1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu đánh giá các tác động môi trường do việc nạo vét luồng tàu biển Định An - Cần Thơ, khu vực tỉnh Trà Vinh và các biện pháp phòng chống

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đánh giá các tác động môi trường do việc nạo vét luồng tàu biển Định An – Cần Thơ, khu vực tỉnh Trà Vinh và các biện pháp phòng chống
Tác giả Bùi Trọng Vinh, Đổng Uyên Thanh
Trường học Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí
Thể loại Báo cáo tổng kết kết quả đề tài KHCN cấp trường
Năm xuất bản 2013
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 2,93 MB

Nội dung

Trong đề tài này, nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp đánh giá tác động môi trường từ các hoạt động nạo vét và đề ra các chương trình quản lý hợp lý môi trường khu vực.. Bên cạnh đó,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

FOG

BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHCN CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: Nghiên cứu đánh giá các tác động môi trường do việc nạo vét luồng tàu biển

Định An – Cần Thơ, khu vực tỉnh Trà Vinh và các biện pháp phòng chống

Mã số đề tài: T-ĐCDK-2012-33

Thời gian thực hiện: 2/2012 – 2/2013 Chủ nhiệm đề tài: TS BÙI TRỌNG VINH Cán bộ tham gia đề tài: ThS Đổng Uyên Thanh

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 2/2013

Trang 2

Danh sách các cán bộ tham gia thực hiện đề tài

(Ghi rõ học hàm, học vị, đơn vị công tác gồm bộ môn, Khoa/Trung tâm) 1 TS BÙI TRỌNG VINH

2 ThS Đổng Uyên Thanh Bộ môn Địa môi trường, Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh

Trang 3

MỤC LỤC

ABSTRACT i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ii

LỜI CẢM ƠN iii

1.3 Khả năng ứng dụng vào thực tiễn 4

2 Phương pháp nghiên cứu 4

2.2 Mô hình số 5

3 Kết quả 8

3.1 Môi trường trầm tích và môi trường nước biển ven bờ 8

3.3 Tài nguyên sinh vật 9

4 Thảo luận 11 5 Đề xuất các giải pháp phòng chống 12

5.1 Kiểm soát ô nhiễm do phương tiện vận chuyển 12 5.2 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đối với bùn đổ 13

5.3 Biện pháp an toàn giao thông thủy 13 5.4 Biện pháp phòng chống cháy nổ, sự cố tràn dầu 16

5.5 Phòng tránh thiên tai

6 Kết luận 17 7 Tài liệu tham khảo 17

PHỤ LỤC Các quy chuẩn Việt Nam

Trang 4

TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, việc nạo vét duy tu luồng tàu và khai thác tài nguyên vùng cửa sông ven biển diễn ra rất mạnh liệt Tuy nhiên, công tác điều tra và đánh giá tác động môi trường của các hoạt động này cho đến nay vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc Tuyến luồng tàu Định An - Cần Thơ (khu vực cửa sông ven biển tỉnh Trà Vinh) hàng năm bị bồi lắng do trầm tích từ sông Hậu đổ ra đã gây khó khăn rất lớn cho các tàu vận tải lưu thông qua khu vực này Dự án nạo vét duy tu tuyến luồng tàu Định An - Cần Thơ được thực hiện hàng năm với mục đích khai thông luồng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu có tải trọng lớn có thể lưu thông ra vào dễ dàng hơn Trong đề tài này, nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp đánh giá tác động môi trường từ các hoạt động nạo vét và đề ra các chương trình quản lý hợp lý môi trường khu vực Bên cạnh đó, phương pháp mô hình số được sử dụng để đánh giá tác động của sóng và dòng chảy tới môi trường khu vực sau khi nạo vét Kết quả cho thấy, sau khi nạo vét luồng tàu, chất lượng môi trường cũng như hệ sinh thái sẽ bị thay đổi nhưng không đáng kể

Từ khóa: nạo vét, luồng tàu, tài nguyên, mô hình, chất lượng môi trường

ABSTRACT

In recent years, the dredging of navigational channel and resource exploitation in coastal areas have been carried out increasingly However, the investigation and the environmental impact assessment of these activities have not been done yet Early Dinh An - Can Tho navigational channel (the section of Dinh An river, Ben Tre province) has been deposited severely by sediments from Hau River, caused an obstacle of navigation operating The project to dredging Dinh An - Can Tho navigational channel has been carried out helping heavy ship to travel through easily

Disposal can bury all ecosystems at disposal site and a new ecosystem will be replaced In this paper, the authors use the environmental impact assessment methods in implementing the project and proposing the environmental monitoring program Numerical modeling method has been also used to evaluate the current change due to dredging The results showed that after dredging navigational channel, the environment and ecosystem have been changed not much

Keywords: dredging, navigational channel, resource, numerical model,

environmental quality

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASTM: American Society for Testing and Materials CBCNV: Cán bộ công nhân viên

MTV: Một Thành Viên NĐ-CP: Nghị định Chính Phủ PCCC: Phòng cháy chữa cháy QCVN: Quy chuẩn Việt Nam QĐ-VT: Quyết Định – Vận Tải BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường STT: Số thứ tự

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Các tác giả chân thành cám ơn Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Bảo đảm An toàn Hàng Hải Miền Nam, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Trà Vinh, Trường Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh đã cấp kinh phí và hỗ trợ cho nghiên cứu này

Trang 7

1 Tổng quan

Trong những năm gần đây, việc nạo vét duy tu luồng tàu và khai thác tài nguyên vùng cửa sông ven biển diễn ra rất mạnh liệt Tuy nhiên, công tác điều tra và đánh giá tác động môi trường của các hoạt động này cho đến nay vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc Tuyến luồng tàu Định An - Cần Thơ (khu vực cửa sông ven biển tỉnh Trà Vinh) hàng năm bị bồi lắng do trầm tích từ sông Hậu đổ ra đã gây khó khăn rất lớn cho các tàu vận tải lưu thông qua khu vực này Dự án nạo vét duy tu tuyến luồng tàu Định An - Cần Thơ được thực hiện hàng năm với mục đích khai thông luồng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu có tải trọng lớn có thể lưu thông ra vào dễ dàng hơn

Luồng tàu biển Định An - Cần Thơ là một tuyến luồng quan trọng đối với giao thông thủy và phát triển kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long Quá trình bồi lắng của phù sa sông Hậu mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây cản trở lưu thông thông qua tuyến luồng này Để đảm bảo cho việc lưu thông của tàu thuyền, việc nạo vét tuyến luồng đã được thực hiện Tuy nhiên, tác động từ việc nạo vét luồng tàu đối với môi trường là tương đối lớn Do vậy, cần có những nghiên cứu đánh giá tác động môi trường để có thể có những biện pháp giảm thiểu hiệu quả

Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

Nạo vét, khai thông luồng tàu biển là một trong những vấn đề hết sức quan trọng đối với nhiều quốc gia trên toàn thế giới để đảm bảo cho tuyến giao thông biển được thông suốt Do đó, rất nhiều nghiên cứu tác động môi trường do việc nạo vét gây ra Ví dụ như:

- Đề tài “Environmental impacts of dredging on seagrasses” do nhóm tác giả Paul L.A Erftemeijer thực hiện đã đánh giá được tác động do công tác nạo vét tới hệ sinh thái tự nhiên tại khu vực thực hiện dự án

- Trong báo cáo “National Assessment Guidellines for Dredging 2009” do Bộ Môi Trường Australia quy định việc nạo vét khai thông cảng Darwin Harbour đã đánh giá và đưa ra một số biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình nạo vét

Trang 8

- Bên cạnh đó, nghiên cứu “Evaluating Environmental Effects of Dregdged Material Management Alternatives” do Cục bảo bệ môi trường liên bang thực hiện năm 1992 cũng đã ước lượng, đánh giá tác động môi trường do hoạt động nạo vét

- Một số nghiên cứu tập trung vào xây dựng các các mô hình dự báo biến đổi địa hình vùng cửa sông bằng phương pháp số (Sawaragi T et al., 1985, Deguchi I et al., 1988) Các mô hình mô phỏng số này chủ yếu tập trung vào việc dự báo sự hình thành và phá hủy các doi cát ngầm vùng cửa sông Các mô hình số khác cũng được thiết lập để dự báo xu thế biến đổi của các loại đường bờ biển khác nhau Tuy nhiên các mô hình số này được áp dụng vào các đường bờ biển hạt rời rạc (bãi biển cát, sỏi, cuội …)

- Một số nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở để mô phỏng thủy động lực học vùng cửa sông (Nguyen Quang Chien, 2008)

Tuy nhiên, khu vực Định An – Cần Thơ chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động môi trường do các hoạt động nạo vét luồng tàu biển gây ra Vì vậy, cần có một đánh giá tổng thể tác động môi trường do công tác nạo vét luồng tàu biển ở khu vực này

Tình hình nghiên cứu trong nước:

Cho đến nay, vấn đề hiện trạng môi trường nước cũng như các vấn đề liên quan do các hoạt động con người đã được rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện, ví dụ như:

- Đề tài “Bước đầu nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phòng chống sạt lở ổn định lòng dẫn hạ du sông Đồng Nai – Sài Gòn” do tác giả Hoàng Văn Huân cùng cộng tác viên nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả cùng cộng tác viên đưa ra bức tranh toàn cảnh hiện trạng sạt lở bờ sông lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn và cũng đưa ra một số giải pháp phòng chống Tuy nhiên, việc nạo vét luồng sông để cho các tàu có tải trọng lớn vào sâu trong cảng nội địa chưa được nghiên cứu chi tiết

Trang 9

- Đề tài “Nghiên cứu tương tác giữa dòng chảy và lòng dẫn của sông vùng triều” do tác giả Lê Mạnh Hùng cùng cộng tác viên đánh giá thực trạng xói bồi lòng dẫn sông vùng triều và ảnh hưởng của xói bồi đến hệ sinh thái khu vực, đồng thời đưa ra các phương pháp xác định các hố xói và công thức kinh nghiệm để tính tốc độ xói Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ dựa vào yếu tố dòng chảy và lòng dẫn là chủ yếu Các yếu tố về môi trường chưa được đề cập đến trong nghiên cứu này

- Đề tài “Đánh giá hiện trạng nước mặt huyện Bến Lức và tính toán sơ bộ khả năng tiếp nhận nước thải của sông Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An” do tác giả Lê Ngọc Tuấn và các đồng nghiệp thực hiên năm 2010 đã xác định hiện trạng và cũng tính toán sơ bộ được khả năng tiếp nhận nước thải của sông Bến Lức Tuy nhiên, các nhân tố khác do con người có khả năng tác động tiêu cực tới môi trường nước chưa được tác giả đề cập đến

- Đề tài “Đánh giá sự thay đổi chế độ dòng chảy và khả năng bồi xói sau khi tiến hành nạo vét luồng tàu ở cảng Dung Quất” do tác giả Đào Nguyên Khôi và Nguyễn Kỳ Phùng, 2010 đã mô hình hóa được chế độ dòng chảy, chuyển tải phù sa và diễn biến đáy sau khi nạo vét luồng tàu Tuy nhiên, các tác giả chưa đánh giá diễn tiến của chất lượng nước, trầm tích, thủy sinh, và không khí do việc nạo vét gây ra

Do vậy, đề tài “Nghiên cứu đánh giá các tác động môi trường do việc nạo vét luồng tàu biển Định An – Cần Thơ, khu vực tỉnh Trà Vinh và các biện pháp phòng chống” được thực hiện nhằm đánh giá các tác động tổng thể do công tác

nạo vét, từ đó có những giải pháp phòng chống và khắc phục thích hợp

1.1 Mục tiêu và tính mới của đề tài

Đề tài được xây dựng nhằm tìm hiểu rõ các tác động môi trường do việc nạo vét luồng tàu biển Định An – Cần Thơ khu vực tỉnh Trà Vinh và đề xuất các giải pháp phòng chống thích hợp

Trang 10

1.2 Nội dung của đề tài

- Thu thập và tổng hợp tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu - Khảo sát thực địa, đo đạc, lấy mẫu, phân tích

- Xây dựng mô hình số (mô hình dòng chảy, mô hình sóng do gió và do tàu, mô hình tổng hợp tương tác giữa dòng chảy và sóng)

- Tổng hợp kết quả, viết báo cáo, bài báo tạp chí và hội nghị quốc tế hoặc trong nước

1.3 Khả năng ứng dụng vào thực tiễn

- Việc đánh giá tác động môi trường do nạo vét luồng tàu biển tuyến Định An – Cần Thơ sẽ giúp cho các nhà quản lý có được quyết định đúng khi cho phép nạo vét duy tu bảo vệ luồng tàu cho khu vực cửa biển tỉnh Trà Vinh

- Nghiên cứu đưa ra những giải pháp phòng chống hữu hiệu khi triển khai việc nạo vét duy tu luồng tàu khỏi các tác động của sóng, dòng chảy và các tác nhân do con người trong quá vận vận hành tàu hút bùn

2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Phương pháp phân tích và thực địa

Để thực hiện công tác đánh giá ảnh hưởng của dự án nạo vét duy tu luồng tàu Định An - Cần Thơ (khu vực cửa biển Trà Vinh), nhóm tác giả đã thực hiện 3 chuyến đo đạc thực địa tại khu vực dự án Mỗi đợt thực địa, các mẫu không khí, trầm tích, nước biển (6 mẫu) được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam và chuyển về phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường Hình 1 là sơ đồ vị trí lấy mẫu và và một số hình ảnh khu vực nghiên cứu

Trang 11

Hình 1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu và hình ảnh khu vực nghiên cứu

Quy chuẩn Việt Nam được sử dụng để đánh giá chất lượng không khí và chất lượng nước khu vực dự án [6] Chất lượng trầm tích được phân tích và so sánh với tiêu chuẩn chất lượng trầm tích ven bờ Canada [5]

B1: Bùn đáy khu vực nạo vét B2: Bùn đáy khu vực đổ bùn

M1: Mẫu nước mặt khu vực nạo vét M2: Mẫu nước mặt khu vực đổ bùn

2.2 Phương pháp mô hình số

Để đánh giá các tác động của sóng, dòng triều gây nên các quá trình sạt lở và diễn biến môi trường diễn ra ở khu vực trong sông và vùng cửa sông ven biển, mô hình số đã được thiết lập để dự báo sự phân bố của của sóng, dòng chảy, thủy triều và sự tương tác giữa chúng [1,3]:

yVSyUSxVSxUSVC

EyUC

Ext

∂∂+∂∂+∂∂+∂∂++∂

∂++∂

∂+∂

{}{( + )}=0

∂∂++∂

∂+∂

yh

Ux

Trang 12

() ygx (h ) LU

SxSh

yUVxUUt

'

+−∂∂−=⎟⎟⎠⎞⎜⎜

⎝⎛

∂∂+∂∂++∂∂+∂∂+∂∂

ηρ

τηη

SxSh

yVVxVUt

'

+−∂∂−=⎟⎟⎠⎞⎜⎜

⎝⎛

∂∂+∂∂++∂∂+∂∂+∂∂

ηρ

τηη

Trong đó, - η là độ dao động bề mặt; - U và V - vận tốc cực đại theo chiều ngang và chiều dọc của nước tĩnh; - E - mật độ năng lượng sóng và được tính theo phương trình (8);

- C - vận tốc pha sóng; - Cg - vận tốc tổng hợp; - θ - hướng sóng; - Di - tổn thất năng lượng; - Sxx, Sxy, và Syy - ứng suất tán xạ sóng được tính bằng các phương trình (5) –

(7); - τx và τy - ứng suất cắt trung bình theo phương x và phương y; - h - độ sâu nước;

- g - gia tốc trọng trường; - ρ - tỷ trọng của nước; - L’ - hệ số rối ngang:

⎪⎭⎪⎬⎫⎪⎩

⎪⎨⎧

⎟⎟⎠⎞⎜⎜

⎝⎛

−+

2

2

CCC

CE

⎪⎭⎪⎬⎫⎪⎩

⎪⎨⎧

⎟⎟⎠⎞⎜⎜

⎝⎛

−+= 2 sin 2 1

2

2

CCC

CE

θθsincos

CCES

Trang 13

(9)

2

rwUf

ρτ=

Trong đó, Ur là vận tốc kết hợp giữa sóng và dòng chảy của nước ở dưới đáy tính theo phương trình (10) (Sawararagi et al , 1995) và fw là hệ số ma sát được tính theo phương trình (14) (Swart, 1974) [1]:

22

21

wcbb

)(sinh η

π

+=

hkT

H

θθ sincos VU

22

21

VU

/213.5977.5

cách sử dụng tần số góc σ thông qua giả thiết sóng tuyến tính, - ks là hệ số nhám tương đương,

- T là chu kỳ của sóng:

TU

Số sóng k, vận tốc pha sóng C, vận tốc nhóm sóng Cg và hướng sóng θ được đánh giá bằng cách sử dụng độ phân tán tương quan chịu tác động bởi sóng và hệ thống dòng chảy cùng tồn tại và điều kiện không xoáy của số sóng:

khgk

VkUk

0cos

∂∂−∂

ykx

(17)

nCC

k

Vị trí sóng vỡ được xác định bằng cách sử dụng phương trình (19) (Yamada, 1957) và năng lượng tổn thất Di gây ra bởi sóng vỡ được đánh giá từ phương trình (20) (Sawaragi et al , 1996) sau khi sóng vỡ:

82.0=

h

βξ

ρ ; 5.3 3.3 0.07 tan18

Trang 14

Trong đó, - ξ là tham số đồng dạng của sóng, 0- tanβ là độ dốc đáy trung bình

3 Kết quả 3.1 Môi trường trầm tích và môi trường nước biển ven bờ

Khu vực dự án nạo vét và khu vực đổ bùn thải có chất lượng môi trường còn tương đối tốt Hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn qui định theo ISQG (Canada) và QCVN 10:2008/BTNMT Riêng chỉ tiêu sắt trong nước biển vượt gấp 3–5 lần giá trị giới hạn cho phép Kết quả này cho biết rằng, có dấu hiệu của ô nhiễm sắt do các dòng chảy từ sông và các vùng lân cận đổ ra

Bảng 1 Kết quả phân tích bùn đáy

Kết quả TT Chỉ tiêu Đơn vị

M1M2

QCVN 10: 2008/BTNMT (Cột các nơi khác)

Trang 15

cận do nước thải sinh hoạt của công nhân, chất thải dầu cặn từ các thiết bị, máy móc, chất thải rắn nguy hại Tuy nhiên, các loại hình ô nhiễm này được chủ động kiểm soát để không thoát ra môi trường Tác động chính là việc xáo trộn bùn đáy, làm thay đổi môi trường sinh thái khu vực dự án

3.2 Môi trường không khí

Dựa trên kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực thi công dự án, có thể đưa ra kết luận sau: Các chỉ tiêu phân tích chất lượng không khí xung quanh tại khu vực dự án hầu hết đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05: 2009/BTNMT) và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh (QCVN 06: 2009/BTNMT) [6]

3.3 Tài nguyên sinh vật

Công tác nạo vét sẽ phá hủy nơi cư trú và lấy đi những sinh vật đáy dưới lớp trầm tích hay buộc các sinh vật phải di trú Khi kết thúc nạo vét, sinh vật đáy mới sẽ được thay thế Tuy nhiên hệ sinh vật đáy sẽ được phục hồi vào mùa sau, do khu vực nạo vét nằm trong vùng bồi lắng của cửa Định An nên tốc độ bồi lắng nhanh vì lượng phù sa của sông Hậu rất lớn [2]

Đối với vị trí đổ bùn, lượng bùn đổ xuống sẽ chôn vùi hệ sinh thái hiện tại Tuy nhiên sinh vật mới sẽ được thay thế, những sinh vật thay thế sẽ khác so với những sinh vật đáy ban đầu vì hoạt động nạo vét và đổ bùn đã làm thay đổi tính chất trầm tích, địa hình, chiều sâu nước, dòng chảy Hình thành chất đáy mới và sự phục hồi động vật đáy sau khi kết thúc nạo vét

Chương trình giám sát môi trường sau khi nạo vét nhằm mục đích xác định xem những thay đổi này có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình tái định cư của sinh vật đáy [2]

Trang 16

3.4 Kết quả đánh giá bằng mô hình

Trong khu vực dự án, do ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều của biển Đông nên các phân bố vận tốc dòng chảy bị ảnh hưởng do triều lên và triều xuống Sự phân bố chiều cao sóng bị chi phối bởi sự lan truyền sóng do gió từ ngoài khơi

Mô hình lan truyền sóng và dòng chảy lúc thủy triều lên và xuống cho thấy việc nạo vét và đổ thải một lượng lớn bùn cát nạo vét tại tuyến luồng có thể ảnh hưởng đến các vùng đánh bắt thủy hải sản ở ngay tại vị trí đổ thải và các vùng lân cận

Bên cạnh đó, đống bùn thải được đổ một cách tự nhiên, không có biện pháp gia cố bảo vệ công trình có thể gây bồi lấp trở lại những vùng có độ sâu thấp hơn hoặc bồi lấp trở lại tuyến luồng đã nạo vét theo thời gian (tốc độ dòng chảy ở khu vực này khá lớn, lên tới 1 m/s)

Mặt khác, một số chất ô nhiễm bùn đáy khi được nạo vét lên và mang tới vị trí đổ thải sẽ khuếch tán theo hướng dòng chảy lúc thủy triều lên hoặc xuống sẽ ảnh hưởng tới các vùng nhạy cảm về động thực vật thủy sinh và các bãi đánh bắt thủy hải sản

Công tác bảo vệ an toàn môi trường nếu có sự cố tràn dầu xảy ra trong quá trình thi công cần được lưu ý vì khu vực dự án nằm ở vùng biển ven bờ rất nhạy cảm Nếu để xảy ra sự cố tràn dầu, cần khoanh định vùng bị tác động và triển khai ứng cứu kịp thời

Mô hình lan truyền sóng và dòng chảy sẽ được chạy cùng với mô hình lan truyền dầu tràn để dự báo hướng dầu loang để có biện pháp ứng phó thích hợp Các nhà chuyên môn, các bộ phận ứng phó sự cố phải thường xuyên cập nhật thông tin để báo cáo kịp thời tình huống cho các nhà quản lý để phối hợp thực hiện ứng phó nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường

Trang 17

Hình 2: Trường dòng chảy lúc triều lên Hình 3: Chiều cao sóng lúc triều lên

Khu vực nạo

vét

Khu v c n o vét Khu v c n o

Trang 18

5 Các giải pháp phòng chống

Từ những đánh giá phân tích và đánh giá tác động ở trên, tác động môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án chủ yếu là môi trường nước và trầm tích do hoạt động nạo vét và đổ bùn Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, rủi ro sự cố môi trường xảy ra cũng cần được quan tâm Các biện pháp kiểm soát và khống chế ô nhiễm môi trường tại khu vực thực hiện dự án được đề nghị như sau

5.1 Kiểm soát ô nhiễm do phương tiện vận chuyển

Các chủ phương tiện thi công phải tuân thủ qui định của công ước MARPOL 73/78 (International Convention of Pollution from Ships) về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, trong đó công ước qui định ngăn ngừa ô nhiễm do chất thải vệ sinh và rác thải từ tàu gây ra Các tàu đều có hầm chứa thích hợp, đủ chứa hết các loại chất thải, nước vệ sinh, rác sinh hoạt do các hoạt động trên tàu gây ra Chất thải chứa trong các hầm chứa sẽ được các đơn vị làm dịch vụ tại cảng xử lý Ngoài ra cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí: sử dung dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh thấp Thường xuyên kiểm tra bảo trì máy

- Giảm thiểu tác động của tiếng ồn: cần trang bị nút úp tai để hạn chế tiếng ồn đối với sức khỏe của công nhân

- Nâng cao ý thức môi trường cho công nhân, tổ chức giám sát bảo vệ môi trường

- Tổ chức tập huấn ứng cứu sự cố cho công nhân - Chất thải của các phương tiện thiết bị thi công được chứa trong thùng

chứa, không thải ra sông, và các khu vực lân cận - Trong quá trình thi công Nhà thầu có biện pháp chứa chất thải để trên

phương tiện, không cho chảy tràn ra ngoài Đảm bảo vệ sinh môi trường cho khu vực nạo vét và khu vực xung quanh

- Tổ chức học tập, quán triệt ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho toàn bộ cán bộ, công nhân lao động trên công trường

- Vật liệu nạo vét được đảm bảo đổ đúng vị trí quy định

Trang 19

- Chất thải nguy hại sẽ được trử vào thùng sắt hay phuy đến khi cặp cảng sẽ thuê đơn vị có chức năng xử lý

5.2 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đối với bùn đổ

Để giảm thiểu tác động đến môi trường do bùn nạo vét đổ thải vào khu vực đã được khoanh định, một số biện pháp cần thiết được đề nghị giúp cho nhà đầu tư thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường khi đổ thải vào vùng cửa sông ven biển

- Vì khối lượng bùn thải khá lớn nên công tác định vị chính xác vị trí đổ thải đã được cho phép phải được tuân thủ tuyệt đối Các phao định vị và biển báo phải rõ ràng để tàu thuyền của ngư dân và các loại phương tiện vận chuyển đường thủy không đi vào vùng đổ thải

- Xây dựng tuyến rào chắn bảo vệ đủ cao (rọ đá, cừ thép v.v ) để hạn chế tối đa bùn thải khuếch tán và di chuyển tới những khu vực nhạy cảm cần phải bảo vệ và tránh việc bùn thải bồi lắng trở lại khu vực đã nạo vét - Cần phải có kế hoạch thường xuyên kiểm tra địa hình đáy biển khu vực đổ

bùn thải và xác định diện tích bùn thải khuếch tán trong khu vực cho phép để có biện pháp thích hợp giảm thiểu tác động môi trường của bãi bùn thải - Cần có kế hoạch nghiên cứu xử lý bùn thải để tái sử dụng cho các mục

tiêu phát triển kinh tế Nếu hàng năm đều phải nạo vét một lượng lớn bùn thải và đổ thải tại những khu vực ngoài khơi ven biển thì khả năng ngăn ngừa ô nhiễm và tác động xấu do bãi bùn thải này gây ra sẽ càng khó khăn hơn

5.3 Biện pháp an toàn giao thông thủy

Do khu vực thi công dự án là tuyến luồng giao thông chính của đồng bằng sông cửu Long có nhiều phương tiện qua lại, do đó công tác an toàn giao thông sẽ được chú trọng thực nhằm đảm bảo giao thông, hạn chế tối đa nguy cơ tai nạn giao thông tại khu vực thi công

- Để đảm bảo giao thông, nhà thầu sẽ thuê Công ty quản lý đường sông chuyên ngành thực hiện công tác điều tiết, khống chế trong quá trình thi công

- Do đặc điểm tuyến luồng có nhiều phương tiện di chuyển nên để đảm bảo

Trang 20

an toàn giao thông Nhà thầu sẽ làm việc cụ thể với Cảng vụ địa phương, Công ty quản lý đường sông khu vực để phối hợp, đảm bảo an toàn giao thông trong suốt quá trình thi công

* Đảm bảo giao thông tại khu vực nạo vét

- Trước khi thi công, Đơn vị thi công sẽ thông báo với Chủ đầu tư, các cơ quan chức năng, các đơn vị quản lý luồng phạm vi và thời gian tổ chức thi công tại khu vực công trình sau khi được các cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vùng nước để thi công

- Sau khi định vị chính xác vị trí nạo vét, khống chế khu vực bằng các phao, đèn hiệu để đảm bảo an toàn cho tàu bè đi lại, Nhà thầu sẽ đưa các thiết bị thi công vào khu vực cần nạo vét

- Trong quá trình thi công Nhà thầu sẽ bố trí cán bộ cảnh giới ở hai đầu khu vực thi công và sẽ thường xuyên liên hệ với Cảng vụ địa phương, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để nắm bắt hoạt động của tàu thuyền trong khu vực, chủ động có kế hoạch tránh va an toàn

- Các phương tiện tham gia thi công tại đây đều có đầy đủ các giấy phép theo quy định của ngành hàng hải Việt Nam và được trang bị đầy đủ các thiết bị thông tin liên lạc, máy VHF thường trực trên kênh 9 với thời gian 24/24 giờ trong ngày, các thiết bị khác như: đèn hiệu, xuồng cứu sinh, phao cứu sinh, thiết bị phòng chống cháy nổ đều được trang bị đầy đủ - Các phương tiện thi công sẽ có biển báo thấy được cả ban ngày lẫn ban

đêm - Tất cả các neo buộc và các dụng cụ an toàn cần thiết khác được định vị

theo hướng dẫn Nhà thầu đảm bảo việc cung cấp thông tin chính xác về các vị trí neo, dụng cụ an toàn và dây neo nếu được yêu cầu

- Tất cả các phương tiện, thiết bị thi công đều được đăng ký và cấp giấy phép hoạt động Các phương tiện đều được đảm bảo hoạt động tốt và được bảo quản sửa chữa định kỳ

* Đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến vận chuyển vật liệu nạo vét

- Khi các Tàu hút bụng đầy sẽ tiến hành vận chuyển đến vị trí đổ đất Trong

Trang 21

quá trình vận chuyển, các tàu hút bụng sẽ đi theo đúng tuyến luồng để không gây cản trở giao thông đối với các tàu bè khác

- Nhà thầu sẽ phối hợp với Công ty Quản lý đường thủy địa phương để điều tiết, đảm bảo giao thông trên tuyến luồng đường thủy nội địa

- Tại khu vực hố chứa tạm vật liệu nạo vét Nhà thầu tiến hành thả các phao, đèn báo hiệu thông báo khu vực thi công

- Nhà thầu tuân thủ qui tắc báo hiệu Hàng hải Việt Nam: Quyết định số 49/QĐ - VT ngày 9/1/1993 của Bộ Giao thông Vận tải và Qui tắc báo hiệu đường thuỷ nội địa: Qui định 22 TCVN 241 - 92

- Các thiết bị thi công trên công trường phải tuân thủ nghiêm ngặt theo nghị định số: 40/NĐ-CP của Chính phủ về an toàn giao thông đường thuỷ

* An toàn cho con người, thiết bị trên công trường

- Tất cả các cán bộ công nhân viên khi thi công trên công trường, trên các phương tiện phải có đầy đủ bảo hộ lao động, phao cứu sinh đầy đủ, để đúng nơi quy định và phải có phao cá nhân khi làm việc, có bơm nước chống đắm, có bơm cứu hoả, có dụng cụ chống đắm, chống thủng như: nút gỗ, chăn bao tải, dao, rìu chặt cáp

- Các phương tiện phải có đủ đệm chống va để đảm bảo an toàn cho sản xuất Các ca sản xuất sẽ được phân công nhiệm vụ cụ thể, hết ca phải bàn giao và có nhật ký để theo dõi hàng ngày, bố trí người gác thường xuyên kiểm tra trên các phương tiện tham gia thi công để đảm bảo an toàn cho thiết bị và con người

- Tất cả các cán bộ thuyền viên chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn lao động, phải có đầy đủ chứng chỉ bằng cấp chuyên môn, phải có bằng bơi lội, đặc biệt là hàng ngũ Sĩ quan, cán bộ đầu ngành các phương tiện - Các phương tiện đảm bảo hoạt động tốt, được bảo dưỡng sửa chữa định kỳ

thường xuyên - Nhà thầu hoàn toàn chịu trách nhiệm về an toàn cho người, phương tiên,

thiết bị của Nhà thầu trong quá trình thi công - Cán bộ công nhân tham gia thi công trên công trường sẽ được học tập và

Trang 22

tập huấn thường xuyên về an toàn lao động - Các phao tiêu khống chế khu vực nạo vét được treo cờ, có lịch tránh tàu

bè qua lại, có thông báo bằng văn bản lịch thi công cụ thể trình Kỹ sư giám sát

5.4 Biện pháp phòng chống cháy nổ, sự cố tràn dầu

- Tổ chức phổ biến, học tập nội quy PCCC cho tất cả các cán bộ công nhân thi công trên công trường

- Các phương tiện được trang bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy: Bình cứu hoả, chăn, và có dán nội quy phòng chống cháy nổ ở nơi dễ thấy để các sỹ quan thuyền viên thường xuyên được học tập và nhắc nhở

- Ban điều hành dự án thường xuyên kiểm tra an toàn và công tác phòng cháy chữa cháy trên phương tiện, thiết bị

- Nghiêm cấm uống rượu, bia hay sử dụng các chất kích thích khi tham gia thi công

- Khi thi công vào ban đêm phải có hệ thống chiếu sáng đầy đủ và an toàn - Phải có ít nhất 2 nhân viên được phân công phụ trách việc chuyển nhiên

liệu từ tàu cung cấp dầu sang tàu thi công khi có sự cố rò rỉ đường ống xảy ra nhanh chống tắt máy, đóng van tránh nhiên liệu tràn ra ngoài

5.5 Phòng tránh thiên tai

- Nhà thầu sẽ cử một người trong Ban chỉ huy công trường chuyên phụ trách công tác phòng chống thiên tai, thường xuyên theo dõi tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, và báo cho từng đơn vị thi công trên công trường, có phương án cụ thể về biện pháp phòng tránh khi có bão lũ xảy ra nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn về tài sản và tính mạng của CBCNV trên công trường

- Trên các phương tiện thiết bị có trang bị đầy đủ các dụng cụ theo dõi và phòng tránh bão, bố trí sẵn nơi neo đậu phương tiện, có bộ đàm liên lạc giữa các phương tiện với nhau và giữa các phương tiện với Ban chỉ huy công trường

Trang 23

- Các phương tiện thuỷ được trang bị đầy đủ neo, cáp, dụng cụ để phòng tránh bão gió

- Tất cả các thiết bị thi công nạo vét trên công trường được trang bị đầy đủ các trang thiết bị thông tin liên lạc để phục vụ cho việc điều hành thi công công trình

6 Kết luận và kiến nghị

Việc đánh giá các tác động môi trường do hoạt động nạo vét luồng tàu biển đã nhận dạng được các tác nhân gây tác động đến môi trường cũng như đánh giá được sự thay đổi chế độ dòng chảy và sóng sau khi thực hiện việc nạo vét Qua đó cho thấy, khả năng hồi phục của hệ sinh thái vùng cửa sông tại khu vực dự án tốt Việc kiểm soát công tác nạo vét được thực hiện nghiêm ngặt sẽ giảm thiểu tác động đến môi trường và con người

Kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét và yêu cầu công ty thực hiện dự án đảm bảo nghiêm ngặt theo đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

7 Tài liệu tham khảo

1) Bui Trong Vinh, Deguchi Ichiro, Arita Mamoru, 2009 “Erosion Mechanisms

of Cohesive Bed and Bank Materials” Proceedings of the Annual

International Offshore and Polar Engineering Conference & Exhibition (ISOPE) Osaka, Japan, June 21-26, 2009, Vol III, pp 1305-1312

2) Công ty TNHH MTV Bảo đảm An toàn Hàng Hải Miền Nam (2010) “Báo

cáo đánh giá tác động môi trường dự án nạo vét duy tu luồng Định An-Cần Thơ năm 2010”

3) Deguchi Ichiro, Sawaragi Toru, 1988 “Effects of structure on deposition of

discharged sediment around river mouth” Proc of 21st International Conference on Coastal Engineering, Vol.2, pp 1573-1587

4) ISQG (tiêu chuẩn chất lượng trầm tích ven bờ Canada)

Trang 24

5) Paul L.A Erftemeijer, Roy R Robin Lewis (2006), “Environmental impact of

dredging on seagrass”, Marine Pollution Bulletin 52, p1553-1572

6) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường Bộ TNMT, 2009

Tp.HCM, ngày 28 tháng 02 năm 2013 Tp.HCM, ngày tháng năm

Chủ nhiệm đề tài TL HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG KHCN&DA

TS Bùi Trọng Vinh

PGS TS Nguyễn Hoàng Dũng

Trang 25

QCVN 05 : 2009/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH

National technical regulation on ambient air quality

1 QUY ĐỊNH CHUNG 1.1 Phạm vi áp dụng

1.1.1 Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh đioxit (SO2), cacbon (CO), nitơ oxit (NOx), ôzôn (O3), bụi lơ lửng, bụi PM10 (bụi ≤ 10µm) và chì (Pb) trong không khí xung quanh

1.1.2 Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lượng không khí xung quanh và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí

1.1.3 Quy chuẩn này không áp dụng để đánh giá chất lượng không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất hoặc không khí trong nhà

1.2 Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.2.1 Trung bình một giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ đối với các phép đo thực hiện hơn một lần trong một giờ, hoặc giá trị phép đo thực hiện 01 lần trong khoảng thời gian một giờ Giá trị trung bình được đo nhiều lần trong 24 giờ (một ngày đêm) theo tần suất nhất định Giá trị trung bình giờ lớn nhất trong số các giá trị đo được trong 24 giờ được lấy so sánh với giá trị giới hạn quy định tại Bảng 1

1.2.2 Trung bình 8 giờ: Là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục

1.2.3 Trung bình 24 giờ: là trung bình số học các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ (một ngày đêm)

1.2.4 Trung bình năm: là trung bình số học các giá trị trung bình 24 giờ đo được trong khoảng thời gian một năm

2 QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh được quy định tại Bảng 1

Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh

TT Thông số bình 1 giờTrung bình 3 giờTrung

Trung bình 24

giờ

Trung bình năm

Trang 26

- TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980) Chất lượng không khí Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit trong không khí xung quanh Phương pháp trắc quang dùng thorin

- TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) Không khí xung quanh Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit Phương pháp tetrachloromercurat (TCM)/Pararosanilin

- TCVN 7726:2007 (ISO 10498:2004) Không khí xung quanh Xác định Sunfua điôxit Phương pháp huỳnh quang cực tím

- TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) Không khí xung quanh Xác định nồng độ khối lượng của carbon monoxit (CO) Phương pháp sắc ký khí

- TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000) Không khí xung quanh Xác định carbon monoxit Phương pháp đo phổ hồng ngoại không phân tán

- TCVN 5067:1995 Chất lượng không khí Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi

- TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985) Không khí xung quanh Xác định nồng độ khối lượng của các nitơ ôxit Phương pháp quang hóa học

- TCVN 7171:2002 (ISO 13964:1998) Chất lượng không khí Xác định ôzôn trong không khí xung quanh Phương pháp trắc quang tia cực tím

- TCVN 6157:1996 (ISO 10313:1993) Không khí xung quanh Xác định nồng độ khối lượng ôzôn Phương pháp phát quang hóa học

- TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993) Không khí xung quanh Xác định hàm lượng chì bụi của sol khí thu được trên cái lọc Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử

4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Quy chuẩn này áp dụng thay thế tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5937:2005 – Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh ban hành

Ngày đăng: 24/09/2024, 10:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w