1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tăng cường công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá

81 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

Dé tai:

TANG CUONG CONG TAC QUAN LY THUE THU NHAP DOANH NGHIEP DOI VOI DOANH NGHIEP FDI TAI

CUC THUE TINH THANH HOA

Ho va tén sinh vién : Vũ Diễm Quynh

MSV : 11164430

Lớp : Tài chính công 58

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Lê Thanh Tâm

HÀ NOI, 6/2020

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn: PGS.TS.Lê Thanh Tâm đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện chuyên

đề tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá cùng

các anh chị cán bộ các phòng ban, đặc biệt là các anh chị phòng Thanh tra —

Kiểm tra 3 đã cho em cơ hội thực tập và làm việc, giúp đỡ em trong quá trình

nghiên cứu đề tài: “Tăng cường công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp

đối với doanh nghiệp FDI tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá”.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2020

Sinh viên

Vũ Diễm Quỳnh

Trang 3

MỤC LỤC

09099 090)007 ).) 1

h/9/9000155 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TẮTT -s-sss<ssvssezssesseesserssesse 5 DANH MỤC CAC BẢNG - <5 ©cs©cseExsExsEEssEEsEEseEsseretrserssrrssrre 6

DANH MỤC SO DO, BIEU ĐỎ - 5° 5° 5 sssessEsseseeseesersessessese 7

0980006710077 1 CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÔNG TÁC QUAN LÝ THUE THU

NHAP DOANH NGHIỆP DOI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP FDI 5

1.1 Tổng quan về thuế Thu nhập doanh nghiệp -2- 52522 s52 5 1.1.1 Khái niệm về thuế Thu nhập doanh nghiệp 2 2 s+se+se+se2 5 1.1.2 Đặc điển của thuế Thu nhập doanh nghiệp -2 2- 2 s+5e©5e¿ 6

1.1.3 Vai trò của thuế Thu nhập doanh nghiỆD ss-ccSSSSckissseeeresses 7

1.2 Doanh nghiép FDI 1-1 81.2.1 Khái niệm doanh nghiệp FDI ii.cccccccccccescccesscesscceseceesecesseeeseeseseeesaeensneees ổ

1.2.2 Đặc điểm doanh NQNICD FDI PPEEERRERRERE 9

1.2.3 Vai trò doanh nghiệp FDÌ - cv kh Hit 10

1.3 Công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp

BDI oes eee 14

1.3.1 Khái niệm quản lý thué cccceccecceccescescsseesesseesessessessessessssesseesesseesessesseaees 14

1.3.2 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý Thuế thu nhập doanh nghiệp 14

1.3.3 Nội dung quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đổi với các doanh

Trang 4

CHUONG II: THUC TRẠNG CÔNG TAC QUAN LÝ THUE THU NHẬP DOANH NGHIEP DOI VOI CAC DOANH NGHIEP FDI TAI CUC THUE

TINH THANH HOA cccssssssssssssscsssessncsscssecssecsssssccssecanseoscanecsscessssncesseeaseescesses 29

2.1 Đặc điểm tỉnh Thanh Hoá và các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh

§ i01 29

2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá 29 2.1.2 Đặc điểm các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tinh Thanh Hoá 3] 2.2 Khái quát về Cục thuế tinh Thanh Hoá c.cccccccccsscessessessesssessessessessesseeses 32

2.2.1 Quá trình thành lập và phát trÏỂH 2 252+ce+Eecerererzrssxee 32 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế tinh Thanh Hóa 5: 33 2.2.3 Kết quả thu Ngân sách nhà nước về thuế của tỉnh Thanh Hoá giai

;/1⁄1920/7122/-200n070858885 36

2.3 Thực trạng công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các

doanh nghiệp FDI tại Cục thuế tinh Thanh Hoá 2-5222 s2 +52 38 2.3.1 Cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Thuế Thu nhập doanh nghiệp 36 2.3.2 Nội dung công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh

14/12098EPP00n07Ẽ7ẼA8A a 4 38

2.4 Đánh giá công tác quan ly thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh

nghiệp FDI tại Cục thuế tỉnh Thanh Hoá s- - 2 ©x+x+EEE+E+EeE+E+EeEzszxez 50 2.4.1 Két Qua dat QUOC ng 50 2.4.2 Những han ché va NGUYEN HhÔÌH - sgk, 53

CHUONG III GIAI PHAP TANG CUONG CONG TAC QUAN LY THUE THU NHAP DOANH NGHIEP DOI VOI CAC DOANH NGHIEP EDI TAI CỤC THUÊ TINH THANH HÓA - 2-2-5252 se ssevssessessevse 60

3.1 Định hướng công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp FDI

tại Cục thuế Tinh Thanh Hoá đến năm 2025 :-©cc+ccvvcceccveree 60 3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với

doanh nghiép FDI An 61

3.2.1 Dao tao, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thuế Thu

nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI -+ 5 5s+ce+ccsczce+ 61

Trang 5

3.2.2 Dau tư nâng cấp, xây dựng hệ thong thông tin dữ liệu về người nộp

thuế - doanh nghiệp FDÌ - - + + St+E‡+EEEEEEEEEEEE21121111111111211111 xe 62 3.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường

hỢ Vi DQHH SG TH HH HT HH ng 63

3.2.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyén, nâng cao nhận thức của người nộp

thuế - doanh nghiệp FˆDÌ 2 2+S£+E+E‡Ek‡EEEEEEEE2112112111111121111 xe, 64 3.3 Một số kiến nghị với Tổng cục ThUẾ - 2-6 St Sx‡EvEEEEzEeEeErkererxrxerrrx 65

4100070000775 Ư 68 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2- 2s s<sse5ssee 70

3:00 72

Trang 6

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT

BCTC Báo cáo tài chính

GTGT Thué Gia tri gia tang

HDDT Hóa don điện tửHDH Hiện đại hóa

HSKT H6 sơ khai thuế

KBNN Kho bạc Nhà nước

KK&KTT Kê khai và kế toán thuế KQKD Kết quả kinh doanh

TNCT Thu nhập chịu thuế

TNDN Thuế Thu nhập Doanh nghiệp TTDB Thuế Tiêu thụ đặc biệt

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Quy trình quản lý kê khai thuế -iiciicceccccccvvvvvvvvrrrreeerree 18

Bang 1.2 Quy trình kiểm tra tại trụ sở Cơ quan thuế -icccieee 20

Bang 1.3 Quy trình quản lý nợ thuế -++i+++++++++++++++++++++trrrrrrrre 22 Bảng 2.1 Cơ câu nhân lực Cục thuế Thanh Hoá -i+ii-.cccccerrreee 33 Bảng 2.2 Kết quả thu Ngân sách nhà nước về thuế của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn

2016-20119 ong 70010T0807002000701018071007002000387040700 0780080100280 36

Bảng 2.3 Tình hình kê khai thuế TNDN tại Cục thuế tinh Thanh Hoá giai đoạn

“02067 39

Bảng 2.4: Số thu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI tại Cục thuế

tỉnh Thanh Hóa (2016 — 2019) - 22-5 ©<ks€©e£E+seEA4EE A4 E49 13 2041398810901 s1 ke 41

Bang 2.5: Kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối với Doanh nghiệp

FDI tại Cục Thuế tinh Thanh Hoá giai đoạn 2016 - 2 19 «-scsecsecsee 44 Bảng 2.6 Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ Người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh

Thanh Hoá giai đoạn 2016-2019 s- 5-5 5+9 9+9 S9 8585 848505 05084009009031130 90047

Bảng 2.7: Tình hình sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế của công ty

TNHH giày Rollsport VIỆt ÏNam s 6< 5-55 1 00406340040603400406 49

Trang 8

DANH MỤC SƠ DO, BIEU DO

Sơ đồ 1.1 Quy trình Đăng ký thUẾ -ccccccccccccEEEEEEEEEvVvvvvvcccccvcccccccccccccee 17 Sơ đồ 1.2 Quy trình Quản lý kê khai thuế và kế toán thuế Error! Bookmark not

Sơ đồ 1.3 Quy trình Kiểm tra tại trụ sở Người nộp thUẾ - cccccecc22cvvvsssse 21 Sơ đồ 1.4 Quy trình Cưỡng chế nộp thuế ccccccccccccccccccccccccccccccccee 23

Sơ đồ 1.5 Quy trình Tuyên truyền, hỗ trợ Người nộp thuế - 23

Sơ đồ 2.1 Hệ thống tô chức Cục thuế tinh Thanh Hoá -s 35 Sơ đồ 2.2: Số thu thuế TNDN của DN FDI tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa giai

hi m8220116901 0200523 7.ÖồỀ.Ề 42

Biểu đồ 2.1 Kết quả thu NSNN về thuế của tinh Thanh Hóa giai đoạn 2016-Biểu đồ 2.2: Cơ cau thu thuế TNDN của doanh nghiệp FDI so với khối Doanh

nghiệp khác tại Cục thuế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2019 43

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là sắc thuế chiếm tỷ trọng khá lớn, đóng vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách nhà nước, góp phần tích cực trong việc điều tiết cân đối thu chi ngân sách Tuy nhiên trong quá trình quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang phát sinh nhiều vấn đề cần sớm khắc phục như tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại, quy trình quản lý thuế còn nhiều bất hợp lý ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư và tiềm năng thu hút đầu tư của quốc gia Các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm đầu tư trên thị trường quốc tế nên rất dễ lợi dụng kẽ hở của chính sách, pháp luật của nước ta dé gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư nước ngoài thiếu hiểu biết về Pháp luật Việt Nam cũng là một hạn chế không nhỏ dẫn đến hiệu quả của công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các đối tượng doanh nghiệp này hiện nay Vì vậy việc quản lý thuế thu nhập doanh nhiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài là rất cấp bách Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải đưa ra

những giải pháp cũng như công cụ quản lý dé nâng cao hiệu quả công tác quan lý thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nền kinh tế nước ta hiện nay đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới Dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào trong

nước ngày càng tăng mạnh, trong đó các doanh nghiệp FDI đã đóng góp một

phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước dưới hình thức nộp thuế Hoạt động của các doanh nghiệp này đã góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh Hoá nói riêng trong quá trình chuyên dịch từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường

Tinh Thanh Hoá là nơi có rất nhiều những doanh nghiệp FDI vừa và nhỏ

hoạt động trên địa ban rộng Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như đảm bảo

số thu, hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN hàng năm; Thực hiện tốt và kịp

thời công tác tham mưu, điều hành thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp

Trang 10

FDI thì công tác quản lý thuế của những doanh nghiệp FDI tại cục thuế tinh Thanh Hóa cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hoạt động chuyên giá đang được các doanh nghiệp FDI sử dụng nhằm trốn, lách thuế Với những lý do trên, hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp FDI là một nhiệm vụ quan trọng góp phan thực hiện thành công chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2025, góp phần chống thất thu cho Ngân sách Nhà nước, đảm bảo tạo

môi trường bình đăng cho các thành phần kinh tế trong thực hiện nghĩa vụ thuế

đối với ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá nói riêng.

Nhận thấy, các đề tài nghiên cứu trước đây về tăng cường công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI đã cung cấp đầy đủ hệ thống lý luận và các vấn đề đặc trưng trong công tác này Tuy nhiên, tính cập

nhật còn chưa cao, chưa đáp ứng kịp với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập

hiện nay Thêm vào đó, trong khoảng thời gian 2016-2019, tại Cục Thuế tỉnh

Thanh Hóa chưa có đề tài, luận văn nào nghiên cứu về công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Do đó, công tác quản lý thuế

TNDN đối với các doanh nghiệp FDI tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa cần được tiếp tục nghiên cứu sâu thêm nhằm hoàn thiện và đóng góp thêm các sáng kiến hữu

Với tất cả những lý do trên, em lựa chọn đề tài: “ Tăng cường công tác

quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp doi với các doanh nghiệp FDI tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu của chuyên đề 2.1 Mục đích của đề tài

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá giai đoạn

2016 - 2019;

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá.

Trang 11

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài xác định một số nhiệm vụ chính như:

(1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý thuế

TNDN đối với các doanh nghiệp FDI;

(2) Phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp FDI tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá;

(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế

TNDN đối với các doanh nghiệp FDI tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hoá 2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý thuế TNDN tại các doanh nghiệp FDI tại Cục Thuế tỉnh

Thanh Hoá.

2.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa

- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2016-2019.

3 Phương pháp nghiên cứu

- Dữ liệu và cách thức thu thập: Số liệu được thu thập từ các báo cáo hàng năm của Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa; thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: giáo trình, sách chuyên khảo về vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Trên cơ sở số liệu thu thập

được, phương pháp thống kê được sử dụng để tổng hợp và phân tích dữ liệu:

Thống kê mô tả và thống kê so sánh để mô tả và so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu

theo từng đối tượng, thời gian và không gian.

Trang 12

4 Kết cầu của chuyên đề

Chuyên đề gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần kết luận và phần chính của chuyên đề gồm ba chương với những nội dung cơ bản sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI.

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa.

Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI tại Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa.

Trang 13

CHƯƠNG I: CO SỞ LÝ LUẬN VE CÔNG TAC QUAN LÝ THUE

THU NHAP DOANH NGHIỆP DOI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP FDI

1.1 Tổng quan về thuế Thu nhập doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về thuế Thu nhập doanh nghiệp

Theo Vũ Duy Hào, Trần Minh Tuấn (2016), “Thuế TNDN là thuế tính trên thu nhập trước thuế (thu nhập chịu thuế) của doanh nghiệp trong kỳ tính

Theo Luật số: 14/2008/QH12, “Thuế TNDN là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong kỳ tính thuế”.

Thuế TNDN xuất hiện từ rất sớm trong suốt quá trình phát triển của thuế Hiện nay ở các nước phát triển, thuế TNDN là một công cụ đặc biệt quan trọng

được Nhà nước sử dụng trong việc dam bảo 6n định nguồn thu NSNN, qua đó

thực hiện việc phân phối thu nhập Mức thuế suất cao hay thấp áp dụng cho các đối tượng nộp thuế TNDN là khác nhau, điều này phụ thuộc vào quan điểm và

mục tiêu điều tiết thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất

Thuế TNDN ra đời bắt nguồn từ hai lý do chủ yếu sau:

- Sự ra đời của thuế TNDN bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái

phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

- Sự ra đời của thuê TNDN xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước.

Căn cứ các quy định của pháp luật về thuế TNDN của Việt Nam thì ta có thé hiểu: Thuế TNDN là khoản nghĩa vụ tài chính bắt buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế phải nộp trong kỳ tính thuế theo quy định

của pháp luật trong từng thời kỳ Trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp, đây là

khái niệm được sử dụng phô biên và xuyên suôt.

Trang 14

1.1.2 Đặc điểm của thuế Thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN gồm có bốn đặc điểm chính, cụ thé như sau:

Một là, Thuế TNDN là loại thuế trực thu do đối tượng chịu thuế chính là lợi nhuận thu được của đối tượng nộp thuế.

Theo Luật thuế TNDN (2008): “Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế

(sau đây gọi là doanh nghiệp)” (Khoản 1, Điều 2), bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài cócơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

+ Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;

+ Don vi sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tổ chức khác có hoạt động SXKD có thu nhập chịu thuế.

Hai là, Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chiu thuế của doanh nghiệp nên kết quả hoạt động KD của doanh nghiệp ảnh hưởng rat lớn đến

mức đóng góp vào NSNN của thuế TNDN Chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà

đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN Thu nhập chiu thuế được tính như sau:

Thu nhập chịu thuế

= (Doanh thụ — Chỉ phí được trừ ) + Thu nhập khác

Ba là, Thuế TNDN được xây dựng tương đối ôn định nhăm mang lại môi

trường thuận lợi cho hoạt động SXKD.

Bản thân thuế TNDN sẽ điều tiết vào thu nhập của DN mà nguồn thu nhập

này có bản chất là nguồn vốn tái đầu tư mở rộng sản xuất, nên thuế TNDN

thường phải én định qua thời gian, đặc biệt là về thuế suất Tính chất ôn định tương đối này giúp các DN chủ động trong việc lên kế hoạch đầu tư, đề ra

Trang 15

phương án SXKD một cách bền vững Từ đó, góp phần gia tăng quy mô và hiệu quả SX, đem lại nguồn thu vững chắc hơn cho ngân sách.

Thuế suất của thuế TNDN: Ké từ ngày 1/1/2016, mức thuế suất thống nhất

là 20% Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm đò, khai thác dau, khí và tai nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam, áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% tùy theo

từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

1.1.3 Vai trò của thuế Thu nhập doanh nghiệp

Theo Đặng Văn Dân (2018), “Thuế thu nhập doanh nghiệp có những vai

tro sau:

Một là, Thuế TNDN là một khoản thu có vi trí rất quan ngân sách Nhà nước Theo quy luật chung, khi trình độ kinh tế càng phát triển thì thuế TNDN sẽ

càng chiếm vị trí quan trọng hơn trong tổng nguồn thu ngân sách quốc gia Số

thu sẽ tăng lên trên đối tượng nộp thuế ngày càng được mở rộng hơn về cả quy

mô lẫn số lượng.

Hai là, Thuế TNDN là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế Nhà nước ban hành luật thuế TNDN áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo sự bình đăng trong cạnh tranh, góp phần thúc đây nền kinh tế phát triển Nhà nước thể hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phải nộp thuế (được miễn thuế) hoặc thể hiện sự

khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển của một lĩnh vực hay một

vùng, một khu vực nào đó Ngoài việc quy định thuế suất chung cho các cơ sở

sản xuất kinh doanh, Nhà nước cũng đưa ra thuế suất ưu đãi đề áp dụng đối với các ngành nghề, mặt hang trong nền kinh tế để khuyên khích các ngành nghề,

mặt hàng này theo định hướng của Nhà nước.

Ba là, Thuế TNDN còn là cơ sở dé Nhà nước phân phối lai thu nhập, thực hiện chính sách công bằng xã hội Điều này đặc biệt cần thiết trong nền kinh tế thị trường luôn đề cao tính cạnh tranh, trong đó yếu tô phân hoá giàu nghèo là

điều không tránh khỏi Trong chính bối cảnh đó, thuế TNDN ra đời giúp rút ngăn khoảng cách giàu nghèo các thành viên trong xã hội Thuế TNDN ngày nay được

áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không

Trang 16

những đảm bảo nguyên tắc bình đăng về chiều ngang, mà còn cả công bằng về chiều dọc Về chiều ngang, bat ké một doanh nghiệp kinh doanh bat cứ hình thức nào nếu có thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế Về chiều dọc, cùng một nganh nghề không phân biệt quy mô kinh doanh nếu có thu nhập chịu thuế thì vẫn phải

nộp thuê.”

1.2 Doanh nghiệp FDI

1.2.1 Khái niệm doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) hiểu theo định nghĩa Tiếng Anh là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn hóa của bên nước ngoài góp là bao nhiêu Tuy nhiên, trong các văn

bản pháp luật hiện hành của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh nghiệp

này chưa that sự chi tiết, cụ thể.

Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư 2005 (đã hết hiệu lực) phân loại: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư

nước ngoài thành lập dé thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp

Việt Nam do nhà dau tư nước ngoài mua cô phân, sáp nhập, mua lại”.

Theo đó, khi Luật đầu tư 2014 được ban hành thì không đề cập trực tiếp đến loại hình doanh nghiệp này, chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều 3 như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nha đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cô đông” Tuy nhiên, cũng có thể hiểu ở đây rang doanh nghiệp FDI là một hình thức được hiểu trong tổ chức kinh tế có

von dau tư nước ngoài.

Như vậy, có thé hiểu một cách cơ bản rằng: Doanh nghiệp FDI, hay còn gọi là doanh nghiệp có vốn dau tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình tổ

chức kinh doanh, trong đó có nhà dau tw nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông, hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các quy định luật pháp của

nước sở tại và các thông lệ quốc té.

Trang 17

1.2.2 Đặc điểm doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI có một số đặc điểm như sau:

- Doanh nghiệp FDI thường là Chi nhánh của Công ty đa quốc gia (chiếm 90% nguồn vốn DTNN đang vận động trên thé giới) Ngoài ra, người đứng đầu doanh nghiệp FDI có thể là các cá nhân nước ngoài sang đầu tư.

- Nguồn vốn của các doanh nghiệp FDI bao gồm vốn góp dé hình thành vốn pháp định, vốn vay hoặc vốn bố sung từ lợi nhuận giữ lại để mở rộng và triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn đầu tư tại

các doanh nghiệp FDI được sử dụng theo mục đích của chủ DTNN trong khuôn khổ pháp luật của nước sở tại Nước tiếp nhận đầu tư chỉ có thé định hướng một

cách gián tiếp việc sử dụng vốn đó vào những mục đích mong muốn thông qua các công cụ như : thuế, giá thuê đất, các quy định để khuyến khích hay hạn chế

dau tư nước ngoài vào một ngành, một lĩnh vực nào đó.

- Đi kèm với dự án của các doanh nghiệp FDI là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu); Chuyên giao công nghệ; Di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động quốc tế góp phần vào việc chuyên giao kỹ năng quản lý

doanh nghiệp FDI.

- Thông thường chủ các doanh nghiệp FDI trực tiếp điều hành hoặc tham

gia điều hành hoạt động của doanh nghiệp tuỳ theo tỷ lệ vốn mà tô chức hay cá nhân đó đóng góp Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài càng cao thì quyền quản lý và ra quyết định đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp càng lớn Người

đứng đầu doanh nghiệp FDI tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Quyền lợi và trách nhiệm của nhà DTNN gắn chặt với doanh nghiệp mà

họ đầu tư Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định

lợi nhuận của nhà đầu tư Sau khi trừ đi thuế TNDN và các khoản đóng góp cho nước chủ nhà, nhà DTNN nhận được phần lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp.

- Do chủ đầu tư của doanh nghiệp FDI phần lớn là các công ty đa quốc gia hoặc các công ty mẹ ở nước ngoài nên có thể xảy ra hiện tượng trốn thuế qua các giao dịch liên kết Hệ thống số sách, báo cáo nội bộ công ty thường bằng tiếng

Trang 18

nước ngoài, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối phức tạp Bên cạnh đó, do lãnh đạo công ty thường là người nước ngoài, nên việc năm bắt, vận dụng cũng như tuân thủ những quy định luật pháp của nước sở tại còn nhiều hạn chế.

- Một đặc điểm quan trọng của doanh nghiệp FDI nữa đó là rất khó xác

định chính xác doanh thu và chi phí thực sự của loại hình doanh nghiệp này,

được thê hiện rõ ràng qua hình thức chuyền giá.

1.2.3 Vai trò doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế của các nước khi thu hút nguồn vốn dau tư này, nó đã cơ bản đáp ứng được các

mục tiêu đề ra về thu hút vốn, chuyên dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm,

tiếp tu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện dai Cụ thé như sau:

- Là nguồn hỗ trợ cho phát triển: Doanh nghiệp FDI là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đối mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động

Từ đó tạo tiền dé tăng thu nhập, tăng tích lity cho sự phát triển của xã hội.

Nguôn vôn đâu tư nước ngoài góp phân làm tăng khả năng cạnh tranh vàmở rộng khả năng xuât khâu của nước sở tại, thu một phân lợi nhuận từ các công

ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ cho đầu tư.

- Chuyên giao công nghệ: Vai trò quan trọng mà doanh nghiệp FDI mang lại đó là chuyền giao cho nước sở tại công nghệ khoa học hiện đại, kỹ xảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chi có vốn bằng tiền mà còn chuyền cả vốn hiện vật như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, trí thức khoa học, bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị thường Do vậy, về lâu dài đây chính là lợi ich căn bản nhất DTNN còn thúc day dao tạo những kỹ sư, những nhà quan lý có trình độ chuyên môn dé tham gia vào

các công ty liên doanh với nước ngoài.

Trong điều kiện hiện nay, trên thế giới có nhiều công ty của nhiều quốc

gia khác nhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và thực hiện chuyên giao công

nghệ cho nước nào tiếp nhận đầu tư Thì đây là cơ hội cho các nước đang phát triển có thé tiếp thu được các công nghệ thuận lợi nhất.

10

Trang 19

- Thúc day tăng trưởng kinh tế: Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụng của các nhân tố bên ngoài biến nó thành những nhân tố bên trong thì quốc gia đó tạo được tốc độ tăng trưởng cao Mức tăng trưởng ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đầu tư, nhờ đó các

nhân tố khác như tổng số lao động được sử dung, năng suất lao động cũng tăng

lên theo Rõ ràng hoạt động ĐTNN đã góp phần tích cực thúc đây tăng trưởng kinh tế ở các nước dang phát triển Nó là tiền dé, là chỗ dựa dé khai thác những

tiêm năng to lớn trong nước nhăm phát triên nên kinh tê.

- Thúc day quá trình dịch chuyên cơ cau kinh tế: Yêu cầu dịch chuyển nền kinh tế không chỉ đòi hỏi bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế, mà còn là đòi

hỏi xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

Doanh nghiệp FDI và nguồn vốn ĐTNN 1a một bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại Các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế Dé hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù

hợp với sự phân công lao động quốc tế Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế phù hợp

với trình độ chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư

nước ngoài Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đây nhanh quá

trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở các nước sở tại ĐTNN giúp phát triển nhanh chóng trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều nghành kinh tế, một

số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư nước ngoài, nhưng cũng có nhiều

ngành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ bị xóa bỏ.

- Đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách: Doanh nghiệp FDI góp

phan đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế của

các đơn vị đầu tư và tiền thu tư việc cho thuê dat

ĐTNN cũng đóng góp cải thiện cán cân quốc tế cho nước sở tại Bởi vì

hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài là sản xuất các sản pham hướng vào xuất

khâu, phần đóng góp của tư bản nước ngoài và việc phát triển xuất khâu là khá

11

Trang 20

lớn trong nhiều nước đang phát triển Cùng với việc tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, đầu tư nước ngoài còn mở rộng thị trường cả trong nước và ngoài

nước Đa số các dự án đầu tư nước ngoài đều có phương án bao tiêu sản phẩm.

Đây gọi là hiện tượng “ hai chiều ” đang trở nên khá phô biến ở nhiều nước đang phát triển hiện nay.

Về mặt xã hội, đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, thu hút một khối lượng đáng kê người lao động ở nước sở tại vào làm việc tại DN FDI Điều đó góp phần đáng kể vào việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp vốn là một tình trạng nan giải của nhiều quốc gia Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nơi có lực lượng lao động rất phong phú nhưng không có điều kiện

khai thắc và sử dụng được Thi hu hút các doanh nghiệp FDI được coi là chia

khóa quan trọng để giải quyết vấn đề trên đây Vì doanh nghiệp FDI tạo ra được

các điều kiện về vốn và kỹ thuật, cho phép khai thác và sử dụng các tiềm năng về lao động Tuy nhiên sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI đối với việc làm

trong nước phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và khả năng kỹ thuật của nước đó.

Bên cạnh những mặt tích cực mà các doanh nghiệp FDI đem lại thì cũng

có rất nhiều mặt tiêu cực ảnh hưởng đáng ké đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị,

môi trưởng, Cụ thê là:

- Phụ thuộc về kinh tê đôi với các nước nhận đâu tư

Doanh nghiệp FDI thường là các Chi nhánh của Các Công ty đa quốc gia, đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty nay sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế

của nước sở tại vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty

xuyên quoc gia này.

ĐTNN góp phan vốn bổ sung quan trong cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyên giao công nghệ cho các nước sở tại Đồng thời cũng thông

qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nước ngoài dé có thé tiêu

thụ hàng hóa và các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác Vậy nếu càng dựa nhiều vào nguồn vốn đầu tư nước ngoài,

thì sự phụ thuộc của nên kinh tê vào các nước công nghiệp phát triên càng lớn.

12

Trang 21

Và nêu nên kinh tê dựa nhiêu vao nguôn von này thì sự phát triên của nó chi là

một phần vinh giả tạo.

Nhưng vấn đề này có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào chính sách và khả năng tiếp nhận kỹ thuật của từng nước Nếu nước nao tranh thủ được vốn, kỹ thuật và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư nước ngoài mà nhanh chóng phát triển công nghệ nội địa, tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đây mạnh nghiên cứu và triển khai trong nước thì sẽ được rất nhiều sự phụ thuộc của các công ty đa quốc gia.

- Trong một số các nhà đầu tư không phải không có trường hợp hoạt động tình báo, gây rối an ninh chính trị Thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau theo kiểu diễn biến hòa bình ” Có thé nói rằng sự tấn công của các thế lực thù địch nhằm

phá hoại ồn định về chính trị của nước sở tại luôn diễn ra dưới mọi hình thức tinh

VI xao quyệt.

- Mục đích của các doanh nghiệp FDI là kiếm lời, nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi nhất Vì vậy lượng vốn nước ngoài làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị Sự mắt cân đối này có thể gây ra mất ôn định về chính trị Những người dân bản xứ làm thuê cho các doanh nghiệp FDI có thé bị mua chuộc, biến chat, thay đôi quan điểm, lỗi sống và nguy

cơ hơn là họ có thê phản bội Tổ Quốc Các tệ nạn xã hội cũng có thể gia tăng

thêm như mại dâm, nghiện hút

Những mặt trái của doanh nghiệp FDI và ĐTNN không có nghĩa là phủ

nhận những lợi thế cơ bản của nó mà cần phải có những chính sách, những biện

pháp kiểm soát hữu hiệu dé phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu

cực của việc thu hút các doanh nghiệp FDI Bởi vì mức độ thiệt hại tiêudoanh

nghiệp FDI gây ra cho nước chủ nhà nhiều hay ít lại phụ thuộc rất nhiều vào

chính sách, năng lực, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của nước sở tại.

13

Trang 22

1.3 Công tác quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh

nghiệp FDI

1.3.1 Khái niệm quản lý thuế

Theo Dương Thị Binh Minh (2005): “Quản lý thuê là những biện phápnghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu NSNN thực hiện” “đó là những hoạt

động thường xuyên của cơ quan thu hướng về phía đối tượng nộp nhằm đảm bảo

thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật định”.

Tại Việt Nam, công tác quản lý thuế đã được quy định bởi Luật Quản lý

thuế năm 2006, Luật Quản lý thuế sửa đổi 2012 và mới đây nhất là Luật Quản lý thuế 2019, theo đó việc quản lý thuế, các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà

nước do cơ quan quản lý thu theo quy định của Pháp luật.

Từ các khái niệm trên, có thể coi Công tác Quản lý thuế TNDN là quá

trình tổ chức, điều hành, quản lý và giám sát của COT về việc thực hiện

những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo các doanh nghiệp chấp hành nghĩa vụ nộp thuế TNDN vào NSNN.

Công tác quản lý thuế quan tâm đầu tiên tới việc thực thi chính sách thuế.

Dé thực hiện tốt công tác này cần có một chính sách thuế hợp lý Sau khi chính sách thuế đã được hoạch định và thông qua, chính sách đó cần được thực đưa vào thực tế để thực hiện Công tác quản lý thuế đóng một vai trò quyết định trong

việc đưa chính sách thuế vào cuộc sống Hoạt động quan lý thuế là sự tác động có tổ chức, tuân theo những quy tắc nhất định và mang tính quyên lực nhà nước Day cũng có thé coi là hoạt động quản lý hành chính — kinh tế trong lĩnh vực

1.3.2 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.3.2.1 Mục tiêu của quản lý Thuế thu nhập doanh nghiệp

Quản lý thuế là thực hiện một chức năng quan trọng của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính Quản lý thuế nhằm đạt được những mục tiêu sau:

- Huy động kịp thời, đầy đủ các khoản thu vào NSNN

Số thu thuế TNDN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN, góp phần tài trợ cho các hoạt động của Nhà nước Chính vì vậy, dé ồn định va

14

Trang 23

tăng trưởng số thu của thuế TNDN vào NSNN, công tác Quan lý thuế TNDN phải thực hiện trên cơ sở duy trì và phát triển nguồn thu Vì thế, làm tốt công tác QLT TNDN sẽ tạo điều kiện cho NNT nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế

TNDN vào NSNN.

- Phát huy tốt vai trò của thuế TNDN trong nền kinh tế

Thực hiện tốt những công việc cụ thể, nội dung của QLT TNDN sẽ góp

phần phát huy vai trò mang tính toàn diện của thuế TNDN trên mọi lĩnh vực của

nên kinh tế Thuế TNDN sẽ góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế, sẽ là phương

tiện dé Nhà nước thực hiện tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

- Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT

Đề Quản lý thuế TNDN cần có hệ thống các chính sách thuế, VBPL

day đủ, rõ rang; quy định rõ quyền và nghĩa vụ của NNT từ đó giúp cho NNT chủ động, tự giác nộp thuế Dong thời, tăng cường các biện pháp tuyên

truyền, giáo dục pháp luật thuế, phổ biến những quy định, thủ tục về thuế TNDN giúp cho NNT hiểu và tuân thủ Ngoài ra, ý thức thi hành pháp luật

thuế của NNT cũng sẽ được tăng cường, củng cô thông qua việc thực hiện

công tác thanh tra, kiểm tra NNT.

- Tối thiểu hóa chi phí dé nâng cao chất lượng QLT

Chất lượng QLT biểu hiện thông qua chi phí Chi phí cho QLT bao gồm

chi phí trả lương cho đội ngũ CBCC, in ấn tài liệu, chỉ cho CSVC, thiết bị máy móc, chi phí khác Đồng thời, NNT còn chịu chi phí tuân thủ thuế bao gồm chi phí thuê kế toán, luật sư tư vấn thuế Nếu chỉ phí cao thì NNT sẽ tìm cách trốn

thuế, tránh thuế gây khó khăn cho CQT trong công tác QLT Vì vậy, tối thiểu hóa

chi phí sẽ góp phan tăng cường ý thức của NNT.

1.3.2.2 Nguyên tắc quan lý Thuế thu nhập doanh nghiệp

Về nguyên tắc, quản lý thuế TNDN cần đảm bảo 3 nguyên tắc chính - Đảm bảo nguyên tắc tuân thủ pháp luật

Nguyên tắc này nhăm chi phối hoạt động của CQT và NNT bằng pháp luật Theo đó, các CBCC phải thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm

15

Trang 24

được quy định trong Luật QLT Cùng với đó, NNT phải có ý thức hoàn thành

đúng nghĩa vụ và trách nhiệm nộp thuế, tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo tính công bằng, hiệu quả trong QLT TNDN.

- Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đăng

Việc công khai, minh bạch trong QLT TNDN sẽ giúp NNT nam rõ được những trình tự, thủ tục nộp thuế, thu thuế TNDN Từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình Ngoài ra, nguyên tắc này cho phép có sự kiểm tra qua lại giữa CBCC thuế và NNT CBCC thuế kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế đồng thời NNT có thể giám sát hoạt động của CBCC thuế, là môi trường tốt để phòng chống tham nhũng Qua đó, thúc đây

hoạt động QLT đúng luật và trong sạch.

- Dam bảo nguyên tắc tiệt kiệm va hiệu quả

Giống như các hoạt động quản lý khác, hoạt động QLT TNDN phải tuân

thủ nguyên tắc hiệu quả Các hoạt động QLT được thực hiện, các phương pháp QLT được lựa chọn phải bảo đảm số thu thuế TNDN là lớn nhất theo đúng luật thuế Đồng thời, chi phí QLT là tiết kiệm nhất Do đó, yêu cầu phải có bộ máy

quản lý gọn nhẹ, CBCC thuế có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, ứng dụng CNTT trong QLT để tránh tình trạng thất thu thuế Bên cạnh đó, tăng cường cải

cách TTHC, tạo điều kiện tốt nhất cho NNT trong hoạt động SXKD.

1.3.3 Nội dung quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh

nghiệp FDI

Hiện tại, ngành Thuế đang triển khai cơ chế “Tự tính, tự kê khai và tự nộp

thuế vào NSNN” CQT sẽ không can thiệp vào quá trình kê khai, nộp thuế của

NNT mà sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế theo quy định đối với trường hợp VPPL về thuế Cụ thể công tác quản lý thuế bao gồm bốn nội dung cơ bản sau: Công tác quản lý đăng ký thuế, kê khai

thuế, nộp thuế và kế toán thuế TNDN; Công tác thanh tra, kiểm tra thuế Thu

nhập doanh nghiệp; Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế TNDN;

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ Người nộp thuế.

16

Trang 25

1.3.3.1 Công tác quản lý đăng kí thuế, kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế TNDN.

© Về công tác quản lý đăng ký thuế TNDN

Ngày 27/03/2014, Tổng Cục Thuế ban hành Quyết định số 329/QD-TCT về Quy trình quản lý đăng ký thuế Mục đích của công tác này đó là

- Thực hiện các quy định về đăng ký thuế của Luật Quản lý thuế, Luật sửa

đổi bỗ sung Luật Quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi

hành Luật Quản lý thuế;

- Chuân hoá công tác quản lý người nộp thuê nhăm mục đích nâng cao

năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế.

Quy trình Đăng ký thuế gồm các bước sau:

Sơ đồ 1.1 Quy trình Đăng ký thuế

Bước 2: Tiến hành kiém tra hồ sơ DKT

của NNT

Bước 3: Xác nhận và cập nhật các dữ liệu

thông tin của NNT vào hệ thống CSDL Bước 4: Thực hiện trả kết quả cho NNT

Nguồn: Tổng Cục thuế (2014) Theo đó, trước khi thành lập và tiến hành SXKD thì doanh nghiệp cần đăng ký MST và khi doanh nghiệp tạm ngừng, nghỉ, chấm dứt hoạt động SXKD thì phải thông báo tạm ngừng cho CQT hoặc làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST khi cham dứt hoạt động SXKD.

17

Trang 26

e Vé quản lý kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế

Ngày 15/05/2015, TCT ban hành Quyết định số 879/QĐ-TCT về quy trình quản lý kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế Theo đó, quy trình quản lý kê

khai thuê, nộp thuê và kê toán thuê như sau:

Sơ đồ 1.2 Quy trình Quản lý kê khai thuế và kế toán thuế

kê khai thuế của NNT Quản lý kê khai thuế e Quy trình quản lý kê khai thuế gồm các bước sau:

Bảng 1.1 Quy trình Quản lý kê khai thuê

Bước 1: Quản ly tinh trạng kê

khai thuế của NNT

Hàng tháng, CBCC phải tra cứu, rà soát danh sách

NNT phải nộp HSKT đề theo dõi tình trạng kê khai

của NNT.

Bước 2: Xử lý HSKT - Tiếp nhận HSKT

- Kiém tra lỗi trên HSKT

- Xử lý HSKT điều chinh, bỗ sung của NNT

Trang 27

Quyết định này nhằm thay thế Quyết định 1864/QD-TCT về Quy trình

quản lý kê khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế trước đó, theo đó có một số sửa

đối như sau:

- Sửa đôi, bố sung nội dung quan lý nghĩa vụ kê khai đối với người nộp thuế mới thành lập;

- Sửa đổi, bồ sung nội dung quản lý nghĩa vụ kê khai đối với người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh có thời hạn;

- Sửa đối nội dung xử lý hồ sơ khai thuế điều chỉnh, bổ sung của người nộp thuế;

- Sửa đôi nội dung lập biên ban vi phạm hành chính thuế;

- Sửa đôi một sô mau biêu.

1.3.3.2 Công tác Thanh tra, kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp

Ngày 20/4/2015, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 746/QD-TCT về quy trình kiểm tra thuế mới thay thế quy trình cũ kèm theo Quyết định

528/QD-TCT So với quy định cũ, quy trình mới có nhiều điểm nồi bật như:

- Sẽ bãi bỏ quyết định kiểm tra trong trường hợp người nộp thuế đã bỏ

kinh doanh hoặc vắng mặt trong thời gian dai với ly do bat kha kháng, hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động hoặc chưa chấm

dứt nhưng không còn liên lạc với cơ quan Nhà nước;

- Quy định cụ thể đối với tài liệu, hồ sơ đã được nộp cho cơ quan thuế thì

đoàn kiểm tra không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp mà phải khai thác tại

cơ quan thuế.

- Trường hợp người nộp thuế thực hiện kế toán bằng phần mềm kế toán thì được yêu cầu cung cấp sô kế toán lưu trữ trên dit liệu điện tử.

- Quyết định cũng ban hành nhiều biểu mẫu mới: phiếu nhận xét hồ sơ khai thuế, thông báo về việc khai bổ sung số thuế khai thiếu

19

Trang 28

e Kiêm tra tại trụ sở CQT gôm các bước sau:

Bảng 1.2 Quy trình kiểm tra tại trụ sở Cơ quan thuế

Bước 1: Lap ké hoach kiém tra thuéCBCC cap nhat day đủ các thông tin, dữ liệu

NNT vào hệ thống dữ liệu của ngành thuế và

ứng dụng hỗ trợ thanh tra, kiêm tra (TTR) Từ đó dé lập kế hoạch kiêm tra thuế.

Bước 2: Kiêm tra HSKT

Bước 3: Xử lý kêt quả kiêm tra HSKT

- Kiém tra HSKT băng phương pháp thủ công - Kiểm tra băng PMUD

- Đôi với NNT (HSKT) chưa phát hiện rủi ro

thi chap nhan hé so.

- Đối với NNT (HSKT) có mức rủi ro thấp th

lưu hồ sơ kiêm tra dé theo dõi mà không phải

ban hành thông báo Trừ khi có chi đạo khác

của trưởng bộ phận kiêm tra, thủ trưởng CQT.

- Đối với NNT (HSKT) có mức độ rủi ro vừa và cao thì ra thông báo đối với NNT đề nghị giải trình hoặc bô sung thông tin, tài liệu theo

đúng quy định.

Bước 4: Tông hợp báo cáo và lưu giữ

tài liệu kiêm tra

Cán bộ kiêm tra có trách nhiệm nhập toàn bộ

dữ liệu về công tác kiểm tra vào ứng dụng TTR và tiến hành bàn giao hé sơ kiêm tra cho

Trang 29

Sơ đồ 1.3 Quy trình kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế

Bước 2: Ban hành quyết định kiểm tra

Bước 3: Tiến hành kiểm tra tại

trụ sở NNT

Bước 4: Lập biên bản kiểm tra

Bước 5: Xử lý kết quả kiêm tra

Bước 6: Giám sát kết quả sau kiêm tra

Nguồn: Tổng Cục thuế (2015) Quy trình này được áp dụng trong trường hợp kiểm tra từ HSKT, kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, kiểm tra hoàn thuế, kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề và kiểm tra khác theo quy định.

21

Trang 30

1.3.3.3 Quản lý nợ thuế và cuong chế nợ thuế Thu nhập doanh nghiệp

Ngày 28/07/2015, Tổng Cục Thuế ban hành quyết định 1401/QD-TCT về quy trình quản lý nợ thuế Cụ thé như sau:

e VỀ công tác quản lý nợ thuế

Bảng 1.3 Quy trình quản lý nợ thuế

Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu thu | - Xác định sô tiên thuê nợ

tiền thuế nợ - Lập chỉ tiêu thu tiên thuế nợ

- Triên khai thực hiện chi tiêu thu tiên thuê nợ - Phân loại tiên thuê nợ

- Thực hiện đôn đốc thu nộp

Bước 2: Đôn doc thu và xử lý _ | - Xử lý hô sơ dé nghị xóa nợ tiên thuê, gia hạn

tiền thuế nợ nộp thuế

- Đôn đốc tiên thuế nợ đối với CSSX vang lai - Lập nhật ky và sô theo dõi tinh hình nợ thuế

Nguồn: Tổng Cục thuế (2015) e Về công tác quản lý cưỡng chế nợ thuế

Ngày 27/09/2018, Bộ Tài chính ban hành hông tư 87/2018/TT-BTC sửa

đổi thông tư 215/2013/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định

hành chính thuế Theo đó, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính

thuế được ban hành tại các thời điểm sau:

- Sau ngày thứ 90 ké từ ngày: số tiền thuế; tiền chậm nộp tiền thuế hết thời hạn nộp thuế, hết thời hạn cho phép nộp dần tiền thuế nợ theo quy định của pháp

luật (trước đây là trong ngày thứ 91).;

- Ngay sau ngày hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế;

- Ngay sau ngày người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt, trừ trường

hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉnh thi hành.

22

Trang 31

Cụ thé, Quy trình công tác cưỡng chế nợ thuế gồm:

Sơ đồ 1.4 Quy trình cưỡng chế nộp thuế

Bước 1: Xác định các đôi tượng nợ thuê phải áp

dụng biện pháp cưỡng chế

Bước 3: Thực hiện cưỡng chê nợ thuê

Bước 4: Theo dõi tình hình thực hiện cưỡng chê

nợ thuê

Nguồn: Bộ Tài chính (2018)

1.3.3.4 Tuyên truyền, hỗ trợ Người nộp thuế

Ngày 20/4/2015, TCT ban hành Quyết định số 745/QĐ-TCT về Quy trình TT-HT NNT Theo đó, quy trình TT-HT NNT gồm các bước sau:

Sơ đồ 1.5 Quy trình Tuyên truyền, hỗ trợ Người nộp thuế

Trang 32

Với vai trò là cầu nối giữa NNT va CQT, công tác TT-HT NNT một mặt là kênh phô biến, thông tin về chính sách, pháp luật thuế và các chủ trương của Chính phủ về cải cách HĐH ngành Thuế tới người thực hiện, mặt khác là kênh tiếp nhận những ý kiến đóng góp, phản hồi từ phía NNT dé CQT có những sửa

đôi, bổ sung kịp thời, phù hợp với thực tiễn cuộc sống Do đó, công tác TT-HT

đã giúp cho NNT có nhận thức đúng đắn về chính sách thuế và các chủ trương

chính sách của Đảng, Chính phủ dé thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế

vào NSNN.

1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thuế Thu nhập doanh

nghiệp đối với doanh nghiệp FDI

1.4.1 Nhân t6 chủ quan thuộc Cục Thuế

1.4.1.1 Mô hình quản lý thuế của Cơ quan Thuế

Lịch sử quản lý thuế cho thấy có 3 mô hình quản lý thuế cơ bản, đó là: mô hình quản lý theo sắc thuế, mô hình quản lý thu theo chức năng và mô hình quản lý thu theo đối tượng nộp thuế Mỗi mô hình có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả kiểm soát thuế TNDN, tùy thuộc vào đặc điểm chính trị - kinh tế - xã hội và trình độ quản lý mà các quốc gia áp dụng mô hình quản lý thuế phù hợp,

có thê là một trong số các mô hình cơ bản hoặc mô hình quản lý thuế kết hợp 2

hoặc cả 3 mô hình.

1.4.1.2 Sự phối hợp giữa các chức năng trong cơ quan thuế

Hiện nay, cơ quan thuế quản lý thuế thông qua 4 chức năng: Tuyên truyền

- Hỗ trợ người nộp thuế, chức năng quản lý Kê khai và Kế toán thuế, chức năng quản lý và cưỡng chế nợ thuế, chức năng Thanh tra - Kiểm tra thuế Các chức năng của cơ quan thuế hỗ trợ quản lý đồng bộ, phối hợp tốt thì hiệu quả quản lý

thuế được cao và ngược lại.

1.4.1.3 Hệ thống thông tin của ngành thuế về người nộp thuế

Quản lý thuế TNDN là một phần quan trọng trong hoạt động tuân thủ của các cơ quan Thuế trên toàn thế giới Do nguồn lực có hạn và phải quản lý số lượng lớn NNT, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, những đối tượng

24

Trang 33

này thê hiện rủi ro đôi với cơ quan thuê bởi các đôi tượng này có đội ngũ kê toán

có năng lực còn hạn chê, một kê toán viên có thê kiêm nhiệm nhiêu công ty, chủyêu là đôi phó với công tác khai thuê định kỳ; không được tô chức tôt việc lưu

giữ chứng từ kế toán,không có kiểm toán độc lập.

Vì vậy, thông tin là điểm mau chốt của việc quản lý thuế TNDN Thông tin được sử dụng dé xác định “dấu hiệu” của sự không tuân thủ, băng cách chấm

điểm rủi ro dé xác định van đề hoặc giao dịch cụ thể, hoặc băng cách sử dụng các cán bộ có kinh nghiệm dé rà soát rủi ro nhằm phát hiện dấu hiệu không tuân thủ tiềm tàng.

1.4.1.4 Nguồn nhân lực quan lý thuế

Cán bộ thuế có vai trò rất quan trọng trong quản lý thuế TNDN, là yếu tố then chốt, quyết định sự thành công hay thất bại của việc quản lý thuế Trình độ

chuyên môn nghiệp vụ, khả năng sáng tạo, sự chủ động trong công việc và phẩm chat đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế đóng vai trò quyết định đến việc quản lý thuế.

1.4.2 Nhân tổ khách quan

1.4.2.1 Hệ thống chính sách thuế TNDN

Hệ thống chính sách pháp luật là nhân té tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việc tuân thủ tốt thường bắt nguồn từ

chính sách thuế rõ ràng, minh bạch, đơn giản, dé hiểu, đơn nghĩa và càng ít ngoại lệ càng tốt Bên cạnh đó, các quy trình, thủ tục về thuế (đăng ký thuế; kê khai, nộp thuế; hoàn thuế, ) càng đơn gian,cang tốt nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi tối đa và giảm chi phí tuân thủ cho NNT.

1.4.2.2 Ý thức tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp FDI.

Việc tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp EDI tương đối tốt.

Tuy nhiên, vẫn còn các doanh nghiệp FDI sử dụng công cụ chuyên giá, khe hở

pháp luật nhằm mục đích trốn, tránh thuế Chính vi Vậy, VIỆC nắm được các hình thức chuyên giá sẽ cải thiện hơn ý thức tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp FDI, cụ thé như:

25

Trang 34

Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua việc góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam bằng máy móc, thiết bị và công nghệ Giá trị máy móc thiết bị công nghệ do nhà đầu tư nước ngoài góp thường mang tính đặc thù, đã bị lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng lại được đây lên rất cao so với gia tri thực nhằm giúp cho nhà đầu tư nước ngoài nâng khổng giá trị vốn góp, gây that thu cho NSNN và bắt lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.

Chuyên giá thông qua bán hàng hoá, nguyên vật liệu thấp hơn nhiều so với giá bán cho các bên không có quan hệ liên kết, nhằm định đoạt giá chuyên giao

hàng hoá, nguyên vật liệu với bên liên kết Việt Nam dé chuyên được nhiều lợi

nhuận trước thuế từ bên liên kết Việt Nam sang bên liên kết nước ngoài.

Chuyên giá thông qua chuyền giao công nghệ: cùng với việc góp vốn doanh nghiệp Việt Nam bằng máy móc, thiết bị, các doanh nghiệp nước ngoài còn thực hiện chuyên giao công nghệ sản xuất kinh doanh cho bên liên kết tại Việt Nam

và thu tiền bản quyền, thực tế các doanh nghiệp tại Việt Nam phải (hoặc tự

nguyện) gánh chịu chi phí bản quyền cao hơn rất nhiều so với mức độ sử dụng đã dẫn đến việc thua lỗ nhiều năm liên tục, điển hình trong lĩnh vực lắp ráp ô tô, sản xuất thực phẩm, nước giải khát

Các tập đoàn công ty mẹ tại nước ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh

và dịch vụ với các công ty của các nước với đơn giá gia công sản xuất dịch vụ rất

cao, sau đó các tập đoàn công ty mẹ nảy giao lại các hợp đồng này cho các công

ty con thành lập tại Việt Nam thực hiện sản xuất gia công dịch vụ va xuất thắng

cho các công ty mà công ty mẹ đã ký hợp đồng, nhưng lại không thu được tiền trực tiếp từ các công ty đã xuất hàng hoá dịch vụ mà lại thu tiền theo đơn giá gia

công sản xuất dịch vụ do công ty mẹ quy định với đơn giá gia công sản xuất dịch

vụ rất thấp.

Chuyên giá thông qua chỉ trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh Giá bán hàng hóa dich vụ xuất khâu cho nước ngoài, chủ yếu bao tiêu sản phẩm qua công ty mẹ có hiện tượng giá bán hoặc giá gia công thấp hơn giá vốn dẫn đến kết quả sản

xuất kinh doanh liên tục lỗ mat vốn nhiều năm Dé tiếp tục hoạt động và mở rộng

26

Trang 35

kinh doanh công ty mẹ thực hiện hình thức hỗ trợ vốn hoặc cho vay vốn không

tính lãi.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, tiêu dùng có các nhãn hàng nỗi tiếng bên nước ngoài thường định giá tiền bản quyền thương

hiệu rất cao so với giá trị thực Bằng cách này, đã giúp cho nhà đầu tư nước

ngoài thu được lợi nhuận từ việc nâng không giá trị thương hiệu trong khi bên

phía Việt Nam vẫn phải chịu các chi phí quảng cáo cho thương hiệu đó, dẫn đến

chi phí quảng cáo, tiếp thi cho thương hiệu của doanh nghiệp thường tăng cao, mặt khác qua quảng cáo sản pham càng làm cho thương hiệu của bên nước ngoài trở nên nôi tiếng hon và giúp cho bên nước ngoài có lý do yêu cầu bên Việt Nam

phải trả thêm tiền bản quyền thương hiệu, mặc dù thực chất các khoản chi phí

này phải do công ty mẹ tại nước ngoài trang trai.

Không điều chỉnh thu nhập chịu thuế theo biên độ thị trường: Không có

thông tin, tài liệu dữ liệu chứng minh phương pháp xác định giá thị trường trong

giao dịch với bên liên kết; Áp dụng phương pháp xác định giá thị trường không

phù hợp với quy định hiện hành; Lựa chọn giao dịch độc lập so sánh không

tương đồng: Không ưu tiên lựa chọn giao dịch độc lập do chính doanh nghiệp thực hiện; Chi trả các khoản về nhãn hiệu, bản quyền, phí giấy phép không chứng minh được tính hợp lý; Thực hiện một số công việc không tính phí cho công ty liên kết (thiếu doanh thu) Tính giá dịch vụ ở mức cao để chuyền lợi nhuận từ công ty con tại Việt Nam sang công ty mẹ nhằm tối thiêu hóa nghĩa vụ

thuế của công ty con tại Việt Nam.

27

Trang 36

1.4.2.3 Sự phối hợp của các cơ quan chức năng

Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước (Sở Công an, Ngân hàng thương mại và các tô chức tín dụng, Uy ban nhân dân, ) cũng là nhân tố rất quan trọng trong kiểm soát thuế TNDN Bởi nếu cơ quan thuế phối hợp tốt với các cơ quan

chức năng sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý thu,thực hiện chống that thu có hiệu

quả, kip thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm và tội phạm

trong lĩnh vực thuế Chang hạn như phối hợp với ngân hàng thương mại dé có thông tin về giao dich của NNT

28

Trang 37

CHUONG II: THỰC TRẠNG CONG TAC QUAN LÝ THUE THU

NHAP DOANH NGHIEP DOI VOI CAC DOANH NGHIEP FDI TAI CUC THUE TINH THANH HOA

2.1 Dac điểm tinh Thanh Hoá và các doanh nghiệp FDI trên địa bàn

tỉnh Thanh Hoá

2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của tinh Thanh Hoá

2.1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Thanh Hoá

Theo số liệu từ báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa,

- Vi tri địa lý

Thanh Hoá là một tỉnh lớn của Bắc Trung Bộ, đây là vi trí cửa ngõ giữa Bắc Bộ và Trung Bộ của nước ta, cách Thủ đô Hà Nội 150 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km Phía Bắc giáp với ba tỉnh gồm: Son La, Hoà Bình và Ninh Bình; phía Nam giáp tỉnh Nghệ An; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây

giáp tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.- Địa hình

Địa hình tỉnh Thanh Hóa khá phức tạp, chia cắt nhiều và thấp dần theo

hướng từ Tây sang Đông Từ phía Tây sang phía Đông có các dải địa hình núi,

trung du, đồng băng và ven biển Trong tổng diện tích 11.129,48 km? thì Vùng núi và trung du chiếm 73,3%; Vùng đồng bằng chiếm 16% và Vùng ven biển

chiếm 10,7% Với địa hình phong phú và đa dạng, Thanh Hóa là tỉnh có điều

kiện phát triển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện và cho phép dé dang

chuyên dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành.

- Khí hậu

Thanh Hóa vừa có kiểu khí hậu của miền Bắc lại vừa mang những hình thái khí hậu của miền Trung Tỉnh Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa 4m với mùa hè nóng, mưa nhiều có gió Tây khô nóng; mùa đông lạnh ít

mưa có sương giá, sương muối lại có gió mùa Đông Bắc theo xu hướng giảm dần

từ biên vào đât liên, từ Băc xuông Nam.

29

Trang 38

2.1.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hoá

Theo số liệu từ báo cáo của Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa (2019), - Dân số và lao động

Năm 2019 Thanh Hóa có số dân 3,64 triệu người, đông thứ ba cả nước với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, Hmông, Dao, Thổ, Khơ-mú, trong đó có khoảng

355,4 nghìn người sống ở thành thị Năm 2019, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm

mới cho 69.622 lao động, trong đó có 10.309 lao động di làm việc ở nước

ngoaiftheo hợp đồng lao động Kết quả trên đã giúp tỉnh thực hiện tốt mục tiêu tang trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống cho người dân.

- Tình hình phát triển kinh té

Năm 2019 tỉnh có tốc độ tăng trưởng tông sản phầm trên địa bàn (GRDP)

ước đạt 17,15%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay; cơ cấu các nganh

kinh tế trong GRDP chuyền dịch theo hướng tích cực, trong đó ty trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 47,1%, tăng 1,7%; dich vụ chiếm 33,2%, giảm 2,7%; thuế sản phẩm chiếm 8,8%,

tăng 2,5% GRDP bình quân đầu người đạt 54,044 triệu đồng (tương ứng với

2.325 USD).

Cùng với tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; các hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiễn đầu tư, hợp tác quốc tế được tăng cường; huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển; thực hiện kế

hoạch đầu tư công chuyên biến mạnh Theo đó, tính đến ngày 30/12/2019, toàn

tỉnh đã thu hút được 210 dự án đầu tư trực tiếp (25 dự án FDI) với số vốn đăng ký 28.850 tỷ đồng, tăng 16,2% và 344,3 triệu USD, gấp 4,5 lần cùng kỳ Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 125.000 tỷ đồng Trong đó đã hoàn thành và

đưa vào hoạt động nhiều dự án lớn như: Nhà máy thép Nghi Sơn; nhà máy giết

mô, chê biên gia cam xuât khâu Viet Avis; nhiêu dự án may mặc giày da - Giao thông và cơ sở hạ tang

Thanh Hóa là tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ đường thủy và đường không Cụ thé: tuyến đường sắt Bắc Nam, nhiều

30

Trang 39

quốc lộ quan trọng đều chạy qua địa bàn Thanh Hóa; cảng Lễ Môn và cảng biển nước sâu Nghi Sơn thuận tiện cho vận chuyên đường biển; sân bay Thọ Xuân

cũng đã được đưa vào sử dụng vào đầu năm 2013.

- Du lịch

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều tiềm năng về du lịch Tỉnh có nhiều các khu

du lịch, đi tích lich sử và danh thang nổi tiếng như: Bãi biển Sầm Son, Bãi biển Hai Hòa, Vườn quốc gia Bến En, Suối cá thần Cam Lương, Cụm di tích thành

nhà Hồ, Khu di tích lịch sử Lam Kinh Năm 2019, toàn tỉnh đón gần 10 triệu lượt khách, tăng 17% so với năm trước, chủ yêu là khách trong nước đến tham quan nghỉ mát tại đô thị du lịch biển Sam Son.

- Đơn vị hành chính

Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phó, | thị xã và 24 huyện với 559 đơn vị hành chính cấp xã bao, gồm 34 phường, 29 thị trấn

và 496 xã.

2.1.2 Đặc điểm các doanh nghiệp FDI trên dia bàn tinh Thanh Hoá

Với cảng biển nước sâu Nghi Sơn, sân bay Thọ Xuân, mạng lưới giao thông đồng bộ, môi trường đầu tư thông thoáng, cùng với Nhà máy lọc hóa dầu

Nghị Sơn chính thức đi vào vận hành thương mại đã giúp Thanh Hóa thu hút

được 14,32 tỷ USD nguồn vốn FDI và trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu cả

nước về thu hút vốn FDI.

Những năm gần đây với thế và lực mới, Thanh Hóa đã trở thành điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư của nước ngoài Hiện này, tỉnh này đang có 93 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến 14,32 tỷ USD Riêng năm 2018 vừa qua, nguồn von FDI đã đầu tư vào Thanh Hóa lên đến 554,42 triệu USD, băng 73,3% kế hoạch.

Đặc biệt, sự xuất hiện của dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn đã góp phan tăng thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn với 192 dự án đầu tư trong nước có tổng vốn đăng ký đầu tư 113.379 tỷ đồng Trong đó, có 19 dự an FDI

tong vốn dau tư 12.862,9 triệu USD Ngoài ra, con có một số dự án lớn đã góp

sức lan tỏa như Nha máy xi măng Nghi Sơn, Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa

31

Trang 40

I, Nhà máy may Sakurai các dự án này đã đóng góp chủ yếu vào giá trị sản lượng công nghiệp, xuất nhập khẩu, thu ngân sách và tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), trở thành động lực thúc day phát triển kinh tế - xã hội của tinh

Thanh Hóa.

Trong thời gian tới Thanh Hóa ưu tiên thu hút các dự án FDI về sản xuất, chế biến thép, cao su, linh kiện điện tử, phụ kiện ngành may mặc, hóa

chất tại Khu kinh tế Nghi Sơn, các Khu công nghiệp Hoàng Long, Lam Sơn - Sao Vang, Bim Sơn Bên cạnh đó, Thanh Hóa cũng thu hút các dự án FDI về

sản xuất vùng lúa chất lượng cao gắn với chế biến gạo, vùng nguyên liệu ngô

găn với chế biến, vùng rau củ quả chất lượng xuất khẩu, chế biến gia súc gia cầm tại các địa bàn huyện Quảng Xương, Thọ Xuân, Yên Định Về lĩnh vực du lịch, tỉnh này sẽ thu hút các dự án FDI về xây dựng khách sạn cao cấp tại

các địa bàn thành phố Sầm Sơn, các huyện Quảng Xương, Tĩnh Gia, Nông

Cống, Thường Xuân, Cam Thủy

2.2 Khái quát về Cục thuế tỉnh Thanh Hoá

2.2.1 Quá trình thành lập và phát triển

Cục Thuê tỉnh Thanh Hóa được thành lập và đi vào hoạt động kê từ ngày

01 tháng 10 năm 1990 theo Quyết định số 314 TC/TCCB ngày 21 tháng 8 năm

1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở hợp nhất 3 tô chức thu gồm: Chi cục

Thuế Công Thương Nghiệp, Chi cục Thu Quốc Doanh và Phòng Thuế Nông

nghiệp thuộc Sở Tài chính vật giá tỉnh Thanh Hóa.

Là một đơn vi hành chính trực thuộc Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế nên cục Thuế tinh Thanh Hóa có chức năng tô chức thực hiện công tác quản lý thuế,

phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm

vụ của cơ quan trên địa bàn theo quy định của pháp luật Cụ thể, những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cục Thuế được quy định theo Quyết định 1836/QD-BTC ngày 08 tháng 10 năm 2018 quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyên hạn và cơ câu tô chức cục thuê trực thuộc Tông Cục Thuê.

Trong suốt 30 năm xây dựng và trưởng thành, cục Thuế tỉnh Thanh Hóa luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước là nhiệm vụ chính

32

Ngày đăng: 14/04/2024, 17:25

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w