Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp nhưng đến nay chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
Trang 1UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022-2023
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Mã số: ĐT.KT.2023.09
Chủ nhiệm đề tài: Th.S Trần Thị Phương Thảo Đơn vị: Khoa Kế toán – Tài chính
Hải Phòng, Tháng 02 năm 2024
Trang 2UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022-2023
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Mã số: ĐT.KT.2023.09
Chủ nhiệm đề tài: Th.S Trần Thị Phương Thảo Đơn vị: Khoa Kế toán – Tài chính
Hải Phòng, Tháng 02 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, HÌNH i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU iii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI 4
1.1 Cơ sở lý luận về khả năng sinh lời 4
1.1.1 Quan điểm về khả năng sinh lời 4
1.1.2 Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 6
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời 9
1.2.1 Các nhân tố chủ quan 9
1.2.2 Các nhân tố khách quan 13
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2022 17
2.1 Phương pháp nghiên cứu 17
2.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 17
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 17
2.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 21
2.2.1 Mô tả biến 21
2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu 22
2.2.3 Mô hình nghiên cứu 24
2.3 Dữ liệu nghiên cứu và nguồn thu thập dữ liệu 25
2.3.1 Xác định mẫu nghiên cứu 25
2.3.2 Nguồn thu thập dữ liệu 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2022 27
3.1 Thực trạng về khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2013-2022 27
3.1.1 Giới thiệu chung về các doanh nghiệp FDI niêm yết tại Việt Nam 27
3.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp FDI niêm yết tại Việt Nam 28
3.1.3 Thực trạng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2013-2022 30
3.2 Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2013-2022 34
Trang 43.2.1 Thống kê mô tả biến 34
3.2.2 Phân tích tương quan và kiểm định đa cộng tuyến 37
3.2.3 Kết quả hồi quy tác động các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời 39
3.2.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu 44
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 48
4.1 Xây dựng cơ cấu tài sản, cơ chế quản lý tài sản hiệu quả 48
4.1.1 Lập kế hoạch đầu tư tài sản cố định 48
4.1.2 Tối ưu hóa giá trị từ việc thanh lý tài sản 49
4.1.3 Quản lý tài sản hiệu quả 50
4.2 Xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý 50
4.2.1 Xác định lại cơ cấu nguồn vốn 50
4.2.2 Giảm tỷ trọng nợ phải trả 51
4.2.3 Tăng cường huy động nguồn vốn chủ sở hữu: 51
4.3 Gia tăng doanh thu 52
4.3.1 Nghiên cứu và hiểu rõ thị trường 52
4.3.2 Đẩy mạnh phương tiện truyền thông 53
4.3.3 Xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng 53
4.4 Dự phòng rủi ro từ tác động tiêu cực của môi trường vĩ mô 54
4.4.1 Đánh giá tác động môi trường vĩ mô 54
4.4.2 Xây dựng kế hoạch dự phòng, giảm thiểu rủi ro 54
4.5 Nâng cao năng lực quản lý 55
4.5.1 Xây dựng hệ thống quản lý 55
4.5.2 Đào tạo và phát triển nhân sự 55
KẾT LUẬN 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 5DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1: Tổng hợp các biến sử dụng trong nghiên cứu 21
Bảng 2.2 Tác động kỳ vọng của các biến độc lập trong mô hình 23
Bảng 3.1: Danh sách các doanh nghiệp FDI niêm yết, giao dịch trên TTCK 28
Bảng 3.2: Đặc điểm của các doanh nghiệp FDI niêm yết 29
Bảng 3.3: Thống kê mô tả các biến 34
Bảng 3.4: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 37
Bảng 3.5: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 39
Bảng 3.6: Mô hình các nhân tố tác động đến ROA 40
Bảng 3.7: Kết quả kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM 41
Bảng 3.8: Mô hình các nhân tố tác động đến ROE 42
Bảng 3.9: Mô hình các nhân tố tác động đến ROS 43
Hình 3.1: Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI theo ROA 31
Hình 3.2: Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI theo ROE 32
Hình 3.3: Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI theo ROS 33
Trang 64 HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
5 HOSE Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
7 TTCK Thị trường chứng khoán
8 UPCOM Sàn giao dịch chứng khoán cho các công ty chưa niêm
yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
Trang 7Mẫu T14b
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022-2023
1 Thông tin chung:
Tên đề tài: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Mã số: ĐT.KT.2023.09
Chủ nhiệm: Th.S Trần Thị Phương Thảo
Cơ quan chủ trì: Khoa Kế toán – Tài chính
Thời gian thực hiện: Từ Tháng 2/2023- Tháng 2/2024
2 Mục tiêu:
Mục đích chính của nghiên cứu là bước đầu xác định nhân tố nào ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Từ đó giúp các doanh nghiệp FDI niêm yết phần nào có hướng giải quyết, khắc phục những nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực tới khả năng sinh lời trong giai đoạn vừa qua
3 Tính mới và sáng tạo:
Đề tài có tính mới và sáng tạo Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp nhưng đến nay chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết Ngoài ra, đề tài trên cơ sở kế thừa và bổ sung thêm nhiều nhân tố ảnh hưởng hơn so với các nghiên cứu trước đó
Các đề tài trước đó đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp qua một trong hai chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời là: Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Tác giả đã bổ sung thêm mô hình nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS)
4 Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, cụ thể:
Thứ nhất: Tìm hiểu cơ sở lý luận về các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, tìm
hiểu tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời làm nền tảng
để thiết kế mô hình hồi quy
Thứ hai: Thiết kế nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013-2022 Bao gồm 3 mô hình tỷ suất sinh lời ROA, ROE, ROS
Trang 8Thứ ba: Thực hiện các bước phân tích, kiểm định, tìm mô hình phù hợp để đánh
giá ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013-2022 Kết quả như sau:
- Mô hình hồi quy với biến đại diện cho khả năng sinh lời là ROA được lựa chọn
là POOLED OLS Kết quả cho thấy các biến như quy mô doanh nghiệp, hệ số nợ, cấu trúc tài sản, tỷ số thanh khoản có tác động tiêu cực ở mức độ nhẹ tới ROA Các nhân tố
có tác động tích cực tới ROA gồm: Vòng quay tài sản, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần, tốc độ tăng tưởng tỷ giá, tỷ lệ lạm phát, trong đó hai yếu tố vĩ mô là tốc độ tăng tưởng tỷ giá, tỷ lệ lạm phát có tác động mạnh
mẽ hơn cả
- Mô hình hồi quy với biến đại diện cho khả năng sinh lời là ROE được lựa chọn
là FGLS Kết quả cho thấy có 4 nhân tố tác động tới ROE và đều tác động tiêu cực mạnh
mẽ hơn so với tác động tới hai chỉ tiêu ROA và ROS gồm: hệ số nợ, cấu trúc tài sản, vòng quay tài sản, lãi suất cho vay bình quân trong đó yếu tố vĩ mô có tác động mạnh
mẽ hơn cả
- Mô hình hồi quy với biến đại diện cho khả năng sinh lời là ROS được lựa chọn
là POOLED OLS Kết quả cho thấy có 3 biến tác động tích cực tới ROS bao gồm tốc
độ tăng trưởng doanh thu thuần, tốc độ tăng tưởng tỷ giá, tỷ lệ lạm phát, trong đó cả 2 biến thuộc yếu tố vĩ mô đều có tác động mạnh tới ROS Hai biến có tác động tiêu cực đến ROS gồm cấu trúc tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP, trong đó yếu tố vĩ mô có tác động mạnh mẽ hơn
Thứ tư: Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các
doanh nghiệp FDI niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam:
- Xây dựng cơ cấu tài sản, cơ chế quản lý tài sản hiệu quả theo hướng giảm tỷ trọng tài sản cố định không cần thiết, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động
- Xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý theo hướng giảm tỷ trọng nợ phải trả, nâng cao khả năng thanh toán, tận dụng tác động tích cực của đòn bẩy tài chính
- Áp dụng các chiến lược kinh doanh giúp tăng thị phần, gia tăng doanh thu, từ đó tăng lợi nhuận, gia tăng khả năng sinh lời
- Đánh giá và dự phòng rủi ro xáy ra do tác động của các yếu tố vĩ mô trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh
- Nâng cao năng lực quản lý, vận hành giúp tăng hiệu quả hoạt động
5 Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài
Trần Thị Phương Thảo - Hoàng Xuân Trường (2024), Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Hải Phòng, số 62 01/2024, trang 61-77
Trang 96 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng :
Đề tài đã có những đóng góp đáng kể giúp các nhà quản lý của các doanh nghiệp FDI niêm yết xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời để đưa ra các quyết định tài chính, chiến lược phù hợp giúp nâng cao khả năng sinh lời trong giai đoạn tiếp theo
Đồng thời đây cũng là một tài liệu tham khảo phục vụ trong nghiên cứu, học tập, giảng dạy các học phần liên quan đến chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
Đề tài cũng được coi là một nguồn tài liệu giúp sinh viên ngành tài chính nâng cao
kỹ năng nghiên cứu khoa học
Hải Phòng, ngày 03 tháng 02 năm 2024
Chủ nhiệm đề tài
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trần Thị Phương Thảo
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khả năng sinh lời là một chỉ số quan trọng, thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng tích cực hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thì việc làm thế nào để tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp mà còn có tác động tới triển vọng phát triển của ngành, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng và hội nhập vào nền kinh tế quốc tế Với sự đóng góp đáng kể của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, Việt Nam không chỉ trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn nhận được sự chuyển giao công nghệ, vốn đầu tư, năng lực quản lý và tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành trong và ngoài nước để tìm hiểu về các yếu
tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp như: Nghiên cứu của Ali Saleh Alarussi, & Sami Mohammed Alhaderi (2018) về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ở Malaysia; Nghiên cứu của Camelia Burja (2011) về tỷ suất sinh lời công ty; Nghiên cứu của Farah Margaretha và Nina Supartika (2016) về tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) niêm yết tại Indonesia; Nghiên cứu của Dwi Martani, Ronald Recky Munaiseche (2010) về khả năng sinh lời của công ty tài chính đa ngành
ở Indonesia; Nghiên cứu của Ibrahim Abidemi Odusanyaa, Olumuyiwa Ganiyu Yinusab, Bamidele M Ilo (2018) về khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ở Nigeria; Trần Thị Xuân Anh (2022) nghiên cứu về khả năng sinh lời của tất cả doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE; Ngô Thị Hằng (2020) nghiên cứu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp bất động sản Việt Nam niêm yết tại Việt Nam; Phan Thu Hiền (2021) nghiên cứu về khả năng sinh lời của nhóm ngành dệt may niêm yết tại Việt Nam; Nguyễn Khánh Linh (2022) xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhóm ngành hàng tiêu dùng niêm yết tại Việt Nam; Ngô Thị Ngọc (2020) nghiên cứu tỷ suất sinh lợi của nhóm ngành dầu khí niêm yết tại Việt Nam Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời trong và ngoài nước trước đây đã chứng tỏ rằng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố, mỗi nhân tố sẽ có tác động khác nhau và có sự khác biệt giữa những nhóm doanh nghiệp thuộc các ngành nghề kinh doanh khác nhau cũng như tại thời gian hay không gian nghiên cứu khác nhau Đồng thời có nhiều nghiên cứu về khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của nhóm doanh nghiệp FDI niêm yết Do vậy, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
Trang 11sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là hết sức cần thiết Nghiên cứu này không chỉ đóng góp kiến thức cho cộng đồng nghiên cứu mà còn mang lại thông tin quý báu cho các doanh nghiệp FDI và quyết định chiến lược của họ trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu dự kiến thực hiện để giải quyết 4 mục tiêu lớn:
Thứ nhất: Tìm hiểu cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời làm nền tảng để thiết kế mô hình hồi quy
Thứ hai: Thiết kế nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013-2022
Thứ ba: Thực hiện các bước phân tích, kiểm định, tìm mô hình phù hợp để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013-2022
Thứ tư: Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời
đủ 10 năm, giai đoạn 2013-2022 Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét tác động từ các nhân
tố vĩ mô được thu thập từ trang dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Trên cơ sở lý luận về các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, kế thừa các nghiên cứu trước đó về tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới biến phụ thuộc để xây dựng mô hình nhân tố tác động dự kiến phục vụ cho nghiên cứu định lượng
- Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, tỷ số được áp dụng để khái quát khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết
Trang 12- Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng (panel data), bao gồm POOLED OLS, FEM, REM, FGLS để đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố vi mô và vĩ mô được chọn đối với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết tại Việt Nam Tác giả sử dụng phần mềm Stata 17 để thực hiện: thống kê mô tả, kiểm tra mối tương quan và hồi quy tuyến tính các biến trong mô hình nghiên cứu Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định tự tương quan, phương sai sai số thay đổi để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp nhằm đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2013-2022
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài các danh mục, phần mở đầu, phụ lục, đề tài dự kiến bao gồm 4 chương, với nội dung các chương cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về khả năng sinh lời và các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013-2022 Chương 3: Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2013-2022 Chương 4: Một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI 1.1 Cơ sở lý luận về khả năng sinh lời
1.1.1 Quan điểm về khả năng sinh lời
Một trong các mục tiêu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là gia tăng khả năng sinh lời Nếu thiếu khả năng sinh lời, quy mô vốn sẽ dần bị thu hẹp lại, các hoạt động kinh doanh sẽ không thể duy trì được trong thời gian dài Do đó, việc đo lường khả năng sinh lời từ quá khứ đến hiện tại và dự đoán tương lai đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp
Theo từ điển Kinh tế học (Nguyễn Văn Ngọc, 2012), khả năng sinh lời được định nghĩa là một chỉ số tài chính quan trọng để đánh giá một đồng yếu tố ảnh hưởng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định (thường
là một năm), với giả định rằng mọi điều kiện hoạt động hiện tại đều duy trì ổn định Khả năng sinh lời này phản ánh lợi nhuận và quy mô của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định có mối quan hệ như thế nào
GS.TS Ngô Thế Chi và PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ (2015) cho rằng việc đánh giá khả năng sinh lời cần được xem xét dưới nhiều góc độ như khả năng sinh lời từ hoạt động, kinh tế, tài chính Trong đó khả năng sinh lời từ hoạt động của doanh nghiệp là việc so sánh kết quả có được từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ với doanh thu thuần trong cùng kỳ Khả năng sinh lời kinh tế là việc so sánh kết quả kinh doanh với giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu Khả năng sinh lời tài chính là việc so sánh kết quả kinh doanh được tạo ra trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp đang dùng để tài trợ cho tài sản
Harward và Upton (1961) đã định nghĩa khả năng sinh lời của doanh nghiệp là một cách để thu lợi nhuận từ đầu tư ban đầu
Siminica & Stefan, (2011) cho rằng, khả năng sinh lời của doanh nghiệp thể hiện qua việc doanh nghiệp tạo ra thu nhập như thế nào để trang trải cho những hoạt động tạo thu nhập của hoạt động đó và dẫn tới việc tạo ra thu nhập ròng
Trong nghiên cứu của Zubairi (2010), ông đã đưa ra quan điểm rằng khả năng sinh lời của doanh nghiệp, hay nói cách khác là lợi nhuận, được xem như một mục tiêu cuối cùng mà mọi doanh nghiệp hướng đến, bất kể lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất đến tài trợ Theo quan điểm này, lợi nhuận không chỉ là một chỉ số đơn thuần mà còn là điểm đến cuối cùng của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh doanh Zubairi làm rõ rằng khả năng sinh lời là yếu tố quyết định sự thành bại của mọi doanh nghiệp, đồng thời là thước đo quan trọng nhất của sự thành công trong môi trường kinh doanh Nghiên cứu của ông đã phản ánh sự quan trọng của khả năng sinh lời như một chỉ số chủ chốt trong hoạt động kinh doanh và là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược
Trang 14của doanh nghiệp Zubairi đã làm nổi bật vai trò quyết định của lợi nhuận, đưa ra rằng mọi doanh nghiệp đều cần hướng đến mục tiêu này để bảo đảm sự tồn tại và phát triển Khả năng sinh lời là một chỉ số cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc tận dụng các nguồn lực của mình để tạo ra doanh thu vượt quá chi phí Khả năng sinh lời không chỉ phản ánh kết quả của quá trình sử dụng tài sản mà còn liên quan đến các nguồn vốn huy động để hình thành tài sản của doanh nghiệp
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp có thể được đo lường thông qua việc chia tổng lợi nhuận cho tổng tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí Lợi nhuận trong công thức trên được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, có thể lấy từ các chỉ tiêu lợi nhuận khác nhau (Lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế
và lãi vay, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế) phụ thuộc vào đối tượng, mục đích nghiên cứu, đánh giá Nhưng phổ biến nhất, khi tính các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, các nhà phân tích thường lựa chọn chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế Các yếu tố ảnh hưởng lấy từ bảng cân đối kế toán như tài sản, nguồn vốn thì được lấy bằng số bình quân giữa đầu kỳ và cuối kỳ phân tích Các yếu tố ảnh hưởng như doanh thu, chi phí được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh, là số liệu cùng kỳ phân tích với chỉ tiêu lợi nhuận
Có thể nói, khả năng sinh lời là một thước đo đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thường được thể hiện qua khả năng quản lý và giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động mà không ảnh hưởng đến thu nhập và mức độ khai thác cần thiết các tài sản
để tạo ra thu nhập Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp Giả sử các doanh nghiệp có các yếu tố tương tự nhau về quy mô, ngành nghề,
cơ cấu tài sản, nguồn vốn, thì một doanh nghiệp có chỉ số phản ánh khả năng sinh lời cao thì có thể kết luận hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó cao hơn và ngược lại
Để cải thiện khả năng sinh lời, doanh nghiệp cần tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu những chi phí không cần thiết và khai thác tài sản với tần suất hợp lý, tạo ra một môi trường kinh doanh có lợi nhuận và bền vững
Khả năng sinh lời không chỉ là một chỉ tiêu tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp, mà còn là công cụ đa chiều hỗ trợ quyết định và đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp từ nhiều góc độ khác nhau Đối với nhà quản trị tài chính, đây là công cụ để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận và hỗ trợ việc ra quyết định về chiến lược tài chính Đối với nhà đầu tư, khả năng sinh lời giúp đánh giá tính hấp dẫn của doanh nghiệp làm đối tượng đầu tư và dự báo hiệu quả tương lai
Vì vậy, khả năng sinh lời là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, là một yếu tố quyết định sự bền vững và phát triển của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh nhiều biến động
Trang 151.1.2 Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập tới ba chỉ tiêu thường dùng trong phân tích, đánh giá khả năng sinh lời là: Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) :
a) Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA):
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) được dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản bình quân của doanh nghiệp, là chỉ số cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư về lượng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ lượng vốn đầu tư hình thành trong tài sản của doanh nghiệp Tài sản của doanh nghiệp được hình thành hai nguồn là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Hiệu quả của việc sử dụng tài sản vào hoạt động hình thành nên lợi nhuận như thế nào được thể hiện qua chỉ tiêu ROA Bằng cách này, ta có thể đánh giá khả năng sinh lời của các tài sản cũng như tần suất khai thác các tài sản mà doanh nghiệp thực hiện Tỷ suất sinh lời của tài sản là một thước đo quan trọng cho sự hiệu quả của việc sử dụng tài sản trong quá trình kinh doanh
Tổng tài sản bình quân trong một kỳ được tính bằng cách lấy trung bình cộng của giá trị tổng tài sản đầu kỳ và giá trị tổng tài sản cuối kỳ của một doanh nghiệp Trong trường hợp doanh nghiệp không đủ số liệu, nhà phân tích thường lấy giá trị tổng tài sản tại một thời điểm cụ thể, chẳng hạn như thời điểm cuối các kỳ, để thay thế cho giá trị tổng tài sản bình quân
Trang 16phù hợp hoặc quản lý kém hiệu quả Một khía cạnh khác là thiếu hụt đầu tư đủ vào tài sản, có thể dẫn đến sự thiếu hụt về quy mô và khả năng sinh lời Tóm lại, việc theo dõi
và phân tích ROA giúp doanh nghiệp đảm bảo sự hiệu quả trong việc sử dụng tài sản và nâng cao khả năng sinh lời của mình
b) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE):
Đây là một chỉ số có thể nói là quan trọng nhất đối với chủ sở hữu, ROE dùng để
đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu bình quân của doanh nghiệp,
là chỉ số cung cấp thông tin về lượng lợi nhuận sau thuế được tạo ra trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu doanh nghiệp ROE phản ánh khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và mức lợi nhuận tương đối mà các chủ sở hữu đạt được Nó được sử dụng rộng rãi trong đánh giá hiệu suất tài chính của doanh nghiệp và đánh giá mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu Đối với các nhà đầu tư cổ phiếu, ROE là một công cụ hữu ích
để đưa ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp phát hành cổ phiếu cụ thể
Vốn chủ sở hữu bình quân là giá trị trung bình của vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối
kỳ của một doanh nghiệp trong một kỳ kế toán Trong trường hợp thiếu dữ liệu, có thể
sử dụng giá trị vốn chủ sở hữu tại một thời điểm cụ thể, thường là thời điểm cuối kỳ, để đại diện cho vốn chủ sở hữu trong việc tính toán các chỉ số tài chính
đã khai thác, huy động nguồn vốn hợp lý, nâng cao được hiệu quả sử dụng của đồng vốn
mà chủ sở hữu doanh nghiệp đã bỏ ra Chỉ tiêu ROE phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
kỳ, cũng như mức độ rủi ro của doanh nghiệp Thông thường, với doanh nghiệp có kết quả kinh doanh có lãi, hệ số này sẽ rất cao và ngược lại Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cần phải so sánh với doanh nghiệp có đặc điểm tương đồng hoặc số trung bình ngành
ROE thấp hơn so với ngành có thể chỉ ra rằng doanh nghiệp chưa sử dụng vốn chủ
sở hữu một cách hiệu quả Các nhà quản lý có thể cần xem xét cơ cấu tài chính, chi phí quản lý, và các yếu tố khác để xác định những điểm cần cải thiện Tuy ROE cao thường tượng trưng cho khả năng sinh lời tốt từ vốn chủ sở hữu, nhưng cần đề phòng trường hợp ROE cao do phụ thuộc nhiều vào vốn vay Điều này có thể làm mất cân bằng cấu
Trang 17trúc tài chính của doanh nghiệp và làm tăng rủi ro, đặt ra những thách thức trong việc quản lý tài chính
c) Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS):
Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) được dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng doanh thu của doanh nghiệp, là chỉ số cung cấp thông tin cho các nhà đầu
tư về lượng lợi nhuận được tạo ra từ doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp
Thông thường, khi tính chỉ tiêu này, các nhà phân tích sẽ sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận phản ánh kết quả kinh doanh thuần mang lại cho doanh nghiệp là lợi nhuận sau thuế; doanh thu ở đây thường sử dụng là doanh thu thuần Do đó có cách tính tỷ suất sinh lời của doanh thu như sau:
hệ số khá cao đối với các nhóm ngành thương mại, dịch vụ, tư vấn; trong khi các nhóm ngành kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ … lại có hệ số thường thấp hơn Vì vậy, cần phải
có số liệu của các doanh nghiệp tương đương trong ngành hoặc số bình quân ngành để đối chiếu, so sánh, đánh giá một cách khách quan, chính xác
Nếu hệ số ROS của công ty A thấp hơn so với số trung bình ngành, điều này chỉ
ra rằng công ty A đang gặp khó khăn trong việc sinh lời và cần phải cải thiện hệ số này
để nâng cao khả năng sinh lời
Trong bối cảnh doanh thu không đổi, nếu doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả, lợi nhuận thu được sẽ cao hơn và hệ số ROS cũng sẽ được cải thiện Ngược lại, nếu ROS thấp, điều này có thể chỉ ra rằng doanh nghiệp đang quản lý chi phí không hiệu quả Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh, các nhà nghiên cứu có thể xác định các mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn và phân tích nguyên nhân dẫn đến hệ số ROS thấp Từ đó, họ có thể
đề xuất các giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng này, giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng sinh lời của mình
Trang 181.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời
1.2.1 Các nhân tố chủ quan
1.2.1.1 Quy mô doanh nghiệp
Quy mô doanh nghiệp được xem như một nhân tố quan trọng thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp, tác động tới khả năng sinh lời Quy mô của doanh nghiệp ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp các nhà quản trị xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ
Trong kinh tế học vi mô, khái niệm "lợi thế nhờ quy mô" đề cập đến hiện tượng sản lượng tăng lên sẽ làm giảm chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm Tính kinh tế nhờ quy
mô thường phát sinh từ sự chuyên môn hóa và phân công công việc, dẫn đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của lao động, tăng năng suất lao động, và giảm chi phí lao động Khi có sự đầu tư tăng lên, các công ty có thể trang bị công nghệ và kỹ thuật hiện đại, từ đó tiết kiệm nguyên liệu, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng, tăng năng suất và giảm giá thành sản xuất, kéo theo chi phí giảm, tăng lợi nhuận, từ đó gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Hằng (2020) đối với các doanh nghiệp bất động sản niêm yết cho thấy quy mô có ảnh hưởng tích cực tới khả năng sinh lời Tác giả cho rằng quy mô càng lớn thì khả năng sinh lời càng tăng, với đặc thù ngành có tài sản ngắn hạn, đặc biệt là chi phí trả trước, phải thu chiếm tỷ trọng lớn, điều đó thể hiện sự tăng trưởng tổng tài sản là kết quả của sự thu hút đầu tư và thành công trong việc tiếp cận nhiều dự án, đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô Đồng thời, việc bán được hàng và thu được tiền giúp doanh nghiệp có khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính, bao gồm
cả việc trả nợ vay và thực hiện các dự án mới một cách kịp thời Điều này, theo chiều hướng tích cực, đồng thời tăng cường lợi nhuận ròng và nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Nghiên cứu của tác giả Phan Thu Hiền (2021) cũng cho thấy tác động tích cực của quy mô tới khả năng sinh lời của nhóm dệt may Quy mô doanh nghiệp lớn thường gắn với chiến lược tài chính trong việc lựa chọn nguồn hình thành tài sản từ nợ vay để tận dụng lợi ích lá chắn thuế và khuếch đại khả năng sinh lời Ngoài ra, các doanh nghiệp quy mô lớn thường dễ tiếp cận với công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đồng thời đa dạng hóa tốt hơn so với doanh nghiệp quy mô nhỏ Điều này giúp giảm rủi ro và nguy cơ phá sản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư và thực hiện các hoạt động bán hàng Hơn nữa, uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp lớn cũng hỗ trợ trong việc xây dựng mối quan hệ với các nguồn vốn và đối tác thị trường
Nghiên cứu của tác giả Dwi Martani (2010) đi ngược với các nghiên cứu trên, quy
mô công ty tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của tổ chức tài chính đa ngành Tác giả lý giải có thể do công tác quản lý các khoản nợ phải thu khó đòi kém hiệu quả
Trang 191.2.1.2 Hệ số nợ
Sử dụng nợ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính là một công cụ quan trọng giúp gia tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu phản ánh việc sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản tác động tới tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu như thế nào Khi sử dụng nợ kéo theo áp lực gia tăng chi phí tài chính, áp lực trả nợ và rủi ro tài chính, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ lợi ích lá chắn thuế nhờ lãi vay Ngoài ra, việc sử dụng nợ vay có thể giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội và tăng tỷ suất lợi nhuận Quản lý đòn bẩy đòi hỏi sự cân nhắc
kỹ lưỡng, và ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thị trường, lãi suất, và rủi ro
Theo nghiên cứu của Camelia Burja (2011); Ibrahim Abidemi (2018); Ngô Thị Hằng (2008), hệ số nợ có tác động tích cực tới chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Ngô Thị Hằng (2008) lý giải: với các doanh nghiệp trong ngành bất động sản thì mối quan
hệ tích cực này tương đối hợp lý, vì đặc thù của ngành này có tỷ trọng nợ vay khá cao, đặc biệt là việc huy động nguồn tín dụng dài hạn, kéo theo tỉ lệ đòn bẩy tài chính cao Đồng thời quy mô tài trợ vốn của các doanh nghiệp này cho các hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, kinh doanh thường khá lớn Do vậy, việc tận dụng nguồn nợ vay
sẽ giúp việc tìm kiếm cơ hội đầu tư của các doanh nghiệp được thuận lợi và chủ động hơn, từ đó sẽ khuếch đại lợi nhuận Kết quả phân tích của đề tài cho thấy doanh nghiệp bất động sản có hệ số nợ cao hơn thì khả năng sinh lời sẽ tốt hơn so với các doanh nghiệp
có hệ số nợ thấp
Nghiên cứu của Nguyễn Khánh Linh (2022); Phan Thu Hiền (2021); (Ngô Thị Ngọc (2020); Trần Thị Xuân Anh (2022); Ali Saleh Alarussi (2018) cho thấy đòn bẩy tài chính có tác động tiêu cực tới khả năng sinh lời Phan Thu Hiền (2021) cho rằng nếu
tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp tăng cao, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể giảm đi Việc sử dụng tỷ lệ nợ vay ngân hàng cao tạo ra áp lực lớn từ việc trả lãi và trả gốc, điều này có thể gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để tối ưu hóa lợi ích từ việc vay nợ, doanh nghiệp nên tăng cường các khoản
nợ ít áp lực trả lãi và trả gốc, như vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp Chỉ khi có sự cân nhắc và quản lý thông minh về các khoản nợ, doanh nghiệp mới có thể tận dụng hết các lợi thế của nợ vay nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
Trang 20thì doanh nghiệp có xu hướng huy động nợ dài hạn để tài trợ cho tài sản, từ đó tác động tới đòn bẩy tài chính ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Nghiên cứu của Trần Thị Xuân Anh (2022); Camelia Burja (2011); Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011) cho thấy cấu trúc tài sản có tác động tiêu cực tới khả năng sinh lời Trong nghiên cứu của Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011), đã được chỉ ra rằng tỷ trọng tài sản cố định ảnh hưởng ngược chiều đến ROA Nguyên nhân được tác giả giải thích là
do doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định mà không đạt được hiệu quả mong muốn
Có thể là do việc chọn lựa công nghệ, máy móc, và thiết bị không phù hợp với các hoạt động công trình, hoặc do tài sản cố định không được sử dụng đúng công suất Sự lựa chọn không hợp lý giữa việc mua và thuê máy móc có thể làm ảnh hưởng tới chi phí và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Với việc thuê máy thường mang lại chi phí thấp
và hiệu quả cao hơn so với việc mua máy mới
1.2.1.4 Tỷ số thanh khoản
Thanh khoản cùng với khả năng sinh lời là hai khía cạnh quan trọng đối với sự tồn tại của một công ty Thiếu thanh khoản có thể dẫn đến rủi ro về vỡ nợ, không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của công ty mà còn làm hạn chế khả năng sinh lời Mặt khác, thanh khoản quá mức có thể chỉ ra sự lãng phí về nguồn lực, ảnh hưởng tới việc gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp (Ehiedu, 2014)
Tỷ số thanh khoản là một trong các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán phụ thuộc vào các tài sản hiện có của doanh nghiệp dùng để trang trải cho các khoản nợ như thế nào, đặc biệt là việc duy trì ngân quỹ ở mức
độ nhất định ảnh hưởng tới khả năng thanh toán tức thời, có thể ảnh hưởng gián tiếp đến khả năng sinh lời Để mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, doanh nghiệp cần duy trì các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ở ngưỡng đảm bảo Ngược lại, nếu ngân quỹ thiết hụt, hoạt động sản xuất và kinh doanh có thể bị ngưng trệ, gián đoạn, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Ngoài ra, trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể phải đối mặt trước sự lựa chọn giữa việc đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao khả năng sinh lời Mức dự trữ quỹ tiền mặt của doanh nghiệp dồi dào có thể giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán Ngược lại, nếu mức dự trữ quỹ tiền mặt của doanh nghiệp quá cao, có thể làm giảm khả năng sinh lời, vì khi đó doanh nghiệp bị mất chi phí cơ hội khi đầu tư của tiền tại quỹ Doanh nghiệp cần duy trì một cân bằng hợp lý giữa dự trữ tiền mặt và việc đối mặt với biến động trong ngân quỹ để đảm bảo cả khả năng thanh toán và khả năng sinh lời
Nghiên cứu của Trần Thị Xuân Anh (2022); Camelia Burja (2011); Lâm Đức Huy (2022) cho thấy tỷ số thanh khoản có tác động tiêu cực tới khả năng sinh lời Theo
Trang 21Nguyễn Khánh Linh (2022), khả năng thanh toán có ảnh hưởng tích cực đến ROA ở mức ý nghĩa 1%, nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với ROE Sự gia tăng khả năng thanh toán trong các doanh nghiệp dệt may cho thấy tình hình tài chính của chúng lành mạnh Điều này có thể tăng niềm tin của các bên liên quan và đối tác, đồng thời giúp doanh nghiệp dệt may được hưởng các chính sách ưu đãi về mua nguyên liệu đầu vào,
từ đó giảm chi phí và tăng lợi nhuận, góp phần gia tăng khả năng sinh lời Lâm Đức Huy (2022) đã chỉ ra rằng khả năng thanh toán nợ trong ngắn hạn có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lời của công ty Khi tỷ số này tăng cao, khả năng sinh lời của công ty giảm đi, điều này có lý do vì tỷ số cao thường cho thấy công ty đã sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, gây ứ đọng nguồn vốn và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời
1.2.1.5 Vòng quay tài sản
Vòng quay tổng tài sản là một chỉ số tài chính giúp đánh giá tác động của việc quản lý và sử dụng tài sản đối với khả năng sinh lời của doanh nghiệp Chỉ số này phản ánh mức độ hiệu quả của công ty trong việc chuyển đổi tài sản thành doanh số bán hàng hoặc doanh thu, từ đó đánh giá được hiệu suất của tài sản trong quá trình sản xuất và kinh doanh
Vòng quay tài sản cao không chỉ thể hiện khả năng tối ưu hóa nguồn lực mà còn tăng cường hiệu quả kinh doanh Việc quản lý và tận dụng tối ưu tài sản giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, tạo ra nhiều doanh thu
từ mỗi đơn vị tài sản, tăng lợi nhuận và làm tăng khả năng sinh lời mà không cần phải huy động thêm vốn đầu tư Nhìn chung, vòng quay tổng tài sản không chỉ là một công
cụ đo lường mà còn là một yếu tố quyết định sức khỏe kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Nghiên cứu của Ngô Thị Ngọc (2020); Ali Saleh Alarussi (2018); Phan Thu Hiền (2021) cho thấy tác động tích cực của vòng quay tổng tài sản lên khả năng sinh lời
1.2.1.6 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Ngô Thị Hằng (2020) đã đưa ra nhận định tích cực về tác động của thời gian hoạt động của doanh nghiệp đối với khả năng sinh lời, đặc biệt là khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE Nghiên cứu này lý giải rằng các công ty thành lập sớm hơn sẽ tích lũy được kinh nghiệm, xây dựng tốt hơn cho mạng lưới kinh doanh, và khả năng đánh giá hiệu quả hơn đối với các cơ hội kinh doanh Do đó, khả năng sinh lời của những công
ty có thời gian hoạt động lâu này cao hơn so với các doanh nghiệp mới hoạt động Phan Thu Hiền (2021) đã đưa ra nhận định tích cực về tác động của thời gian hoạt động của doanh nghiệp đối với ROA, với mức ý nghĩa là 1% Nghiên cứu này cho thấy rằng các doanh nghiệp thành lập từ trước thường có lợi thế về thị trường, uy tín, và kinh
Trang 22nghiệm quản lý so với doanh nghiệp mới thành lập Do đó, doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu có khả năng hoạt động hiệu quả hơn, tỷ suất sinh lời sẽ tốt hơn
Kết luận này không đồng nhất với tác động tiêu cực trong nghiên cứu của Farah Margaretha (2016)
1.2.1.7 Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần
Trong các hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, thông thường hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ mang lại doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu Trong phân tích tài chính, doanh thu thuần thường được lựa chọn để tính toán, phân tích, đánh giá tác động tới các chỉ số tài chính Doanh thu thuần đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng đến lợi nhuận chung, từ đó ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp Doanh thu thuần tăng sẽ tác động làm tăng lợi nhuận, kéo theo gia tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp và ngược lại
Kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Hằng (2020); Trần Thị Xuân Anh (2022); Ali Saleh Alarussi (2018) đều chỉ ra rằng yếu tố tăng trưởng doanh thu có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp Tốc độ tăng trưởng doanh thu không chỉ phản ánh năng lực bán hàng của doanh nghiệp mà còn liên quan chặt chẽ đến hiệu quả kinh doanh Điều này nói lên rằng khi tốc độ tăng trưởng cao, doanh nghiệp có khả năng sinh lời lớn hơn, và đây có thể coi là một chỉ số tích cực về hiệu quả và triển vọng tương lai của doanh nghiệp
Kết luận này không đồng nhất với tác động tiêu cực trong nghiên cứu của tác giả
Tô Minh Hương (2022)
1.2.2 Các nhân tố khách quan
1.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng GDP
GDP là một trong những nhân tố vĩ mô, nằm bên ngoài công ty, ảnh hưởng đến môi trường làm việc nội bộ của công ty, tạo ra cơ hội cũng như thách thức Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến toàn bộ ngành sản xuất, do đó tác động đến chiến lược kinh doanh của các công ty trong ngành Trong kinh tế học, GDP là một chỉ số quan trọng đo lường trong một khoảng thời gian nhất định tại một quốc gia, giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất như thế nào Sự tăng trưởng của GDP thường
đi kèm với sự phát triển và mở rộng của nền kinh tế Điều này tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tiếp cận thị trường mới và tăng doanh số bán hàng, gia tăng lợi nhuận, từ đó thúc đẩy tăng khả năng sinh lời
Ngoài ra, tăng GDP thường góp phần tăng thu nhập cho người tiêu dùng, tạo ra nhu cầu tiêu dùng cao hơn Người tiêu dùng có thu nhập cao hơn sẽ chi tiêu nhiều hơn,
có lợi cho doanh nghiệp về mặt doanh số bán hàng
Trang 23Sự ổn định của mức tăng GDP thường dự báo môi trường kinh doanh ổn định, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư dài hạn một cách hiệu quả Ngoài ra, sự mở rộng thị trường nội địa và quốc tế do GDP tăng cũng mang lại cơ hội xuất khẩu và tăng cường cạnh tranh cho doanh nghiệp
Tóm lại, GDP không chỉ là một chỉ số đánh giá sức khỏe của nền kinh tế mà còn
là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và khả năng sinh lời của doanh nghiệp thông qua nhiều khía cạnh khác nhau
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Khánh Linh (2022); Trần Thị Xuân Anh (2022); Ngô Thị Hằng (2020) đều đã chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng GDP có tác động tích cực đến khả năng sinh lời (ROE) Theo nghiên cứu của Ngô Thị Hằng (2020) về 27 doanh nghiệp Bất động sản niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE) Khi tốc độ tăng trưởng GDP cao, điều này đồng nghĩa với việc đời sống người dân được nâng cao và kinh tế phát triển mạnh mẽ Điều này thúc đẩy nhu cầu mua sắm, xây dựng nhà cửa, và các công trình bất động sản khác, làm cho doanh nghiệp trong ngành bất động sản kinh doanh thuận lợi hơn Kết quả là khả năng sinh lời của các doanh nghiệp này được cải thiện và tăng lên
1.2.2.2 Lãi suất cho vay bình quân
Lãi suất cho vay có tác động lớn đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp Khi lãi suất tăng lên, doanh nghiệp sẽ phải chi trả một khoản chi phí lớn hơn cho việc vay vốn, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của họ Chi phí tăng lên có thể gây áp lực lên biên lợi nhuận và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những ngành công nghiệp hoặc doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp
Ngoài ra, lãi suất cũng có thể ảnh hưởng đến chi phí vốn, làm tăng tổng chi phí của doanh nghiệp Điều này đặt ra thách thức trong việc duy trì mức lợi nhuận cao trong điều kiện lãi suất tăng Ngược lại, giảm lãi suất có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí vốn, tăng khả năng sinh lời, và thậm chí kích thích hoạt động đầu tư và mua sắm từ phía khách hàng
Nghiên cứu của Nguyễn Khánh Linh (2022); Trần Thị Xuân Anh (2022); Dwi Martani (2010); Ibrahim Abidemi (2018) cho thấy tác động tích cực của lãi suất cho vay tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp Trong nghiên cứu của Dwi Martani (2010) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa lãi suất và khả năng sinh lời của tổ chức tài chính công ty Tác giả lý giải khi lãi suất cho vay tăng, tổ chức tài chính đa quốc gia
có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn, từ đó tăng khả năng sinh lời
1.2.2.3 Tốc độ tăng tưởng tỷ giá
Sự thay đổi tỷ giá có tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt với nhóm các doanh nghiệp sử dụng các khoản vay nước ngoài để tài trợ hoạt
Trang 24động sản xuất kinh doanh thường sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ rủi ro tỷ giá Điều này là
do khi một doanh nghiệp huy động nợ nước ngoài, các khoản vay của họ thường được quy định bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ làm tăng chi phí nợ vay của doanh nghiệp Từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận, khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Nghiên cứu của Nguyễn Khánh Linh (2022); Dwi Martani (2010) cho thấy tác động tiêu cực về ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với tỷ suất sinh lời Theo nghiên cứu của Dwi Martani (2010) với tổ chức tài chính công ty đa quốc gia Hệ số dương cho thấy rằng tỷ giá hối đoái giảm so với đồng rupiah của Indonesia, điều này diễn ra khi tỷ giá hối đoái của đồng đô la Mỹ suy yếu Điều này có thể đồng nghĩa với việc lợi nhuận của tổ chức tài chính phụ thuộc vào điều kiện tỷ giá hối đoái Trong tình huống này, tình trạng thay đổi của tỷ giá hối đoái có thể có tác động tích cực đến thu nhập nhận được, đặc biệt là khi tổ chức áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái hỗ trợ
Nguyễn Văn Phúc (2016) chỉ ra lạm phát vừa tác động đến cả giá cả đầu vào gây biến động trong chi phí sản xuất, vừa tác động đến đầu ra của doanh nghiệp, gây biến động trong giá bán Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu
tư của doanh nghiệp Đồng thời, lạm phát cũng có tác động đáng kể đến việc trích khấu hao Vì khấu hao của doanh nghiệp được tính dựa vào giá trị sổ sách, giá trị này không
đủ vốn giúp doanh nghiệp tái đầu tư tài sản cố định mới, tạo ra thách thức trong quản lý tài chính và đầu tư tài sản trong doanh nghiệp
Nghiên cứu của Nguyễn Khánh Linh (2022); Trần Thị Xuân Anh (2022); Dwi Martani (2010); Ibrahim Abidemi (2018) cho thấy tác động tích cực về ảnh hưởng của lạm phát đối với tỷ suất sinh lời
Nghiên cứu của Dwi Martani (2010) chỉ ra tác động tiêu cực về ảnh hưởng của lạm phát đối với tỷ suất sinh lời
Kết luận chương 1
Chương 1 đã phần nào khái quát lý thuyết về các quan điểm liên quan đến khả năng sinh lời, các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời được sử dụng trong nghiên cứu này là: Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE),
tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tìm hiểu, tham khảo các sản phẩm nghiên cứu khoa học của các tác giả trong và ngoài nước, các ngành khác
Trang 25nhau Từ đó, làm cơ sở để đưa tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp nói chung, làm tiền đề để xây dựng các mô hình nhân tố ảnh hưởng, xác định mẫu nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu ở chương tiếp theo
Trang 26CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2022 2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Trên cơ sở lý luận về khả năng sinh lời và đề cập 3 chỉ tiêu đại diện phản ánh khả năng sinh lời, đồng thời thực hiện nghiên cứu tổng quan về các nghiên cứu trước đó liên quan đến ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phản tiêu khả năng sinh lời Tác giả đã xây dựng mô hình nhân tố tác động dự kiến phục vụ cho nghiên cứu định lượng
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, tỷ số để đánh giá khái quát khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết Đồng thời áp dụng phương pháp nghiên cứu gồm có: Phân tích thống kê; phân tích tương quan; phân tích hồi quy theo các mô hình: mô hình bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model, FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model, REM), mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) trên dữ liệu bảng để ước lượng tác động của các nhân tố ảnh hưởng dự kiến đến các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Trình tự nghiên cứu gồm các bước phân tích mô hình hồi quy như sau:
Bước 1: Thống kê mô tả các biến của mô hình
Thống kê mô tả là một phương pháp thống kê được sử dụng để tóm tắt và mô tả các đặc trưng chính của một tập dữ liệu Nó giúp cung cấp cái nhìn tổng quan về các giá trị trung bình, độ phân tán, và phân phối của dữ liệu Các thống kê mô tả thường bao gồm các đặc trưng sau:
Giá trị trung bình (Mean): Được tính bằng cách lấy tổng của tất cả các giá trị và chia cho số lượng giá trị
Độ lệch chuẩn (Standard Deviation): Đo lường mức độ biến động của dữ liệu Độ lệch chuẩn càng cao, dữ liệu càng phân tán
Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất: Xác định giá trị cao nhất và thấp nhất trong tập
dữ liệu
Thống kê mô tả có thể được áp dụng cho cả biến độc lập và biến phụ thuộc, cũng như các biến kiểm soát trong trường hợp nghiên cứu đa biến Các thông số thống kê này giúp người nghiên cứu và người đọc hiểu rõ hơn về tính chất và đặc điểm của dữ liệu, tạo cơ sở cho quyết định về phương pháp phân tích tiếp theo
Bước 2: Thực hiện phân tích ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình
Qua bước này, chúng ta có thể đánh giá mối quan hệ tương quan giữa các biến và khám phá sự tương quan này có ý nghĩa thống kê hay không Quan trọng để hiểu rõ về
Trang 27mối tương quan giữa các biến, vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả của mô hình và quyết định về việc sử dụng các biến trong phân tích tiếp theo
Cụ thể, các hoạt động chính trong bước này bao gồm:
Tính toán ma trận tương quan: Xác định hệ số tương quan giữa từng cặp biến trong tập dữ liệu Hệ số tương quan có thể dao động từ -1 đến 1, thể hiện mức độ và hướng của mối tương quan
Kiểm định ý nghĩa thống kê của ma trận tương quan: Sử dụng các phương pháp thống kê để xác định xem các mối tương quan này có ý nghĩa thống kê không, hay chỉ
Bước 3: Thực hiện phân tích mô hình bình phương nhỏ nhất Pooled OLS
Mô hình bình phương nhỏ nhất Pooled OLS là một phương pháp tiếp cận đơn giản, không xem xét đến yếu tố thời gian, không gian của dữ liệu, giả định rằng tất cả các hệ
số trong mô hình không thay đổi theo cả thời gian và không gian Theo phương pháp này chỉ ước lượng hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường OLS Việc thực hiện phương pháp này tương đương với việc đưa các quan sát trong từng đơn vị chéo chồng lên nhau Do đó, mặc dù mô hình được hồi quy theo phương pháp này là đơn giản nhất, nhưng có thể làm biến dạng mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích Phương pháp này thường được áp dụng khi có dữ liệu chéo, tức là dữ liệu được thu thập
từ nhiều công ty khác nhau tại một thời điểm cụ thể
Sau đó thực hiện các phép kiểm định tự tương quan, phương sai sai số thay đổi, đa cộng tuyến để kiểm tra xem mô hình này có phù hợp để đánh giá tác động của các nhân
tố tới chỉ tiêu nghiên cứu hay không Nếu mô hình vi phạm một trong các kiểm định thì tiến hành bước tiếp theo
Bước 4: Thực hiện phân tích mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
Đây là 2 mô hình thường được lựa chọn để phân tích dữ liệu bảng (Panel Data)
Mô hình Tác Động Cố Định (FEM) được thiết kế để vượt qua nhược điểm của phương pháp Pooled OLS Trong mô hình FEM, giả định rằng mỗi biến có thể có những đặc điểm riêng, cho phép tung độ gốc ở trong mô hình hồi quy thay đổi giữa các biến Theo mô hình này, có sự khác biệt giữa các biến, tung độ gốc của mỗi biến không thay đổi theo thời gian
Trang 28Để xem xét sự khác biệt trong tung độ gốc, mô hình FEM được đưa vào nghiên cứu có sử dụng biến giả, được biết đến là mô hình biến giả bình phương tối thiểu Trong trường hợp một hoặc các biến độc lập trong mô hình có tương quan với tung độ gốc của từng doanh nghiệp thì thông thường sẽ cho ra kết quả lựa chọn mô hình FEM thích hợp hơn Tuy nhiên, mô hình biến giả bình phương tối thiểu có nhược điểm là khi số đơn vị
n rất lớn, cần đưa vào (n-1) biến giả, làm mất nhiều bậc tự do và tăng khả năng xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến
Tóm lại, trong mô hình FEM, giả định rằng các thay đổi không ngẫu nhiên đối với mỗi đơn vị quan sát theo thời gian Mô hình này thường sử dụng các biến giả để biểu diễn hiệu ứng cố định của từng đơn vị Điều này có nghĩa là mỗi đơn vị có một hiệu ứng
cố định riêng, không thay đổi theo thời gian
Mặc dù mô hình FEM có nhược điểm, nhưng sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên
có thể giảm nhẹ những vấn đề khó khăn này
Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), tung độ gốc của một đơn vị riêng lẻ được giả định sẽ được rút từ một tập hợp lớn hơn nhiều một cách ngẫu nhiên, với một trị trung bình không đổi Tung độ gốc của công ty được biểu thị như sự sai lệch so với trị trung bình không đổi này Trong REM, có sự khác biệt quan trọng so với Mô hình Tác Động
Cố Định (FEM) Trong FEM, mỗi đơn vị chéo có giá trị tung độ gốc cố định riêng của
nó, có n giá trị tương ứng với n đơn vị chéo Ngược lại, trong REM, tung độ gốc β1 là tung độ gốc chéo được lấy theo giá trị bình quân, và thành phần sai số εi biểu hiện độ lệch ngẫu nhiên của từng tung độ gốc so với giá trị bình quân này Thành phần sai số εi không thể quan sát được một cách trực tiếp; đây là biến không thể quan sát hay tiềm ẩn
Mô hình REM thích hợp trong những tình huống mà tung độ gốc ngẫu nhiên của từng đơn vị không tương quan với các biến giải thích
Tóm lại, trong REM, giả định rằng các thay đổi là ngẫu nhiên đối với mỗi đơn vị quan sát theo thời gian Mô hình này giả sử rằng các hiệu ứng ngẫu nhiên là độc lập từ các biến độc lập Các hiệu ứng ngẫu nhiên được giả định là tuân theo phân phối chuẩn
và không thay đổi theo thời gian
Thông thường, trong trường hợp thành phần sai số cá nhân εi và một hoặc nhiều biến hồi quy độc lập có tương quan với nhau, ước lượng từ mô hình REM có thể bị chệch, trong khi ước lượng từ mô hình FEM không bị chệch Khi n lớn và t nhỏ, và nếu các giả định cơ bản cho REM được giữ đúng, phương pháp ước lượng REM có hiệu suất lớn hơn so với ước lượng từ FEM
Để giải quyết vấn đề lựa chọn giữa FEM và REM, có một kiểm định chính thức được phát triển để đưa ra quyết định Kiểm định này được biết đến là kiểm định Hausman, được xây dựng năm 1978, giúp đánh giá sự khác biệt giữa các ước lượng từ FEM và REM và quyết định xem mô hình nào là phù hợp hơn với dữ liệu cụ thể
Trang 29Bước 5: Lựa chọn giữa FEM và REM qua kiểm định Hausman
Kiểm định Hausman được sử dụng để quyết định giữa việc sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) hay mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) trong phân tích dữ liệu bảng Dưới đây là mô tả về cách thức kiểm định và giải thích kết quả:
Giả thuyết kiểm định:
H0 (Giả thuyết không): Không có mối tương quan giữa các thành phần sai số và các biến giải thích
H1 (Giả thuyết thay đổi): Có mối tương quan giữa các thành phần sai số và các biến giải thích
Prob > 0,05: Chấp nhận giả thuyết H0 Điều này ngụ ý rằng không có mối tương quan giữa các thành phần sai số và các biến giải thích Do đó, sử dụng mô hình REM sẽ
là lựa chọn tốt hơn
Prob ≤ 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0 Điều này ngụ ý rằng có mối tương quan giữa các thành phần sai số và các biến giải thích Do đó, sử dụng mô hình FEM sẽ là lựa chọn tốt hơn
Bước 6: Thực hiện các phép kiểm định phương sai sai số thay đổi, tự tương quan
Lưu ý thực hiện kiểm định này đối với mô hình FEM hoặc REM vừa được lựa chọn ở bước 5
+ Kiểm định phương sai sai số thay đổi:
Giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi
Giả thuyết H1: Có hiện tượng phương sai thay đổi
p-value > 5%: Không có hiện tượng phương sai thay đổi
p-value < 5%: Có hiện tượng phương sai thay đổi
+ Kiểm định tự tương quan:
Giả thuyết H0: Không có hiện tượng tự tương quan
Giả thuyết H1: Có hiện tượng tự tương quan
p-value > 5%: Không có hiện tượng tự tương quan
p-value < 5%: Có hiện tượng tự tương quan
Trường hợp kết quả cho thấy có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi hoặc
tự tương quan thì sẽ tiến hành bước tiếp theo
Bước 7: Thực hiện phân tích hồi quy theo mô hình bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS)
Mục đích của bước này áp dụng nhằm khắc phục các kiểm định phương sai sai số thay đổi hay tự tương quan bị vi phạm Sau đó tiến hành phân tích tác động của các nhân
tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu nghiên cứu theo mô hình được lựa chọn
Trang 302.2 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu
2.2.1 Mô tả biến
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó về các nhân tố ảnh tới khả năng sinh lời như đã trình bày trong chương 1, tác giả đã lượng hóa các yếu tố vi mô là các biến độc lập bao gồm quy mô doanh nghiệp, hệ số nợ, cấu trúc tài sản, tỷ số thanh khoản, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, vòng quay tài sản, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, tốc
độ tăng trưởng doanh thu thuần; các yếu tố vĩ mô bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất cho vay bình quân, tốc độ tăng trưởng tỷ giá, tỷ lệ lạm phát để chọn lọc đưa vào mô hình hồi quy nhằm đánh giá tác động của chúng Biến tỷ suất sinh lời của tài sản, tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời của doanh thu được đại diện cho khả năng
sinh lời Bảng 2.1 cung cấp thông tin về các biến, cách tính các biến, mã hóa các biến
Bảng 2.1: Tổng hợp các biến sử dụng trong nghiên cứu
Tỷ suất sinh lời của tài sản Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân ROA
Tỷ suất sinh lời của vốn
chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân ROE
Tỷ suất sinh lời của doanh
Biến độc lập
Vòng quay tài sản Doanh thu thuần/Tài sản bình quân EFF Thời gian hoạt động của
Tốc độ tăng trưởng doanh
Tốc độ tăng trưởng GDP (GDP t - GDP t-1) / GDP t-1 GDPR Lãi suất cho vay bình quân Dữ liệu thu thập từ IMF IntR
Tốc độ tăng tưởng tỷ giá Tính từ tỷ giá trao đổi ngoại tệ của Việt Nam
đồng (VND, đ) với đô la Hoa Kỳ (USD, $) ExcR
Tỷ lệ lạm phát Sự thay đổi hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng InfR
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trang 31Theo tìm hiểu của tác giả, các bài nghiên cứu mới dừng lại ở việc xây dựng mô hình nhân tố ảnh hưởng tới hai chỉ tiêu: Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE, trong bày nghiên cứu này, tác giả bổ sung thêm mô hình nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của doanh thu ROS Đồng thời các biến độc lập được đưa vào mô hình nhiều hơn so với các đề tài trước đó nhằm mục đích tìm kiếm thêm các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu phân tích, từ đó làm tiền đề cho những nghiên cứu chi tiết sau này
2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
Cơ sở để tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu dựa vào tác động tích cực hay ngược chiều của các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu phân tích mà có kết luận chiếm đa số trong các bài nghiên cứu trước đó như đã trình bày ở chương 1 Đây là kỳ vọng dấu tác động của bài nghiên cứu chưa hẳn đã trùng khớp với kết quả sau khi chạy mô hình hồi quy
Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H01: Quy mô doanh nghiệp tác động tích cực đến khả năng sinh lời Giả thuyết H02: Hệ số nợ tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời
Giả thuyết H03: Cấu trúc tài sản tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời
Giả thuyết H04:Tỷ số thanh khoản tác động tích cực đến khả năng sinh lời
Giả thuyết H05: Vòng quay tài sản tác động tích cực đến khả năng sinh lời
Giả thuyết H06: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp tác động tích cực đến khả năng sinh lời
Giả thuyết H07: Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần tác động tích cực đến khả năng sinh lời
Giả thuyết H08: Tốc độ tăng trưởng GDP tác động tích cực đến khả năng sinh lời Giả thuyết H09: Lãi suất cho vay bình quân tác động tích cực đến khả năng sinh lời Giả thuyết H10: Tốc độ tăng tưởng tỷ giá tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời Giả thuyết H11: Tỷ lệ lạm phát tác động tích cực đến khả năng sinh lời
Dưới đây là bảng tổng hợp tác động kỳ vọng của các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời trong mô hình
Trang 32Bảng 2.2 Tác động kỳ vọng của các biến độc lập trong mô hình
STT Tên biến độc lập Ký
hiệu
Tác động kỳ vọng
Tác động của các nghiên cứu trước đó
1 Quy mô doanh nghiệp SIZE Tích cực
Tác động tích cực: Ngô Thị Hằng (2020); Phan Thu Hiền (2021)
Tác động tiêu cực: Dwi Martani (2010)
Tác động tích cực: Camelia Burja (2011); Ibrahim Abidemi (2018); Ngô Thị Hằng (2008)
Tác động tiêu cực: Nguyễn Khánh Linh (2022); Phan Thu Hiền (2021); (Ngô Thị Ngọc (2020); Trần Thị Xuân Anh (2022); Ali Saleh Alarussi (2018)
3 Cấu trúc tài sản PS Tiêu cực
Tác động tiêu cực: Trần Thị Xuân Anh (2022); Camelia Burja (2011); Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011)
4 Tỷ số thanh khoản LIQ Tiêu cực
Tác động tích cực: Nguyễn Khánh Linh (2022)
Tác động tiêu cực: Trần Thị Xuân Anh (2022); Camelia Burja (2011); Lâm Đức Huy (2022)
5 Vòng quay tài sản EFF Tích cực
Tác động tích cực: Ngô Thị Ngọc (2020); Ali Saleh Alarussi (2018); Phan Thu Hiền (2021)
6 Thời gian hoạt động
của doanh nghiệp AGE Tích cực
Tác động tích cực: Ngô Thị Hằng (2020); Phan Thu Hiền (2021)
Tác động tiêu cực: Farah Margaretha (2016)
7 Tốc độ tăng trưởng
doanh thu thuần GR Tích cực
Tác động tích cực: Ngô Thị Hằng (2020); Trần Thị Xuân Anh (2022); Ali Saleh Alarussi (2018)
Tác động tiêu cực: Tô Minh Hương (2022)
Trang 33STT Tên biến độc lập Ký
hiệu
Tác động kỳ vọng
Tác động của các nghiên cứu trước đó
8 Tốc độ tăng
trưởng GDP GDPR Tích cực
Tác động tích cực: Nguyễn Khánh Linh (2022); Trần Thị Xuân Anh (2022); Ngô Thị Hằng (2020)
9 Lãi suất cho vay
bình quân IntR Tích cực
Tác động tích cực: Nguyễn Khánh Linh (2022); Trần Thị Xuân Anh (2022); Dwi Martani (2010); Ibrahim Abidemi (2018)
10 Tốc độ tăng tưởng
Tác động tiêu cực : Nguyễn Khánh Linh (2022); Dwi Martani (2010)
11 Tỷ lệ lạm phát InfR Tích cực
Tác động tích cực: Nguyễn Khánh Linh (2022); Trần Thị Xuân Anh (2022); Dwi Martani (2010); Ibrahim Abidemi (2018)
Tác động tiêu cực: Dwi Martani (2010)
(Nguồn: Tác giả)
2.2.3 Mô hình nghiên cứu
Tác giả đề xuất mô hình nhân tố dự kiến trong nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đó về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời Mô hình tỷ suất sinh lời tổng quát như sau:
Rit = β0 + β1 SIZEit + β2 DAit + β3 PSit + β4 LIQit + β5 EFFit + β6 AGEit + β7 GRit +
β8 GDPRt + β9 IntRt + β10 ExcRt + β11 InfRt + ε i
Các mô hình cụ thể liên quan đến ba biến phụ thuộc đại diện cho các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời như sau:
Mô hình 1: Phương trình thể hiện mô hình nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tài sản ROA
ROAit = β0’+ β1’ SIZEit + β2’ DAit + β3’ PSit + β4’ LIQit + β5’ EFFit + β6’ AGEit +
β7’ GRit + β8’ GDPRt + β9’ IntRt + β10’ ExcRt + β11’ InfRt + ε i’
Mô hình 2: Phương trình thể hiện mô hình nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE
ROEit = β0’’+ β1’’ SIZEit + β2’’ DAit + β3’’ PSit + β4’’ LIQit + β5’’ EFFit + β6’’ AGEit + β7’’ GRit + β8’’ GDPRt + β9’’ IntRt + β10’’ ExcRt + β11’’ InfRt + ε i’’
Trang 34Mô hình 3: Phương trình thể hiện mô hình nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của doanh thu ROS
ROSit = β0’’’ + β1’’’ SIZEit + β2’’’ DAit + β3’’’ PSit + β4’’’ LIQit + β5’’’ EFFit +
β6’’’ AGEit + β7’’’ GRit + β8’’’ GDPRt + β9’’’ IntRt + β10’’’ ExcRt + β11’’’ InfRt + ε i’’’ Trong đó:
β0; β0’; β0’’: hệ số chặn trong các mô hình
β1; β1’; β1’’ β2; β2’; β2’’ …β12; β12’; β12’’: các tham số chưa biết của mô hình ε: sai số
i: ký hiệu đại diện cho các công ty
t: ký hiệu đại diện cho năm
Biến phụ thuộc:
ROA: Tỷ suất sinh lời của tài sản
ROE: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
ROS: Tỷ suất sinh lời của doanh thu
Biến độc lập:
SIZE: Quy mô doanh nghiệp
DA: Hệ số nợ
PS: Cấu trúc tài sản
LIQ: Tỷ số thanh khoản
EFF: Vòng quay tài sản
AGE: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
GR: Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần
GDPR: Tốc độ tăng trưởng GDP
IntR: Lãi suất cho vay bình quân
ExcR: Tốc độ tăng tưởng tỷ giá
InfR: Tỷ lệ lạm phát
2.3 Dữ liệu nghiên cứu và nguồn thu thập dữ liệu
2.3.1 Xác định mẫu nghiên cứu
Theo Ủy ban chứng khoán Nhà Nước (2021), từ năm 2003 đến 2020, có 11 doanh nghiệp FDI niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp FDI kém hiệu quả, không đủ điều kiện niêm yết trên các sàn HOSE và HNX nên chỉ còn 8 doanh nghiệp FDI đang niêm yết trên các sàn HOSE và HNX, 02 công ty đang đăng ký giao dịch trên sàn Upcom, 01 công ty hủy niêm yết và ngừng giao dịch trên thị trường chứng khoán Đến năm 2022, chưa có biến động gì về số lượng doanh nghiệp FDI niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam Vì vậy, trong thời gian nghiên cứu 10 năm từ năm 2013-2022, mẫu nghiên cứu của tác giả bao gồm 10 công ty còn đang hoạt động trên ba sàn HOSE, HNX, UPCOM
Trang 35với 100 quan sát Chi tiết về dữ liệu và doanh nghiệp niêm yết dùng trong nghiên cứu được đề cập cụ thể ở bảng 3.1 (Danh sách các doanh nghiệp FDI niêm yết, giao dịch trên TTCK) và phụ lục 1 (Bảng dữ liệu các biến của các doanh nghiệp FDI niêm yết giai đoạn 2013-2022)
2.3.2 Nguồn thu thập dữ liệu
Dữ liệu dùng trong nghiên cứu được lấy từ trang thông tin điện tử tổng hợp (Cafef), trong đó lấy các số liệu cần thiết từ báo cáo tài chính của 10 doanh nghiệp FDI giai đoạn 2013-2022 bao gồm: Tài sản, tài sản ngắn hạn, tài sản cố định, nợ phải trả, nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, thời gian thành lập doanh nghiệp Ngoài ra, nghiên cứu còn xem xét tác động từ các nhân tố vĩ mô được thu thập từ trang
dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Sau đó số liệu được thu thập vào excel và được
xử lý, tính toán để hoàn thiện bảng dữ liệu phục vụ các bước nghiên cứu trong quy trình phân tích
Trang 36CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2022 3.1 Thực trạng về khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2013-2022
3.1.1 Giới thiệu chung về các doanh nghiệp FDI niêm yết tại Việt Nam
Ngày 29/12/1987, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư nước ngoài, đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho nền kinh tế nước nhà khi mở cửa cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài vào Việt Nam Luật này cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức hợp tác kinh doanh, thành lập xí nghiệp liên doanh hay xí nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài Điều luật này đã mở ra một thời kỳ mới trong
sự phát triển kinh tế của Việt Nam bởi những ảnh hưởng mạnh mẽ đến từ khu vực kinh
tế này
Tiếp theo, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 thay thế, quy định các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài Đối với doanh nghiệp 100% có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp dưới hai loại hình
là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc doanh nghiệp liên doanh
Trong quá trình hoạt động, do đặc thù hoạt động kinh doanh, mong muốn tham gia thị trường tài chính nên một số doanh nghiệp FDI có nhu cầu chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn sang loại hình công ty cổ phần để có điều kiện đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngày 15/04/2003 là mốc thời gian quan trọng khi Chính phủ ban hành Nghị định
số 38/2003/NĐ-CP cho phép một số doanh nghiệp FDI chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn sang loại hình công ty cổ phần Từ đó tạo điều kiện cho các công ty cổ phần FDI được tham gia giao dịch và niêm yết trên TTCK Việt Nam Việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trên của Nghị định giúp nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng vốn đối với nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do loại hình công ty cổ phần có ưu thế hơn so với các loại hình khác trong việc
đa dạng hóa thu hút nguồn lực đầu tư Từ đó góp phần tăng cường nguồn lực cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn Cho đến nay các doanh nghiệp FDI niêm yết nói riêng và các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam nói chung đều thực hiện các hoạt động về chứng khoán theo luật chứng khoán số 54/2019/QH14
Từ năm 2003 đến năm 2022, có 11 doanh nghiệp FDI chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Dưới đây là bảng tổng hợp danh sách các doanh nghiệp FDI đã niêm yết, giao dịch trên ba sàn
HOSE, HNX, UPCOM:
Trang 37Bảng 3.1: Danh sách các doanh nghiệp FDI niêm yết, giao dịch trên TTCK
03 CTCP Dây và Cáp điện Taya Việt Nam TYA HOSE
04 CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa SBT HOSE
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ https://ssc.gov.vn
Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp FDI kém hiệu quả, không đủ điều kiện niêm yết trên các sàn HOSE và HNX nên đến nay, chỉ còn 8 doanh nghiệp FDI đang niêm yết trên các sàn HOSE và HNX, 02 công ty đang đăng ký giao dịch trên sàn Upcom, 01 công ty hủy niêm yết và ngừng giao dịch trên thị trường chứng khoán Vì vậy, tác giả thu thập dữ liệu liên quan đến 10 công ty còn đang hoạt động trên
ba sàn HOSE, HNX, UPCOM cho đề tài nghiên cứu
3.1.2 Đặc điểm của các doanh nghiệp FDI niêm yết tại Việt Nam
Theo bảng 3.2 có thể thấy đa số các doanh nghiệp FDI niêm yết tại sàn HOSE Ngoài ra, các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu hầu như ít có điểm tương đồng ở các khía cạnh về nhóm ngành, vốn điều lệ, thời gian thành lập doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất kinh doanh Chỉ có 1, 2 doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu cùng nhóm ngành, lĩnh vực Quy mô vốn điều lệ trung bình ở ngưỡng khoảng 400 tỷ, công ty có vốn điều lệ cao nhất ( 1.419 tỷ đồng) là CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT), công ty có vốn điều lệ thấp nhất ( 90 tỷ đồng) là CTCP Gạch men Chang Yih (CYC)
Trang 38Bảng 3.2: Đặc điểm của các doanh nghiệp FDI niêm yết
STT Mã
CK
Sàn niêm yết
Nhóm ngành
Vốn điều lệ (Tỷ đồng)
Thời gian thành lập Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ
01 EVE HOSE Dệt
may 419,797 1993
Sản xuất, kinh doanh, Nhập khẩu và Phân phối, Xuất khẩu các hàng may mặc như vải không dệt, vải lọc, nỉ, chăn,
ga trải giường, gối, nệm, túi ngủ, ba lô, túi xách, đồ lót và đồ nội thất, bộ đồ nhà bếp, đồ vệ sinh và đồ văn phòng
02 KMR HOSE Dệt
may 568,814 2001
Sản xuất, gia công, kinh doanh các sản phẩm liên quan đến gòn, vải, phụ liệu may mặc, chăn, gối, nệm; nhập khẩu nệm lò xo và máy móc sản xuất nệm, gòn
03 TYA HOSE Dây và
cáp 306,899 2005
Sản xuất kinh doanh, thi công các mặt hàng liên quan đến dây cáp, dây điện phục vụ cho ngành điện, các công trình dân dụng, công nghiệp
04 SBT HOSE Mía
đường 1.419 1995
Sản xuất mía đường, các thực phẩm,
đồ uống, nước khoáng
273,664 1995
Sản xuất các loại dây như PP, PE, thừng bện; các phụ kiện, thiết bị nhựa dùng trong nông nghiệp, ngư nghiệp Kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp gồm đèn tập hợp cá, khay, phao, bao tay, sơn, lưới đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
06 TCR HOSE Gạch,
ngói 454,328 1994
Sản xuất các loại gạch, sản phẩm gốm sứ
Xây dựng công trình liên quan đến dân dụng, công nghiệp
Trang 39STT Mã
CK
Sàn niêm yết
Nhóm ngành
Vốn điều lệ (Tỷ đồng)
Thời gian thành lập Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ
07 TKU HNX
VLXD tổng hợp
468,816 2005
Sản xuất, tư vấn, thiết kế, sửa chữa, lắp ráp các sản phẩm, phụ liệu phục vụ lắp đặt, phụ kiện dùng trong y tế, dùng trong xây dựng liên quan đến nhôm
08 IFS UPCOM
Nước giải khát
871,409 1991
Chế biến nông sản, thủy sản Sản xuất các thực phẩm như bánh,
đồ ăn nhẹ Sản xuất nước giải khát Sản xuất chai dùng để sản xuất của công ty
09 RIC UPCOM
Dịch
vụ giải trí
353,724 1994
Kinh doanh dịch vụ khách sạn Kinh doanh nhà hàng
Khu vui chơi giải trí Kinh doanh thương mại ven biển
10 CYC UPCOM Gạch,
ngói 90,478 2000
Sản xuất gạch men, gạch mỹ thuật chất lượng cao
Xây dựng các công trình dân dụng
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ https://cafef.vn
3.1.3 Thực trạng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI niêm yết tại
Việt Nam giai đoạn 2013-2022
3.1.3.1 Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI theo chỉ tiêu ROA
Trong hình 3.1, tỷ suất sinh lời ROA của các doanh nghiệp nghiên cứu chủ yếu tập trung ở mức từ 0% đến dưới 10%, số các doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời từ 20% trở lên chiếm tỷ trọng thấp nhất Điều này cho thấy các doanh nghiệp FDI niêm yết sử dụng tài sản chưa hiệu quả Cụ thể:
Nhóm doanh nghiệp đạt tỷ suất sinh lời từ 0% đến dưới 10% chiếm cao nhất tới 60% đến 70% trên tổng số và có chiều hướng gia tăng
Trong 30%-40% còn lại thì chủ yếu rơi vào nhóm doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời
âm, liên tục trong 10 năm, mỗi năm đều có từ 2 đến 3 doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời
âm, rơi vào 4 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh lỗ các năm, trong đó có cả 3 doanh nghiệp đang giao dịch trên sàn UPCOM Cụ thể: CTCP Gạch men Chang Yih (CYC)
có đến 9 năm liên tục từ 2014-2022 có tỷ suất lợi nhuận ROA âm, lỗ nhiều nhất rơi vào các năm 2015 (-10,44%), 2018 (-18,77%), 2021 (-16,17%) CTCP Quốc Tế Hoàng Gia (RIC) có đến 8 năm có tỷ suất lợi nhuận ROA âm, lỗ nhiều nhất rơi vào các năm 2014
Trang 40(-11,83%), 2017 (-10,66%), 2021 (-11,51%) CTCP Thực phẩm Quốc tế (IFS) 3 năm đầu có tỷ suất lợi nhuận ROA âm rất cao: 2013 (-12,02%), 2014 (-26,53%), 2015 (-14,35%) CTCP Công nghiệp Gốm sứ TAICERA (TCR) có 4 năm tỷ suất lợi nhuận ROA âm thấp hơn các doanh nghiệp trước gồm : 2013 (-3,58%), 2017 (-5,30%), 2018 (-8,70%), 2020 (-3,00%)
Hình 3.1: Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp FDI theo ROA
Nguồn: https://cafef.vn theo tính toán của tác giả
Trong nhóm doanh nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận ROA từ 10% đến dưới 20% có 5 công ty, trong đó có 3 công ty giao dịch trên sàn HOSE Cụ thể: CTCP Siam Brothers Việt Nam (SBV) có 4 năm 2013, 2014, 2015, 2017 có ROA từ 11,33% đến 19,64%; CTCP Thực phẩm Quốc tế (IFS) có 4 năm 2017, 2020, 2021, 2022 có ROA giảm dần
từ 17,43% đến 11,46% Còn lại là 3 công ty là CTCP Everpia (EVE), CTCP Dây và Cáp điện Taya Việt Nam (TYA), CTCP Công Nghiệp Tung Kuang (TKU) có 1 năm đạt ROA trong mức này
Chỉ có 2 doanh nghiệp trong nhóm đạt tỷ suất sinh lời ROA từ 20% trở lên là CTCP Siam Brothers Việt Nam (SBV) năm 2016 đạt 21,37%; CTCP Thực phẩm Quốc tế (IFS)