1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm đầu tư tại thành phố Hà Nội của các doanh nghiệp FDI

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm đầu tư tại thành phố Hà Nội của các doanh nghiệp FDI
Tác giả Lưu Thị Phương Thảo
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 19,22 MB

Nội dung

và chất lượng các dự án FDI vào TP Hà Nội chưa đáp ứng được như mong muốn, từ đó vấn dé đặt ra là làm sao dé thấu hiểu được các nhân tố thuộc lợithế môi trường đầu tư của TP Hà Nội có ản

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ

LƯU THỊ PHƯƠNG THẢO

NGHIÊN CỨU CÁC YEU TO ANH HUONG DEN

LỰA CHON DIA DIEM ĐẦU TƯ TẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TE QUOC TE CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ

LƯU THỊ PHƯƠNG THẢO

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn:“Wghiên cứu các yếu tô ảnh hưởng đếnlựa chon địa điểm dau tư tại thành phố Hà Nội của các doanh nghiệpFDI” là công trình nghiên cứu của tôi, tất cả các nội dung tham khảo đềuđược trích dẫn đầy đủ từ các nguồn tài liệu cụ thé Các kết quả trình baytrong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bat kỳ công trình

nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, tháng 07 năm 2022

Tác giả luận văn

Lưu Thị Phương Thảo

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TU VIET TẮTT - 2 5¿©5£+2E£2EE£EE+2EEEEEEEEEEEEEEEkrrrkrrkrrrerree iM.02810/98:79) c7 a ốố ii M./280i0/9:002757 :::‹1ÀỒ iii 952.1025255 -::/:ạà |CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 71.1 Tông quan tình hình nghiên cứu - 2-2-5 5£+5£+££+££+£++£xerxezxezsez 7

1.1.1 Các nghiên cứu nước BOÀÌ - c- - + 1E E*vE+sEEEeksereeeskreerek 7 1.1.2 Các nghiên cứu trong NUGC - - s11 E +3 E#kE+sEEEeksrerkeskkrseerrk 8

1.1.3 Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan và khoảng trống

6140195080) 0001 10

1.1.4 Tính mới của dé tài nghiên cứu 2-2-2 s2+s£+E+E++E++rxsrxerxerxee 111.2 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài - 2 z+s+cs+csse2 121.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài - 2-2 s=s+zxsrsee: 12 1.2.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp THƯỚC TĐOÀẢI c5 Sxn*seirsrrerree 13 1.2.3 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 2-5-5 sccxccseee 13 1.3 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoải -¿ s¿©+cxz+sec++ 14

1.3.1 Tac dOng tich CUC 1 c 14

1.3.2 Tác động tIÊU CUC - - G2 S191 TH ng ng ng rệt 15

1.4 Hướng tiếp cận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoải - 161.5 Các nhân tổ ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế 181.6 Ly thuyết về lợi thé trong quyết định đầu tư -. - 5552 191.6.1 Ly thuyết lợi thé sở WOU wee ccc ecceseeseesessessessssessessessesseseestesseeeseeas 191.6.2 Lý thuyết lợi thế nội bộ hóa - + ¿+ + +2 £+E£EE+EE+EE+EerEerxerxxee 201.6.3 Lý thuyết lợi thé địa điỂm 2-2-2 ©E+£E+2E2E2EE2EEEEEerkerkerkeee 201.6.4 Lý thuyết khung OLI của Dunning - 2-2 2+z+s+zs+zx+zxezseee 211.7 Các nhân tô lợi thé địa điểm ảnh hưởng đến thu hút FDI 21

Trang 5

1.7.1 Thuyết tân 06 điển -2- ©2222 3 EEEEEEEEE7121121121121111 11T xe 21 1.7.2 Thuyết động cơ chiến lược của nhà đầu tư - 2-2 s52 22Kết luận chương Ì -¿- 2 s2 2E2EESEEEEEEEEEEEEEEE2E211211211 11211 25CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - :-c -c-+¿ 26

2.1 Quy trình nghiên CỨU - -G- c2 E119 91 1E ng ng ng, 26 2.2 Nghiên cứu định tínhh - - c5 + E331 E 911391 <1 9 ng ni 27 2.3 Nghiên cứu định lượng - - - +21 x E3 E 919 1 9 9v vn ng 28

2.3.1 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu và quy mô MAU - -: 28

2.3.2 Xử lý đữ GU - - Gv TH TH Hàn HH ng 29

2.3.3 Kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá . - 30 2.3.4 Phân tích hồi quy 2- 2-52 ©E2E2+EE+EE2EEEEEEEEEEEE2E21121121111 111cc 312.4 Mô hình nghiên cứu va các giả thuyết nghiên CUU - 332.4.1 Mô hình nghiên cứu dé Xuất - 2-2 + +2E2E2E£EcExerxerxerreee 332.4.2 Giới thiệu biến trong mô hình và cơ sở cho các giả thuyết 35Kết luận chương 2 + 2c s SE 911211 21111111211 1111111111111 1e 4I CHƯƠNG 3: KET QUÁ NGHIÊN CỨU ¿- 2-5 s+Ek+E+E++Ee£EeExerxzrs 42 3.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hà Nội 42 3.1.1 Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hà

3.1.2 Một số đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP Hà Nội 44 3.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với TP Hà Nội 46 3.2 Thống kê mô tả mẫu 2 2 2£ E+EE+EE£EE£EEEEE£EE2EE2EEtEEerkrrkerree 483.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo - 2- 2 2 +E£SE+EE+EE2EE+EerEerkerxerxee 493.4 Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA 523.4.1 Phân tích nhân tổ khám phá (EFA) cho 7 biến độc lập: các nhân

tố ảnh hưởng tới ý định của nhà đầu tư FDI - 2-2 2 2 szs+zxzzse+2 52 3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc: Ý định

Trang 6

của nhà đầu tư FDI -i- SE St St SE St SE SEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErErrerererrsrsrs 54 3.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết - 55

3.5.2 Phân tích hồi quy - 2 ©5¿©5£+S£+E£+EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkerkee 573.5.3 Kiểm định các giả thUyẾ - + + s+SE+2EcEEEESE2EEEEEEEkerkrrkerree 59Kết luận chương 3 - 2-2 5s 2x22 2E12E12212171211211211211211 111111 63CHƯƠNG 4: KET LUẬN VÀ HAM Ý CHÍNH SÁCH - 2+ 65 4.1 Yếu tố cơ sở hạ tầng -:- 55c SE E12E121127127171211211211211 211111 65 4.2 Yếu tố môi trường văn hóa, xã hội - 2 2 2+ 2+£++£++rx+rxerseez 66 4.3 Yếu tố thé chế - ¿ 22++++2EE v11 E1 67 4.4 Yếu tố công nghiệp hỗ trợ va công nghé oo eeseeseeseseeseeeeeeeeeees 684.5 Yếu tố tài nguyên thiên nhiên -2- 2-2 +£+E£+E£+E£+E++£x+rxerxerxeee 694.6 Yếu tố thị tTưỜng - 2 2 +k+Sk£EE9EE2EEEEEEEEEEEE12112111111111 21111 Ee 694.7 Yếu tố lao động -. - + + +x2E2E211211211171711111211211211211 11111 xe 70 4.8 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo - 5 5¿ 71 4.8.1 Han chế của đề tai sceeecsesescessssesessneeesssnseeessneeessnseeesnnseeesnneeesnneeennness 7I 4.8.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo - 2-2-2 E+£E+2E2EE2EE2EE2EEerxerkerkeee 71 TÀI LIEU THAM KHẢO 2-©5£ 2£ ©E£2EE£EE£+EE£EEEEEEtEEEeEEtrkeerkrrrerred 72

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

Cum từ viết tat Nguyên nghĩa

BOT : Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyén giao

CEO : Giám đốc điều hành

CNHT : Công nghiệp hỗ trợ

CSHT : Cơ sở hạ tầng

DN : Doanh nghiệp

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

ĐTNN : Đâu tư nước ngoài

EFA : Phân tích nhân tố khám phá

FDI : Dau tư trực tiếp nước ngoài

GDP : Tổng sản phẩm quốc gia

GRDP : Tông sản phâm trên địa bàn

IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế

KCN : Khu cong nghiép

KCX : Khu chế xuất

KT-XH : Kinh tế, xã hội

LD : Lao động

MTVH : Môi trường văn hóa

MNCs : Công ty đa quốc gia

OECD : Tổ chức Hop tác va Phát triển kinh tế

OLI : Lợi thê sở hữu - lợi thé địa điểm - lợi thê nội bộ hóa

RA : Phân tích hồi qui bội

SXKD : Sản xuất kinh doanh

VIF : Hệ số phóng dai phương sai

WTO : Tổ chức thương mại thé giới

Trang 8

DANH MỤC BANG

TT Bảng Nội dung Trang

1 Bang 2.1 | Các bién quan sát do lường các nhân tổ của mô| 40

hình đề xuất

2 Bang 3.1 | Tông hợp các dự án được cap phép của TP Hà Nội | 43

và cả nước giai đoạn 2016-2020

3 Bang 3.2 | Các dự án FDI còn hiệu lực đến 2020 phân theo; 44

nganh kinh té

4 Bang 3.3 | Kích thước va phân bồ mẫu khảo sát 48

5 Bảng 3.4 | Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha 49

6 |Bảng3.5 | Hệ số KMO và kiêm định Bartlett lần 2 các biến| 53

độc lập

7 |Bảng3.6 | Kết quả các thông số EFA lân 2 các biến độc lập 53

8 Bang 3.7 | Kết qua EFA của thang do “Y định dau tu” 54

9 Bang 3.8 | Bang kết quả phân tích tương quan Pearson 56

10 |Bảng3.9 | Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hop cua mô hình y| 57

định của nhà đầu tư

11 | Bảng 3.10 | Bảng kiêm định độ phù hợp của mô hình ý dinh| 57

của nhà đầu tư

12 | Bang 3.11 | Bảng thông sô thông kê của từng biên trong m6| 58

hình hồi quy ý định của nhà đầu tư

13 | Bảng 3.12 | Bảng tóm tắt kết quả kiêm định giả thuyết 62

ii

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

TT | Hình Noi dung Trang

Hình 2.1 | Quy trình nghiên cứu 26

Hình 2.2 | Mô hình nghiên cứu dé xuất của tác giả 34Hình 3.1 | Biêu đô phân dư chuân hóa ý định của nhà đầutư | 59

11

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (EDI) đóng vai trò quan trọng đối với

sự phát triển kinh tế - xã hội đối với một địa phương, FDI góp phần bốsung vào tông von đầu tư, tăng trưởng kinh tẾ, tạo công ăn việc làm, tăng cường xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, chuyên dịch cơ cấu kinh tế và tác động lan tỏa đến các công ty trong nước, từ đó làm tăng năng xuất lao động Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia nói chung và các

địa phương nói riêng.

Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước, là địađiểm thu hút vốn FDI mạnh so với cả nước Theo Cục thống kê TP Hà Nội,tổng số dự án FDI đầu tư vào TP Hà Nội hàng năm thường chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước Thành phố luôn đi đầu

cả nước về tông thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của Thành phố vẫn không ngừng gia tăng Thành phố luôn chủ động xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư; tích cực đôn đốc và giải quyết các vướng mắc của các dự án đầu tư đã được cấp phép triển khaithực hiện theo tiến độ đã đăng ký, thường xuyên theo đõi, năm bat tìnhhình va xử lý kip thời những vướng mac về hoạt động của các doanh

nghiệp FDI trên dia ban.

Trong định hướng va các mục tiêu phát triển TP Hà Nội, huy độngnguồn lực FDI cũng được xem là một động lực cho phát triển và chuyên dịch

cơ cấu kinh tế của Thành phố Do đó, chính quyền thành phố đã có nhiều nỗ lực đưa ra các chính sách, giải pháp dé thu hút đầu tư FDI thông qua cải thiệnmôi trường đầu tư theo hướng gia tăng lợi thế địa phương nhưng về quy mô

Trang 11

và chất lượng các dự án FDI vào TP Hà Nội chưa đáp ứng được như mong muốn, từ đó vấn dé đặt ra là làm sao dé thấu hiểu được các nhân tố thuộc lợithế môi trường đầu tư của TP Hà Nội có ảnh hưởng tích cực đến ý định đầu tưcủa nhà đầu tư nước ngoài có ý nghĩa thiết thực, quan trọng va cấp bách dégia tăng thu hút đầu tư nước ngoài vào địa phương.

Nhìn chung, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại TP Hà Nội đạtnhững bước tiến đáng ké, một phần nhờ vào những thuận lợi nhất định như:thủ tục đầu tư thuận lợi, nhanh chóng giúp nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian, công sức; chi phí đầu tư thấp, giao thông tương đối thuận lợi, trong tương lai gần, khi các dự án giao thông và đề án thành lập 2-5 khu công nghiệp mới giai đoạn 2021-2015 hoàn thành sẽ là điều kiện giúp Hà Nội thuhút thêm các nhà đầu tư

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những khó khăn, hạn

chế mà Thành phố đang khắc phục dé cải thiện và đây mạnh hoạt động FDI hơn nữa Nếu so sánh với các tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ thì Hà Nội chưa phát huy được thế mạnh thành lực đây phát triển kinh tế, hệ thống giao thông,

hạ tầng có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, quỹ đất cho giao thông động và tĩnh rất thấp, phát triển đô thị không đồng bộ, chi phí không chính thức cao, các cơ quan chính quyền không thông tin và hợp tác với nhau do đó, các dự án FDIđầu tư vào Hà Nội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng

Xuất từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu

tô ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm dau tư tại thành phố Hà Nội của các

doanh nghiệp FDI” làm luận văn nghiên cứu thạc sỹ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

- Nhận dạng các nhân tô ảnh hưởng và đo lường mức độ anh hưởng củatừng nhân tô đến thu hút dau tư trực tiếp nước ngoài vào TP Hà Nội

Trang 12

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đề xuất mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào TP Hà Nội

- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoai vào TP Hà Nội

- Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện các nhân tố ảnh hưởng

để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP Hà Nội trong thời

gian tỚI.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư nước

ngoài tại TP Hà Nội.

- Đối tượng khảo sát: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài đã và đang đầu tư vào TP Hà Nội

3.2 Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại TP Hà Nội.

- Phạm vi về thời gian:

+ Dữ liệu thứ cấp dùng dé thực hiện đề tài được thu thập trong khoảngthời gian chủ yếu từ năm 2016-2020, trong đó gồm dữ liệu đã có sẵn từ cácbáo cáo tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020 của Ủy ban Nhân dân

TP Hà Nội.

+ Dữ liệu sơ cấp thu được thông qua các bảng khảo sát các doanh nghiệp FDI tại TP Hà Nội đã và dang đầu tư vào TP Hà Nội, thu thập từ tháng 8 đếntháng 12 năm 2020, được thiết kế phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

TP.Hà Nội?

Trang 13

- Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hướng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như thế nào?

- Cần có giải pháp gì dé cải thiện những nhân tố ảnh hưởng nhằm tăng

cường thu hút FDI vào TP Hà Nội trong thời gian tới?

5 Phương pháp nghiên cứu

dàng so sánh và đánh giá nội dung nghiên cứu vả thông qua việc thảo luận

với các chuyên gia để đưa ra bảng câu hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu

định lượng.

+ Phương pháp chuyên gia: Xin ý kién của những chuyên gia có kinhnghiệm nhiều năm về lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, phụtrách phòng xuất nhập khâu, phòng kinh doanh có nhiều kinh nghiệm làm việc cho các công ty đa quốc gia, đang đầu tư vào Việt Nam Nội dung phỏng vấn tập trung khám phá các biến quan sát ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ đó, tác giả tổng hợp lại làm cơ sở cho việc xây dựng

mô hình và thiết kế bảng câu hỏi phù hợp

+ Phỏng vấn trực tiếp: trao đôi sơ bộ và thảo luận với khoảng 6 đại diện của những doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP Hà Nội,thông qua hình thức gặp mặt trực tiếp hoặc điện thoại Các phát biểu, đánh giácủa đối tượng phỏng van sẽ góp phần bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát đầy đủ, rõ ràng và dé hiểu nhất Nội dung phỏng van sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho giai đoạn nghiên cứu định lượng tiếp theo.

- Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu chính thức được thực hiện

Trang 14

nhằm kiểm định và nhận diện các nhân tố thông qua các giá trị, độ tin cậy vàmức độ phù hợp của các thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giảthuyết nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyếtđịnh đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội, thực hiện qua các giai đoạn:

+ Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi và kỹ thuật phỏng

van các doanh nghiệp FDI tại Hà Nội, mẫu được chọn chủ yếu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất).

+ Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo băng hệ số tin cậy

Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám pha (EFA) thông qua phần mềm

xử lý SPSS 20.0, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo, qua đó loại bỏcác biến quan sát không giải thích cho khái niệm nghiên cứu (không đạt độ tin cậy) đồng thời tái cau trúc các biến quan sát còn lại vào các nhân tố (thànhphần đo lường) phù hợp làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu vàcác giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo.

+ Sau cùng, nghiên cứu dùng phương pháp phân tích hồi qui bội (RA)với các quan hệ tuyến tính để kiểm định các nhân tố tác động đến quyết địnhđầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hà Nội.

5.2 Phương pháp thu thập thông tin

Áp dụng phương pháp điều tra thực tế và phỏng van chuyên gia dé thu thập thông tin sơ cấp; kết hợp áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn dé thu thập thông tin thứ cấp và tư liệu để nghiên cứu lý thuyết qua các nguồn sách,

tai liệu chuyên khảo, truy cập internet va dữ liệu khảo sát.

5.3 Công cụ xử lý thông tin

Dữ liệu trong luận văn được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, lời cảm ơn, danh mục các bảng, danh mục các hình,danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

của Luận văn gôm 4 chương như sau:

Trang 15

Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này trình bày hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề

nghiên cứu va trình bày thực trạng FDI vào Hà Nội trong giai đoạn 2016-2020.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương này trình bày cụ thé thiết kế nghiên cứu, quy trình, tiến độ thực

hiện nghiên cứu trước khi khảo sát trên mẫu nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả nghiên cứuChương này trình bày kết quả nghiên cứu, kết quả kiểm định các thang

đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách Chương này rút ra hàm ý từ kết quả nghiên cứu nhằm hoàn thiện hạnchế của vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu cũng đưa ra những hạn chế và hướngnghiên cứu tiếp theo

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

- Lv Na và WSS Lightfoot (2006) tiến hành nghiên cứu các yếu tổquyết định quan trọng của FDI ở cấp địa phương tại Trung Quốc trong nămquan trọng 2002, là năm đầu tiên Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mạiThế giới, và cũng là năm đầu tiên vượt Mỹ trong việc thu hút FDI, vớiphương pháp tiếp cận là nghiên cứu sự phát triển mô hình hồi qui đa biến từnhững công trình nghiên cứu trước để xác định yếu tố có ý nghĩa thống kêquyết định đến FDI theo địa phương ở Trung Quốc Nghiên cứu đã kết luận

có ba yếu tố quyết định tiềm năng của FDI trong 30 khu vực (bao gồm cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và khu vực bán tự tri) cua TrungQuốc Thứ nhất, mối quan hệ giữa nhu cầu thị trường khu vực và kích thướcthị trường (GDP) là yếu tổ tác động đáng kể và tích cực trong việc thu hútFDI Hệ số ước lượng 2,843 chỉ ra rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là rất nhạycảm với sự khác biệt về GDP bình quân đầu người trên tỉnh GDP tăng 1% ước tính sẽ dẫn đến FDI 2,843% Điều này hỗ trợ cho giả thuyết rằng nhu cầu thị trường và kích thước cũng như trình độ phát triển chung của một khu vực

có tác động tích cực vào việc thu hút FDI Yếu tổ thứ hai là chất lượng laođộng cua một khu vực cảng cao càng thu hút FDI Số lượng trường tiểu học,trung học và đại học tăng 1% sẽ giúp FDI tăng 0,847% Yếu tố cuối cùng là

độ mở và mức độ cải cách trong từng địa phương Với 1% thị phần của doanhnghiệp nha nước trong sản xuất công nghiệp tăng ước tính sẽ dẫn đến sự sụtgiảm 1,147% trong FDI Điều này chỉ ra rằng các nhà đầu tư nước ngoài đápứng tích cực vào việc cải cách kinh tế - được xác định bởi một sự Suy giảm mức độ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp tại địa phương.

Trang 17

- Bouphavanh Keomixaya và Chittipa Ngamkroeckjoti (2011) với công

trình nghiên cứu về “Cac yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tu FDI ở tinh

Savannakhet, Lào”, dựa trên mô hình nghiên cứu của John Dunning Eclectic,

mô hình OLI năm 1976, lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế, đã đưa

ra các yếu tô ảnh hưởng đến thu hút FDI của tỉnh Savannakhet gồm: yếu tốchính trị luật pháp, kinh tế và thị trường, vi trí dia lý, yếu tố tài chính và vănhóa xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tổ chính trị và pháp luật có ảnhhưởng lớn nhất đến thu hút vốn đầu tư FDI của tỉnh này.

- Kelly Liu, Kevin Daly & Maria Estela Varua (2012) đã tiến hành nghiên cứu “Các yếu tố anh hưởng đến phân phối theo thu vực của dong đầu

tư FDI ở bốn khu vực của Trung Quốc” trong thời gian từ 2001-2009 Nghiêncứu đã cô gắng phân tích các yêu tố quyết định quan trọng của FDI trongngành công nghiệp sản xuất công nghệ cao và thấp trên khắp bốn vùng địa lýcủa Trung Quốc, từ đó chỉ ra được các yếu tô ảnh hưởng đến FDI bao gồm:quy mô thị trường, chi phí nhân công, chất lượng nguồn nhân lực, phát triển

ha tang, viễn thong, mức độ mở của nên kinh tế và hỗ trợ của chính phủ.

1.1.2 Các nghién cứu trong nước

- Tác giả Nguyễn Ngọc Anh (2014), “Các nhân tố anh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung”,luận án tiến sĩ kinh tế Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thuhút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm Miễn Trung Nghiên cứu sử dụng các thang đo nhân tố ảnh hưởng gồm 10 thành phần độclập với 40 biến quan sát và thang đo ý định đầu tư là thành phần phụ thuộcvới 4 biến quan sát Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa “các nhân tô ảnh hưởng” đến sự “thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”, mức độ ảnh hưởng của từng thành phần trong yếu tố vùng đến thu hút FDI được xếp thứ

tự quan trọng là: Thể chế, lao động, tài nguyên, CNHT

Trang 18

- Tác giả Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào một số địa phương ở Việt Nam” Qui mô khảo sát

là 258 doanh nghiệp FDI ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng Kết quả cho thấycác nhân tố sau có tác động đến thu hút FDI vào một số địa phương ở ViệtNam: Hạ tầng kỹ thuật; Ưu đãi và hỗ trợ; Lợi thế chi phí; Nhân lực; Tàinguyên; VỊ trí địa lý; Hạ tầng xã hội

- Tác giả Nguyễn Viết Bang và cộng sự (2015), “Các yếu tố tác độngđến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các khu công nghiệptrên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, luận văn thạc si DH Lạc Hong Kết quả nghiêncứu cho thấy quyết định của nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi 08 yếu tố:

Cơ sở hạ tang: Nguồn nhân lực; Chất lượng dịch vụ công; Lợi thế ngành đầu

tư; Thương hiệu địa phương; Chính sách đầu tư; Môi trường sống và làm việc; Chi phí đầu vảo cạnh tranh.

- Tác gia Hà Nam Khánh Giao và cộng sự (2013), “Các yếu tô thu hútvốn đầu tư vào tỉnh Quảng Trị” Đề tài đã vận dụng lý thuyết tiếp thị địa phương và phương pháp phân tích nhân tổ khám phá, kiểm định mô hình vacác giả thuyết nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy: quyết định của nhàđầu tư chịu tác động trực tiếp bởi 09 yếu tố: Quá trình ra quyết định liên quan đến thủ tục đầu tư; Chính sách hỗ trợ từ cơ quan quản lý liên quan đến nhàđầu tư; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Tài nguyên; Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp,khu kinh tế; Cơ sở hạ tầng xã hội; Tiềm năng thị trường; Lợi thế chi phí;Năng suất và tính kỷ luật lao động.

- Tác giả Nguyễn Thị Tường Anh và Nguyễn Hữu Tâm (2013),

“Nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành Việt Nam”, kết luận 5 nhân tố thị trường, lao động, cơ sở hạ tầng, chính sách chính phủ,tác động tích lũy ảnh hưởng đến FDI Nghiên cứu thực hiện bằng phươngpháp định lượng trong 2 giai đoạn khác nhau Giai đoạn 2001-2007 dé nhậnđịnh những thay đổi trong quyết định về địa điểm đầu tư và giai đoạn 2008-

Trang 19

2010 để các nhân tố về nguồn lao động và điều kiện chính trị đã tác động đến dòng vốn FDI đồ vào các tỉnh như thế nào.

1.1.3 Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan và khoảng trống

nghiên cứu

s* Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan

Các công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vao TP Hà Nội trên nhiều khía cạnh khácnhau, ở nhiều địa phương khác nhau và trong những khoảng thời gian khácnhau Trên cơ sở các công trình nghiên cứu đã được tác giả lược khảo, có thêthấy một số kết quả mà các công trình nghiên cứu đã đạt được:

- Các công trình đã làm rõ một số van đề về lý luận như: Đầu tư trựctiếp nước ngoài, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển KT-XH, các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài Kết quả nghiên cứu của các công trình là một nguồntài liệu tham khảo quý giá để tác giả kế thừa trong việc hình thành khung lýthuyết của luận văn

- Các công trình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào TP Hà Nội tế đã đạt được nhiều kết quả lý luận vàthực tiễn Trong đó, các công trình cơ bản đều thống nhất cho rằng có 07 yếu

tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: (i) Tài nguyên; (ii) Laođộng; (iii) Thị trường (iv); CNHT; (v) Cơ sở hạ tang; (vi) thể chế Kết quanày được đánh giá khá rõ và có nhiều luận cứ minh chứng

- Các công trình đã đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài đều tập trung vào các yếu tố như: KCHT đầu tư, chínhsách đầu tư, môi trường sống và làm việc, lợi thế ngành đầu tư, chất lượngdịch vụ công, chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ của chính quyền địaphương là những van dé được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

10

Trang 20

s* Khoảng trỗng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận văn

- Các nghiên cứu chủ yếu là sử dụng phương pháp định lượng thôngqua sử dụng bộ dữ liệu thứ cấp để xác định và lượng hóa các yếu tô ảnhhưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài song chưa làm rõ các nguyêntac hay tiêu chí đánh giá về các yêu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài vào TP Hà Nội.

- Nghiên cứu của các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu dòng vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài chảy vào một khu vực cụ thể mà chưa nghiên cứu tổng thé trên phạm vi toàn vũng kinh tế.

- Đã có một số công trình bàn về các yếu tố tác động tới thu hút đầu tư

nước ngoài, song chưa có công trình nghiên cứu nào xem xét tác động của

yếu tô liên kết giữa các vùng Trong khi tồn tại thực tế yếu tố liên kết vùngdựa trên sự phân công lao động, lợi thế so sánh của từng địa phương

Mặc du có nhiều khoảng trống nghiên cứu nêu trên, tuy nhiên trongluận văn này tác giả tập trung giải quyết các khía cạnh cụ thê gồm:

- Làm rõ hơn các khung lý thuyết về các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào TP Hà Nội, xây dựng hệ thống thang do dé đánh giá mối liên hệ giữa các yêu tố tác động đến thu hút FDI vào TP Hà Nội.

- Phân tích thực trạng các yếu tô tác động đến thu hút FDI vào TP HàNội giai đoạn 2016-2020 Đánh giá và chỉ rõ những vấn đề đặt ra trong việcphát huy tác động tích cực của các yếu tô tới thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào TP Hà Nội.

- Làm rõ hơn các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực tác độngđến thu hút FDI dé đây mạnh thu hút FDI vào TP Hà Nội

1.1.4 Tính mới của đề tài nghiên cứu

- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nham phân tích vakhám phá một số nhân tố mới, phản ánh đặc trưng của đối tượng nghiên cứu

11

Trang 21

Sau đó, kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng bằng khảo sát trên

cỡ mẫu phù hợp; phân tích dữ liệu bằng nhiều kỹ thuật, công cụ để minh họa

rõ nét hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở giúp các nhà lãnh đạo, nhàđiều hành cấp tỉnh, thành phố có cái nhìn toàn diện và thực tiễn về tầm quantrọng trong việc thu hút và tăng cường hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoàitại TP Hà Nội nói riêng, tạo co sở vững mạnh và gia tăng làn sóng đầu tư vàocác tỉnh, thành phố lân cận nói chung

1.2 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Có nhiều cách hiểu khác nhau về đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoai

Theo Tổ chức thương mại thé giới (WTO): “FDI là khi một nhà đầu tư

từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hútđầu tư) cùng với quyền quan lý tài sản đó”.

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “FDI là hoạt động đầu tư nhằm đạtđược lợi ích lâu dai trong doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thé của nền kinh

tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền

quản lý thực sự doanh nghiệp”.

Theo Luật Đầu tư 2020: “FDI được hiểu là việc nhà đầu tư nướcngoài, là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ hình thức tài sản nào vào ViệtNam để tiễn hành hoạt động đầu tư, và có tham gia quản lý hoạt động kinh

doanh tại Việt Nam”.

12

Trang 22

Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình đầu tư quốc tế,trong đó nhà đầu tư của một nền kinh tế đóng góp một số vốn hoặc tài sản lớnvào một nền kinh tế khác để sở hữu hoặc điều hành, kiểm soát đối tượng họ

bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tế khác

1.2.2 Đặc điểm dau tư trực tiếp nước ngoài

- FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi

nhuận.

- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trongvốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước dégiành quyền quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận dau tư.

- Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽquy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, làm căn cứ dé phân chia lợi nhuận

Và rui ro.

- Thu nhap chu đầu tu thu được phụ thuộc vao kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ

không phải lợi tức.

- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư về hình thức, lĩnh vực, thị trường và quy mô đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm vềkết quả hoạt động

1.2.3 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Theo hình thức tham gia mức độ góp vốn vào dự án đầu tư: FDI được

phân thành 4 loại như sau:

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoai là doanh nghiệp do nhà đầu tưnước ngoài thành lập mới, mua lại, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quảsản xuất kinh doanh

+ Doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư mà một doanh nghiệpđược thành lập dựa trên cơ sở góp vốn của hai hay nhiều bên của nước nhận

đâu tư và nước đi đâu tư.

13

Trang 23

+ Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được kýkết giữa hai hoặc nhiều bên dé cùng tiến hành sản xuất kinh doanh, nó quyđịnh trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không

thành lập pháp nhân mới.

+ Các hình thức khác như hợp đồng xây dựng — kinh doanh - chuyềngiao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyền giao, là hình thức đầu tư mà nhàđầu tư ký kết với co quan nha nước có thấm quyền dé thực hiện đầu tư và vậnhành dự án hạ tầng trong các lĩnh vực như giao thông, cấp thoát nước, điện,

xử lý chất thải và các lĩnh vực khác

- Theo hình thức thâm nhập tìm thị trường: FDI được phân thành 02

loại như sau:

+ Đầu tư mới: Đầu tư mới là hoạt động đầu tư trực tiếp để hình thành

cơ sở kinh doanh mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng cơ sở đã ton tại

+ Mua lại, sáp nhập qua biên giới là hình thức liên quan đến mua lạihoặc hợp nhất với một cơ sở kinh doanh nước ngoài đang hoạt động.

1.3 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.3.1 Tác động tích cực

- FDI làm tăng lượng tiền và tai sản trong nền kinh tế của nước tiếpnhận, cải thiện cán cân về vốn nói riêng và ôn định cán cân thanh toán thôngqua hoạt động xuất khâu FDI tạo khả năng khai thác có hiệu quả nguồn lựcphát triển, đặc biệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực và thị trường, gópphan tăng năng lực sản xuất, tăng trưởng kinh tế, day mạnh xuất khẩu và mở

rộng thị trường.

- FDI tác động đến sản lượng, qua đó thúc đây sự tăng trưởng kinh tế tại nước tiếp nhận đầu tư Sự tác động này cũng phụ thuộc nhiều vào chính sách vĩ mô của nước tiếp nhận Theo Imad A Moosa (2002), FDI có thé anh

hưởng đên sản lượng nước sở tại nêu nó hap thu các nguôn tài nguyên dư thừa

14

Trang 24

hoặc cải thiện chúng một cách hiệu qua thông qua việc thay đổi phân bổ các

lựa chọn.

- Theo nghiên cứu của Grossman và Helpman (1991), nghiên cứu của

Hermes và Lensink (2003) thì đều cho răng FDI đóng vai trò quan trọng trongviệc hiện đại hóa và thúc đây sự phát triển của nền kinh tế ở nước tiếp nhậnđầu tư Theo nghiên cứu của Andrea Johnson (2005) thì cho rằng FDI tácđộng đến nước tiếp nhận, đặc biệt là nhóm các nước đang phát triển chủ yếuqua hình thức vốn vật chất và công nghệ.

- FDI còn giúp nước tiếp nhận đầu tư chuyền đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và đôi mới tư duy phát triển kinh tế, góp phần thúc đây tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng Imad A Moosa (2002)cho rằng: “FDI đi chuyên vào các nhành góp phan phát triển các ngành có lợithế so sánh, các ngành có lợi nhuận cao và có khả năng cạnh tranh cao” Đây

là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển trong nước, chuyền dịch cơ cấu theo hướng phù hợp hơn trong quá trình công nghiệp hóa.

Ngoài ra, một số nghiên cứu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và dựa vào số liệu thống kê như Nguyễn Thị Phương Hoa (2001), Freeman (2002) đều kết luận FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và cải thiệnnguồn nhân lực FDI dần chuyển giao kỹ năng điều hành, quản trị doanhnghiệp tiên tiễn, cải thiện và nâng cao năng lực đội ngũ nhân lực

Trang 25

+ Vốn góp của các MNCs có thé hình thành máy móc hoặc tài sản vô

hình.

- Aiken và Harrison’s (1999) sử dụng số liệu từ Venezuela khi phântích tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, kết quả không cho thấy dấuhiệu tích cực của tràn công nghệ từ FDI mà cho thấy FDI làm tăng sản lượng

ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng lại làm giảm sản lượng đối với các doanh nghiệp trong nước.

- Tambunlertchai (1976) đánh giá sự đóng góp của MNCs đối với nước

sở tại bằng việc tham chiếu đến 4 chỉ tiêu: đóng góp cho thu nhập quốc dân, tạo việc làm, sử dụng tải nguyên trong nước, các khoản thu nhập va tiết kiệm ngoại hối thì bằng chứng thực nghiệm cho thấy FDI không thể tạo nên sựđóng góp đáng kế cho nước sở tại vì cường độ vốn cao và sự lệ thuộc củaquốc gia về nhập khẩu.

Ngoài ra, FDI cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế ở nước tiếp nhận ở tất

cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội, chứ không chỉ với tăng trưởng kinh

tế Scherer và Smid (2000) nhìn nhận toàn cầu hóa đang đe dọa “trật tự bền vững của thế giới” Vấn đề tham nhũng, hối lộ, việc làm và nhân sự ké cả tác động về môi trường sinh thái ảnh hưởng đến nền kinh tế tiếp nhận đầu tư, trong đó, MNCs là đối tượng tác động chủ yếu.

1.4 Hướng tiếp cận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Có 2 hướng tiếp cận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:

- Tiếp cận với quan điểm “hành động” của nước chủ nhà.

Theo quan điểm này, thu hút FDI được hiểu là tập hợp các hành động,chính sách của chính phủ, của chính quyền các địa phương dé gia tăng sự hấp

dẫn của một địa điểm đầu tư, kích thích nhà ĐTNN đưa ra quyết định bỏ vốn

đầu tư, từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một địa phương, quốc gia, đượcbiểu hiện thông qua số lượng FDI đăng ký thực hiện trong một thời kỳ nhất định

16

Trang 26

Tuy nhiên, cách tiếp cận này chủ yếu dựa trên cơ sở đánh giá chủ quancủa nước chủ nhà mà không quan tâm tới dự định, hành vi và các yếu tô ảnhhưởng đến dự định hành vi ra quyết định địa điểm của nhà DTNN nên việcđiều chỉnh chính sách có thể không mang lại hiệu quả Bởi theo các chuyêngia, quyết định địa điểm đầu tư FDI được đưa ra từ nhận thức của các nhàquản lý cao cấp, chứ không phải là công thức khoa học.

- Tiếp cận từ quan niệm “hành vi” của nhà dau tư

Theo quan niệm nay thì thu hút FDI được hiểu là sự hấp dẫn của địađiểm đầu tư kích thích nhà ĐTNN hình thành ý định và thực hiện hành vi ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư Từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một địa phương, quốc gia biểu hiện thông qua số lượng FDI đăng ký, thựchiện trong một thời gian nhất định Đây là vẫn đề được các nhà nghiên cứuquan tâm với mục đích xác định các nhân tô ảnh hưởng đến ý định và hành vi

ra quyết định chọn địa điểm đầu tư

Theo lý thuyết hành vi thì hành vi được quyết định bởi ý định thực hiệnhành vi đó Nên ta có thé hiểu, các nhân tô ảnh hưởng đến ý định đầu tư và hành vi ra quyét định lựa chon địa điểm đầu tư của nhà DTNN được cho là tương đồng Ba yếu tố ảnh hưởng tới là thái độ, chuan chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi, trong đó, thái độ của cá nhân được đo lường bằng niềm tin

và đánh giá đối với kết quả của hành vi đó Chuẩn chủ quan là nhận thức củanhững người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng, cá nhân đó nên hay không nên thựchiện hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi phan anh việc dé dàng hay khókhăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hayhạn chế không

Quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư ban đầu, duy trì hay mở rộng đầu

tư là quyết định mang tính chiến lược do ban điều hành, ban quản lý cấp cao ởcông ty đưa ra Ban quản lý công ty con không đủ thâm quyền đo bị hạn chế

17

Trang 27

tầm nhìn, tam quan trọng trong van dé ra quyết định, họ chi có kiến thức,thông tin ở khu vực mình quản lý và báo cáo tình hình cho ban điều hànhcông ty mẹ có thê so sánh với địa điểm khác để ra quyết định Nhưng do khókhăn trong tiếp cận ban điều hành công ty mẹ nên nghiên cứu này bỏ qua yếu

tố thái độ và yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi, mà tập trung nghiên cứu yếu

tố chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến ý định đầu tư Do đó, nghiên cứu này cũng

có những hạn chế, nhưng nghiên cứu này cũng có thé chấp nhận khi được

nghiên cứu trên góc độ mục đích của nước chủ nhà.

Tóm lại, quan điểm thu hút FDI trong đề tài nghiên cứu nảy tiếp cậntrên phương diện nghiên cứu “hành vi” của nhà đầu tư với mục đích nhậndiện và đo lường các nhân tố lợi thé địa phương ảnh hưởng đến ý định, hành

VI ra quyết định chọn địa điểm đầu tư của nhà DTNN dựa trên nhận thức,đánh giá của ban quản lý, điều hành công ty con

1.5 Các nhân tố ảnh hướng đến thu hut FDI của vùng kinh tế

Thu hut FDI vào một địa điểm tùy thuộc vào ý định, hành vi của nhà đầu tư Khi ra quyết định họ sẽ xem xét các yếu tô bên cung, bên cầu va xu hướng quốc tế ảnh hưởng đến hiệu suất FDI.

Yếu tố bên cung cua nhà DINN gồm lợi thế sở hữu, lợi thế nội bộ hóa Yếu tố bên cầu nước chủ nhà là lợi thế địa điểm thúc day nhà DTNN bỏ vốn đầu tư như: tốc độ tăng trưởng kinh tẾ, quy mô thị trường, sự khác biệt vănhóa, chính trị giữa quốc gia nhà đầu tư và nước chủ nhà

Các yếu tố bên cầu tạo nên sự hấp dẫn của một địa điểm theo nhận thức

của nhà DTNN được phân thành các loại khác nhau theo từng mục đích nghiên cứu như:

- Theo đặc điểm của các yếu tố: gồm 3 nhóm (kinh té, văn hóa xã hội,

và chính trị) Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm ở cấp địa phương chỉ tập

18

Trang 28

trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tô kinh tế, các yếu tô văn hóa xã hội

và chính trị ít được quan tâm, xem xét.

- Theo động cơ nhà dau tw: gồm 4 nhóm: yếu tô kinh tế, CSHT, tàinguyên, và cơ chế chính sách

- Theo tiễn trình lựa chọn địa điểm dau tr : gồm 2 nhóm: yếu tô quốcgia như thé chế chính trị, kinh tế, pháp luật; yếu tố địa phương như CSHT, laođộng, tài nguyên, thể chế địa phương

Thành phố Hà Nội là một địa phương trong một quốc gia nên việc phân loại các nhân tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến thu hút FDI được thực hiệndựa trên tiêu chí ảnh hưởng của địa phương Đề phục vụ cho mục đích nghiêncứu là gợi ý chính sách cải thiện các nhân tố ảnh hưởng của địa phương lênthu hút FDI Trong nghiên cứu này, tác gia chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố địaphương gồm CSHT, lao động, tài nguyên, thị trường, CNHT và công nghệ, thé chế, văn hóa xã hội trên địa ban TP Hà Nội ảnh hưởng như thé nào tới ý định đầu tư của nhà ĐTNN.

1.6 Lý thuyết về lợi thế trong quyết định đầu tư

1.6.1 Lý thuyết lợi thế sở hữu

Theo Hymer (1976) chỉ ra rằng, các công ty nước ngoài muốn cạnh tranhvới công ty bản địa phải có lợi thế riêng về quyền sở hữu trí tuệ, tài sản vô hình

và khả năng tài chính Nhờ lợi thé này, các cộng ty FDI có thé vượt qua nhữngkhó khăn mà họ phải đối mặt trong cạnh tranh với các công ty bản địa, giúp họ

bu đắp chi phí tăng thêm do hoạt động ở nước ngoài Tài sản nay có thé dé dang

di chuyên tới bat kỳ nơi nào và cung cấp phương tiện sản xuất b6 sung với chi phí thấp, giúp công ty đạt được hiệu quả sản xuất trong nhiều nhà máy nên công

ty sẽ lựa chọn hình thức FDI chứ không cấp giấy phép hoặc bán chúng Do đó,công ty chọn hình thức FDI mà không chọn hình thức khác đề khai thác lợi thénay Tuy nhiên, lợi thé nay chỉ là điều kiện cần để công ty thành công ở nước

19

Trang 29

ngoài, không giải thích động cơ di chuyên sang nước khác, họ có thé khai tháclợi thế này thông qua cấp giấy phép, xuất khẩu.

1.6.2 Lý thuyết lợi thế nội bộ hóa

Nội bộ hóa là cách dé công ty đảm bảo chất lượng sản pham của mình

và từ đó làm xuất hiện FDI, nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình SXKD từnguyên liệu đầu vào đến khâu bán hàng Lý do là mối quan hệ hợp đồng vớicông ty địa phương thường gặp những vấn đề như: sự chậm trễ hoặc trì hoãnhợp đồng của nhà cung cấp đầu vào địa phương, do lo ngại về tính 6n định của hợp đồng khiến lợi nhuận và hiệu quả từ gia công của công ty giảm; Do

lo ngại các công ty đối tác địa phương học hỏi công nghệ và trở thành đối thủcạnh tranh, hoặc sản xuất sản phẩm với chất lượng thấp dưới nhãn mác chấtlượng cao dé phá hủy uy tín công ty Mối quan hệ giữa công ty và đối tác địaphương không rõ ràng, thông tin thị trường báo cáo không trung thực, nhằmbiện minh cho hiệu suất nghèo nàn va tìm kiếm lợi ích cho riêng mình Vìvậy, dé giải quyết van dé nay và giữ hoạt động bên trong của mình, công tytiễn hành lập công ty con dé cung cấp đầu vao, sản xuất, cung ứng sản pham ởthị trường nước ngoài và xuất hiện hình thức FDI.

1.6.3 Lý thuyết lợi thế địa điểm

Van đề là khi đầu tư ra nước ngoài, các công ty FDI đối mặt với việc lựa chọn địa điểm đầu tư tối ưu cho hoạt động SXKD của mình Do đó, nên chọn quốc gia nào, địa phương nào của quốc gia đó để đặt nhà máy là tốt nhất? Vấn đề này được lý giải bởi lý thuyết lợi thế địa điểm Lý thuyết nàydựa trên cơ sở quan hệ cung, cầu của các yếu tố liên quan đến quá trìnhSXKD, lý thuyết chủ yếu tập trung vào các yếu tô về lợi thế địa điểm đầu tưnhư: lao động, thị trường, CSHT, thể chế, tác động đến các yêu tô liên quan đến quá trình SXKD của nhà đầu tư để giải thích quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của họ Quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư dựa trên cơ sở lợi thế địa điểm đó có thể giúp doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu, tối thiểu hóa

20

Trang 30

chỉ phí, từ đó làm lợi nhuận tăng lên và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh Lýthuyết này đã được nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dé kiểm tra tamquan trọng của các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI vào một địa điểm bởi nórất hữu ích trong việc giải thích lý do tại sao nhà đầu tư lựa chọn một địađiểm cụ thể đầu tư.

1.6.4 Ly thuyết khung OLI của Dunning

Theo Dunning (2008) việc giải thích FDI xảy ra khi chỉ dựa vào các

yếu tô lợi thé sở hữu, hoặc lợi thế địa điểm, hoặc lợi thế nội bộ hóa là chưa đầy đủ, vì chỉ giải thích được một phần của quyết định FDI Theo ông, FDI xảy ra khi cả ba điều kiện trên cùng xảy ra, từ đó, Dunning đã tích hợp các lýthuyết của FDI vào một mô hình sản xuất quốc tế chung và mở rộng mô hìnhnày liên tục tư năm 1981 đến năm 1993 Phương pháp tiếp cận của Dunning được gọi là khung OLI (với “O” là lợi thé sở hữu, “L” là lợi thé địa điểm, va

“I” là lợi thế nội bộ hóa) Theo khung này, doanh nghiệp sẽ tham gia FDInếu cả ba điều kiện cùng thõa mãn Đầu tiên, khi khả năng va sự sẵn sẵng

tham gia FDI của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc sở hữu tài sản mà

doanh nghiệp địa phương không có Thứ hai, lợi thế địa điểm được hiểu lànước chủ nhà sở hữu những lợi thé về chi phí, quy mô thị trường, thé chế phù hợp Thứ ba, lợi thế nội bộ hóa là việc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp

ra nước ngoải có nguy cơ thất bại thị trường Lợi thế nội bộ hóa cho phépdoanh nghiệp khai thác đầy đủ lợi thế sở hữu và lợi thế địa điểm

1.7 Các nhân tổ lợi thé địa điểm ảnh hưởng đến thu hút FDI

1.7.1 Thuyết tân cỗ điển

Từ lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, hai nhà nghiên cứu Heckscher và Ohlin đã phát triển lên lý thuyết tân cô điển về thương mại và dau tư quốc tế.

Quan điểm của lý thuyết dựa trên giả định thị trường cạnh tranh hoàn

hảo, các yếu t6 sản xuất, nguồn tài nguyên, chức năng sản xuất, sở thíchngười tiêu dùng là giỗng nhau và chuyên môn hóa không day đủ Các quốc

21

Trang 31

gia nên chuyên môn hóa sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có sử dụng yếu tố mà

họ đồi dao, giá rẻ và nhập khâu sản phẩm sử dụng yếu tố mà họ khan hiếm

Vì vậy, vị trí sản xuất quốc tế được quyết định dựa trên lợi thé so sánh về chi

phí Dé giảm thiểu chi phí thông qua FDI, địa điểm có chi phí sản xuất thấpnhất sẽ được lựa chọn

- Lợi thé địa điểm bao gom các yếu tố như: chi phí sản xuất (lao động, nguyên liệu), quy mô thị trường và chính sách thuế thu hút FDI Khi thảo luận các yêu tô ảnh hưởng thu hút FDI, các nhà nghiên cứu thường chia thành FDIngang và FDI dọc FDI ngang yêu cầu phục vụ tốt nhất cho thị trường nướcchủ nhà nên nó xoay quanh việc việc đánh đổi giữa chi phí cỗ định xây dựngnhà máy và chi phí thương mại Khi quy mô thị trường nước chủ nhà nhỏ, tiếtkiệm chi phi giao dịch không đủ bù đắp chi phí cỗ định xây dựng nha máy thìxuất khâu được lựa chọn dé phục vụ thị trường nước ngoài Ngược lại, khiquy mô thị trường nước chủ nhà lớn, chi phí giao dich lớn hơn chi phí cố định thiết lập nha máy thì FDI ngang xảy ra FDI doc yêu cầu phục vụ tốt nhất thị trường nước nhà đầu tư và thị trường khác nên việc quyết định đầu tư FDI dọc phụ thuộc vào việc giảm thiêu chi phí các yếu tố.

1.7.2 Ti huyết động cơ chiến lược của nhà dau tư

Theo Dunning (2008) mỗi ngành công nghiệp khác nhau sẽ có lợi thế

sở hữu và lợi thế nội bộ hóa khác nhau, từ đó, động cơ đầu tư của các doanhnghiệp sẽ khác nhau, do đó, yếu t6 lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến từngngành công nghiệp sẽ khác nhau Ong đã phân FDI thành bốn loại: dau tur timkiếm tài nguyên, tìm kiếm thị trường, hiệu quả và tài sản chiến lược.

- Đối với doanh nghiệp FDI tìm kiếm tài nguyên: tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực sẵn có, nguồn lực kỹ thuật, các doanh nghiệp sẽ tận dụng những lợi thé của mình dé khai thác các tài nguyên này phục vụ cho sản

xuat, cho xuât khâu dé tìm kiêm lợi nhuận Do đó, tài nguyên thiên nhiên dồi

22

Trang 32

dào, nguồn lao động lớn, chi phí thấp, trình độ cao, CSHT tốt, kèm theo

những chính sách ưu đãi sẽ hấp dẫn loại FDI này.

- Đối với doanh nghiệp FDI tim kiém thi truong, mục đích là khai thácthị trường mới do thị trường trong nước và thị trường truyền thống suy giảm.Các doanh nghiệp này có năng lực và nguồn lực sẽ thâm nhập thị trường mớibang cách sản xuất tại chỗ thay vì xuất khâu dé giảm chi phí thâm nhập hoặccung cấp dịch vụ còn nhiều tiềm năng tại thị trường này Do vậy, quy mô,triển vọng thị trường, đặc điểm chi tiêu của người tiêu dùng, các quy định vềrào cản xuất, nhập khâu và những ưu đãi đối với sản xuất tại chỗ của nước chủ nhà, cùng với lợi thế tiếp cận thị trường khu vực sẽ hấp dẫn loại FDI này.

- Doi với doanh nghiệp FDI tim kiếm hiệu quả, các doanh nghiệp nàylại đặt mục tiêu tìm kiếm và tăng lợi nhuận do sự khác biệt về các yếu tô đầuvào, đầu ra và giảm thiểu rủi ro tối đa Do xu hưởng chi phí sản xuất ở các nước phát triển ngày càng tăng Các doanh nghiệp tập đoàn chỉ muốn giữ lại công đoạn quan trọng và đi chuyển các công đoạn còn lại của quá trình sảnxuất sang các quốc gia khác nhăm khai thác lợi thế về chi phí như: lao động,nguyên liệu, thuê dat, chi phí gia nhập thị trường, và các chính sách ưu đãi

Do đó, với các yếu t6 vị trí địa lý, chi phí nhân công, nguyên liệu, ưu đãi củanước chủ nhà sẽ hấp dẫn loại FDI này

- Đối với các doanh nghiệp FDI tìm kiếm tài sản chiến lược, mụcđích theo đuổi là việc mua lại doanh nghiệp (tài sản) đã tồn tại để bảo vệlợi thế sở hữu, duy trì lợi thế cạnh tranh toàn cầu Do đó, nguồn nhân lực

chất lượng cao, CSHT hiện đại, trình độ phát triển cộng nghệ là yếu tố hấp

dẫn loại FDI nay.

Như vậy, các lý thuyết này giải thích các nhân tố tạo nên sự hap dancủa địa điểm thu hút FDI cho thấy các đặc điểm, động cơ của nhà đầu tư

23

Trang 33

nhằm lý giải các yếu tô tạo nên sự hấp dẫn của địa điểm thúc đây quyết địnhđịa điểm đầu tư FDI.

Các yếu tố này có thé được tổng hợp thành 5 nhóm chính như sau:CSHT; thị trường; nguồn lực (lao động, tài nguyên); CNHT và công nghệ: théchế (kinh tế, chính trị và xã hội)

24

Trang 34

Kết luận chương 1

Chương | trình bày các lý thuyét vê dau tư trực tiêp nước ngoai và các nhân tô ảnh hưởng đên thu hút các nhà dau tư Ngoài ra, tác gia còn giới thiệu một sô nghiên cứu có liên quan, đánh giá các nghiên cứu và đưa ra khoảng trông nghiên cứu.

25

Trang 35

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết liên quan

Bước 1: Đề xuất mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên mô hình khung OLI của Dunning,các nhân tô ảnh hưởng đến thu hút FDI của một địa phương được nhận diện dựa trên cơ sở các cách tiếp cận của lý thuyết địa điểm Thang đo nháp được

đề xuất dựa trên cơ sở tổng hợp các quan sát được rút ra từ các nghiên cứu lýthuyết và thực nghiệm gần đây.

26

Trang 36

Bước 2: Xây dựng thang đo chính thứcTrên cơ sở thang đo nháp ban đầu, nghiên cứu áp dụng phương phápphỏng phan chuyên gia dé hiệu chỉnh, bố sung, loại bỏ các quan sát trong thang

đo nháp ban đầu, tạo ra thang đo nháp cuối cùng Trên cơ sở đó, các quan sátđược đưa vào bảng hỏi dé khảo sát 30 doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP Hà Nộinhằm hiệu chỉnh từ ngữ của các quan sát lần cuối Số liệu thu thập nhằm đánhgiá sơ bộ các thang đo băng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha vàphương pháp EFA đề hình thành các thang đo nghiên cứu chính thức

Bước 3: Kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu trong nghiên

cứu chính thức.

Sau khi thiết kế bảng hỏi, chon mẫu, khảo sát và xử lý dữ liệu, kiểm định các thang đo được thực hiện bằng phương pháp Cronbach Alpha, phântích EFA Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được thực hiệnbăng phân tích tương quan, hồi quy

Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: Nghiên cứu định tính và

nghiên cứu định lượng.

2.2 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính gồm nghiên cứu sơ bộ hình thành mô hình, thang

đo và thảo luận kết quả nghiên cứu, đúc kết các hàm ý quản lý.

Trong nghiên cứu này, phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu sơ

bộ là phỏng vấn trực tiếp để tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vựcnhằm điều chỉnh mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trên địa bànnghiên cứu Số lượng chuyên gia là 5 người

Đề hình thành thang đo chính thức, tác giả tham khảo các bảng hỏitrước đây dé xây dựng thang do sơ bộ Dé hiệu chỉnh, bé sung các quan sát vàhoàn chỉnh thang đo cuối cùng tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia

27

Trang 37

Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 8 thành phan với 32 biến quan sát,trong đó, 07 thành phan độc lập với 28 biến quan sát và 01 thành phần phụthuộc với 04 biến quan sát.

Từ đó tác giả xây dựng bảng câu hỏi khảo sát thử với 30 doanh nghiệp

FDI trên địa bàn TP.Hà Nội đề kiểm tra cách trình bày, ngôn ngữ diễn đạt và sau

đó bảng câu hỏi được chính thức sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo.

Tóm lại, sau quá trình nghiên cứu định tính, các thang đo của mô hình

nghiên cứu có 08 thành phần, được bổ sung thêm 02 biến quan sát trong thang

đo thé chế và môi trường văn hóa xã hội Mô hình nghiên cứu được tông hop gồm 08 thang đo với các biến quan sát như sau: thang đo tài nguyên được đo lường bằng 04 biến quan sát được mã hóa từ TN_1 đến TN 4; thang đo laođộng được đo lường bằng 04 biến quan sát được mã hóa từ LD_1 đến LD 4;thang đo thị trường được đo lường băng 06 biến quan sát được mã hóa từ TT_1đến TT_6; thang đo công nghiệp hỗ trợ và công nghệ được đo lường bằng 03biến quan sát được mã hóa từ CNHT_1 đến CNHT 3; thang đo cơ sở hạ tầng được đo lường bang 05 biến quan sát được mã hóa từ CSHT_1 đến CSHT 5; thang đo thé chế được đo lường bằng 05 biến quan sát được mã hóa từ TC_1 đến TC_ 5; thang đo môi trường văn hóa xã hội được đo lường bằng 03 biến quan sát được mã hóa từ MTVH_1 đến MTVH 3; thang đo ý định đầu tư được

đo lường bang 04 biến quan sát được mã hóa từ YD_1 đến YD 4.

2.3 Nghiên cứu định lượng

2.3.1 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu và quy mô mẫu

* Chọn mẫuCác nhà nghiên cứu cho rằng, dé phân tích nhân tố (EFA) tốt nhất là 5 mẫu trên một biến quan sát Bên cạnh đó, Tabachnick & Fidel (1996) cho rang dé phân tích hồi quy tốt nhất thì cỡ mẫu phải bảo đảm theo công thức: n

> 8m +50

28

Trang 38

Trong đó: n: Cỡ mẫu

m : Số biến độc lập của mô hình

Từ đó, nghiên cứu này gồm có 34 biến quan sát và 7 biến độc lập thì:

+ Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu nhân tổ là : 34 x 5 = 170 mau.

+ Cỡ mẫu cần cho nghiên cứu hồi qui là : 7 x 8 + 50 = 106 mẫu

Tác giả gửi 600 phiếu khảo sát, tỷ lệ bảng trả lời không thu được và bịloại là 63,2%, thu về 221 bảng trả lời hợp lệ

Phương pháp chọn mẫu: phương pháp thuận tiện kết hợp với kiểm soát theo khu vực kinh tế.

* Thu thập dữ liệu

- Đối tượng khảo sat: Đối tượng trả lời phiếu khảo sát là giám đốc(54,3%) và phó giám đốc (45,7%) của các doanh nghiệp FDI 100% vốn nướcngoài, doanh nghiệp liên doanh, điều này phù hợp với yêu cầu của đối tượng

khảo sát nghiên cứu.

- Thời gian tiễn hành khảo sát; từ 01/10/2020 đến 30/10/2020

- Phương pháp thu thập dữ liệu: Tác giả gửi bảng câu hỏi điện tử bằng email chuyền đến từng quản lý cao cấp của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn

TP.Hà Nội.

- Thang đo: Nội dung hỏi chính trên phiếu khảo sát, tác giả sử dụngthang đo Likert 5 mức độ sắp xếp từ nhỏ đến lớn

1 2 3 4 5

Hoàn toàn ` ` Hoàn toàn

` Không đông ý | Bình thường Đông ý ` không đông ý đông ý

2.3.2 Xứ lý dữ liệu

Các bước thực hiện cụ thê như sau:

- Mã hóa dữ liệu băng các mã sô học đê thuận tiện cho việc xử lý.

29

Trang 39

- Nhập dữ liệu.

Kiểm tra sai sót của đữ liệu và thực hiện vẽ đồ thị scatter nhăm pháthiện ra các di biệt trong di liệu, để loại đi những bảng câu hỏi không đạt yêucầu, ví dụ bỏ các bảng khảo sát thu về do thiếu thông tin hoặc trả lời mộtthang điểm cho tất cả các mục hỏi trong phần thang đo Likert

2.3.3 Kiểm định thang do, phân tích nhân tô khám phá

2.3.3.1 Kiểm định thang đo

* Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong kiểm định thang do + Các biến quan sát có tương quan biến tông lớn (>0,3) + Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:

Theo Nunnally & Burnstein, 1994: đạt yêu cầu khi hệ số > 0,6.

Thông thường, thang đo có Cronbach’sAlpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụngđược Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lênđến gan 1 là thang đo lường tốt.

Các biến quan sát không bị loại sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích nhân

Trang 40

thành một tập biến ít hon, dé chúng có ý nghĩa hơn nhưng van chứa đựng hauhết các nội dung ban đầu.

* Nhân tố:

Các nhân t6 đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tốchung Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kếthợp tuyến tính của các biến quan sát:

F¡=WinXi + Wj¿X¿+ Wi3X3 + + WikXq

Trong do:

F;: Ước lượng trị số của nhân tổ thứ i (biến độc lập thứ i).

W;: Quyền số hay trọng số nhân tố X; Biến quan sát thứ 1.

k: Số biến quan sát thuộc nhân tổ thứ i

* Diéu kiện thỏa mãn yêu cầu trong phân tích nhân tổPhân tích EFA sẽ dựa trên tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO :

- Hệ số KMO phải có giá tri lớn (giữa 0.5 và 1) và mức ý nghĩa củakiểm định Bartlett < 0.05

- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5.

- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích > 50% và

Eigenvalues có giá tri lớn hon 1.

2.3.4 Phân tích hoi quy

Hệ số tương quan nhận giá trị trong khoảng (-1, +1) Hệ số tương quan

> 0: tương quan thuận.

31

Ngày đăng: 29/10/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w