1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng nội dung chương trình môn học Luật Môi trường

167 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng nội dung chương trình môn học Luật Môi trường
Tác giả Ths. Bùi Ngọc Cường, Vũ Thu Hạnh, Ths. Nguyễn Văn Phương, Dương Thanh An, Vũ Thị Duyên Thuỷ, Lưu Ngọc Tố Tâm
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Môi trường
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 1998
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 38,01 MB

Nội dung

Việc lựa chọn đề tài vừa mang tính lí luận vừa mang tính ứng dụng để xâydựng chương trình môn học của trường góp phần vào việc thực hiện chươngtrình đào tạo của Nhà nước nói chung, của n

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DE TÀI KHOA HOC CAD TRUONG

MA SỐ : LH 95 - 009

NGHIÊN CUU CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIEN

DE XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

MÔN HỌC: LUẬT MOI TRƯỜNG

_-Fk ok eek kk

_THƯ VIỆN _

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘIPHONG ĐỌC

Đơn vị thực hiện : Bộ môn Luật môi trường

Khoa Pháp luật kinh tế

HÀ NOI, THANG 12 - 1998

Trang 2

BAN CHỦ NHIEM ĐỀ TÀI

1 Ths Bùi Ngọc Cường: Chủ nhiệm khoa pháp luật kinh tế

-Chủ nhiệm đề tài

2 Vũ Thu Hạnh : Trưởng bộ môn Luật môi trường

-Thư kí đề tài

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI.

1 Ths Nguyễn Van Phương - — Giảng viên bộ môn

Luật môi trường

2 Dương Thanh An `

3 Vũ Thị Duyên Thuỷ `

4 Lưu Ngọc Tố Tâm

Trang 3

— -— -HUC LUC

PHAN I: BAO CÁO PHÚC TRINH CUA BAN CHỦ NHIEM DE TÀI: 03 PHAN II: CAC BAO CÁO CHUYEN ĐỀ VÀ KẾT QUA KHẢO SAT, DIEU

TRA

1 CAC BAO CAO CHUYÊN ĐỀ:

Stt Tén dé tai Người thực hiện Trang

J | Khái niệm chung về Môi trudng,| Vũ Thu Hanh 32Bao vệ môi trường, Luật Bảo vệ

môi trường

2 Quản lí Nhà nước về môi trường Vũ Thu Hạnh 50

3 | Pháp luật về Đánh giá tác động Vũ Thị Duyên Thủy 65môi! trường

4 | Pháp luật về phòng, chống, khắc | Va Thị Duyên Thủy 76

phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố

môi trường

5 | Sự cần thiết phải bảo vệ rừng bằng |_ Vii Thị Duyên Thuỷ 85pháp luật.

6 | Pháp luật bảo vệ tài nguyên nước | Dương Thanh An 94

7 |Pháp luật bảo vệ tài nguyên| Dương Thanh Án 103khoáng sản

8 |Pháp luật bảo vệ các nguồn tài| Lưu Ngọc Tố Tâm 113nguyên khác.

9 | Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực | Nguyén Văn Phương 121

bảo vệ môi trường

10.| Dự kiến dé cương và kết cấu | Vũ Thu Hanh 133chương trình giảng dạy môn học

đốt với từng hệ đào tạo

2, KET QUA KHẢO SÁT, DIEU TRA 144 PHAN Il: CAC TÀI LIEU, TƯ LIỆU ĐÃ SU DUNG NGHIÊN CÚU 148

Trang 4

Pht an 7

_ BẢO CÁO PHÚC TRÌNH

VE KET QUA NGHIÊN CỨU CUA BAN

CHU NHIEM DE TAI

* * %4 * * KEK

Trang 5

BAT OAH BE

Eb ee

1 Tinh cấp thiết cua dé tài nghiên cứu.

Việt Nam tuy mới bước vào công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước,

nhưng đã phải đối mặt với khá nhiều vấn đề môi trường nan giải Tình trạngsuy thoái các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở một số vùng, một sốđịa phương đã tác động xấu đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế - xã hội,

mà trước hết là sức khỏe của nhân dân và hoạt động phát triển sản xuất Chắc

chan tình trạng trên sẽ ngày càng nghiêm trong và hậu quả là không lường hếtđược nếu Đảng và Nhà nước không kịp thời tìm ra các giải pháp về môi

trường Ý thức được trách nhiệm nặng nề đó, ngày 30/6/1989 Quốc hội thông

qua Luat bao vệ sức khoe nhân dân, đánh dấu sự quan tâm đặc biệt của Nhà

nước đối với con người - mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động bảo vệ môi

trường Ngày 12/8/1991 Quốc hội đã ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừngnhằm chặn đứng hiện tượng khai thác, đốt, phá rừng một cách tùy tiện, bừa bãiđang xảy ra ở hầu hết các địa phương Ngày 14/7/1993 Luật đất đai được thông qua thay thế cho Luật đất đai 1988 nhằm khắc phục sự hạn chế và bất cập của đạo luật này trước nhu cầu thực tế của cuộc sống, trước tình trạng đấtdai bị khai thác một cách bừa bãi theo kiểu “bóc ngdn, cấn dar’ Đặc biệt ngày2712/1993, Quốc hội đã ban hành Luật bảo vệ môi trường và ngày 10/01/1994 luật này có hiệu lực thi hành Hai năm sau, ngày 20/3/1996 Luậtkhoáng sản được ban hành nhằm giải quyết một số vấn dé cấp bách trong việckhai thác các nguồn tài nguyên khoáng quí hiếm của đất nước Gần đây Luật tài nguyên nước (ngày 20/5/1998) cũng đã được ban hành nhằm mục đích bảo

vệ nguồn tài nguyên nước đang ở trong tình trạng bị suy thoái trên phạm vitoàn quốc Đây là những sự kiện có ý nghĩa chiến lược của đất nước, được cácnước trong khu vực đánh giá rất cao và nhân dân đông tình ủng hộ Các đạoluật bảo vệ các nguôn tài nguyên khác như: Luật về không khí sạch, Luật bảo

vệ nguồn lợi thủy sản cũng đang được gdp rút soạn thảo và sẽ được ban hànhtrong thời gian tới

Trang 6

Để góp phần đưa các đạo luật trên vào thực tế cuộc sống, góp phần thực

hiện kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển lâu bền mà Chính phủ Việt

Nam đã xây dựng trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000, trường Đại họcLuật Hà nội với chức năng là trung tâm truyền bá tư tưởng pháp lý đã đưa vàochương trình giảng dạy môn học Luật bảo vệ môi trường cho sinh viên hệ dài

hạn trong nhitng năm học vừa qua Song, vì chưa có đủ các điều kiện về tổ

chức, về việc xây dựng nội dung cũng như kết cấu chương trình môn học, nênbước đầu mới chỉ dừng lại ở việc gidi thiệu nội dung của đạo luật mà chưanghiên cứu và xây dựng nó với ý nghĩa là một môn khoa học pháp lý với đầy

đủ cơ sở lý luận cho việc hình thành một môn học mới `

Đề tài " Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn để xây dựng nội dung

chương trình môn học Luật môi trường ` do bộ môn Luật Môi trường thựchiện là đề tài cấp trường đã được Hội đồng khoa học Trường Đại học Luật Hànội duyệt và cho phép tiến hành nghiên cứu Đây là một đề tài vừa mang tính

lí luận, vừa mang tính ứng dụng Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việcnghiên cứu và giảng dạy môn Luật Môi trường cho tất cả các hệ đào tạo ở bậcđại học trong trường, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo luật học hiện nay - đàotạo luật học để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước

2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài.

Trên thế siới, đặc biệt đối với các nước phát triển, vấn đề bảo vệ môi sinh,môi trường đã được đặt ra từ rất lâu và được giải quyết khá thỏa đáng Luậtpháp về môi trường của các nước này đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh

và được đảm bảo thực hiện nghiêm túc trên thực tế Đại bộ phận dân chúng có

ý thức môi trường cao Trong khu vực châu 4, tại một số nước như Singapore,Malaysia, Hàn Quốc các piải pháp tích cực nhằm bảo vệ môi trường cũng

được các chính phủ đề ra và thực hiện có hiệu quả Ở các nước này giáo dục

môi trường được coi là một yếu tố, một bộ phận quan trọng trong hệ thốnggiáo dục quốc gia từ cấp cơ sở đến cấp trên đại học, trong đó họ đặc biệt quantâm đến việc giáo dục pháp luật môi trường Luật môi trường không chỉ làmôn học bắt buộc đối với các sinh viên nghiên cứu luật học mà còn bắt buộcđối với sinh viên nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác (Environmental Lawfor non - lawyers).

6

Trang 7

Ở đa số các khoa luật của các trường đại học trên thế giới, chương trình

môn học này thường được xây dựng theo kết cấu như sau:

Chương trình đào tạo cử nhân: Các trường khác nhau có chương trình cụthể khác nhau, song nhìn chung nội dung cơ bản được xây dựng gồm 2 phần:Luật pháp quốc tế về môi trường và Luật pháp quốc gia về môi trường và mốiquan hệ giữa hai hệ thống này Ví du: Chương trình môn học Luật môi trườngtại trường Đại học tổng hợp Melbourne và trường đại hoc Monash - Australiagồm các nội dung chính như sau:

I Khái niệm chung về Luật môi trường Sự phát triển của luật môitrường quốc tế và luật môi trường quốc gia

2 Các quyền cá nhân và kiểm soát môi trường

3 Hệ thống tiêu chuẩn môi trường và vấn đề quản lí chất lượng môitrường.

4 Qui hoạch sử dụng đất và bảo vệ môi trường

5 Đánh giá tác động môi trường.

6 Bảo vệ các nguồn tài nguyên

7 Mối quan hệ giữa người thổ dân với luật môi trường và hoạt độngkhai thác khoáng sản

Chương trình đào tạo thạc st (Master) và tiến sĩ (Doctor): gồm các chuyên

đề mang tính chuyên sâu như các công cụ kinh tế và công cụ hành chính trongviệc quân lí môi trường.

Ở Việt Nam, chủ trương day mạnh công tác giáo dục và đào tạo môi

trường được thể hiện trong chương trình hành động quốc gia 1991 - 2000 màChính phủ Việt nam đã báo cáo tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường vàphát triển tổ chức tai Rio de Janeio - Braxin 1992 như sau: "Phdi thúc đẩy việcgidéo dục môi trường, bao øôm cả hình thức chính quy và không chính quy chomọi lứa tuổi, mọi ngành của xã hội, đặc biệt quan tâm đến các nhà ra quyếtdak” TM

? Báo caó của CHXHCN Việt nam tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về môi trường và pháttriển (Trang 9, Nhà xuất bản Hà nội, tháng 2/1992)

Trang 8

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ này là việc Chính phủ giao cho 3 cơ

quan là Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Bộgiáo dục xây dựng đề án thành lập mạng lưới quốc gia về giáo dục và đào tạomôi trường trong đó xác định các định hướng ưu tiên cho công tác này, theothứ tự sau day:

e Thứ nhất, giáo dục và đào tạo môi trường cho cộng đôn», bao gồm:

- Đào tạo những người ra quyết định các cấp;

- Đào tạo cho những người quản lý môi trường các cấp;

- Đào tạo cho các doanh nghiệp và tư nhân;

- Giáo dục, đào tạo không chính quy thông qua các phương tiện thông tin dai chúng, hội nghị, triển lãm mỹ thuật và giáo dục tại hiện trường.

e Thứ hai, đào tạo cho những người đào tạo, bao gồm đào tạo ngắn hạn

và dài hạn.

- Đào tạo lại theo chuyên đề (đào tạo ngắn hạn);

- Đào tao chính quy, đào tạo cao học (đào tạo dài hạn)

a A

e Thứ ba, gido dục môi trường trong các trường pho thông.

e Thứ tư, đào tạo môi trường ở bậc đại học

e Thứ năm, đào tạo cho quan trắc va theo dõi chất lượng môi trường.Trong số các lĩnh vực giáo dục và đào tạo môi trường nêu trên, Nhà nướcđặc biệt quan tâm đến việc giáo dục và đào tạo pháp luật về môi trường chocác nhà quản lý và các luật gia Định hướng này hoàn toàn phù hợp vớichương trình hành động của tổ chức môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP - choUnited National Environment Programe) và chương trình đào tạo Luật Môi

trường tại Trung tâm Luật Môi trường Châu Á, Thái Bình Dương (APCEL

-Asia Pacific Centre for Environmental Law) mà Việt nam là một thành viên xây dựng nên các chương trình đó.

Tuy nhiên, tại các trường đại học chuyên đào tạo luật học ở Việt nam, thìTrường Đại học Luật Hà nội là cơ sở đầu tiên đặt vấn đề đưa vào chương trình

Mo hình mạng lưới giáo dục và đào tạo môi trường quốc gia (Tài liệu phục vụ hội thảo quốc gia vẻ đào tạo môi trường do Cục Môi trường chủ trì Tháng 10/1996)

Trang 9

đào tạo chính khoá môn học này và nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựngmột môn khoa học pháp lí chuyên ngành mới - Môn luật môi trường.

Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng chương trình môn học Luật môitrường là công trình khoa học chuyên khảo đầu tiên do bộ môn luật môi trường thực hiện.

3 Lí do và mục đích nghiên cứu

Việc lựa chọn đề tài vừa mang tính lí luận vừa mang tính ứng dụng để xâydựng chương trình môn học của trường góp phần vào việc thực hiện chươngtrình đào tạo của Nhà nước nói chung, của ngành Tư pháp nói riêng để nhằm

đạt được những mục đích cơ ban sau day”:

Thứ nhất, thông qua việc nghiên cứu và giảng dạy luật pháp về bảo vệ môi trường nhà trường từng bước hình thành và nâng cao ý thức pháp luật nói chung, ý thức pháp luật về môi trường trong xã hội mà trước hết là trong độingũ sinh viên, trong giới luật gia Đây là mục đích quan trọng nhất, bởi lẽ qua :các tổng kết cho thấy ý thức môi trường còn thấp kém trong nhân dân lànguyên nhân chủ yếu của hầu hết các hành vi gây thiệt hại cho môi trường,Nhà nước có thé dan dan hình thành va nâng cao ý thức môi trường trong dânchúng bằng cách đưa ra các dấu hiệu và làm sâu sắc thêm pháp luật bảo vệmôi trường Các tư tưởng pháp lý về lĩnh vực này phải được truyền bá mộtcách rộng rãi cho tất cả các sinh viên, học viên nghiên cứu luật học - nhữngngười mà xã hội đòi hỏi họ phải có ý thức pháp luật, ý thức môi trường caohơn so với người khác vì vị trí công tác sau này của họ Trước tiên họ phải lànhững người hiểu biết về kiến thức khoa học môi trường nói chung, pháp luậtmôi trường nói riêng Cũng vì những lý do này mà Nhà nước xác định địnhhướng ưu tiên số một cho việc giáo dục và đào tạo môi trường là đào tạo cho

những người ra quyết định, những người thực hiện chức năng quản lý xã hội.

+

Thứ hai, việc giảng dạy pháp luật về môi trường sẽ hình thành cho người

học cách nhìn nhận và tiếp cận môi trường với tư cách là một thể thống nhất,

f* Ưu tiên việc giáo dục và đào tạo pháp luật về môi trường (Tạp chí Luật học số

5/1996 Trang S51)

Trang 10

bao gôm nhiều thành phần và yếu tố khác nhau, chúng luôn có ảnh hưởng trựctiếp đến nhau và tác động tương hỗ lên nhau, không thể tách rời hoặc xem nhẹ

Fa

bất kỳ mot yếu tố nào, bộ phận nào Điều này có ý nghia quan trọng trongviệc hình thành phương pháp luận phục vụ cho việc nghiên cứu và hoạch định các chính sách môi trường nói chung, pháp luật môi trường nói riêng Việcxây dựng các chính sách về môi trường phải đặt môi trường trong một tổng thểcác mối quan hệ cộng sinh bao gồm các yếu tố kinh tế, xã hội và con ngườinhằm bảo đảm sự phát triển đồng bộ, toàn diện, bền vững

Thứ ba, thông qua việc giảng dạy môn Luật bảo vệ môi trường, từng bướchình thành cho các cán bộ khoa học pháp lý hệ quan điểm đối với việc bảo vệtài nguyên - môi trường, từ đó có thái độ đúng đắn phù hợp với yêu cầu củanên kinh tế thị trường cũng như yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện

môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước”.

Phải đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích kinh tế, đặt lợi ích cộng đồng lên trên lợiích của từng tổ chức, từng cá nhân Phải có tam nhìn chiến lược để xác địnhbảo vệ môi trường không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho thế hệ tương lai.Phải tiên lượng được khả năng tác động của tự nhiên và con người đối với môitrường để chủ động xây dựng những biện pháp mang tính phòng ngừa Thực tếcho thấy, biện pháp phòng ngừa bao giờ cũng mang tính hiệu quả hơn so vớicác biện pháp cải tạo, phục hồi Phải tập hợp và phát huy được nguyện vọng

và trí tuệ của toàn thể nhân dân lao động vào việc xây dựng pháp luật bảo vệmôi trường.

Trong lĩnh vực hành pháp, phải tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về

2 Lời nói đầu Luật bảo vệ môi trường (Kì họp thứ 4, Quốc hội Khoá IX thông qua ngày

27/12/1993 có hiệu lực thi hành ngày 10/1/1994)

10

Trang 11

bảo vệ môi trường, thể hiện là phải tổ chức tốt việc thực hiện các văn bảnpháp luật vé bảo vệ môi trường Phải thường xuyên đánh giá hiện trạng môitrường để kịp thời tìm ra các nguyên nhân gây hại và biện pháp khắc phục.Phải xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, coi đó là

cơ sở khoa học, là căn cứ pháp lý, là công cụ quan trọng để quản lý môitrường Phải có thái độ nghiêm túc trong việc xem xét, thẩm định các báo cáođánh giá tác động môi trường Chi có thông qua hoạt động này, các nhà quan

lý mới biết được tác động cụ thể của từng dự án đối với môi trường qua đó cóthái độ đúng đắn hơn trong việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ

dự án đối với việc bảo vệ, khôi phục, tái tạo môi trường.

Trong lĩnh vực tư pháp, phải chú trọng đến việc tăng cường hiệu lực pháp

lý của các bản án và quyết định xét xử các hành vi gây hại môi trường, giảiquyết tranh chấp về môi trường Đây là những hoạt động hết sức khó khăntrong lĩnh vực này Theo dự báo của các chuyên gia môi trường, trong tươnglai các tranh chấp về môi trường có thể sẽ xảy ra nhiêu hơn, phức tap hơn, đặcbiệt khi có nhân tố nước ngoài Trong khi đó, tri thức về khoa học quản lí môitrường cũng như kinh nghiệm xét xử, giải quyết tranh chấp về môi trường củacán bộ pháp lí lại có hạn Thêm nữa, việc thu thập và đánh giá các chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm cũng như hậu quả của nó đối với môi trườngđòi hỏi người giải quyết tranh chấp phải có trình độ nghiệp vụ cao Đó lànhững trở ngại rất lớn trong công tác xét xử ở Việt nam, đòi hỏi cán bộ xét xửvừa phải tích luỹ kinh nghiệmm xét xử, vừa phải nâng cao sự hiểu biết khoahọc về môi trường

Thứ tư, yêu cầu đào tạo luật học trong giai đoạn mới là phải đào tạo toàndiện kiến thức luật học cho sinh viên Một mặt phải hình thành phương phápluận cho việc nghiên cứu khoa học pháp lý, mặt khác phải trang bị kiến thức

luật thực định cũng như các kĩ năng thực hành công việc cụ thể liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường để giúp họ có thể sử dụng một cách nhanh nhất, có

hiệu quả nhất những kiến thức đã được trang bị trong khi thực hành công việc

của mình như: thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô

nhiễm, cấp phép môi trường, xử lí vi phạm, giải quyết tranh chấp môi trường

Sẽ là thiếu hụt về mặt phương pháp luận, sẽ gặp khó khăn trong khi tiến hànhcác hoạt động liên quan tới việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong việc giải

Trang 12

quyết các tranh chấp trong lĩnh vực này nếu không đưa vào chương trìnhnghiên cứu môn học Luật bảo vệ môi trường.

4 Nội dung và phạm vi nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu một cách day đủ nội dung của dé tài nêu trên,Ban chủ nhiệm dé tài xác định những nội dung và phạm vi nghiên cứu sauđây:

- Luận cứ khoa học cho việc hình thành một môn khoa học pháp lý chuyên

ngành mới - môn học Luật môi trường

- Xác định mục đích và yêu cầu của việc nghiên cứu, giảng dạy và học tậpmôn học Luật môi trường.

- Xây dựng nội dung chỉ tiết và kết cấu cụ thể của chương trình môn họccho phù hợp với từng hệ đào tạo.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lénin, đặc biệt

là phép duy vật biện chứng Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương phápnghiên cứu cụ thể sau:

- Phân tích, tổng hợp, so sánh, xây dựng mô hình để làm sáng tỏ các căn

cứ, các cơ sở khoa học cho việc hình thành một môn khoa học pháp lí chuyên

ngành mới.

- Phương pháp điều tra xã hội học về nhận thức của sinh viên, qua đó nhậnbiết được các nhu cầu của họ trong việc nghiên cứu và học hỏi môn học này.

6 Những điểm mới và đóng góp của đề tài.

Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn bộ cơ sở lí luận và cơ sở thựctiễn cho việc xây dựng nội dung cũng như chương trình của môn học Luật môitrường Dé tài có một số đóng góp mới như sau:

- Đề tài đã làm rõ phạm vi nghiên cứu của môn học này so với các mônkhoa học về môi trường khác như môn sinh thái học, kinh tế môi trường cũng

như các môn khoa học pháp lí chuyên ngành khác như luật hành chính, luật

đất đai |

Trang 13

- Đề tài đã xây dựng được toàn bộ nội dung cơ bản của chương trình mônhọc phù hợp với chương trình đào tạo chung cuả nhà trường phù hợp với từng

hệ đào tạo (hệ đào tạo dài hạn, tập trung; hệ đào tạo tại chức; hệ đào tạo vănbăng hai; hệ đào tạo trung cấp )

- Đề tài đã xây dựng được nhiều khái niệm cho môn học như khái niệm vềtiêu chuân môi trường, kiểm soát ô nhiễm, đánh giá tác động môi trường, cáccông cụ quản lí môi trường

- Đề tài kiến nghị các nội dung và chương trình môn học Luật môi trường(gồm tên các chuyên đề cụ thể) cho hệ đào tạo cao học và nghiên cứu sinh

7 Kết quả nghiên cứu của đề tài.

7 |, Luận cứ khoa học cho việc xây dung môn Ludt môi trường với tu cach là một môn khoa học phớp lí chuyên nganh.

Ý thức được vai trò, tầm quan trọng của pháp luật môi trường trong nền

kinh tế thị trường, trong những năm qua Nhà nước đã tập trung vào việc xâydựng và hoàn thiện pháp luật môi trường Tuy nhiên, có hệ thống pháp luậtmôi trường hoàn chỉnh thôi chưa đủ, vấn đề quan trọng hơn cả là các quy địnhcủa pháp luật phải được tất cả các cấp, các ngành và toàn thể nhân dânnghiêm chỉnh thực hiện Điều này hoàn toàn không đơn giản vì so với hệthống pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực xã hội khác như pháp luật dân sự,

pháp luật lao động, pháp luật đất đai, luật công ty, luật đầu tư, điều chỉnh

những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích thiết thực của mọi tổ chức và cá

nhân trong xã hội, các lợi ích ấy là hiện hữu và xác định được về mặt giá trị,

còn lĩnh vực mà pháp luật bảo vệ môi trường điều chỉnh lại không có được

những ưu thế kể trên, những lợi ích mà pháp luật bảo vệ môi trường quan tâm

tỏ ra ít thiết thực hơn đối với từng tổ chức, từng cá nhân Nó thường đặt lợi ích

cá nhân trong lợi ích chung của cả cộng đồng và thậm chí trong một số trường

hợp nhất định nó còn làm hạn chế lợi ích kinh tế của các chủ thể khi tham gia

vào các quan hệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vì vậy không dé dang gi thuhút được sự quan tâm của mọi người trong việc chấp hành các quy định củapháp luật bảo vệ môi trường Vi du, nghĩa vụ của các doanh ngiệp là phải lậpbáo cáo đánh giá tác động đối với môi trường và phải tính toán những chỉ phí

Trang 14

cho việc khôi phục, tái tạo môi trường trong suốt quá trình thực hiện các đự ánsản xuất - kinh doanh sẽ làm cho chỉ phí đầu vào của quá trình sản xuất tănglên một cách đáng kể, rõ ràng điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới “titiên” của các nhà đầu tư và sẽ là “di dui” đối với họ khi phải bỏ ra nhữngkhoản tiền như vậy Người ta lo ngại về tính khả thi của pháp luật bảo vệ môitrường cũng xuất phát từ những lý do trên.

Để pháp luật bảo vệ môi trường thực su được tôn trong đòi hỏi phải có một

quá trình Quá trình này bao gồm rất nhiêu hoạt động, trong đó có hoạt động nâng cao ý thức pháp luật về môi trường Cùng với việc hình thành, phát triển

ý thức xã hội là việc hình thành, phát triển ý thức pháp luật và ý thức môitrường, bởi lẽ, không thể có ý thức môi trường cao trong khi ý thức xã hội và ýthức pháp luật thấp kém và ngược lại Mặt khác, hoạt động này đòi hỏi phải được tiến hành một cách công phu và thường xuyên, một phần vì tính ít hấpdân của pháp luật bảo vệ môi trường như đã kể trên, phần vì mục tiêu của việcbảo vệ môi trường là cao cả hơn, lâu dài hơn

Với ý nghĩa là một môn khoa học pháp lý, Luật bảo vệ môi trường được xây dung theo những cơ sở khoa học sau đây:

Thứ nhất, dựa trên cơ sở học thuyết Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm của Đảng và Nhà nước cũng như tri thức chung của nhân loại, hệthống khoa học pháp lý Việt Nam đã được hình thành và tỏ rõ vị trí, vai trò,tầm quan trọng của nó trong lĩnh vực khoa học xã hội Hệ thống này đượchình thành trên cơ sở tập hợp các môn khoa học pháp lý chuyên ngành, vừa cótính riêng biệt, vừa có mối quan hệ mật thiết với nhau Hệ thống này chỉ đượccoi là hoàn chỉnh khi nó tập hợp được đầy đủ các môn khoa học pháp lý thành

phần Từ trước đến nay hệ thống khoa học pháp lý Việt Nam đã tập hợp được

rất nhiều môn khoa học pháp lý chuyên ngành Mặc dù mỗi môn khoa họcđều có đối tượng nghiên cứu riêng của nó, song cả hệ thống lại có chung đối

tượng là nghiên cứu các hiện tượng Nhà nước và Pháp luật Theo thời gian cáchiện tượng Nhà nước và Pháp luật luôn có sự thay đổi theo hướng hoàn thiện

hơn, phát triển hơn và từ sự phát triển đó mà hệ thống khoa học pháp lý ngày

`

càng hoàn chỉnh hơn Như đã đề cập ở trên, bảo vệ môi trường bằng pháp luật

14

Trang 15

là nhu cầu mang tính nội tại trong các chế độ kinh tế- xã hội còn tồn tại phápluật và gid đây dang trở thành một hiện tượng pháp luật mới ở Việt Nam.

Từ hiện tượng pháp luật này làm nảy sinh một nhu cầu là hiện tượng đóphải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, khoa học từ nguyên nhân dẫn đến

sự xuất hiện hiện tượng, quy luật vận động của hiện tượng tới vai trò, tác độngcủa hiện tượng pháp luật này tới các hiện tượng pháp luật khác Tất cả cácyêu cầu trên là nguyên nhân khách quan cho việc hình thành một môn khoahọc pháp lý chuyên ngành mới - Môn Luật môi trường.

Thứ hai, Luật môi trường có phạm vi nghiên cứu riêng so với các môn khoa học pháp lý chuyên ngành khác, đó là nghiên cứu quá trình hình thành

và phát triển các quy phạm pháp luật về môi trường, về việc bảo vệ các ngưồn

tài nguyên và các yếu tố tạo thành môi trường để đạt được mục đích giữ chomôi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinhthái Phạm vi nghiên cứu của môn học này rất rộng, nó không chỉ bó hẹptrong khuôn khổ nghiên cứu pháp luật về bảo vệ môi trường mà là nghiên cứupháp luật về môi trường - pháp luật điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa môitrường với con người, giữa môi trường với su phát triển lâu bén của xã hội vabảo tồn các giá trị nhân văn, trong đó pháp luật về bảo vệ môi trường chỉ làmột nội dung mà thôi Với ý nghĩa trên, tên gọi của bộ môn khoa học pháp líchuyên ngành này là Luật môi trường trong đó bảo vệ môi trường được xem làmục đích mà các nhà nghiên cứu khoa học môi trường nói chung, khoa học

pháp lí môi trường nói riêng hướng tới Ở các nước có hệ thống giáo dục và

đào tạo pháp luật môi trường phát triển, tên gọi của bộ môn này làEnvironmental Law - Luật môi trường.

Đối tượng nghiên cứu nêu trên không trùng lặp, không phụ thuộc vào đốitượng nghiên cứu của các môn khoa học pháp lý chuyên ngành khác Vé vấn

đề này hiện nay còn có một vài quan điểm khác nhau

Một số cho răng đối tượng Luật môi trường nghiên cứu là một bộ phận,một lĩnh vực nghiên cứu của môn khoa học pháp lý hành chính - nghiên cứuquá trình hình thành và tôn tại của các quy phạm pháp luật điều chỉnh cácquan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, trong

đó quản lý Nhà nước đối với môi trường là một mặt, một lĩnh vực của hoạtđộng quản ly chung đó Những người theo quan điểm này đã đồng nhất hoạt

Trang 16

động bảo vệ môi trường với hoạt động quản lý Nhà nước về môi trường haynói khác đi là họ đã hiểu bảo vệ môi trường theo nghĩa hẹp nhất của từ ấy, họchỉ hiểu đơn thuần là hoạt động bảo vệ môi trường cần đến các công cụ hành

chính như việc xử lí các hành vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, việc kiểm

soát ô nhiễm Thực chất hoạt động bảo vệ môi trường có nội dung rộng hơnrất nhiều so với hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường Nó khôngchỉ g6m các hoạt động giữ cho môi trường trong sạch, xử lý các tình huống,các hậu quả đối với môi trường, mà hoạt động chủ yếu của nó là cải thiện,

phát triển môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên

nhiên, trong đó trách nhiệm trước tiên và chủ yếu thuộc về toàn thể nhân dân

lao động, thuộc về các chủ thể kinh doanh như: trách nhiệm phải đánh giá tác

động môi trường, phải tính toán đến các chi phí, các lợi ích trong suốt quátrình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các lợi ích trongviệc sử dụng các thiết bị, các công nghệ hiện đại cho quá trình sản xuất, chiphí trong việc lắp đặt các thiết bị xử lí chất thải - xét về tính chất, các quan hệ

xã hội phát sinh từ các hoạt động này là quan hệ kinh tế Vì vậy, Nhà nước

không thể chỉ dùng các quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các quan hệ đó mà phải sử dụng ngày một nhiều hơn công cụ kinh tế để chỉ phối

các hoạt động này Kinh nghiệm của các nước đã đạt được thành tích caotrong hoạt động bảo vệ môi trường cho thấy, trong nền kinh tế thị trường, quản

lí môi trường bằng các công cụ kinh tế bao giờ cũng đem lại hiệu quả cao hơn

so với các công cụ hành chính thuần tuý và khi xã hội càng phát triển thì nhu

cầu xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường ngày càng tăng

Rõ ràng, ngày nay phạm vi các quan hệ xã hội do Luật môi trường điều chỉnh rộng hơn rất nhiều so với phạm vi các quan hệ trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường do Luật hành chính trước đây điều chỉnh Mặt khác, bảo vệ môi trường

là sự nghiệp của toàn thể nhân dân lao động chứ không chỉ của riêng các cơ

quan quản lí hành chính Nhà nước có thẩm quyền, vì vậy mà phạm vi chủ thể

tham gia các quan hệ trong lĩnh vực này cũng rộng hơn rất nhiều so với cácquan hệ pháp luật hành chính

Mot số quan điểm khác lại cho rang nên ghép bộ môn khoa học này với bộ

môn khoa học pháp lý ve đất đai thành môn Luật đất đai - môi trường vìchúng có chung mục dích nghiên cứu là bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên

nhiên của đất nước, trong đó đất đai là tài nguyên quan trọng nhất, là thành

16

Trang 17

phân cơ bản nhất của môi trường sống Nên chăng, Luật Môi trường chỉ là mộtphân ngành khoa học của Luật đất đai Những người theo quan điểm này đãđông nhất giữa tính cụ thỂ, riêng biệt của môi trường với tính đa dạng và phổbiên của nó, đồng nhất giữa một thành phần của môi trường với toàn bộ cácyếu tố tạo thành môi trường, đồng nhất giữa cái cá thể với cái tổng thể Quan

điểm nay tỏ ra bất hợp lý ngay từ phương pháp luận và đã vi phạm logic hình

thức Toàn thể môi trường không thể cùng là đối tượng nghiên cứu với mộtthành phần môi trường trong đó bao hàm cả nó

Ngoài ra còn có một vài quan điểm đề xuất nên xây dựng bộ môn sinh tháihọc có đối tượng nghiên cứu là toàn bộ quá trình hình thành, tồn tại, phát triển

và đa dạng của hệ sinh thái Việt Nam Đây là một ý tưởng rất hay, song bộmôn này có đối tượng nghiên cứu trùng với đối tượng nghiên cứu của bộ mônkhoa học về môi trường nói chung Khai thác khía cạnh pháp lý của môn học này là một vấn đề hết sức khó khăn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Một điểm cần lưu ý nữa là trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá một

số các hoạt động trong đó có hoạt động bảo vệ môi trường, thì Luật bảo vệmôi trường còn có một mối quan hệ mật thiết với Luật quốc tế, bởi lẽ môitrường của mỗi quốc gia chỉ thực sự dược bao vệ khi các quốc gia đó một mặtphải quan tâm dén bảo vệ môi trường trong nước, mặt khác phải ý thức đượctrách nhiệm của mình dối với môi trường quốc tế và khu vực Tích cực thamgia và thực hiện các Điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường là một trong

những biểu hiện của việc thiết lập mối quan hệ giữa Luật môi trường Việt nam

với Luật pháp quốc tế về môi trường.

Từ những phân tích trên cho thấy, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của

môn học Luật môi trường hoàn toàn độc lập so với các môn học chuyên ngành

khác Tuy nhiên, độc lẬp song không biệt lập mà Luật môi trường có mối quan

hệ hết sức mat thiết, hữu cơ với các môn khoa học pháp lí khác Điều này

trước hết bắt nguồn từ đạc tính chung của môi trường Môi trường là tổng hợp

các diéu kiện sông của con người, là đối tượng thông qua đó con người thiết lập nhiều mối quan hệ xã hội với nhau V/ du, các quốc gia láng giéng thiết

lập các quan hệ quốc te với nhau khi sử dụng chung các nguồn tài nguyên như

Ñ % ` i‘ ‘ % Re % + + A ye 3 3

sông, hồ quốc tc đồng thực vật hoang dã; chủ sử dụng lao động phải đảm bảo

Trang 18

các điều kiện về vệ sinh và an toàn lao động cho người lao động trong suốt

quá trình làm việc của họ; các chủ thể kinh doanh thiết lập quan hệ với nhautrong quá trình khai thác các nguồn tài nguyên để phục vụ cho quá trình sảnxuất, trong quá trình xử lí các chất thải từ hoạt động sản xuất, kinhdoanh Như vậy, luật môi trường có mối quan hệ mật thiết với các môn khoa học pháp lí khác như luật thương mại, luật lao động, luật quốc tế, luật đấtđại

Thứ ba, việc nghiên cứu và giảng dạy môn Luật môi trường là có cơ sở đểthực hiện vì hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường đã tương đối hoàn thiện vàđồng bộ Hầu hết các nguồn tài nguyên đã được bảo vệ bằng các văn bản phápluật có giá trị pháp lí cao, cụ thể:

` s so +, oe » a x + A SA °

- Ngày 25 thang 4 năm 1989 Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủysản được Hội đồng Nhà nước thông qua gồm 6 chương, 29 điều, trong đó xácđịnh nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật vô cùng quý giá, có khả năngtái tạo, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đời sống củanhân dân Việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản phải gan với việc bảo

vệ môi trường sống, trên cơ sở bảo đảm nhịp độ phát triển thủy sản, bảo đảmđời sống trước mat và lâu dài của ngu dân và hiệu quả kinh tế của toàn xã hội.Nghiêm cấm moi hành vi gây tác hại đến nguồn lợi, môi trường sống của cácloài thủy sản, đến việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

- Ngày 30 tháng 6 năm 1989 Quốc hội thông qua Luật bao vệ sức khỏe

nhân dân pồm 11 chương, 55 điều trong đó xác định sức khỏe là vốn quý nhất

của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống hạnh phúc,

là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xãhội và bảo vệ Tổ quốc Công dân có quyền được bảo vệ sức khốc, nghỉ ngơi,

giải trí, rèn luyện thân thể, được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh

dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế Bảo vệ

sức khỏc là sự nghiệp của toàn dân Trách nhiệm của Nhà nước là chăm lo bảo

vệ và tăng cường sức khỏe nhân dân, đưa công tác bảo vệ sức khỏc nhân dân

vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách Nhà nước, quyết định

những chế độ chính sách, biện pháp để bảo vệ và tăng cường sức khỏe nhân

dân.

Trang 19

- Ngày 12 tháng 8 năm 1991 Quốc hội thông qua Luật bảo vệ và phát triểnrừng thay thế cho Pháp lệnh bao vệ rừng 1972 Luật g6m 9 chương, 54 điềutrong đó xác định rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái

tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với

nên kinh tế quốc dân, gan liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn củadân tộc Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng

vũ tranh nhân dân và mọi cá nhân công dân có nghĩa vụ bảo vệ, phát triểnrừng, bảo vệ môi trường sinh thái các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vàchủ rừng phải tổ chức quản lý, bảo vệ vốn rừng hiện có, phòng chống cáchành vi gây thiệt hại đến rừng, thực hiện các biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng,phát triển thực vật rừng, động vật rưng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chốngxói mòn Những loại thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm phải được quản

lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt Nghiêm cấm moi hành vi phá rừng, đốt rừng,

lấn chiếm rừng; đất trồng rừng; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn

bát động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật

- Hiến pháp 1992 được Quốc hội thông qua ngày LŠ tháng 4 năm 1992 quy

định tại Điều 29: “Co quan Nhà nước, đơn vi vũ trang, tổ chức kinh tế tổ chức

xã hội, moi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hop

ly tài nguyên thiên nhiên và bảo vé môi trường Nghiêm cãm mọi hành độnglam suy kiệt tài nguyên và hỦy hoại mÔi truong’

- Ngày 4 tháng 2 năm 1993 Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật Pháp lệnh gồm 7 chương, 39 điều trong đó

xác định để góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và môi trường sinh thái cần

thiết phải tăng cường công tác phòng trừ sinh vật gây hai tài nguyên thực vat

Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân áp dụng những biện pháp bảo vệ thực vật gây nguy hiểm cho người, cho sinh vật có ích và hủy hoại môi trường sinh thái, để

sinh sinh vật gây hại lây lan thành dịch, hủy diệt tài nguyên thực vật trong khicòn khả năng ấp dụng biện pháp ngăn chan

- Ngày 17 thắng 7 năm 1993 Quốc hội thông qua Luật đất dai thay thế cho

Luật đất dai 1988 Luật bao gồm 7 chương, 89 điều trong đó xác định đất đai

là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành

phần hàng đầu cua môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây

Trang 20

dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng Nhà nướckhuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và áp dụngtiến bộ khoa học - kỹ thuật vào việc: Làm tăng giá trị sử dụng của đất; phủxanh đất trống, đồi núi trọc; bảo vệ, cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất; sử dụng tiết kiệm đất; người sử dụng đất trong quá trình sử dụng phải có nghĩa vụ tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, nghiêm cấm hành vi hủy hoạiđất Người nào có hành vi hủy hoại đất hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đếntài nguyên đất đai thì tùy mức độ, tùy đối tượng mà sẽ bị xử lý hành chínhhoặc xử lý ky luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Ngày 27 tháng 12 năm 1993 Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môitrường gồm 7 chương, 55 điều trong đó xác định môi trường có tầm quantrọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội của đất nước, của dân tộc và nhân loại Bảo vệ môi trường là

sự nghiệp của toàn dân Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ môi trường, có

chính sách đầu tư, khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân áp dụng tiến bộ khoa

học- kỹ thuật và công nghệ vào việc bảo vệ môi trường Tổ chức, cá nhân cótrách nhiệm bao vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường.Trong trường sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất kinhdoanh phải đóng póp tài chính cho việc bảo vệ môi trường Trong trường hopgây tổn hại môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo

quy định của pháp luật Nphiêm cấm mọi hành vi làm suy thoái môi trường,

gay 6 nhiễm môi trường, sự cố môi trường

- Ngày 20 tháng 3 năm 1996 Luật khoáng sản được Quốc hội thông quavới 10 chương, 66 điều thay thế cho Pháp lệnh bảo vệ tài nguyên khoáng sản

1989 trong đó xác định khoáng sản là tài nguyên, là tài sản quan trọng củaquốc gia, phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và cóhiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát

triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quố phòng, an

ninh Luật quy định về quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyênkhoáng sản và hoạt động khoáng sản nhầm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà

nước, bảo vệ, sử dụng có hiệu quả mọi tài nguyên khoáng sản của đất nước,

bảo vệ môi trường, môi sinh và an toàn lao dộng trong hoạt động khoáng sản

20

Trang 21

- Ngày 2 tháng 5 năm 1998 Quốc hội đã thông qua Luật tài nguyên nước trong đó xác định nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiếtyếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững củađất nước Luật gồm 10 chương 75 điều trong đó qui định toàn bộ quá trìnhkhai thác và sử dụng tài nguyên nước sao cho vừa thu được hiệu qủa kinh tế,vừa bảo vệ được chất lượng nguồn nước để phục vụ lâu dài cho đời sống sinhhoạt của con người.

Tất cả các văn bản nêu trên đã và đang được Chính phủ chỉ tiết hóa thànhcác văn bản có giá trị áp dụng thực tiễn cao

Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, tính đến thời điểm này Việt Nam đã tham

gia ký kết các Công ước quốc tế quan trọng về bảo vệ môi trường sau đây:

- Công ước Ramsar 1971 - Công ước về các vùng đất ngập nước có tầmquan trong quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước Ramsar(Convention on wetlands of international importance especially as waterfowl

habitat) Được sủa đổi theo Nghị định thu Paris ngày 03 tháng 12 năm 1982

Việt Nam tham gia năm 1989.

- Công ước Heritage 1972 - Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiênnhiên thế giới đã được thông qua tại kỳ hop thứ 17 của Đại hội đông UNESCOtại Paris ngày 16 tháng 11 năm 1972 (Convention conserning the protection

of the world cultural and natural heritage) Việt Nam tham gia năm 1990

- Công ước Cites 1973 - Công ước về việc buôn bán quốc tế giống loài có

nguy cơ tuyệt chủng được ký kết tại Washington tháng 3 năm 1973 và có hiệu

lực từ năm 1976 (Convention on international trade in endangered species of

wild fauna and flora) Ngày 14 tháng O1 năm 1994 Bộ ngoại giao Việt Nam

tuyên bố Việt Nam tham gia Cites

- Công ước Luật biển 1982 (Convention on the law of sea) Việt Nam thampia năm 1994

- Công ước Viên về bảo vệ tầng Ozon 1985 có hiệu lực ngày 22 tháng 9

năm 1988 (Vienna convention for the protection of the ozone laycr) và Nghị

định thu Montreal ve các chất làm suy giảm tầng ozon 1987 có hiệu lực ngày

QL tháng 01 năm 1989 Nghị định này được điều chỉnh và sửa đổi tại cuộc họp lần thứ hai của các bẻn, London, ngày 27 đến 29 tháng 6 năm 1990 và được

21

Trang 22

bổ sung tại cuộc họp lần thứ ba của các bên, Nairobi, ngày 19 đến 21 tháng 6

năm 1991 và cuộc họp lần thứ tư của các bên, Copenhagen, ngày 23 đến 25 tháng II năm 1992 Ngày 7 tháng 01 năm 1994 Việt nam thông báo với LiênHợp Quốc quyết định gia nhập Công ước Viên

- Công ước Basel ngày 22 tháng 3 năm 1989 - Công ước về kiểm soát việcvận chuyển và tiêu hủy các chất thải độc hại qua biên giới (Base! convention

Of the contron! of transboundary movements of hazardous wastes and their disposal) Việt Nam tham gia năm 1994.

- Công ước khung về thay đổi khí hậu toàn cầu tháng 6 năm 1992 (Unitednautions framework convention on climate change) Việt Nam tham gia năm 1992.

- Công ước về bảo vệ đa dang sinh hoc 1992, có hiệu lực ngày 29 tháng 12năm 1993 (C@nventon on biological diversity) Việt Nam tham giam nam1993

Tint tu, việc nghiên cứu va giảng day môn hoc này hoàn toàn phù hợp vớinhu cầu của học sinh, sinh viên trường Đại học Luật Hà nội Theo kết quảđiều tra xã hội học về nhận thức của sinh viên (khoá 18, 19 - hệ chính qui tậptrung và K93, K94 - hệ mở, bán công) về vấn đề môi trường và nhu cầu của họđối với việc cần thiết phải trang bị kiến thức pháp lí về môi trường thông qua

môn học này cho thấy: 87,4% sinh viên được hỏi trả lời rằng cần thiết phải cómôn học luật môi trường với tư cách là môn học chính (bắt buộc) cho các hệđào tao để họ được tiếp nhận những tri thức về môi trường nói chung, pháp

luật môi trường nói riêng để họ có thể đáp ứng được hơn nữa các yêu cầu của

công tác bảo vệ môi trường trong điều kiện của nền kinh tế thị trường và côngcuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Tóm lại, từ các luận cứ khoa học nêu trên cho thấy, việc xây dựng chươngtrình môn học Luật môi trường trong trường Đại học Luật Hà nội là hết sứccần thiết và chúng ta có đủ cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu và

phát triển môn học này với ý nghĩa là một môn khoa học pháp lí độc lập trong

hệ thống chương trình đào tạo luật học của trường Việc nghiên cứu và giảng.day môn học nay sẽ có tác dụng tích cực nâng cao ý thức pháp luật và ý thứcmôi trường trong cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường trong điều kiện mớicủa đất nước

Trang 23

7.2 Những nội dung co ban của đề tdi (kết quad nghiên cứu

cua tung chuyên đề)

Trên cơ sở các luận cứ khoa học cho việc hình thành một môn khoa họcpháp lí chuyên ngành, tập thể tác giả đã xây dựng toàn bộ nội dung củachương trình môn học luật môi trường theo các chuyên đề chính như sau:

7.2.1 Những vấn dé lí luận về môi trường, quản lí môi trường bằng pháp luật.

Trên phạm vi toàn cau, vấn dé môi trường thực sự được quan tâm vàokhoảng những năm SO của thế ki 20 khi con người phát hiện ra các yếu tố cóliên quan đến sự sống bị phá huỷ và có nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại và

phát triển của loài người trên trái đất Ở Việt nam, vấn đề môi trường và bảo

vệ môi trường được quan tâm muộn hơn (khoảng những năm giữa của thập ki80) Phan vi trong giai đoạn trước đây, sự tác động của hoạt động phát triểnkinh tế, xã hội đối với môi trường diễn ra chưa nhiều, phần vì nhận thức củadân chúng đối với môi trường chưa thật sâu sắc, cộng với những hạn chế vềcác điều kiện kinh tế đã khiến cho vấn đề môi trường chưa được coi trọng mộtcách đúng mức.

Quan điểm về bảo vệ môi trường lúc đầu chỉ mới dừng lại ở việc gìn giữ vàbảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà thôi Sau đó quan điểm này được

phát triển thêm một bước khi người ta cho rằng đối với một số nguồn tài

nguyên có khả nang tái tạo, nếu không khai thác thì rất lãng phí về mặt kinh

tế, vì vậy mà bảo vệ môi trường còn phải được hiểu là hoạt động khai thác hợp

lí, khoa học các nguồn tài nguyên Khi khoa học môi trường phát triển, người

ta cho rằng bảo vệ môi trường theo nghĩa hiện đại không chỉ dừng lại ở việckhai thác, tận hưởng các nguồn tài nguyên mà chủ động, tích cực hơn, bảo vệmôi trường phải là hoạt động cải tạo, cải thiện môi trường

~~ Bảo vệ môi trường được tiến hành bởi nhiều biện pháp khác nhau, bao

gồm: biện pháp chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp giáo dục ý thức, tưtưởng, biện pháp công nghệ, biện pháp pháp lí trong đó biện pháp pháp líluôn được coi trọng vì nhìn từ mọi góc độ biện pháp này đều có khả năng đem

lại kết quả cao Ưu thế này bắt nguồn từ các đặc tính riêng có của pháp luật

Thông qua pháp luật môi trường, nhà nước xác định rõ mục đích, nguyên

tắc và nội dung của hoạt động bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường,

hướng hành vi sử xu của con người vào việc giữ gin và làm trong sạch môi

tt

Trang 24

trường sống, góp phần cân bằng hiện trạng môi trường trong mỗi quốc gia cũng như trong từng khu vực và toàn cầu Trong đó nhiệm vụ trước tiên và cơbản pháp luật môi trường đặt ra là góp phần giải quyết được mối quan hệ baogồm: mối quan hệ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước vớinhiệm vụ bảo vệ môi trường; giữa lợi ích chung của cả cộng đồng với lợi íchcục bộ của từng tổ chức, từng cá nhân; giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâudài, căn bản của đất nước; giữa việc bảo vệ toàn bộ môi trường với bảo vệ từngthành phần môi trường; giữa quốc gia, khu vực và quốc tế về vấn dé bảo vệmôi trường.

Để đạt được kết qủa này, pháp luật môi trường ngoài việc phải tuân theo

các nguyên tắc chung của pháp luật, còn phải được xây dựng và thực hiện trêncác nguyên tắc có tính đặc trưng sau:

- Nguyên tắc bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường tronglành.

- Nguyên tắc bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân

- Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lí về môi trường

- Nguyên tắc coi trọng việc xây dựng và thực hiện các biện pháp mang tínhphòng ngừa.

- Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm vật chất đối với tổ chức và cá nhân khi

sử dụng các thành phần môi trường

Trong các nguyên tắc trên thì nguyên tắc áp dụng trách nhiệm vật chất đối

với các tổ chức và cá nhân khi sử dụng các thành phần môi trường ngày càngđược quan tâm áp dung vi trong cơ chế thị trường việc tính toán các chi phí lợiích trong đó có lợi ích về mặt môi trường luôn được phải được đặt ra để xem

xét, kể cả từ phía nhà nước cũng như phía các chủ thể kinh doanh.

Tóm lai, bio vệ môi trường bằng pháp luật dang trở thành hiện tượng pháp

lí phổ biến é Việt nam và nó đóng một vai trò hết sức to lớn trong việc góp

phần tạo ra một môi trường pháp lí thuận lợi cho Nhà nước có thể quan lí được

môi trường, các chủ thể kinh doanh cũng như toàn thể công dân Việt nam có

thể thực hiện được các quyền tự do của mình trên cơ sở tôn trọng các lợi ích

chung của đất nước và của cộng đồng

Quản lí nhà nước là toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm

quyển nhằm thực hiện chức năng quản lí của nhà nước đối với môi trường

Hoạt động này dược hình thành bắt nguồn từ đặc tính chung của môi trường

24

Trang 25

đó là khi đã bị tác động mạnh bởi quá trình phát triển thường không thể tự lấylại trạng thái cân bằng Để môi trường có thể trở lại trạng thái cân bằng đòihỏi phải có sự can thiệp của nhà nước Hơn nữa, bảo vệ môi trường là hoạtđộng mang tính cộng đồng, vì vậy nó đòi hỏi phải mang tính tổ chức quyền lực cao Nhà nước với bộ máy quyền lực công mới có khả năng thực hiện đượcnhiệm vụ này một cách có hiệu quả Mặt khác, ở Việt nam, Nhà nước là chủ

sở hữu hầu hết các nguồn tài nguyên, các thành phần quan trọng của môitrường sống Là chủ sở hữu, Nhà nước có đầy đủ quyền hạn để thiết lập mộtchế độ quản lí và sử dụng chúng để vừa đảm bảo lợi ích kinh tế, vừa bảo vệmôi trường sống, góp phần bảo đảm cân bằng môi trường.

Hoạt động quan lí Nhà nước về môi trường có nội dung rất rộng và liênquan đến nhiều cấp độ quản lí khác nhau, bao gồm: hoạt động xây dựng và tổchức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật và tiêu chuẩn môi trường môitrường; hoạt động nắm chắc hiện trạng môi trường, cũng như mọi diễn biếnliên quan đến chất lượng, tình hình môi trường; hoạt động xây dựng và quản lí các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan tới môi trường: hoạt

động quản lí quá trình đánh giá tác động môi trường: hoạt động xử lí các vi

phạm pháp luật về môi trường; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo vềmôi trường; hoạt động thiết lập các mối quan hệ quốc tế và khu vực về bảo vệmôi trường

Trong các hoạt động trên thì hoạt động xây dựng chiến lược, chính sách,

pháp luật và tiêu chuẩn môi trường đóng vai trò quan trọng, vì chiến lược,

chính sách, pháp luật môi trường vừa được xem là những định hướng cho hoạt

động quản lí, vừa là những công cụ, những phương tiện được trực tiếp sử dụng

trong suốt quá trình quản lí môi trường Còn đối với tiêu chuẩn môi trường, vừa là công cụ để Nhà nước có thể kiểm soát được chất lượng môi trường, đánh giá được hiện trạng môi trường, đồng thời là căn cứ để con người thực

hiện quyền được sống trong môi trường trong lành Với mục đích này, tiêu

chuẩn môi trường phải được xây dựng trên nguyên tắc một mặt phải phù hợpvới điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với năng lực, khả

năng kinh doanh của các chủ thể kinh tế, mặt khác phải có xu hướng hoà nhập

với tiêu chuẩn môi trường khu vực và quốc tế.

Hoạt động định kì đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi

trường giúp nhà nước biết được hiện tại môi trường đang ở trong tình trạng nào, xu hướng của nó trong tương lai sẽ ra sao? để từ đó tìm ra các giải pháp tích cực để giải quyẻt vin dé môi trường đang và sẽ xảy ra Bản báo cáo tổng

Trang 26

hợp hiện trạng môi trường quốc gia phải có đầy đủ các nội dung sau: Hiệntrạng của từng thành phần môi trường; ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế xãhội đến môi trường; tình hình và kết quả các hoạt động quản lí nhà nước vềbảo vệ môi trường; kiến nghị về các biện pháp bảo vệ môi trường.

Hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật môitrường một mặt nhằm xem xét, kiểm tra tính đúng đắn trong việc tuân thủpháp luật môi trường của mọi tổ chức và cá nhân, tạo điều kiện để họ có thểthực hiện được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lí trong lĩnh vực bảo vệmôi trường, đồng thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lí kịp thời các vi phạm phápluật về môi trường cũng như khắc phục những thiếu sót, bất hợp lí trong cácqui định của pháp luật.

Thiết lập các quan hệ khu vực và quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngnhằm mục đích đẩy mạnh hoạt động quản lí môi trường trong nước đồng thờigóp phần bảo vệ môi trường chung (thông qua các hoạt động như trao đổithông tin, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ quản lí, hỗ trợ về tài chính

và kí kết, thực hiện các thoả thuận quốc tế về bảo vệ môi trường )

Toàn bộ các hoạt động trên được tiến hành bởi một hệ thống cơ quan quản

lí nhà nước về môi trường, bao gồm: Chính phủ, UBND các cấp (các cơ quan

có thẩm quyền chung); Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường (MOSTE), SởKhoa học - Công nghệ - Môi trường (DOSTEs) (các cơ quan có thẩm quyềnchuyên môn) và các bộ ngành khác.

7.2.2 Pháp luật về phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy

thoái, sự cố môi trường.

Những tác động tiêu cực tới môi trường thường được biểu hiện ở 3 dạng

chủ yếu, đó là làm cho môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và gây nên sự cố.Nhìn chung, đó là sự làm thay đổi về tính chất, chất lượng, số lượng của các

thành phần môi trường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội Pháp luật môi trường trước hết được xây dựng để nhằm phòng,

chống các tác động xấu dẫn đến làm cho môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, sự

cố trước khi nó xảy ra trên thực tế Tuy nhiên, không phải trong mọi trườnghợp sự chủ động phòng chống luôn đem lại kết quả triệt để Đôi khi vẫn cócác sự biến về môi trường diễn ra nằm ngoài ý chí của con người và ngoàivòng kiểm soát của chúng ta Trong trường hợp này pháp luật môi trường được

qui định để xác định trách nhiệm khắc phục các hậu quả xấu xảy ra Trách

Trang 27

nhiệm đó thuộc về tất cả các cấp, các ngành có liên quan và của toàn thể nhân dân lao động vì bảo vệ môi trường là trách nhiệm cuả toàn dân lao động.

Để phòng chống ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi

trường, pháp luật đã qui định nghiêm cấm một số hành vi có khả năng gây tác động xấu đến môi trường như hành vi đốt phá rừng; thải khói, bụi, khí độc,mùi hôi thối vào không khí; thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại vào nguồn nước;chôn vùi, thải chất độc hại vào đất; khai thác, kinh doanh động thực vật quíhiếm; xuất nhập khẩu chất thải; sử dụng các công cụ và phương tiện đánh bit,huỷ diệt hàng loạt các nguồn động thực vat

Đặc biệt là để ngăn chan tình trạng chuyển giao tran lan các thiết bi, côngnghệ lạc hậu hoặc đã qua sử dụng từ các nước phát triển sang các nước đang

phát triển, pháp luật môi trường còn qui định chặt chẽ các điều kiện, tiêu

chuẩn ki thuật công nghệ được phép chuyển giao vào Việt nam nhằm phòngchống ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường nảy sinh từ các loại công nghệ,thiết bị này.

Pháp luật còn qui định nghĩa vụ đánh giá tác động môi trường (TM) của

các dự án phát triển kinh tế, xã hội để loại trừ và hạn chế các tác động tiêu cựccủa quá trình phát triển sản xuất đối với môi trường

Trên thế giới, khái niệm về DTM và nghĩa vụ phải thực hiện DTM của cácchủ thể kinh doanh lần đầu tiên được đưa ra tại Hoa ki (trong đạo luật vềchính sách môi trường quốc gia NEPA - 1969), sau đó tới các nước công

nghiệp phát triển và các nước đang phát triển Ở Việt nam, hoạt động này

được quan tâm nghiên cứu vào những năm đầu thập kỉ 80 và ngày càng phát

triển cả về phương pháp luận và ý nghĩa thực tiến Giờ đây, DTM thực sự làcông cụ có hiệu lực trong quản lí môi trường vì nó có ý nghĩa thiết thực trongviệc ngăn chặn và loại trừ các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt

động sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu sẵn xuất hàng hoá tăng nhanh khiến cho các tác động của quá trình phát triển đến môi

trường diễn ra ngày một nhiều hơn và mạnh mẽ hơn Đánh giá tác động môitrường có khả năng phân tích, dự báo các tác động, ảnh hưởng không tốt đến

môi trường trước khi chúng xây ra, để từ đó có các giải pháp thích hợp nhằmgiải quyết được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường Với

ý nghĩa này, DTM đã thực sự là công cụ cho việc lựa chọn các quyết định,

DTM đã dé xuất được các phương án phòng, tránh, giảm bớt các tác động tiêu

cực, tăng cường, khai thác các mặt có lợi cho môi trường từ các hoạt động

Trang 28

phát triển Các qui định về DTM được xây dựng và thực hiện trên nguyên tắccoi trọng các biện pháp mang tính phòng ngừa - nguyên tắc đặc trưng của pháp luật môi trường.

Dé các chủ thể kinh doanh ý thức được trách nhiệm của mình đối với hoạtđộng ĐTM và chủ động tích cực trong việc tiến hành hoạt động này, các thủ tục pháp lí trong việc lập và thẩm định báo cáo DTM đang và sẽ được hoàn thiện theo hướng giản tiện thủ tục hành chính (đặc biệt là đối với các dự ánkhông có nhiều khả năng gây ô nhiễm môi trường và các dự án nằm trong cáckhu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất), song chất lượng của các báo cáo được đòi hỏi cao hơn và các yêu cầu về mặt môi trường vẫn được bảo đảm.

Trong trường hợp các chủ thể bảo vệ môi trường đã thực hiện đầy đủ cácqui định của pháp luật về phòng chống ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trườngnhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trườngvẫn xảy ra, pháp luật môi trường qui định phải đình chỉ các hành vi, các hoạtđộng gây ô nhiễm; khôi phục hiện trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi,:

khắc phục hậu quả xảy ra (đặc biệt là đối với tính mạng và tài sản của nhiều

người, đối với các cơ sở kinh tế xã hội có giá trị lớn) và bồi thường thiệt hại(nếu có)

Ngoài ra, pháp luật môi trường còn đặc biệt chú ý tới việc bảo vệ, quản lícác nguồn nguy hiểm cao độ, các hoạt động có khả năng gây ô nhiễm môitrường, sự cố môi trường trên diện rộng, khó khắc phục, để lại hậu quả lâu dài

như hoạt động phóng xạ, hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí

7.2.3 Pháp luật bảo vệ các nguồn tài nguyên.

Các nguồn tài nguyên nói chung được chia làm hai loại: Tài nguyên tai tao

- là tài nguyên có thể tự phục hồi hoặc có thể sử dụng được nhiều lần như các

tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, nguồn lợi thuỷ sản, các

nguồn năng lượng mặt trời, thuỷ triểu và tài nguyên không thể tái tạo được

hoặc chỉ sử dụng được một lần như tài nguyên khoáng sản, than, dầu lửa Các nguồn tài nguyên nói trên cũng đồng thời là các yếu tố, các thành phần

môi trường quan trọng Tổng hợp các nguồn tài nguyên này tạo thành một môi

trường tự nhiên da dạng, phong phú đặc trưng cho mỗi quốc gia Mỗi nguồn

tài nguyên đều có những giá trị nhất định đối với sự tồn tại và phát triển của

loài người cũng như của các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội Bảo vệ các

è ` 4 h ` + a xử ` at 2 xe at

nguồn tài nguyen thiên nhiên là bảo Vệ môi trường sông cua môi quôc gia.

Trang 29

Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển và cónguồn tài nguyên phong phú như Việt nam.

Các nguồn tài nguyên khác nhau có qui chế bảo vệ khác nhau Điều nàyxuất phát từ đặc tính riêng biệt của từng loại tài nguyên, cũng như tình trạngthực tế hiện nay của chúng, cùng với các yêu cầu của chính sách phát triểnkinh tế, xã hội trong từng thời kì Tuy nhiên, mục đích chung của việc bảo vệcác nguồn tài nguyên này là phải khai thác, sử dụng chúng một cách hợp lí,khoa học để vừa thu được hiệu quả kinh tế vừa gìn giữ được môi trường

Trên đây là những nội dung cơ bản của các chuyên đề mà nhóm tác giả sẽnghiên cứu va phân tích chi tiết ở phần sau Những nội dung nay được coi làtiền đề khoa học cho việc hình thành các nội dung chính của chương trìnhmôn học Luật môi trường

Xây dựng chương trình môn học là một công việc hết sức khó khăn, đòihỏi sự chuẩn bị, tính toán công phu để vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảmbảo tính hợp lý cho từng đối tượng, từng hệ đào tạo nhất định Vấn đề bảo vệ

môi trường nói chung, bảo vệ môi trường bằng pháp luật nói riêng là vấn đề

còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, các tác gia chưa có nhiều kinh nghiệmtrong việc nghiên cứu lĩnh vực này, vì vậy chắc chắn sẽ không tránh khỏi

những hạn chế nhất định Tập thể tác giả mong nhận được sự góp ý chânthành của Hội đồng nghiệm thu đề tài cùng toàn thể các bạn bè đồng nghiệp

để đạt được mục đích cuối cùng là hoàn chỉnh chương trình môn học, kịp thời

đưa vào giảng dạy trong những năm học tới đạt kết quả

Ban chủ nhiệm dé tài cùng tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn

Ban chủ nhiệm đề tài.

29

Trang 30

PHAM 2

CAC BAO CAO CHUYEN ĐỀ VÀ KẾT QUA

KHAO SAT, DIEU TRA

3]

Trang 31

Phan 2.1 CAC BAO CAO CHUYEN DE

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VE MOI TRUONG, BẢO VỆ MOI TRƯỜNG, LUAT BẢO VỆ MOI TRUONG.

Va Thu Hanh

I MOI TRƯỜNG.

1 Khói niệm chung về môi trudng

Môi trường là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau,

vì vậy cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau về môi trường Tuy nhiên,theo nghĩa chung nhất, môi trong là tổng hợp tất cả các điều kiện bên ngoài

có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nhất định Khái niệm này sẽđược cu thể hoá trong từng đối tượng và mục đích nghiên cứu nhất định

Theo EINSTEIN thì môi trường là tất cả những cái ở xung quanh con

Sf « * 99 (4

người “The environment is everything that is not me?TM

Đối với con người thi môi trường sống là quan trọng nhất Môi trường sốngcủa con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội baoquanh có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng cá nhân và cộngđồng Môi trường sống của con người được chia thành môi trường tự nhiên(bao gồm các yếu tố tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con ngườihoạc ít chịu sự chi phối của con người); môi trường xã hội (gồm các quan hệ

xã hội do con người thiết lập nên) và môi trường nhân tạo (bao gồm các yếu tốvật lí, hoá học, sinh học do con người tạo nên hoặc chịu sự chi phối của conngười)

Theo quan điểm của các nhà khoa học pháp lí Việt nam thì “ôi frườngbạo gầm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với

nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tổn tại,

⁄ ord ° ` ` _ và

phát triển của con người và thiên nhiên"0

(5) Environmental Law in England.

(6) Luật bảo vệ môi trường Việt nam,

eS) t

Trang 32

Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (hay còn gọi là thành phần môitrường) sau đây: Không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi,rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dan cư, khu sản xuất, khubao ton thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lich

sử, các hình thái vật chất khác Trong các yếu tố trên không khí, đất, nước,

hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên là các yếu tố tự nhiên, còn khu dân cư,khu sản xuất, di tích lịch sử à yếu tố vật chất nhân tạo trong đó không khí,đất, nước, khu dân cư là các yếu tô cơ bản duy trì sự sống của con người, còncảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh không phải là yếu tố cơ bản đểduy trì sự sống song nó có tác dụng làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú và sinh động.

2 Danh gid tổng quan về môi trường Việt nam va thế giới.

Vấn đề môi trường thực sự được phát hiện và quan tâm vào khoảng nhữngnăm 50 của thế ki 20 khi con người phát hiện ra các yếu tố có liên quan đến sựsống bị phá huy và có nguy cơ ảnh hưởng đến sự sinh tồn của loài người trên trái đất Trên phạm vi toàn cầu, một số hiện tượng môi trường sau đây dangdiễn ra một cách phổ biến và hậu quả để lại là đáng kể

Thứ nhất, sự thay đổi khí hậu toàn cầu Theo số liệu của UB liên Chínhphủ về sự thay đổi khí hậu cho thấy một xu thế biến đổi khí hậu đáng quantâm là sự nóng lên của khí hậu trên phạm vi toàn cầu Theo dự đoán nếu xu

thế này vẫn phát triển thì nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng lên 0,3 độ C mỗi

thập niên tức là vào khoảng năm 2025 nhiệt độ sé tăng lên khoảng | độ C va

cuối thế kỷ 2l nhiệt độ sẽ tăng lên 3 độ C Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là

mực nước biển sẽ dâng lên (khoảng 65 cm vào năm 2100) Lũ lụt, hạn hán

cũng sẽ nhiều lên, mạnh lên cả về cường độ và tần xuất

Thứ hai, sự suy giảm tầng ozon bình lưu: Tầng ozôn được ví như chiếc áo

bảo vệ trái đất khỏi bị tia cực tím và nhiệt độ từ ánh sáng mặt trời chiếu tới

Phát hiện gần đây cho thấy hiện tượng suy giảm tầng ozôn bởi rất nhiều yếu tố

trong đó đặc biệt là hợp chất Clo mà chúng ta được biết dưới tên gọi là chất

CFCs (Chloro Fluoro Cacbons) Chất này được dùng chủ yếu trong sản xuất

các thiết bị lạnh như tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ hoặc trong công nghiệp

sản xuất một số hàng mỹ phẩm như hộp xịt nước hoa, xịt keo Hậu quả của sự

suy giảm tầng ozôn bình lưư là rất nguy hiểm đối với con người và sinh vật

Trang 33

như gây nên các bệnh ung thư da (đặc biệt là đối những người bị bệnh bạchtang), đục thuỷ tinh thé, phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể.

Thứ ba, sự gia tăng chất thải rắn và nguy hiểm: Thực tế cho thấy sản xuấthàng hoá càng phát triển thì lượng chất thải rắn càng tăng và khi công nghệsản xuất càng hiện đại thì chất thải càng khó phân huỷ Theo các nhà khoahọc cho biết thời gian để tự huỷ các chất thải ran rất khác nhau, có chất chỉcần đến từ 3 đến 4 tháng như giấy vụn song cũng có chất phải cần đến hàngnghìn nam như thuỷ tinh, chất plastic

Thứ tr, nguy cơ diệt vong các loài động vật quí hiếm Cùng với nạn phárừng đang diễn ra khá phổ biến ở các quốc gia vùng nhiệt đới và ôn đới là nạngiết hại các loài động thực vật quý hiếm Trên thế giới mỗi năm có khoảng 0,5

% rừng bị chặt phá và khoảng trên 20.000 loài động vật bị giết hại trong đó córất nhiều loài quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.”

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên trước hết phải kể đến sự xungđột về lợi ích giữa các quốc gia Các quốc gia phát triển một mặt muốn bảo vệthành quả của mình nhưng lại không muốn giải quyết hậu quả do chính sự

phát triển đó để lại mà lại tìm cách chuyển giao nó cho các quốc gia kém pháttriển hơn (như chuyển giao công nghệ lạc hậu vào các nước đang phát triển)

Một số nước còn lợi dụng sự khó khăn của các nước nghèo để đưa ra các điều

kiện như đổi nợ lấy tài nguyên thiên nhiên Còn đối với các quốc gia kém phát

triển thì nguyên nhân chủ yếu là do ý thức môi trường của dân chúng còn thấptrong khi chủ trương của mỗi quốc gia lại tập trung vào việc ưu tiên phát triển kinh tế, do vậy họ ra sức khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục

vụ cho mục đích này Từ chỗ chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của quốc gia mình, các quốc gia này thường quên đi nghĩa vụ đối với các quốc gia khác và

nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Tại Việt nam, trước dây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước

chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng chính sách và pháp luật bão vệ môitrường Có rất nhiều lí do dẫn đến sự hạn chế này, song trước hết phải kể đến

sự nhận thức, tri thức về môi trường của chúng ta còn thấp kém, chúng ta chưa

thấy hết được tầm quan trọng, vai trò của môi trường đối với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tẻ - xã hội Mặt khác, do trình độ phát triển của lực

a

Development and Cooperation ~ N° 3/1997 - May/June

34

Trang 34

lượng sản xuất lúc bấy giờ chưa cao nên sự tác động của qúa trình sản xuấtđên môi trường chưa nhiều Giờ đây, bên cạnh sự biến đổi mạnh mẽ của nên kinh tế đất nước là sự xuất hiện ngày càng nhiều hiện tượng suy thoái cácnguôn tài nguyên va ô nhiém môi trường ở các mức độ khác nhau Theo báocáo định kỳ của Bộ khoa học- công nghệ và môi trường về hiện trạng môitrường Việt Nam trong những năm qua cho thấy hầu hết các yếu tố tạo thành môi trường như đất, rừng, nước mặt, nước ngầm, không khí, hệ sinh vật đều

bị suy thoái và ô nhiễm ở mức độ báo động Các sự cố môi trường như hạnhán, lũ lụt, lắng đọng axít, dầu tràn, xảy ra ngày một nhanh hơn, mạnh hơn vàthường xuyên hơn Không chỉ dừng lại ở các hiện tượng kể trên, theo tính toán

dự báo sơ bộ đều cho thấy trong thời gian tới đây những tai biến do thiênnhiên gây ra có chiều hướng ngày càng tăng về tần suất cũng như cường độ.Tất cả đang là những thách thức đối với công cuộc đổi mới nền kinh tế đấtnước đòi hỏi Đẳng và Nhà nước phải nhanh chóng tìm ra các giải pháp ngănngừa và khắc phục tình trạng trên

Những con số cụ thể sau đây cho chúng ta thấy thực trạng môi trường Việt

nam trong những năm qua: #)

e© Suy thoái va 6 nhiễm dat:

Do đặc điểm cấu tạo tự nhiên là nằm ở giữa vùng nhiệt đới ẩm, nên khí

hậu Việt nam luôn có những thay đổi bất thường, thường xuyên có mưa to,bão lớn kéo dài, vì vậy quá trình suy thoái đất diễn ra rất nhanh, đặc biệt Ở

những vùng đất dốc, rừng bị phá không có lớp che phủ Hiện tại có hơn 13

triệu ha đất suy thoái thành đất trống, đồi núi trọc (chiếm gần 40% tổng diện

tích đất đai toàn quốc), trong đó tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi phía Bác là hơn 5 triệu ha Diện tích đã bị xói mòn, tro sỏi đá, mất khả năng sinh

sản xấp xi 1,2 triệu ha

e© Suy thoái rừng:

Theo thống kê gần đây nhất, diện tích rừng trên phạm vi cả nước chỉ còn hon 8 triệu ha, Tỷ lệ che phủ là 26,05% (giảm 6 triệu ha và 17% diện tích che

phủ so với 1943) Nguyên nhân chính là do sức ép của hoạt động sản xuất

nông nghiệp và nuôi trông thủy sản làm cho diện tích rừng tràm và rừng ngập

mặn ở nhiều nơi đang bị phá hoại nghiêm trọng và điều này lại có tác hại

ngược trở lại đến chính hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản

ae ges

(8) Hien trạng môi trường Việt Nam 1995, 1996 va 1997

Trang 35

® Suy thoái và 6 nhiêm nguồn nước mat:

Hiện tượng suy giảm chất lượng nước mặt đang phát triển ở nhiều nơi do ônhiễm bởi các hóa chất thải từ các khu công nghiệp, giao thông vận tải, cáckhu dân cư So với tiêu chuẩn chất lượng nước mặt ( tiêu chuẩn Việt Nam3942-TCVN- 1995) độ ô nhiễm ngưồn nước ở một số vùng đô thị, khu côngnghiệp đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 5 đến 10 lần, thậm chí 20 lần,hàm lượng kim loại nặng độc hại có khá nhiều trong nước Điều này đang và

sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và các loài sinh

vật khác.

e Suy thoái va ô nhiễm nước ngầm:

Tài nguyên nước ngầm do khai thác quá mức và không đúng kỹ thuật nên

đã dan dan cạn kiệt về lượng và giảm sút về chất Cung lượng của các giếnggiam dan, có giếng chỉ khai thác chưa đầy 10 năm mà mực nước đã bị ha thấphàng chục mét Việc hạ thấp mực nước ngầm tăng sự xâm nhập của nước mặt,nước mặn, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiép, thậm chí gây lún đất,đồng thời làm giảm đáng kể lượng nước khai thác ảnh hưởng lớn đến việc cấp

nước đô thị.

e Suy thoái va ô nhiễm không khí:

Môi trường không khí ở nhiều vùng trong nước đang bị nhiễm bẩn ở mức

báo động, đặc biệt ở những khu dân cư tập trung và những trung tâm công

nghiệp lớn So với tiêu chuẩn cho phép (TCCP) nồng độ bụi ở các khu côngnghiệp mỏ vượt 5 lần, ở các nhà máy xay, nghiền đá, cát, soi lượng SiO tự dochiếm 20% đến 35% vào lúc cao nhất vượt TCCP 380 lần, ở các xí nghiệp

gạch chịu lửa SiO, tự do chiếm tới 18% đến 42% và bụi vượt TCCP 410 lần,

có nơi 1100 lần Ngoài ra, việc sử dụng ngày càng nhiều hóa chất trong sản xuất nông nghiệp cũng gây ra những hậu quả không nhỏ cho con người và

sinh vật, đặc biệt là các chất có chứa độc tính cao như DDT, lân hữu cơ độcnhư thiofot, vofatoc

e Suy thoái va 6 nhiễm môi trường biển:

'Hiện tại chất lượng nước biển vùng ven bờ đang bắt đầu suy giảm Ham

lượng Cu và Zn lớn hơn so với TCCP từ 2,5 đến 4,6 lần Ô nhiễm môi trường

nước khu vực ven bờ biển bởi Hydrocacbon đầu ở nước ta là một thực tế, mà

nguyên nhân là do giao thông vận tải biển và thăm đồ khai thác đầu khí Khu vực ngoài khơi gần các giàn khoan khai thác đầu khí nồng độ Hydrocacbon đầu dao động từ 0,05 dén 0,39 mg/1 lít (gấp hơn 10 Tần TCCP).

Trang 36

e Suy thoái da dang sinh vật:

Một đặc điểm nổi bật của các hệ sinh thái của Việt Nam là tính đa dạngsinh thái cao dẫn đến tính đa dạng sinh vật phong phú Đây là một nguồn tài

nguyên quý: đó chính là quỹ gen Theo số liệu thống kê có tất cả 12.000 loài

thực vật có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm, 1.500 loài cây được liệu Độngvật của Việt Nam gồm có 273 loài thú, 774 loài chim, 180 loài bò sát, 1.650loài cá biển

Nạn đốt phá rừng, khai thác rừng, săn bat thú rừng bừa bãi đã phá hủy vàthu hẹp môi trường sống, làm giảm đáng kể các loài động, thực vật Nhiều loài

đã bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng như heo, voi, tê giác, bd xám

e Suy thoái va ô nhiễm môi trường đô thị, khu công nghiệp:

Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa đã tang một mức đáng kể, cùng vớiviệc tăng diện tích đô thị là tăng dân số thành thị, tăng lượng chất thải (baogôm rác và nước thải) Đồng thời, nhu cầu sử dung nước khai thác cho sinhhoạt ngày càng nhiều (đặc biệt là nước ngầm) làm cạn kiệt nguồn nước rõ rệt.Tăng diện tích đô thị sẽ làm giảm diện tích cây xanh, nguồn nước, sự thôngthoáng không khí, do đó làm cho nhiệt độ tăng lên Đô thị hóa mạnh mẽ kéotheo giao thông vận tải phát triển làm tăng lượng khí thải độc hại, bụi,chì Khối lượng, 6 tô, xe máy và các phương tiện khác đã tham gia hơn 90%lượng phát thải COa, hơn 60% NOa, 50% các chất hữu cơ tổng hợp bay hơi và

trên 40% các chất độc hại nói chung: Điển hình là hai Thành phố lớn đó là Hà

nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Hà nội Nong độ các chất lo lửng BOD; gấp từ 5 đến 20 lần TCCP, nồng

độ SO, gấp 4 lần, COa gấp 2,2 lần TCCP Lượng bụi ở nội thành cao gấp 5 đến

10 lần so với ngoại thành

đất khá nghiêm trọng Nong đọ bụi vượt giới hạn 70 lần; nồng độ các chất

CO, , SO, , NOa vượt chừng 6 lần Nước thai sinh hoạt, nước thải công nghiệp

do ảnh hưởng của thủy triều bị ứ đọng trong các kênh, rạch khá lớn , lượng oxihòa tan thấp từ Ö den 1,2 my/ 1 lít, luôn xây ra quá trình phân hủy sinh học ki

khí , các chất hữu cơ, khí HS và các khí khác tạo nên mùi hôi thối Xung quanh một vài cơ sở sản xuất đặc biệt, nước thải còn chứa một số kim loại

nặng như Pb, Cr, Hg với hàm lượng lớn hơn vài chục lần so với TCCP

37

Trang 37

Toàn bộ các hiện tượng nêu trên đều bắt nguồn từ nguyên nhân kháchquan và chủ quan chủ yếu sau đây

Thứ nhất, do điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí đặc biệt nên có một số sự cố

môi trường không thể tránh khỏi, chúng ta đều biết rằng Việt nam nằm ở vị trí

trung tâm của vùng nhiệt đới, thường có mưa to, bão lớn kéo đài (trung bìnhhang năm có từ 10 đến 12 tran bão, trong đó có tới 5 đến 6 trận từ cấp 9, 10trở nên)

Thứ hai, do hậu quả của chiến tranh Hàng chục triệu tấn bom đạn đã làmcho đất đai ở vùng chiến tranh bị huỷ hoại, hàng triệu ha rừng bị huỷ diệt,

nhiều loài động thực vật quí hiếm bị tuyệt chủng, di chứng của cuộc chiến

tranh còn tồn tại đến ngày nay như hiện tượng dị tật bẩm sinh do di truyền,

kinh tế đối ngoại kém phát triển

Thứ ba, do sự bế tắc trong đường lối phát triển kinh tế vào cuối thập kỉ 70,đầu những năm 80 làm cho nền kinh tế kém phát triển so với các nước trong

khu vực (công nghiệp kém phát triển, trang thiết bị lạc hậu khiến quá trình sản

xuất sinh ra nhiều chất thải, tiếng ồn ) Hệ quả này vẫn còn tồn tại đến ngàynay (đặc biệt là các xí nghiệp quốc doanh có qui mô lớn như Nhà máy ximăng Hải phòng, Nhà máy nhiệt điện Ninh bình và các cơ sở sản xuất nhỏ

như các tổ hợp san xuất, các hợp tác xã cơ khí )

Thứ tư, do tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nhưng thiếu sự định hướng và

kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp,

nhiều khu công nghiệp tập trung được thành lập, hàng vạn cơ sở sản xuất kinhdoanh trong và ngoài nước được hình thành và ngày càng mở rộng phạm vikhông gian, chất thải công nghiệp tăng nhanh, không khí bị đốt nóng lên từcác lò nung, luyện trong khi Nhà nước còn thiếu sự định hướng (thể hiện

trong quan điểm qui hoạch xây dựng các công trình này) Ngoài ra, việc nhập

khẩu thiết bị công nghệ bằng nhiều con đường khác nhau song không có sự

lựa chọn và kiểm soát cũng là nguyên nhân đẫn đến tình trạng.

Trong nông nghiệp, việc đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi làm tăng nhu cầu

sử dụng các chế phẩm vi sinh, thuốc trừ sâu, phân hoá hoc Diéu này đã làm

thay đổi chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng đã được thiết lập trong tự

nhiên, làm đảo lộn khả năng bảo tồn các đặc tính vốn có của nó.

Trang 38

Thứ năm, sự gia tăng dân số cũng là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các hiện tượng trên Dân số gia tăng kéo theo các nhu cầu ăn, ở, mặc, sinh hoạt trong khi diện tích đất đai, trữ lượng tài nguyên có hạn đã đẫn tới việckhai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm tăng chất thải sinh hoạt.Mặt khác, dân số gia tăng đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động, thay đổikết cấu trật tự xã hội, tăng cường quá trình đô thị hoá gây nên sự tác độngnhiều mặt của con người đối với môi trường.

Thứ sáu, ý thức môi trường của đại bộ phận dân chúng còn thấp kém.Nhiều thói quen, tập quán được hình thành từ lâu đời với những quan điểmlệch lạc: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, hiện tượng đốt phá rừng bừa bãi, xả rác,xúc vật chết xuống sông, rạch đã trở thành phổ biến và không phải một sớm

một chiều đã có thể thay đổi ngay được

Thứ bay, pháp luật bảo vệ môi trường còn thiếu và yếu Khung pháp luậtmôi trường chưa định hình một cách rõ rệt Hệ thống pháp luật môi trườngchưa đồng bộ, còn thiếu các đạo luật bảo vệ các yếu tố cụ thể của môi trường

như Luật không khí sạch, Luật về âm thanh, Luật về cảnh quan thiên

nhiên Các qui định về bảo vệ môi trường chưa thật phù hợp với yêu cầu củanền kinh tế thị trường, các qui định còn chung chung, nhiều qui định cònchồng chéo, mâu thuẫn, nằm rải rác trong nhiều văn bản, tính khả thi của cácđạo luật còn yếu

3 Mối quan hệ giữa môi trường vò phat triển.

Như trên đã phân tích, môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của conngười còn phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống vềvật chất và tinh thần của con người thông qua việc phát triển lực lượng sản

xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm xã hội, mở rộng các quan hệ xã hội Như

vậy, trong mối quan hệ này môi trường là địa bàn hoạt động, là đối tượng củaphát triển, là nơi cung cấp nguyên liệu cho quá trình phát triển, còn phát triển

là công việc cải tạo, cải thiện môi trường Đây là mối quan hệ biện chứng

không thể tách rời Mối quan hệ này được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Hệ thống kinh tế - xã hội bao gồm các hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêudùng, tích luỹ Để tiến hành được tất cả các hoạt động này hệ kinh tế cần hệ

môi trường cung cấp nguyên liệu, năng lượng, đồng thời hệ kinh tế thải phế

thải vào hệ môi trường Hệ môi trường là nơi cung cấp các yếu tố vật chất cơbản giúp cho sự phát triển như cung cấp nguồn tài nguyên, năng lượng cho hệ

Trang 39

kinh tế đồng thời hấp thụ (hay tiếp nhận) những chất phế thải từ hoạt độngkinh tế và đời sống của con người Ngoài ra môi trường còn cung cấp nhữngdịch vụ tiện nghi cho con người như cảnh quan thiên nhiên, không gian chocon người cảm nhận sự thoải mái Một hoạt động mà chất thải từ hệ kinh tếthải vào môi trường quá nhiều hoặc hệ kinh tế sử dụng qúa mức nguồn tài

nguyên làm cho nó không thể tự phục hồi được, hay nói cách khác là không

bảo đảm sự cân bằng giữa 2 hệ thì bị coi là hoạt động gây tổn hại đến môitrường.

Mô hình sau cho thấy sự tác động của Hệ môi trường tới Hệ kinh tế

chấtthải

Tiện này thở con

người

Cung cấpTN

Nghiên cứu sự tác động trên các nhà khoa học môi trường đã đưa ra một số

kết luận sau: “Nghéo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển vita là nạn nhân

vừa là tác nhân gây hại môi trường” Là nạn nhân vì khi nghèo nàn, lạc hậu sẽ

phải lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, bất lực trước sự tác động của thiên

nhiên, không có khả năng cải thiện, cải tạo môi trường Song không phải từ

đó dễ dàng suy ra cứ phát triển kinh tế là đương nhiên môi trường được cải thiện Tăng trưởng kinh tế là điểu cốt yếu để giảm nạn nghèo khổ song tăng

trưởng kinh tế cũng có khả năng gây nguy hại cho môi trường nếu như quá

® Giáo trình kinh tế môi trường Đại học kinh tế quốc dan 1993

40

Trang 40

trình tăng trưởng gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa 2 hệ kinh tế vàmôi trường Thực tế cho thấy trên thế giới có rất nhiều nước kinh tế phát triển,công nghệ siêu hiện đại lại đang ở trong tình trạng môi trường bị ô nhiễmnghiêm trọng Về vấn đề này, trong tác phẩm kinh điển của mình, C Maxviết: “Văn minh, nếu để nó phát triển một cách tự phát mà không có sự hướngdẫn một cách tự giác thì sẽ để lại phía sau một hoang mạc” Còn trong tác

phẩm Biện chứng của tự nhiên, Angghen đã cảnh cáo rằng “Tuy vậy, chúng ta

cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tựnhiên Bởi vì, cứ mỗi lân chúng ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tựnhiên trả thù lại chúng ta Thật thế, mỗi một thắng lợi, trước hết là đem lạicho chúng ta những kết quả mà chúng ta hang mong mườỡn, nhưng đến lượt thứhai, lượt thứ ba, thì nó lại gây ra những tác dụng hoàn toàn khác hẳn, khônglường trước được, những tác dụng thường hay phá huỷ tất cd những kết quảđâu tiên đó”09)

Để giải quyết mối quan hệ này nhất thiết phải có quan điểm phát triển phùhợp với môi trường Theo quan điểm: nay môi trường va phát triển là 2 yếu tốhoàn toàn không mang tính đối kháng vì vậy việc lựa chọn cả 2 yếu tố nàytrong chiến lược chung của mỗi quốc gia không những không can trở việc thựchiện chiến lược mà còn giúp cho phát triển mang tính lâu dài, bén vững Tuynhiên điều và chúng ta quan tâm hiện nay là không chỉ phát triển đơn thuần làkinh tế, bởi vì thực tế đã chứng minh rằng “Tăng trưởng kinh tế là phương tiện

cơ bản để có sự phát triển song bản thân sự tăng trưởng kinh tế chỉ: là một đại

diện không hoàn hảo của sự tiến bộ” Vì vậy vấn dé có tính cơ ban đặt ra là phải phát triển bền vững.)

Phát triển bền vững là một khái niệm hiện đại, toàn diện, không chỉ liên

quan đến đại lượng thời gian mà còn hiểu là sự tiến bộ chung của nhân loại,

bao gồm su phát triển đầy đủ cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường và cácquyền con người (nhân quyền - human right) Khái niệm phát triển bén vữngđược xây dựng trên một nguyên tắc chung của sự tiến bộ loài người - nguyêntắc bảo dam sự bình đẳng giữa các thế hệ Nguyên tắc này đã được Uỷ ban

Môi trường và Phát triển thế giới thông qua với tiêu đề “Tương lai chung của chúng ta - our common future” và được hiểu như sau: “ Thế hệ hiện tại cần

đáp ứng những nhu cầu của minh mà không làm tổn hại đến khả năng các thế

Œ C, Max - Ph Ang - Ghen toàn tập, tập 20, NXB Chính trị quốc gia 1994, trang 654.Œ1) Tượng lai chung của chúng ta - Our common future

4I

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w