1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của các biến số vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2020

62 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA KINH TE HOC

CHUYEN DE

THUC TAP TOT NGHIEP

Dé tai:

TAC DONG CUA CAC BIEN SO Vi MO DEN TANG

TRUONG KINH TE VIET NAM GIAI DOAN 2000-2020

Ho va tén : Nguyén Thị Kim Anh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài : “Tác động của các biến số vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam” là bài làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của cá nhâm em dựa trên các kiến thức đã học tại môi trường đại học, nghiên cứu được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Việt Hùng Tắt cả các số liệu và kết quả phân tích là hoàn toàn trung thực, không có sự sao chép kết qua và chưa được công bố dưới mọi hình thức Em xin cam đoan và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội

dung nghiên cứu của mình.

Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến sự truyền dạy tâm huyết và giàu kiến thức của tất cả thầy cô trong Khoa Kinh tế học trường Đại học Kinh tế Quốc dân Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn và lòng kính trọng đến thầy Nguyễn Việt Hùng, người thầy đã đi cùng em trong suốt quá trình em tham gia

thực tập va quá trình em thực hiện đề tài Nhờ có sự giúp đỡ đó em học hỏi được thêm nhiều kiến thức, trau chuốt hơn trong việc làm bài Em rất cảm ơn những ý kiến đóng góp của thầy ạ Một lần nữa em xin cảm ơn thầy cô đã cho em những

kiến thức đầy bổ ích cũng như những trải nghiệm tốt đẹp tại ngôi trường đại học Lời cuối, em xin kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và

thành công ạ.

Sinh viên

Nguyễn Thị Kim Anh

Trang 4

1.Tính cấp thiết của dé tài ss-s<ssvssevseskserkstsseekserksersssrserkssrkssse 1

2 Mục tiêu MghiéN CỨU .o <5 < 9< 9 9 9.00000000091086 23 Phạm vỉ nghién CỨU œ- o2 << 9 9.9 9.991 1010090089656 24 Phương pháp nghién CỨU 0-5 << 9 9 99.990.900 089 86 3

5 Kết cấu nghiên Cứu e s-s- se s ss©ssEss£xseEssSssexserserssrsserserserse 3 CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CUU 2 cs<essces 4

1.1 Tổng quan lý fÏIUyẾT -s- << 5° s£ se s£Ss£Ss£SsEssEseEssEseEsersessessessee 4

1.1.1 Mô hình Harrod- [DOIAT <6 + 11+ E+*VEEEsEE+EeEseeeeeseerrse 4

1.1.2 Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điỂn 2-2 cz+E+EerxerErrerrkerxee 4

1.1.3 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh - 2-2 s+s£+Ez+Exzrxerxerrerrxerxee 5

1.1.4 Đồng thuận Washington - 25s 2E E2 EEEEEEE211EE1 E121 Eecrkee 5

1.2 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước -s s s-sesses 6

1.2.1 Các nghiên cứu ở Hước ØOÌ - <5 + + kEkkiksekskrskesee 61.2.2 Các nghiên cứu ở trong THƯỚC «1x E9 9 1 ri, 9

1.2 Khoảng trống nghiên cứu -° 2-5-5 se sssssess£seesessezsessese 11

CHUONG 2: THỰC TRANG KINH TE VIỆT NAM 2000-2020 13

2.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2020 - 13 2.2 Thực trạng các biến vĩ mô và tăng trưởng kinh tế Việt Nam 16 2.2.1 Lam phát và tăng trưởng kinh tẾ - 2-2 2+ z+xe£xeExeEkeExerxrreee 16 2.2.2 Lãi suất va tăng trưởng kinh tẾ ¿- 2¿++2+++£x++zx2zxrrrxerxesred 17 2.2.4 Tỷ giá hối đoái và tăng trưởng kinh tẾ - 2-2 szzczxzzzssrxeee 20

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2< 22

3.1 Chỉ định mô hình tổng quát - «s2 se sssssseseessetssesses 22

Trang 5

3.2 Khung phân tích và các giả thuyết nghiên cứu -5 s 23

3.2.1 Khung phân tich - - 5 + 1311911 1 HH ng key 23

3.2.2 Các giả thuyết nghiên Cứu - 2 s+Sk+E++E+E2E£EEeEEeEkerkrrxrrerree 23

3.3 Mô ta các biến trong mô hình -s- ¿2s se ssssessessesssessss 26 CHƯƠNG 4: KET QUÁ NGHIÊN CỨU .2- se s2©ssessessecssese 27

4.1 Mô ta các biến trong mô hình - s2 s2 ssssssssessessezssesses 27 4.2 Kết quả ước lượng mô hình ARDL 2- 5-2 2 s2 se se =ses<es 28

4.3 Thảo luận kết quả ước lượng -s-s° se ss©ssse=ssssessesseessessss 32

CHƯƠNG 5: ĐÈ XUẤT KIÊN NGHỊ -.5- 5-5-2 ©s< se se essssessess 35 5.1 Bối cảnh trong và ngoài nước .s ° 5° se sessessessesseseeseesessee 35 5.1.1 Bối cảnh quốc tẾ - ¿- +52 E2 EEEEEEEEEEEEE2112112117171 7111111 1e 35 5.1.2 Bồi cảnh kinh tế Việt Nam - + 2©2+2EeEEt2E2EEeEEeEErrrrrkerkeee 36 5.2 Đề xuất chính sách phát triển trong thời gian tới . -<- 36 5.2.1 Dinh hướng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới 36 5.2.2 Một số kiến nghị chính sách của tác giả c2 5 s+cszsee: 37 0n ,Ô 40

TÀI LIEU THAM KHAO 2-5- 5< << s£ s2 £ss£ss£sseEsssessessesscsee 41

PHU LỤC 2° ©©©EEEEVV2+49€EEEEEEEEEL 409EEEEEEE222222401 222222222222 44

Trang 6

DANH MỤC TU VIET TAT

STT | TU VIET NGHIA DAY DU TAT

TIENG ANH TIENG VIET

1 CPI Consumer Prices Index Chỉ số giá tiêu dùng

2 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội

5 USD United States Dollar Đô la MỹVector Error Correction

6 VECM

¬ Tô chức T hương Mại

7 WTO World Trade Organization Lege

Thé giới

8 NHNN Ngân hang nhà nước

- - Đầu tư trực tiếp nước

9 FDI Foreign Direct Investment cà

Official Development Hỗ trợ phát triển chính

10 ODA l „

Assistance thức

; Mô hình hiệu chỉnh sai

11 ECM Error Correction Model

Autoregressive Distributed | Mô hình tự hồi quy phân

12 ARDL kc

Lag phôi trê

13 IMF International Monetary Fund Quỹ tiên tệ quốc tế

14 EU European Union Lién minh chau Au

15 ADF Augmented Dickey Fuller

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bảng 3.1 Mô tả các biến trong mô hình - 2-2 52+x++z++zx++zx++zxezxxeex 26

Bảng 4.1 Mô tả thống kê các biến trong mô hình -2- 5¿©2sz55+z£: 27 Bảng 4.2 Kiểm định nghiệm don vi theo AIC -. 5+ *++x+sexsexsesxss 27

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy ARDL - 2-22 ©5¿©2+2£2£E+2EE2EEvzxeerxesrxrrrrees 28

Bảng 4.4 Kiém định hiện tượng tự tương quan -¿ +25: 29 Bảng 4.6 Kiém định đường bao mô hình ARDL - 2 5222525552: 30 Bang 4.7 Ước lượng hệ số dài hạn ARDIL 2-2-5252 £Ee£Ee£EeEeEszreee 30

Bang 4.8 Kết quả tính toán tác động ngắn han bằng mô hình ECM 31

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và một số quốc gia giai đoạn

°ð)00)2)0 5GŒad - 13

Hình 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người Việt Nam 14 Hình 2.3 Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người l6 Hình 2.4 Lãi suất và tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người - 17 Hình 2.5 FDI đăng ký và tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người 19 Hình 2.6 Ty giá hối đoái và tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người 20

Hình 3.1 Khung phân tÍCh - - - G2 13111321113 111911 9111 81111811 ng rệt 23

Trang 9

GIỚI THIỆU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Tổng sản phẩm quốc nội là một thước đo được nghiên cứu và sử dụng rộng

rãi như một công cụ đánh giá sức khỏe của tổng thé nền kinh tế được thé hiện va

giám sát chặt chẽ thông qua các biến số vĩ mô như lạm phat, lãi suất, ty lệ that

nghiệp, tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ tiêu chính phủ Song hành với đó, các biến số vĩ mô cũng đang được kiểm soát bởi chính phủ dé đạt được sự ồn định tối ưu nhất, dam bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Hầu hết các quốc gia đều đang cô gắng duy trì một mức tăng trưởng kinh tế cao cùng với mức lạm phát thấp Trên thực tế, lạm phát xảy ra khi cung tiền tăng lên quá nhanh; nó cho thấy chính sách tiền tệ của một quốc gia tốt hay không và đôi khi sẽ là một tình hình chính trị được bảo đảm Lạm phát tăng cũng làm tăng lãi suất danh nghĩa

do NHNN có làm sao cho mức lãi suất thực không đổi Hiện nay các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các quốc gia đang phát triển đang tìm cách tăng trưởng kinh tế

bằng việc thu hút thêm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do chúng vừa đáp ứng sự thiếu hụt nguồn vốn trong nước, tăng cường chuyền giao công nghệ, và vừa

có sức lan tỏa lớn đến nhiều ngành nghề khác Xuất khẩu thúc day tăng trưởng kinh tế của một quốc gia tuy nhiên nó bị hạn chế khá nhiều bởi sự biến động của tỷ giá Khi ty giá thay đổi sẽ làm thay đôi giá của mặt hàng xuất khâu Tuy nhiên mức độ và xu hướng ảnh hưởng của tất cả các nhân tố này đến tăng trưởng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng nền kinh tế cụ thể.

Việt Nam đã và đang không ngừng cố gắng day nhanh quá trình tăng trưởng.

Công cuộc cai cách năm 1986 đã đổi mới toan diện tư duy đến bộ mặt của nền

kinh tế nước nhà khi chuyên từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước Từ 1986 đến nay, nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, sức khỏe nền kinh tế được cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sôi nôi, độ mở cửa thương mại ngày càng lớn, FDI thu hút chảy vào ngày càng nhiều Tat cả những điều đó đều là thành quả cô gắng của cả hệ thống kinh

tế- chính trị trong việc đảm bảo một môi trường kinh tế vi mô ôn định của hàng

loạt chính sách điều chỉnh So với những năm 1986-1990 khi lạm phát lên tới ba con số, thì lạm phát trong những năm gần đây vỏn vẹn là một con số, hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra NHNN và chính phủ cũng có gắng ổn định tỷ giá dé tăng cường xuất khâu Kết quả là tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong hơn 20 năm qua luôn đạt mức cao trong khu vực va trên thế giới, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5-7% trong nhiều năm liền.

Trang 10

Đề đánh giá chính xác hơn những ảnh hưởng của các biến chính sách vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, bài nghiên cứu với đề tài ‘Tée động của các

biến số vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2020’ được ra

đời nhằm xác định xu hướng và cường độ tác động của các biến số vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế, đề xuất xây dựng một số phương án chính sách nhăm tạo lập một môi trường vĩ mô ôn định cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong thời gian

2 Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu chung:

Xem xét những ảnh hưởng trong ngắn và dài hạn của lạm phát, lãi suất cho vay, tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế thông qua biến động của giá trị GDP thực bình quân đầu người hàng quý tại Việt Nam trong

giai đoạn 2000 đến 2020 Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, tông quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, qua đó hình thành

cơ sở lý luận và khung phân tích cho bài nghiên cứu.

Thứ hai, phân tích đánh giá những tác động của các biến số vĩ mô như: lạm

phát, lãi suất cho vay, tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự biến đổi

của giá trị GDP bình quân đầu người Việt Nam.

Thứ ba, xây dựng mô hình định lượng làm rõ mức độ ảnh hưởng của các

biến số vĩ mô lạm phát, lãi suất cho vay, tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tổng sản phẩm quốc nội thực tế bình quân đầu người.

Thứ tư, đề xuất, kiến nghị các chính sách nham tao lập một môi trường vĩ mô ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

3 Phạm vỉ nghiên cứu

Nội dung: Nghiên cứu tập trung vào tác động của các yêu tố kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Không gian: Xem xét tác động của các biến số kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng thông qua giá trị GDP thực bình quân đầu người Việt Nam.

Thời gian: nghiên cứu thực hiện đánh giá ảnh hưởng của các biến số vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ quý I /2000 đến quý IV / 2020 Số liệu trong nghiên cứu được lấy từ hai nguồn chính là Tổng cục Thống kê, IMF, Giai đoạn nghiên cứu được chọn vì hai lí do: về mặt thong kê, số liệu Việt Nam với tan suất

theo quý được bắt đầu tại thời điểm năm 2000 Lý do thứ hai, giai đoạn 2000-2020

là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng và phát triển đáng kể; tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nay cao hơn rất nhiều

Trang 11

so với trong khu vực và trên thế giới Giai đoạn này đánh dấu bước chuyên mình

trong tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam, đồng thời trong giai đoạn này những cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ra những biến động không nhỏ trong môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong bai nghiên cứu sử dụng hai phương pháp chính là phân tích định tinhvà phân tích định lượng.

Phương pháp định tính nhằm mô tả, đánh giá, phân tích lý thuyết, quan niệm kinh tế về mối quan hệ giữa các biến số này với nhau.

Phương pháp định lượng được sử dụng như: Phương pháp thống kê, so sánh, tong hợp logic,

Số liệu sử dụng trong bài làm được lay từ các nguồn chính thống: Tổng cục Thống kê, World Bank, IMF

5 Kết cấu nghiên cứu

Bài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo

và phụ lục, bài nghiên cứu gồm 5 phần chính:

Chương I- Tổng quan nghiên cứu Nêu lên nội dung các nghiên cứu trong

và ngoài nước liên quan đến đề tài, từ đó hình thành cơ sở lý luận và khung phân

tích cho bai nghiên cứu.

Chương 2- Tổng quan kinh tế Việt Nam Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tương quan tác động các biến vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu thông qua thống kê số liệu và sử dụng đồ thị để đánh

Chương 3- Phương pháp nghiên cứu Lựa chọn mô hình ARDL Thảo luận

về các biến số trong mô hình, nguồn số liệu, phương pháp tính số liệu, các bước

chạy mô hình.

Chương 4- Phân tích kết quả của dữ liệu sau khi chạy mô hình Đánh giá được xu hướng, mức độ, tác động trong dài hạn của các biến; so sánh với các giả thiết nghiên cứu Từ đó góp phan củng cố, bổ sung cho đánh giá đã nêu ra trong phần thực trạng.

Chương 5- Đề xuất, kiến nghị chính sách Dựa trên kết quả nghiên cứu chương 4 cùng với phân tích bối cảnh, qua đó tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô 6n định, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao

và bên vững trong những năm tới.

Trang 12

CHƯƠNG 1: TONG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan lý thuyết

GDP thực bình quân đầu người được tính bằng giá trị GDP thực chia cho dân số tại thời điểm đó hay nói cách khác nó cho thấy giá trị sản xuất kinh tế của

một quốc gia cho mỗi công dân tại thời điểm được xem xét GDP thực bình quân đầu người là thước đo cho sự thịnh vượng của mỗi quốc gia.

1.L1 Mô hình Harrod- Domar

Harrod (1939) và Domar (1946,1957) dựa trên luận điểm khoa học của Keynes, tư tưởng kinh tế trọng cầu Hàm sản xuất của một quốc gia bao gồm 3 yếu

Mô hình kinh tế của Harrod- Domar nhắn mạnh vai trò của vốn hay tư bản (K) đến tăng trưởng kinh tế, cho răng đầu tư là động lực chính cho sự của tăng trưởng của một quốc gia Tuy nhiên mô hình này gặp khá nhiều hạn chế vì trong thực tế, tăng trưởng kinh tế có thé không do tăng đầu tư và tiết kiệm cũng chi mang

lại tăng trưởng kinh tế trong ngắn han, không bên vững trong dai hạn.

1.1.2 Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển

Robert Solow (1957) sử dụng quy luật lợi tức giảm dần theo quy mô chi

phối đầu tư mở rộng tài sản hữu hình Hàm sản xuất gồm 3 nhân tố K,L, T, với T

là KHCN đưa vào làm tăng hiệu quả của lao động (E).

Tương tự với Harrod- Domar, ông cũng khang định vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế nhưng ông cho rằng khi quy mô vốn tăng đến một mức nào đó thì nền kinh tế đạt trạng thái đừng và không tăng trưởng nữa Tương tự với sự tăng lên của lao động cũng sẽ giúp tăng trưởng trong ngắn hạn và không có tác

Trang 13

động trong dài hạn Nếu tốc độ tăng dân số quá cao sẽ làm giảm thu nhập bình quân đầu người.

Trong mô hình tăng trưởng Solow, ông đồng nhất với Marshall về vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế, vì khi đưa khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ làm tăng hiệu quả lao động (E), và tạo ra lao động có hiệu

quả góp phần tăng trưởng kinh tế.

Như vậy theo Solow, tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người

phụ thuộc vào:

- Tiến bộ công nghệ: (+)

- Tỉ lệ tiết kiệm/đầu tư: (+) trong thời kì qua độ - _ Tốc độ tăng dân số: (-) trong thời kì quá độ

Một trong những điểm sáng của mô hình Solow là giải thích tính chất hội tụ của nền kinh tế Các nước có cùng công nghệ sản xuất, tỉ lệ tiết kiệm và tăng trưởng dân số sẽ hội tụ về mức thu nhập đầu người như nhau, do đó, các nước

nghèo bắt đầu với mức thu nhập đầu người và K/L tương đối thấp sẽ tăng trưởng

nhanh hơn cho đến khi đuôi kịp các nước giàu.

1.1.3 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh

Mô hình tăng trưởng nội sinh ra đời vào giữa những năm 1980, với nhiều điểm mới trong lý luận và gắn nhiều đến thực tế hơn Mô hình tăng trưởng nội sinh thoát khỏi quy luật năng suất cận biên giảm dần, đề cao vai trò của chính phủ đối với tăng trưởng trong dài hạn Lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng công nghệ được quyết định nội sinh, tiễn bộ công nghệ phụ thuộc vào tăng trưởng vốn, đầu tư mới giúp thúc đây sáng tao, cải tiến máy móc Vốn ở đây cũng được mở rộng bao gồm vốn con người, đồng thời chỉ ra năng suất cận biên của vốn con người tăng dan 'Yếu t6 tri thức' được đành một vị trí trung tâm trong việc giải thích về tiễn bộ kỹ thuật hiện đại và động lực tăng trưởng Một quốc gia vẫn sẽ có tăng trưởng liên tục nhờ cào tốc độ tạo ra kiến thức ở các trường đại học không hề Suy

1.1.4 Đồng thuận Washington

Một chương trình cải cách kinh tế được các tô chức tại trụ sở Washington, Mỹ như IMF, World Bank, Bộ tài chính MY dé nghị áp dung ở những nước trải qua khủng hoảng kinh tế, bao gồm tất cả những chính sách mà các nhà kinh tế chủ

nghĩa tự do mới cổ vũ áp dụng nhằm thức đây tăng trưởng kinh tế Nó hướng đến vai trò của các chính sách và thê chế đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển.

Các chính sách tự do hóa bao gồm:

Trang 14

- Ôn định kinh tế vĩ mô (chính sách tài khóa và tiền tệ)

- Tudo hóa, độ mở thương mai va rào cản

- Thu hút FDI

- _ Tăng cường hoạt động kinh doanh tư nhân bằng giảm thuế, tin dụng ưu dai, thúc đây cạnh tranh lành mạnh

1.2 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước

1.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu Samuel và Mill (2013) nhằm xác định các biến chính sách vi

mô bao gồm: vốn vật chất, FDI, ODA, lạm phát, chi tiêu chính phủ, lực lượng lao

động tác động như thế nào đến GDP bình quân đầu người và đồng thời xác định thêm các yếu tố này tác động như thế nào đến việc xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế thông qua việc xem xét các yếu tố kinh tế vĩ mô trong dai hạn của tăng trưởng kinh tế ở Ghana sử dụng phương pháp Johansen về đồng liên kết một cách phủ hợp và hiệu qua dé xác định số lượng vectơ đồng liên kết mà không cần dựa

vào chuẩn hóa tùy ý Thời gian nghiên cứu kéo dài từ 1980 đến 2010 Các chuỗi số liệu của các biến, trước tiên, được phân tích bằng cách sử dụng thử nghiệm

Augmented Dickey Fuller (ADF) Các kết quả thực nghiệm thu được chỉ ra rằng

tất cả các biến quan tâm đều đứng yên sau lần sai lệch đầu tiên của chúng Nghiên

cứu đã tìm thay mối quan hệ đồng liên kết giữa GDP thực tế trên đầu người và các biến số kinh tế vĩ mô của nó Một số khuyến nghị chính sách đưa ra là chính phủ

nên có thể tạo ra nhiều nguồn thu trong nước hơn là dựa vào viện trợ nước ngoài.

Nghiên cứu Ullah và Rauf (2013) khi phân tích thực nghiệm tac động của

các biến số kinh tế vĩ mô bao gồm FDI, xuất khẩu, lực lượng lao động, tiết kiệm

và chỉ chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế của một số quốc gia châu Á được

chọn, số liệu từ 1990 đến 2010 bằng phương pháp phân tích dit liệu bảng và ước tính mô hình Kết quả nghiên cứu chỉ ra tại các quốc gia mẫu, tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng tích cực bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỷ lệ tiết kiệm trong khi xuất khẩu trong giai đoạn mẫu có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và lực lượng lao động và thuế suất không có tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Ahmad, A (2014) khi đánh giá ảnh hưởng của một số biến số kinh tế vĩ mô (xuất khâu, lam phát, FDIi) tới tăng trưởng kinh tế của Jordan giai đoạn 1990-2009 bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội Kết quả cho thấy

xuất khẩu và lạm phát có tác động tích cực đến tăng trưởng; không có tác động đáng ké nào về mặt thống kê của dau tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng

kinh tế được thê hiện bằng (GDP) Kết quả cho răng tăng giá trị xuất khâu thêm một triệu đô la sẽ dẫn đến tăng tổng sản pham quéc nội 0,898 triệu đô la, và ty lệ

Trang 15

lạm phát giảm 1% sẽ dẫn đến tăng tổng sản phâm quốc nội bằng 0,215 triệu đô la Trong đó các chỉ số kinh tế độc lập trong mô hình giải thích một tỷ lệ 97% của thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội, và 3% còn lại là do các số khác chưa được

đưa vào mô hình.

Mbulawa (2015) khi nghiên cứu kiểm tra ảnh hưởng của các biến số vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế, thiết lập các động lực chính của tăng trưởng kinh tế và mỗi quan hệ ngẫu nhiên giữa tăng trưởng kinh tế và các biến số kinh tế vĩ mô Dữ liệu kinh tế vĩ mô hang năm được sử dụng cho giai đoạn 1975-2012 Nghiên cứu sử dụng mô hình sửa lỗi Vector và các kỹ thuật Tự động phục hồi Vector Các kết quả cho thấy FDI và lạm phát có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, động lực chính của tăng trưởng kinh tế là kết quả hoạt động trước đó của nó và dòng von FDI lần lượt chiếm 89% và 8% sự khác biệt Nghiên cứu hỗ trợ tăng trưởng nội sinh và mô hình lan tỏa công nghệ Nhân quả là sự chuyên dịch một chiều từ tăng trưởng kinh tế sang FDI và từ tông hình thành vốn cô định sang tăng trưởng GDP Duy trì mức lạm phát thấp trong dài hạn với mục tiêu 3-6% và mức đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI) cao là yếu tố cần thiết cho tăng trưởng FDI có thể được tăng lên bằng cách nhượng bộ thuế cho các nhà đầu tư và loại bỏ các chính sách bảo hộ Đào tạo lực lượng lao động là rất quan trọng để mở rộng khả năng hấp thụ

của công nghệ mới.

Vencent (2015) khi nghiên cứu xem xét tac động của các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, thất nghiệp, xuất khâu và đầu tư trực tiếp nước ngoài

lên tổng sản phẩm quốc nội của một số quốc gia Châu Phi cận Sahara trong khoảng thời gian 20 năm (1993-2013) Dự kiến răng bằng cách ước lượng mô hình của các quốc gia mẫu, tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và xuất khẩu, trong khi lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát trong cùng một khoảng thời gian mẫu có giá trị âm mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế Áp dụng mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên từ kết quả của bài kiểm tra Hausman ở độ tin cậy 5%, kết quả cho thấy tỷ lệ lạm phát được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp đã có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong khu vực SSA trong giai đoạn 1993-2013, đầu tư trực tiếp nước ngoài, lãi suất và tỷ lệ xuất khâu đã có một tác động tích cực đáng kê đến tăng trưởng kinh tế.

Chowdhury và các cộng sự (2019) khi xem xét những ảnh hưởng của các

biến số kinh tế vĩ mô gồm lạm phat (INF), lãi suất thực (INT), ty giá hối đoái (EXR) và tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình (HCE) được lựa chọn dé đại diện cho các biến kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế (GDP) của Bangladesh trong giai đoạn 1987-2015., bằng việc phân tích tương quan và hồi quy bội được

Trang 16

thực hiện dé đánh giá dữ liệu Trong phân tích tương quan, các tác gia cho thấy

rằng GDP có mối quan hệ cùng chiều với tat cả các biến ngoại trừ INT Trong phân

tích hồi quy, GDP được chọn là biến phụ thuộc và INF, INT, EXR và HCE được

coi là các biến độc lập Quan sát thấy rằng các biến độc lập trong mô hình đã giải

thích 75,60% sự biến thiên của GDP và mối quan hệ cũng có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% Do đó, nghiên cứu này đã kết luận rằng các biến số kinh tế vĩ mô

có anh hưởng đáng ké đến tăng trưởng kinh tế của Bangladesh.

Ely, S., Maimun, S (2020) khi nghiên cứu tác động của lạm phát, lãi suất,

tỷ giá hối đoái và tự do thương mại đối với nền kinh tế Indonesia Các tác giả sử dụng chuỗi thời gian dữ liệu từ quý 1 năm 2009 đến quý 1 năm 2020 bằng cách sử dụng mô hình OLS Kết quả của nghiên cứu này cho thấy ba biến số là lãi suất, tỷ giá hối đoái và nhập khẩu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, trong khi hai biến số còn lại là lạm phát và xuất khâu không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu Abueid, R (2020) đã khảo sát tác động của các biến số kinh tế

vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế ở các nước Trung Đông Mục tiêu của nghiên cứu

là xác định mối quan hệ giữa GDP, lạm phát, giá dầu và khí đốt cũng như cạnh tranh về tăng trưởng kinh tế ở khu vực Trung Đông, giai đoạn 2015-2019 Dữ liệu chuỗi thời gian cho khu vực lấy từ Ngân hàng Thế giới trong khi dữ liệu về ROA,

cùng với ROE, được khai thác trên báo cáo của OPIC GDP, giá dầu, lãi suất, lạm

phát và hoàn thành được thu thập từ báo cáo Trung Đông của OPIC và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy bảng dé phân tích tác động của các biến số kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế của các nước Trung Đông Kết quả cho thấy GDP, giá dầu khí, lạm phát cũng như cung tiền có tác động mạnh và quan trọng nhất đối với tăng trưởng của nền kinh tế tại khu vực này Chính phủ, cùng với cơ quan quản lý, được yêu cầu khám phá các nguồn tài nguyên khác ngoài hydrocacbon dé làm mới nền kinh tế cũng như xây dựng cơ cấu tài chính hiệu quả về chi phí dựa trên các tién bộ công nghệ carbon thấp trên toàn cầu và các chính sách khử cacbon Nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực, hữu ích đối với các Chính phủ, cùng với các cơ quan quản lý, được yêu cầu khám phá các nguồn tài nguyên khác ngoài hydrocacbon dé làm mới nên kinh tế cũng như tạo ra cơ cau tài

chính hiệu quả về chi phi.

Ely, S., Maimun, S (2020) khi nghiên cứu tác động của lạm phát, lãi suất,

tỷ giá hôi đoái và thương mại tự do đôi với nên kinh tê Indonesia Các tác giả sử

dụng chuôi thời gian dir liệu từ quý 1 năm 2009 đên quý 1 năm 2020 băng cách sửdụng mô hình bình phương nhỏ nhât (OLS) Kêt quả của nghiên cứu này cho thây

Trang 17

lãi suất, tỷ giá hồi đoái và nhập khẩu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, trong khi

lạm phát và xuât khâu không ảnh hưởng đên tăng trưởng kinh tê.1.2.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Ngan, T.H., Giang, V.T.L., Hai, H (2013) nghiên cứu nhằm tìm kiếm ngưỡng lạm phát thích hợp cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn, thông qua việc tiến hành thu thập dit liệu và thực hiện thống kê nhằm xác định tác

động qua lại giữa lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1987 đến 2012 Đồng thời nhóm tác giả cũng so sánh kết quả giữa hai giai

đoạn 1987-2000 và giai đoạn 2001-2012 Kết quả nghiên cứu đã xác định ngưỡng

lạm phát (tính theo CPI) ở Việt Nam nên ở mức 5-7%/năm.

Ngoc, B.H (2019) khi điều tra tác động bất cân xứng của lạm phát và cung tiền đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2017 sử dụng mô hình hồi quy biến trễ ARDL Kết quả bài nghiên cứu chi ra rằng lạm phát ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế là ngược chiều và không cân xứng trong dài hạn Lạm phát là tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong trường hợp của Việt Nam, lạm phát cao sẽ hủy hoại các hoạt động kinh tế Đề đạt được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, Chính phủ cần duy trì tốc độ lạm phát thấp và ôn định Từ đó bài viết cũng đặt ra cho chính phủ và NHNN trong hoạch định chính sách tiền tệ và kiểm soát tỷ lệ lạm phát nhằm đạt được sự phát triển kinh tế bền vững trong dài hạn.

Anh, N.T.H (2020) sử dụng mô hình FEM và REM để kiểm tra vai trò của phát triển ngân hàng thương mại đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ Chi số Phát triển Thế giới (WDI) của Ngân hàng Thé giới

(World Bank - WB) và các báo cáo thường niên của 30 ngân hàng thương mại Việt

Nam giai đoạn 2007 - 2018 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy vai trò rất quan trọng của thương mại ngân hàng đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong

khoảng thời gian nghiên cứu.

Anwai, S và Lan, P.N (2010) sử dụng bộ dữ liệu bang mới phát hành gan đây bao gồm 61 tỉnh của Việt Nam từ năm 1996-2005, nghiên cứu này xem xét tác động qua lại giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, phân tích dựa trên mô hình phương trình đồng thời Kết quả cho thay về tông thé, tại Việt Nam tôn tại mối liên kết hai chiều tăng cường lẫn nhau giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, điều này sẽ không đúng tại các vùng miền khác nhau của Việt Nam Đồng thời kết quả

cũng chỉ ra rằng có thé gia tăng tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt

Nam khi chính phủ gia tăng đầu tư giáo dục, phát triển mạnh thị trường tài chính, tăng cường chuyên giao công nghệ, phát triển công nghệ trong nước và rút ngắn

khoảng cách về công nghệ giữa nước đi đầu tư và Việt Nam.

Trang 18

Nam, H T., Quynh, M.N (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2013 bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích chuỗi thời gian dé giải quyết van đề bat thường bao gồm phương pháp kiểm tra gốc đơn vị và phương pháp đồng liên kết được áp dung dé đảm bảo rằng các hồi quy là đúng đắn Kết quả nghiên cứu định lượng đã chỉ ra rằng lượng vốn FDI được thu hút vào, vốn dau tư phát trién trong nước, mức độ mở cửa thương mại và sự tăng lên của trình độ giáo dục trung học đều có những ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát được cho là có tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, tác động của tiêu dùng chính phủ là ngược chiều và không đáng kế đối với tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu đã chỉ ra một số đề xuất dé khuyến khích tăng trưởng trong tương lai bao gồm: chính phủ cần cải thiện các quy định quản lý hoạt động kinh doanh và nới lỏng quá trình khởi sự kinh doanh, kiểm soát mức độ tăng của giá cả và cung tiền, tăng cường chi dau tư cho giáo dục và đào tao, phát triển nâng cao chat lượng

lao động thông qua sự hợp tác giữa các trung tâm đào tạo va các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài.

Bao, H.D., Ha, L.T., Hoi, L.Q (2020) khi xem xét mối quan hệ và tác động

của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1990 đến 2019, bang việc sử dụng mô hình VAR và ARDL — ECM.

Lượng hóa cho thây những bằng chứng thống kê về FDI có tác động tích cực cả trong ngắn han và dai hạn đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế tuân theo một mối quan hệ phi tuyến FDI

có tác động tích cực đến tăng trưởng ngay ở thời kỳ nó được đầu tư nhưng trong thời kỳ kế tiếp ảnh hưởng của nó là tiêu cực đối với tăng trưởng trước khi phục hồi

lại trạng thái tích cực.

Thanh, T H., Van, A.N.T., Hoang, D.N (2019) xem xét ảnh hưởng của tỷ

giá hối đoái đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ 2005 đến 2018, băng phương pháp mô hình véc- tơ tự hồi quy VAR Mô hình sử dụng sáu biến nội sinh được đưa bao gồm: tỷ giá hối đoái thực song phương (Er), cung tiền (M2), xuất khâu, nhập khâu , GDP theo giá so sánh 2010 , chỉ số giá tiêu dùng và hai biến ngoại sinh, giá quốc tế và lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Thông qua

đó đánh giá ảnh hưởng của cú sốc tỷ giá hồi đoái tới tất cả các biến nội sinh được cho vào mô hình, và đánh giá những phản ứng của lạm phát và tăng trưởng kinh tế

đối với các cú sốc Kết quả của bài kiểm tra Granger, chức năng phản ứng, sự phân

hủy phương sai đã chỉ ra rằng có những tác động nhất định từ tỷ giá hối đoái đến

xuât khâu, nhập khâu, cung tiên, sản lượng và giá cả trong nên kinh tê Các kêt quả

10

Trang 19

đã chỉ ra rằng sự tồn tại của lạm phát trong những thời kỳ trước giải thích phần lớn

cho những thay đổi của lạm phát hiện tại Cú sốc cung tiền là biến tiếp theo của lạm phát Tiếp theo, xuất- nhập khâu là hai biến số tác động mạnh khi giải thích

sự biến thiên của tốc độ tăng trưởng Tỷ giá hối đoái tăng không chỉ góp phần tăng

xuất khâu mà còn giúp nhập khẩu ngày càng tăng Dựa trên cơ sở các kết quả định lượng, các kiến nghị được tác giả đề xuất góp phần cải thiện môi trường vĩ mô gồm: giảm tỷ lệ đầu vào nhập khẩu, tăng cường xuất khâu hàng hóa giá trị cao, đồ

công nghệ; nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thi trường tiêu thụ nước ngoài

1.2 Khoảng trong nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước khi phân tích những yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến tăng trưởng kinh tế đã góp phần giúp bài nghiên cứu này xác định và khăng định chính xác tính đúng đắn của các biến vĩ mô được lựa chọn; đồng thời cũng giúp cho tac giả nhận thấy được một số vấn đề

như sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu nước ngoài tương đối đa dạng về các

loại bién vĩ mô tác động đến tăng trưởng kinh tế ké đến lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu, chỉ tiêu trong tiêu

dùng Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này tác giả chi chọn lọc một số biến vĩ mô thực sự phù hợp và được đánh giá là có nhiều tác động lớn nhất đối với béi cảnh tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Thứ hai, dé đàng nhận thấy các công trình nghiên cứu trong nước đều tương đối hạn chế khi chỉ đánh giá tác động từng biến số vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam; từ đó rất khó dé đánh giá cũng như chỉ ra những chính sách kinh tế vi mô phù hợp và toàn diện cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài của đất nước Vì thé tác giả đã nhận thay cần xem xét một tổ hợp những biến số vĩ mô tác động đến nền kinh tế, bằng phương pháp ARDL qua đó đánh giá được độ trễ của từng biến số và sẽ đánh giá được biến số nào tác động tức thời cũng như lâu dài đối với tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, giai đoạn nghiên cứu mà tác giả lựa chọn là 2000-2020 Đây là một

trong những giai đoạn kinh tế Việt Nam có nhiều thành tựu trong tăng trưởng, và là giai đoạn thích hợp dé nghiên cứu nhưng cũng là giai đoạn thé giới xảy ra nhiều cuộc khủng hoảng khủng hoảng tài chính toàn cầu(2008), khủng hoảng nợ công

châu Âu (2010), biến động tỷ giá năm 2015 và gần đây là đại dịch(2019,2020) tác

động gây nên sự bất ôn không nhỏ trong môi trường vĩ mô Thông qua đó, xác

định được những cơ chế nhằm điều chỉnh tốt nền kinh tế khi đối mặt với khủng

hoảng trong những giai đoạn phát triển sau này.

11

Trang 20

TOM TAT CHUONG 1

Trong chương nay, tác gia tong quan lai những nghiên cứu liên quan trong

và ngoài nước, được sử dụng làm căn cứ cho bài nghiên cứu, nhằm lựa chọn những

biến số thích hợp cho bài nghiên cứu Dựa vào tổng quan nghiên cứu, tác giả cũng chọn ra mô hình định lượng cho bài nghiên cứu, tìm ra những điểm mới xây dựng

bài nghiên cứu.

12

Trang 21

CHƯƠNG 2: THUC TRANG KINH TE VIỆT NAM 2000-2020

2.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2020

Nhắc đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam phải bắt đầu từ những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với các chính sách kinh tế và việc tận dụng xu hướng toàn

cầu hóa, tham gia các tổ chức thương mại lớn đã giúp cho Việt Nam dần phát triển

và tăng trưởng, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc top cao nhất trên thé giới.

=—_Vietnamn “=—>World =—==East Asia & Pacific China Japan

Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và một số quốc gia giai

đoạn 20002020

-Nguồn số liệu databank.worldbank.org

Trong giai đoạn phát triển từ 2000-2020, tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở

mức cao và ôn định 5-7% Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao hơn mức

Trung bình của Thế Giới và khu vực Châu Á- Thái Bình Dương Trung Quốc là

quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của nước

này đang giảm rõ rệt qua từng năm Năm 2007 tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt tới 14% nhưng đến năm 2019 tốc độ tăng trưởng của quốc gia này chỉ đạt gần 6% Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tuy chưa cao bằng Trung Quốc nhưng lại 6n định hơn quốc gia này Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao hơn

nhiều so với Nhật Bản ( đại diện một nước phát triển) Trong một vài năm, kinh tế

13

Trang 22

Nhật Bản dường như không tăng trưởng và tăng trưởng âm Năm 2020, khi hầu hết các quốc gia trên thé giới đều đạt mức tăng trưởng âm thì năm này tăng trưởng

kinh tế Việt Nam đạt gần 2,94% cao hơn Trung Quốc 2,34%.

mam GDP/ngu9di giá cô định 2015(US)fos

Hình 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người Việt

Nam ¬

Nguôn so liệu databank.worldbank.org

Giai đoạn 2001 - 2005: Nền kinh tế trong giai đoạn này tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng cao đạt bình quân 7,51%/ năm, tốc độ tăng trưởng của năm

sau cao hơn năm trước Kim ngạch xuât khâu năm 2005 đạt 36,71 tỷ USD cao gấp đôi so với năm 2001 GDP bình quân đầu người cao hơn mức bình quân của các

nước đang phát triển đang có thu nhập thấp Xuất khẩu gạo, dầu thô, may mặc,

thủy sản tang mạnh.

Giai đoạn 2006 - 2010: Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này đạt

7%/năm Năm 2007, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình Cuộc khủng hoảng tài chỉnh và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam, tuy nhiên tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm này vẫn đạt trên 5% Năm 2008 cũng là năm mà Việt Nam thu hút được vốn FDI vào cao nhất, tổng số vốn FDI đăng ký vào nước ta khoảng 150 tỷ USD.

Giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta trong giai đoạn này tương đối cao nhưng không còn cao như giai đoạn trước nữa bình quân ước đạt khoảng 5,91% Từ năm 2013 nên kinh tế có xu hướng phục hồi, tốc

14

Trang 23

độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước Tăng trưởng năm 2015 đạt 6,68%,

vượt mục tiêu đề ra là 6,2% GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 2581 USD,

cao hơn 1.2 lần so với năm 2011 là 2123 USD Cuối giai đoạn này, lạm phát dần được ôn định, lạm phát năm 2015 thấp kỉ lục trong vòng 10 năm gan đây đạt 0,6%.

Giá trị xuất khâu hàng hóa giai đoạn này đạt khoảng 710 tỷ USD, gap 2.2 lần so với giai đoạn trước Từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu xuất siêu.

Tính riêng năm 2020, không riêng gì Việt Nam, nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng né do đại dịch Covid- 19, nền kinh tế nước ta còn chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt nghiêm trọng ở miền Trung mà do đó tốc độ tăng trưởng năm 2020 Việt Nam giảm xuống 2,94%, thấp hơn tốc độ tăng năm 2019 là 4,21 điểm % Tuy nhiên trong cả giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình khoảng 6%, năm trong nhóm có tốc độ tăng trưởng cao trên thé giới Đến cuối năm 2020, quy mô GDP nước ta đạt 322,8 tỷ USD; GDP bình quân đầu người tính theo giá 2015 đạt 3316 USD, cao gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015

Trong giai đoạn 2000-2020, Việt Nam đạt được một số thành tựu trong tăng trưởng là tốc độ tăng trưởng trung bình dat 6.1% GDP bình quân đầu người theo giá có định năm 2015 tăng gap 3 lần từ 1170 USD năm 2000 lên 3316 USD năm

2020; quy mô GDP tăng lên khoảng 3.5 lần từ 93,5 tỷ USD năm 2000 lên 322.8 tỷ USD năm 2020 ( tính theo giá có định năm 2015) Từ năm 2007, Việt Nam vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình Tăng trưởng kinh tế đã giúp nhà nước ta nâng cao uy tín, khang định vai trò quan ly của nhà nước, củng cô chế độ, nâng cao đời sống của nhân dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao trình độ lao động Đồng thời góp phần củng có hệ thống an ninh quốc phòng, tạo lên tiếng nói vững

chắc hơn trên trường quốc tế.

15

Trang 24

2.2 Thực trạng các biến vĩ mô và tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2.2.1 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế

mm tc độ tăng trưởng bình quân dau người(%) =———tỷ lệ lạm phát(%)

Hình 2.3 Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người

Nguồn tính toán cua tác giả dựa trên so liệu Web https://data.imf.org

Theo như thống kê trong những năm đầu 2000, tỷ lệ lạm phát nước ta rất

thấp; từ quý I năm 2000 đến quý II năm 2001 ghi nhận tình trạng giảm phát Lạm

phát trong thời kỳ 2002 đến không ôn định, tăng giảm bat thường Trong giai đoạn 2001-2007, khi lạm phát dưới 10% tăng trưởng thời kỳ này được duy trì ôn định luôn đạt trên 5% Từ năm 2007-2011 chứng kiến lạm phát cao lên đến hai con só, một số thời điểm đáng chú ý như quý III năm 2008 lạm phát lên đến 27,75%, quý

Il] năm 2011 lam phát đạt 22,53% Trong giai đoạn nay tăng trưởng giảm mạnh,

có những thời ky tăng trưởng chỉ khoảng 2% Điều đó cho thay mối quan hệ ngược chiều của lạm phát đến tăng trưởng Quý III năm 2008 lạm phát 27,75% cao nhất nhưng tăng trưởng trong quý III/2008 vẫn đạt trên 5% và đến quý I năm 2009 tăng

trưởng kinh tế thấp nhất trong giai đoạn 2007-2011, có thé thay lạm phát sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng sau một vài thời kỳ Giai đoạn 2012-2019, hàng loạt

các chính sách tiền tệ và tài khóa được áp dụng đồng thời, sản xuất được đây mạnh

hơn, xuất khâu hàng hóa được tăng cường Lạm phát trong giai đoạn này được khá là thấp ở mức một con số mà nhờ đó tăng trưởng kinh tế cũng ổn định hơn.

16

Trang 25

Một thị trường lạm phát 6n định sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu dài

mm tic độ tăng trưởng bình quân đầu người(%) =—— lãi suất (%)

Hình 2.4 Lãi suất và tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người

Nguồn tính toán của tác giả dựa trên so liệu Web https://data.imf.org

Trước năm 2000, NHNN áp dụng chính sách trần lãi suất, và do đó các ngân hàng thương mại được tự do huy động vốn trên thị trường đảm bảo lãi suất huy động không thấp hơn lãi suất trần.

Giai đoạn từ năm 2000 — 2007, lãi suất cho vay trong giai đoạn này tương đối ôn định giao động 8-12% mỗi quý, việc lãi suất được duy trì tốt và ít thay đôi trong thời gian này tạo cơ hội tốt cho các nhà đầu tư vay vốn mở rộng hoạt động kinh doanh, kinh tế trong giai đoạn này tăng trưởng nhẹ từ 5,26% quý I năm 2000 đến quý IV năm 2007 tăng trưởng đạt 8,21% Lãi suất thấp nhất trong giai đoạn nay là 8,52 % vào quý I năm 2002 và chỉ sau đó 2 quý tăng trưởng kinh tế từ 5,21% vào quý I năm 2002 tăng lên 6,34% vào quý III, tăng 1,12 điểm % Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 và việc NHNN áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng nửa đầu

năm 2008 đã làm cho lãi suất cho vay cao đỉnh điểm đạt 20,1% quý III năm 2008, đến nửa cuối năm 2008 NHNN nhờ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt lãi suất

17

Trang 26

cho vay giảm còn 14% Lạm phát và lãi suất tăng cao trong thời gian này đã gây ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế trong nước Trong giai đoạn tiếp theo tăng trưởng kinh tế đạt 4,51% vào quý IV năm 2008 thấp hơn giá trị cùng kỳ năm 2007 là 3,7

điểm % và trong quý I năm 2009 tốc độ tăng trưởng là 2,1% thấp nhất trong cả

giai đoạn 2000-2010.

Khi quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận được ban hành vào năm 2010, cùng với việc lạm phát trong giai đoạn này tương đối cao, đã làm cho lãi suất cho vay tăng mạnh và đạt 18,02% vào quý II năm 2011 Trong hai năm tiếp theo, NHNN lần lượt ban hành các quyết định nhằm làm giảm lãi suất vay vốn Cuối 2013 lãi suất cho vay giảm xuống dưới 10% là 9,63% Giai đoạn từ năm 2014 đến 2020, lãi suất cho vay có xu hướng giảm rõ rệt nằm trong khoảng

18

Trang 27

2.2.3 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

oo a NM m LÐ or WODH Oo 1 œm non Ẳœ@ œ@ Ơœ oO

© ©Ô CC CC CC fo} oo ooodau 3 ac ` 4 anata äẢ œä te A Ci

© © CC C5 CC oO oo CC C5 CC CC CC CC CC CC CC CC

NNNN NSN N NNNNNNN NN NNN NNN NNN LSa stuonananadsdg œ +n «œ= =t mm (ẰÀ ä “tr MO ONO ä THM AN ä THON

mmm fdi( ty USD) —— {dc độ tang trưởng bình quân dau người(%)

Hình 2.5 FDI đăng ký và tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người

Nguồn tinh toán cua tác giả dựa trên so liệu Web https://data.imf.org

Trong những năm đầu 2000, do vẫn chưa có bộ luật hoàn chỉnh về đầu tư

nước ngoài vào Việt Nam, lượng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn này không

cao Đến năm 2005, khi Luật đầu tư ra đời khuyến khích thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Quý II năm 2008 là quý có FDI đăng ký vào Việt Nam cao nhất lên tới 25,46 tỷ USD và năm 2008 cũng là năm thu hút FDI cao nhất trong cả giai đoạn Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 đã khiến cho các nhà

đầu tư nước ngoài muốn tìm kiếm một môi trường kinh doanh mới và Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài, một thị trường mới nồi, an toàn về đầu tư và giàu tiềm năng Trong những năm kế tiếp lượng FDI vào Việt Nam

tuy không cao băng 2008 nhưng khá ôn định Dựa vào thống kê ta dé dang thay

được quý IV trong mỗi năm là những quý thu hút được lượng FDI vào Việt Nam

lớn nhất đồng thời đây cũng là quý có tốc độ tăng GDP bình quân đầu người cao nhất trong mỗi năm Ngược lại quý I là quý thu hút FDI thấp nhất và là quý có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong năm Do vậy lượng FDI được thu hút đầu tư vào Việt Nam tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng.

19

Trang 28

2.2.4 Tỷ giá hoi đoái và tăng trưởng kinh tế

mốc độ tăng trưởng bình quân đầu người(%)—— ty giá hối đoái song phương thực VND/USD

Hình 2.6 Tỷ giá hối đoái và tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người

Nguồn tính toán của tác giả dựa trên số liệu Web https://data.imf org

Giai đoạn từ năm 2000 đến 2006, tỷ giá hối đoái thực giữa đồng Việt Nam

và đồng đô là cao nhất, trong quý I 2014, tỷ giá hối đoái thực lên đến 25000.

Giai đoạn 2007 — 2011, sau một thời kỳ tỷ giá tăng cao thì đến giai đoạn này ty giá giảm khá mạnh Tự đo hóa tài khoản vốn và việc gia nhập các tổ chức kinh tế lớn đã giúp cho dòng vốn FDI và ODA trong thời kỳ này tăng mạnh Số

lượng lớn ngoại tệ vào Việt Nam đã làm cho tỷ giá trong giai đoạn này giảm từ

22.600 cuối năm 2006 xuống còn 18.300 vào đầu năm 2009 Tỷ giá giảm cũng làm

cho tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ này giảm theo từ 7,95% quý IV năm 2006 đến quý I năm 2009 giảm còn 2,11%

Giai đoạn từ năm 2012 đến 2019, thông qua việc vận dụng tốt các chính sách điều chỉnh tỷ giá, và điều hành tỷ giá linh hoạt phù hợp với thị trường Việt

Nam đã làm cho tỷ giá thực giữa đồng Việt Nam so với đồng USD ngày càng duy trì tốt hơn so với trước đây, dễ nhìn thấy tỷ giá trong giai đoạn này gần như là một đường thắng song song với trục hoành Cơ chế điều hành tỷ giá được NHNN sử dụng ngày càng chủ động và linh hoạt với các biến động của thị trường, mà do đó đã kích thích tăng cường xuất khâu Thặng dư thương mại Việt Nam tăng dần qua

từng năm.

20

Trang 29

TÓM TAT CHUONG 2

Chương này phân tích thực trang tăng trưởng kinh tế nước ta trong giai đoạn 2000-2020 Thông qua việc phân tích bằng đồ thị, nêu ra những ảnh hưởng trong ngắn hạn của các biến số vĩ mô gồm lạm phát, lãi suất, FDI, tỷ giá hối đoái đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

21

Trang 30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Chỉ định mô hình tông quát

Trong bài nghiên cứu ngày tác giả đánh giá ảnh hưởng của các biến số lạm phát (INF), lãi suất cho vay (INT), tỷ giá hối đoái (EXR), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng kinh tế (GDP) Dữ liệu của các biến số được thu thập từ quý I năm 2000 đến quý IV năm 2020 cho tất cả các biến trong mô hình.

Mô hình có dạng như sau:

GDP= f ( INF, INT, EXR, FDI)

Trong kinh tế tác động của sự thay đổi chính sách hay các sự kiện kinh tế thường tác động tới các biến số khác qua nhiều thời kỳ Do vậy, tăng trưởng kinh tế là một biến mà sự thay đổi của nó trong tương lai phụ thuộc vảo giá trị hiện tại

và quá khứ của nó và một số biến số kinh tế vĩ mô khác Vì vậy dé đánh giá chính xác hơn những tác động của các biến số tại thời điểm hiện tại cũng như trong quá

khứ tới tăng trưởng kinh tế, mô hình ARDL được lựa chọn.

Trong mô hình này, một biến bất kỳ sẽ được mô tả thông qua sự phụ thuộc của nó trong quá khứ của chính nó và cũng có thể phụ thuộc vào các biến khác và giá trị trong quá khứ của biến đó Mô hình ARDL sẽ bao gồm sự kết hợp các thành phần tự hồi quy(AR) với phân phối của biến giải thích khác (DL) Mô hình ARDL

x; là các biến giải thích hay là biến độc lập

q; là độ trễ của bién phụ thuộc

ở; là hệ số của thành phần tự hồi quy tại độ trễ ¡

ø ¡¡ là hệ số của biến giải thích j tại độ trễ thứ i

Các bước thực hiện mô hình ARDL:

Bước 1: Kiểm định tính dừng thông qua kiểm định nghiệm don vị dé xác định các

chuỗi số trong mô hình đều là tích hợp bậc nhất.

Bước 2: Ước lượng mô hình ARDL Xác định mô hình tối ưu nhất thông qua các

chỉ tiêu đánh giá độ trễ tối ưu SIC, AIC

Bước 3: Thực hiện các kiểm định mô hình sau ước lượng.

Bước 4: Kiểm định đường bao ARDL bang kiểm định F từ đó đánh giá mối quan

hệ dài hạn giữa các biên trong mô hình.

22

Trang 31

3.2 Khung phân tích và các giả thuyết nghiên cứu

Một số giả thuyết nghiên cứu được tác giả đưa ra:

Giả thuyết 1: Lạm phát có nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế

Lạm phát được coi là một căn bệnh mãn tính của nền kinh tế, nó ảnh hưởng rộng lớn đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế- xã hội Lạm phát làm giá của hàng hóa và dịch vụ gia tăng Điều đó đã làm suy giảm sức mua của đồng tiền, do đó, giá trị thực tế của đồng tiền cũng giảm đi Lạm phát có nhiều tác động đến nền

kinh tế của một quốc gia Hầu hết các quốc gia đều đang cố gắng duy trì một mức tăng trưởng cao bền vững cùng với mức lạm phát thấp.

Lý thuyết của Keynes cho rằng luôn có một sự đánh đổi nhất định giữa lạm phát và tăng trưởng trong ngắn hạn; trong khi đó Freidman lại cho rằng lạm phát là sản phẩm khi tốc độ tăng cung tiền nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế Lý thuyết tân cổ điển đã miêu tả lạm phát như là việc mà con người ta thay vì giữ tiền thì họ sẽ ưu tiên giữ các loại tài sản sinh lợi nhiều hơn Dễ thấy răng có rất nhiều các quan điểm khác nhau về lạm phát nhưng chung quy lại vẫn luôn có một sự

ngâm khang định về tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.

23

Ngày đăng: 07/04/2024, 22:36

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w