Trong hai định nghĩa trên, các tác giả đã thông nhất nhau ở điểm chung cơbản: vốn là một đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, thống nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp.. - Vốn gó
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
VIEN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH
Dé tai:
TANG CUONG HUY DONG VON TAI CONG TY CO PHAN TU VAN VA
KY THUAT XAY DUNG HA NOI
Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Đức Thắng
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Đức Mạnh
Mã sinh viên ;12160577
: TCDN-K28B
Hà Nội, 12/2018
Trang 2DANH MỤC SO DO BANG BIEU
Khái niệm, đặc điểm huy động vốn.
Khái niệm vốn và huy động vốn
Đặc điểm vốn và huy động vốn
Phân loại vốn
Sự cần thiết phải huy động vốn
Các chỉ tiêu đánh giá công tác huy động von wll Quy mô và co cấu nguồn vốn huy động cen TÍ
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động sát LƠ)
Sự đa dạng nguồn vốn huy động 13 Chỉ phí huy động vốn 14 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn 15 Nhân tố chủ quan 15 Nhân tố khách quan 17 CHUONG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VON TẠI CÔNG TY CO PHAN TƯ VẤN VÀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG HÀ NỘI
Trang 32.2 Thực trạng huy động vốn tại Công ty Cổ phan tư van và kỹ thuật xây dựng
Hà Nội seid 1
2.2.1 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động 31 2.2.2 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động 36 2.2.3 Sự đa dạng nguén vốn huy động 37 2.2.4 Chi phí huy động vốn 38 2.3 Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Công ty cổ phần tư vấn và kỹ thuật xây
dựng Hà Nội 40
2.3.1 Kết quả đạt được 40, 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân „4l
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VÓN TẠI CÔNG TY CỎ
PHAN TƯ VAN VA KỸ THUẬT XÂY DỰNG HÀ NỘI 43
3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian tới 1043,
3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Công ty Cổ phan tư van va kỹ thuật xây
dựng Hà Nội 46
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch huy động vốn trong mối
tương quan với kế hoạch sử dụng vốn
3.2.2 Chủ động huy động va sử dụng đa dạng các nguôn vôn
3.2.3 Tăng cường thu hồi vốn trong công tác thanh toán dé tránh bị chiếm dụng vốn 50 3.2.4 Tăng cường chiến lược kinh doanh ad 3.2.5 Chú trong bồi dưỡng lao động nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý nói riéng 52 KET LUẬN 54 TÀI LIEU THAM KHAO
Trang 4DANH MỤC SO DO BANG BIEU
Sơ dé 1.1 Co cau tô chức bộ máy quản tri Công ty
Bang 2.1 Tình hình tài chính của Công ty
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Bang 2.3 Kế hoạch huy động nguồn vốn của Công ty
Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Bang 2.5 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Công ty
Bảng 2.6 Chỉ phí huy động vốn của Công ty
Biểu 2.1 Quy mô nguồn vốn của Công ty
Biểu 2.2 Quy mô nợ phải trả của Công ty
Biểu 2.3 Quy mô vốn chủ sở hữu của Công ty
Biểu 2.4 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vốn kinh doanh là một nguồn lực vô cùng quan trọng đối với các công tytrong quá trình hình thành và phát triển Công ty sẽ cần vốn kinh doanh trong
việc huy động và sử dụng các nguồn lực khác, như sử dụng vốn để thuê lao
động, sử dụng vốn dé dau tư tai sản nhằm hình thành, phát triển hoạt động
kinh doanh của công ty đó.
Trong quá trình huy động vốn, nếu chủ sở hữu của công ty không biết
cách kiểm soát, huy động và sử dụng vốn hiệu quả thì rất dễ xảy ra các trườnghợp bị thiếu vốn, thừa vốn hay bị lãng phí vn
Ngược lại, nếu chủ sở hữu công ty biết huy động và sử dụng vốn hiệu quả
thì sẽ làm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo vốn cung cấp cho mọi hoạt
động trong công ty.
Do đó, công tác huy động vốn hiệu quả là vấn đề cấp bách có tầm quantrọng, đặc biệt là đối với các công ty xây dựng Bởi những công ty xây dựngthường có các công trình phải xây dựng trong thời gian dài, do đó, cần phải cóvốn dé đảm bảo thi công trước khi khách hàng thanh toán
Công ty Cổ phan tư van và kỹ thuật xây dựng Hà Nội là một công ty hoạtđộng trong lĩnh vực xây dựng, tuy quy mô huy động vốn đang tăng lên, nhưng
chủ yếu là vốn chủ sở hữu Việc tỷ trọng vốn chủ sở hữu quá cao giúp tăng mức
độ độc lập tài chính, nhưng lại làm tăng chỉ phí sử dụng vốn
Bên cạnh đó, Công ty còn huy động rất hạn chế nguồn vốn vay doanhnghiệp, do đó cần phải tăng cường huy động vốn từ doanh nghiệp và các nguồnkhác nhau Vì thế, em đã lựa chọn đề tài chuyên đề “Tăng cường huy động vốntại Công ty Cé phần tư vấn và kỹ thuật xây dựng Hà Nội”
Trang 62 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về huy động vốn của doanh nghiệp
- Phân tích thực trạng huy động vốn tại Công ty Cổ phan tư vấn và kỹ
thuật xây dựng Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Công ty Cổ
phần tư vấn và kỹ thuật xây dựng Hà Nội.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác huy động vốn tại doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu:
Y Phạm vi không gian: tại Công ty Cổ phần tư vấn và kỹ thuật xây dựng
Hà Nội
Y Phạm vi thời gian: nghiên cứu công tác huy động vốn tại Công ty Cổ
phần tư van và kỹ thuật xây dựng Hà Nội trong giai đoạn 2015 — 2017 và đề ra
giải pháp tới năm 2025.
4 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập dữ liệu
Tiến hành thu thập dữ liệu khung lý thuyết về huy động vốn tại doanh
nghiệp dựa trên các giáo trình, tài liệu internet
Tiến hành thu thập dữ liệu thực tế về huy động vốn tại Công ty Cổ phần
tư vấn và kỹ thuật xây dựng Hà Nội thông qua các báo cáo tài chính và báo cáo
về vốn của phòng tài chính kế toán Công ty
Trang 7Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng
biểu, danh mục chữ viết tắt, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về huy động vốn
Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Công ty Cổ phan tư vấn và kỹ
thuật xây dựng Hà Nội
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Công ty Cổ phan tưvần và kỹ thuật xây dựng Ha Nội
Trang 8CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE HUY ĐỘNG
1.1 Khai niệm, đặc điểm huy động vốn
1.1.1 Khái niệm vốn và huy động vốn
e Khai niệm vốn
Dưới giác độ các yếu tố sản xuất, Mark đã khái quát hoá vốn thành phạm
trù cơ bản Theo Mark, tư bản là giá trị đem lại giá tri thang dư, là một đầu vào
của quá trình sản xuất Định nghĩa của Mark có tầm khái quát lớn Tuy nhiên, dohạn chế của trình độ phát triển kinh tế lúc bấy giờ, Mark quan niệm chỉ có khu
vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thang dư.
Paul A Sammelson, nhà kinh tế học theo trường phái “tân cổ điển” đãthừa kế quan niệm về các yếu tố sản xuất của trường phái cỗ điển và phân chiacác yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất ra thành ba loại chủ yếu là: đất đai, laođộng và vốn Theo ông, vốn là các hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ chomột quá trình sản xuất mới, là đầu vào cho hoạt động sản xuất của một doanhnghiệp: đó có thể là các máy móc, trang thiết bị, vật tư, đất đai, giá trị nhà
xưởng Trong quan niệm về vốn của mình, Sammelson không đề cập tới các tài
sản tài chính, những giấy tờ có giá trị đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trong cuốn kinh tế học của D Begg, tác giả đã đưa ra hai định nghĩa vốn
hiện vật và vốn tài chính của doanh nghiệp Vốn hiện vat là dự trữ các hàng hoá
đã sản xuất ra đề sản xuất các hàng hoá khác; vốn tài chính là tiền và các giấy tờ
có giá của doanh nghiệp Như vậy, D Begg đã bổ sung vốn tài chính vào định
nghĩa vốn của Sammelson.
Trong hai định nghĩa trên, các tác giả đã thông nhất nhau ở điểm chung cơbản: vốn là một đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, thống nhất vốn với
tài sản của doanh nghiệp.
Thực chất, vốn là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh
nghiệp đang nắm giữ Vốn và tài sản là hai mặt hiện vật và giá trị của một bộ
Trang 9phận nguồn lực mà doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh
của mình.
Dưới góc độ của doanh nghiệp, vốn là một trong những điều kiện vật chất
cơ bản, kết hợp với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá trìnhsản xuất kinh doanh Sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong một quá trìnhsản xuất riêng biệt, chia cắt, mà trong toàn bộ các quá trình sản xuất và tái sảnxuất liên tục, suốt trong thời gian tồn tại của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá
trình sản xuất đầu tiên cho tới chu kỳ sản xuất cuối cùng.
Tóm lại, vốn là một phạm trù được xem xét, đánh giá theo nhiều quanniệm, với nhiều mục đích khác nhau Do đó, khó có thể đưa ra một định nghĩa
về vốn thoả mãn tắt cả các yêu cầu, các quan niệm đa dạng Song hiểu một cách
khái quát, ta có thể định nghĩa:
Vốn là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đâu hay các giá trị tích luỹ đượccho các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp
e Khái niệm huy động vốn
Dé có được vốn hoạt động thì doanh nghiệp phải thực hiện huy động vốn
từ nhiều nguồn khác nhau Huy động vốn là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu vềvốn của doanh nghiệp
Vốn huy động của các doanh nghiệp chủ yếu từ: Vốn góp của chủ sở hữu,
vốn từ lợi nhuận không phân phối, vốn vay
- Vốn góp của chủ sở hữu
Khi doanh nghiệp được thành lập, chủ doanh nghiệp sẽ có một số vốn ban
đầu nhất định hoặc vốn bổ sung trong quá trình hoạt động do các cổ đông, chủ
sở hữu góp.
Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải
xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyếtđịnh hình thức và tính chất tạo vốn của bản thân doanh nghiệp Nếu doanhnghiệp là doanh nghiệp nhà nước thì vốn đầu tư của Nhà nước Nếu doanh
Trang 10nghiệp là doanh nghiệp tư nhân, vốn góp là vốn đầu tư của các thành viên hoặc
cổ đông, chủ sở hữu tùy từng loại hình doanh nghiệp
Trong các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu han,
công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài các nguồn cũng tương tự như trên,tức là vốn có thé do chủ đầu tư bỏ ra, do các bên tham gia các đối tác góp TY
lệ và quy mô góp vốn của các bên tham gia vào doanh nghiệp phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác nhau như luật pháp, đặc điểm ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu
liên doanh
- Nguồn vốn từ lợi nhuận không phân phối
Quy mô vốn ban đầu là vô cùng quan trọng, tuy nhiên số vốn này cần
được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp
sẽ có những điều kiện thuận lợi đề tăng trưởng nguồn vốn Nguồn vốn tích lũy
từ lợi nhuận không phân phối là bộ phận lợi nhuận được sử dụng dé tái đầu tư,
mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tự tài trợ bằng lợi nhuận không phân phối là một phương thức tạo nguồntài chính quan trong và khá hap dẫn của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp giảm
được chi phí, tức là giảm bớt được sự phụ thuộc và bên ngoài Nguồn vốn tái
đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được khi doanh nghiệp đã và đanghoạt động có lợi nhuận và được phép tiếp tục đầu tư
Đối với doanh nghiệp nhà nước thì việc tái đầu tư không chỉ phụ thuộc
vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc và chính sách tái đầu
tư của nhà nước Đối với công ty cô phan thì việc để lại lợi nhuận liên quan đếnmột số yếu tố nhạy cảm Khi công ty để lại một phan lợi nhuận trong năm cho
tai đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phan, các cổ đông
không nhận được tiền lãi cổ phần nhưng bù lại họ có quyền sở hữu số vốn cổphần tăng lên của công ty
- Vốn vay
Trang 11Vốn vay là số tiền mà một doanh nghiệp vay từ các nguồn bên ngoài với thời hạn nhất định thông qua việc phát hành các trái phiếu có lãi suất cố định,
các hợp đồng vay vốn
Vốn vay khác với vốn góp của chủ sở hữu vì người cho doanh nghiệp vayvốn không trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp, chỉ đơn thuần là chủ nợ vànhà cung cấp vốn vay và thường nhận được tỷ lệ phần trăm có định hàng nămtheo hợp đồng trên khoản vay của họ
1.1.2 Đặc điễm vốn và huy động vốn
- Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản: điều đó có nghĩa là vốnđược biểu hiện bằng những giá trị tài sản như: nhà xưởng, đất dai, máy móc thiết
- Vốn được vận động sinh lời: để tiền biến thành vốn thì đồng tiền đó
phải được vận động sinh lời Trong quá trình vận động, đồng vén có thé thay đổihình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm kết thúc của vòng tuần hoàn
phải là giá trị - tiền, đồng tiền phải quay về điểm xuất phát với giá trị lớn hơn.
- Vốn phải được tích ty và tập trung đến một lượng nhất định mới có théphát huy được tác dụng Do đó các doanh nghiệp thường tìm cách thu hút nguồn
vốn như góp vốn, hùn vốn, phát hành cổ phiếu
- Vốn có giá trị về thời gian: điều này cũng có nghĩa là phải xem xét yếu
tố thời gian của đồng vốn
- Vốn phải gắn với chủ sở hữu: Mỗi một đồng vốn phải được gắn liền vớimột chủ sở hữu nhất định Tùy theo hình thức đầu tư mà người sở hữu vốn cóthể đồng nhất với người sử dụng vốn hoặc người sở hữu vốn được tách khỏingười sử dụng vốn.
- Vốn phải được quan niệm là hàng hóa đặc biệt: những người dư thừa
vốn có thể đầu tư vốn vào thị trường, những người cần vốn tới thị trường nàyvay nghĩa là được sử dụng vốn, khi đó vốn được chuyền nhượng qua sự vay nợ.Người vay được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định, phải trả mộtkhoản chỉ phí nhất định cho người sở hữu đó là lãi vay
Trang 12- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà còn
được biểu hiện bằng những tài sản vô hình như: bản quyền phát minh sáng ché,
bí quyết công nghệ, thương hiệu cùng với sự phát triển của nền kinh tế thịtrường, tiến bộ của khoa học, công nghệ, những tài sản vô hình ngày càng giữ
vai trò quan trọng, tạo khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
1.1.3 Phân loại vốn
Vốn trong doanh nghiệp thường được chia thành nhiều phần khác nhau
theo từng cách chia khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích, thời hạn, và tính chất sử
dụng vốn mà người ta phân chia thành các loại khác nhau:
e Xét về vai trò và tính chất luân chuyển vốn khi tham gia vào quá trìnhsản xuất kinh doanh có thé phân thành hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động
- Vốn cố định
Vốn cố định của một doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng
trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phầntrong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố
định hết thời gian sử dụng.
Là số vốn đầu tư ứng trước dé mua sắm, xây dựng các tài sản có định nênquy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của tài sản cố định
ảnh hưởng rat lớn đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, những đặc điểm kinh tế của tàisản cé định trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối đặc
điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định.
Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, vi tài sản cốđịnh của doanh nghiệp có thời gian luân chuyển dài Tuy theo hình thái biểu
hiện và kết hợp tính chất đầu tư thì vốn cố định dưới dạng tai sản cô định của
doanh nghiệp được chia làm ba loại: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vôhình, tài sản cố định tài chính
Vốn cố định được luân chuyền giá trị dần dần từng phan Khi tham giavào quá trình sản xuất thì tài sản không bị thay đổi hình dáng hiện vật ban đầu
Trang 13nhưng tính năng và công suất bị giảm dần, tức là nó bị hao mòn cùng với sự
giảm dẫn về giá trị sử dụng của nó cũng bị giảm đi
Thông thường, vốn cố định là bộ phận quan trọng và chiếm một tỷ trọnglớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm luân chuyền của
nó lại tuân theo quy luật riêng, do đó việc quản lý và sử dụng vốn cố định có ảnhhưởng trực tiếp tới hiệu quả vốn sản xuất kinh doanh
- Vốn lưu động
Vốn lưu động trong doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước dé đầu tư,
mua sắm tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sảnxuất kinh doanh được tiến hành liên tục
Là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của
vốn lưu động chịu sự chỉ phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động Trong
các doanh nghiệp người ta thường chia tài sản lưu động thành hai loại: tài sản
lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông
¥ Tài sản lưu động sản xuất bao gồm các loại nguyên nhiên vật liệu, phụtừng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang đang trong quá trình dự trữsản xuất hoặc chế biến
Y Tài sản lưu động lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêuthụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chỉ phíchờ kết chuyền, chỉ phí trả trước
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản lưu động sản xuất và lưu
động lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyền hoá lẫn cho nhau, đảm bảo
cho quá trình sản xuất được diễn ra thuờng xuyên liên tục Phù hợp với nhữngđặc điểm trên của tài sản lưu động, vốn lưu động của doanh nghiệp cũng không
ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh.
Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyênhình thái vật chất ban đầu Vì vậy, giá trị của nó được chuyền dịch toàn bộ mộtlần vào giá trị sản phẩm
Trang 14e Căn cứ vào nguồn hình thành thì vốn được chia làm hai loại: Vốn chủ
sở hữu và nợ phải trả.
-_ Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanhnghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chỉ phối và định đoạt Số vốn này không
phải là một khoản nợ và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán Tuy theo
loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sởhữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn do
chủ doanh nghiệp bỏ ra, vốn gop cổ phan Vốn chủ sở hữu được xác định là
phần vốn còn lại trong tài sản của doanh nghiệp sau khi trừ đi toàn bộ nợ phải
trả.
- Nợ phải tra
Là khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp có
trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế Đó là số tiền vốn màdoanh nghiệp đi vay, chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân như: vốn vaycủa doanh nghiệp thương mai, các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông quaphát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán
e Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn có thé phân chia nguồnvốn doanh nghiệp thành hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm
thời.
- Nguồn vốn thường xuyên
Là nguồn vốn từ một năm trở lên bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các
khoản vay dài hạn Đây là nguồn vốn có tính chất ôn định mà doanh nghiệp có
thể sử dụng dành cho việc đầu tư mua sắm tài sản có định và một bộ phận tài sảnlưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Nguồn vốn tạm thời
Đây là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (ít hơn một năm) mà doanhnghiệp có thể sử dụng đề đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường
Trang 15phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn vốn
này bao gồm các khoản vay ngắn hạn doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng
cùng các khoản nợ khác.
Việc phân loại nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời giúp cho
người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn một cách hợp lý với thời gian sử
dụng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nângcao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.1.4 Sự cần thiết phải huy động vốn
Vốn là điều kiện không thể thiếu được dé thành lập một doanh nghiệp vàtiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Đề doanh nghiệp được phép thànhlập, bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu tư một số vốn nhất định không nhỏhơn mức vốn pháp định, là mức vốn tối thiểu mà pháp luật qui định đối với mỗinghành nghề
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn đóng vai trò đảm bảo cho hoạtđộng của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi theo mục đích đã định Nó làmột trong bốn yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất Quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp được đảm bảo khi hội đủ các yếu tố: vốn, lao động, tài
nguyên và kỹ thuật công nghệ Nhưng xét cho cùng thì điều kiện đầu tiên và
quyết định là vốn Khi có vốn, doanh nghiệp có thể sử dụng để thuê lao động,mua tài nguyên và công nghệ Vì thế, vốn được coi là yếu tố quan trọng hàng
đầu, là điều kiện không thé thiếu dé tiến hành sản xuất, tái sản xuất và mở rộng
sản xuất kinh doanh
Vai trò của vốn chỉ có thể được phát huy trên cơ sở thực hiện các chức
năng tài chính, thực hiện yêu cầu của cơ quan hạch toán kinh doanh Điều đó nghĩa là thực hành tiết kiệm, hiệu quả Trên cơ sở tự chủ về tài chính, doanh
nghiệp phải sử dụng hợp lý, đúng mức đồng vốn bỏ ra, phải làm sao với số vốnnhất định có thể thực hiện được nhiều việc nhất
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá công tác huy động vốn
1.2.1 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động
Trang 16Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp Với quy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho doanh
nghiệp hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy môcũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ồn định và tăng niềm tin của
khách hàng.
Nguồn vốn huy động có quy mô khác nhau theo từng giai đoạn Cácdoanh nghiệp có quy mô lớn thì thường có ưu thế huy động hơn các doanh
nghiệp quy mô nhỏ.
Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng
tới chi phí hoạt động bình quân của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới chi phí
đầu ra tức lãi suất cho vay của doanh nghiệp Cơ cấu huy động phải phù hợp với
cơ cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà khôngphải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa
Cơ cấu nguồn vốn doanh nghiệp được đánh giá là hợp lí nếu các thànhphần của nó đáp ứng được kế hoạch sử dụng vốn và có chỉ phí huy động thấpnhất Có vốn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, doanhnghiệp có thé cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động , chủ động trong
hoạch định chiến lược phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh Có thể đánh
giá cơ cấu nguồn vốn huy động thông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động
Ty trọng từng NVHĐ = (Khối lượng từng NVHĐ) / (Tổng NVHĐ) * 100
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp
lí trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau Cơ cấu vốn cần đa dạng, cânđối, trong đó cần đảm bào một tỷ lệ hợp lí giữa vốn huy động ngắn hạn vớitrung hạn và dài hạn, giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu mỗi nguồn vốn có điểm
mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và khai thác Do đó, sự biến đổi
về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đồi trong cơ cấu sử dụng vốn và theo đó là sựthay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của doanh nghiệp Xu hướng biến đổi
trong cơ cấu vốn huy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch chủ động điều
chỉnh của doanh nghiệp và sự biến động của các yếu tố bên ngoài, điều này đặt
Trang 17ra yêu cầu doanh nghiệp phải luôn quan tâm, nghiên cứu thị trường, để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời.
1.2.2 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thé hiện khả năng mở rộng quy
mô vốn huy động của doanh nghiệp qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổitheo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đến nguồnvốn huy động Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị
trường hoạt động của mình Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo thé chủ động
cho doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng nhưtạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào doanh nghiệp
Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng canh tranh của doanh nghiệp khác trong
hoạt động huy động vốn
Về mặt lượng, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thường
được đánh giá thông qua:
Tốc độ tăng trướng VHD
= (Tổng VHD kỳ này - Tổng VHD kỳ trước) / (Tổng VHD kỳ trước) * 100
Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn huy động qua các
thời kỳ Nếu tỉ lệ này > 100% thì quy mô nguồn vốn huy động của doanh nghiệp
đã được mở rộng Việc mở rộng quy mô vốn một cách liên tục với tốc độ tăngtrưởng vốn ngày càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của doanh nghiệp ngày
càng lớn, hiệu quả huy động vốn của doanh nghiệp đang được cải thiện Ngoài
ra, có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh với tốc độ tăng trưởng vốn của cácdoanh nghiệp khác hoặc tốc độ tăng trưởng vốn bình quân
1.2.3 Sự đa dạng nguôn vốn huy động
Sự đa dạng nguồn vốn huy động thể hiện trong danh mục các loại nguồn
vốn huy động Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các
nguôn sau:
Trang 18+ Vốn chủ sở hữu
+ Phát hành trái phiếu Cty
+ Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư
+ Vay các quỹ đầu tư:
+ Huy động vốn khách hàng
+ Liên doanh - liên kết trong và ngoài nước
Trong cơ cấu của nguồn vốn, nếu nguồn vốn huy động càng đa dạng thì
càng khiến doanh nghiệp có sự chủ động hơn, huy động được nhiều vốn hơn,
không bị phụ thuộc vào một nguồn duy nhất
1.2.4 Chỉ phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong quá
trình huy động vốn Chỉ phí huy động vốn bao gồm 2 phần: chỉ phí trả lãi (trả lãi
suất huy động) và chỉ phí phi lãi
Chi trả lãi chiếm phan lớn trong chi phí huy động, ngoài ra là các chi phí
phi lãi như: Chi phí lương công nhân viên, chi phí quảng cáo marketing, chi phí
máy móc địa điểm, cơ sở hạ tầng
Khoản chi phí chính mà các doanh nghiệp quan tâm là chi phí trả lãi Mức
lãi suất huy động thường được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường,
khi các doanh nghiệp đã thừa vốn, trong khi khách hàng vẫn gửi tiền thì lãi suấthuy động sẽ giảm xuống Ngược lại trong thời kì kinh tế suy giảm, hoặc Chính
phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, sự thiếu hụt vốn khả dụng của doanh
nghiệp sẽ đây lãi suất huy động của doanh nghiệp lên cao Ngoài ra, tùy theochiến lược cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể đặt mức lãisuất cao hay thấp hơn mức lãi suất thị trường
Khi đánh giá hiệu quả hoạt động vốn trên phương diện chi phí thì doanh
nghiệp phải đạt được những tiêu chí sau:
Y Thứ nhất: tìm kiếm các nguồn chi phí thấp nhất đề đáp ứng nhu cầu cho
vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn yêu cầu phù hợp về mặt quy mô, thời hạn
và cơ cấu
Trang 19v Thứ hai: Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mà không phải chấp nhận
rủi ro cao vì sức ép tăng chi phí vốn Về cơ bản, lợi nhuận doanh nghiệp đượctính bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí, mà phan lớn ở đây là chỉ phí trả lãi,
do vậy đề tối đa lợi nhuận, doanh nghiệp phải tối thiểu hóa chỉ phí hoạt động
Nguồn ngăn hạn thường có chỉ phí thấp, kém ổn định và ngược lại, nguồn có
thời hạn càng dai thì chi phí càng cao nhưng ồn định hơn Do vậy, dé hoạch địnhchiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, căn cứ vào quy định pháp luật hiện
hành, căn cứ trả lãi, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách huy động vốn phù
hợp Tùy theo đặc điểm từng nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ đưa ra mức lãi suấtdanh nghĩa khác nhau Để cạnh tranh mở rộng nguồn tiền, các doanh nghiệp đều
cố gắng tạo ra ưu thế riêng của mình trong đó có ưu thế về cạnh tranh lãi suất
Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho doanh
nghiệp đề từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả Các doanh nghiệpthường xác định chỉ phí huy động vốn thông qua chỉ tiêu: chỉ phí trả lãi bình
quân và chi phí phi lãi:
Chỉ phí trả lãi bình quân = (Chỉ phí trá lãi) / (Tổng NVHĐ)
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra cho một đồng vốn
huy động được Chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng
trưởng về quy mô nguồn von, chứng tỏ công tác huy động vốn của doanh nghiệp
đã được tổ chức một cách hiệu quả:
Chỉ phí phi lãi bình quân= (Chỉ phí phi lãi) / (Tống NVHĐ)
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn
1.3.1 Nhân tố chủ quan
e Chiến lược kinh doanh
Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể nắm bắt toàn bộcác thông tin về môi trường kinh doanh, về khách hàng, nhà cung cấp, từ đó xâydựng chính sách huy động vốn với quy mô, chỉ phí huy động hợp lý, phù hợp
Trang 20với từng giai đoạn phát triển cụ thê để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của doanh
nghiệp.
Khi doanh nghiệp có chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh, thì đòihỏi phải huy động được lượng vốn nhiều hơn, do đó, đòi hỏi tăng cường côngtác huy động vốn Ngược lại, nếu chiến lược của doanh nghiệp là thu hẹp sảnxuất kinh doanh, thì doanh nghiệp sẽ hạn chế huy động vốn
e Ngành nghề kinh doanh
Tùy từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà công tác huy động
vốn được tổ chức với quy mô và đặc thù khác nhau Doanh nghiệp có ngành
nghề thương mại, vốn luân chuyển nhanh thì doanh nghiệp có thể sử dụngnguồn vốn ngắn hạn, nguồn vốn có chi phí cao hơn dé nhanh chóng dau tư
Doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất hay xây dựng, vốn luân chuyền chậm, thì doanh nghiệp cần phải huy động các nguồn vốn trung và dài hạn, nguồn vốn có
chi phí thấp dé sử dụng một cách hợp lý
e Trình độ cán bộ quản lý
Việc xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao,
có bộ máy tô chức khoa học hợp lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh doanh
sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thé trong huy động vốn
Đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp có trình độ cao thì sẽ có nhiều
kế hoạch, ý tưởng hơn về huy động vốn, đồng thời đưa ra được các kế hoạch
huy động vốn cân đối giữa các nguồn vốn, đảm bảo chỉ phí huy động vốn tối ưu
e Năng lực tài chính
Năng lực tài chính có tác động tới mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ tổ
chức bộ máy quản lý, thuê lao động, đầu tư cơ sở vật chất của doanh nghiệp
do đó có tác động tới công tác huy động vốn của doanh nghiệp
Năng lực tài chính của một doanh nghiệp càng vững mạnh, khả năng độc
lập tài chính cao, khả năng thanh toán tốt thì doanh nghiệp càng tạo được uy
tín cho các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ từ đó giúp khả năng huy động vốn
của doanh nghiệp càng dễ dàng hơn.
Trang 21Ngược lại, năng lực tài chính của doanh nghiệp bị hạn chế, khả năng độc lập thấp, khả năng thanh toán kém thì sẽ gây ra sự nghỉ ngờ và không đáng tin
với nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ và sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăntrong huy động vốn
® Năng lực cạnh tranh
Bên cạnh năng lực tài chính thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vén
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường càng tốt, thì doanh
nghiệp càng tạo được niềm tin với các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ từ đó
giúp khả năng huy động vốn của doanh nghiệp càng dễ dàng hơn
Ngược lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường mà kém,
thì sẽ không tạo được niềm tin với nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ và sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động vốn hoặc huy động vốn nhưng
không đạt mức cao.
e Công tác lập kế hoạch huy động vốn
Bat kỳ một hoạt động nào của doanh nghiệp nếu được lập kế hoạch một
cách chặt chẽ, xác đáng thì sẽ tạo ra được kết quả tốt hơn là những hoạt động độtxuẤt, không có kế hoạch.
Công tác huy động vốn nếu được lập kế hoạch một cách chỉ tiết cho tất cả
các tiêu chí, thời gian, nguồn huy động thì sẽ khiến cho hoạt động huy động vốn
được chính xác và hiệu quả hơn, nhanh hơn.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp không lập kế hoạch hoặc kế hoạch lập ra sơ
sài, thì việc huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và kết quả
đạt được sẽ không như kỳ vọng.
1.3.2 Nhân tố khách quan
e Tinh hình kinh tế - xã hội
Trong một nên kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng, các doanh nghiệp
sẽ có nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh nhiều hơn, thì đòi hỏi lượng vốn lớnhon, do đó, công tác huy động vốn cần được tăng cường
Trang 22Ngược lại, nếu nền kinh tế đang trong giai đoạn giảm sút, các doanh
nghiệp sẽ có chiến lược cắt giảm sản xuất kinh doanh, do đó, nguồn vốn cần huy
động sẽ ít đi.
© Lãi suất
Là một trong những nhân té quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng huy
động vốn của doanh nghiệp Trong thực tế, bên cạnh vốn góp của chủ sở hữu,
phần lớn nguồn vốn huy động của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức vốn vay.Khi vay vốn, doanh nghiệp cần phải chỉ trả chỉ phí lãi vay theo mức lãi suất thỏa
thuận giữa hai bên, do đó, nếu lãi suất cao, thì chỉ phí huy động vốn vay sẽ cao,
khiến doanh nghiệp phải cân nhắc lại vấn đề huy động vốn vay Ngược lại, nếulãi suất thấp, thì chỉ phí huy động vốn vay sẽ thấp, doanh nghiệp có thể tận dụng
nguồn vốn vay dé dau tư.
Trang 23CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VON TẠI CÔNG TY
CO PHAN TU VAN VÀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG HÀ NỘI
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần tư van và kỹ thuật xây dựng Hà
Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỎ PHẢN TƯ VẤN VÀ KỸ THUẬT
XÂY DỰNG HÀ NỘI
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: Hanoi Construction
Consulting And Technology Joint Stock Company
Tên doanh nghiệp viết tắt: HACOTEC., JSC
Mã số doanh nghiệp: 0102111710
Ngày cấp: 13/12/2006
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Tình trạng doanh nghiệp: Đang hoạt động
Tên người đại diện theo pháp luật: Phạm Ngọc Minh
Địa chỉ trụ sở chính: Số 9 ngõ 82 phố Trần Cung, phường Nghĩa Tân,
quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 024 2240.1012
Công ty Cổ phần tư vấn và kỹ thuật xây dựng Hà Nội được thành lập ngày13/12/2006 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102111710 do Sở Ké
hoạch và Dau tư thành phố Hà Nội cắp với quy mô vốn điều lệ là 10 tỷ đồng.
Khi thành lập, Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, chủ yếu là xây
dựng nhà dân với quy mô tương đối nhỏ và các hoạt động bé sung khác như phá
Trang 24đỡ, lắp ráp hệ thống điện và một số công trình chuyên dụng với quy mô lao động
chỉ hơn 10 lao động chính thức.
Nhờ một chiến lược phát triển hợp lý và linh hoạt với thị trường, dù trong
giai đoạn thị trường bất động sản và nền kinh tế chung của cả nước gặp nhiều khó khăn và có những biến động bất thường, quy mô và hiệu quả kinh doanh
của Công ty không ngừng được mở rộng.
Ngày 15/10/2010, Công ty tăng vốn điều lệ lên 15 tỷ đồng và mở rộng hoạt động kinh doanh thêm xây dựng các công trình công ích, xây dựng một số
công trình đường bộ.
Tiếp tục đến ngày 12/11/2012, Công ty tăng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng và
mở rộng sang cả lĩnh vực đo đạc, quan trắc địa chất
Cho đến nay, các sản phẩm, dịch vụ do Công ty cung cấp không ngừng
được hoàn thiện và nâng cao về mặt chất lượng, tiến độ thi công, giá thầu và sự
hài lòng của khách hàng, đặc biệt về bảo hành sản phẩm
Hiện tại, với một đội máy thi công riêng và quan hệ với khách hàng, nhà
cung cấp và các đối tác khác tương đối tốt, công ty vẫn duy trì và đảm bảo hoạt
động của mình, cũng như không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
và mở rộng quy mô lao động, bảo đảm việc làm cho hơn 50 lao động thường
xuyên, di tình hình kinh tế và môi trường đầu tư còn nhiều sóng gió.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ
Công ty được tổ chức theo theo mô hình công ty cỗ phần, đứng đầu là Đại
hội đồng cô đông; Ban kiểm soát; HĐQT và BGD Các bộ phận, phòng ban và
từng cá nhân được phân công phân nhiệm rõ ràng và hợp lý Công ty được tổchức quản lý theo sơ đồ sau:
Trang 25Đại Hội đồng cổ đông
Vv
So đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quan tri Công ty
Hội đồng quản trị Ban Kiểm soát
Ban Giám đốc
Vv
Phong Phong Phong Phong Đội may
Tai Tong Cung Kỹ thuật thi công
chính — hợp ứng — Đấu
Kế toán thầu
Nguồn: Phòng tổng hợp
Đại hội đồng cỗ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thấm quyền cao nhất của Công ty Cổ
phan tư van và kỹ thuật xây dựng Hà Nội
Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển,
quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ
sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT,Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm
vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty.
Trang 26HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty do Dai hội đồng cổ đông
bầu ra gồm 01 Chủ tịch HĐQT và 04 thành viên với nhiệm kỳ là 05 năm
HĐQT nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích
và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thấm quyền của Đại hội đồng
cổ đông HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán
bộ quản lý khác trong Công ty.
Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị
quyết Đại hội đồng cô đông quy định
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát của Công ty bao gồm 04 viên do Đại hội đồng cổ đông bầu
ra với nhiệm kỳ là 05 năm.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực
và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổchức công tác kế toán, thông kê và lập BCTC nhằm đảm bảo lợi ich hợp phápcủa các cổ đông Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT va BGD
Ban Giám đốc
BGD của Công ty bao gồm 03 người: 01 Giám đốc điều hành và 02 PhóGiám đốc
Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ được giao
Các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịutrách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ
động giải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền theo quy định của
Pháp luật và Điều lệ Công ty
Phòng Tài chính — Kế toán
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về lĩnh vực tài chính kế
toán.
Trang 27Phong có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính
hàng năm; Tổ chức công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính theo quyđịnh và các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Công ty;
Thực hiện thu tiền bán hàng, quản lý kho quỹ; Chịu trách nhiệm hướngdẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ ban đầu cho công tác hạch toán kế toán;hướng dẫn, tổng hợp báo cáo thông kê
Về nhân sự: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trong công tác tham mưu xây
dựng cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quy hoạch cán bộ; Lập kế
hoạch đào tạo và tuyển dụng lao động, xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương hàng năm; Thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động theo
luật định và quy chế của Công ty
Về hành chính: Thực hiện các nhiệm vụ của công tác hành chính, văn thư
lưu trữ, thông tin trong Công ty, vệ sinh môi trường, ngoại cảnh, công tác bảo
VỆ.
Phòng Cung ứng
Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong công tác hoạch định kế hoạch mua
hàng và cung ứng vật lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh theo mỗi công
trình và các hoạt động khác của Công ty.
Xem xét, đề xuất và thực hiện các yêu cầu mua vật tư và các dịch vụ khác
đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở Ban Giám Đốc đã phê
duyệt một cách nhanh chóng, chủ động và hiệu quả.
Quản lý các Nhà cung ứng theo qui trình của công ty theo các chỉ tiêu thích hợp.
Trang 28Bảo đảm cung ứng đúng số lượng, chất lượng, thời hạn, có tính đến tiết kiệm chỉ phí để thúc đây hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng Kỹ thuật - Đấu thầu
Là phòng chức năng giúp việc Giám đốc về các lĩnh vực:
- Quản lý kỹ thuật, chất lượng, tiến độ các công trình xây dựng:
Y Soạn thảo trình Giám đốc ban hành các quy định về công tác quan lý kỹthuật, chất lượng các công trình xây dựng;
Đề xuất các biện pháp cần thiết để giám sát, kiểm tra chất lượng công
trình xây dựng;
Y Tham gia thẩm định khối lượng quyết toán, thanh quyết toán các công
trình, dự án;
*⁄ Lập báo cáo tổng kết hàng năm và toàn bộ từng công trình lớn về chat
lượng, kỹ thuật thi công.
- Công tác đấu thầu và tiếp thị đấu thầu:
+ Nghiên cứu và tổng hợp các thông tin về thị trường, các công trình, dự
án đầu tư qua các kênh thông tin, để khai thác, tiếp cận và lên kế họach tham dựđấu thầu;
v Mua, tiép nhận hồ sơ mời thầu, kiểm tra thiết kế kỹ thuật và tô chứctriển khai làm hồ sơ dự thầu, đề xuất giá dự thầu hợp lý và trình Giám đốc;
Y Theo dõi quá trình tham dự và đầu thầu và hoàn thiện công tác đầu thầu
và tiếp thị đấu thầu của Công ty
- Ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất;
- Công tác an toàn, bảo hộ lao động.
- Thuc hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
Trang 29Đội máy thi công
Đội máy thi công là đơn vị chức năng cơ sở, tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất,
sử dụng và khai thác các nguồn lực để thực hiện các công việc cụ thể tại công
trường Đội máy thi công có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật, triển khai xây dựng kế hoạch, biệnpháp tổ chức thi công và t6 chức thực hiện;
- Nắm vững, phân bé sử dụng các nguồn lực hiện có: số lượng, chủng
loại, chất lượng, năng lực các loại xe máy thiết bị, vật tư kỹ thuật, vật tư thi công
và nhân lực để tổ chức sản xuất dat hiệu quả cao nhất;
- Chỉ đạo thi công các công trình, hạng mục công trình và chịu trách
nhiệm về chất lượng, mỹ thuật công trình;
- Quản lý, theo dõi, chi đạo giám sát sửa chữa và bảo dưỡng các phương
tiện thiết bị thi công của Công ty;
- Tổ chức quản lý, tổ chức lao động đảm bảo thực hiện công bằng về
quyền và nghĩa vụ của người lao động, giải quyết đầy đủ các chế độ cho lực
lượng cán bộ công nhân viên thuộc bộ phận quản lý;
- Phối hợp với phòng ban nghiệp vụ kiểm tra, bồi dưỡng nâng cao tay
nghề và tổ chức thi nâng bậc hàng cho công nhân kỹ thuật;
e Mối quan hệ giữa các bộ phận trong Công ty
- Giữa các phòng với Ban Giám đốc
Quan hệ giữa các Phòng với Ban Giám đốc là quan hệ giữa cơ quan tham
mưu với Thủ trưởng Ban Giám đốc điều hành các hoạt động của các phòng, ban
chủ yếu thông qua Trưởng phòng, ban
Các phòng ban trong Công ty có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, chính xác,
trung thực và đúng thời hạn tình hình hoạt động của đơn vị; cung cấp hồ sơ, tài
liệu, báo cáo Ban Giám đốc định kỳ Các phòng ban chịu trách nhiệm thực hiệnđầy đủ và nghiêm túc các công việc mà Ban Giám đốc giao hoặc ủy quyền; có
quyền trao đổi ý kiến với Giám đốc nhằm thực hiện tốt nhất công việc được