thặng dư Tuy nhiên đều mang đến hiệu quả và thuận lợi cho nhà tư bản khi thu hút được nhiều nhu cầu hơn Bao gồm:
Tái sản xuất sức lao động của con người Thông qua các máy móc hiện đại thay thế sức lao động Cũng như khai thác về trình độ kỹ thuật nhiều hơn Nhờ vậy mà sức lao động được sử dụng hiệu quả và đảm bảo hơn
Tái sản xuất môi trường sống của con người Phản ánh với các điều kiện sống được nâng cao Bên cạnh việc sử dụng và khai thác, tác động đến môi trường Khắc phục những tác động đến môi trường mang đến tính chất xanh, sạch, đẹp
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản
Một số nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản gồm có: Trinhg độ bóc lọt giá trị thặng dư; Năng suất lao động; Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng; Quy
mô của tư bản ứng trước
- Về trình độ bóc lột giá trị thặng dư khi muốn tăng khối lượng giá trị thặng
dư, nhà tư bản phải tăng thêm máy móc, thiết bị và công nhân.
Nhưng nhà tư bản có thể không tăng thêm nhân công mà bắt số nhân công hiện có tăng thời gian lao động và cường độ lao động; đồng thời, tận dụng một cách triệt để công suất của số máy móc hiện có, chỉ tăng thêm nguyên liệu tương ứng
- Năng suất lao động.
Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm Sự giảm này đem lại hay hệ quả cho tích lũy Một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích lũy có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước Hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích lũy cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước
- Về chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dung.
Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm Còn tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phầm theo từng chu kì sản xuất dưới dạng khấu hao Do đó, có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng Sự chênh lệch này là tước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất
- Quy mô của tư bản ứng trước.
Trang 7Với trình độ bóc lột không thay đổi thì khối lượng giá trị thặng dư do khối lượng tư bản khả biến quyết định Do đó quy mô của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc lột càng lớn, do đó tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích lũy tư bản Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản có thể rút ra nhận xét chung là để tăng quy mô tích lũy tư bản, cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để công suất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu
2.1.3 Hệ quả, tính quy luật chung của tích lũy tư bản
a) Hệ quả
- Tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Khi nhà tư bản tích lũy thêm tư bản, họ đầu tư vào việc mua sắm máy móc, công cụ,
và tài sản khác để mở rộng sản xuất Điều này làm tăng khối lượng tư liệu sản xuất và cơ
sở vật chất, góp phần tạo ra giá trị thặng dư
Cấu tạo hữu cơ của tư bản bao gồm các yếu tố như máy móc, nhà xưởng, công nghệ,
và tài sản khác, tạo nên khả năng sản xuất và bóc lột lao động Các nhà tư bản sử dụng cơ
sở vật chất này để tạo ra lợi nhuận và tích tụ tư bản ngày càng lớn
- Tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
Để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản sẽ tái sản xuất mở rộng, tư bản hóa giá trị thặng dư tức là trích một phần giá trị thặng dư thu được để tái đầu tư sản xuất cho chu kỳ sản xuất tiếp theo Đó là quá trình tích tụ tư bản Và để mở rộng quy mô sản xuất, nhà tư bản có thể hợp nhất tư bản cá biệt thành một tư bản cá biệt lớn hơn, đó là quá trình tập trung tư bản
Như vậy, tích tự tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng lên và tư bản xã hội cũng tăng theo Còn tập trung tư bản chỉ làm cho tư bản cá biệt tăng quy mô còn tư bản xã hội không đổi
- Tích lũy tư bản làm bần cùng hóa người lao động làm thuê
Trang 8Bần cùng hoá tương đối là tỷ lệ thu nhập của giai cấp công nhân trong thu nhập quốc dân ngày càng giảm, tỷ lệ thu nhập của giai cấp tư bản ngày càng tăng Bần cùng hóa tuyệt đối thể hiện rõ nét ở những người đang thất nghiệp, ở toàn bộ giai cấp công nhân khi tình hình kinh tế khó khăn như khủng hoảng kinh tế, lạm phát, suy thoái…
b) Tính quy luật chung
- Sự tăng lên của lượng cầu về sức lao động
Tư bản tăng lên thì cũng tăng thêm bộ phận khả biến của nó hay bộ phận được biến thành sức lao động Giả dụ rằng, cùng với những điều kiện khác không thay đổi- nghĩa là
để vận một khối lượng tư liệu sản xuất hay tư bản bất biến nhất định,bao giờ cũng cần một khối lượng sức lao động như trước ,thì rõ ràng là lượng cầu về lao động và quỹ sinh hoạt của công nhân sẽ tăng lên một cách tỉ lệ với tư bản, và tư bản tăng lên càng nhanh bao nhiêu thì lượng cầu đó cũng càng tăng lên nhanh bấy nhiêu Khi quy mô tích luỹ có thể mở rộng đột ngột bằng cách chỉ cần thay đổi sự phân chia giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng
dư thành tư bản và thu nhập, vì những lẽ đó nên nhu cầu tích lũy của tư bản có thể vượt quá sự tăng thêm của sức lao động hay số công nhân, lượng cầu về công nhân có thể vượt quá lượng cung về công nhân và vì thế tiền công có thể tăng lên Vì mỗi năm người ta sử dụng nhiều công nhân hơn năm trước, nên sớm hay muộn ắt phải đến lúc mà nhu cầu của tích lũy bắt đầu vượt quá lượng cung bình thường về lao động, và do đó tiền công cũng sẽ tăng lên Tích lũy tư bản là làm tăng thêm giai cấp vô sản
- Sự tăng lên về tiền công không ngăn cản việc tăng tích lũy tư bản
Như ta đã thấy, do bản chất của nó, tiền công đòi người lao động bao giờ cũng phải cung cấp một số lượng lao động không công nhất định Hoàn toàn không nói đến trường hợp tăng tiền công trong trường hợp giá cả lao động hạ xuống…thì trong trường hợp tốt nhất tăng tiền công cũng có nghĩa là giảm bớt về số lượng phần lao động không công mà người lao động phải cung cấp Sự giảm bớt này không bao giờ có thể đi đến mức đe dọa sự tồn tại của bản thân chế độ này Theo cách nói của toán học, có thể nói rằng: đại lượng tích lũy là một biến số độc lập, đại lượng tiền công là một biến số phụ thuộc, chứ không phải ngược lại
Nếu khối lượng lao động không công do giai cấp công nhân cung cấp và do giai cấp các nhà tư bản tích lũy, lại tăng lên khá nhanh đến mức nó chỉ có thể biến thành tư bản khi nào có một sự tăng thêm khác thường của số lao động được trả công, thì tiền công sẽ tăng
Trang 9lên, và nếu những điều kiện khác không thay đổi, thì lao động không công sẽ giảm xuống một cách tương xứng Nhưng một khi sự giảm xuống này chạm tới cái điểm mà ở đấy lao động thặng dư nuôi dưỡng tư bản không còn cung cấp với một khối lượng bình thường nữa, thì có ngay một sự phản ứng: một phần ít hơn của thu nhập sẽ được tư bản hoá, tích luỹ chững lại, và sự vận động đi lên của tiền công sẽ bị đánh bật trở lại Như vậy, sự tăng lên của giá cả lao động không vượt quá những giới hạn bảo đảm không những giữ nguyên được những cơ sở của chế độ tư bản chủ nghĩa mà còn đảm bảo cho tái sản xuất của chế độ
đó được thực hiện với quy mô mở rộng
- Sự giảm bớt tương đối bộ phận tư bản khả biến trong tiến trình tích lũy và tích tụ đi kèm theo tiến trình đó
Một khi đã có những có những cơ sở chung của chế độ tư bản chủ nghĩa, thì trong tiến trình tích luỹ nhất định sẽ đến lúc sự phát triển của năng suất lao động xã hội trở thành đòn bẩy mạnh nhất của tích luỹ Năng suất lao động tăng thể hiện ở việc giảm bớt khối lượng lao động so với khối lượng tư liệu sản xuất mà lao động đó làm cho hoạt động hay là thể hiện ở sự giảm bớt đại lượng của nhân tố chủ quan của quá trình lao động so với các nhân tố khách quan của quá trình đó Sự thay đổi đó của kết cấu kỹ thuật của tư bản, sư tăng lên của khối lượng tư liệu sản xuất so với khối lượng sức lao động đang làm cho các
tư liệu sản xuất đó sống lại, lại phản ánh trở lại vào trong kết cấu giá trị của tư bản, vào trong việc tăng thêm bộ phận bất biến của giá trị tư bản, bằng cách lấy vào bộ phận khả biến của nó Ví dụ: lúc đầu 50% của một tư bản nào đó được chi cho tư liệu sản xuất, còn 50% được chi cho sức lao động; sau đó cùng với sự phát triển của năng suất lao động 80% được chi cho tư liệu sản xuất và 20% được chi cho sức lao động…Các quy luật về sư tăng lên của bộ phận bất biến của tư bản so với bộ phận khả biến, ở mỗi bước đều được xác minh
Tuy vậy sự giảm bớt phần khả biến của tư bản so với phần bất biến hay là sự thay đổi kết cấu của tư bản, chỉ nói lên một cách gần đúng sự biến đổi trong kết cấu của các bộ phận vật chất của tư bản mà thôi Cùng với năng suất đã tăng lên của lao động thì không những khối lượng tư liệu sản xuất nó tiêu dùng tăng lên, mà giá trị của tư liệu sản xuất so với khối lượng của nó lại còn giảm xuống nữa Như vậy giá trị của tư liệu sản xuất tăng lên một cách tuyệt đối, nhưng không tăng theo cùng tỉ lệ với khối lượng của nó Vì vậy, sự chênh lệch giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến tăng lên chậm hơn nhiều so với sự
Trang 10chênh lệch giữa khối liệu tư liệu sản xuất do tư bản bất biến chuyển hoá thành, và khối lượng sức lao động do tư bản chuyển hoá thành Sự chênh lệch trên cũng tăng lên với sự chênh lệch dưới, nhưng với một mức độ ít hơn Vả lại nếu sự tiến bộ của tích luỹ làm giảm bớt đại lượng tương đối của bộ phận tư bản khả biến thì như vậy tuyệt nhiên không phải nó loại trừ sự tăng lên của đại lượng tuyệt đối của nó Giả định rằng một giá trị tư bản lúc đầu
tự chia ra thành 50% là tư bản bất biến và 50%là tư bản khả biến, về sau lại chia thành 80% là tư bản bất biến và 20%là tư bản khả biến Nếu trong thời gian đó số tư bản lúc đầu gồm 6000 chẳng hạn, đã tăng lên thành 18000 thì phần khả biến của nó đã tăng thêm Trước kia nó là 3000, bây giờ là 3600 Nhưng, nếu trước kia chỉ cần tăng tư bản thêm 20%là đủ để tăng lượng cầu về lao động lên 20% thì bây giờ điều đó lại đòi hỏi phải tăng
tư bản lúc đầu lên gấp 3 lần
Mọi tư bản đều là sự tích tụ nhiều hay ít tư liệu sản xuất với một sự chỉ huy tương ứng đối với một đội quân lao động Với mọi tích lũy đều trở thành phương tiện cho một tích luỹ mới.Tích tụ và tập trung tư bản có quan hệ với nhau Sự khác biệt này không chỉ
về chất mà còn khác nhau về mặt lượng Tập trung tư bản tuy không làm tăng quy mô tư bản xã hội nhưng có vai trò rất lớn trong quá trình chuyển sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn TBCN và quá trình chuyển CNTB từ giai đoạn thấp lên giai đoạn cao
- Việc sản xuất ngày càng nhiều nhân khẩu thừa tương đối
Nhân khẩu thừa sản phẩm tất yếu của tích lũy
Lượng cầu về lao động không phải do quy mô của tổng tư bản quyết định mà do quy
mô của bộ phận khả biến của tư bản quyết định; cho nên cùng với sự tăng lên của tổng tư bản thì lượng cầu về lao động cũng dần dần giảm bớt đi chứ không phải tăng lên theo tỉ lệ với sự tăng thêm của tổng tư bản, như chúng ta đã giả định trước đây Lượng cầu về lao động giảm xuống một cách tương đối so với đại lượng của tổng tư bản và giảm xuống theo một cấp số ngày càng nhanh cùng với sự tăng lên của đại lượng ấy Thật ra cùng với sự tăng lên của tổng tư bản thì phần khả biến của nó, hay sức lao động kết hợp vào nó, cũng tăng lên, nhưng lại tăng lên theo một tỷ lệ không ngừng giảm sút
Cùng với sự tích luỹ tư bản do bản thân nó đẻ ra, nhân khẩu công nhân cũng sản xuất
ra với một quy mô ngày càng lớn những phương tiện làm cho họ trở thành nhân khẩu thừa tương đối là quy luật nhân khẩu thừa riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, cũng giống như trên thực tế, mọi phương thức sản xuất đặc thù trong lịch sử đều có quy