Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chuyên dé là rủi ro tín dụng và nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương Việt Nam chi
Trang 192 0000 HNVOđ HNI3
LUOTE LOT
Chất lượng cao OND THO (
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
CHƯƠNG TRÌNH CHÁT LƯỢNG CAO
CHUYEN DE THỰC TẬP CHUYEN NGÀNH: KINH ĐOANH QUỐC TẾ
UAN TRI RỦI RO TÍN DUNG DOI VỚI DOANH NGHIỆP
EDI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHÂN
CÔNG THƯƠNG VIET NAM CHI NHÁNH PHU THỌ
ĐÀO CHÍ DŨNG
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
CHƯƠNG TRÌNH CHÁT LƯỢNG CAO
QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG DOI VỚI DOANH NGHIỆP FDI TẠI NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHAN CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚ THỌ
55- 431
Chat hicng œÐ
“¢
Sinh viên thực hiện : Đào Chí Dũng
Chuyên ngành : Kinh doanh Quốc tế
Mã sinh viên : 11130701
Lớp : Kinh doanh Quốc tế CLC K55
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Bùi Huy Nhượng
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sé liệu, kết
quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đốikhông sao chép từ bat kỳ một tài liệu nào
Ha Nội, ngay34 tháng § năm 2017
Tác giả chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- _
ao Ch Vy) ung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cám ơn PGS-TS Bùi Huy Nhượng - người hướng dẫn khoa
học, chân thành cám ơn các Thay Cô trường Đại học Kinh tế quốc dân , các cô chú,
anh chị tại phòng khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam chỉ nhánh Phú Thọ và cả gia đình đã hướng dẫn, cung cấp số liệu, trao đổi
kinh nghiệm và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Trang 5MỤC LỤC
CHUONG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE RỦI RO TÍN DỤNG VA QUAN TRI
RỦI RO TÍN DỤNG
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG CUA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dung
1.1.2 Phân lọai rủi ro tin dun;
1.1.3 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng:
1.2 QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM
1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tin dụng của.NHÌM co 14
1.2.2 Nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng.
143 CAC NHÂN TO ANH HUONG DEN QUAN TRI RỦI RO TÍN
DUNG CUA NGAN HANG THUONG MAI 1.3.1 Các nhân tố chủ quan ::+t2ttttttttt+++++22222222222222222rrrrrrr 22
1.3.2 Các nhân tố khách quan ca
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐÓI
DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIETINBANK PHÚ THỌ
2.1 GIỚI THIỆU VE VIETINBANK PHU THỌ
2.1.1 Lich sử hình thành và phát tri
24
24
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của chỉ nhánh NHCT Phú
2.2 THỰC TRANG QUAN TRI RỦI RO TÍN DUNG DOI VỚI
DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIETINBANK PHU THỌ 30
Trang 62.2.1 Sơ lược về cho vay các doanh nghiệp FDI tại Vietinbank Phú Thọ 302.2.2 Thực trạng quan trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp FDI tại
Vietinbank Phú Thọ.
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIETINBANK PHU THỌ 432.3.1 Những kết quả đạt được
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG DOI VỚI DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIETINBANK PHU THO 47
3.1 ĐỊNH HUONG CUA VIETINBANK PHU THỌ VE CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐÉN NĂM 2018
3.2 GIAI PHAP TANG CƯỜNG QUAN TRI RỦI RO TÍN DUNG
DOI VỚI DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIETINBANK PHU THỌ 49
3.2.1 Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin đánh giá khách hàng 49
3.2.2 Day mạnh hoạt động Marketing ngân hàng cccccccccc+2 50
3.2.3 Hoàn thiện quy trình tín dụng.
3.2.4 Phát triển hệ thống công nghệ thông tin
3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác thâm định khách hàng - 53 3.2.6 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tin dụng - + 56
32.71 Sitidung các công cụ tin dụng phái SÀN cố 56
3.2.8 Tăng cường công tác đào tạo cán bộ
3.3 KIÊN NGHỊ
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước
3.3.3 Kiến nghị với NH TMCP Công thương Việt Nam - 62
Trang 7DANH MỤC CHỮ CAI VIET TAT
NHTM : Ngân hàng thương mại.
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TCTD : Tổ chức tín dụng
QD : Quy dinh
TGTCKT - XH : Tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội
TGDC : Tiền gửi dân cư
TSC : Tru sở chính.
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
CNH -HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
DNVNN : Doanh nghiệp vốn nước ngoài
Trang 8DANH MỤC BANG BIEU
Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s:
Tình hình tín dụng của ngân hàng công thương năm 2015 và 2016.
Doanh số cho vay, thu nợ doanh nghiệp FDI theo quý từ năm 2014đến năm 2016 của ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chỉ
Trang 9Sơ đồ 2.1:
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
DANH MỤC SƠ BO, BIEU DO
Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Phú Thọ
Dư nợ cho vay doanh nghiệp FDI của ngân hàng TMCP công
thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ theo kỳ hạn
Tỉ lệ cho vay doanh nghiệp FDI của ngân hàng Vietinbank Phú Thọ
so với toàn tỉnh năm 2016
Tỉ lệ du nợ cho vay doanh nghiệp FDI so với tông du nợ của toàn chỉ
nhánh Vietinbank Phú Thọ năm 2016 - + 25+5s+s+szs+se=z>e> 34
Trang 10LỜI MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại được đánh giá là một trong các tổ chức tài chính quantrọng nhất của nền kinh tế Họ đã luôn chứng tỏ tầm quan trọng cũng như vị thế củamình trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển So với nghiệp vụ đổi tiềnhay đúc tiền của các thợ vàng từ thuở sơ khai thì ngày nay ngân hàng thương mạirất đa dạng về các dịch vụ từ các hoạt động huy động vốn, tín dụng đến các hoạt
động thanh toán, dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi đối
tượng khách hàng Trong đó, cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho ngân
hàng thương mại, nhất là ở các nước đang phát triển
Ở Việt Nam, mặc dù hiện nay các ngân hàng thương mại đang chuyển hướng
sang ngân hàng bán lẻ nhưng cho vay theo dự án đầu tư, đặc biệt là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất được quan tâm phát triển Bởi lẽ, sự tồn tại củacác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tất yếu với mọi nền kinh tế trong thời
kì hội nhập và điều này càng đúng đối với Việt Nam Chính vì vậy, cho vay theo dự
án đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cũng là một chiến lược phát triểnđúng đắn của các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế khủnghoảng, sự phát triển của các doanh đầu tư nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn Bài
học kinh nghiệm khi các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp như Lifepro,
Kenmark hay Keangnam vay vốn đã làm cho các ngân hàng nhận ra được rủi ro khicho vay trong khối FDI Đây cũng là lý do mà các ngân hàng thương mại tỏ rakhông mấy hứng thú khi cho vay đối với đối tượng khách hàng này Nhưng nếu bỏqua cho vay theo dự án đối với doanh nghiệp FDI có thể sẽ khiến cho các ngân hàngthương mại bỏ lỡ nhiều cơ hội mang lại lợi nhuận cho mình
Vì vậy, sau thời gian em thực tập tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - chỉ nhánh Phú Thọ (Vietinbank Phú Thọ), em đã chọn đề tài “ Quản tri rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp FDI tại ngân hàng thương mại cỗ phần Công
thương Việt Nam chỉ nhánh Phú Thọ ” dé viết chuyên đề thực tập Em mong rằngmình có thể góp một phần nhỏ bé của mình trong sự phát triển của ngân hàng
Trang 112 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản sau:
-Khái lược về rủi ro tín dụng, nguyên nhân và hậu quả của ro tín dụng và nội
dung quản trị rủi ro tín dụng tại các nhân hàng thương mại
-Phân tích và đánh giá thực trạng và nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân
hàng công thương Việt Nam chỉ nhánh Phú Thọ
-Từ đó rút ro những nguyên nhân hạn chế dé đề xuất những giải pháp và kiếnnghị nhắm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng công thương Việt
Nam chỉ nhánh Phú Thọ.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên dé là rủi ro tín dụng và nội dung quản trị rủi
ro tín dụng tại ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Phú Tho
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2014-2016
Pham vi về không gian: Ngân hàng công thương Việt Nam chỉ nhánh Phú ThongTập trung vào rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp FDI
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp thống kê
so sánh phân tích đi từ cơ sở lí thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng
tỏ mục đích đã đặt ra trong chuyên đề
5 Kết cấu của chuyên đề
Ngoài các phần mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu đồ, kếtluận và danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề được chia làm 3 chương cụ thể là:
Chương 1: Lí luận chung về rủi ro tin dụng và quản trị rủi ro tin dụng tai các
ngân hàng thương mại
Chương 2 : Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp FDI tại
ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ
Chương 3 : Một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng,
công thương Việt Nam chỉ nhánh Phú Thọ
Trang 12CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VE RỦI RO TÍN DỤNG VA
QUAN TRI RỦI RO TÍN DUNG
1.1 RỦI RO TÍN DUNG CUA NGAN HANG THƯƠNG MAI
1.1.1 Khái niệm rủi ro tin dung
Dù đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực tài chính, rủi ro tín dụng vẫn là nguyênnhân chủ yếu gây ra thất thóat và dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng như sau:
Theo Thomas P.Fitch: Rủi ro tín dụng là lọai rủi ro xảy ra khi người vay
không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụtrả nợ Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu
trong họat động cho vay của ngân hàng.
Theo Hennie van Greuning -Sonja B rajovic Bratanovic: Rui ro tín dụng được
định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thé chi trả tiền lãi, hoặc hoàn trả vốn gốc
so với thời hạn đã an định trong hợp đồng tín dụng Điều này gây ra sự có đối với dongchu chuyền tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng
Từ các định nghĩa chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng
như sau:
- Rủi ro tín dụng xảy ra khi người đi vay trễ hẹn hoặc tồi tệ hơn là khôngthanh toán trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi
phát sinh
- Rui ro tin dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và
giảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến
phá sản.
1.1.2 Phân lọai rủi ro tín dung:
Rủi ro hệ thống: là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các khoản vay của
ngân hàng Sự bap bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP,biến động lãi suất, tốc độ lạm phat thay dỗi là những minh chứng cho rủi ro hệ
thống, những biến đổi này tác động đến khả năng trả nợ của các khách hàng.
Trang 13+ Trong rủi ro hệ thống trước hết phải ké đến rủi ro thị trường Rui ro thịtrường xuất hiện do phản ứng của các nhà kinh doanh đối với các hiện tượng trênthị trường.Chẳng hạn như sự thiếu quy họach phân bổ đầu tư một cách hợp | ý, công.
khai đã dẫn đến khủng hỏang thừa về đầu tư trong một số ngành Nền kinh tế thị trường tat yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có
lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không mang lại lợi nhuận, và do đó dẫn
đến sự chuyền dịch vốn từ ngành này sang ngành khác Nếu để sự cạnh tranh phát
triển một cách tự phát mà không có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước sẽ dẫn đến sự
gia tăng quá đáng vốn đầu tư ở một số ngành, gây khủng hỏang thừa, lãnh phí tài
nguyên quốc gia
+ Kế đến là rủi ro về lãi suất tín dung: Rủi ro này xảy ra khi biến đổi của lãisuất thay đổi không theo như dự tính của ngân hàng Sự thay đối lãi suất thị trường
có thể tác động mạnh đến thu nhập và chỉ phí của ngân hàng Rủi ro lãi suất có thể
biểu hiện dưới dang rủi ro xác định lại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất, rủi ro
tương quan lãi suất, rủi ro quyền chọn đính kèm
Rủi ro xác định lại lãi suất xảy ra khi có sự khác biệt giữa lãi suất cho Vay và lãi suất huy động Trong trường hợp lãi suất cho vay có định trong suốt thời gian
vay mà lãi suất huy động lại phụ thuộc vào biến động thị trường Khi lãi suất huy
động tức là giá vốn đầu vào biến động theo chiều hướng tăng mà lãi suất đầu ra cố
định hoặc cho dù có thay đổi nhưng không theo như ý ngân hàng thì ngân hàng,
gánh chịu thiệt hại về lợi nhuận.
Rủi ro đường cong lãi suất phát sinh khi có sự thay đổi về độ dốc và hình dạngcủa đường cong lãi suất Đây chính là rủi ro về mặt kỳ hạn của các khoản tín dụng
Vi dụ Ngân hàng cấp tín dụng 10 năm nhưng lai dùng nguồn vốn trung han 5 năm
để tài trợ thì ngân hàng sẽ thua lỗ nếu có sự gia tăng không cân xứng của lãi suất
với thời hạn ngắn hơn.
Rủi ro tương quan lãi suất: Phát sinh khi có một sự tương quan không hoànhảo trong sự điều chỉnh của lãi suất thu được và lãi suất phải trả trên các công cụkhác nhau mà đáng lẽ ra có các đặc điểm tương tự về xác định lại lãi suất Ví dụ:một khoản cho vay 1 năm bằng đô la mỹ được xác định lại lãi suất hàng tháng và
Trang 14tham chiếu lãi suất Sibor hoặc Libor Nếu khoản vay đó lại được tài trợ bằng nguồnvốn tham chiếu lãi suất tín phiếu kho bạc của Hoa Kỳ với thời hạn 1 tháng, ai có thể
hy vọng rằng hai loại lãi suất này sẽ thay đổi song song với nhau (như vẫn thường thấy) Tuy nhiên, nếu mối quan hệ của hai loại lãi suất này lại ngoài dự kiến, ngân
hàng có thể phải gánh chịu một khoản lỗ tiềm năng
(+) Rủi ro không hệ thống là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc mộtnhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại khoản vay cụ thể nào
đó Rủi ro không hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính Trong quátrình kinh doanh, định mức thực tế không đạt được như theo kế hoạch gọi là rủi ro
kinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự kiến Rủi ro
kinh doanh được cầu thành bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tai trong công ty Rui
ro nội tại phát sinh trong quá trình công ty hoạt động Rủi ro không hệ thống bao
gồm các lọai rủi ro sau:
+ Rui ro tín dụng do đọng vốn: Đây là rủi ro mà ngân hàng huy động vốnnhưng không có kênh cho vay hoặc đầu tư Để huy động được vốn, ngân hàng phảitrả lãi hay nói cách khác là chỉ phí vốn Nếu không cho vay ra được, ngân hàng vẫnphải trả chỉ phí cho nguồn vốn huy động đầu vào Nếu tình trạng này kéo dài, ngânhàng sẽ gặp thiệt hại đáng kể
* Rủi ro trong hoạt động thu hồi vốn và lãi: Rủi ro này gắn liền với hoạt động
quan trọng nhất và có quy mô lớn nhất của ngân hàng thương mại đó là hoạt động
tín dụng Rủi ro trong hoạt động thu hồi vốn và lãi là khả năng tốn thất xảy ra khi
khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đúng hạn góc và lãi
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của ngân hàng nhà
nước Việt Nam thì rủi ro tín dụng trong hoạt động thu hồi vốn và lãi được phân
loại như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi day đủ cả nợ gốc và
lãi đúng hạn;
(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ
nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
Trang 15b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
(ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần dau;
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy
đủ theo hợp đồng tín dụng;
(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng
mà tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo
quy định của pháp luật;
- Nợ được bảo đảm bằng cé phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con
của tổ chức tin dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín
dụng khác trên cơ sở t6 chức tín dụng cho vay nhận tai sản bảo đảm bằng cổ phiếucủa chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trịvượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tin dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoàikhi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định
của pháp luật;
- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tô chức tin dụng hoặc doanhnghiệp mà tổ chức tin dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn
theo quy định của pháp luật;
- Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép
vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoạihối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân
hàng nước ngoài;
- Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cap tin dụng, quản lý tiền vay, chính sách
dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài
Trang 16(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;
d) Nhóm 4 (Nợ nghỉ ngờ) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày:
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả ng lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời han trả nợ lần thứ hai;
(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngàyđến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến
60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mat vốn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá han từ 90 ngày trở lên theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời han trả nợ được
cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn tra nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc
đã quá hạn;
(v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày
kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên
60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công
bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
2 Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường
hợp sau đây:
a) Đối với nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài phân
loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng day đủ các điều
kiện sau đây:
Trang 17(i) Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ góc và lãi bị quá hạn kể cả lãi áp dung
đối với nợ gốc quá han) và nợ góc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời
gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ
ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ góc và lãi bị quá hạn;
(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
(iii) Tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thôngtin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại
đúng thời hạn.
b) Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng
nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đápứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
(i) Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời han trả nợ được cơ cấu lạitrong thời gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đốivới nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả day đủ nợ góc và lãi theo thời hạn được co
cấu lai:
(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
(iii) Tổ chức tin dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin,tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúngthời hạn đã được cơ cấu lại
3 Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra các biến động bat lợi trong môi trường, lĩnh vực kinh doanh tác độngtiêu cực trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng (thiên tai, dịch bệnh, chiếntranh, môi trường kinh tế);
b) Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn,dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục hoặc có biến động lớntheo chiều hướng suy giảm qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;
c) Khách hàng không cung cấp day đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tàichính theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh
giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Trang 18d) Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại
điểm a, b và c khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phânloại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn
đ) Nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định
của pháp luật.
1.13 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dung:
1.1.3.1 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng:
~Nguyên nhân khách quan:
(+)Môi trường kinh tế
Sự biến động quá nhanh và không dự đóan được của thị trường thế giới lànguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh của người đivay Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào sản xuât nông nghiệp và
công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu)
dầu thô, may gia công vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết va giá cả thế giới nên dễ
bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu Những khó khăn do bị khốngchế hạn ngạch trong ngành dệt may, hay những vụ kiện bán phá giá trong ngànhthủy sản làm ảnh hưởng trực tiếp đến họat động kinh doanh của các doanh nghiệp
nói riêng và của các ngân hàng cho vay nói chung Không chỉ xuất khẩu, những mặt
hàng nhập khẩu cũng dé bị ton thương không kém Mặt hang sắt thép bị ảnh hưởngrất lớn bởi giá thép thế giới, việc tăng giá phôi thép làm cho một số doanh nghiệpsản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chỉ phí giá thành rất lớn trong khikhông tiêu thụ được sản phẩm
Quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế cũng dẫn đến những hệ quả tat
yếu làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hauhết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với
nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường Bên cạnh đó, bản thân
sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường,
hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước gặp phải nguy cơ rủi ro nợxấu tăng lên do khách hàng có tiềm lực tài chính lớn đã bị các ngân hàng nước ngoài
thu hút bằng các sản phẩm, dịch vụ mới với nhiều tiện ích hơn.
Trang 19(+) Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý của Việt Nam vẫn còn nhiều bắt cập, các chính sách quản
lý kinh tế thường thay đổi đột ngột dẫn đến việc ra đời các văn bản pháp lý chưa
phù hợp làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam, khiến nhiều tổchức kinh tế không điều chỉnh kịp thời phương án kinh doanh Ví dụ như vào thời
điểm năm 2001, họat động kinh doanh xe máy phát triển mạnh với các dong sản
phẩm xe từ Trung Quốc, Hàn Quốc, rất nhiều doanh nghiệp bỏ vốn vào kinh doanh
lĩnh vực này Tuy nhiên sang năm 2002, nhà nước ban hành quy định mỗi người chỉđược đứng tên sở hữu một xe máy, làm cho sức mua bán xe giảm xuống đáng kẻ
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp, kéo
theo doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng.
(+) Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh:
Đây là những rủi ro mà cả khách hàng lẫn ngân hàng đều không lường trướcđối với khoản tín dụng của mình, khách hàng gặp khó khăn ảnh hưởng đến khảnăng trả nợ vay ngân hàng Đối với khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh thì cũngphải có thời gian để ổn định lại quá trình kinh doanh thì mới có khả năng trả nợngân hàng, còn với các khách hàng có tiềm lực yếu thì khoản tin dụng có khả nangrất cao lâm vào tình trạng nợ xấu Mặc dù lọai rủi ro này có thể được hạn chế bằngcách mua bảo hiểm, tuy nhiên khi lọai rủi ro này xảy ra, khách hàng và cả ngân
hàng cũng phải mắt nhiều thời gian để lấy được khoản tiền bảo hiểm từ các công ty
bảo hiểm dé thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay ngân hàng
- Nguyên nhân chủ quan:
(+) Từ phía khách hàng vay vốn:
- Một thực tế đáng buồn là có rất nhiều khách hàng có phương án kinh doanh
rất khả thi, lĩnh vực kinh doanh có rất nhiều thuận lợi, tuy nhiên khi bắt đầu có đủ
các điều kiện về vốn để thực hiện phương án thì do năng lực quản trị, kinh nghiệmđiều hành còn hạn chế, không đủ khả năng ứng phó trước những biến động thị
trường dẫn đến họat động kinh doanh không đạt hiệu quả như kế họach đã đề ra.
- Sử dụng vốn vay sai mục đích: Khách hàng có tình lập các chứng từ rút vốn
vay giả mạo mà do nhiều lí do ngân hàng không phát hiện được, để lấy vốn vay sử
Trang 20dụng khác với mục đích đã trình bày trong phương án vay vốn Việc sử dụng vốn
vay sai mục đích trong nhiều trường hợp là do người vay sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm với kỳ vọng sẽ mang lại lợi nhuận cao, tuy nhiên kết quả lại không như ý
muốn.Cũng có trường hợp khách hàng đã không có khả năng trả nợ vay tại ngânhàng khác, và cố tình tìm mọi cách vay vốn tại ngân hàng này và mang đi đảo nợ là
nguyên nhân dẫn đến khách hàng không có nguồn trả nợ dé thanh toán nợ đúng hạn
và đầy đủ cho ngân hàng
(+) Từ phía ngân hàng:
- Chính sách và quy trình cho vay lỏng lẻo: Định hướng tin dụng chưa dat
được tầm chiến lược, chưa triệt để nguyên tắc của thị trường là lợi nhuận và mức rủi
ro có thể chấp nhận đươc, bị cuốn theo hội chứng kinh tế, theo phong trào, theokhẩu hiệu phát triển kinh tế, tìm mọi cách cạnh tranh, giành giật thị trường ở các
ngành hàng, các nhóm khách hàng mà không hề nhận thấy rằng ngân hàng mình không có sở trường trong lĩnh vực này hoặc chưa chuẩn bị đủ tiềm lực đối với
ngành hàng này.
Kỹ thuật cấp tín dụng còn nghèo nàn, chưa hiện đại và đa dạng như việc xác
định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời hạn chưa phù hợp.
Công tác quản lý rủi ro tín dụng và kiểm soát sau cho vay chưa được chú trọng, chỉ
mang tính hình thức.
- Thiếu thông tin: Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu về kháchhàng một cách đầy đủ, chưa có các kênh kiểm tra chéo thông tin Việc phân tích tíndụng và quyết định cho vay hầu như chỉ dựa trên các thông tin từ phía khách hàng.cung cấp, các mói quan hệ cá nhân
- Chất lượng đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác tín dụng chưa cao: Độingũ cán bộ thiếu trình độ chuyên môn, không đủ khả năng thẩm định phương ánvay vốn của khách hàng cũng như thiếu kinh nghiệm phát hiện các những điều bấtthường trong phương án của khách hàng và không đủ khả năng nhận biết tình hìnhkinh tế xã hội tác động như thế nào đến lĩnh vực kinh doanh của khách hàng Điềunày dẫn đến việc đưa ra các quyết định cho vay không đúng Ngoài ra, có nhữngcán bộ tín dụng đứng trước cám dỗ của đồng tiền, đã thông đồng với khách hàng déchiếm đoạt tiền của ngân hàng
Trang 211.1.3.2 Hậu quả của rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng gây ra những hậu quả nghiêm trọng không những đối với hoạt
động của ngân hàng mà còn đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia:
- Hậu quả của rủi ro tín dụng tới hoạt động của ngân hàng thương mại :
(+) Rui ro tin dụng làm giảm uy tin của ngân hàng thương mại
Trong xu thế mở cửa và cạnh tranh gay gắt hiện nay, hầu như tắt cả các ngân
hàng thương mại Việt Nam đều cố gắng mở các điểm giao dịch tại các vùng, địa
bàn trên toàn lãnh thổ Việt Nam, và đưa ra những chương trình sản phẩm dịch vụ,phục vụ tốt nhất cho khách hàng của mình Hoạt động ngân hàng bao giờ cũng đặtchữ tín lên hang đầu, hạn chế tối đa tat cả các thông tin xấu hay không hay trên cácphương tiện truyền thông đại chúng ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng Nếumột ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ lớn, có những thông tin vềviệc ngân hàng không thu hồi được nợ hoặc ngân hàng đó bị ngân hàng nhà nướcđưa vào diện kiểm soát đặc biệt thì uy tín của ngân hàng đó bị giảm sút một cáchnghiêm trọng Lúc đó sẽ không có cá nhân hoặc tổ chức nào đặt quan hệ để sử dụng
các dịch vụ của ngân hàng đó nữa vì họ không biết đồng vốn họ bỏ vào ngân hàng
có đảm bảo an toàn và sinh lời hay không
(+) Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại
Để có nguồn vốn đủ cung cấp tín dụng cho khách hàng thì ngân hàng phải huy
động từ các tổ chức và dân cư hay nói cách khác là ngân hàng vay của tổ chức vàdân cư để tài trợ tín dụng Nếu rủi ro tín dụng do không thu hồi được nợ xảy ra,
ngân hàng sẽ hạn chế nguồn dé thanh toán tiền gửi cho chủ nợ tức là dân cư và các
tổ chức kinh tế khác
Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Theo quy định của ngân hàng nhà nước, tất cả các khoản nợ xấu ngân hàng
đều phải trích dự phòng, tỷ lệ trích dự phòng tùy theo mức độ nợ xấu và tài sản
đảm Điều này có nghĩa là, đối với các khoản nợ xấu hơn và có tài sản đảm bảo có
độ rủi ro cao hơn sẽ bị trích dự phòng cao hơn các khoản nợ ít xấu hơn và có tài sản
đảm bảo ít rủi ro hơn Việc số tiền dự phòng trích càng lớn thì chỉ phí vốn của ngân
hàng càng lớn và lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm
Trang 22(+) Rủi ro tín dụng dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng.
Như trên đã trình bày, rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến uy tín, khả năng thanh
khoản và lợi nhuận của ngân hàng Nếu tỷ trọng này tiếp tục kéo đài và ăn mòn vào
vốn riêng của ngân hàng, con đường đi đến tuyên bố phá sản ngân hàng là tat yếu.
- Hậu quả của rủi ro tín dụng đến nền kinh tế:
Phần lớn các ngân hàng hiện nay đang dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợcho nợ dài hạn, điều này đồng nghĩa với việc thời gian ngân hàng đòi nợ của kháchhàng không thể nhanh bằng thời gian khách hàng đến rút tiền Như vậy, các ngân
hàng đều phải đối mặt với các rủi ro về tính thanh khoản tức là rủi ro về sự không tương thích về kỳ hạn của các khoản vốn và sử dụng vốn Một khi rủi ro tín dụng
xảy ra dẫn đến chuyện ảnh hưởng đến uy tín, khả năng thanh toán của ngân hàng,người dân và tổ chức sẽ kéo đến ào ạt để rút tiền và chấm dứt quan hệ, hoặc cũng cótrường hợp có thông tin thất thiệt về họat động ngân hàng cũng làm ảnh hưởng đếnnguồn vốn kinh doanh của ngân hàng Việc khách hàng của Ngân Hàng TMCP Á
Châu kéo đến rút tiền ào ạt tại các điểm giao dịch của ngân hàng này khi có thông
tin Tổng Giám Đốc ngân hàng này bỏ trốn là một minh chứng rõ ràng nhất
Những ảnh hưởng này lại mang tính dây chuyền Nếu một ngân hàng thươngmại để xảy ra tình trạng mắt tính thanh khoản như nêu trên sẽ gây ra những tác độngdây chuyền cho nền kinh tế như sau:
+ Khi khả năng thanh khoản của ngân hàng bị giảm sút, ngân hàng sẽ không
có khả năng tiếp tục tài trợ vốn cho các pháp nhân, thể nhân và phải thu hồi vốntrước hạn Như vậy, các đối tượng nhận tài trợ vốn bị ảnh hưởng lớn đến hoạt động
kinh doanh của họ.
+ Phản ứng dây chuyền đến các ngân hàng thương mại khác: Khi niềm tin củacông chúng đối với một ngân hàng giảm sút, họ sẽ mắt dần lòng tin vào các ngânhàng khác, từ đó gây ra phản ứng đây chuyền rút von tại các ngân hàng khác
+ Phản ứng dây chuyền đến các ngành kinh tế khác: ngân hàng đổ vỡ dẫn đến
nền kinh tế suy thoái, sức mua giảm, that nghiép tăng, xã hội mat ồn định
Trang 231.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM
1.2.1 Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM
Quản trị rủi ro chính là trung tâm của hoạt động quản trị điều hành của mỗiNHTM Hiểu một cách đơn giản thì quản trị rủi ro chính là quá trình các NHTM
áp dụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị ngân hàng vào
hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình để giám sát phòng ngừa, hạn chế vàgiảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tư và các hoạt động kinh doanhkhác để ngăn chặn tổn thất thiệt hại cho ngân hàng, đồng thời không ngừng nâng
cao sức mạnh và uy tín của ngân hàng trên thương trường Quản trị rủi ro là bộ
phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗi NHTM, đồng thời với mỗi
loại rủi ro cụ thể lại áp dụng các phương pháp quản trị riêng
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, cácchính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn,
hiệu quả và phát triển bền vững Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp phòng
ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó
tăng doanh thu, giảm chỉ phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh
doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM
1.2.2 Nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng
a Nhận diện rủi ro tín dụng
Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống, trong
hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng.
Nhận diện rủi ro tín dụng bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên
cứu môi trường hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng,
nhằm thống kê được tat cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra,
mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thé xuất hiện đối với ngân hàng, trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp
Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu sẽ giúp ngân hàng có những giải pháp tối ưu
dé xử lý kịp thời; là khâu quan trọng, quyết định đến việc thực hiện mục tiêu quản
trị rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng Tuy nhiên, việc
nhận diện rủi ro rất phức tạp, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng rất đa dạng
Trang 24Do vậy, ngân hàng cần xây dựng một bảng liệt kê các dấu hiệu nhận biết rủi ro điểnhình để hỗ trợ cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, có các nhóm dấu hiệu như:Nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng, nhóm dấu hiệu từ phía ngân hàng.
b Do lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượnghoá mức độ các rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro,mức độ tổnthất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng Các
mô hình đo lường rủi ro tín dụng được phát triển theo 2 hướng: đo lường rủi ro
tín dụng riêng biệt và đo lường rủi ro danh mục cho vay.
Đối với rủi ro tín dụng riêng biệt, các mô hình đo lường đã và đang được sửdụng và phát triển bao gồm:
a) Mô hình định tính (truyền thống):
Phương pháp nay đi sâu vào nghiên cứu nhóm 5 chỉ tiêu (còn gọi là phương pháp 5C) sau:
Capacity - Cash flow (Năng lực - Luồng tiền dự tính trả nợ) Yếu tố được coi
là quan trọng nhất trong số năm yếu tố Năng lực đề cập đến khả năng điều hànhhoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng.Ngân hàng muốn biết chính xác khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào Đánh giá nănglực được dựa trên việc đánh giá các yếu tố: kinh nghiệm điều hành, báo cáo tài
chính quá khứ, sản phẩm tình hình hoạt động trên thị trường và khả năng cạnh
tranh Từ đó, ngân hàng dự tính được luồng tiền sẽ được sử dụng để trả nợ, thờigian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của khách hàng Việc đánh giá lịch sử các
khoản vay và thanh toán các khoản vay dù là của cá nhân hay các khoản vay thương mại cũng được coi là chỉ báo cho khả năng chỉ trả trong tương lai.
Capital (Câu trúc vốn) Là số vốn khách hang đầu tư vào doanh nghiệp Ngân
hàng sẽ yên tâm hơn nếu khách hàng có vốn chủ sở hữu đủ lớn Vốn chủ sử hữu có
thể được huy động trong quá trình hoạt động, giúp đảm bảo cho trạng thái khoảnvay của ngân hàng Ngân hàng cũng nhìn nhận vốn chủ sở hữu như là chỉ báo của
mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của khách hàng đối với kinh doanh của mình
và sẽ cảm thay thoải mái hơn nếu biết khách hàng sẽ mắt rất nhiều nếu công việc
Trang 25kinh doanh của họ không thành công Sẽ tốt hơn nếu nguồn vốn này được lấy từchính tài sản của cổ đông.
Collateral (Tài sản thế chấp) Ngân hàng có thể xử lý tài sản thế chấp củakhách hàng khi khách hang bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả nợ Ngân hàngđược đảm bảo quyền ưu tiên xử lý tài sản thế chấp của khách hàng trước các chủ nợkhác Ngân hàng cũng có thể yêu cầu khách hàng sử dụng các tài sản cá nhân khácngoài công ty làm tài sản thế chấp Đối với ngân hàng, đây là sự đảm bảo và lànguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính Một số ngân hàng có thể yêucầu có bảo lãnh cùng với tài sản đảm bảo Bảo lãnh là hình thức bên thứ ba ký bảolãnh cam kết thanh toán nếu người vay không trả được nợ
Character (Thái độ, sự thể hiện của khách hàng) Là ấn tượng chung kháchhàng để lại đối với ngân hàng An tượng này có thé là khá chủ quan Tuy nhiên,trong nhiều trường hợp, đối với nhiều ngân hàng, thái độ của khách hàng quyết định
liệu một khoản vay nhỏ có được phê duyệt hay không Các vấn đề chủ yếu liên quan đến thái độ đáng ngờ bao gồm: sự kém hợp tác với ngân hàng, lừa dối, các vụ kiện
tụng và thua lỗ Thời gian, chỉ phí kiện tụng và chỉ phí cơ hội có thể phát sinh do
khoản vay gặp van đề có thé lớn hơn nhiều so với thu nhập dự tính (Van đề này, tuy nhiên, trở nên kém quan trọng hơn đối với các khoản vay cho công ty lớn được điều
hành bởi một nhóm cá nhân) Ngoài ra, một số yếu tố định tính khác như trình độ
học vấn, kinh nghiệm điều hành kinh doanh, phẩm chất cá nhân của khách hàng
cũng được xem xét.
Conditions (Các điều kiện khác) Liệu khoản vay sẽ được sử dụng để đáp ứngnhu cầu vốn lưu động, mua sắm máy móc hay dự trữ nguyên vật liệu, hàng tồn kho?Ngân hàng sẽ đánh giá tình hình kinh tế trong và ngoài nước, phân tích ngành kinhdoanh doanh nghiệp đang hoạt động cũng như các ngành hoạt động liên quan có thểảnh hưởng đến doanh nghiệp
b) Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng:
Mô hình định tính được xem là mô hình cổ điển để đánh giá rủi ro tín dung.Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đạihơn, đó là lượng hóa rủi ro tín dụng Sau đây là một số mó hình lượng hóa rủi ro tíndụng thường được sử dụng nhiều nhất
Trang 26* Mô hình điểm số Z:
Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: (i) Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj); (ii) tam quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay
trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:
Z=1,2X1 + 1,4X2 + 3.3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5
Trong đó: XI: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài san”
X2: tỷ số “lợi nhận giữ lại/tổng tài san”
X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài san”
X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi số của nợ dai han”
X5: tỷ số “doanh thu/tồng tài sản”
Trị số Z càng cao thì nguời vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khi trị
số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ dé xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ
v6 nợ cao.
- Z<1,8: Khách hàng có khả năng rủi to cao
- 1,8 <Z.<3: Không xác định được
- Z> 3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ
Bat kỳ khách hàng nào có điểm số Z<1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy
cơ rủi ro tín dụng cao và ngân hàng sẽ không cấp tín dụng.
Theo mô hình thì bat cứ khách hang nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng này cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81.
+ Ưu điểm của mô hình: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản.
+ Nhược điểm:
- Mô hình này chỉ cho phép phân biệt khách hàng thành hai nhóm là “vỡ nợ”
và “không vỡ nợ” Tuy nhiên trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại, từ không trả hay chậm trễ trong việc trả lãi tiền vay, đến việc không hoàn trả nợ gốc và
lãi tiền vay
- Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm
quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến Tương tự như vậy, bản thân
ĐẠI HỌC K.T.Q.D_' 55 -121
Trang 27các chỉ số được chọn cũng không phải là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh
doanh cũng như điều kiện thì trường tài chính thay đổi liên tục
- Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thé đóngmột vai trò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay như danh tiếngkhách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ
mô như sự biến động của các chu kỳ kinh tế
* Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:
Ngoài mô hình điểm số Z, hiện nay nhiều ngân hang còn sử dụng phươngpháp cho điểm để xử lý các đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua sắm xe hơi,
trang thiết bị gia đình, bất động sản và kinh doanh nhỏ Các yếu tố quan trọng liên
quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm:
hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập,điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian lam việc
Mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng thường sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục,
mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 đến 10.
+ Ưu điểm: mô hình điểm số đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quátrình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng
+ Nhược điểm: mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để
thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và những thay đổi trong cuộc
sống gia đình, do đó có thể đe dọa đến chương trình tín dụng của ngân hàngm bỏ
sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng và dịch vụ
ngân hàng.
* Mô hình xép hang của Moody’s và Standard & Poor's:
Rui ro tin dung hay rủi ro không hoàn được vốn trái phiếu của công ty thường,
được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu Những đánh giá này được chuẩn bị bởimột số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó Moody’s và Standard & Poor’s là những,dịch vụ tốt nhất
Trang 28Bang 1.1 Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s:
_Xếp hạng Tình trạng Moody’s Aaa Chat lugng cao nhat
Aa Chat lugng cao
A Chất lượng vừa cao hơn Baa Chấlượngva ~
Ba Nhiềuyếutđầucơ — :
BO Dau co
Caa Chat lượng kém
Ca Đầu cơ có rủi ro cao
Đối với Moody’s xếp hạng cao nhất từ Aaa nhưng với Standard & Poor’s thìcao nhất là AAA Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody’s) và AA (Standard &
Poor`s) sau đó thấp dần dé phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao Trong đó, chứng
khoán trong 4 loại đầu được xem như loại chứng khoán nên dau tư, còn các loại chứng.khoán bên dưới được xếp hạng rác rưởi (junk) Nhưng do có mối quan hệ giữa rủi ro vàlợi nhuận nên tuy việc xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng có lợi nhuậncao nên đôi lúc khách hàng chấp nhận đầu tư vào các loại chứng khoán này
Trang 29c Kiểm soát rủi ro tín dụng
Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro thông thường được sử dụng, gồm: Nétránh; ngăn ngừa rủi ro; giảm thiểu tổn thất; đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân
tán rủi ro.
- Né tránh rủi ro:
Là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ những nguyên nhân
gây rủi ro.
- Ngăn ngừa rủi ro tín dụng
Nhận thấy nếu khoản tín dụng bị xếp hạng thấp thì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro.Như vậy việc ngăn ngừa cần tiến hành sớm và thường xuyên bởi một bộ phậnchuyên trách, bởi sẽ tận dụng được kỹ năng chuyên môn, tập trung vào giải quyếtvấn đề tránh phân tán tư tưởng Tiến trình công việc được hoạch định như sau:
Nếu phương án khắc phục thành công mức độ rủi ro trở nên bình thường thì
chuyển sang cho nhân viên tín dụng phụ trách tiếp còn nếu việc thực thi biện phápkhắc phục gặp trở ngại thì ngân hàng chuyền khoản tín dụng sang bộ phận chuyêntrách về xử lý rủi ro tín dụng
Tiếp nữa là sự cần thiết của báo cáo quản trị rủi ro tín dụng — là một nội dung
có liên quan đến rủi ro tín dụng Không có báo cáo toàn diện, cụ thể và chuẩn xácthì người làm công tác điều hành không có căn cứ để ra các quyêt định của mình
Báo cáo cũng do phòng ban chuyên trách lập ra.
Bên cạnh đó, bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập sẽ giúp các cán bộ lãnhđạo điều hành hoạt động một cách thông suốt và hiệu quả Trong ngân hàng các bộ
Trang 30phận chuyên môn hoá phát huy hiệu quả của mình thì những rủi ro thì các quá trình
nghiệp vụ đó cũng cần phải được kiểm soát độc lập Tại các ngân hàng, nội dung cụthể của hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập cần phải xây dựng, phổ biến vàthống nhất đến mọi phòng ban và mọi cán bộ
Ngoài ra, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, các quy định bảo đảm an toàn
trong hoạt động của ngân hàng, hoạt động thanh tra của các cơ quan chức năng,
thiết lập và phát triển hệ thống thông tin tín dụng cũng là những yếu tố giúp ngân
hàng tránh được những rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- Thực hiện các biện pháp hạn chế ton thất nếu rủi ro tín dụng xảy ra
(1) Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị
tốn that Quỹ thường được trích ra từ lợi nhuận sau thuế Với việc lập quỹ dự phòng
rủi ro khi rủi ro xảy ra việc mất vốn cho vay sẽ không gây nhiều tác động tới ngânhàng Việc trích lập quỹ dự phòng ở nước ta hiện nay áp dụng theo Điều 8 Quyết
R : Số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A : Số dư nợ gốc của khoản nợ.
C: Gia trị khấu trừ của tai sản đảm bao
r : Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể(2) Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể làm việc tiếp với khách hàng tới khi khoản
vay được hoàn trả một phần hoặc tắt cả mà không sử dụng tới luật pháp Hoặc ngân hàng
có thể buộc khách hàng phải tuân thủ các điều khoản xử lý của hợp đồng tín dụng
Trang 31(3) Ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng, nếu rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm
sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho ngân hàng theo quy định Ngoài ra ngân hàngcòn có thể tham gia cho vay đồng tài trợ giúp san sẻ rủi ro chủ yếu giữa các ngân
hàng, giúp giảm thiểu rủi ro nếu xảy ra.
1.3 CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN QUAN TRI RỦI RO TÍN DUNG CUA NGAN HANG THUONG MAI
1.3.1 Các nhân t6 chủ quan
* Trình độ và nhận thức của các cán bộ quản trị rủi ro tín dụng: Các cán bộ
chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro tín dụng, chưa cónhững đánh giá chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ của họ Cán bộ chưa cónhững đánh giá chính xác về phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, đốitác tham gia bảo lãnh, không dự báo được những vấn đề phát sinh từ phía kháchhàng có thé gây bat lợi cho ngân hàng
* Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng của ngânhàng chưa đạt được yêu cầu về sự tổng hợp và thống nhất: Hệ thống thông tin chưađầy đủ và thiếu cập nhật đã khiến cho quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn.Ngân hàng chưa có đủ thông tin về thị trường, không có những kênh thông tin chínhxác để kiểm tra về các khách hàng
* Chiến lược khách hàng của ngân hàng: Tuỳ theo chiến lược kinh doanh cụ
thể mà mỗi ngân hàng đưa ra các mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau
* Mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đem lại lợi nhuận ngày càng lớn tuy nhiên mức độ rủi ro cũng ngày càng cao hơn.
1.3.2 Các nhân tô khách quan
* Do môi trường pháp lý chưa đầy đủ chặt chẽ, các quy định còn thiếu và chưa
đồng bộ.
* Các thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, trong tiếntrình hội nhập quốc tế
* Do các biến động bat thường về tỷ giá hối đoái, lãi suat ngoai tam kiểm
soát của ngân hàng.
Trang 32* Hệ thống thông tin về các doanh nghiệp do các cơ quan khác cung cấp
không chính xác, trung thực.
Như vậy, tại mỗi ngân hàng, việc phát triển công tác quản trị rủi ro tín dụng
phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: nhận thức về quản trị rủi ro tín dụng, hiệu quả bộ
máy tổ chức, trình độ cán bộ công nhân viên Do vậy, việc hoàn thiện và nâng cao
công tác quản trị rủi ro tín dụng chính là hoàn thiện và nâng cao những yếu tố đó Van dé này ở mỗi ngân hàng cũng cần có bộ phận chuyên trách.
Trang 33CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
DOI VỚI DOANH NGHIỆP FDI TẠI
VIETINBANK PHÚ THỌ
2.1 GIỚI THIỆU VE VIETINBANK PHU THỌ
2.1.1 Lich sử hình thành và phát triển:
Chi nhánh NHCT Phú Thọ được thành lập từ năm 1988 (trước đây là Chi
nhánh NHCT Vinh Phú) Khi mới thành lap, chi nhánh bộ máy của chỉ nhánh gồm
01 Hội sở chính và 02 chi nhánh trực thuộc đó là chi nhánh NHCT thị xã Phú Thọ
và chi nhánh NHCT thị xã Vĩnh Yên, hoạt động kinh doanh vừa mới ra khỏi thời kỳ
bao cấp, do đó còn phiến diện, các dịch vụ ngân hàng hạn hẹp, quy mô kinh doanh
nhỏ bé, đối tượng phục vụ chủ yếu là các xí nghiệp quốc doanh; công nghệ ngân hàng còn ở trình độ sơ khai, thủ công là chủ yếu.
Trong thời gian hoạt động từ năm 1988 tới 1996, ngân hàng đã mở rộng mạng.
lưới hoạt động từ 2 chỉ nhánh năm 1988 lên tới 5 chỉ nhánh năm 1996 với co cấu tổ chức ngày càng được chuyên môn hóa, hoạt động liên tục đạt hiệu quả cao Bắt đầu
từ năm 1997, sau khi tỉnh Vĩnh Phú tách ra thành 2 tỉnh là tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ, NHCT Vĩnh Phú cũng được tách ra thành NHCT Vĩnh Phúc và NHCT
Phú Thọ Từ thời điểm này NHCT Phú Thọ hoạt động độc lập với 4 chỉ nhánh: Hội
sở NHCT tỉnh đặt tại thành phố Việt Trì, chi nhánh NHCT thị xã Phú Thọ, chi
nhánh NHCT Đền Hùng, chỉ nhánh Nam Việt Trì cùng với các phòng giao dịch,
quỹ tiết kiệm đặt khắp nơi trên địa bàn tỉnh nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động và
thu hút khách hàng.
Năm 2005, theo chỉ thị của NHCT Việt Nam, NHCT tỉnh Phú Thọ đã thực
hiện phân cấp lại, lúc này chỉ nhánh thị xã Phú Thọ, chi nhánh Đền Hùng và chi
nhánh Nam Việt Trì hoạt động độc lập với Hội sở NHCT tỉnh, còn Hội sở NHCT
tỉnh chính thức đổi thành NHCT Phú Thọ, tự hạch toán và chịu trách nhiệm về hoạt
động kinh doanh của mình.
Năm 2006, theo chủ trương hiện đại hóa ngân hàng của NHCT Việt Nam,
chỉ nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ đã thực hiện việc nâng cấp các chỉ nhánh trực
Trang 34thuộc thành chi nhánh cấp 1 (chi nhánh NHCT Đền Hùng - tháng 1/2006, chi
nhánh NHCT Nam Việt Trì tháng 3/2006, chỉ nhánh NHCT thị xã Phú Thọ tháng 7/2006).
-Cho tới nay, chỉ nhánh NHCT Phú Thọ đã triển khai ứng dụng có hiệu quả rất
nhiều dịch vụ ngân hàng theo hướng kinh doanh đa năng, điển hình là: dịch vụthanh toán trong nước qua hệ thống máy vi tính với chương trình thanh toán hiện
đại kết nối Internet, dich vụ thanh toán kiều hối, dich vụ thanh toán quốc tế qua
mạng SWIFT, dịch vụ mua bán ngoại tệ, chăm sóc và tư vấn khách hàng
Công nghệ của ngân hàng đã có sự déi mới, ngày càng hiện đại, đáp ứng đượcyêu cầu kinh doanh trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển Hiện nay, côngnghệ tin học đã được ứng dụng vào tat cả các lĩnh vực hoạt động của chỉ nhánh như:thanh toán, hạch toán, kế toán, quản lý hoạt động cho vay, nhận tiền gửi của kháchhàng, thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, quản lý nhân sự, tổ chức hành
chính Ngoài ra, hệ thống máy rút tiền tự đông ATM cũng được lắp đặt tại nhiều
địa điểm, đặc biệt tại thành phó, thị xã, những nơi tập trung nhiều dân cư sinh sống
Ngân hàng luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất, nâng cao năng lực
cho cán bộ, nhân viên làm việc tại chỉ nhánh để phát huy tối đa hiệu quả hoạt độngcủa chỉ nhánh, giúp chỉ nhánh có thể tự tin vào sự phát triển mạnh mẽ của mình
trong tương lai.
Là một chỉ nhánh của NHCT Việt Nam -NHTM cổ phan (NHCT Việt Nam
vừa cổ phần hoá cuối tháng 12 năm 2008) -là một tổ chức tín dụng, chỉ nhánh
NHCT Phú Thọ có các chức năng sau:
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh của chỉ nhánh sao
cho phù hợp với từng thời kỳ.
- Cấp tín dụng và cấp các dịch vụ ngân hàng khác đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hang trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp va dịch vụ thuộc mọi thành
Trang 35- Được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khácdưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửikhác bằng VND và ngoại tệ phù hợp với Luật ngân hàng hiện hành; phát hành cácchứng chỉ tiền gửi, trái phiếu; tiếp nhận vốn tài trợ, vốn uỷ thác đầu tư từ NHNN và
các tổ chức quốc tế, quốc gia và các cá nhân khác có các chương trình phát triển
kinh tế văn hoá-xã hội vay vốn NHNN, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban của chỉ nhánh NHCT
- Các phòng ban nghiệp vụ trực tiếp
-B6 máy cơ cấu té chức Vietinbank Phú Thọ được thể hiện ở sơ đồ:
Trang 362.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng,
a Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm có 01 giám déc va 03 phó giám đốc chịu trách nhiệm điềuhành toàn bộ hoạt động của Vietinbank Phú Thọ, bao gồm việc giao chỉ tiêu cho các
bộ phận và nhận chỉ tiêu từ cấp trên Ban giám đốc chịu trách nhiệm báo cáo với
cấp trên những kết quả hoạt động kinh doanh của chỉ nhánh, đồng thời là cầu nóigiữa cấp trên với nhân viên, chuyên viên trong chỉ nhánh
b Các phòng ban
- Phòng kế toán giao dịch
Có chức năng quan trọng, là phòng nghiệp vụ thực hiện giao dịch trực tiếp
với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng đồng VNĐ và ngoại tệ; các
nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác tổ chức quản lý tài chính, chỉ tiêu
nội bộ tại chỉ nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao
dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của
Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho
khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng Tại Phòng Kế toán có 01 nhân viên
làm công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán, bảo tri, bảo dưỡng máy tinh đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chỉ nhánh.
- Phòng ngân quỹ
Là phòng nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ, vận chuyền tiền cho
các phòng giao dịch khi có nhu cầu tiếp quỹ, điều chuyền tiền đi NHNN, các Ngân
hàng đối tác và ngược lại theo quy trình đảm bảo an toàn.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan về lượng tiền mặt giao dịch trong ngày, từ đó đề xuất định mức tồn quỹ hợp lý để đảm bảo tiết kiệm vốn, sử dụng vốn
có hiệu quả, hạn chế tình trạng thừa vốn đồng thời nâng cao an toàn kho quỹ Chịu
trách nhiệm đề xuất, tham mưu với giám đốc chỉ nhánh về các biện pháp, điều kiện
đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ
Trang 37- Phòng tổ chức hành chính
Nghiên cứu và đề xuất công tác cán bộ của chi nhánh; theo dõi, bảo mật hồ sơ
lý lịch và nhận xét cán bộ nhân viên;
Quản lý thực hiện chế độ tiền lương và bảo hiểm của các cán bộ công nhân
viên, thực hiện nội quy cơ quan;
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ dé xây dựng kế hoạch phát triển mạng luới
hay giải thể các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch
- Phòng tổng hợp
Là phòng nghiệp vụ có chức năng lập báo cáo kế hoạch cho ngân hàng, cho các khối, phòng ban, chỉ nhánh Xây dựng kế hoạch kinh doanh trung hạn và ngắn hạn cho toàn chỉ nhánh Hỗ trợ ban giám đốc kiểm soát, giám sát, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch và đề xuất hiệu chỉnh kế hoạch nếu cần.
- Phòng khách hàng doanh nghiệp
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn VNĐ và ngoại tệ: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thé chế hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, phòng khách hàng doanh nghiệp còn có chức năng tham mưu cho
Giám đốc chỉ nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình
hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chỉ nhánh.
- Phòng bán lẻ
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp tư
nhân, cá nhân dé huy động vốn, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay VNĐ và ngoại tệ Quản lý hoạt động của các Phòng giao dịch, điểm giao dịch, các sản phẩm
cho vay phù hợp với các chế độ thẻ lệ hiện hành của NHNN và quy định hướng dẫn
của Ngân hàng Công thương Việt Nam; trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, tư vấn và giới
thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân
Trang 38Bảng 2.1: Tình hình tín dụng của ngân hàng công thương năm 2015 và 2016
* Doanh số cho vay (Lity kê) 8033379 9 865 742 22.81
* Doanh sô thu nợ (Lity ké) 7179489 9024532 25.7
* Nợ quá hạn 14 029 17293 2327
* Nợxâu 16 505 16 517 0.07
Ty lệ nợ xấu so với dung 0.48 0.39 -0.09
* Khu vực có von DT nước ngoài 119 246 1531275) 28.54
1 Dư nợ ngắn hạn 2 332 846 2 967 571 27.21
* Khu vực có von DT nước ngoài 119246 1532275) 28.54
2 Du ng Trung dai han, XDCB 1 102 098 1 308 583 18.74
* Khu vực có vôn ĐT nước ngoài
*Thu hỗi nợ đã xử Ij (lity ké) 1753 1300 -25.84
VII Dư nợ xử lýrui ro 38 804 38220 -1⁄48
(HT ngoại bảng)
(Nguôn: Báo cáo tài chính ngân hàng VietinBank Phú Thọ 2015 - 2016)