phân chia tài sản khi ly hôn giữa hai vợ chồng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực ít nhiềuđến những mối quan hệ khác trong xã hội, không chỉ riêng vợ chồng sau ly hôn mà còn ảnh hưởng đến những
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Những sự phát triển trong hội nhập và giao lưu trong nhiều lĩnh vực như kinh tế
- chính trị - xã hội trong và ngoài nước đã khiến cho các mối quan hệ xã hội ngày càng được đẩy mạnh và cải thiện theo hướng tích cực Một trong những yếu tố được phát triển đang tham gia vào sự bước tiến trong xã hội đó chính là quan hệ hôn nhân và gia đình Đây chính là một trong số lượng nhiều vô kể những mối quan hệ xã hội làm ảnh hưởng đến tiến độ phát triển trong nhiều lĩnh vực, vừa là xã hội, vừa là chính trị, vừa là kinh tế Điều cơ bản nhất là phải hiểu rõ gia đình là gì Theo Khoản 2, điều 3 của luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau ” Gia đình và hôn nhân góp phần tích cực vào việc kiểm soát dân số, các mối quan hệ giữa người và người cũng như quản lý tài sản của toàn thể cá nhân và tập thể có liên kết với nhau trong gia đình và hôn nhân giữa hai bên vợ chồng Một tập thể gia đình hoà hợp cùng với đôi vợ chồng tận long yêu thương nhau thì đều tạo nên sự đóng góp tích cực cho toàn thể xã hội Thế nhưng, cuộc hôn nhân không phải lúc nào cũng luôn luôn bền vững mà vẫn có lúc “cơm không lành, canh không ngọt”, còn tồn tại những sự bất đồng, đối nghịch mà hai bên vợ chồng luôn mang theo mình hoặc hiện hữu trong cuộc hôn nhân sau kết hôn.
Nhiều sự đối lập trong suy nghĩ và lời nói cũng như những bất đồng về hành động mỗi bên sẽ dẫn dần châm những cái gai nhọn vào cuộc hôn nhân, từ đơn thuần là những cuộc cãi vã nhỏ nhặt cho đến những sự tổn thương nhất định tới vật chất và tinh thần nặng nề, để rồi dẫn đến sự ly hôn Mặc dù việc ly hôn là tất yếu không thể tránh khỏi khi tồn tại sự bất mãn trong hôn nhân, nhưng trong công cuộc phân chia tài sản khi ly hôn giữa hai vợ chồng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực ít nhiều đến những mối quan hệ khác trong xã hội, không chỉ riêng vợ chồng sau ly hôn mà còn ảnh hưởng đến những mối quan hệ liên quan khác được bao gồm trong gia đình hai bên vợ chồng và các mối quan hệ xã hội bên ngoài gia đình.
Trước tình hình diễn ra phức tạp như vậy thì việc nghiên cứu về những điểm khải quát trong việc phân chia tài sản là vấn đề cần thiết nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn tới những sự bất bình trong việc phân chia tài sản khi ly hôn giữa vợ chồng, từ đó đưa ra những giải pháp với cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần mang đến những cuộc phân chia tài sản sau ly hôn hợp lý cho đôi bên, giảm sự ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xã hội khác đến mức tối đa Để có được những sự phân chia tài sản sau ly hôn hợp lý cho đôi bên vợ chồng và những mối quan hệ liên quan cũng như việc áp dụng pháp luật cho việc phân chia này, nhóm chúng em đã thống nhất chọn đề tài: “Giải quyết vấn đề phân chia tài sản khi vợ chồng ly hôn theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”
Mục tiêu nghiên cứu
Hiểu biết rõ ràng về các khái niệm cơ bản liên quan đến việc phân chia tài sản khi ly hôn của vợ chông, thực trạng việc phân chia tài sản khi ly hôn ở nước ta, từ đó đưa ra những cơ nguyên và yếu tố gây nên những sự bất bình trong công việc thoả thuận phân chia tài sản khi ly hôn để lập nên những giải pháp hợp lý cho sự công bằng trong việc thoả thuận phân chia tài sản khi ly hôn của vợ chồng, góp phần ổn định các mối quan hệ xã hội.
Phương pháp nghiên cứu
Sưu tầm và tổng hợp các tài liệu về Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tới ly hôn, đặc biệt về các vấn đề phân chia tài sản khi ly hôn, thông qua các bài báo, các loại sách có liên quan, bài viết trên các diễn đàn và trang đăng bài chính thống trên mạng.
Vận dụng đồng thời các phương pháp luận vấn đề, phân tích, hệ thống và so sánh để có thể nghiên cứu các quan điểm, nguyên nhân và giải pháp để việc phân chia tài sản khi ly hôn được thuận lợi.
Bố cục đề tài
Bài tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính:
Chương 1: Khái quát chung về việc phân chia tài sản sau khi vợ chồng ly hôn Chương 2: Thực trạng và những giải pháp trong việc phân chia tài sản hợp lý sau khi ly hôn
QU T CHUNG V VI C PH N CHIA T I S N KHI V ÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC PHÂN CHIA TÀI SẢN KHI VỢ ÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC PHÂN CHIA TÀI SẢN KHI VỢ Ề VIỆC PHÂN CHIA TÀI SẢN KHI VỢ ỆC PHÂN CHIA TÀI SẢN KHI VỢ ÂN CHIA TÀI SẢN KHI VỢ ÀI SẢN KHI VỢ ẢN KHI VỢ Ợ
Khái niệm việc phân chia tài sản sau khi vợ chồng ly hôn
Chia tài sản sau khi ly hôn là việc dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng hoặc bản án, quyết định của tòa án phân định phân quyền và nghĩa vụ của các bên đối với các tài sản cụ thể, những tài sản được chia sẽ trở thành tài sản riêng của môi bên.Việc chia tài sản khi ly hôn sẽ dựa trên những nguyên tắc chung Dựa vào những nguyên tắc này tòa án có cơ sở để phân chia tài sản chung
Trong thời kỳ hôn nhân sẽ thiết lập nên quan hệ về tài sản chung của vợ chồng Khi ly hôn việc phân chia tài sản được đặt ra, vì vậy việc nắm rõ những quy định của pháp luật liên quan đến chế độ tài sản chung vợ chồng cũng như những nguyên tắc phân chia tài sản chung sẽ giúp cho việc giải quyết các tranh chấp mâu thuẫn trong vấn đề về tài sản của vợ chồng
Phân chia tài sản khi ly hôn là việc tự nguyện vì vậy pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên, nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau mà có yêu cầu tòa án giải quyết thì tòa án sẽ phân chia tài sản theo quy định của pháp luật.
Phân loại tài sản được phân chia sau ly hôn
1.2.1 Tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
- Thu nhập từ lao động: Tiền lương, tiền thưởng, thu nhập từ việc kinh doanh hoặc làm việc tự do của cả hai vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Lợi nhuận từ tài sản: Lợi ích kinh tế thu được từ việc sử dụng hoặc đầu tư tài sản chung, bao gồm cả cổ tức hay lãi vốn.
- Tài sản mua sắm: Nhà cửa, xe cộ, thiết bị gia dụng, đồ nội thất, và bất kỳ tài sản nào khác đã mua hoặc xây dựng, tiến hành nâng cấp trong thời gian hôn nhân
- Tài sản đầu tư: Cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, bất động sản đầu tư và các loại hình đầu tư khác mà cả hai hoặc một trong hai vợ chồng tham gia quản lý, đóng góp vốn hoặc tài sản.
- Quyền lợi từ hợp đồng bảo hiểm, tiết kiệm và hưu trí: Bất cứ khoản tiền nào tích lũy từ các kế hoạch bảo hiểm, tiết kiệm hoặc hưu trí được mua hoặc tạo lập trong khoảng thời gian hôn nhân.
- Quyền sở hữu trí tuệ: Bản quyền, sáng chế, thương hiệu, hoặc quyền sở hữu trí tuệ khác nếu được tạo ra hoặc phát triển trong thời gian hôn nhân.
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung 1
1 i u 33, Lu t hôn nhân v gia ình 2014, 52/2014/QH13 Điều 33, Luật hôn nhân và gia đình 2014, 52/2014/QH13 ều 33, Luật hôn nhân và gia đình 2014, 52/2014/QH13 ật hôn nhân và gia đình 2014, 52/2014/QH13 ài sản chung của vợ đình 2014, 52/2014/QH13
Tuy nhiên, trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác 2
1.2.2 Tài sản riêng của vợ, chồng
Tài sản riêng của vợ hoặc chồng thường bao gồm:
- Tài sản được mang vào cuộc hôn nhân: Bất cứ thứ gì sở hữu trước khi kết hôn thường được coi là tài sản riêng, trừ khi có sự thay đổi về quyền sở hữu sau khi kết hôn.
- Quà tặng và thừa kế: Những món quà hoặc tài sản thừa kế mà một người nhận được cá nhân trong thời kỳ hôn nhân thường được coi là tài sản riêng.
- Tài sản được chuyển đổi từ tài sản riêng: Tài sản riêng có thể chuyển thành tài sản chung nếu nó được sử dụng hoặc quản lý chung, nhưng nếu nó được giữ biệt lập thì có thể vẫn được coi là tài sản riêng.
- Tài sản được mô tả trong hợp đồng tiền hôn nhân hoặc hợp đồng tương tự: Nếu có hợp đồng tiền hôn nhân, nó có thể xác định tài sản cụ thể nào sẽ là tài sản riêng của mỗi bên khi ly hôn.
- Tài sản được mua hoặc xây dựng từ nguồn tài chính riêng: Những tài sản mà được mua hoặc xây dựng hoàn toàn từ tiền riêng hoặc nguồn tài chính mà không liên quan gì đến tài sản chung thường được coi là tài sản riêng.
Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
- Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:
+ Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;
+ Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61,
62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và Gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
- Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
- Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.
- Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
1 “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng;
2 “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn;
3 “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự;
4 “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
- Giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.
- Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nếu một người ngoại tình, vi phạm chế độ hôn nhân thì có được chia tài sản chung?
Việc phân chia tài sản chung khi có sự việc ngoại tình hoặc vi phạm chế độ hôn nhân phụ thuộc vào luật pháp của quốc gia hoặc khu vực mà cặp vợ chồng cư trú Trong nhiều khu vực pháp luật, hành vi cá nhân như ngoại tình có thể không trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định phân chia tài sản vì tòa án hôn nhân và gia đình thường tập trung vào việc phân chia công bằng dựa trên các yếu tố như đóng góp cá nhân vào tài sản chung, nhu cầu tài chính của từng vợ hoặc chồng, và các yếu tố liên quan khác Để hiểu rõ cách luật pháp áp dụng trong tình huống cụ thể của bạn, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ một chuyên gia pháp luật trong khu vực cụ thể của mình.
Có bắt buộc phân chia tài sản khi ly hôn không?
Khi ly hôn, việc phân chia tài sản không phải lúc nào cũng bắt buộc nhưng thường được coi là một phần quan trọng của quá trình ly hôn Cách thức và quy tắc phân chia tài sản sẽ tuân theo luật pháp của quốc gia hoặc khu vực mà cặp vợ chồng đang sống Trong nhiều hệ thống pháp luật, tài sản chung được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân thường cần được phân chia một cách công bằng giữa cả hai vợ chồng khi ly hôn Tài sản chung có thể bao gồm mọi thứ từ nhà cửa, xe cộ, tiền tiết kiệm, nghề nghiệp, và khoản đầu tư Tuy nhiên, cách phân chia cụ thể sẽ dựa trên một số yếu tố như đóng góp tài chính và phi tài chính của mỗi người vào hôn nhân, nhu cầu và khả năng của mỗi người sau ly hôn, và thậm chí số lượng và tuổi của con cái Có trường hợp, nếu hai người đạt được thỏa thuận riêng và công bằng về tài sản, họ có thể đề xuất thỏa thuận này lên tòa án, và nếu tòa án cho rằng thỏa thuận này hợp lý, có thể sẽ không cần đến một quá trình phân chia tài sản phức tạp hơn Để biết đúng cách phân chia tài sản trong trường hợp cụ thể của mình khi ly hôn, việc tìm kiếm tư vấn pháp lý chuyên nghiệp là điều cần thiết.
Tình huống phân tích các khía cạnh phân chia tài sản giữa vợ chồng
*Tình huống 1: A và chồng A li hôn đã hơn 1 năm Lúc li hôn do điều kiện không có, vì A vào Nam lập nghiệp 1 mình trong khi chồng A thì vào cả gia đình, nên A để con cho chồng A nuôi Trong đơn li hôn nộp tòa án A có ghi rõ về tài sản là để cho con A Nhưng bây giờ do ba của bé bỏ con đi chơi và đã quen người khác, lại sử dụng số tiền đó mua xe cho người phụ nữ kia Mỗi lần A qua thăm con thì bị anh, chị ruột của chồng đánh trước mặt con gái A Bây giờ A đã đón con về nuôi, liệu A có đòi lại được số tiền mà A đã ghi trong đơn là để cho con, yêu cầu ba của bé chu cấp hàng tháng để nuôi con.
+ Bạn và chồng bạn đã ly hôn, không có tranh chấp về con chung và tài sản, đã thoả thuận được để cho chồng bạn nuôi con và tài sản của hai người để cho con.
+ Sau đó, chồng cũ của bạn bỏ bê, không chăm sóc con nên bạn có nhu cầu được thay đổi quyền chăm sóc con.
A có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu về việc phân chia tài sản sau khi ly hôn và khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc phân chia tài sản sẽ được Toà án giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình dựa trên việc xác định những tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trước đây.
A có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tuy nhiên cần có các căn cứ pháp lý cụ thể để tòa án xem xét và phán quyết lại như sau:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
- Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Trong trường hợp này, người đi khởi kiện giành lại quyền nuôi con cần phải chứng minh cho tòa án thấy được rằng người trực tiếp nuôi con đã vi phạm các nghĩa vụ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp con chung
Ví dụ: Bị bạo hành về thể chất hoặc tinh thần; hay bị cấm đoán trong việc đi học và các lý do hợp lý khác.
*Tình huống 2: Chị Hà và anh Hùng kết hôn với nhau hơn 10 năm và có 2 con chung (01 trai, 01 gái) Qua thời gian chung sống, anh chị ngày càng phát sinh nhiều mâu thuẫn khó hàn gắn nên đã thuận tình ly hôn và Tòa án đã có quyết định ly hôn nhưng chưa có hiệu lực pháp luật Trong thời gian này thì anh Hùng bị tai nạn qua đời và không để lại di chúc Phía gia đình anh Hùng lấy cớ anh sản chung của hai vợ chồng cho bố mẹ anh Hùng Chị Hà không đồng ý vì còn phải nuôi hai con chung của anh chị, phía gia đình anh Hùng có những hành vi gây áp lực với chị
Hà về vấn đề này Chị Hà đề nghị cho biết, giữa chị và anh Hùng đã chấm dứt quan hệ hôn nhân chưa và tài sản của anh Hùng được giải quyết như thế nào?
Tại Điều 213 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự:
“Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội”.
Do đó, việc bạn cho rằng quyết định ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật là không đúng, quan hệ vợ, chồng giữa chị Hà và anh Hùng đã chấm dứt kể từ khi Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được ban hành. Đối với tài sản do anh Hùng bị tai nạn qua đời và không để lại di chúc thì tài sản của anh Hùng được theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015 về việc thừa kế theo pháp luật và áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651
Bộ luật dân sự năm 2015:
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
Tuy nhiên, chị Hà và anh Hùng đã ly hôn nên chị Hà không thuộc diện hàng thừa kế, do đó các con của chị Hà, anh Hùng và bố, mẹ đẻ của anh Hùng là người thuộc hành thừa kế thứ nhất và sẽ là những người được hưởng di sản thừa kế do anh Hùng chết để lại Chị Hà không có quyền đòi chia thừa kế đối với tài sản của anh Hùng theo quy định của pháp luật, bởi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đã chấm dứt theo quy định tại Điều 57 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.
*Tình huống 3: Vợ chồng A có 2 căn nhà, 1 căn nhà đứng tên 1 mình A
(chồng A trước đó đã làm thủ tục công chứng tặng cho A), 1 căn đang ở đứng tên cả 2 vợ chồng, 1 xe ô tô đứng tên A Trường hợp A làm đơn ly hôn đơn phương và ghi không có tài sản chung (vì chồng A có người thứ 3, chồng không để tâm đến việc ly hôn, bảo A thích làm gì thì làm, kiểu không hợp tác) thì sau này nhà đứng tên chung của 2 vợ chồng và xe của A có bị tranh chấp không ? Và nếu bị tranh chấp thì xử lý như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo quy định tại Điều
59 Luật hôn nhân và gia đình:
“Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản
2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Thực trạng về việc phân chia tài sản sau khi ly hôn
Hiện nay, vệc phân chia tài sản chung của vợ chồng một cách hợp lí sau khi ly hôn là rất đa dạng và phức tạp Có rất nhiều trường hợp, vợ chồng không thể thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản như thể nào, hoặc vợ chồng đã thỏa thuận về nội dung chia tài sản nhưng lại không đồng ý với nhau về cách chia hoặc cả vợ chồng không thể thỏa thuận được nội dung chia toàn bộ hay một phần tài sản nào đó mà cần phải yêu cầu Tòa án can thiệp và phân xử
Theo quy định của của pháp luật vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với những tài sản chung Điều này đã được pháp luật Việt Nam quy định rõ trong Khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 “ Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.” Thế nhưng, trong hôn nhân sự đóng góp vào khối tài sản chung giữa vợ và chồng là không đồng đều nhau, hoặc do hoàn cảnh gia đình, công việc hiện tại dẫn đến viêc chia đôi tài sản đôi khi sẽ không còn hợp lý nữa Do đó, để phân chia tài sản sau ly hôn một cách hợp lý nhất thì Tòa án sẽ phân chia tài sản dựa trên các nguyên tắt được quy định ở Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình:
“Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
3 Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4 Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Như vậy, để chia tài sản khi ly hôn phải xác định được đâu là “tài sản chung” của vợ chồng để được phân chia Nói một cách khái quát nhất thì tài sản chung của vợ chồng là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân Tuy nhiên, không phải mọi tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân đều được xác định là tài sản chung của vợ chồng.
Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“a Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. b Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. c Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”.
Những điểm bất cập, hạn chế của các quy định về xác định, phân chia tài sản khi ly hôn
Nhìn chung quy định của pháp luật liên quan đến việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn của nước ta có nhiều điểm tương đồng với một số các quốc gia phát triển khác Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng không bị áp dụng dập khuôn máy móc theo tỷ lệ 50/50 mà có tính đến nhiều yếu tố khác như hoàn cảnh, công sức đóng góp, lỗi dẫn đến việc ly hôn, để đảm bảo sự công bằng, cân bằng lợi ích và việc phân chia không làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các bên Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vẫn sẽ tồn tại một số bất cập, hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất, mặc dù pháp luật có quy định một số yếu tố được đặt ra để xem xét khi phân chia tài sản như: Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia, lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn, theo đó bên có lỗi sẽ có thể bị chia tài sản với tỷ lệ ít hơn, Tuy nhiên, pháp luật chỉ dừng lại ở khái niệm “nhiều hơn hoặc ít hơn” mà không có bất kỳ một hướng dẫn nào quy định cụ thể về tỷ lệ phân chia trong những trường hợp này dẫn đến việc áp dụng không nhất quán và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm xét xử của thẩm phán Trong trường hợp có “lỗi”, tôi nghĩ việc đề cập đến mức độ lỗi thế nào mới xem xét áp dụng quy định này cũng là điều cần thiết
Ví dụ như một trường hợp phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp phải trong xã hội hiện đại ngày này đó là “ngoại tình”, đây được coi là lỗi không chung thủy Những trường hợp người chồng ngoại tình sau đó về ruồng rẫy vợ con, vô trách nhiệm khiến cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng không thể cứu vãn thì chúng ta có thể thấy rõ và việc áp dụng quy định này là cần thiết, thậm chí những trường hợp này người chồng chỉ có thể được chia một phần tỷ lệ rất nhỏ để đảm bảo tính răn đe Nhưng cũng có những trường hợp “ngoại tình” nhưng người chồng một mặt cố gắng che giấu họ vẫn cố gắng sống có trách nhiệm với vợ con, khi bị phát hiện họ cảm thấy có lỗi, nhận thức được việc làm sai trái của mình và cố gắng hàn gắn tình cảm gia đình nhưng người vợ cương quyết ly hôn thì yếu tố lỗi ở đây được xác định như thế nào, theo tỷ lệ như nào?
5 Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6 Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”
2.2 Nguyên nhân dẫn đến những sự bất bình trong việc phân chia tài sản sau ly hôn
Viêc xuất hiện những trường hợp phân chia tài sản sau ly hôn hôn không hợp lí do một trong những nguyên nhân sau đây
1 Cá nhân những người ly hôn còn thiếu kiến thức am hiểu về pháp luật cũng như các quy định của nhà nược về hôn nhân và gia đình
2 Tùy thuộc vào mỗi người mà quan điểm về sự công bằng sẽ khác nhau Cả vợ và chông đều có quan điểm về mức độ đóng góp vào tài sản chung của bản thân mình trong thời gian hôn nhân là khác nhau do đó sẽ dẫn đến việc tranh cãi về sự xứng đáng của phần tài sản mà đối phương được nhận.
3 Quan điểm về giá trị thực đối với tài sản mình được nhận: Có thể xảy ra mâu thuẫn đói với giá trị thực của tài sản khi một trong hai nghĩ rằng đối phương được nhận tài sản có giá trị thực lớn hơn
4 Thách thức trong việc dánh giá tài sản và trách nhiệm pháp lý: Có thể sẽ ra mâu thuẫn do việc phức tạp của khối tài sản khi có sự pha trộn giữa tài sản chung và tài sản riêng, cũng như có những tranh cãi về trách nhiệm của vợ hoặc chồng đối với việc xử lý tài sản trong suốt thời gian hôn nhân.
Một số vụ việc liên quan gần đây
*Vụ ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng chủ cafe Trung Nguyên.
- Như Báo Phụ Nữ Việt Nam đã phản ánh, ngày 12/1 vừa qua, Viện trưởng Viện KSND tối cao đã có văn bản kiến nghị Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm số 01/2021/HNGĐ-GĐT ngày 11/3/2021, giải quyết vụ án ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
- Theo đó, Viện Kiểm Sát Nhân Dân tối cao đề nghị Hội đồng thẩm phán hủy toàn bộ các bản án trong vụ ly hôn này để xét xử lại từ đầu, vì có những sai sót nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Lê Hoàng DiệpThảo.
- Một trong những vấn đề gây bức xúc dư luận trong vụ án này đó là các cấp Tòa đã tước quyền sở hữu cổ phần của bà Thảo trong Tập đoàn Trung Nguyên, buộc bà Thảo chấm dứt hoạt động kinh doanh bình thường mà không dựa trên những căn cứ pháp luật thỏa đáng.
+ Cụ thể, sau các phiên tòa, tài sản của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên là bất động sản được chia theo tỉ lệ 50-50, những tài sản còn lại được tòa tuyên ông Đặng Lê Nguyên Vũ hưởng 60% và bà Lê Hoàng Diệp Thảo 40% tổng giá trị tài sản chung.
- Đặc biệt, dưới danh nghĩa bảo vệ thương hiệu quốc gia cà phê Trung Nguyên và để đảm bảo cho hoạt động ổn định của Tập đoàn Trung Nguyên, hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã giao cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ được sở hữu toàn bộ cổ phần tại 07 công ty của Tập đoàn Trung Nguyên và ông Vũ có trách nhiệm thanh toán giá trị cổ phần cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Dưới góc độ pháp lý, các chuyên gia cho rằng với những phán quyết đó, người phụ nữ mà cụ thể ở đây là bà Thảo đã không nhận được quyền phân chia tài sản công bằng theo luật định.
Khoản 1, Điều 29, Luật Hôn nhân gia đình hiện hành, quy định: "Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập" Còn Khoản 2, Điều 213, Bộ luật Dân sự quy định: "Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung"…
Do vậy, việc các cấp Toà giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của bà Thảo cho ông Vũ, buộc bà Thảo phải nhận giá trị là không phù hợp với quy định của pháp luật Theo Khoản 3, Điều 59, Luật Hôn nhân và gia đình, tài sản chung vợ chồng được chia bằng hiện vật, trường hợp không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng Cổ phần và phần vốn góp trong công ty là tài sản có thể chia được bằng hiện vật…
Mặc dù trong suốt quá trình giải quyết vụ án và tại các cấp Tòa, bà Thảo luôn yêu cầu được giữ nguyên số cổ phần của bà (là cổ đông sáng lập) trong các Công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên Thế nhưng, Tòa án đã buộc bà Thảo giao hết cho ông Vũ số cổ phần mà bà sở hữu trong các Công ty thuộc Trung Nguyên và ông Vũ thanh toán lại cho bà Thảo bằng tiền giá trị tương ứng, điều này là quá bất công và trái với các quy định của pháp luật.
Cũng theo bà Thảo, giá trị tài sản thực của Trung Nguyên có trị giá hơn 23.000 tỷ đồng và riêng giá trị thương hiệu được định giá khoảng 1.000 tỷ đồng Nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã không tiến hành định giá giá trị tài sản vô hình, giá trị thương hiệu, chỉ tiến hành thẩm định giá trị của Tập đoàn Trung Nguyên chỉ có 5.655 tỷ đồng, bằng 1/5 so với giá trị thực tế và từ đó làm cơ sở cho việc quy đổi phần sở hữu của bà thành tiền là gây tổn thất vô cùng lớn cho bà.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, về nguyên tắc thì khi ly hôn, tài sản sẽ được chia đôi, có xem xét đến công sức đóng góp của mỗi bên và phải bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ Vậy nhưng, trong vụ án ly hôn của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên, các cấp Tòa đã không tuân thủ quy định đó.
Nói về phán quyết của Tòa án trong vụ án này, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đã từng cảm thản: "Không hiểu Tòa đã căn cứ vào đâu để "đè" ra chia tiền chứ không phải chia cổ phần, dù cổ phần là hiện vật chia được"?
"Ở đây là sở hữu cổ phần, chị Thảo đang là cổ đông Tòa án không có một cơ sở pháp lý nào để nói chia xong thì chị Thảo phải bỏ hết cổ phần, nhận tiền rồi ra khỏi công ty Toà không dựa vào luật nào để làm việc đó cả", ông Nghĩa nhấn mạnh.
*Vụ ly hôn của vợ chồng tỷ phú Jeff Bezos
- Sau khi đạt được những thoả thuận sau ly hôn, vợ tỷ phú Jeff Bezos -
Mackenzie Bezos, hiện đang trên "con đường" trở thành người phụ nữ giàu thứ 4 thế giới.
- Theo thoả thuận dàn xếp, bà Mackenzie sẽ nhận được 4% của Amazon, hiện trị giá khoảng 36 tỷ USD, một hồ sơ của công ty tiết lộ Các thủ tục ly hôn của người đàn ông giàu nhất thế giới và vợ dự kiến sẽ hoàn tất trong khoảng 90 ngày.
Sau khi nắm giữ 4% cổ phần của Amazon, bà sẽ trở thành người phụ nữ giàu thứ 4 thế giới, đứng sau cháu gái của nhà sáng lập hãng sản xuất mỹ phẩm đình đám L’Oreal SA với 54 tỷ USD, Alice Walton với 44 tỷ USD và 37 tỷ USD của Jacqueline Badger Mars, theo số liệu của Bloomberg Billionaires Index.
Giải pháp đi đến việc phân chia tài sản hợp lý
1 Thỏa thuận giữa hai bên: Một giải pháp tốt nhất là hai bên tự thỏa thuận về việc phân chia tài sản một cách hợp lý và công bằng Bằng cách thảo luận và đạt được một thỏa thuận, các bên có thể kiểm soát quá trình phân chia tài sản và đưa ra quyết định phù hợp với tình huống của họ Có thể họ sử dụng sự trợ giúp của một luật sư gia đình để đảm bảo quyền lợi của mỗi bên được bảo vệ
2 Trọng tài hoặc trung gian: Việc quyết định phân chia tài sản ra sao giữa các bên có thể được xem xét sử dụng trọng tài hoặc một bên trung gian đưa ra Trọng tài hoặc trung gian là người thứ ba mà cá nhân hoặc tập thể đó không liên quan đến cuộc ly hôn và có chức năng đưa ra quyết định phân chia tài sản dựa trên các yếu tố tiên quyết để phân định tài sản được chia ra Quyết định của trọng tài hoặc trung gian có thể ràng buộc và được thực thi bởi pháp luật
3 Can thiệp của tòa án: Trong trường hợp không có thỏa thuận hoặc tranh chấp không thể giải quyết bằng cách thông qua trọng tài hoặc trung gian, các bên có thể yêu cầu can thiệp của tòa án Tòa án sẽ xem xét tất cả các yếu tố liên quan, bao gồm đóng góp kinh tế, việc chăm sóc con cái, và các yếu tố khác để đưa ra quyết định về phân chia tài sản Quyết định của tòa án có tính ràng buộc và phải tuân thủ theo pháp luật.
4 Đánh giá và phân loại tài sản: Các bên trước hết cần thực hiện một đánh giá toàn diện về tài sản chung và tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng Điều đó là việc xác định các tài sản vật chất như nhà ở, xe cộ, tài khoản ngân hàng, đầu tư, trang sức, đồ đạc và nợ nần Sau đó, tài sản có thể được phân loại thành tài sản chung (mà hai bên có quyền chia sẻ công bằng và minh bạch) và tài sản riêng (mà chỉ thuộc về một bên vợ hoặc chồng đã thoả thuận từ trước hôn nhân hoặc sau khi ly hôn)
5 Nguyên tắc công bằng và hợp lý: Nguyên tắc công bằng và hợp lý là một nguyên tắc quan trọng trong việc phân chia tài sản sau khi ly hôn Các bên nên cân nhắc các yếu tố như đóng góp kinh tế, đóng góp chăm sóc gia đình và con cái, thu nhập và khả năng tài chính của mỗi bên Việc phân chia tài sản phải được thực hiện một cách hợp lý, công bằng và có tính tương xứng với sự đóng góp và nhu cầu của từng bên
6 Xem xét lợi ích của con cái: Nếu có con cái chung, lợi ích và trẻ em phải được đặt lên hàng đầu Trong việc phân chia tài sản, các bên nên xem xét việc tạo ra ơmột môi trường ổn định và đáng tin cậy cho con cái Điều này có thể bao gồm việc đảm bảo một nơi ở ổn định và tiếp tục hỗ trợ tài chính để nuôi dưỡng và giáo dục con cái.
7 Đánh giá cẩn thận và sự hỗ trợ từ chuyên gia: Trong quá trình phân chia tài sản, đánh giá cẩn thận và sự hỗ trợ từ chuyên gia như luật sư chuyên về lĩnh vực gia đình, kế toán viên hoặc tư vấn tài chính có thể rất hữu ích Họ có thể cung cấp thông tin chi tiết về quyền lợi pháp lý, giúp định giá tài sản và đưa ra các phương án phân chia hợp lý dựa trên tình huống cụ thể của từng gia đình.
8 Đánh giá tài sản và nợ: Không chỉ cần đánh giá tài sản,mà còn cần xem xét các khoản nợ và trách nhiệm tài chính chung.Việc phân chia tài sản cũng bao gồm việc xem xét và phân chia công bằng các khoản nợ như vay mượn,nợ ngân hàng hoặc nợ thuế.
KẾT LUẬN
Mọi cuộc hôn nhân chắc chắn không thể tránh khỏi sự bất đồng và đối nghịch để rồi dẫn tới ly hôn, và gần như không thể thiếu đi những sự phân chia, nhất là phân chia tài sản khi ly hôn của vợ chồng Việc phân chia tài sản này chắc chắn sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều mặt trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là về những lợi ích của vợ chồng sau khi ly hôn, sự bền vững trong mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình như con cái với cha mẹ, giữa hai nhà thông gia, cũng như các mối quan hệ thân thiết giữa người trong gia đình và ngoài gia đình của đôi vợ chồng ly hôn Điều tiên quyết nhất khi phân chia tài sản khi ly hôn giữa hai vợ chồng chính là hạn chế tới mức tối đa những sự bất bình trong phân chia tài sản và làm dịu đi những sự tiêu cực trong các mối quan hệ xã hội sau khi phân chia tài sản, hoàn thành ly hôn. Để đạt được sự hoà bình đó khi phân chia tài sản khi ly hôn giữa vợ chồng, mọi người, nhất là những người trong cuộc phải nắm vững những kiến thức pháp luật thiết yếu trong việc phân chia tài sản, có ý thức và suy nghĩ trong việc thoả thuận phân chia tài sản sau khi ly hôn để từ đó dẫn đến sự chấp thuận cuối cùng một cách hài lòng nhất cho đôi bên, nhằm tránh khỏi những phát sinh mâu thuẫn sau này cũng như ổn định mối quan hệ giữa các cá nhân, tập thể liên quan và toàn thể xã hội.